Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Người Lính & những Người Lính

Collapse
X

Người Lính & những Người Lính

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Người Lính & những Người Lính

    Người Lính & những Người Lính
    Dzũng thằn lằn
    ATL/Alaska - Đoàn 11 SLL/SCT-NKT



    Thứ Tư, ngày 02 tháng 12 năm 1970

    03G30P (Day N+...0330H)

    Từ trong phòng W.C. dã chiến, vừa đi vừa cài lại nút quần, nhìn lại sau thấy thằng Dale cũng làm như tôi, tôi nhìn nó cười và nó cũng cười đáp lại. Cả hai đi về hướng C.P. (Command Post) Bộ Chỉ Huy. Lúc ấy thằng Long (Thông dịch viên) và Nở đang đi ngược chiều về hướng tôi và Dale vừa đi tiểu!

    Không hiểu sao có phải đấy là phản ứng tâm sinh lý gì đó, mà cứ mỗi lần nghe thuyết trình xong và sau đấy chờ để Xâm nhập là hay bị mắc đái (xón!). Ruột gan nó làm sao đấy... Thấy nó bồn chồn và hút thuốc điếu này chưa tắt đã vội mồi điếu khác! Để trấn an hay để chế ngự một cái cảm giác gì đó?! Hồi hộp? Không phải là sợ. Nếu là sợ tôi đã không chọn Binh Chủng này. Đi mây về gió, đi có về không, đi đông về ít, đi ít khó mà về... Chuyện bọn tôi làm, nếu không làm ai làm cho. Lúc này nghĩ lại tự hỏi mình là ai? Anh Hùng? hay là thằng Ngu!?! Chỉ nghĩ ai sao mình vậy theo câu “Người đi, ta cũng lên đường”

    Trông ra chiến trận mà thương phong trần. Thuở tuổi trẻ như ngựa không cương,thuyền không bến, thuở chưa biết sợ là gì! thế nên anh đâu biết sợ.

    Mỗi lần khua chiến trận, dõi bước quân thù
    Ngoài biên khu đi cho biết Trời ngang, Đất dọc
    Nhìn đời khổ đau, anh góp một phần xương máu...

    Đấy, hành trang tôi để đi vào lửa đạn với những Kinh Kha thời đại.
    Tôi và thằng Dale cùng đi đồng bước đến trước Barracks P.H. (Supplies Room) phía trước có mấy thùng phuy và bao cát tấn chung quanh, nơi khoảng trống nền cement. Bọn tôi giá dây đạn và tám cái ba-lô hai hang dọc. Danny Toán trưởng (Team Leader) đang đấu láo với anh Bốn, thằng Hà và K-Toul đang múa máy tay chân, dùng động từ “to quơ”, nghe tiếng cười ha hả Danny, thấy tôi lại gần nó nói: “I got something for you” lấy trong túi quần ngang đùi (cargo pockets) thảy cho đôi găng tay da cắt lóng mới tinh. Trước đó không lâu, tôi và nó đã làm checking Equitment những gì cần thiết để mang theo, đồ trang bị cho cả Toán (thật sự trong suốt quá trình. Các Toán Xâm Nhập OPS Plan 35 từ năm 1964 đến 1975, từ S.O.G, đến S.T.D. Nha Kỹ Thuật, không có áo đạn, túi đạn hay dây đạn cho ra hồn cả (như các loại Tactical Vest sau này) còn Survival Vest áo lưới còn gọi là áo mưu sinh của Pilot chả mang được đạn, chỉ có dây ba chạc (Stabo Rig là “Hi tec” thôi dùng để triệt thoái trong tình trạng khẩn cấp. Modified toàn là tự làm, tự chế (Homemade). Túi đạn M16 cho băng cong, băng ngắn thì dùng túi đạn trung liên B.A.R. túi bao đựng bình ton (Canteen Pouch cover) và luôn áo đạn AK Việt cộng, phe ta chơi luôn.

    Theo giá ngon mà rẻ, gọn mà chứa được nhiều đạn... Cấp số 480 viên cho mỗi người, tối thiểu 25 băng hoặc nhiều hơn đôi chút. Danny và Dale Mỹ to con nặng ký nên mang nhiều hơn bọn tôi, sáu trái mìn Claymore, bọn tôi chia đều. Ngoại trừ Danny Toán Trưởng và Dale Hiệu Thính Viên (Radio Operator) nó mang máy truyền tin AN/PRC25 gần 12kg cộng với đồ trang bị cá nhân. Nó là người mang nặng nhất, (extra battery) pin phụ anh Bốn mang. Cá nhân tôi cũng mang một trái mìn Claymore bao vải được may liền vào nắp túi ba-lô. Hỏa lực: Trương Tố Hà thủ cây M79 với 48 trái H.E. chất đầy trong các bao bình ton và hai túi vải Bandoliers đeo chéo qua ngực, Danny mang theo Saw-off M79 cắt ngắn nòng và bá và 6 trái Antipersonal, thằng Nở thủ cây CAR15 gắn ống phóng XM203, mang cây này phải mang hai loại đạn, không phải ngựa non háu đá. Hà, nó là tay M79 giỏi mà còn phải chịu thua thằng Nở. Lúc thực tập I.D. (I.A. Drill) tầm bắn 25 mét và 50 mét, cáp độ, thằng Nở bắn trúng mục tiêu nhiều hơn, nó thụt Bida cũng thuộc loại khá. Lựu đạn chẵn 100 trái, có 4 trái lựu đạn lân tinh W.P. (White Phosphorus Grenade) 4 trái M.K.3 lựu đạn phá hủy chứa ½ pound TNT, lựu đạn khói M18 Smoke đỏ, vàng và tím và 16 trái lựu đạn khói cay C.S. size bằng trái khói size nhỏ, chia đều mỗi em 2 trái. Còn lại 56 trái, đa số là M26, khoảng hơn chục trái lựu đạn M67 (Mỹ thích M67, Việt thích M26), thêm 1 tá mìn cóc M14 (Toe poper) thằng K-toul mang một nửa, anh Bốn mang một nửa, W.P. và MK3 tôi, Danny, Dale và anh Bốn mỗi người trái này trái kia. Mặt nạ (Gas-Mask) mỗi người một cái đeo bên trái cùng những thứ linh tinh khác. Dao găm, băng cá nhân (tối thiểu 2 bab) Pen Flare, Strobe Light dùng để phát tín hiệu cấp cứu (Beacon), Panel Biểu tín hiệu (Signal Mirror), Kính chiếu, La-bàn (Compass). Hầm bà lằng sắn cấu và nhiều thứ khác nữa. Đồ cấp cứu (Medical Kit) cá nhân, giảm đau (Morphine) cầm máu (Side Arm). Danny và Dale tụi nó thủ khẩu 9ly Browning 9mm H.P., tôi cũng khoái cây này, ngặt nỗi bắn giật, tay mình nhỏ bá phát, bá trật... Mục tiêu, nên tôi lấy cây Revoler P38 ngắn nòng vừa tay cầm hơn... Để bắn chuột! (suốt chuyến công tác chả dùng được việc gì!)

    Dây nhợ mang theo cá nhân một cuộn dây Thụy Sĩ và mấy cái khoen chữ D, ai gọi sao, mình gọi thế, hình dáng giống cái hột vịt hơn D Ring. Thuốc A.P.C. cảm ho. Tiêu chảy và rồi cục C4 để hâm nóng thức ăn. Lương thực mang theo là lương khô P.I.R. (Packet Indigenous Ration) tất cả được xấy khô đựng trong bao nylon màu olive, Ration C tụi này có lãnh ăn chơi ở doanh trại, đi Công tác, lon hộp thì ba-lô chỗ đâu mà chứa? Bình ton (Canteen) mỗi người từ 6 đến 8 bình mang theo nước, mùa khô hay ướt gì cũng vậy. Kỵ ra suối lấy nước, vả lại đồi núi nhiều ít có suối. Tất cả đều mang CAR15 để dễ dàng xài cùng loại đạn. Có nhiều người nghĩ rằng đi nhảy toán trang bị gọn nhẹ! Tất cả như vừa kể sắp xếp làm sao cho nó gọn gàng, cần gì có nấy. Gọn thì có gọn đấy. Nhẹ thì không rồi đó. Mang ngần ấy thứ nặng muốn cụp xương sống. Chẳng khác các đơn vị Dù hay TQLC, chỉ khác là không đội nón sắt, thay vào đó tụi này quấn khăn tam giác hoặc đội nón “Bo” Boonie Hat (mũ vải đi rừng). Khăn tam giác thật ra nó là khăn vuông 1 mét vuông gập đôi xéo góc ra tam giác để trùm đầu, 3 cái đuôi lòng thòng còn lại dùng để quấn quanh cổ cho ấm hoặc để lau mồ hôi trán hay che miệng khi ngứa cổ ho hoặc ngáp gió vì thèm thuốc... sau này thì dùng khăn tam giác trong bao cứu thương cho tiện việc!

    “Giữa rừng già thèm một cơn ho!” Câu nói Hoàng Kỳ, Toán Rattler làm tôi nhớ mãi. Các bạn đi toán biết rồi đó... Và cũng có rất nhiều chiến hữu đơn vị khác hay lầm lẫn. Khi nói khẩu súng CAR15 nghe quen tai có lẽ là K15, chữ K giống như K50, K54 gì đó. C.A.R là 3 chữ viết tắt Commando Assault Riffle (Vũ khí tấn công BK), nói CAR15 họ thường gọi là M18? Có lẽ nó ngắn, gọn và nhẹ với băng cong 30 viên đạn nhìn nó ngầu hơn M16. Nên gọi nó là M18?

    Cũng như nhìn O2 (Skymaster) hoặc V10 Bronco thấy nó ngằu hơn L19 (01 Bird Dog) nên gọi là L20? Và một sai lệch khác là khi “nổ” quả Mini V40 (Mini Grenade) nhiều người “nổ” nó mạnh “kinh khiếp” hơn M26 hoặc M67. Rút chốt ra là liệng ngay, không gài chốt lại được? Thú thật tôi đã học qua khóa Vũ Khí Hóa. Theo nguyên tắc chung (technical Methods) khi rút chốt ra rồi ném, bung thìa (Muỗng hay Mỏ vịt) nghe gọi thế. Búa Kim Hỏa bật ngược lò xo mới đập vào hạt nổ rồi mới kích hỏa (thời gian chỉ có 2 giây thay vì 5 giây như M26 hay M67), lựu đạn mới nổ... nhỏ bằng trái banh đánh Golf, chỉ chứa ¾ TNT và lớp vỏ mỏng (Metal) ngoài, nổ nhỏ lắm và miểng ít thua trái M79 H.E. và cũng theo nguyên tắc ném lựu đạn. Bật chốt an toàn, rút chốt. Nếu không ném, gài lại, bỏ vào túi. chẳng chết con ma nào, chả hề hấn gì, chờ dịp khác để xài. Mà tụi này dùng để “cưa” giống như mấy tay Samurai Nhật. Có hai kiếm, một dài để “chẻng chẻng” và một ngắn để làm gì, các bạn đã biết. Tôi cũng thủ một trái ở túi quần nhỏ dưới túi hộp (cargo pocket) dưới đùi trái... Tụi này trang bị đến tận răng. Tiếp liệu supplied bên Mac. S.O.G. thật đầy đủ đến độ dư thừa, trước khi xâm nhập. Điều kiện hành quân, môi trường hoạt động. Toán trưởng thấy những gì cần thiết và phù hợp để trang bị cho Toán thông qua P4 là được đáp ứng ngay tức khắc, thật dễ chịu.

    Ở MLT2 trong không khí hòa nhập, mặc dầu Việt Nam hóa chiến tranh (Vietnamization) tính từ thời gian từ 1968 đến cuối năm 1970. Những đơn vị rầm rộ tác chiến của Đồng Minh tuần tự rút quân theo qui trình, phần còn lại đa số stand down (hạ chiến) với nhiệm vụ phòng thủ, ngoại trừ các đơn vị yểm trợ, các trại Biên Phòng LLĐB tuần tự đóng cửa hay chuyển giao lại cho BĐQ Biên phòng. Special Forces 5 Group cũng từ từ cuốn gói. Duy chỉ có Đơn vị S.O.G bàn giao lại toàn diện nhân lực và vật lực cho phía Việt Nam S.T.D Nha Kỹ Thuật và trong giai đoạn đầu chuyển tiếp, phía đối nhiệm Việt Nam S.T.D. Counterpart của Mac S.O.G. gánh dần dần và hoàn toàn mọi trọng trách trong công tác Tình Báo Chiến Lược và Chiến Thuật. Hai yếu tố hàng đầu Hiểu Địch mới thắng Địch (Know your Enemy).


    “Nếu có điều gì sai sót ngoài sự hiểu biết thằng em. Mong các đàn anh niệm tình tha thứ và bổ khuyết...” Thật sự sau này mới biết thêm nhiều chi tiết. Lúc trước đâu có biết là Phòng E, Phòng U, Phủ đầu rồng, đầu chó gì! Những Nha, Sở, Phòng, etc... v.v. và v.v.

    Cái chấm dứt cái này là cái bắt đầu một cái khác? Thật ra chỉ là “Bình mới rượu cũ.” Là sự tái tổ chức lại Nha Kỹ Thuật (LLĐB Việt Nam giải tán cuối năm 1970), theo đà bành trướng các đơn vị trực thuộc để phù hợp với chương trình mới. Đầu năm 1971, Sở Công Tác S.M.S. (Special Mission Service) thành hình với những Đoàn Công Tác Tân Lập 71, 72, 75 Groups. Đoàn 11 và 68 (11, 68 Groups), cuối năm 1970 vẫn còn trực thuộc Sở Liên Lạc (Liaison Office Service), nhận đến đầu năm sẽ sát nhập vào Sở Công Tác (S.M.S.). Sau đó không lâu, các Tiền Doanh F.O.B., các Command and Control North CCN/CĐ1, Task Force Advisory Element 1 Chiến Đoàn 1 Xung Kích. Hai (2) và (3) TFAC 1. Các Đơn vị Xung Kích Nùng, Thượng, Miên Hatcher Forces đổi tên là Exploitation Forces luôn cả Hành Quân POS. Frairie Fire Cánh Đồng lửa đổi thành OPS Opium Hành Quân Phù Dung nghe phê tận mây xanh. Sao không đổi tên thành Phù Đổng? Nghe cũng sướng mình vậy! Ôi thôi, đấy là chuyện mấy xếp.

    Nhắc đến các Tiền doanh F.O.B (Forward Operation Base) là ngoài đây Vùng 1, mọi người nghĩ ngay Phú Bài hay Đà Nẵng CCN chứ chưa ai nghĩ đến Quảng Trị nơi bọn tôi đang ở. Điểm xuất phát xâm nhập lưu động 2 M.L.T. 2 (Moble Launch Site). Phú Bài M.L.T.1, còn Đà Nẵng là Control Launch Site. Khe Sanh hay Khâm Đức hai cái Điểm xuất phát Công Tác (Mission Launch Site). Tức là Điểm xuất phát Xâm Nhập gần biên giới nhất. Giữa năm 1968 mất mẹ nó rồi, đến tháng 10 năm 1968 đóng cửa. Phú Bài hoặc Đà Nẵng cũng là nơi bổ xung và tái trang bị lại các Toán S.O.G và S.T.D. u đầu sứt trán sau lần nhảy, nghỉ để phục hồi rồi đi nhảy tiếp phục hận...

    Cuộc đời chinh chiến ngược xuôi từ những phố thị phồn vinh, tôi đã đi qua những cánh rừng già âm u, tôi đã đi qua buôn làng xám ngắt tro than. Nơi đâu cũng thấy màu sắc chiến tranh, hơi hám bom đạn.

    Biệt phái ra đây (MLT2), nằm trong vòng đai trong (MAC V-SOG Compound) phi trường Áí Tử, Quảng Trị. Buồn như chấu cắn nhất là những ngày mưa dầm, ra phố cũng vậy. Tỉnh lẻ. Địa đầu giới tuyến ra phố thấy lính nhiều hơn dân... “Quê Hương em nghèo lắm anh ơi. Mùa Đông thiếu áo. Hè thời thiếu ăn...”. Cái vùng cát cày lên sỏi đá! Bọn tôi thường hay nói đùa: “Xứ chó ăn đá, người ăn đồ hộp”. Bọn chúng tôi cả Toán, các người bạn Đồng Minh tôi không nói, tất cả đều không có ai có gốc gác hay liên hệ gia tộc đến xứ Quảng Trị đìu hiu này “Trời hành cơn lụt hàng năm...” đấy là thiên tai Đất Trời. Sau đấy hơn một năm, dân xứ này chịu tai ương của loài quỷ Đỏ (Mùa Hè Đỏ Lửa 72) đã nghèo lại nghèo thêm, đã khổ lại khổ hơn. Thấy mà thương.

    Tôi như những người Lính khác mang trên lưng mình một nửa bản đồ nước Việt Nam. Tôi đã ở đây, hiện diện nơi chốn này. Sống và chiến đấu để bảo vệ cái một nửa còn lại đấy “Xin nhận nơi này làm quê hương, dẫu cho khó thương...”

    Tôi gốc miền Nam (Nùng lai Bắc Kỳ) ở Sài Gòn. Anh Lê Văn Bốn gốc gác xa lắm Cần Thơ hay Sóc Trăng, không hiểu sao anh lưu lạc giang hồ ra đây. Anh em trong Toán nhất là Lê Văn Nở, thằng Nở thường đùa chọc anh là Bốn lù.

    “Thân anh ốm yếu ho hen
    Thân anh gầy mòn gởi cho gió xương.”

    Chẳng phiền hà gì, anh vẫn thản nhiên cười với nụ cười hiền lành. Nhìn anh chất phát như một nông dân miền ruộng lúa phì nhiêu. Nhìn anh mặc bộ quân phục màu olive với chiếc mũ vải đi rừng, trông anh giống như một người lính Địa Phương Quân hay Nghĩa Quân vậy đó! “Không có ngầu”. Nhưng khi xâm nhập với đầy đủ đồ nghề dân Biệt Kích Lôi Hổ, nhìn anh hung tợn như con hổ đầy móng vuốt. Với bản tánh năng động, lanh lẹ, dạn dầy kinh nghiệm đi rừng. Mặc dầu ốm o gầy mòn, sức chịu đựng dẻo dai [của] anh phi thường. Anh chưa chắc gì đã thua Sáu Già Toán Idaho. Tôi rất nể và mến anh nên gọi anh là anh Tư, anh Tư lù đọc ngược lại nghe có vẻ nhậu nhẹt hơn. Các anh chàng Danny và Dale (do sự thông dịch vật Trương Minh Long) vẫn gọi anh là Boon Loo...!

    Thằng nhỏ nhất là Lê Văn Nở (cùng họ với anh Tư lù), nó dân Đà Nẵng. Bọn tôi gọi nó là nổ vì cái miệng nó nổ Bô Bô. Nói ra! nếu không hiểu nó tức lộn ruột. Cũng như lúc cầm trái lựu đạn Lân tinh W.P. Mang vào A.A.B. thằng Nở nói “Mang theo mình rủi đạn VC trúng nổ chết cháy ghê lắm ông thầy! ghê hơn mấy ông Hòa Thượng tự thiêu! Tôi mới hỏi lại nó: “nếu chết chọn toàn là AK à, B40 cũng không được phải không?” Nó cười và lái sang chuyện khác. Khi nó nhìn phù hiệu con cọp có cánh và sấm chớp, đặt nơi Bộ Chỉ Huy CP với hàng chữ viết tắt S.C.U. (Special Commando Unit) nó hỏi tôi “Ông thầy! Tôi nhìn kỹ sao nó giống con mèo té giếng quá? Rồi lại sờ cu nữa?” Tôi! “Mầy thật hết nói rồi. Lôi Hổ nghe mậy, Lôi là Thiên Lôi giáng sấm sét xuống đầu VC. Hổ trong rừng. Người ta nói sợ Cọp chớ sợ gì? Còn sờ cu, mầy sờ của mầy đi nó có teo chưa? S.C.U là “Đơn vị Cảm Tử Đặc Biệt” mầy nghe có ngầu chưa? Mỹ họ gọi tắt “Sờ-Kiu” có sờ cu đâu như thượng Montagnards họ gọi là “Yard” còn Bode là Miên, làm tôi phải sổ một tràng moral với nó. Nó ở đơn vị này cũng gần một năm, trước nó có đôi ba thằng như nó bỏ học rủ đi Biệt Kích cùng với mấy tay anh chị giang hồ. Mấy cu cậu ấy sau một lần nhảy, may mắn sống sót. Sau đấy là dzọt thẳng. Một lần tởn tới già, sợ gần chết. Có lẽ câu chuyện lần nhảy ấy, các cu cậu mang theo suốt đời và kể đi kể lại ngàn lần...!

    Anh Hùng và anh Hèn không khác nhau mấy. Đôi lúc anh Hèn nhìn ngầu hơn ngoài đời. Nhưng trong chiến trận, lúc nguy khốn. Người anh Hùng tiến lên một bước, rồi một bước nữa, còn người anh Hèn lùi lại một bước, rồi bước nữa là dzọt thẳng! Riêng nó vẫn chịu chơi ở lại mãi đến bây giờ. Gương mặt nó rất thư sinh, không phải loại trói gà không chặt. Mà nó là loại thư sinh hai tay chộp cổ hai con gà cùng lúc.

