Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Truyện ngắn Truơng Kim Báu

Collapse
X

Truyện ngắn Truơng Kim Báu

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    TIẾNG HÓT CỦA MỘT LOÀI CHIM
    Trương Kim Báu




    Tôi đã ngủ say một thời gian dài, sau những ngày chồng tôi là một loài chim quý của Không Quân Việt Nam miền Nam nước Việt đã ra đi vĩnh viễn.
    Sáng nay sau thời kinh, tôi ra sân, mắt nhìn vu vơ và ngồi dưới mái hiên trước nhà, được che bằng một loại tôn trong suốt,
    Bỗng tôi giật mình khi nghe chim hót. Tiếng hót thật gần nhưng không biết của loại chim gì? Sơn ca, Họa mi hay chim Sáo?
    Một con chim nhỏ đang hót, đậu trên cành cây thấp gần mái hiên. Ôi tiếng hót như một điệu nhạc xuân trong tia nắng vàng bầu trời buổi sáng, hòa theo gió nhè nhẹ cho đám mây trên cao lờ lửng. Cảnh vật êm đềm và quá đổi bình an!

    Sáng nay có con chim nhỏ
    Dậy sớm hót vang đất trời
    Báo tin xuân về đây đó
    Hương xuân lan tỏa ngàn nơi.
    Vạn vật dường thay áo mới
    Sau giấc ngủ dài đông miên. (Như Nhiên)



    Ngồi trên ghế bành to thật yên lặng, tôi chợt bừng tỉnh sau cơn đau thương chia lìa. Lòng lắng lại để nghe trọn tiếng hót, tiếng hót đưa tôi trở về thời mới đến Úc khi còn học Anh văn, một hôm được nhà trường cho đi coi vườn hoa Tulip.

    Chắp tay xin tạ ơn đời
    Mỗi ngày được nở nụ cười bình yên
    Cho dù kiếp sống bấp bênh

    Cảm ơn ngàn mối nhân duyên tác thành (Như Nhiên)

    Cô giáo hỏi ai muốn đi một vòng tiểu bang Melbourne bằng máy bay trực thăng thì đóng số tiền 20 đô, còn bao nhiêu được chính phủ tài trợ.
    Từ trên cao nhìn xuống thành phố của quê hương thứ hai, tôi vô cùng cảm động. Lòng bình yên và tự do thoải mái như đám mây trời đang du lãng. Dưới kia những dòng sông chảy dài lấp lánh với thảm cỏ bao quanh cánh đồng ngạt ngào hương mạ. Đồi núi điệp trùng bên biển cả mênh mông.
    Lần đầu nghe lại được tiếng chim hót sau những năm dài và trước mặt là một rừng hoa đủ màu sắc tuyệt vời mỹ thuật. Tôi ngẩn ngơ, đứng dang rộng đôi tay, muốn ôm cả rừng hoa khi nước mắt lăn trên má lúc nào không biết.

    Xin một vé xuôi về miền thơ ấu
    Thăm khoảng trời yêu dấu những thơ ngây

    Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
    Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay (Như Nhiên)


    Chín năm ở lại với chế độ Cộng sản, tim khô héo, nay như vỡ òa ra vì mạch máu được lưu thông, bước chân tôi cũng chạy nhảy chân sáo theo từng tiếng hót của chim như ngày còn thơ bé.

    Tôi bừng tĩnh và trở về thực tại.
    Mỗi ngày ngồi ngắm cuộc đời
    Tạ ơn sông núi, đất trời mênh mông
    Nghe đời mầu nhiệm sắc, không
    Nghe nghìn hạnh phúc bên lòng biết ơn (Như Nhiên)


    Từ đó, mỗi buổi sáng sau thời kinh là tôi ra ngồi ở trước hiên nhà chờ nghe chim hót. Còn có một số chim đậu dài theo đường giây điện trước nhà cũng cùng nhau nghe.
    Con chim nhỏ bằng nắm tay nhưng giọng thánh thót quá to, lên xuống nhịp nhàng như ca sĩ điêu luyện cho tấm lòng rộng mở giữa đất trời bao la, cho tâm thanh bình giữa xứ sở hiền lành tôi đang sống.

    Ban mai chưa rõ mặt người
    Đã nghe chim rót một trời âm thanh
    Tiếng chim gọi khúc bình minh
    Những âm giai lạ chạy quanh hiên nhà
    Xòe tay hứng giọt sương sa
    Nghe trong tay ấm nõn nà tiếng chim
    (Trần Kiêu Bạc)


    Tôi bắt đầu đi một vòng khuông viên nhà. Vườn hoa trước nhà từ lâu nay tôi đã bỏ bê, vườn hoa hồng được chồng con đã trồng tặng tôi để cảm ơn tôi đã một thời là thân cò lặn lội.
    Nay hoa hồng có cây đã chết. Biệt hiệu bà Bảy Hoa Hồng không biết có bị mất chăng?
    Nhưng sao các loại chim lại tu tập ở nhà tôi nhiều quá, chúng làm ổ nơi cả những cây hoa tôi trồng trong chậu. Hai cây Tử Đăng và các cây hoa giấy đều có ổ chim, có con đang ấp, có ổ thì chứa một hay hai trứng. Những ổ chim này đều ngang tầm mắt tôi, xuất hiện cả loại chim cu cườm ở quê tôi. Thân nó mập và lông màu xám xám, chung quanh cổ in một đường chấm chấm như hoa cườm nên quê tôi gọi là chim cu cườm. Chim này không hót mà nó gáy liên tục cù cú cu, cù cú cu.

    Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức
    Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn
    Chim tung cánh hót vang lời hanh phúc
    Như xuân về rộn rã tiếng yêu thương (Như Nhiên)


    Dân quê thường bắt chim ưa gáy buổi trưa bỏ vào cái lồng hai ngăn, cho nó ở vào ngăn phía trong rồi móc trước hiên nhà hay treo trên cây.
    Chim thích gáy khi gió thoảng mát vào buổi trưa nên khi nghe tiếng gáy, chim gần đó sẽ vào sát lồng để nghe hay vào gáy hòa theo. Người canh chim sẽ giật một sợi giây, cửa bẩy sập xuống, vậy là bắt được con chim.
    Loại chim này làm tổ trong hai chậu hoa Tử Đăng ngay tầm nhìn của tôi, nó đang ấp trứng và nhìn tôi không sợ, không bay đi mà vẫn tự nhiên.
    Tôi lấy ít hạt đậu, gạo và ít nước để dưới từng gốc cây và nói: “Chim cứ ấp trứng đi. Khi nào đói thì có đồ ăn và nước, chị để sẵn dưới góc cây”.
    Chung quanh nhà đều có đủ loại chim làm tổ, phía trước, hai bên hiên hông nhà và cả phía sau vườn. Hình như các cây đều có tổ, có trứng và có nơi chim đang ấp. Ban đầu tôi còn đếm thử, đến khi nhìn trên cành cao cũng có nhiều nên không đếm nữa. Thậm chí có con làm tổ ngay trên cây hoa Quỳnh Hương dưới mái hiên trước, gần chỗ tôi ngồi nghe chim hót.

    Chim cứ hót, tôi cứ đón nghe.
    Ta đứng nhìn lên khoảng trời xanh.
    Dịu dàng với chút nắng hanh hanh.
    Êm ả trời thu xinh quá đổi.
    Vui như chim nhỏ hót trên cành
    (Nguyễn thị Thêm)


    Buổi chiều khi tôi đi dạo quanh vườn hoa hồng nay đã xanh tươi lại, nhiều đóa hồng đủ màu sắc với hương thơm tỏa ngát, mỗi đóa hoa mang nét đẹp riêng nên mới hiểu được sự mầu nhiệm của đất trời.
    Trên đầu một đàn chim trắng bay thành đoàn qua lại nhiều lần, lúc thì xoay thành vòng tròn, lúc thì kéo dài và hạ cánh ở công viên gần đó.
    Nhưng một đêm tôi đang ngủ, nghe tiếng chim kêu thất thanh, tiếng kêu của con chim thường hót mỗi sáng, tôi quen thuộc tiếng của chim. Tôi tung mềm chạy vội xuống phòng bếp, lấy cái thau và một chiếc đũa bếp dài, mở cửa chạy ra đánh vào thau cho thành tiếng to, miệng la mèo mèo, hy vọng con mèo hoang sẽ sợ mà buông tha con chim ra.
    Sáng mai, tôi ra gốc cây nơi chim thường đậu để hót, chỉ còn thấy 3 chiếc lông chim dài, tôi gói giấy thật đẹp và chôn dưới gốc cây hoa hồng có mùi thơm.
    Tôi vẫn ngồi mỗi sáng nơi trước hiên nhà, thương nhớ giọng hót của chim.
    Đúng một tuần sau, cũng nơi cành cây đó, có tiếng hót của một con chim lạ cất lên, giọng hót không điêu luyện như giọng hót trước, nhưng cũng làm lòng tôi ấm cúng, giọt nước mắt mừng vui lại chảy.
    Bây giờ, tôi, chim và vườn hoa cùng những cây trong vườn nhà cùng nhau mà sống, vui vẻ thuận hòa. Dẫu biết quy luật vô thường muôn đời vẫn vậy, nhưng thỉnh thoảng tôi cầm cái thau và cái đũa bếp dài đi quanh vườn, đánh lên nhiều tiếng to, miệng cũng la to, mèo mèo, để giữ an toàn cho lũ chim và xua đuổi phòng ngừa có những con mèo hoang nào đang ẩn núp vườn nhà.

    Mưa rồi nắng, nắng mưa.., đời vẫn vậy
    Tại lòng mình sóng dậy mới đau thương
    Nhìn vạn sự cuốn theo dòng trôi chảy
    Kìa! Vô Ưu vẫn đẹp giữa vô thường. (Như Nhiên)

    Comment


    • #47
      Đọc bài viết "Nhớ nhà văn Võ Hồng" của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
      -Trương kim Báu-

      Đọc những bài thơ của Võ Hồng, tôi mất ngủ cả đêm, nhớ và thương Thầy thật nhiều.

      Quạnh Hiu
      Năm giờ sáng mở mắt
      Nhìn quanh chỉ ghế bàn
      Thèm thấy một khuôn mặt
      Thèm nghe tiếng dịu dàng
      Mười giờ đêm thâm u
      Bóng tối như cõi chết
      Tình yêu, tìm nơi đâu
      Hạnh phúc, chào vĩnh biệt
      Võ Hồng

      Nay các con nên người
      Mỗi đứa đi một ngã
      Mình cha căn nhà xưa
      Trông vừa quen vừa lạ
      Không còn ngày gian khổ
      Chỉ dư ngày tiêu điều
      Vắng con như cây cỏ
      Héo úa giữa quạnh hiu
      (Ba mươi năm sau)

      Di Ngôn
      ....................
      Nơi sân thượng xin để nguyên chiếc ghế
      Kê sát lan can, hướng xuống mặt đường
      Nơi những đêm dài, trong tối đầy sương
      Tôi ngồi lặng, mắt chong chờ đợi
      Đợi một người đi không hẹn trở lại
      Hun hút đường dài...vun vút xe qua
      Những dáng ngược xuôi...những cặp hẹn hò
      Bầy chó lang thang...hàng cây đứng lặng
      Chia sẻ nỗi niềm: Từng ngôi sao xa
      ............................

      Võ Hồng

      Chúng tôi là những nữ sinh vào lớp đệ thất khi trường Lê Quí Đôn Nha Trang mới mở. Thầy Võ Hồng dạy hai môn Vạn vật và Việt văn, Thầy cũng là người chỉ đạo coi sóc lớp tôi.
      Thầy thường chạy chiếc velo đen, cao người, thật hiền và rất tế nhị. Thầy biết hết lý lịch và tánh tình từng học sinh trong lớp.

      Chúng tôi 4 đứa con gái từ trường nữ tiểu học Nha Trang đều vào đệ thất trường Lê Quí Đôn. Hôm đó đi qua một ngôi nhà gần trường, chúng tôi cứ lượn qua lượn lại vì ai cũng muốn hái những cành hoa tím. Đứa canh trước đứa canh sau, cuối cùng một bạn trong nhóm bẻ trộm được nhánh hoa. Đang tíu tít giành nhau để ngửi mùi thơm, từ xa xe Thầy chạy đến và thấy rõ, chúng tôi giật mình nên không đứa nào còn dám giữ cành hoa, vì vậy trước cổng trường tự nhiên ngạt ngào hương hoa tím.
      Vào lớp, 4 đứa đều hồi hộp vì sợ Thầy đem chuyện này ra nói. Giờ vạn vật, Thầy giảng về nụ hoa, đài hoa, nhị hoa, noãn hoa v.v... Cuối cùng Thầy giảng về công lao của người làm vườn. Hú hồn! Từ đó 4 chúng tôi bỏ tật hái trộm hoa.

      Khi cô mất rồi, nhiều nhóm nam nữ học sinh trong lớp đến nhà Thầy. Con gái thì chơi với hai con của Thầy là Hằng và Thủy, chải tóc, bày em thắt bím, chơi đồ hàng. Con trai thì chơi với em Hào, con trai của Thầy. Lúc chúng tôi chào Thầy ra về, bao giờ Thầy cũng đưa ra cổng và trong vườn có loại hoa nào nở là Thầy hái cho nhóm 1 cành hoa.

      Trong trường có nhiều cô giáo miền Nam mới đến dạy, học trò xầm xì với nhau vì mong Thầy cưới vợ để Thầy không còn cô đơn và có người lo cho các em. Nhưng ngày tháng trôi qua Thầy vẫn đơn côi, một mình gà trống nuôi con dù thầy còn rất trẻ.

      Hết thời trung học chúng tôi như đàn chim vỡ tổ, mỗi đứa đi một nơi. Mỗi lần trở lại quê nhà ở Nha Trang thăm Thầy là biết tin tức của nhau, vì Thầy biết rõ trong lớp có bao nhiêu người đi lính, đi binh chủng nào, học ngành nào.

      Một hôm tình cờ tôi gặp lại người bạn thời trung học ở phi trường. Anh mừng đến ôm tôi và anh tự giới thiệu: “Cứ đây. Cứ đây”. Tôi vẫn không nhận ra vì cách xa lâu quá. Nay anh trong bộ đồ bay màu cam của phi công lái máy bay khu trục cơ A1 Skyraider. Anh cao to, đẹp trai và thật oai phong. Anh mới về nước mấy tháng, nay vào Nha Trang và sẽ làm ở đây luôn. Sau đó anh rủ tôi đến thăm Thầy Võ Hồng vào ngày thứ bảy và Thầy nhận ra anh ngay.
      • Đinh Quang Cứ phải không?
      Tôi phục Thầy quá! Thầy tỉnh bơ:
      • Có gì mà con phục. Trước khi đi Mỹ, Cứ có đến chào Thầy mà.

