Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự Thật Về Tướng Giáp

Collapse
X

Sự Thật Về Tướng Giáp

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sự Thật Về Tướng Giáp

    Xin phép các NT, HT, các bạn trước, đây là 1 bài viết của một người nhận là VC chính gốc nói về sự bốc phét của đám VC .
    Sự Thật Về Tướng Giáp: Đừng Bốc Phét Nữa cán ui

    Trần Hồng Tâm ,

    Tôi là một gã Bắc Kỳ. Từ lớp vỡ lòng đến đại học tôi được học dưới cái gọi là « mái trường XHCN ». Anh tôi là một bộ đội phục viên. Cháu ruột là Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn Bộ Binh đang tại chức. Tôi đi nghĩa vụ quân sự 3 năm, mang quân hàm Trung Uý, chức Đại Đội Phó, có tham gia một vài trận đánh ở chiến trường Campuchia.

    Dài dòng một chút để các bạn hiểu: tôi không liên hệ gì đến Việt Nam Cộng Hoà. Tôi không hận thù, không chống cộng. Tôi chỉ muốn được chia sẻ chút suy nghĩ của mình trước những thậm từ mà thiên hạ đang sử dụng để tung hô Tướng Giáp: « mãi mãi là một biểu tượng sống động của trí tuệ »; « Thiên tài quân sự »; « Đại trí, đại nhân, đại dũng »; « Vị Tướng huyền thoại »; « Nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại »; « Một nhân cách lớn ». Có thiệt vậy không?

    * * *

    Những Điều Tận Mắt

    Khoảng đầu năm 1983, ông Giáp đến thăm một trường đại học. Khi đó ông đã thôi chức Bộ Trưởng Quốc Phòng, đang là Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. Tôi thấy ông vẫn mặc quân phục, mang quân hàm Đại Tướng. Bọn sinh viên chúng tôi đang ở tuổi trên dưới 20, rất ngưỡng mộ ông, kéo đến nghe ông nói chuyện. Không ngờ những bài phát biểu của ông rất nhạt, chung chung, vô thưởng vô phạt, với những sáo ngữ mòn cũ, giáo điều thường thấy trong các nghị quyết của chi bộ, chi đoàn như là Đảng ta, nhân dân ta anh hùng, quân đội ta anh dũng, thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác Hồ, quyết tâm, vượt mức, lập thành tích, quán triệt, phát huy ...

    Không có gì sắc sảo, mới lạ. Màng nhĩ của tụi tôi bấy giờ đã khá quen với những ý tưởng và ngôn từ của các giáo sư đại học thời Tây còn lại, hoặc những vị cỡ như Bùi Tín nói về thời sự quốc tế, Trần Quốc Vượng nói về Hà Nội học, hay Xuân Diệu bình thơ. Vì thế nghe Tướng Giáp nói xong chúng tôi thất vọng quá. Sau này tôi lại thấy mỗi khi đi thăm các cơ sở, ông Giáp đều bắt đầu lời phát biểu kiểu như: Thay mặt đ/c Lê Duẩn uỷ viên BCT Tổng Bí Thư ... đ/c Trường Chinh uỷ viên BCT Chủ Tịch hội đồng nhà nước ... đ/c Phạm Văn Đồng uỷ viên BCT, Chủ Tịch hội đồng chính phủ, và các đ/c khác trong trung ương ... tôi xin gởi lời thăm đến các đồng chí ...
    Thì ra ở đâu ông cũng ăn nói na ná như nhau
    Ngày 30 /04/1995, kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng miền Nam. Năm chẵn, nên tổ chức rất hoành tráng ở thành Hồ. Truyền hình Mỹ chiếu trực tiếp lễ duyệt binh, có phần phỏng vấn Tướng Giáp và Tướng Westmoreland. Ý họ là để cho hai vị tướng đã từng đối đầu ở chiến trường có dịp trò chuyện với nhau. Sau lời phát biểu khá khiêm tốn của Tướng Westmoreland, đến lượt Tướng Giáp – ông nói đại ý rằng chúng tôi vô cùng tự hào vì Việt Nam là một thuộc địa nhỏ bé nhưng đã đánh thắng được hai đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

    Một thiên tài quân sự, một chính khách lỗi lạc, một nhà ngoại giao tài ba, mà lại phát biểu như vậy sao. Tôi tự hỏi.

    Từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò

    Ngày 22/11/1944, ông Giáp cùng với 34 chiến sĩ đã qua một cơn chuyển dạ đớn đau, rồi sinh hạ QĐNDVN duới gốc đa Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Đến tháng 05/1948, tức 3 năm rưỡi sau, ông Giáp được ông Hồ Chí Minh phong cho chức Đại Tướng. Khi ấy ông Giáp mới 37 tuổi. Riêng điều này thì « huyền thoại » thiệt. Cả thế giới đến nay mới xuất hiện hai Đại Tướng được phong vượt 17 cấp bậc như thế! Ông Giáp ở Bắc Việt Nam, và Kim Jong-un ở Bắc Triều Tiên! Từ đó người ta gọi ông Giáp là « Tướng Giáp ». Ông giữ những chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tư Lệnh QĐNDVN cho đến năm 1982. Vào cuối thâp kỷ 60, trước và sau khi ông Hồ chết, nội bộ ĐCSVN xảy ra « Vụ Án Xét Lại Chống Đảng » do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ phát động. Ông Giáp trở thành đích ngắm của vụ án, nhưng ông lại không bị đánh trực tiếp, mà đòn hiểm lại nhằm vào những người đồng chí trung thành của ông ở chiến dịch Điện Biên Phủ: Thượng Tướng Chu Văn Tấn tư lệnh Quân Khu Việt Bắc, Thiếu Tướng Đặng Kim Giang chỉ huy hệ thống hậu cần, Tướng Lê Liêm một uỷ viên đảng uỷ, Trung Tướng Trần Độ chỉ huy đại đoàn 312, mũi tấn công chính vào sở chỉ huy Pháp, và là người tiếp nhận sự đầu hàng của Tướng De Castries, Đại Tá Đỗ Đức Kiên cục trưởng tác chiến, Đại Tá Phạm Quế Dương, ông Hoàng Minh Chính, và nhiều người khác nữa. Tất cả bị vu cáo cùng một tội « chống đảng, xét lại, làm gián điệp cho nước ngoài ». Điều trớ trêu là Tướng Giáp biết rõ là nguỵ tạo, nhưng ông không bao giờ mở miệng, hoặc có một động thái nào để bảo vệ, hay giúp đỡ những người bạn cũ đang bị đối xử rất tàn ác.Đại hội Đảng V – 1982, ông Giáp bị đưa ra khỏi bộ chính trị, mất chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, và được « phân công » về làm trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. Thực chất đây là một vụ cách chức, hay nói trắng ra là ông Lê Đức Thọ đã hạ nhục ông Giáp một cách không thương tiếc. Ông Giáp vẫn không có một hành động gì dù nhỏ nhất như là từ chức, xin về hưu để tỏ thái độ, và giữ gìn khí tiết của một người làm Tướng. Ông tỏ ra như một đứa con ngoan vâng lời cha mẹ. Dân Bắc Kỳ phải ngán ngẩm mà than rằng: « Xưa làm Bộ Trưởng Quốc Phòng
    Nay làm Bộ Trưởng đặt vòng tránh thai »Hay:« Bác Hồ nằm ở trong lăng,
    Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng, giật mình
    Rằng giờ chúng nó linh tinh
    Tuổi tên của mình chúng ném xuống ao
    Ao nào thì có ra ao
    Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
    Hỏi rằng Tướng Giáp đi đâu
    Dạ thưa Tướng Giáp ... lo khâu đặt vòng ».
    Một bài vè khác thì chẳng còn úp mở gì:
    « Ngày xưa Đại Tướng cầm quân
    Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em
    Ngày xưa Đại Tướng công đồn
    Ngày nay Đại Tướng công l ... chị em ».
    Khi hai ông Duẩn – Thọ về thăm Bác, tưởng rằng vòng kim cô trên đầu Tướng Giáp sẽ được gỡ ra. Nhưng không, nó còn bị siết chặt hơn bởi một cặp bài trùng mới: Đỗ Mười – Lê Đức Anh (được biết đến là MA, viết tắt từ Mười – Anh). MA đã giáng một đòn trực tiếp vào ông Giáp với một bản cáo trạng gồm 8 tội danh:

    1 . Ông Giáp từng là con nuôi của chánh sở mật thám Đông Dương, Louis Marty.
    2 . Ông Giáp cầm đầu vụ án Xét Lại Chống Đảng từ năm 1957-1958.
    3 . Ông Giáp bán bí mật quân sự cho Đại Sứ Liên Xô Serbakov.
    4 . Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Giáp hèn nhát, sợ chết quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài. Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch.
    5 . Ông Giáp nhận định tình hình kém, vội vàng giải tán 80,000 quân, để khi Pháp – Mỹ trở lại thì không có đủ quân chống đỡ.
    6 . Tết Mậu Thân 1968 ông Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn.
    7 . Ông Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B (chưa bao giờ dám đặt chân vào chiến trường miền Nam trước 1975).
    8 . Ông Giáp đã có vợ, nhưng lại ăn nằm với một phụ nữ đã có chồng. Cô này đến nhà riêng ông Giáp dạy đàn piano.
    Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp ra khỏi ĐCSVN. Lê Đức Anh nương tay hơn, chỉ gạt ông Giáp ra khỏi ghế « uỷ viên trung ương » – một vị trí an ủi mà thời Lê Duẩn – Lê Đức Thọ vẫn còn bố thí cho ông.

