Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ex-South Vietnam soldier now in Houston part of PBS series

Collapse
X

Ex-South Vietnam soldier now in Houston part of PBS series

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ex-South Vietnam soldier now in Houston part of PBS series

    Ex-South Vietnam soldier now in Houston part of PBS series
    By ANDREW DANSBY
    The Associated Press - Originally published September 18, 2017 at 9:51 am



    In this Monday, Sept. 11, 2017, photo, Tran Ngoc Toan, a lieutenant colonel in the Marine Corps of the Republic of Vietnam, who was seriously injured during the Vietnam war, poses for a photo in Houston. He took shelter under a corpse and survived an ambush and the war. Tran is now a resident of Houston and a key figure on the documentary by filmmaker Ken Burns “The Vietnam War.” (Marie D. De Jesus/Houston Chronicle via AP)

    HOUSTON (AP) — Having already been shot twice in the leg, Tran Ngoc Toàn played dead outside Bình Giã. Then a Viet Cong soldier kicked him and fired three rounds.

    “Pop! Pop! Pop!” Tran says from his home on the west side of Houston. “But just one hit me, right here.”

    The Houston Chronicle reports he points to his left side, along the lower rib cage. Tran, a member of South Vietnam’s army, was then left for dead, again, and crawled three days back to a village where South Vietnamese and American Marines had been ambushed by soldiers with the National Liberation Front in a crucial turning point in the Vietnam War at the end of 1964.

    More than 50 years later, Tran’s story is part of Ken Burns’ latest long form documentary, “The Vietnam War,” which began airing on PBS Sunday night with installments nightly through Thursday and again next week. Even now, after recounting his experiences, Tran’s perspective on being wounded shines with a survivor’s optimism.

    “I was lucky,” he says, bright-eyed. “They took me to a Korean military hospital. If I’d been taken to Saigon, they’d have cut my leg off. The doctors told me it was a miracle.”

    He points to the inside of his right thigh where a bullet from an AK-47 bore into his flesh. “If the bullet had gone one degree this way, it would’ve blown up the bone. One degree that way, it would blow up the artery and I’d have lost too much blood and died in the jungle.”

    Instead the bullet passed through, leaving a large gash of an exit wound on the outside of his thigh. Tran spent six months in the hospital.

    And then he went back to fight.

    The Battle at Bình Giã, plays a prominent role in the third episode of “The Vietnam War,” the latest sprawling documentary by Burns and Lynn Novick.

    Lt. Philip Brady, an American Marine there to advise the South Vietnamese troops, told the filmmakers that in late 1964 he, like other American troops, was told America was on the “five-yard line,” the goal of victory just within reach. His arrival in Bình Giã revealed to Brady that “we were losing this war.”

    True to the entirety of the film, the segment on Bình Giã is told panoramically, with perspectives offered by an American serviceman in Brady, a South Vietnamese serviceman in Tran and also a Viet Cong soldier in Nguyen Van Tong.

    One of more than 100 people interviewed by the filmmakers for the documentary, Tran figures prominently into the film, even beyond the Bình Giã segment.

    “If you give us two or three bytes in an episode you’re a big star,” Burns says. “There’s a strange quirky calculus to it. If you’re in five to six bytes, which Toan is, you’re a megastar.”

    Tran’s star turn offers some insight into a story not often told in American accounts of the war.

    America was slow to discuss the Vietnam War; it was also slow to listen to its veterans’ stories, and continues to neglect their needs. And the experience of Vietnamese soldiers and civilians has been almost entirely out of view in this country.

    “When Americans talk about Vietnam, we talk about ourselves,” Novick says. “We haven’t really thought about the Vietnamese as a people with complex needs and agency. But this is a global story. And if you hang your story on personal experiences, as we have, I think you need to present as many Vietnamese perspectives as possible.

    “And Toan is just an extraordinarily brave person who has been through unimaginable loss and challenges.”

    Tran’s story is full of endurance. His path to Houston began at Dà Lat, his hometown northeast of what used to be Saigon. A black and white poster over Tran’s couch offers a striking overhead view of Dà Lat, nestled in the country’s central highlands.

    Dà Lat was home to the Military Academy of Vietnam, which Tran attended. By 22 he had graduated and joined the South Vietnamese Marine Corps, where he was assigned to the 4th Battalion, “The Killer Sharks.”

    Tran had spent more than two years fighting the Viet Cong by late 1964 when American troops were dispatched to Bình Giã. Unbeknownst to all, the Viet Cong had been moving about 1,000 soldiers and artillery through paths they’d hacked through the jungle; not just into South Vietnam but perilously close to Saigon.

    Tran says his hearing has diminished, lost to age and the ear-piercing sounds of combat, but his ability to recall times and dates and details is astounding. He can account for just about every minute of the three-day Battle at Bình Giã that began Dec. 28, 1964, starting with an uncomfortable silence broken by artillery shells. Viet Cong forces swiftly seized the town, and fighting continued as American reinforcements arrived.

    An American helicopter gunship was firing on Viet Cong soldiers just outside of town. The Viet Cong returned fire and brought the machine down, killing four American soldiers.

    The South Vietnamese Marines and American forces were ordered to retrieve the fallen. Twelve South Vietnamese soldiers were killed in the fight. Another helicopter arrived, and the four killed Americans were loaded onto it and flown away. Tran and his fellow South Vietnamese soldiers were left behind and quickly overrun.

    He was first shot in the calf muscle of his right leg.

    “I didn’t feel anything,” he says. “You’re fighting, you don’t feel anything. But I put my hand down there, and there was blood all over. But I had to keep fighting. It was getting dark.”

    After playing dead, Tran spent three days crawling back to safety.

    “I lost a third of the muscle,” he says of the wound to his thigh. “With physical therapy I was able to walk again. I couldn’t run. But I could walk again. And I was a Marine. So I went back to fight.”

    He spent more than a decade fighting in the war, until Saigon fell in 1975.

    With the war over, Tran’s life didn’t get any easier. Like many South Vietnamese soldiers, he was imprisoned. The common term used by the victorious North was “reeducation camp,” though Tran never once uses that phrase. He repeatedly refers to his time in Lào Cai — northwest of Hanoi near the Vietnam/China border — as being incarcerated in a “labor camp.”

    He was there nearly a decade before finally being released and put on a boat to Indonesia.

    Tran then traveled to San Francisco in the mid-1980s, and from there to Washington, D.C., where he worked as a house painter, and later in the printing plant for the Washington Post.

    He retired from the paper in August 2005 and moved to Houston.

    “It was too cold up there,” Tran says, massaging his right leg. “It just hurts too much to be where it’s cold.”

    He and his wife Kim Quy live comfortably in a little home just outside the Beltway.

    “The temperature is good and life is good,” he says. “It’s comfortable here, with the second largest Vietnamese population in the country.”

    Tran left Vietnam with nothing. Friends kept his United States Marine Corps Staff College certificate, which bears creases from being folded and transported over the years. He’s acquired a few reproduced photographs of his time in the South Vietnamese Marines, though he points out everyone in the photos — with the exception of Brady — is now gone.

    Numbers from the Battle at Bình Giã, don’t reflect the entirety of the Vietnam War, though they offer confirmation that heavy casualties extended well beyond American losses. Five American soldiers died in the battle. Thirty-two Viet Cong soldiers died. And an estimated 200 South Vietnamese soldiers were killed.

    Just over 58,000 American servicemen were killed in the Vietnam War. Numbers for Vietnamese forces are less clearly defined, but estimates put more than 1 million killed fighting for the North. Estimates for South Vietnamese military casualties are around 250,000, though Tran believes the number exceeds 300,000. More than 2 million Vietnamese civilians, North and South, are believed killed.

    Though Bình Giã was early in America’s involvement in the war, it turned out to be a bellwether of bad things to come for all involved.

    Tran, 77, hopes some recognition will find its way to some whose sacrifices didn’t make the codified narrative in the States.

    “A lot of my classmates and friends died,” Tran says. “I’m glad to have given everything I gave, and I’m lucky to be able to talk about it now. But for the 300,000 fallen, they can’t talk. The 300,000 who died in battle, they don’t have a voice. That’s what I’d like the American people to know. That many men fought and died in that war, too.”

    ___

    Information from: Houston Chronicle, http://www.houstonchronicle.com

  • #2
    Trần Ngọc Toàn – Mặt Trận Bình Giả


    Sau hai tuần lễ dưỡng quân ở hậu cứ Vũng Tàu, Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) được lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) di chuyển lên Dĩ An, Biên Hòa, làm lực lượng ứng chiến trừ bị cho Quân Đoàn 3. Vào giữa năm 1964, do những bất ổn chính trị ở Miền Nam, Thiếu Tá Nguyễn Văn Nho được bổ nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến. Đại Úy Trần Văn Hoán (nguyên Đại Đội Trưởng Đại Ðội 2 của Tiểu Ðoàn 4) được đề nghị giữ chức vụ tiểu đoàn phó. Tại căn cứ Dĩ An, Phái Bộ Cố Vấn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã đưa Thiếu Tá Eller xuống đơn vị làm cố vấn trưởng với phụ tá là Trung Úy Brady vừa tốt nghiệp khóa sĩ quan căn bản Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở Quantico.