      Rồi năm 1967, Cứ bị rớt máy bay, cánh dù không bung ra được. Cứ đã vào lòng đất mẹ.
      Tôi tìm Thầy để báo tin thì Thầy đã biết trước rồi. Thầy ngồi bất động và đau buồn. Tôi nghĩ không phải thầy chỉ có 3 người con ruột, mà tất học trò đều là con của thầy.

      Ngày Không Quân làm lễ để đặt tên con đường song song với phi đạo là đường Đinh Quang Cứ, vì anh đã anh dũng chiến đấu cứu quân bạn đang bị vây được thoát hiểm.
      Thật ngạc nhiên khi thấy Thầy bằng lòng đi dự buổi lễ đại diện cho nhà trường, vì bản tính Thầy không bao giờ khoe khoang hay muốn làm nổi bật. Tâm hồn Thầy vô cùng nhạy cảm. Trong khi bạn bè nhất là đám con gái không ai dám đi dự. Chỉ lặng lẽ đi sau đó.

      Hôm đưa chồng tôi đến gặp Thầy. Tôi nói:
      • Thưa Thầy, con xin giới thiệu, đây là con rể của Thầy đó.
      Thầy thật vui mừng và thân mật nói chuyện. Thầy biết nhiều về Không Quân, nhất là những loại máy bay chiến đấu hiện VN đang có và loại chồng tôi đang bay.
      Lúc ra về chồng tôi phải khen là Thầy giáo mà Thầy rành máy bay quá!
      • Vì học trò Thầy có nhiều người là phi công. Mà nữ sinh cũng kết hôn với phi công như em đây. Thầy là Cha phải biết rõ nghề các con và rể của mình chứ. Những nữ sinh khi chồng bị tử nạn, Thầy cũng đau buồn khôn xiết như nỗi đau con gái của mình.

      Thầy xót xa vô cùng khi Thúy bắt các bạn đến chơi, phải cùng nhau ăn cơm cháy, để phần cơm trắng cho anh Dị đi bay về ăn, trong khi bên không quân đang tìm xác Dị vì anh vừa gãy cánh.
      Thầy cứ thở dài than tội nghiệp cho con tôi! Còn quá trẻ mà đã thành góa phụ.

      Đầu năm 1983 tôi trở về Nha Trang khi chồng tôi từ Bắc vừa ra tù được 3 ngày, vượt biên liền và thoát được rồi.

      Về thăm má tôi lần cuối, tôi đến thăm Thầy để vào lại Sài Gòn theo chân chồng vượt biên, hy vọng gia đình đoàn tụ ở một xứ tự do, cho các con được đi học.
      Gặp lại tôi, Thầy thật vui và nói:
      • Trong tuần này thầy rất hên, con là người học trò thứ 3 đến thăm. Xuân ngồi cuối lớp, con nhớ không? Xuân ưa bắt các con nhái, thằn lằn bỏ vào bàn nữ sinh đó. Và một người nữa, người này con không biết, đó là thầy tu, học sinh trường Bồ Đề.

      Chiều đó Thầy ở bên trong rào đang săn sóc các cây hoa, nghe tiếng nói xôn xao bên ngoài, Thầy bước ra thì thấy 2 người. Một người đạp xích lô và một người mặc áo tù binh. Khi thấy Thầy hai người đều chắp tay:
      • Con chào Thầy.
      Biết học trò mình, nhưng hai người già và thay đổi nhiều quá.
      • Con là Xuân, cấp bậc đại úy Biệt Động Quân mới được ra tù 3 tháng nay. Hiện đang bị quản chế. Thưa Thầy, hôm khác con đến thăm thầy, vì đến giờ phải trả xe. Con thuê xe tính theo giờ. Lâu nay con không dám đến vì sợ liên hệ đến Thầy.
      Anh tuyên úy, cứ ở chơi với Thầy. Sáng 5 giờ tôi đến chở anh ra xe lửa, đừng lo vụ tiền bạc, cùng là học trò của Thầy mà.

      Người kia là thầy tu ở Viện Phật Học Nha Trang, học trò của Thầy. Sau này là tuyên úy Phật Giáo cấp bậc trung úy.
      Thầy tuyên úy từ Bắc được tha về, đến Nha Trang muốn ghé thăm Thầy. Vì thầy tuyên úy người miền Nam, khi tu bị đổi ra Nha Trang. Nếu về trong Nam không có dịp ra lại.
      Thầy hỏi thăm thì ngoài Bắc, thầy tuyên úy này cấp bậc nhỏ nhất nên ở tù 8 năm. Còn từ đại úy lên đến trung tá dù tuyên úy Phật giáo hay các tuyên úy tôn giáo khác không biết lúc nào về, vì Thầy có hai người bạn tuyên úy cấp bậc rất cao nên chẳng biết bao giờ được tại ngoại.
      Tôi thưa Thầy:
      • Lúc sáng ghé chợ Đầm, con có gặp mấy người bạn cũ. Con muốn mời Thầy và các bạn cùng ra biển uống nước và nói chuyện, Thầy thấy được không?
      • Không nên con à. Ai muốn thăm Thầy thì đến nhà.

      Tôi cũng đã nghe Thầy bị công an mời thầy lên phường hỏi về bài viết (Trận Đòn Hòa Giải), đó là bài viết nói về 3 người con Thầy nhưng công an không chịu đọc bài viết mà cứ kêu thầy lên điều tra.

      Lúc từ giã Thầy, nghe Thầy nói mà đau lòng.
      • Bây giờ con kiến nó cũng ăn hiếp Thầy được.

      Qua Úc, tôi gặp lại Võ Thi người Vạn Giả. Học cùng với tôi mà lại cùng khóa không quân với chồng tôi, nên chúng tôi rất thân nhau. Hai đứa học trò cũ cùng viết thư về thăm Thầy Võ Hồng.
      Thầy nói được thư của hai học trò cũ cùng một phong bì, Thầy cảm động quá khi biết chúng tôi thân nhau.

      Thầy vào trường Lê Quí Đôn tìm lại hình cũ lớp đệ thất B ngày xưa. Nhìn hình Võ Thi và tôi, một đứa tóc ngắn gần như trọc, một đứa tóc thắt hai bím như con xẩm.

      Sau 75, sống ở Sài Gòn lo từng ngày nên đầu óc không còn nhớ gì. Nay ở xứ tự do tôi lại nhớ biển, nhớ Nha Trang thật nhiều.
      Một hôm cả gia đình đi biển, tôi ào chạy xuống định bơi cho nước biển ôm tôi như ngày xưa. Nhưng tôi khựng lại và chạy lên bờ tìm khăn quấn quanh người vì nước biển ở Melbourne lạnh như nước đá.
      Tôi viết thư cho Thầy nói như vậy. Thầy an ủi và thương tôi vô cùng.
      Rồi tôi cũng tìm được ở Queensland, nơi một hòn đảo, nước biển ở đó ấm như biển Nha Trang. Cũng bãi cát trắng cùng hàng dừa dưới trời xanh. Ngoài khơi vẫn có nhiều ánh đèn ban đêm như phố biển Nha Trang ngày nào. Trên đảo còn có những động cát cao như Hòn Khói quê tôi.
      Tôi cũng viết thư kể cho Thầy. Thầy chúc mừng con đã tìm được quê hương Nha Trang của mình trên xứ Úc, quê hương thứ hai của con. Vô cùng diễm phúc!


      Bốn đứa học trò nhỏ ngày xưa mỗi đứa ở mỗi nơi. Tôi ở Úc. Yến, Oanh ở Mỹ nhưng 2 tiểu bang khác. Minh Châu ở Canada.

      Tôi sống thật hạnh phúc bên chồng con. Tôi nghĩ nơi quê nhà Thầy cũng hạnh phúc vì luôn bận rộn đón học sinh cũ từ những trại tù cải tạo trở về thăm Thầy, rồi những năm sau, Thầy lại vui vẻ tiễn đưa những gia đình đó đi diện HO và đi đoàn tụ.

      Tôi biết các con Thầy đã ra nước ngoài học trước năm 1975 rồi. Nhưng tôi thật ngu ngơ không biết Thầy đã tiễn chân hết những gia đình học trò cũ đi HO và đi đoàn tụ. Đâu còn ai bên cạnh Thầy nữa! Có chăng là những cánh thư từ xa gởi về thôi.

      Khi hay tin Thầy mất, năm 2015 tôi có trở về lại Nha Trang, nhưng không đến đường Hồng Bàng để thắp một nén nhang cúng Thầy, mà tôi ra ngồi ở biển, nhớ và nghĩ nhiều về Thầy, thương và cảm ơn Thầy, người đã dìu dắt chúng tôi thời thơ ấu.
      Thầy ơi, con không ngờ Thầy cô đơn như vậy, con xin lỗi Thầy!
      Cầu mong vị Thầy có bản tánh bao dung lịch sự, chỉ biết sống cho người khác, được về cõi bình yên.

      Comment


      • #48
        Đội võ Vovinam biểu diễn võ thuật
        Trương kim Báu



        Mới sáng sớm các em Vovinam tụ về chùa lo sắp ghế trong chánh điện, dưới hall, cũng như ở ngoài trời dưới bóng mát cây to gần hall.
        Sau lễ tắm Phật, thầy Viện chủ mời Phật tử xuống hall dùng ngọ và xem các em trong đội Vovinam biểu diễn võ, múa lân.

        Mở màn, một hồi trống dài, các đoàn sinh trong đồng phục xanh dương, ngực áo bên phải là tên đoàn sinh, bên trái biểu trưng dấu hiệu Vovinam Việt--Đạo và bản đồ Việt-Nam yêu dấu.
        Đoàn sinh đứng từng hàng, đai thắt lưng từ xanh đậm chuyển sang màu vàng.
        Tay để lên trái tim có dấu hiệu nước Việt-Nam và cúi đầu chào, cùng múa võ bài Dòng Máu Lạc Hồng của tác giả Lê Quang.
        Tiếng nhạc và lời ca hùng hồn gợi lại hình ảnh quê hương với lũy tre xanh bên dòng sông uốn khúc. Con cháu Tiên Rồng bảo vệ non sông, xứng danh dòng máu Lạc Hồng. Điệu võ nhịp nhàng, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại vô cùng độc đáo, những cánh tay đưa lên theo nhịp, bước tới lui hòa quyện cùng lời ca tiếng nhạc.
        Đoàn sinh quay ngang rồi quay ra sau, trên lưng áo chữ Vovinam Việt --Đạo màu xanh và chữ Australia màu trắng.
        Những hình ảnh thật đẹp, oai hùng, đã nắm chặt tay nhau bảo vệ quê hương, sẽ tạc sử sách nơi các em sinh ra những trang sử hào hùng.

        Màn kịch về 3 con Lân.

        Ba con Lân, tím, xanh đậm và màu cam múa theo tiếng trống, thể hiện phúc lộc thọ, chúc lành cho Phật tử trong tiếng vỗ tay không ngừng của đại chúng.

        Lân màu xanh đậm nhảy cao và múa thần thái thật uy dũng bức phá, vì người điều khiển lân là 2 em võ đai vàng.

        Lân Tím đi ra theo điệu nhạc êm đềm, gợi hình ảnh quê hương thanh bình đượm hoa cỏ xanh tươi. Lân dạo chơi và ngửi được mùi hương thơm lạ nên đi tìm. Thấy một cái bình thật đẹp và to, Lân cầm lên coi, mở bình ra ngửi, rồi nếm, rồi uống thử và uống luôn. Tới khi say Lân cũng không biết vì sao chân đi không vững múa điệu của người say, té xuống rồi tự đứng dậy, cứ múa và cuối thì nằm quay ra ngủ, tay chân sải dài.

        Lân Cam xuất hiện múa nhẹ nhàng và điệu bộ ngạc nhiên khi thấy bạn mình nằm trên thảm cỏ, ngủ ngon lành. Lay qua lay lại mà bạn không tĩnh, chẳng biết tại sao bạn ngủ. Tìm quanh quất thấy cái bình gần đó nức mùi thơm của rượu. Lắc bình vẫn còn nghe sóng sánh nước rồi uống thử, uống thử, nhảy múa vui vẻ và uống tiếp đến say mèm, cũng nằm ngủ như Lân Tím.

        Ông Địa xuất hiện thấy hai con ngủ say, ông quạt cho hai con Lân từ từ tỉnh rượu, càng quạt thì càng tỉnh. Tiếng trống vang lên cùng tiếng chập của phèn la, hai con Lân bắt đầu múa. Lân xanh đậm xuất hiện cùng đoàn kết hợp quần nhảy múa. Tiếng vỗ tay hoan lạc tán dương Lân tấu hài nghệ thuật.

        Từng nhóm biểu diễn võ

        Nhóm 1
        3 nam sinh hai tay cầm 2 dao găm với điệu múa, nhảy cao, cúi khom người xuống nhịp đều, ấn tượng dòng máu Tiên Long, giống hùng thiêng.

        Ta là dân nước Nam
        Bao đời ghi dấu anh hùng
        Đem máu xương dâng hiến
        Cho non sông mãi mãi thanh bình.
        Nhìn lớp lớp quân đi trùng trùng
        Nhìn gấm vóc non sông điệp trùng

        (Lê Quang)

        Nhóm 2
        Gồm 4 nữ múa quạt, mỗi đoàn sinh cầm một cái quạt đỏ to.
        Tiếng mở và đóng chiếc quạt vang âm thanh mạnh mẽ, nhịp nhàng theo từng động tác bước tới lui lên xuống như khí giới gươm đao nguy hiểm.

        Nhóm 3
        Hai đoàn sinh múa kiếm:
        Như hai hiệp sĩ tay cầm thanh kiếm ra đi theo tiếng gọi non sông. Đường kiếm oai hùng như hình ảnh tổ tiên anh dũng, đã từng đuổi giặc Tàu xâm lăng phương Bắc ra khỏi nước Nam, dành lại giang sơn hoa gấm.

        Ta quyết đi giữ lấy bình yên
        Ta là dân nước Nam
        Muôn đời ôm đất mẹ thôi
        Yêu lũy tre con suối
        Cho lời ru mãi mãi muôn đời
        Mẹ vẫn đứng tiễn con ngàn dặm
        Dòng máu chảy trong tim còn nồng
        Con sẽ đi về phía mặt trời lên

        (Lê Quang)

        Hồi cuối.
        Tất cả đoàn sinh đội võ đều ra sân khấu, tay để lên trái tim cúi đầu chào. Những cánh tay nắm chắc đưa lên, những bước chân đều mạnh, tấn, tới, lui, đá, nhìn mà lòng tự hào con cháu Việt Nam có dòng máu Tiên Rồng của
        Đinh, , Lý, Trần. Những tấm lòng! Những cánh tay đoàn kết! Việt Nam! Việt Nam!

        Việt nam ơi xin đem máu xương dâng cho người
        Bao bước chân người xưa lưu dấu
        Dòng máu nào vẫn chảy về tim
        Việt Nam! Việt Nam!
        Việt Nam ơi cho đêm tối đã đi qua rồi
        Xin tặng em tình yêu muôn thuở
        Cho mặt trời rực sáng phía trời Nam
        Dân nước Nam, dòng máu Việt Nam.
        (Lê Quang)


        Tiếp theo tiếng trống nổi lên, ba con Lân xuất hiện. Lần này mỗi con lân đi mỗi hướng, chia nhau tới từng bàn Phật tử đang ngồi ăn mà múa, nhiều người sờ, ôm và chụp hình cùng Lân.