    Người ta ví von rằng trận đòn mà MA đánh ông Giáp cũng giống như trận đòn mà Đặng Trần Thường đánh Ngô Thì Nhậm ở Quốc Tử Giám cách đây 200 năm. MA đánh Giáp bằng những tội danh rất hiểm. Thường đánh Nhậm bằng roi tẩm thuốc độc. Nhậm đau lắm nhưng vẫn đối đáp khí khái, ăn miếng trả miếng, bảo vệ được thanh danh, để lại tiếng thơm cho đời sau. Còn Tướng Giáp thì vẫn nhũn như con chi chi, nhịn nhục, không dám nói năng gì. Có phải lòng kiêu hãnh của một vị Đại Tướng đã thành gỗ đá, không bao giờ bị thương tổn?

    Có người lại bảo ông Giáp phục kích, chờ cơ hội. Đúng, ông Giáp đã chờ cho đến khi cả hai ông MA đã vào tuổi 90, sức khoẻ cạn, quyền lực hết, không còn ảnh hưởng nhiều đến phong cảnh chính trị Việt Nam thì ông Giáp mới dám mở miệng để đòi lại danh dự. Tiếc thay, Tướng Giáp chỉ đòi công lý cho cá nhân ông, còn những đồng đội trung thành của ông ở Điện Biên Phủ ông chẳng hề bận tâm.

    Dân Hà Nội thì đàm tiếu rằng con đường tòng chính của Tướng Giáp đầy gian nan vất vả, ông đã hành quân qua một chặng đường dài từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò. Cây Đa Nhà Bò là một trạm hộ sinh nằm trên phố Lò Đúc, Hà Nội, dành cho những phụ nữ thuộc giới bình dân, chuyên đỡ đẻ, nạo phá thai, khám phụ khoa, thông vòi trứng, hút điều hoà kinh nguyệt, điều trị rong kinh huyết trắng (Ngẫm ra, dân Hà Thành thâm thiệt!).

    Viết về Tướng Giáp mà không phân tích một trận đánh do ông chỉ huy, thì rất là thiếu sót. Tôi quyết định chọn trận đánh cuối cùng trong cuộc đời cầm quân của ông. Đó là một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu giữa hai người anh em cùng ý thức hệ Cộng Sản: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND) do Tướng Giáp chỉ huy và Hồng Quân Trung Hoa (HQTH) do Tướng Dương Đắc Chí là tư lệnh.

    Cuộc chiến Việt-Trung tháng 02/1979
    QĐND hoàn toàn bị bất ngờ

    Để trừng phạt Việt Nam, HQTH đã sử dụng 10 quân đoàn chủ lực và một số Sư Đoàn độc lập , bao gồm 300 000 binh sĩ , 550 xe tăng , 480 khẩu pháo , 1 260 súng cối , hoả tiễn , chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1 700 máy bay phía sau .

    Các nguồn tin phương Tây nhận định rằng HQTH đã mất từ 60 đến 90 ngày để đưa quân vào các vị trí tập kết sẵn sàng cho các mũi tấn công . Chỉ cần là nhân viên quân báo cấp Trung Đoàn , hay các tổ trinh sát đặc biệt cũng nhận ra được ý đồ , và ngày giờ khai hoả của đối phương , nói gì đến tình báo chiến lược .

    Mờ sáng ngày 17/02/1979 , HQTH tấn công trên toàn tuyến biên giới dài 1 400 KM , trải rộng trong một khoảng không gian gồm 7 tỉnh Điện Biên , Lai Châu , Lào Cai , Hà Giang , Cao Bằng , Lạng Sơn và Quảng Ninh .

    Việt Nam hoàn toàn không hay biết gì . Khi HQTH tràn qua biên giới , thì thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Văn Tiến Dũng , tổng tham mưu trưởng , đang thăm viếng xứ Cao Miên . Dân chúng không được thông báo trước , trẻ em , người già , và phụ nữ có thai , không kịp di tản ra khỏi vùng chiến địa . HQTH đã tạo ra được một yếu tố bất ngờ đến ngoạn mục . Không hiểu Tướng Giáp biện minh thế nào cho việc không hay biết gì về giờ nổ súng của đối phương .

    Thất bại về tình báo và nhận định tình hình

    Tháng 11/1978 , Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan , Malaysia và Singapore . Đặng nói với các vị chủ nhà rằng Tàu Cộng sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia . Đặng đã gọi Việt Nam là những tên du côn của phương Đông , phải dạy cho chúng một bài học . Có lẽ vì lời của Đặng quá khiếm nhã , báo chí Tàu Cộng chỉ dùng nửa sau của câu nói .

    Ngày 28/01/1979 , Đặng thăm Mỹ , và tuyên bố « Chúng tôi không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi » , « Tàu Cộng kiên định đứng về phía Campuchia phản đối bọn xâm lược Việt Nam » . Giọng điệu chiến tranh của Đặng rất rõ . Báo chí Mỹ loan tải sớm muộn gì thì một cuộc chiến giữa hai nước Cộng Sản sẽ nổ ra .
    Sau 3 ngày thăm Mỹ , Đặng đến Nhật . Tại đây , Đặng vẫn giọng điệu hung hăng « để trừng phạt Việt Nam , dù có gặp những nguy hiểm cũng phải hành động » ; « không trừng phạt kẻ xâm lược , sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền » , « Đối phó với loại người vô ơn như thế , không có những bài học cần thiết thì e rằng các hình thức khác đều không có hiệu quả » . Các nhà ngoại giao Nhật ngạc nhiên vì lời lẽ và thái độ phi ngoại giao của Đặng .

    Cũng khoảng thời gian này , TASS – hãng thông tấn của Liên Xô cũng đưa tin một lực lượng rất lớn quân đội Tàu Cộng đang áp sát biên giới Việt–Trung .
    Từ Nhật về , Đặng chỉ thị tấn công Việt Nam vào ngày 17/02 . Thời gian của chiến dịch không dài hơn cuộc chiến một tháng với Ấn Độ ( 1962 ) ; không gian của cuộc chiến sẽ tiến hành một cách hạn chế , trong phạm vi trên duới 50 cây số từ biên giới .

    Bằng chứng Đặng sẽ trừng phạt Việt Nam đã rõ như ban ngày , nhưng không hiểu vì sao phía Việt Nam tin rằng Tàu Cộng là một nước XHCN anh em , và nhân dân Tàu Cộng yêu chuộng hoà bình , sẽ không ủng hộ chiến tranh . Tàu Cộng sẽ không tấn công , hoặc nếu có thì chỉ từ cấp Sư Đoàn đổ lại .

    Thiếu tin tình báo , nhận định và phân tích tình hình sai , không nắm được thời điểm nổ súng , thời gian , không gian , và quy mô chiến dịch của đối phương , đã dẫn đến việc Tướng Giáp không hề bố trí những quân đoàn chủ lực dọc biên giới . Tất cả phó thác cho dân quân tự vệ , bộ đội địa phương , và một vài Trung Đoàn độc lập .

    Một thất bại về chiến thuật

    Kế hoạch hành quân của Tàu Cộng chia làm 3 giai đoạn .

    Giai đoạn 1 : từ 17/02 đến 25/02 , phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam , làm chủ thị xã Cao Bằng , Lào Cai , và hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng , để mở đường cho cuộc tấn công vào Lạng Sơn .

    Giai đoạn 2 : từ 26/02 đến 05/03 , chiếm được thành phố Lạng Sơn , và hai thị trấn Sa Pa va Phong Thổ .

    Giai đoạn 3 : từ 05/03 đến 16/03 , bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới , trước khi rút về .

    Ngày 21/02 , khi chiến dịch đang diễn ra rất ác liệt , tuần dương hạm Sverdlov và khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã tiến về bờ biển Việt Nam . Cầu hàng không của Liên Xô giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc . Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria đã chở vũ khí tới Hà Nội .

    Trước tình hình đó ngày 23/02/1979 , Đặng sợ Liên Xô nhúng tay , nên lên tiếng về « cuộc chiến sẽ giới hạn trong vòng 50 KM , và sẽ rút quân trong 10 ngày tới . Rõ ràng Tàu Cộng không có ý định tấn công vào Hà Nội . Họ chỉ ba hoa rằng « ăn sáng ở Lạng Sơn và ăn tối ở Hà Nội » .

