Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chuyện Có Thật - Em Chẳng Còn Chi

Collapse
X

Chuyện Có Thật - Em Chẳng Còn Chi

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chuyện Có Thật - Em Chẳng Còn Chi

    Chuyện Có Thật - Em Chẳng Còn Chi


    Viết thay cho những em bất hạnh ở Campuchia sau khi tham dự bữa tiệc “Be Their Voice” của tổ chức "Một Thân Hình" http://www.onebodyvillage.org/ - Linh Mục Nguyễn Bá Thông

    1. Ba ơi! Ba ở đâu …. Mẹ ơi! Mẹ ở đâu ……..
    Càng về tối, cảnh vật ở đây càng thêm nhộn nhịp. Những chiếc xe thồ, xe tuktuk nối đuôi nhau chạy dài theo con đường dẫn đến công viên TàMưn. Hai bên đường san sát những quán bia, càfê với những tiếng rao mời khách của các cô tiếp đải viên càng làm cho khu phố về đêm càng thêm vui nhộn. Dưới ánh đèn vàng loe lói, kẻ qua người lại tấp nập từ mọi nơi trên thế giới kéo về đây ăn chơi vui hưởng. Một khúc đường dài chưa tới một kilô mét mà không thiếu một chứ ăn chơi sa xỉ nào. Từ xì ke ma túy cho đến rượu chè cờ bạc không thứ gì không có nhưng cái mà đa số dân mày râu quy tụ về đây đông nhất là thú trăng hoa với các em bé dưới tuổi vị thành niên thậm chí có nhiều em mới chỉ tám chín tuổi mà họ khó tìm thấy được ở nơi khác trên thế giới … Campuchia.
    – Ê ! You ….. You … want go …. Go ….

    Người đàn ông ngoại quốc trạc tuổi năm mươi nhìn cô một lúc rồi lắc đầu bỏ đi.

    Với vẻ mặt buồn rầu, từng bước từng bước lặng lẽ trở lại cái bàn gỗ phía trước quán càfe bên đường.
    – Bộ dụt (mất) nữa rồi sao mầy? Loan hỏi.

    Vừa kéo cái ghế đẩu ngồi Thu vừa nói:
    – Chịu thôi! Hết thời rồi mầy ơi ……..

    Cách đây hai năm, lúc đó Thu khoảng chừng mười bảy tuổi. Vì làm mất lòng một người khách nên Thu đã bị những tên ma cô bảo vệ nhà Thổ đánh đập rồi đuổi đi. Tuy lang thang không nhà không cửa nhưng mỗi tháng Thu phải đóng cho nhà Thổ một khoảng tiền gọi là tiền nuôi nấng trong suốt thời gian qua. Nhưng thật ra họ đâu có nuôi Thu không công. Từ lúc tám tuổi, khi gia đình Thu bốn người, Ba Mẹ và người anh lớn hơn Thu bảy tuổi đi vượt biên bằng đường bộ qua ngả Campuchia để đến Thái Lan. Lúc đó khoảng buổi chiều trời chạng vạng tối. Khi mọi người đang ngồi đợi người dẫn đường bên phía Campuchia tới để đưa họ tiếp tục đi thì có bốn tên lính Campuchia đi tới với súng ống trên tay. Không nói năng một lời nào, chúng lao tới lôi những người đàn bà con gái ra để hiếp dâm thỏa mãn thú tính của chúng. Mẹ của Thu cũng là nạn nhân. Thấy vậy Ba của Thu xông vào can thiệp thì bị tên lính đó rút dao đâm chết tại chỗ, còn Mẹ của Thu thì bị hãm hiếp cho đến chết. Trong hoàn cảnh hổn loạn đó mạnh ai nấy chạy. Thu đã bị thất lạc với người anh mà cho đến giờ này không biết sống chết ra sao. Thu cứ cắm đầu chạy mãi cho đến khi kiệt sức, bất tỉnh mê man.

    Những tiếng ồn ào làm cho Thu tỉnh dậy. Nhìn xung quanh, toàn những người xa lạ trạc độ tuổi như mình, đứa ngồi đứa đứng trong căn phòng chật chội lờ mờ ánh sáng và từ đó Thu trở thành nô lệ tình dục, trở thành công cụ kiếm tiền để cho những dân mày râu đáng tuổi Ba tuổi Ông của mình thỏa mãn xác thịt trên thân thể bé bỏng chưa được phát triển toàn vẹn cả về sinh lý lẫn tâm lý của mình. Mỗi ngày Thu cũng như các bạn khác đang sống chung với mình chỉ được ngủ có vài tiếng, thời gian còn lại là phải dùng thân xác của mình để kiếm tiền cho nhà Thổ, có khi tiếp cả mười lăm đến hai chục người trong một ngày. Đó là đời sống của Thu suốt từ năm tám tuổi cho đến mười bảy tuổi trong nhà Thổ.

