Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chuyện tháng Tư : Đảo chánh TT Thiệu ? - Trần Lý

Collapse
X

Chuyện tháng Tư : Đảo chánh TT Thiệu ? - Trần Lý

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chuyện tháng Tư : Đảo chánh TT Thiệu ? - Trần Lý

    Tháng tư 1975, trong khi tinh hình quân sự tại VNCH đang đi vào giai đoạn cuối cùng. Quân lực VNCH càng ngày càng thu hẹp vùng kiểm soát. Các Quân Khu I, II đã hoàn toàn mất vào tay Quân BV.TT Thiệu hầu như không còn được Quân đội tín nhiệm nhưng vẫn không chịu rời bỏ chính quyền và những tin đồn về đảo chánh đã được đưa ra..


    .. Từ ..Sách báo và tin đồn..

    * Sách..Mỹ :
    Tập sách No Peace, No Honor Nixon, Kissinger and Betrayal in Viêt Nam. của Larry Bergman, bản dịch 'Không hòa bình, Chẵng danh dự -Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đã ghi : (Tập sách này được đề tựa bởi Hoàng Đức Nhã, nên có thể được xem như 'tin được' trong những đoạn viết về đảo chánh (?)
    ..'Ngày 2 tháng 4 năm 1975, trưởng văn phòng Trung ương Tình báo ở Sàigòn Thomas Polgar đã đánh điện cho tổng hành dinh Cơ quan Trung Ưong Tình báo đề nghị đảo chánh TT Thiệu để dọn đường cho Minh Cồ (Tướng DVM) lên cầm quyền-do đó sẽ làm dễ dàng việc thành lập một chinh phủ liên hiệp và chặn đứng cuộc xâm lăng của BV. Polgar nhấn mạnh rằng ông đã nghe trưởng phái đoàn Hung gia lợi trong Ủy Ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát nói rằng nếu TT Thiệu từ chức ngay thì BV sẽ bằng lòng điều đình.Cùng lúc ấy Tướng Kỳ, người mà TT Thiệu nghi ngờ là đang cộng tác vơi Trung ương Tình báo, rủ Tương Cao văn Viên, làm một cuộc đảo chánh chống TT Thiệu. Tướng Viên không muốn làm điều gì mà không hỏi ý kiến Tướng Khiêm (ông này mới rời chức thủ tướng ngày 05 tháng 4) Khiêm lập tức hỏi ý kiến của một nhân viên tình báo kỳ cựu, Tướng Timmes, một nhân vật được biết nhiều trong giới chính trị Nam VN và được đồn là người đã đứng sau khá nhiều cuộc đảo chánh. TT Thiệu luôn luôn coi Tướng Timmes như cha đỡ đầu của Tướng Khiêm và tin rằng Khiêm chỉ làm những điều được Trung ương Tình báo chấp thuận. Polgar rất lo lắng vì biến chuyển tình hình và không muốn Kỳ, Viên và Khiêm làm hỏng kế hoạch của mình, ông bảo Timmes bác kế hoạch đảo chánh của họ. Khi Khiêm thấy Trung ương tình báo không muốn hành động chống Thiệu và để lấy lòng TT, ông cho Thiệu biết kế hoạch đảo chánh của Kỳ..'(trang 353-354)
