Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sông Danube & Salzburg, quê hương của Mozart & phim "The Sound of Music"

Collapse
X

Sông Danube & Salzburg, quê hương của Mozart & phim "The Sound of Music"

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sông Danube & Salzburg, quê hương của Mozart & phim "The Sound of Music"

    <div style="background-color: #e6e6fa; text-align: justify; padding:20px">
    <img hspace="10" align="right"
    Rất tình cờ trong một cuộc lãng du, tôi đến thành phố Passau miền Nam nước Đức vào một chiều cuối Hè, trời quang đãng dù trước đó vùng nầy bị mưa ngập và dòng Danube cuồn cuộn màu đất bùn pha trộn với màu nước xanh biêng biếc cố hữu vốn nổi tiếng từ xưa của Giòng Sông Xanh.
    Thành phố Passau nằm gần biên giới Áo, phố cổ là một dãy đất mõm nằm giữa hợp lưu của sông Danube (Donau) và sông Inn, một phụ lưu của Donau bắt nguồn từ dãy núi Alps (Alpen), chảy qua phía Nam của Áo, qua Salzburg thuộc Áo với nhánh sông Salzach. Ngoài ra, một phụ lưu khác cũng đổ vào phía bên kia bờ sông Donau đối diện thành phố Passau nên nơi đây còn được gọi là thành phố Tam Giang, nơi 3 sông tụ hội.
    Ngược dòng sông Inn, một trong 3 con sông tụ hội nơi Passau nầy sẽ dẫn bạn đến thành phố Salzburg của nước Áo, quê hương của thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart và là nơi dàn dựng bộ phim nổi tiếng "The Sound of music" (1965), một phim nhạc cảnh đã gắn sâu vào lòng người xem, vào đầu thập niên 1970 đã được trình chiếu tại Nha trang để những anh em SVSQKQ 1972-1973 ghiền phim dạo đó mê mẩn xuất thần.
    Nhưng trước khi vào chuyện, xin phép lược qua về dòng sông Danube nổi tiếng.
    <img hspace="10" align="right" src="https://hoiquanphidung.com/Pictures/passau2.jpg" width="600px" height="400" >

    Sông Danube:

    Ôi giấc mơ qua, mộng đời phiêu lãng giang hồ,
    Sống trong lòng người đẹp Tô Châu,
    hay là chết bên dòng sông Danube,
    những đêm sáng sao..."
    (Bên Cầu Biên Giới, Phạm Duy)


    <div><audio id="player2" src="https://hoiquanphidung.com/listnhac/Phamduy/1. Ben Cau Bien Gioi.mp3" type="audio/mp3" controls ="controls" width="400" > </audio></div>

    Hơn 40 năm về trước, trong đêm gắn Alpha của khóa 72E SVSQKQ tại TTHLKQ Nha Trang, tôi đã chọn bài hát "Bên Cầu Biên Giới" của nhạc sĩ Phạm Duy để hát cho nhau nghe, từ đó được bạn bè gắn cho biệt danh „BCBG“. Cái ngông nghênh của thời trai trẻ không dừng lại ở con dốc cao đêm Alpha, tưởng như tuyệt đỉnh của đời SVSQKQ sau mấy tuần bị huấn nhục hành xác các tân khóa sinh, mà giòng nhạc như ngao ngán, buông thả mình trước những nhọc nhằn và kỷ luật đang cuốn chặt đời trai trẻ. Bài hát được chọn thật vô tình, đơn giản vì tôi thích từ những ngày còn đi học, ở lứa tuổi mà ước mơ đong đầy. Vậy mà mấy chục năm sau, tôi đã có dịp chẳng những ngồi bên bờ Danube, mà còn lắc lư trên dòng sông xanh, và chợt nhớ đến không khí mát lạnh của phố biển Nha Trang với ánh đèn lung linh của đêm gắn Alpha huyền diệu đêm nào.

