Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hà Nội Trước - Hà Nội Sau

Collapse
X

Hà Nội Trước - Hà Nội Sau

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hà Nội Trước - Hà Nội Sau

    Hà Nội Trước - Hà Nội Sau
    Đổ Thành

    Hà Nội ơi, mắt huyền ngây ngất đê mê
    Tóc huyền thả gió lê thê, biết đâu ngày ấy anh về
    (Hoàng Dương)



    1. Sau mấy bài viết về SèGoòng, anh bạn vốn thân cự nự tôi : cậu chả công bằng tí nào, toàn đi ca tụng cái đất tạm dung mà bỏ rơi quê cha đất tổ. Tôi vốn hơi ương ngạnh nên có vẻ lờ lờ, anh bạn lại dồn thêm mẻ nữa : thế là cậu con yêu con ghét, huống chi cậu khoe ông cụ vốn xuất thân từ phu mộ cao su, chả lẽ rồi cậu chóng quên đi mảnh đất bên nội bên ngoại cậu đã từng chen sống.

    Vậy là trốn không được tôi đành phải viết thêm về Hà Nội. Như loáng thoáng có lần tôi đã khoe bố tôi không mấy hâm mộ quê nội vì thuở ấy bố tôi sống hàn vi nên thường hay bị coi rẻ. Thậm chí có người còn đoan chắc khả dĩ bố tôi chẳng dám cất bước ra khỏi làng là vì chắc chắn sẽ không làm nên cơ đồ gì hết. Có lẽ vì vậy mà khi nghe có đợt tuyển mộ phu đi vào đồn điền cao su thì bố tôi lẳng lặng đầu quân ngay. Thuở ấy, dân sống đâu chỉ biết một nơi đó, có khi cả đời không đặt chân ra khỏi rặng tre đầu làng. Thế mà bố tôi nghe nói đi “ tân thế giới “ thì vui vẻ điền tên xin đi, có khi chả biết cái đất ấy nó ở nơi nào chăng nữa !

    Bố tôi kể, người ta xem tướng xem hình, thu thẻ thuế thân và dặn dò chờ ngày tập trung lên tàu hỏa vào một cuộc đời mới. Dạo ấy, đầu máy chạy bằng củi đốt, khói đen xì, chạy túc tắc những 3 ngày 2 đêm mới tới. Ngồi trên toa, người cứ nhao nhao vì đường sắt gập ghềnh và đơn điệu, gật gà gật gù, nghe mãi một âm thanh uỳnh uỳnh, nghe cũng chán. Tàu qua bao chặng đường, khí hậu đổi thay, cảnh vật khác lạ. Dăm thì mười họa, tàu ghé những cái ga nghe tên lạ hoắc, lí la líu lo dăm giọng lơ lớ chẳng ra sao. Đôi khi tàu leo đèo cao, dốc cả, phải độn thêm một đầu máy phía trước và thêm một đầu máy đun phía sau, con tàu mới bò lên xong cái đèo Hải Vân cao ngất.

    Được cái tàu đến đâu đều thấy nhiều cảnh lạ, từ cầu Hàm Rồng Thanh Hóa, đến bãi biển Sa Huỳnh, Lăng Cô, hay những rừng lá âm u, đêm như nghe tiếng ma Hời than khóc. Bố than chưa chi đã thấy nhớ nhà, giá có phép màu, chắc cụ đã nhảy ngay khỏi tàu trở lại nơi làng cũ. Thế nhưng cái câu cạnh khóe chê bai lại ám ảnh khiến cụ vội níu chân đi, trong lòng ngầm chứa nếu không tạo nên một sự nghiệp, nhất định chẳng quay về. Vậy rồi cũng đến cái ga cuối rơi đúng vào ngày Hè nóng ôi là nóng. Nhìn đâu cũng thấy lạ, tiếng nói cũng không quen, cảm tưởng đầu tiên cụ nói nghe như tiếng chim râm ran líu ríu.

    Cụ bước ra khỏi ga Saigon cùng đoàn phu mới mộ, chỉ sợ chậm chân bị lạc thì không biết ăn đâu, ngủ đâu. Cụ nhớ cái ngầy ngật say sóng và tai còn ùng ùng tiếng tàu băng băng xé gió làm cụ như bị choáng váng, lờ đờ. Được cái nhà cai lo chu đáo mọi việc nên từ việc chân ướt chân ráo đến nơi đất lạ quê người đã sẵn xe chờ bốc đi ngay về nơi đồn điền. Cơn say tàu chưa tan thì lại vương thêm cơn say xe lẳng nhẳng, cụ ngồi bó gối bên cái địu tay nải mà bỏ mặc cuộc sống muốn ra sao thì ra. Đến nơi, phu được phân chia về từng lán, không kể cùng cảnh hay khác quê, tất cả đều nháo nhác ngầm hỏi nhau liệu sẽ sống, tiền nong được trả thế nào. Ai cũng than giấy tờ tùy thân bị thu sạch, kiểu này có chán cảnh muốn trốn cũng không yên. Phương chi con đường độc đạo vào ra đồn điền là đoạn đường sắt đơn côi luồn lách qua bao khu rừng già chằng chịt.

    Tất cả giới chức phục vụ đều là người của đồn điền. Họ được nuôi ăn chỗ ở, trả công hậu hĩ chỉ để có mỗi một việc trông chừng đừng để phu trốn. Lại thêm những cái tên địa phương nghe càng lạ hẫng, chi mà Hớn Quản, Quản Lợi, Xa Cam, Xa Cát, Bù Đăng, Bù Đốp, Bà Rá, Ông Yệm, Lộc Ninh, bố tôi bảo dẫu có muốn thoát đi cũng không biết đâu mà lần.

    Huống chi rừng hồi đó lại còn nguyên sinh huyền bí, cọp thả rông như dạo chốn không người, đêm kêu à uôm mà phát sợ. Tàu dừng ga thì mật thám, a giăng nhảy lên đi soát, nhìn mặt từng người, xem có ai là phu định chuồn thì giữ chẹt. Mà dấu sao cho xuể, mười anh đã ăn cơm nhà lèn thì chín anh nước da bủng bang tái mét. Cái con vi trùng sốt rét ngã nước nó lậm vào người, chả cần là chuyên viên, nhìn sơ cũng đã nhận được mặt.

    Thế nên ai đã đi phu thì đừng hòng dễ dàng thoát đi mà chỉnh. Người bị bắt lại, chẳng những phải làm không công mà còn bị hành hạ, răn đe cho khiếp. Lâu đần rồi đành thả cho số kiếp lênh đênh, cưới vợ, sinh con thành dân lưu cữu hết đời này sang đời khác. Vậy mà chẳng hiểu sao bố tôi lại giã từ được kiếp phu mộ chỉ sau vài năm rất ngắn. Tôi hỏi thì bố vẫn dấu không kể ra. Sau này bố tôi đi buôn hàng tơ lụa, đeo bị lệt xệt đi rao bán khắp vùng, và ngẫu nhiên gặp mẹ tôi kết hợp thành một gia đình lủ khủ 6 mặt con.

    Nhờ phúc đức ông cha để lại hay nhờ gặp được vận may, chẳng bao lâu bố tôi xoay đủ nghề và có nên tài sản khá. Vào những năm 36-40 của thế kỷ 20, bố tôi đã sắm được ô tô riêng. Lần cùng với gia đình anh ruột, bố tôi vênh vang lái xe về thăm lại quê làng. Hai anh em bố lái phom phom hai chiếc xe từ Saigon về xứ Bắc. Tiếng còi ti toe làm ngỡ ngàng cả xóm, ai cũng túa ra xem, đến khi nhìn thấy bố tôi, ai cũng gãi đầu gãi tai thắc mắc. Bố tôi không giận hờn gì, trái lại còn tỏ ra niềm nở với tất cả mọi người. Chuyến ấy bố tôi về tuyển được một lô thợ quấy sơn, đẽo guốc mộc để chủ trương mở hãng guốc tại miền Nam. Nhiều người đã nghe lời bố nên cũng mong thử thời vận may ra cũng sẽ được như bố biết đâu.

    Đó là lần đầu tôi theo xe nhà của bố cùng tất cả gia đình về quê Đình Bảng, Chợ Dầu, Phù Lưu, xứ Bắc, quê hương thánh Gióng khi vừa được 4 tuổi. Trí nhớ tôi còn lưu đậm về gian đình làng đò sộ và hình ảnh bác Cả, có tiếng phong lưu và lịch lãm nhất làng.

    Làng tôi thuở ấy đã có nhà lên gạch. Ngay hai bên cổng làng là hai ngôi nhà to đùng của hai ông chú cũng tạo nghiệp từ cái đất Saigon xa xăm. Tôi về làng trong ký ức nhỏ nhoi nên chỉ nhớ lem bem về những buổi ra đình tụ năm tụ ba chơi với đám đồng lứa. Tôi chỉ nhớ lúc đó bố mẹ thường diện cho tôi cái quần soóc và cái áo sơ mi bỏ lùa vào lưng quần, còn bà chị thì mặc bộ áo bà ba Saigon mà bọn trẻ thấy lạ nên rao inh rao ỏi : ra mà xem ông tây, bà đầm chúng mày ơi!

    Lần đầu về thăm đất bên nội, phần tôi còn quá nhỏ, phần lại đi thẳng một lèo về Bắc ninh nên tôi chẳng biết mảy may gì về Hà Nội. Bố có hứa sau khi ở quê sẽ cho đi thăm một vòng ông bà, các cậu, các dì ở Hà Nội trước lúc quay lại miền Nam, thế nhưng lưu luyến bận bịu thế nào mà việc ấy không thực hiện được. Cho nên ngày vào lại Saigon thì Hà Nội vẫn là một hình ảnh mờ mờ trong sự suy đoán của tôi. Sau này bà tôi vào thăm, khi tiến chân bà lên tàu ở ga, tôi đã khóc, quyết đi theo bà về Hà Nội (dạo ấy bà tôi có môn bài bán thuốc phiện ở phố Blockhaus Nord, sau đổi là phố Phó Đức Chính), nhưng bố tôi không cho, chỉ hứa hẹn sẽ cho tôi ra Hà Nội gần đây.

    2. Bẵng đi một thời gian lâu mấy năm, kể từ khi cùng gia đình đi xe nhà về thăm quê xứ Bắc, tôi không nghe bố đả động gì đến việc cho tôi đi Hà Nội như đã hứa. Tôi cũng không dám nhắc vì thấy bố càng ngày càng bận. Bố không còn lễ mễ đi bán hàng xách với cái tay nải trên vai mà đã chịu trụ chân một chỗ.


    Ngoài đại lý sản xuất guốc mộc và guốc sơn, đưa thợ từ Bắc vào làm trực tiếp tại nhà, bố còn xây dựng một cửa hàng bán giày dép cho mẹ tôi ở phía cửa Bắc chợ Bến Thành. Hơn thế nữa, bố còn mở một chi nhánh bán sỉ lẻ guốc tại Cần Thơ để gia đình bà cô ruột của tôi trông nom và nhận phần giao hàng cho khắp các tỉnh miền Tây. Vả lại chị em tôi đều đã đến tuổi đi học, mẹ tôi ghi danh cho cả hai vào học tại trường tư thục Hồng Bàng ở gần nhà, nên tôi càng tin việc đi Hà Nội như ước mơ chắc là không bao giờ còn có dịp nữa. Dạo ấy, càng ngày bố tôi càng ăn nên làm ra nên bố xoay đủ nghề và có nhiều tham vọng là khác.