    Giai đoạn từ ngày 5 đến ngày 19 có rất nhiều hoạt động giữa Tòa Đại sứ HK ở Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn. Polgar tìm cách thuyết phục Graham Martin rằng phải lật đổ TT Thiệu để cứu lấy Nam Việt Nam..Martin đánh điện cho Kissinger vơi đề nghị của ông. Cùng lúc đó Nhã (Hoàng Đức Nhã, Cố vấn của TT) được một bạn ký giả người Úc cho biết rằng Trung Ương Tình báo và các tướng lãnh Nam VN đang âm mưu làm một cuộc đảo chánh..'
    Tập sách ghi thêm ở trang 355, một chi tiết :
    '..Lúc này Cơ quan TƯTB đang khuyến khích Tướng Viên và Tướng Khiêm đảo chánh TT Thiệu, và cuộc đảo chánh ấy sẽ được phát động vào ngày 23 tháng 4..nhưng ngày 21 tháng 4.. TT Thiệu từ chức..'
    (Tướng Cao văn Viên 'phủ nhận' những liên hệ của Ông với mưu toan đảo chánh. Trong tập sách 'Những Ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa' , (trang 217) ông ghi lại : Ngày 27 tháng 3, 1975, chinh phủ bắt giữ một số người bị nghi ngờ tổ chức đảo chánh..' Ông Viên khẳng định hoàn toàn không dình líu vào các mưu toan đảo chánh như Frank Snepp ghi trong 'Decent Interval'
    Trong tập sách ' The Fall of South Viet Nam', một tài liệu nghiên cứu của The Rand Corporation, trang 238, có một đoạn đáng lưu ý : ..'về tin đồn đảo chánh..Kỳ tiếp xúc với nhiều sĩ quan về việc cần 'hạ Thiệu xuống', tất cả đều có vẻ đồng ý nhưng miễn cưỡng vì phải tùy thuộc vào Hoa Kỳ, và HK..không muốn 'đảo chánh'. Kỳ cho biết, các sĩ quan được Kỳ 'rủ' sau khi tiếp xúc với 'người Mỹ', trở lại cho Kỳ biết là cần thận trọng, coi chừng bị Thiệu thanh toán..vì các giới chức Mỹ đã trả lời cho họ là..đừng nghe theo Kỳ..
    Một số sách của các tác giả Mỹ viết về Việt Nam như '55 days, The Fall of South Viet Nam' (Alan Dawson-UPI), 'Goodnight Saigon' (Charles Henderson' đều có những đoạn bàn về 'mưu toan dảo chánh' tại Sàigon vào những ngày cuối cùng của VNCH. Oliver Tood trong 'Cruel April' còn 'tưởng tượng' ra những lời đối thoại 'kỳ quái' giữa Ông Kỳ và vài tương lãnh mà ông rủ làm đảo chánh (Tướng Lân trả lời : Tôi không đem binh giúp ông, nhưng chúng tôi không chống. Tướng Viên : Ông làm đi, nói cho tôi biết ngày giờ, tôi sẽ mở cổng Bộ TTM..)
    Tác giả Nguyễn Tiến Hưng (Phụ tá của TT Thiệu) ghi trong 'Tâm tư Tổng thống Thiệu' (trang 393)
    ..' Tôi sẽ nói cho ông Thiệu rõ tôi đã đi đến một kết luận vô tư là nếu ông ta không chịu từ chức thì các tướng lãnh dưới quyền ông sẽ bắt buộc ông làm điền này..Đại sứ Martin báo cáo (ngày 21 tháng 4) cho Ngoại trưởng Kissinger về việc ông sẽ cố thuyết phục TT Thiệu từ chức. Ý ông Đại sứ muốn nói là có đảo chánh'

