Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhắn Tin Tìm Cha: Thiếu Tá Mai Thanh Tạo, Học T-28 Khóa 70-07 Keesler.

Collapse
X

Nhắn Tin Tìm Cha: Thiếu Tá Mai Thanh Tạo, Học T-28 Khóa 70-07 Keesler.

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhắn Tin Tìm Cha: Thiếu Tá Mai Thanh Tạo, Học T-28 Khóa 70-07 Keesler.

    Tình cờ cháu Huy xem đoạn video và thấy hình cha của mình, sau 75 đã vượt tù nhưng mãi biệt tin cho đến nay. Cháu đã nhờ Cánh Thép Channel nhắn tin lên.
    Nhắn Tin Tìm Cha
    Tên:Thiếu Tá Mai Thành Tạo,
    Huấn luyện T-28 Khóa 70-07 Keesler.
    SVSQ/KQ 68A
    Sư Đoàn 5 Không Quân Tân Sơn Nhứt, PĐ # 429, Không Đoàn 33 Không Vận Chiến Thuật.
    C-47, C-7A Caribou, C-130
    Đóng quân ở căn cứ Phù Cát ...
    Bay cùng với Tướng Ngô Dzu
    Đến nay vẫn không liên lạc được
    Dù ba con sống hay chết, xin quý vị vui lòng cho con biết theo email này:
    thyhuynh2020@icloud.com
    Nếu quý vị biết cách nào hay hơn để tìm ba con xin hướng dẫn dùm.
    Xin thành thật biết ơn.
    Mai Thế Huy






  • #2
    Không Quân VNCH Huấn Luyện T-28 - Keesler AFB

    [MYOUTUBE]fv_5r7nOmgk[/MYOUTUBE]
    Last edited by SVSQKQ; 03-20-2018, 05:28 AM.

    Comment


    • #3
      Thêm Chi Tiết ....


      Comment


      • #4
        Con mòn mõi theo ngày tháng chờ tin cha trở về với gia đình



        Chân Thành cảm ơn Cánh Thép Channel, đã làm nhịp cầu chuyển tin nhanh cho Cháu Huy ! Sáng Nay, Bác NVH (C119) K68A, vừa điện thoại cho Chúng Tôi được biết:" Cháu Mai Thế Huy, ở Florida gọi đến chiều Ngày Hôm Qua ! Hai Bác Cháu đã hỏi thăm và tâm sự chi tiết rất lâu về vấn đề mất tích của Mai Thành Tạo(C7A) K68A " . Thanks, God !
        G.Nguyên

        ***
        Nghe tin anh và một số người bạn đã vượt trại tù Bù Gia Mập bị bắn chết? Mãi tới nay gia đình cháu Huy vẫn bặt tin cha từ lúc một tuổi.
        Last edited by SVSQKQ; 03-21-2018, 11:26 PM.

        Comment


        • #5
          Trốn Khỏi Trại Tập Trung Bù Gia Mập (sông Bé)

          Vài người bạn trốn khỏi trại Tập trung Bù Gia Mập (sông Bé)
          Câu chuyện này xảy ra vào khoảng tháng 4 năm 1977, tại trại Tập trung ở Bù Gia Mập.

          Khu trại K3 gồm 3 dãy nhà lá, sắp theo hình chữ U. Mỗi dãy có 3 căn. Nhà bếp và nhà ăn ở trong khoảng miệng của chữ U. Khi bị chuyển từ trại Suối Máu lên đây, anh em tù nhân đã cất những nhà này. Họ đều là những Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đặc biệt có rất nhiều Bác sĩ Quân Y, từ Thiếu tá đến Trung tá. Tôi chỉ nhắc lại sơ sơ một số nhỏ: Y sĩ Trung tá Nguyễn Đức Liên, Y sĩ Trung tá Phạm Hữu Thi. Y sĩ Thiếu tá Trần Văn Tích, Y sĩ Thiếu tá Bùi Nghĩa Bỉnh, Y sĩ Thiếu tá Hồ Trí Dõng, Y sĩ Thiếu tá Trần Xuân Dũng, Y sĩ Thiếu tá Vũ Văn Quynh�

          Vũ Văn Quynh cùng học PCB với tôi ở Khoa Học Đại Học Sàigòn, năm 1958. Sau đó, cùng lớp Năm thứ 1 Y Khoa, Y Dược Đại Học Đường Sàigòn, ở đường Trần Quí Cáp. Cuối năm đó Quynh bị rớt. Kết quả là tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ sau tôi một năm.