    Những năm 40 của thế kỷ 20, tôi đã nghe loáng thoáng bố liều lĩnh thuê cả goong chở hàng vải từ Bắc vào Nam, và có một chuyến bị tóm, bố tôi phải đành bỏ của chạy lấy người, chịu lánh mặt để hàng bị tịch thu, rồi còn mong xoay sở gỡ gạc chuyến khác. Sau đợt đó, mẹ tôi rất buồn vì bố phải bán căn nhà to đùng ở phía sau chợ Saigon và tạm đi ở nhờ nhà người bà con cùng làng. Tôi nhìn tình hình gia đình có vẻ căng thẳng, nhưng bố tôi vẫn mạnh miệng hứa sẽ chóng vánh tìm thuê hay trưng căn nhà khác.

    Vậy mà đúng mới hay. Chỉ 2 hôm sau, đang khi gia đình bó rọ vì ăn nhờ ở đậu thì buổi tối bố tôi về hối dọn nhà. Mẹ con lại lễ mễ tay bọc, tay ôm, lủ khủ theo chân bố, căn nhà mới của gia đình cũng ở ngay trên cung đường nhà cũ, cách nhau chỉ một con đường nhựa. Từ đó tôi nghiệm ra bố là người năng nỗ, khéo léo và giỏi chạy việc. Căn nhà này gia đình tôi trú ngụ mãi cho đến khi nhiều biến cố lịch sử ồ ạt xảy ra. Có lẽ vì đất lành chim đậu, luôn ăn nên làm ra, nên bố mẹ tôi cũng không tính đến việc di chuyển làm chi. Vả chăng ai cũng đều hiểu mỗi lần dọn nhà là một lần rất cực, nên ở đâu yên thì cố mà giữ lâu bền.

    Thế rồi đùng cái năm tôi lên 8 tuổi và chị tôi lên 10 thì bố lại nhắc hỏi có còn giữ ý định đi Hà Nội nữa chăng. Tôi xin xung phong ngay, chị tôi còn lưỡng lự thì mẹ tôi nhất quyết ngăn. Bà sợ bố tôi nuôi con không được, phần lúc ấy lác đác đã có những chuyến tàu bị phi cơ đồng minh dội bom ngăn người Nhật chuyển quân, nên mẹ tôi sợ cảnh “ không phải đầu phải tai thì dại “. Nhưng bố tôi đã quyết và ý tôi cũng ham, nên dẫu mẹ tôi có nói nhiều đến đâu thì coi như cũng không gỡ được nữa. Sau Tết Nguyên Đán là ba cha con đưa nhau đi tàu hỏa ra Bắc. Khí hậu thay đổi dài suốt theo đoạn đường sắt, đối với tôi vẫn còn lạnh, nhưng với bố thì coi như ấm rồi.

    Tôi còn nhớ những đêm nằm trên tàu, tôi ngủ thiếp đi, nhưng nghe cái lạnh lùa vào toa lắc lư, mở choàng mắt, thì đã thấy bố mở toang cửa toa và gió đang lồng lộng ùa vào. Tôi co ro như con tôm luộc và nho nhoe than: "bố, con lạnh". Tôi thấy bố không nói năng gì nhưng khe khẽ đưa tay kéo đóng lùa cửa toa lại. Cảm giác đi tàu thời ấy thu được ý tưởng lạ, có đêm tôi thấy mình như đang còn ở Saigon, nhưng khi tàu dừng ga, nghe lao xao tiếng người thì tôi không thể đoán được mình đang ở đâu nữa. Có hỏi thì bố đọc cho những tên xem ra chẳng hiểu vì sao, chẳng hạn bố bảo tàu đang dừng ga Tourane, hay Faifo, hay Tourcham gì đó. Lạ nhất khi tàu chui hầm, ngắn còn đỡ gặp hầm dài thì cả toa nghe khét lẹt mùi xỉ than, có khi lẫn nhưng vẫn bụi đỏ khè, nếu toa ở gần sát đầu máy.

    Ký ức tuổi thơ của tôi cũng để lưu lại một vài dấu ấn trên con đường sắt xuyên Việt. Tôi nhớ nhất hình ảnh đèo Hải Vân, một bên cao vòi vọi là núi quanh co bao viền mây từng cụm, còn một bên hun hút vực sâu, nơi lăn tăn có ngấn nước xanh của biển và những đợt sóng rì rào dưới đó. Tôi không nghe rõ tiếng nhưng tôi biết chắc là con đường sắt độc đáo vô cùng cheo leo, lách luồn qua những eo đèo ngất ngưởng và giá có cảnh tai nạn xảy ra thì chỉ còn cách chịu đựng mà thôi, chứ không thể nào thoát khỏi hiểm nguy chờ chực. Vậy rồi tàu cũng đến ga cuối, ba cha con lốc thốc bò ra cửa ga Hàng Cỏ trong cái dáng mệt mỏi và chập chùng. Bố có phần khỏe hơn, tôi thì uể oải, còn bà chị thì trông vô cùng thảm não, bởi liên tục trên toa chị tôi bị say tàu nôn nhiều, bụng lại đói nên càng óc ách, đi đứng rất nhọc. Bố thuê xe tay dồn tất cả nhà lên và gọi chạy về đường Hàng Bông đệm. Tôi ngồi tấm tắc vì chẳng hiểu bố thuê chỗ trọ từ hồi nào mà xem có vẻ thạo đường, thạo lối thế. Tàu đến Hà Nội vào buổi sáng nên cũng dễ trong việc sắp đặt chỗ nghỉ ngơi.

    Gia đình thuê cái gác xép con con, trơ vơ giữa khoảng sân sau, thoạt trông như cái chuồng chim câu lừng lững dựng đứng giữa trời. Phía trước là một cửa hàng với hai tủ gương cao trấn hai bên, nhường một lối đi vừa phải ở giữa. Ông bà chủ trông nom một bên còn bố thuê một bên, tên gọi chung của cửa hiệu là AN PHONG. Hai ông bà chừng đã có tuổi nhưng không có con, nên có vẻ thương chị em tôi lắm. Bố tôi mở bán hàng da, ví tay, thắt lưng, găng, giày và có cả vài con cá sấu thuộc màu mận chín để rải rác trên nền sỏi làm gầm tủ kính. Trước nhà là con đường trải nhựa rợp bóng cây, lại thêm một đường tàu điện chạy từ Bờ Hồ lên với tấm bảng con con ghi nơi đến là Ô Cầu Giấy. Những ngày đầu mỗi khi chuông xe điện báo tàu sắp đến nghe kính coong cũng thấy vui tai. Hà Nội là như thế, rất nhỏ nhoi, cổ kính và khoan thai, chứ không rộng, ồn và thênh thang như chỗ tôi ở trong Saigon. Mỗi ngày sáng ra, dù còn đang nằm trong cái chuồng phía sau mà nghe tiếng rao hàng cũng có cảm tưởng như thành phố thức đã lâu và mọi người đang tất bật ngoài đó.

    Tôi bắt đầu yêu đất Tràng An, Đông Đô, mặc dù tôi vẫn chưa đặt chân ra ngoài phố, hoặc có dịp nhìn tường tận bằng con mắt mình. Sở dĩ tôi đã vội vàng có ý như thế có lẽ vì đêm đêm tôi đã nghe trong mùi gió thủ đô như có theo hơi hướm một chút gì kỳ lạ. Nó như nhè nhẹ tỏa lan khắp hồn người và ru ta tan đi trong cái loãng loãng triền miên và một sự êm đềm rất khó định nghĩa. Lại nữa, nhà tôi trọ ở gần ngôi nhà thờ chính tòa, nên dù chưa một lần ra thăm thú, song nghe tiếng chuông gióng giả mỗi sáng sớm đánh thức giáo dân đi lễ tôi đã mường tượng hẳn to lớn, uy nghi và trang nghiêm vô cùng.

    Bố để chị em tôi nhàn nhã mấy hôm cho quen dần phong thổ, và đất đai con người nơi mới đến, nên rảnh rang tôi thường lân la xuống cửa hàng nhìn đường phố xe cô lại qua. Hà Nội những năm 40 cũng nhỏ nhít, xe cũng thưa và người cũng ung dung. Phần lớn là xe tay, một ít xe đạp, lác đác một vài ô tô, chuyến tàu điện tới lui và những con đường êm rợp bóng mát.

    Tôi thích ngồi nơi ghế sa lông gỗ, nhìn qua cửa hàng lộng kính nhìn mọi sự trên đường. Tôi đoán ra Hà Nội và Saigon khác nhau rất nhiều, hàng rong cũng đẫy nhưng mặt hàng và tiếng rao tôi chẳng hiểu được bao nhiêu.

    Dần dà, có dịp mạnh dạn ra phố, bạo chân đi đây đi đó, nhận thức mở rộng ra và càng thấy gần Hà Nội và len lén như đã bắt đầu thấy nhớ nhớ Hà Nội dần lên. Tôi đã dám một mình đi từ nhà qua Hàng Gai ra Bờ Hồ Hoàn Kiếm, mò mẫm đi Hàng Đào, Hàng Trống, Hàng Bạc, Hàng Đường, vòng sang Tràng Thi để nhìn Hà Nội trong nhiều vẻ. Mắt tôi đã bắt đầu in đậm hình nhà Thủy Tạ, đền Hàng Trống, cửa hiệu Gô Đa, Phố Huyện, nhà thương Phủ Đoãn, Nhà Thờ Lớn và tòa báo Tin Mới, hiệu bán thuốc phiện An Po, nhất nhất đối với có vẻ lạ, từ cung cách cho đến hành động thường ngày. Xa hơn nữa tôi đã bắt đầu đi ra miệt Hàng Da, Đường Thành, có hôm lẽo đẽo đi chân đến phố Hàng Bông Thợ Nhuộm để rồi thấy Hà Nội như vỡ lớn dần ra và con người Hà Nội có nhiều nét thanh lịch và dung nhan đạo mạo phải biết.

    3. Vậy rồi bố xin cho hai chị em đi học lại, sau khi đã ổn định chỗ ăn ở và cửa hàng. Chị tôi học trường bà Huyện Thanh Quan ở phố hàng Cót, còn tôi học trường Nguyễn Du ở phố hàng Vôi, nhưng vì những năm đó quân đội Nhật đã chiếm trường làm bản doanh cho sở hiến binh của họ nên tôi được dồn học nhờ tại trường Bùi Xuân Phái ở đường Thành.


    Vì phải mượn cơ ngơi trường khác như thế, nên hai trường chúng tôi phải luân phiên nhau, trường Bùi Xuân Phái tan thì chúng tôi vào thế lớp. Cũng bởi ra vào gặp nhau nên tuổi học trò tinh nghịch thường hay nhạo báng nhau, lấy tên trường đặt câu vè trêu nhau, ngây thơ, vô tâm, nên dù nghe không được thanh tao, nhưng dạo đó nào mấy ai trong chúng tôi nghĩ đến để hạn chế hay tránh.

