Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tưởng Nhớ Cố Chuẩn Tướng Không Quân Võ Dinh

Collapse
X

Tưởng Nhớ Cố Chuẩn Tướng Không Quân Võ Dinh

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tưởng Nhớ Cố Chuẩn Tướng Không Quân Võ Dinh


    ******
    Hình ảnh xưa
    KQ Phùng Văn Chiêu tại Phi trường Bùi Chu -Bắc Việt 1953 cùng với phóng viên. Đằng sau là phi-cơ quan sát Criquet MS-500.

  • #2
    Tưởng Nhớ Cố Chuẩn Tướng Không Quân Võ Dinh (Edited)

    [MYOUTUBE]gRd1osJboMk[/MYOUTUBE]

    Comment


    • #3
      Máy Bay Bà Già Morane Saulnier 500


      I. Khởi Thủy

      Vì là xứ thuộc địa của Pháp, nên Quân Lực Việt Nam nói chung, Không Lực Việt Nam nói riêng, do Pháp đào tạo và chỉ huy.

      Năm 1949, Không Quân Pháp thành hình ở Nha Trang.
      Ngày 01/06/1951, Pháp thành lập CIA (Centre d’Instruction Aerienne, tức Trung Tâm Huyấn Luyện Không Quân) để huấn luyện các chuyên viên KQVN trong các môn bảo trì, vô tuyến và kỹ thuật để cấp thời bảo trì các phi cơ Criquets (tức máy bay bà già Morane Saulnier 500) không mấy phức tạp.
      Chính những phi cơ nầy sau đó đã được Pháp chuyển giao cho Việt Nam vào giữa năm 1951 và trở thành lực lượng đầu tiên của Không Quân VNCH .

      Ðầu năm 1952, Pháp khai giảng Trường Phi Hành và Trường Cơ Khí.
      Tháng 10 năm 1952, Pháp khai giảng Trường Quan Sát Viên. Trước khi mở trường nầy, các sĩ quan thuộc Lực lượng Dù hoặc Pháo binh được xử dụng làm Quan Sát viên bay trên MS.500 (Gman, Quan Sát Viên trong KQVNCH, BGKQ)
      Ðây là ba Trường Không Quân đầu tiên ở Nha Trang đào tạo không quân VN.
      Từ nhừng dữ kiện trên, có thể xác định một điều là:

      Phi cơ khởi thủy của KQVN là phi cơ bà già
      Nhân viên phi hành và chuyên viên kỹ thuật khởi thủy của KQVN thuộc Ngành Quan Sát.

      II.Phi Ðoàn Quan Sát đầu tiên

      Ngày 01/03/1953, thành lập Phi Ðoàn 1er GAOAC (Group Aerien d’Observation et d’Accompagnement au Combat, gọi tắt là GAO. (Theo Flying Dragons, GAO nguyên chữ là Group, Artillery Observation, là sai, Ch/Tg Võ Dinh), được dịch là Phi Ðoàn 1 Quan Sát và Trợ Chiến, đồn trú Sài Gòn, sau đó chuyển ra Huế. Phi đoàn trưởng, Ðại Úy Cottet.

      Cũng trong năm 1953, (vài tháng sau, theo NT Võ Dinh và Mệ), thành lập Phi Ðoàn 2me GAO, đồn trú Nha Trang, sau đó chuyển về Biên Hòa. Phi Ðoàn Trưởng : Ðại Úy Granger.

      Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh sau đó tiếp nhận 1er GAO và Ðại Úy Võ Dinh tiếp nhận 2me GAO.
      Từ dữ kiện nầy, thì nhị vị Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh và Võ Dinh là hai trong những Phi Ðoàn Trưởng khởi thủy của KQVN (bao gồm các Phi đoàn Quan Sát, Liên Lạc, Liên Phi Ðoàn Vận Tải, Phi Ðoàn Khu Trục) và cũng là Phi Ðoàn Trưởng khởi thủy của Ngành Quan Sát.

      Ngày 1 tháng 7 năm 1955, Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân (CIA) tại Nha Trang được bàn giao cho Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh, đánh dấu việc chuyển giao quyền chỉ huy Không Quân từ tay người Pháp cho các sĩ quan Việt Nam. Từ đó ngày 1 tháng 7 hàng năm trở thành Ngày Không Lực VNCH.

      Ngày 1 tháng 7 năm 1957, các 1er GAO và 2me GAO trở thành Phi Ðoàn 1 và Phi Ðoàn 2 Quan Sát.
      Lúc khởi thủy, mỗi Phi Ðoàn được trang bị trên dưới 15 phi cơ MS.500. Quân số mỗi Phi Ðoàn lên đến cả hàng trăm người, bao gồm nhân viên phi hành, chuyên viên bảo trì kỹ thuật phòng thủ và hành chánh tài chánh. Phi Ðoàn là một đại đơn vị biệt lập, có KBC riêng.