    Sông Danube bắt nguồn từ vùng Rừng Đen (black forest ) của Đức, dài khoảng 2857 km, con sông duy nhất của Âu Châu chảy về hướng đông qua mười quốc gia Đức, Áo, Slovakia, Hungary, Croatia, Serbia, Bulgaria, Romania, Moldova và Ukraine với bốn thủ đô châu Âu Vienne, Bratislava, Budapest và Belgrad. Người Đức đã nối liền sông Danube với dòng sông Rhine (Rhein) phía Tây Đức qua con kinh đào Lugwig-Donau-Main-Kanal (sông Main là một phụ lưu của sông Rhine) vào thế kỷ 19 và sau nầy Main-Donau-Kanal (MDK) vào năm 1992 khiến việc giao thông đường thủy từ hải cảng Rotterdam của Hòa Lan nằm bên Bắc Đại Tây Dương có thể xuyên suốt đến tận bến cảng Konstanza (Rumania) nằm trên Hắc Hải. <img hspace="10" align="left" src="https://hoiquanphidung.com/Pictures/Donau1.png" width="600px" height="400" >
    Sông Danube đã đi vào huyền thoại không chỉ bởi bản nhạc bất hủ "The Blue Danube" của nhà nhạc sĩ Áo Johann Strauss mà NS Phạm Duy đã soạn lời Việt dưới tên Dòng Sông Xanh, Danube đã uốn lượn vào những kinh đô đầy cổ kính Đông Âu và tạo nên nét văn hóa riêng của mỗi quốc gia. Nếu Vienne của nước Áo kiêu hãnh về dòng sông xanh như chuỗi ngọc sáng vắt ngang thành phố thì Hungary cũng tự hào về dòng sông Danube, đã từ bao đời ngăn chia hai thành phố lớn Buda và Pest thời cổ đại để rồi sau kết hợp lại thành thủ đô Budapest của nước Hung hiện nay, hai bên bờ sông là những cung vàng điện ngọc kiến trúc lộng lẫy, tỏa sáng hào quang muôn sắc về đêm đã trở thành di sản văn hóa của thế giới đương đại.
    Danube không chỉ đẹp mê hồn khi chảy qua những thành phố lớn, giòng sông xanh bất hủ uốn lượn qua vô số những thị trấn, làng mạc hay rừng núi hai bên bờ sông với những nét chấm phá đặc thù Âu Châu, từ những cánh đồng lúa mì hay bông hoa đầy màu sắc trải dài đến tận chân trời, những ngọn đồi nho xanh ngay hàng thẳng lối thoai thoải dốc, những dãy núi cao chất ngất hai bên bờ sông khúc khuỷu gập gềnh, tất cả đã tô điểm con sông trở thành bất tử trong thi văn, âm nhạc của mỗi quốc gia.
    Trên sông xuôi ngược những chiếc du thuyền sang trọng liên quốc gia, chuyên chở khách du lịch ngắn ngày hoặc dài ngày từ Đông sang Tây và ngược lại, một dịch vụ khá hấp dẫn với lệ phí thấp hơn những chuyến cruise xuyên đại dương nên rất được dân bản xứ ưa thích.



    "Giòng sông xanh"

    Danube in Budapest (hình internet)

    Danube in Belgrad (hình internet)

    Salzburg, quê hương của Mozart và phim "The Sound of Music"

    Thành phố Salzburg nằm gần dưới chân dãy núi Alps (Alpen), biên giới thiên nhiên của Áo với Italy và Thụy Sĩ. Núi cao hùng vĩ, sông hồ uốn lượn xanh biếc, non xanh nước biếc hữu tình là chất liệu tạo nên những cảm tính nghệ sĩ. Một trong những người nghệ sĩ đó là Wolfgang Amadeus Mozart, một thiên tài âm nhạc của Áo và thế giới.
    Dòng sông Salzach bắt nguồn từ dãy núi Alpen chảy ngang qua thành phố và từ Salzburg trở đi trở thành ranh giới thiên nhiên giữa Áo và Đức. Salzach chia đôi thành phố, nối liền đôi bờ bằng những chiếc cầu xi măng xinh xắn, trong đó có chiếc cầu dành cho bộ hành “Mozartsteg” nặng trĩu vì những chiếc chìa khóa tình nhân mà những kẻ yêu nhau đem gắn hai bên thành cầu, làm người ta chợt nhớ đến những chiếc cầu trên dòng sông Seine ở Paris.


