Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vịnh Cam Ranh, 1975

Collapse
X

Vịnh Cam Ranh, 1975

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vịnh Cam Ranh, 1975

    Vừa sau khi rời khỏi vùng biển bị pháo kích kia, đôi tai Đại úy Cường bắt đầu quen thuộc với tiếng máy tàu và sóng biển, ông hiểu được có tiếng khóc của một đứa bé con ở một chỗ nào đó, trên con tàu nhỏ bé ấy. Ông tìm ra đứa bé, chừng một tuổi. Ông hỏi người thủy thủ đứa bé làm gì ở đây? Viên thủy thủ cho biết họ đã lênh đênh trên biển bốn ngày đêm, lo vận chuyển dân chúng lên những chiếc tàu lớn, xa khỏi tầm súng pháo binh của cộng quân. “Lúc trời vừa tối, hai chiếc tàu đánh cá lớn chạy đến chúng tôi cùng trong một thời điểm. Sau khi chuyển dân chúng lên tàu lớn và quay trở về lại, chúng tôi biết được có đứa bé bị bỏ quên trên tàu. Tôi vẫn có thể nghe được tiếng người đàn bà gọi chúng tôi. Đầu tiên là bà gọi cho người chồng, khi ông ta cho biết không có đứa bé, bà la to, gọi chúng tôi. Nhưng lúc ấy thì hai chiếc tàu lại di chuyển xa nhau. Chúng tôi đúng là phải rượt theo họ.” Anh ta nhìn Cường và nói thêm: “Tôi không biết sẽ thêm bao nhiêu chuyến nữa. Nhưng đứa bé thì luôn khóc. Một người nào đó phải nhận lãnh đứa bé.”
    “Được”, Cường nói.
    Gần nửa giờ sau, họ được chuyển lên một chiếc tàu vận chuyển hải quân. Con tàu gần như đầy nghẹt người, nhưng nó vẫn cố gắng chờ cho đến sáng để cứu vớt thêm những người khác. Các từng trên chật cứng người, đến độ chỉ một trong mười người có thể bò đến ngăn kệ hay núp dưới các chiếc ca nô cấp cứu để nằm ngủ. Cường lại còn ngủ ít hơn những người khác, vì ông chờ tìm một chỗ nằm nghỉ thì đứa bé lại khóc. Đứa bé cứ khóc hoài. Nhưng có đôi khi, bé cũng ngủ trên đôi tay ông. Tuy biển cả kinh hãi, Cường cũng tìm được một vài phụ nữ làm chị vú cho đứa bé. Cường biết bé khóc chỉ vì mệt, đói hay khát là một phần, nhưng phần khác bởi vì bé dơ bẩn và sợ hãi.
    Vào buổi sáng ngày thứ hai, viên hạm trưởng chiếc tàu nhận một lịnh của Tướng Trưởng từ chiếc trực thăng có thể trông thấy trong một tầm nhìn. Tất cả mọi tàu nằm trong phạm vi đường kính của tỉnh Quảng Ngãi, gần một trăm dặm phía nam Đà Nẵng, phải trở vào một hòn đảo ở Quảng Ngãi, và bỏ xuống các viên sĩ quan Bộ Binh và Không Quân. Tất cả mọi người trên tàu nghe được việc này chỉ năm phút sau khi có lịnh, và ngay lúc đó, con tàu rẽ sóng về hướng tây, cho hòn đảo kia. “Không phải chúng ta” Đại tá Nhơn nói nhỏ với Cường. “Giờ thì chúng ta nhận lịnh thẳng từ Sài Gòn.”
    “Hiểu rõ, thưa Đại tá,” Cường nói. Có ít nhứt 1,500 người trên tàu, phân nửa là lính và sĩ quan. Mười hay mười hai sĩ quan rời tàu tại hòn đảo kia.
    Họ lại tiếp tục rẽ sóng, nhưng không còn có đủ thời gian. Trẻ em bắt đầu mất mạng vào ngày thứ ba. Thân xác được chất vào một vài nơi dùng làm chỗ ngủ. Cho tới lúc rạng đông của ngày thứ tư, có tám hay chín nơi bên hông sau của chiếc tàu, những chỗ Cường tạm trú, chỗ ngủ, gần nhà vệ sinh và ngay lan can tàu.
    Vào giữa ngày thứ tư, Cường tìm được một chỗ nghỉ cho ông và đứa bé ngay lan can. Những làn gió và chỗ thoáng làm cho tốt hơn, nhưng mặt trời giống như cái lưỡi của con thú to lớn trên bầu trời, bao phủ sọ đầu. Cường cảm ơn Đấng Bề Trên cho mái tóc của ông, và ông kéo áo thun xuống ngay hông để che đầu đứa bé.
    Người đàn ông ngồi phía sau hỏi Cường có biết hút thuốc lá. Gương mặt ông kề sát bên khi Cường quay mặt lại. Người đàn ông nhìn khoảng ba mươi tuổi; ông ta cười, nhưng nụ cười đầy nét man dại của nỗi sợ hãi hay tuyệt vọng. Cường kinh ngạc vì đầu hói ghê sợ cũng như cái nụ cười man dại của ông ta. Kinh sợ vì đầu sói của ông không là điều tự nhiên cho người Việt trong từng tuổi ấy – Cường đã từng nhìn thấy nhiều người Mỹ hoặc Úc để biết được việc sói đầu xảy đến cho một số họ, nhưng với người Việt thường thì có nghĩa ông ta bị một chứng bịnh trên da đầu ông – và bởi vì nó nhìn quá xấu xa, màu xám da đầu của ông đầy những hột mồ hôi.
    Cường hút thuốc. Ông hy vọng sẽ không phải chia sẻ một vài điếu thuốc còn sót lại của ông.
    “Vâng,” ông trả lời.
