Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chúc Mừng Năm Mậu Tuất 2018 - Ban Điều Hành và Thành Viên ...

Collapse
X

Chúc Mừng Năm Mậu Tuất 2018 - Ban Điều Hành và Thành Viên ...

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chúc Mừng Năm Mậu Tuất 2018 - Ban Điều Hành và Thành Viên ...

    [MYOUTUBE]JAOD7JMWx9Y[/MYOUTUBE]

    Kính Chúc Quý Niên Trưởng và Các Bạn Đón Một Năm Mới Mậu Tuất Bằng An và Hạnh Phúc, Dồn Dào Sức Khỏe....
    SVSQKQ




    Vài cây hoa mai và đào trong vườn









  • #2
    Little Saigon: ‘Tết, không về Bolsa thì đi đâu?’

    [MYOUTUBE]q1qr2UHFFCg[/MYOUTUBE]

    WESTMINSTER, California (NV) – Mấy tuần nay, đại lộ Bolsa chật cứng xe cộ. Một phần vì dân ta sắm Tết, phần vì người ở xa rủ nhau về Little Saigon ăn Tết, tạo nên khung cảnh như trong xứ nàng Kiều của cụ Nguyễn Du, “… Gần xa nô nức yến anh…”, dẫn đến cảnh “Dập dìu tài tử giai nhân/Ngựa xe như nước áo quần như nêm.”
    Nhạc sĩ Cung Tiến, người nổi tiếng với những nhạc phẩm Hương Xưa, Hoài Cảm và Vang Vang Trời Vào Xuân,… cùng phu nhân từ Minnesota cũng về đây ăn Tết.

    Ông nói: “Năm nào chúng tôi cũng về đây cả. Vừa thăm con ở Los Angeles, vừa thăm bạn hữu ở Bolsa.”

    Phố Bolsa đã trở thành một điểm hẹn cho bao người tự bao giờ. Ông cho biết: “Về đây rất tiện, chúng tôi có hẹn với một số bạn bè ở Đức, ở New York và San Francisco cùng về gặp nhau ở đây.”

    Ông cười: “Tết, không về đây thì đi đâu?”

    Có lẽ những “tài tử, giai nhân” đang sánh vai dạo phố Xuân cũng nghĩ như vậy.

    Tết, về đây ăn Tết mới vui.

    Từ West Yorkshire, Anh quốc, sang đây, ông Freddy Colgan và bà Thu Hằng chen chân cùng đoàn người du Xuân trong thương xá Phước Lộc Thọ. Khi hỏi có phải họ sang đây ăn Tết, ông Freddy lắc đầu nói: “Chúng tôi thăm con gái học ở đại học UCI chứ không phải vì Tết.”

    Bà Thu Hằng đánh khẽ vào vai chồng rồi hỏi: “Thăm con, sao năm nào cũng đi vào mùa Tết? Thăm con thì đi vào mùa Hè, có phải nó nghỉ lâu hơn không?”


    Ông William Trương: “Tụi tôi đang tính chuyện thu xếp về đây mua nhà rồi ở luôn.” (Hình)
    Ông Freddy đỏ mặt cười vang: “Không phải cho tôi đâu. Tôi muốn vợ tôi ăn Tết ở đây vì bà thích lắm.”

    Bà Thu Hằng nói đùa: “Vậy mai ông ở khách sạn, để tôi đi sắm đồ Tết một mình.”

    Ông Freddy cười khanh khách rồi bặp bẹ tiếng Việt: “Thôi đi mà. Thôi đi mà. Tha đi mà.”

    Từ ngày con ông vào học đại học UCI, ba năm liên tiếp ai vợ chồng ông đều đến Bolsa chơi Xuân.

    “Trước đó, chúng tôi có về Việt Nam rồi, nhưng phần lớn thời gian là ngồi trên taxi. Đâu có đi đâu nhiều. Đường xá bụi bặm và ồn ào ‘nhức óc’. Ăn uống thì không an toàn, cả hai chúng tôi đều bị đau bụng nhiều lần. Thức ăn ở đây sạch sẽ hơn nhiều nên chúng tôi chưa gặp vấn đề gì,” bà Thu Hằng nói.

