Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đam Rong Pháo Nổ

Collapse
X

Đam Rong Pháo Nổ

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đam Rong Pháo Nổ

    Đam Rong Pháo Nổ


    Đường Bình


    Tiếng súng đã im lặng trên chiến trường Việt Nam hơn bốn mươi năm rồi, bao nhiêu vành khăn tang đã phai mờ theo dĩ vãng. Mọi tâm tư năm xưa tưởng đâu đã gói trọn vào tận đáy lòng trái đất, nào ngờ những chuyện hãi hùng bất chợt làm tôi khó ngủ giữa đêm khuya, hình ảnh cái đêm pháo nổ huyện Đam Rong năm 1969, như hiển hiện rõ trong trí nhớ tôi đêm nay tưởng chừng như chuyện mới xảy ra ngày hôm qua.

    Mới có 2 giờ sáng bầu trời mùa Đông Olympia tối đen như mực, tôi cố tình nhắm mắt mong ngủ thêm chút nữa để sáng mai dậy sớm chở con cháu đi học, nhưng bất lực, không tài nào ngủ được. Tôi đành nhắm mắt xuôi theo trí nhớ cái đêm Việt Cộng về Đam Rong giữa lúc toán Tâm lý chiến của chúng tôi đang chiếu phim tại chợ Đam Rong cho đồng bào coi... Một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời Quân ngũ của tôi.

    Đam Rong là một huyện Cao nguyên đất đỏ hẻo lánh, trước 1975 thuộc tỉnh Tuyên Đức, nay thuộc tỉnh Lâm Đồng cao nguyên Trung Phần Việt Nam. Từ Đức Trọng đi về hướng Tây Bắc khoảng chục cây số là tới nơi. Địa Phương Quân phụ trách an ninh xã. Một đội pháo 105 ly yểm trợ các đồn vòng đai xa xôi. Một toán cố vấn Mỹ MACV thường trú. Ở đây có một nhà thờ Tin Lành do vị Mục Sư Tin Lành Mỹ lo cho giáo dân. Một toán Peace Corp và Chí Nguyện Quốc Tế gồm các thanh niên Mỹ, Úc, Tân Tây Lan hoạt động dân sự vụ tại đây.

    Đặc biệt của toán Cố vấn ở đây có một Đại úy Mỹ tên "N. W." Ông ta ở vùng này lâu rồi. Ông Đại úy này thân hình ốm tong teo, nhỏ hơn những người Mỹ bình thường. Khuôn mặt xương xẩu, luôn luôn bận Quân phục rằn ri áo giáp tác chiến, luôn luôn mang khẩu súng col 45 đặc chế loại dài, mang dây nịt có gắn vài chục viên đạn xệ xuống dưới đì thật thấp, cộng thêm mấy sợi giây da trang điểm dài sát đất trông rất "hot". Chiếc xe Jeep mui trần rất là bụi, cần anten dài từ phía sau xe anh móc vào kiếng trước, bộ đàm tối tân gắn sợi giây ruột gà dài từ sau ra phía trước, thế là bất kể ngày đêm anh luôn luôn sẵn sàng lên xe một mình một ngựa anh quất ngựa truy phong khắp hang cùng ngỏ hẽm, rừng núi cao nguyên Tuyên Đức nơi nào anh cũng có "Agent". Anh ta rất gan dạ.

    Toán Tâm Lý Chiến của chúng tôi gồm có ba người. Một Trung úy Mỹ làm trưởng toán. Hạ Sĩ Simpson là chuyên viên và tôi Trung Sĩ Việt Nam Thông Dịch Viên. Dụng cụ Tâm Lý Chiến gồm có một chiếc xe 4X4, trên xe trang bị một máy điện, một cái loa phóng thanh 3000 watt. Một máy chiếu phim, nhiều phim tuyên truyền, truyền đơn đủ loại, bánh kẹo, tập vở bút mực phát cho trẻ em. Trước khi chợ tan, tôi và Hạ Sỉ Simpson xách chiếc xe chạy vài vòng thành phố, mở máy phóng thanh kính mời bà con tối nay về nhà lòng chợ xem chiếu bóng. Chiều tan dần, nhà lòng chợ giờ chỉ còn một ít quán lưa thưa mở cửa, một vài hàng thức ăn cho khách muộn màng. Mấy cô gái Thượng nhà gần chợ mang gùi nán lại chờ xem chiếu phim.