        Buổi lễ chấm đứt trong tiếng cười, tiếng trống và điệu múa của 3 con Lân. Tùng! Tùng! Tùng!


























        Last edited by Phòng Trực; 05-23-2022, 02:57 PM.

        Comment


        • #49
          Lễ Phật Đản năm 2022 chùa Hoa Nghiêm
          Trương kim Báu


          Người đã đến, vầng hồng dương rạng rỡ
          Bước nhiệm huyền bừng nở những đài sen,
          Ưu Đàm hoa còn lưu hương muôn thuở
          Cõi trầm luân còn nhắc nhớ bao phen

          Người đã đến xua tan màn u tối
          Vòng tay dang rộng mở lối yêu thương
          Mưa pháp vũ cho muôn loài tắm gội
          Trí và Bi từ đó được khơi nguồn

          Ngày Phật Đản lòng hân hoan, mở hội
          Cỏ cây cười, thế giới lặng niềm đau!
          Đã bao kiếp đời vướng sâu lầm lỗi
          Nhờ chuông vang, hồn tịnh lạc, quay đầu.

          Người đã đến cho con niềm chân phúc
          Biết quay về và gạn đục khơi trong
          Thắp Chánh Niệm giữa đời từng giây, phút
          Sống an bình, tri túc chẳng chờ mong
          (Như Nhiên)



          Hôm nay chủ nhật, sau chuổi ngày mưa thu ra rả tại Melbourne, chùa Hoa Nghiêm tổ chức lễ Phật Đản vào rằm tháng tư, ngày Đức Từ Phụ ra đời. Tiết trời chợt ấm hòa quyện nắng vàng cùng bước chân tứ xứ của Phật tử trở về.

          Phật Đản trong con tự thuở nào
          Con không thấy Phật bởi lao xao
          Sáng nay Tỉnh Thức quay nhìn lại
          Phật vẫn trong con tự thuở nào!
          (Như Nhiên)


          Hơn hai năm nay vì covis nên hạn chế hội họp, bây giờ toàn nước Úc đều xóa bỏ lệnh cấm, Phật tử vui mừng đến chùa dự lễ.

          Trong chánh điện, 3 bàn Phật được trang trí những bình hoa lan hồ điệp thật to, trái cây chất cao 7 tầng. Lan tím Singapore đặt vòng mỗi bàn, để sau lễ Thầy Viện chủ sẽ tặng mỗi Phật tử một cành lấy lộc.
          Giữa chánh điện là bồn tắm Phật chung quanh được kết đầy hoa. Màu tím hoa lan và màu vàng hoa cúc thật sang trọng rực rỡ, sáng ngời. Mùi thơm hoa trái lan tỏa hương thơm tích cực đón chào.
          Những hàng ghế không còn chỗ trống, Phật tử đến sau đứng, ngồi, chật cả hành lang. Nhờ khí hậu lý tưởng nên nhiều tà áo dài thướt tha xuất hiện.

          Xin đốt nén tâm hương mùa Phật Đản
          Hướng về Người dâng hết vạn niềm tin
          Giới, Định, Tuệ nguyện đời đời kết bạn
          Pháp thực hành là tối thượng tôn vinh...
          (Như Nhiên)


          Thầy Viện chủ khai mạc buổi lễ bằng thời Kinh ngắn, nói về ý nghĩa của ngày Phật Đản sanh. Phật đến cõi ta bà này dạy cho chúng sanh tự tìm về tánh giác, vì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Bụi trong mắt là tham, sân, si che mờ nên bao nhiêu kiếp trôi lăn trong sinh tử luân hồi. Đức Phật từng nói Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành, nên Ngài tùy căn cơ mỗi người mà khai thị về vô thường trong đời sống thế gian.

          Ngày Phật Đản mắt vui mà ngấn lệ
          Hạnh phúc làm con Phật, biết là bao!
          Cảnh, tâm đó dù nghìn năm dâu bể
          Còn Như Lai, còn bóng mát ngọt ngào
          (Như Nhiên)


          Giáo lý Phật vô ngã. Như khi thấy sắc, vì tập khí ngủ ngầm của bản ngã nên khởi sinh tư dục. Với tâm chánh niệm, ổn định, sáng suốt, hồn nhiên, trầm tĩnh, trong lành, tức là giới, định, tuệ vừa đủ thì không sinh vô minh, không có cái tôi bản ngã, chỉ thấy thực tại đang là.

          Tiếp theo là ni cô Huyền Cương phát biểu, cảm ơn Đức Phật đã chỉ đường để chúng sanh có thể tự tìm về nơi tánh giác.
          Phật tử Huệ Thường hướng dẫn chương trình nói về sự đản sanh của Đức Phật, một bậc vĩ nhân ở vườn Lâm tỳ Ni để đem lại hạnh phúc an lạc cho chư thiên và loài người.
          Các em trong gia đình Chánh Đạo hợp ca hai bài ngày Đản sanh và Trầm Hương Đốt.
          Cô giáo trường tiểu học đôi lời cảm ơn chùa Hoa Nghiêm mở trường tiểu học Phật Giáo đầu tiên ở vùng Springvale, để các em có nơi học hành, đầy đủ phương tiện, có xe đưa đón, được cho ăn trưa.
          Các em Việt, Úc hát bài Chào mừng ngày Phật Đản bằng tiếng Anh.
          Kiến trúc sư Châu nói về tương lai chùa sẽ phát triển thêm về ngành giáo dục.
          Thầy Viện chủ cùng các thầy, các sư cô và toàn thể Phật tử lần lượt tắm Phật trong tiếng kinh.

          Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước nóng và lạnh tắm cho Thái tử. Ý nghĩa sâu xa của lễ tắm Phật là dù gặp thuận hay nghịch cảnh, tâm chúng ta vẫn bình thản, an nhiên tự tại.

          Con xin tắm Phật trong con
          Lặng nhìn nghiệp chướng theo dòng nước trôi
          Tâm là gốc tạo luân hồi
          Tâm là nhân của thảnh thơi Niết bàn.

          Nguyện người ba nghiệp tịnh an
          Nguyện thân tâm được nhẹ nhàng xả buông
          Xin làm giọt nước nhành dương
          Xóa mờ Tam độc, tình thương gọi về

          Con xin phát nguyện Bồ đề
          Sống trong Chánh Niệm cần kề bản môn
          Tâm thành đảnh lễ Thế tôn
          Nhân ngày Phật đản Tri ơn đức Người

          Thắp trên môi một nụ cười
          ''Pháp môn tắm Phật'' trọn đời nhớ ghi.
          (Như Nhiên)


          Sau lễ tắm Phật, thầy Viện chủ mời Phật tử xuống hall dùng ngọ, xem các em trong đội Vovinam biểu diễn võ và múa lân.

          Người đã đến rồi lên ngôi bất diệt
          Giữa tim con và giữa biết bao người.
          Nguồn Chân Lý sáng soi cùng nhật nguyệt
          Suốt ba thời siêu việt chẳng phai phôi.
          (Như Nhiên)
















          Comment


          • #50
            NHỮNG HỌC SINH NHỎ ĐỌC CUỐN ĐỜI PHI CÔNG
            Trương kim Báu

            Nhận được email của anh Ngô Đức Cửu phi đoàn 524 Thiên Lôi cho biết văn sĩ Toàn Phong là Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, là cựu đại tá Tư lệnh không quân Việt Nam Cộng Hòa, đã ra đi lúc 2.39 pm Thứ Bảy, ngày 23 Tháng 7, tại tư gia ở Costa Mesa, California, hưởng đại thọ 92 tuổi.

            Ngày nào tôi cũng đọc kinh, hồi hướng công đức cho chồng tôi và những người bạn. Hôm nay tôi dành các thời kinh hồi hướng công đức đến Giáo Sư, vì ông là thần tượng của nhóm học sinh chúng tôi.

            Là nam nữ học chung trường bán công Lê Quí Đôn Nha Trang từ đệ thất nên chúng tôi rất thân nhau. Chứ không được hân hạnh làm học sinh trường trung học danh tiếng Võ Tánh. Những nữ sinh của lớp tôi đều mê đọc quyển truyện Đời Phi Công của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh nên trong cặp ai cũng có một quyển.

            Chúng tôi chưa một lần được nhìn thấy Giáo sư dù biết Giáo Sư dạy bên trường Võ Tánh, ban đêm dạy toán cho lớp văn hóa quân đội, lấy trường Nam tiểu học làm trụ sở.
            Từ khi đọc quyển Đời Phi Công, tôi mơ mình trở thành nữ Phi công dù biết là giấc mơ không bao giờ thành sự thật, nên tôi thường tặng các bạn học cùng lớp quyển Đời Phi Công .
            Trong một dịp nghỉ lễ về thăm quê, nhà tôi ở Hòn Khói,
            nhà Đinh Quang Cứ ở Ninh Hòa, chúng tôi tình cờ ngồi gần nhau vì cùng một tuyến đường từ Nha Trang về Ninh Hòa, tôi đã tặng Cứ quyển Đời Phi Công. Sau này Đinh Quang Cứ vào không quân bay A-1 Skyraider phi đoàn 524. Cứ đã đền nợ nước năm 1967 trong phi vụ cuối cùng để cứu quân bạn đang bị bủa vây và một tiền đồn quan trọng thoát vòng nguy hiểm. Song song với phi đạo Nha Trang, có một con đường mang tên Đinh Quang Cứ.

            Võ Thi quê ở Vạn Giả học cùng lớp, đến nhà cho tôi ít trái cây của vườn nhà, tôi cũng tặng Võ Thi quyển Đời Phi Công. Thi cũng thành dân Không Quân bay L19, tôi không nhớ tên phi đoàn Thi.

            Nguyễn văn Nhị người quê trên Thành cách Nha Trang mấy chục cây số cũng là phi công bay A-1 Skyraider, bay A 37 phi đoàn 524 Thiên Lôi. Anh Nhị ra tù 1985 và sau đi HO qua Mỹ.

            Chồng tôi cũng phi công bay A-1 Skyraider và A 37 phi đoàn 524 Thiên Lôi. Dọng ra tù 2 ngày sau đó vượt biên đến Mã Lai và đến Úc đầu năm 1983. Tôi đến Úc tháng 11 năm 1983.
            • Em hãy chuẩn bị ngày nay có một người bạn anh đến thăm chúng ta.
            Tôi than thầm, mới đến Úc ngày hôm qua, hôm nay nhà lại có khách. Những năm dài sống dưới chế độ mới, chồng tù, mẹ con quá cực khố. Đi vượt biên bị bão cấp 7, tưởng không còn sống. Ở trại tị nạn Thailand toàn ăn cơm với hột vịt, không nước nắm hay muối gì cả. Vừa ngồi chuyến bay dài, đầu óc tôi còn lâng lâng chưa tỉnh.

            Người khách đến, tay ôm bó hoa, hai vợ chồng tôi cùng đứng gần, khách trao bó hoa cho chồng tôi cầm, hai tay ôm tôi thật chặt.
            • Báu ơi,Thi Vạn giả đây.
            Lúc nhỏ học cùng nhau nhưng ít khi để ngày giờ nhìn nhau cho rõ, nay anh xưng tên nhưng tôi vẫn mơ màng, xa nhau quá lâu, nếu gặp bên ngoài thì chắc không biết.
            Nhưng chúng tôi vẫn chụp hình chung và viết thư gởi về thầy Võ Hồng, người thầy giáo cũ mà học trò đều thương. Thư hồi âm có thêm tấm ảnh học sinh lớp đệ thất ngày xưa, thầy đến trường Lê Quí Đôn copy lại.

            Tôi và Thi nhìn hình mà cả thời thơ ấu trở về. Tất cả đều ở cùng trại tù miền Bắc, Thi về năm 1981 và một mình đi vượt biên định cư ở Úc.

            Một dịp Giáo sư cũng là cựu Tư lệnh không quân Nguyễn Xuân Vinh đến Úc và ghé thăm hội Không quân Úc Châu ở Melbourne.
            Tôi dựa hơi hai cựu thiếu tá Không quân đi theo để nghe và nhìn thần tượng của mình ngày còn nhỏ.
            Chúng tôi ngồi thật yên nghe những lời thân tình của một chỉ huy trưởng binh chuẩn hào hùng, mới biết Không quân có những lời thề không phản bội tổ quốc, hy sinh thân mình bảo vệ quê hương, không bỏ bạn bè.

            Khi giáo sư nói xong, tất cả các cựu không quân đều ùa lên sân khấu, vây quanh người chỉ huy của mình một cách kính trọng, quý thương.

            Dọng và Thi trước khi lên nhập cùng anh em.
            • ....Để anh lên chào vị chỉ huy và cảm ơn người. Nhờ đọc quyển Đời Phi Công mà anh vào Không Quân và cưới được người con gái Nha Trang, xinh đẹp, hiền lành, chung tình, dù khi là thằng tù mà tình vẫn đầy vơi.
            Thi cũng vậy lên chào Người và sẽ xin phép vị chỉ huy, giới thiệu Báu, người bạn học lúc nhỏ đã chỉ đường Thi vào Không quân. Tôi không dám phản đối, chỉ chờ hai người bước đi, là tôi nhẹ nhàng rời khỏi phòng.

            Giáo Sư quá danh tiếng, chỉ nhìn thấy từ xa, dù một lần là quá đủ rồi.

            Hôm nay tôi xin ghi lại những gì về giáo sư mà tôi đọc được từ email các bạn gởi.


