Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sông Hương - Dòng Sông Định Mệnh Của Nhà Nguyễn

Collapse
X

Sông Hương - Dòng Sông Định Mệnh Của Nhà Nguyễn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sông Hương - Dòng Sông Định Mệnh Của Nhà Nguyễn

    SÔNG HƯƠNG - DÒNG SÔNG ĐỊNH MỆNH CỦA NHÀ NGUYỄN

    Vũ Phan


    Nhà Nguyễn sau khi chiến thắng đã xây dựng nên kinh đô Huế, tượng trưng cho sự thịnh trị của vương triều cho đến lúc suy tàn kéo dài được hơn một trăm năm.

    Lịch sử suốt trong hơn trăm năm năm bể dâu đó, Việt Nam chứng kiến những trận chiến kéo dài giữa hai miền nam – bắc, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của anh em Nguyễn Huệ, các cuộc nổi loạn ở kinh thành Huế và thành Gia Định … và cuối cùng vương triều Nguyễn cũng suy tàn, đất nước rơi vào tay người Pháp.

    Điều gì đã khiến các tiên vương nhà Nguyễn chọn Huế, đễ xây dựng kinh đô trong giai đoạn lịch sử quan trọng đó của Việt Nam sau khi thống nhất giang san.

    Có lẽ vị trí của Huế nằm ở vùng đất được xem là thuận lợi cho sự cai trị một miền đất trải dài từ Nam Quan đến mủi Cà Mau, thêm nửa tại vùng đất này, bắt nguồn sâu trên dãy Trường Sơn, dòng sông Hương chảy về đến đây mang mầu xanh ngát lượn lờ bên các đồi thông u tịch tạo nên cảnh thiên nhiên hữu tình, có thể là một trong những yếu tố khiến các vua Nguyễn quyết định xây dựng và hình thành nên miền đất thần kinh này.

    Các vị vua nhà Nguyễn bị thu hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên đầy lãng mạng của dòng sông và phong cảnh đồi núi hữu tình đó, nên trên con đường đi mở cỏi về phía nam, họ đã dừng lại ở đây và quyết định xây dựng kinh đô nước Việt, với ước vọng vương triều của mình có thể cai trị đất nước trong vạn niên.

    Đó là điều mà vua Gia Long và tất cả các vị vua chúa, hoàng đế từ cổ chi kim trong lịch sử đều mong muốn.

    Nhưng triều Nguyễn cũng chỉ tồn tại được hơn trăm năm, và theo qui luật của trời đất, họ cũng không thóat khỏi được chuyện thịnh – suy như những triều đại khác và cuối cùng lâm vào cảnh suy tàn.

    Nước Việt Nam vì lạc hậu, yếu ớt lại rơi vào cảnh lầm than, đen tối dưới sự cai trị của người Pháp, và sau đó là những cuộc chiến tranh khốc liệt và liên miên.

    Nhưng tại sao sự lựa chọn của nhà Nguyễn không phải Đà Nẳng mà là Huế ? Sự lựa chọn mang tính toán của một triều đại phong kiến theo triết lý và mỹ thuật của đông phương, có thể đã phần nào viết nên định mệnh của người Việt trong nhiều thập kỹ sau này. Chọn Huế làm kinh đô cho thấy tư tưởng các vị vua nhà Nguyễn thiên về bảo thủ. Huế dể phòng thủ vì nằm xa cửa biển, thêm nửa các vua Nguyễn không muốn Việt Nam mở mang giao thương với các đội thương thuyển Châu Âu đang làm chủ các đại dương trên thế giới, đi theo sau các thương nhân và các đoàn truyền giáo, là các chiến thuyền trang bị hùng hậu nhờ khoa học-kỹ thuật phát triển bùng nổ sau thời gian phục hưng.

    Tinh thần bảo thủ nho giáo không muốn mở cửa giao thương với bên ngoài, đề cao hệ thống sĩ, nông, công thương … đã trở nên lổi thời khi văn minh tây phương theo những tầu chiến và thương thuyền tìm cách chinh phục phần các phần lục địa còn lại của thế giới.