    Trường chị tôi học hơi xa, tôi cũng không nhớ bằng cách nào chi đi về ngày hai buổi. Còn trường tôi gần nhà, tôi có thể tự đi chân đến, không phải nhờ vả ai đưa đón cả. Từ phố hàng Bông đệm, tôi băng qua đường Thành, lướt khỏi chợ hàng Da và rạp chiếu bóng Olympia thì đến. Trường tôi nằm vào một vị trí xem ra thơ mộng, giống như một ốc đảo hình mũi tầu nằm len ra giữa vài đường nhánh con con hội tụ lại. Điều đặc biệt nữa là cổng sau trường nhìn lên một quãng đường xây kiểu đường vượt dành cho tầu hỏa chạy qua. Tôi thường nhẩm gọi đó là con đường ước mơ của tuổi thơ vì thỉnh thoảng có những đoàn tầu xình xịch lướt qua, kéo hàng dãy toa dài, khiến tôi thả hồn mơ mộng ước gì được ngồi trên đó mà chạy đi đâu chẳng cần biết. Lại nữa, kèm theo những chuyến tầu thường, đôi khi còn có một vài chuyến ô tô ray chạy qua ngày một hai lần, và mỗi bận như thế tôi lặng nghe tiếng kèn hơi líu lo của con tầu mà càng phóng hồn đi xa vào những cuộc phiêu lưu trong tưởng tượng.

    Dạo ấy tôi mới lên 8, xin vào học lớp Hai, dẫu thuộc dạng tuổi thơ, song tôi đã nhìn ra dáng cách của các con phố Hà nội. Chẳng hiểu sao tôi vẫn đinh ninh rằng phố xá Hà Nội vừa bé, vừa ngắn so với Sài Gòn. Nhà cửa Hà Nội thì lum khum như bát úp, cổ kính, nhỏ nhoi, lắm lúc nhìn từa tựa như bức tranh thủy mạc. Bố tôi thường giao thiệp rộng, chân ít khi chịu dừng lâu ở nhà, nên khi đã có chỗ ăn ở đàng hoàng, lại nhờ được ông bà An Phong lo bữa cơm cho chị em tôi thì bố vắng nhà thường xuyên. Lúc đầu thì bố sáng đi tối về, sau thì một hai hôm liên tiếp, và lâu nhất là khi bố đi đằng đẵng cả tuần. Hai chị em chẳng bao giờ dám hỏi bố đi những đâu, để rồi có nhiều đêm hai chị em nằm riêng biệt nơi căn gác chuồng cu ở sân sau của nhà ông bà chủ mà chẳng biết làm gì.

    Chị tôi vốn hiền lành nên luôn ru rú trong phòng, còn tôi tính nghịch ngợm, chả mấy khi chịu nằm yên. Tôi hay rủ chị ra phố chơi, song chị không dám. Còn tôi, dẫu bố khóa trái cửa bên ngoài, tôi vẫn tìm cách mở cửa sổ leo ra và ngồi trên lan can xây bằng xi măng để trượt xuống phía dưới. Ngặt cái ông bà An Phong tối đến cũng khóa cửa sớm, tôi không thoát ra phố được thì cứ loanh quanh đi trong khoảng sân cho hết giờ hết giấc. Chừng nào buồn ngủ ríp mắt thì mới lon ton trèo vào phòng, khi ấy chị tôi đã ngủ say. Có hôm tôi lò dò đi thì bắt gặp bà chủ nhà. Bà căn vặn hỏi tôi định đi đâu, tôi phóng đại vì nhớ mẹ nên bò xuống đi cho đỡ buồn.

    Bà nghe có vẻ xúc động nên an ủi và xúi tôi viết thư vào Nam kể lể với me. Tôi nào biết gì, nghe nói là viết và bà chủ nhận gửi theo đường bưu điện hộ tôi. Cũng vì lối thư từ lén lút như thế mà một lần tôi bị bố đánh cho một trận thật đau. Vốn khi nhận thư của con, mẹ tôi viết cho bố. Tính bố xem thư xong quẳng bừa vào tủ, tôi vô tình cũng không để ý, nhưng bà An Phong thì tò mò nên khơi việc cho tôi. Bà hỏi đã xem xong thư mẹ chưa, rồi khích tôi đem đọc bà cùng nghe với. Tôi ngây thơ, thật thà nên đem thư nhà đọc với bà. Nào dè bố tôi về thình lình, bắt gặp, giận cau mày, nhưng vẫn ôn tồn bảo tôi sao muốn xem thư mẹ mà lại đem đọc oang oang như vậy. Xong bố ngọt nhạt gọi tôi lên phòng, bố đóng chặt cửa lại, rút luôn cái thắt lưng da mà quất tôi mấy cái liền.

    Chị tôi sợ xanh mặt không dám nhúc nhích, còn tôi biết mình có lỗi nên cứ đứng yên để bố xử phạt. Bố đánh tôi đau lắm, song khi nguôi cơn giận thì bố gọi tôi lại, ôm vào lòng. Bố giải thích cho tôi nghe rằng bố không cấm tôi muốn xem thư mẹ, nhưng bố không muốn người ngoài xen dự vào chuyện gia đình. Từ đó tôi học được một bài học thực tiễn ở bố. Vì biết tôi tình cảm nên bố tỏ vẻ yêu thương tôi nhiều lên, có khi dẫn hai chị em đi dạo các phố. Tôi quen chân đi nhiều nơi, thuộc dần tên các phố, biết thêm được nhiều chỗ buôn bán. Tôi càng nhận ra đúng Hà Nội nhỏ nhoi và cổ kính thật.

    Quanh quanh hồ Hoàn Kiếm là những phố sầm uất, thế mà đường ngắn tí tẹo, có khi chỉ qua một hai khu đã thành con đường khác. Chẳng hạn đường Hàng Bông đệm nối dài với phố Hàng Gai. Còn Hàng Đào thì chen vào là Hàng Ngang, Hàng Bạc, phố Thuốc Bắc v.v… Cũng nhờ những bận đi với bố như thế, dần dần tôi biết bưu điện, đến Ngọc Sơn, phố Tràng Thi, Cửa Nam, Hàng Trống và nhất là Gô Đa, nhà hát lớn. Bố giảng giải cho tôi về cầu Thê Húc, Tháp Bút, đền hàng Trống và một vài địa danh nghe hay hay khác như rạp Quảng Lạc, chợ Đồng Xuân, và có lần bố còn cho tôi đến ga Hàng Cỏ, đến Quan Thánh, hồ Trúc Bạch, hồ Tây và khách sạn Petit Thăng Long.

    Tôi ở Bắc đúng 2 năm, trải qua mấy mùa thay nhau ngự trị trong trời đất. Tôi biết thế nào là heo may Hà Nội, mùa cốm vòng, mưa ngâu, mưa Xuân, cũng như tôi được thưởng thức lạc rang dòn, bánh cốm, bánh xu xê, con rươi. Có thể nói Hà Nội đúng là nơi văn vật, với mùa lá vàng rụng kín mặt hồ, nhìn con thuyền con thong thả đi vớt lá mà tôi có cảm tưởng như đang lạc vào một bức tranh. Tôi nhận chân ra Hà Nội có rất nhiều danh xưng nghe thánh thót như nhạc : Tràng An, Đông Đô, năm cửa ô và mỗi tên gọi đó đều gợi lên nơi tôi một âm vang lồng lộng lâu dài.

    Thuở ấy, tôi đã nghe tên cô Ba Tý ở hàng Bạc cạnh rạp Quảng Lạc. Đời sống cô ít thanh bạch và nhiều tai tiếng, song cơ ngơi của cô thì ai cũng ước mơ. Bởi nó to và được rào bằng dãy thanh sắt nhọn, thoạt nhìn tưởng là dinh thự hay cửa nhà của một phú gia nào đó.

    Tôi cũng trải qua một mùa Hè oi bức mà bố phải vội đưa chị em tôi về nghỉ ở quê mẹ. Ngày ấy, Hà Nội chưa mở rộng, quê mẹ tôi chỉ đi chừng chưa tới nửa tiếng đã tới nơi, song lại thuộc vào huyện Hà Đông. Được cái, quê mẹ tôi thuộc vào đất có danh, quê hương trồng hoa và được bao bọc bởi nhiều thắng cảnh đẹp. Làng bên ngoại dạo ấy mang tên Nghi Tàm, thuộc Quảng Bá, Hà Đông. Từ Hà Nội muốn đi lên phải qua con đê gọi là Yên Phụ. Làng cũng là nơi người Hà Nội tựu về mỗi lượt hè để được tắm mắt nơi hồ và giải trí, vui chơi vào những ngày nghỉ. Nhờ thế dân làng trông nhờ vào việc coi giữ xe kiếm thêm thu nhập và có vẻ nhàn nhã lắm.

    Bố đưa tôi về ở nhà bà, có cái gác mang tên Nghênh Phong và một dúm hồ con, nơi trưa trưa cậu ra ngồi thả cần câu cá. Lắm hôm được con cá to thì cả nhà hí hửng vui mừng. Được cái làng còn giữ nguyên nét thôn dã nên bấy giờ nhìn ra hồ Tây tôi cứ nghĩ rộng mút tầm mắt. Bố dậy tôi tập bơi bằng cách vứt cho ôm một đoạn thân chuối, nhưng học mãi vẫn không giữ người nổi trên nước được. Bố thường trêu : trông mặt mày sáng láng mà đần ra trò. Vậy là bố không thiết tập cho tôi nữa, mà bảo tôi ôm chặt lấy cổ để bố bơi đưa ra xa.

    Mùa Hè qua đi, nhân ngày giỗ, bố cho tôi về Từ Sơn bằng ô tô ray. Lần đầu tiên được ngồi trên con tầu mơ ước, tôi thấy mình phổng phao lớn. Suốt đoạn đường mấy chục cây số tôi thả hồn vào những hồi còi trầm bổng khi tầu lướt qua những tụ điểm đông dân. Dù bố thường cho tôi đi chuyến tầu tối, thế nhưng tài công vẫn tuân thủ triệt để qui định về còi hiệu ở những nơi cần thiết. Ngoài việc được về sống quê nội, tôi còn được tham dự lễ hội đền Gióng với đám rước con ngựa gỗ thật cao mà ngày thường vẫn được lưu giữ trong đền. Tôi cũng trải qua một mùa chợ Tết dưới mưa phùn đất Bắc, mà cái rét như luồn sâu vào da thịt cùng những cơn mưa liu riu buốt giá. Hàng quán là những cái sạp che lều, trĩu nặng giọt mưa và nghe buồn làm sao dù thời gian đang vào mùa Tết.

    Năm 1944, bố đưa hai chị em tôi trở lại Sài Gòn vì mẹ không muốn con cái ở với bố nữa. Chung qui cũng tại một lần sơ hở của bố đem gửi tôi tại Khâm Thiên, Ngã Tư Sở mà bà dì của mẹ biết được, hộc tốc lên đón tôi về, báo lại cho mẹ hay và bà nhất định đòi bố đưa chị em tôi về. Việc này tôi sẽ kể chi tiết vào lần sau.