    Cầu bộ hành Mozart (Mozartsteg)

    <img hspace="10" align="right" src="https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1517966849-800px-Salzburg_Getreidegasse_vom_Mönchsberg.jpg" width="200px" height="350" >Tả ngạn sông Salzach là khu phố cổ, nằm dưới chân núi cao, phố sá san sát, đường xá chật chội nối nhau bằng những con hẽm nhỏ, luồn lách dưới những mái nhà hay cầu thang dốc ngược dành cho bộ hành. Cũng trong khu phố nầy chật hẹp nầy, Mozart ra đời.
    Dọc theo con đường của Mozart, các cửa hàng san sát với các bảng chỉ dẫn, giá cả bằng nhiều thứ tiếng, kể cả tiếng Nhật, tiếng Tàu dành cho khách du lịch. Khách thập phương ra vào tấp nập. Người Áo tại Salzburg vui vẻ, hiếu khách và trông thật vô tư, nhàn nhã, có lẽ một phần vì Salzburg là thành phố du lịch chăng?
    Tiếp tục đi tới, công trường Mozart trước mặt với nhiều sinh hoạt dân gian vui mắt, các nghệ sĩ với cung đàn rải rác từng góc phố, chơi nhạc Mozart quen thuộc như người ta ca vọng cổ. Một cô gái ngồi gõ nhạc cụ bài Symphony #40 của ông rất điêu luyện thu hút sự tò mò lẫn thán phục của du khách.
    Một kỳ quan tiêu biểu của Salzburg du khách không thể bỏ qua nếu viếng nơi đây là cổ thành Hohensalzburg, ngự trị trên đỉnh cao của ngọn núi giữa thành phố, được xây từ thế kỷ thứ 11, vẫn còn lưu giữ nhiều dấu vết và kỷ vật của một thời oanh liệt nước Áo. Từ đây người ta có thể nhìn toàn thể Salzburg đẹp như một bức tranh thơ với núi sông hùng vĩ, cây rừng xanh thẳm và lâu đài cung điện nguy nga tráng lệ. Du khách được đưa từ chân núi lên cổ thành bằng hệ thống đường rail, mỗi chuyến lên chỉ mất khoảng 1 phút. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người viếng thăm cổ thành, trong những ngày cao điểm có khi đến 12 ngàn người thăm viếng.


    Cổ thành Hohensalzburg

    Cũng không thể bỏ qua công viên Mirabell đêp tuyệt vời, nơi cô Maria cùng bầy trẻ của gia đình Trapp ca hát vui vẻ được thu hình trong phim The Sound of Music được đề cập trong phần sau.


    Mirabell garden Salzburg (hình internet)

    Cô út rượu của CT in Salzburg

    Mozart

    <img hspace="10" align="left" src="https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1517967785-Mozart.jpg" width="250px" height="170" >Wolfgang Amadeus Mozart chào đời vào lúc 8 giờ tối ngày 27 tháng giêng năm 1756. Ông là người con út trong gia đình có 7 anh chị em nhưng 5 người đã chết non khi chưa quá 1 tuổi, còn lại ông và một bà chị là Maria Anna Mozart, có thể xem như những đứa con cầu tự, nét đặc biệt đã có thể phỏng đoán từ lúc nhỏ. Sinh ra trong một gia đình âm nhạc cung đình nổi tiếng ở Sazburg, ông đã được học nhạc Piano, Vĩ cầm từ lúc 4 tuổi cùng với bà chị (5 tuổi). <img hspace="10" align="right" src="https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1517967951-Mozarthouse1.jpg" width="400px" height="500" >

    Sự nghiệp của ông thật đồ sộ và người ta có thể dễ dàng tìm hiểu cặn kẽ về ông ở mọi nơi nên thật không cần thiết phải ghi lại nơi đây.
    Thành phố nơi Mozart sinh ra, nơi con hẽm nhỏ trong khu phố cổ với những ngôi nhà chật hẹp nằm san sát, có gắn một bảng vàng ghi chú : “Wolfgang Amadé Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 trong ngôi nhà nầy”

    Ngay từ khi chạy vào thành phố Salzburg người ta đã cảm nhận một điều gì đặc biệt. Nơi đâu cũng đọc thấy tên ông, Công trường Mozart, Café Mozart, bánh Mozart… và đặc biệt nhất: Chocolate Mozart (Mozartkugel, Mozart ball in engl.).
    Người ta biết đến Mozart không chỉ vì ông là thiên tài âm nhạc nổi tiếng của thế kỷ 18, đặc biệt với tầng lớp nghệ sĩ quý tộc cung đình của Áo và những người yêu mến nhạc cổ điển thế giới nhưng ít người để ý đến một thương hiệu nổi tiếng về Chocolate mang tên ông: Mozartkugel.