    Việt Nam lại tin rằng cuộc chiến sẽ kéo dài , và Hà Nội sẽ bị tấn công . Từ nhận định sai lầm này mà dẫn đến việc dồn hết công sức , và tâm trí vào việc xây dựng « Phòng Tuyến Sông Cầu » , để cố thủ Hà Nội . 7 tỉnh biên giới gần như bị bỏ ngỏ , phải tự chiến đấu trong tuyệt vọng , tự gánh vác lấy sức nặng của cuộc chiến , không được chi viện . Trận chiến tại Đồng Đăng là một thí dụ :

    Đồng Đăng là một thị xã nằm sát biên giới Việt-Trung , cách thành phố Lạng Sơn 14 KM về phía Đông Nam . Trận đánh bắt đầu sáng 17-2 và là trận ác liệt nhất . Đây là trận địa phòng thủ của Trung Đoàn 12 Tây Sơn , thuộc Sư Đoàn Sao Vàng , QĐND . Phía Tàu Cộng dùng 2 Sư Đoàn Bộ Binh , 1 Trung Đoàn xe tăng , và chi viện của 6 Trung Đoàn pháo binh , ( Tương quan lực lượng là khoảng 10 đánh 1 ) . Pháo đài Đồng Đăng tạo thế chân kiềng bảo vệ phía Tây Nam thị xã , ( Pháo đài này được Pháp xây dựng rất kiên cố , vì ở đây đã diễn ra khá nhiều va chạm đẫm máu giữa Pháp và nhà Thanh trước đây ) . Việt Nam chỉ có 2 Tiểu Đoàn trấn giữ , bị Tàu Cộng bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp Sư Đoàn . Lực lượng phòng thủ không hề được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng , trụ được 22 ngày đêm . Cuối cùng HQTH cũng đã làm chủ được khu vực bên ngoài Pháo Đài , nhưng Tàu Cộng không gọi được đối phương cố thủ bên trong ra đầu hàng . Tàu Cộng chở bộc phá tới đánh sập cửa chính , dùng súng phun lửa , thả lựu đạn , phun chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn . Khi chiếm được Pháo Đài Đồng Đăng , HQTH đã dùng 10 tấn thuốc nổ để phá hệ thống cố thủ này .
    Việt Nam lúc đó đã có ít nhất 5 Sư Đoàn đang ở miền Bắc , trong đó có sư 308 – là một Sư Đoàn thiện chiến đã từng đánh ở Điện Biên Phủ và Khe Sanh . Nếu 5 Sư Đoàn này được tham chiến vào buổi bình minh của cuộc chiến thì tình thế sẽ hoàn toàn có lợi cho phía QĐND . HQTH không thể tiến sâu vào lãnh thổ VN , không thể làm chủ được thời gian , không thể đạt được những những mục tiêu như họ muốn , và họ sẽ không có lý do gì để tuyên bố là « Chiến Thắng » . Đây là một sai lầm mang tính chiến thuật mà Tướng Giáp và bộ Tổng Tham Mưu của QĐND phải chịu trách nhiệm .

    Một kết thúc mập mờ dẫn đến một sai lầm chiến lược

    Sau những ngày chiến đấu ngoan cường nhưng đơn độc của Sư Đoàn Sao Vàng trước một đối phương áp đảo về số lượng và hoả lực , ngày 04/03/1979 , Lạng Sơn thất thủ .

    Sáng 05/03 , Tàu Cộng tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu của cuộc trừng phạt , chiến thắng vẻ vang , và quyết định rút quân .

    Cùng ngày 05/03 , Việt Nam phát lệnh « Tổng Động Viên » . Những quân đoàn chủ lực của QĐND có xe tăng , pháo binh , và không quân từ chiến trường Campuchia trở về , cùng với một địa hình muôn vàn hiểm trở của núi rừng miền Bắc , Việt Nam đã vào vị trí vây hãm HQTH . Tất cả đã sẵn sàng cho cuộc phản kích , mà phần thắng sẽ thuộc về tay QĐND .

    Nhưng tiếc thay , Việt Nam lại tuyên bố « Thiện Chí Hoà Bình » , rằng truyền thống ông cha ta ... rằng lòng cao thượng ... rằng lòng nhân đạo của dân tộc ta ... Việt Nam sẽ để cho HQTH rút quân an toàn .

    Sự thực trên đường rút quân , HQTH vẫn chém giết , vơ vét , và phá hoại . Vụ thảm sát ngày 09/03 tại Đổng Chú , huyện Hoà An , Cao Bằng là một thí dụ . HQTH đã dùng búa , dao giết 43 người , gồm 21 phụ nữ trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai , 20 trẻ em , và 2 người đàn ông , rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc vứt hai bên bờ suối . HQTH có đủ thời gian và không gian để phá hoại hạ tầng cơ sở , chiếm giữ những điểm cao quan trọng , và gài lại hàng triệu trái mìn cá nhân trên đường rút lui .

    QĐND đã không tổ chức những trận đánh cấp tập , vu hồi , tạt sườn trên đường rút quân của HQTH . Kết thúc cuộc chiến một cách mập mờ , nửa vời , đánh rắn giữa khúc , nửa nạc nửa mỡ . HQTH coi thường ý chí và kinh nghiệm chiến đấu của QĐND , và còn mỉa mai rằng chưa được « vuốt râu cọp » . Họ không tôn trọng danh tiếng của một đạo quân thiện chiến .

    Quyết định « Thiện Chí Hoà Bình » của Việt Nam hình như là một thái độ thủ hoà , nhưng hoà vào một thế vô cùng bất lợi . Từ đó , trong bất kỳ những cuộc thương thảo nào về biên giới , Tàu Cộng luôn ở thế kẻ cả , áp đảo , và lấn lướt mà chúng ta thấy rất rõ . Đây là hệ luỵ từ sai lầm mang tính chiến lược do Tướng Giáp và Bộ Tổng Tham Mưu gây ra .
    « Anh Đặng »
    Đặng Tiểu Bình là người đã phát động cuộc chiến đẫm máu , man rợ , gây ra bao nhiêu đau thương và dẫn đến những hệ luỵ cho đất nước Việt Nam nhiều năm sau đó . Đặng đã từng gọi lãnh đạo của Việt Nam là « những thằng du côn của phương Đông » , « lũ tiểu bá » , « đám vô ơn , bội bạc » . Thế mà 10 năm sau , khi những vết thương trên thân mình Tổ Quốc vẫn còn đang chảy máu , ngày 3-9-1990 , ba ông Nguyễn Văn Linh , Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng bí mật đến Thành Đô , tỉnh Tứ Xuyên , hy vọng được yết kiến Đặng Tiểu Bình . Đặng không gặp , để cho hai đàn em Giang Trạch Dân và Lý Bằng tiếp . Cả ba ông Linh , Mười , Đồng rất tiếc vì đã không gặp được « anh Đặng » . Ông Võ Văn Kiệt ở nhà cũng tiếc hùi hụi , phàn nàn rằng « nếu có anh Đặng , thì anh Tô ( Đồng ) mới nên đi » .

    Kẻ tử thù của của nhân dân Việt Nam , nay được các nhà lãnh đạo Việt Nam gọi bằng « Anh » thân thiết quá .

    Cũng khoảng thời gian đó , Tướng Giáp đến thăm Tàu Cộng , và xin được gặp Tướng Dương Đắc Chí – Tổng Tư Lệnh trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam năm 1979 . Nhưng Dương Tướng quân từ chối , nói : « Đời nào tôi lại gặp ông ta . Mộ của các cán bộ chiến sĩ vẫn còn chưa xanh cỏ ! » .

    Chỉ vài thông tin để các bạn thấy được cái gọi là « Đại trí , Đại nhân , Đại dũng » của những lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam , trong đó có Đại Tướng Võ Nguyên Giáp .

    ( Trong bài này tôi có tham khảo tài liệu của các tác giả Bùi Tín , Trần Quang Cơ , Trần Vũ , và Bharat Raksha và trang mạng Talawas . Tôi cảm ơn các tác giả kể trên ) .
    hích hích

  • #2
    VÕ NGUYÊN GIÁP - Nhất tướng danh thành...

    Thiên Ân

    (trích Lý Tưởng - Úc Châu xuân Giáp Ngọ 2014)

    Lời nói đầu:

    Người Việt Nam có câu “Nghĩa tử nghĩa tận”, ý nghĩa cũng tương tự câu “Paix aux morts” (Bình an cho người đã chết) của người Pháp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trừ, chẳng hạn cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ mới đây, và nay là Đại tướng Võ Nguyên Giáp của CSVN, là những người mà sau khi nằm xuống, vẫn tiếp tục là mục tiêu của búa rìu dư luận.

    Trong số hàng trăm bài viết về Võ Nguyên Giáp sau khi “thi thể” của ông ta (chết “lâm sàng” trước đó 129 ngày) bị “rút máy” ra, có những bài ca tụng không tiếc lời, có những bài mạt sát thậm tệ. Bài viết của chúng tôi dưới đây dĩ nhiên không ca tụng, nhưng cũng không mạt sát, mà chỉ đưa ra những sử liệu đúng đắn nhất, những nhận xét khách quan nhất, chủ yếu nhắm vào đối tượng độc giả sanh sau đẻ muộn, không hiểu biết nhiều những trò bịa đặt, xuyên tạc lịch sử, và sự tàn ác của CSVN đối với chính người dân của mình.