    Khi bị đuổi ra ngoài. Thu đi lang thang trên đường phố, mặc dù sống ở đây đã gần chín năm nhưng có nhiều con đường hoàn toàn xa lạ đối với Thu. Ngoài bốn bức tường, cái giường và những tên dã thú, Thu đâu có cơ hội để biết được thêm những gì. Tuổi thơ của Thu đã bị người ta đánh đập ép làm nô lệ tình dục để làm giàu cho nhà Thổ trong khi Thu thì để đổi lại miếng cơm manh áo sống qua ngày. Nỗi sợ hãi khi nhìn thấy Ba của mình bị giết, Mẹ của mình thì bị các tên lính hãm hiếp cho đến chết mà lúc đó Thu không biết họ đã làm gì Mẹ của mình. Mãi đến vài năm sau sống trong hoàn cảnh này Thu mới hiểu được. Từ nỗi sợ hãi mất Ba mất Mẹ mất anh cho đến nỗi sợ hãi khi bị các tên ma cô đánh đập, hãm hiếp để dạy cho Thu cách kiếm tiền cho họ bằng thân xác non nớt của mình đã làm cho Thu khủng hoảng tinh thần. Mỗi khi nhớ lại thì toàn thể thân hình co rúm lại khiếp sợ đến nỗi không dám khóc. Bao nhiêu nỗi đớn đau tủi nhục chồng chất, giờ này lần lượt sống lại trong tâm trí. Thu ôm mặt khóc nức nở, nghẹn ngào, uất hận cho số kiếp đau thương của một đứa trẻ mồ côi không còn gì cả ngay chính thân xác non dại của mình. Giờ đây Thu sẽ đi về đâu? Cơm đâu mà ăn, nhà đâu mà ở? Không có tiền trả cho nhà Thổ thì Thu sẽ bị chúng đánh dã man như bao lần trước. Ba ơi! Ba ở đâu … Mẹ ơi! Mẹ ở đâu …..? Thu đứng dậy tiếp tục đi những bước chân nặng trỉu, cứ bước về phía trước nhưng không biết mình sẽ đi về đâu.
    – Thu ….! Có tiếng gọi làm cho Thu giật mình quay lại. Thì ra là Loan,

    Cô bạn lúc trước bị nhốt ở căn phòng bên cạnh chung nhà Thổ nhưng dạo sau này Thu không còn gặp Loan nữa nhưng không biết chuyện gì đã xảy ra với Loan mà mãi đến bây giờ Thu mới gặp mà lại gặp ở trên đường phố chứ không phải trong nhà Thổ như mọi khi. Thu mừng quá, chạy nhanh lại vui cười nắm tay Loan mà nước mắt cứ chảy dài trên má không nói được một lời nào. Hai cô bạn cùng cảnh ngộ tưởng chừng không bao giờ gặp lại nhau nữa. Loan dẫn Thu đi về hướng con hẻm gần cuối đường rồi rẽ vào phía bên sau căn nhà bán đồ tạp hóa. Loan chỉ tay vào phía góc hiên sau của căn nhà và nói:
    – Chỗ ở của tao đó.

    Thu nhìn một vòng rồi quay sang ngạc nhiên nhìn Loan. Hiểu được ý bạn nên Loan kéo Thu ngồi xuống và từ từ kể. Gần một năm về trước, họ bán tao qua một nhà Thổ bình dân khác ở gần biên giới. Ở đó được vài tháng thì bị cảnh sát ập vào. Đứa thì bị bắt, đứa thì bỏ chạy. Còn tao thì may mắn trốn được về tới đây. Tao dự định bỏ ra khỏi công việc này đi tìm việc làm đủ nơi đủ chỗ, từ việc dọn dẹp đến rửa chén giặt đồ nhưng không có ai chịu cho tao cơ hội cả. Vì cần miếng cơm mà sống nên đành phải trở lại với nghề này. Tao mướn được góc hiên của nhà này rồi kê miếng ván làm giường, che tạm mấy miếng tôn xung quanh rồi ở. Còn mầy thì sao? làm sao ra được chỗ đó tới chỗ này ? Thu đem câu chuyện kể lại hết cho Loan nghe. Hai đứa trẻ cùng khóc, cùng cười chia sẻ chung hoàn cảnh bi đát của mình và kể từ đó Thu và Loan sống chung với nhau tại góc hiên sau nhà bán đồ tạp hóa cho đến ngày hôm nay. Ban ngày thì hai đứa ngủ còn ban đêm thì lang thang trên đường phố để kiếm sống. Ngày lại qua ngày bữa đói bữa no. Đa số khách du lịch kéo về đây, tiền bạc rộng rãi thì họ tới những nhà Thổ để mua vui còn làm nghề trên đường phố thì chỉ có dân địa phương hoặc những khách du lịch hết tiền mới tìm những cô gái lang thang để giải quyết cơn khát vọng tạm thời.

    Cầm chai nước lạnh đang uống lở dỡ lên, vừa mở nắp Thu vừa nói:
    – Ê Loan, sáng giờ ăn gì chưa mầy?

    Loan lơ đãng trả lời:
    – Có cái gì đâu mà ăn. Ngủ dậy là tao ra đây tới giờ …

    Thu ngắt lời:
    – Tao còn mấy ngàn đây, đi kiếm đại cái gì ăn rồi còn đi kiếm khách nữa chứ.

    Hai đứa bé giang hồ bước vào quán ăn bình dân gần khu xóm. Trời cũng đã gần về đêm, ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn treo ở giữa nhà tỏa ra vừa đủ để nhìn thấy cảnh vật xung quanh. Thu và Loan trao nhau từng miếng xôi ăn với gỏi đu đủ trộn với mắm bò hóc. Tuy rằng bình dân nhưng hai đứa trẻ ăn rất ngon miệng vì ăn để mà sống chứ tiền bạc đâu mà ăn những món ăn ngon lành khác. Những lúc may mắn được nhiều khách chiếu cố thì có tiền để ăn mì ăn bún, còn không thì cứ sôi với cơm và mắm, cuộc sống không có ngày mai của hai đứa trẻ mồ côi bụi đời.
    Thu vừa đi với một ông khách về, định ghé mua một vài thứ đồ dùng cá nhân thì tình cờ nhìn thấy một anh chàng đang ngồi uống càfê một mình ở quán bên cạnh quán tạp hóa mà Thu ghé mua đồ. Nhình dáng vẻ khờ khạo của anh chàng nên Thu có ý định tới để cù rủ may ra kiếm được thêm chút tiền. Kéo cái ghế ngồi xuống Thu nói:
    – Cho tôi xin điếu thuốc được không?

    Anh chàng liếc nhanh nhìn Thu rồi nói:
    – Tự nhiên .

