Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cũng đã có ngày tàn

Collapse
X

Cũng đã có ngày tàn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cũng đã có ngày tàn

    CŨNG ĐÃ CÓ NGÀY TÀN…

    Lê Phàm Nhân

    (Trích đăng từ nguyệt san Con Ong Việt số 106 tháng 8,2009)



    Barrack Hussein lên ngôi, thấm thoát đã được nửa năm. Lời nói trong khi tranh cử, và việc làm sau khi nhậm chức, đã bắt đầu hiện ra rõ rệt trước mắt cử tri Hoa kỳ và con mắt quan sát khắp năm châu. Tóm tắt mà nói, có hai lãnh vực chính: đối ngoại và đối nội.

    Về đối ngoại, mới có trong vòng 6 tháng, Barrack Hussein đã đi gần khắp năm châu. Đi để làm hai việc. Một là, đưa đệ nhất phu nhân da đen đầu tiên của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đi du lịch, trình làng, kể cả việc ghé lại Ghana, Phi châu, để chơi trò “Thầy Carnot về thăm làng cũ”, với chi phí khổng lồ do thuế má người dân đài thọ. Thứ hai, đi chu du chỉ nói chuyện “huề vốn”, chứ không hề có thương lượng chiến lược đối ngoại, để củng cố vai trò của đại cường Hoa Kỳ trên chính trường toàn cầu, chuyện mà nhiều nước nhược tiểu bị áp bức đang để mắt ngóng trông. Gọi rằng “đi du lich”, là vì vậy. Tệ hơn là “nói chuyện huề vốn”, Barrack còn lên tiếng “xin lỗi” nhiều nước, mà giới truyền thông và dân chúng Mỹ lâu nay vẫn gọi là “bad guys”, như Iran, Bắc Hàn, Cuba, Venezuela...! Nói tóm lại, Barrack đã từ khước vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới, để vừa rảnh tay học việc, vừa để quay về chỉ lo chuyện đối nội.

    Về đối nội, trọng tâm công tác của Barrack là củng cố quyền hành cho đảng Dân Chủ nói chung, và chiếc ghế Tổng Thống cho mình nói riêng, mong sao ít lắm cũng là một nhiệm kỳ nữa. Phương thức không có chi là khó hiểu: Phân tách kỹ càng, nhận diện rõ mặt các khối cử tri chỉ chuyên đòi hỏi quyền lợi cho phe nhóm họ, đặt quyền lợi cá nhân và phe nhóm lên trên quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ. Rồi Barrack dùng quyền của hành pháp, dùng tài nguyên của quốc gia, thỏa mãn tối đa đòi hỏi của những khối cử tri này, để lấy lòng, để kiếm phiếu, bất chấp sự chống đối của công chúng và dư luận truyền thông. Ví dụ như chuyện “Tea Parties” âm ỷ kéo dài, chống tăng thuế. Ví dụ như chuyện “Health Care Reform”, gây phẫn nộ sâu rộng trong các “townhall meetings”, đang lan tràn khắp nước. Không ngần ngại dẫm lên dư luận, để lấy lòng các khối cử tri đó, miễn sao cho ngày bầu cử lần tới, góp chung lại được trên 50% tổng số phiếu, để tiếp tục cầm quyền, là hoàn thành được mục tiêu chính trị tối hậu.!

    Đọc chuyện vạn lý trường chinh bên Tàu, nhớ lại ngày còn bôn ba đó đây, có lần Mao Trạch Đông dừng lại bên suối, uống rượu cùng đồng chí Chu Ân Lai. Mao vỗ bụng đắc chí, hề hà san sẻ với họ Chu giấc mộng chia ba thiên hạ: Âu, Mỹ và... Hoa! Nửa thế kỷ sau khi họ Mao nhắm mắt lìa đời, Mỹ châu đang lột xác. John F. Kennedy là Tổng Thống sau cùng thuộc đảng Dân Chủ Mỹ, được lịch sử Mỹ nhắc nhớ với câu nói: “Ask not what your country can do for you. Ask what you can do for your country”. Ronald Reagan là Tổng Thống Cộng Hòa được lưỡng đảng Mỹ ca ngợi không tiếc lời, vì đã thắng cuộc chiến tranh lạnh trong thế kỷ thứ 20, xô ngã khối sắt máu khổng lồ Liên bang Sô Viết. Và Ronald Reagan được nhắc nhở với câu nói: “We all love freedom. But freedom is not free. We must be strong to defend freedom”. Đại để, tự do không phải là... tình cho không biếu không. Phải mạnh mới gìn giữ được tự do...

