Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xóm Thuốc Tân Sơn Nhứt

Collapse
X

Xóm Thuốc Tân Sơn Nhứt

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xóm Thuốc Tân Sơn Nhứt

    Xóm Thuốc Tân Sơn Nhứt

    Vào khoảng 1930-40, từ Gò vấp có đường xe lửa đi Hóc môn, đến chùa Vạn Đức (bên trái) và Miểu ông Thọ (bên mặt) thì tách ra thêm một dường đi lên Thủ dầu một.Thật ra chi có chạy bằng xe điện thôi, riêng đường đi Thủ dầu một, hãng Hỏa xa Saigon còn kéo dài đến Lộc Ninh và dùng xe lửa để chở cây rừng về làm nguyên liệu cho hãng.

    Trên đường đi Hóc môn, nhà ga đầu tiên là ga Xóm thuốc, không tên chĩ có 2 bãng hiệu bên hông ga là chiếc xe thổ mộ (xe một ngựa kéo chở hành khách) vì lúc bấy giờ dân chúng ít ai biết chử, nên ga chỉ dùng bãng hiệu(a) thôi. Trước mặt nhà ga, song song với đường rầy là đường lộ Gòvấp-Hócmôn, có một con đường đất đỏ chạy thẳng qua đến ga An-Nhơn trên đường xe điện lên Thủ Dầu Một, bên cạnh con đường nầy là nhà bác Bảy Đậu(b), tiệm chạp phô người Hoa và 1 dãy phố 4 căn của anh chị ông thầy giáo Tám.

    Bên phải và phía sau nhà ga là đồng trống, bên trái là đất gia đình nhà Bà nội tôi, gồm có 3 căn nhà, 1 của vợ chồng Bác tôi, 1 cũa vợ chồng Cô tôi, và 1 cũa Bà tôi (Ba tôi là con út nên vẫn ở với mẹ). Đối diện nhà bà tôi là nhà bà Tư Dầu Gió chuyên nấu dầu xanh để bán, kế bên nhà bà Tư là nhà của anh Mừng lớn hơn tôi vì hoc trên tôi vài lớp, anh thường ghé nhà chơi và lúc nào cũng dạy tôi hát bài Bạch Đằng Giang như sau “ Đây Bạch Đằng Giang, Trâu (sông) nằm (hùng) Vũng (dũng) củaa nòi giống anh Mừng (hùng) giống tiên rồng, giống lac hồng Nam Tứ (Bắc) Tung (Trung)“. Sau nhà Bà tôi là sân bay Tân Sơn Nhứt. nơi trồng thuốc lá Gò vấp, nơi mà lúc còn nhỏ Bà tôi phải đi tưới thuốc bằng nước giếng vào mỗi buối sáng sớm.

    Tôi được sanh ra và lớn lên ở Xóm thuốc, đến tuổi đi học thì phải xuống Gò Vấp, bắt đầu là lớp Đồng - ấu (cours enfantin) tức là lớp 1 bây giờ. muốn vào học phãi biết đọc và viết chử Quốc ngữ, phải mua 2 cuốn tập viết (cahier de Devoir + cahier de Vocabulaire). Trong tập Devoir, cứ mỗi thứ hai, sau khi đề Le Lundi... phải xuống hàng, bắt buộc viết 1 câu “Lá cờ Đại Pháp phất phới nơi nào, thì nơi đó sẽ được sung-túc và thịnh-vượng luôn luôn “ bằng mực đỏ. Sau đó mới dùng mực tím để chép bài học. Học chưa được hết năm đầu thì quân đội Nhật tràn vào chiếm Saigon. lấy sân bay TSN làm nơi chỉ huy, đào mươn đấp mô chống chiến xa, từ ngã tư hàng Điệp dọc theo dường xe điện lên đến Hạnh thông Tây. Gia đình nhà tôi phãi dọn xuống ngã tư Hàng điệp. Xóm Thuốc chỉ còn lại phía bên phải con đường lộ Gò vấp – Hóc môn mà thôi. Khi Nhật đầu hàng Hoa kỳ (1945) Pháp chiếm lại TSN, nới rộng phòng tthủ; xây cất kho xăng ; kho đạn; trường huấn luyện quân khuyển (ngã tư hàng điệp trổ thành ngã Năm chuồng chó, vì đường vào trường đâm thẳng ra ngã tư Hàng điệp); bệnh viện quân đội (ngay trên chùa Vạn Đức và chùa phải dọn ra sau ga Xóm Gà cho dến nay) ; chung quanh sân bay TSN và làm một con đường mới từ ngã tư Hàng điệp thẳng lên Hạnh Thông Tây băng ngang qua ga Xóm Thuốc vào khoãng 1952 và Xóm Thuốc biến mất hẵn trên dịa bàn TSN.

    Đến ngày đình chiến và phân chia đất nước vào nắm 1954, có một họ Đạo từ miền Bắc vào lập nghiệp và xây lên một nhà thờ lấy tên Giáo Xứ Xóm Thuốc, không ngay nơi Xóm Thuốc khi xưa mà lại thuộc về địa phận Hạnh Thông Tây.

    (a)Ga Xóm-Gà có bảng hiệu là Cây Lược (chải tóc) mà lúc di học từ Gò Vấp đến Mac Ferrando vào năm 1947 vẩn còn, dù xe điện đã ngưng chạy từ 1945.
    (b)Bác Bảy Đậu không biết đi Kháng chiến từ bao giờ, dến 1975 trở về, sống vài năm rồi mất, được đặt tên cho đường Nguyễn Văn Đậu ngay tại ngã tư Xóm Gà.


    Lâm thanh Ngân.
    navit59_13@yahoo.com





Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X