Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đôi mắt trên giòng sông Thạch Hãn

Collapse
X

Đôi mắt trên giòng sông Thạch Hãn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đôi mắt trên giòng sông Thạch Hãn

    Đôi mắt trên giòng sông Thạch Hãn

    LĐ. Trần Văn Bê (Cửa Việt)


    Cửa Việt. Trận chiến Hạ Lào, Mùa Hè đỏ lửa 1972...

    Buổi chiều trên giòng sông Thạch Hãn, những tia nắng cuối ngày còn rơi rớt lại trên ponton, nơi cập và rời bến của những chiến đĩnh đến và đi sau một chuyến công tác trục vớt, phá hủy, tháo gở từng trái měn nội hóa mà địch quân hằng ngày gài, đặt và thả trên giòng sông uốn khúc quanh co từ cửa biển Cửa Việt đến tận Đông Hà.

    Đó là con sông huyết lộ chính mà Giang Đoàn 92 Trục Lôi phối hợp cùng các toán Người Nhái để hộ tống những chiếc vận tải LCU của HQ Mỹ chuyên chở thiết giáp, đại bác, lương thực... Chủ yếu để yểm trợ cho trận chiến... Hạ Lào 1972.

    Trung úy Bảo, trưởng toán, từ ponton bước xuống chiến đĩnh chỉ huy LCPL ra lệnh cho thuyền trưởng nổi lên những hồi còi, thông báo cho những MSM chuẩn bị rời bến và bắt đầu thả những lưới vớt mìn trên đường về căn cứ. Cái nóng Nam Lào theo từng ngọn gió vẫn hừng hực trên vai trần của những người thủy thủ theo tháng ngày vật lộn với những quả mìn nằm lưng chừng mặt nước, mà mắt trần không bao giờ thấy được. Chỉ cần sức ép của tàu đè lên là kim hỏa kích nổ, và khối lượng chất nổ từ 50 tới 100 Kg chất nổ TNT sẽ làm con tàu nổ tung, hất văng những thủy thủ ra khỏi thân tàu, rơi xuống lòng sông và những hương hồn chết bất đắc kỳ tử đó ngàn năm sẽ vương vấn theo giòng sông định mệnh.

    Trận chiến ở Hạ Lào càng ngày càng khốc liệt, Giang Đoàn 92 Trục Lội, Duyên Đoàn 11, Căn cứ HQ Cửa Việt cũng vất vả tăng cường hành quân và trục vớt mìn, phải sống chết để bảo vệ huyết lộ chính ấy, đó là con đường tiếp tế an toàn hơn đường bộ, vì thế cộng quân đă gia tăng số lượng mìn thả trên khúc sông từ Cửa Việt đến Cảng Đông Hà.

    chiếc MSM cuối cùng vừa rời bến, một người SQ trẻ vội vã phóng lên bong tàu, quân phục rằn ri, mang lon Thiếu uý, tay xách chiếc ba lô nặng trĩu. Trên túi áo là huy hiệu L.L.L.Đ.N.N EOD. Anh tiến đến phòng lái gặp thuyền trưởng và xin quá giang về Giang Đoàn 92 Trục Lôi. Chừng như họ gặp và quen nhau từ lâu lắm. Sau cái chào kính theo quân kỷ, Trung sĩ Tiến reo lên: Chúc mừng ông thầy. 92 Trục Lôi là đây, đơn vị sẽ thêm một người hùng đầy sương gió, sẽ sánh vai cùng anh em nơi địa đầu giới tuyến

    - Tango Bravo, Tango Bravo, nghe rõ trả lời ?

    - Tango Bravo 5/5

    - Mình vừa có thêm một Seria Quebec của EOD mới đến, Tango Bravo quay lại đón ông ấy về trước với ông đi.

    - Tango Bravo 5/5

    Tôi ra lệnh cho thuyền truởng quay lại đón Tuấn và chúng tôi đă quen nhau từ chiều hôm đó. Theo chương trình. Sự hợp tác cuả 92 Trục Lôi với Người Nhái chia làm 3 giai đoạn.