    Không biết nó copy hai câu thơ của ai là tác giả:

    “Lôi Hổ chết không người xây nấm mộ,
    Lá cây rừng phủ kín bộ xương khô!”

    Tôi có thấy nó làm thơ bao giờ đâu? Hai câu ấy ghi trên nón Bo nó đội trên đầu, nó thường nói đạn bắn nó chưa chắc gì đã trúng, trúng chưa chắc gì đã chết. Bắn chết không chạy...? Chết rồi lấy gì mà chạy? Thằng này chúa láu cá. Cái miệng nó như thế. Ngược lại đi rừng, nó câm như hến. Rất xông xáo và lanh lợi. Còn thằng K-Toul, tên họ nó như thế, to con nhất trong đám bọn tôi, thấp hơn Danny và cao hơn Dale một chút, bề ngang Dale đô hơn K-Toul. Nó là người Bru “Vân Kiều” gốc Khe Sanh hay làng Veil gì đó, nói thạo tiếng Kinh (Việt). Lúc đầu toán định rút lại 6, nó ở lại, nhưng sau đấy plan thay đổi. Người Mỹ SOG sắp hạng về đi rừng và sức chịu đựng. Nhất Thượng, nhì Nùng và cuối là Việt, còn về khả năng tác chiến thì tùy theo. Không như bảng sắp đã kể, có nó thì khỏi chê. Nghề của chàng mà.

    Ở ngoài đây. CCN đa số Thượng Bru, kế đến là Katu hoặc Sedang, còn ở CCC KonTum Bahnar, Jatai, Rhade nhiều, CCS Ban Mê Thuột thì có Thượng Mnong, Stieng. Phước Long, Chau Ma Bình Long và gần Nha Trang có Churu và Raglai. Còn Trương Minh Long thông dịch viên, tiếng Anh nó thuộc loại khá, Trương Tố Hà với nó cùng họ với nhau nhưng không có họ hàng cùng là người Nùng gốc Chu Lai hay Đà Nẵng gì đó. Đa số người Nùng tình nguyện đi lính Biệt Kích được người Mỹ đánh giá cao và trọng dụng. Người Nùng đã đóng góp xương máu rất nhiều cho cuộc chiến này, thỉnh thoảng tôi và Trương Minh Long hoặc Trương Tố Hà còn thỉnh thoảng nói tiếng Quảng (Cantonese) với nhau đỡ buồn.

    Toán Alaska (Recon Team Alaska) là một trong năm toán tiên khởi OPS Plan 35 gồm có Iowa, Alaska, Idaho, Kansas và Dakota. Quyền Toán Trưởng (Team Leader TL) là One-Zero (1-0), Danny cấp sĩ quan Recon Team, đa số là hạ sĩ quan, ở CCN chỉ có vài tay cấp LT làm Toán trưởng. LLĐB Mỹ là những tay chơi thứ thiệt. Đa số là tình nguyện không phải một lần mà nhiều lần. Tình nguyện vào LLĐB (Special Forces), tình nguyện qua Việt Nam, tình nguyện gia nhập S.O.G Toán Hành Quân Đặc Biệt, tình nguyện nhận lãnh những công tác hiểm nghèo (Committed Suicide Mission). Mãn hạn rồi tình nguyện trở lại Việt Nam second tour hay third tour, đôi ba bận nữa. Cái gì làm họ lưu luyến thế? Đất nước và con Người Việt Nam? Không E’sprit de corps Tình Đồng Đội Brothers in arms. Dale nó từ CCS tình nguyện về CCN, nó nói ở đây more exciting và dangerous hơn, nó thích. Dale cấp Trung sĩ (Sergeant), đủ khả năng làm Toán trưởng One-Zero nhưng chuyến công tác này nó nhận vai trò Truyền Tin (Radio Operator) 1-2, sức chịu đựng của nó dẻo dai và trầm tĩnh. Tôi mến và nể Danny bao nhiêu thì nó bấy nhiêu. Còn riêng tôi quân số cà rịch cà tang của Đoàn 11, Sở Liên Lạc gởi ra đây như phần đầu đã đề cập là trong giai đoạn “chuyển hướng”, các Toán Mỹ và Việt Nam phối hợp chung (US and Vietnamese Lead recon). Rồi sau đó các Recon Team Việt Nam sẽ hứng bắt trọn gói sau khi MAC SOG cuốn gói.

    Bọn tôi Toán Alaska, có đứa mang dây đạn sẵn vào người, có đứa không như tôi, vội gì, ba-lô và súng giá đấy vẫn nằm còn 8 cái. Đang đứng xí xô xí xào và hút thuốc. Từ trong Phòng Thuyết Trình kế hoạch hành quân (Briefing Room) Đại úy Correll, sĩ quan Ban 3 Kế Hoạch Hành Quân (S-3 Operation Officer) chạy ra, theo sau là Đại úy Vinh sĩ quan liên lạc hành quân phía đối nhiệm Việt Nam ra dấu ngón trỏ quay vòng vòng và nói: “Peoples get ready. It’s time to go. Ra lệnh chúng tôi chuẩn bị lên đường. Ra bãi Trực thăng (Helipad). Danny ra lệnh: “Saddle up. Preparing to move out. Mao dee dee mao” nó đệm thêm tiếng Việt Nam “Mau đi mau” (nhanh nhanh lên). Ba-lô, đồ trang bị của ai, người nấy mang vào, đang mang cái dây Ba chạc Stabo vào lưng, có ai đó đang vỗ vai mình, nhìn lên thấy anh Vinh tiến lại vỗ vai lần nữa và nói: “Ráng cẩn thận nghe chú mầy! Như chú mầy đã biết (Need to know) thời gian ở trong đó ngắn hơn và nguy hiểm hơn chú mầy tưởng! Nhớ cẩn thận và lo cho tụi nó” tôi yên lặng không trả lời. Mang cái ba-lô vào lưng, kéo choàng dây súng, đầu CAR15 chúi xuống, tôi cài khóa TAB vào. Nhìn sâu vào đôi mắt anh, tôi hiểu nỗi thông cảm và lo lắng của những bậc đàn anh đã dạn dầy sương gió lo cho mấy thằng em như chúng tôi. Đâu vào đó rồi, tôi mới trả lời: “Bộ tôi vô chuyến này bị Kit (Killed) hay sao mà anh bịn rịn thế, anh Vinh. Nếu biết thế tôi khai bịnh” tôi nói xong, tôi hít hà chặc lưỡi chọc anh. Anh nhìn tôi rồi bỉu môi: “Đồ chết nhát! Hổ đâu không thấy... Đồ con...” ý anh chửi đồ con thỏ đế cho bõ ghét, sợ tôi giận tự ái nên xuống câu “Đồ con thằn lằn” Tôi cười chặc lưỡi chọc anh lần nữa đưa tay chào và nói: “Anh đừng quá lo. Hẹn gặp lại. See you at Phú Bài. Một đi hai trở lại. Chịu chơi mốt trở về”. Đàn anh tôi đấy. Người đỡ đầu, đỡ cẳng bọn tôi... nhưng không đỡ được lựu đạn. Phần ai nấy hưởng mà. Lên trực thăng để xâm nhập, cũng vì phút “bịn rịn” tôi “lẹt đẹt” là người cuối cùng. Thiên hạ đã yên vị cả rồi. Thật mắc cỡ.

    Không rõ đi tăng phái hay tăng viện đâu đó mà mấy em King Bee 219 suốt hai tháng qua không thấy. Hình như lúc này hết H34 rồi, đổi sang UH thì phải. Đám thả bốc Insertion Lextraction trực thăng của Sư Đoàn 101 Nhảy Dù Mỹ “Screaming Eagle”. Đám Pilot Mỹ đã ra trước chúng tôi, Thông ngề thạo việc đã Crank-up. Một loạt tiếng động cơ của cánh quạt chém. Gió phành phạch vang một góc phi trường. Toán split ra làm hai group, ngồi trên sàn chiếc Slick (ghế đâu mà ngồi, nó tháo mẹ hết rồi). Để khỏi vướng víu dây ba-lô hay dây đạn khi nhảy ra khỏi sàn tàu. Bên cửa trái tôi, thằng Nở và anh chàng Door Gunner L. Bên sàn phải là Dale, anh Tư lù và Door Gunner R. Nhìn ngang chiếc bên cạnh. Bên cửa phải, thằng Long nhe răng cười, thằng Hà đưa tay ra dấu chữ V. Bên cửa trái, tôi biết thằng Danny nó ngồi vị thế như tôi và kế bên nó là thằng K-Toul. Chúng tôi có bài bản lớp lang hẳn hòi, việc ai nấy làm chuẩn xác. Đấy là một phần nghề của chàng.

    Mẹ nó, chiếc Slick này sao tôi thấy nó rộng thùng thình, loại Bell Heiy U.H. “N” gì đó, sàn rộng lắm. Nghe nói sàn nới rộng ra dùng để chở hàng ở Alaska? Khác hẳn các loại Bell Model U.H.1 B.C.D. gì đó. Mấy lần trước ngồi sáu mạng 1 chiếc loại B hay C gì đó “dồn cục” khi lạnh cẳng, rút hai chân vào, lưng ba-lô đụng ba-lô, chân đụng chân. Đang tự théc méc thì con tàu lắc lư nhẹ hổng mặt đất, nhìn qua thấy chiếc Danny hổng đít chúc mũi, rồi nhổng mình lướt lên cao khỏi mặt đất take off và rồi chiếc tôi cũng run run theo, tiếng phành phạch cánh quạt rồi cũng nhổng đít, chúc mũi, take off, lên cao.

    Ở trên nhìn xuống thấy mấy dãy nhà tole, mấy bao cát tấn trên nóc, thấy mấy cái Bunker chống pháo kích. Phe ta ở dưới đất đưa tay vẫy, tầm nhìn giãn dần ra. Lướt qua dãy concertina hàng rào bảo vệ, rồi lướt qua dãy hàng rào phòng thủ phi trường, càng lúc càng lên cao. Mọi vật dưới đất như thu nhỏ lại. Bọn tôi vẫn ngồi đong đưa mấy cái chân ra ngoài cho máu huyết từ chân lưu thông, chứ ngồi rút giò co chân kiểu “Ngầu lâu tăng kể” (ngồi lâu tê cẳng), lúc nhảy xuống bị vọp bẻ thì bỏ mẹ mồ côi. Nhìn ngang rồi nhìn dọc. Thấy thật hùng và thật ấm. Trước mặt là chiếc Lead dẫn đầu Danny, bên trái là Gun Ship, kế nữa là chiếc Cobra bay kèm, bên phải cũng vậy Gun Ship và Cobra, đàng sau thoáng thấy 2 chiếc “Slick Chassis” trực thăng thâu hồi để cấp cứu Phi Hành Đoàn và Toán trong trường hợp “Hot Landing Zone” (Hot LZ). Được bao bọc, thấy mình V.I.P. rồi thấy cái gì đó trông trống đằng sau lưng tự hỏi: “Bãi đáp khó sao không dồn mẹ nó một Toán vào một chiếc tiện và lợi lại ấm nữa. Ngay phương thức và mục đích làm việc mấy xếp Việt lẫn Mỹ, tôi không hiểu nổi. Lệnh thì thi hành thôi. Thi hành trước, khiếu nại sau. Nếu còn trở về được. Mãi sau này mới biết cái gì cũng có lý do của nó. Chính đáng hoặc không. Họ đã tính trước hết cả rồi, nhìn lại đằng sau thấy anh Tư lù nhà ta đang phì phà điếu thuốc, tôi định làm một điếu, lấy cái hộp quẹt Zippo. Mà sơ ý thế nào rớt mẹ xuống sàn, với tay chụp, nó trợt ra ngoài vì mang bao tay da cắt long? Không rõ từ trên cao rơi xuống có trúng ai ở dưới không. Hành động vụng về tôi không qua được cặp mắt anh Door Gunner (Xạ thủ). Đội nón bay với Visor che đôi mắt, tôi đâu biết anh ta nhìn mình. Khi thấy anh ta lấy cái Zippo trong túi áo ra đưa cho thằng Nở chuyển qua tôi. Tôi nói thank you. Sau khi mồi điếu thuốc, tôi trả lại anh nhưng anh không lấy lại, tôi không hiểu. Anh ta ra dấu và miệng nói keep it for you, chỉ ngón trỏ vào tôi và làm dấu ngón cái Thumps up – number one, tôi ra dấu đáp lại như anh ta và ý nói you cũng number one. Cả hai cùng cười. Thế là mất cái cũ có ngay cái mới. Mẹ nó, mới ngồi có mười mấy phút mà thấy tê tê cái đít. Mới lướt qua vùng Cà Lu, xa hướng Tây Nam lẫn trong sương mù là ngọn Hickory. Đài tiếp vận của CCN (Radio Site), chúng tôi bay về hướng Tây Tây Bắc, rồi ngược lên hướng Bắc Tây Bắc để đến mục tiêu A.L.3 (Alpha Three) trên vùng Nickel Steel vùng phi quân sự D.M.Z. Demilitarized Zone) mà MACV J2 cho vạch một đường dài 10km sâu bên hông vĩ tuyến 17 bên kia biên giới Lào và Bắc Việt đấy. Nơi chúng tôi vào từ từ đấy. “Càng lên cao càng thấy lạnh cẳng. Càng vào sâu anh càng thấy teo”. Không ai bảo ai tự động rút chân vào ngồi sâu duỗi chân thẳng ra ngoài. Không ngắm cảnh nữa. Cái tiền đồn heo hút cuối cùng vừa lướt qua khỏi, mây mù giăng thật thấp, nhìn ai cũng lim dim mắt. Mỗi người đeo đuổi mỗi ý nghĩ riêng tư nào đó. Thằng Dale sao im ru, chắc nó đang nghĩ về em Hai em Ba nó nửa vòng trái đất.

    Trong đầu như khúc phim quay chậm lại từ đầu cảnh trong phòng hành quân ngày N- Day N nghe Briefing Room bê trong Bộ Chỉ Huy C.P. cái bản đồ hành quân to tổ bố, hai bên cờ Việt Mỹ, ở trên hàng chữ “Duty- Honor-Nation” giống y chang Việt Nam “Tổ Quốc - Danh Dự - Trách nhiệm và một hàng chữ đen bằng tiếng Anh “Duty first-No Mission Too-Difficult - No Sacrifice Too-Great” tạm dịch là Nhiệm vụ làm trước. Không có Công tác nào là khó khăn cả. Không có sự hy sinh nào gọi là to lớn cả. Trên bản đồ, ở góc độ nào cũng có dấu chấm đỏ, chỗ hơi thưa, chỗ gần như san sát nhau trên vùng vĩ tuyến gần phía nội địa Bắc Việt Nam. Hai nhánh đường QL 102 và 103 nối kết qua đường QL 92 phải qua Ban Karai Pass có nghĩa là hành lang xâm nhập vào đường mòn HCM gần nhất là Quảng Bình. Xuyên qua Đèo Ban Karai qua đất Lào target A.3 (Alpha Three). Mục tiêu mà chúng tôi phải vào trong cái Box có chữ Ả đó (Sau này tôi mới biết thêm nữa, đó là B.2 (Bravo Two) là Mu Gia Pass = Hà Tĩnh và C.1 (Charlie One) nape pass = Nghệ An. Ba hướng xâm nhập chính đi vào hệ thống đường mòn HCM.

    Phần lớn các công tác xâm nhập, các Toán thám sát là khám phá các vị trí đóng quân. Nghe ngóng, quan sát theo dõi hướng xâm nhập quân Bắc Việt vào miền Nam thông qua hệ thống đường mòn.

    Sợ không tập nhất là B52 đánh bom trải thảm. Địch thường phân tán trải mỏng quân ra. Bất kể phương hướng nào mà Toán thám sát vượt qua, cứ hễ khoảng cây số là có thể chạm trán và đụng đầu Trung đội hay Đại đội có khi cả Tiểu đoàn 500 tên địch và đấy là lời giải thích tại sao nhiều Toán chạm địch và biến mất.

    Sadler Đại tá xếp lớn MACV-SOG nói như thế này nữa: “You guys go in there do the Job done, and get out... Get the Hell out” Các anh vào đấy hoàn thành công tác và bốc ra... Ra khỏi địa ngục đó. Tránh đụng độ, chỉ nổ súng khi cần thiết! Trên nói thế dễ như ăn cơm bữa. Ngồi cùng hàng ghế bên tôi, Danny kề tai tôi nói nhỏ: “We expecting begining for troubles” tạm dịch tụi mình đụng ổ kiến lửa. Con này không cắn, con kia cũng cắn. Hàng ghế kế bên phải anh Vinh nhà ta và các S-3 Operation Officer ghi ghi chép chép. Tổng hợp các nguồn tin tình báo không ảnh U-2 (Spy-plane). Các máy dò truyền tin điện tử (Sensors) ghi nhận truyền đi. Khi các chuyên viên phân tích tin tình báo (Intelligence Analyst) có những chi tiết còn mập mờ chưa giải đoán được 100% vết tích xe tăng hay máy ủi đất Bulldozer, hoặc một đoạn đường bỗng nhiên biến mất, lại có một đoạn khác lại chòi ra. Một đoạn khác nữa. Nhiều con đường mòn bị không tập đánh phá tan nát. Ngày hôm sau bay lại chỗ cũ con đường mới tinh. Ngoại trừ các hố bom chung quanh. Nhiều con đường mòn không thấy được trên phi cơ. Đặc biệt những con đường mới lại càng khó thấy, được ngụy trang rất kỹ và khéo léo. Ngoại trừ sau khi có Toán Biệt Kích xâm nhập vào đã khám phá. Tôi tự nghĩ chỉ còn cách duy nhất là thảy bọn chúng tôi vào để kiểm chứng “mắt thấy tai nghe”. Vấn đề yểm trợ Air Support được đưa lên hàng đầu (Top Priority). Theo Planned MACV-SOG-J3 ở Sài Gòn đòi hỏi và S-3 ở Quảng Trị chấp hành và bọn tôi Team Alaska thi hành. Thông thường nghe thuyết trình nhận công tác, nguyên một xuồng nào là Ambush (Phục kích) – Trail mining (Gài mìn) - Prisioner Snatcher (Bắt cóc tù binh) – Wire Tape (Nghe lén điện thoại) – Sensor Implant (Đặt máy dò điện tử - Road Watch / River Watch (Theo dõi Đường/Sông) – B.D.A. (Bomb Damage Assessment) Kiểm chứng dội bom sau khi B52 thả. Không trúng cái nào cả. Như đã nêu trên cái nào cũng té khói ná thở.

    Xếp Sadler gắn bí danh cho cuộc hành quân xâm nhập này là Mission “EE” Code Name OPS EE là Double E (Công tác hành quân có tên là Tai và Mắt, tiếng Việt nghe êm ru như là đi khám Bác sĩ. Nhưng tiếng Anh nghe rất ngầu vì hai chữ 64 tắt E.E. họ gọi là Double E nghe như Điệp viên 007 – Double 0 Seven... Mà bọn cộng sản Bắc Việt cũng gọi chúng tôi là Gián Điệp Biệt Kích! Gián cái con mẹ gì. Điệp thì có. Biệt thì có. Gián Điệp hay Điệp viên ăn mặc bảnh bao, áo vét cà vạt nhìn Gentleman, lận dế nhủi để hành động. Còn tụi tôi Biệt nên có khác thường toàn Dế lửa - lựu đạn dao găm, mặt mày quần quện lọ nghẹ như mấy ông kẹ. Điệp viên không không không tắm thì có...

    Công tác chúng tôi là vô nhỏ mắt cá mập mờ. Hình không ảnh mà các anh chàng Expertise (Special Skill and Knowledge) có năng khiếu đặc biệt và sự hiểu biết “vì đau mắt” nên khẳng định rõ... Công tác nhận là 05 ngày.

    Các vùng mục tiêu CCN rất Hot, có nhiều Toán vào lâu không hơn 24 – 48 tiếng hoặc đôi ba ngày may mắn lắm phải triệt xuất khẩn cấp. “Nhớ cẩn thận nghe chú mầy” lời anh Vinh vẫn còn trong tâm tưởng tôi.

    Nhích người ra một chút dõi mắt nhìn xuống thấy một màu xanh chập chùng dãy Trường Sơn. Tôi khi mà xác định một cách rõ ràng ý niệm mình đã nghĩ gì về nó, dưới thân phi cơ chỉ là bức tranh một buổi chiều hoang vắng, những đám mây xám đang hờ hững trôi, chấm phá những vệt vàng hoe ánh nắng ban chiều lẫn lộn mầu tối sẫm giữa những con suối long lanh chút ánh bạc, hay những vệt đứt đoạn những con đường mòn. Thấy hoang vắng lạ lùng, với mầu xanh mỏi mắt không nhìn thấy chân trời. Như một bức tranh vẽ mà người họa sĩ đã dùng quá nhiều mầu tối, nó không mang một ý nghĩa nào rõ rệt dù là trừu tượng trong tôi. Rừng già và Đường mòn gắn liền vào bước chân những người Lính Biệt Kích. Rừng Trường Sơn bạt ngàn đấy, đường mòn thì chi chít như màng nhện...