    Với không khí thời bình vương lại dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, tiểu đoàn trưởng đã quyết định cấp phép thường niên cho một số sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ của đơn vị. Nằm ứng chiến có nghĩa là tiểu đoàn phải được cấm trại 100% trong căn cứ. Tuy nhiên, theo thói quen, một số sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ cũng lẻn ra phố Thủ Đức và Saigon. Có lệnh gì đi nữa, thông thường cũng phải đến ngày hôm sau đơn vị mới lên đường hành quân.

    Chỉ một ngày sau khi cấp phép nghỉ, Tiểu Ðoàn 4 TQLC được lệnh lên xe cấp tốc vào Bình Giả (thuộc tỉnh Bà Rịa) nhằm phản công khi Việt Cộng đột ngột phục kích Chi Ðoàn Thiết Giáp ở Bình Ba, trên Liên Tỉnh Lộ 15 nối liền Phước Tuy và Long Khánh.

    Cuộc trực thăng vận đã diễn ra suốt từ sáng sớm đến tờ mờ tối mới hoàn tất. Mỗi đợt chuyển vận chỉ đủ cho một đại đội. Không có phản ứng gì của Việt Cộng được ghi nhận. Sau khi gom quân, chỉnh đốn đội hình, Tiểu Ðoàn 4 tiến về hướng Bình Ba. Khi đơn vị chuyển quân ngang làng Bình Giả, dân chúng đã đốt đuốc, cầm đèn rọi sáng hai bên đường. Họ vừa chào hỏi vừa biếu trái cây, kẹo bánh cho binh sĩ khiến ai cũng nức lòng hăng hái tiến lên mặt trận dù trời đã sụp tối hẳn. Ra khỏi làng đến lúc gặp liên tỉnh lộ, đơn vị chuyển hướng về phía tỉnh lỵ Phước Tuy với đội hình dang rộng vào hai bên cánh rừng cao su bỏ phế vì mất an ninh.

    Thêm một giờ đồng hồ di hành trong bóng đêm, tiểu đoàn trưởng đã quyết định dừng quân bố trí phòng thủ qua đêm giữa vườn cao su. Không có dấu hiệu xuất hiện của quân Việt Cộng suốt đêm hôm ấy. Rạng sáng sớm, Tiểu Ðoàn 4 TQLC tiếp tục mở đường về phía nam. Chỉ đi them vài cây số đường, đơn vị đã phát giác ra vị trí Chi Ðoàn Thiết Giáp bạn bị phục kích ngày hôm trước khi toán quân đầu thấy xác các thiết vận xa M-113 nằm trơ trụi ở ven đường bên vườn cao su. Việt Cộng đã tháo gỡ các khẩu súng nặng trên xe thiết giáp. Tử thi của quân bạn bị họ lột cả quần áo và giầy cùng với vũ khí cá nhân còn nằm la liệt trên trận địa. Phảng phất chung quanh vẫn còn mùi thuốc súng, mùi cháy khét lẹt.

    Tiểu Ðoàn 4 đã dừng quân bố trí và cho người thu lượm xác quân bạn đem ra vệ đường chờ xe chuyển về Phước Tuy. Mãi đến xế trưa hôm ấy, Tiểu Ðoàn 4 tiếp tục mở đường về Phước Tuy để truy lùng Việt Cộng. Địch quân dường như đã rút khá xa như con thú dữ đã no mồi. Ngày kế tiếp, Tiểu Ðoàn 4 được lệnh di chuyển mở đường phía bắc quốc lộ số 4 từ Phước Tuy về Long Thành. Hoàn toàn không có dấu vết hoạt động của địch. Tại Long Thành, đơn vị lại được lệnh càn quét về phía Nam giáp với Rừng Sát ngập nước. Ở mục tiêu, Tiểu Ðoàn 4 chỉ chạm súng nhẹ với quân du kích lẻ tẻ.

    Ngày hôm sau, đơn vị được di chuyển bằng xe vận tải GMC về lại căn cứ Dĩ An. Mỗi ngày, Tiểu Ðoàn 4 phối trí một đại đội Bộ Binh lên phi trường Biên Hòa nằm ứng chiến tại chỗ cho Quân Đoàn 3.

    Trong khi đó, tại Saigon, hơn một năm sau ngày quân đội đảo chánh Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, không khí chuẩn bị đón đêm Giáng Sinh và Tết Dương Lịch đang tưng bừng náo nhiệt. Các phòng trà ca nhạc và vũ trường đã được mở cửa lại. Các tướng lãnh cầm quyền còn đang say men “chiến thắng” sau ngày lật đổ vị Tổng Tư Lệnh.

    Đột nhiên, ngày 31 tháng 12 năm 1964, Tiểu Ðoàn 4 TQLC, là đơn vị trừ bị cuối cùng của Quân Đoàn 3, được lệnh cấp tốc chuyển quân lên phi trường Biên Hòa. Tại đây, phi đoàn trực thăng Hoa Kỳ đã sẳn sàng chờ trên phi đạo. Lại một lần nữa, mỗi đợt trực thăng khi chở được một đại đội tác chiến của Tiểu Ðoàn 4. Từ phi trường Biên Hòa đến điểm đổ quân ở làng Bình Giả, trực thăng phải bay mất một tiếng đồng hồ cho một chuyến đi. Đại Ðội 1 của Tiểu Ðoàn 4 do Trung Úy Trần Ngọc T. chỉ huy, được giao phó đáp chuyến bay đầu để lập đầu cầu trực thăng vận và bảo vệ bãi đáp.

    Trước đấy, vào ngày 30 tháng 12 năm 1964, Tiểu Ðoàn 30 Biệt Động Quân (BÐQ) được đổ trực thăng vào trận địa Bình Giả sau khi Chi Khu Bình Ba cấp báo lên cấp trên là Việt Cộng đã xua quân vào chiếm đóng trọn làng Bình Giả. Đây là một ấp chiến lược kiểu mẫu được xây dựng hai bên một trục lộ trải đá trên hướng trục đông-tây nối liền Bình Ba với khu rừng cao su Quảng Giao và làng Xuyên Sơn.
    Làng Bình Giả trải ra theo hình chữ nhật với bề ngang khoảng 4 trăm thước tây và chiều dài độ một cây số. Với ngôi nhà thờ chính nằm ở khoảng giữa. Dân chúng gồm hầu hết là giáo dân di cư từ Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh vào Nam năm 1954. Để chống lại cuộc hành quân trực-thăng vận, Việt Cộng đã đào hầm chu đáo ở ven rừng giáp với quãng đất trống ngoài chu vi phòng thủ của làng Bình Giả. Vòng đất trống khai quanh quanh làng nhằm tránh địch xâm nhập và tiếp tục chu vi phòng thủ với hàng rào kẽm gai, với bụi cây mắc cỡ giăng mắc và bãi gài mìn, lựu đạn.

    Trực thăng vừa cất cánh rời bãi đáp, Tiểu Ðoàn 30 BÐQ đã bị hỏa lực rất mạnh của Việt Cộng từ các hầm hố áp đảo gây thương vong nặng nề. Lực lượng Biệt Đông Quân vừa chống trả vừa mở đường vào làng. Nhờ dân chúng trong làng trợ giúp, Biệt Động Quân rút được vào ngôi nhà thờ chính. Họ cố thủ trước lực lượng của Việt Cộng bao vây bốn bề. Một số dân đã thu lượm vũ khí đạn dược của lính Biệt Động Quân bị tử thương và kéo những người bị thương vào dấu trong nhà họ. Quân số của Tiểu Ðoàn 30 BÐQ chỉ còn hơn 100 người. Tiểu đoàn trưởng và viên sĩ quan cố vấn Mỹ bị thương nặng.

    Ngày kế tiếp, Tiểu Ðoàn 38 BĐQ đã được trực thăng vận xuống khoảng đất trống phía tây nam của Bình Giả. Cuộc đổ quân không gặp sức phản kích của Việt Cộng. Nhưng trọn ngày, Tiểu Ðoàn 38 Biệt Động Quân không phá thủng được tuyến phòng thủ của địch quânđể bắt tay được với các binh sĩ còn lại của Tiểu Ðoàn 30.

    Khi Đại Ðội 1 của Tiểu Ðoàn 4 TQLC nhảy xuống từ trực thăng ở bãi đáp phía tây bắc của làng Bình Giả, một vài thanh niên trong làng đã tìm đến bắt liên lạc và tình nguyện dẫn quân xuyên qua bãi mìn an toàn.