          Quynh rất vạm vỡ, nhưng không cao lớn. Tính Quynh bộp chộp. Thuận mồm thì nói, vui miệng thì cười. Không thâm hiểm, không nịnh bợ. Mỗi lần toe toét với anh em bạn bè, thì để lộ ra một hai cái răng vàng. Quynh từ Pháp về Việt Nam học PCB, nên nói tiếng Tây như mây bay gió cuốn. Tôi phục Quynh lắm.

          Khi Y sĩ Đại tá Hoàng Cơ Lân về làm Chỉ Huy trưởng Trường Quân Y, một số Quân Y sĩ Nhảy Dù được kéo về theo. Thí dụ như Vũ Khắc Niệm, Đoàn Văn Bá, Hoàng Ngọc Giao, Vũ Văn Quynh. Quynh ở Đơn vị này cho đến khi mất nước vào tháng 4 năm 1975.

          Khi bị nhốt trong những trại tập trung của Việt Cộng (mà chúng gọi là trại cải tạo), Quynh và tôi cùng gặp nhau ở khu K3 trại Suối Máu. Trại có 22 căn nhà. Tôi ở căn nhà số 6, Quynh ở căn nhà số 12. Tuy 2 số cách nhau như vậy nhưng thật ra hai đầu nhà chỉ cách nhau có một con đường chừng 3 thước. Do ngẫu nhiên bọn cai tù Việt Cộng chỉ định Quynh làm đại diện cho anh em tù trong căn nhà số 12, và tôi cũng bị chỉ định đại diện cho căn nhà số 6. Mỗi buổi chiều, trước giờ ăn cơm, cứ khoảng 5 rưỡi là Quynh và tôi đều phải tới hội trường gặp tên cai tù phụ trách, để nhận công tác cho ngày hôm sau, rồi về sắp xếp anh em.

          Mặc dù cùng học, biết nhau nhiều năm và cùng ở trong hoàn cảnh tù, khổ sở cùng cực nhưng tôi và Quynh chưa bao giờ trở thành một đôi bạn chí thân - không lúc nào sơ hơn, mà cũng chẳng khi nào gần hơn.

          Khi bị chuyển trại lên Bù Gia Mập, Quynh và tôi lại ở cùng một dãy. Quynh ở căn nhà gần cổng ra vào. Tôi ở căn giữa. Cả hai đều may mắn là không còn bị chỉ định đại diện cho tù nhân trong căn nhà nào cả.

          Ngày ngày, 600-700 Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, bị lùa lên núi đồi xung quanh trại để làm những công việc khổ sai. Chặt tre, đẵn gỗ, phá rừng, trồng lúa, trồng khoai mì, v.v�

          Tuy công việc nặng nề, nhưng ai cũng cảm thấy dễ chịu hơn lúc ở Suối Máu. Lý do là đỡ cuồng cẳng, và được thở không khí thiên nhiên. Trong khi ở Suối Máu, lúc nào cũng như bị nướng trong dãy nhà tôn vào mùa hè, và xung quanh là hàng rào kẽm gai với những họng súng đại liên trên vọng gác. Gần Sàigòn hơn, nhưng đúng là trong trại giam. Còn ở Bù Gia Mập, được lên núi, xuống đồi, không khí căng thẳng của tình cảnh bị tù đầy giảm bớt. Mặc dù vậy, nỗi thê lương vẫn đè nặng trong tim mỗi người. Ai cũng vẫn hiểu rằng: Ngày về xa lắm ! Người ơi !�

          Vì trại ở gần biên giới Việt Miên, nên những người thân với nhau, thường nghĩ đến chuyện vượt biên giới để sang Cao Miên, rồi lần mò tìm đường sang Thái Lan để tìm Tự Do. Ngặt một nỗi, Miên bấy giờ cũng đang ở trong tay Khmer Đỏ. Cho dù có vượt được biên giới, rồi tới đất Miên đi chăng nữa, chắc gì đã thoát chết.

          Do đó không ai tính đến chuyện đó nữa. Một hôm, như thường lệ những người tù của trại lại được đưa lên những ngọn đồi rải rác quanh đó để làm việc. Hôm đó trời nắng đẹp, không nóng lắm, vào khoảng tháng 4 năm 1977. Đến 5 giờ chiều, họ lại được trở về trại, rồi xuống nhà ăn, ăn cơm chiều.

