Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trận chiến quanh vòng đai phòng tuyến Sàigòn - Gia Định

Collapse
X

Trận chiến quanh vòng đai phòng tuyến Sàigòn - Gia Định

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trận chiến quanh vòng đai phòng tuyến Sàigòn - Gia Định

    Trận chiến quanh vòng đai phòng tuyến Sàigòn - Gia Định cuối tháng 4 năm 1975
    Vương Hồng Anh

    Như đã trình bày, trong các ngày 24 và 25 tháng 4/1975, áp lực của CQ bao trùm vòng đai Sài Gòn. Theo phân tích của Đại Tướng Cao Văn Viên, CSBV cố chiếm Sài Gòn càng nhanh càng tốt nên đã tấn công bằng nhiều ngã. Lực lượng phòng thủ Quân khu 3 (Vùng 3 Chiến Thuật) vào lúc này đã phải co lại trong phạm vi nhỏ: vùng Tây Bắc còn tỉnh Biên Hòa, phía Đông còn Long Thành, phía Bắc còn Lai Khê và phía Đông Nam còn khu vực Hóc Môn. Các đơn vị tiên phong của CQ đã xâm nhập vào vòng đai Sài Gòn. Sau đây là tình hình chiến sự tại vòng đai Sài Gòn-Gia Định và khu vực phụ cận từ 26 tháng 4 đến sáng ngày 29 tháng 4/1975. Phần này được tổng lược dựa theo hồi ký của cựu Đại Tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Lục quân Hoa Kỳ xuất bản, dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang tiếng Việt và đồng ý cho VB sử dụng để biên soạn các bài tổng hợp về cuộc chiến VN. Ngoài ra có phần bổ sung dựa theo hồi ký của cựu Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá, nguyên Tư Lệnh Sư đoàn 25 Bộ Binh.




    * Trận chiến trong 2 đêm 26, 27 tháng 4/1975
    Trong đêm 26 tháng Tư, đặc công CQ đồng loạt tấn công khu Tân Cảng, cầu Biên Hòa và Đài Phát Tuyến Phú Lâm. Đài này bị hư hại nhưng vẫn còn hoạt động nữa. Một tiểu đoàn Nhảy Dù được điều động đến Tân Cảng và đã nhanh chóng quét sạch địch ra khỏi khu vực này. Giao thông giữa Biên Hòa và Sài Gòn được vãn hồi.

    Đêm 27 tháng 4/1975, tất cả các đồn Địa Phương Quân và Nghĩa Quân dọc theo hai bên sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận tỉnh Hậu Nghĩa đều bị tấn công và thất thủ. Toàn bộ mạn Tây của Sài Gòn bị hở, nên địch đã xâm nhập để mở các cuộc tấn công. Căn cứ Lai Khê, bản doanh của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB, cũng bị tấn công. Căn cứ Không Quân Biên Hòa bị pháo kích dữ dội: các kho xăng và kho đạn bị trúng đạn pháo kích cháy, nổ tung kinh hoàng; các cuộc hành quân quanh căn cứ bị ngưng trệ. Trước đó, tất cả các phi cơ đều đã được chuyển qua phi trường Tân Sơn Nhất hay xuống phi trường Trà Nóc tại Quân Khu 4. Sư đoàn 3 Không Quân bắt đầu phá hủy những phương tiện còn lại trong căn cứ, nhất là các xưởng sửa chữa lớn, các nơi chứa máy điện toán, xưởng sửa chữa vũ khí cùng nhiều khu vực tồn trữ khác.

    Sư đoàn 18 Bộ Binh án ngữ tại Trảng Bom cũng bị tấn công và bị CQ len lỏi vào. Từ Phước Lễ, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù rút về Vũng Tàu sau khi kịch chiến với bộ binh và chiến xa CQ. Từ Long Thành, bộ binh và thiết giáp CQ tiến gần đến Liên Tỉnh Lộ 25 và nhắm quận lỵ Nhơn Trạch, đánh chiếm các đồn của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân dọc trên đường di chuyển, và đến chiều 28/4 thì CQ tấn công chiếm quận lỵ. Vị Quận trưởng/Chi khu trưởng Nhơn Trạch và quân sĩ rút về cố thủ ở kho đạn Thành Tuy Hạ. Sài Gòn xem như nằm trong vòng vây của địch quân và trong tầm tác xạ của đại bác 130 mm.