      Trong trường hợp Phi Ðoàn đồn trú trong Căn cứ Không Quân, thì Căn cứ đảm trách an ninh và lương bổng.



      III. Bành Trướng

      Tháng 12 năm 1960, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, công cụ của Cộng Sản Bắc Việt ra đời. Chính phủ Miền Nam đặt đất nước trong tình trạng khẩn trương. Toàn quân toàn dân dồn công sức bảo vệ nền Cộng Hòa non trẻ.
      Quân Ðội Cộng Hòa được bành trướng về quân số cũng như trang bị khí cụ để thích nghi với tình hình.
      Miền Nam Việt Nam trở thành tiền đồn của Thế Giới Tự Do ngăn chặn hiểm họa Cộng Sản ở Ðông Nam Á.
      Và Mỹ, nhân danh Thế Giới Tự Do, đã thay thế Pháp, viện trợ quân sự cho Quân Lực Cộng Hòa, trong đó có Quân Chủng Không Quân nói chung và Ngành Quan Sát nói riêng.

      Giai đoạn bành trướng kéo dài hơn chục năm, từ năm 1960 đến 1972. Do ảnh hưởng của Mỹ ngày càng gia tăng, một Trường Sinh Ngữ Quân Ðội được thiết lập ở Sài Gòn và Trường Anh Văn KQ được khai giảng ở Trung Tâm HLKQ Nha Trang.

      Các Không Ðoàn Chiến Thuật, Yểm Cứ, Bảo Trì Tiếp Vận rồi Sư Ðoàn Không Quân được hình thành tại mỗi Quân Khu.

      Các phi cơ tân tiến được viện trợ, trong đó có phi cơ L.19 Bird Dogs thay thế máy bay Bà già MS.500 (hay còn gọi là Criquets Châu chấu), các phi cơ Cessna 185 U.17A Skywagon sáu chỗ ngồi, thay thế phi cơ L.20 U 6 A Beaver, phi cơ huấn luyện T.41D Mescalero bốn chỗ ngồi và sau cùng là phi cơ quan sát loại mới O.2 Skymaster hai động cơ .
      Từ khi thành lập Không Ðoàn, các Phi Ðoàn Quan Sát chỉ lo phụ tránh phần Hành quân, mọi vấn đề khác như bảo trì tiếp vận phòng thủ lương bổng v.v.. thì do các KÐ liên hệ đảm nhận.
      ...........................

      Comment


      • #4
        NGÀY KHÔNG LỰC 1 THÁNG 7

        Trích bài viết trên:

        ...Ngày 1 tháng 7 năm 1955, Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân (CIA) tại Nha Trang được bàn giao cho Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh, đánh dấu việc chuyển giao quyền chỉ huy Không Quân từ tay người Pháp cho các sĩ quan Việt Nam. Từ đó ngày 1 tháng 7 hàng năm trở thành Ngày Không Lực VNCH...

        * * *

        Đoạn này không được đầy đủ và thiếu chính xác. Dựa vào tài liệu, hình ảnh lưu trữ của cả hai phía Pháp - Việt, và ký ức của các NT Võ Dinh, Trần Phước (Mệ), Huỳnh Minh Quang, Trần Phước Hội, cuốn Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa viết chi tiết như sau (trang 41):

        Ngày 1/7/1955, trong một buổi lễ trọng thể tại Căn Cứ Không Quân 194 (Nha Trang), lá cờ tam tài của Pháp được hạ xuống và cờ Quốc Gia Việt Nam được thượng lên, đánh dấu ngày Không Quân Việt Nam chính thức làm chủ bầu trời đất nước. Sau lễ chào quốc kỳ, quân nhân Việt Nam các cấp đã gỡ quân hàm của Pháp đang mang trên người ném vào đống lửa giữa sân cờ và đeo quân hàm mới của Việt Nam. Từ đó, ngày 1 tháng 7 hàng năm được gọi là Ngày Không Lực VNCH.

        Một tuần lễ sau, ngày 7/7/1955, quyền chỉ huy căn cứ được người Pháp bàn giao cho Đại úy Võ Dinh, và được đặt tên Căn Cứ 1 Chiến Thuật Không Quân; quyền chỉ huy Trung Tâm Huấn Luyện được bàn giao cho Đại úy Nguyễn Ngọc Oánh
        . (ngưng trích dẫn)

        * * *

        Buổi lễ nói trên được đặt dưới sự chủ tọa của Thiếu tướng Lê Văn Tỵ, người mới được Thủ tướng Ngô Đình Diệm đề cử vào chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh.