          Đang nửa chừng bữa, bỗng lũ công an cai tù của toàn trại, lăm lăm cầm tiểu liên AK 47 chạy tới, hạ lệnh mọi người phải lập tức trở về dãy nhà ở, và ai nấy phải ngồi yên tạÏi chỗ ngủ của mình. Đám tù đứng lên ngay. Người đã nuốt xong miếng cơm chót. Kẻ còn chút xíu trong lon hay trong ca, trong chén của mình cũng chỉ cần cầm cái đồ đựng đó đứng lên là xong. Về đến dãy nhà ở, không ai được phép di chuyển khỏi chỗ nằm của mình. Cấm không được trò chuyện.

          Cả cái khoảng sân rộng, nằm giữa 3 dãy nhà nối tiếp nhau xếp thành hình chữ U, không một bóng người. Chỉ có những phần tử thuộc loài động vật nón cối, lăm lăm cầm AK 47 đi đi lại lại, sẵn sàng bóp cò tiểu liên nhả đạn. Ở mỗi đầu nhà hay dọc theo hai bên, những động vật này cũng đứng ngồi, hờm sẵn.

          Những người tù chúng tôi đương nhiên không hiểu chuyện gì. Trong suốt chín tháng ở trại này, ngày hôm nay căng thẳng nhất. Những người lạc quan, bụng bảo dạ, chắc có đánh nhau ở vùng biên giới gần trại, nên bọn Việt Cộng phải canh giữ gắt, để phòng có một lực lượng nào đó đến phá trại giải thoát đám Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang bị giam. Những kẻ bi quan, không phải là không có lý do, nghĩ rằng, chỉ chốc lát nữa thôi sẽ có một đoàn xe vài chục chiếcMolotova kéo vào sân, chở cả lũ ra Bắc. Như một lần chuyển trại nữa, thế thôi ! Mỗi người, tự nêu một ảo vọng, hoặc tự nghĩ đến một nỗi kinh hoàng mới.

          Khoảng mười lăm phút sau, mấy tên cai tù đi vào mỗi căn nhà, điểm danh, đếm từng người một, rồi bỏ đi. Trong căn nhà tôi ở, không thiếu một ai.

          Trời tối hẳn, không khí căng thẳng càng trở nên ngột ngạt. Những động vật nón cối vẫn không ngớt lởn vởn. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi giật mình. Vài tràng súng AK nổ, vọng về từ hướng cái suối mà anh em vẫn thường xuống tắm giặt. Những người đang hy vọng có đánh nhau ở vùng biên giới, mắt sáng hẳn lên. Họ chờ những tràng súng lớn, dù của bên nào. Đại bác hay đại liên mà nổ lên, thì vui quá. Không phải vui tai, nhưng đủ cho ảo vọng lớn dần lên. Còn nhóm âu lo bị chở ra Bắc, không có phản ứng. Vài tiếng súng từ rừng vọng ra không thể mang lại ý nghĩa gì. Nhưng dù sao, chắc chắn là có chuyện rồi, ai cũng nghĩ thế.

          Mấy tiếng đồng hồ trôi qua. Khoảng 10 giờ tối, cai tù cho lệnh tất cả phải ra sân ngồi xuống.

          Tên quản giáo lên tiếng. Ở bất cứ nơi đâu, và vào bất cứ lúc nào, lời mở đầu của 1 tên cai tù Việt Cộng cũng giống nhau. Bất biến. Lời ca tụng cái thằng �Bác Hồ�, cái đảng Cộng sản, và cái chính sách tập trung Sĩ Quan cũng như Công chức của Chính quyền cũ để cải tạo.

          Đoạn tên quản giáo cho biết, chiều hôm đó, 6 tên Ngụy không chịu cải tạo đã bỏ trốn trại này.

          Nó đọc tên:

          - Vũ Văn Quynh

          - Đỗ Đình Tiêu

          - Tôn Thất Hy�

          và 3 người nữa.

          Tôi giật mình. Trong số 6 người tôi biết 3. Mới chiều hôm trước, Bác sĩ Vũ Văn Quynh còn đứng trước cửa căn nhà tôi ở, bô bô với tôi và vài anh em khác, để lộ ra một hai chiếc răng vàng khi toe toét cười.