    Dù vậy, vị sĩ quan đại đội trưởng Đại Ðội 1 cũng cẩn trọng không thúc quân lên, ra lệnh đơn vị bố trí giữ an ninh bãi đáp cho quân số tiểu đoàn còn lại. Khi Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn đã đổ bộ, Thiếu Tá Nho phái Trung Úy Phil Brady (phụ tá cố vấn) lên gặp Đại Ðội Trưởng Đại Ðội 1 để chuyển lệnh tiến quân vào mục tiêu. Đội hình tấn công của đại đội đã tỏa rộng và tiến thẳng về hướng nóc nhà thờ để giải vây quân bạn. Không đầy nửa tiếng đồng hồ, cánh quân đầu của Tiểu Ðoàn 4 TQLC đã bắt tay được với cả Tiểu Ðoàn 30 và 38 Biệt Động Quân đã phối hợp xua quân giải tỏa địch quân ra khỏi làng Bình Giả. Dân làng đã bất kể hiểm nguy, xông ra tiếp tay với quân đội.

    Đến xế chiều hôm ấy, làng Bình Giả được giải tỏa. Hơn một trăm tay súng sóng sót của Biệt Động Quân đều mang thương tích trên người sau hai ngày chống cự với quân số Việt Cộng đông gấp ba, bốn lần. Ai cũng công nhận Tiểu Ðoàn 30 Biệt Đông Quân còn sống sót là nhờ vào sự che chở và tiếp tay của dân chúng làng Bình Giả.

    Khuya hôm ấy, Việt Cộng trở lại mở cuộc tấn công vào phía đông nam của làng. Dân chúng phát hiện được đã nổi chiêng khuya trống báo động rền trời. Sau đó, lực lượng đột kích của Việt Cộng bị đẩy lui bởi cuộc phòng ngự của quân đội và sự yểm trở của trực thăng võ trang Hoa Kỳ bay lên từ phi trường Vũng Tàu, dưới sự điều động của Thiếu Tá Eller là viên sĩ quan cố vấn trưởng.

    Rạng ngày 31 tháng 12 năm 1964, từ Saigon, Phái Bộ Cố Vấn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đưa đến Tiểu Ðoàn 4 một sĩ quan và ba hạ sĩ quan Mỹ với nhiệm vụ “quan sát chiến trường Việt Nam.” Họ đến từ SưÐoàn 3 TQLC đồn trú tại Okinawa, Nhật Bản. Đại Úy Cook nguyên là sĩ quan truyền tin đã được phái đến Đại Ðội 1 do Trung Úy Trần Ngọc T. chỉ huy.

    Đồng thời tin ở trên cho biết, đêm hôm trước, trong khi truy kích địch quân rút lui, một chiếc trực thăng võ trang của Hoa Kỳ đã bị bắn rơi trong rừng cao su Quảng Giao bên cạnh làng Xuyên Sơn. Lệnh từ Quân Đoàn 3 đưa xuống, Tiểu Ðoàn 4 hành quân vào trận địa tìm xác chiếc trực thăng với phi hành đoàn gồm 4 người Mỹ đã tử thương như tin tức ghi nhận.

    Dù hôm trước, vị linh mục của làng đã cho biết quân số của Việt Cộng lên đến cả trung đoàn (sau này được biết là Trung Ðoàn tân lập Q276) khi tiến chiếm Bình Giả, Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Nho đã ra lệnh cho Ðại Ðội 2 do Trung Úy Đỗ Hữu Tùng chỉ huy, tiến quân vào Quảng Giao. Khoảng cách đường chim bay từ làng Bình Giả đến Quảng Giao độ chừng hai cây số vời rừng thưa, đồi thấp và vườn cao su già bỏ hoang. Ðại Ðội 2 với quân số khoảng 120 người mở đường vào mục tiêu. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, trên hệ thống máu vô tuyến ANPRC10, Trung Úy Tùng báo cáo đã thấy xác chiếc trực thăng bị bắn rơi và cả bốn tử thi người Mỹ. Tức thời, từ phía mục tiêu, tiếng súng nổ ran xen lẫn với lựu đạn và đạn pháo ầm ĩ vang vọng về làng Bình Giả.

    Đại Đội Trưởng Ðại Ðội 1 tức tốc ra quân sau khi gặp người sĩ quan bạn đồng khóa ở Trường Võ Bị là Trung Úy Nguyễn Đằng Tống, Đại Đội Trưởng Ðại Ðội 4. Họ quyết định cùng nhau lên đường tiếp cứu quân bạn, trong khi chưa có lệnh hành quân của Tiểu Đoàn Trưởng ban ra chính thức. Với hai đại đội mở rộng hai bên trục lộ rải đá, từ Bình Giả đến Quang Giao, và Ðại Ðội 3 làm trừ bị, Tiểu Ðoàn 4 TQLC xua quân lên trận địa. Đề phòng chiến thuật “công đồn đả viện” của Việt Cộng, hai đại đội tiền phong của Tiểu Ðoàn 4 đã mở rộng hơn cánh quân lục soát vào sâu trong rừng hai bên trục lộ. Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn và Ðại Ðội Chỉ Huy di chuyển ở đoạn giữa. Ðại Ðội 3 do Thiếu Úy Nguyễn Văn Huệ bọc hậu làm trừ bị.

    Nữa đường tiến quân, Ðại Ðội 1 gặp cánh quân của Ðại Ðội 2 đang rút lui từ rừng cao su Quảng Giao trở ra. Một số binh sĩ của Ðại Ðội 2 tình nguyện hướng dẫn vào nơi chạm súng để thu hồi xác chết đồng đội và phi hành đoàn Hoa Kỳ. Trung Úy Tùng cho biết quân số của Việt Cộng rất đông và có cả một số mặc quân phục chính quy của quân đội Cộng Sản Bắc Việt. Họ dùng cả pháo bắn vào trước khi bộ đội xung phong. Như vậy, lần đầu tiên trên chiến trường Việt Nam, Việt Cộng đã tập trung lên đếp cấp Trung Ðoàn để tấn kích. Trong khi ấy, Tiểu Ðoàn 4 TQLC hành quân vào trận địa khong có phi cơ lẫn pháo binh yểm trợ. Nơi xảy ra trận đánh nằm ngoài tầm pháo binh 105 ly tại Phước Tuy, Bà Rịa.

    Cuộc tiến quân dè dặt của hai cánh quân đầu chỉ phát hiện một vài cán binh Việt Cộng thấp thoáng trong vườn cao su bỏ hoang với cỏ tranh cao ngang ngực người lớn. Các sĩ quan đại đội trưởng phải kềm quân không cho rượt đuổi sợ địch dụ vào ổ phục kích. Giữa vườn cao su già Quảng Giao, trung đội do Thiếu Úy Nguyễn Văn Hùng, vừa tốt nghiệp Khóa 19 Võ Bị, chỉ huy đã ngã gục dưới lằn đạn của địch nằm rải rác dài một hàng ngang của đội hình đang xung phong. Tiểu Ðoàn ra lệnh dừng quân bố trí, chờ trực thăng đến tản thương và lấy xác. Lúc ấy vào khoảng 2 giờ chiều ngày 31 tháng 12 năm 1964.

    Độ một giờ sau, một chiếc trực thăng Hoa Kỳ từ Vũng Tàu bay lên đáp xuống ở bìa rừng. Họ chỉ nhận 4 tử thi người Mỹ rồi cất cánh. Còn lại mười mấy xác của Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam đều được gói trong poncho chờ chuyến bay khác đến. Mãi đến 4 giờ chiều, sốt ruột vì chờ đợi, Thiếu Tá Nho đã cho lệnh Ðại Ðội 3 và Ðại Ðội 2 còn lại trở về về làng Binh Giả. Công tác chuẩn bị vừa xong thì đợt pháo đầu tiên rớt xuống vị trí của Tiểu Ðoàn 4 rầm rầm. Đạn nổ cả trên ngọn cây cao su làm gẫy cành đổ xuống. Ở phía trước trục tiến quân, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn gồm Thiếu Tá Nho, Đa.i Úy Hoán và y-sĩ của tiểu đoàn Trương Bá Hân vội di chuyển về phía làng Bình Giả. Nhưng đã quá muộn, vòng vây của Việt Cộng bên ngoài đã khép kín.

    Tiểu Đoàn Trưởng và viên y-sĩ tiểu đoàn trúng đạn ngã chết tại chỗ. Tiểu Đoàn Phó bị thương ở ngực được người lính gốc Nùng vực cõng lên lưng. Với khẩu súng trường và chiếc ba-lô lủng lẳng trên hai tay, anh đã cõng người chỉ huy chạy thoát về đến tận làng Bình Giả. Khi đặt Đại Úy Hoán xuống, người hạ sĩ này mới phát giác ông đã chết từ lúc nào. Trong thương tiếc đớn đau, anh đã quỳ xuống một bên xác của cấp chỉ huy cả tiếng đồng hồ.

    Tại trận địa rừng cao su Quảng Giao, sau đợt pháo mở màn, quân Việt Cộng reo hò xung phong trong tiếng kèn thúc quân dục dã từ tuyến đầu của Ðại Ðội 1 và Ðại Ðội 4 thuộc Tiểu Ðoàn 4 TQLC. Do việc dừng quân bố trí tạm thời, quân lính Thủy Quân Lục Chiến chỉ ẩn sau từng câu cao su, trên mặt đất. Một số đã bị thương vong sau đợt pháo mở đầu.