    Đặc điểm:

    <img hspace="10" align="left" src="https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1517968182-1024px-Mozartkugeln-Fuerst.jpg" width="300px" height="200" >Năm 1842, 51 năm sau ngày mất của ông, thành phố Salzburg dựng bức tượng kỷ niệm đứa con nổi tiếng nhất của thành phố, thần đồng âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart đã sống hơn 2 phần 3 cuộc đời của mình tại đây. Với sự vinh danh muộn màng nầy, người ta hy vọng thành phố Salzburg trở thành địa điểm hành hương cho giới âm nhạc ngưỡng mộ ông và thúc đẩy nền kinh tế thành phố phát triển thêm nhờ ngành du lịch. Một loạt các đề án khác về du lịch cũng rầm rộ nâng cấp, trong đó dĩ nhiên không thể thiếu ngành chế tạo các sản phẩm kỷ niệm dành cho du khách (hình tượng Mozart, Búp bê, Bánh ngọt Mozart, postcard…) nhưng nổi tiếng nhất phải kể là Mozartkugel. <img hspace="10" align="right" src="https://hoiquanphidung.com/uploadpics/hqpd1017/1517968197-Mozartkugel_orig.jpg" width="300px" height="200" >
    Năm 1884, người thợ cả bánh ngọt Paul Fuerst dọn đến Salzburg và bắt đầu sự nghiệp. Năm 1890 ông cho ra đời loại kẹo “Mozartbonbon” đầu tiên để góp phần vào việc xưng tụng Mozart lúc đó, sau nầy đổi thành “Mozartkugel”, một sản phẩm nổi tiếng thế giới cho giới sành điệu chocolate, đặc sản của Salzburg mà đến hôm nay vẫn còn sản xuất một phần bằng tay. Năm 1905 sản phẩm của ông đạt được huy chương vàng trong cuộc triển lãm tại Paris. Việc làm ăn khá giả nên cũng từ đó, có nhiều hãng sản xuất khác ra đời cạnh tranh và cũng mang tên Mozartkugel đưa đến việc kiện tụng dai dẳng về thương hiệu. Cuối cùng năm 1996 (gần 1 thế kỷ sau) việc tranh thương đã đi đến kết quả tòa án: hãng của ông Peter Fuerst được quyền mang thương hiệu “Original Salzburger Mozartkugel", một hãng cạnh tranh lớn khác là "Mirabell" cũng tại Salzburg được mang tên “"Echte Salzburger Mozartkugel", sự phân biệt chỉ qua hai chữ “original” (gốc) và “echte” (thật) trong mỗi thương hiệu (không biết “ đồ gốc” và “đồ thiệt” khác nhau như thế nào, mời quý vị sành điệu tự đánh giá!).

    Xin xem tiếp phần 2: Salzburg, quê hương của phim "the sound of music"
    Chimtroi, Feb 2018
    </div>

    <audio id="player2" src="https://hoiquanphidung.com//uploadpics/mp3_pdf1017/1517964168-Doankhuc_Mozart_ Symphony_No_40.mp3" type="audio/mp3" controls ="controls" width="0" height="0" autoplay="true"> </audio>

  • #2
    "Lụy Tình Chưa Dứt"


    The sounds of Music:

    Đã qua hơn 50 năm, bộ phim “the sound of music” giống như món đồ cổ trong thế giới nghệ thuật thứ Bảy. Được sản xuất từ năm 1965, phải mất 7 năm mới đến Nha Trang và được trình chiếu tại rạp có máy lạnh duy nhất ở Nha Trang thời bấy giờ (không nhớ tên). Thời gian khoảng cuối năm 1972, đầu năm 1973 các SVSQKQ ghiền phim đại vĩ tuyến có dịp thưởng thức bộ phim nầy với tên tiếng Pháp "La Mélodie du bonheur", được đặt tên tiếng Việt "Lụy Tình Chưa Dứt" có lẽ theo nội dung của truyện phim.
    Trước tiên đây là một bộ phim thuộc loại musical tuyệt vời của đạo diễn Robert Wise. Loại phim rất hiếm hoi và mới lạ, nhạc hay không thể tưởng, lồng trong phong cảnh núi đồi hùng vĩ, sông hồ đẹp thần tiên của nước Áo. Vì là loại phim nhạc (giống như nhạc kịch) nên thay vì đối thoại như thông thường, trong một số đoạn phim các diễn viên dùng những bài hát để diễn tả tâm trạng, một sự mới lạ rất dịu dàng dễ chịu nhưng cũng cần chút kiên nhẫn nếu chưa quen. Với 5 giải Oscar, đây là một trong những bộ phim thành công nhất lúc bấy giờ.
    Cốt truyện hay, vui tươi lẫn xúc động, hồi hộp thu hút khán giả theo từng thước phim với các tài tử thượng thặng: Julie Andrews trong vai Maria trẻ trung, hồn nhiên, bướng bỉnh và đẹp ngây ngất, Christopher Plummer trong vai Nam Tước Von Trapp chững chạc, nghiêm khắc bề ngoài che đậy một trái tim tình cảm nồng cháy...



    Chuyện phim:

    Salzburg của Áo vào năm 1938. Mở đầu phim là khung cảnh đồi núi sông hồ đẹp như tranh gần tu viện, một cô gái đang say sưa nhảy múa tung tăng trên đồi cỏ xanh mướt như trong chuyện thần tiên, quên cả thời gian. Chợt có tiếng chuông ngân từ nữ tu viện vọng lại báo hiệu giờ cầu nguyện, cô giật mình chạy trối chết về. Người đó là Maria, một nữ tu trong một tu viện dòng kín ở Salzburg. Với bản tính hồn nhiên vô tư, thích ca hát, yêu thiên nhiên và tâm hồn lãng mạn của một nghệ sĩ, cô thường hay vi phạm nội qui vốn rất nghiêm khắc của tu viện.
    Một ngày bà Mẹ bề trên của Tu viện nhận được thư của một vị Nam Tước người Áo là Georg Ludwig von Trapp nhờ gởi cho một bà Soeur đến dạy dỗ cho 7 đứa con của ông đã bị mất mẹ từ lâu. Bà liền nhớ đến Maria và cũng muốn nhân dịp nầy thử thách ý chí tu học của Maria nên gởi cô ta đến lâu đài của Captain Von Trapp. Bản tính trẻ trung, thân thiện, đầy tình thương trẻ nhỏ, cô chinh phục được trái tim đám trẻ mà từ lâu nổi tiếng là khó dạy, bao nhiêu người dạy dỗ trước đây đều không chịu được sự phá phách của chúng, có người chỉ qua 2 tiếng đồng hồ thử thách đã bỏ cuộc. Maria dạy cho chúng hát, dạo chơi, picnic, thậm chí thay đổi cả về cách ăn mặc của đám trẻ, những điều mà đối với Von Trapp đều... không thể chấp nhận được. Nhất là việc ca hát bị cấm trong nhà vì làm ông nhớ đến một thời êm đềm nhiều kỷ niệm với bà vợ đã quá cố. Là một gia đình thuộc dòng dõi quí tộc, Nam Tước Von Trapp, một vị chỉ huy tàu ngầm Áo thời đệ nhị Thế chiến, ông chôn dấu một quá khứ riêng tư buồn bã qua vẻ nghiêm khắc bề ngoài, áp dụng kỷ luật với mọi người chung quanh, kể cả con cái. Các con ông được dạy theo kiểu quân đội, mặc đồng phục thủy thủ, đi đứng phải xếp hàng từ nhỏ đến lớn, sinh hoạt ăn uống, trình diện điểm danh... đều nghe theo lệnh bằng tiếng còi huấn luyện.