            Giáo Sư Nguyễn xuân Vinh và trường Trung học Võ Tánh Nha Trang (Phạm Tín An Ninh viết)
            ......
            Bỗng tôi khựng lại khi có một vị nêu câu hỏi.
            • ... Thầy đã trải qua nhiều công việc và sống ở nhiều nơi, vậy thời gian và nơi nào thầy cảm thấy thích thú và đáng ghi nhớ nhất?
            ...Thầy trả lời không do dự.
            • ....Thời tôi ở Nha Trang và dạy ở trường trung học Võ Tánh
            Vốn là một người Nha Trang và cũng là một cựu học sinh Võ Tánh, câu trả lời khá bất ngờ của thầy dường như đã chạm vào trái tim tôi. Không ngờ ra Nha Trang với biển trời mênh mông, thơ mộng và thấy con người hiền hòa nên tôi lại thích thú. Sau đó, chỉ còn có hai thầy trò, thầy đã tâm tình thêm.
            • Chỉ dạy toán hơn một năm ở mấy lớp đệ nhị trường Võ Tánh, nhưng tôi rất quí mến các thầy cô giáo và đặc biệt các em học sinh. Tất cả đều lễ độ, hiền hòa và hiếu học. Tôi đoán trong số họ sẽ có nhiều người thành công trong nhiều lĩnh vực và đóng góp cho sự phát triển của đất nước, kể cả nền văn học. Điều đó bây giờ đã là sự thật. Sau này tôi đã có dịp quen biết hay gặp lại một số học sinh Võ Tánh thành đạt trong nhiều lãnh vực, chỉ tiếc Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta không còn tồn tại nữa.
            Bắc Âu ngày 25 tháng 7 năm 2022 (Phạm Tín An Ninh)

            Ngô Thiện Tánh - Khóc Một Vì Sao
            (Tiễn biệt giáo sư Nguyễn Xuân Vinh)


            Người đã ra đi
            Bỏ lại không gian trống vắng
            Đời phi công vỗ cánh trời cao
            Quỹ đạo phi thuyền còn nguyên nét mực
            Tô đậm lịch sử
            Lừng danh thế giới văn minh
            Người đã sống
            Như một con người ở đời
            Chất đầy sự nghiệp
            Khoa học văn chương võ kiếm
            Uy danh sáng rực trời sao
            Hào quang năm châu rạng rỡ
            Với con tim nồng cháy
            Người đã hóa thân làm thi sĩ
            Theo Holderlin dệt những vần thơ
            Cho Phượng
            Người yêu bé nhỏ thời xuân sắc
            Cho đời
            Dẫu ngàn trùng dâu bể
            Trên môi nở mãi nụ cười
            Nửa đời bay trên đất mẹ
            Nửa đời mài kiếm đất người
            Tiếng khen chê ngoài tai gác bỏ
            Mình ta ta biết
            Mình ta ta hay
            Nợ tang bồng năm tháng đầy vơi
            Rượu Hồ Tường
            Nghiêng bầu rót cạn
            Chim trời rũ cánh
            Thảnh thơi
            Người ra đi?
            Không!
            Người đã tìm về
            Nhà cha hiền bên kia ngõ vắng
            Nước thánh tẩy rửa sạch bụi trần
            Cuộc tái sinh chập chùng ánh nến
            Đời phi công chấp cánh thiên thần...
            Tiễn biệt người
            Mười phương lòng quặn thắt
            Mà nụ cười vẫn nở trên môi
            Mừng người bẻ lái về bến đợi
            Phi thuyền hạ cánh vào thiên thu
            Anh tài cũng dễ mấy ai
            Ra đi để lại u hoài nghìn năm
            Tiếng tăm sáng tợ trăng rằm
            Soi cho hậu thế khỏi nhầm bước đi
            Toán, văn, kỷ thuật, đồ thi
            Bàn tay chính trị, hành phi thiên tài
            Sống đời oanh liệt chí trai
            Xã thân giúp nước, xây đài không gian
            Một vừng lửa đạn nát tan
            Ra đi vào cõi thiên đàng viễn du
            Đời trai một cánh hoa dù
            Bay ra trời rộng vi vu bạt ngàn
            Ngô Thiện Tánh ngày 25 tháng 7 năm 2022

            Bài của Quyên Di - Kính tiễn giáo sư Nguyễn Xuân Vinh
            Thế là qua một đời người
            Không còn tiếng khóc giọng cười phù sinh (Quyên Di)

            Tôi đứng bên cạnh giường
            Giáo sư Vinh bây giờ khép mắt
            Hành trình cuối cùng đã xong, giáo sư tròn giấc
            Bên ngoài vườn một tiếng chim hót lẻ loi
            Nhưng tôi không tin phút cuối cùng giáo sư thấy đơn côi
            Khi bên cạnh có những người thân yêu nhất
            Tiếng thánh ca vang lên lẫn trong tiếng nấc
            Xin gửi An-phong-sô Nguyễn Xuân Vinh
            Vào vòng tay Đấng Chí ái chi nhân
            Tôi không còn nhớ biết bao lần trong
            Ngôi nhà chan chứa tình thân
            Chúng ta đã ngồi bên nhau hàn huyên tâm sự
            Giữa chúng có điều gì nặng nợ
            Khi đã một lần suýt hiểu lầm nhau
            Rồi cởi mở lòng ra trong một phút, rất mau
            Gạn đục khơi trong, chỉ nhìn thấy trong nhau những gì cao quý nhất
            Tôi thích đọc những gì giáo sư viết trong đêm khuya thức giấc
            Giáo sư thích nghe những lời tôi bàn chuyện văn chương
            Căn phòng di vật quả là một chút vấn vương
            Những thành tích lẫy lừng giáo sư thực hiện
            Dẫn tôi vào xem, giáo sư trầm tư mặc tưởng
            Buông hai tay khỏi những hiển hách huy hoàng
            Cuộc đời bây giờ là những buổi chiều vàng
            Giáo sư nguyện cầu Chúa đoái thương phù giúp
            Sống như giáo sư, với người ta là tròn mộng ước
            Khi đã từng là Tư Lệnh Không Quân
            Là giáo sư những đại học lừng danh
            Là tác giả phương trình vượt không gian vào vũ trụ
            Là nhà văn với những tác phẩm vô cùng quyến rủ
            Đời phi công làm đắm say bao hồn trẻ phiêu bồng
            Nhà toán học đại tài làm rạng rỡ giống Tiên Rồng
            Nhưng với giáo sư, hình như chưa phải là đích điểm
            Có một điều gì giáo sư khát khao tìm kiếm
            Bên ngoài những phương trình, quỹ tích, đạo hàm
            Bên ngoài phẩm hàm, bên ngoài chức tước cao sang
            Điều tìm kiếm - Đâu thật là chân lý?
            Chân lý ấy không ở trong những lời hoa mỹ
            Không ở trong một khối óc phi thường
            Và bỗng một ngày giáo sư biết - đó chính tình thương
            Của Đấng Trên Cao thương kiếp người yếu đuối
            An-phong-sô, thôi hãy ngưng theo đuổi những phù hoa, hãy đến cùng Ta
            Những năm tháng cuối đời, giáo sư đã nhận ra
            Chân lý ấy là Đấng Toàn Năng (Đại Ngã)
            Đời sống chúng ta đều như thế cả
            Trong vòng quay của một kiếp trầm luân
            Hạnh phúc, buồn đau, đoàn tụ, rẽ phân
            Vinh quang, nhục nhằn, thành công, thất bại
            Nhưng với khổ đau tiếc nuối hay thanh thản hân hoan?
            Giáo sư đã tìm ra một định luật vàng
            Dâng tất cả lên đôi tay rất Thánh
            Lòng sẽ hân hoan vì yếu mềm chính là sức mạnh
            Đưa giáo sư về gặp Đấng Sáng Tạo Toàn Năng
            Kính tiễn Giáo sư như một cánh sao băng
            Vượt vũ trụ bay vào lòng Đại Ngã.

            Quyên Di ngày 23 tháng 7 năm 2022
            Một buổi chiều vàng.


            Đời Phi Công - tác giả Lê Tín Hương

            Anh là chim cánh rộng
            Bay khắp bốn phương trời
            Em như cành lan nhỏ
            Trong vườn đời rong chơi

            Anh nặng lòng đất nước
            Nợ một đời nam nhi
            Nghe non sông réo gọi
            Giã biệt tình anh đi

            Anh theo mây ngàn phương
            Hun hút chốn sa trường
            Đường bay dù muôn ngã
            Vẫn nhớ về cố hương

            Vẫn nhớ người anh thương
            Nhớ người em gái nhỏ
            Thầm đợi chờ phương xa
            Dù tình chưa dám ngõ
            Nhưng yêu thương đậm đà

            Ngày quê hương an lạc
            Cho hết nợ tang bồng
            Chim ngừng bay vui hót
            Khúc vui tình trăm năm

            Ngày quê hương an lạc
            Cho hết nợ tang bồng
            Chim ngừng bay vui hót
            Tình ca Đời Phi Công

            Comment


            • #51

              NHA TRANG BIỂN MỘNG LỤI TÀN


              Nhìn theo bào ảnh nổi trôi

              Xót đời lẽ bóng đơn côi lạnh lùng

              Bao năm một mảnh tình chung

              Đôi tim đồng nhịp tận cùng thương yêu

              Nha Trang lộng gió bao chiều

              Đắm say kỷ niệm thắm nhiều ước mơ

              Thét gầm lượn dưới nắng tơ

              Áo bay một thuở bên bờ biển xanh

              Tơ hồng xe kết duyên lành

              Muôn ngàn yêu dấu ngỡ dành mai sau

              Bỗng đâu chớp biển ba đào

              Giang sơn biến đổi sá nào tình riêng

              Cộng nô giăng bủa gông xiềng

              Ôi thôi đất nước nát nghiền tự do

              Xiết bao thảm cảnh khôn dò

              Bốn mươi năm lẽ kim mò biển sâu

              Vành khăn tang trắng ngang đầu

              Thời gian chưa xóa nỗi sầu người đi

              Tám năm nuốt lệ phân ly

              Nhớ thương nồng thắm còn ghi bên lòng

              Tri âm hỡi viết đôi dòng

              Khắc ghi tâm khảm hương nồng Nha Trang

              Tình yêu trọn kiếp đá vàng

              Thiên thu còn mãi mộng tàn năm canh

              Bâng khuâng trăm mối tơ mành

              Nhớ người thiên cổ tim dành trọn mơ


              (Thân tặng Trương Kim Báu)

              Bá-Duy

              Comment


              • #52
                Chị Trương Kim Báo, hiền thê của NT Nguyễn Văn Dọng, Phi công A37 Phi Đoàn Thần Báo năm nay đã 81 tuổi nhưng sức khoẻ và tinh thần vẫn an khang minh mẩn , thỉnh thoảng vẫn còn đóng góp bài trên HQPD, nhất là về ngôi chùa nơi chị gởi gắm tâm linh và niềm vui vào tuổi xế chiều. HQPD kính chúc chị luôn thân tâm an lạc. Sau đây là những bài thơ của Bá Duy, một thi hữu của chị gởi tặng. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.




                Đôi bàn tay


                Chị ơi
                Thân tặng chị Trương kim Báu (Diệu Ngọc)

                Chị viết văn, em làm thơ
                Chị em kết hợp như tờ giấy thơm
                Vườn xuân nụ nở, hoa đơm.
                Tỏa hương, khoe sắc sớm hôm với đời
                Chị ơi cuộc sống tuyệt vời
                Chẳng màng quá khứ đã rời khỏi ta
                Tương lai tầm với chi xa
                Chỉ cần hiện tại đó là ngày vui
                Tham, sân, si, cố dập vùi
                Thở hòa thanh tịnh, ngửi mùi vô ưu
                Huyễn đời liễu nghĩa chữ Tu
                Chị ơi, có bóng thiên thu chợt về
                Chị, em, gieo giống Bồ Đề
                Trồng cây Nhân ái, nguyện kề Như Lai.
                Bá Duy 1- 2017




                Gió cát Thùy Dương

                (Thân tặng chị Trương kim Báu, đã tha thiết quá nhiều với miền Thùy dương cát trắng)

                Vùng trời kỷ niệm thắm vàng son
                Buổi tiễn chàng đi dạ vẫn tròn
                Ơn quê, nghĩa nước buồn vương vấn
                Nhớ cát Thùy Dương, sóng vỗ cồn

                Đây đóa hoa tươi tặng chị hiền
                Tựa dòng suối ngọt chảy triền miên
                Một tâm hồn đẹp và trong sáng
                Thấp thoáng đài trang, cánh Thủy Tiên
                Bá Duy 17.5.1997



                Nỗi buồn của chị
                Thân tặng chị Trương kim Báu (Diệu Ngọc)

                Chị ơi, em biết chị buồn
                Tuy hoa môi nở nhưng luôn ngậm ngùi
                Chị như đánh mất ngày vui
                Chỉ còn quá khứ đã lùi trong mơ
                Hôm qua thấy chị thẩn thờ
                Tựa cành liễu nhỏ bên bờ chiều sương
                Chị buồn thấy thật là thương
                Nhưng không thể trở lại đường cố nhân
                Cùng đi trên bước phong trần
                Chia niềm hạnh phúc, chung lần khổ đau
                Dòng đời tuôn chảy qua mau
                Để người mắt lệ buồn lâu cuộc tình
                Chập chùng tiếp nối điêu linh
                Mất còn theo cuộc ba sinh nao lòng
                Chị ơi, giữ một niệm KHÔNG
                Bởi Vô Thường khép tròn vòng thế nhân
                Duyên kia tan hợp bao lần
                Chút tình say đắm cũng ngần ấy thôi
                Giữ câu chánh niệm đây rồi
                Chị ơi, sẽ thấy chữ Tôi mỉm cười
                Hoa Nhân ái nẩy mầm tươi
                Chuyển dần tâm thức thành người khôi nguyên
                Bồ đề gieo ruộng phước duyên
                Trọn niềm hạnh phúc cửa Huyền khai tâm
                Tiếng chuông, nhịp mõ, hương trầm
                Nhiệm mầu xả bỏ mê lầm chị ơi!
                Bá Duy - Springvale 2.2017



                Nói chị đôi lời
                Thân tặng chị Trương kim Báu.