    “Đây nè,” người đàn ông nói. Bởi vì quá chập hẹt, không thể xoay chuyển được, nên ông ta vói tay qua vai Cường, và lấy tay để dò xét cho đến khi ông biết chắc an toàn rồi bỏ nửa gói thuốc Ruby Queen còn lại ngay kẻ hở giữa áo thun che đầu đứa bé và ngực Cường.
    “Không,” Cường nói. “Tôi còn nhiều. Tôi chỉ hút Marlboro.”
    “Không hề chi,” ông ta trả lời. “Cho người nào khác vậy.” Đây nè, tôi có hai ngàn đồng, tôi muốn tặng cho anh.”
    “Không,” Cường nói. “Tại sao anh lại tặng cho tôi? Chúng ta gần đến Cam Ranh rồi. Mọi người nói tối nay chúng ta sẽ đến nơi.” Nhưng bàn tay lại vẫy nhẹ trên ngực ông, bỏ tiền xuống ngay gói thuốc. Xảy ra thật là nhanh.
    “Anh là người tốt,” ông ta nói. “Tôi biết đứa bé không phải là con anh. Mẹ nó sẽ giáng phước cho anh, ngay cả nếu bà ở một thế giới khác.” Vừa nói, ông ta vừa xoay chuyển, đẩy người mạnh hơn, xô lấn người đàn ông ngồi kế bên, nhiều hơn là Cường, nhưng hông ông lại xoay vào Cường, rồi ông quay đầu, nói với Cường, “chúc may mắn nha, ông bạn”, và chúi đầu xuống biển.
    “Ôi, Thượng Đế,” Cường nói với chính ông khi nhìn bộ quân phục màu xanh lá cây, đôi chân và phần bụng, giờ thêm cái đầu đen, chỉ nhìn được thoáng qua cái đầu, nhanh chóng và biến mất trong những làn sóng bạc kia. Cường cầu nguyện với Thượng Đế, mong Người ban phép màu, “xin ban phép lành, ngưng ngay cái sự việc kinh hoàng; đã quá đủ, thưa Ngài,” rồi nắm chặt đứa bé, tự nhiên lại lặng im, như thể đứa bé con sẽ tự nhảy xuống biển.
    Lần đầu tiên Cường khóc kể từ lần cuối của vài tháng sau khi còn là đứa bé ở nhờ tại Sài Gòn khi xưa, nhớ lại ông đã khóc lần cuối, sau khi đặt các con số ngay chân ông, và người đàn ông ngồi kế Cường đang an ủi, giống như người mẹ hay người vợ cho đến khi đứa bé khóc, đột nhiên cảm thấy xấu hổ.
    Lần Cường muốn khóc tiếp xảy ra rất sớm, ngay những giờ đầu của buổi sớm ngày hôm sau, lúc mà, cuối cùng rồi họ cũng đến được Cam Ranh. Nơi đấy, ngay bến cảng bằng xi măng và thép mà người Mỹ đã bỏ đi, là nơi có hàng ngàn thân xác của trẻ em, mất mạng, chất đống như than củi.
    Một ngàn? Nhiều năm sau, Cường sẽ nói “cả nhiều ngàn”, bằng tiếng Anh. Có thể, theo sự thật, chỉ có 175, hay 275. Nhưng bến tàu quá dài, và dĩ nhiên là trẻ em được chất đống như cá, hay như than đốt, và Cường lại đặt chữ “s” trên chữ “một ngàn”, và tuy là 175 hay 2,175 thân xác của trẻ em trên bến tàu xi măng rộng lớn của Vịnh Cam Ranh vào buổi sáng ngày 3 tháng 4 năm 1975, vẫn là quá nhiều. Có thể chỉ là 175 (nhưng, tại sao lúc ấy các trẻ em lại bị chất đống như vậy, cả hàng dài, nhiều hàng như vậy, tất cả chất đống lên).
    Các em đã mất mạng, trôi nổi về hướng Nam. Đã không có đủ nước uống. Có một số là trẻ sơ sinh; trẻ sơ sinh có thể được cho bú sữa mẹ. Tuổi của các em khoảng từ ba đến mười một, mười hai. Nếu có những lão ông và lão bà mất mạng trong cuộc di tản nầy, và phải chắc chắn là vậy, thân xác họ được mang đi nơi khác. Ngay bến cảng này, nay, trở thành nơi chất xác trẻ em.
    Lúc đầu Cường nghĩ, mắt bọn trẻ giống như cá, bởi vì khi các em đang chết vì khát, các thần hộ mạng đã ban nước muối cho các em uống. Nhưng có lẽ, phải là mặt trời đã làm cho các em như vậy ngay sau khi các em chết đi, làm cho các em phùng ra trên cái nóng của cầu tàu. Đôi mắt các em có màu xám, khô hốc, giống như những bóng đèn chết. Một vị linh mục với quần áo dơ bẩn chậm rải đi lên đi xuống, với cây thánh giá trước người, đang vẫy tay, làm phép. Cường nghĩ ông ta là người Việt. Nhưng vì ông quá già, nhăn nheo và yếu đuối rằng ông có thể là một người Pháp già yếu. Ông đúng là theo kiểu những người lớn tuổi không mệt mỏi.
    Cường đi vào trong phố với đứa bé vẫn còn trên tay ông. Với chút ít tiền, ông mua một bình toong với nước uống tại một tiệm cà phê. Vẫn với đứa bé trên người, ông đi ngược lại bến cảng. Nhưng, ông đã quá trễ. Vị linh mục đã chết dưới chân bọn trẻ. Nhanh chóng, cái chết đã làm các vết nhăn trên gương mặt ông biến đi. Ông ta đã đi đến một tín ngưỡng xa lạ, nhưng ông vẫn là một người miền Trung, như Cường, giờ thì Cường chắc chắn như vậy. Cường nhỏ vài giọt nước vào đôi môi vị linh mục, như một món quà nhỏ cho đoạn đường đi về phía bên kia. Rồi ông nhanh chóng, rời khỏi cái nơi hôi thối, chết chóc kia.