    [MYOUTUBE]LJTRZI2HThU[/MYOUTUBE]

    "Lụy Tình chưa dứt" ...
    Tất cả bị đảo ngược từ khi Maria đến. Đám trẻ ngày càng thích Maria thì Nam Tước Von Trapp càng lo. Một lần ông đi vắng khá lâu và trở về với người bạn gái sắp kết hôn là nữ Nam Tước Elsa von Schraeder (Eleanor Parker), với mong muốn thay thế vai trò mẹ của đám trẻ đồng thời cũng thay thế cả Maria chăm sóc, dạy dỗ chúng.
    Vừa về đến nhà, ông đã phải chứng kiến cảnh các con ông vui đùa tinh nghịch, leo cây, bơi thuyền như những trẻ con đường phố, ông trách cứ Maria, cô bênh vực các đứa trẻ và đưa đến to tiếng cả hai bên. Ông Trapp quyết định trả Maria trở về tu viện ngay lập tức. Đang lúc đó bỗng có tiếng các con ông đang hợp ca trong nhà để chào mừng bà bạn gái Schraeder của ông vừa đến, một món quà ngạc nhiên mà Maria và các con ông đã chuẩn bị trong lúc ông đi vắng. Rất bất ngờ và xúc động, ông đã để lộ bản chất thật của mình, cùng hát với các con ông và sau đó ngỏ lời xin lỗi cô Maria cũng như yêu cầu cô tiếp tục ở lại cũng như được tiếp tục dạy bọn trẻ ca hát, mang nhiều niềm vui và tự hào cho gia đình Trapp. Cũng từ lúc nầy, người bạn thân của ông là Max Detweiler (Richard Haydn), được đón về cùng lúc với bà Schaerder, có ý định thành lập một ban hợp ca gia đình Trapp để trình diễn cho công chúng xem, ông Trapp nhất định từ chối.


    Trong một buổi dạ hội được tổ chức tại nhà riêng theo yêu cầu của bạn gái Schraeder, trong lúc khách mời đang vui vẻ trong phòng nhảy, các con ông chỉ được phép vui bên ngoài sân vườn. Maria đang dạy chúng khiêu vũ thì Đại úy Trapp bước ra và mời Maria khiêu vũ, trai tài gái sắc, dường như hai trái tim đã bắt đầu hòa nhịp từ lúc đó. Nữ Nam tước Schraeder chứng kiến từ đầu và không chịu nổi cảnh nầy, bà gặp riêng Maria trong phòng, tỏ vẽ khích bác để Maria tự ý rời lâu đài của Trapp trở về tu viện như một cuộc trốn chạy tình yêu của ông Trapp và chính nàng cũng không thể quên.
    Không khí trong nhà từ khi vắng Maria trở nên buồn chán, ngột ngạt, đám trẻ không nghe lời và bất hợp tác với Schraeder, ngược lại, hình như bà cũng không thể chịu đựng được bọn chúng. Trẻ con thẩn thờ, bà Schraeder cố gắng gần gũi với chúng nhưng không thành công và dường như cũng quá sức chịu đựng của một người đàn bà quyền quý. Một ngày bọn trẻ nhớ đến cô Maria nên kéo đến tu viện thăm cô để mong Maria trở lại. Maria không được gặp nhưng câu chuyện đến tai Mẹ bề trên, bà khuyên cô trở lại gia đình Trapp. Maria cũng rất nhớ bọn trẻ cũng như cảm thấy buồn bã và không thể quên đại úy Trapp, tâm trạng cô bị xâu xé giữa thiên đàng và tục lụy. Cuối cùng tình cảm đã chiến thắng, cô âm thầm trở lại lâu đài với sự ngạc nhiên và mừng rỡ của cả nhà. Sinh hoạt trong nhà bừng sống lại, cả nhà giờ đầy ấp tiếng nhạc và tiếng cười. Nhìn thấy sự vui mừng của ông Trapp khi gặp lại cô Maria, bà Nam Tước Schraeder biết mình đã thất bại trong tình yêu và đành từ giã ngôi nhà trong nước mắt. Đại úy Von Trapp đã nghe theo tiếng gọi con tim, quyết định hủy bỏ hôn ước với Schraeber. Trong không gian lãng mạn của khu vườn về đêm bên ngôi nhà kiếng tròn, Trapp ngỏ lời cầu hôn Maria với nụ hôn đầu tiên say đắm, họ cưới nhau và Maria trở thành bà Maria Von Trapp, cả gia đình sống rất hạnh phúc.