    Sau cùng ông Fredy thú nhận: “Tôi thích không khí Xuân ở đây. Giống Việt Nam, nhưng không nóng và không bụi.”

    Từ Việt Nam sang lần đầu, bà Huỳnh Thu Anh đã thấy ngay những gì thiên hạ đồn nhau không sai là bên này, cái gì cũng có, kể cả “không khí ngày xưa”.

    Bà nói: “Tôi qua Mỹ thăm con gái, sẵn tiện muốn trải nghiệm Tết ở đây như thế nào. Mấy bữa nay, con tôi có dẫn đi chợ Tết ở Phước Lộc Thọ và chợ hoa ở khu Brookhurst và Edinger gần nhà. Tôi thấy ở đây cũng có không khí Tết lắm.”

    Bà so sánh: “Chỉ có điều khác nhất là Việt Nam thì nhộn nhịp hơn. Nhưng bên đây nghe nói cho đốt pháo nên sẽ có không khí Tết của ngày xưa, có tiếng pháo nổ đì đùng với mùi xác pháo như cái thời tôi còn bé.”

    “Tôi cứ tưởng là ở Mỹ chắc cũng sẽ thiếu thứ này thứ kia, nhưng tôi lầm. Ở đây, Tết, cái gì cũng có, từ bánh chưng, bánh tét, dưa món, củ kiệu đến cành mai, cành đào. Ở đây không sợ nhớ nhà vì cũng giống nhà lắm rồi,” bà tiếp.

    Cũng nghĩ như vậy, ông Phillip Trương Phúc ở Indianapolis, Indiana, đưa gia đình đi chợ hoa Phước Lộc Thọ để tìm không khí Xuân Việt Nam.

    “Phải về đây mới ra ‘mùi Tết’. Mấy năm trước, chúng tôi có tới khu Bellaire ở Houston, Texas, nhưng bên đó nóng quá. Vợ tôi và mấy đứa nhỏ thích bên này hơn,” ông chia sẻ.

    Bà Tonia, vợ ông, nói: “Nếu không qua bên này thì gia đình tôi lái xe cả hai tiếng tới chùa An Lạc ăn Tết thôi. Tới nhà ai thì cũng chỉ có nồi thịt kho hột gà, ngán lắm. Bên này hàng quán bốn phương, tám hướng, nhìn là thấy sướng rồi.”

    Cả hai vợ chồng cùng đồng ý là: “Muốn coi diễn hành thì chỉ có Bolsa thôi.”

    Vào từng gian hàng ở chợ hoa Phước Lộc Thọ và lựa chọn tỉ mỉ từng món, bà Tina Lê, đến từ Buffalo, New York, cho biết về đây chơi Xuân rất vui. Vui đến nỗi cả tuần nay, gia đình bà không ngủ được chút nào.

    “Ngủ gì mà ngủ, tối về khách sạn là tụi tôi dồn vô một phòng rồi nhắc lại chuyện trong ngày rồi thức trắng. Nói đủ mọi chuyện, chuyện mua đồ, chuyện ăn uống, chuyện gặp bà con. Vui ơi là vui,” bà hồn nhiên kể.

    Ông Tyron Lê, chồng bà, góp chuyện: “Mướn ba phòng, mà cả tuần rồi, tụi tôi ngủ chung một phòng thôi. Mai mốt về chắc ngủ cả tháng mới hồi sức.”

    Bà Tina dứt khoát: “Tụi tôi đã hẹn nhau là Hè năm tới không lấy ‘vacation’, để dành về đây ăn Tết lâu hơn. Kỳ này chỉ có ba tuần, chưa ‘đã’. Mê quá! Mê Bolsa quá!”

    Từ New York, New York, ông Willian Trương và vợ là Loan Trương cũng đưa con gái về đây ăn Tết. Khi nghe hỏi về đây, ông và gia đình thấy vui không, ông trả lời ngay: “Tụi tôi đang tính chuyện thu xếp về đây mua nhà rồi ở luôn.”

    Bà Loan nói: “Tết ở New York buồn lắm. Có thời gian thì người mình chỉ đi chùa Bốn Phương mà thôi.”

    Ông tiếp: “Muốn có không khí Tết thì nên về đây là vui nhất. Khí hậu thì quá tốt.”