    4. Hai ông bà An Phong không có con nên rất thích trẻ. Thấy tôi kháu khỉnh, ngoan, xinh, nên hai ông bà rất thương, nhất là bà. Đôi khi bà thường bộc lộ những câu dường như là trách móc mẹ tôi sao có thể yên tâm để chị em tôi theo bố sống xa nhà như vậy. Tôi phải giải thích đây là ý muốn của tôi xin đi chứ không bị bắt buộc, nhưng xem ra bà không hài lòng. Bà luôn chú trọng đến tôi, đôi khi buột miệng thốt ra sự mong muốn giá gì bà cũng có một đứa con trai như tôi thì bà thích thú lắm.


    Bởi thế nên có món gì ngon, lạ, bà đều cất để dành riêng cho tôi. Thậm chí còn sợ tôi không ăn, bà ép tôi ngồi chung nơi sa lông với bà để tận mắt nhìn thấy tôi ăn món quà bà cho. Trông tôi ăn có vẻ ngon lành thì bà tấm tắc khen và bất chợt gọi tôi là “ con “ rất âu yếm. Lâu dần, tôi cũng quên cái chuồng cu ở giữa sân sau mà cơ hồ như lúc nào sau giờ học ở trường tôi đều quanh quẩn dưới cửa hàng và sống với ông bà chủ nhà.

    Tôi đã bạo dạn hơn nên đã đôi khi tự động ra khỏi nhà đi loăng quăng trong phố. Tôi men theo vỉa hè đường Hàng Bông Đệm ngược xuống Hàng Gai ra Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Lắm khi vui chân, tôi đi thẳng luôn sang Hàng Trống, Hàng Đào, và đi xa hơn đến Hàng Ngang, Hàng Bạc. Dạo đó Hà Nội còn nhỏ, dân số không đông, vẻ thanh lịch còn rộn ràng. Người Hà Nội lịch duyệt, ra cửa là mặc quần áo bảnh bao, theo mùa. Hè thì áo vét quần trắng, hay áo ngắn tay quần tissue, chân đi dép da hay diện giầy dôn.

    Đường phố còn hẹp, cũ kỹ, quanh quanh Bờ Hồ còn những chuyến tàu điện leng keng, chạy các tuyến Bạch Mai, Kim Liên, Ô Cầu Giấy. Lắm khi đi trên hè phố nghe tiếng chuông tàu điện ngân nga, chậm rãi cũng thấy vui vui trong lòng. Háng quà rong cũng ít, thỉnh thoảng nghe rao mời xôi, hay cái món bằng tiếng Tàu mà mãi sau này tôi mới tìm hiểu ra là món thạch chè, gần giống như sương sáo ở ta.

    Hà Nội những năm 40 của thế kỷ trước còn là đất bảo hộ nên người Pháp ít quan tâm mở mang như đất thuộc địa Saigon. Cũng có dăm ba kiến trúc lớn tỷ như Gô Đa, Tràng Tiền, dinh toàn quyền, trường Pasquier và những phố thương mãi quanh Bờ Hồ, Bưu điện, khách sạn Phú Gia, hay xa xa nữa bên ngoài thành phố là khách sạn Petit Đồ Sơn, đường Cổ Ngư, Cột Cờ thành Thăng Long, vườn Bách Thảo, cầu Doumer. Phải nói là Hà Nội lắm đền, chùa và di tích lịch sử. Thông thường người ta lưu trữ các vết tích lịch sử đề lại mà không trám chữa như các hốc đạn đại bác bắn vào cổng thành Thăng Long, hay cột cờ đầy rêu phong ở ngay giữa lòng thành phố. Hà Nội cũng có một phố tây quanh quanh các con đường bao quay hồ. Hà Nội cũng có nhà thủy tạ và dăm ba rạp hát, rạp chớp bóng vừa nhỏ nhắn, xinh xinh vừa mang những nét hào hoa, khang trang như rạp Quảng Lạc, nhà hát Olympia, Philarmonique.

    Một đôi lần tôi cũng thử ghé vào đền Hàng Trống xem sự thể thế nào và điều mà tôi nhận ra là khu đền này thường có những ngồi đồng mà nhã nhạc cử hành cho buổi lễ thường rất ồn ào, tốn kém và hào nháng. Có bận tôi đã thử đi chân đến mãi tận chợ Đồng Xuân và quên theo đà đi luôn đến tận đền Quan Thánh, nhờ đó mà tôi biết được những phố Hà Nội đều mang tên khởi đầu bởi chữ Hàng như : Hàng Đậu, Hàng Thiếc, Hàng Than, Hàng Mành, Hàng Thuốc Bắc v.v…

    Dăm thì mười họa, dịp cuối tuần hay lễ lạc, bố lại cho chị em tôi về thăm quê mẹ. Bấy giờ Nghi Tàm còn thuộc Hà Đông, ở ngoại ô Hà Nội, muốn đến nơi phải qua con đê Yên Phụ, nhà máy đèn và nhà in Ideo. Quê mẹ tôi nổi danh về trồng hoa cũng như Nhật Tân, Quảng Bá, lại có hồ tắm để dân Hà Nội mùa hè kéo về nghỉ ngơi, lặn ngụp thỏa thích. Dân làng nhờ đó cũng kiếm thêm chút thu nhập do nơi việc nhận trông giữ xe đạp cho khách Hà Nội về.

    Thân tộc của mẹ không còn nhiều, sót vớt lại dăm ba người thuộc vai vế là trưởng tộc, một bà mợ lớn, vài ông cậu, một bà dì. Được cái tuy mẹ đi xa, nhưng ai nhắc đến cũng đều khen. Có điều về nằm tại lầu Nghênh Phong của bà, tôi dần dần nghe được về cuộc đời quá khứ của mẹ, không hiểu sao thuở đó tôi đã khóc vì thương mẹ vất vả quá. Sau này tôi mới biết ra mẹ sở dĩ vào Nam là cũng vì không muốn đắm đuối trong hoàn cảnh mãi. Ông bà ngoại tôi mất sớm, gia tài để lại riêng cho mẹ tôi là một mảnh vườn con, nhưng không bao giờ tôi nghe mẹ hỏi han hay nhắc đến. Mảnh vườn để mặc cho người dì cùng cha khác mẹ với mẹ tôi muốn trồng hay làm gì thì làm, mẹ tôi không bao giờ để tâm đến. Tôi về Nghi Tàm lần nào thì cũng mang màng trong lòng tình cảm thương và quí mẹ nhiều lên, đôi lúc xót xa sao đời mẹ gian truân quá thể. Có lần tôi đã gục vào cánh tay bà mà khóc da diết, đến nỗi cụ mợ cũng quính quáng vừa dỗ, vừa lau nước mắt và khuyên nhủ tôi.

    Phần bố tôi có vẻ nhỉnh và đắc thế hơn. Ở quê nội còn đông họ hàng, thân quyến. Phần lớn người làng vào Nam đều làm nên cơ nghiệp nên khi về thăm làng thì đóng góp vào việc xây dựng hoặc tạo nhà cửa to đùng ngay hai bên cổng làng. Quê bố tôi làng Phù Lưu, thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh, đường làng lót toàn gạch tàu vuông vức to và đình làng đồ sộ với những cột lim dầy và chắc. Đình còn thờ con ngựa gỗ rất to và uy nghi mà danh truyền là ngày xưa thánh Gióng đã cưỡi diệt giắc Ân, sau đó biến mất trên núi Sóc Sơn.

    Lẽ ra bố chẳng cần vào Nam cũng được, song vốn tính thích phiêu lưu thì đi, nên dù hiểu thân phận dân phu đi đồn điền cao su vốn rất cực, nhưng bố tôi vẫn quyết đi cho biết. Sau này khi đã ăn nên làm ra, bố tôi đã từng sắm xe riêng đưa tất cả gia đình về làng, cùng với gia đình ông anh ruột, hai xe ti toe vào cổng làng khiến ai cũng trầm trồ tấm tắc. Bác tôi vào Nam làm cho Ngân Hàng Đông Dương (Banque de L’ Indochine) đến mãi khi mất nên cũng gọi là nở mày, nở mặt. Tôi còn nhớ từ Hà Nội về quê Chợ Dầu, Đình Bảng, bố tôi thường chọn đi chuyến tàu đêm và ông cũng rất thích đi bằng ô tô ray thay vì tàu hỏa thường vì biết tính tôi ưa nghe réo rắt điệu còi của ô tô ray và ưa tốc độ nhanh vun vút của đoàn tàu đặc biệt này. Tàu dừng ở ga Từ Sơn, bố con hối hả xuống toa và mằn mò bước qua con đường sắt theo lối ngõ nhỏ về làng.

    Quê nội tôi không to nhưng còn giữ được nhiều cốt cách truyền thống. Mỗi tháng đều mở phiên chợ, hội hè đều tập trung ở đình làng, dân tình cũng không đến đỗi vất vả nhiều nơi nên loáng thoáng cái cung cách lãng mạn và tình tứ của quê hương quan họ vẫn không thể lẫn được. Phần lớn tâm hồn tôi kết tụ nét yêu chuộng chữ nghĩa, văn thơ cũng là từ những đêm nằm nơi quê bố và thấm nhập vào hồn câu ca tiếng phách xênh xang của liền anh liền chị mà kết tụ hồi nào cũng không hay.

    Tôi đã sống với Hà Nội trước lâu đến 2 năm, trải qua nhiều cảnh mùa đất Bắc. Đối với tôi hình ảnh Hà Nội những năm 40 khó có thể phai, mặc dù sau này kinh qua bao buồn vui thăng trầm thì Hà Nội vẫn là nơi nuôi nấng tôi lớn lên từ thể xác lẫn linh hồn. Tôi ôm ấp hình ảnh 36 phố phường, 5 cửa ô xưa mà dù được sinh trưởng trong Nam, tôi vẫn mang mang tôi có chút gì hơi hướm của Hà Nội. Phương chi tôi đã từng được nếm trải mùi vị của Tràng An, Thăng Long với ông bà, các dì, các cậu ở quê nội lẫn quê mẹ mà đối với tôi đều là những nét chạm trỗ khắc sâu vào ấu thơ dến không bao giờ phai nhạt. Nói một cách ví von tôi đã từng khoác áo mùa Thu Hà Nội bằng những lúc lặng ngắm cảnh lá vàng rụng ào ạt trên hồ Gươm với chiếc thuyền lan con người phu nhẫn nại đi vớt từng chiếc lá mà nghe như thời gian vàng chậm đổ dồn xuống mặt hồ.

    Tôi thích những ngọn gió heo may se se lạnh khi trầm mình đứng lặng im bên Tháp Bút lối cầu Thê Húc vào đến Ngọc Sơn để nhớ miên man về mẹ, về các em nơi miền Nam chưa hề biết dáng mùa thu Hà Nội là thế nào. Tôi từng bước đi những bước trừ tịch đêm cuối năm vào đền đón giờ nguyên tiêu lặng lẽ đến mà nghe tiếng vỏ cây nứt mông khẽ róc rách đâu đây. Tôi nhìn quanh lớp sương mù phả kín quanh hồ và thấy lăn tăn cái rét luồn trong mưa phùn thẩm thấu vào cổ áo.