    2. – Tự nhiên …..
    Thu cầm lấy điếu thuốc châm lửa hút, rít một hơi dài vừa nhả khói ra vừa khơi chuyện nói. Tuy rằng cách tiếp chuyện hời hợt gượng ép của anh chàng này nhưng không làm cho Thu nản chí vì từ nhỏ Thu đã quen rồi. Thu đã gặp rất nhiều người khác nhau nhưng đều giống nhau một điều là bỏ tiền mua vui thì họ đâu cần phải lịch sự đàng hoàng với những người như Thu, gái giang hồ mà. Nếu họ biết tội nghiệp những đứa trẻ như Thu thì họ đâu có tới đây, đằng này họ tới đây để mua vui trên thân xác của những đứa trẻ bất hạnh đáng con đáng cháu của họ thì còn gì nhân tính của một con người chứ đừng nói gì đến phẩm cách của một người đàn ông đã có tuổi huống gì từ trước đến nay Thu chưa bao giờ gặp được một người đàn ông có chút nhân tính. Trong tâm trí, trong cặp mắt của Thu tất cả mọi người đàn ông đều là dã thú không có tính người cho nên Thu không mong gì ở sự đối đãi lịch sự, đàng hoàng nơi họ. Tiền trao cháo múc vậy là xong.

    Thu nhích lại gần, gác tay lên vai anh chàng đó rồi hỏi:
    – Làm gì mà chán đời vậy ông? Có cần tôi giải sầu cho ông không?

    Anh chàng lạnh lùng hất cánh tay của Thu xuống rồi từng giọng từng lời nói:
    – Cô làm ơn đừng phiền tôi được không?
    – À! Thì ra ông đang phiền. Ông giúp tôi, tôi giúp ông là ông hết phiền thôi chứ gì!

    Anh chàng nhíu mày hỏi:
    – Giúp cô? Giúp cô nghĩa là sao? Cô mà cũng cần giúp à? Còn tôi! Tôi đâu cần cô giúp bằng những thứ đó… Cô làm ơn đi tìm người khác đi, được không? Đó là cô đang giúp tôi đó…

    Thu hơi ngạc nhiên về thái độ của anh chàng này. Từ lời ăn tiếng nói đến cung cách dáng điệu không giống như bao nhiêu người đàn ông khác. Mà điều lạ hơn nữa là anh chàng này đến đây không phải để mua vui. Hay là …. Thấy được Thu nhíu mày suy nghĩ nên anh ta nói tiếp:
    – Cô nghĩ tôi điên cũng được, nghĩ tôi là bê đê cũng được, sao cũng được cả miễn là cô đừng làm phiền tôi là được rồi.
    – Tôi giúp ông thỏa mãn cái phiền của ông còn ông thì giúp tôi kiếm cơm ăn qua ngày. Được không ông, làm ơn đi ông?

    Thấy cô này không giống như bao cô gái giang hồ khác nên làm cho Tuấn hiếu kỳ, cười cười và hỏi:
    – Cô làm nghề này bao lâu rồi?
    – Lâu lắm rồi! Từ khi tôi chưa biết gì cả.
    – Tôi thấy cô có những điểm lạ lắm, không giống như bao cô gái khác ở đây.
    – Tôi cũng thấy ông rất lạ …..

    Tuấn muốn hiếu kỳ thêm về cô bé này nên ngắt lời:
    – Tôi muốn rủ cô về nhà trọ tôi đang ở sẵn đó mình ăn tối luôn, cô nghĩ sao?

    Thoáng nhanh trong đầu của Thu, cuối cùng thì cũng giống nhau thôi nên Thu lạnh lùng trả lời:
    – Ông trả tiền cho tôi đầy đủ thì ông muốn tôi đi đâu, làm gì cũng được cả.

    Tuấn đứng dậy trả tiền rồi gọi xe túc túc cho hai người đi về nhà trọ. Thay vì lên phòng trọ, Tuấn đưa Thu tới quầy ăn. Không cần hỏi ý kiến của Thu, Tuấn gọi rất nhiều đồ ăn toàn là những món đắt tiền và mời Thu. Trố mắt nhìn những dĩa đồ ăn đặt trên bàn Thu ấp úng nói … ông … ông… Hiểu được ý nên Tuấn nói:
    – Cô cứ ăn tự nhiên. Tôi mời cô ….

    Không đợi Tuấn dứt lời. Thu gắp hết món này đến món khác ăn ngấu nghiến rất ngon lành. Tuấn ngồi nhìn Thu ăn một cách tội nghiệp mà không nói được lời nào. Cô này lạ quá, giống các cô bé bụi đời hơn là giang hồ nhưng tại sao cô ta lại làm nghề này? Câu hỏi của Thu làm cho Tuấn giật mình:
    – Ông không ăn gì à?

    Tuấn lắc đầu:
    – Vậy ông cho tôi xin đồ ăn này đem về nha.

    Không đợi Tuấn trả lời. Thu đứng dậy xin cái hộp rồi bỏ hết đồ ăn lại chung với nhau để đem về. Tuấn lấy làm ngạc nhiên nên hỏi:
    – Cô đem về cho ai, gia đình à? Nhưng cô trộn chung như vậy làm sao mà ăn được?

    Thu ngước nhìn Tuấn vô tư nói:
    – Tôi còn một người bạn ở nhà, rất là thân. Nó là người thân nhất của tôi. Rồi Thu cầm tay Tuấn và giục:
    – Mình lên phòng ngủ đi ông.

    Tuấn ngạc nhiên hỏi:
    – Lên phòng ngủ làm gì?

    Đến lượt Thu ngạc nhiên:
    – Không phải là ông mướn tôi để ngủ với ông sao?