    Người khác cũng thích khí hậu ôn hòa tại đây. Cô Phương Đỗ, ở Virginia, tươi cười: “Chỉ cần nhìn cây hai bên đường ở đây là thấy mùa Xuân rồi. Virginia buồn lắm lắm. Cây thì xác xơ trụi lá, trời thì lạnh căm căm. Có đêm xuống tới 17 độ F.”

    Người bạn cô nói: “Thường thì Giao Thừa, người ta có đốt pháo ở khu Eden, nhưng chỉ vài tiếng đì đẹt thôi, không có gì đáng nói hết.”

    Cả hai cô cùng tấm tắc khen khí hậu khu Little Saigon.

    Những ai đã đến Bolsa vào dịp Tết cũng phải khen sinh hoạt cận Tết ở đây, kể cả người ở rất gần.

    Cô Từ Thu Vân, cư dân Las Vegas, Nevada không ngớt lời ngợi khen không khí Xuân của phố Bolsa.

    Cô nói: “Em ở Vegas 20 năm rồi mà chưa bao giờ về đây ăn Tết. Ai cũng khuyên em nên về một lần cho biết mà em không tin. Bây giờ, mới về đây lần đầu, em thấy tiếc vì đã chần chừ. Đáng ra, em phải về đây ăn Tết từ lâu lắm rồi.”

    Thuộc nhóm khác, cô Từ Mỹ Lệ, cư dân Seatle, Washington, cũng trầm trồ trước sự tưng bừng, nhộn nhịp của phố xá Little Saigon.

    Cô Cindy Chung, cũng từ Seatle đến, cho biết cô thích ăn Tết ở Bolsa vì… thức ăn.

    Cô nói: “Seatle cũng có khu Việt Nam nhưng làm sao mà sánh được với Bolsa. Thức ăn Việt Nam cũng có nhưng không thể nào ngon bằng. Món gì ở đây cũng ngon. Nhưng tôi thích bún bò Huế ở Vỹ Dạ nhất.”

    Cô gãi đầu rồi so sánh: “Đồ hải sản thì phải ghé Lầu Xanh là tươi nhất. Người ta nói ở Garden Grove có quán đặc sản lẩu ngon lắm, nhưng là ‘thợ ăn’, tôi chọn Lầu Xanh.”

    Ông Hà Thanh Khiết và bà Nguyễn Thị Kế, đến từ Virginia, cho biết chỉ riêng thời tiết ở Bolsa thôi, họ đã thấy Mùa Xuân rồi.

    Ông giải thích: “Chỗ chúng tôi ở, trời lạnh tê, lạnh tái. Lạnh quá, ai cũng lười biếng, chẳng muốn đi đâu, chẳng muốn làm gì. Mùa Xuân, phải về đây mới có sinh khí.”

    Bà Kế góp chuyện: “Tôi cứ nói với ông ấy hoài là ở xứ lạnh, mình sẽ bị giảm thọ nhiều. Mùa này, chung quanh trắng xóa, buồn ghê lắm.”

    Mỗi người một lý do, tài tử, gia nhân cứ hẹn nhau cùng về Bolsa chơi Xuân, góp phần tạo cảnh “ngựa xe như nước, áo quần như nêm.”

    Khi bỏ nước ra đi, không ai có thể tiên đoán được người Việt mình lại có thể tạo lại mùa Xuân trên quê hương thứ hai vời vợi xa cố quốc như vậy.


    Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com
    Last edited by SVSQKQ; 02-16-2018, 10:48 PM.

    Comment


    • #3
      Sao không thấy nói gì đến chợ Tết Phước Lộc Thọ ban đêm.? Dzui lắm rồi đón giao thừa ở các chùa quanh Little Saigon ,văn nghệ ,đốt pháo ,múa lân ,hái lộc đầu xuân ,kể lên cho bà con nơi xa thèm chơi.Sáng mai 02/17/2018 mùng 2 Tết ,tui phải dậy sớm từ trên Alhambra vùng L.A đi xuống Bolsa trước 6.30 Am để đậu xe trong khu chợ ABC ,trước khi cấm đường ,tham dự diển hành trong khối cựu SVSQ Thủ Đức.