    - Giai đoạn 1: Trước lúc mở đường, một chiếc skimmer 40 mã lực, gồm 2 thủy thủ, một lái và một ngồi đằng sau rút chốt từng trái lựu đạn MK3 (tấn công) thả xuống lòng sông phía sau để phá hủy mìn.

    - Giai đoạn 2 : Giang Đỉnh MSM thả lưới để vớt những trái mìn chưa nổ, và những trái nằm sâu dưới lòng sông.

    - Giai đoạn 3: Sau khi vớt mìn lên, Người Nhái quyết định phá hủy hay tháo gở.

    Thường xuyên trong mỗi chuyến công tác sẽ có một hay hai HSQ hoặc SQ Người Nhái cùng đi với đŕn tàu công tác. Mỗi lần như vậy Tuấn thường đi chung với tôi theo sự phân chia của SQ Hành Quân, vì thế chúng tôi thân nhau, và trao nhau những quan điểm, giúp nhau trong cuộc sống. Tuấn ít nói , hiền, nước da ngăm đen, thân hình vạm vở, uống rượu thì chẳng chê vào đâu, ai tới đâu, Tuấn theo tới đó, chưa một lần ngă ngựa trên chiến trường ẩm tưủ.

    Sau mỗi lần công tác gỡ mìn hay phá huỷ, tôi đợi Tuấn ở bong tàu của chiến đỉnh chỉ huy, để trao đổi vài công việc, rồi hai thằng lang thang khắp đường phố Đông Hà, cuối cùng hai thằng chẳng còn nơi nào để đi, lại tạt vảo quán Cà Phê ” Hương Xưa”

    Ngồi sau quày tính tiền là cô bé có đôi mắt nâu đa tình, thật quyến rũ, có vầng trán thông minh,có mái tóc đen huyền xoă xuống bờ vai mềm mại như bờ cát ngủ vuì trong nắng sớm.

    Người con gái tự động đem hai ly cà phê đen đá như thường lệ. Khi chúng tôi chọn một chổ ngồi thật khuất bęn khung cửa, thả mắt theo đoŕn tàu nằm im ngoài bến vắng, tất cả đều đi bờ, chỉ có vài thuỷ thủ trông coi tàu. Cô bé giúp mẹ trông coi tiệm sau giờ tan trường. Tuấn và cô bé Mỹ Lệ từng quen nhau lâu lắm. Họ nhìn nhau mỉm cười và trong từng đôi mắt ấy như ngầm hiểu ý chuyện gi. Bài hát “Như cánh hạc bay” cuả TCS như cuốn hút chúng tôi. Khi hai thằng thi nhau thả những đợt khoí sau ngụm cà phê đen mát lạnh.

    Nắng có hồng bằng đôi môi em.
    Mưa có buồn bằng đôi mắt em.
    Tóc em từng sợi nhỏ.
    Rớt xuống hồ, làn sóng lênh đênh.


    Tôi hỏi nhỏ Tuấn :

    - Mày quen Mỹ Lệ hồi nào mà tao không biết ?

    Tuấn cười rồi trả lời :

    - Vì mày là Trung uý, còn tao là Thiếu uý.

    Tôi làm bộ nghiêm mặt.

    - Mày thấy không ? Tao cũng cao ráo như mày, nhìn không tệ, tại sao tao vẫn còn cô đơn ? Cứ mãi đi tìm mà không gặp !

    Tuấn im lặng hít một hơi thuốc thật sâu, nhả ra từng vòng tròn, từng vòng tròn quyện vào nhau, rồi khẻ nói :

    - Mày đừng giở cái giọng cải lương của mày ra, chị của Mỹ Lệ là Trà Mi đã bị mày ”cỗm” lúc nào. Hai người đã từng lang thang ở Quảng Trị, Đông Hà, Huế vào những ngày cuối tuần ai mà không biết. Không lẽ mày muốn thêm Mỹ Lệ của tao sao? Hai thằng cười vang rồi vội tranh nhau trả tiền, rời quán cà phê vì hồi còi vang lên báo hiệu giờ tách bến. Có một lần trên cầu tàu tôi buột miệng hỏi Tuấn:

    - Mày quen Mỹ Lệ lâu chưa ? Có tính chuyện lâu dài hay không ?