    Đường mòn HCM khi nói đến, có rất nhiều người trong chúng ta mường tượng ngay. Con đường phát xuất đầu ngọn đâu đó ngoài đất Bắc, chạy ngoằn ngoèo theo dãy Trường Sơn len lỏi qua biên giới Lào và Cambodia, chạy vào miền Nam gần ngã ba biên giới (Tam Biên) mà bọn CS Bắc Việt dùng làm phương tiện chính, hữu hiệu nhất để vận chuyển người và vũ khí vào xâm lược miền Nam. Điều ấy cũng đúng. Nhưng chi tiết hơn, văn tự hơn là khi nói đến nó là phải nói “hệ thống Đường Mòn Hồ Chí Minh” (Ho Chi Minh Trail Net Work) chứ không đơn thuần một con đường mòn mang tên không phải là người khai sinh ra nó. CS miền Bắc hầu như không gọi tên Đường Mòn Hồ Chí Minh mà họ gọi là tuyến lửa Trường Sơn. Con đường Chiến Lược Trường Sơn (Trường Sơn Strategic Supply Route). Phe ta và các nước Đồng Minh gọi Đường Mòn Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Trail), đường mòn cái con mẹ gì, đi nhiều, xe chạy nhiều, mòn dép râu, mòn vỏ xe thì có. Kết quả và báo cáo C.I.C.

    Combined Intelligence Center. Đường mòn HCM là một hệ thống giao thông rộng lớn và nhiều xa lộ QL 192, 92, 110, QL, v.v. chạy song song nhau, nối kết và tỏa rộng như một màng lưới nhện khổng lồ, có những con đường có sẵn thời Pháp. Mạng lưới này dài trên 100 cây số phủ dọc biên giới Việt Lào và Miên theo hướng Bắc Nam, phần còn lại hệ thống đường mòn nằm sâu trong lãnh thổ Laos và Cambodia chỉ ¼ (một phần tư) là nằm phủ dọc theo dãy Đông Trường Sơn. Hai bài ca thịnh hành nhất Bộ Đội CSBV xâm nhập vào Nam là: “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” và “Trường Sơn ta đi trăm nẻo” đã nói lên thực trạng, có nhiều nơi. Bề rộng theo hướng Đông Tây lên đến 90 cây số (56 Miles) ăn sâu trong lãnh thổ Laos và Cambodia. Các chuyên gia quân sự VNCH và Mỹ phỏng đoán nếu nối chung các nhánh này, tổng cộng chiều dài hệ thống (Xa Lộ không đèn) đường mòn HCM có thể lên đến trên mười ngàn (10,000) cây số (6,214 Miles). Các cơ quan tình báo VNCH và Mỹ MACV – SOG và STD Nha Kỹ Thuật sau nhiều năm tung các Toán thám sàt vào khu vực Đường Mòn Chiến Lược này cũng mới chỉ vẽ bản đồ được nửa chừng trên năm ngàn (5,000) cây số (3,107 Miles). Việc khám phá, kiểm soát cùng cắt đứt hệ thống này không thành công (Impossible) vì quá rộng lớn. Cắt chỗ này, CSBV lại làm ra nhiều nhánh phụ mới (By Pass) phức tạp nằm sâu hơn trong lãnh thổ Laos hoặc Cambodia. Mà oái ăm, phe ta lại không được vào sâu quá mười (10) cây số tính từ đường biên giới của Laos hay Cambodia theo luật quốc tế.

    Cũng tại con đường mắc dịch này, mà mấy thằng răng đen mã tấu bày trò (Born in the North – To die in the South) Sinh ở Bắc, tử ở Bắc cho nó gọn. Sống đâu, chết đó thì đâu có lộn xộn. Nghĩ thêm càng tức xì dầu. Không thèm nghĩ nữa và nhìn hoài cũng chán mắt. Tôi cố lim dim lại để thấy nhẹ nhàng hơn, thấy thoáng hơn. Một thoáng nhớ đến Đ-Trang, người con gái tôi mến, tôi thương. Tôi có một nơi để đi và muốn có một chốn để về. Có một người để thương, để mà nhớ. Để biết rằng mình cũng có một tình yêu. Tôi dành cho nàng những gì chân thật nhất. Nhưng tình cảm nàng đối với tôi lửng lơ con cá vàng chẳng có gì sâu đậm, đáng gọi là kỷ niệm. Đ-Trang thoát thai từ một gia đình như cái tên nàng. Bố nàng là người (ăn nên làm ra trong thời chiến). Vô tình, sau lần chào tạm biệt Đ-Trang để từ Sài Gòn ra Đà Nẵng. Bố nàng nói: “Con quen chi thứ lính dữ dằn. Chuyên cắt tai, mổ họng người ta! Lấy nó, lấy gì mà sống? Lính này, tụi nó không có thọ...” Mắng nàng có ý như xua đuổi tôi! Thú thật, chửi tôi, mắng tôi hay làm gì hơn thế nữa cũng được! Duy có một điều: Nói xấu hay bêu rếu đơn vị tôi, đấy là là một sỉ nhục lớn. Tôi có lòng tự trọng, cái tự ái tôi và cái tự hào đơn vị tôi. Những kẻ chưa hề đứt tay làm sao hiểu cái xót đau người chảy máu? Thế là đành chia tay vĩnh viễn Đ-Trang. Một thoáng nhớ mong manh để mà buồn. Buồn cho thân lính trẻ đi chinh chiến miền xa. Nên thay vào đó có bạn nhà Binh – tình nhà Thổ cũng đủ lãng quên đời.

    Đang lâng lâng trên mấy từng mây, hồn nửa mê nửa tỉnh... Một tràng đại liên M60 bên tả rồi bên hữu. Chiếc Lead Danny cũng nổ tương tự và hai chiếc Recovery đàng sau cũng rứa làm bọn tôi giật mình tỉnh ngủ. Mở mắt nhìn ra thì ra mấy anh chàng Xạ thủ (Door Guner) Test Fire... Ngoài thì mấy chiếc Gun Ship và Cobra, họ tác xạ vào vùng (No Man’s Land) thử súng đại liên M60. Đổi lại thế ngồi cho thoải mái, trời bây giờ cũng đã về chiều, xa xa thấp thoáng ánh bạc trắng giữa mầu xanh núi rừng, tôi biết đấy là con sông Bến Hải, ranh giới thiên nhiên giữa Quốc Gia và Cộng Sản. Tôi nghĩ không lâu, mình đến mục tiêu (LZ). Đầu óc lại nhớ câu ca: “Ra đi mang bóng hình [của] người con gái với bóng hình núi rộng sông dài...” tôi có được trọn vẹn như câu ca đó không? Núi rộng có đó. Con sông oan nghiệt Việt Nam. Lòng dặn lòng hãy quên đi Đ-Trang mà mắc mớ gì nhớ mãi. Nên nhớ cái hiện tại này, sắp vào ổ kiến lửa, tôi tự nghĩ lại như thế. Quả nhiên ngay lúc ấy Pilot và Door Gunners chit chat gì đấy qua intercom và anh chàng Pilot bên phải nghiêng mình xoay đầu lại phía tụi tôi đằng sau nói như hét: “Ten more minutes” 10 phút nữa, rồi chỉ trỏ vào bọn tôi rồi đưa ngón tay cái thumb-up number one, tôi cũng lập lại như thế number one với anh chàng Pilot nhìn vai áo thấy hai gạch nên thấy cũng ớn. Cái gì cũng number one hết, không biết one lần này nó là gì? Mười phút nữa lẹ lắm. Nghe thế tôi hít vào và thở ra thật mạnh. Bắt đầu từ lúc này, không ai bảo ai, biết mình phải làm gì. Bọn tôi chĩa họng súng CAR15 ra ngoài locked and load, lên đạn rốp rốp. Tất cả trong tư thế sẵn sàng, trực thăng giảm dần cao độ xuống thấp, xuống thấp nữa, mỗi lần như thế giống như đang đi bỗng nhiên hụt hẫng trong trạng thái đẩy tuột, cái lực G, lực D nào đó nó nén xuống. Khi cắt ga giảm cao độ gì đó, thấy mặt đất dâng lên một chút nhìn xuống thấy sóng gợn rừng cây cao (Tryole canoply), con tàu luồn lách qua khe núi rồi rà lướt nhanh trên đầu các ngọn cây, cảnh vật đang lướt qua vùn vụt, nó gây cho tôi một cái gì bâng khuâng, sợ hãi bâng quơ đủ để gai gai lạnh chạy dọc theo sống lưng trước một cảnh nào đó. Ngay bây giờ đâu đó, những họng súng đang hướng về mình. Súng địch có thể nổ bất kỳ lúc nào, nơi nào, không ai có thể lường trước được. Cái chết tàn bạo, bao giờ cũng lẩn quẩn đeo đuổi đe dọa mạng sống chúng tôi. Không người nào ngồi trên phi cơ mà không hồi hộp, lo âu, dẫu biết rằng chết là hết, mà hết như thế nào mới gọi là hết?

    Nhìn qua thấy anh xạ thủ (Door Gunner) miệng vẫn chit chát qua intercom, nhưng đầu thì lướt nhìn qua trái, qua phải theo họng súng M60 như sẵn sàng nhả đạn. Lúc ấy anh Pilot bên trái xoay đầu lại lấy tay đỡ ống nói (mouth piece) nói như thét: “We’ll touch and go. Touch and go!”. Cả bọn tôi, bốn đứa ngoái nhìn và gật đầu, miệng OK. OK. OK, ừ OK đi rồi sẽ biết! Thế là biết sẽ làm gì rồi. Mẹ nó! Lâu hơn có một chút xíu, sớm hơn có một chút xíu. Nó khác một trời, một vực! Touch down là skids nó chạm mặt đất cho mình nhảy xuống 5, 10 giây cho mình nhảy xuống cũng đủ, còn touch and go là nó dropping xuống chưa chạm mặt đất, khoảng cách đôi khi hơn cả mét là vọt lên ngay tức khắc. Thế là bọn tôi nhoài người ra ngoài một chút, vơi với chân chạm lên mặt skid (càng đáp) coi như nửa trong nửa ngoài. Mẹ nó rồi... cái này mà C.K. Cu nó cắc cùm một viên là lọt ra ngoài toi mạng...! Chết là cái chắc.



    ************ Vào vùng đất chết (Tử thần) ************

    Không có thời gian để suy nghĩ nhiều, tất cả theo bản năng. Lúc thấy Cobra và Gunship đang orbiting bay vòng tròn theo sự chỉ dẫn FAC (Forward Air Control). Trống ngực tôi đập thình thịch, hơi thở dồn dập, tay trái cầm CAR15, ngón tay trong cò súng, tay phải vịn vào thành cửa, nhìn xéo phía trước thấy cái vòng tròn trắng (sơn trắng mark ngoài mép cánh quạt trực thăng) quay tít như con vụ. Để nhận diện chiếc trên, chiếc dưới để tránh tai nạn. Trực thăng lúc bấy giờ đâu phải là bay trong mọi thời tiết. Tầm nhìn bằng mắt người Pilot. Thấy bốn người nhảy ra là phi cơ lướt lên nhanh và lúc ấy chiếc Slick chở bọn tôi điền ngay vào chỗ trống ấy. Hợp đoàn.

    Cái bãi này Landing Zone (LZ) nhỏ hơn cái lỗ mũi! vừa rà xuống là bịch, bịch, bịch, bịch cả bốn bọn tôi đã chân chạm đất. Mẹ nó, nhảy xuống (buông người xuống) với sức nặng thân mình cộng ba-lô, súng đạn làm tôi muốn chúi nhủi, thằng Nở nổ mang nặng, nó nhảy xuống bật ngữa người ra sau, ráng gượng mình dậy, hai thầy trò chạy một mạch về hướng mũi phi cơ để lủi vào rừng. Không ai bảo, từ cửa phi cơ nhảy ra chạy thẳng vào rừng. Tình huống lúc ấy cực kỳ nguy hiểm (Extreme Dangerous), nếu có địch nằm ẩn trong đấy phục bãi, thì vùng tác xạ Door Gunners, mình lọt trong ấy ăn đạn cả hai phe ta và địch. Chết là cái chắc (Chết ngu). Trong khoảnh khắc, hai group chúng tôi đã nhập lại, thế là cả toán ở trong rừng. Mùi cỏ chồn hôi trong các bụi rậm và mùi ẩm mốc lá cây rừng ngây ngấy. Không biết mấy “En” cả bầy, cả lũ ấy có làm nghi binh không. Chứ ngoài cái lỗ mũi (LZ) này, còn một cái nữa (Secondary LZ) khoảng 5 hoặc 6 cây số lớn hơn một chút. Loạng quạng A.A. nó “khều” ngay. Mình lo cho mình hay hơn. Tiếng động cơ nhỏ dần rồi mất hẳn. Lúc này cảm thấy nó làm sao ấy, cảm giác nó đìu hiu, trống vắng không diễn tả được, trước đây chỉ hơn đôi ba phút. Phành phạch vang trời. Bây giờ trả lại núi rừng sự yên lặng. Yên lặng rình rập và chết chóc!

    Bóp mạnh hai lỗ mũi, thở ra một cái thật mạnh mà miệng vẫn ngậm, phùng má để tống khứ những cái lùng bùng trong tai sau hơn nửa giờ bay, để lắng nghe những tiếng động, miệng câm như hến, chỉ bằng hành động ra dấu (hand signals). Nán ở lại bãi đáp (landing zone) chưa đầy 5 phút. Sau khi Danny vào tần số liên lạc với FAC báo cáo cho Tiền không sát (Covey Rider) tình trạng Toán Team OK Máy bay (FAC) lẩn quẩn trên vùng cách xa địa điểm Toán để tránh bại lộ theo dõi, rồi cũng rời vùng.

    Danny lấy phương giác, độ và ly giác từ điểm chuẩn là bãi đáp để xuất phát, đưa cho K-Toul cái la bàn (compass) đeo vào cổ để nó mở đường, tôi cũng check lại la bàn (compass) tôi đeo ở cổ chỉnh theo hướng sẽ di chuyển. Toán lần lượt di chuyển. Danny đi thứ hai. Nhất động, nhất tĩnh gì Team Leader biết ngay để xử trí, kế đến là thằng Dale mang máy, cần anten bẻ quặp xuống dây ba chạc, tôi là người kế Dale, thằng Nở nổ thủ cây XM203, rồi Long thông dịch viên, Hà M79, người cuối cùng là anh Tư lù tail gunner đi sau cùng xóa dấu. Giữ khoảng cách nhau một mét rưỡi. Từng bước thầm! những bước chân âm thầm Y Vân sáng tác cho bọn tôi? lặng lẽ nối bước nhau mà đi, thỉnh thoảng dừng lại nghe ngóng, chỉ là tiếng chim kêu vượn hú. “Nhìn trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng?” khi ẩn, khi hiện. Chiều đã ngã nắng. Tôi lẩm bẩm! Rừng âm u, tàn cây cao che khắp nơi, rồi những dây leo chằng chịt, rừng tam cấp (triple canopy). Khó mà thấy ánh nắng, nhìn đồng hồ tay 17H45, hơn một tiếng đồng hồ di chuyển được khoảng 400 mét, trời mau tối, đang kiếm chỗ để lủi nghỉ đêm R.O.N. (Rest Over Night). Cho anh em bố trí. K-toul, Long, Nở nổ và Hà, bốn đứa di chuyển, bốn hướng gác. Anh Tư lù đang chuẩn bị lấy mìn Claymore và mìn Cóc M14 chút nữa gài. Tôi, Danny và Dale R.T.O. (Radio Telephone Operator) đang tụm ba lại coi lại bản đồ và chuẩn bị gọi Mẫu Code Name. Đúng 18G.00, FAC Đã có mặt trên vùng, cách xa bọn tôi cả cây số. Vạch một đường khoảng cách từ LZ đến điểm nghỉ đêm (R.O.N.) kiểm tra lại F.I.X (Map coordinate Location) bằng bút chì mỡ đỏ. Tụi này đi đúng hướng. SITREP (Situation Peport) báo cáo tình trạng Toán. Dale, tay này nó cầm horn, phe ta gọi combine (hand set), tay kia nó cầm cuốn S.O.I. (Signal Operation Intruetion. Code Book) Đặc Lệnh truyền tin (đường lên Thiên Thai). Nếu mà tình huống xấu nhất, cái ĐLTT là phải tiêu hủy trước. Danny, miệng nó thì thào báo cáo một tràng tiếng English for tonight, nó xưng danh hiệu nó Call Sign Fox one, rồi five by five 5/5, nghe nó nói mà tôi quởn! Tay nó rà lên hàng chữ code, miệng đọc; “Alpha Three. Tango Papa. Tango Six Four One Two Four Three Over”. Rồi nó bấm máy Beep, Beep hai tiếng rồi: “Team OK”. Mẹ nó dùng toàn là Code Alphanumeric Code (chữ số Mật mã để gởi FAC chuyển về F.O.B. Đại khái không đầy hai phút. Team OK là hết. Ở nhà Command and Control sẽ Decode (Giải Mã). Xong việc, thằng Dale tháo cái máy nặng trĩu ấy ra, nó với anh Tư lù và thằng Hà đi gài mìn, phải có hai tay yểm trợ cho nó để gài mìn. Nó khoái môn này vì nó là bậc thầy về môn mìn bẫy special force. Bọn tôi chia làm hai nhóm để chow chow. Group tôi xực phàn trước lương khô P.R.I. trong bao nylon, hâm nóng bằng C4, nấu nước sôi bằng ca sắt U.S. trong bao bình ton. Nhìn thằng Dale ăn cơm gạo xấy với cá khô, nó chow chow ngon lành. Tôi không thấy đói mấy, ngồi dựa vào ba-lô, súng đặt trên đùi, để bịch cơm xấy nóng ấm trong tay nhơi nhơi vài ba muỗng. Thằng Nở nổ nhích lại gần thì thào sát tai tôi: “Ráng ăn đi ông thầy, trong rừng nếu có chết thành ma no, khỏe hơn ma đói để vật lộn với VC... tôi nói thiệt” tôi cố dằn không cười, nhìn nó tôi nói khẽ: “Mày trù tao phải không?” nó lắc đầu rồi lãng ra ăn tiếp tỉnh bơ như ruồi! Ai bảo tuổi nó “ăn chưa no, lo chưa tới?”. Nó ăn như Tạ Hầu Đôn, thằng Dale cũng vậy, nhìn qua thấy anh Tư lù nhà ta chỉ vào lon Guizgo ý hỏi tôi muốn thưởng thức món ruốc (thịt chà bông) thịt gà hộp rang muối thêm gia vị vào. Tôi cười rồi lắc đầu. Anh làm theo kiểu dân miền Tây, món gì cũng mặn như “muối lồi”. Con kiến bò vô lon guizgo anh là phải chạy ra ngay. Mặn quá không dám tha. Nhìn thiên hạ ăn như thế, tôi cũng cố nuốt gần nửa bịch gạo xấy, nhơi nhơi với cá khô cũng bắt miệng. Cá xấy khô để nguyên ăn bắt lắm, thịt gà hoặc tôm xấy khô, đổ nước sôi nở ra ăn như ăn bắp rang (pop corn). Ăn xong, bọn tôi hút thuốc. Cái màn này phải cẩn thận tối đa, vả lại trời sắp tối, ngặt nỗi toàn là dân ghiền, mỗi lần rít thuốc phải khom người xuống phun khói nén xuống đất như gà mổ để khói bớt loang ra ngoài lên cao theo gió, mấy loại thuốc phe ta thơm lâu. Ngoại trừ Bastos cẳng co, cẳng duỗi. Quân tiếp vụ, thuốc anh Tư lù nông dân đang rít! Địch mà ngửi được mùi Ruby Queen, Capstan hay Winston. Không phải thèm thuốc mà thèm dứt nọc tụi này. Để hiểu khi ngửi được mùi thuốc thì địch biết ngay là có Biệt Kích đâu đây. Chính xác hơn là địch muốn dò tìm, đốt lên một điếu rồi nhìn hướng khói tỏa, nếu về bên trái là Biệt Kích bên phải theo hướng gió, khoảng cách mười hay mười lăm mét là cùng. Có một vài Toán bị phục kích và bị tiêu diệt gọn chỉ vì một vài mẩu tàn thuốc và bao giấy gói kẹo chewing gum chỉ cách chỗ quân hay nghỉ đêm không xa là mấy. Tuyệt đối không để lại bất cứ thứ gì trên mặt đất, kể cả việc đi “ể” phải đào lỗ chôn lấp lại, lấy lá mục phủ lên trên cho khéo để ngụy trang xóa dấu.