    Hà Nội của tôi là thế đó. Làm sao tôi có thể quên được dáng ông tàu già ngồi nép dưới cái tháp nhỏ ven hồ Gươm, miệng huýt sáo cho đỡ lạnh và chờ khách âm thầm ghé mua bao lạc rang mà nhâm nhi tí tách trong cái rét. Hà Nội không cao sang, quyền quí, diêm dúa, nhưng Hà Nội là một phần huyết mạch của quê hương, với tiếng sóng sông Hồng, Hát Giang, Bạch Đằng, sông Thao đã từng ấp ôm cho người Việt ngày một lớn dậy.

    Đối với tôi điều gì có thể lơ là quên đi được, nhưng nhất định không bao giờ tôi quên những bước chân dặt dìu qua phố mà nghe bát ngát mùi cốm mới ngào ngọt đâu đây. Tôi có thể say sưa với con sông ở bất nơi đâu, nhưng nhất định chẳng con sông nào so sánh được con sông chảy qua làng. Đó là điều mà sau này dù hÀ Nội chỉ còn là ký ức thì đối với tôi vẫn sáng rực như hôm nào đứa bé 8 tuổi nhìn con đê Yên Phụ mà thấy như mình đang được ru trong vòng tay của Mẹ.

    Làm sao tôi có thể quên được buổi phá cỗ Trung Thu mà bà tôi đã bày biện thưởng tôi tại phố Blockhaus Nord những năm 40 để gọi là đứa cháu thân yêu sẽ goi gương mà học hành tấn tới. Làm sao tôi có thể quên được những cái xoa đầu âu yếm hôn lên trán tôi với ước mơ sau này đứa cháu thân yêu của các cậu các dì sẽ không làm hổ danh người con của Hà Thành văn vật.

    5. Mặc dầu đã có lần nhân lúc bố vắng nhà, vì tò mò, tôi đã mạo hiểm dò đường đi xem phố phường Hà Nội, rồi vui chân tôi đã đi tới chợ Đồng Xuân, lên Quan Thánh và lần đầu tiên được ngắm cảnh bát ngát của hồ Tây và Trúc Bạch. Thế nhưng tôi không dám quen thói mà đi tiếp một mình như thế nữa, một phần còn hãi trận đòn do bố đánh, một phần do bà An Phong dọa nhỡ bố thình lình bắt gặp tôi lang thang ngoài đường, đi xa khỏi nơi ở thì sẽ rắc rối và chết đòn nên tôi sợ.


    Thực ra tôi biết bà An Phong muốn giữ tôi ở gần vì bà coi tôi như con và muốn được săn sóc cho tôi nhiều hơn. Thế nên, ngoài giờ học, tôi chỉ loanh quanh mấy con phố gần đó mà không dám đi xa nữa. Thậm chí chợ hàng Da rất cận vậy mà tôi cũng chỉ đứng xa xa nhìn thôi, nhiều lắm là tôi tạt vào ngõ Huyện, nơi có ngôi nhà thờ Thiên Chúa to đùng, hoặc lân la nhìn khu nhà quàn của bệnh viện Phủ Doãn, hoặc trông chờ những chuyến tàu điện chạy qua, nghe tiếng chuông leng keng, để thả hồn mơ mộng về những chuyến phiêu lưu khi lớn lớn thêm một chút.

    Tôi hằng ước giá gì tôi lớn nhanh để có thể xin phép bố hẳn hoi cho nhảy lên các chuyến tàu điện đi về Kim Liên, Hà Đông hay Ô cầu Giấy cho biết. Trong khi chờ đợi được cho phép tự lập như vậy thì tôi đành tạm chôn chân ở quanh mấy con đường gần nhà. Tôi còn nhớ hồi ấy ngay sát bên cạnh căn nhà số 65 Hàng Bông Đệm có một căn nhà luôn luôn cửa đóng im ỉm, dù trên mặt tiền căn nhà nhìn ra phố có cái bảng hiệu đề chữ An Po mà chẳng thấy ai ra vào, hay có sự sinh hoạt hằng ngày.

    Lại nữa ở xéo xéo ngay chạm bờ tường nhà 65, tôi thấy có cái bảng thiếc hình chữ nhật sơn kèm 2 chữ RO và ngửi có mùi thơm loang loáng. Tôi đem sự thể ấy hỏi han hết bà An Phong đến anh Quang cùng ở trọ thì được biết đó là nơi hút á phiện. Anh Quang giải thích cho tôi về ý nghĩ của 2 chữ RO, tức là nơi có môn bài cho phép bán á phiện để khách nghiện có thể hút tại chỗ. Đó là ghi tắt của chữ Régie d’ Opium, thế nên tôi cũng háo hức muốn dò tìm xem sự thể ra sao.
    Tôi còn ghé có lần ghé mắt nhìn qua khe cửa thì thấy bên trong căn nhà 63 này có xây hai hàng giường bằng xi măng cao vừa tầm ngồi, chia khoảng thành từng ô một. Người hút á phiện hoặc đi một mình, hoặc đi cùng bạn, có khi không có bạn thì kèm theo người chuyên sửa sang tiêm thuốc cho khách. Đó là những người sang có tiền thuê người hầu hạ, chỉ việc nằm lim dim chờ người phục vụ làm xong thuốc đưa đầu dọc tẩu vào tận miệng thì bắt đầu thả mây thả gió vào sảng khoái của chất phù dung.

    Hồi ấy người Pháp không cho buôn bán những chất nghiện một cách luông tuồng, chỉ những cơ sở được cấp phép mới làm ăn đường hoàng thôi. Có nơi chỉ chuyên bán thuốc, có nơi mở bàn đén cho khách làng bẹp thụ hưởng, tất cả đều phải treo cái biển đề chữ RO để dễ kiểm soát. Cũng như các nơi buôn hàng rượu thì phải có biển ghi RA tức Régie d’ Alcool thì người mua mới biết chỗ mà đến tìm chất nghiện của mình và người bán cũng phải chịu những điều kiện kiểm soát của nhà nước.

    Có lẽ thấy tôi cái gì cũng để ý muốn tìm hiểu nên bà An Phong luôn dè chừng cảnh báo tôi chớ lơ tơ mơ học đòi vướng vào cái món ăn chơi đó mà mắc đọa. Tuổi thơ của tôi cứ bồng bồng lớn lên như thế giữa cái đất ngàn năm văn vật. Tôi mang hình ảnh Hà Nội với những hàng phố cổ, với 5 cửa ô, với thành Thăng Long, hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đến hàng Trống, chợ Đồng Xuân, cầu Long Biên và những con phố bắt đầu bằng chữ Hàng nghe du dương đáo để. Được cái bố tôi thích sống giang hồ, chẳng mấy khi chịu ghìm chân mãi một chỗ. Khi thì ông đi đặt mua hàng, khi thì ông đi những đâu chẳng ai biết. Có điều đối với tôi, tuy bố rất nghiêm khắc nhưng lại hay cho tôi đi theo mỗi khi ông muốn tôi học hỏi một điều gì đó. Những nơi bố thường cho tôi theo thì ít khi chị tôi được cho đi cùng. Tôi còn nhớ mãi những đêm bố và tôi ngồi ăn cháo khuya ở ngay bên lề ga hàng Cỏ, hay những múi cam mà tôi được ăn khi cùng bố đi Ngã Tư Sở, Khâm Thiên.

    Tôi nhớ nhất ngày bác tôi từ Chợ Dầu ra Hà Nội, bố chiêu đãi bác tận tình. Hết ăn, hết ngủ, bố lại mời bác đi thưởng thức hát ả đào và cho tôi theo. Hình ảnh xênh phách, cung bậc và giọng hát trầm bổng đã khiến tôi, tuy chưa nhận ra nét nghệ thuật, nhưng cũng dội vào hồn tôi một chút gì vương vấn. Có lẽ nhờ thế mà sau này con đường học đòi viết lách của tôi cũng từ hơi hướm của những cuộc ca xướng này mà tạo thành chăng?

    Tuy bố không dặn dò nhưng tôi biết có những việc mà riêng cánh đàn ông con trai với nhau biết để bụng riêng thôi. Cho nên bố có vẻ bằng lòng về thái độ kín miệng của tôi mà luôn cho tôi theo dự cũng nên. Từ đó tôi quen dần với các tên gọi quan viên, cung văn, ả đào, tom chát và thế nào gọi là thưởng thức văn thơ, giọng hát. Theo tôi, đó là một thú chơi tao nhã mà chỉ những người dân sành điệu Hà Nội mới lột tả được hết phong thái khi ngồi dự các buổi hát cô đầu. Có một dạo người ta lên án cho rằng đây là một thú vui sa đọa, tôi không chối cãi, song chỉ khi người ta biến cải cái chất tinh hoa nghệ thuật để nó biến dạng đi thôi, chứ còn thuần túy thì đó có thể gọi là một thể thức tiêu khiển tao nhã và đầy hứng thú. Còn gì sảng khoái hơn khi quan viên cầm chịch, dùng chiếc dùi trống điều khiển cung điệu thanh âm và khi cô đào lột tả được hết nét hay của thơ văn, để được tưởng thưởng bằng những hồi tom chát cật lực thì cả tiếng đàn của cung văn, giọng hát của ca kỹ và thú ung dung của quan viên hòa nhập thành một, phiêu phiêu phưởn phưởn thì nghệ thuật nào sánh cho được.

    Ấy cũng vì nỗi nặng nợ thuở bé nghiễm nhiên đi theo bố mà có lần tôi đã được bố gửi sống mấy tháng liền ở Khâm Thiên khi bố bận công việc buôn bán ở đâu mãi tận Cam Bốt hay Lào. Chị tôi được bố gửi nơi ông bà An Phong, còn tôi tạm thời cho nghỉ học để gửi nơi đã kể. Chắc vì bỗng dưng bị cắt đứt tình thương mẹ mẹ con con mà bà An Phong mách lại với bà dì bên phía mẹ tôi để rồi thình lình một hôm tôi đang ở Khâm Thiên thì bà lên lôi tôi về.

    Tôi đã sống một mùa Đông ở nơi đất nhã nhạc, trải qua những tình cảm mà chỉ những ai có dịp trải qua mới biết thế nào là xúc động của giới ả đào. Tôi không có ý khen, nhưng phải nhận là họ có nhiều ưu điểm đáng ghi nhớ. Tôi nhận ra nỗi buồn của họ vào những buổi mưa gió vắng khách, vào những đêm rét mướt cuối năm. Có lúc họ thốt lên tiếng trầm thống âu yếm gọi tôi là “ con “ để rồi sụt sùi, nức nở.

    Bởi thế, tôi rất mực được chiều chuộng, cả ngày không phải động tay vào việc gì. Miếng nào ngon tôi cũng có, ngọt nhạt nào tôi cũng hưởng, nhất nhất các cô xúm vào lo lắng cho tôi, dường như chỉ sợ tôi về mách lại bố vì không được ưu ái chu đáo. Cho nên khi bà lên đem tôi về, các cô đều ngỡ ngàng và mặt đờ ra khi nhìn tôi xa dần căn nhà đang ở tạm. Ký ức đó đến bây giờ đã trải qua hơn nửa thế kỷ mà tôi vẫn còn nhớ như vừa xảy hôm qua. Bố về lẳng lặng không trách tôi một lời mà chỉ im im chịu đựng. Tôi biết bà giận lắm nhưng tôi không dám xen vào việc người lớn mà chỉ âm thầm chia xẻ với bố thôi.