    Xa về phía nam hơn trăm cây số, là thương cảng Hội An nằm kế cận vịnh Đà Nẳng, vùng cửa biển tấp nập với các thương thuyền của nhiều nước Á, Âu đến buôn bán, trao đổi hàng hóa nên thương mại hết sức phát triển.

    Cùng thời gian đó, nước Nhật dưới sự cai trị của một vị hoàng đế sáng suốt, có tầm nhìn sâu sắc, từ bỏ hẳn tư tưởng nho giáo phong kiến cũ kỹ, thực hiện thành công việc canh tân đất nước, đưa Nhật Bản phát triển mạnh mẽ theo văn minh và khoa học Tây Âu và trở thành một cường quốc. Nhưng quan trọng nhất là đưa đất nước và dân Nhật thoát khỏi tai họa bị đô hộ và sự ô nhục bị các nước thực dân phương tây cai trị.

    Nếu các vị vua nhà Nguyễn đồng thời cũng sáng suốt và có đầu óc canh tân mạnh mẽ theo sự khuyến nghị của các nhà nghiên cứu, các học giả Việt Nam đi xa, có tầm hiểu biết rộng rải về tình hình thế giới lúc bấy giờ, có thể họ đã chọn Đà Nẳng làm kinh đô.

    Đà Nẳng với địa thế rộng lớn của vịnh biển nước sâu, thuận lợi cho việc giao thương phát triển, với một thương cảng Hội An gần kề. Từ đó Việt Nam có thể phát triển mạnh về thương mại, công nghiệp, giáo dục … và trở thành một nước giầu mạnh, người Pháp không có cơ hội đô hộ Việt Nam, và sẽ không có hình ảnh sau khi họ thất trận Điện Biên Phủ, người dân Việt Nam phải ngậm ngùi chứng kiến cảnh chia đôi đất nước.

    Một nước Việt Nam văn minh, giầu mạnh, dân trí cao sẽ không có cơ hội để chủ nghĩa cộng sản len lỏi phát triển, họa xăm lăng từ phương bắc đã không trở thành nổi lo thường trực và dòng lịch sử hiện đại của đất nước cũng có thể đã rất khác.

    Ngày nay, Việt Nam với tư thế là một nước xã hội chủ nghĩa nghèo, thiếu tự do ... ở Á châu, quốc nạn tham nhũng, suy thoái văn hóa diển ra khắp nơi… Việt Nam không có vị thế mạnh trên thế giới. Người Việt trong nước đi đến bất kể quốc gia nào, đều có thể bắt gặp ánh mắt nghi kỵ từ người dân các nước đó, từ những nơi công cộng, đến các trung tâm văn hóa – nghệ thuật, thương mại, khách sạn, nhà hàng … vì tính cách ồn ào, hay chen lấn, giành giật, ăn cắp …

    Những ước vọng nào cho tương lai nước Việt ?

    Các vị tiền nhân nhà Nguyễn đã không mạo hiểm tiến bước về phía con đường canh tân, đưa nước Việt tiến lên thoát khỏi kiếp nghèo nàn, lạc hậu.

    Tinh thần bảo thủ, phong kiến của nhà Nguyễn cũng không bảo vệ được vương triều của họ trước tham vọng của làn sóng thực dân đến từ phương Tây.

    Những di tích cung đình của triều Nguyễn được xây dựng vẩn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng những vị vua thì đã ra người thiên cổ.

    Sông Hương vẩn chảy lững lờ qua phong cảnh tuyệt đẹp nhưng mang nét u buồn bên chùa Thiên Mụ cổ kính, ngôi chùa đầu tiên được chúa Nguyễn Hoàng xây tại Huế, mang trong dòng chảy của nó những thăng trầm của đất nước.


    ………………

    Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
    Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi !


    Vũ Phan

  • #2
    Khi chọn Phú Xuân để đóng đô, chúa Nguyễn nghĩ đến việc phòng thủ lâu dài trước các cuộc tấn công của đàng ngoài hơn là việc phát triển đất nước về phương nam. Thời bấy giờ phía nam có bức tường thiên nhiên - đèo Hải Vân -cản trở sự bành trướng của Chân Lạp, phía tây có rặng Trường Sơn che chở . Muốn tấn công Huế quân đàng ngoài phải vượt các đụn cát trong vùng Đông Hà , Quảng Trị . Muốn tấn công bằng đường biển , hải quân quân đàng ngoài phải vượt các đầm nước mặn và phá . Với kỹ thuật thô sơ ở thế kỷ 15 / 16 tất cả là những chướng ngại thiên nhiên khó nuốt, địa thế này rất thuận lợi cho việc phục kích đoàn quân viễn chinh. Đó là những gì tôi còn nhớ được mà thầy Lê Trọng Phỏng / Nguyễn Minh Nhựt đã giảng trong chương trình sử địa đệ II và đệ I . ( Nơi đây tôi xin mở ngoặc để nhắc đến "Tháng 3 gẫy súng", thật là trớ trêu và ngậm ngùi khi Quân Lực VNCH lại rơi vào bẩy mà chính tiền nhân của miền nam đã tiên liệu.)

    Theo tôi thì người Nhật may mắn hơn là sáng suốt, khi tiếp xúc với người Mỹ. Khác với Pháp và Tây ban Nha, người Mỹ không dựa vào thuộc địa để tìm nguyên liêu sản xuất mà ngược lại họ có ý tìm thị trường để tiêu thụ hàng hóa .Người Hòa Lan đến Nhật nhưng sau đó bỏ đi vì đất nước này không có nhiều nguyên liệu thiên nhiên và nhiều đất đai để canh tác , hơn nữa Nhật có mùa đông tuyết phủ nên mất thời gian canh tác. Trong khi các xứ vùng Đông Nam Á (Indochine) với khí hậu nóng và ẩm rất thích hợp để trồng trọt quanh năm , nhất là các loại gia vị mà tiêu và trà là hai loại sản phẩm đắt giá nhất tại Au Châu thời bấy giờ . Người Pháp đến Indochine là để giành lại thị trường gia vị và trà do người Anh độc quyền từ lâu. Nhưng khi đến VN họ khám phá ra VN có nhiều thứ để họ có thể làm giàu như cà phê , cao su, than đá, quặng mỏ kim loại nên họ áp dụng chính sách thuộc địa khắc nghiệt là thế - Nhưng mức độ khăc nghiệt còn quá thấp so với việt cộng .

    Nếu như các vua triều Nguyễn mở cửa thông thương với tây phương tôi nghĩ rằng chưa chắc gì Việt Nam thoát khỏi cảnh chinh chiến. Theo lịch sử Canada người Anh , Pháp và Mỹ đã choảng nhau tơi bời hoa lá cành tại phía nam Quebec ngày nay để giành nhau thị trường áo lông. Các bộ lạc da đỏ bị chia rẻ, phe thì theo Anh , phe theo Pháp tàn sát nhau kinh hoàng; hậu quả là ngày nay nếu không nhờ các bộ luật bảo vệ Indian Status thì họ đã tuyệt chủng và quên luôn tiếng mẹ đẻ. Do đó khi nhìn lại VN , nếu các vua triêu Nguyễn thông thương với Pháp , Ý , Tây Ban Nha (Phi Luât Tan) , Bồ Đào Nha thì có ai dám chắc rằng Viêt Nam tránh được loạn kiêu binh hay sứ quân . Người Việt rất có thể sẽ choảng nhau không thương tiếc dưới cờ Pháp , dưới cờ Tây Ban Nha, dưới cờ Bồ Đào Nha v.v...(Pháp , Anh , Tây Ban Nha vẫn gờm nhau và choảng nhau từ lâu ) vì mỗi nước nhắm vào một vài tài nguyên khác nhau. Rất có thể hậu quả cuộc chinh chiến sẽ sinh ra ba / bốn nước khác nhau và chưa chắc gì chúng ta còn dùng tiếng Việt cho đến ngày nay.

    Đôi giòng đóng góp ý kiến
    than men
    lv
    Last edited by luuvong; 03-19-2017, 12:19 AM. Lý do: chinh ta

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X