      Comment


      • #4
        Chợ Tết Đêm Phước Lộc Thọ - Xuân Mậu Tuất 2018

        [MYOUTUBE]kw-TTNNR9a8[/MYOUTUBE]




        Last edited by SVSQKQ; 02-17-2018, 01:17 AM.

        Comment


        • #5
          Chuyện Lì Xì Ngày Tết: Cho Ai Và Bao Nhiêu?


          WETSMINSTER, California (NV) – Từ khi trí óc bắt đầu có sự nhận thức thì có lẽ cũng là lúc đứa bé gốc Việt nào cũng biết: Tết đến là có “lì xì.”
          Thế nhưng, lì xì mang ý nghĩa như thế nào thì không phải là ai cũng biết tường tận. Đa phần chỉ biết có phong bao đỏ “lì xì” (mà giờ phong bao cũng có lắm màu, kể cả màu đen) là có tiền, và tiền đó có thể mua quà mua bánh, bỏ “ống heo”, hay nhiều nữa thì mua những thứ giá trị hơn.

          Theo Wikipedia, “Lì xì là một tên gọi của tục lệ mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên Đán ở các nước Á Đông và Việt Nam, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu vàng son rực rỡ để mừng tuổi trẻ em. Trong phương ngữ miền Nam của tiếng Việt, tiền ấy được gọi là tiền lì xì.”

          Theo năm tháng, lì xì không còn là “đặc ân” của người lớn dành cho trẻ em nữa, mà ông bà, cha mẹ cũng được con cháu trưởng thành “mừng tuổi” bằng phong bao đỏ khi Xuân về Tết đến.

          Phong tục lì xì cho trẻ nhỏ và ông bà cha mẹ được duy trì nơi hải ngoại

          Lì xì “đi theo” người dân Việt từ trong nước ra đến ngoài nước, như một nét văn hóa truyền thống được lưu truyền và gìn giữ.

          Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương, qua Mỹ từ năm 1980, cho biết cô “vẫn giữ phong tục lì xì” nhưng kèm theo “điều kiện”: “các cháu phải biết chúc Tết.”

          “Gia đình tôi vẫn còn giữ phong tục lì xì. Nhưng trước khi được nhận được phong bao mừng tuổi thì các cháu phải biết chúc Tết, thành ra mỗi năm các cháu phải chuẩn bị sẵn một câu chúc Tết ông bà, một câu để chúc Tết họ hàng cô dì chú bác và những người lớn tuổi,” Bác Sĩ Hương nói.

          Không chỉ vậy, cô còn rất chú trọng đến hình thức mừng tuổi. “Trước Tết chắc chắn phải đi đổi tiền mới, phải để vào phong bao nhưng giờ không gọi là bao lì xì nữa mà gọi là ‘phong bao mừng tuổi’.”

          Cô giải thích, “Gia đình tôi cũng như Liên Đoàn Hướng Đạo mà tôi đang sinh hoạt cố gắng theo sự phát động của Viện Việt Học, tức là người Việt Nam mình gọi là Tết Ta, Tết Nguyên Đán và mình chúc Tết, mừng tuổi, bỏ tiền vào những phong bao của người Việt Nam, mẫu mã, chữ nghĩa toàn của người Việt Nam, chứ không dùng những bao lì xì có chữ Tàu nữa.”

          Bác Sĩ Hương cho rằng cô lì xì cho các con, các cháu, hay các bé bệnh nhân đều giống như nhau, không ai nhiều hơn ai.

          Diễn viên, MC Đức Tiến, một gương mặt cũng đang trở nên quen thuộc với người dân Little Saigon nghĩ rằng, “Lì xì là nét văn hóa rất dễ thương.”

          Anh quan niệm, “Văn hóa người Việt Nam chúng ta đến Tết có lì xì. Lì xì tượng trưng cho sự may mắn, tiền may mắn của người lớn lì xì cho người nhỏ hay ba mẹ lì xì cho con cái, hoặc ngược lại con cái lớn đi làm ăn có tiền cũng quay về nhà lì xì cho ba mẹ, ông bà. Thậm chí bạn bè gặp nhau cũng nói ‘lí xì cho tao lấy hên.’”