    Tuy nhiên, nếu viết một cách đầy đủ về sự nghiệp và công tội của họ Võ đối với đất nước, với dân tộc, thiết nghĩ cũng phải mất cả chục kỳ báo, cho nên trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ chú trọng tới tài “nướng quân” của Võ Nguyên Giáp khi còn quyền lực trong tay, và nghệ thuật “cầm quần” (chị em) khi đã bị thất sủng. Nói cách khác, là viết về cái “ác” và cái “hèn” của một người đã và đang được đám văn nô của CSVN xưng tụng, nào “mãi mãi là một biểu tượng sống động của trí tuệ”, “thiên tài quân sự”, “đại trí, đại nhân, đại dũng”, nào là “vị tướng huyền thoại”, “nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại”, “một nhân cách lớn”, v.v...

    * * *

    Trong số các tác giả phê bình Võ Nguyên Giáp trên Internet, có vị đã lấy tựa “Võ Nguyên Giáp – nhất tướng công thành vạn cốt khô”. Theo suy nghĩ của chúng tôi, muốn cho chính xác, phải đổi lại thành “nhất tướng danh thành vạn cốt khô”. Bởi vì Võ Nguyên Giáp chỉ “thành danh” chứ không “thành công”; đó là chỉ nói về trận Điện Biên Phủ 1954, còn nếu nói về cuộc chiến năm 1979 với Trung Cộng ở biên giới phía Bắc, Võ Nguyên Giáp còn bị “bại danh”!

    Sau đây, chúng tôi xin lần lượt trình bày những gì đã đem lại cái “danh” cho Võ Nguyên Giáp, và cái giá nhân dân Việt Nam phải trả qua hai trận chiến ấy.

    Điện Biên Phủ: Pháp ngu, Mỹ xù!

    Võ Nguyên Giáp nổi tiếng “nướng quân”. Trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí George vào năm 1998, Đại tướng (hồi hưu) William Westmoreland, cựu Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã nói với ký giả W. Thomas Smith Jr. như sau:

    “Dĩ nhiên, Giáp là một đối thủ đáng gườm, nhưng tôi cũng xin nói thêm, trong khi được huấn luyện về chiến thuật du kích, sử dụng những đơn vị cấp nhỏ, Giáp lại theo đuổi một cuộc chiến với những trận đánh lớn, đem lại những tổn thất kinh hoàng cho quân đội của ông ta. Đầu năm 1969, chính Giáp đã phải nhìn nhận ông ta đã mất nửa triệu binh lính. Việc xem thường sinh mạng con người tới mức ấy có thể tạo ra một đối thủ đáng gườm, nhưng dứt khoát không phải là một thiên tài quân sự. Một vị tướng Mỹ mà nướng quân kiểu ấy, cùng lắm chỉ được vài tuần là mất chức”.

    Thượng nghị sĩ John McCain cũng thuật nguyên văn lời tướng Giáp (khi ấy đã mất hết quyền lực) nói với ông một cách hãnh diện khi hai người gặp nhau lần thứ nhì tại nhà riêng của tướng Giáp:

    “Người Mỹ các ông diệt được 10 người của chúng tôi, thì ít nhất chúng tôi cũng diệt được 1 người của các ông... Nhưng chắc chắn người chán nản bỏ cuộc sẽ là các ông”.

    Nhưng không phải cứ nướng quân, cứ áp dụng chiến thuật biển người (bắt chước “Giải phóng quân nhân dân Trung Hoa”) là đương nhiên sẽ thắng. Đó cũng là trường hợp Điện Biên Phủ – nơi quân Pháp tự đưa mình vào rọ, và nếu Hoa Kỳ không ngoảnh mặt làm ngơ, thì cho dù Võ Nguyên Giáp có nướng thêm vài vạn bộ đội và “dân công” nữa, cũng sẽ chuốc lấy thảm bại, như đã thảm bại trước đó tại Vĩnh Yên – Mạo Khê năm 1951, và Nasan năm 1952.

    * Vĩnh Yên – Mạo Khê:

    Giữa tháng 1/1951, thời tướng De Lattre de Tassigny làm Tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương, sau những chiến thắng quân Pháp ở Cao-Bắc-Lạng, tướng Giáp “hồ hởi phấn khởi” cho 3 sư đoàn tiến về đồng bằng, tấn công Vĩnh Yên do 2 liên đoàn Pháp trấn giữ, với lời hứa “sẽ vào Hà Nội kịp ăn Tết” để khích lệ tinh thần bộ đội. Thế nhưng trước sức chống trả của quân trú phòng và sự can thiệp của không quân Pháp, “biển người” của Võ đại tướng đã trở thành mục tiêu “ngon lành” cho hỏa lực đủ loại, đủ cỡ. Thương vong của Việt Minh trong trận này lên tới trên 10.000.

    Đây là chiến thắng lớn nhất của tướng De Lattre tại chiến trường Đông Dương, và cũng là bài học để đời cho tướng Giáp (nhưng ông ta lại không chịu nhớ), đó là: không bao giờ tập trung quân tại những trận địa mà địch có thể tập trung hỏa lực.

    Thất bại thê thảm trong mưu đồ chiếm Hà Nội, hơn hai tháng sau, nhân cơ hội tướng De Lattre đang ở Pháp, Võ Nguyên Giáp lại cho quân tấn công vùng núi Đông Triều ở phía tây bắc Hải Phòng; chiếm được vùng này, Việt Minh có thể chiếm cảng Hải Phòng và đe dọa vùng mỏ than ở Bắc Việt, tiềm năng kinh tế chính yếu của Pháp tại đây.

    Đêm 23 tháng 3, 1951, Việt Minh đồng loạt tấn công và chiếm được 7 tiền đồn của Pháp, đồng thời cắt đường ống dẫn nước ngọt tới Hải Phòng. Được cấp báo, tướng De Lattre tức tốc trở lại Việt Nam vào ngày 26.

    Nhưng thay vì cho quân tới chiếm lại các đồn bót, De Lattre lại cho quân tới phòng thủ khu mỏ Mạo Khê vì ông ta tiên đoán tướng Giáp sẽ cho quân tới đánh chiếm khu này. Quả nhiên, vào lúc 1 giờ sáng ngày 27, Việt Minh bắt đầu tấn công Mạo Khê. Tuy nhiên, vì De Lattre đã dự phòng trước, lại được sự yểm trợ hữu hiệu của phi cơ, nên sau hai ngày tấn công, dù chiếm được một khu phố và một số hầm than, lực lượng Việt Minh đã phải tháo chạy. Ngoài 500 bộ đội phơi xác trên mặt đất, còn một số không ít kẹt dưới các hầm than không chịu lên đầu hàng, đã bị quân Pháp sử dụng mìn cho nổ sập các miệng hầm để chôn sống!

    * Nasan:

    Tháng 10/1952, Đại tướng Salan, người thay thế tướng De Lattre, mở cuộc hành quân Lorraine để bình định vùng đất của người Thái (hai tỉnh Sơn La và Lai Châu). Đã có mặt tại Đông Dương từ năm 1946 (dưới quyền tướng Leclerc, tư lệnh đầu tiên của Pháp tại Đông Dương), tướng Salan là người có nhiều kinh nghiệm đối phó với Việt Minh.

    Trong thời gian mở cuộc hành quân Lorraine, Salan đã quyết định cho thiết lập căn cứ Nasan; viên tướng Pháp quan niệm: trước sức tấn công của các lực lượng chủ lực của Việt Minh vào đất Thái, Pháp phải thay đổi các biện pháp đối phó tại miền núi bằng cách thiết lập các cứ điểm vững mạnh dựa vào các sân bay. Như thế có thể ngăn chặn địch nhanh chóng và hữu hiệu hơn là mở những cuộc hành quân phiêu lưu.

    Nasan là một thung lũng dài khoảng 2km, ngang 1km, chung quanh có 24 ngọn đồi bao bọc, nằm ở một vị trí chiến lược giữa các đường tiến quân từ đông sang tây và từ nam lên đất Thái. Nasan có một sân bay có khả năng cho phi cơ vận tải sử dụng trong việc tiếp tế; về mặt chiến thuật, những ngọn đồi bao quanh sẽ là những trở ngại thiên nhiên để ngăn chặn sức tiến quân của địch.

    Khi cho thiết lập cứ điểm Nasan, tướng Salan có 3 mục đích: tiếp nhận các toán quân rút lui từ những nơi khác (để khỏi bị tiêu diệt) – tấn công ngăn chặn kịp thời các đơn vị Việt Minh tiến lên phía Bắc (Lai Châu) - dụ quân chủ lực của Việt Minh tới để tiêu diệt.

    Tới cuối tháng 11/1952, lực lượng Pháp tại cứ điểm Nasan đã được tăng cường tới mức tối đa, gồm 10 tiểu đoàn nhảy dù và bộ binh, cộng với một tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn công binh, hai chi đoàn thiết giáp thám thính xa. Cầu không vận được thiết lập với cả những phi cơ có khả năng chuyên chở chiến xa.

    Đúng như dự đoán của tướng Salan, sau khi các đơn vị Pháp đã tới Nasan đầy đủ, Việt Minh mới mở cuộc tấn công để “tiêu diệt trọn ổ”.

    Đêm 23/11, lực lượng Việt Minh mở cuộc tấn công đầu tiên nhưng bị đẩy lui. Thế rồi trong hai đêm 30/11 và 1/12, Việt Minh dốc toàn lực mở hai cuộc tấn công đại quy mô vào Nasan, nhưng bị thiệt hại nặng nề và phải rút lui. Theo tổng kết của phía Pháp, trong các đợt tấn công vào Nasan, lực lượng Việt Minh đã bị thiệt hại tới 5000 quân.