                Chị tôi má lúm đồng tiền
                Nụ cười tươi tỉnh, mặt hiền làm sao
                Nhẹ nhàng giọng nói thanh tao
                Ngày xưa tóc xõa xanh xao vai mềm
                Lòng chị tròn giấc mộng êm
                Là vầng trăng sáng tỏa đêm ngọc ngà
                Dáng mềm như liễu thướt tha
                Nét đài trang, bước kiêu sa gót hồng
                Trải bao cuộc sống nát lòng
                Bể dâu đổi cả núi sông năm nào
                Ngước nhìn lên khoảng trời cao
                Trách ai đã hiểu cớ sao đổi dời
                Thế rồi nước mắt chị rơi
                Đành thôi cũng nát chuổi đời trong mơ
                Bóng tương lai đã phủ mờ
                Dép râu, nón cối chực chờ dẫm lên
                Sầu trĩu nặng khó tìm quên
                Đường xưa lối cũ thay tên lạ lùng
                May thay trên bước đường cùng
                Liều thân vượt biển lòng chung nối liền
                Đời sang trang bớt lụy phiền
                Hạt Bồ đề bỗng trỗi duyên trong lành
                Đường Phật Pháp sẵn trọn dành
                Từng câu niệm Phật, hồng danh Di Đà
                Tâm hồn chị mở bao la
                Sáng trì kinh chú, Pháp Hoa tụng chiều
                Thời gian trầm lắng bao nhiêu
                Lòng chị càng nở bao điều hoa khai
                Hướng về Phật Bảo Như Lai
                Tâm chị đã gởi bên đài liên hoa
                Hôm nay trong nắng xuân hòa
                Chúc chị lòng vẫn nở hoa Vô Thường
                Bá Duy
                Springvale - Đầu xuân Bính Thân 25.2.2016




                Quê hương ngày tuổi thơ ngây
                Thân tặng chị Trương kim Báu

                Chị tôi quê mãi Nha Trang
                Nước xanh trong vắt, nắng vàng lung linh
                Xõa dài bờ cát trắng tinh
                Thùy Dương êm ả rủ tình biển khơi
                Âm vang sóng vỗ như lời
                Nhớ người góc biển phương trời lãng du
                Đường quen, bước lạ, đèn lu
                Lối xưa rơi xác lá thu âm thầm
                Chị tôi vẫn hướng xa xăm
                Tâm tư lắng đọng về năm tháng nào
                Người xưa cảnh cũ xôn xao
                Ngờ đâu nâng chén ly tao ngậm ngùi
                Thời gian xin hãy bước lùi
                Ngày oan khiên cũ, nay vùi biển sâu
                Chị tôi rủ hết u Sầu
                Nha Trang sống buổi ban đầu ngây thơ
                Bá Duy 8-2001


                Tạ Ơn Người Yêu Dấu
                (Thân tặng chị Trương kim Báu, viết thay cho anh Dọng)

                Ơn em tặng đóa hồng tươi
                Đời người ngã ngựa đến nụ cười cũng khô
                Ôi! Còn đâu một cơ đồ
                Tương lai hằng bóng đáy mồ chinh nhân

                Ơn em trong sáng vô ngần
                Sắt son giữ vẹn một lần giao bôi
                Chăm lo con trẻ vun bồi
                Vai gầy yếu vẫn vẹn đôi song đường

                Ơn em nhạt sắc phai hương
                Cánh hoa phong nhụy, dễ thường chơi vơi
                Đêm đêm nuốt lệ ngừng rơi
                Bước chân khuê cát dấn đời gian nan

                Ơn em nắng sớm, chiều tàn
                Trung trinh một tấm lòng vàng thủy chung.
                Mai đây ngày tháng tương phùng
                Uyên ương liền cánh khắp vùng bao la

                Cỏ hoa mây nước bên ta
                Tặng em cả ánh trăng ngà mênh mông
                Đẹp thay hai chữ Tâm Đồng
                Ơn em mãi mãi bên lòng...dấu yêu
                Bá Duy tháng 8 năm 2001




                Tặng chị cả
                (Thân tặng chị Trương kim Báu
                Người chị cả thân thương)

                Gió xuân thắm nụ đào tơ
                Hoa ươm hương sắc vào thơ dệt lời
                Tặng người chị cả tuyệt vời
                Diệu hiền, nhân hậu, rạng ngời nét son
                Lòng chung thủy, đạo vuông tròn
                Cành hoa đài các vẫn còn thoảng hương
                Chị tôi có nụ cười tươi
                Có đôi tay đẹp với mười tháp măng
                Lòng chị sạch tợ tuyết băng
                Đời khuê các vẫn còn hằn dấu xưa
                Chị hiền như ánh sao thưa
                Diệu như trăng tỏa khi vừa ra mây
                Chị tôi nỗi nhớ còn đây
                Niềm thương còn đó, vơi đầy nước non
                Tình quê trong chị sắt son
                Dù xa quê chẳng hao mòn tình quê
                Mây trôi khắp nẻo sơn khê
                Chị thường lặng ngắm mây về chốn xa
                Nha Trang biển mẹ tình cha
                Thùy Dương còn mãi lời ca dạt dào
                Bá Duy 1990



                Thân đơn,chới với giữa đời
                Thân tặng chị Trương kim Báu

                Một mình ở lại chốn đây
                Kề bên nỗi khổ lất lây ngậm ngùi
                Thời gian trôi mất niềm vui
                Kể từ giây phút lấp vùi tử sinh
                Buồn thương đối bóng riêng mình
                Xót xa nhìn chiếc thuyền tình vỡ đôi
                Lặng lờ ngày tháng đơn côi
                Quẩn quanh chỉ có mình thôi, nỗi sầu!
                Giờ người cởi hạt nơi đâu
                Thấu chăng tôi chới với sâu biển đời
                Tủi hờn nuốt giọt lệ rơi
                Nhớ bao kỷ niệm một thời thăng hoa
                Cánh chim khuất bóng nhạt nhòa
                DỌNG tên người cũ, gió hòa thở than!
                Mai đây từng bước dậm ngàn
                Trên đường tu tập vẫn mang bên lòng
                Hương xưa của buổi ấm nồng
                Nha Trang từ độ tơ hồng kết đôi
                Đến nay giữa cuộc đời trôi
                Dụng câu niệm Phật, đành thôi, quên sầu
                Bá Duy - Springvale cuối năm Bính Thân



                Comment


                • #53
                  LỄ VU LAN Chùa HOA NGHIÊM 2023

                  Trương Kim Báu



                  Buổi đọc kinh chiều đã chấm dứt, tất cả Phật tử đều ra về. Ban cấm hoa cùng nhau lên chánh điện trải tấm vải lớn, đem tất cả hoa và bình vào để bắt đầu làm việc.

                  Trong nhóm có 5 người nhưng 2 người chính cắm hoa, còn 3 người kia theo phụ. Tôi già nhất nên vui với tuổi già cùng mái tóc bạc phơ, chỉ làm các việc thật nhẹ như chuẩn bị hoa lá cho từng người trang trí.
                  • Trời ơi Bảy, bây giờ con mới nhìn rõ hai bàn tay Bảy, tay Bảy đẹp quá!




                  Cô lớn tiếng làm tôi giật mình! Nhìn 2 tay mình, hình ảnh mẹ tôi tự nhiên chợt hiện ra. Mẹ tôi là người đàn bà đẹp nhất vùng. Gia đình tôi cũng giàu nhất tỉnh. Tôi là con út nhưng tôi lại giống cha, chỉ có đôi bàn tay là giống mẹ.


                  Ngược dòng trở về thời xưa cũ. Ấp ủ nỗi nhớ nhung khôn cùng về mẹ, lòng tôi hanh hao nhớ đôi mắt nồng hương âu yếm của mẹ nhìn tôi chưa hề phai nhạt. Tôi rưng rưng thèm khóc nghẹn ngào, thấy cuộc đời mất mẹ như hàng cây chênh vênh cô độc bên đường, đứng vò võ trong cơn lốc tơi bời của mùa đông buốt lạnh.

                  Thương sao đôi bàn tay Mẹ!
                  Nghìn năm vẫn cứ mặn mà
                  Ngàn lời thơ con muốn kể
                  Đâu bằng Mẹ tháng ngày qua...
                  Xin hôn đôi bàn tay Mẹ
                  Bàn tay đẹp đẽ lạ thường
                  Sức sống vươn lên mầu nhiệm
                  Đong đầy tất cả yêu thương. (Như Nhiên)


                  Thời tiểu học tôi đã được gởi lên tỉnh học, những ngày hè và tết mới được về làng. Đêm đêm nằm gối đầu trên tay mẹ, mẹ luôn vuốt tóc tôi và tôi ghiền bàn tay mẹ sờ trên mái tóc.

                  Bàn tay lót chỗ con nằm
                  Dịu dàng ấp ủ, âm thầm sớm khuya (Như Nhiên TTT)

                  Cuộc sống êm đềm đã trôi qua. Năm 1975 gia đình cha mẹ và tôi đảo ngược. Những căn nhà ở Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt, những ruộng lúa, ruộng muối, đìa cá của ba mẹ tôi đều bị tịch thâu. Ba tôi mất lâu rồi, nhưng mẹ tôi thì bị đem ra đấu tố. Chồng tôi ở tù ngoài Bắc, bên tôi chỉ còn hai con nhỏ. May mắn là tôi còn có người chị chồng theo săn sóc, lo lắng thương yêu tôi.

                  Năm 1975 tôi rất muốn về quê sống cùng mẹ để được mẹ yêu thương nhưng mẹ nhắn vào, con cứ bám Sài Gòn mà sống. Cố gắng lên! Mẹ luôn ở bên con! Nhớ đừng về làng.

                  Mẹ ơi! Mẹ là con tàu
                  Chở con qua những nông sâu phận người
                  Bây giờ mẹ của con ơi
                  Con còn đây với những lời mẹ ru (Lê văn Trung)





                  Năm 1983 tôi trở về làng. Trước mặt làng tôi là biển xanh mênh mông, sau lưng là núi. Đến đầu làng, trời đã sẫm tối, nhà nhà đều lên đèn đóng cửa. Từng bước chân trên đường mà lòng ngập tràn thương nhớ. Đêm nay trăng sáng nhưng không còn tiếng cười đùa của trẻ em như ngày xưa, như ba mẹ cũng ra trước cửa nhà ngồi chơi, có nhà trúng mùa còn luộc bắp, khoai, đậu cho tụi nhỏ ăn.

                  Mẹ ngồi ăn trầu bên cây đèn dầu loe lét với đôi mắt sáng rực, tôi xà vào lòng mẹ, bàn tay mẹ lại vuốt tóc tôi.
                  • Con ăn cơm nha. Dì bảy đợi.
                  • Sao biết con về mà làm món của quê mình.

                  Dì bảy bưng lên một tô to khoai lang khô hầm cùng đường đen, có mùi gừng thơm ngát. Dì bà con ở cùng gia đình ngày tôi còn bé.

                  Sau khi đổi thay chế độ, nhà mình không ai được ở lại, cả vú con, người cho tôi bú vì mẹ tôi không đủ sữa. Những bữa ăn đều có người theo dõi nên mẹ con và dì ăn toàn món ăn nhà quê của làng.
                  • Ngày mai sẽ cho con ăn sáng là xôi bắp. Bắp khô ở nhà có sẵn sẽ hầm bỏ thêm ít nếp, khi ăn quẹt thêm đậu xanh, muối mè và những cọng dừa tươi. Còn ăn gì nữa? Bắp tươi luộc, khoai lang luộc ăn với cá khô nướng hay khoai lang chấm mật ong...vv...
                  • Những ổ ong nhà mình còn hở má?
                  • Thì vẫn còn đó, nhà mình đâu có đuổi nó đi.





                  Hè xưa, tôi đã thành cô thiếu nữ 18 tuổi, trở về đi một vòng nhà, lên lầu bước chân trần thấy có gì rít rít dưới chân. Sau đó mẹ khám phá ra những con ong đã làm ổ la phông trên lầu. Trần nhà làm bằng những miếng ván đóng kín lại chỉ có một ô vừa người leo lên thôi, những đàn ong làm tổ nơi đó. Mẹ tôi không lấy mật hay đuổi đi. Mật nhiều quá! Chảy xuống chỗ nào thì lấy thau hứng chỗ đó. Đàn ong vẫn tồn tại mấy chục năm, nhờ vậy mẹ có mật tẩm bổ và đổi những món ăn cần thiết, hoặc giúp dân làng.

                  Mẹ tôi nói có những món dân làng mới chế ra sau này, như nhà nào cũng trồng nhiều khoai lang nên làm bánh tráng khoai lang có bỏ thêm gừng, bánh tráng mít, bánh tráng xoài. Nhà mình cũng vậy, cứ đem đến lò bánh tráng ở cuối làng, họ làm chia đôi khỏi trả tiền công.
                  • Con muốn ăn, con muốn ăn liền.

                  Mẹ tôi cười, bà ngồi gần đó ôm choàng vai tôi.
                  • Đúng là con gái của má.

                  Tôi nghe tiếng vọng từ nguồn xưa:

                  Mẹ là nắng, mẹ là mưa
                  Mẹ là tiếng võng đong đưa mỗi người. (Lê văn Trung)
                  • Các thứ bánh đó có hai cách ăn. Ăn sống hay nướng lên. Để dì bảy con nướng cho con thử hai loại, rồi đem về Sài Gòn cho cô Năm và hai đứa nhỏ ăn thử.

                  Nhà còn nhiều thứ như bắp tươi trộn ít gạo, bánh tráng gạo cuốn với trứng gà luộc. Gia đình nào bị cán bộ chú ý thì ăn cơm độn sắn, khoai.
                  • Má và dì ăn toàn thứ con thích không hà.

                  Mẹ tôi lại cười.
                  • Thôi con đi thay đồ, lên lầu ngủ nói chuyện tiện hơn.

                  Tôi muốn ngủ trong lòng mẹ, mẹ như biết hết những gì tôi nghĩ.
                  • Tối nay con làm cái gối ôm để má ôm con.

                  Mẹ dịu dàng như hoa ngọc lan đêm
                  Ấp ủ con trong hương tình ngào ngạt
                  Tháng năm ghập ghềnh, dòng đời phai nhạt
                  Hằn lên đôi vai mẹ sắc thu vàng


                  Thấy con về đột ngột mẹ biết có chuyện gì rồi. Tôi kể cho mẹ nghe, chồng tôi được thả từ Bắc về. Ở Sài Gòn chỉ có một ngày và một ngày về thăm cha mẹ anh ở Mỹ Tho. Hôm sau anh lên đường vượt biên cùng con trai 12 tuổi và một em trai tôi mới kết nghĩa năm 1980, vì em không thể về nhà sau một lần vượt biên.

                  Hiện 3 người đã đến Úc. Tôi về để cho mẹ biết tin và thăm mẹ lần cuối trước khi tôi và con gái sẽ ra đi.

                  Mẹ lại cười và nói.
                  • Đừng lo cho má. Con cứ ra đi để có tương lai cho hai cháu. Hai cháu không được đến trường, vậy 8 năm nay ai dạy các cháu học?
                  • Con gái của má chứ ai. Tiếng Việt thì con dạy, còn Anh văn và toán thì thuê cô giáo má à.
                  • Vậy là tốt.

                  Tôi có một đêm thật hạnh phúc! Được mẹ ôm, được mẹ sờ lên mặt, lên tóc. Vì mẹ con tôi đều biết lần ra đi này là nghìn trùng cách biệt.

                  Con ngất ngây trong hạnh phúc ngọt lành
                  Giữa tình mẹ con thấy mình quá nhỏ
                  Vầng trăng kia còn khi mờ khi tỏ
                  Tình mẹ bao dung...SÁNG MÃI, MUÔN ĐỜI
                  • Ở xa con đừng có buồn! Đừng lo cho má. Má luôn ở bên con, lúc nào má cũng cầu nguyện cho gia đình con.

                  Hôm sau tôi ra khỏi nhà khi trời chưa sáng. Mẹ đưa tôi đến đầu làng để đón xe đi Nha Trang. Ôm mẹ lần cuối tôi khóc nhưng mẹ lại cười và chọc tôi.
                  • Về thăm má xách theo về một giỏ đồ ăn, nhớ chia cho cháu của má.

                  Tôi nghe giọt lệ mẹ cười
                  Nỗi đau mẹ nuốt, niềm vui mẹ giành...cho con (Lê văn Trung)

                  Mặt trời đã lóe tia nắng đầu ngày từ dưới mặt nước biển lên. Hình ảnh này ở làng quê tôi, hôm từ giả mẹ mà đi. Ôi mặt trời đang mọc, biển rộng mênh mông trước mặt, mẹ già. Ba hình ảnh thân yêu ngày tôi sinh ra đã nhìn thấy. Nay tôi sắp trốn chạy quê hương, thì lại hiện lên một lần sáng nay. Tôi nhìn và cảm động! Ôi quê hương! Quê hương! Tôi sẽ mất tất cả sao?

