Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bác sĩ tại Mỹ được trả lương bao nhiêu/tháng

Collapse
X

Bác sĩ tại Mỹ được trả lương bao nhiêu/tháng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bác sĩ tại Mỹ được trả lương bao nhiêu/tháng

    Bác sĩ tại Mỹ được trả lương bao nhiêu/tháng: Câu hỏi làm bác sĩ người Việt "đứng hình"

    Lương bác sĩ Mỹ rất phức tạp, đòi lương từ hãng bảo hiểm như đòi nợ. BS cần phải có một team để chuyên đòi tiền dịch vụ (biller/coder) cho mình.

    Tiền lương, nhất là lương ngành y, là một chủ đề nhạy cảm tại Mỹ. Lúc mới qua California, một bác người Việt vô tư hỏi tôi : "Con làm BS lương tháng bao nhiêu vậy?", tôi đứng hình trong 30 giây vì hơn 17 năm ở đây chưa ai hỏi tôi thẳng về tiền lương như bác đó. Tôi nhìn bác rồi trả lời: "Lương của con bác Google cái là ra liền".

    Để giải thích quý vị hiểu rõ lương BS tại Mỹ được trả thế nào, có lẽ tôi phải mở vài lớp về mã số bệnh, mã số tính tiền, các loại bảo hiểm, luật Medicare, luật Medicaid, thuế, chi phí phòng khám, bệnh viện, và quốc hội Mỹ. Trong phạm vi bài này, tôi sẽ nói ngắn gọn cho bạn đọc tiện theo dõi.

    Lương BS Mỹ chủ yếu trả theo 2 mô hình: trả theo dịch vụ (fee-for-service) hoặc trả theo nhóm bệnh nhân/nhóm bệnh (capitation/bundle payment).
    Trả theo dịch vụ là loại thông dụng nhất, thường áp dụng cho BS chuyên khoa, còn trả theo nhóm bệnh thường áp dụng cho BS gia đình hoặc BS đa khoa.
    Khi bệnh nhân đến khám tại phòng khám, họ thường chỉ trả co-pay khoảng 20 USD - 40 USD tuỳ văn phòng hoặc chuyên khoa. Sau khi bệnh nhân về thì phòng khám BS sẽ làm việc cật lực để lấy tiền từ công ty bảo hiểm về. Từ lúc gửi bill tính tiền hãng bảo hiểm đến lúc nhận check khoảng 2-3 tháng.
    Mỗi lần khám bệnh các BS sẽ có mã số chẩn đoán bệnh (ICD Code) cho lần khám đó, ví dụ như cao huyết áp, mã bệnh ICD 10 là I10, và tính lần khám bệnh qua mã tính tiền CPT Code là 99213. Mã bệnh 99213 sau đó được quy chuyển qua môt đơn vị tính tiền khác là RVU (Relative Value Unit), một dạng dollar trong ngành Y. Mã 99213 khám 15 phút được 1,29 RVU.
    Sau đó RVU tuỳ chuyên khoa, tuỳ vùng miền, được quy đổi ra tiền mặt. RVU chẩn đoán không phẫu thuật giá thị trường năm nay là 1 RVU = 35,8887 USD. Tới chừng đó số lẻ đó, thưa bạn.

    Nghe thì cũng giống Bitcoin nhưng thực tế là RVU ngày càng mất giá, mấy năm về trước khoảng 40 USD, giờ giảm còn hơn 35 xíu.
    Như vậy, khám cao huyết áp có thể lấy được 1, 29 x 35,8887 = 46,3 USD cho mỗi 15 phút khám. Tính luôn tiền chi phí (practice expense) và bảo hiểm chuyên môn (malpractice) được thêm khoảng 4 USD-5 USD cho mã số bệnh 99213, tức tổng cộng được 50 USD, tính ra trung bình khoảng 170 USD -200 USD một giờ cho BS gia đình chưa trừ chi phí khác.

    Vậy tức là khoảng 8.000 USD /tuần, 384.000 USD năm (4 tuần nghỉ phép). Trừ chi phí y tá, văn phòng, giấy tờ… hết khoảng 50% nên sẽ còn khoảng 190.000 USD/năm, là lương BS gia đình.
    Nếu độc thân, thuế thu nhập là 33% của 190k, đem về nhà được 130K/năm.

    Nếu là BS chuyên khoa, phẫu thuật chẳng hạn, mổ nội soi túi mật, mã số tính tiền CPT 47562, sẽ được khoảng 11.63 RVU x 35,8887 = 417 USD. Lương BS phẫu thuật vì vậy cũng cao hơn, khoảng 320.000 USD/năm. Như vậy, càng làm thủ thuật nhiều thì sẽ có nhiều tiền hơn chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh.
    Chính vì sự bất công này nên gần đây chính phủ Mỹ đưa ra khái niệm trả theo mã số bệnh hoặc theo bệnh nhân.
    Ví dụ như bệnh viêm dưới da cellulitis cần nhập viện sẽ trả một lần tối đa 4.000 USD mỗi lần nhập viện, tính luôn chi phí cấp cứu, XR, labs, gọi BS chuyên khoa, v.v.. . tần tần tật. BV phải tự tính sao cho có lời hoặc lỗ nếu yêu cầu quá nhiều xét nghiệm.

