Thông báo

Collapse
No announcement yet.

30-4

Collapse
X

30-4

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 30-4

    Ban Mê Thuột, 1975
    A Highlands Mother Escapes, but Pays a Terrible Toll
    By Bernard Weinraub
    Saigon, South Vietnam
    March 18

    Gương mặt bà bị sưng vì đau buồn, Lý Thị Vân đứng cạnh một cánh cửa mở hờ, gần bến tàu Sài Gòn, ôm và vỗ về đứa con nhỏ; và liếc nhìn xe cộ chạy ngang qua.

    Bà vừa bị mất ba người con trong cơn biến động do quân lính Bắc Việt tạo ra, dọc trên Cao Nguyên Trung Phần gần đây – cơn sóng này làm cho Chính Quyền quyết định bỏ phần lớn vùng đất cao nguyên và gây ra sự sợ hãi cho hàng trăm ngàn người dân Việt.

    Lý Thị Vân vẫn còn có vẻ khích động. “Mỗi khi chúng tôi hỏi cô một câu hỏi, cô liền bật khóc,” chị cô, Lý Thị Tính, cũng là một người tị nạn từ Cao Nguyên Trung Phần, thành phố Ban Mê Thuột. “Chúng tôi không nói về –“ và cô ngừng nói, mím môi và quay đi chỗ khác.

    Cả hai chị em đều góa chồng. Chồng của Lý Thị Vân, Thượng Sĩ Bùi Đức Hoàn, 34 tuổi, hy sinh trong một cuộc tuần tiễu trên miền Cao Nguyên vào năm trước.

    Người chồng của Lý Thị Tính, cũng là người tình nguyện nhập ngũ, bị mất mạng trên Cao Nguyên vào năm 1966. Người đàn bà 33 tuổi có một đứa con trai 10 tuổi. Cả hai người đàn bà, mang trên người quần áo, nồi soong và vài tấm hình, chạy xuống được Sài Gòn buổi sáng hôm kia, tạm trú ở nhà một người chú.

    Cả hai người đều sống lâu năm trên Ban Mê Thuột, một thành phố êm dịu của thương buôn người Việt và người Tàu, của nông dân, các sắc dân thiểu số, chủ đồn điền cà phê người Ý và người Pháp, và các nhà truyền giáo Hoa Kỳ. Cả hai người sống trong những căn nhà tranh sát cạnh nhau, kế cạnh bộ chỉ huy quận, làm người buôn bán gạo và lãnh tiền tử tuất khoảng chừng $ 80.00 đô la cho mỗi ba tháng.

    Tuần trước, Bắc Việt bắt đầu pháo hỏa tiễn và tấn công bằng xe tăng một cách dữ dội vào thành phố ngủ yên này, cuộc tấn công là một phần của Cộng Sản tiến công dọc theo Cao Nguyên.

    “Chúng tôi không biết phải làm gì,” Lý Thị Tính nói bằng tiếng Việt. “Chúng tôi bỏ tất cả mọi thứ vào bao bị rồi chạy qua nhà hàng xóm. Tất cả mọi người đều khóc. Phải làm gì? Phải làm gì?

    “Chúng tôi chạy vào phi trường, nơi có trực thăng. Chúng tôi nhắm mắt lại. Không một ai dám mở mắt. Thân xác nằm đầy tất cả mọi nơi, pháo nổ, đạn bay tứ tung. Tôi biết chắc tôi phải chết.”

    Ngay một con đường băng ngang dẫn tới phi trường, trận đánh mãnh liệt đến độ các người đàn bà và đám con của họ phải quay trở lại, chạy dọc theo các con đường nhỏ và ẩn mình trong rừng cao su cùng với hàng trăm người khác. Nỗi sợ của họ khá phức tạp, bởi vì phần lớn là góa phụ và là thân nhân của những người lính miền Nam, và số khác là những người tị nạn miền Bắc, di cư vào Nam năm 1954. “Tất cả mọi người đều chắc là sẽ bị mất mạng.” Bà lặp lại.