    Phòng tuyến của Ðại Ðội 4 bên mạn Bắc đã bị xuyên thủng. Từ trên đồi trong vườn cao su, Trung Úy T. thấy quân Việt Cộng lẫn lộn cả lính mặc quân phục chính quy Bắc Việt với cây lá ngụy trang cài trên người chạy lúp xúp. Dù vậy, Việt Cộng đã ngưng xung kích để nã pháo vào vị trí của Ðại Ðội 1 và mở cuộc xung phong lần thứ ba nhưng không chọc thủng được phòng tuyến của quân lính nằm rải trên đồi.

    Dưới áp lực của Việt Cộng, các binh sĩ Ðại Ðội 3 đành phải rời những xác chết của các đồng đội và kéo rốc lên đồi để tăng cường phòng tuyến của Ðại Ðội 1. Trên đường, Thiếu Úy Huệ, Ðại Ðội Trưởng và Thiếu Úy Dương Hoành Sơn, Đại Đội Phó đã bị trúng đạn tử thương tại chỗ. Phòng tuyến của Đại đội 1 cũng được nối dài ra tận bìa rừng giáp với vườn cao su.

    Trong lúc ấy, Đại Úy Cook (sĩ quan được điều đến quan sát chiến trường của Sư Ðoàn 3 TQLC Hoa Kỳ) đã bị trúng đạn ở đùi. Trung Úy Đại Đội Trưởng Đại Ðại Ðội 1 lấy băng cá nhân cột vết thương rồi gọi người lính cận vệ là Binh Nhất Nguyễn Văn Hai giao phó việc đưa Đại Úy Cook tìm đường về làng Bình Giả trước. Sau này được biết, Binh Nhất Hai và Đại Úy Cook đã ra khỏi trận địa an toàn sau đó và đã bị vòng vây thứ nhì của Việt Cộng chận bắt sống ở bìa rừng. Trong lúc bị dẫn giải ban đêm, Binh-nhất Hai đã tự cởi trói, một mình chạy thoát về lại làng Bình Giả ngày hôm sau. Tin tức được Hà Nội xác nhận vào ngày trả tù binh năm 1973, Đại Úy Cook bị giam giữ luân chuyển ở Miền Nam Việt Nam, đến năm 1968 tuổi đã chết vì bệnh. Trong khi ấy, đối với quân đội Hoa Kỳ, Đại Úy Cook vẫn được thăng cấp lên trung tá cho đến ngày được xác nhận đã chết.

    Tại mặt trận, sau ba đợt tấn công bất thành, Việt Cộng đẩy mũi nhọn công kích từ phía sau lưng phòng tuyến của Ðại Ðội 1 và Ðại Ðội 3 còn lại. Người xạ thủ súng không-giật 75 ly sống sót đã tự một mình nạp đạn và nã liên tục vào hàng ngũ quân Cộng Sản khiến đội hình của họ nhiều lần tan vỡ, rối loạn. Được biết, sau này người hạ sĩ xạ thủ này đã một mình vác khẩu đại bác 75 ly không-giật chạy thoát về đến làng Bình Giả vào rạng sáng ngày 1 tháng 1 năm 1965.

    Phòng tuyến của Ðại Ðội 1 vẫn giữ vững trước nhiều đợt xung phong của Việt Công, dù một số lớn quân sĩ đã bị thương vẫn nằm nguyên tại chỗ. Y tá đại đội Nguyễn Em đã bất chấp hiểm nguy, xông xáo trong màn lửa đạn, chay quanh lo cấp cứu đồng đội bị thương. Cuối cùng, anh cũng ngã xuống trước lằn đạn dày đặc của quân thù.

    Sau gần hai tiếng đồng hồ giao tranh ác liệt, màn đêm chợt phủ chụp xuống khu rừng già và vườn cao su Quảng Giao. Trong thời gian ấy, khi quỳ gối thủ thế bắn, Trung Úy Đại Đội Trưởng Ðại Ðội 1 đã xử dụng khẩu AR-15 lần đầu tiên được Hoa Kỳ đưa đến thử nghiệm tại chiến trường, tia hạ ngã gục từng tên lính Việt Cộng chạy lúp xúp với cây lá ngụy trang dắt trên người. Anh đã bị trúng đạn vào bắp chân phải nhưng không còn băng cá nhân để rịt vết thương. Hơn nữa, anh cũng khong còn đầu óc đâu để bận tâm đến vết đạn.

    Khi trời đã tối xụp, trong bóng đêm đạn lửa của cả hai bên xuyên xia như mưa lưới. Một số hạ sĩ quan và binh sĩ từ trên tuyến đầu của đại đội đã rút về quanh Bộ Chỉ Huy và cho biết hầu hết quân sĩ đã nằm gục chết tại tuyến phòng ngự, luôn cả bốn sĩ quan trung đội trưởng. Trung Sĩ Nhất Nguyễn Văn Khiên, Trung Đội Phó, vừa nhìn quanh kiểm điểm, vừa nói: “Đại đội của mình chỉ còn hơn một chục người rút về quanh đây thôi!” Trung Úy T. cho lệnh tất cả sẳn sàng để cùng nhất loạt đứng lên, mở đường máu thoát ra bìa rừng về hướng làng Bình Giả. Tất cả vừa chạy vừa bắn và ném lựu đạn bừa tới phía trước. Còn lại theo chân Đại Đội Trưởng chỉ còn Binh-Nhất Nguyễn Văn Khanh mang máy truyền tin liên lạc cấp đại đội và Hạ Sĩ Nguyễn Tú, hiệu chính viên cấp tiểu đoàn.

    Vừa chạy cà nhắc do bị thương, vừa bắn về phía trước gần đến bìa rừng, Trung Úy T. bị thương phát đạn thứ hai trên đùi phải kiến lao chao ngã sấp xuống. Đồng thời Hạ Sĩ Tú kêu “hự” một tiếng cũng té xuống theo. Dưới ánh lửa đạn, Trung Úy T. vội tháo máy truyền tin trên lưng Hạ Sĩ Tú rồi nã súng phá hủy. Binh Nhất Khanh vội ngồi thụp xuống một bên Trung Úy T. hốt hoảng hỏi:

    – Sao Mai có sao không? Để tôi cỏng Sao Mai chạy. Trung Úy T. xua tay nói lớn:

    – Tôi bị thương nặng lắm. Chú chạy đi. Về làng Bình Giả. Để mặc tôi.

    Binh Nhất Khanh khẩn khoảng:

    – Tôi không bỏ Sao Mai được đâu. Để tôi ráng cõng Sao Mai đi.

    Đại Đội Trưởng Ðại Ðội 1 đã quyết định, với tay đẩy xua Binh Nhất Khanh và nói trong tiếng súng nổ ran không ngừng của tiền quân Cộng Sản:

    – Chạy đi! Chạy đi!

    Nghe tiếng chân chạy lẫn tiếng réo gọi lao xao của Việt Cộng, Trung Úy T. nằm úp xuống giả chết bên xác đồng đội. Vừa đúng lúc, một tên Việc Cộng ôm khẩu tiểu liên K50 trờ tới, dùng chân đạp vào người Trung Úy T. rồi nổ một loạt súng kết liễu. Một viên đạn sớt qua ngực trái làm cháy xém áo trận của Trung Úy T. Anh vẫn cố trấn trĩnh nằm in giả chết. Lúc đó, quân Cộng Sản gọi nhau ơi ới rút quân. Bổng chốc, tiếng súng ngưng bặt, trả lại sự thanh tĩnh của rừng núi về đêm. Tiếng côn trùng rên ri vang lên thay tiếng súng.

    Sau đó, trong hai ngày và ba đêm, với hai vết thương được băng bó, Trung Úy T. ôm khẩu súng AR-15 và một băng đạn 15 còn lại, đã bò xuyên rừng về đến phía ngoài cổng vào hướng đông của làng Bình Giả, một mình trơ trọi. Hai vết thương đã ung thối với giòi và kiến bu đầy đặc.

    Rạng ngày 1 tháng 1 năm 65, tại làng Bình Giả, với Tiểu Ðoàn 30 bị hao hụt và Tiểu Ðoàn 38 Biệt Động Quân, Trung Úy Nguyễn Đằng Tống đã cùng Trung Úy Đỗ Hữu Tùng gom quân sống sót của tiểu đoàn được suýt soát hơn một trăm tay súng. Họ đã phối hợp lập vị trí phòng thủ chờ quân tiếp viện, dù không còn có dấu hiệu hoạt động của Việt Cộng quanh quẩn. Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù thuộc lực lượng tổng trừ bị của quân đội Miền Nam đã được trực thăng vận xuống Bình Giả.

    Rạng sáng ngày 3 tháng 1 năm 1965, trong vườn chuối ngoài bìa làng, Trung Úy T. nhận diện ra quân bạn đã lên tiếng kêu gọi nhưng cổ họng bị tắt tiếng khiến anh phải đập ầm ĩ vào thân chuối. Tiểu đội Nhảy Dù tiền phong đã xông vào bế sốc anh ra. Có người lính Nhảy Dù buộc miệng nói:

    – Thằng lính Thủy Quân Lục Chiến này còn cả súng bên người.