    * Tình hình ngày 28 tháng 4/1975
    Chiều 28 tháng 4/1975, khi bài diễn văn nhậm chức của Tướng Dương Văn Minh vừa dứt thì bỗng có 3 chiếc A-37 (CQ lấy được của Không quân VNCH tại miền Trung), đến thả bom căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất. Súng phòng không từ Dinh Độc Lập và từ tàu Hải Quân thả neo tại bến Bạch Đằng bắn lên xối xả. Hai chiếc F-5A lên nghinh chiến nhưng các phi cơ kia đã bỏ đi. Vụ ném bom chỉ gây thiệt hại nhẹ, một trái rớt căn cứ, một trái khác rớt xuống khu Hóc Môn và trái thứ ba rơi xuống giữa cánh đồng gần cầu Bình Triệu. Bộ Tư lệnh Không quân liền kiểm tra và xác nhận 3 phi cơ kia là của địch, do CQ lái từ xa đến. Các chuyên viên giải đoán rằng có lẽ các phi cơ đó xuất phát từ Phan Rang, vì dưới cánh chiếc nào cũng cò gắn theo bình xăng phụ ở đầu cánh. Theo tin tức tình báo cho biết sẽ có 1 vụ ném bom thứ hai diễn ra vào 9 giờ tối, nhưng màn ảnh rada đã không còn hoạt động được nữa vì bị phá hủy rồi. Sau đó, một phi vụ được Không quân VNCH được thực hiện và đánh xuống căn cứ Phan Rang là nơi các phi cơ trên ghé lại lấy thêm xăng. Trong khi đó các phi cơ F-5A của Không quân hoạt động canh chừng suốt đêm. Cũng trong đêm này, Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 dời về Gò Vấp, đóng chung với Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp.


    * Trận chiến sáng ngày 29/4
    Rạng sáng ngày 29 tháng 4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu, Căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất, bộ Tư Lệnh Hải Quân tại bến Bạch Đằng đã trở thành mục tiêu của Pháo binh Cộng quân. Những đợt pháo kích liên tiếp của Cộng quân đã rót vào các vị trí trên. Ngay tại Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư lệnh Hải Quân chỉ bị thiệt hại nhẹ, nhưng căn cứ Tân Sơn Nhất bị thiệt hại nặng nhất. Các bãi phi cơ đậu, các ụ xăng dầu và các trạm Truyền Tin đều bị đạn pháo bắn trúng. Lửa cháy, đạn nổ khắp nơi.

    Cộng quân bắt đầu tấn công bằng Bộ binh và Thiết giáp vào Sài Gòn bằng hai mũi: Phú Lâm và cầu Nhị Thiên Đường. Sau một đợt giao tranh, Cộng quân chiếm cầu Nhị Thiên Đường; Tại Phú Lâm, Khu Phát Tuyến tại đây bị pháo kích nặng và bị tấn công. 9 giờ 30 ngày 29/4/1975, Căn cứ Không Quân bị pháo kích nặng. Nhiều phi cơ trong bãi đậu, kể cả những chiếc A-37 và đặc biệt có 4 chiếc C-130 có gắn bom sẵn, bị trúng đạn pháo kích và nổ tung. Lửa cháy cùng khắp, lan đi rất nhanh. Căn cứ Tân Sơn Nhất hoàn toàn bất khiển dụng và hỗn độn. Khoảng hơn 3 ngàn người đang chờ sau lưng cơ quan DAO (phòng Tùy Viên Quân sự Sứ quán Hoa Kỳ) từ ngày 28 tháng 4/1975 để chờ phi cơ đến đón đi, kinh hoảng bỏ chạy ra khỏi căn cứ. Đến 10 giờ thì hầu như Bộ Tư Lệnh Không Quân không còn kiểm soát được quân sĩ thuộc quyền nữa. Trên trời, từng đoàn trực thăng của Mỹ vần vũ và bay lơ lửng trên các nóc cao ốc và trong cơ quan DAO để đón nhân viên Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, khó phân biệt được trực thăng của Không Quân Mỹ hay của Không Quân VNCH.