    Ngược dòng lịch sử, nước Mỹ đã tượng hình với những di dân chạy trốn áp bức, từ khắp nơi đổ vào tân lục địa trong thế kỷ thứ 18. Văn minh tứ xứ góp lại, chan hòa lên tài nguyên mầu mỡ của vùng đất mới, cộng với ý chí chống bất công áp bức, đã biến tân lục địa trở thành một đại cường, trong một thời gian nhanh chóng kỷ lục, chỉ có ba thế kỷ. Và quốc gia trẻ trung này đã hãnh diện mang tên là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (The United States of America), vì văn hóa và kỹ thuật từ bốn phương hợp về...

    Lịch sử loài người là một chuỗi dài những lỉnh kỉnh cá lớn đớp cá bé. Khi bị áp bức, bị dồn vào chân tường, thì con người phải phản ứng, phấn đấu để tự tồn. Từ đó, đã nảy sanh ra nhân kiệt, đã tạo nên được địa linh. Sau đó, nhân kiệt truyền lại cho con cháu, xuống nhiều đời, thì lại trở thành ươn hèn hư đốn, lại sanh ra áp bức, bất mãn. Chu kỳ lẩn quẩn này đã tái diễn nhiều nghìn năm, qua lịch sử thăng trầm của nhiều triều đại vua chúa trong lịch sử Âu Á. Sang thế kỷ mới này, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng bắt đầu có dấu hiệu bị chi phối bởi cái vòng thăng trầm lẩn quẩn trên đây, bởi bản chất của con người.

    Cuộc tranh cử tháng 11 năm 2008 tại Hoa Kỳ, đã cho thế giới có một dịp quan sát thật gần vào nền dân chủ ở Mỹ: kết quả đã mang lại một nguyên thủ quốc gia gốc Phi châu lần đầu tiên. Bên ngoài nhìn vào, kết quả bầu cử đó rất ngoạn mục, cho dầu có bị ít nhiều hoen ố bởi câu chuyện “Acorn”! Dù có bị tai tiếng, nhưng cũng phải nhìn nhận là, kết quả bầu cử có phần phản ảnh... lòng dân, qua lá phiếu của cử tri, chứ không đến nỗi như ở Bắc Hàn, ở Libya, ở Cuba, ở Trung cộng, hay ở Việt Nam.

    Lòng dân của cử tri Hoa Kỳ bây giờ, không còn là lòng dân trong tinh thần hy sinh cho quốc gia, như qua câu nói trên đây của John Kennedy nữa. Lòng dân Hoa Kỳ bây giờ, cũng không phản ảnh ý thức giá trị của Tự Do, như trong câu nói của Ronald Reagan nữa. Lòng dân Hoa Kỳ bây giờ, là lòng của các cậu ấm cô chiêu, hậu duệ nhiều đời của các nhân kiệt dựng quốc truyền xuống. Đặc biệt, “lòng dân” trong tâm tưởng của giới cử tri đã vào được tân lục địa, không phải vì chối bỏ áp bức, mà vì mạo hiểm mọi cách để vào được đất hứa, để cải thiện đời sống. Trong lòng dân Hoa Kỳ bây giờ, nước Mỹ đã thừa mạnh để tự tồn, việc gì phải bận tâm chuyện tự do của người khác ở đâu đâu, như kiểu ông Reagan. Trong lòng dân Hoa Kỳ bây giờ, câu nói của Ông Kennedy, đã trở thành... quân tử tầu! Đừng đòi hỏi ta đóng góp cho đất nước. Đất nước này đã thừa mạnh, thừa giàu rồi. Đã đến phiên ta hỏi: Phần của ta đâu, chia chác cho ta hưởng tí... Trợ cấp xã hội, quyền lợi y-tế tài chính, tự do phá thai, đồng tính, tránh nghĩa vụ quân sự v.v... Một mặt, người ta không thể nói tất cả dân chúng Hoa Kỳ bây giờ đều như vậy. Nhưng mặt khác, sang thế kỷ mới này, rõ ràng là con số đó đã lớn lên, đến một tỉ lệ quá bán. Đủ để đánh bại một ứng viên John McCain với thành tích suốt đời xương máu phục vụ quốc gia, quân đội trên chiến trường, và dày dạn kinh nghiệm đấu tranh trên chính trường. Và lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, đủ để nghiêng phần thắng lợi về tay một “con ma nhà họ hứa”, ngoài “nghề hứa” ra, chưa hề có mảy may kinh nghiệm lãnh đạo.