    Đối với bệnh nhân ngoại trú, Medicare có chương trình chỉ chi phí hàng tháng cho BS gia đình, cho dù bệnh nhân có đến khám hay không. Chi phí này khoảng 50 USD -140 USD /tháng/người bệnh, bao gồm tất cả các loại phí và dịch vụ trong vòng trọn năm.
    Rất nhiều BS gia đình khám bệnh kiểu này và có thu nhập rất ổn định nếu có nhiều bệnh nhân có bảo hiểm Medicare (bảo hiểm liên bang). Cái khó là người bệnh dạng này không nhiều. Thường trong một văn phòng, khoảng 10%-15% người bệnh Medicare là BS đó giỏi lắm rồi.
    Phần còn lại toàn "xương xẩu" do bảo hiểm của tiểu bang Medicaid hoặc bảo hiểm hạng ruồi như United Health hoặc Aetna.
    Nói tóm lại, lương BS Mỹ rất phức tạp, đòi lương từ hãng bảo hiểm như đòi nợ. BS cần phải có một team để chuyên đòi tiền dịch vụ (biller/coder) cho mình.
    Chính phủ Mỹ và các hãng bảo hiểm luôn tìm cách để tiết kiệm tiền nên họ hay xem kỹ các bill tính tiền và tìm cách từ chối nếu không hợp lệ. Vì vậy, nghề tính lương BS và nghề tính mã số bệnh là một nghề chuyên nghiệp (Certified Biller và Certified Coder).
    Nếu chẳng may sau khi gởi giấy tờ tính tiến lên thiếu một chi tiết gì đó, bệnh sử chẳng hạn, thì hãng bảo hiểm có quyền từ chối chi trả. BS lại trắng tay.
    Hằng năm, quốc hội Mỹ lại có thể thay đổi các chi phí RVU và hướng dẫn Medicare, dẫn đến thay đổi về lương. Chưa hết, chi phí bảo hiểm chuyên khoa càng ngày càng mắc nên kinh doanh ngành y tại Mỹ cực kỳ phức tạp, có cả núi giấy tờ, đòi hỏi BS và chủ phòng khám phải học hỏi cập nhật liên tục, và rất dễ không lấy được tiền.
    "Tôi hay nói đùa với các đồng nghiệp khác là tôi nên lấy luôn bằng PhD về kinh doanh ngành y để học các núi thủ tục và giấy tờ một cách có hệ thống".
    Cứ mỗi vài tháng lại có các lớp cập nhật vì tính tiền và mã bệnh, các BS Mỹ chạy theo thiệt là mệt quá.

    Theo BS Wynn Huynh Tran (nguồn: soha.vn)

  • #2
    Hành nghề bác sĩ hay nha sĩ tại xứ Canada, cũng không kém phần rắc rối. Nhất là khi mọi người rộn ràng sum họp mùa Giáng sinh và mừng đón năm mới thì là lúc các ông bà " sĩ " ấy phải bóp trán gom góp hóa đơn cộng sổ chuẩn bị hồ sơ cho sở thuế vụ ..Theo luật thuế vụ thì các ông bà "sĩ" áy đuọc xếp vào hạng " self-employ" nên họ phải lập công ty riêng với phép đăng bộ của nha thuế vụ hoặc "registered" hoặc " Incorporated"; tùy theo cách làm việc của mỗi nguòi . Đau nhất là khi các ông bà "sĩ" ấy thực hiện các phiên khám bệnh hoặc các ca chữa trị vào các tháng cuối năm chưa đòi đuọc $ từ các hảng bảo hiểm , thế nhưng ông thuế vụ cứ việc căn cứ theo ngày giờ trên giấy tờ mà đòi tiền thuế " xả láng ", thế là các ông bà "sĩ" phải "xả láng" xuất tiền túi đóng trước cho nha thuế vụ , rồi tính sổ lại sau . Vì lẽ đó đa số bác sĩ tránh né thực hiện các ca điều trị vào tháng 12 , ngoại trừ truòng hợp khẩn cấp.
    Nhưng bù lại sở thuế vụ cho khấu trừ chi phí ăn uống, đi lại, liên lạc v.v. giống như cách điều hành một công ty trước khi nộp thuế . Đa số các ong bà ấy dùng địa chỉ nhà làm địa chỉ chính thức của công ty ; họ dành một căn phòng trang bị đầy đủ tiện nghi như một văn phòng làm việc (khong phải phòng mạch) như bàn ghế, tủ sách , tủ hồ sơ, máy điện toán , điện thoại , điện nước..v.v.. tất cả chi phí đó - có cả chi phí hốt rác dọn dẹp - đuọc khấu trừ như chi phí hoạt động . Ngoài ra họ " phải " (it 's a must) đi xe mới trong thời hạn còn warranty (theo luật) vì khi gặp trường hợp khẩn cấp mà bác sĩ không đến đuọc vì ....... xe hư... thì thật là lảng xẹt !! ... Thế nên các ong bà ấy cứ xả láng mướn " bi mờ " hay " met xê đì " và sau 3 - 4 năm thì đổi xe mới khác- và mướn hay mua nhà to là thế đó ... Luật thuế vụ và luật y tế thì thay đổi hàng năm nếu các ong bà "sĩ" mỗi năm phải chạy theo để hiểu và thi hành thì "phờ râu" - không còn thời gian hành nghề.

    VietNam ta có câu " tiền nào của nấy " , " có thức đêm mới biết đêm dài ";
    Toi có quen với nguòi hành nghề kế toán nên biết đuọc những điều thú vị trên
    than men
    lv

    PS: "rút kinh nghiệm" nếu ai hành nghề bác sĩ & nha sĩ nên tìm người phối ngẫu hành nghề kế toán là .... vẹn toàn .. !
    Last edited by luuvong; 12-10-2017, 04:37 PM.

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X