    Tuấn cười buồn trả lời :

    - Chuyện cũng tếu và liều mạng vô cùng.

    Tuấn mơ màng kể tiếp :

    - Số là trên đoạn đường từ Quảng Trị về Đông Hà, chuyến xe Lambretta 3 bánh cuối cùng chật ních người, một người con gái tiến nhanh đến bên xe, cũng muốn về Đông Hà, nhưng chẳng còn chỗ trống, buông ánh mắt đầy tuyệt vọng. Thế là tao làm một nghĩa khí anh hào, nhường chỗ cho nàng.

    - Cám ơn anh. Với giọng ngọt ngào nàng đáp.

    - Không có chi ! Tôi có thể đứng trên thang sắt phía sau xe được rồi. Chừng một tiếng đồng hồ chứ không lâu đâu.

    Khi xe đến bến Đông Hà tao móc ví trả tiền, nhưng lục tìm khắp các túi mà chỉ còn đủ 12 đồng, thay vì phải trả 15 đồng. Thế là cô gái được nhường chỗ cho tao mượn đỡ 3 đồng để trả. Sau đó cô gái nhìn bảng tên trên áo của tao rồi nói:

    - Chúng mình huề nhau nghe anh Tuấn. Nợ tiền tôi anh không cần trả lại. Giọng nói vui vui gần như trêu cợt.

    Trên đường đưa nàng về nhà, là quán cà phê Hương xưa, nơi mình thường ghé và chúng tao quen nhau từ đó, gần cả năm trời rồi. Chuyện tương lai làm sao tính được khi cuộc đời vẫn mãi rày đây mai đó trong cuộc sống hải hồ đầy bất trắc tręn các vùng sông rạch. Riêng phần nàng thì nhất quyết theo tao cho đến cuối cuộc đời. Chắc có lẽ chờ cô bé thi xong Tú tài 2, vào Sư Phạm hoặc đi làm rồi sau đó sẽ tính chuyện xin hỏi cưới. Sau trận chiến Hạ Lào chấm dứt, tao dự định sẽ về mang Bà già ra thăm nhà nàng theo như lời mời của gia đình Mỹ Lệ.

    Lâu lắm rồi, từ một ngày cuối Hạ của trận chiến Hạ Lào. Hôm ấy là chuyến công tác như thường lệ. Tôi và Tuấn đi một vòng từ những chiến đỉnh MSM để kiểm soát và báo cáo phòng hành quân là bao nhiêu mìn đã phá hủy, bao nhiêu mìn đã trục vớt, và Người Nhái đã tháo gỡ được bao nhiêu ? Xong việc là chúng tôi cùng nhau đi Đông Hà. Nhưng lần này Tuấn bảo tôi còn 2 trái mìn nội hóa do lưới mìn MSM vớt được. Mìn chỉ làm bằng thủ công thôi nhưng mang một chất nổ rất lớn, khoảng chừng 500 kg TNT.

    Bản tính tò mò của chuyên viên chất nổ là sự tìm tòi, khám phá. Cả hai Thầy trò, Tuấn và người Trung sĩ trẻ cũng là Người Nhái bắt đầu lao vào cuộc tháo gở. Tuấn quay lại bảo tôi:

    - Mày lên quán Cà Phê trước đi, đừng tham dự ở đây, nhớ nói với Mỹ Lệ là tau sẽ làm quà cho nàng một kíp nổ của quả mìn loại mới, trước ngày lên đường đi phép và sau đó sẽ cůng bà già từ Sài gòn ra Đông Hà thăm em cùng gia đình Mỹ Lệ. Tôi vẫn không quên nói với Tuấn là nếu thấy quá khó khăn thì phá hủy đừng cố gắng tháo gở rất là nguy hiễm.