    ....................
    From the book, “The Fall of Saigon” by David Butler. Printed in 1985.
    Little Saigon/2016
    Phuc Nguyen

    “Lúc ông bách bộ trở về Cam Ranh, thành phố đầy người tị nạn, nhưng vẫn còn nằm trong vòng kiểm soát, một phụ nữ trẻ đứng chờ sát bên đường, ngay các bến tàu; cô chạy nhanh đến ông và nhận lại đứa bé trai. Cường chưa từng bao giờ trông thấy đứa bé trước khi ông nhận bé trên chiếc tàu kia, nhưng ông lại biết người phụ nữ trẻ. Cô ta là vợ của một người bạn ông, cũng là một sĩ quan trong Sư đoàn 1 Bộ Binh.”
    The Fall of Saigon/David Butler/1985



    “Ngay cả với một cái tên mới, Đại úy Cường vẫn phải bị một năm tù ‘cải tạo’. Năm 1979, cùng với vợ và đứa con trai, ông trốn thoát trên một chiếc ghe đánh cá. Người con gái đi theo sau, trên một chiếc ghe khác. Cô bị mất tích.

    Cường tái định cư tại North Dakota, ông làm ca đêm, quét dọn cho một siêu thị, trong một năm. Trong năm, ông dành dụm tiền, rồi dọn về miền Nam California. Nơi ấy, ông tự nhận mình là người thạo việc, xin làm cho một hãng điện tử. Sau cuộc phỏng vấn tốt đẹp, ông thức nguyên cả đêm đọc về kỹ thuật công nghệ mà bằng một cách nào đó, ông làm cho hãng nghĩ là ông biết rõ trước đó. Từ khi ấy, ông được thăng chức nhiều lần.”
    The Fall of Saigon/David Butler/1985


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X