    Thuốc lá dụi rồi xé nhỏ ra rải đều, vo tròn mẩu giấy nhỏ lại, búng vào lùm, vào bụi cây phi tang. Tôi hút xong còn lại cái đầu lọc thuốc, tôi bỏ mẹ nó vào túi áo cho xong chuyện. Đến phiên bọn tôi canh cho group A. Bọn thằng Danny chow chow (chow time khoảng nửa tiếng cho cả Toán). Set up vị trí Toán phòng thủ (Defensive Perimeter), nằm trong tầm tay người này nối kết người bên cạnh một vòng tròn. Danger Zone hướng đã đi qua và đã gài mìn, đấy cũng là vùng tác xạ (Fire Zone).

    Tháo dây ba chạc để cạnh bên, lấy ra trong ba-lô hai mảnh poncho tôi đã cắt làm đôi, mảnh để lót, mảnh để đắp. Nếu để nguyên con nằm khó trở mình, lăn qua lăn lại, poncho nó cuốn tròn, khi hữu sự, phản ứng lúng túng nguy hiểm. Ngã lưng nằm xuống, gối đầu lên ba-lô, súng không rời tay, mùi ngây ngấy lá rừng ẩm mốc, hương đêm ru lính Biệt Kích Nhảy Toán để ngủ. Bọn tôi gác bằng tai, mắt để ngủ. Không chia gác, nếu chia gác để ngủ thì mình đinh ninh và tin tưởng có người thức canh cho mình, dễ ngủ vùi, say ngủ. Vì không khí rừng đêm, cây nhả ra thán khí carbon dễ buồn ngủ. Ai nấy cùng ngủ, cùng thức, giữa hai trạng thái, bất chợt áy náy đâu có ai canh cho mình ngủ? Không dám ngủ, ngủ mà thức, thức mà ngủ. Ấy mà được việc. Nhiều lúc trọn đêm, trong đêm tối, tôi bất chợt ngồi dậy ôm súng, cố lắng tai nghe. Trong đêm tối không nhìn được, dùng giác quan mẫn cảm người mù là thính giác và khứu giác. Lúc thì biết đó là thằng Long, lúc thì thằng Dale, lúc thì thằng Hà. Giống như ánh đèn hộp đêm, cái này chớp, cái kia tắt. Hầu như cả bọn đều như thế. Không có gác.

    0600. Day N+1.

    Rồi màn đêm cũng qua. Ngày mới bắt đầu. Hơi sương từ các lá cây rừng tỏa xuống, hơi đất tỏa lên mù giăng thấp, nhìn còn mù mờ, chim kêu, vượn hú thay lời nhạc. Anh Tư lù và thằng Hà hết xẩy nấu một ca cà-phê bằng C4, coffee instant Mỹ chia làm hai cho mỗi group. Nhẩm cà-phê chia nhau hớp. Thú thật, cà-phê loại này thông thường tôi chê. Nhưng buổi sáng này, sau một đêm yên bình, uống nó, hút điếu thuốc đầu tiên trong ngày thấy nó ngon tuyệt vời. Giữa rừng già Trường Sơn này sương lam chướng khí. Thằng Long đưa cho tôi cái bánh in loại lương khô Trung Cộng gói giấy dầu màu vàng có in hàng chử Tàu màu đen, bên trong trộn hầm bà lằng, ăn mặn mặn đậm đà. Ăn rồi khát nước bỏ mẹ, nốc gần nửa bình ton, tất cả bọn tôi đều thủ cẳng hết, vì đạo quân nào cũng tiến bằng cái bụng...!

    Buổi sáng yên lành như thế này là quá hạnh phúc, chờ Dale thâu hồi lại mấy trái mìn. Gài thì lẹ, gỡ thì hơi lâu, phải dò dẫm lần mò ra vị trí (no room for error), tránh lầm lỗi chết người.

    06.G30P

    Tiền Không sát FAC (Forward Air Control) lên vùng. Danny gởi mẩu code Name đầu tiên trong ngày báo cáo tọa độ, tình hình khu vực, tình trạng toán và tọa độ Toán sẽ di chuyển để Covey Rider chuyển về Command Control theo dõi hoạt động Toán. Vừa xong mẩu công điện, một vài phút sau FAC cũng rời vùng, có lẽ di chuyển tiếp cho các Toán khác ở đâu đó.

    Theo mục tiêu đã chỉ định, Toán di chuyển sau khi xóa dấu vết cẩn thận. Thằng Long (point man) dẫn đầu, thế vào vị trí Long là K-Toul, đội hình vẫn như cũ âm thầm vạch lá, vạch bụi len lỏi mà đi, thỉnh thoảng dừng lại nghe ngóng rồi đi tiếp khoảng vài trăm mét, bố trí nghỉ, xong đi tiếp.

    07G46P

    Bỗng nghe tiếng “cắc cùm” (warning single shot) C.K. cu từ hướng trước mặt vọng lại và sau đấy một tiếng “cắc cùm” nữa từ hướng xa hơn. Cả Toán dừng lại, bố trí đội hình tác chiến trái phải, trước sau. Thằng Danny (Team Leader) ra dấu tôi lên gần, nó thì thầm: “Now we’re stepping into Hell gate! Extreme caution. Pass’em extreme caution” tôi gật đầu chuyền lệnh bằng cử chỉ đưa tay ngang cổ, miệng thì thào: “Tụi nó, cẩn thận hơn” dây chuyền đến người cuối cùng là anh Tư lù (tail gunner). Thông thường hai tiếng súng (two rapid double shot) là chúng báo động, chỉ một tiếng, gọi và đáp thông báo. Có lẽ gần đường mòn, nghi vấn này chưa cụ thể lắm vì chưa xem lại bản đồ và bản đồ theo tôi đã thấy trong khu vực này không có đường mòn, cái lớn nhất cách năm sáu cây số. Con đường chính vận chuyển quan trọng nhất là QL 92. Quả nhiên đúng như suy đoán, nghe tiếng động cơ từ hướng trước vọng lại, tiếng như các xe hàng chở nặng hay đang lên dốc ụn ụn ụn... Như vậy là tuyến vận chuyển hàng hóa thực phẩm hay khí cụ, vũ khí càng lúc càng gần, âm thanh nghe rõ hơn đang đi về hướng chúng tôi, thì ra không thấy bóng dáng máy bay nên chúng báo đường an toàn (clear) từ những trạm nối tuyến, an ninh khu vực. Toán tiếp tục di chuyển áp sát mục tiêu đối mặt. Gần 20 phút sau, thằng Long ra thủ hiệu nắm tay stop và thủ hiệu đường mòn, tay nó đưa ngang trái qua phải. Toán bố trí tại chỗ, tôi lần mò lên chỗ Danny và Long. Danny đang vạch qua các kẽ lá thấy một khoảng trống con đường và mùi khói xăng dầu còn thoảng đâu đây. Qua giọng âm cổ, Danny nói: “Tao, mầy, Long và Hà xuống exam this trail, Dale ở lại với Toán, tụi nó sẽ cover cho mình” Set up Security.

    Bốn đứa tôi trong thế thủ lần lần xuống mép đường, mắt láo lia. Danny ra dấu cho thằng Long tách ra khoảng năm sáu mét bên trái và ra dấu cho thằng Hà bằng đấy khoảng cách bên phải làm security cho Danny hướng trước mặt, đường vắng hoe, nhìn mép trũng xuống mặt đường hai bên còn dấu hằn bánh xe đã qua, rất nhiều dấu chồng lên nhau. Con đường này mới ngon lành, tụi nó vận chuyển thường xuyên là cái chắc. Thám sát, chụp ảnh, ghi nhận lại các dị biệt tiếp cận chung quanh. Danny lấy máy Pen EE ra chụp tiếng click click liên tục, sau đấy ra dấu Long và Hà rút ngược trở lại Toán. Xác định lại tọa độ mục tiêu khám phá ghi chú mục tiêu, tôi cũng lấy cuốn sổ ra ghi chép kiểu ghi tắt (short hand). Để thay đổi hướng quan sát và vị trí, Toán tiếp tục di chuyển dọc theo hướng triền đồi khoảng cách với con đường 20 mét, rừng có chỗ cây thưa, cây dầy, trên dốc nhìn xéo xuống, con đường khi ẩn, khi hiện. Đi được khoảng 200 mét, Toán dừng lại nghỉ và bố trí đội hình. Địa điểm này tương đối khuất, Toán ẩn mình ở đấy. Có người, thằng Hà ra dấu bằng hai ngón tay chữ V ngược xuống. Cả Toán gườm súng im lặng chờ xem. Tiếng xôn xao nói chuyện nghe âm hưởng rặt tiếng Bắc. Tôi với thằng Danny cố lần mò đến một vị trí gần hơn để quan sát. Nằm phục xuống, vạch các kẽ lá thấy rõ dáng người, đám lính Bắc Việt mặc quân phục ka-ki Nam Định màu olive và màu nâu nhạt, quần ống cao, ống thấp, chân có đứa mang giầy bố Trung cộng, có đứa mang dép râu, đầu đội nón vải tai bèo, lưng mang ba-lô con cóc, ba-lô ba túi, súng đạn đầy đủ, bình ton nước đeo xéo bên hông, tay chống gậy Trường Sơn, súng đeo chéo trước ngực, có đứa vác trên vai, gác trên ba-lô rất là ngụy trang, nhìn như những thân cây lưu động theo bước chân chúng di chuyển. Nhận xét và phán đoán, như vậy tụi này là đám quân đi B xâm nhập để vào Nam, còn khỏe, quần áo còn láng xì-cón, chưa bạc màu sương gió, không trong tư thế chiến đấu, không cảnh giác vì là khu an toàn (safe area) có thể được vận chuyển bằng xe. Sau đấy đi bộ để chuyển trạm, nhìn chúng “hồ hởi” và lè phè đi từ trạm này sang trạm khác khoảng 5 hoặc 10 cây số là cùng. Điểm đặc biệt làm tôi chú ý là có một tên ốm như anh Tư lù nhà ta, mặc quân phục vải màu cứt ngựa xanh mới, quân phục vải Tô Châu Trung cộng, đầu hắn đội mũ cối, không mang AK, chỉ thấy cái cóp da đeo chéo bên hông, tay cũng chống gậy Trường Sơn, miệng quát tháo gì đó tôi nghe không rõ. Đích thị thằng này là xếp rồi. Và một điểm đặc biệt nữa làm tôi chú ý hai thằng đang đi tới gánh một vật gì dài như cái ống, dây leo, lá cây quấn vào để ngụy trang, khi đến gần ngang chỗ bọn tôi nằm, tôi mới nhận ra đây là khẩu Sơn pháo 75ly, luồn một thân cây dài từ đầu nòng đến cuối, mở nắp đậy phía sau cho dễ gánh, ở giữa treo hai cái ba-lô lắc lư qua lại theo nhịp chúng bước. Như thế bộ phận này có lẽ là 1D (Tiểu Đoàn) nào đó. Đám đi trước tụi này bao nhiêu không rõ, đi từ lúc nào? còn đám này đếm sơ gần cả trăm mạng. Nằm im để chúng đi qua hết.

    Kết luận: Đám này còn tươi quá, chưa nếm mùi bom đạn. Hình như chúng còn hăm hở (Bác đang cùng chúng cháu hành quân vào Nam chống Mỹ diệt Ngụy). Tôi nhớ lại lời Thượng sĩ Lok Tiếp liệu, cựu Team Leader Recon nói chuyện với tôi ở Câu Lạc Bộ (Club) như một kinh nghiệm truyền đạt trong lời khuyên cảnh giác: “You have to respect the jungle, the road and respect your enemy. This is unforgiving” tạm dịch: Đừng xem thường núi rừng rất hiểm trở, những con đường rất nguy hiểm, đừng đánh giá thấp kẻ thù. Hậu quả rất khó mà lường. Không vì thế mà khinh thường đám này. Mặc dầu chưa dày dạn sương gió, trong đầu bị nhồi sọ biến căm thù thành hành động, vào Nam để “phỏng giái”. Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ, chúng cùng liều mạng thí thân để tạo thành tích “Dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy”. Với cây súng trong tay, nó vẫn biết bóp cò nhưng chưa chắc bắn trúng...? Có ba loại địch mà các Toán Thám Sát thường chạm trán đụng phải loại 1 vừa kể trên. Loại 2 có một vài kinh nghiệm trải qua sự chết, bom đạn là đám đã thấy quan tài rồi và đã đổ máu nhiều hơn đổ lệ. Nghĩa là đã vượt được chặng đường Trường Sơn, đã vào Nam chiến đấu. Sứt tay gãy gọng gì đó, rút lui về bên kia Biên giới Lào hay Cambodia, tái trang bị bổ xung, tái huấn luyện để rồi vào Nam tái nạm lần nữa cho tới “chín” chết. Đụng với đám này cũng gay go lắm, đỡ được một chút là chúng ở đâu biết đó trong phạm vi dưỡng quân. Ra xa hơn một chút lạ nước, lạ cái thì cũng hơi quờ quạng dò đường kiếm lối mà đi, mà tiến. Nếu không có giao liên. Còn đám thứ 3 là đám ở ngay khu vực, chúng ăn ở hang ổ, chúng rành từ đầu cây ngọn cỏ, từ ổ gà lồi lõm, từ khúc quanh con đường. Nhiệm vụ chúng giữ an ninh, an toàn khu vực trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra, tuần tiểu quan sát những gì chúng nghi ngờ có dấu vết xuất hiện Gián Điệp Biệt Kích. Thông thường, chúng không bao giờ bung quân ra hành quân lục soát theo kiểu hành quân Search and Destroy Lùng và diệt như quân đội Đồng Minh và VNCH. Nhưng khi chúng phát hiện có sự hiện diện Biệt Kích Gián Điệp là chúng huy động toàn lực chặn đầu bịt đít, truy lùng, bao vây tiêu diệt. Đám phòng chống Biệt Kích Counter Recon Unit. Đụng với đám này là phải tận dụng đủ mọi loại chiến thuật, kể cả võ rừng luật rừng, giang hồ đường hẻm, đánh dơ đánh bẩn gì, đem ra chơi hết. Đám này bám dzai hơn đỉa đói. Quân các Đoàn Đặc Công CSBV, chúng gọi là Bộ Đội Tinh nhuệ?

    Toán không phải đi theo triền đồi (hill side), nếu càng đi, càng sai lệch lịch trình R.A. (Recon Area). Hướng hoạt động Toán phải vào cái Box Alpha Three A3, đúng hướng là phải xuyên qua dãy yên ngựa này, phải băng qua đường mòn. Toán di chuyển dần xuống con đường. Nhìn trái phải, thằng Hà xoay người đi ngược lưng băng qua, Danny yểm trợ. Rồi đến phiên nó cũng làm như thế để băng qua Hà, nó đã ở mép bên kia con đường tấn lên bố trí quan sát rồi tiếp thằng Dale, sau đấy không phải tôi, tôi vẫn ở bên này bố trí để thằng K-Toul lên thằng Nở xông đến thế chỗ, tôi tuần tự băng qua, nhìn hai đầu đường vắng tanh nhưng cảm giác rờn rợn sợ như có ai đó đang nhìn mình, rồi bước chân đi lùi tôi đã chạm mép bên kia đường, tôi đã băng ngang qua nó, trám vào chỗ thằng Nở nổ để nó tấn lên, bung dần lên. Tôi ngoắc thằng Long tới phiên nó, khom người lúp xúp chạy ngược lưng về hướng tôi. Bỗng dưng Long trượt chân khi xoay người lại té chúi nhủi, ngực tôi đánh thót một cái, có cái gì đấy vướng chân làm nó té, lồm cồm ngồi dậy, mắt nó mở to và luôn cả tôi khi thấy một sợi dây cable bằng ngón tay út, ra dấu anh Tư lù qua mau và di chuyển gọi Danny lại, Toán bố trí đội hình chữ T đầu về hướng đường mòn, chỉ cho Danny thấy đường dây điện thoại loại thứ dữ, cấp Trung Đoàn hoặc cao hơn. Danny nói: “A phone net work, we begging for trouble” Hệ thống đường giây này tụi mình dễ bị phiền phức, mình coi chừng đụng ổ kiến lửa, lấy máy Pen EE ra chụp vội mấy tấm xong Toán cẩn thận xóa dấu, dựng lại mấy cây nhỏ, bụi rậm ngã rạp lên. Cẩn thận tối đa!

    Nếu mà nhận công tác nghe lén đường dây điện thoại (Wire tapes). Công tác này muôn vàn gian nan và nguy hiểm, phần mang đồ ngề nghe lén và máy ghi nhận kềm cắt tùm lum để tapping rồi vào đường dây khéo tay cách mấy, nhưng kim biểu đồ (Multimeter Needle) máy loại lớn địch, mấy thằng operator nó đâu phải một thằng ngồi trực máy đâu, bốn năm thằng là ít, tụi nó đâu có đui đâu mà không thấy máy kim máy giữa dấu – và + bỗng nhiên nghiêng rớt về bên trừ -, chúng biết là bị interception (nghe trộm). Toán chỉ có con đường chẩu (thoát) là thượng sách.

    Toán di chuyển lên một triền, một khoảng khá xa con đường, rừng cây nơi đây rậm rạp với những thân cây cao chót vót, Toán dừng lại bố trí và chuẩn bị gởi Mẩu Code Name. Dale đặt ba-lô xuống mở máy cầm ống liên hợp (handset) nó áp sát vào tai, nó chăm chú lắng nghe có điều gì đó, mặt nó đăm đăm rồi chuyển ống liên hợp cho Danny lắng nghe? Danny lại đưa cho tôi, nói khẽ: “Mầy nghe xem tụi nó nói gì?” Tôi áp tai để nghe cho rõ, một tay bịt lỗ tai, tôi nghe rõ hơn đôi chút xí xô, xí xào, tiếng ấy tôi nghe được là tiếng Tàu! Tàu Đà Nẵng, Tàu Chợ Lớn, tôi nghe giọng Quảng Đông, biết ngay luôn cả người Tiều (Triều Châu) nhưng mà cái giọng này là Lục địa Trung Cộng, nghe như vịt nghe sấm, tôi ngoắc thằng Long lại đưa cho nó nghe chưa đầy mười giây, đầu máy bên kia cúp, nó trả lại ống liên hợp cho Dale rồi nói: “Tiếng này là bọn Cố vấn Trung cộng nói chuyện gì đó về xe cộ!” tới đó nó lắc đầu, nó chỉ nghe được có bấy nhiêu! Giống như tôi nghĩ, tôi nói với Danny đây là Chinese Advisor in N.VA Cố vấn Trung cộng trong bọn lính Bắc Việt, nó trợn mắt nhìn tôi rồi lập lại: “Red Chinese in there?” Tàu đỏ trong đó à?, Tôi góp ý: “Vậy mình phải vặn cổ gà Alternate Frequencies và scramble channel thay đổi tần số liên lạc V.H.F qua U.H.F” (Ultra High Frequency) luôn thể thằng Dale làm Hiệu Thính viên thỉnh cầu (commo check) để xác định sự thay đổi về tần số và hệ thống liên lạc với FAC Để cho an toàn, vì sợ địch có máy dò phát tuyến có thể truy ra bọn tôi vì tình cờ mà nghe được cùng tần số intercept, cấp lớn cỡ Trung hay Sư đoàn, chuyện có máy Radio Direction Finder (R.D.F) không phải là hiếm, có vài Toán đã bị lộ vị trí, vì nó ở nơi nào, tọa độ nào, chúng biết ngay, và sau đó bao vây tiêu diệt.

    12G25

    FAC có mặt, Danny gởi Mẩu Code Name, lần này tỉ mỉ hơn Encode (mã hóa) báo cáo cụ thể những gì tai nghe mắt thấy, Đây là phần chính công tác đã vào để Eye and Ear, hay Double E gởi F.A.C Covey Rider chuyển về Command and Control và nhận ngược lại chỉ thị. Tiếp tục theo lịch trình. Mới bắt đầu chưa đầy 24 tiếng đồng hồ mà nị.

    Chúng tôi chuẩn bị ăn trưa, lúc thằng Long đưa tôi ca nước sôi để đổ vào gạo xấy, tôi hỏi khẽ nó: “Thằng Tàu có đòi lại cái bánh mà ngộ xực hồi sáng không?” Nó cười rồi gật đầu, Tôi nói: “Tiểu cái Lị mụ thằng Tàu đó” Phân nửa Toán tôi và Danny ăn, phần còn lại canh mặt bốn hướng gác. Hút điếu thuốc thứ hai trong ngày cũng theo kiểu gà mổ! Lúc ngồi canh gác cho phần còn lại ăn. Cả bọn nghe tiếng máy bay từ xa đến gần lướt qua khu vực chúng tôi, tiếng động cơ loại cánh quạt, phi cơ vận tải bay cao, nhìn lên không thấy gì hết, vì rừng cây cao che lấp. Tôi tự nghĩ chả lẽ tụi Hillsboro (Máy bay C130 cải biến trang bị Vulcam Cannon đánh ngày vào các đoàn xe (Convoy) bá phát bá trúng. Còn đánh đêm Code Name là Moon Beam ánh trăng thế là Sensor và máy Rada trang bị Hồng Ngoại tuyến Ultraviolet-infra. Khi các máy thiết bị điện tử Sensors đã thả vào các khu vực địch ghi nhận các chấn động di chuyển. Trung tâm Giám sát Thâm nhập I.C.S. (Intelligent Collection Center). Có mục tiêu, có tọa độ. Đo đạt tính sổ đàng hoàng rồi mới sent tụi Spectrum AC130 vào làm thịt tụi nó. Hai nữa có Toán Road Watcher nằm đường ghi nhận mục tiêu theo bài bản luôn cả xác định mục tiêu cho F Phantom hay B52 đánh bom như đã nói mới có độ. Còn bọn tôi đâu có làm nhiệm vụ này, hơi sức đâu mà thắc mắc, chỉ ghi nhận để báo cáo sau này thôi. Lót bụng xong, xóa dấu, Toán tiếp tục di chuyển, đến lượt thằng Long Point Man mở đường, Hà trám chỗ thằng Long, vẫn đi theo triền đồi Hill side.