    Trong sự sợ hãi và nhầm lẫn tiếp theo, hai chị em bị tách rời. Lý Thị Vân và năm người con – tuổi từ 18 tháng đến 15 tuổi – bắt đầu cuộc hành trình từ Ban Mê Thuộc với hàng trăm người khác, chạy theo hướng đông, dọc theo con lộ tràn đầy dân tị nạn.

    Được khoảng chừng ba dặm, gia đình lên được chiếc xe bus đầy chật người, đi Phước An, khoảng chừng 30 dặm, về hướng đông, trên Quốc lộ 21. Ngay một nơi nào đó trên đường đi – Lý Thị Vân gặp khó khăn để nói về biến cố này – chiếc xe bus và nhiều chiếc xe truck ngưng lại vì bị Việt cộng chận đường.

    Với giọng thì thầm, bà nói: “Chúng tôi cũng trông thấy những chiếc xe bus khác ngừng lại. Có ba tên Việt cộng trên mặt đường, và nhiều tên khác đứng núp trong rừng. Nhiều, thiệt nhiều Việt cộng. Đột nhiên, chúng tôi nghe tiếng động cơ của máy bay trên đầu. Bọn Việt cộng trở nên hoảng loạn. Tất cả mọi người trở nên hoảng loạn. Một tên Việt cộng bên trong rừng la to, ‘Khai hỏa.’ Một tên Việt cộng gần xe bus nói, ‘Đừng, đừng bắn, mọi người là thường dân.’

    “Có một lỗi lầm. Tôi không biết việc gì đã xảy ra,” người đàn bà 36 tuổi, nói. “Tiếng nổ đầy quanh, chiếc bus nổ tung. Mọi người bắt đầu bắn vào chúng tôi.” Tiếng nói của bà tắt ngấm.

    Sự việc tiếp nối, là bà trông thấy thân xác của đứa con trai 5 tuổi, cháy nám bên cạnh xe bus. Vỗ về, ôm ấp đứa con nhỏ, Lý Thị Vân trông thấy đứa con trai 9 tuổi nằm rên la trên đất. Bà bồng lấy đứa bé và bỏ chạy.

    “Lúc nào nó cũng khóc la,” bà nói. “Lúc nào nó cũng nói ngực bị phỏng cháy. Ôi, Thượng Đế! Tôi có thể làm được gì? Và rồi nó ngưng khóc. Tôi nhìn nó. Đôi môi nó trở nên đen hơn, đen hơn và đen hơn, và cháu mất mạng.”

    Đứa con thứ ba, tuổi vị thành niên, bị mất tích và được xem như đã mất. Với sự giúp đỡ của các người dân thiểu số, người đàn bà chôn đứa con 9 tuổi, cả hai mẹ con được những người dân thiểu số cho ăn uống và dẫn về Phước An. Nơi ấy, chị em gặp lại nhau. Lý Thị Tính, người con bà và người chú bị thương mất ba ngày đi bộ 30 dặm từ Ban Mê Thuột đến Phước An.

    “Thật là một phép màu,” bà nói. Chúng tôi tạm trú ở một phi trường tại Phước An và chúng tôi gặp gỡ một viên phi công trực thăng, người bạn cũ của chồng tôi từ Ban Mê Thuột. Anh mang chúng tôi về Nha Trang bằng trực thăng.

    Từ Nha Trang, một thành phố biển cách đông bắc Sài Gòn 200 dặm, hai người đàn bà và các con của họ đáp máy bay, về Sài Gòn. “Chúng tôi hỏi tiền, chúng tôi xin tiền, và người ta giúp đỡ chúng tôi,” Lý Thị Tính nói. “Nhiều khi, anh gặp nhiều người tốt.”

    Hai người đàn bà mất hết tiền dành dụm, nữ trang, giấy tờ nhận lãnh tiền tử tuất. “Tất cả mọi thứ tan thành mây khói. Tất cả mọi thứ,” Lý Thị Tính nói. Người em bà, bám lấy đứa bé nhỏ, run run, rên rĩ và bắt đầu đổ lệ.

    The New York Times, March 19, 1975

    .............

    From the book, “Reporting Vietnam, Part Two: American Journalism 1969-1975” by by Milton Bates, Lawrence Lichty, Paul Miles, Ronald Spector and Marilyn Young. Printed in 1998.
    Little Saigon/2016
    Phuc Nguyen


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X