    Barrack đã nắm được yếu tố nhân tâm này. Barrack đã hứa thỏa mãn đòi hỏi của cử tri trong khi tranh cử. Nhờ đó, Barrack đã thắng cử. Và Barrack đang làm tiếp mọi việc trong quyền hạn, để tiếp tục thỏa mãn họ, để bắt bù-loong vào chân chiếc ghế hành pháp trong cuộc bầu cử tới. Barrack quả là một tài năng chính trị mới, nhưng không phải là loại chánh khách có lý tưởng quốc gia như Kennedy, hay có lý tưởng tự do như Reagan. Mà Barrack là thiên tài vô địch, trong thủ đoạn chính trị thực tế trần truồng: lấy phiếu để cầm quyền. Quyền hành là tất cả. Hoàn cảnh và kỹ thuật chi tiết ở mỗi quốc gia tuy có khác, nhưng nói chung, thì các thể-chế đang cầm quyền ở Libya, ở Bắc Hàn, ở Iran, ở Trung cộng, ở Nga, ở Hà Nội, cũng rất sở trường về thủ đoạn chính trị bám cứng lấy quyền bính này.

    Dưới chánh sách của Barrack, Chú Sam đang bịt mắt che tai với thế sự bên ngoài. Đây là cơ hội bằng vàng, từ thế chiến thứ nhất cho đến nay, mới có một lần, để cho Nga Tàu hoàn toàn rảnh tay “dàn dựng” mọi việc cần thiết, để xây đắp con đường tiến tới hoàn tất giấc mộng lớn của họ: giấc mộng chia nhau quyền bá chủ thiên hạ. Thay vì thiên hạ chia làm ba chân vạc Âu, Mỹ và Hoa, như họ Mao mơ ước trước đây, thì từ đầu tân thế kỷ này, cuộc cờ thế giới đang dần dần thiên về thế... tứ cực: Âu, Mỹ, Nga, Hoa: Liên Hiệp Âu-châu bên trời Âu. Mỹ và Canada bên tân lục địa. Liên Bang Nga ở Tây Á, Bắc Á và Đông Âu. Và cuối cùng là Tàu cộng, hùng cứ Đông Nam Á.

    Tòa Nhà Trắng, với chủ nhân ông Barrack Obama, với chính sách bịt tai che mắt với thế giới bên ngoài, là một cơ hội bằng vàng, một dịp hi hữu hiếm có cho Nga Tầu. Cho nên một mặt, Nga và Tàu cộng đang rất là thân thiện với Mỹ, cầu chúc cho Obama “phúc như Đông Hải, thọ tựa Nam Sơn”... Mặt khác, họ biết rằng cơ hội bằng vàng này, không dễ có lần thứ hai. Cho nên, nói theo kiểu Việt cộng, cả Nga lẫn Trung cộng đều đang “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”!

    Obama vừa tuyên thệ, là Vladimir Putin siết ngay gọng kềm ở Bắc Á với các tiểu quốc như Chechnia, Georgia... vừa trước đây vẫn trông cậy vào sự giúp đỡ của George W. Bush để hy vọng giữ được độc lập của họ. Bên đông âu, Nga cũng đã hung hăng ngay trở lại với Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi... về vụ màn chắn hỏa tiễn, vụ ống dẫn khí đốt thiên nhiên v.v... mặc dù các nước này, nay đã là hội viên của Khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong Liên Hiệp Âu châu. Còn nhớ, liền ngay sau khi Liên Bang Sô Viết tan rã năm 1991, Tổng Thống thứ 41 của Mỹ Georges Herbert Bush đã đưa ngoại biên của Hoa Kỳ sang mãi tận Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, với lá cờ hoa bay phất phới đó đây. Bây giờ, không chắc Obama có biết những xứ này ở đâu trên bản đồ thế giới... Xin mạn phép tạm dừng chuyện dài của Liên bang Nga ở vùng tây bắc Á và đông âu lại nơi đây, để nhìn sang vùng Đông Nam Á, nơi có giải đất hình chữ S của chúng ta.