    Tuấn cười nhẹ, vừa đốt điếu thuốc vừa chậm rãi nói:
    – Tôi không phải loại người đến đây để mua vui. Vì thấy cô có nhiều điểm lạ nên tò mò muốn biết thêm về cô chứ thật ra không có gì cả …

    Thu đứng lên và vói:
    – Cám ơn bữa ăn của ông rất nhiều. Tôi phải đi về để còn kiếm tiền mà sống nữa.

    Nói xong Thu quay bước đi ra cửa. Tuấn gọi giật lại:
    – Khoan đã! Tôi sẽ trả tiền cho cô đầy đủ. Tôi muốn cô ngồi đây trò chuyện với tôi, được không?

    Thu quay hẳn người lại nhìn Tuấn nói:
    – Được chứ! Ông muốn nói chuyện gì?

    Tuấn chỉ cái ghế cho Thu ngồi và nói:
    – Tại sao cô còn trẻ mà lại làm nghề này?

    Thu trả lời cộc lốc:
    – Kiếm tiền để sống.
    – Không còn nghề gì khác nữa sao? Mà Ba Mẹ của cô ở đâu?

    Câu hỏi của Tuấn làm cho Thu cầm lòng không được. Hai hàng nước mắt tự nhiên trào trên má. Thu nghẹn ngào trong tiếng nấc:
    – Ông tưởng ai cũng may mắn như ông sao? Ông tưởng tôi thích làm nghề này lắm à?

    Tuấn xoa hai tay vào nhau và nhanh miệng xin lỗi Thu rối rít.
    – Ông có biết không ? lần đầu tiên trong đời có người đàn ông xin lỗi tôi. Bữa cơm ông cho tôi ăn hôm nay là một ân huệ rất lớn của đời tôi. Chưa bao giờ tôi được ăn những món ăn quý giá như vậy cả. Tôi thèm lắm ông à, nhưng tôi không có tiền. Tôi hết bị người này đánh đập rồi bị người kia hành hạ. Chỉ vì muốn kiếm cơm qua ngày mà tôi phải chịu đựng. Tôi không có gia đình. Từ năm tám tuổi, tôi đã bị người ta đánh đập, bỏ đói để ép làm nghề này. Một đứa bé mới chỉ tám tuổi thì biết được gì hả ông? họ đánh tôi đau lắm ông, họ không cho tôi ăn tôi đói lắm ông, tôi sợ lắm ông à. Mới tám tuổi tôi đã bị một ông già người Tây lớn tuổi như ông nội, ông ngoại của tôi làm cho tôi đau đớn lắm, đau đớn đến ngất xỉu luôn ông à. Tôi sợ quá không dám gặp ông ta nữa nhưng họ lại đánh đập tôi, lại bỏ đói tôi nên tôi vừa khóc vừa chịu đựng để được có cơm ăn đó ông. Đến năm mười sáu mười bảy tuổi, vì làm cho một ông khách không được vui nên họ đánh tôi một trận rồi đuổi tôi đi. Không những vậy mà họ còn bắt tôi trả một khoảng tiền lớn vì họ đã nuôi tôi suốt thời gian qua. Tôi muốn trốn cũng không được vì nếu họ bắt được thì họ sẽ giết tôi. Ông là người đàn ông đầu tiên tốt với tôi như vậy đó ông à ….

    Nhìn thấy Tuấn không cầm được nước mắt, Thu gượng cười và nói:
    – Tôi xin lỗi ông. Hay là ông kể chuyện của ông cho tôi nghe đi.

    3. – Tôi xin lỗi ông. Hay là ông kể chuyện của ông cho tôi nghe đi.

    Tuấn lấy giấy lau nước mắt và nói:
    – Chuyện của tôi à … đâu có gì đáng nói đâu. Tôi đang làm việc thiện nguyện cho trại tị nạn Việt Nam ở gần đây. À! nãy giờ nói chuyện mà tôi vẫn chưa biết tên cô là gì ? Tôi tên là Tuấn, còn cô?

    – Thu. Tôi tên là Thu.

    Tuấn lẩm nhẩm trong đầu … Thu … Thu … rồi nói:
    – Mình làm bạn với nhau được không Thu?

    Châm điếu thuốc hút. Thu ngạc nhiên, với giọng run run nói:
    – Bạn! ông muốn làm bạn với tôi à? Con người của tôi đâu có xứng đáng với ông. Tôi đâu có gì đáng quý để cho ông. Ân huệ tối hôm nay ông cho tôi là quý báu lắm rồi. Suốt cuộc đời của tôi từ khi tám tuổi, chưa bao giờ có được một tình thương dù chỉ là một tình thương bố thí. Ông … ông là Thượng Đế của tôi ….

    Để ngăn cơn xúc động với hai dòng lệ chảy dài trên má của Thu. Tuấn mân mê điếu thuốc trên tay nhẹ giọng nói:
    – Tôi và cô có hai cảnh sống khác nhau nhưng tôi cũng là một đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ. Mà nè! muốn tìm cô thì làm sao gặp được ? Vừa rồi cô nói với tôi là cô đang sống chung với người thân gì đó phải không?

    Thu gục đầu nói:
    – Phải. Tôi đang ở chung với một người bạn. Nó là người thân nhất của tôi. Nó tên là Loan, tội nghiệp lắm ông à.

    Tuấn nhíu mày nhìn Thu hỏi:
    – Tội nghiệp? Còn có người tội nghiệp hơn cô nữa à?

    Uống một ngụm nước lấy giọng rồi Thu từ từ kể:
    – Loan nó tội nghiệp lắm, nó cũng bằng tuổi tôi. Từ nhỏ nó bị Ba mẹ ruột của nó bán cho người ta để làm con ở nhưng người mua nó mang nó sang Campuchia này bán nó cho nhà Thổ để làm tiền cho họ giống như tôi vậy đó ông. Tụi tôi sống chung với nhau một thời gian dài rồi xa nhau và mới gặp lại nhau khoảng gần hai năm nay. Bây giờ nó đang bị bệnh mà không có tiền chữa trị. Chỉ uống thuốc cầm chừng thôi.