    Một người khác khi cuối xuống vực Trung Úy T. lên đã la hoảng lên:

    – Vết thương của nó thối quá. Thối như mùi chuột chết.

    Khi được trực thăng chuyển về Quân Y Viện Đại Hàn tại Vũng Tàu, người hạ sĩ quan Trưởng Văn Phòng Đại Đội 1 cũng không nhận ra viên sĩ quan quan Đại Đội Trưởng của chính mình, dù ông đã len lỏi qua đám đông của vợ con lính Thủy Quân Lục Chiến đến tận chân người nằm trên chiếc cáng do lính Quân Y Đại Hàn tải đi. Gương mặt của Đại Đội Trưởng Ðại Ðội 1 đã bị bụi gai chằng chịt của cây mắc cỡ cào nát với những vết ngang dọc của máu bầm đen.

    Nói không ra tiếng, Trung Úy T. đã ra hiệu xin tờ giấy và cây bút của một Nữ Trợ Tá điều dưỡng Đại Hàn, là Trung Úy Chung Do Lin, để tự giới thiệu mình bằng Anh ngữ: “Tôi là Trung Úy Trần Ngọc T., số quân 60A/701163, thuộc Tiểu Ðoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến, bị thương ngày 31 tháng 12 năm 64 tại Bình Giả. Xin nhờ thông báo cho đơn vị của tôi. Cám ơn.”

    Bút ký: Trần Ngọc Toàn

    Nguồn:https://buonvuidoilinh.wordpress.com...h-gi%E1%BA%A3/
    Last edited by khongquan2; 09-19-2017, 02:49 AM.

    Comment


    • #3
      Những Sự Thật Về Trận BÌNH GIẢ

      Những Sự Thật Về Trận BÌNH GIẢ
      Trần Ngọc Toàn


      Lá thư của một quân nhân đơn vị cũ:
      Đã 44 năm, kể từ ngày 31 tháng 12 năm 1964, đột nhiên tôi nhận được một lá thư khá dài của một QN đơn vị cũ, nguyên là một Hạ Sĩ Quan Trừ Bị phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, từ tháng 6 năm 1963 đến cuối năm 66. Tôi thật bất ngờ và rất xúc động khi đọc những dòng tâm tư chân thật nhưng nhiều cay đắng của anh. Sau đây là những trích đoạn khiến tôi bàng hoàng và thiển nghĩ là sẽ khiến cho chúng ta suy gẫm:

      Kính anh Toàn,
      Tình cờ đọc được địa chỉ của anh trong Đặc san Đa Hiệu ở nhà một người bạn, tôi muốn liên lạc với anh, cũng là cấp chỉ huy của tôi ngày trước (6/1963), già rồi muốn tìm lại một vài hồi ức trong quá khứ. Không biết anh có chấp nhận không?

      Kính anh, tôi là TS Trần Văn Của, SQ 62A/701.458 thuộc Ban 4/TĐ4/TQLC. Lúc mới ra trường thuyên chuyển về TĐ, có thời gian vài tháng ở chung ĐĐ2 với anh, lúc đó Đ/U Trần Văn Hoán ĐĐT, anh là ĐĐP, rồi C/U Đơn, C/U Chí, C/U Long… Tôi nhớ ghi lại đây tất cả các cấp chỉ huy còn lại trong TĐ anh xem có đúng không? BCH/TĐ Đ/U Lê Hằng Minh TĐT, Đ/U Tôn Thất Soạn TĐP, C/U Đặng Văn Học Ban 1(T/S Tấn), C/U Nguyễn Văn Thinh Ban 2-An Ninh (Th/S Nhung), C/U Nguyễn Văn Trực Ban 3, Tr/U Ng Văn Thuận Ban 4 (T/S Của) Ch/U Lê Văn Hiếu Tiếp Liệu (T/S De), Ban 5 (Không nhớ), Ban Quân Lương (Th/S Lượng), ĐĐCH Ch/U Roanh. ĐĐ1 Đ/U Nguyễn Thành Trí, C/U Song mặt hơi rỗ, C/U Hưng (ba gai). ĐĐ2 Đ/U Hoán, Th/U Toàn, C/U Đơn, C/U Chí, C/U Long… ĐĐ3 Đ/U Trương Văn Nhứt, Th/U Tùng, C/U Lịch… ĐĐ4 (trước không nhớ) sau Đ/U Vượng, T/U Tống, C/U Nghiêm, C/U TX Quang. Quân Xa T/S Búp.

      Thưa anh, nhân sự lúc bấy giờ tôi nhớ được bao nhiêu đó, sau ngày anh bị thương rồi, Võ Kỉnh mới về, chuyện đó đã 43 năm qua rồi. Nhắc lại xưa quá phải không anh? Không biết anh có thích nghe chuyện đời quân ngũ trong quá khứ không? Người ta nói già rồi ưa nghĩ về quá khứ, tuổi này mà nghĩ đến tương lai thì không biết bắt đầu từ đâu. Tiếc rẻ quá khứ là đối với những người uy quyền, ăn trên ngồi trước, hưởng nhiều bổng lộc, nay thì không còn nữa, mới nhớ những ngày vàng son, còn thân phận những người cấp dưới được ví như con chốt trên bàn cờ: Tướng Sĩ Tượng thủ thành; Xe Pháo Ngựa còn chạy tới chạy lui; lúc nào cần thí thì đút đầu con chốt vô. Thân phận chốt là cứ đi tới không được lui, số mạng sống chết là tùy đầu óc của người điều khiển có thông minh hay không? Có mưu lược cao hay không? Thưa anh, tôi là HSQ/TB, lên đường thi hành nhiệm vụ của người trai trong thời chiến, tôi có được 3 năm rưỡi sống với binh chủng TQLC, giải ngũ cuối năm 1966, không thăng cấp, không huy chương, không chiến thương (mặc dầu có bị thương 2 lần), bị đì vì cấp chỉ huy không thích người lính ba gai. Do đó, mới bị đưa đi học Khóa 13 Rừng Núi Sình Lầy, đâu giữa năm 64 gì đó. TQLC mà đi học RNSL của BĐQ lúc đó thật lạ. Tr/Tá Nguyễn Văn Kiên làm CHT, SQ Kỷ luật Hướng dẫn là C/U Giao, Vân. Trước khi giải ngũ khoảng 6 tháng lại bị thuyên chuyển về TĐ5/TQLC của Đ/U Nhã, xuống ĐĐ2/TĐ5 của Tr/U Phán, bị đì hành quân mút mùa không được về hậu cứ trước khi giải ngũ, phải lố thêm 2 tháng của thời hạn quân dịch (4 năm 2 tháng). Chính vì nhiều kỷ niệm buồn vui của đời lính tuy không lâu nhưng nhớ hoài hình ảnh người lính áo rằn mũ xanh. Mặc dầu ở cấp bậc hay chức vụ nào mà mình hoàn thành được nhiệm vụ thì rất hãnh diện, thấy không hổ thẹn. Nhưng riêng tôi thì không làm được, ôm hồ sơ quân bạ với 64 ngày trọng cấm, đến cấp chỉ huy nào hay đơn vị nào các anh cũng không thích người quân nhân vô kỷ luật. Có nhiều khi lỗi ở mình, cũng có nhiều khi lỗi tại cấp chỉ huy tạo cho mình trở thành vô kỷ luật. Bây giờ lớn tuổi nằm đêm mất ngủ nhớ lại chuyện xưa thấy hổ thẹn, đôi lúc cũng thấy vui vui…

      Phải chi ngày 30.4.75 tất cả cấp chỉ huy mà vô kỷ luật, bất tuân hành lệnh cấp trên, không tuân theo lệnh của Tổng Thống đầu hàng thì Miền Nam chưa đến nỗi phải lọt vào tay giặc. Có mất cũng thời gian lâu hơn. Còn súng đạn cứ đánh. Tiếc quá đếm lại thì được có mấy vị Tướng còn giữ được sĩ khí, tiết tháo anh hùng, không đầu hàng giặc. Không hiểu còn những ông, giặc chưa đến mà bỏ binh sĩ chạy trước. Những vị buông súng đầu hàng, chấp nhận nhục nhã tự ôm gói vào trại tù. Chắc các vị đó còn nghĩ đến CP 3, 4 thành phần, còn giữ được tiền tài, danh vọng. Làm Tướng mà thành mất sao không chết theo thành. Nước mất nhà tan mà các ông còn sống nhăn răng. Không biết hồi học binh pháp, chiến thuật các cấp chỉ huy có học bài nào đầu hàng hay không? Riêng thuộc cấp tôi nghĩ không có bài đó. Tôi thấy Quân Đội Nhật không có bài học đó. Nên lúc Nhựt Hoàng tuyên bố đầu hàng, bài học là phải mổ bụng tự sát để giữ gìn sĩ khí, danh dự. Bậy quá, đó là tâm sự trăn trở của người lính già. Sau bao nhiêu năm còn đau nhói. Sao phải viết dài dòng lên đây khi mà anh chưa nhận ra người thuộc cấp cũ. Không biết nhìn hình ảnh anh có nhớ lại không? Nếu có nói gì không đúng xin anh bỏ qua.