          Còn Đỗ Đình Tiêu, tôi quen từ hồi còn bị nhốt trong trại Suối Máu. Người dong dỏng cao, Tiêu có khuôn mặt rắn rỏi. Một hôm khi nghe nói Tiêu có họ là Đỗ Đình, tôi buột miệng hỏi: �

          Vậy anh có họ gì với Đỗ Đình Phương không ?�

          Tiêu đáp: Tôi là em ruột của Anh Phương.

          Tôi bảo: Tôi là học trò Tây Ban Cầm của Anh Phương, và cũng là bạn của anh ấy nữa� (Đỗ Đình Phương là đệ nhất danh thủ Tây Ban Cầm của Việt Nam Cộng Hòa - Dạy ở Trường Quốc Gia Âm Nhạc).

          Vì nghe tôi nói là bạn của Phương và đồng thời là bạn của Bác sĩ Lê Đình Tuân - anh rể của Phương, nên Tiêu cũng hoan hỉ trò chuyện. Chắc Tiêu nghĩ, có thêm 1 người liên quan chút ít với gia đình mình, thì cũng vui, để thỉnh thoảng có thể nói về những truyện trong nhà. Phương với Tiêu là con ông Đỗ Đình Đạo, một đảng viên có tên tuổi trong Việt Nam Quốc Dân Đảng.

          Sau khi Hiệp định Genève được ký kết vào ngày 20-07-1954, dân chúng miền Bắc nhốn nháo. Trong lúc mọi người sửa soạn di cư thì ông Đỗ Đình Đạo bị một nữ cán bộ Cộng sản tên là Thụy An lừa đến nhà rồi đầu độc chết. Báo chí đăng ngay tin đó trên trang nhất. Dư luận xôn xao. Nhưng chỉ vài ngày sau, vụ án mạng đó bị quên đi một cách mau chóng, vì những diễn biến dồn dập xảy ra trên đất Bắc và những ưu tư chồng chất trên đầu óc mọi người.

          Ở Bù Gia Mập, Tiêu không ở trong cùng dãy nhà với tôi mà cũng chẳng ở cùng căn với Quynh.

          Còn Tôn Thất Hy là một Thiếu tá Quân Cụ. Người rất cao, có thể tới 1m80, và đen. Tay chân hợp với kích thước cơ thể và rất mạnh.

          Do hoàn cảnh nào, 6 người này quen nhau, và thân thiết với nhau, để rồi bàn tính cùng nhau trốn trại, tôi không rõ.

          Sau khi đọc tên 6 người, tên quản giáo đe dọa chúng tôi đủ điều và trước khi dứt lời, hắn cho biết là công an của trại đã bắt lại được hết.

          Đêm ấy, rất nhiều người không ngủ được. Tôi cũng không tài nào chợp mắt. Thỉnh thoảng, từ xa xa trong rừng vẫn vọng về vài tràng súng AK 47. Tôi nghĩ thầm: Tên quản giáo nói đã bắt được hết cả là nói láo. Nếu đã bắt được họ, sao công an của trại không giải ra cho mọi người thấy, đánh đập thẳng tay để khủng bố tinh thần anh em chúng tôi. Hơn nữa, nếu đã bắt được rồi, thì sao còn những tràng súng AK bắn ở trong rừng.

          Ai cũng mong 6 người đó đi thoát. Họ có thoát được, những người khác mới nghĩ kế làm theo. Còn nếu họ bị bắt, ý nghĩ trốn trại của anh em sẽ bị xoi mòn.

          Sáng ngày hôm sau, mọi người vẫn bị đưa đi lên đồi hay núi làm công việc khổ sai thường lệ. Lẽ dĩ nhiên, với sự tăng cường canh phòng của toán công an đi theo. Rồi những ngày kế tiếp, cũng không thấy bọn quản giáo dẫn 6 người ra trước mắt mọi người, để xử bắn, giống như cách chúng đã làm hồi ở Suối Máu, đối với mấy người bỏ trốn mà bị bắt lại.

          *

          Sau khi được thả về, tôi tìm cách vượt biển. May mắn thành công. Sống ở trên đất tự do, tôi bèn đem sách Y khoa ra học gạo lần nữa ở trong đời. Sau vài năm, được hành nghề Bác sĩ trở lại. Một hôm, khi tôi từ Phòng mạch vừa về tới nhà thì vợ tôi hỏi:

          - Anh còn nhớ thằng M �không ? Nó là con của bà cô ruột em ấy mà ?

          - Có chứ ! Có phải cái thằng to con mà tóc xù chứ gì? Tôi đáp.

