Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bản Lĩnh Của Nguyễn Văn Thiệu Trước Áp Lực Của Johnson - Bùi Anh Trinh

Collapse
X

Bản Lĩnh Của Nguyễn Văn Thiệu Trước Áp Lực Của Johnson - Bùi Anh Trinh

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bản Lĩnh Của Nguyễn Văn Thiệu Trước Áp Lực Của Johnson - Bùi Anh Trinh

    Bản Lĩnh Của Nguyễn Văn Thiệu Trước Áp Lực Của Johnson

    Bùi Anh Trinh


    Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh.

    Các ông sẽ bỏ rơi chúng tôi

    <img src="https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1522305365-thieu.jpg"style="float:left;margin-right:15px;margin-bottom:5px"> Năm 1968, ngày 13-10, Đại sứ Bunker cùng với Phó đại sứ Berger và Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam là Tướng Abrams đến dinh Độc Lập trình bày diễn biến những gì mới xảy ra tại Paris và yêu cầu Tổng thống Thiệu chuẩn bị soạn thảo một tuyên bố chung với Tổng thống HK về việc ngưng ném bom toàn Miền Bắc và xúc tiến hòa đàm.

    Tổng thống Thiệu không tin CSVN thực sự muốn đàm phán, ông nghĩ rằng Hà Nội chỉ bắt nọn các chính trị gia HK trong cuộc vận động tranh cử đang tới hồi kết thúc. Rồi ông cho biết ông chỉ ký tên vào bản tuyên bố chung nếu Hoa Kỳ vẫn còn duy trì một lực lượng đủ để đối phó nếu Hà Nội xua quân qua vùng phi quân sự, và Hoa Kỳ phải bảo đảm sẽ tái oanh tạc Bắc Việt nếu Hà Nội lợi dụng hòa đàm để tạo lợi thế tấn công quân sự.

    Tổng thống Thiệu nói với 3 vị khách: “Vấn đề chính không phải là việc ngưng ném bom Bắc Việt mà là ngưng chiến tranh. Chúng ta thử đưa ra những lời tuyên bố như thế xem Hà Nội nghiêm chỉnh đến độ nào”. ( Tức là tuyên bố duy trì một số quân và sẽ ném bom trở lại nếu Hà Nội vi phạm. Stepen Young, Victory Lost, Bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 229 ).

    Bunker trả lời là chuyện “thử xem” như vậy không thể nào đưa ra trong một tuyên bố kêu gọi ngưng bắn, chỉ có thể đưa ra trong một tuyên bố kêu gọi đầu hàng ( Tôi bảo anh hạ súng xuống, nếu không tôi sẽ thả bom ), nhưng đây không phải là kêu gọi đầu hàng. Sau đó Tổng thống Thiệu đồng ý là sẽ cùng nhau ra bản tuyên bố chung.

    – Ngày 16-10, Đại sứ Bunker bị dựng dậy vào lúc 3 giờ 15 sáng bởi vì ông nhận được lệnh của Washington là phải đến gặp Tổng thống Thiệu để thảo luận về bản dự thảo chung sẽ công bố nếu Bắc Việt chấp thuận cùng ngồi vào bàn hòa đàm. Lúc 7 giờ sáng Bunker gọi điện thoại xin gặp Tổng thống Thiệu để trình bản dự thảo tuyên bố chung do Hoa Kỳ soạn.

    Khi gặp nhau Tổng thống Thiệu cho biết ông không đồng ý một số điểm trong bản dự thảo do Bunker đưa ra. Và ông sẽ có một bản tuyên bố riêng cho đồng bào Miền Nam Việt Nam.

    Sau đó Tổng thống Thiệu họp Hội đồng an ninh Quốc gia và hai vị chủ tịch Quốc hội. Tại buổi họp, Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đọc chậm từng điểm của bản dự thảo do Bunker soạn cho mọi người nghe, rồi Kỳ kết luận: “Chúng ta không thể chấp nhận bản dự thảo này được, nó mơ hồ quá”.

    – Ngày 18-10, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNCH thông báo cho Cố vấn chính trị Hoa Kỳ biết rằng Sài Gòn sẽ không tham dự bất cứ cuộc đàm phán nào mà trong đó có sự hiện diện của MTGPMN trong tư cách là một thành phần riêng biệt ( Nghĩa là chỉ chấp nhận đại diện của MTGPMN như là một nhánh của phái đoàn Hà Nội ).