    Ở đông nam Á châu, có hai nước lớn, với dân số đông nhất nhì thế giới. Đó là Ấn độ và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, vẫn được gọi ngắn gọn là Trung Hoa Cộng sản, hay Trung Cộng. Ấn độ hiện đang có bang giao tốt đẹp với Pháp Đức, Anh Mỹ... Ấn độ có vũ khí hạt nhân và hàng không mẫu hạm. Ấn độ ngày nay không còn là miếng mồi hấp dẫn, mà Trung cộng dám chủ quan nhắm đến, như Hiro Hito của quân phiệt Nhật đã một lần chơi bạo trong thế chiến thứù hai giữa thế kỷ trước. Câu chuyện “Colonel Saito” ở Cầu Sông Kwai vẫn còn được nhắc nhở...

    Nhiệm kỳ “che tai bịt mắt” với thế sự bên ngoài của đảng dân Chủ Mỹ hiện nay, có lâu lắm cũng chỉ là vài năm, chứ không mãi mãi. Biết vậy, Trung cộng đang thực tế, làm nhanh làm bạo tất cả những gì có thể làm được, để mở rộng biên cương trên đất trên biển, cố thực thi giấc mộng Đại Hán của Mao Xếnh Xáng và di huấn của Đặng Tiểu Bình... Từ Hoa Lục nhìn ra biển đông, tầm mắt của giới lãnh đạo Tầu cộng bị vướng víu bởi các “chốt” Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, vừa đã có khả năng tự vệ hữu hiệu, lại vừa có cái dù che của “Uncle Sam”. Chú Sam này, từ nửa thế kỷ trở lại đây, lúc nào cũng rất lật lọng vì quyền lợi nhất thời và giai đoạn, vì không có sách lược đường dài... Chú Sam cho thuê chiếc dù che ở bờ biển đông, để giữ cho dầu-sôi lửa-bỏng càng xa biên cương Hạ Uy Di càng tốt, chứ cũng chẳng tử tế gì. Chú Sam chưa quên bài học Pearl Harbor tháng chạp năm 1941.

    Người Việt chúng ta cũng không thể nào quên chuyện Henry Kissinger đã bán đứng Nam Việt Nam cho Trung cộng tháng giêng năm 1973 tại Hoà Đàm Ba-Lê, để kéo Tầu cộng vào làm đồng minh, hầu chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh. Và ngay năm sau, 1974, Trung cộng đã đưa chiến hạm ra tấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa trên thềm biển đông của Việt Nam, khi mà biển đông lúc bấy giờ đang lúc nhúc tàu bè của hạm đội số 7 Hoa Kỳ! Khốn nạn thật... Mẹ Việt Nam quằn quại niềm đau thân phận nhược tiểu. Chỉ có con người cộng sản Việt đã xem diễn biến đó là một bước tiến thắng lợi, vì đã đẩy đưa chúng đến gần quyền hành hơn. Quyền bính là tất cả, dù có dâng đất nước của ông cha cho ngoại nhân!

    Dưới mắt Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, hướng tiến thuận lợi nhất trong thời gian Barrack bịt mắt che tai này, không còn hướng nào tốt hơn là hướng nam và đông nam. Về hướng đông nam, họ đưa tàu bè binh lính đến củng cố Hoàng Sa Trường Sa, xây phi đạo, lập khu tiếp liệu, cắm tiêu mốc ngang ngược trên biển đông sát hải phận Đà nẵng, bắt bớ ngư thuyền người Việt, giam cầm đánh đập, tịch thu thuyền bè dụng cụ. Về hướng nam, từ trên đi xuống, trước hết là linh đình làm lễ khánh thành địa điểm biên giới mới, có Bộ Trưởng Ung Văn Khiêm của Bắc Bộ Phủ tham dự, đẩy lùi hình ảnh Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc vào ký ức đau thương...