          - Đúng nó đấy.

          - Độ này nó ra sao ? Có còn ở Hàng Sanh cùng với cô không ? Tôi hỏi.

          - Thì em đang định nói chuyện về nó với anh đây ! Sau khi mình thoát khỏi Việt Nam thì nó cũng tìm cách vượt biển. Xui xẻo cho nó, bị Việt Cộng bắt đưa lên nhốt ở Bù Gia Mập. Em không biết có phải đúng chỗ anh bị giữ hồi trước không. Nhưng chắc chắn là Bù Gia Mập rồi.

          - Bù Gia Mập rộng lắm. Có rất nhiều trại. Dù bị nhốt ở trại nào thì cũng khốn khổ. Tôi ngắt ngang.

          - Vợ tôi nói tiếp: Chẳng biết bao lâu sau, nó trốn trại. Hôm nay em nói chuyện về nó, vì tuần trước em mới nhận được thơ của bà cô báo tin là nó đã tới được Mỹ, ở với nhạc phụ. Bà cô còn cho em số điện thoại để liên lạc với nhau. Chiều hôm nay em đã nói chuyện được với nó mấy tiếng đồng hồ liền.

          - Nó kể: Bị nhốt ở Bù Gia Mập mấy năm, không được thả, tôi bèn tìm cách trốn trại. Tôi có biết phương hướng chính xác gì đâu. Chỉ phỏng đoán, nhắm về phía Sàigòn mà đi. Nhưng không thể nào giữ cho khỏi lạc được. Quanh quẩn mấy ngày. Một buổi xế chiều, đang loay hoay tìm lối ở trong rừng, tôi bỗng đá phải một cái xác. Nhìn xuống, thì đó là một bộ xương người rất lớn. Tôi hoảng sợ quá, muốn chạy mà không cất bước nổi. Mà chạy hướng nào bây giờ ? Tôi ráng nhìn quanh thì nổi da gà. Tôi thấy 5 bộ xương nữa, tổng cộng là 6. Bộ thì co, bộ thì duỗi, bộ nằm nghiêng, bộ nằm ngửa. Thịt, da trên mặt đã biến mất hết. Ròi bọ cũng không còn. Riêng có một bộ ngồi dựa vào gốc cây, hàm răng có vài cái răng vàng hắt ánh ra trong lúc trời chạng vạng tối ở giữa rừng. Nhìn thấy thế, tôi chẳng còn kịp suy nghĩ đến phương hướng gì nữa. Co giò chạy tuốt. Trời xui đất khiến làm sao, mấy ngày sau tôi cũng mò về được Sàigòn. Rồi lại vượt biển nữa. Sau đó được Mỹ nhận, vì có ông bố vợ đã định cư tại đó từ trước, bảo lãnh cho.

          Vợ tôi ngưng kể lời người em họ.

          Tôi ngậm ngùi, liên tưởng�

          Cũng xin nói thêm là sau khi được thả ra khỏi tù, tôi chưa hề kể cho vợ tôi nghe về việc trốn trại của 6 anh em kia. Rồi khi sống trên đất Tự Do, tôi cũng không đả động gì đến chuyện này cả. Còn cậu em họ vợ, tôi chưa bao giờ gặp lại sau thảm họa mất nước vào tháng 4 năm 1975. Và cậu ta cũng chưa bao giờ biết bạn bè tôi có những ai.

          *

          Kể từ năm 1991, mỗi khi có dịp đi tham dự Đại Hội Quốc Tế Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Tự Do, tôi đều để ý tìm Bác sĩ Vũ Văn Quynh. Đồng thời hỏi những đồng nghiệp, xem có ai gặp anh không. Ở Paris, ở Florida, ở Montréal, ở San Jose�, không bao giờ tôi thấy Quynh cả. Và mỗi lần nhận được một cuốn - Danh Sách Y Sĩ Việt Nam trên Thế Giới Tự Do� mới, tôi đều giở vần Q ra để tìm tên và địa chỉ Anh.

          Trước khi gửi bài này cho Tập San Y Sĩ, tôi lại giở cuốn Danh Sách Y Sĩ Việt Nam trên Thế Giới Tự Do, xuất bản năm 2008 ra, tìm lần nữa. Trên hai trang 196, 197 vẫn không thấy tên Bác sĩ Vũ Văn Quynh.

          BS Trần Xuân Dũng


          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...
          X