    6. Có thể bố tôi chủ quan nghĩ rằng việc cho tôi theo đến Khâm Thiên không có gì quá đáng, nhất là lại nhân có bác tôi từ quê lên. Trong tâm tư ông đã là trai thì thứ gì cũng cần trải qua biết chút ít, miễn là đừng đam mê đến bỏ bê cả mọi việc. Thế nhưng, dưới con mắt mẹ tôi thì sự việc lại không đơn giản như vậy.


    Mẹ tôi vốn quan niệm cũ kỹ xướng ca vô loại, lại thêm khi nghe dư luận thêm mắm thêm muối vào thì bà cứ luôn hình dung cái tên Ngã Tư Sở, Khâm Thiêm vốn là nơi không được tốt lành gì, nhất lại là với một đứa trẻ. Lại thêm, bố tôi ơ hờ gửi tôi lại nhờ các cô chăm nom một thời gian, đó là điều bà không sao chấp nhận được.

    Phương chi bà dì lên đón tôi về lại còn kể lể với mẹ tôi nào là tôi bị lơ là, thiếu sự trông nom nên sinh ra ghẻ, bà và các dì cậu phải lo đun nước nóng với mướp đắng tắm mãi mới làm tôi dứt được các mụn cóc li ti trên da. Thế là một hai, mẹ gọi bố khẩn khoản đưa chị em tôi về. Được cái, bố tôi cũng không ương ngạnh, nên sau thời gian 2 năm sống tại Hà Nội thì cả gia đình đành từ giã đất nghìn năm văn vật trở vào Nam.

    Việc học của tôi thêm một phen bỏ dở, cả chị tôi cũng vậy. Xa mái trường học chung với các bạn Bùi Xuân Phái ở đường Thành, tôi không mấy tiếc mà chỉ tiếc về những chuyến ô tô ray chiều chiều chạy qua phía sau trường bấm còi tí te khiến cho cái tính mơ mộng phiêu lưu của tôi tràn đầy ước muốn. Dạo ấy trường tôi học có hai cổng ra vào, một phía trước, một phía sau. Tôi luôn chọn cái cổng nhỏ quay ra sau lưng đường Thành làm lối đi về, bởi vì không hiểu sao cứ đúng vào thời gian tan học là có chuyến ô tô ray chạy qua. Dù tàu chạy trên cầu vượt, nhưng với tôi hình ảnh những toa lố nhố hành khách chạy lướt nhanh khiến tôi luôn bồi hồi xúc động.

    Tôi nhớ những chuyến đi đêm cùng với bố về quê, về ngụ nơi ngôi từ đường của tộc họ, được hai bác và anh tôi cưng chiều hết mức. Hai bác đã ít con, lại thêm tôi lăng xăng khiến hai bác rất thích, anh Quang tôi thì luôn bày têu cho em. Tôi còn nhớ những đêm nằm nghe tiếng gió luồn qua vách lá kêu rột rẹc mà cảm thấy giọng quê hương len lách dài dài.

    Tôi cũng trải qua một lần phiên chợ Tết tại quê nội. Hàng quán che dựng tạm dài theo lối đi. Dân làng nội rủ rê nhau vào Saigon làm ăn, ai cũng có của ăn của để nên vun vén gửi về quê sửa sang cho đẹp. Thuở ấy việc đường làng láng xi măng đã hiếm, vậy mà tất cả các con đường quanh co trong làng nội tôi đều được lát gạch tàu vuông vức to bản. Hai bên đầu làng sừng sững hai cơ ngơi to đùng của hai ông chú họ chuyên buôn hàng vải ở phố Sabourain, bên hông chợ Bến Thành về cất nhà lớn ở quê.

    Đình làng cũng được cơi nới và thuê thợ khéo tay từ xa về đẽo đục, khảm các bàn linh, các câu rèm, trông rất trang trọng và quí giá. Ngày lễ Thánh Gióng, làng tổ chức tế, các quan viên dâng hương vẻ trang trọng và kéo con ngựa gỗ to đùng đi quanh khắp làng. Trẻ con có dịp đi theo hô hào nhặng xị và lẽ dĩ nhiên tiệc tùng kéo dài đến hai hôm mới dứt.

    Tôi cũng đã qua một mùa rét ngọt ở quê. Nghe tiếng gió u u nhè nhẹ mà ví như những lưỡi dao bén buốt ngót vào người. Tôi xuýt xoa, hai hàm răng tự động va vào nhau lộp cộp, bác gái tôi phải vội lấy khăn dầy ủ cho tôi và tỏ vẻ thương thằng bé. Trời mưa phùn nghe buồn lạ, từ giọt ranh lắc rắc tiếng mưa rơi, trong như những hạt pha lê từ trời phả xuống. Tôi nằm thun người ngoan ngoãn như con mèo con trốn lạnh, bác gái tôi thường an ủi tôi bằng cách kể chuyện cho nghe : ấy là hồi này trời đã bớt, chứ ngày trước mỗi lần vào đông đến khổ, quấn chân chặt mà vẫn bị nứt thịt da ra.

    Tôi chỉ mới nghe kể thôi đã vô cùng hãi, thương cho dân quê mình vất vả làm sao. Tôi thường nghĩ điều gì khiến cho không một ai tính chuyện bỏ đi cho dù cực thế chứ cực nữa cũng chịu được. Tôi lại nhớ về cái đất Saigon dường như khác hẳn, quanh đi quẩn lại vỏn vẹn chỉ hai mùa nắng và mưa. Nhưng lòng người Saigon luôn mở rộng nên bao nhiêu dân Bắc cùng rủ nhau vào góp tay làm ra sự nghiệp. Lâu dần người nào cũng đổi giọng lơ lớ và có người còn nhận luôn mình đã thành dân Nam Kỳ là khác.

    Đó là năm 1944, ba bố con lại kéo nhau lếch thếch vào Nam. Bố tôi biết lỗi nên khi gặp gia đình mẹ tôi nói gì bố cũng im không đáp lại. Cũng vào thời gian đó, bố tôi đang bù đầu tiếc của nên càng giữ kín tiếng để mẹ tôi bớt âu lo. Sau này tôi mới nghe biết là bố tôi dám cả gan thuê nguyên một goong chở loại tuýt xo, định làm một chuyến vớt vát khi bỏ đất Hà Nội nhưng chẳng may bị bắt khám xét nên bố tôi bỏ lơ, đành mất của thay người.

    Sau chuyến làm ăn thất bại đó, bố tôi phải bán căn nhà 2 tầng ở số 106 Lagrandière, lủi thủi đưa cả gia đình đi ở tạm nơi nhà một người trong họ. Mẹ tôi hết sức cằn nhằn, tôi loáng thoáng nghe bố hứa hẹn chỉ vài hôm sẽ lại có nhà khác. Lúc ấy nào ai tin, nhất là mẹ tôi, không khí gia đình nặng chình chịch và u ám. Vậy mà bố tôi đi đâu mất biệt đúng 2 hôm, rồi chợt buổi tối về giục cả nhà dọn về chỗ mới. Tưởng bố sẽ đưa đi đâu xa, nào dè cũng trên con đường Lagrandière, nhưng số nhà là 120 thay vì 106. Từ đó anh chị em tôi đều phục tài xoay sở của bố, và hẳn nhiên mẹ tôi càng ngưỡng mộ bố hơn nữa. Chúng tôi lại nhởn nhơ sống lớn dần lên ở con đường mà phần lớn người dân quê tôi ở Bắc kéo nhau vào tương trợ và chỉ vẽ cách làm ăn, cưu mang, đùm bọc nhau mãi mãi lâu dài.

    Chính từ đó mà chẳng bao lâu một hội tương tế được lập ra lấy tên làng Phù Lưu làm danh xưng và bố tôi được cử giữ chân thủ quỹ của hội. Chị em tôi chấm dứt 2 năm sống nơi chuồng cu ở sân sau căn nhà số 65 Hàng Bông Đệm của hai ông bà An Phong. Từ biệt Hà thành, từ biệt đất Tràng An, từ biệt Thăng Long.

    Đôi khi trong nỗi nhớ tôi vẫn nghĩ mình vẫn còn để rơi lại chút gì đó nơi 5 cửa ô xưa, nơi 36 phó phường, nơi Khâm Thiên, Ngã Tư Sở và hầu hết những con phố bắt đầu với tên gọi bằng chữ “ Hàng “. Tuy thời gian ngắn ngủi chỉ 2 năm nhưng cung cách Hà Nội đã ăn sâu vào tâm trí tôi khiến tôi thành mụ mị và say đắm.

    Một hôm nào bất chợt lại nhớ đến một chút phố sá Hà Nội, tôi lại nhớ đến bát cháo đêm bố cho ăn ở ga Hàng Cỏ, khi vữa ra khỏi chuyến ô tô ray từ quê nội lên. Hà Nội hồi đó so ra không lớn, sầm uất và ồn ào, đông đúc như Saigon, nhưng trong nét âm thầm lặng lẽ thì Hà Nội luôn ủ ấp một điều gì đó khiến ai một lần đã ghé thăm thì khi đi khó quên hết được.

    7. Cùng với bà chị, tôi theo bố ra Hà Nội năm 1942 và trở lại Sài Gòn năm 1944. Chỉ vỏn vẹn 2 năm ngắn ngủi, nhưng tôi đã học được nhiều bài học về thương yêu, nỗi nhớ, tình cảm, quê nội, quê ngoại.


    Bản thân, ngoại cảnh, tâm tình về nỗi sống nơi đất Tràng An un đúc, vỗ về và thổi sinh khí cho tôi lớn dậy, chín chắn hơn và đầy nhiệt huyết hơn. Tôi hiểu nhiều về mẹ, tôi nghĩ nhiều về bố, tình cảm hai ông bà An Phong nơi gia đình tôi trọ và cái khung cảnh phố phường Hà Nội đã ban cho tôi nhiều ý niệm sâu sắc. Con đường tôi bước đi dạo ấy trong 36 phố phường, tuy chưa dài, chưa sâu, nhưng mang mang đã để lại trong hồn tôi một hình ảnh của đất Thăng Long cổ kính.

    Tôi đã biết được nhiều địa danh tuyệt vời, mang chữ bắt đầu bằng Hàng này, Hàng nọ, song những tiếng thân thương ấy nhắc cho tôi về một nơi chốn hiền hòa, về những con người tốt đẹp. Tôi đã từng cùng bố ngồi ăn bát cháo khuya ở bên ga Hàng Cỏ khi vừa ở Khâm Thiên, Ngã Tư Sở về. Hai cha con đã ngồi trên chiếc xe tay lượn lờ quanh các phố đêm : Trường Tiền, Cửa Nam, Sinh Từ, phố Huế, dạo vòng bên Hồ Hoàn Kiếm, tạt qua Thủy Tạ, Vườn Hoa Con Cóc, đối với tôi càng ngày những danh xưng đó càng nhấn sâu vào tâm khảm cậu bé miền Nam.