    Quanh vòng đai Sài Gòn, chiến trận khốc liệt đã diễn ra tại Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Biên Hòa. Tại Long An, các đơn vị Sư đoàn 22 Bộ binh đã giao chiến quyết liệt với 2 trung đoàn Cộng quân muốn chọc thủng phòng tuyến Thị xã Tân An. Sư đoàn 22 Bộ Binh từ Quân Khu 2 rút vào và được phối trí hoạt động tại khu vực này. Tại mặt trận Củ chi, Hậu Nghĩa, 7 giờ sáng ngày 29/4/1975, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Hậu Nghĩa bị mất liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3 & Quân Khu 3. 10 giờ sáng cùng ngày, Quân đoàn 3/Quân khu 3 báo cáo về Bộ Tổng Tham Mưu là Tiểu khu Hậu Nghĩa thất thủ. Tại phòng tuyến Củ Chi của Sư đoàn 25 Bộ Binh, Cộng quân tung 1 sư đoàn chính quy CSBV có 1 trung đoàn chiến xa yểm trợ tấn công ồ ạt vào các vị trí của quân trú phòng. Từ hầm chỉ huy, Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá trực tiếp điều động các tuyến chống trả các đợt xung phong biển người của địch quân và xin trực thăng chiến đấu yểm trợ. Quốc lộ 1 nối Sài Gòn với Củ Chi bị đắp mô, giao thông tắc nghẽn. Đêm 29/4/1975, bộ Tư Lệnh Sư đoàn 25 Bộ Binh phải bỏ phòng tuyến Củ Chi rút về Hóc Môn.

    Tại tuyến phòng thủ Trảng Bom do một đơn vị thuộc Sư đoàn 18 BB phụ trách, sáng 29/4, nhiều vị trí bị Cộng quân chọc thủng và đến 10 giờ phòng tuyến này hoàn toàn bị Cộng quân tràn ngập. Một số đơn vị của Sư đoàn 18 BB rút về phía nam căn cứ Long Bình, 1 Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến án ngữ mặt bắc Long Bình cũng bị tấn công. 11 giờ sáng ngày 29/4/1975, Cộng quân tấn công vào phòng tuyến Nam Long Bình, Sư đoàn 18 Bộ Binh đã đẩy lùi được nhiều đợt xung phong của các trung đoàn Cộng quân. Trong khi đó căn cứ Long Bình đã bị pháo kích liên tục. Tại căn cứ kho đạn Thành Tuy Hạ, nhiều khu vực chứa đạn đã bị pháo kích và vòng đai phòng thủ kho đạn đã bị khoảng 2 tiểu đoàn Cộng quân bao vây. Tại Bình Dương, căn cứ Lai Khê bị pháo kích dữ dội suốt đêm 28 và rạng ngày 29/4/1975. Quận lỵ Bến Cát bị một trung đoàn Cộng quân tấn công. Quốc lộ 13 bị cắt đứt tại đoạn giữa Phú Cường, tỉnh lỵ Bình Dương, và Lai Khê. Ngay trong sáng ngày 29 tháng 3/1975, nhiều biệt đội đặc công của Cộng quân đã lọt được vào Phú Cường và đóng chốt nhiều nơi trong thị xã.

    Tại Biên Hòa, quận lỵ Tân Uyên bị tấn công ác liệt. Lực lượng Địa phương Quân và Cảnh Sát chiến đấu phòng thủ quân lỵ đã phải triệt thoái, thị xã bỏ ngỏ. Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, Căn cứ Không Quân Biên Hòa, và một số doanh trại quân đội gần Biên Hòa, dọc xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn cũng bị pháo kích.

    Tại phía Tây Nam Sài Gòn, hai Liên đoàn Biệt động Quân bị tấn công vào giữa đêm 28 rạng ngày 29/4/1975 và bị tổn thất 50% quân số. Rạng sáng cùng ngày, quận lỵ Hóc Môn cũng bị tấn công, đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân bị thiệt hại nặng. Quốc Lộ 1 nối Sài Gòn với Củ Chi bị đắp mô, giao thông bị ngưng trệ. Trung tâm Huấn luyện Quang Trung cũng bị tấn công và pháo kích từ 1 giờ sáng. Tại khu vực tiếp vận Hạnh Thông Tây bị Cộng quân tấn công bằng chiến thuật đào hầm vào trong khu vực và sau đó trồi lên và đặt ổ tấn kích từ phía Bắc và phía Đông Bắc khu vực, y hệt như địch quân đã thực hiện trong Tết Mậu Thân.


    Lúc 9 giờ ngày 29 tháng 4, căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất bị tấn công lần thứ hai. Thiệt hại rất nặng. Nhiều phi cơ trong bãi đậu, kể cả những chiếc A-37 và đặc biệt có 4 chiếc C-130 có gắn bom sẵn, bị trúng và nổ tung. Lửa cháy cùng khắp, lan truyền rất nhanh. Căn cứ hoàn toàn bất khiển dụng. 10 giờ ngày 29 tháng Tư, Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu 3 báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu về tình hình nguy ngập tại nhiều nơi.

    Vương Hồng Anh


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X