    * Sách Việt, Báo Việt :
    Sách Việt và Báo Việt hầu như ít viết về vụ 'dự mưu đảo chánh' này..Bài báo 'rõ nhất' là của Ông Văn Quang trong 'Tưởng nhớ Tướng Bùi thế Lân' phổ biến trên nhiều báo chí hải ngoại sau ngày Tướng Lân qua đời. Chúng tôi xin ghi lại một đoạn trích từ Phương Đông News, thứ 6 ngày 24 tháng 01 năm 2014, Ấn bản Portland , trang 20 B :
    ..' Tôi gặp tướng Lân lần cuối cùng vào những ngày cuối tháng 4-1975, khi ông đưa quân từ Đà Nẵng về Vũng Tàu. Hôm đó ngồi ăn trưa vơi tương Lân ở doanh trại Bộ Tư lệnh TQLC tại Vũng Tàu. Bữa ăn trưa đó còn có ông Nguyễn Quang Đan là Chánh Văn phòng của tương Lân. Trong khi ngồi ăn, có chiếc trực thăng của Đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại cùng một sĩ quan Mỹ đáp xuống gặp tướng Lân'..
    ' Chừng nửa giờ sau, chiếc trực thăng cất cánh bay ra biển; chúng tôi tiếp tục cuộc nói chuyện..' Thật ra cuộc gặp này để nói về cuộc đảo chánh khi 'tình hình đất nước đã lâm nguy'. Ông đồng ý tham gia cuộc đảo chánh để 'cứu vãn tình hình và nhận lời chiếm dinh Độc Lập.
    Những người chủ trương đảo chánh tin tưởng tướng Lê Quang Lưỡng-Tư lệnh Nhảy dù, đang hành quân nhưng cũng hứa nếu về được sẽ giữ vững cửa ngõ Saigon. Ngoài ra còn Tương Lê Minh Đảo. TL SĐ 18 ở Long Khánh, các binh chủng thiết giáp, pháo binh; các trường huấn luyện quanh khu vực SaiGon.. sẽ tham gia với tất cả ..những gì còn lại..
    'Nhưng rồi một ông Trung tướng Mỹ của Tòa ĐS Mỹ ở SG vào thuyết phục người đứng đầu cuộc đảo chánh rằng : 'Các ông không cần đảo chánh, nếu TT Thiệu ra đi..chỉ còn các Ông..Các ông cứ..đợi đó'..Cú lừa ngoạn mục này đã khiến người đứng đầu đảo chánh dễ dàng buông tay'
    ' Lúc đó ở SG có Trung Tá Lê Mộng Hoan đang là Phi đoàn trưởng một PĐ phản lực Vùng 4 cũng về nằm trong TSN..chờ làm đảo chánh..'
    (Bài viết của Ông Quang có một số điểm cần chú ý : Ông Quang không nhắc đến tên người đứng đầu cuộc đảo chánh..nhưng ai cũng biết là Tướng Kỳ..Ông Trung tướng của Toà ĐS Mỹ..là Major General Charles Timmes, một nhân viên CIA cao cấp .)
    Việc tham gia đảo chánh của Tướng Đảo , được Frank Snepp ghi lại trong Decent Interval, cho biết Ông Kỳ đến gặp Ông Đảo, mời tham gia đảo chánh nhưng Ô Đảo cho biết chỉ..theo, nếu Bộ TTM..cùng theo (?).