    Tiếp tục đi xa hơn về hướng nam, Trung cộng đã xử dụng xa lộ Trường Sơn, đưa đông đảo “công nhân thợ thuyền”(!), máy móc trang cụ xuống mãi cao nguyên Trung Phần, có bộ-đội nhân-dân của cộng sản Bắc Việt an ninh lộ trình, để khai thác quặng nhôm “beauxite” tại công trường Đak-Nông.

    Ngang ngược bấy nhiêu chưa đủ, Trung cộng còn cho tàu hải quân xuống cấm tiêu mốc mang bốn chữ chệt “Thổ Địa Giới Tiêu” mãi tận hải phận đảo Côn Sơn, ngoài khơi hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu của Nam Việt... Chuyện ngang ngược kiểu này, chỉ xảy ra lâu lắm rồi, khi các chiến thuyền Vikings dở trò bạo ngược man rợ ở Bắc Âu. Sang đầu thế kỷ thứ 21, chuyện bạo ngược man rợ lại tái diễn ở hải phận Côn Đảo ngoài khơi Bạc Liêu, khi mà chiếc bóng cao khều đen ngòm của Barrack Hussein Obama vừa che khuất ánh lửa bập bùng cầm trên tay của Nữ Thần Tự Do trên hải cảng Nữu Ước.

    Người Việt hải ngoại và sinh viên học sinh trong quốc nội mạnh mẽ lên tiếng phản đối. Nguyễn minh Triết và Nguyễn tấn Dũng đến nay vẫn câm như hến. Chẳng những vậy, còn thừa lệnh quan thầy phương bắc, phụ giúp một tay để “hợp thức hóa” vụ lấn đất chiếm biển này, qua trò Hà Nội đệ trình Liên Hiệp Quốc hai hồ sơ “Xin mở rộng thềm lục địa cho Việt Nam” vào hai ngày 6 và 7 tháng 5 năm 2009, mà thực chất là, tự mình thưa-ông con-ở bụi-này, tự mình trình làng những ranh giới mới mà Lê công Phụng đã thừa lệnh nhượng bộ, khi tên này làm trưởng Phái Đoàn thương thuyết với Trung cộng hai năm trước đây. Sau khi hoàn tất đại công tác bán nước, Phụng đã được tưởng thưởng chức vụ “Đại sứ Toàn Quyền” của Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Mỹ, ngay khi Barrack Obama vừa mới được Đại Hội đảng Dân Chủ Hoa Kỳ chọn làm ứng cử viên chạy đua vào Tòa Nhà Trắng mùa thu năm 2008. Ánh sáng hy vọng ở cuối đường hầm, của những nhóm lửa đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền ở các nước nhỏ Chechnia, Georgia, Tây Tạng, Nepal, Sikkim, Bhoutan, Miến Điện và Việt Nam, ngày càng hắt hiu leo lét...

    Từ ngày Obama nhậm chức cho đến nay, truyền thông chỉ ghi nhận được hai “hoạt động ngoại giao” của hành pháp Mỹ. Chuyện thứ nhất, là lời “tuyên bố để đời” của thủ lãnh đại cường Barrack Obama tại Ankara Thổ Nhĩ Kỳ. Ba tháng sau ngày nhậm chức, Obama và đoàn tùy tùng hùng hậu, bay sang Roma họp thượng đỉnh. Trên đường trở về, có ghé qua thủ đô Ankara để thăm viếng quốc gia Hồi giáo Turkey. Đúng ngay vào ngày dừng chân đó, Bắc Hàn đã bất thần phóng thử nghiệm một hỏa tiễn tầm xa ra biển đông, qua đầu Nhật Bản. Nam Hàn và Nhật phản đối quyết liệt. Obama đang họp báo ở Ankara, bỗng nổi hứng phát ngôn với lời lẽ và giọng điệu khàn khàn chát chúa quen thuộc như khi tranh cử ở Chicago Illinois trong năm trước: “Đó là một vi phạm trầm trọng thỏa ước an ninh của Liên Hiệp Quốc. Vi phạm cần phải được trừng trị. Và lời nói phải có giá trị của nó” (Violation must be punished. And words must mean something!). Các quốc gia ở Trung đông lúc này đang khó chịu vì nỗ lực của Iran cố thực hiện vũ khí nguyên tử, nên lời tuyên bố xanh rờn của Obama được tán thưởng nhiệt liệt.