    Trời mưa lất phất, không nặng hạt, tầm nhìn giới hạn, thỉnh thoảng 5 hay mười phút phải dừng lại kiểm điểm xem có ai bị lạc không. Cơn mưa trở mình xuyên qua các cành cây, kẽ lá. Mưa tuôn ướt, Toán phải dừng lại, mưa to làm bọn tôi thấm ướt quần áo, phải lấy mảnh poncho ra choàng, tầm nhìn giới hạn, đứng nép mình vào thân cây, đứng lâu mỏi chân, ngồi thì ướt đít vì choàng có nửa mảnh không kín hết. Biệt Kích mà chứ đâu phải như các đơn vị bạn, chịu trận gần một tiếng đồng hồ rồi cơn mưa cũng dứt. Mặt đất hơi ấm, hơi sương khói tỏa lên, tăng thêm sương lam chướng khí thấy lành lạnh, rợn rợn nổi gai ốc, người ướt như chuột lột. Đang đi, bất ngờ thằng Dale hụt chân bị trượt (vì cơn mưa vừa rồi) té chùi người cả thước, với phản xạ tự nhiên, nó quơ tay chụp nhánh cây để níu lại, với sức nặng toàn thân cộng thêm súng đạn, máy truyền tin, nhánh cây gẫy nên nó nằm chỏng gọng, Dale ngồi dậy miệng lẩm bẩm chửi thề. Xem xét lại chẳng trầy sướt gì cả, tụi tôi lại phải xóa dấu vết chụp ếch Dale chỉ tương đối thôi, Sau đấy tiếp tục di chuyển không có gì xảy ra nữa.

    16H00

    Toán di chuyển từ triền đồi xuống khu đất thấp hơn, rừng chỗ này thưa hơn nên có chút ánh sáng hời hợt buổi chiều, tầm nhìn rõ hơn một chút. Càng đi càng thấy cây cối ngả nghiêng, thấy một vài hố bom lởm chởm dấu tích một trận đánh bom lúc nào đó, có lẽ F hay Phantom, đường kính nhỏ hơn bom B52. Bom 500 cân anh hố to hơn nhiều.

    Gần sáu giờ chiều. Toán di chuyển đến một nơi cây cối rậm rạp, nhiều lùm bụi. Khu vực này tương đối tốt, Danny cho Toán dừng lại để nghỉ đêm R.O.N. (rest overnight) chờ Tiền Không Sát FAC lên vùng rồi chuyển Code Name báo cáo tình hình cuối cùng trong ngày. Mỗi ngày chuyển 3 lần sáng, trưa và chiều. Nếu gởi buổi trưa, buổi chiều không có gì thì Công điện cuối tính đến 6 giờ chiều (The last transmission), khoảng thời gian đó, nếu Toán chạm địch, mất liên lạc hoặc thất lạc. Bộ Chỉ Huy (Command and Control) ở nhà sẽ có kế hoạch tiếp cứu hay tìm kiếm. Bright-Light Team (Cứu Toán) vào vùng. Cũng như đêm hôm qua, Dale, Long và anh Tư lù đi gài mìn. Các đơn vị bạn thường gài mìn Claymore giữ khoảng cách an toàn từ 25 đến 30 mét, còn Biệt Kích chơi bạo hơn một chút, khoảng cách lắm lúc không đến 10 mét, đặt mìn trước một thân cây to để đế Blast phụt hậu bị cản lại nhờ thân cây. Dây bẫy Trip line kiểu chữ Z (Zic-zắt) từ thấp lên cao khoảng ngực nên bò khòm đi gì cũng vướng, khoảng cách trái mìn Claymore 15 mét, địch vướng vào đây thì đi gặp “Bác” sớm. Ăn uống xong, thuốc lá cũng xong, thiết lập vị trí phòng thủ cũng xong. Bài bản cứ thế mà làm. Trải nửa mảnh poncho, bề còn ướt để lật xuống đất, cởi sợi dây ba chạc nặng trĩu đạn để cạnh bên, lấy hai tay xoa xoa bóp bóp hai bả vai mình. Hôm nay lội quá đi thôi ê ẩm thân mình, quần áo còn ẩm ẩm cộng với mùi mồ hôi thấy ngưa ngứa thật khó chịu. Dọn cho mình bãi để đáp, tôi ngã mình nằm xuống, vươn vai một cái, xương xẩu kêu răng rắc. Màn đêm buông xuống thật nhanh, nơi đây có an toàn như ngày hôm qua hay không, chưa biết. Trời tối địch khó thấy ta và ta cũng khó thấy địch. Che dấu ẩn nấp. Địch không thấy ta mà ta không thấy địch? Chỗ để “lủi” mà nị-ron. Cái yếm đạn AK tôi vẫn mang khi ngủ cho ấm ngực, xoay người nằm nghiêng nó cân cấn. Thôi kệ mẹ nó, ráng chịu vậy. Mùi ngây ngấy lá ẩm, lá mục, cây khô, cây mục xông lên, đó là hương đêm Biệt Kích, nằm lim dim chưa ngủ được ngẫm nghĩ “hương đêm”. Mà ừ, tôi cũng có ngửi hương đêm. Mùi dạ lý nhà ai hương thơm ngạt thở. Nhà Đ-Trang đây theo kiểu nhà em có hoa vàng trước ngõ, tường thật là cao... Bức tường nhà nàng cao cách mấy tôi cũng dư khả năng vượt qua. Tuột đồi, leo núi. Gì tôi cũng học cũng đã vượt qua hết, duy có bức tường vô hình gia đình nàng là tôi chịu thua. Mà không chừng bố nàng nói đúng. Con lấy nó lấy gì mà sống? Không riêng gì tôi, những người như chúng tôi ăn bờ, ngủ bụi (không phải bụi là bụi đời) mà là bụi cây rừng rú, màn Trời, chiếu là nửa mảnh poncho, nếu có chết cũng chẳng gói hết hình hài... Nghĩ rồi thấy thương mình và tội nghiệp những người trẻ giống như mình. Mệt, không thèm nghĩ nữa, ngủ mai đi tiếp. Màn đêm còn dầy, đêm còn dài. Ngủ là khỏe thôi...

    Gần nửa đêm, ngồi bật dậy nghe ngóng, đặt súng lên đùi, với tay lấy bình ton nước, hớp một ngụm xong, mở nắp đồng hồ dạ quang đeo tay ra xem (Illuminated Numbers Watch Army Issued) nhìn những chấm lân tinh phát quang trên mặt đồng hồ, thấy một chút gì văn minh con người. Thói quen giữa đêm đen mỗi lần đi nhảy Toán. Hai chấm to, tôi lấy tay che lại (cover) đưa tận mắt nhìn rõ 12 – 2. Hai giờ đêm. Một tiếng nổ kinh hồn mìn claymore boom! Tôi nằm rạp xuống theo phản ứng, cách 5, 10 giây sau, hai tiếng nổ nữa nhỏ hơn mìn M14 (Toe Poper) Boòm boom. Nghe tiếng người rên rỉ trong gió. Như vậy chúng tôi đã bị theo dấu và theo dõi? Cả Toán lúc này đã ở trong vị thế súng hướng về Fire Zone. Bất chợt một tràng AK full auto nổ dòn, ánh lửa nhấp nháy khoảng 20 mét xéo qua hướng chúng tôi, rồi một tràng nữa, nhìn những tracer đạn lửa cách khoảng, tiếng đạn chém thân cây bụp bụp. Không có viên nào hướng về bọn tôi đang nằm im. Sau hai tràng AK đó rồi địch im bặt, ngoài trừ hai ba tiếng rên rỉ lúc to, lúc nhỏ. Bọn tôi đoán là địch chưa phát hiện vị trí Toán, vì tầm đạn vừa rồi bắn cầu may trúng thì sẽ bắn trả, trật thì thôi và nhất là để khiêu khích chúng tôi lộ diện. Bọn tôi chả ngu gì mà bắn trả, tôi chỉ sợ thằng Nở nổ nó pankick thôi, nếu cu cậu bắn trả là lộ ngay, nên tôi lấy tay chạm nhẹ họng súng nó như một nhắc nhở, trái claymore nổ vừa rồi là gài tự động, còn một trái nữa, mìn bấm, con cóc bấm mìn đang nằm trong tay Dale. Nằm đây cố mang dây ba chạc vào sợ gây tiếng động, mất gần năm mười phút, tôi mới choàng vào được. Nghe tiếng hét bên này rồi tiếng rên bên kia... rồi im bặt, chả biết chúng làm gì? Lôi kéo mấy thằng bị thương hay chết ra? Hay để đó? Có điều chắc chắn là sẽ còn vài ba thằng nằm ở ngoài đó canh chừng nhất tỉnh, nhất động bọn tôi và vài ba thằng rút về kêu tăng viện. Màn đêm vẫn còn dầy, mắt nặng trĩu mà muốn nhìn thủng màn đêm, không thấy gì hết, dùng thính giác, cảm quan như người mù mẫn cảm. Lắng tai để nghe. Hiệp sĩ mù nghe gió kêu 1m chắc cũng làm như tôi. Không riêng gì tôi, đây là tình trạng và tâm trạng chung cả Toán trước tình hình biến đổi. Một tay cầm súng, nghiêng mình với lấy bao cà-phê instant coffee loại nhỏ trong khẩu phần lương khô Ration C, dùng răng xé đổ vào miệng nhai với kẹo chewing gum để có chất caffeine cho tỉnh ngủ, ngòn ngọt, đăng đắng, khi nuốt nước bọt nó làm nghèn nghẹn cổ họng muốn sặc ho, lấy khăn tam giác choàng trùm miệng, rủi có ho cũng ngăn được tiếng, với tay lấy bình ton ra nốc một ngụm để giải thoát cái nghẹn họng, thấy dễ chịu, miệng hơi đắng vì cà-phê, tỉnh ngủ và thấy người tỉnh táo. Vẫn nằm xấp, tay ghìm súng...

    Thứ Sáu, ngày 06 tháng 12 năm 1970

    05H00? Day N+2

    Gần 5 giờ, trời còn mù mờ. Hơi ẩm, hơi sương mù giăng đầy màu trắng mờ đục, cố nhìn xéo qua phải, mẹ nó, thằng Nở nổ, nó nằm xấp như vậy mà ngủ? Không biết như vậy từ lúc nào, lấy tay khều, nó giựt mình, trạng thái bừng tỉnh vì vụ nổ giữa đêm, trở về thực tại nó biết là còn trong vòng nguy hiểm, tôi nhíu mày hất đầu hướng trước, nó hiểu ý ghìm khẩu súng XM293 mắt hướng về đầu súng. Không có màn cà-phê thuốc lá ăn sáng gì cả, kể cả vệ sinh tối thiểu rửa mặt súc miệng (lính Biệt Kích là lính ở dơ nhất khi nhảy toán), duy chỉ có tiểu tiện là theo kiểu quỳ hai gối xuống mà tè từng phát một, không dám tè na phan cả tràng. Một đêm thức trắng dã con mắt, mặt mày ai nấy trông hốc hác, bơ phờ như những tên nghiện không có thuốc. Lấy tay che miệng ngáp. Mỹ, Việt, Thượng, Nùng gì cũng ngáp. Đang bị rình rập, màn sương mù này có thể che dấu bọn tôi. Ra dấu với Danny: “Tụi mình go now”. Tuần tự khoác ba-lô vào, không thâu hồi trái mìn, chỉ tháo giây ra lấy con cóc bấm, không có thời gian để xóa dấu, sợ gây tiếng động, để thằng K-Toul mở đường, mỗi người cách nhau tầm tay đi sát nhau để tránh bị lạc. Cẩn thận từng bước, rón rén bước từng bước, nhìn trái phải trước sau. Sự thận trọng không riêng gì tôi, càng tránh xa chỗ này càng sớm càng tốt, không bao lâu, bọn chúng sẽ đến đông hơn để truy đuổi.

    Đi không biết bao xa, gần đến giờ để báo cáo với FAC

    06H15

    Toán dừng lại bố trí để gởi mẩu công điện khẩn cấp yêu cầu Triệt Xuất (Request EXFIL) Toán bị theo dõi (TR Got Tail) địch vướng mìn phòng thủ (C-M blasted). Tình trạng vô sự (T OK)

    Tôi nhìn vào S.O thấy mấy hàng chữ Code đổi sang chữ Mã số Alphanumeric, thằng Danny đang đọc để gởi đi. Cuối câu nó thêm A.S.A.P. (As Soon As Possible) càng sớm càng tốt. Bọn tôi nhận lại mẩu tin ở Command and Control là Negative – Request Denied, thêm vào đó Break contact Continute Missision Thỉnh cầu bị bác, tiếp tục thi hành công tác. Bởi vì Toán chưa bị chạm địch, Toán vô sự! Lệnh là lệnh, tôi nhớ lại câu đại ca Vinh. Thời gian ở đây ngắn hơn, bãi đáp rất khó! Rừng cây mênh mông. Nếu dùng String, phải có một vài cái hố bom, mà chỗ đó bọn tôi đã đi qua rồi. Nếu được chấp thuận cho Triệt xuất EXFIL chẳng lẽ quay trở lại, bọn chúng đang ở sau lưng. Thôi thì đi tiếp, tới đâu thì tới. Miệng lẩm bẩm như thế nhưng trong con người tôi thấy nó làm sao ấy, cảm quan mình. Nên tin vào giác quan bén nhạy nhất là giác quan thứ sáu (Sixth Senses)? Hay là nói sợ hãi đang bị theo đuổi làm mình chùn đi do quán tính? Mặt tỉnh bơ như ruồi nhưng trong bụng đánh lô-tô. Bạn có biết là hơn 50% liên hệ thông tin liên lạc thông thường con người hiểu nhau hơn là bằng những hành động biểu lộ động tác Body language. Mình không thể đọc được tư tưởng và ý nghĩ người khác. Nhưng có một điều tôi tin chắc rằng mình có thể biết được họ muốn nói gì và muốn gì, nhìn vào sự biểu lộ gương mặt và ánh mắt họ. “Ráng cẩn thận nghe chú mầy và lo cho tụi nó”. Âm hưởng câu nói đó như lập lại bên tai tôi, lướt vội cặp mắt nhìn “tụi nó” đến người cuối là anh Tư lù tôi dừng lại là vừa lúc gương mặt nông dân ấy không còn cái nét hiền từ nữa, như là sát thủ, đôi mày châu lại, cánh mũi phập phồng, thái độ anh kỳ quặc, hình như có điều gì chỉ có anh thấy, chỉ có anh biết. Anh đánh hơi được Việt Cộng chăng? Anh thấy chúng? Anh đưa tay ra dấu im lặng, một ngón tay đặt ngang môi, anh nghiêng đầu lắng nghe cái gì đó. Anh nhíu mày lại, gương mặt vẫn giữ nguyên nét bậm trợn sát thủ, nhìn qua tôi và Dale đang theo dõi cử chỉ anh, anh ra dấu hai ngón tay chụm lại, chỉ về hướng trước mặt anh. Anh đi đoạn hậu đang xoay về hướng trái, nắm tay cong lại, ngón cái trỏ ngoặc xuống đất (Địch đang ở trước mặt, cự ly gần). Tim tôi đánh thót lên, cả Toán báo động (Stealh) che dấu ẩn nấp, thu mình ẩn vào các bụi rậm khuất, thu người càng nhỏ càng tốt, những thân cây gẫy đổ nằm chắn ngang lối đi, bụi cây mọc phủ lên bây giờ là vị trí quá tốt cho bọn tôi lẩn mình ẩn nấp.

    Khoảng không gian yên lặng ấy không lâu, bọn tôi hầu như nín thở, xuyên qua các cành cây kẽ lá nơi bọn tôi nằm, ba tên Bộ đội cộng sản đang lom khom dọ dẫm từng bước, tụi Phòng chống Biệt Kích (Counter Recon Forces), hai tên ghìm AK, một tên vác trên vai khẩu B40 với cái bắp chuối, nòng súng xê dịch theo bước chân nó, lưng nó đeo cái đai với mấy trái đạn gắn sẵn mấy ống thuốc bồi, hai tên mang AK không đeo ba-lô, chỉ mang yếm đạn, lựu đạn và bình ton dây deo chéo Trung cộng, cả ba đều đội mũ tai bèo. Trước tụi này bao nhiêu tên, sau tụi này không rõ bao nhiêu? Có ống thổi lửa B40 tệ lắm cũng hai mươi tên (20), cả ba lọt ngay vào tầm bắn bọn tôi. Nằm áp mặt xuống nghe những tiếng động nhỏ nhoi bước chân người lên lá khô và cành cây mục. Tụi nó đâu phải là thánh đâu mà đi hỏng mặt đất. Một tên rẽ qua hướng bọn tôi nằm. Chơi đâu cũng vậy, chơi chỗ này dùm em, em cám ơn. Thằng này khiêu khích trước. Khoảng độ chừng năm mét, rồi ba mét. Khi nó cúi nhìn xuống, chỗ anh Tư lù. Mắt chạm mắt (eyes contact), anh Tư lù khai hỏa, không ai bảo ai, cả bọn đều nổ súng. Một mớ âm thanh hỗn độn nổ vang tiếng Rét Rét CAR15, tiếng Ton Ton Oành Oành M79 bắn trực xạ, tràng đạn vừa dứt, các họng sung vẫn còn bốc khói, vỏ đạn đồng văng vung vãi cạnh bên, chung quanh nghe tiếng Rốp Rốp, âm thanh băng đạn mới lắp và cơ bẩm đưa đạn vào buồng súng. Mùi khen khét khói thuốc đạn tôi ngửi mà ngất ngây, thấy tỉnh người ra. Bể rồi, tới đâu thì tới. Đám còn lại đâu đó lộ diện phản ứng để đáp trả lại bọn tôi từ trong các bụi rậm, tàng cây gần đấy, lửa nhấp nháy nhiều nơi, hàng loạt, hàng loạt đạn AK bay vèo qua Tộc Tộc Tộc Tộc chạm và chém. Các nhánh và thân cây gẫy nghe Xẹt Xẹt, tầm đạn cao lướt qua đầu bọn tôi thỉnh thoảng nghe Bục Bục khi chạm vào thân cây trước mặt. Bọn tôi, để đáp lễ (Exchange Fire) cả bọn trút vào những nơi có ánh nhấp nháy. AK không có loa che lửa (Muzzle Blast) như CAR15, trút hết cả băng cong thứ hai Full Auto, tiếng M79 Hà nghe Tum Tum Oành Oành liên tục đệm thêm Nở nổ dội vào đội hình địch, nhoài người sang bên trái, lắp vào một băng mới nhắm vào chỗ cũ bắn rồi bắn tiếp. Thật sự tôi không thấy thằng CS nào nữa bằng mắt, ngoại trừ ba thằng đầu tiên đang nằm sấp, nằm ngửa kia. Nhưng có điều tôi tin chắc rằng đằng sau những ánh lửa nhấp nháy từ những họng súng AK bọn chúng còn lại không còn nhấp nháy nữa, đã im bặt. Sau cái “Mad Minute” bọn tôi tận dụng mọi hỏa lực tập trung để trấn áp đối phương với những điều kiện có thể được do mình chủ động. Nhưng nếu phải ra tay “Tiên hạ thủ vi cường” Đánh nhanh rút gọn. Sau khi bọn tôi rút đi. Một điều chắc chắn, bọn nó, nếu vài tên còn sống sót cùng đám tiếp ứng khác sẽ đến chỗ bọn tôi đã rút quan sát xem xét vị trí chiến đấu. Từ đó nhìn các loại vỏ đạn CAR15, M79. Điều này chúng có thể biết! Còn bao nhiêu người, khó chuẩn xác. Đánh với tụi này, theo bài bản, theo giang hồ cũng có rồi chế biến. Thế mới gọi là “Bất Quy Ước” mà nị (Unconventional Warfare) luôn luôn thay đổi vị trí khi tác xạ một hóa ra hai, ra ba, nếu có thể làm được.

    Vì “quợn” bọn Biệt Kích gián điệp gian hiểm. Chính vì thế toán Thám Sát luôn luôn bị một chọi năm (out number) hay mười, có khi hai mươi. Một bên 80 ký địch, ta có nửa cân. Không gian hiểm sao được.