    Những chuyến ô tô ray đêm bố cho về Từ Sơn quê nội. Bước ra khỏi con tàu tuy còn chông chênh, nhưng khi đặt chân lên những tảng gạch vuông vức đi sâu vào làng, tôi nghe như đâu đâu cũng rộ mùi hoa bưởi thơm ngát. Mái đình đồ sộ của làng vạch một nét đen sẫm trong đêm vươn lên lồng lộng, nhắc tôi về một huyền thoại Thánh Gióng mà ngày đó tôi luôn giữ trang nghiêm khi nhìn con ngựa gỗ to tướng lưu giữ trong đình.

    Tôi nhớ mãi hình ảnh chợ Tết nơi quê nội trong cảnh mưa phùn gió bấc, với những mái lá mong mạnh dặt dìu theo gió dập mà thấy thương sao mảnh đất Phù Lưu, Chợ Dầu đã cho tôi một người bố tài hoa nhưng cũng lắm tật.

    Tôi nhớ nhiều về con đê Yên Phụ nơi dẫn vào quê mẹ Nghi Tàm để trong lòng xôn xao bao nhiêu hi sinh mẹ một đời vất vả. Cái lò gạch ngày xưa mẹ trần vai vác từng chồng ra vào từ miệng lò nóng rực đã tạo nên nơi mẹ một sự nhẫn nhục bao la mà sau này khi đã trở nên có của ăn của để mẹ không sao quên được dĩ vãng để luôn mở rộng lòng cưu mang những người chịu hẩm hiu.

    Làng mẹ tôi vốn trồng hoa và sống nhờ cái hồ bơi Quảng Bá. Vốn liếng ông bà ngoại để lại cho mẹ là một mảnh vườn nhỏ mà lần đầu khi được bà dẫn ra giảng giải, tôi đã rơm rớm nước mắt và thương số phận mẹ biết bao. Quê hương bố dặt dìu tiếng quan họ hợp cùng những dò hoa mai, hoa đào của đất mẹ sinh ra đã tạo nên nơi tâm hồn tôi nét vừa lãng mạn, phóng túng, vừa nặng tình nhớ tưởng.

    Tôi có thể trải hàng giờ ngồi trên ghế đá Cổ Ngư nhìn cả hồ Tây lẫn hồ Trúc Bạch và hít theo hơi khói tỏa từ đền Quán sứ bay ra để ấp ôm đất nghìn năm văn vật vào tận đáy lòng.

    Ngày tôi trở vào Sài Gòn, quê hương không còn vẻ an bình nữa. Suốt dọc con đường sắt xuyên Việt đã thấy lởn vởn bóng dáng chiến tranh. Những lá cờ mặt trời chiếu lóe tia hay gọn lỏn là một vòng tròn đỏ đã hung hăng bay lượn đó đây, cho thấy uy quyền của ngưới Pháp dần dần bị thu hẹp lại.

    Dư luận Hà Nội đã râm ran tiếng bảo nhau về cách “ phòng thủ thụ động “ và nhiều ổ cửa sổ gắn kính đã thẫy dán chéo những mảnh giấy để ngăn những mảnh vỡ văng xa khi có còi báo động và tiếng bom nổ. Đèn đường Hà Nội đã gắn thêm những cái chụp chiếu gom ánh sáng xuống mặt đất và người Hà Nội đã nhỏ to bàn sắp có ném bom xảy đến cũng nên.

    Chuyến ấy bố tôi bị mất một vố tiền lớn. Bố mẹ dấu con cái, nhưng nhác thấy cảnh bố mẹ cau có khi phải dời căn nhà 106 Lagrandière là tôi đã đoán có chuyện lớn xảy ra. Sau đó tôi nghe ra thì bố định đánh ván bài chót là thuê nguyên một goong tàu chở thứ vải tissue Shangtung từ Hà Nội vào Sài Gòn, nhưng bị lộ nên đành bỏ của cứu lấy người.

    Mẹ tôi đã buồn vì con cái bị gửi vào nhà cô đầu cô đuôi bị mang tiếng, nay lại phải bán nhà gán nợ nên giận vô cùng. Sinh khí gia đình trở nên nặng nề, u ám. Sự việc xảy quá nhanh nên gia đình chỉ kịp có dăm hôm phải lo thu dọn đi ở nhờ một người trong họ, còn bố tôi đi đâu mất hút….

    8. Đó là những gì ký ức tuổi thơ của đứa bé 10 tuổi như tôi còn kịp lưu giữ lại sau 2 năm trời sống ở Hà Nội, vùng đất Tràng An, Thăng Long.


    Thời gian tuy ngắn ngủi, tầm nhìn còn hạn hẹp, nhưng phải chăng vì nỗi nhớ xa Mẹ, vì tánh phóng khoáng của bố, vì những chuyến ô tô ray đêm về quê nội, vì những buổi bố tập bơi nơi hồ Quảng Bá quê ngoại mà cũng sớm hình thành trong tôi một tình cảm nao nức chăng?

    Tôi còn nhớ mãi tiệc mừng Trung Thu mà bà, dì cùng cậu tổ chức cho đứa cháu trai ở tại Blockhaus Nord với ước vọng cháu sẽ noi gương tiệc tiến sĩ giấy mà gắng công học hành.

    Tôi còn nhớ mãi chiếc xe tay riêng của ông được giữ lại trong nhà sau khi ông đã mất. Chiếc xe tay lúc nào cũng sạch sẽ, bóng loáng với những phần bọc đồng được đánh sáng choang và dường như không ai dám tự động ngồi lên khi chưa được bà cho phép.

    Tôi còn nhớ mãi cái ô cửa con con bà hằng ngày ngồi đong thuốc phiện bán cho khách. Cái cân tiểu ly nhúc nhích, nhúc nhích, những chiếc vỏ hến lưu đọng chất dẻo đen như mật, cái bảng hiệu RO treo trước cửa, tất cả đã nói lên một sinh hoạt nhỏ của Hà Nội một thời khi còn là đất bảo hộ của người Pháp.

    Tất cả những tùn mủn đã đẩy đưa tâm tưởng tôi càng lao đi vun vút trong những đêm bố bỏ hai chị em ở căn gác nhỏ tựa cái chuồng chim trong sân nhà ông bà An Phong 65 Hàng Bông Đệm.

    Chị tôi cam chịu nằm yên ngủ chờ bố về, trong khi tôi rắn mắt vẫn tìm cách nhoài bò ra từ cái cửa sổ để xuống tầng dưới, gặp bà chủ nhà xót thương lại vỗ về cho ăn cái ngô hay miếng bỏng và ôm ấp coi như con ruột. Từng chút, từng chút một lần hồi đã tạo nên trong tôi một nếp nghĩ hay hay, xen lẫn một ý thức văn vẻ mà sau này ảnh hưởng đến đời sống và tâm tính tôi rất nhiều.

    Sự thất bại của bố làm gia đình chông chênh. Mẹ tôi buồn vì mất nhà vì phải đi ở nhờ nơi một người bà con trong họ. Bố tôi lặng lờ bỏ đi mấy hôm, đùng một cái bố về trong tối hối cả nhà dọn đến chỗ ở mới. Mẹ tôi có vẻ không tin nên uể oải, bố như biết lỗi nên nhẫn nhục làm thay, thu dọn mọi thứ và ôm đùm con cái đi dời nhà. Tưởng đi đâu xa, hóa ra cũng là con đường Lagrandière, thay vì số 106 thì giờ là 120. Nhà có nhỏ hơn, nhưng là nhà của gia đình. Bấy giờ mẹ tôi mới nguôi ngoai và chấp nhận xóa hết mọi muộn phiền để làm một cuộc đời mới.

    Thế nhưng thời cuộc chuyển xoay nhanh quá, không ai đoán được ngọn nguồn. Đầu năm 1945, người Nhật hất chân người Pháp quá ư chóng vánh, chỉ một đêm gom hết tất cả các gia đình Pháp vào một khu, bắt phải niêm yết bảng kê khai tên từng người để họ dễ bề kiểm soát.

    Rồi những cuộc ném bom của phi cơ Mỹ, Saigon chộn rộn lo đào hầm trú ẩn ngay trước lề đường mặt nhà. Tin thắng trận và thất trận dồn dập, thành phố đã có những lần báo động, nghe còi hụ sợ biết là bao.

    Người Nhật vừa khởi lên phong trào Đại Đông Á chưa bao lâu thì tin đầu hàng vô điều kiện đã nghe rang rảng loan báo. Nhật hoàng phải ra tận chiến hạm ký nhận thua trận với một ông tướng của Mỹ. Quân đội Nhật lớn lên đã nhanh, nhưng khi xẹp lại cũng nhanh. Tin đồn nơi đây nơi kia đã có sĩ quan hay lính tự mổ bụng thà chết không chấp nhận hàng. Cũng lay lắt có tin khi họ bắt được kẻ trộm thì chặt tay và với người gian dối bán cám trộn mùn cưa khiến ngựa chết thì họ khâu dồn luôn người đó vào bụng ngựa.

    Tuổi thơ tôi nghe loáng thoáng mà thấy gây sốt cả người. Hà Nội bềnh bồng trôi đi như mớ lục bình bị đẩy đưa vì sóng rồi kẹt lại một nơi nào đó đành chịu trận rã nát dần và tự hủy hoại. 11 tuổi, trí óc non nớt của tôi bị khuấy động mãnh liêt một lần. Đó là một buổi sáng tháng 8 năm 1945, tôi nghe Mẹ hí hửng kêu : nước mình độc lập rồi và giục tôi dậy đi mít tinh mứng nước. Đứa bé là tôi được Mẹ mặc cho cái áo sơ mi trắng và cái quần soóc xanh nhập cùng các bác, các anh trong khu phố hướng về Vườn Ông Thượng để dự lễ ăn mừng tự chủ.

    Trời Saigon rất nóng, nhưng ai cũng nhẫn nại đứng chờ, lắng nghe bao nhiêu lời hiệu triệu, mở rộng lòng đón ngọn gió mới thổi mau, tiếng đầu tiên nghe chả hiểu rành mà lệ vẫn tuôn trào vì sung sướng. Độc lập rồi, từ nay hết còn là dân nô lệ. Saigon hết là đất thuộc địa và Huế Hà Nội hết còn là đất bảo hộ của người Phú Lang Xa. Ai cũng say sưa khi thấy mọi đoàn thể, mọi tổ chức đều chung nhau đứng lên, góp một bàn tay xây dựng đất nước. Ai cũng nghe tim mình rộn lên những nhịp đập hăng say và trong hơi thở đã bừng bừng một lòng quyết giữ gìn bờ cõi, không để bất cứ ai cướp mất lần nữa.

    Vậy nhưng ngày vui thường qua mau. Giữa những cuộc mít tinh bừng bừng thì súng lại nổ. Người Anh đến tiếp thu sự đầu hàng của người Nhật đã để cho quân Pháp theo chân vào và thế là Saigon nghe tiếng đạn sớm.
    Giữa những chênh vênh nháo nhác vì thời thế đổi xoay thì bố tôi lại ra đi. Lần này ông đi một mình, lích kích ôm theo mớ hàng da, bỏ lại Mẹ và anh chị em tôi một nách 4 đứa, giữa những ngày đầu tiếng súng Nam Bộ nổ giòn tan.

    9. Bố tôi đi, mẹ thui thủi một mình. Hồi đó chị em tôi còn bé quá, chưa ra sức được gì để mẹ nguôi ngoai. Tôi tuy là trai lớn nhất trong nhà, nhưng tồ, càng nghiệm thấy mẹ luôn chênh vênh, ngóng đợi.