    * Điện Biên Phủ:

    Có thể viết, chính sự thành công của tướng Salan trong chiến thuật “cứ điểm dụ địch” ở Nasan đã đem lại thất bại cho tướng Henri Navarre tại Điện Biên Phủ gần 2 năm sau đó.

    Lẽ dĩ nhiên, không thể không nhắc tới 4 yếu tố quan trọng khác: viện trợ vũ khí tối tân từ Liên Xô, cố vấn của Trung Cộng, sự khoanh tay của người Mỹ, và quyết tâm của Võ Nguyên Giáp “sẵn sàng hy sinh” tới 50.000 bộ đội Việt Minh.

    Về sau, một số sử gia đã quy trách cho tướng Henri Navarre sai lầm trong việc lập cứ điểm Điện Biên Phủ để dụ địch để rồi bị địch tràn ngập, nhưng xét cho cùng, chê trách tướng Henri Navarre cũng chẳng khác nào ca tụng Võ Nguyên Giáp. Bởi vì trên thực tế, Henri Navarre đã không sai lầm, và Võ Nguyên Giáp chẳng có một chút tài cán hay công lao.

    Viết một cách chi tiết hơn, nếu Liên Xô không cấp tốc viện trợ cho Việt Minh (thông qua Trung Cộng) những khẩu đại bác phòng không 37 ly tối tân nhất, nếu Trung Cộng không đưa Vi Quốc Thanh và hàng nghìn cố vấn sang trực tiếp bày binh bố trận, nếu Quốc Hội Hoa Kỳ không bó tay Tổng thống Eisenhower trong việc sử dụng pháo đài bay B-29 (là loại phi cơ đã thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki trong Đệ nhị Thế chiến) để thả bom trải thảm xuống vòng đai Điện Biên Phủ, thì đã không có cái gọi là “chiến thắng Điện Biên Phủ” của CSVN!

    Rất có thể một số độc giả cho rằng chúng tôi vì chống CSVN nên đã chê Võ Nguyên Giáp hơi quá lời! Nhưng đó sự thật.

    Không ai phủ nhận Võ Nguyên Giáp là người trí thức nhất trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Minh lúc bấy giờ (tốt nghiệp trường Luật Hà Nội năm 1937, từng làm giáo sư Sử học tại trường Bưởi và tư thục Thăng Long), nhưng trí thức không có nghĩa là đương nhiên có khả năng điều binh khiển tướng.

    Như chúng tôi đã từng viết trên Lý Tưởng - Úc Châu về sự hợp tác giữa Việt Minh và “Toán Con Nai” (biệt kích OSS của Mỹ) trong thời gian cuối Đệ nhị Thế chiến, cho tới lúc ấy (tháng 7/1945), Võ Nguyên Giáp mới được người Mỹ chỉ dạy cách bắn súng trường, cách ném lựu đạn đạn, và căn bản quân sự bộ binh!

    Hơn 2 năm sau, tháng 1/1948, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh đặc cách phong cấp Đại tướng, thì thử hỏi làm sao viên tướng ấy có thể biến ngay thành “một nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại” được?!

    Thậm chí cả tới sáng kiến biến “lòng chảo Điện Biên Phủ” thành tử địa của quân Pháp cũng là của Vi Quốc Thanh và Lã Quý Ba. Trong các cuốn hồi ký, hồi ức của mình, Võ Nguyên Giáp không có một lời nhắc họ Vi, họ Lã, nhưng các tài liệu của phía Trung Cộng và của nhiều sử gia quốc tế thì ghi lại rất đầy đủ. Không chỉ có việc Vi Quốc Thanh, Lã Quý Ba đốc thúc Võ Nguyên Giáp mở “chiến dịch Điện Biên Phủ”, mà còn là các cố vấn cao cấp khác đích thân chỉ huy những trận đánh quan trọng, hoặc chỉ bày cho Việt Minh cách bố trí cao xạ trong hào đào sâu vào sườn núi để che mắt phi cơ quan sát của Pháp, và cũng chính các cố vấn Trung Cộng đã đích thân chỉ huy 36 khẩu đại bác 105 ly, một loại vũ khí mà cho tới lúc ấy, bộ đội Việt Minh mới được “nhìn” thấy lần đầu tiên trong đời!

    * VIẾT THÊM về LÃ QUÝ BA và VI VIẾT THANH:

    Lã Quỹ Ba là một trong những đảng viên kỳ cựu nhất và chiến thuật gia nổi tiếng của Đảng Cộng Sản Trung Hoa trong cuộc nội chiến với phe Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Năm 1949, Lã Quý Ba được giữ chức Tổng giám đốc Văn phòng Quân ủy Trung ương, rồi làm Tổng Cố vấn của Trung Cộng cho Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh từ tháng 1/1950 tới tháng 8/1954. Tháng 9/1954, Lã Quý Ba trở thành đại sứ đầu tiên của Trung Cộng tại Việt Nam.

    Thượng tướng Vi Quốc Thanh là một trong 10 viên tướng nổi tiếng nhất của Trung Cộng. Giữa năm 1950, Vi Quốc Thanh được cử làm Trưởng đoàn kiêm Bí thư Đoàn Cố vấn quân sự của Trung Cộng sang giúp Việt Nam đánh Pháp. Cuốn “Hồi ký Cố vấn Trung Quốc” của Vu Hóa Thẩm (tr. 19) viết:

    “Thời kỳ chiến tranh việt Nam chống Pháp có hai trận đánh lớn, một là chiến dịch Biên Giới, Trần Canh giúp chỉ huy, hai là chiến dịch Điện Biên Phủ, Vi Quốc Thanh giúp chỉ huy. Bài viết này tường thuật, tóm lược chặng đường đặc biệt nhất của Vi Quốc Thanh trong vai trò quan trọng của đồng chí trong cuộc quyết chiến Điện Biên Phủ”.


    * * *

    Võ Nguyên Giáp dứt khoát không phải là “một biểu tượng sống động của trí tuệ” như báo chí CSVN đã xưng tụng mà chỉ là một tay đại bịp hám danh.

    Bằng chứng rõ ràng nhất về sự bất tài của “thiên tài quân sự” Võ Nguyên Giáp là tới năm 1979, sau khi Đặng Tiểu Bình đã năm lần bảy lượt cảnh cáo Việt Nam, Võ Nguyên Giáp vẫn nhởn nhơ hưởng nhàn ở Hà Nội, cho tới khi đại quân Trung Cộng ĐÃ vượt biên giới xâm lược 7 tỉnh biên giới phía Bắc, Võ đại tướng mới biết tin... qua điện thoại!

    Tướng “nướng quân”

    Trước khi viết về trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử bang giao “4 tốt 16 chữ vàng” giữa hai anh em môi hở răng lạnh Trung Cộng và CSVN ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc vào năm 1979, chúng tôi xin ghi ra một thành tích nướng quân điển hình nhất của Võ Nguyên Giáp trong cuộc chiến xâm lược miền Nam, cũng là trận đánh nổi tiếng nhất giữa quân Mỹ và bộ đội CSBV, đó là trận Khe Sanh (ở tỉnh Quảng Trị, gần biên giới Lào-Việt), kéo dài suốt 5 tháng 16 ngày, từ cuối tháng 1 tới đầu tháng 7 năm 1968).

    Mục đích của Võ Nguyên Giáp trong việc đối đầu với tướng Westmoreland tại Khe Sanh cho tới nay vẫn chưa được sáng tỏ. Westmoreland (và nhiều tác giả) thì cho rằng Võ Nguyên Giáp muốn biến Khe Sanh thành một Điện Biên Phủ thứ hai (dụ Mỹ đem viện binh tới Khe Sanh rồi sử dụng biển người để bao vây tiêu diệt), trong khi Võ Nguyên Giáp cho tới sau này vẫn nói rằng chiến dịch Khe Sanh chỉ có mục đích cầm chân quân Mỹ trong thời gian Tết Mậu Thân.

    Đó là mục đích, còn nói về thắng bại thì cho tới nay, cả hai phe đều nói rằng mình đã chiến thắng tại Khe Sanh. Mỹ nói mình thắng bởi vì mặc dù cuối cùng phải sử dụng trực thăng di tản lực lượng Thủy Quân Lục Chiến đồn trú ở Khe Sanh, họ đã tiêu diệt được phân nửa quân số của 2 sư đoàn quân chính quy Bắc Việt. CSBV nói mình thắng bởi vì họ đã cắm được lá cờ (của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam!) trên căn cứ Khe Sanh, cho dù không còn một bóng lính Mỹ, và toàn bộ chiến cụ đã bị phá hủy; bốn ngày sau, đích thân Hồ Chí Minh đã gửi điện văn chúc mừng lực lượng tham gia chiến dịch Khe Sanh “đã chiến thắng”.

    Về phía Hoa Kỳ thì hơn 40 năm sau, trong diễn văn nhậm chức Tổng thống, ông Obama đã nhắc đến Khe Sanh, xem đó là niềm tự hào về sự chiến đấu kiên cường và quả cảm của binh sĩ Mỹ.