    Tuấn vừa lắc đầu vừa thở dài nói:
    – Ông trời thật là bất công. Loan bạn của cô bị bệnh gì vậy?
    – Si đa và ung thư tử cung.

    Tuấn đứng nhanh dậy và giục Thu:
    – Cô dẫn tôi đi gặp Loan được không?

    Thu ngạc nhiên hỏi lại:
    – Gặp Loan! Gặp Loan để làm gì?

    Tôi là một Bác sĩ. Dẫn tôi gặp Loan để coi thử bệnh tình như thế nào may ra còn giúp được.

    Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên nọ. Thu đứng lên rồi hỏi:
    – Ông là Bác sĩ à? Nhưng tụi tôi không có tiền để trả ông.

    – Tôi không lấy tiền của các cô đâu.

    – Ông muốn gì ở tụi tôi mà sao cho tụi tôi nhiều thứ quá vậy? Tụi tôi không dám nhận đâu. Cám ơn ông nhiều lắm.
    – Có phải cô sợ tôi cũng giống như những người đàn ông khác lợi dụng các cô à? Tạm thời hãy tin tôi có lòng tốt đi.Hãy dẫn tôi đi gặp Loan được không?
    – Ờ … ờ …! Bây giờ tôi không biết là Loan đang ở đâu. Hay là đợi sáng mai nó về rồi tôi dẫn nó đến gặp ông được không?
    – Vậy cũng được. bây giờ cô về à ?
    – Dạ ! Tôi chào ông và tôi đội ơn ông rất nhiều.

    Nói xong Thu cúi đầu chào rồi quay đi ra khỏi nhà trọ. Đi được một quãng đường Thu giật mình quay lại.
    – Thu …! Tôi quên mất là đưa tiền cho cô.
    – Tiền trao cháo múc. Tôi không múc cháo cho ông thì tôi không lấy tiền của ông.
    – Cô làm ơn đừng nói như vậy với tôi được không? Không còn lời lẽ nào khác để nói chuyện với người bạn của cô à ?
    – Xin lỗi ông. Thật tôi đã quen với cách nói như vậy rồi.

    Tuấn cầm tay Thu và nói:
    – Thôi được rồi. Cô cầm tạm số tiền này để mà xài, cứ coi như tôi cho cô mượn. Khi nào có tiền thì cô trả lại cho tôi cũng được. Còn đây là đồ ăn tôi đã mua thêm cho cô và Loan. Cô cầm lấy đi.

    Thu đứng sững sờ mà hai dòng lệ cứ tuôn rơi. Trên đời này cũng còn có người tốt như vậy sao? không lẽ ông ta là thần tiên xuống trần để cứu những đứa trẻ bất hạnh như Thu và Loan ra khỏi địa ngục trần gian này ?

    Trời đã về đêm. Khu phố bớt đi nhộn nhịp, chỉ còn các cô gái đang chờ khách mua vui. Thu lửng thửng bước về nơi trú ngụ. Thắp ngọn đèn dầu lên rồi đi xách nước về tắm rửa. Đêm nay Thu không muốn lang thang trên đường phố để đón khách, cô muốn nghỉ ở nhà vì biết bao nhiêu vấn đề đang rối bời trong đầu của cô. Ngạc nhiên, ngờ vực, cảm dộng, tủi thân …. Đang dày vò tâm trí. Cô đang khóc và khóc thật nhiều trong uất ức nghẹn ngào. Suốt mười mấy năm qua, bây giờ cô mới cảm nhận được cái ấm cúng của tình người, cái tình nhân loại. Thu cứ trằn trọc mãi không làm sao ngủ được. Chờ đến gần sáng khi Loan về, Thu đem hết mọi chuyện kể cho Loan nghe. Vừa thưởng thức những món ăn ngon lành quý giá vừa sụt sùi cảm động. Hai đứa trẻ vui mừng như vừa chết đi sống lại. Tuy rằng không thật sự biết nhiều về Tuấn nhưng hai cô cảm nhận được một ân huệ tình thương vô cùng quý giá ở ngày mai. Con đường đã có ngả rẽ chứ không còn thẳng tắp vô biên không tương lai trong địa ngục trần đời.

    Thu dẫn Loan đến nhà trọ mà tối hôm qua đã gặp Tuấn. Vì sơ ý không hỏi Tuấn là sẽ gặp ở đâu, mấy giờ nên hai cô đến đây rất sớm để chờ. Vừa bước vô, Thu rất ngạc nhiên khi nhìn thấy Tuấn đã ngồi chờ sẳn bên ly càfê đang bốc khói. Thu dẫn Loan tới giới thiệu:
    – Đây là Loan mà tôi đã nói với ông tối hôm qua. Bây giờ tôi dẫn tới để ông khám bệnh.

    Tuấn chào Loan và gọi hai ly càfê mời hai cô uống. Được một lúc thì Tuấn đưa hai cô lên phòng của mình. Lấy dụng cụ y tế khám sơ cho Loan và Thu rồi lấy máu của hai cô đem về xét nghiệm.

    Hai tuần lễ sau, đúng ngày đến hẹn. Tuấn đến tìm Thu và Loan tại nơi mà hai cô đang ở. Tay bắt mặt mừng giống như đã lâu rồi không gặp. Tuấn báo cáo kết quả thử nghiệm cho hai cô biết. Thu thì không có gì trầm trọng cả nhưng Loan thì quả thật cô đã nhiễm bệnh si đa. Ung thư tử cung thì chữa trị được còn về bệnh si đa thì điều mà Tuấn lo ngại nhất tuy rằng vẫn chưa đến thời kỳ nguy hiểm. Vốn có trong máu nghề nghiệp của một lương y, Tuấn khuyên hai cô nên bỏ nghề này vì e rằng không tốt cho hai cô và dễ gây bệnh cho người khác. Loan tức giận lớn tiếng:
    – Tụi tôi bỏ nghề này thì làm sao tụi tôi sống? Ông tưởng tụi tôi muốn để cho người ta hành hạ làm nhục lắm hay sao? Những gì đàn ông mang đến cho tôi thì tôi trả lại hết cho họ, tôi không muốn những thứ này. Có ai muốn mình bị bệnh đâu ông mà lại là cái bệnh không thể chữa trị được.