    Trước tiên bố tôi lên Biên Hòa. Thỉnh thoảng có loáng thoáng nhắn tin về, gọi mẹ con tôi lên. Thế nhưng bao vốn liếng bố đem đi tất, mẹ chỉ còn 2 bàn tay trắng, thì dẫu có muốn dắt con cái đi cũng không lấy đâu ra tiền chi phí di chuyển. Thế nên mẹ đành chọn phương hướng ở lại, với hi vọng nếu bố còn nghĩ đến gia đình thì trước sau cũng sẽ quay về. Vậy rồi Biên Hòa bị Pháp chiếm, bố tôi chạy ra Phan Thiết.

    Đường chia ly càng lúc càng xa, lòng mong đợi mỏi mòn càng ngày càng vô vọng. Mẹ đưa chị em tôi lánh nạn ở Quán Tre, một xóm nhỏ thuộc khu vực Hóc Môn, ở nhờ tại doanh trại của ông bà Long (Tín Mỹ), người đã mua căn nhà 106 Lagrandière của gia đình tôi. Thuở ấy, dẫu còn bé, nhưng lòng tôi vẫn háo hức về tình yêu nước của dân ta. Hằng ngày được nhìn thấy cảnh những chuyến tàu điện chở dân quân ngồi cả lên nóc toa, với lá cờ rách bươm, còn ươm mùi khói súng, được bọc trong tấm lưới rách, tôi cũng thấy kiêu hãnh và hiểu được ý nghĩa độc lập của đất nước là thế nào.

    Song bên cạnh mặt tích cực thì trí óc non nớt của tôi cũng điểm nhiều vết sợ. Những tiếng rì rào về nghi kỵ người này người kia làm Việt Gian, khiến tôi hoang mang. Lý do để họ kết tội nhau hết sức vô cớ, có khi chỉ là cái nhãn hiệu đính bên trong cổ áo sơ mi, vốn dĩ đã từ hồi nảo hồi nào, nhưng chỉ vì có màu chỉ đỏ, xanh là bị phiếm chỉ ám hiệu tay sai của Pháp.

    Sở dĩ bị đổ vấy tội như thế là vô hình dung cờ của nước Pháp gồm 3 màu : xanh, trắng, đỏ; nên trong cảnh bồng bột của cách mạng đang lên thì thường có những tư tưởng quá khích xen lẫn vào. Ai cũng dồn hết lực vào kháng chiến, nên có khi không kịp can thiệp thì hẳn có người bị chết oan. Vùng gia đình tôi lánh nạn, mỗi khi nghe nói đến tên Ba Nhỏ là đều khiếp. Một lần chính mắt tôi nhìn thấy ông ấy cưỡi con ngựa Nhật cao lênh khênh, tôi cũng không dám đường hoàng nhìn thẳng vào ông nữa.

    Tôi còn nhớ lúc ấy danh xưng Bình Xuyên, Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến, Tư Lệnh Nguyễn Bình là những danh từ rất tôn nghiêm, e dè và dù không nói ra, ai cũng đều thấy sợ. Một lần nữa, khi Pháp đánh ra Phan Thiết, bố tôi lại gom góp của nả chạy ra Huế. Sau này tôi nghe nói lại bố tôi chờ ở Huế rất lâu, nhưng làm sao mẹ con tôi tìm cách nào lọt ra vùng bố được. Lánh nạn ở Quán Tre đâu chửng vài tuần thì mẹ con lục tục kéo nhau về lại Saigon. May còn có những chuyến xe thổ mộ túc tắc chở người, chở rau cải, hoa, nên mẹ đi theo.

    Tôi còn nhớ đến trạm gác Hanh Thông Tây và Xóm Thuốc, ba anh lính thuộc đia da đen nhánh, gạch mặt, xí xa xí xồ, thuộc sắc dân Sénégal, Maroc v.v… làm mẹ và chị tôi run lẩy bẩy, sợ nép người lại. Nhưng rồi cũng thoát, có lẽ hồi đó lực lượng chiếm đóng cũng muốn dân hồi cư nhiều, nên cũng không gây khó khăn chi. Saigon vắng quá, tất cả còn như đang lừ đừ thả nổi, ai cũng có vẻ uể oải, lắng nghe.

    Ngay tại đường phố Saigon mà xe quân đội viễn chinh chạy vẫn phải gắn sung trung liên. Tối đến, dân được khuyến cáo không được ra khỏi nhà, và cần đi đâu phải xách theo đèn bão, hay đèn manchon để tránh ngộ nhận, còn không thì xảy chết chóc ráng chịu.

    Mẹ con tôi sống ở căn nhà 120, lổn ngổn còn trăm thứ bừa bãi, chẳng ai nghĩ, hay có đủ nhân lực để dọn. Trước mặt nhà là cái hầm tăng xê (tranchée), gỗ cây đổ lổm ngổm, lù lù như cái mộ lớn. Cạnh đó, ở đầu đường dẫn xuống chợ Bến Thành có một căn nhà bị đổ, gạch vụn ngổn ngang. Tối đến xe tuần tiễu chạy ngang đều nổ hàng tràng đại liên vào đống gạch, dè chừng du kích ẩn trốn bắn ra. Mẹ âm thầm, nhẫn nhục, nuôi một nách 4 đứa con mà tan dần niềm hi vọng một ngày nào bố lại quay về.

    10. Lại nói về phần gia đình tôi, mẹ tôi dù trải qua một quá khứ không mấy hanh thông, nhưng trước cảnh phân ly, cửa nhà ly tán, mẹ cũng cảm thấy buồn. Các con thì nhỏ nhít, không giúp gì được, vốn liếng thì không, nên dần dần mẹ tiêu tán các món đồ trong gia đình để có kế sinh nhai.

    Trước tiên mẹ bán các đồ gỗ tiếp khách, tủ giường, lần lần thứ gì có chút giá trị thì cũng theo chân ra cửa. Bên cạnh đó, con cái vô tư, cười cười, nói nói, đôi khi khiến mẹ phải nạt : chúng mày sướng lắm sao mả đú đởn thế!

    Đến khi tôi thấy mẹ bán dần mớ chén bát tiệc tùng, từ những chiếc chiết yêu màu nâu đẹp đến các chồng đĩa, tô lớn thì tôi biết sự nhẫn nhục của mẹ tan biến từ từ. Lắm khi, bất chợt, tôi nghe mẹ đã thở dài não nuột và chong mắt nhìn ra xa xăm, tôi biết nỗi vô vọng của mẹ càng ngày càng héo đi rõ rệt.

    Đây là một điều tôi rất thương mẹ. Một phần nào, khi gia đình còn thịnh trị, sinh con ra mẹ đều thành khẩn lấy số tử vi. Chả hiểu ông thầy nào cất nhắc ra sao mà mẹ đinh ninh "sau này mẹ sẽ được nhờ đứa trai thứ, còn thằng lớn chỉ lo phá tán, gây cho mẹ đau buồn mà thôi".

    Giờ bố vắng nhà, ý tưởng mẹ càng tin hơn, nên đôi khi tôi thường bị mẹ nhiếc móc hay đánh đòn nặng. Tuổi thơ của tôi rất chóng quên, nên dù mẹ nghiêm khắc đến đâu thì tôi chỉ buồn thoáng chốc, lại nhởn nhơ ngay được.

    Có lẽ sự cư xử vụng về của tôi càng làm mẹ bực tức. Nhiều khi mẹ nạt nộ và có hình phạt, cốt để tôi thẹn mà sửa bớt đi, nhưng nào tôi có nhận ra ý ấy. Còn nhớ có lần mẹ dùng xích một bên cổ chân tôi, nhưng tôi vẫn ôm vòng xích mà ra đường nghịch ngợm. Mẹ đành lắc đầu than : tao đến chịu nước mày.

    Sau này khi em trai tôi vừa bước qua tuổi 13, giáp đầu tiên của đời một người thì bỗng bị cơn đau bụng dữ dội. Mẹ vội đưa em vào một bệnh viện tư ở Chợ Đũi, thăm dò cả tuần, mới phát hiện là trong ruột em có mủ. Vội vàng, gia đình lo cho em vào bệnh viện St Paul thì mới biết em bị triệu chứng ung thư ruột. Dù nhà không có một đồng, nhưng mẹ cũng hết lòng lo cho em. Bác sĩ Quân Y Pháp phải mổ cấp tốc và cho biết nếu sau 15 ngày mà không có biến chứng xảy ra thì mới hi vọng qua khỏi.

    Mẹ và tôi túc trực ngày đêm lo cho em ở cái bệnh viện đối diện trường Collège Gia Long do các sơ phụ trách, với ngóng trông từng ngày, từng giờ. Những lúc ấy tôi nhìn mẹ thiểu não quá, đầu tóc khô khốc, mặt mày ủ eo, tôi chỉ biết kêu mẹ, chứ nào làm gì khác được. Mười bốn ngày đêm trôi qua hồi hộp, mẹ lầm thầm suốt ngày, chắc kêu xin một quyền linh nào đó giúp cho em qua khỏi. Tối hôm đó cả hai mẹ con đều mệt rã rời, chợp mắt thiu thiu ngủ, thì nghe em hét một tiếng và chỗ vết thương bật máu xối xả.

    Các sơ được báo tin và cấp thời gọi Bác sĩ Quân Y phụ trách đến. Bác sĩ khám và lắc đầu. mẹ như người nhảy dù không bung. Tôi nhìn mẹ sụm xuống, hai tay mẹ quờ quạng níu lấy em.

    Hai giờ sáng, em bỏ đi, mẹ không còn thiết tha điều gì nữa. Thậm chí các sơ hỏi mẹ có đồng ý để em rửa tội không thì mẹ cũng ngây ra. Vậy là em được làm phép rửa tội, và khoảng gần 3 giờ sáng thì mẹ và tôi lặng lẽ đưa em vào nhà xác của bệnh viện. Cũng may vị Bác sĩ Quân Y người Pháp biết rõ hoàn cảnh gia đình nên đã không nhận công mổ và săn sóc.

    Mãi khi em đã mất đi rồi, liên tiếp trong 6 tháng trời, không đêm nào mẹ không gào khóc gọi tên em. Nhìn cảnh mẹ vật vã đớn đau, tôi mềm ngưới đi và cảm thấy bất lực vô cùng. Mưới mấy tuổi đầu tôi nào đã biết xoay xở ra sao cho mẹ bớt khổ, cả mấy chị em chỉ còn biết quây quần quanh mẹ mà sụt sịt theo thôi.

    Có một lần - chỉ một lần duy nhất - mẹ nói với tôi : con đừng để bụng trách mẹ, cho mẹ xin lỗi con một lần. Lúc đó tôi đã ôm chầm lấy mẹ : xin mẹ đừng nhắc nữa mà con khổ tâm thêm!

    Em tôi mất đi, mẹ như tàu lá chuối khô gục xuống. Tôi có cảm tưởng mẹ sẽ không bao giờ gượng dậy được nữa. Tôi chợt nhận ra, trời ơi, sao mẹ lận đận và khổ suốt đời như thế, kể từ ngày bé…

    Đổ Thành


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X