    Ở Bình Nhưỡng, lãnh tụ Kim Jong Il nổi khùng, đuổi hết kiểm soát viên Liên Hiệp Quốc ra về, hăm dọa tàu bè hải quân Mỹ đừng tiến gần hải phận Bắc Hàn, và ngang nhiên đe dọa sẽ trả đũa đích đáng nếu Hoa Kỳ có “hành động khiêu khích”. Cả tỉ con mắt khắp nơi nhìn vào Hoa Thịnh Đốn, mong đợi một phản ứng ngoạn mục, tương xứng với lời tuyên bố xanh dờn của Obama ở Ankara. Hillary Clinton được Obama gửi đến trụ sở LHQ ở New York, để cùng Susan Rice (Đại sứ của Obama tại LHQ) cố vận động Hội đồng Bảo An LHQ ra một nghị quyết để cảnh cáo Bắc Hàn. Nhưng hoàn toàn công cốc. Bắc Hàn phây phây. Kim Jong Il thừa thắng xông lên, noi gương anh dũng của Tổng Thống râu xồm Ahmadinejad của Iran, hăm dọa sẽ xóa sổ Mỹ trên bản đồ, nếu Hoa Kỳ kiếm chuyện! Washington vẫn êm ru. Thế giới thấy rõ, “Obama’s words mean nothing”. Từ đó, Obama cụt hứng chuyện đối ngoại, quay lại với các mánh mung kiếm phiếu, hợp với sở trường của chàng hơn. Được báo chí phỏng vấn, Tổng trưởng Ngoại giao Hillary Clinton vớt vát chữa thẹn: “Họ (Bắc hàn) cũng giống như đứa trẻ con bướng bỉnh, lúc nào cũng muốn người ta chú ý đến mình”. Nhân viên ngoại giao cấp thấp của Bình Nhưỡng trả đũa: “Bà già lẩm cẩm này, sao không về đi shopping đi, còn nói năng láp giáp làm gì...”

    Trong bối cảnh thiếu vệ sinh của màn trao đổi chữ nghĩa ngoại giao trật chìa đó, bỗng cựu Tổng Thống Bill Clinton, chồng của Hillary, bay sang Bình Nhưỡng. Bill bắt tay bắt chân, chụp hình với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Il, vừa mới lóp ngóp ngóc dậy từ giường bệnh. Và Kim cho Bill dắt hai nữ nhân viên của Al Gore về Mỹ. Hai nữ nhân viên này vừa bị tòa án Bắc Hàn kết tội 12 năm khổ sai vì tội “hoạt động gián điệp”, mới hai tháng trước đó. Barrack không bình luận một lời, vì còn chưa hết ngượng với lời tuyên bố tuyên cha ở Ankara. Riêng Hillary, thì câng câng tự đắc, coi đó như là thắng lợi lớn nhất trong sự nghiệp ngoại giao của mình! Ở bề trái, người ta không rõ phú-ông Bill Clinton có đấm mõm nắm xôi nào vào mồm “thằng bờm” Kim Jong Il hay không. Người ta chỉ biết rằng hai nhân vật này đồng-bệnh tương-lân, đồng-khí tương-cầu. Kim rất hâm mộ Bill, vì thành tích chơi “thổi kèn” của Bill trong thư viện của White House khả kính, vào một buổi chiều năm xưa. Ngược lại, Bill lại rất nể nang, trầm trồ thú tiêu khiển kiểu đế vương của Kim: quanh năm chỉ Hennessy X.O., từng “trung đội” gái luân phiên, luôn luôn thay đổi hương sắc, tam cá nguyệt này thì tóc bạch kim bắc âu, lục cá nguyệt kia, thì màu rám nắng mặn mà chắc nịch của quần đảo Carribean...