    - Ngày mai, mày đi phép, phải đi thật sớm để kịp chuyến xe đầu tiên từ Đông Hà về Huế.

    Tuấn cười và bảo :

    - Tao sẽ làm theo ý mày, đừng lo cho tau nhiều quá.

    Tuy nói vậy, nhưng lần nầy tôi thấy nao nao trong lòng, linh cảm cái gì đó không ổn sẽ xãy ra. Tôi thương Mỹ Lệ và Tuấn và coi như em. Chỉ mong cho họ sau này sẽ thành đôi và mãi mãi yêu nhau. Gia đình Tuấn chỉ còn lại một mẹ già và cô em gái đang học Văn Khoa năm thứ nhất. Bà mẹ có một sạp vải ở Chợ Trương Minh Giảng. Hai mẹ con cũng đủ sống qua ngày. Còn ba Tuấn là một Thiếu tá Dù đã tử trận Đồng Xoài. Tuấn thường nói với tôi: Nếu có dịp mày về phép với tao một chuyến, biết đâu mày sẽ là em rễ tao. Bảo đảm khi gặp em tao mày sẽ thích ngay, tôi cũng hứa, thì cũng để coi, không chừng em mày trông thấy bản tướng cô hồn của tau là em mày sẽ chạy mặt ngay. Đang miên man trong giòng suy nghĩ, khi Tuấn hoàn thành công tác và Mỹ Lệ sẽ vui khi nhận chùm kíp nổ của loại mìn mới, như bó hoa Dạ Thảo nở đầu mùa trong đêm, hái cho em để mừng ngày mẹ anh gặp em. Anh và em, chúng mình sẽ đi đến cuối cuộc đời.

    Một tiếng nổ khủng khiếp vang lên từ hướng Ponton. Tôi bỗng lịm người đi, hoảng hốt kêu lên: Trời ơi!! Tôi chưa kịp trả tiền cà phê, vội phóng mình qua khung cửa, băng nhau xuống cầu tàu. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt tôi, Thịt và máu văng tung toé khắp ponton, cùng tiếng rên xiết của những người bị thương. Tôi gọi:

    - Tuấn ơi ! Tuấn ơi !

    - Mày ở đâu ?

    Tiếng gào của tôi vang trong gió, tiếng gọi của tôi loang theo từng vết máu của người đồng đội, đă từng vui buồn sống chết với tôi trên những giòng sông hay những lần đi kích đêm. Sau những giây phút bàng hoàng, tôi ra lịnh kiểm điểm tổn thất nhân mạng và báo cáo sự thiệt hại.

    - Thiếu úy Tuấn và Trung sĩ Sơn của Người Nhái thiệt mạng ngay tại chỗ vì những mảnh sắt nổ tung găm khắp thân hình, xuyên qua mặt, ngực và tim.

    - Năm thủy thủ tò mò đứng quanh bị thương nặng, đă chuyển đến nhà thương Quảng Trị.

    Nhiều người dân phố Đông Hà chạy xuống bến tàu hỏi dồn dập: chuyện gì đã xãy ra trên ponton? Xen lẫn trong đám đông ấy có người con gái, xô giạt hết tất cả mọi người vŕ gọi thất thanh:

    - Anh Tuấn ơi ! Anh Tuấn ơi !

    - Anh Bảo ơi ? Anh Tuấn của em đâu rồi ?

    - Anh Tuấn có sao không hả anh ?

    Tôi ôm em trong tiếng nấc nghẹn ngào:

    - Tuấn chết rồi em ơi !

    Em buông tôi ra và chạy tới ôm xác Tuấn đầy máu me và gào khóc thảm thiết:

    - Tuấn ơi ! Tuấn bỏ em đi đâu? Chờ em đi theo với!

    Đôi mắt nhòa trong giọt lệ, vầng tóc phủ xuống thân xác người yêu, một màu tang tóc giăng khắp vùng trời Đông Hà. Em ngất lịm người đi và nước sông Thạch Hãn vẫn lặng lẽ xuôi giòng.