    4. Nói tới đó như có cái gì nghẹn trong cổ họng, Loan bật khóc lớn tiếng. Thu cũng không cầm được nước mắt. Hai đứa trẻ ôm nhau khóc thảm thiết. Tuấn cũng đau xót không kém, nghĩ thấy mình vô lý quá. Nếu hai cô bỏ nghề này thì làm sao mà sống? Trong dòng miên man suy nghĩ chợt Tuấn nảy ra một ý định. Hay là dẫn hai cô trốn về trại tị nạn ở rồi sẵn giúp cho mọi người trong trại luôn. Một công hai chuyện, vừa đổi đời cho hai cô vừa san sẻ tình thương với mọi người mà bấy lâu nay hai cô chưa từng có. Nghĩ đến đây Tuấn vui mừng đề nghị:
    – Hay là hai cô về ở chung trong trại tị nạn với tôi?

    Nghe như vậy, Thu cũng như Loan trợn to mắt nhìn Tuấn một hồi rồi Thu cất giọng hỏi:
    – Ông nói gì? Ông dẫn tụi tôi trốn đi khỏi nơi này à? Rồi làm sao chúng tôi sống?

    Tuấn ngắt lời:
    – Chuyện đó các cô không phải lo. Điều mà chúng ta cần tính là làm sao đưa các cô ra khỏi nơi này?

    Loan xen vào:
    – Tôi thì không sao nhưng Thu thì cần phải chuộc nó ra từ nhà Thổ nhưng với một số tiền lớn lắm đó ông. Hay là ông dẫn chúng tôi trốn đi và không bao giờ trở lại đây nữa thì không sao, chứ để tụi nó bắt được thì bị đánh thậm chí còn giết nữa là khác.

    Mọi tính toán đã được vẹn toàn. Tuấn từ giã hai cô đi về và hẹn ngày giờ trốn chạy chứ tiền bạc đâu mà có để chuộc Thu. Về đến trại tị nạn, Tuấn tìm gặp Cao Ủy Liên Hiệp Quốc trình bày mọi chuyện để xin họ giúp đỡ. Trời không phụ lòng người tốt. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc dàn xếp để giải cứu Thu và Loan đưa họ về sống trong trại tị nạn và tiện thể kêu gọi ân nhân bảo trợ họ sang quốc gia nào đó trên thế giới.

    Trời bắt đầu tối dần, xe cộ và người qua kẻ lại bắt đầu tấp nập trên đường phố. Cũng như mọi hôm, tới giờ này là Thu và Loan thả bộ lang thang trên đường phố để đón khách mua vui nhưng lần này thì khác hẳn như mọi khi, hai cô đang đi tới điểm hẹn. Từng bước đi là từng chút hồi hộp và lo sợ trong lòng, hai cô cố gắng giữ bình tĩnh kẻo không tụi ma cô bắt gặp mà nếu lộ kế hoạch thì chắc có chết chứ không mong gì được sống. Gần tới khu chợ cũ, nhìn thấy chiếc xe hơi đang đậu sẵn trước cổng chợ. Thu và Loan đi lại gần giả bộ hỏi mời khách. Vài phút sau, cả hai cô chui vào ngồi ở hàng ghế sau bên cạnh Tuấn đã ngồi trong đó chờ nãy giờ. Chiếc xe từ từ chuyển bánh vòng qua con đường chính rồi thẳng hướng chạy về trại tị nạn. Đến gần sáng mới về được tới nơi. Việc đầu tiên là Tuấn đưa hai cô đến căn phòng đã được chuẩn bị sẵn trong khu nhà tập thể mà Tuấn đang ở. Khu nhà này cách khu những người tị nạn ở không xa, đây là khu dành riêng cho những người có trách nhiệm và quyền hành của Liên Hiệp Quốc ở. Tuy là nhà gỗ mái tôn giản dị nhưng cũng cao sang hơn những chỗ mà hai cô từng ở lúc trước. Tuấn để cho hai cô ngủ một giấc thật thoải mái để lấy lại sức. Đến gần trưa Tuấn đưa hai cô đến trạm xá nơi Tuấn làm việc để khám tổng quát và tiến hành thủ tục trị bệnh cho Loan. Nhìn cảnh sinh hoạt trong trại tị nạn, một cuộc sống rất bình thường đơn giản đã làm cho hai cô cảm động rơi nước mắt. Một cuộc sống đầy tình người đã làm cho hai cô có cảm giác như đang ở nơi Thiên Đàng, phải chăng hai cô đã thật sự trở về từ địa ngục trần gian.

    Ngày lại qua ngày sống trong trại tị nạn. Buổi sáng thì các cô đi học chữ, cũng như học thêm sinh ngữ còn buổi chiều thì đi phụ giúp các công việc lặt vặt trong khu trại. Buổi tối thì coi truyền hình nghe nhạc hoặc nghỉ ngơi. Lâu lâu Tuấn đi về thành phố để tìm kiếm dò la tin tức của người em bị thất lạc nhưng không dám dẫn hai cô đi theo vì sợ tụi ma cô bắt gặp. sống gần với nhau một thời gian dài tự nhiên Tuấn có cảm tình với Thu từ lúc nào không biết cho mãi đến ngày mãn khóa học của Thu. Tối đó Tuấn rủ Thu đến quán càfê vườn trong trại uống càfê nghe nhạc và cũng nhân dịp này Tuấn tỏ tình cùng Thu. Cám động cúi xuống Thu nghẹn ngào nói:
    – Cám ơn anh đã yêu em nhưng em …. Em không còn gì để cho anh nữa cả.