    Về lực lượng TQLC : ĐT Nguyễn Thành Trí Tư lệnh phó SĐ TQLC, trong hồi ký 'Những ngày tháng không quên' ghi nhận : 'Ngày 1 tháng 4 năm 1975, phần còn lại của SĐ lui binh từ Vùng 1, được đưa về khu doanh trại Úc (cũ) tạiVũng Tàu để tái tổ chức và tái trang bị. Bộ chỉ huy SĐ được đặt tại đây. Trung tuần tháng 4/75, SĐ được lệnh Bộ TTM gửi 1 Lữ đoàn về Biên Hòa,tăng phái cho QĐ 3. Lữ đoàn 468 gồm 3 TĐ 1, 8 và 6 cùng các đơn vị yểm trợ như Pháo binh, Quân Y được chỉ định hành quân, nhưng khi rời Vũng Tàu để về Biên Hòa, đến Bà Rịa thì được lệnh quay trở lại VT, lý do là SaiGon đang đồn đảo chánh nên mọi cuộc chuyển quân đều tạm thời đình chỉ. Ngày hôm sau mới về đến Biên Hòa..
    Về Nhảy Dù : Trong bài viết 'Thiên thần Mũ đỏ, Ai còn ai mất' (phổ biến trên nhiều Diễn đàn điện tử) Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư lệnh SĐ Dù đã cho biết 'sợ bị đảo chánh nên TT Thiệu đã phân tán SĐ Dù đi nhiều nơi..' Tướng Lưỡng cũng ghi lại ý định đảo chánh trong một cuộc nói chuyện với Tướng Trưởng : ' Trung tướng cứ để anh em tôi về SaiGon làm một chuyến ..thử xem sao ?' Tuy nhiên trong thời gian tháng 3 và 4, Tướng Lưỡng cho biết : 'Tôi là TL Nhảy dù nhưng tay chân hoàn toàn bị chặt hết' (Lữ đoàn 2 tan rã ỡ Phan Rang, LĐ 3 ỡ Khánh Dương, LĐ 1 ra QĐ 3, giữ Xuân Lộc..rồi rút về Vũng Tàu. còn lại LĐ 4 chiến đấu trong những ngày cuối tại vòng đai SG.
    Để làm đảo chánh, ngoài lực lượng quân sự phải có thêm những chính khách kèm theo..Một số tên tuổi đã được nêu ra ( bị TT Thiệu..bắt giữ)
    như :
    Nguyễn văn Ngân (Cựu phụ tá tin cậy của Thiệu), Nguyễn văn Chức (Thượng nghị sỉ )..Hai ông này được TT Hương thả ra ngày 26/4, vừa kịp để di tản theo HQ (Phạm văn Liễu ghi trong Trả ta Sông núi, Hồi ký 3)
    Phong trào Chống Tham nhũng, phổ biến những cáo trạng về tệ nạn tham nhũng của TT Thiệu (và gia đình), dồng thời 'hô hào lật đổ Chánh quyền' bằng võ lực (nếu cần), nên Thiệu đã phản ứng bằng 'bắt giữ' nhiều người , chưa hẳn là thành viên trong nhóm 'âm mưu đảo chánh' như (?) :
    - Các Thượng nghị sĩ Thái Lăng Nghiêm, Phạm Nam Sách, NV Chức
    - Một số nhân vật 'nổi tiếng' như Hà Minh Lý, Trần Thúc Linh, Mạc Thu, Đinh Từ Thức..(Lê xuân Nhuận ghi trong Bức tử VNCH)