    – Ngày 19-10, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu họp báo tại Vũng Tàu, nội dung cũng cho biết VNCH không chấp nhận MTGPMN như là một thành phần riêng biệt, hiện nay giữa Hoa Kỳ và Hà Nội cũng chưa đạt được những thỏa thuận căn bản.

    Chiều hôm đó Phó đại sứ Berger đến gặp Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Tướng Kỳ từ chối ủng hộ kế hoạch của Washington nhưng cũng hứa sẽ không vào hùa với ông Thiệu về việc làm khó dễ cho bản tuyên bố chung.

    Đến tối Tòa đại sứ Hoa Kỳ nhận được tin Tướng Kỳ ra lệnh cho một số sĩ quan Không quân chuẩn bị dội bom dinh Độc Lập ( Cho rằng ông Thiệu bắt tay với Hoa Kỳ phản bội dân chúng Miền Nam. Kỳ đại diện cho phe diều hâu trong quân đội, chủ trương Bắc tiến hoặc tử chiến với Cọng sản chứ nhất quyết không bắt tay ).

    – Ngày 20-10, Đại sứ Bunker và Phó đại sứ Berger đến gặp Tổng thống Thiệu. Bunker cáo buộc Thiệu đã đưa ra vấn đề Mặt trận Giải phóng để làm khó dễ Hoa Kỳ. Sư hiện diện của MTGP trong bàn hội nghị là một điều bắt buộc phải có, nhưng họ có với tư cách nào là trong chuyện nội bộ của họ. Giờ đây HK và VNCH không thể buộc MTGP phải tham dự với những quy định sẵn rằng MTGP phải như thế này hay phải như thế kia trong bàn hội nghị.

    Tổng thống Thiệu đáp lại: “Vấn đề là chúng tôi không chấp nhận sự hiện diện của Mặt trận Giải Phóng như thể một phần tử biệt lập. Quá đáng ở chỗ nào?.

    Ông nói tiếp: “Điều ấy dễ dàng đối với các ông, với Hoa Kỳ, một cường quốc đến bàn hội nghị cùng với Mặt trận Giải phóng mà không cần xác định căn bản họ là ai; nhưng không dễ dàng đối với chúng tôi, một nước nhỏ…

    Tôi là một quân nhân và tôi cũng đã chuẩn bị đối phó với những bất trắc có thể xảy đến. Nhưng tôi phải nói rõ rằng, sẽ có những bất ổn theo sau nếu vấn đề trở thành đề tài thảo luận lan rộng trong cả nước. Lý do là dân chúng sợ hãi các ông sẽ bỏ rơi chúng tôi như trường hợp nước Pháp đã làm vào năm 1954” ( Tài liệu của Bunker do Stephen Young phổ biến. Bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 239 ).

    Những điều trái ngược với quyền lợi của dân tộc chúng tôi


    – Ngày 23-10, Cơ quan an ninh quốc gia Hoa kỳ ( NSA, National Security Agency ) phát hiện một bức điện mật của đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ là Bùi Diễm gởi về cho Nguyễn Văn Thiệu: “Nhiều người trong đảng Cọng Hòa khuyên chúng ta giữ vững lập trường. Họ đang quan tâm về phía chúng ta đang bắt đầu nhượng bộ”. Và ngày 27-10, một bức mật điện nữa từ Bùi Diễm: “Nên kéo dài tình trạng như hiện nay, càng lâu thì càng có lợi cho chúng ta” ( Nghĩa là càng có lợi cho Nixon ).

    Từ tháng 4 năm 1968 Tổng thống Johnson ra lệnh đặt máy nghe lén điện thoại và theo dõi mật điện giữa Tòa đại sứ VNCH với Sài Gòn. Tháng 7-1968 Cơ quan mật vụ đã phát hiện quan hệ giữa Đại sứ Bùi Diễm và ứng cử viên Cọng Hòa Nixon qua trung gian là bà Chenault.