    Mẹ và Trà Mi đến đưa em về và tôi lầm lũi đi vào khoang tàu LCPL cúng vái linh hồn Tuấn và Sơn. Tiếng còi tàu rời bến vang lên, tiếng còi của hoàng hôn vừa tắt nắng, tiếng còi giận dữ, đau thương, rồi chìm hẳn. Đoàn tàu lặng lẽ trở về căn cứ vào trong bóng đêm mờ dần.

    Hai ngày sau, trời Đông Hà mưa tầm tả giữa mùa nắng hạ, có người mẹ già và người thiếu nữ theo tàu xuống căn cứ Cửa Việt để nhận quan tài và những kỷ vật của Tuấn còn để lại. Hình hài của Tuấn sẽ theo mẹ và em về yên nghỉ trong mảnh đất quê hương.

    Còn linh hồn của Tuấn. Ôi ! Những linh hồn chết bất đắc kỳ tử sẽ theo mẹ hay lãng vãng đâu đây trên giòng sông oan nghiệt, để mãi mãi bên người tình bé nhỏ vừa mới biết yêu, đã từng ước mơ bao nhiêu mộng đẹp cho cuộc đời đôi lứa sau này.

    Ở lại đơn vị chúng tôi qua đêm, sáng hôm sau trên chiếc xe Jeep của đơn vị trưởng cho mượn, để đưa thân nhân và theo sau là chiếc GMC chở hai quan tài rời Cửa Việt về Huế bằng đường bộ, để kịp chuyến bay quân sự từ Phú Bài về Sài Gòn. Trong lần đưa tiễn cuối cùng, mẹ và em của Tuấn ôm tôi khóc ngất và hẹn gặp lại chúng tôi khi quý vị có dịp ghé đến Sài Gòn. Chờ cho chuyến bay cất cánh, tôi dìu Mỹ Lệ lên xe trở về Đông Hà. Em chẳng nói với tôi một lời, đôi mắt thẫn thờ nhìn về một hướng xa xôi nào đó trong ngút ngàn nỗi nhớ thương.

    Tôi khuyên em hãy can đảm lên,vì mùa thi đã gần kề Tuấn sẽ vĩnh viễn ở lại với em trên khắp cùng nơi chốn mà hai đứa đă đi qua, đă có cùng lời ước nguyện trăm năm. Con tàu, gió và biển mặn sẽ mang tình yêu thơ mộng ấy trên khắp cùng trên chốn trần gian. Tôi nói em có nghe không ! tôi lịm người vào thành ghế, em lã người trên vai tôi ngủ say lúc nào không biết. Khi về đến quán Cà Phê Hương Xưa người tài xế khẽ gọi:

    - Trung uý Bảo ! Đến nhà rồi. Lúc đó tôi mới tỉnh giấc và lay vai Mỹ Lệ tỉnh dậy. Tôi dìu em vào nhà, nhưng người em mềm nhũn ra, chừng như đi không nổi. Trà Mi đón em và mời tôi vào nhà, nhưng tôi từ chối vì phải về Cửa Việt trước khi trời tối vì đường rất là nguy hiểm.

    Thời gian trôi đi, trận chiến Hạ Lào đă chấm dứt,nhưng những con tàu và những người thuỷ thủ vẫn vật lộn với những trái mìn nằm giữa giòng sông, và từng buổi chiều, khi những tiếng còi tàu vang lên báo hiệu giờ trở về căn cứ, thì bên kia, bên khung cửa sổ của quán Cà Phê Hương Xưa, người con gái có đôi mắt u buồn đứng im bất động nhìn xuống giòng sông Thạch Hãn và lời hát vang lên như từng đêm với cây đàn Guitar Tuấn đã hát cho tôi nghe:

    ... Nắng có hồng bằng đôi môi em.
    Mưa có buồn bằng đôi mắt em.
    Tóc em từng sợi nhỏ.
    Rớt xuống hồ làn sóng lênh đênh...




    LD Trần văn Bê ( Houston)


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X