Thông báo

Collapse
No announcement yet.

30/4 Nói Chuyện Con Chim Tu Hú

Collapse
X

30/4 Nói Chuyện Con Chim Tu Hú

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 30/4 Nói Chuyện Con Chim Tu Hú

    30/4 Nói Chuyện Con Chim Tu Hú


    Trần Mộng Lâm


    Lại một năm sắp qua. Tháng Tư chỉ nhắc nhở chúng ta những chuyện buồn đau. Tháng Năm sau đó là tháng chúng ta nhớ tới những bà mẹ với ngày Mother day. Hai chuyện này có gì liên hệ với nhau ?? Có nhiều lắm, nhưng tôi sẽ trở về những vấn đề này vào những hàng cuối. Bây giờ thì xin hầu chuyện bằng hữu với con chim tu hú.

    Nguyễn Bính, nhà thơ tài hoa của chúng ta đã để lại những vần thơ sau này để tả quê hương chúng ta những ngày cuối Xuân, sắp sang Hè :

    Mùa vải năm nay chừng đến muộn.
    Chưa nghe tu hú giục Xuân đi.
    Nóng lòng cây gạo lìa hoa đỏ.
    Trổ búp tơ xanh đón gió Hè.
    (Thơ Nguyễn Bính).


    Vâng, đúng vậy, thưa quý vị, con chim tu hú rất ít thấy vào mùa Đông, chúng tránh rét ở đâu không biết, nhưng tại miền Bắc, thì mỗi khi hè về, con chim tu hú lại xuất hiện Một bài hát có nhắc tới loài chim này :

    Tu hú kêu, tu hú kêu, cây gạo nở hoa Phượng đỏ đầy ước mơ hy vọng. Tu hú kêu, tu hú kêu, mùa quả chín vào mùa thi, tình bạn trong sáng dưới mái trường. Ve ve ve, hè về, vui vui vui, hè về.

    Bài hát này tôi chép trong Wikipedia tiếng Việt để chúng ta nhớ lại những ngày Hè đất Bắc. Tôi nói đất Bắc vì hình như loài chim này ít thấy tại Miền Nam. Tại vùng trung du, đồng bằng Bắc Việt, người ta còn gọi con chim tu hú bằng một cái tên văn vẻ hơn, là con chim quyên hay chim đỗ quyên. Xin nói ngay là xin đừng lầm với con chim quyên Miền Nam, con chim được nói đến trong câu ca dao : Chim quyên ăn trái nhãn lồng, người dưng khác họ đem lòng nhớ thương. Con chim quyên trong Nam còn có một tên khác, là con chim vành khuyên. Hai loại chim này hoàn toàn khác nhau.

    Về con chim đỗ quyên hay con tu hú, các nhà điểu học cho biết : Ngành ( phylum) Chordata- Bộ (ordo) : Cuculiformes- Họ (familia) : Cuculiadae. Họ nhà chim này có mặt tại khắp nơi trên thế giới, Á Châu, Phi Châu, Âu Châu và Mỹ Châu đều có chúng. Bên Tây Phương, người ta gọi con chim này là con coucou, hay Cuckoo nếu nói tiếng Anh. Chúng ta có lẽ chưa quên trước đây có một cuốn phim nổi tiếng mang tên Vol au dessus d’un nid de coucou, hay Flew over the Cuckoo’s Nest, do Kirk Douglas đóng. Chim coucou bên trời Tây chính là con chim tu hú của chúng ta. Tên được đặt theo tiếng hót của loài chim này.

    Chim Tu Hú mỏ ngắn, đuôi dài, lông ở lưng thì mầu xậm, lông phía bụng mầu lạt hơn, chỉ lớn khoảng 15 tới 20 cm. Đặc điểm của loài chim tu hú là chúng là một loài chim lưu manh, lười biếng. Chim tu hú không bao giờ làm tổ mà chỉ tìm các tổ chim khác để đẻ nhớ. Các loài chim bị lợi dụng có thể là tổ sáo, hay tổ các con chim trích. Thường thì con chim trống có nhiệm vụ bay vờn quanh tổ để thu hút sự chú ý của chim chủ nhà, cố tình dụ chim chủ nhà bay ra khỏi tổ , đánh lạc hướng cho tu hú mái vào đẻ một quả trứng của mình trong tổ, lẫn vào các trứng của chim chủ nhà. Để bảo đảm trứng của mình được chăm sóc, tu hú thường làm hại trứng của chim chủ rồi mới đẻ trứng của mình vào. Trứng của tu hú thường nở trước trứng của chim chủ 2 hoặc 3 ngày. Nhờ nở trước, chim tu hú con nhanh chóng dùng đôi cánh của nó đẩy các con chim chích con nở sau văng ra khỏi tổ để độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng các con của cặp chim chích bố mẹ. Chim tu hú con lớn rất lẹ và khi đủ lông, đủ cánh, tu hú con sẽ bay đi, bỏ rơi kẻ nuôi dưỡng nó không một sư đền đáp.

    Chính vì sự lưu manh này mà tại Việt Nam, có sự tích là con chim này là hậu thân của một tên ác độc ngày xưa tên là Bất Nhẫn bị Phật Bà trừng phạt biến thành.

    Chim tu hú không phải chỉ bị người Việt Nam khinh rẻ ( Thành ngữ Tu hú đẻ nhờ), thậm chí người Tây phương cũng dùng chữ cuckoo để gọi những kẻ tâm thần không bình thường.

    Chúng ta đang ở những ngày đầu Mùa Xuân. Tại Montréal, người ta mong đợi những ngày Xuân đầy nắng ấm nhưng năm nay đặc biệt, tháng tư rồi mà trời vẫn còn lạnh và mưa thì kéo dài lê thê, làm người lữ thứ tiếc hoài Miền Nam rực rỡ của thời dĩ vãng xa xưa, và Sài Gòn thủ đô VNCH, tổ quốc chúng ta. Câu hỏi được đặt ra là tại sao mộtMiền Nam hùng mạnh đến thế có thể sụp đổ nhanh chóng đến như vậy ?? Câu trả lời là do vũ khí khối CS cung cấp cho Bắc Việt, nhưng trong sự bại trận này, không phải không có trách nhiệm của một thiểu số các người Miền Nam nhẹ dạ. Tôi muốn nói tới Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và tôi cũng muốn nói tới các bà mẹ nuôi Miền Nam đã nuôi Việt Công trong nhà, những tên Cán bộ gộc như Lê Duẫn, Nguyễn Văn Linh ngày trước.

    Câu chuyện con chim tu hú và những con chim chích ngây thơ và bị lợi dụng tưởng như chỉ có trong thế giới loài chim, nào ngờ trong thế giới loài người, tại Miền Nam ngày trước, và tại Âu Châu hiện nay, cũng chẳng khác gì.



    Trần Mộng Lâm.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X