                  Lớn khôn cách biệt mẹ rồi
                  Lời ru theo vạn bước đời của con
                  Rủ đời, rủ đạo vuông tròn
                  Thiên thu tiếng mẹ hóa hồn núi sông (Như Nhiên TTT)
                  • Lên xe đi cô! Tiếng nói thật to của người phụ xe làm tôi giật mình. Vội ôm mẹ già rồi lên xe.


                  Má ơi! Con nhớ má! Đúng là má luôn ở bên con, hai bàn tay của má theo con suốt 40 năm ở xứ Úc này. Mùa Vu Lan lại về trên xứ Úc. Hôm nay là ngày 27 tháng 8 năm 2023.

                  Mùa đông Melbourne đang ngao du nốt thời gian còn lại, nên tiết trời đã buông lơi cơn gió luồng tê tái. Chỉ còn cái lạnh nhẹ nhàng cho hàng Phật tử tựu về chùa trong chiếc áo dài truyền thống, khoác chiếc khăn lên người hay choàng áo lạnh, vẻ đẹp thanh lịch trang phục hài hòa.

                  Sau ba hồi trống chuông Bát Nhã, Thầy và đoàn Tăng Ni bước ra chánh điện. Thầy Viện chủ chùa Hoa Nghiêm nói ý nghĩa, truyền thống của Phật giáo Việt Nam: một năm có 3 ngày quan trọng nhất là Phật Đản, Vu Lan và ngày tết.

                  Lễ Vu Lan, xuất phát từ sự tích về Đại đức Mục Kiền Liên cứu mẹ. Ngài đã tu luyện được nhiều phép thần thông có thể nhìn khắp đất trời, nên thấy mẹ đang ở cõi địa ngục, bị đọa đày đói khổ. Với lòng hiếu thảo, Mục Kiền Liên đem cơm xuống dâng mẹ, do đói lâu ngày nên khi ăn mẹ ông đã dùng một tay che bát cơm lại, không cho các cô hồn khác đến ăn, thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ. Mục Kiền Liên liền quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy nhờ hợp lực của chư Tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Sau 3 tháng an cư kiết hạ, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày rằm tháng bảy, là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng Ni cầu nguyện. Nghe những lời kinh bà đã sám hối nên tâm lìa oan khiên, lên chốn thiên đàng.

                  Lễ Vu Lan mang một ý nghĩa thật thiêng liêng cao cả của Phật giáo nói riêng và là ngày lễ hội báo hiếu nói chung của mọi người con có hiếu trên thế gian này. Người Phật tử phải biết mình có 4 ơn phải làm: ơn Cha Mẹ, ơn thầy tổ, ơn tổ quốc và ơn chúng sanh.

                  Tiếp theo các cô xướng ngôn viên yêu cầu toàn thể Phật tử đứng lên Nhập Từ Bi Quán để nhớ đến 4 ơn. Sau đó hai cô chia nhau nói về công ơn cha mẹ. Gia đình Phật tử Chánh Đạo lên hợp ca nhớ ơn ngày Vu Lan. Huệ Thường nói về ân đức sinh thành, nhất là những người xa quê hương hoài niệm về cha mẹ.

                  Cho dù ở bất cứ nơi đâu nhưng cứ đến ngày lễ Vu Lan, mọi cảm xúc lại đưa ta trở lại với vòng tay của cha mẹ. Nói sao cho hết được những công ơn vất vả cha mẹ đã hy sinh một đời dành cho con cái.

                  “Vu Lan đến, bao trái tim thổn thức
                  Vu Lan về, hoa hồng nở thơm hương
                  Vu Lan ơi! Nét đẹp thật chân thường
                  Cho nhân loại tìm về trong ánh đạo”


                  Một nét đẹp trong ngày Vu lan là chương trình bông hồng cài áo. Dù cha mẹ còn hay đã mất thì mỗi người con đều dâng lên lòng biết ơn mẹ cha sâu lắng với tâm niệm dốc lòng hiếu đạo.

                  Lễ cài hoa hồng do học sinh trong trường tiểu học Phật giáo của chùa từng cặp 2 em đi với nhau. Một em đưa cái khay có đủ màu hoa hồng: trắng (mất cả cha và mẹ), hồng (mất cha) và đỏ (còn cha còn mẹ). Một em cầm hộp kim, Phật tử tự chọn màu hoa và tự cài hoa lên áo. Một Phật tử lên hát bài Bông Hồng Cài Áo, nhiều người chảy nước mắt trong giọng ca truyền cảm. Khoảng 50 đến 80 chục em trường tiểu học nhỏ xíu, lớp 1 đến lớp 6, hát bài Welcome Temple thật dễ thương.

                  Hoa dù trắng hay hồng đều ý nghĩa
                  Chỉ đượm nồng hương sắc thể Từ Bi
                  Cha Mẹ còn hay Cha Mẹ mất đi
                  Xin giữ mãi người ơi xin giữ mãi.


                  Có thêm 2 cô xướng ngôn viên, một cô giọng Bắc, một cô giọng Nam, tiếng Anh lưu loát, thay nhau nói về trường tiểu học Phật giáo đầu tiên của tiểu bang Victoria và Tân Tây Lan, trường đào tạo công dân tốt cho Úc, hy vọng Phật giáo sẽ có những người tiếp nối.

                  Lễ dâng hoa cúng Phật, 6 em mặc áo tràng cầm hoa sen múa, 6 em mặc đồng phục trường tiểu học Hoa Nghiêm cầm 6 lẳng hoa tươi. Mỗi bàn thờ Phật tổ, Quán Âm, Địa Tạng, có 2 em cùng dâng hoa cúng dường.

                  Tất cả Thầy, Sư Cô và Phật tử đều đứng lên tụng kinh Vu Lan.
                  Kiến trúc sư Lê Đình Châu báo cáo về những công việc của chùa đã và sắp làm.

                  Thầy Viện chủ nói Lễ Vu lan không phải là của riêng Phật giáo, mà là lễ của tất cả mọi người, vì đó là ngày nhớ ơn cha mẹ, làm người ai lại không có cha mẹ. Thầy mong rằng những người Phật tử phải thật hiếu thảo với mẹ cha. Sau đó, chùa tặng cho mỗi người đi dự lễ hôm nay một cành hoa lan tím Singapore đang vắt trên 3 bàn Phật, ai còn mẹ về tặng mẹ, ai mất mẹ thì chưng nơi bàn thờ.

                  Vu Lan đến bao trái tim thổn thức
                  Vu Lan về hoa đạo nở thơm hương
                  Vu Lan ơi! Nét đẹp thật chơn thường
                  Cho nhân loại niềm vui trong hiếu đạo.


                  Rồi chùa mời tất cả xuống hall dùng trưa (do Sư cô Huệ Thanh cùng ban nấu ăn đã chuẩn bị cả mấy ngày nay), và xem gia đình Chánh Đạo trình diễn văn nghệ, Vovinam múa lân.

                  Chúc toàn thể Phật tử mùa Vu Lan an lành hạnh phúc.
                  Last edited by Phòng Trực; 09-19-2023, 10:58 AM.

                  Comment


                  • #54
                    VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI

                    -Trương kim Báu-


                    “Việt Nam Quê Hương Tôi” là tên trại của Vovinam Springvale Camp năm 2023 ở Bay Park Scout Camp Mount Martha, để cho các em trong đội Võ hiểu được tuổi thơ của ông bà cha mẹ sống ra sao nơi quê hương đất tổ. Nên các trò chơi, thi đấu, sinh hoạt...hoàn toàn đặc thù hương vị Việt Nam.

                    Sau những năm Covid 19, đội võ Vovinam Springvale tổ chức cắm trại trở lại vào 7 giờ sáng ngày 25/11/2023, đoàn xe nhà đủ loại của những võ sinh và phụ huynh đã có mặt. Tất cả được phân công việc làm trên đất trại. Mỗi người đeo trước ngực tấm thẻ to có tên và hình ảnh.

                    Thời tiết đang gió mưa nhưng nơi đây trong nắng ấm tinh khôi, chim líu lo như một dàn nhạc hòa tấu chào mừng, đoàn Vovinam tập họp trước sân khấu lộ thiên nằm trên bãi cỏ xanh thoáng rộng, chung quanh là những hàng cây to dang tay tỏa bóng mát cho những ngày oi bức.

                    Tập họp ở một Hall lớn:
                    Trên sân khấu, phía dưới lá cờ Vovinam (đặt chính giữa) là hình Tổ Nguyễn Lộc. Hai bên có bình hoa tươi và một cái cúp để thưởng cho đội nào hạng nhất trong kỳ cắm trại này. Cờ Úc Đại Lợi nằm bên trái và bên mặt là Cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa ba sọc đỏ.

                    Một võ sinh trong ban hướng dẫn lên nói:

                    “Kính thưa quí vị.
                    Đã gần 46 năm sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng đối với thế hệ của ông bà cha mẹ chúng con là sự khởi đầu của một chặng đường rời quê hương đi tìm tự do.

                    Ngày ra đi tóc cha vừa chớm bạc
                    Lòng ngậm ngùi mà mắt lệ rưng rưng.
                    Người bảo rằng đi đi, hãy đi đi.
                    Để mai này còn bảo bọc quê hương.

                    Kính thưa quí vị.
                    Sự thành công và phát triển của người Việt Nam ở Úc Châu là nhờ công lao của biết bao nhiêu bàn tay đóng góp, không chỉ riêng người Việt chúng ta, mà còn rất nhiều dân tộc khác nữa.
                    Họ cùng nhau góp sức tạo ra một cộng đồng ngày càng vững mạnh hơn.

                    Elvis cùng với những anh chị và các em thuộc thế hệ thứ hai luôn vinh danh những người đi trước, đã hy sinh cho hai chữ tự do vì hàng triệu người dân Việt phải bỏ nước ra đi. Lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho khát vọng tự do của người Việt trên năm châu bốn bể.

                    Lễ Chào cờ bắt đầu.
                    Bài Quốc Ca nước Úc vang lên, các môn sinh Võ hát theo. Rồi tới Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, có nhóm thế hệ thứ nhất theo con cháu đi cắm trại hòa giọng. Toàn thể Võ sinh Vovinam đều cất tiếng hát theo khi
                    Vovinam Tâm ca trổi dậy.

                    Vovinam môn phái võ đạo sáng tạo do người Việt Nam
                    Vovinam đây nguồn sống anh dũng bất khuất của con cháu Lạc Hồng .......

                    Với bàn tay thép, với trái tim từ ái
                    Người môn sinh Vovinam đấu tranh cho công bằng bác ái......

                    “Trước hết chúng tôi xin tri ân bộ lạc thổ dânBoonwurrong thuộc vùng Kulin Nation, những người đầu tiên của đất nước này. Chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn với sắc tộc Thổ dân truyền thống, chủ đất đầu tiên. Chúng tôi kính trọng nền văn hóa, các thế hệ người Thổ dân trong quá khứ và hiện tại.
                    Sau đây là phút mặc niệm để tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã có công mở và dựng nước, tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn trên đường tìm tự do.
                    Tưởng nhớ đến Võ sư Sáng tổ, Võ sư chưởng môn, Võ sư huấn luyện viên, Môn sinh đã hy sinh cho lý tưởng Việt Võ Đạo”.

                    Giới thiệu Võ sư Diệp Khôi Minh Hoàng, người truyền Võ Vovinam đến Úc và 4 người đai đỏ từ võ đường chùa Quang Minh đến dự.
                    Đây là lời nhắn gởi của võ sư Diệp Khôi đến các em trong đội võ Springvale:

                    “Vào đội võ khi các em đã lớn, được lên những đai cao, các em phải hy sinh thì giờ để giúp Vovinam tồn tại, để truyền cho thế hệ sau. Là một võ sư các em phải tiếp tục luyện võ, luôn luôn cố gắng giúp đàn em tập võ. Phải nhớ ba điều:
                    1. Hòa đồng.
                    2. Bình đẳng.
                    3. Rộng lượng.

                    Hai em Lan Anh, Kim Anh và 4 em nhỏ lên hát bài Hello Việt Nam, các em hát hai thứ tiếng: Anh và Việt.

                    Bạn hãy nói cho tôi biết chăng, về họ tên mà tôi đã mang
                    Về miền quê mà tôi ngày đêm luôn nhớ mong
                    ....
                    Được nhìn bằng đôi mắt của mình được trở về cội nguồn của tôi
                    ....
                    Mong ước ngày trở về
                    Lòng tôi yêu mến Việt Nam
                    ...
                    Lòng tôi vang tiếng Việt Nam
                    Lòng tôi xin Chào Việt Nam


                    Toàn, trưởng đội võ. John và Elvis trưởng ban điều hợp trại. Các đội sinh được chia ra 7 đội và 3 đội của phụ huynh, mỗi đội bốc thăm tên.
                    Đội Hà Nội khăn màu đen có những vệt trắng
                    Đội Huế khăn màu nâu
                    Đội Hội An khăn đỏ
                    Đội Đà Nẵng khăn màu cam
                    Đội Qui Nhơn khăn màu vàng
                    Đội Nha Trang khăn màu xám
                    Đội Đà Lạt khăn màu trắng
                    Đội Sài Gòn khăn màu hồng
                    Đội Cần Thơ khăn xanh lá cây
                    Đội Bạc Liêu khăn xanh dương đậm
                    Mỗi người có thể đeo khăn trên tay, bịt trên đầu hay choàng ở cổ.

                    Phụ huynh cùng đội sinh dựng lều san sát nhau cho thời khóa 2 ngày trên khu đất có trời xanh biêng biếc, có mặt hồ tĩnh lặng mang thi vị bình yên. Vang tiếng chim hót, ve kêu, ếch nhái hòa quyện tiếng cười giòn của các em võ sinh rộn ràng bay trong nắng gió vàng ươm. Vô cùng tiện lợi vì phía sau là nhà ăn, 2 dãy nhà ngủ, phòng tắm và nhiều toilets, nên nghe rõ được lệnh sinh hoạt khi tiếng trống, tiếng phèn la hay tiếng kẻn nổi dậy.

                    Lần cắm trại này hiện diện 3 thế hệ người Việt ở Úc. Có người trên 60, 70 và 80 tuổi chung vui cùng con cháu nội ngoại, khuyến khích sinh hoạt của hội đoàn người Việt. Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau để trở thành người hữu ích. Họ đến Úc với đôi bàn tay trắng, một trái tim thương nhớ quê nhà, họ mạnh mẽ đứng dậy làm lại từ đầu, xây dựng tương lai cho thế hệ thứ hai thành những người trí thức.

                    Giờ sinh hoạt:
                    Từng đội lên biểu diễn múa theo tiếng nhạc bập bùng. Hai đội phụ huynh hòa đồng cùng con cháu, họ lắc bụng, sống lại thời thơ ấu trong tiếng cười rộn rã.
                    Hai anh trưởng ban thi nhau kêu tên từng đội nói tên một món ăn Việt Nam như: phở gà, bánh canh, hủ tiếu Mỹ Tho, canh chua, cháo lòng, bánh tét, trứng thịt kho, cơm gà chiên giòn, bánh ướt ...v...v...không được lặp lại các món ăn đã nói rồi.

