Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đông Á Trong Cơn Sóng Thực Dân Châu Âu

Collapse
X

Đông Á Trong Cơn Sóng Thực Dân Châu Âu

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đông Á Trong Cơn Sóng Thực Dân Châu Âu

    ĐÔNG Á TRONG CƠN SÓNG THỰC DÂN CHÂU ÂU



    Từ khi khoa học và thương mại phát triển, trên lục địa châu Âu xuất hiện các đội thương thuyền lớn tiến ra các đại dương trên thế giới tìm kiếm thị trường và khai thác tài nguyên. Do có vị trí địa lý gần gủi, lần lượt là các phần đất ở tây châu Phi bị các hải đội Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đến đặt các trạm giao thương dọc bờ biển. Sau đó họ đi vòng xuống phía nam vào Ấn Độ Dương tìm đến vùng đất mà các nhà thám hiểm, các tay buôn bán châu Âu tin là rất giàu có các loại gia vị, đá quí, gổ … Bị thôi thúc bởi nguồn lợi to lớn đó người Anh, Pháp, Hòa Lan nhảy vào quyết tâm tranh dành tạo nên một làn sóng thực dân từ châu Âu đi chinh phục đất đai, tài nguyên khắp thế giới.

    Sau châu Phi, đến lượt các nước châu Á bị các đội thương thuyền từ châu Âu tìm đến, ban đầu chủ yếu là để mua bán trao đổi, và khi thấy có cơ hội, họ dùng sức mạnh quân sự chiếm đất đai để làm thuộc địa.

    Trong giai đoạn đó, hầu hết các nước ở vùng Đông Á đang theo chế độ quân chủ. Về mặt khoa học kỹ thuật như công nghệ đóng tầu, đúc súng, huấn luyện quân đội … họ còn lạc hậu nhiều so với các nước châu Âu.

    Do đó khi đối diện với những chiến thuyền to lớn được trang bị vũ khí hùng hậu đi sau các thương thuyền, mổi nước có cách nhìn và đối phó khác nhau với đội quân châu Âu xa lạ, đi kèm với những yêu sách mở cửa các cảng biển để các thương nhân châu Âu vào buôn bán.

    Trong giai đoạn đó, hoàn cảnh của các nước Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản tương đối giống nhau là được cai trị bởi vua hoặc hoàng đế.

    Vương quốc Thái Lan lúc đó do dòng họ Rama trị vì, họ là những vị quân vương được lịch sử nhận xét là rất khôn khéo. Khi người Thái nhìn về phía tây, họ thấy Miến Điện đã nằm trong tay người Anh, để mắt sang phía đông thì bán đảo Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, Cam-bốt đã thuộc về người Pháp. Nhận thức được nguy cơ vương triều bị sụp đổ, đất nước bị họa đô hộ bởi thực dân phương tây, nhà vua Thái lúc đó đã có chính sách ngoại giao hết sức mềm dẻo, khéo léo. Ông chấp nhận cho cả người Pháp, người Anh vào buôn bán, dành cho họ nhiều ưa đãi và sau này là nhiều nước châu Âu khác, khiến cả hai đế quốc hùng mạnh ở châu Âu đang ở thế cạnh tranh nhau, đồng ý công nhận Thái Lan như một vùng đệm và không xâm chiếm vương quốc Thái.

    Song song đó, nhà vua Rama cho tiến hành cải cách về nhiều mặt để đưa Thái Lan tiến lên theo khoa học phương tây làm đất nước giàu mạnh.

    Vương triều của dòng họ Rama vẩn tồn tại cho đến ngày nay, và họ luôn được người dân Thái kính mến.

    Trên vùng đông bắc Á, tại bờ biển nước Nhật, lần đầu tiên tướng hải quân Hoa Kỳ Perry chỉ huy các chiến thuyền tiến vào vịnh Edo (ngày nay là Tokyo). Ông cầm theo một bức thư gửi cho các tướng quân ở Mạc Phủ lúc đó đang nắm quyền cai trị Nhật Bản, với yêu sách chính là cho người Mỹ vào buôn bán trao đổi thương mại. Các Tướng quân Nhật Bản vì tự ái dân tộc và sự kiêu hảnh nên tỏ ra chống đối yêu cầu này, nhưng khi họ nhìn thấy các chiến thuyền Mỹ trang bị hỏa lực hùng hậu đang đậu trong vịnh Edo nên không dám từ chối ngay. Tướng Perry hẹn một năm sau ông sẽ quay lại với một hạm đội lớn hơn, dọa sẽ nổ súng tấn công nếu nước Nhật giử nguyên chính sách bế quan tỏa cảng.

    Nhận thức được đất nược đang đứng trước mối họa xâm lăng của nước ngoài, các tầng lớp tinh hoa khác của nước Nhật chống lại chính sách bảo thủ, được sự ủng hộ của hoàng gia, họ đã đấu tranh với các tướng quân trong Mạc Phủ và cuối cùng chiến thắng.

    Triều vua Minh Trị Thiên Hoàng ra đời ở Nhật, là vị hoàng đế có đầu óc sáng suốt, ông ra lệnh mở cửa giao thương với nước ngòai, bải bỏ hệ thống xã hội nho giao lổi thời, mạnh mẻ cải cách nước Nhật theo khoa học tây phương, chú trọng phát triển công nghiệp, khoa học, giáo dục, thương mại …

    Đặc biệt là cải tổ quân đội Nhật theo mô hình phương tây, trong đó hải quân Nhật được tổ chức theo hình mẩu lực lượng hải quân Anh Quốc, lúc bấy giờ đang thống trị các đại dương trên thế giới.

    Kết quả là sau nhiều năm cải cách, nước Nhật trở thành một quốc gia phú cường, thoát khỏi họa bị các nước phương tây xâm lăng, cả kinh tế và quân sự phát triển rất mạnh mẽ.

    Sau đó hải quân Nhật Bản đánh thắng hải quân nhà Thanh, buộc Trung quốc phải nhượng bộ về thương mại, đất đai và bồi thường chiến phí.

    Kế đến họ có trận thắng lừng lẩy trước hải quân Nga tại eo biển Đối Mã, và từ đó nước Nhật trở thành một thế lực thống trị ở châu Á.

    Vũ Phan


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X