    Nhận được báo cáo của NSA về các bức điện của Bùi Diễm, Tổng thống Johnson biết rằng có thể Nguyễn Văn Thiệu sẽ phá Humphrey bằng cách không ký vào bản thông cáo chung cho đến ngày bầu cử. Nếu VNCH không tham dự hòa đàm thì hòa hội bất thành và như vậy lời hứa hẹn nhanh chóng giải quyết chiến tranh Việt Nam sẽ trở thành xa vời. Cử tri Hoa kỳ sẽ quay sang với Nixon vì ông này tuyên bố nếu đắc cử thì sẽ có cách giải quyết chiến tranh êm đẹp.

    Cũng trong ngày 23-10, Bunker và Berger họp với Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VNCH. Tài liệu của Bunker ghi lại:

    “ Phó Tổng thống Kỳ thêm vào, chính phủ của ông không muốn đón nhận những nguy hiểm qua các cuộc thương thuyết và mong muốn Hoa Kỳ giải thích cho dân chúng Miền Nam hiểu rằng chính phủ Việt Nam không bắt buộc phải thương thuyết với Mặt trận Giải phóng.

    Bunker phản ứng: “Ông là nhân vật lãnh đạo, thưa Phó tổng thống, điều đó chỉ tạo nên sự phức tạp đối với dân chúng”
    .

    Kỳ đáp lại, nhà lãnh đạo là ở chỗ đó, là chính phủ thì phải thấy điều mà dân chúng miền Nam Việt Nam lo lắng và quan tâm sâu xa nhất…Tiếp theo Kỳ than phiền, thời điểm này không đúng lúc. Dân chúng Miền Nam sẽ cho rằng, do cuộc bầu cử của Hoa Kỳ, mà Sài Gòn phải nói chuyện với Hà Nội” ( Bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 243 ).

    – Ngày 28-10, buổi sáng, Bunker lại gặp riêng Nguyễn Văn Thiệu nhằm chuẩn bị lần cuối bản dự thảo tuyên bố chung. Lần này Bunker kèm theo lời đe dọa: “Nếu Miền Nam Việt Nam lại đặt ra những điều kiện mới và không tham dự vào cuộc đàm phán thì Bunker e rằng Thiệu sẽ không thể nào lường trước được hậu quả do Thiệu gây ra. Thiệu đồng ý là ông ta biết hậu quả sẽ nghiêm trọng nhưng cuối cùng ông nói: “Tôi nghĩ là không cần đòi hỏi thêm gì nữa”.

    Buổi chiều Bunker họp với Thiệu, Kỳ và Ngoại trưởng VNCH. Sau khi hoàn tất bản dự thảo tuyên bố chung, Kỳ lên tiếng: “Một cách thẳng thắn, chúng tôi không hài lòng, nhưng với bản công bố này (sau khi đã thay đổi một số từ ngữ), chúng tôi có thể trấn an đồng bào chúng tôi nếu cuộc đám phán kéo dài trong nhiều tháng…”

    Bây giờ chỉ còn chờ phúc đáp của Hà Nội về ngày giờ bắt đầu nhóm họp và ngày giờ hai bên cùng ra thông báo.

    – Ngày 29-10, Bunker đến thông báo cho Tổng thống Thiệu biết là Hà Nội đồng ý ngày ngưng ném bom là 30-10 và bắt đầu họp là 2-11-1968. Hoa Kỳ và VNCH sẽ cùng đọc bản thông cáo chung vào lúc 8 giờ sáng ngày 30-10, giờ Sài Gòn, và 7 giờ chiều ngày 29-10, giờ Washington. Thiệu đồng ý về ngày giờ đọc thông cáo nhưng ngày họp đầu tiên là 2-11 thì quá sớm và quá nhanh, phía VNCH không thể nào chuẩn bị kịp.

    Đến tối, sau khi họp Hội đồng an ninh Quốc gia, Bunker đến gặp Thiệu và Kỳ, hai ông cho biết là cần phải có từ 7 tới 10 ngày để chuẩn bị cho cuộc họp đầu tiên. (Nghĩa là qua ngày bầu cử 5-11). Bunker về báo lại cho Washington.

    – Ngày 30-10, lúc 1 giờ sáng (?), Bunker trở lại dinh Độc Lập nhưng không có Thiệu ở đó, chỉ có Ngoại trưởng VNCH là Trần Chánh Thành, ông này cho biết Thiệu còn phải chờ lưỡng viện Quốc hội nhóm họp và cho phép Tổng thống được quyền đàm phán với Hà Nội. Bunker gần phát điên vì như vậy là qua ngày bầu cử rồi còn gì?