          Anh kể thêm, “Mỗi lần Tết đến đi trình diễn cho các nhà thờ, các chùa, tôi cũng muốn được các cha, các thầy, các ni sư ra lì xì lắm. Tôi nghĩ đó không chỉ là điều may mắn mà còn là lộc đầu năm cho mình trong công việc, trong cuộc sống.”

          Thích nhận lì xì, nhưng Đức Tiến cũng thích lì xì bằng cách “Ngày Tết, khi đi đến nhà bạn bè, đi thăm người thân bao giờ tôi cũng mang theo nhiều bao lì xì dễ thương, xinh xắn, để lì xì cho con em của bạn bè cho vui, ‘lucky money’ mà.”

          Bà Mai Bùi, hiện sống ở Garden Grove, tâm sự, “Tôi qua đây mấy chục năm rồi, năm nào đến lúc lì xì cũng nhớ lại hồi mình còn nhỏ, mình được lì xì. Xúc động lắm.”

          “Giờ lớn rồi thì mình làm người lì xì cho những em nhỏ, lì xì luôn cả những bác, những cụ lớn tuổi, thấy thật là vui,” bà cười nói.

          Là phu nhân của nghị viên Garden Grove Phát Bùi, nên trong nhiều năm, bên cạnh các việc cộng đồng phải lo toan cùng chồng, bà Mai còn phải nhớ thêm “nhiệm vụ”: đi nhà băng đổi tiền mới để lì xì cho đồng hương đi xem diễn hành Tết!

          Với Nha Sĩ Cao Minh Hưng thì “Lì xì là một phong tục rất hay của người Việt Nam mình. Đó là phong tục nên duy trì, bởi giá trị của tiền lì xì không nhiều nhưng giá trị tinh thần lại rất lớn. Đây là phong tục mang đến niềm vui cho các em nhân ngày đầu Xuân. Lì xì như món quà bố mẹ khuyến khích con ráng học giỏi, nghe lời cha mẹ. Còn đối với các em thì nhận lì xì cũng là kỷ niệm để các em sau này khi lớn lên, nhìn lại nhớ ngày xưa ông nội bà nội chỉ cho vài đồng thôi cũng thấy rất là vui rồi.”

          Nghe hỏi “Bản thân anh thì đến giờ này còn thích tiền lì xì không?” anh bật cười, “Giờ này lớn rồi hết thích nhận tiền lì xì rồi. Giờ mình đóng vai ngươc lại, làm người lì xì cho những người nhỏ hơn thôi.”

          “Hai đứa con ở nhà và các em nhỏ trong câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ” là những người mà Nha Sĩ Hưng, cũng là chủ nhiệm CLB Tình Nghệ Sĩ, lì xì cho.

          Lì xì có là gánh nặng khi Tết đến?

          Trả lời câu hỏi này, Hoa Hậu Thành Đạt Di Ái Hồng Sâm cho rằng, “Đối với mình, lì xì không phải là gánh nặng, vì đâu ai bắt mình phải cho nhiều hay cho ít. Lì xì là một cái lộc đầu năm và từ nhỏ đến lớn, ai có lộc đều cảm thấy vui.”

          Bên cạnh đó, Hồng Sâm cũng quan niệm rằng “không nhất thiết phải lì xì tiền.”

          Theo cô, “Mỗi người mỗi hoàn cảnh, nếu mình không có thì không nhất thiết phải lì xì tiền. Thay vào đó, trong những bao thư đỏ, mình chỉ cần viết những tấm giấy có dòng chữ ‘Anh Khang Thịnh Vượng,’ ‘Tiền Đầy Túi’ hoặc những lời chúc phúc bỏ vào đó thì những người nhận lộc đó cũng rất cảm ơn và cảm thấy có năng lượng cho một năm mới khởi đầu vui hơn.”

          “Ăn thua là tấm lòng thôi,” cô nói.

          MC Đức Tiến suy nghĩ, “Đúng là ở Việt Nam tiền lì xì được xem như là một nỗi lo, một gánh nặng, nhất là với ai chú trọng xem trong bao lì xì có bao nhiêu. Ở Việt Nam, khách đến nhà chúc Tết, dẫn theo con cháu, mà mình không lì xì thì kỳ, rồi mình đến nhà người ta chơi, họ có con cháu mà mình không lì xì thì còn kỳ hơn. Cho nên nhiều người ba ngày Tết ngại ra đường, ngại đi thăm bà con là vậy.”