                    Giờ đố vui:
                    Ở Việt nam nhiều nhất là con gì? Muỗi, ruồi, ong, thằn lằn, voi, ngựa, chuột?
                    Liệt kê mười hai con giáp? Tý, Sửu, Dần...là con gì?...v...v...
                    Việt Nam có mấy mùa? Xuân, Hạ,Thu, Đông, mùa hè, mùa lạnh, mùa mưa, mùa nắng?
                    Tổng thống Obama đến Việt Nam ăn món gì? Phở, bánh mì thịt hay bún chả Hà Nội?
                    Từng đội tìm một góc hội trường hay vào lều, chỗ kín đáo để tự tập kịch về sự tích hay lịch sử Việt Nam ngày xưa.

                    Cơm chiều 5 giờ. Nhiều món ngon sang trọng, đồ ngọt cũng đủ loại. Đồ chay và mặn được các phụ huynh nấu sẵn ở nhà rất hấp dẫn, mang tới thật nhiều.

                    Tiếp theo là những vở kịch do từng đội lên trình diễn: Bánh chưng bánh dầy, Trọng Thủy Mỵ Châu, Ngưu Lang Chức Nữ, Thánh Giống, Sự tích Ông Táo, Cây đa chú Cụi ...v...v...

                    Biểu diễn Múa Lân:

                    Đốt lửa trại, tất cả võ sinh và phụ huynh đều nắm tay cùng nhảy vòng tròn bên đống lửa, miệng cất tiếng hát.

                    Cùng nắm tay nhau ta vây quanh lửa hồng
                    Lửa cháy trong tim anh em chúng ta về đây v.v....

                    Đúng 10 giờ đêm tất cả đều về lại nhà ăn.
                    Phụ huynh đã bày nhiều khay đồ ăn, chips nóng hổi, sim sim, chè đậu đỏ, chè sâm bổ lượng, mì gói đủ loại, bánh xèo chay, mặn.
                    Ở ngoài sân nhiều lò than hồng được đốt lên. Các em đã được dạy cách đổ bánh xèo, nay đổ bánh mời tất cả mọi người cùng ăn.

                    Đến 11 giờ vào phòng, về lều. Kẻn báo giờ tắt đèn. Ban tổ chức chia nhau canh phòng gìn giữ an ninh.

                    Sáng chủ nhật, mây trắng nhẹ như những mảnh voan thơ mộng trên nền xanh trong veo thanh khiết. Chim lượn quanh hót vang lừng giữa thiên nhiên tuyệt vời mang hạnh phúc mênh mông tích cực.

                    Tất cả đều ra sân tập động tác nhẹ cho máu huyết lưu thông. Sau khi ăn sáng, các em bắt đầu chơi đánh thẻ, đánh bi, năm mười, đạp lon, đếm nút, nhảy cò cò v.v...

                    Phụ huynh chuẩn bị cho buổi ăn trưa. Những lò nướng được kê ở căn lều trước phòng ăn. Các món rất ngon được đem theo và ướp khẩu vị VN. Đồ ngọt, trái cây đủ loại: chè, đậu hủ nước đường, chuối nướng, bắp nướng, khoai nướng, bánh hộp, bánh kem, cà rem v.v...BBQ bay thơm lừng vô cũng hấp dẫn.

                    Đến giờ hạ lều, các em võ sinh giờ đã chuyên nghiệp, sắp xếp gọn gàng giúp các phụ huynh bỏ vào xe nhanh chóng. Các em chia từng đội vệ sinh tất cả phòng ngủ, toilets và sân cỏ, phụ huynh cũng phụ lượm rác chung quanh.

                    Đồ ăn còn quá nhiều, anh Toàn xin các phụ huynh đem về nhà. Anh tự làm mẫu mấy con diều rồi các đội võ sinh phải làm theo. Anh tập họp các em đứng thành vòng tròn, rồi đem ra một bánh sinh nhật có cắm đèn cầy. Cả đoàn đều vỗ tay ca hát, chúc mừng sinh nhật John trong ban hướng dẫn.

                    Lần đầu tiên được thả diều, các em vui cười la hét khi thấy diều tung gió bay lên. Phụ huynh nam nữ cũng ra thả diều, cùng la hét không kém gì con cháu.

                    Từng đội lên nói cảm tưởng của mình trong 2 ngày trại. Các em cảm ơn anh Toàn và tất cả anh chị trong ban hướng dẫn, đã tổ chức cho các em học hỏi được nhiều điều hay, chơi những trò chơi lạ và hiểu thêm một chút về tuổi thơ của Việt Nam, những gì mà ông bà cha mẹ em đã trải qua thời trẻ dại.
                    Cảm ơn cha mẹ cho đi trại Vovinam. Cảm ơn phụ huynh đã nấu nhiều đồ ăn ngon quá. Cảm ơn anh Toàn và tất cả các anh chị trong ban hướng dẫn trại Vovinam kỳ này.

                    Đến phần được giải thưởng:
                    - Đội Cần Thơ được giải ba. Đội Trưởng và Phó, mỗi cặp vợ chồng đều được huy chương.
                    - Đội Qui Nhơn được giải nhì. Mỗi thành viên được thưởng 1 huy chương
                    - Đội Hội An được giải nhất, mỗi người có một huy chương đeo trên cổ và nhận Cúp to. Tên các em được ghi vào Cúp.

                    Anh Toàn trưởng đội Võ Vovinam Springvale cảm ơn phụ huynh và tất cả võ sinh, cảm ơn ban hướng dẫn.
                    Bế mạc trại năm 2023.

                    Võ Vovinam đã tập cho các em thân tâm hoàn hảo, cao thượng, thanh khiết và chân tịnh. Cho các em hiểu thế nào là tình yêu lớn lao gắn kết với quê hương đất nước, cho truyền thống đạo lý nghìn đời của dân tộc ngày càng vững vàng hưng thịnh. Dù ở đâu, Việt Nam mãi có trong tim, là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi thân yêu ngọt ngào gắn bó cùng kỷ niệm tuổi thơ thiêng liêng trong vòng tay cha mẹ. Tổ quốc Việt Nam, cội nguồn đong đầy nỗi nhớ nhung da diết trên cảnh sắc bãi cỏ xanh tươi, trên những hàng cây giữa trời lồng lộng chiếc diều bay, đàn chim ca lượn tiết tấu theo ngọn gió đong đưa muôn hình vạn trạng.

                    Một màn bắt tay cảm ơn từ giã, những lời chúc và hẹn gặp lại lần sau.






                    Comment


                    • #55
                      LỄ VU LAN Chùa HOA NGHIÊM 2023

                      Trương Kim Báu


                      Buổi đọc kinh chiều đã chấm dứt, tất cả Phật tử đều ra về. Ban cấm hoa cùng nhau lên chánh điện trải tấm vải lớn, đem tất cả hoa và bình vào để bắt đầu làm việc.

                      Trong nhóm có 5 người nhưng 2 người chính cắm hoa, còn 3 người kia theo phụ. Tôi già nhất nên vui với tuổi già cùng mái tóc bạc phơ, chỉ làm các việc thật nhẹ như chuẩn bị hoa lá cho từng người trang trí.
                      • Trời ơi Bảy, bây giờ con mới nhìn rõ hai bàn tay Bảy, tay Bảy đẹp quá!

                      Cô lớn tiếng làm tôi giật mình! Nhìn 2 tay mình, hình ảnh mẹ tôi tự nhiên chợt hiện ra. Mẹ tôi là người đàn bà đẹp nhất vùng. Gia đình tôi cũng giàu nhất tỉnh. Tôi là con út nhưng tôi lại giống cha, chỉ có đôi bàn tay là giống mẹ.

                      Ngược dòng trở về thời xưa cũ. p ủ nỗi nhớ nhung khôn cùng về mẹ, lòng tôi hanh hao nhớ đôi mắt nồng hương âu yếm của mẹ nhìn tôi chưa hề phai nhạt. Tôi rưng rưng thèm khóc nghẹn ngào, thấy cuộc đời mất mẹ như hàng cây chênh vênh cô độc bên đường, đứng vò võ trong cơn lốc tơi bời của mùa đông buốt lạnh.

                      Thương sao đôi bàn tay Mẹ!
                      Nghìn năm vẫn cứ mặn mà
                      Ngàn lời thơ con muốn kể
                      Đâu bằng Mẹ tháng ngày qua...
                      Xin hôn đôi bàn tay Mẹ
                      Bàn tay đẹp đẽ lạ thường
                      Sức sống vươn lên mầu nhiệm
                      Đong đầy tất cả yêu thương. (Như Nhiên)


                      Thời tiểu học tôi đã được gởi lên tỉnh học, những ngày hè và tết mới được về làng. Đêm đêm nằm gối đầu trên tay mẹ, mẹ luôn vuốt tóc tôi và tôi ghiền bàn tay mẹ sờ trên mái tóc.

                      Bàn tay lót chỗ con nằm
                      Dịu dàng ấp ủ, âm thầm sớm khuya (Như Nhiên TTT)

                      Cuộc sống êm đềm đã trôi qua. Năm 1975 gia đình cha mẹ và tôi đảo ngược. Những căn nhà ở Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt, những ruộng lúa, ruộng muối, đìa cá của ba mẹ tôi đều bị tịch thâu. Ba tôi mất lâu rồi, nhưng mẹ tôi thì bị đem ra đấu tố. Chồng tôi ở tù ngoài Bắc, bên tôi chỉ còn hai con nhỏ. May mắn tôi còn có người chị chồng theo săn sóc, lo lắng thương yêu tôi.

                      Năm 1975 tôi rất muốn về quê sống cùng mẹ để được mẹ yêu thương nhưng mẹ nhắn vào, con cứ bám Sài Gòn mà sống. Cố gắng lên! Mẹ luôn ở bên con! Nhớ đừng về làng.

                      Mẹ ơi! Mẹ là con tàu
                      Chở con qua những nông sâu phận người
                      Bây giờ mẹ của con ơi
                      Con còn đây với những lời mẹ ru (Lê văn Trung)

                      Năm 1983 tôi trở về làng. Trước mặt làng tôi là biển xanh mênh mông, sau lưng là núi. Đến đầu làng, trời đã sẫm tối, nhà nhà đều lên đèn đóng cửa. Từng bước chân trên đường mà lòng ngập tràn thương nhớ. Đêm nay trăng sáng nhưng không còn tiếng cười đùa của trẻ em như ngày xưa, như ba mẹ cũng ra trước cửa nhà ngồi chơi, có nhà trúng mùa còn luộc bắp, khoai, đậu cho tụi nhỏ ăn.

                      Mẹ ngồi ăn trầu bên cây đèn dầu loe lét với đôi mắt sáng rực, tôi xà vào lòng mẹ, bàn tay mẹ lại vuốt tóc tôi.
                      • Con ăn cơm nha. Dì bảy đợi.
                      • Sao biết con về mà làm món của quê mình.

                      Dì bảy bưng lên một tô to khoai lang khô hầm cùng đường đen, có mùi gừng thơm ngát. Dì bà con ở cùng gia đình ngày tôi còn bé.

                      Sau khi đổi thay chế độ, nhà mình không ai được ở lại, cả vú con, người cho tôi bú vì mẹ tôi không đủ sữa. Những bữa ăn đều có người theo dõi nên mẹ con và dì ăn toàn món ăn nhà quê của làng.
                      • Ngày mai sẽ cho con ăn sáng là xôi bắp. Bắp khô ở nhà có sẵn sẽ hầm bỏ thêm ít nếp, khi ăn quẹt thêm đậu xanh, muối mè và những cọng dừa tươi. Còn ăn gì nữa? Bắp tươi luộc, khoai lang luộc ăn với cá khô nướng hay khoai lang chấm mật ong...vv...
                      • Những ổ ong nhà mình còn hở má?
                      • Thì vẫn còn đó, nhà mình đâu có đuổi nó đi.

                      xưa, tôi đã thành cô thiếu nữ 18 tuổi, trở về đi một vòng nhà, lên lầu bước chân trần thấy có gì rít rít dưới chân. Sau đó mẹ khám phá ra những con ong đã làm ổ la phông trên lầu. Trần nhà làm bằng những miếng ván đóng kín lại chỉ có một ô vừa người leo lên thôi, những đàn ong làm tổ nơi đó. Mẹ tôi không lấy mật hay đuổi đi. Mật nhiều quá! Chảy xuống chỗ nào thì lấy thau hứng chỗ đó. Đàn ong vẫn tồn tại mấy chục năm, nhờ vậy mẹ có mật tẩm bổ và đổi những món ăn cần thiết, hoặc giúp dân làng.

                      Mẹ tôi nói có những món dân làng mới chế ra sau này, như nhà nào cũng trồng nhiều khoai lang nên làm bánh tráng khoai lang có bỏ thêm gừng, bánh tráng mít, bánh tráng xoài. Nhà mình cũng vậy, cứ đem đến lò bánh tráng ở cuối làng, họ làm chia đôi khỏi trả tiền công.
                      • Con muốn ăn, con muốn ăn liền.

                      Mẹ tôi cười, bà ngồi gần đó ôm choàng vai tôi.
                      • Đúng là con gái của má.

                      Tôi nghe tiếng vọng từ nguồn xưa:

                      Mẹ là nắng, mẹ là mưa
                      Mẹ là tiếng võng đong đưa mỗi người. (Lê văn Trung)
                      • Các thứ bánh đó có hai cách ăn. Ăn sống hay nướng lên. Để dì bảy con nướng cho con thử hai loại, rồi đem về Sài Gòn cho cô Năm và hai đứa nhỏ ăn thử.

                      Nhà còn nhiều thứ như bắp tươi trộn ít gạo, bánh tráng gạo cuốn với trứng gà luộc. Gia đình nào bị cán bộ chú ý thì ăn cơm độn sắn, khoai.
                      • Má và dì ăn toàn thứ con thích không hà.

                      Mẹ tôi lại cười.
                      • Thôi con đi thay đồ, lên lầu ngủ nói chuyện tiện hơn.

                      Tôi muốn ngủ trong lòng mẹ, mẹ như biết hết những gì tôi nghĩ.
                      • Tối nay con làm cái gối ôm để má ôm con.

                      Mẹ dịu dàng như hoa ngọc lan đêm
                      Ấp ủ con trong hương tình ngào ngạt
                      Tháng năm ghập ghềnh, dòng đời phai nhạt
                      Hằn lên đôi vai mẹ sắc thu vàng


                      Thấy con về đột ngột mẹ biết có chuyện gì rồi. Tôi kể cho mẹ nghe, chồng tôi được thả từ Bắc về. Ở Sài Gòn chỉmột ngày và một ngày về thăm cha mẹ anh ở Mỹ Tho. Hôm sau anh lên đường vượt biên cùng con trai 12 tuổi và một em trai tôi mới kết nghĩa năm 1980, vì em không thể về nhà sau một lần vượt biên.