    Ở đây, chúng tôi không muốn tốn thêm giấy mực để bàn về mục đích thực sự của Võ Nguyên Giáp, về việc ai thắng ai, mà chỉ nhấn mạnh tới cái “ác” của họ Võ trong việc “nướng” gần phân nửa 2 sư đoàn CSBV.

    Viết về trận Khe Sanh, không ít tác giả tây phương đã nêu ra một câu hỏi khá nhức đầu, và nhức nhối (đối với phía CSVN), đó là: qua bao lần nướng quân trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (chống Pháp), Võ Nguyên Giáp chắc hẳn chưa quên bài học bài học để đời: không bao giờ tập trung quân tại những trận địa mà địch có thể tập trung hỏa lực, tại sao nay họ Võ lại cho tập trung 2 sư đoàn (304, 325) tại khu vực Khe Sanh để hứng hơn 100.000 tấn bom của phi cơ Mỹ?

    [Trên thực tế, CSBV đã huy động tới 4 sư đoàn, dự trù tràn ngập Khe Sanh trong vòng 2 tháng, nhưng sau khi 2 sư đoàn 304, 325 đụng phải sức kháng cự mãnh liệt của TQLC Mỹ, Võ Nguyên Giáp đã phải để 2 sư đoàn 320, 324 ở lại trấn giữ quốc lộ 9 (nối liền Việt Nam với Lào), để đề phòng lực lượng VNCH tiến đánh Hạ Lào, vốn là “hậu phương an toàn”của CSBV trong cuộc chiến xâm lược miền Nam]

    Theo các tài liệu chính thức của Hoa Kỳ, sau khi Tổng thống Mỹ Johnson đích thân ra lệnh phải giữ Khe Sanh bằng mọi giá, Ngũ Giác Đài đã cho mở chiến dịch oanh tạc mang tên “Operation Niagara” (ý nói vũ bão như thác Niagara) với sự tham dự của phi cơ Không Quân, Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

    Tổng cộng, chỉ trong thời gian từ cuối tháng 2 tới giữa tháng 4/1968, các phi cơ Mỹ đã dội xuống trận địa Khe Sanh trên 100.000 tấn bom, tức là gấp 5 lần sức công phá của trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima năm 1945. Trung bình mỗi ngày, 1300 tấn bom được thả xuống Khe Sanh, còn tính đổ đồng đầu người, cứ mỗi bộ đội CSBV (trong tổng số 20.000 tham chiến) được Hoa Kỳ “tặng” 5 tấn bom, chưa kể “bonus” 8 trái đạn trọng pháo (155 ly và 175 ly) trong tổng số 158.000 trái bắn vào Khe Sanh.

    Thiệt hại về phía Hoa Kỳ và các đơn vị VNCH yểm trợ: 2.016 tử thương, 7 mất tích, và trên 250 người bị địch bắt làm tù binh.

    Còn thiệt hại về phía CSBV, không ai có thể đưa ra một con số tương đối đích xác, bởi trận chiến kéo dài mấy tháng trời, các đơn vị cộng sản đã có thời gian chôn xác chết bộ đội, hoặc đem đi nơi khác. Nếu chỉ tính những xác chết mà phía Hoa Kỳ đếm được khi thu dọn chiến trường là 1.602 xác, còn con số ước lượng, thoạt đầu Hoa Kỳ tin rằng có từ 10.000 tới 15.000 bộ đội CSBV bị tử thương trong hơn 5 tháng giao tranh (tức là cũng gần bằng con số 15.000 bộ đội Việt Minh bỏ xác trong trận Điện biên Phủ) nhưng về sau, quân báo của MACV (Bộ tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam) cho biết vào khoảng 5.500.

    Phía CSBV thì xác nhận chỉ có 2.469 bộ đội “hy sinh”.

    Cứ tạm thời tin rằng con số bộ đội CSBV chết tại Khe Sanh chỉ có bấy nhiêu, cũng đủ cho thấy cái ác của Võ Nguyên Giáp, viên tướng mà CSVN xưng tụng là “đại trí, đại nhân, đại dũng”!


    Tướng “nướng dân”

    Muốn lật đổ “huyền thoại Võ Nguyên Giáp” một cách có cơ sở nhất, thiết nghĩ không gì bằng nhắc lại cuộc chiến Việt – Trung năm 1979, hay nói theo giọng điệu của Đặng Tiểu Bình là “bài học thứ nhất” của bá quyền phương Bắc dành cho đàn em phương Nam.

    Từ xưa tới nay, đông hay tây cũng đều quan niệm một vị tướng lý tưởng nhất là người có đủ ba thứ “đức”, “trí” và “phúc”. Nhưng thường thường, một vị tướng có được hai thứ “đức” và “trí” đã là quý lắm rồi. Trường hợp không được cả hai thứ thì ít ra cũng phải được một. Áp dụng vào trường hợp Võ Nguyên Giáp, với sở trường nướng quân mà Westmoreland đã phải “vái chạy”, dứt khoát họ Võ không phải là một “đức tướng”. Thế còn “trí tướng”? Cũng không nốt!

    Việc Trung Cộng xua quân xâm lược 7 tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam vào tháng 2/1979, giới quan sát tình hình đều thấy trước. Riêng Võ Nguyên Giáp, trong cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, phải thấy rõ và thấy trước hơn ai hết. Lẽ ra, ngay sau khi cho quân xâm lược Căm-bốt vào tháng 12 năm 1978, lật đổ đàn em của Trung Cộng là Pol Pot, họ Võ đã phải chuẩn bị; hoặc muộn lắm là tới cuối tháng 1/1979, khi Đặng Tiểu Bình trong chuyến thăm Mỹ đã không tiếc lời án Việt Nam xâm lược Căm-bốt và nói rằng “Trung quốc không thể tiếp tục khoanh tay nhìn Việt Nam gây rối loạn khắp nơi”, báo chí Mỹ tiên đoán sớm muộn cũng sẽ xảy ra một cuộc chiến giữa hai quốc gia cộng sản này, họ Võ đã phải lo dàn quân ở biên giới phía bắc.

    Thế nhưng mờ sáng ngày 17/2/1979, khi 120.000 lính Trung Cộng tràn qua biên giới dài hơn 1.400 km của 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, đồng loạt tấn công 26 địa điểm, phía CSVN hoàn toàn không hay biết gì.

    Để cho đàn em CSVN “bài học thứ nhất”, Trung Cộng đã huy động một lực lượng gồm 300.000 quân, 550 chiến xa, 480 khẩu trọng pháo, 1.260 súng cối, hỏa tiễn..., mà theo các nguồn tin phương tây, ít nhất Trung Cộng cũng phải mất từ 60 tới 90 ngày để đưa quân vào vị trí xuất phát các cuộc tấn công, chẳng lẽ tình báo chiến lược của Quân Đội Nhân Dân (CSVN) không hay biết gì?!

    Cho nên dân chúng mới hoàn toàn không nhận được bất cứ thông báo nào để lo di tản; hậu quả là ông già bà lão, trẻ em, phụ nữ có thai đều bọn lính Trung Cộng man rợ phanh thây!

    Cho nên Võ Nguyên Giáp mới không đưa các đơn vị chủ lực tới biên giới, vốn chỉ có bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, và các trung đoàn độc lập trấn giữ!

    * * *

    Trên thực tế, tình báo của QĐND biết rất rõ, nhưng Võ Nguyên Giáp đã quyết định “nướng dân”!

    Chúng tôi xin trình bày một cách chi tiết như sau:

    Võ Nguyên Giáp tin rằng Trung Cộng sẽ tiến đánh Hà Nội để trả đũa việc CSVN đánh chiếm Phnom Penh (Nam Vang) cho nên họ Võ đã giữ những sư đoàn chủ lực lại để lập “Phòng Tuyến Sông Cầu” với mục đích cố thủ Hà Nội. Vì thế 7 tỉnh biên giới phía Bắc bị bỏ ngỏ một cách tàn nhẫn, phải tự lực chiến đấu trong tuyệt vọng .

    Tới đây, chúng tôi xin độc giả tạm quên đi ý thức hệ, chính kiến, màu cờ, để có một cái nhìn thật khách quan về cuộc chiến chống quân Trung Cộng xâm lược ở 7 tỉnh phía Bắc năm 1979, từ đó nếu không thán phục thì ít ra cũng phải nhìn nhận tinh thần chiến đấu của quân dân miền Bắc – tương tự hiện nay không ít người cộng sản đã ca tụng tinh thần chiến đấu dũng cảm và sự hy sinh cao quý của các chiến sĩ Hải Quân VNCH trong trận Hoàng Sa (1974).

    Lấy trận Đồng Đăng làm thí dụ điển hình:

    Trọng điểm bảo vệ thị xã là Pháo đài Đồng Đăng rất kiên cố xây từ thời Pháp, do 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Tây Sơn, Sư đoàn Sao Vàng, trấn giữ, vào sáng ngày 17/2/1979 đã bị một lực lượng Trung Cộng đông gấp 10 lần tấn công, gồm 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn chiến xa, với sự yểm trợ hùng hậu của pháo binh.