    ..đến những 'lời' của người trong cuộc :

    Ông Nguyễn Cao Kỳ, người được xem là 'thủ lãnh' của nhóm mưu toan đảo chánh (tuy chẳng bao giờ chính thức công nhận) đã ghi lại vài điểm trong các tập sách Budha's Child (trang 326-328) và 'How We lost the VietNam War' (trang 203-217)
    ..'Khi tôi từ (Nha Trang) về SàiGòn, nhiều chinh khách dân sự, những vị lãnh đạo tôn giáo (Công giáo, Phật giáo), Tướng, Tá, lãnh đạo liên đào lao công..là những người trước đây đã ủng hộ Thiệu, đến gặp tôi, và cả những người đã từng chống tôi dữ dội nhất..đều yêu cầu tôi 'phải làm một cái gì đó' và họ cho rằng..'chỉ có tôi là có khả năng làm được..?'
    Tôi mở một cuộc họp báo, kêu gọi Thiệu lập một nội các mới, một 'Chính phủ cứu vãn Quốc gia', bao gồm những Bộ trưởng thuộc mọi phe đối lập, kể cả tôi..Nhưng câu trả lời ngay của Thiệu là..không và không ..
    Ông Kỳ kể thêm một đoạn về sự kiện Ông Thiệu cử người , dưới sự tổ chức của Tướng Đặng văn Quang (?) theo dõi các hoạt động của Ông và ám sát ông khi cần..(người của Ông Quang được cấp phát những giấy cho phép hành sự trong phi trường, những người này đều bị vô hiệu hóa, và không bị phe Ông bắt giữ để tạo sự tin tường của Quang)
    ..' Đến tháng 4, Người Mỹ thấy được vai trò của Thiệu coi như hết..Tướng Charles Timmes, có quan hệ với nhiều Tướng lãnh VN, bắt đầu hoạt động như một người liên lạc giữa tôi (tại nhà riêng trong CC TSN) và Tòa ĐS Mỹ. Timmes là một nhân viên CIA và thường đến nhà tôi mỗi tuần để thông báo tình hình quân sự..(Một đường dây điện thoại trực tiếp đã được thiết lập để Timmes có thể liên lạc thường xuyên hàng ngày với Kỳ)
    Ông Kỳ kể thêm một số liên hệ của Ông với Phong trào chống tham nhũng (cùa LM Trần Hữu Thanh), về tin 'thông báo' của Tướng Minh (Tư lệnh KQ) 'người của tòa ĐS Mỹ đã gặp Ô Minh, yều cầu đừng..dinh líu vào hoạt động của Kỳ, hứa hẹn sẽ đưa Minh và gia đình đi Mỹ..khi VN thất thủ)
    Theo Ông Kỳ thì Timmes đã đưa ĐS Martin đến gặp Ông tại văn phòng (trong TSN ?), và ĐS Martin đã đưa nhiều câu hỏi thăm dò về chương trình hoạt động của Kỳ, nếu trở lại làm Thủ tướng ? về sự đối phó với Thiệu, khi ông này buộc phải rời chưc vụ..Sau 2 giờ gặp gỡ, Martin ra về và nói ' cho tôi vài ngày..để dàn xếp , gạt Thiệu ra..' Trong cuộc gặp gỡ này, Kỳ chỉ 'giữ' lại một điều, không thông báo cho Martin là 'dự trù đảo chánh bằng các lực lượng Không quân, Nhảy dù và LL Đặc biệt' khi cần.. làm ? Tin vào lời Martin, Ô Kỳ cho..tạm ngưng kế hoạch đảo chánh mặc dù những người cộng tác..không đồng ý, nhận định đây là..'cú lừa của Mỹ, để kéo dài thời gian, ru ngủ nhóm Kỳ..?
    Đường dây liên lạc điện thoại giữa Kỳ và Timmes.. đột nhiên trục trặc ? Những toan tính đảo chánh 'lại' được đặt ra nhưng'lại' đình trệ do tin tức về vụ Thiệu sắp từ chức.. Kỳ vẫn tin tưởng là Ông ta sẽ được 'mời' trở lại 'lãnh đạo' VNCH ?
    Ba ngày sau, Timmes trở lại hỏi Kỳ : 'sẽ làm gì ..chống lại Big Minh ?. Kỳ , ngạc nhiên vô cùng và hỏi ' Tại sao lại là Big Minh'..Câu trả lời của Timmes : 'Washington và Hà nội sẽ kết tội Ông, nếu có gì xẩy ra cho Big Minh' Đến đây Ông Kỳ..mới chịu hiểu, một cách cay đắng là đã bị lừa, Người Mỹ không muốn có đảo chánh, dùng mưu toan đảo chánh để làm áp lực trên Thiệu, và sau khi Thiệu từ chức họ gạt Ông ta ra ngoài cuộc, để khỏi gây trở ngại cho kế hoạch đã có sẵn của họ.
    Thủ lãnh..bị lừa thê thảm, những người tin theo Thủ lãnh cũng..buồn không kém..Một số sĩ quan KQ , với tinh thần đơn giản ' muốn làm một cái gì' cũng không khỏi chua chát trước trò chơi 'lừa lọc' của Bạn Đồng Minh vào cái giờ thứ 25 này..