    Mấy em nhỏ bu quanh coi chúng tôi dựng màn ảnh dã chiến, thử máy chiếu phim sẵn sàng cho đêm nay. Hai anh lính Mỹ thì phát quà cho các em, trò chuyện thật vui trong khi loa phóng thanh liên tiếp phát những bản nhạc trữ tình cho đến khi màn đêm buông xuống. Chiều mát, khi nhà lòng chợ đã đông nghẹt người coi, màn chiếu phim bắt đầu. Tiếng cười, tiếng vỗ tay vang rền làm cho buổi chiếu phim thật vui nhộn.

    Khoảng một giờ đồng hồ sau, trong lúc buổi chiếu phim đang tiến hành vô cùng nhộn nhịp và vui vẻ, bất thình lình có một số người lớn hốt hoảng chạy đến với nét mặt sợ sệt thúc dục các em nhỏ phải ra về gấp. Cùng lúc này có một anh lính địa phương quân y phục tác chiến bước tới nói với tôi "Việt Cộng đã về tới đầu làng rồi" và "Các anh phải chấm dứt chiếu phim, tắt đèn về đồn ngay" Anh ta nói chưa hết lời, tôi liền tắt máy chiếu phim rồi rút hết giây điện, gom hết mấy chục cuộn phim ảnh bỏ vô thùng, xong bỏ vô xe. Hai anh lính Mỹ chạy đi tắt máy điện, hai người rinh nó bỏ vô thùng xe phía sau. Cả ba người nhảy vô xe, anh Trung úy rồ máy xe, Simpson lanh lẹ nhảy vô ngồi giữa, còn tôi vì chậm chạp ngồi ngoài, ngay lập tức xe chạy. Cuộc tháo lui tiến hành chớp nhoáng.

    Trời tối đen, xe chạy về gần đồn, toán lính ứng chiến đứng vòng ngoài hô lớn bảo chúng tôi tắt đèn xe. Tài xế không thấy đường, chiếc xe chậm chạp về đến cổng vào Chi Khu, đúng lúc đó đại bác trong Chi khu bắn yểm trợ cho các đồn bót ngoài vòng đai, nhiều tiếng nổ lớn ầm ĩ chát chúa. Mấy anh lính kéo phăng hai hàng giây kẻm gai rồi ra hiệu cho xe chạy vô. Chiếc xe rồ máy thật mạnh nhưng xe không nhúc nhích. Anh Trung úy nhấn ga, xe cũng không chạy tới được. Tôi mở cửa nhảy xuống thì thấy xe bị vướng cái hàng rào kẽm gai. Một anh lính thấy tôi kéo sợi kẽm gai anh hét lớn "Coi chừng (mìn) Claymore. Đừng kéo nó". Vừa lúc đó một trái sáng Tracer bị kích động sáng rực, tôi hoảng hốt nhảy qua một bên, vô tình kéo luôn vòng kẽm gai qua một bên, chiếc xe vượt tới lọt vô cổng thoát nạn.

    Trên trời hỏa châu chiếu sáng, tôi chun vô cái bunker, nằm thiêm thiếp ngủ quên luôn tiếng đại bác cho đến sáng, tôi và Simpson chạy xuống chợ lấy tấm màn chiếu phim bỏ lại chợ tối qua.

    Hè năm 1974 tôi và Đại úy Mỹ tên “N. W” gặp nhau tại Bộ Chỉ Huy Phòng Tùy Viên Quân Sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ Saigon Tân Sơn Nhứt. Anh nhắc lại chuyện cái đêm chiếu phim ở Chi Khu Đam Rong năm 1969 thật là hồi hộp và hãi hùng trong công tác Dân sự vụ khiến ai nấy không bao giờ quên.


    Đường Bình
    Nguồn Việt Báo

  • #2
    Xin phép đuọc lưu ý :
    Nên điều chỉnh bài viết; thay thế " bộ đàm "(ma dê in vi xi) bằng " máy truyền tin "... Vi xi dịch hai chữ "walkie-talkie" thành bộ đàm - Nếu gắn trên xe thì chắc có lẽ phải gọi là " xe đàm " !

    than men
    lv

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X