    Đã vậy Ngoại trưởng Thành còn cho biết thêm là ông ta mới nhận được điện từ Paris cho biết tại Paris đại diện Hoa Kỳ là Hariman đã tuyên bố khác với những thỏa thuận trước đây giữa Washington và Sài Gòn. Phía Việt Nam cần phải nghiên cứu lại tuyên bố mới này của Hariman, và do đó có thể bản thông cáo chung cần phải viết lại.

    Bunker cực lực phản đối, cho rằng tại sao trước đây ông Thiệu không cho Bunker biết rằng cần phải có sự chấp thuận của Quốc hội? Ngoài ra ông cũng bảo đảm rằng không có chuyện khác nhau giữa những gì Hariman tuyên bố tại Paris với những gì đã ghi trong bản dự thảo.

    Cuối cùng Bunker nói với Nguyễn Chánh Thành: “Nếu ông muốn, chúng tôi có thể tường trình về Washington là bây giờ Sài Gòn không đồng ý tiếp tục tiến tới những điều căn bản mà hai chính phủ đã thảo luận và đồng ý”. Ông Thành trả lời rằng những điều mà hai chính phủ thỏa thuận trước kia khác với những điều tuyên bố mới đây của Hariman cho nên VNCH không thể thỏa thuận với những điều mới được sửa đổi. Vả lại VNCH cần có thêm thời gian.

    Bunker quay về trình lại với Washington, đề nghị hoãn ngày giờ công bố thêm 24 giờ và dời ngày khai mạc hội nghị đến ngày 7-11 thay vì 2-11.

    – Ngày 31-10, lúc 1 giờ sáng (?), Bunker trở lại dinh Độc Lập để chuyển một công điện của Tổng thống Johnson gởi cho Tổng thống Thiệu. Trong đó Johnson cho rằng nếu Thiệu là một trở ngại cho cuộc đàm phán thì Quốc hội Hoa kỳ sẽ ngưng viện trợ cho VNCH. Ngoài ra Johson cũng xa gần de dọa Thiệu về việc âm mưu với Nixon làm thiên lệch kết quả cuộc bầu cử.

    Trong sự xúc động và ở trạng thái xa cách, Thiệu nói với Bunker: “Các ông là một cường quốc, các ông có thể nói với các nước nhược tiểu những điều các ông muốn. Chúng tôi hiểu rằng Hoa Kỳ đã hy sinh nhiều cho đất nước chúng tôi. Dân chúng Miền Nam chúng tôi đều biết rằng nền độc lập của chúng tôi có được là nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.

    Nhưng các ông không thề cưỡng bức chúng tôi phải thực hiện những điều trái ngược với quyền lợi của dân tộc chúng tôi. Cuộc đàm phán này không phải là một vấn đề sống còn với Hoa Kỳ nhưng là vấn đề chết sống của Miền Nam chúng tôi. Tôi sẽ đọc một thông điệp trước quần chúng, và nhân danh cá nhân, chính phủ, và đồng bào tôi, tỏ lòng tri ân sâu xa về những gì mà Tổng thống Johnson đã giúp đỡ chúng tôi” ( Stephen Young, Victory Lost, Bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 250 )

    Một biểu hiện tháo chạy của đồng minh


    – Ngày 31-10, lúc sáng sớm, Bunker đến gặp Tổng thống Thiệu để thông báo rằng Hà Nội đã thỏa thuận những điều ghi trong bản dự thảo công bố của HK và VNCH. Sau 40 phút thảo luận, Tổng thống Thiệu hứa là ông sẽ triệu tập một buổi họp Hội đồng an ninh Quốc gia và chủ tịch lưỡng viện Quốc hội vào chiều hôm đó.

    Lúc 11 giờ sáng, Bunker đến gặp Ngoại trưởng Nguyễn Chánh Thành để cùng nhau duyệt lại tiến trình đàm phán tại Paris. Đến 11 giờ 45 Bunker đến gặp Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ. Kỳ hứa sẽ thuyết phục các thành viên khác trong Hội đồng an ninh Quốc gia chấp thuận những đề nghị của phía Hoa Kỳ. Ông nói thêm rằng giữa ông và Tổng thống Thiệu luôn có sự nhất trí và ông sẽ cố sức để giữ sự đoàn kết này.