          Ca sĩ Nguyễn Tiến Dũng: “Tiền lì xì ở đây trong sáng hơn ở Việt Nam, vì ở đây chỉ cần $2 tiền hên hay chỉ cần một tấm vé số đặt trong bao lì xì là có nghĩa điều may mắn, là niềm vui cho người nhận lẫn người cho.” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
          Tuy nhiên, anh cũng cho rằng, “Lì xì nhiều thì nặng thiệt nhưng lì xì nhẹ, tượng trưng thì cũng không có gì nặng nề. Mình cứ bỏ trong đó tờ $1, $2 là vui rồi, không phải suy nghĩ chi cho nặng lòng.”

          Với ca sĩ Nguyễn Tiến Dũng, dù cho rằng “đây là lần đầu tiên nghe có người đặt vấn đề liên quan đến tiền lì xì,” nhưng anh lại rất hào hứng chia sẻ suy nghĩ.

          Anh nói, “Lì xì xưa nay mặc nhiên được xem là văn hóa Tết của người Việt. Mình nghĩ nên giữ lại văn hóa lì xì cho các em nhỏ vì trẻ em chưa biết được giá trị đồng tiền là bao nhiêu, mà đơn giản lì xì chỉ làm các em vui khi được tiền mừng tuổi, để rồi cuối cùng cũng gom về đưa mẹ cất giùm, hay bỏ ống heo đến lúc nào đập ra mua quà mua kẹo bánh gì đó.”

          Đồng thời, chàng ca sĩ cũng phân tích thêm, “Dạo sau này tiền lì xì không còn dành riêng cho trẻ nhỏ nữa mà dành cả cho người lớn. Khi được lì xì, có người mở ra xem rồi dè bỉu hay chê chú này kẹo, cô kia thì thương mình quá, hào sảng quá… Lúc đó tiền lì xì đã biến sang ý nghĩa khác. Chưa kể lì xì cho con của sếp cũng khác, khi họ đặt đà tiến thân vào trong bao lì xì, chứ không còn đơn giản chỉ là bao lì xì dành cho trẻ nhỏ mừng tuổi mau lớn.”

          Tuy nhiên, theo Nguyễn Tiến Dũng, “tiền lì xì ở bên này không đè nặng lên thu nhập của người cho, cũng không làm bối rối người nhận.”

          “Tiền lì xì ở đây trong sáng hơn ở Việt Nam, vì ở đây chỉ cần $2 tiền hên hay chỉ cần một tấm vé số đặt trong bao lì xì là có nghĩa điều may mắn, là niềm vui cho người nhận lẫn người cho. Chứ không như ở Việt Nam, đến Tết một số cô chú phải chạy trốn, đi chơi khỏi ở nhà để không phải lì xì, vì lì xì ít thì bị chê, lì xì nhiều thì lại không có tiền,” anh cười nhận xét.

          Trong suy nghĩ của ca sĩ Nguyễn Tiến Dũng, “Nơi đây, cộng đồng người Việt Nam được coi như đồng bào của mình, là người thân của mình, do đó mình cứ thủ sẵn trong túi một xấp bao lì xì đi đến nơi nào gặp trẻ em là lì xì thôi.”

          —-

          Liên lạc tác giả: ngoclan@nguoi-viet.com

          Comment


          • #6
            ASIA TẾT BOLSA - Mừng Xuân Mậu Tuất 2018 (FULL PROGRAM)

            [MYOUTUBE]NWg26Wq4cjM[/MYOUTUBE]

            Last edited by SVSQKQ; 02-17-2018, 11:21 PM.

            Comment


            • #7
              Sài Gòn Xưa

              Diễn hành Tết tại Little Saigon
              California với chủ đề "Sài Gòn Xưa". Những hình ảnh về một Sài Gòn hoa lệ, thủ đô của Miền Nam Tự Do trước 1975 là những kỷ niệm thật đẹp trong trí nhớ của hàng triệu người Việt khắp mọi nơi...









              Comment



              Hội Quán Phi Dũng ©
              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




              website hit counter

              Working...
              X