    “Phải rời khỏi chỗ càng sớm càng tốt” tôi nói khẽ trong lúc Danny lấy vội phương hướng cho la bàn để Zulu [di chuyển]. Nhìn sơ vào tấm bản đồ, chỉ mark ghi tọa độ “Từ đường vạch chỗ đóng quân đêm hôm qua và chỗ vừa chạm địch (theo phỏng đoán), mình sẽ đến chỗ này theo triền núi” Danny nói tiếp: “On Double” truyền khẩu lệnh On Double. Mọi người hiểu ý Tango Zulu – Tango Zulu. Xem xét sơ lại mình và nhìn mọi người có gì sơ sót rồi khởi hành. K-Toul đi đầu làm Point man lặng lẽ rút đi, rừng cây chằng chịt những dây leo và bụi rậm. Không thể đi nhanh hơn và cũng không thể chậm hơn. Cách xa được khoảng hai trăm mét an toàn, đi nhanh thì xa rời bọn chúng hơn, nhưng đi như thế dễ để lại dấu vết, đi chậm cẩn thận hơn đôi chút, nhưng cự ly địch theo đuổi quá gần. Mồ hôi tôi ra nhễ nhại, miệng khô đắng. Mang nặng đi cúi người khom khom, luồn luồn mà đi, sức nặng ba-lô trên mình ghì người xuống. Đi khoảng 200 mét, Toán dừng lại uống nước nghỉ mệt khoảng năm phút, mọi người uống nước cầm hơi, cái bụng trống không “Rủi có chết thành ma đói!” Lần này tôi tự nói câu nói ấy chứ không phải thằng Nở nổ, rồi lại tiếp tục di chuyển, một tay cầm súng, một tay vạch lối mà đi theo người đi trước, mắt nhìn trái rồi nhìn phải, lâu lâu nhìn lại phía sau sợ người đi kế bị lạc, thấy thằng Nở nổ vừa đi vừa thở hổn hển cũng cố cười ruồi với tôi!

    Đến một nơi tương đối có nhiều thân cây to cao bao bọc chung quanh. Chúng tôi dừng lại bố trí một vòng tròn tạm nghỉ, điểm thủ là những thân cây, Dale đặt lưng xuống ngồi dựa thân cây thở hổn hển, mồ hôi nó ra nhễ nhại, gỡ cần antenna lá lúa quấn quặp vào dây ba chạc bật thẳng lên, vói tay ra sau ba-lô mở channel, đưa ống liên hợp cho Danny liên lạc với FAC

    12H15

    FAC Đã vào vùng. Máy liên lạc gặp trở ngại (Trouble) nghe tiếng Tic Tac Tic Tac, máy nghe bị rè rè liên lạc Tiền không sát (Covey rider) không nhận được (Receiver) mất sóng (Lost Signal), có lẽ ảnh hưởng tàng cây cao. Mở nắp ba-lô ra lấy cây antenna 7 đoạn tra vào. May quá máy liên lạc được. Nó đọc một tràng tiếng Anh Encoded trong S.O.I. với những chữ số, tôi cũng lấy cuốn sổ ra ghi ghi chép chép theo bản đồ mô phỏng (Phóng bản in lớn dễ nhìn) Team Leader (T.L.) mọi việc nó làm hết (Mỹ làm việc với Mỹ) tôi chỉ là thứ chầu rìa. Theo tụ bốn cái O.D.T. Sau này làm việc với toàn là phe ta Việt Nam thì mọi việc lại khác nữa. FAC nhận được đầy đủ báo cáo để chuyển về F.O.B. nhưng chỉ biết đại loại là Toán đang ở trong khu vực khoanh vùng Recon Area (R.A). Toq1n cũng chưa xác định đích xác điểm đứng mình, không biết ở hướng mấy giờ FAC Cây rừng thượng tầng quá cao chỉ nghe tiếng động cơ từ xa nhưng bị che khuất, không thấy để nháy mắt (chiếu kính) nói chi phất tín hiệu pa-nô (Flash panel). Nhờ FAC xác định lại điểm đứng, tọa độ Toán. Danny đặt lại tấm bản đồ, những chỗ 2 – hai số, 4 - bốn số, 6 - sáu số, 8 – tám số (2= 10,000 M – 4= 1,000 M – 6= 100 M – 8= 10M) Digit Fix Numbers. Có lô 2 số (recon area) thấy rừng thưa hơn, màu xanh lá cây nhạt, cao và hoành độ thấp. Có một đoạn ghi dấu nghi ngờ là đường mòn (up date nghi ngờ là Trail) và một con suối chảy qua Box lô số 2 khác. Nhớ vội khái niệm để di chuyển, trước ngày xâm nhập, Danny đã đi bay do thám khu vực (Visual reconnaissance) và đối chiếu không ảnh (Aerial photography) nhưng có lẽ do cái trượt chân Dale té nhào. Riêng tôi cũng muốn té vì đường dốc trơn trượt, phải đổi hướng đi chếch xuống. Say một ly, đi một xị mà xỉn là thế (sai một ly, đi một dặm) dễ trệch hướng và lạc trong việc đi rừng. Có rất nhiều điều phải quan tâm, ăn uống, ngủ, di chuyển, gặp địch, tổn thất, chết - bị thương hay thất lạc và những điều khó khăn khác ngoài ý muốn. Tôi biết trách nhiệm Danny nặng nề, làm vai trò người Toán Trưởng (Team Leader), tôi nhắc khéo nó: “Mình phải Zulu ra khỏi chỗ này, FAC còn trên vùng, nhờ nó pin point”. Danny trả lời: “Tao cũng đang nghĩ thế”.

    Hai đứa đang thì thào trao đổi thì nghe vọng lại hai tiếng Cắc cùm - Cắc cùm C K Cu từ hướng gần nhất và hai tiếng nữa từ hướng xa hơn, lại thêm hai tiếng nữa. Như vậy là chữ V, mình ở giữa, nó lùa mình. Bọn chúng đã báo động, liên kết nhau để vây bủa, truy đuổi. Như vậy nó ăn thua đủ rồi! Một nhóm như vậy tệ lắm một B (Trung đội) cộng thêm râu ria đám chỉ huy lúc nào cũng có. Một C (Đại đội) là cái chắc. Trên một trăm mạng, một bài toán tính nhân trong đầu, còn phe ta có tám ngoe. Danny ra lệnh di chuyển liền tức khắc “Extra Caution” đề cao cảnh giác (Team on Double on Double), vẫn để K-Toul mở đường (Point Man). Thật là vất vả cho cả Toán, những thân cây cao to gẫy đổ chắn lối, đôi lúc phải leo qua hoặc phải bò qua các khe hở hoặc chui lòn qua. Mang ba-lô nặng, phải vạch lối len lỏi mà đi, dừng lại nghe ngóng, chưa kịp thở dốc đã vội di chuyển tiếp. Còn mấy tên địch thì trang bị gọn nhẹ, quen đường biết lối, đi ngang, đi tắt. Dễ chặn đầu, bít đít rồi giương bẫy phục kích.

    Địch bám càng lúc càng gần bén gót, những tiếng động càng lúc nghe càng gần hơn. Phe ta on double thì phe địch cũng khẩn trương, đội hình hàng dọc đang di chuyển. Hà M79 đưa tay nắm ba-lô tôi kéo lại vừa lúc tôi thấy Dale, Danny và K-Toul đã ngồi xuống, xoay mặt hất hàm về bên trái, tay Danny vẫn ghìm khẩu M79. Báo động dây chuyền. Nở, Long và anh Tư lù, cả Toán lặng lẽ ngồi rạp xuống, hồi hộp chờ đợi. Mong đợi điều không mong muốn (Expect the Unexpected!). Cũng như lần trước. May mắn là phe ta thấy địch trước (tao thấy mầy rồi...). Mấy cái áo ka-ki Nam định lố nhố, mũ vải tai bèo, AK cầm tay. Đi ngang đội hình tác chiến phe ta. Thợ săn thành kẻ bị săn (When the hunter became the hunted), Trò chơi chết người, Biệt Kích. Trong tầm súng bọn tôi với cự ly gần (Close Range) buộc lòng phải nổ. Danny vừa dứt tiếng Fire, tiếng súng nổ dòn dã kèm với tiếng M79 trực xạ trong thế bắn từ đầu gối lên đến bụng (Grazing Fire), tầm sát hại này thật khủng khiếp, đốn ngã địch dễ dàng. Bắn hết băng, thay băng khác, móc trong túi bìng ton tôi có 4 băng cong 30 viên chơi hết mẹ nó rồi, túi áo đạn AK xẹp lép, còn băng ngắn 20 viên. Tôi không bắn ngay, vói tay lấy trái lựu đạn M-26 nháy thằng Dale, nó hiểu ý lấy trái M-67 ra rút chốt. Tôi nói như thét: “On my count” rồi bung thìa, cả hai cùng làm Tách Tách “Một, Hai, Ba”. Cả hai cùng ném “Ầm Ầm”, hai cụm khói, Nở thêm một tràng full auto. Toán Biệt Kích không phải là lực lượng để tấn công, nhưng phải di chuyển hoán đổi vị trí chiến đấu. Tôi thấy hướng trái khoảng 4 mét có một mô đất hơi nhô lên và một thân cây gẫy nằm ngang đấy, tôi nói: “Nở, anh Tư theo tôi, Long, Hà yểm trợ tụi tao” Nở và anh Tư theo tôi, bất chấp những loạt đạn AK xẹt vèo về huớng chúng tôi. Tiếng súng phe ta nghe liên hồi Full auto từng chập, được cover fire cho, lên đấy chọc chéo đội hình đám con cháu “Bác”. Đội hình Toán chúng tôi hình thành hai ổ tác chiến bắn phủ vào đám địch. Đang núp ngang thân cây gẫy và bụi lùm, thấy hỏa lực địch có vẻ thưa thớt. Địch chết hay sống, tôi không biết, đang lắp băng mới vào, tôi nghe tiếng Danny kêu: “Ai dee, ai dee” I.A. Drills (Immediate Action Drills) Pilled off. Tôi nói anh Tư và Nở: “Mình rút” ra dấu thằng Nở khạc một tràng full auto rồi nó bồi thêm một trái M79, xong chạy vụt về hướng Danny, anh Tư cũng làm như vậy và liệng một trái M-67 hay M-26 gì đó, tới phiên tôi khạc một tràng nhắm vào những chỗ tôi nghi ngờ full auto, lấy trái lựu đạn, thấy trái màu đen MK3, à cái này thì ấm mình rút, tôi là người sau cùng. Ầm một cái thật ấm. Tôi chạy nhập vào đội hình Toán. Nở nổ bây giờ dẫn đầu Point man, rút theo hướng xuống chân đồi (hit and run). Bọn tôi đã tát địch. chẳng những má trái mà chơi luôn má phải. Nếu không thủ cẳng để dzọt thì nó thoi một cái là bỏ mẹ, bằng chứng vừa rồi chúng đã bung quân ra, không dọ dẫm từng hang hóc, bụi rậm để truy lùng mà ào ạt vội vã săn đuổi chúng tôi, rồi càn quét đợt sau nối tiếp đợt trước. Địch đã test thể lực chúng tôi mạnh hay yếu!

    Toán tiếp tục di chuyển xuyên qua lớp rừng cây, nơi đây cây nhỏ và thấp hơn. Đội hình dãn ra một chút và cẩn thận hơn (Extreme caution). Nở Nổ đang mở đường dẫn đầu đi được một đoạn, bỗng nhiên nó dừng lại đứng yên, một tay ghìm súng, một tay nắm tay ra dấu những người ở sau dừng lại Stop! Nở đi lùi bước lại, mắt vẫn nhìn về phía trước, lùi gần chạm Danny, nó quay đầu lại, miệng lấp bấp: “Trail! Trail!” Đường mòn! Danny ra dấu tôi và Long theo nó cùng Nở đi lên. Cẩn thận từng bước, từng bước tiến ra quan sát con đường.

    Một con đường vắng hoe thẳng tấp với nhiều dấu tích bồi đắp tu bổ. Những hố bom, những vết xich chồng chéo lên nhau, Tụi nó sửa chữa bằng xe cơ giới, xe ủi Bulldozer để tái tạo dạng nguyên thủy mặt đường? Ra dấu cho Nở bên phải, Long bên trái rút trở lại. Nhóm đi lùi vào bên trong rừng, sau khi tôi và Danny xem xét dấu vết xích thấy khả nghi. Những vết xích có lớn, có nhỏ in chồng lên nhau, có những dấu còn mới. Đang suy nghĩ trong đầu, chẳng lẽ vết xích xe tăng? Tank Track! Danny cũng đang nghĩ ngợi điều gì đó, tay nó rờ nắp túi đạn đựng máy ảnh Pen E.E. “Chơi luôn ông thầy!” Nở nổ nói âm cổ gần bật tiếng, nó nói một tràng như Sĩ quan Ban 3 thuyết trình Hành-Quân: “Trên đồi, dưới đồi, trên rừng, dưới rừng. Tụi nó đang bủa vây mình ráo riết. Đường trống trơn, tụi nó không nghĩ mình dám đi trên đó đâu, giờ này tụi nó đang lần mò trên dưới kiếm tụi mình, bị mình dập nó, báo động với nhau, cắm trại 100% đâu có đứa nào loạng quạng đi bạy bạ bắn chim, bắn cò. Tôi thấy có nhiều dấu vết giống dấu xe tăng quá”, nó nhắc lại đầu tiên: “Chơi luôn ông thầy”. Danny lấy làm lạ hỏi tôi: “What’s all about? What did he said?” Tôi trả lời: “We’ll dash on this trail. Moving fast” Tôi nhìn thẳng vào Danny như ngầm hỏi ý nó. Danny lướt nhìn tôi và Nở nổ và lướt thoáng qua năm bộ mặt còn lại rồi nó gật đầu nói khẽ: “OK, We’ll go, Extreme caution. Keep distance”. Đôi lúc có người đưa ra câu hỏi hoặc ý kiến hợp thời, hợp lúc, chí tình, chí lý. Có thể làm thay đổi sự suy nghĩ và kế hoạch người Toán Trưởng. Thằng này coi vậy mà lanh. Không có một kinh nghiệm gì đáng gọi là kinh nghiệm. Kinh nghiệm nó là ngồi lê đôi mách, nghe chuyện ở các câu lạc bộ các bậc thầy, sư phụ kể chuyện lại sau chuyến công tác hay những chuyện nhảy toán khác, mỗi câu chuyện có một chi tiết riêng, một tình huống riêng, một hấp dẫn riêng mà nó chăm chỉ lắng nghe. Thế là cả Toán chúng tôi tiến ra đường mòn, hiên ngang như chỗ không người “?”. Dẫn đầu vẫn là Nở nổ, chạy khoảng cách từ 3 đến 4 mét Marathon hay Road runner trên con đường vắng ngắt đầy những dấu hằn dép râu, dấu bánh xe tải Zin hay Hồng Hà (Trung Cộng) hay Molotova và những vết xích sắt ven đường. Vừa chạy vừa thở hổn hển, mắt láo lia nhìn hai bên bìa rừng, nhìn xuống mặt đường, nhìn phía trước giữ khoảng cách. Chạy được khá xa gần cả Klick = Kilometer, chúng tôi dừng lại, tạt ngang vào mé rừng, một số ngồi thở hổn hển, trong khi tôi phải canh cho Danny chụp vội mấy tấm hình dấu vết xích to và nhỏ, nó bấm máy liên tiếp, cái này quan trọng, yếu tố bất ngờ và may mắn bọn tôi thoát xa được như thế, chả con ma nào theo cả (con đường xưa em đi) mà bọn tôi dám đi, Bọn tôi khôn? Hay bọn tôi dại (liều lĩnh). Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết cũng chết, không biết cũng chết. Thử đi nhảy toán đi! Sống là nhờ “may mắn”. Bạn tin điều này chứ? Theo phương hướng đã định trước xuống dãy đất thấp A- đến A+ giữa dãy yên ngựa dễ qua. Một dãy đồi nhìn theo bản đồ, nhưng bọn tôi đã lỡ Marathon trên đường gần cả cây số. Khi ngừng để thở, xem lại bản đồ thấy chi tiết na ná, chẳng lẽ đi theo góc độ chiều dài đã băng qua đường mòn, nên không xê dịch mấy? Cánh rừng bên đây con đường mòn thưa hơn và sơ xác với dấu tích bom cày, mấy cái hố lởm chởm, cây cháy nám, trơ gốc, nhìn thấy chút nắng le lói, đi khoảng 300 mét, thấy một vị trí tương đối thoáng. Danny chọn chỗ này Pinpoint cho FAC thấy dễ, xác định vị trí Toán. Để Toán định lại (confirm) vị trí mình cho chính xác. Thiết lập một vòng tròn để canh gác. Danny và Dale liên lạc với FAC. Dale bật cần antenna lá lúa lên, mở máy để liên lạc, còn nhiệm vụ tôi là nháy mắt” (chiếu kiếng) signal mirror, tôi lấy trong túi áo ra cái kiếng chiếu 6” x 4”, tháo sợi dây choàng ở cổ ra để dễ lia. Loại Signal mirror ở góc có một lỗ nhỏ, tôi luồn sợi dây để đeo cổ cũng như La bàn, Pen flare và Strobe light. Nếu đem ra một chùm cà tha tôi để hộ mạng chưa kể lá bùa hai mâu Pink and Orange Flash Panel (Biểu Tín hiệu hai màu hồng đỏ và hồng cam pa-nô) tôi nhét túi quần hông (cargo pocket). Nhiều người đã nói về kiếng (kính) chiếu rồi, tôi xin nói thêm một chút xíu thôi. Kính loại thông thường, phổ thông là kiếng phân kỳ. Khi trực diện với ánh sáng, nó phản chiếu (reflected) ánh sáng phát quang với một góc độ càng xa càng nghiêng dần và biến thể, không thẳng. Khi gặp ánh sáng mập mờ hay khác góc tiếp nhận thì nó càng tệ hơn (kính dùng để soi mặt đấy mà). Tóm lại phải có ánh sáng nó mới phát quang. Còn kiếng chiếu (signal mirror) là kiếng hội tụ, ở giữa có vòng tròn để nhắm White dot center, chung quanh vòng tròn là Grid Center khi bắt ánh sáng, ánh nắng nhiều hay ít vẫn phản chiếu (reflected) phản quang nhấp nháy đủ cho Pilot từ phi cơ thấy điểm nháy kiếng giữa khu rừng. Ghi nhận và chỉ dấu (recognizing and indentifying). Nghe tiếng động cơ từ trên cao, nhìn lên chiếc OV-10 Bronco, chiếc này thì quá đã, có thể bao vùng từ 3 đến 4 giờ đồng hồ. Mấy em răng đen mã tấu gọi là máy bay dọ tám gián điệp, máy bay chuồng lợn (Pig pen) nhìn sao nói vậy. Máy khung hai đuôi. Rõ cán ngố.

    Chiếc OV-10 đang đảo vòng, tôi lấy ánh nắng rồi nhấp nháp kiếng. Danny nói với FAC Covey rider: “9 o’clock”. Hướng 9 giờ bên cánh trái, Pilot chuyển hướng bay, Danny nói: “12 o’clock” hướng 12 giờ anh (đầu mũi máy bay) kiếng tôi nhấp nháy lia lịa và tiếp đó không lâu, Danny nói: “Bingo Bingo” khi FAC ngang trên đầu bọn tôi và rồi lướt vụt qua. Thế là xong pinpointect, tôi choàng sợi dây vào cổ và nhét kiếng vào túi áo, trong thời gian làm việc ấy, Danny đã soạn công điện khẩn cấp để Covey rider chuyển Urgent về Command Control Transmit signal (Spot Report) Phát hiện high speed trail, đường vận chuyển mọi phương tiện kể cả đi bộ. Ground Photograph đã chụp hình ghi nhận Tank tracks dấu vết xe tải và tăng. Signal of distress. Toán trong tình hình nguy ngập. Request immediate Exfil – Respect Exfil ASAP. Thỉnh cầu Triệt xuất gấp. Càng nhanh càng tốt.

    Thật nhanh và gọn, tất cả đều mã hóa Encode. Bọn tôi được Covey rider thông báo là “Positive” chấp thuận và ở nhà CCN đang Trip Alert. Quick to perceive act (hành động ngay khi có lệnh). FAC thông báo còn 5 phút nữa phải rời vùng để Refuel xăng, trở lại. Hướng dẫn điểm Rendez vous (direction found suitable P2 pick up zone cho Toán Exfil) Toán đi về ngọn đồi hướng Bắc để được triệt xuất, khoảng một cây số rưỡi (klick and half). Toán chờ và may mắn (good luck) rồi FAC rời vùng.

    Bọn tôi thở phào nhẹ nhỏm, nhẩm tính thời gian FAC về đổ xăng và trở lại cộng với Hợp đoàn trực thăng, sớm nhất cũng 2 giờ, nếu là mọi sự êm xuôi. May mắn cho bọn tôi như hai tiếng Good Luck. Máy bay đâu có gắn sẵn trên mây, khi bọn chúng tôi cần thì gỡ xuống! Điểm chính là thời gian Time was the essence.