      Thưa anh, mục đích liên lạc với anh là để nhớ lại hình ảnh người lính áo rằn ngày xưa, mà tôi rất quí và thương những người lính đó, với chiếc ba-lô nặng trĩu trên lưng, vai mang nặng nề cây súng cổ lỗ sĩ thời Đệ II thế chiến. Phát một đơn vị hỏa lực đạn không đủ để đánh nhau với trận địa lớn như Bình Giả. Đâu có áp lực nặng của địch là được điều động đến để làm con ghẻ. Mặc tình cho mấy ông Tỉnh xài, thí mạng, công lao các ông huởng, chết chóc thì người lính TQLC lãnh đủ. Hình ảnh trận Bình Giả tang thương cỡ nào cho đến nay tôi không quên được. Chỉ vì tìm tông tích của chiếc trực thăng Mỹ gặp nạn, mà cấp trên tức tốc ra lệnh xua quân vào mục tiêu để tiếp cứu, trở thành một cuộc điều quân gấp rút, thiếu chuẩn bị, thiếu nghiên cứu, không nắm rõ tình hình địch, thiếu chuẩn bị phi pháo yểm trợ, cho nên TĐ4/TQLC phải chiến đấu lẻ loi. Một chống với lực lượng địch gấp 3, 4 lần. Hình ảnh của anh Đỗ Hữu Tùng ĐĐT/ĐD2 bị bao vây phải mở đường máu thoát về làng Bình Giả. Lúc đó, đại diện cho Ban4 TĐ hành quân tôi đi với Tiểu Đoàn Trưởng Nho để lo về Tiếp vận, tôi nghe được những lời khiển trách thiếu xét đoán của cấp trên đối với cấp dưới, rồi ra lệnh cho anh Tùng gom lính thất lạc về nằm lại giữ làng Bình Giả. Nếu anh TĐT tin theo lời của anh Tùng báo cáo về tình hình địch mà anh đã đụng độ sáng nay, thì có kế hoạch HQ mới phải tính toán lại trước khi vào mục tiêu. Đằng này anh Nho lại cho các ĐĐ còn lại vào đường cũ của anh Tùng bị lọt gọn vào ổ phục kích buổi sáng. Thời gian anh có ở chung với anh Hoán mà anh có biết anh Hoán có tài bấm độn ngón tay tiên đoán vận mệnh không? Ra khỏi tuyến xuất phát lò tò theo anh ấy, anh ấy đưa tay lên bấm, đếm từng lóng tay rồi nói ngày nay, 31/12/64 không hạp cho số 4, có chuyện không lành! Nghe thì nghe thôi, mấy người tò te đâu có nghĩ gì. Không tin vì từ ngày đơn vị thành lập cho đến giờ ra trận là tốc chiến tốc thắng, xem địch đâu ra gì (khinh địch).

      Từ trên lộ đất đỏ dẫn đến mục tiêu, khoảng cách chừng 3Km, hai bên lộ đỏ là vườn chuối. Mục tiêu trước mặt là một vườn cao su rộng lớn. ĐĐ1 anh dẫn đầu, ĐĐ4 anh Tống bên cánh trái, ĐĐ3 anh Huệ bên cánh mặt. BCH/TĐ đi sau anh. ĐĐCH đi bọc hậu BCH/TĐ. Ngày hôm sau vào gom xác anh em mới phát hiện bên cánh trái không xa lắm, VC nó đặt mấy cây súng cối 82 ly. Nếu đội hình ĐĐ4 mở rộng một chút xíu nữa là đã gặp rồi. Có thể trận đánh đó chuyển hướng. Lúc ĐĐ1 gặp được chiếc trực thăng cùng 4 xác phi hành đoàn, thấy anh em mình bị treo cổ. Một số xác chết của binh sĩ ĐĐ2 bị VC lột hết quần áo. TĐT cho lệnh tiến lên phía trước. Các ĐĐ bắt tay làm vòng đai bao bọc mục tiêu thì Đ/U Hoán cầm bản đồ tiến lên gặp TĐT trình bày, chỉ tay lên những vòng cao độ và nói: Thiếu Tá nên cho quân tiến thêm một khoảng nữa để chiếm giữ ngọn đồi cao, thì liền bị anh Nho quạt, có đệm tiếng Tây khó nghe. Anh chỉ lấy xác rồi rút ra chớ đâu có ngủ đêm ở đây mà phải chiếm địa thế cao. Thì ra lúc đó tôi mới biết trong gia đình cơm không lành canh không ngọt. TĐT với TĐP không thuận với nhau nên không bàn bạc trước khi hành quân. Từ đó, Đ/U Hoán không thấy đến gần TĐT để cộng tác điều động các ĐĐ mà anh ấy đi riêng lẻ với tà lọt.

      BCH/TĐ tiến vào bên trong vườn cao su. ĐĐCH còn nằm trên lộ đất đỏ. Ngoài vòng đai, các ĐĐ báo về mặt nào cũng có VC xuất hiện đông lắm tiến vào áp lần lần đến đơn vị. Tôi nghe anh Nho cho lệnh xuống các ĐĐ một binh sĩ một gốc cao su chờ đến khi nào chúng vào đến cách 50m mới đươc khai hỏa. Lệnh chắc nịch và coi rẻ tụi VC, rất tự tin. Tôi nghĩ vậy và chắc các anh em trong đơn vị cũng nghĩ vậy. Mình nằm sẵn nó mang mấy cái bia thịt vào thì có nước làm mồi cho Kình Ngư thôi. Nên rất yên tâm không lo nghĩ nhiều. Lúc đó khoảng 3-4 giờ chiều, mà tiếng súng khai hỏa không phải của các ĐĐ tác chiến bên ngoài mà của người lính Thám Báo của ĐĐCH, hắn đi vào vườn chuối lớn để đi đại tiện. Còn ĐĐCH rất ỷ y còn lột nón sắt lót ngồi dài trên lộ đỏ, cứ nghĩ có đánh nhau thì các ĐĐ tác chiến bên ngoài đụng trước cho nên tỉnh bơ, trong lúc bên ngoài VC xiết vòng vây, thì anh lính Thám Báo phát hiện VC nằm lềnh khênh trong đó, bèn la lên VC!,VC! rồi sẵn cây tiểu liên trên tay anh khai hỏa luôn. Đó là lực lượng khóa đít của VC chờ cho ĐĐCH lọt vào vườn cao su là khóa lại. Không ngờ ĐĐCH còn cái đuôi dài phía sau. Do đó, khi súng đã nổ, VC không khóa đít được vì ĐĐCH nằm thủ bên bờ phải lộ đất đỏ chống trả nên chúng chuyển hướng tấn công bên hông trái của anh Tống. ĐĐ4 vừa chống VC trước mặt vừa bị đánh bên hông. Bên ngoài VC chết như rạ. ĐĐ1 và ĐĐ3 bền chặt giữ vững vòng đai, từ từ khai tử từng tên. Tiếng súng lớn nhỏ nổ inh ỏi điếc tai. Súng cối 82 ly chúng câu vào. Đại bác KZ 57 ly bắn trực xạ. Lực lượng VC đông như kiến. Chết bao nhiêu chúng cứ tràn vào. Tôi nhớ đánh nhau đến khi mặt trời lặn, ĐĐCH bị địch cắt làm đôi. Số nằm ngoài vòng vây từ từ rút về làng Bình Giả. BCH/TĐ bị pháo tới tấp. Cành cây cao su gẫy đổ, mủ nhễu xuống ướt cả mình. Cố vấn Mỹ kêu được 2 gunships lên, không yểm trợ được vì hai bên quá sát gần, thế là nó bay mất. Cố vấn bị thương, TĐT cầm ống liên hợp tới lui liên lạc. Bên ngoài các ĐĐ tác chiến báo cáo hết đạn mà tôi không biết phải làm sao. Nằm chịu trận không bắn được một phát súng rồi cũng bị miểng đạn pháo chém đứt ngoài cánh tay. Anh Tống chạy vào BCH không có lấy một người lính. Cách tôi 30m, Đ/U Hoán ôm khẩu carbine M2 nằm bắn như một khinh binh. Hình ảnh thật oai hùng.

      Tiếng súng không còn ròn rã nữa sau hơn 2 tiếng đồng hồ giao chiến. Tôi nghĩ chắc họ hết đạn và phải cận chiến để sống còn. Phòng tuyến của ĐĐ4 bị vỡ. Từ đó chúng đánh vào BCH/TĐ. Tôi thấy Đại Úy Hoán bật người lên rồi ngã quỵ xuống. Người lính tà lọt cõng ông lên lưng rồi vọt chạy về hướng rừng cây. Th/T Nho dắt BCH rút ra theo con lộ đất đỏ đã bị cây thượng liên của VC đặt bên kia lộ đốn ngã cả TĐT lẫn Bác Sĩ Quân Y TĐ. Tôi và Cố Vấn nhắm hướng rừng tháo lui nên thoát về được đến làng Bình Giả. Còn phía ĐĐ1 của anh và ĐĐ3 vẫn còn nghe tiếng súng cầm cự đến 9 giờ đêm. Qua ngày hôm sau, TĐ gom quân trở vào trận địa lấy xác tôi mới thấy tình của người dân làng Bình Giả đối với mình. Họ mang võng cáng, rượu trắng thay cồn giúp mình tản thương. Phi hành đoàn trực thăng đáp xuống không chịu chở xác xình thúi bị Đại Tá Nguyễn Thành Yên rút súng lục đòi bắn nên họ chỉ chở 1 chuyến rồi không trở lại.