    Dù không hề được chi viện, lực lượng phòng thủ cũng đã giữ vững pháo đài được 22 ngày đêm, trước khi hy sinh tới người lính cuối cùng. Sau này, người dân thị xã kể lại rằng: sau khi đã chiếm được khu vực bên ngoài pháo đài, quân Trung Cộng phát loa kêu gọi đối phương cố thủ bên trong ra đầu hàng, nhưng không có hiệu quả. Sau đó chúng cho chở chất nổ tới phá sập cửa chính, rồi dùng súng phun lửa, phun hơi độc, và quăng lưu đạn vào các lỗ thông hơi, giết tất cả mọi người ở bên trong pháo đài, trong số đó có các thương binh và dân chúng chạy vào tỵ nạn, và cuối cùng sử dụng 10 tấn chất nổ biến pháo đài thành đống đá vụn.

    CSVN lúc đó có ít nhất 5 sư đoàn đang ở miền Bắc, nếu Võ Nguyên Giáp cho 5 sư đoàn này tham chiến ngay từ đầu, chắc chắn tình thế, và thiệt hại của phía Việt Nam đã khác hẳn.

    Điều “khôi hài” nhất là tới ngày 5 tháng 3, khi “nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại” ra lệnh tổng động viên, đưa những sư đoàn chủ lực, chiến xa, pháo binh từ Căm-bốt trở về để chống quân Trung Quốc xâm lược, thì cũng là ngày Trung Cộng tuyên bố “đã hoàn thành mục tiêu của cuộc trừng phạt, chiến thắng vẻ vang”, và quyết định rút quân!

    “Phòng Tuyến Sông Cầu” để bảo vệ thủ đô Hà Nội trở nên trơ trẽn, chìm vào lãng quên. Nhưng vết thương chiến tranh ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc sẽ không bao giờ lành: hai thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng bị hoàn toàn bình địa, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 mẫu tây hoa màu bị phá hủy, 400.000 gia súc bị giết hoặc bị cướp mang đi; khoảng phân nửa trong số 3.5 triệu dân bị mất toàn bộ nhà cửa, tài sản..., chưa kể một phần giang sơn gấm vóc đã bị Trung Cộng chiếm đoạt vĩnh viễn!

    Cho nên cũng là điều dễ hiểu khi trong tất cả các bài ca tụng chiến công của “Napoléon Đỏ” Võ Nguyên Giáp, các tay bồi bút của chế độ CSVN đã không hề nhắc tới “chiến thắng Trung Quốc ở 7 tỉnh miền Bắc”, đồng thời trong danh sách “10 danh tướng bị đại bại dưới tay Võ đại tướng” cũng không thấy nêu tên Thượng tướng Dương Đắc Chí, viên tướng chỉ huy cuộc xâm lược này, về sau trở thanh Tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc!

    Tướng “cầm quần”

    Sau khi đề cập tới tài “nướng quân”, tức cái ác của Võ Nguyên Giáp khi còn quyền lực trong tay, chúng tôi viết về nghệ thuật “cầm quần” (chị em), tức cái hèn của họ Võ khi đã bị thất sủng.

    Trong bài viết nhan đề “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, tác giả Nguyễn Thu Trâm (8406) viết:

    “..Cũng phải thừa nhận rằng người dân Bắc Kỳ hầu hết đều có lòng kính trọng đặc biệt đối với tướng Giáp bởi vì họ chỉ nhìn thấy vào những thập kỷ cuối đời, tướng Giáp sống trong hèn nhục và an phận sau khi bị Lê Duẩn và tập đoàn cộng sản Hà Nội trói tay từ năm 1983, khi từ một bộ trưởng Quốc Phòng, một Tổng tư lệnh tối cao của quân đội, và là một Phó thủ tướng, một phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Giáp được Duẩn giao cho chức Chủ tịch Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Gia Đình...”

    Theo suy nghĩ của chúng tôi, hàng chữ “lòng kính trọng đặc biệt đối với tướng Giáp” nên sửa thành “lòng thương cảm” thì chính xác hơn. Bởi vì một khi đã khẳng định “vào những thập kỷ cuối đời, tướng Giáp sống trong hèn nhục và an phận” thì dứt khoát ông ta không phải là một con người đáng kính trọng.

    Bên cạnh đó cũng cần nhấn mạnh, trong cái gọi là “lòng thương cảm” ấy có chất chứa một sự mỉa mai, khinh rẻ. Từ nghìn xưa, người Hà Thành đã có tiếng là “thâm”. Còn nhớ sau khi Trường Chinh Đặng Xuân Khu chủ trì việc thi hành chính sách cải cách ruộng đất, phát động phong trào đấu tố trên toàn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, người Hà Nội đã lén lút loan truyền câu đối... tuyệt vời:

    Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác-Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng
    Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu.


    Với bằng đó thứ tội, rõ ràng Trường Chinh là một kẻ tàn ác, một tay xuẩn động, nhưng ít ra “thằng họ Đặng” cũng không bị mang tiếng hèn như “Võ đại tướng”!

    Không ai phủ nhận Võ Nguyên Giáp xuất thân là người có ăn có học, là một nhà mô phạm, từng làm giáo sư sử học ở trường Bưởi, tức là người trí thức nhất trong Bộ Chính Trị đa số là dân thất học, xuất thân phu mỏ, phu hỏa xa, phu đồn điền cao-su, chăn trâu chăn bò, hoạn lợn...

    Thế nhưng khi bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ làm nhục, Võ Nguyên Giáp đã không có đủ can đảm hành xử như một kẻ sĩ.

    Cũng xin được nhắc lại, sau khi đã chặt hết tay chân của Võ Nguyên Giáp, trong Đại hội Đảng V, tháng 3/1982, Lê Duẩn đã cho hạ bệ họ Võ bằng cách đưa ra khỏi Bộ Chính Trị, ngưng chức Bộ trưởng Quốc Phòng.

    Cũng cần nhấn mạnh là về tuổi tác, ba con khỉ già Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn đều sinh năm 1907, còn Võ Nguyên Giáp và Lê Đức Thọ sinh năm 1911. Tại Đại hội V, Đồng, Chinh, Duẩn đều được tiếp tục giữ các chức vụ đương nhiệm (Thủ tướng, Chủ tịch Nước, Tổng bí thư Đảng) cho tới Đại hội VI, trong khi Giáp trẻ hơn 4 tuổi thì lại bị bắt “về hưu”.

    CHÚ THÍCH: Tới Đại hội VI, tháng 12/1986, Đồng về hưu; Duẩn chết trước đó 5 tháng, Chinh lên làm Tổng bí thư Đảng cho tới tháng 12/1986, khi Đại Hội bầu Nguyễn Văn Linh vào chức vụ này. Chinh về hưu và chết “vì bị ngã tại nhà riêng” vào tháng 9/1988, một cái chết mà tác giả Vũ Thư Hiên đã phải đặt một dấu hỏi thật lớn; “nghi phạm” không ai khác hơn là hung thần Lê Đức Thọ.

    * * *

    Nếu Võ Nguyên Giáp về hưu hẳn (cho dù ai cũng biết là bị ép về hưu) thì chẳng nói làm gì, nhưng ở đây, bước sang năm 1983, Lê Đức Thọ, trong cương vị Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, lại “phân công” Võ đại tướng làm chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia Về Sinh Đẻ Có Kế Hoạch, mà công việc chính là vận động phụ nữ đặt vòng ngừa thai!

    Theo các nhà quan sát, đây là màn hạ nhục có một không hai trong lịch sử Đảng CSVN, và riêng với những người thường úy kỵ cái “thâm” của dân Bắc Kỳ, thì đây là một điển hình về cái thâm ấy, có khác chăng là Lê Đức Thọ (một người quê Hà Nam) vừa thâm vừa đểu!
    Cũng trong Đại Hội V, “nhà thơ” Tố Hữu – gã văn nô tác giả bài thơ khóc bạo chúa Stalin để đời – được cất nhắc lên làm Phó Thủ tướng đặc trách kinh tế. (Xin xem Phụ Lục)

    Thế là người Hà Hội lại có thêm đề tài tiếu lâm, châm chọc:

    “Nhà thơ làm kinh tế, Thống chế đi đặt vòng”

    Riêng Võ Nguyên Giáp thì bị chê cười nhiều hơn:

    Xưa làm bộ trưởng quốc phòng
    Nay làm bộ trưởng đặt vòng tránh thai


    Hoặc thẳng thừng:

    Ngày xưa đại tướng cầm quân
    Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
    Ngày xưa đại tướng công đồn
    Ngày nay đại tướng công l... chị em
    .

    Đấy là thơ, còn chuyện trà dư tửu hậu thì “thâm nhất” phải là những lời đàm tiếu cho rằng cái số của Võ đại tướng gắn liền với “cây đa”, mà cây đa thì phải có “lá đa”.

    Bài “Sự thật về tướng Giáp: Đừng bốc phét nữa” trên website CHAUXUANNGUYEN viết:

    ...Dân Hà Nội đàm tiếu rằng con đường tòng chinh của tướng Giáp đầy gian nan vất vả, ông đã hành quân qua một chặng đường dài từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò. Cây Đa Nhà Bò là một nhà hộ sinh nằm trên phố Lò Đúc, Hà Nội, dành cho phụ nữ thuộc giới bình dân, chuyên đỡ đẻ, nạo phá thai, khám phụ khoa, thông vòi trứng, hút điều hòa kinh nguyệt, điều trị rong kinh huyết trắng. (Ngẫm ra, dân Hà Thành thâm thiệt!)