        Qua năm sau, 1956, Thiếu tá Võ Dinh bàn giao Căn Cứ 1 cho Thiếu tá Nguyễn Ngọc Oánh để vào Biên Hòa tiếp nhận Căn Cứ 2, còn tại Nha Trang, Căn Cứ 1 và TTHLKQ được sát nhập lại thành “Căn Cứ Huấn Luyện Không Quân” đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Nguyễn Ngọc Oánh, về sau được gọi là “Căn Cứ 12”.

        Danh xưng “Căn Cứ 12” có lẽ khá xa lạ với đa số quân nhân gia nhập KQ sau khi các Không Đoàn Chiến Thuật được thành lập, chỉ có một số KQ cựu trào từng phục vụ tại căn cứ này may ra còn nhớ.

        Nguyên vào năm 1961, cùng với việc lãnh thổ VNCH được chia thành bốn Vùng Chiến Thuật, bốn Căn Cứ Trợ Lực của KQ cũng được mang phiên hiệu mới gồm hai con số: số hàng chục là thứ tự tiếp nhận đã có sẵn (1, 2, 3, 4), số hàng đơn vị là Vùng Chiến Thuật nơi đồn trú. Từ đó, Nha Trang trở thành Căn Cứ 12, Biên Hòa thành Căn Cứ 23, Tân Sơn Nhất thành Căn Cứ 33, Đà Nẵng thành Căn Cứ 41.

        Nhưng đó chỉ là trên giấy tờ, còn trên thực tế, trong nội bộ KQ vẫn tiếp tục gọi là Căn Cứ 1, 2, 3, 4 cho tới khi các Không Đoàn Chiến Thuật được thành lập vào năm 1964, các phiên hiệu 23, 33, 41 mới trở nên phổ biến.

        Riêng Không Đoàn tân lập ở CCKQ Pleiku thì mang phiên hiệu 62. Số 2 là Vùng 2 Chiến Thuật, số 6 là thứ tự bàn giao hoặc thành lập căn cứ. Theo cố NT Trần Phước Hội, Pleiku là căn cứ thứ năm (sau Nha Trang, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng) nhưng Không Đoàn Chiến Thuật được thành lập tại đây không mang phiên hiệu “52” là vì trước đó số 5 đã được BTL/KQ dành cho phi trường Phú Bài (Huế), nhưng về sau vì không có đủ nhân lực, KQ đã “nhường” phi trường Phú Bài cho Nha Hàng Không Dân Sự.

        Qua năm 1965, Không Đoàn 62 Chiến Thuật di chuyển về Nha Trang, Căn Cứ 12 lại được chia ra làm hai đơn vị như trước, một bên tác chiến (Không Đoàn 62 CT), một bên huấn luyện (TTHLKQ); từ đó, danh xưng “Căn Cứ 12” chìm vào quên lãng.

        Nhưng cũng có ít nhất một vị niên trưởng không quên: NT Đằng Vân, tác giả bài “Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang” (mục Quân Sử Không Quân, Hội Quán Phi Dũng).

        KQ Nguyễn Hữu Thiện
        Last edited by Nguyen Huu Thien; 05-08-2018, 04:14 PM.

        Comment


        • #5
          Khóa 1 HTQS Nha Trang Trong Ngày Mãn Khóa Bay


          Tấm hình này chụp 15 khóa sinh của Khóa 1 HTQS Nha Trang trong ngày mãn khóa bay (được thả solo). Bốn vị bên trái mặc lễ phục sĩ quan màu trắng là những người trước đó đã tốt nghiệp Khóa 3 Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, gồm các Thiếu úy Võ Dinh, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Ngọc Oánh, và Từ Bộ Cam.

          Cũng cần ghi chú đây là hình chụp 15 khóa sinh trong ngày mãn khóa bay chứ không phải hình chụp trong Lễ Tốt Nghiệp cuối tháng 10/1952. Khi đó chỉ còn lại 14 người, vì khóa sinh Nguyễn Tâm Đăng trong một chuyến bay tập huấn (solo) đã đụng phải phi cơ của khóa sinh Vũ Văn Ước và tử nạn, được ghi nhận là “nhân viên phi hành đầu tiên của KQVN tử nạn trong lúc thi hành công vụ”.


          Thêm một tấm hình chụp trong ngày mãn khóa bay: từ mép trái lần lượt là các Thiếu úy Từ Bộ Cam, Nguyễn Ngọc Oánh, Nguyễn Thế Anh; Thiếu úy Võ Dinh đứng mép bên phải. Người mặc quần áo dân sự đứng giữa là Ông Phó Tỉnh Trưởng Nha Trang, phía sau ông là NT Phạm Long Sửu (Thủ khoa khóa 1 HTQS). Khóa sinh Nguyễn Tâm Đăng là người thứ ba tính từ bên phải.

          (ghi chú: KQ Nguyễn Hữu Thiện)
          Last edited by Nguyen Huu Thien; 05-08-2018, 03:59 PM.

          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...
          X