    13H45

    Nhìn đồng hồ đeo tay 1 giờ 45 phút, trở lại một thoáng lặng yên, bao gian lao mệt nhọc nguy hiểm vừa mới vượt qua, nhìn ai cũng thấy bình thường. Thấy bụng hơi cồn cào đói. Đội quân nào cũng tiến bằng cái bụng và cái bụng nó to hơn cái đầu! Sẵn hai cái hố bom cạnh nhau, tôi bàn với Team Leader Danny: “Tụi mình chow chow nhé” rồi dzọt, không riêng gì nó, chả có ai ý kiến hay ý ruồi gì cả. Lót nhẹ bụng rồi đi tiếp 1 klick rưỡi hướng A+ đến điểm Render vous để pick up quá đơn giản, mọi người đồng ý OK, bọn tôi tách làm hai toán, nửa ăn nửa gác trong vòng 15 phút.

    Chưa kịp nhìn quanh quất để chia hai mặt gác cho toán B tôi, chưa ai tháo ba-lô ra thì ôi thôi, từ đâu hai hướng, hàng loạt, hàng loạt đạn đan chéo nhau vào mà tâm điểm là bọn tôi bay tới tấp như mưa, tiếng cây gẫy răng rắc, đất cát văng tung tóe, những nhánh lá cây bị đạn đạo chém rớt rơi rụng cùng với những tiếng la hét để cướp tinh thần chúng tôi: “Biệt Kích, Biệt Kích hàng đi, hàng đi đi! Hàng đi đi”. Bỏ mẹ rồi. Địch thấy ta, ta không thấy địch là lãnh đủ? Bọn này không biết từ đâu mà nhanh thế? Nhất là đám dưới rừng bên phải, tiếng la hét nghe quá gần, vừa bắn vừa la theo kiểu xung phong. Bọn chúng vừa bắn vừa túa ra như bầy ong vỡ tổ, lấy thịt đè người, chẳng có ngụy trang lá cây, lá cỏ gì cả? Những lằn đạn như thế không thể gọi là vây bắt Biệt Kích, mà tràn ngập để tiêu diệt, rồi bện phát. Tụi nó định chơi thẳng tay, thẳng chân để phục hận.

    Không thấy, không bắn. Địch thấy ta, ta thấy địch. Nổ! cả khung trời âm vang đạn nổ, mạnh ai nấy bắn Fire at will. Fire at will. Shoot any thing is move. Wast’em kill VC. Kill VC. Danny la lên như khẩu lệnh. Nổ bên trái, rồi nổ bên phải, tôi cũng la to cho lên tinh thần: “Thấy thằng nào, bắn thằng đó...” Lúc này bể rồi, không có thì thào, thì thầm gì cả, mầy nè la to hét lớn gì tùy thích.

    -Đ... Mẹ! Chết mầy chưa... Chết Mẹ mầy nghe con...

    Mỗi tiếng ĐM như thế là một án tử cho một tên “Sinh Bắc, tử ở đây...” (chưa vào Nam), tôi nhìn anh Tư lù và Nở nổ chửi ĐM không ngớt, thêm vào Dale Wast’em. Wast’em. Đ Mẹ, chết mẹ mầy nè! Một tên chạy lại nhất ôm khẩu CKCu với lưỡi lê ba cạnh bật ngửa ra sau, chiếc nón cối có hình ngôi sao rơi ra lăn lông lốc.

    Cũng trong khoảnh khắc ấy, không biết bao lâu. Tất cả im lặng, thoảng mùi thuốc súng khen khét. Địch yên để dở trò gì kế tiếp, tiếng lên đạn lách cách thằng Dale làm tôi nhìn lại, nó nói: “Some day you eat the bears and yes! Some day the bears eat you” tạm dịch như câu Cá ăn Kiến. Kiến ăn Cá.

    Từ hố bom bên kia, Danny với một quyết định dứt khoát ra lệnh tất cả bỏ ba-lô, chỉ mang theo đồ cần thiết. Bọn tôi hiểu ý, vừa dòm chừng, vừa bươi móc ra những gì cần thiết, tháo cuộn dây Thụy Sĩ ở hông ba-lô móc vào khoen dây ba chạc, lấy mấy băng đạn 20 viên túi sau ba-lô nhét vào hai túi bình ton đeo trước bụng xẹp lép, anh Tư trút ngược ba-lô rơi ra cục pin dự trù cho Dale thay vào máy PRC25, tôi móc hai bình ton đầy nguyên trong ba-lô thay vào hai bình ton trống, nhét thêm một bịch lương khô Việt Nam PIR (Packet Indigenous Ration) vào túi quần hông (Side Cargo Pocket). Kéo chéo sợi dây túi mặt nạ (Gas Mask) đưa trái mìn Claymore trên nắp túi ba-lô cho anh Tư lù. Thế là xong, bọn tôi làm trong thời gian ngắn nhất. Bên toán Danny cũng thế, thảy ba-lô lên miệng hố bom, một đống bốn cái. Bọn tôi chờ lệnh là phóng người lên dzọt. Hướng đã biết trước rồi. Hướng rút là hướng đạn địch bắn dầy. Có nhiều người hay nói đùa cho vui, hoặc châm biếm câu: “Nó con Hổ trước ngực, con thỏ sau lưng” Theo tôi thì đúng với bọn tôi lúc này. Với ưu thế, móng vuốt, sức khỏe đầy đủ, chúng tôi là Hổ dữ xé nát con mồi. Nhưng lúc yếu thế, chúng tôi phải luồn lách, bôn tẩu như thỏ. Thùng thủ, cù lũ dương mà nị!... Nhu rồi cương mấy hồi. (Beat Feet) Running from Danger, bỏ ba-lô rồi thấy nhẹ người mỗi bước di chuyển, như bay bổng trên mặt đất, nhưng thấy cái gì trông trống sau lưng, mang nó quen rồi thấy âm ấm như có cái gì che chở đằng sau, cũng như cái áo yếm đạn AK bây giờ trống không xẹp lép, bỏ băng ngắn 20 viên tuột luốt xuống phía dưới, móc ra khó, nên tôi vẫn đeo cho ấm ngực, đỡ đạn thì không rồi đó. Dale đã gài ngòi nổ giờ cho mìn Claymore (Set time delay). Bên Danny thì Long làm việc ấy. Sau khi bọn tôi dzọt khoảng 10 – 15 giây là ầm ầm hai tiếng. Một vài tràng AK từ hướng sau lưng bắn tới, nhờ vậy Toán di chuyển lẹ hơn, anh Tư khỏi phải xóa dấu nữa. Rồi chơi theo kiểu times delay, hai tiếng nổ cách khoảng nhau mìn claymore đằng sau bọn tôi, có chết con ma nào không, tôi không biết. Đấy là cách để trì hoãn địch săn đuổi, có thể đạt hiệu quả cao và cũng có thể không!

    Chạy được một đoạn, bọn tôi chạy chứ không lần mò đi. Rừng quá xơ xác vì ăn bom nên thưa, khoảng cách nới rộng ra cách nhau ba bốn thước. Khi bọn tôi dzọt, đạn địch cứ bắn vói theo cầm canh nhất là hướng Tây trên đồi. Khi bọn tôi dừng lại để gom bi Toán lại để định hướng và để thở. Tôi hỏi Danny: “Bây giờ mình phải làm gì? Không bao lâu nữa địch tràn ngập bọn mình Over Run. Mình bị Over Run và Out Number. Địch đông như ong vỡ tổ” Danny điềm nhiên trả lời: “We’ll follow the planned. Cứ theo kế hoạch đã soạn sẵn. Plan B Back up to Plan A” Tôi nghe lạ, tôi không hiểu: “I’ve don’t got it! No No a method for accomphishing some thing... Mình phải hoàn thành công tác này dù chỉ còn... Một người. Tình hình tồi tệ xảy ra. Mình split up Team A alpha và Team B bravo” Danny bảo Dale tháo ba-lô giao máy AN/PRC25 cho Danny: “Mình gom Toán lại. Nếu tình hình khả quan như kế hoạch ở nhà đã tính. Tôi nể phục Danny, bất kể tình huống nào cũng stay calm. Tỉnh queo như ruồi. Dale vẫn ở toán tôi, anh Tư lù hoán đổi với K-Toul. Danny nhắc hãy mở máy AN PRU10 để sẵn sàng liên lạc Walky-Talky và Ground to Air.

    Lại một lần nữa tiếng súng vang động từ hướng trái phải và sau lưng, có tiếng từng tràng âm thanh nghe quen như là RPD hay RPK gì đó đệm thêm. Vậy là tụi nó tấn công toàn diện (Full scale Attack), đạn đạo hướng về chúng tôi như mưa bão, may nhờ mấy cái hố bom che chở như một công sự phòng thủ thiên nhiên. Địch hướng trái từ triền đồi đánh tạt ngang xuống để giăng bẫy chúng tôi vào Ambush size, tôi thầm nhớ lại trong bản đồ đã check qua hướng con đường mòn. Cách hai ngọn đồi một cao và thấp là con suối. Đây là tử lộ bọn tôi, chúng muốn lùa chúng tôi xuống ngõ cụt! Chưa nói đám từ sau lưng và đám mới từ cánh phải. Cửa nào cũng là cửa tử (Killing Zone). Địch luôn vây khốn kiểu chữ U (U Sharp) hay gọi là gọng kềm hay kiểu chữ C (C Sharp), chứ chẳng bao giờ hình vuông hay tròn cả, chả lẽ vây hình vuông hay tròn. Địch với địch bắn nhau à? Chỉ có một hướng duy nhất, lấy tử lộ làm sinh lộ mà đi. Đấy là hướng đạn đạo địch bắn. Bằng mọi cách, chúng tôi phải thoát ra chỗ này, gọng kìm địch đang dần dần siết chặt, khoảng cách nhau không đầy 10 mét. Hai toán chúng tôi, mỗi toán bốn mạng đang tụm nhum trong hố bom. Đạn địch bắn mù trời, đạn sớt qua đầu bọn tôi vèo vèo nghe rợn người. Vị thế chúng tôi cao hơn đám sau lưng và đám cánh phải nhưng thấp hơn đám cánh trái ở trên. Bị Pined-Down, coi như cua rụng càng. Lâu hơn một chút, chúng tràn tới. Toán coi như xóa sổ! Tức mà không dám ngóc đầu lên sợ bể gáo dừa. Nhích họng súng lên một chút khỏi đầu hơn một chút mà ria, coi như đáp lễ. Thấy địch đâu mà nhắm! Cái khăn tam giác quấn trên đầu cho ấm mỏ ác, ngăn gió sương, chứ đâu phải khăn bùa mà đỡ đạn. Bọn tôi nhìn nhau trong tuyệt vọng... chả ai làm được gì khác hơn. Hope for the Best. Cầu một phép nhiệm mầu?

    Tiếng rè rè trong máy AN PRU10 đeo trên dây ba chạc stabo tiếng Danny báo tôi và Dale rõ là FAC đang vào vùng với đầy đủ kiện hàng (With all Packages). Lúc bị Pined-Down, nó cũng tè gọi máy báo Toán trong tình trạng nguy kịch (Distress call) với tín hiệu báo nguy (A Signal of Distress-Prairie-Fire) thảo nguyên lửa Prairie fire, tín hiệu cấp cứu khẩn cấp. Danny Beacon (A radio transmitter emitting Signal for guidance to any Aircraft) cho bất cứ máy bay nào bắt được tín hiệu cấp cứu này. Và trong thời gian này, FAC đã vào vùng trở lại với một hợp đoàn. Khu trục, phản lực, gunship (All packages). Lúc này nhìn lên khoảng trống trên đầu, tôi thấy ánh bạc chiếc Bronco OV10 đang khạc mấy trái hỏa tiễn 2.75 W.P nghe ầm ầm với mấy tràng M60 (Chỉ có OV10 là có đồ nghề) Light Attack and Observation Aircraft, thêm mấy trái 2.75 Wee Pee nữa để địch hoảng. Hỏa tiễn khói đánh dấu mà địch cũng tê khựng lại, nhìn đất thì ít, mà nhìn lên trời thì nhiều vì sợ ăn bom. Nhờ thế mà bọn tôi mới ngóc đầu lên nổi. Anh Tư lù theo lệnh Danny thảy ra một trái lựu đạn lân tinh (White Phosphorous WP) để đánh dấu Toán, dùng khói màu vàng M18 khói bốc lên tà tà, không nhanh bằng lựu đạn lân tinh WP, tích tắc sau mấy giây, một tiếng nổ ầm nháng lửa, khói trắng cuồn cuộn bốc nhanh lên cao. Bên hố bom bọn tôi, Dale cũng thảy ra một trái lựu đạn lân tinh WP ra thật xa, thêm một tiếng nổ nữa và một cuộn khói trắng bốc lên cao. Bọn tôi thường gọi là Mini Napalm. Lúc địch tấn công, ta phản công hữu hiệu, mấy thằng chết ngay không nói, mấy thằng chưa chết bị chất bột lửa lân tinh bám vào người, bột lửa xanh cháy tới xương, dụi không tắt vì chất Phosphorous gặp không khí nên cháy dữ thêm, nên tiếng người bị phỏng và bị thương la hét kinh hoàng đến rợn người. Mấy em răng đen mã tấu khác ê càng ngay. Danny đang liên lạc máy để nhờ Close Air Support. Sau khi đánh dấu khu vực Toán với RAC Covey Rider. Cả bọn tôi cũng thế, ngước lên nhìn cứu tinh Life Saver, hai en “Sandy” call sign A1 Skyraider dùng để yểm trợ SOG và STD. Cái này thiệt đã, A-1! Mang bom đạn nặng hơn thân nó, chậm mà chắc, đánh thì khỏi chê. Thấy tôi nhô đầu từ vị trí từ bên hố bom. Danny đưa tay vẫy, miệng nó nhấp nháy gì đấy, tay nó cầm Handset đưa lên, tay chỉ vào ống Combiné ngụ ý kêu tôi nhào qua hố bom bên nó. Giao Handset cho tôi rồi Danny nói to: “Slow Mover Air Force Việt Nam (AFVN “Không Lực Hoàng Gia Giao Chỉ”) Tao đã nói với FAC Cocey Rider vô thẳng tần số hỗ trợ Supplement Channel (SC), mầy request và directing cho tụi Sandy A1 to follow a Certain Course”. To request and Instruct with authority. Bây giờ là lúc tôi làm việc với phe ta, xưng danh hiệu (Call Sign) Fox two D.E. với mấy bạn khu trục Ground to Air. Tiếng Tây thầy Lê Bá Kông với tiếng ta, tôi trộn lẫn gần như bạch văn, tôi chỉ dấu hai cái Double Blossom Hoa nở (Lựu đạn lân tinh WP) còn bốc khói. “ChoAzimuth góc giữa vòm center với Bình tuyến góc phương vị. Toán bọn tôi là North, từ hướng Tây Nam S.W và Đông Nam S.E. là tụi nó. Lấy từ tâm đánh ra. Có bao nhiêu, các anh chơi hết. Roger and out”. Họ nhận rõ và tôi nghe Five by Five rồi. Phi Đội Khu trục liên lạc với nhau lấy Pass Box hay gì đó. Cái này tôi không hiểu, hỏi bên Không Quân.

    Thật là hấp dẫn, nghe tiếng động cơ cánh quạt từ trên cao đâm bổ nhào xuống lướt qua đầu bọn tôi, theo sau là hai tiếng nổ vang trời bom Bluster 250 cân Anh, đất cát bụi tung bay ngập trời. Chiếc đầu tiên đảo vòng thì chiếc thứ hai đâm bổ xuống, thêm hai tiếng nổ nữa. Cứ thế hai anh chàng Pilot Giao Chỉ nhà ta nện bom rầm rầm ra xa tận mí rừng. Hết Bluster đến Napalm, lửa ngập trời đang thiêu đốt bọn địch luôn cây cỏ, các cụm lửa khói bốc lên cao. Hết bom rồi đến đạn, họ đảo xuống thật thấp, không thể thấp hơn nữa xạ kích bằng đại bác 20ly (Cannon 20mm). Tôi thấy nón bay màu trắng bên trong phòng lái (Canopy) anh chàng Pilot- Cowboy - Chịu chơi, nhất là sau đuôi chiếc Khu trục AD-6 này có sơn hình chữ nhật lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Tôi nhìn thấy tự hào nhưng không dám đưa tay vẫy chào anh Pilot sợ ăn đạn mồ côi việt cộng. Bao nhiêu bom đạn trong thoáng chốc trút hết rồi. Hai Sandy cũng phải rời vùng sau khi lắc cánh chào từ biệt bọn tôi.

    Mời bạn đọc đoạn này. Người Mỹ đã nói gì về họ, Những người Lính Không Quân lái A-1 Khu Trục cánh quạt: “The Sky Raider Pilot never drop boms. They just delivered the Packages Right on the VC address” tạm dịch: Các Phi công Khu trục Việt Nam không bao giờ thả bom. Họ đưa bom thẳng vào vị trí địch. “Late in the war, two Squadrones of AFVN (A-1 Sky Raider) based at Danang and Pleiku. Flew support for S.O.G. S.T.D. and like the incredible King Bee. Crews prove themselves Brave and Capable under the most dangerous demanding circumstance.” tạm dịch: Khoảng thời gian từ năm 1970 trở về sau. Hai Phi Đoàn Khu trục A-1 Sky Raider Không Quân Việt Nam đóng ở Đà Nẵng và Pleiku đã yểm trợ cho S.O.G và Nha Kỹ Thuật (S.T.D.) giống như các bạn họ King Bee 219. Họ đã chứng minh lòng quả cảm và khả năng điêu luyện tuyệt vời để đáp ứng trước mọi tình huống cực kỳ nguy hiểm.

    Riêng cá nhân tôi. Tôi nể phục và quý trọng họ. Nghề nghiệp bọn tôi là đi vào cõi chết đã đành rồi. Nhưng trong đó có sự đóng góp và hy sinh anh em bên Không Quân Việt-Mỹ không hẳn là ít. Thời đại lúc bấy giờ không có gì Hitech cả. Quan sát bằng mắt thường Pilot và bằng tất cả kỹ năng, kinh nghiệm và lòng can đảm [của] một Phi công chiến đấu.

    Tôi và Danny ngồi nghiêng mình nơi miệng hố bom, lúc thảy lại cái handset cho Danny, sợi dây bị xoắn nên Danny chụp hụt, tôi vừa khom người xuống định vói tay nhặt lấy handset. Từ một hướng đâu đấy, một viên AK hay CKCu mồ côi xớt qua đầu tôi nghe một tiếng “Cụp” trên vai Danny. Không phải đạn trúng nó mà trúng trên đầu máy AN/PRC25 gắn cần antenna, máy để trong ba-lô, Danny mang ngồi dựa lưng vào miệng hố, trồi lên để lòi một lỗ màu nhôm trắng aluminum lộ với màu xanh olive màu sơn máy. Cả tôi lẫn nó hú vía. Tôi lật đật nhảy vọt trở về hố bom cũ. Đạn địch nổ liên hồi. Tôi thấy có một mình thằng Nở nổ trong hố. Thì ra trong lúc tôi qua Danny để liên lạc với A-1, do sự điều động Danny liên lạc URC 10 với Dale, nên bọn tôi tách dần ra hai người một hố để tránh thiệt hại Defensive perimeters thiết lập vị trí phòng ngự. “Incoming, Incoming” tiếng la Dale, bên cánh trái hố tôi. Ánh lửa xanh xẹt vèo ầm ầm đàng sau bọn tôi và trước mặt hai quả B40 vừa chạm nổ, đạn không trúng mà các mảnh vụn đá đất văng trúng nghe Bịch Bịch. Mẹ nó, yên lặng có một chút, giao động ngay. Tụi nó ăn bom vừa rồi không chết hay sao? Hay lớp khác tràn lên? Thêm một ánh lửa nữa, thằng Hà la lên: “B40”, rồi cả đám thụp người xuống, nghe tiếng Ầm vừa xong. Bọn tôi ngóc đầu lên bắn trả theo kiểu đánh võ tự do.

    Nghe tiếng xé gió từ đâu đó trên cao, nhìn lên thấy một cục đen thui rồi một cục nữa từ trên đầu lướt qua. Tiếng xé gió rít nghe rợn người cộng với tiếng động cơ phi cơ phản lực đâm xuống nghe nhức óc. Ầm Ầm hai tiếng bom nổ, đất như rung rinh. Fast mover Phản lực đã vào trận F hay Phantom gì đó, nhìn thấy na ná. Bay lẹ quá, đâu có tà tà như Khu trục, tụi nó đang cover cho bọn tôi theo sự chỉ dẫn FAC. Danny liên lạc bằng máy URC 10 Ground to Air. Sau một loạt bom nổ, bọn tôi nhào ra khỏi hố bom, từng cặp đôi như thế nhảy cóc, cách năm mươi thước hay hai chục thước có hố bom khác là nhảy vào đó cố thủ bắn trả. Khu vực này lúc trước là chỗ đóng quân gần cả Trung Đoàn địch xâm nhập. Bị đánh bom liên tục, căn cứ này gần suối nên chạy đâu cũng thấy toàn là hố bom, rừng cây cũng vì thế mà thưa thớt. Bọn tôi làm thế thì địch cũng làm y chang. Sau mỗi đợt bom, chúng cũng tràn lên khỏi miệng hố và dí rượt theo chúng tôi bén gót (mặc đạn bom quân thù thét gào) một phần một bài ca bọn cộng sản xâm nhập đường mòn HCM.