    Lúc 8 giờ tối, Bunker và những nhân viên của ông họp với Ngoại trưởng Nguyễn Chánh Thành tại phòng họp của dinh Độc Lập. Cuối cùng Ngoại trưởng Thành kết luận: “ Vấn đề căn bản là phía bên kia chỉ có 1 phái đoàn. Ông phải yêu cầu Hà Nội chấp nhận điều cơ bản đó. Mọi vấn đề khác sẽ giải quyết sau”.

    Sau đó Bunker gặp Tổng thống Thiệu cùng với Phó tổng thống Kỳ. Ông Thiệu cho biết ông đã họp Hội đồng an ninh Quốc gia và tất cả đồng ý là cần Hoa Kỳ bảo đảm 3 điểm: (1) Hà Nội phải cam kết xuống thang chiến tranh. (2) Hà Nội phải cam kết sẽ đàm phán trực tiếp với Sài Gòn. (3) Hà Nội phải bảo đảm MTGPMN không được coi như là một thành phần riêng biệt.

    Ngoài ra Nguyễn Văn Thiệu cũng đưa ra nhận xét chua chát rằng việc ngưng ném bom vô điều kiện có vẻ như là một biểu hiện sẽ tháo chạy của đồng minh. Phó Tổng thống Kỳ cũng lên tiếng đồng ý với Tổng thống Thiệu. Cuối cùng cả hai ông đều không còn muốn nghe Bunker. Phó tổng thống Kỳ nói VNCH cần thêm thời gian để Sài Gòn có thể hỏi chuyện với Hà Nội tại Paris. Và Kỳ chấm dứt phiên họp vào lúc 3 giờ sáng (?) ngày 1-11 với lời yêu cầu hoãn tuyên bố ngưng ném bom 24 giờ.

    – Ngày 1-11, lúc 5 giờ sáng (?), Bunker và Phó đại sứ Berger tái họp với Tổng thống Thiệu, Phó Tổng thống Kỳ và Phụ tá của Tổng thống Thiệu Nguyễn Phú Đức. Lại tiếp tục tranh cãi vòng vo. Có những đoạn đối thoại rất căng thẳng được ghi lại trong tài liệu của Bunker:

    “Tổng thống Thiệu: Tại sao ông phản đối chúng tôi đặt ra những câu hỏi với Hà Nội? Nguyên tắc tiên khởi cho cuộc thương thuyết là phải đặt căn bản trên vấn đề lãnh thổ.

    Phó đại sứ Berger: Nếu chúng tôi thực hiện những điều ấy tại cuộc thương thuyết, có nghĩa là Hà Nội chỉ có một phái đoàn- chúng tôi sẽ không hỗ trợ cho ông.

    Tổng thống Thiệu: Tôi sẽ lưu ý điều này. Ông nói là ông sẽ không ủng hộ chúng tôi nếu phía bên kia chỉ có một phái đoàn?

    Phó đại sứ Berger: Tôi không nói như thế.

    Đại sứ Bunker: Tôi không nói như thế.

    Tổng thống Thiệu: Tôi đã thu băng điều đó.

    Phó đại sứ Berger: Ý của tôi là nếu ông xem đó là một điều kiện để tham dự hòa đàm thì chúng tôi sẽ không hỗ trợ ông. Nhưng chúng tôi sẽ hỗ trợ ông trong tư thế thương thuyết, xem phía bên kia như một phái đoàn”. (Bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 261).


    Cuộc họp chấm dứt lúc 7 giờ 45 sáng. Tới lúc đó Đại sứ Bunker mới biết chắc rằng Tổng thống Johnson phải đơn phương tuyên bố. Còn Thiệu và Kỳ sẽ có tuyên bố riêng với quốc dân.

    Kể từ lúc này dưới mắt báo chí Hoa Kỳ, ông Thiệu trở thành “kẻ phá hoại hòa bình”, “kẻ luôn luôn đi ngược lại đường lối của HK”, “một kẻ phản bội”, “một tên tay sai không sài được”.


    Bùi Anh Trinh


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X