    Tuấn cầm tay Thu nhẹ giọng nói:
    – Anh yêu em là vì anh yêu em. Anh không nghỉ và cũng không cần biết quá khứ của em như thế nào, anh chỉ biết là anh đã yêu em và muốn được yêu em. Chỉ vậy thôi.

    Thu cảm động sụt sùi khóc. Sâu trong kia, tiếng hát của Thế Sơn phát ra từ cái máy dĩa đặt ở trên quầy: “Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó, trời đã ban cho ta cám ơn người ……” đã đưa Thu và Tuấn trở về với thế giới ảo huyền của những người mơ mộng. Rồi đây cuộc đời sẽ ra sao chắc trời đất đã định đoạt.

    Buổi trưa hôm đó khi Tuấn từ trạm xá về nhà nghỉ thì Loan nói là Thu bị ngất xỉu và đang đưa đến nhà thương ngoài trại để chữa trị. Tuấn giật mình vì biết là bệnh rất nặng nếu không thì họ đã đưa đến trạm xá cho Tuấn khám rồi. Tuấn chạy nhanh tới nhà ban cố vấn trại mượn xe, Loan đòi đi theo và cả hai phóng xe đến thẳng nhà thương tìm Thu. Khi đến phòng bệnh nhìn thấy Thu đang được chuẩn bị để mổ. Tuấn tìm Bác sĩ để hỏi thì mới vở lẻ ra là Thu đã bị ung thư gan từ lúc nào rồi. Tuấn ôm mặt hối hận và bực tức vì mình là Bác sĩ mà không hề hay biết gì về bệnh tình của Thu. Ngay lúc đó, cô y tá đến hỏi Tuấn và Loan thử coi ai có thể làm giấy tờ cho Thu được mổ. Cô y tá đưa tờ đơn và sợi dây chuyền bằng vải dù có treo miếng thẻ bài nhỏ cho Tuấn và nói:
    – Nhờ ông điền giùm đơn này. Tôi không biết nạn nhân tên gì. Đây là sợi dây chuyền trên người cô ta, không biết có phải tên cô ta trên tấm thẻ này không?

    Tuấn lật tấm thẻ lên coi. Bổng nhiên mắt Tuấn hoa lên. Tuấn ngồi xuống cái ghế kê sát tường dành cho những người thăm bệnh. Từng chữ, từng tên trên tấm thẻ: “Nguyễn Văn Đại, Lê Thị Mỹ Dung, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Mỹ Thu” đã làm cho Tuấn choáng váng mặt mày như muốn xỉu. Tuấn lôi nhanh sợi dây chuyền đeo trên cổ mình ra so sánh. Một kiểu khắc không sai một chữ nào. Tuấn đứng vụt dậy chạy đi. Loan ngơ ngác không biết chuyện gì cũng chạy theo Tuấn vô phòng đợi của bệnh nhân trước khi mổ. Tuấn lao tới ôm chầm lấy Thu đang mê man nằm trên giường, Tuấn vừa khóc vừa la:
    – Thu …. ! em tôi, em của tôi….

    Bác sĩ cũng như y tá lôi Tuấn ra ngoài phòng đợi. Vừa khóc Tuấn vừa kể cho Loan:
    – Thu là đứa em gái của anh đã bị thất lạc mười mấy năm nay. Lúc đó anh và Thu bị lạc nhau. Trời tối quá nên không nhìn thấy gì cả. Anh cứ cắm đầu cắm cổ chạy và rồi chạy vô được khu quân sự của Mỹ. Họ giữ anh lại và đưa anh qua Mỹ gởi cho một gia đình người Mỹ nuôi nấng anh. Đến khi học xong ngành Bác sĩ anh xin qua đây để giúp cho mấy người tị nạn luôn thể dò la tin tức tìm đứa em gái của anh. Tuy rằng thất lạc từ nhỏ không biết sống chết ra sao nhưng anh có linh tính là nó vẫn còn sống nên anh nuôi hy vọng tìm kiếm cho đến ngày hôm nay. Ông trời đã thương xót đến lời kêu cầu của anh.

    Nói đến đây như không kiềm được, Tuấn ôm mặt khóc lớn tiếng. Loan nãy giờ nghe câu chuyện cũng động lòng khóc nức nở. Bốn tiếng đồng hồ giải phẩu đã qua, Bác sĩ bước vào phòng tìm Tuấn và Loan với vẻ mặt mệt nhọc càng làm cho căn phòng thêm cô lạnh. Tuấn hồi hộp theo dõi từng lời báo cáo về kết quả giải phẩu của Thu. Bác sĩ bắt tay Tuấn từ từ nói:
    – Chúng tôi đã cố gắng hết sức ….

    Nghe tới đây Tuấn không giữ được bình tĩnh, ôm chặt cánh tay của Bác sĩ lớn tiếng:
    – Bác sĩ nói sao? Em của tôi như thế nào rồi ….?

    Loan cố giữ bình tĩnh, lắc cánh tay của Tuấn nói trong nước mắt:
    – Anh … anh Tuấn để yên cho Bác sĩ nói đi.

    Bác sĩ từ từ tiếp:
    – Chúng tôi đã cố gắng hết sức mà chỉ giữ được một nửa lá gan. Sức khỏe của cô ta yếu lắm cho nên cần ở lại đây một thời gian nữa, ngoài ra mọi chuyện đều tốt đẹp.