    Một số sĩ quan Không Quân 'trực tiếp tham dự' cuộc dự mưu đảo chánh cho biết :
    Thiếu tá Lâm thành Mậu (hiện ở California) qua những trao đổi e-mail với chúng tôi đã viết :
    ' Chuyện đảo chánh TT Thiệu là có thật.. Cựu Trung tá Lê Mộng Hoan là Phi đoàn trưởng Phi đoàn 546, A-37. Ông là vị chỉ huy trực tiếp của tôi. Tôi là sĩ quan huấn luyện PĐ 546...Trước Tết, cuối năm 1974, 3 phi đoàn A-37 thuộc KĐ 74 (520, 526, 546) phải di chuyển về TSN, để Công binh VN sửa lại phi đạo bị lủng. Anh em phi công chúng tôi được trú ngụ trong căn cứ TSN, vì thời gian lâu dài nên chúng tôi mang gia đình vào ở chung. Tôi không còn nhờ rõ ngày tháng, khoảng tháng ba 1975, anh Hoan cho chúng tôi biết là tối nay, ông Kỳ mời anh em các phi đoàn A-37 ăn cơm tối tại Câu lạc bộ Yểm cứ trong Căn cứ TSN và đêm đó rất đông anh em tham dự. Ông Kỳ ngồi trên bàn chủ tọa. Ông uống rượu mạnh và nói rất nhiều về những thối nát của chế độ TT Thiệu. Ông kêu gọi mình phải làm cái gì để cứu đất nước. Tôi còn nhớ Trung tá Hoan đáp lời : Tôi xin đại diện anh em có mặt tại đây : Đứng sau lưng Thiếu tướng..
    Sau đó kế hoạch hay chuẩn bị như thế nào tôi không rõ. Anh Hoan thường vắng mặt và thỉnh thoảng tôi có nghe : Ngày N sẽ có nhiều phi tuần khu trục, mỗi phi tuần 4 phi cơ, tôi được chỉ định hướng dẫn một phi tuần, sẽ bay canh phòng những yếu điểm như xa lộ, hải quân, cảnh sát, v.v..Khi bị bắn rớt thì nhảy dù bên Thủ thiêm, sẽ có trực thăng rescue. Ngày N, tôi không biết rõ ngày nào..'
    (Ghi chú : Thiếu tá Mậu là phi công đã bay chiếc A-37 cuối cùng từ Cần Thơ sang Utapao vào 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4, 1975)
    Qua Th/t Mậu, chúng tôi đã có dịp được tiếp xúc và trao đổi một vài câu hỏi qua điện thoại với Trung Tá Hoan, được Ông xác nhận là có những sửa soạn dự trù cho một cuộc đảo chánh TT Thiệu. Tuy nhiên sau đó Ông đã từ chối không cho biết thêm chi tiết khi chúng tôi gửi một số câu hỏi qua e-mail.. Ông Hoan cho biết :
    ..'Cám ơn anh đã có nhã ý viết về cuộc 'âm mưu' đảo chánh mà nhóm chúng tôi dự tinh vào đầu năm 1975 mà có thể vì vận nước nên chúng tôi không thực hiện được.
    Sau 1975 khi đã sống lưu vong, chúng tôi đã đồng ý là không đề cập đến chuyện này nữa, dưới bất cứ hình thức nào vì nhiều lý do :
    - Việc không thành thì đâu có gì đáng nói, 'bạch hóa' mọi chuyện chỉ gây tranh cãi.
    - Các cụ thường nói : Cá sẩy là cá lớn, chúng tôi không muốn bị tai tiếng là 'nổ', dù những gì nói ra đều là sự thật, nên im lặng có lẽ là giải pháp tốt nhất.
    - Một số lớn anh em trong nhóm đã ra đi vĩnh viễn..xin anh coi bài bài viết của anh Văn Quang là một sự 'bật mí ' của chuyện này..
    Chúng tôi xin kết luận với những lời nhận xét (qua e-mail trao đổi) của cựu Đ/úy Trần văn Phúc, phi công đã bay phi vụ Skyraider cuối cùng trên không phận Sàigòn ngày 29 tháng 4, 1975 (cùng Thiếu tá Trương Phùng, hy sinh sau khi bị bắn rơi) :
    '.. Tất cả quyền lực ông Thiệu đều nắm trong tay, chỉ trừ trường hợp bị phản phé như thời TT NĐD. Các đơn vị thiện chiến của QLVNCH đều được phân tán đi đóng ở tiền đồn thì làm sao huy động được quân số cấp Sư đoàn để làm đảo chánh ??. Tướng Kỳ chỉ có cái miệng, nhưng không có thực lực (sau này tôi có cơ duyên kiễm chứng và xác định của các đơn vị trưởng của các đơn vị bạn). Chả lẽ dùng phi cơ oanh tạc Dinh Độc lập ? Dinh ĐL kiên cố lắm..'


    Trần Lý (Tháng 4, 2014)


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X