      Sau phải dùng xe GMC tải về Bà Rịa. Tôi không sao cầm được lòng* khi thấy gia đình anh em binh sĩ gào khóc thảm thiết khi đến hậu cứ.

      Thôi xin dừng và cám ơn anh đã bỏ thời gian để đọc những lời vụng về của tôi kể lại.
      Cầu chúc anh và gia đình các cháu bình an, dồi dào sức khỏe.

      Kính chào
      Trần Văn Của
      (Ký tên)





      Bản đồ trận Bình Giả


      Vết thương cũ trong tôi như chợt vỡ ra sau khi đọc hết lá thư của cựu Trung Sĩ Trần Văn Của. Là Đại Đội Trưởng ĐĐ1/TĐ4/TQLC trong trận Bình Giả, tôi đã bị thương nặng với ba phát đạn. Còn lại một mình với khẩu súng AR15 và 15 viên đạn, tôi đã bò suốt 3 đêm 2 ngày để gặp lại quân bạn trước cổng làng Bình Giả ngày 3 tháng 1 năm 1965. Vào đầu tháng 12 năm 1964, linh cảm trước những cuộc đụng độ lớn, tôi đã ra lệnh cho các Trung đội Trưởng đều phải mang súng carbine M1 thay vì mang súng Colt 45 như trước đây. Tôi cầm khẩu AR15 vừa do TQLC Mỹ đưa sang thử nghiệm trên chiến trường. Chỉ 1 khẩu cho 1 Đại đội. Tôi cũng vừa thăng cấp Trung Úy và vừa đúng ngày Sinh Nhật thứ 25. Xin nói rõ về các cấp chỉ huy của TĐ4/TQLC lúc lâm trận Bình Giả: Thiếu Tá Nguyễn Văn Nho là Tiểu Đoàn Trưởng, Đ/U Trần Văn Hoán Tiểu Đoàn Phó, Tr/U (mới thăng cấp 22/12/1964) Trần Ngọc Toàn ĐĐT/ĐĐ1, Tr/U Đỗ Hữu Tùng ĐĐT/ ĐĐ2, Th/U Trịnh Văn Huệ, quyền ĐĐT/ĐĐ3 và Tr/U Nguyễn Đằng Tống ĐĐT/ĐĐ4. Tôi được may mắn tải thương về Quân Y Viện Đại Hàn ở Vũng Tàu. Sau 5 tháng điều trị, tôi được phận loại 2 (không tác chiến) và xuất viện với đôi nạng gỗ. Xuất thân là một sĩ quan Hiện Dịch từ Trường Võ Bị Đà Lạt, tôi tiếp tục phục vụ trong Binh Chủng TQLC ở hậu phương, rồi trở ra tác chiến vào tháng 10 năm 1973 cho đến ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, 30 tháng 4 năm 1975.

      Nỗi đau nhức Bình Giả vẫn còn đeo đẳng bên tôi. Theo lời kể của một hồi chánh viên VC, tôi nghe được tại Bộ Chiêu Hồi vào năm 1969, và cuốn hồi ký “2 ngàn ngày dưới địa đạo Củ Chi” của Dương Đình Lôi, được biết Hà Nội đã cho đám VC tập kết năm 1954 cùng quân chính quy CS Bắc Việt xâm nhập vào Nam từ năm 1958. Cuối năm 1964, VC đã thành lập Sư Đoàn 9 do Trần Đình Xu làm Sư Trưởng, ở Miền Đông Nam Bộ với các Trung Đoàn 261, 262 và 263. Chúng đã đem cả Trung Đoàn tăng cường để chiếm làng Bình Giả vào ngày 20 tháng 12 năm 1964. Sau trận đánh này, Trung đoàn 261 VC bị thiệt hai rất nặng và bị xóa sổ trên chiến trường. Dù vậy, các ông Tướng vẫn chẳng bận tâm, nên Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH đã bị SĐ 9(-) VC bao vây ở Đồng Xoài, Phước Long. Trong khi, mấy ông Tướng đang lo tranh giành quyền lực sau ngày đảo chánh Tổng Thống Diệm 1/11/1963, giao trọn quyền điều binh cho đám bộ hạ bất tài và vô trách nhiệm. Sau khi, đã điều động 2 Tiểu Đoàn BĐQ với Thiết Giáp tấn công tái chiếm làng Bình Giả không thành, họ đã trực thăng vận TĐ4/TQLC nhảy vào trận địa. TĐ4/TQLC là đơn vị Trừ Bị cuối cùng của Quân Đoàn III. TQLC và BĐQ đã đánh bật quân VC ra khỏi làng vào ngày 30 tháng 12 năm 1964. Ngay trong đêm này, VC xua quân đánh lại nhưng không làm được gì và phải rút lui. Một chiếc trực thăng của Lục Quân Hoa Kỳ, trú đóng tại Vũng tàu đã được Cố Vấn TQLC Hoa Kỳ gọi lên, rà theo bắn rượt đuổi. Do khinh địch và thiếu kinh nghiệm, chiếc trực thăng đã bị VC bắn hạ, rớt trong vườn cao su bỏ hoang, gần làng Xuyên Sơn và cách làng Bình Giả độ 4 cây số đường chim bay.

      Rạng sáng ngày 31 tháng 12 năm 1964, trong khi các ông Tướng đang bận lo tổ chức Dạ Vũ linh đình tại Sài Gòn, lệnh của Quân Đoàn III buộc TĐ4/TQLC phải tiến quân vào tìm xác chiếc trực thăng Mỹ bị bắn rớt. Tiểu Đoàn Trưởng TĐ4/TQLC quyết liệt từ chối, với tin tức do Cha Xứ Đạo Bình Giả cho biết quân số VC lên đến Trung Đoàn, với cả quân chính quy CS mặc quân phục Miền Bắc và trang bị AK47, CKC, thượng liên, K50, B40… Trong khi, TQLC vẫn còn ôm súng Garant M1, Carbin M1, Trung liên BAR của Mỹ thời Đệ II Thế Chiến(1). Hơn nữa, TĐ4/TQLC hành quân không có Pháo Binh (đặt miết tại Phước Tuy) và Phi cơ không yểm.

      Theo lời xác nhận của hai Cố Vấn Hoa Kỳ của đơn vị còn sống sót, là Đại Tá Franz Pete Eller ở Solana Beach, CA và cựu Đại Úy Phil O Brady ở San Francisco,CA, trước phản ứng quyết liệt của T/T Nho, Bộ Chỉ Huy Quân Sự Hoa Kỳ MACV tại Sài Gòn đã áp lực Bộ Tổng Tham Mưu VNCH buộc TĐ4/TQLC phải hành quân lấy xác 4 người của Phi hành đoàn trực thăng Mỹ, dù không có pháo binh và không quân yểm trợ. Khi ĐĐ1/TĐ4/TQLC tìm thấy xác chiếc trực thăng với 4 nhân viên phi hành Hoa Kỳ tử thương, đã nhìn thấy 1 Trung Đội của ĐĐ2 nằm chết hàng ngang như đội hình xung phong, xác bị VC lột hết quần áo. Thiếu Úy Nguyễn Văn Hùng nằm giữa hàng quân. Trực thăng Hoa Kỳ được tin bay lên rồi chỉ lấy 4 xác Mỹ bay mất. 12 xác TQLCVN phải chờ trực thăng Việt Nam. Cuối cùng, đơn vị phải thu xếp tải bộ sau 2-3 tiếng đồng hồ nằm chờ không thấy. Khi ấy đã quá muộn.

      Tổng kết tổn thất trong trận Bình Giả về phía TĐ4/TQLC gồm 122 tử thương và gần 300 bị thương tại mặt trận. Trong số 122 chiến sĩ TQLC hy sinh có TĐ Trưởng, TĐ Phó, Bác Sĩ Quân Y TĐ, 1 Đại Đội Trưởng là T/Úy Trịnh Văn Huệ xuất thân Khóa 17 Trường Võ Bị Đà Lạt. Đặc biệt gồm có hai Thiếu Úy mới tốt nghiệp Khóa 19 Võ Bị Quốc Gia đến đơn vị ngày 15/12/1964 là Thủ khoa Võ Thành Kháng và Nguyễn Văn Hùng. Khi Khóa 19 Võ Bị nhập học tại ĐàLạt cuối năm 1962, 3 Trung Úy Nguyễn Đằng Tống, Đỗ Hữu Tùng và Trần Ngọc Toàn xuất thân Khóa 16 đang chuẩn bị ra Trường. Các tân Sĩ quan từ Khóa 19 đến trình diện TĐ4/TQLC gồm có Thiếu Úy Võ Thành Kháng, Trần Vệ, Đỗ Hữu Ái, Thái Văn Bông, Nguyễn Văn Hùng. Chưa ai kịp lãnh lương Thiếu Úy.