    Sống trên hào quang ảo tưởng

    Việc Võ Nguyên Giáp “được” đưa ra khỏi Bộ Chính Trị, “được” thôi giữ chức Bộ trưởng Quốc Phòng vào tuổi mới 71 (so với tuổi 75 của bộ ba ngồi lỳ Đồng, Chinh, Duẩn) cả đến đứa con nít cũng biết đây là một vụ “cách chức”; việc “người hùng Điện Biên Phủ” bị Lê Đức Thọ “phân công” làm chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia Về Sinh Đẻ Có Kế Hoạch, nếu còn chút liêm sỉ tối thiểu, họ Võ phải cảm thấy nhục, nhưng lạ lùng thay, “thiên tài quân sự”, “vị tướng huyền thoại”, “nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại”, “một nhân cách lớn” (xưng tụng của báo chí CSVN) ấy lại tỏ ra ngoan ngoãn như một đứa trẻ vâng lời cha mẹ!

    Võ Nguyên Giáp đã không có được một hành động nào, chẳng hạn nhất quyết về hưu để tỏ thái độ, để chứng tỏ khí tiết của một kẻ sĩ, một “danh tướng”. Theo suy nghĩ của chúng tôi, không phải Võ Nguyên Giáp không cảm thấy “nhục”, nhưng ông ta đã chấp nhận “nhẫn” để được tiếp tục sống với “hào quang” của mình.

    “Hào quang” ấy là cái chức Đại tướng “đặc cách” do Hồ Chí Minh phong vào năm 1948. Trong lịch sử nhân loại, tính cho tới nay mới chỉ có hai người chưa qua một quân trường nào mà được phong đặc cách 17 cấp lên thẳng Đại tướng; người thứ nhất là Võ Nguyên Giáp, người thứ nhì là lãnh tụ “vắt mũi chưa sạch” Kim Chính Ân của Cộng sản Bắc Hàn!

    “Hào quang” ấy là chiến thắng Điện Biên Phủ (do Trung Cộng trực tiếp chỉ huy); là cái cấp “Nguyên soái” mà họ Võ hy vọng đám lãnh tụ vai con vai cháu ở Bắc Bộ Phủ sẽ phong cho mình trước khi chết (họ Võ đã cho đàn em kiến nghị nhiều lần lên Trung ương Đảng).

    Theo những người hiểu chuyện, chính vì sống trong “hào quang”, sống với giấc mơ “Nguyên soái”, mà Võ Nguyên Giáp lúc nào cũng diện bộ quân phục cấp tướng với đầy đủ lon lá và huy chương đầy ngực, kể cả khi đã bị liệt 100% và đưa vào Quân y viện 108.

    Và cũng có thể vì “hào quang” ấy, Võ Nguyên Giáp đã quyết định làm một “tướng sạch” duy nhất trong số các tướng của CSVN, ít nhất cũng là theo lời kể của Đại tá Hà Minh Phương mà đài truyền hình VTV1 đã “sơ ý” phát lại nguyên văn: “Đời sống của đại tướng nay đang khó khăn. Lương (hưu) đại tướng nay còn thấp hơn lương tôi”.

    Thay lời kết:

    Với thế giới, nhắc tới các nhân vật nổi tiếng của CSVN, tên tuổi của Võ Nguyên Giáp chỉ đứng sau Hồ Chí Minh, nhưng với dân tộc Việt Nam, ít nhất cũng là theo suy nghĩ của cá nhân chúng tôi, nếu nói về công tội đối với đất nước dân tộc, thì Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, kẻ chủ trương, đề xướng và tiến hành cuộc chiến xâm lược miền Nam, trong đó có cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, đưa tới cái chết cho trên 5 triệu quân dân cả hai miền, phải được xem là tên tội đồ số 2 của dân tộc; kế tới là Lê Đức Thọ, kẻ đã chủ trương những chính sách sắt máu sau khi chiếm được miền Nam, hạng ba; hạng tư là Trường Chinh, kẻ đứng sau lưng phong trào đấu tố; hạng năm mới tới Võ Nguyên Giáp.

    Chưa chắc con người Võ Nguyên Giáp đã “hiền” hơn Hồ, Duẩn, Chinh, Thọ, mà chỉ vì họ Võ hèn nhát.

    Vì hèn nhát, từ đầu tới cuối chiến dịch Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp chỉ ở dưới hầm, Nguyễn Chí Thanh mới là người trực tiếp chỉ huy theo kế hoạch của viên tướng Tàu Vy Quốc Thanh (theo tài liệu của Trung Cộng).

    Vì hèn nhát, trong thời gian Tết Mậu Thân 1968, sợ Mỹ sẽ thả bom nguyên tử xuống Hà Nội, Võ Nguyên Giáp đã xin đi chữa bệnh ở... Liên Xô.

    Và rõ ràng hơn cả là trong suốt chiều dài cuộc xâm lược miền Nam, Võ Nguyên Giáp chưa bao giờ đi B (vào chiến trường miền Nam), vì sợ B-52 của Mỹ thả bom!...

    Hèn nhát nhưng lại sống dai - đa thọ đa nhục - cho nên càng thêm nhục.

    Cũng may mà Võ Nguyên Giáp không đoạt kỷ lục sống lâu để được ghi vào sách kỷ lục thế giới Guinness World Records Book.

    Theo lời truyền tụng trong dân gian, Sấm Trạng Trình có câu:

    Bao giờ Đồng cạn, Hồ khô
    Chinh rơi, Giáp rách cơ đồ mới hưng.


    Nay thì Giáp đã “rách”!

    Thiên Ân
    Melbourne, Australia
    Tháng 12/2013


    Tài liệu tham khảo:
    - QLVNCH trong giai đoạn hình thành, Phòng 5/Bộ TTM
    - Các bài viết về Võ Nguyên Giáp của Bùi Tín và một số tác giả khác trên Internet


    * * *

    PHỤ LỤC:

    Nguyên văn bài thơ “Sta-lin! Sta-lin!”, còn có tựa khác là “Đời đời nhớ ơn Ông” của Tố Hữu làm vào năm 1953 khi nghe tin tên bạo chúa này về chầu Diêm vương, hiện nay vẫn còn được phổ biến trên trang mạng của đài BBC:

    “Sta-lin! Sta-lin!”

    Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
    Ông Sta-lin bên cạnh nhi đồng
    Áo Ông trắng giữa mây hồng
    Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
    Trên đồng xanh mênh mông
    Ông đứng với em nhỏ
    Cổ em quàng khăn đỏ
    Hướng tương lai!
    Hai ông cháu cùng nhìn
    Sta-lin! Sta-lin!
    Yêu biết mấy khi con tập nói
    Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!
    Mồm con thơm sữa xinh xinh
    Như con chim của hòa bình trăng trong
    Hôm qua loa gọi ngoài đồng
    Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
    Làng trên xóm dưới xôn xao
    Làm sao, Ông đã làm sao, mất rồi!
    Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!
    Hỡi ơi Ông mất! Đất trời có không?
    Thương cha thương mẹ thương chồng
    Thương mình thương một thương Ông thương mười
    Yêu con yêu nước yêu nòi
    Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu
    Ngày xưa khô héo quạnh hiu
    Có Người mới có ít nhiều vui tươi
    Ngày xưa đói rách tơi bời
    Có Người mới có được nồi cơm no
    Ngày xưa cùm kẹp dày vò
    Có Người mới có tự do tháng ngày
    Ngày mai dân có ruộng cày
    Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
    Ơn này nhớ để hai vai
    Một vai ơn Bác một vai ơn Người
    Con còn bé dại con ơi
    Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông
    Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
    Yêu làng yêu nước yêu chồng yêu con
    Ông dù đã khuất không còn
    Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
    Trên đường quê sáng tinh sương
    Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
    Ngàn tay trắng những băng tang
    Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời


    Lời bình:

    Điểm “tuyệt vời” nhất trong bài thơ này là Tố Hữu – gã văn nô thường tự sánh mình với Tố Như tiên sinh – tức Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều - là so sánh Hồ Chí Minh với Stalin, tên bạo chúa mà theo sử liệu, bàn tay đã nhuốm máu 20 triệu dân Liên Xô, đã thủ tiêu 4 triệu tù binh (Đức Quốc Xã cũng như “đồng minh”), đã cho Hồng quân hãm hiếp 2 triệu phụ nữ Đức trên đường tiến quân về Bá-linh, đã cố tình gây ra nạn đói ở Ukraine khiến cho hàng triệu người (chống Liên Xô) bị chết đói, đã thủ tiêu 400.000 người Nga gốc Do-thái, v.v...

    Lịch sử đã luận tội Stalin; thây ma của y đã bị tống khứ khỏi Quảng trường Đỏ. Bao giờ mới tới lượt Hồ Chí Minh?!
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 04-03-2017, 03:48 PM.

    Comment


    • #3

      Tại chiến khu Việt Bắc (1952), từ trái: Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Hồ Chí Minh, Trần Canh, Lê Văn Lương, Lã Quý Ba - không có Võ Nguyên Giáp. Hình: picturechinacom.cn

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X