    Câu chuyện về Barrack, và Hillary vừa kể trên đây, là ví dụ một cái nhìn, về những sinh hoạt mới đây, có thật, của hành pháp và ngoại giao của Mỹ, trong 6 tháng đầu của nhiệm kỳ Obama. Barrack Obama có những dự án chi tiêu khổng lồ, không phải bạc tỉ hay chục tỉ, mà là trăm tỉ, ngàn tỉ (trillions of dollars), hứa hẹn là để... kích động kinh tế. Ngân sách Chú Sam đang thâm hụt. Chú Sam đang nợ như chúa chổm. Nợ riêng Trung cộng trên dưới 700 tỉ đô la. Cho nên Chú sam há miệng mắc quai, khi Trung cộng tung hoành tác quái ở biển đông. Nhưng không phải Trung cộng muốn làm mưa làm gió thế nào cũng được. Trong tháng 7 năm 2009, di dân người Hán đã đụng độ xung đột với thổ dân địa phương theo đạo Hồi, ở thủ phủ Urumqi, vùng sa mạc Tân Cương ở phía tây. Bắc Kinh cho điều động bộ đội đến đàn áp. Thổ dân người Hồi phản ứng mãnh liệt. Thương tích và tử vong của riêng người Hồi tại đây đã lên đến trên một nghìn sáu trăm người. Tổng thống Trung cộng Hồ cẩm Đào đã phải bỏ ngang hội nghị thượng đỉnh ở Âu châu, trở về Bắc Kinh theo sát diễn tiến.

    Theo báo “The Christian Science Monitor”, thì phản ứng mạnh mẽ nhất không đến từ người Hồi ở vùng Urumqi, mà đến từ thủ đô Ankara và nội các chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng trưởng Bộ Kỹ Nghệ và Thương Mại Turkey trong tuần qua, đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung cộng. Đương kiêm Thủ Tướng Turkey, ông Erdogan đã tuyên bố trên hệ thống truyền hình quốc gia rằng “Nói một cách giản dị nhất, việc đàn áp dã man những người anh em Uighurs của chúng ta ở Urumqi, là tương đương với sự diệt chủng, không còn cách diễn dịch nào khác hơn được nữa”. Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Abdullah Gul, vừa chính thức thăm viếng thủ phủ Urumqi của Tân Cương chỉ một thời gian ngắn trước khi cuộc xung đột xảy ra vào ngày 5 tháng 7 vừa rồi.



    Sau mỗi lần có thiên tai như lũ lụt, động đất, phong ba bão táp, Trung cộng thường làm một công đôi ba việc: cưỡng bách di dân đến các vùng xa xôi như Tây Tạng, Tân cương, hay vùng cao nguyên dọc biên giới Ấn độ, để vừa giải quyết thiên tai, vừa nhân tiện trấn chiếm lãnh thổ. Trước đây, đã có những cuộc nổi dậy đẫm máu của người Tây Tạng chống di dân gốc Hán hống hách trong vùng thung lũng quanh thủ đô Lhassa. Bắc Kinh đã đàn áp thẳng tay, gây nên làn sóng phẫn nộ khắp hoàn vũ. Và bây giờ, trầm trọng hơn nhiều, là cuộc đổ máu đang tiếp diễn vì xung đột giữa người Hán và người Hồi ở Urumqi. Lá quốc kỳ mầu máu của Trung cộng, có 5 ngôi sao vàng, tượng trưng cho 5 sắc dân Hán Mãn Mông Tạng và Hồi. Ngôi sao sau cùng đó, bắt đầu rạn nứt ở Tân Cương...



    Không phải đi đâu, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng chỉ gặp có Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, hay Barrack và Hillary! Đi đêm thường, thế nào cũng gặp ma. Và bóng ma lần này, là bóng ma... Hồi giáo! Bóng ma đã gây kinh hoàng ở Hoa Kỳ, ở Pháp, ở Anh, ở Tây ban Nha, ở Nam Dương, Phi Luật Tân, ở Iraq, ở Pakistan, ở Afghanistan... To lớn như Phát Xít Đức, hùng mạnh như Quân Phiệt Nhật, khổng lồ tàn bạo như Liên Bang Sô Viết, cũng đã có ngày tàn. Chuyện Tây Tạng, chuyện Việt Nam, đang thật là đen tối, nhưng không phải đã là hoàn toàn vô vọng...



    Lê Phàm Nhân


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X