    Tuấn quỳ xuống, ngước mặt nhìn lên để tạ ơn trời đã cứu được Thu và cho anh em hội ngộ. Hồn thiên của Ba Mẹ chắc cũng đang vui cười nơi chín suối. Vài ngày sau, Tuấn làm đơn xin nhà thương cho Thu xuất viện sớm hơn dự định để về trạm xá của trại tị nạn điều dưỡng. Dù sao thì cũng tiện hơn nhiều vì Tuấn không phải chạy tới chạy lui để lo cho Thu hơn nữa về đây còn có thêm Loan và bạn bè chăm sóc có lẽ Thu đỡ buồn và mau chóng bình phục hơn. Về tới trại tị nạn, điều làm cho Thu hết sức ngạc nhiên và cảm động đó là nguyên căn phòng của Thu và Loan ở đã được Loan trang trí lại theo kiểu cách mà hai đứa từng mơ ước. Trong hoạn nạn mới biết được lòng người huống gì hai đứa đã từng có chung hoàn cảnh và tâm trạng, đã từng ngậm đắng nuốt cay trong tủi nhục của những đứa trẻ vô gia cư. Không những chúng coi nhau như bạn thân mà còn coi nhau như chị em nên chúng rất thương yêu nhau. Đứa này săn sóc cho đứa kia còn đứa kia thì dìu dắt an ủi cho đứa này để cùng nhau nuốt lệ sống qua ngày. Tưởng rằng cuộc đời của hai đứa vĩnh viễn chôn vùi trong bóng tối thương đau ai ngờ sự xuất hiện của Tuấn đã thay đổi hoàn toàn vận mệnh của chúng. Tuấn đã cứu vớt hai đứa về với cuộc sống bình thường ở trần gian mà chúng cứ ngỡ đó là Thiên Đường của sự sống. Ở đây chúng mới tìm thấy được tình người, tình nhân loại. Không phải người đàn ông nào trên trái đất này cũng đều là dã thú, còn có nhiều người tốt mà mãi đến giờ này chúng mới nhìn thấy được. Đôi khi nhớ lại cảnh sống năm xưa đã làm cho chúng đau xót vô ngần nhưng trong cái đau xót đó chúng cảm nhận được niềm an ủi vì chúng vẫn còn may mắn hơn các trẻ như chúng vẫn còn bị hành hạ trong vũng tối của địa ngục trần gian mà phía trước tương lai vẫn còn mịt mờ u tối.

    Thu đã dần dần bình phục, sức khỏe của cô đã khá hơn trước rất nhiều. Đi đứng sinh hoạt không còn khó khăn như trước nữa. Vậy là từ nay Thu không còn làm phiền tới người khác dù chỉ là những việc rất nhỏ nhặt. Thu đứng dậy vươn vai rồi bước ra cửa, cũng vừa đúng lúc Loan đi về:
    – Ê ! chiều nay có cái party của gia đình chị Minh. Anh chị kêu mình với anh Tuấn tới chơi lần cuối trước khi anh chị đi định cư. Tao thấy mầy cũng khỏe lắm rồi kệ đi chơi cho nó vui.

    Thu mỉm cười gục đầu. Sau bữa tiệc trời cũng hãy còn sớm. Tuấn rủ Thu và Loan tới quán càfê vườn uống càfê nghe nhạc. Tuấn chọn một cái bàn xa xa cuối vườn để tránh bớt ồn ào và dễ dàng nói chuyện. Tuấn châm điếu thuốc và lấy sợi dây chuyền đưa lại cho Thu. Cầm sợi dây chuyền mừng rỡ Thu nói:
    – Sao anh có cái này? Hèn gì em tìm hoài mà không thấy.

    Tuấn giả vờ hỏi:
    – Cái đó là cái gì mà em quý quá vậy?

    Thu cúi đầu xuống, cầm chắc sợi dây chuyền trong tay và kể:
    – Em cũng không biết nữa. Từ nhỏ em đã đeo nó ở trên cổ rồi nhưng lúc đó em không biết đọc nên không hiểu trên đó viết gì. Mãi đến khi em đi học tiếng Việt, chị Minh chỉ cho em đọc và giải thích cho em thì em đoán chắc có lẽ trên tấm thẻ bài này đã ghi tên Ba, tên Mẹ, tên người anh bị thất lạc và tên của em nhưng em vẫn không biết là tại sao em lại có sợi dây chuyền này.

    Tuấn rít mạnh một hơi thuốc rồi ngắt lời Thu:
    – Lúc trưóc khi đi vượt biên. Vì sợ thất lạc nên Ba Mẹ đã cho các con đeo sợi dây chuyền này có ghi tên họ của cả nhà vì nếu lỡ bị thất lạc thì sau này dễ nhận diện để tìm lại nhau.

    Thu trố mắt ngạc nhiên hỏi:
    – Sao … sao anh lại biết rành như vậy? Không lẽ …….

    Ngay lập tức Thu nhìn kỹ lại sợi dây chuyền rồi ngước lên nhìn Tuấn nói:
    – Lúc trước không phải sợi dây này ….

    Tuấn cầm tay Thu, móc túi lấy sợi dây chuyền ra và nói:
    – Cái mà em đang cầm trên tay là của anh, còn cái này mới là của em nè ….

    Hai dòng lệ chảy dài trên má. Thu sững sờ, đôi môi run run mà không nói được lời nào. Cũng tại nơi đây, lúc trước một lần Tuấn đã mang đến cho Thu một tình yêu và bây giờ Tuấn lại mang đến cho Thu một tình thương vĩnh cửu của một gia đình lưu lạc bấy lâu nay. Quay sang cầm tay Loan và Thu, Tuấn rươm rướm nước mắt nói:
    – Anh đã tìm lại được đứa em gái và cũng có thêm một đứa em gái nữa. Từ nay trở về sau ba anh em mình sẽ không rời xa một bước. Anh sẽ đền bù và lo lắng cho các em. Hai em yêu quý của anh …..

    Viết xong ngày 19 tháng 11 năm 2009


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X