    Bằng mọi giá để triệt tiêu chúng tôi cho bằng được. Địch chấp nhận mọi thiệt hại tổn thất nhân mạng. Bộ đội CSBV ở Trường Sơn mạng người như lá rụng. Victory at all cost. Giá nào địch cũng không care. Nhìn qua thằng em, thấy nó ngồi co rúm thâu mình trong hố bom, mặt mày đầy đất bụi, tôi xáp lại gần. Tay nó cầm súng mà run run. Tôi biết nỗi sợ hãi đang ở trong con người nó. Thú thật, tôi cũng chẳng khác gì hơn, nhưng cố làm như vờ đi, đặt sự sống vào niềm tin. Những gì chưa đến, đến. Đến rồi và qua đi. Con người mà, ai mà không sợ chết, nhưng tuổi trẻ thường tin ở sự sống và định mệnh. Nên tôi suy nghĩ một cách tích cực rằng: Những điều tốt đẹp khác đang đợi mình. Để thay thế nỗi sợ hải bằng quan tâm. Nếu lo lắng quá dẫn đến sự căng thẳng quá mức, làm mình bấn loạn đi, đấy cũng là cách cổ võ, trấn an cho cả chính mình.

    Nở hỏi tôi: “Máy bay (Click) đến chưa anh? Sao em thấy lâu quá...” Lần đầu tiên nó gọi tôi Anh và xưng Em, tánh nó hơi bướng (láu cá cọp), luôn luôn xưng tôi với mọi người, mọi cấp. Cho có vẻ ta đây là người... lớn! Tôi trả lời: “Tụi nó đánh dọn bãi clear sạch sẽ cho mình Chẩu” Extraction. Tôi nói qua chuyện khác: “Mầy ngầu thật” tôi khen, nó cười nở miệng. Nhìn hướng tác xạ nó thấy năm sáu em nằm xấp, nằm ngửa, nằm co quắp, nón cối, nón tai bèo, súng đạn vương vãi. Chiến tích nó. Chung quanh Nở đầy dẫy vỏ đạn đồng và mấy cái vỏ đạn M79. Hỏi Tổ Quốc Việt Nam đòi hỏi gì nơi một người Lính chưa tròn mười tám tuổi?

    Bom rơi, đạn nổ. Mặc kệ. Tới đâu thì tới. Tôi lấy ra một thỏi kẹo đậu phộng trong bao P.I.R. nhai cho đỡ đói, trong bụng có cái chó gì từ sáng cho đến giờ. Chất ngọt thấm vào từng vị giác thấy dễ chịu.

    “Ăn đi mầy, để rủi có chết, miệng vẫn còn thơm mùi đậu phụng!” Tôi đã lây tánh Nở rồi đây. “Ừ đỡ hơn ma đói: Nói xong, nó nhai nghe rôm rốp. Nhìn những bao đạn vơi dần, tôi lấy cái bình ton bên hông còn đầy nước. Hớp một ngụm rồi đưa nó: “Uống rượu ly bôi! Mầy Nở” “Ông cũng biết Võ Đông Sơn Bạch Thu Hà à?” Tôi cười và lái sang chuyện khác, dứt cái này: “Tụi mình về tha hồ mà nhậu” Nó đùa theo: “Nhậu say chết... khỏi trả tiền” Tôi biết nó nhậu mau xỉn lắm. Ra điều ta đây là Lôi Hổ - Biệt Kích, nhưng khi nó nhìn chai bia B.G.I. Con Cọp, nó trợn mắt, cái chai to hơn nó! Sợ nên uống 33 nhỏ hơn. Nó đâu biết 33 nặng độ hơn Con Cọp. Nó cũng loại máu O như tôi. Bọn tôi đi nhảy toán ghi tắt M.L.O ở nắp túi trái và nắp túi quần sau phải để biết máu loại gì. Khi bị thương được cấp cứu. Mấy người máu O uống rượu mặt mau đỏ như Quan Công ngồi ghế đẩu.

    Mặc dầu bị trận mưa bom A-1, bây giờ đến Jet, không cách nào tiêu diệt hết. Một số cũng có chỗ ẩn nấp tốt nhờ hố bom. Hố bom che chở cho bọn tôi, thì hố bom cũng che chở cho địch. Địch nhìn trời lâu thì bọn tôi đỡ, nhìn đất thì đạn bay tới tấp về chúng tôi như mưa. Mỗi lần nghe tiếng xé gió bom hay tiếng rít Phản lực là địch yên trong khoảnh khắc ấy. Bọn tôi dùng cái khoảnh khắc ấy để dzọt. “Pill Off” Tiếng Danny la to Pill Off. Bọn tôi nhảy ra khỏi miệng hố bắn yểm trợ nhau, chồm lên vừa chạy vừa xoay người bắn trả lại phía sau. Địch quá gần, quá sát. Đang cắm đầu cắm cổ chạy. Tôi như bị trâu húc, bao nhiêu trọng lượng cộng vào khối sức lực K-Toul đâm nhào vào tôi, hất tôi té ngửa giống như đánh đô vật. Một tiếng “Phụt... Ầm” Như sấm động, đất cát tung mù trời, Quả B40 vừa chạm nổ, tôi và K-Toul nằm thẳng cẳng. Một miểng thép chém lướt cổ giày Map, sức ép ống quần trái rách te tua, ran rát ở cổ chân, máu chảy đôi chút vì trầy xướt. Nhằm nhò gì, cái giò còn nguyên. Cái phụt như muốn hất tôi, nhấc bổng chân lên, một mảnh nhỏ xuyên qua áo yếm AK, thấy hơi đau, đưa tay sờ và dùng tay rút ra. Một mảnh nhỏ như đầu ngòi viết máy. Cái này vô một lóng tay là “Ngộ xẩy!” K-Toul miệng mồm đỏ ối, vì lo cho tôi, K-Toul khi nhào xấp xuống, lúc ngã dập má môi chảy máu, áo trúng một vài mảnh nhỏ nơi vai và tay nhưng nhẹ thôi. K-Toul nhe răng nhìn tôi cười! Không diễn tả được gương mặt nó lúc ấy, thấy buồn cười và rờn rợn. Tôi với nó lồm cồm ngồi dậy sau quả B40 bắn hụt đó. Thấy bọn tôi sống nhăn, thằng Danny vẫn hỏi khi chạy ngược trở lại “You guy OK?” tôi gật đầu trả lời: “We’re Good! Dee – Dee - Mao” Nở nổ nói: “Ông thầy có bùa hả?” Tôi không trả lời. Sợ gần chết Hú hồn Hú vía. Nở lượm khẩu CAR15 lên đưa tôi. Ba chớp, ba nhoáng, chưa hoàn hồn, bốc nhằm nòng súng nóng hổi, ngón cái và trỏ bàn tay phải bị bỏng, may nhờ có bao tay da. Bị có bao nhiêu đó. Danny nhìn tôi cười ruồi nói: “Not a good day to die. Now they have you surrounded and you have to fight for your life, you must keep moving, if you keep moving, you stand a chance” Rồi ra dấu On Double chạy, nhìn lại lưng nó. Vậy là cái ba-lô máy hư, hủy rồi liệng luôn nên chạy lẹ dữ.

    Sau mấy đợt dội Cluster bom, CBU bom, địch vẫn tràn lên bám gót chúng tôi. Hết lớp này đến lớp khác, hết hướng này đến hướng khác. Chúng tôi tung lựu đạn bắn trả, địch vẫn tràn lên, thấy đây đó nón cối, nón tai bèo lộ ra không ngụy trang gì cả. Số đạn chúng tôi mang theo vơi dần đến con số 0.

    Tôi nể? Tôi phục bọn chúng... nhưng sau đấy tôi hiểu ngay câu “Nắm chặt thắt lưng lưng địch mà đánh” thì ra chúng sợ trối chết, chạy dạt ra là làm mồi cho bom CBU, bom Cluster và nhất là bom Napalms bom lửa. Chỉ có con đường sống là chạy dạt nhập vào đám bọn tôi, càng gần càng tốt với ý nghĩ rằng bom không bao giờ đánh vào vị trí chúng tôi!

    Nhưng bọn chúng đã lầm to

    The Last Stand

    Điểm cố thủ cuối cùng Toán Alaska. Địch càng bám chặt hơn, gần hơn. Chúng tôi bị over run tràn ngập. Nhìn đâu cũng thấy áo ka-ki Nam Định. Bắn, tung lựu đạn không dứt, người như thấy nhẹ đi, các bao đựng đạn hầu như gần hết, chỉ còn một băng ở súng và một băng trong túi hông, còn lại là mấy cái bình ton... đựng nước! Mẹ nó, cây P38 nó rớt mất hồi nào khi nhìn thấy Dale và Danny lên đạn cây Browning HP 9mm, Hà giữ M79 cạnh bên, mấy bao bình ton đựng đạn trống không, hai sợi dây Bandolier đeo chéo là 12 trái, bây giờ còn thấy cộm có hai quả đạn. Chúng tôi sẽ hết đạn và tự giải quyết lấy “The enemy leave us no choice” không còn sự chọn lựa nào khác. Đối với Đơn vị khác, hành động vị Chỉ huy gọi không tập trên đầu Đơn vị mình khi địch tràn ngập là một hành động hào hùng, khí phách. Nhưng đối với chúng tôi, hành động này hơi khác một chút: “Tìm cái sống trong cái chết” nếu may mắn. Thà chết vì bom đạn phe ta cộng thêm một số địch dính chùm, hơn là chết vì đạn địch. Lính Biệt Kích chết nhìn thảm lắm! không đơn thuần một hai dấu đạn trên thân thể. Khi chúng tràn ngập được rồi, bao nhiêu căm thù, tức tối vì tổn thất quá lớn đem so với một nhóm Biệt Kích năm bảy thằng như chúng tôi. Chúng điên lên, trút đạn như mưa vào những thi thể đã chết rồi! Để gọi là trả thù. Khiến tôi nhớ lại bài học từ thuở Tiểu học. Câu chuyện hai phe đánh nhau đông và ít. Phe ít quân chiến đấu rất can đảm, gây nhiều tổn thất cho đối phuơng và rồi lần lượt hy sinh đến người cuối cùng. Phe đông quân sau cùng thắng trận. Đứng trên vị trí chiếm được, trước những thi thể phe ít quân. Người Chỉ huy phải nể phục, ông ta đứng nghiêm và dơ tay chào và nói với các binh sĩ ông ta: “Họ là những con người quả cảm”. Còn bọn CS chỉ trả thù ty tiện, mất nhân tính.

    Còn quả lựu lân tinh WP cuối cùng Danny chuyền qua Dale ném ghi dấu vị trí Toán, tôi rớt mất hồi nào? Có lẽ vụ trái B40 luôn cả cây P38 bắn chuột. Danny báo máy cho FAC làm Covey Rider, giật mình phải hỏi lại để Double Check.

    “Ew are in Deep Shit”
    “Do it now or Never – Out!”

    Danny thét trong máy URC10 liên lạc với Covey Rider khẳng định cho đánh ngay vào điểm trái lựu đạn lân tinh WP vừa nổ luôn cả Fast Mover. Covey Rider yêu cầu xác định lần cuối. Danny lập lại: “Bring them on, everything you got...” “OK Roger that” Covey trả lời.

    Khi tất xả xong, xoay người lại. Danny hét to: “Keep your head down. Danger close...!”

    Nghe tiếng xé gió rợn người, tiếng động cơ phản lực bay thật thấp và tiếng xé gió bom nghe như gần hơn, cố nhìn lên xem. Không thấy gì? Mình nhìn thấy bom là nó rơi xa chỗ mình, không thấy mà nghe tiếng gió rít là...

    “Every body – Duck..” Dale thét to. Cả bọn tôi mạnh ai nấy co rút thân mình nhỏ lại, rúc sát miệng hố bom, bịt hai lỗ tai, nhắm mắt, miệng hả ra “Chờ!” Sống hay chết là lúc này. Trong khoảnh khắc mong manh để “Chờ”. Con người sinh ra một lần để sống và một lần để chết... Hụt, đạn bắn còn né... Mình may mắn thoát chết và đã chết một nửa phần hồn trong tháng Tư Đen hôm ấy 30/4/1975 vì Quê Hương quá nhiều cờ đỏ! Có đứt tay, mới biết nỗi đau người chảy máu... Cảm thấy hãnh diện pha lẫn một ít xót xa trước những thành tích thật hào hùng và cũng thật bi đát các Toán bị tràn ngập Over Run.

    Bọn chúng tôi lấy thân mình làm lá chắn. Ngăn chận cuồng vọng xâm lăng CS. Một tấm ngực bề dầy không quá 30 phân, với tấm áo phủ lên những tên như: Lôi Hổ, Hắc Long, Hồn Ma Biên Giới. Những người Lính không có thẻ bài, không bao giờ đội nón sắt... Sống rất âm thầm và chết Vô Danh... Xem thường cái chết... “Chờ” xem nó, ngây ngất nhẹ nhàng như chiếc lá cuối Thu phải lìa cành, như lông hồng thoảng bay trong gió sớm, như cuộc tình bất chợt, mới vừa chớm nở đã vuột qua kẽ tay người Lính... Như cái chết vô tình mà họ sẵn sàng chờ đợi. Chết! Nỗi đau đớn rụng rời tiếc nuối... hay niềm hân hoan siêu thoát ải trần gian... Cái chết chỉ là vấn đề thời gian, có phải chết là hết không? (Death is only matter of time). Nơi rừng núi hoang vu này đang dậy lửa địa ngục thiêu đốt tất cả.

    Anh phải sống. Tôi phải sống. Hẹn gặp lại, phải trở về. Những câu ấy phải có nghĩa nó. Tôi không chết... Chết dễ gì... Mặc cho bom nổ, bom rơi trên đầu. Sống là nguồn vinh hạnh vô biên, nhưng sống cũng là cuộc trầm luân đọa đày tội nghiệp kiếp người. Sống để chất chứa ơn sâu nghĩa nặng! Sống để chung lưng gánh chịu những oan khiên Dân Tộc này. Sống để trả nợ. Không biết món nợ này tôi vay từ bao giờ. Sống là những hỗn độn ngổn ngang, những vinh quang và những bất an người Lính sau cuộc chiến. Có những món nợ không vay nhưng vẫn trả...

    Hai tiếng Ầm Ầm nổ gần không thể gần hơn nữa, muốn nổ tung màng nhĩ, đất đá văng lên như cuồng phong bão táp, rồi lửa hừng hực tuôn hơi nóng khủng khiếp, nóng ran cả lồng ngực. Không khí để thở như bị cuốn xoáy đi. Như ở trong căn nhà bốc hỏa chung quanh mà chạy ra thấy ngột ngạt nghẹn thở. Còn cảm nhận được là OK, nhô đầu lên thấy lửa cháy lốp bốp, mấy thân cây và những chiếc lá cháy đỏ, khói ngùn ngụt nhìn chung quanh thấy bảy cái đầu phe ta đủ mặt cả. Hai trái Napalm vừa rồi là hai trái cuối cùng. Bom đạn đã trút hết. Rồi Jet cũng rời vùng. Tiếng nổ đạn đại liên nghe vang từ hướng mé rừng và chân đồi nghe Cùm Cùm Cùm. Đám trên đấy theo ông theo bà hay theo “bác” biến đâu mất hết, những tên chưa chết ngay, chạy xuống đồi như những ngọn đuốc sống bị cháy phỏng la hét thật khủng khiếp.

    FAC báo Gunship và Cobra đang vào vùng thay thế. Những loạt Rocket 2.75, những tràng Mini gun từ trên Trực thăng võ trang (Gun Ship), vỏ đạn rơi tung tóe chung quanh chúng tôi, tiếng nổ như khuấy động rừng núi một lần nữa... Nhìn thấy mấy tên địch dưới dốc còn sống nhảy ra khỏi hố bom chạy đổ xô về một lùm cây tử thủ. Hà tống hai quả M79 cuối cùng Ầm Ầm, bọn tôi phụ thêm mấy tràng CAR15 ròn rã. Đạn đạo xé rách những lá cây rơi lả tả, lùm cây trụi lá lòi mấy xác người trong đó. Trực thăng xa thấp xạ kích, bọn địch chạy dạt vào mé rừng. Rocket từ Cobra nổ liên hồi tạo thành một màng lửa an toàn che chở chúng tôi. Dale đã đánh dấu Toán bằng trái khói màu tím.

    Mặc dầu bơ phờ rũ rượi, tai ù đi vì những tiếng nổ bom đạn, nhưng tôi vẫn nghe được tiếng động cơ đang chém. Gió từ đầu các ngọn cây. Nhìn lên thấy bụng chiếc Click đang Hovering trên đầu, cánh quạt quạt phành phạch cuốn hút những tàn lửa và khói từ mặt đất xoay tròn như cơn lốc nhỏ và Bịch Bịch hai bao cát từ bên hông Trực thăng rồi hai tiếng Bịch Bịch nữa của hai bao cát bên hông kia. Mỗi bao cột một cái Hook móc vào đầu bao, nối liền sợi Mc. Rig trên sàn Trực Thăng. Bốn sợi dây đã được thả xuống bởi ai đó trên Trực thăng. Tôi muốn ở lại là người đi kế chót cho có vẻ anh hùng. Toán Trưởng là người đặt bước chân vào Landing Zone (LZ) trước và là người rời bãi Pick-up Zone (PZ) sau cùng. Còn tôi là người vào thì đi sau! Về thì đi trước! Tôi thua Danny quá xa. “But – No! You go now” mặc tôi nhùng nhằng, nó nói như ra lệnh: “You must go now” Danny vừa nói vừa cầm máy URC-10 liên lạc với Gun Ship đang Close Support. FAC Covey Rider phát hiện Hướng Nam (S) và hướng Tây Nam (SW) khoảng hai trăm tên địch và hai hướng này chúng đã thiết lập hai vị trí phòng không A.A. Các anh Air Craft đang nhả đạn để tiêu diệt. Thông báo cho chúng tôi biết.

    Anh Tư lù, Nở nổ, K-Toul đã xong thao tác thuần thục một cách nhanh chóng nhất, còn tôi, hai đai dưới háng sau lưng TAB dây ba chạc Stabo Grigs móc lòn qua, gài vào phía trước Trap Belt móc vào khoen Hook, vừa gài xong, mới móc được một cái Hook bên vai phải vào khoen chữ A hai đáy. Mấy ngón tay bị phỏng dộp phồng da nên tôi làm chậm, Dale chạy lại móc dùm Hook vào khoen chữ A bên trái rồi nói: “Clear”. Chúng tôi, anh Tư lù, Nở nổ, K-Toul và tôi đồng dơ ngón tay cái lên thế là Trực thăng bốc thẳng lên cao. Dale ở lại đi kế chót, anh Tư lù thế chỗ nó. Danny và Dale sợ mấy anh Pilot Mỹ yếu bóng vía, rủi có chuyện gì dzọt thẳng, bỏ mấy người bạn Việt Nam nó ở lại nên họ rời bãi sau cùng. Americans still on the ground.

    Từ trên cao nhìn xuống, tôi thấy những ánh lửa bập bùng đỏ bởi những tràng Rocket Gun Ship và Cobra đánh yểm trợ Triệt xuất. Những ánh lửa từ mé rừng xẹt lên những viên đạn lửa (Tracer) 12ly... lết. Thứ này mà trúng chỉ có nước lết...

    Một vòng tròn trắng cánh quạt Trực thăng (Click) thứ hai dưới chân. Như vậy Danny, Dale, và và Long cũng đang lơ lửng dưới chân Trực thăng như chúng tôi. Toán chúng tôi đã thoát được ra khỏi vùng Địa ngục (Get the hell out) alive. Như một phép mầu, tất cả 8 mạng may mắn sống sót sau hơn 36 giờ vào vùng. Nhìn lại lần cuối từ trên cao độ, ở dưới trời sẫm dần, nhìn xa từ hướng chân trời, ánh sáng hoàng hôn về cuối chân mây rồi màn đêm đến với núi rừng hoang vu này.

    Gió xoáy thật mạnh, lạnh như dao cắt vào da thit, tôi thấy chóng mặt buồn nôn, muốn mửa, mà trong bụng có gì đâu mà mửa, tay móc tay, chân móc chân với K-Toul để cho dây khỏi xoắn vào nhau, tay chân tê buốt. Chúng tôi vẫn còn treo lơ lửng dưới chân trực thăng trên đường về.

    Những người có lý tưởng cao đẹp thường nghĩ đời sống không phải là hoan lạc, cũng không phải là thống khổ. Mà là trách nhiệm gánh vác và hoàn tất trong danh dự.

    Chẳng có sách vở nào chứng minh hùng hồn khả năng người lính bằng chính kinh nghiệm xương máu họ.


    Misson accomplished!

    Dzũng thằn lằn
    ATL/Alaska - Đoàn 11 SLL/SCT-NKT.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X