    [MYOUTUBE]ikpj24WMOLw[/MYOUTUBE]
    "ngày trở lại"

    Cuộc sống tưởng êm đềm trôi qua như thế cho đến một hôm Đại úy Trapp nhận được lệnh Đức Quốc Xã (Nazi) yêu cầu ông gia nhập vào Hải quân Đức tại miền Bắc Đức sau khi Đức thôn tính Áo. Ông vốn không có thiện cảm với chính quyền chiếm đóng, không muốn hợp tác và có ý định trốn chạy. Bọn Đức biết thế nên gia đình ông bị Nazi theo dõi chặt chẽ. Với sự trợ giúp của Max, một người bạn thân, ban nhạc của các con ông chuẩn bị tham gia một đêm trình diễn thi văn nghệ nhưng Trapp nhất định không cho phép vì phục vụ lợi ích của quân chiếm đóng. Tuy nhiên, lợi dụng có buổi trình diễn văn nghệ vào một đêm tối trời, gia đình ông rời ngôi nhà thân yêu, cả nhà âm thầm đẩy chiếc xe hơi ra đường định trốn chạy, chẳng ngờ bọn Đức đã mai phục sẵn bên ngoài chận lại. Bị bất ngờ, Đại úy Trapp nhanh trí nó dối là xe hư và đang trên đường đi tham dự đêm trình diễn âm nhạc trong thành phố. Thế là trong tình huống bất đắc dĩ, gia đình ông được lính Đức “hộ tống” đến địa điểm trình diễn. Cả gia đình cùng lên sân khấu và được chiếm giải hạng nhất. Đến lúc phát giải thưởng thì phát hiện ra gia đình Trapp đã biến mất mặc dù lính canh gác cẩn mật. Bọn Nazi lập tức đuổi theo đến tu viện của Maria, nơi gia đình Trapp đang lẩn trốn, bao vây và lục soát.
    Được sự trợ giúp và che chở của các bà soeur trong tu viện, gia đình Trapp vào ẩn nấp tại khu nghĩa địa phía sau tu viện.Tại đây xảy ra cảnh hồi hộp nhất khi quân Đức tiến vào nghĩa địa lục soát. Trời tối đen, những ngọn đèn pin soi tới lui nhưng không tìm thấy gì, lính Đức bỏ đi nhưng một người còn mai phục lại, đó là chàng Rolf Gruber, người yêu cũ của Liesl, cô con gái lớn của Trapp. Chàng Rolf vừa nhiệt tình tham gia đội quân “cách mạng 30” của Nazi, nằm trong đội canh gác và lùng bắt gia đình Trapp tối nay, rất lúng túng khi gặp lại người tình cũ Liesl. Trước vẽ uy nghiêm của Đại Úy Trapp đang đứng chặn trước mặt, Rolfe chỉa súng vào ông nhưng không dám bắn cho đến khi bị Trapp tước súng, bèn bỏ chạy báo động. Gia đình Trapp đã đủ thời giờ nhanh chân vào xe hơi để chạy về hướng biên giới Thụy Sĩ, quân Đức lập tức lên xe đuổi theo nhưng 2 chiếc xe đã bị các dì soeur phá hỏng dây điện không thể nổ máy. Gia đình Trapp đến biên giới an toàn rồi đi bộ vượt biên qua dãy núi Alps đến Thụy Sĩ tị nạn.

    Chuyện bên lề:

    Dựa vào cốt truyện thật của Maria von Trapp, đạo diễn Robert Wise đã dựng thành phim The Sound of Music vào năm 1965. Năm 1963, Salzburg được chọn là nơi quay phim lý tưởng nhất và bắt đầu quay vào đầu năm 1964. Ban đầu dự trù 6 tuần đã kéo dài đến 11 tuần. Cũng nhờ bộ phim nầy, Salzburg đã được thế giới biết đến nhiều hơn và các địa điểm quay phim đã trở thành các điểm du lịch.
    Lâu đài Leopoldskron dùng làm ngôi nhà của Von Trapp được quay cảnh bên trong, nằm cạnh một hồ lớn nên thơ tại Salzburg, nơi các con của Trapp bơi xuồng và bị lật xuống nước trước cổng nhà. Ngoại cảnh của ngôi nhà lại dùng khu vườn của lâu đài Frohnburg, ở đây có ngôi nhà kiếng tròn trong công viên Hellbrunn là nơi hò hẹn của cô Liesl và chàng Rolf với bài hát „ I am 16 going on 17“, cũng như sau đó là nơi gặp gỡ, tỏ tình với nụ hôn đầu thật lãng mạn của ông Trapp và Maria.
    Tu viện của các nữ tu dòng kín được chọn để quay phim là Stift Nonnberg, là một tu viện cổ kín được xây từ nhiều thế kỷ trước. Du khách có thể thăm các địa điểm quay phim trên, có cả một một chương trình thăm viếng được tổ chức của ngành du lịch thành phố Salzburg với nhiều chương trình giải trí dành cho du khách thật đặc sắc, trong đó có cảnh xem lại những nghệ sĩ hóa trang các tài tử trong phim biểu diễn. Chuyện thật ngoài đời có hơi khác đi một chút nhưng lụy tình chưa đứt là một chuyện thật, đóng thành phim với nhiều tình tiết gay cấn hồi hộp đã đem đến cho bộ phim nhiều giải thưởng quí giá, mà có lẽ quí nhất là vẫn được nhớ mãi trong lòng người xem...

    Một bộ phim khác nói về gia đình Von Trapp cũng được biết đến dựa vào câu chuyện trốn chạy nầy là “The Trapp Family in America“ được quay vào năm 1958, sau bộ phim “The Trapp Family” năm 1956, cùng nội dung tương tự như “the Sound of Music“.

    Mặc dù phim cũ nhưng nội dung của nó là một câu chuyện thật trong một bối cảnh lịch sử giữa quân chiếm đóng và người bị chiếm đóng, mang nhiều tính thời sự của một xã hội thời tao loạn. Dù những cảnh chiếm đóng của quân Đức chỉ ẩn dụ qua cách bày tỏ bộc trực của Đại úy Von Trapp với thái độ chống đối bất hợp tác của ông, về việc xé cờ Nazi treo trước nhà cho đến việc treo cờ Áo trong phòng dạ tiệc trong lúc quân Đức đã vào Áo, cũng như bày tỏ sự khinh bỉ đối với anh chàng Rolf, người tình của Liesl, con gái lớn của ông khi anh chàng nầy hăm hở tham gia đội quân chiếm đóng, người ta thấy rõ Đại Úy Von Trapp là một sĩ quan Áo yêu nước, tính tình bộc trực, bất khuất, ông luôn xác định mình là người Áo dù nước Áo không còn nữa từ khi quân Đức tràn vào.
    Cảnh trốn chạy của gia đình Trapp trong phim cũng làm người ta dễ liên tưởng đến cảnh dòng người tị nạn đang trốn chạy chế độ mới, bị rình rập, săn đuổi, sách nhiễu, tù đày, cũng có cảnh “cách mạng 30” lập công… Điều khác biệt ở đây là sự tự do tối thiếu còn sót lại trong giới quan lại cũ, không có cảnh tịch thu nhà cửa, cướp bóc, bần cùng hóa xã hội, đày đọa biếm nhục người chế độ cũ trong những trại được gọi là “cải tạo” bởi những người cùng chủng tộc trong cuộc “cách mạng giải phóng”.


    Các diễn viên chính trong phim giờ ra sao:




    Bìa trái: Julie Andrews (Maria, sinh 1935)


    Bìa phải: Christopher Plummer (Georg Trapp, sinh 1929)


    1. Charmian Carr (Liesl) (1942– 2016, thọ 73 tuổi)


    2. Nicholas Hammond (Friedrich) (1950)


    3. Heather Menzies-Urich ( Louisa) (1949–2017, thọ 68 tuổi)


    4.Duane Chase (Kurt, sinh 1950)


    5.Debbie Turner (Marta, sinh 1956)


    6.Angela Cartwright (Brigitta, sinh 1952)


    7. Kym Karath (Gretl, sinh 1958)


    Phải: Eleanor Parker (Schraeger) (1922–2013, thọ 91 tuổi)
    Ghế sau: Richard Haydn (Max) (1905–1985, thọ 80 tuổi)


    Daniel Truhitte (Rolf)
    Last edited by chimtroi; 02-14-2018, 12:02 AM.

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X