                      Hiện 3 người đã đến Úc. Tôi về để cho mẹ biết tin và thăm mẹ lần cuối trước khi tôi và con gái sẽ ra đi.

                      Mẹ lại cười và nói.
                      • Đừng lo cho má. Con cứ ra đi để có tương lai cho hai cháu. Hai cháu không được đến trường, vậy 8 năm nay ai dạy các cháu học?
                      • Con gái của má chứ ai. Tiếng Việt thì con dạy, còn Anh văn và toán thì thuê cô giáo má à.
                      • Vậy là tốt.

                      Tôi có một đêm thật hạnh phúc! Được mẹ ôm, được mẹ sờ lên mặt, lên tóc. Vì mẹ con tôi đều biết lần ra đi này là nghìn trùng cách biệt.

                      Con ngất ngây trong hạnh phúc ngọt lành
                      Giữa tình mẹ con thấy mình quá nhỏ
                      Vầng trăng kia còn khi mờ khi tỏ
                      Tình mẹ bao dung...SÁNG MÃI, MUÔN ĐỜI
                      • Ở xa con đừng có buồn! Đừng lo cho má. Má luôn ở bên con, lúc nào má cũng cầu nguyện cho gia đình con.

                      Hôm sau tôi ra khỏi nhà khi trời chưa sáng. Mẹ đưa tôi đến đầu làng để đón xe đi Nha Trang. Ôm mẹ lần cuối tôi khóc nhưng mẹ lại cười và chọc tôi.
                      • Về thăm má xách theo về một giỏ đồ ăn, nhớ chia cho cháu của má.

                      Tôi nghe giọt lệ mẹ cười
                      Nỗi đau mẹ nuốt, niềm vui mẹ giành...cho con (Lê văn Trung)

                      Mặt trời đã lóe tia nắng đầu ngày từ dưới mặt nước biển lên. Hình ảnh này ở làng quê tôi, hôm từ giả mẹ mà đi. Ôi mặt trời đang mọc, biển rộng mênh mông trước mặt, mẹ già. Ba hình ảnh thân yêu ngày tôi sinh ra đã nhìn thấy. Nay tôi sắp trốn chạy quê hương, thì lại hiện lên một lần sáng nay. Tôi nhìn và cảm động! Ôi quê hương! Quê hương! Tôi sẽ mất tất cả sao?

                      Lớn khôn cách biệt mẹ rồi
                      Lời ru theo vạn bước đời của con
                      Rủ đời, rủ đạo vuông tròn
                      Thiên thu tiếng mẹ hóa hồn núi sông (Như Nhiên TTT)
                      • Lên xe đi cô! Tiếng nói thật to của người phụ xe làm tôi giật mình. Vội ôm mẹ già rồi lên xe.


                      Má ơi! Con nhớ má! Đúng là má luôn ở bên con, hai bàn tay của má theo con suốt 40 năm ở xứ Úc này. Mùa Vu Lan lại về trên xứ Úc. Hôm nay là ngày 27 tháng 8 năm 2023.

                      Mùa đông Melbourne đang ngao du nốt thời gian còn lại, nên tiết trời đã buông lơi cơn gió luồng tê tái. Chỉ còn cái lạnh nhẹ nhàng cho hàng Phật tử tựu về chùa trong chiếc áo dài truyền thống, khoác chiếc khăn lên người hay choàng áo lạnh, vẻ đẹp thanh lịch trang phục hài hòa.

                      Sau ba hồi trống chuông Bát Nhã, Thầy và đoàn Tăng Ni bước ra chánh điện. Thầy Viện chủ chùa Hoa Nghiêm nói ý nghĩa, truyền thống của Phật giáo Việt Nam: một năm có 3 ngày quan trọng nhất là Phật Đản, Vu Lan và ngày tết.

                      Lễ Vu Lan, xuất phát từ sự tích về Đại đức Mục Kiền Liên cứu mẹ. Ngài đã tu luyện được nhiều phép thần thông có thể nhìn khắp đất trời, nên thấy mẹ đang ở cõi địa ngục, bị đọa đày đói khổ. Với lòng hiếu thảo, Mục Kiền Liên đem cơm xuống dâng mẹ, do đói lâu ngày nên khi ăn mẹ ông đã dùng một tay che bát cơm lại, không cho các cô hồn khác đến ăn, thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ. Mục Kiền Liên liền quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy nhờ hợp lực của chư Tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Sau 3 tháng an cư kiết hạ, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày rằm tháng bảy, là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng Ni cầu nguyện. Nghe những lời kinh bà đã sám hối nên tâm lìa oan khiên, lên chốn thiên đàng.

                      Lễ Vu Lan mang một ý nghĩa thật thiêng liêng cao cả của Phật giáo nói riêng và là ngày lễ hội báo hiếu nói chung của mọi người con có hiếu trên thế gian này. Người Phật tử phải biết mình có 4 ơn phải làm: ơn Cha Mẹ, ơn thầy tổ, ơn tổ quốc và ơn chúng sanh.

                      Tiếp theo các cô xướng ngôn viên yêu cầu toàn thể Phật tử đứng lên Nhập Từ Bi Quán để nhớ đến 4 ơn. Sau đó hai cô chia nhau nói về công ơn cha mẹ. Gia đình Phật tử Chánh Đạo lên hợp ca nhớ ơn ngày Vu Lan. Huệ Thường nói về ân đức sinh thành, nhất là những người xa quê hương hoài niệm về cha mẹ.

                      Cho dù ở bất cứ nơi đâu nhưng cứ đến ngày lễ Vu Lan, mọi cảm xúc lại đưa ta trở lại với vòng tay của cha mẹ. Nói sao cho hết được những công ơn vất vả cha mẹ đã hy sinh một đời dành cho con cái.

                      “Vu Lan đến, bao trái tim thổn thức
                      Vu Lan về, hoa hồng nở thơm hương
                      Vu Lan ơi! Nét đẹp thật chân thường
                      Cho nhân loại tìm về trong ánh đạo”


                      Một nét đẹp trong ngày Vu lan là chương trình bông hồng cài áo. Dù cha mẹ còn hay đã mất thì mỗi người con đều dâng lên lòng biết ơn mẹ cha sâu lắng với tâm niệm dốc lòng hiếu đạo.

                      Lễ cài hoa hồng do học sinh trong trường tiểu học Phật giáo của chùa từng cặp 2 em đi với nhau. Một em đưa cái khay có đủ màu hoa hồng: trắng (mất cả cha và mẹ), hồng (mất cha) và đỏ (còn cha còn mẹ). Một em cầm hộp kim, Phật tử tự chọn màu hoa và tự cài hoa lên áo. Một Phật tử lên hát bài Bông Hồng Cài Áo, nhiều người chảy nước mắt trong giọng ca truyền cảm. Khoảng 50 đến 80 chục em trường tiểu học nhỏ xíu, lớp 1 đến lớp 6, hát bài Welcome Temple thật dễ thương.

                      Hoa dù trắng hay hồng đều ý nghĩa
                      Chỉ đượm nồng hương sắc thể Từ Bi
                      Cha Mẹ còn hay Cha Mẹ mất đi
                      Xin giữ mãi người ơi xin giữ mãi.


                      Có thêm 2 cô xướng ngôn viên, một cô giọng Bắc, một cô giọng Nam, tiếng Anh lưu loát, thay nhau nói về trường tiểu học Phật giáo đầu tiên của tiểu bang Victoria và Tân Tây Lan, trường đào tạo công dân tốt cho Úc, hy vọng Phật giáo sẽ có những người tiếp nối.

                      Lễ dâng hoa cúng Phật, 6 em mặc áo tràng cầm hoa sen múa, 6 em mặc đồng phục trường tiểu học Hoa Nghiêm cầm 6 lẳng hoa tươi. Mỗi bàn thờ Phật tổ, Quán Âm, Địa Tạng, có 2 em cùng dâng hoa cúng dường.

                      Tất cả Thầy, Sư Cô và Phật tử đều đứng lên tụng kinh Vu Lan.
                      Kiến trúc sư Lê Đình Châu báo cáo về những công việc của chùa đã và sắp làm.

                      Thầy Viện chủ nói Lễ Vu lan không phải là của riêng Phật giáo, mà là lễ của tất cả mọi người, vì đó là ngày nhớ ơn cha mẹ, làm người ai lại không có cha mẹ. Thầy mong rằng những người Phật tử phải thật hiếu thảo với mẹ cha. Sau đó, chùa tặng cho mỗi người đi dự lễ hôm nay một cành hoa lan tím Singapore đang vắt trên 3 bàn Phật, ai còn mẹ về tặng mẹ, ai mất mẹ thì chưng nơi bàn thờ.

                      Vu Lan đến bao trái tim thổn thức
                      Vu Lan về hoa đạo nở thơm hương
                      Vu Lan ơi! Nét đẹp thật chơn thường
                      Cho nhân loại niềm vui trong hiếu đạo.


                      Rồi chùa mời tất cả xuống hall dùng trưa (do Sư cô Huệ Thanh cùng ban nấu ăn đã chuẩn bị cả mấy ngày nay), và xem gia đình Chánh Đạo trình diễn văn nghệ, Vovinam múa lân.


                      Chúc toàn thể Phật tử mùa Vu Lan an lành hạnh phúc.
                      Last edited by Phòng Trực; Hôm qua, 08:05 AM.

                      Comment


                      • #56
                        Điếu Văn Trương kim Báu đọc cho người bạn đạo tên Huỳnh văn Bé,
                        là nhà thơ Bá Duy, từ trần ngày 18 tháng 3 năm 2024 tại Melbourne – Australia.



                        Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
                        Nam mô A Di Đà Phật
                        Kính thưa quý Thầy, quý Sư Cô
                        Và toàn thể quý vị cho phép tôi được nói vài lời cùng anh Huỳnh văn Bé.

                        Anh Bé ơi, chúng mình đã gặp nhau từ khi rời quê hương trôi dạt qua đất Úc này, 41 năm rồi anh hỡi. Bốn người chúng ta đã cùng giúp chùa Hoa Nghiêm từ khi chùa mới mở. Như trồng hoa Vạn Thọ, gây quỹ giúp học sinh nghèo, làm tiệc chay, lập Thư Viện, làm báo tường. Anh làm thơ, tôi chụp hình, chị Diệu Thiện cắt đáng hình cảnh cho anh Dọng in ra. Cùng giữ xe những ngày lễ, cùng làm vệ sinh chùa, rồi chia nhau đánh chuông mõ, giúp chùa tất cả các việc không nề hà mỏi mệt.

                        Anh Dọng đã ra đi rồi. Còn lại 3 người, mình vẫn gắn bó nhau. Vợ chồng anh xem tôi như người chị.
                        Anh có tâm hồn nghệ sĩ, làm thơ rất nhanh, tiếng hát của anh thật ấm và truyền cảm. Anh thường hát cho tôi nghe những bài về không quân như Chuyến Bay Đêm, Tuyết Trắng.
                        Những bài thơ anh làm tặng riêng tôi nay vẫn còn đây, như hôm tôi đứng nhìn hình anh Dọng ở bàn hương linh, anh đã viết:

                        Chị ơi, em biết chị buồn
                        Tuy hoa môi nở nhưng luôn ngậm ngùi
                        Chị như đánh mất ngày vui
                        Chỉ còn quá khứ đã lùi trong mơ
                        Hôm qua thấy chị thẩn thờ
                        Tựa cành liễu nhỏ bên bờ chiều sương
                        Chị buồn thấy thật là thương .v.v...


                        Chúng mình đã hiểu hoàn cảnh gia đình ngày xưa và cùng một nỗi đau chung.

                        Chị tôi quê mãi Nha Trang
                        Nước xanh trong vắt, nắng vàng lung linh
                        Xõa dài bờ cát trắng tinh
                        Thùy Dương êm ả rủ tình biển khơi .v...v...


                        Anh là một quân nhân yêu nước, nên đến tháng 4 mỗi năm anh đều buồn. Tôi đã khuyên anh nên quên đi dĩ vãng và hãy làm thơ Đạo. Anh đã viết:

                        Đêm đêm con đốt hoa đèn
                        Đọc lời kinh kệ luyện rèn tánh chơn
                        Bồ Đề tâm chẳng chuyển sờn
                        Giật mình tỉnh thức rời cơn mê dài
                        Niềm vui đạo Pháp cao dầy
                        Bao la vốn chẳng vơi đầy, tịch nhiên
                        Thể tánh hòa nhập vô biên
                        Tâm Không đã sẵn triền miên chẳng rời
                        Nhiệm màu đuốc tuệ sáng ngời
                        Soi phương Tịnh Độ là nơi con về.


                        Những bài thơ anh làm đều đọc cho tôi nghe trước khi đăng lên trang mạng.
                        Đến chùa vừa gặp, chị em mình đều ôm, trân quý lẫn nhau. Nhìn anh đánh chuông hay ngồi trên ghế bên đại hồng chung, lòng tôi ấm lại.
                        Bây giờ anh đã đi theo anh Dọng, về nơi bình yên thật sự. Vẫn biết vòng luân hồi của kiếp trần gian, quy luật của cuộc sống: âm, dương thế chỗ, trăng tròn lại khuyết; nhưng sao sự ra đi của anh khiến chúng tôi ngậm ngùi thương tiếc. Bước chân anh qua để lại ký ức khó phai.

                        Ngày xưa anh đã đem thân mạng bảo vệ tự do cho miền Nam nước Việt. Qua Úc anh đi làm, đóng thuế, góp bàn tay dựng xây nước Úc. Ngoài xã hội, anh đã chu toàn bổn phận một công dân mẫu mực.
                        Đối với chùa Hoa Nghiêm anh đã đóng góp công góp sức từ ngày đầu, nay chùa Hoa Nghiêm đã vững vàng, to đẹp.
                        Với các con, các cháu anh đã hết lòng yêu thương, dạy dỗ và đùm bọc.
                        Với chị Diệu Thiện, anh là người chồng, thương yêu và chiều chuộng vợ hết lòng. Tôi xin chia sẻ với gia đình anh nỗi đau thương mất mát lớn lao này.

                        Thế sự vô thường, mạng người hữu phận. Anh ra đi, xa rời vòng tay thương yêu của gia đình. Hôm nay, toàn thể những ai hiện diện nơi này tiễn biệt người cha, người chồng, người anh. Xin nguyện giác linh người bạn thân thương được về cõi Tịnh. Nếu kiếp lai sinh còn gặp nhau, chúng ta mãi là Pháp lữ cùng rải khắp nhân gian hương từ bi giác ngộ.

                        Bây giờ thân xác thành tro
                        Hồn về Cực Lạc, chẳng lo muộn phiền
                        Thả hồn nhẹ bước cõi Tiên
                        Còn đây một mảnh trăng thiền vô ưu.


                        Nam mô Tiếp dẫn Đạo sư A-Di-Đà Phật.


                        Comment



                        Hội Quán Phi Dũng ©
                        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                        website hit counter

                        Working...
                        X