      Nhìn vào bảng tổn thất, ai cũng thấy rõ không chỉ có 100 Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ hy sinh đền nợ nước mà có đến 22 Sĩ Quan tử trận. Chính vì niềm đau ray rứt mang nặng trong lòng, từ chiến trường Bình Giả trở về, suốt hơn 40 năm, nên vào tháng 6 năm 2006, tôi đã tự nguyện đến Trung Tâm Việt Nam của Trường Đại Học Texas Tech., ở Lubbock, TX. để thuyết trình về trận Bình Giả trước người Mỹ. Tôi đã đến để vuốt mặt cho các cấp chỉ huy và bạn bè đồng đội của tôi, với tư cách là một cựu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ4/TQLC. Tôi cũng đến, với tư cách là một công dân Hoa Kỳ, khi hàng ngày nhìn thấy chiến binh Mỹ ngã gục trên chiến trường Iraq, qua hệ thống truyền hình Hoa Kỳ, trong đó có cả con em của người Việt Nam tỵ nạn Cộng sản. Hình như người Mỹ chưa rút ra được “Bài Học Quý Giá” từ cuộc chiến Việt Nam với hơn 58 ngàn chiến binh đã hy sinh ngã gục…

      MX Trần Ngọc Toàn
      Cựu TĐT/TĐ4/TQLCVN

      _________________

      (1) Một vài bạn học cũ xác nhận là vào giai đoạn này quân Cộng sản BV đã được trang bị vũ khí hơn hẳn vũ khí trang bị của Bộ Binh QLVNCH ( ngay cả TQLC mà trang bị vẫn còn súng trường Garant, và Carbine!)
      Last edited by KiwiTeTua; 09-19-2017, 07:34 PM.

      Comment


      • #4
        Câu chuyện của một cựu quân nhân VNCH
        (ĐG)


        Bô phim The Vietnam War đang được trình chiếu trên đài PBS. Hình minh họa: Wkar.org)

        HOUSTON, Texas (NV) – Trích dẫn từ báo Houston Chronicle là câu chuyện của cựu chiến binh VNCH, ông Trần Ngọc Toàn, khi ông bị thương ở chân vì Việt Cộng bắn trúng ông hai phát ở đùi. Ông phải giả chết và bị Việt Cộng bắn thêm ba phát nữa sau khi đá vào người ông.

        “Bốp! Bốp! Bốp!” Ông kể cho phóng viên Houston Chronicle. Ông bị bắn thêm vào bên trái, phía dưới xương ngực. Rồi cả bọn bỏ đi vì tưởng ông chết rồi.

        Không đầu hàng, người chiến sĩ kiên cường này bò lên và suốt ba ngày ròng rã, tìm về ngôi làng mà trước đó QLVNCH và đồng minh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bị Việt Cộng phục kích vào cuối năm 1964.

        Hơn 50 năm sau, câu chuyện này của ông Toàn trở thành một phần trong bộ phim phóng sự “The Vietnam War” được trình chiếu trên đài truyền hình PBS.

        Kể lại câu chuyện, ông Toàn vẫn giữ vẻ lạc quan.

        “Tôi quá may mắn, được đưa vào bệnh viện Nam Hàn. Nếu bị đưa về Sài Gòn, chắc họ cưa chân tôi rồi. Bác sĩ bảo tôi đây là một phép lạ.” Ông chỉ vào đùi phải, chỗ viên đạn AK-47 xuyên qua da thịt mình. “Chỉ nhích qua bên này một phân nữa thôi thì xương đùi tôi tan tành rồi. Nhích qua bên kia một phân thì trúng động mạch và tôi đã mất máu và chết trong rừng rồi.”

        May quá, viên đạn xuyên qua đùi ông một cách tài tình, chỉ để lại vết thẹo lớn thôi. Sáu tháng sau, ông trở lại chiến trường.

        Trận Đồng Xoài, Bình Giã, nắm vai trò quan trọng trong bộ phim “The Vietnam War” của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick.

        Trung Úy Thủy Quân Lục Chiến Philip Brady, cố vấn quân sự, kể với các nhà làm phim rằng năm 1964, cũng như mọi binh lính Mỹ, ông tin chắc rằng phần thắng đã nằm trong tay họ.

        Đến Đồng Xoài, Bình Giã, ông mới vỡ lẽ ra rằng Mỹ đang thua trận.

        Để giữ sự trung thực, trận Đồng Xoài, Bình Giã, được thuật lại từ ba góc nhìn, phía Mỹ của Trung Úy Brady, phía Nam Việt Nam của ông Toàn, và phía Việt Cộng của ông Nguyễn Văn Tống.

        Trong hàng trăm người được phỏng vấn cho bộ phim, ông Toàn chiếm một vị trí quan trọng, ngay cả xa hơn trận Bình Giã.

        Với những điều ông Toàn chia sẻ, ông là một “ngôi sao lớn,” ông Burns nói.

        Những gì ông Toàn kể lại làm sáng tỏ câu chuyện về cuộc chiến.

        Người Mỹ không thích nói về chiến tranh Việt Nam.

        Câu chyện của ông Toàn, do đó cho bộ phim cái nhìn rõ ràng hơn.

        Trước khi đi Mỹ, ông ở Đà Lạt, nơi ông học tại Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt.

        Năm 22 tuổi, ông tốt nghiệp và trở thành quân nhân Thủy Quân Lục Chiến, Tiểu Đoàn 4 “Kình Ngư.”

        Cuối năm 1964, khi Mỹ gởi quân nhân đến Đồng Xoài thì ông Toàn đã dày dạn chiến trường.

        Không ai có thể ngờ, Việt Cộng đã di chuyển hàng ngàn quân và đạn được xuyên rừng, vào gần đến Sài Gòn.

        Cho dù ông Toàn lãng tai vì tuổi tác và vì bom đạn, ông vẫn nhớ được ngày tháng một cách tinh tường.

        Ngày 28 Tháng Mười Hai, 1964, trận Đồng Xoài bắt đầu khi Việt Cộng tấn công. Họ nhanh chóng chiếm đóng tỉnh lỵ và quân viện trợ của Mỹ đổ bộ.

        Khi quân Mỹ phải rút lui, QLVNCH bị tấn công.

        Ông Toàn bị bắn vào đùi phải. Vì còn đi được, ông tiếp tục chiến đấu. Và ông chiến đấu cho đến 30 Tháng Tư, 1975.

        Đời ông khó nhọc hơn xưa. Như bao nhiêu sĩ quan khác, ông bị đi tù cải tạo. Ông gọi thời gian bị giam cầm tại Lào Cai là “trại lao động.”

        Mười năm sau, được thả về, ông vượt biên đến Indonesia.

        Giữa thập niên 1980, ông đến San Francisco rồi đến Washington, DC. Tại đây ông làm thợ sơn nhà.

        Ông về hưu tại Houston năm 2005 vì khí hậu Washington, DC quá lạnh.

        Ông hiện sống cùng vợ là bà Kim Quy gần Beltway.

        “Khí hậu và đời sống ở đây dễ chịu,” ông nói.

        Rời Việt Nam với hai bàn tay trắng, ông chỉ còn giữ được tấm hình vàng úa đầy nếp gấp, những người trong hình đã qua đời hết, trừ Trung Úy Braddy.

        Kết quả trận Đồng Xoài, Bình Giã, không phản ánh được toàn bộ cuộc chiến Việt Nam, mặc dù nó nói lên được sự mất mát của cả ba phe. Mỹ mất năm quân nhân, Việt Cộng mất 32 quân và khoảng 200 quân nhân VNCH bỏ mạng.

        Nói chung, hơn 58,000 quân nhân Mỹ thiệt mạng tại Việt Nam.

        Số quân Việt Công thiệt mạng vì cuộc chiến chưa được rõ ràng, nhưng được ước lượng ở mức hơn 1 triệu.

        Quân nhân QLVNCH bỏ mình vì cuộc chiến là khoảng 250,000 người.

        Chừng 2 triệu dân lành Việt Nam ở cả hai miền thiệt mạng.

        Trận Đồng Xoài, Bình Giã, là điềm xấu cho Mỹ tại chiến trường Việt Nam.

        Ở tuổi 77, ông Toàn mong mỏi rằng những câu chuyện chưa được kể sẽ được biết đến tại Hoa Kỳ.

        “Tôi vui vì đã làm hết sức mình. Rất nhiều bạn bè tôi đã chết. Tôi may mắn còn kể được chuyện này. Còn 300,000 bạn đồng ngũ của tôi đâu kể được chuyện của họ cho ai. Tôi muốn nước Mỹ biết điều này,” ông Toàn nói. (ĐG)

        Nguồn:https://www.nguoi-viet.com/little-sa...uan-nhan-vnch/

        Comment



        Hội Quán Phi Dũng ©
        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




        website hit counter

        Working...
        X