Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mùa xuân bên đồn nghĩa quân

Collapse
X

Mùa xuân bên đồn nghĩa quân

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mùa xuân bên đồn nghĩa quân

    Mùa Xuân Bên Đồn Nghĩa Quân

    Vũ Phan



    Khi Lam được mười tuổi thì mùa hè năm đó khói lữa chiến tranh lan rộng trên xứ chùa Tháp, tin tức về những làng người Việt sống dọc biển hồ và con sông Mêkông bị bức hại và tàn sát tạo nên cơn sóng sợ hãi lan đến tận Nam Vang. Rồi gia đình Lam và những người Việt trong xóm ngoại ô một thưỡ bình yên đó cũng phải chạy vào trại tị nạn tìm sự an toàn trong ngôi trường của các bà sơ Pháp nằm cạnh bờ con sông lớn chảy qua thành phố.

    Những ngày trong trại tập trung đó làm thay đổi tuổi thơ của Lam, nó như một con chim xổ lồng, không bị ngày hai buổi đến trường và không phải học bài vở dưới sự đe nẹt của ông bố nghiêm khắc, Lam tung tăng đi khắp chốn trong cái trại tị nạn nhung nhúc người, nó dò biết tất cả đường ngang ngỏ tắc của ngôi trường đẹp đẻ, rộng lớn đó. Rồi như một cánh chim vụt lớn lên trong giông gió, nó dần quen không khí trại tập trung và làm quen với những thằng nhóc cùng trạc tuổi, cả bọn hay rủ nhau lén trốn ra ngoài, băng qua con đường nhựa chạy ngang cổng trại vắng bóng người xuống bờ sông vui chơi, tắm táp thỏa thích bên dòng sông rộng lớn dòng nước luôn xuôi về nam.

    Có lần nó leo lên bờ tường thò đầu ra nhìn bên ngoài đường, hai người lính hải quân VNCH trẻ tuổi, làn da rám nắng đi ngang tươi cười với nó, thấy hai người lính với cái nón trắng tròn, mặc bộ quân phục mầu xanh nước biển đẹp và vui vẻ quá, nó trèo qua tường, nhẩy xuống và nói với hai người lính:

    - Em ở trong trại này, hai anh đi tìm ai, em dẩn đi cho

    Hai người lính thủy thủ ngạc nhiên nhìn nó rồi gật đầu cười:

    - Ừ, tụi anh đi lên trại tị nạn phía trên kia tìm người bà con, em biết chỗ đó không?

    Lam nhanh nhẹ gật đầu và chỉ tay về phía trước:

    - Em biết trại đó, cứ đi thẳng

    Rồi nó “sánh vai” với hai người lính thủy vừa đi, vừa hỏi chuyện nó, họ tỏ ra thích thú vì chú nhóc này có vẻ rành đường xá và mọi thứ. Hôm đó Lam dẩn họ vào trại đó tìm người quen trong khuôn viện một tu viện mênh mông và chen chúc người, buổi trưa xin được hai ổ bánh mì phát không trong trại, cả ba chia nhau vừa đi, vừa ăn ngon lành.

    Chiều xuống trên đường về, ánh nắng mùa hạ loang trên hàng cây cổ thụ ven đường, đến trại thấy cánh cổng hé mở, Lam đưa tay chào hai người lính hải quân, họ vui vẽ cười cám ơn rồi nhìn nó nhanh nhẹn len thân người mảnh khảnh qua cửa trại.

    Vài tuần sau, cả nhà Lam được một chiếc tầu hải quân VNCH rất to lặng lẻ xuôi dòng con sông đưa họ về đến An Giang, Châu Đốc. Lam thơ thẩn ngồi ở trước mủi tầu gần hai khẩu đại bác lần đầu nhìn làng quê Việt Nam thanh bình trong ánh nắng chiều, gió trên sông Hậu thổi dạt dào lẩn trong tiếng hát về buổi chiều trên quê hương … từ cái ra-điô của ai đó làm nó thấy bâng khuâng trong ngày đầu hồi hương.

    Cả nhà được đưa vào trại tị nạn tạm trên một sân vận động ở Chợ Mới, tháng sau mấy anh chị lớn của nó về Saigon trước, ba má nó và đứa em út cùng với nó được đưa về một trường tiểu học nhỏ cũng nằm trong huyện Chợ Mới ở tạm.

    Ngôi trường nhỏ với nhiều cây xanh mát nằm cạnh con sông đào hiền hòa, phía trước có đường lộ đất chạy qua sát bờ sông, bên phải là ngôi đình rêu phong, bên trái là đồn nghĩa quân hình tam giác nhìn ra sông, mổi góc có lô cốt xi-măng nhìn ra phía dòng sông và ruộng, đìa phía sau. Nhà nó và những gia đình khác được người dân địa phương đến thăm hỏi và giúp đỡ tận tình, họ hiền hòa lắm.

    Rồi nó cũng làm quen với bọn nhóc nhà ở xung quanh đó, những ngày tụi nó chơi trò đánh vật với nhau trong đống rơm khô lấm láp hết người, rồi đến bày trò đánh trận giả trong ngôi đình vắng dưới những tượng thần đình sơn xanh, đỏ uy nghi, buổi chiều tụi nó kéo nhau ra cầu gổ cũ nơi mấy chiếc đò ra vào cập bến, cả bọn trầm mình tắm mát trong làn nước phù sa.

    Lam chơi thân với thằng Trí cùng tuổi, ba nó là lính nghĩa quân trong đồn kế bên, nhà nó ở đối diện với cổng trường, nằm cặp bờ sông. Lam vào nhà nó chơi, căn nhà bằng tre, ván đơn sơ có ba gian, phía sau bếp là sàn nước nằm trên các cọc gổ đóng xuống sông, mỗi khi có tàu hay ghe máy chạy qua tạo thành những cơn sóng vổ ì oạp dưới sàn nhà.

    Ba nó là lính nghĩa quân nên hay vào đồn, thỉnh thoảng Trí dẩn Lam vào đồn chơi với mấy người lính nó quen trong đó, mỗi lúc như vậy Lam thích lắm, nó ngắm ngía mấy cây súng lớn, súng nhỏ được mấy người lính lau chùi sạch sẽ xếp gọn trên kệ vách, những thùng đạn mầu xám nằm gọn trong một góc dưới tấm phản gổ rộng nơi những người lính nghỉ ngơi sau buổi gác, trong góc nhà có máy truyền tin và cây ăn-ten chĩa lên trời cao, thỉnh thoảng có tiếng nói chuyện vang lên rọt rẹt trong đó, người lính nghĩa quân ở gần đó chạy đến cầm ống nghe lên nói vài ba câu với người lính kia. Hai đứa nhảy xuống giao thông hào dẩn ra các lô cốt có cái mái bên trên bằng xi-măng tròn và leo lên đó nhìn qua lổ châu mai để quan sát thử, người lính nghĩa quân trẻ đang gác ở đó thấy vậy hay cười với nó và Lam.

    Có một lần sau khi hai đứa nó lội ra ruộng phía sau đồn và ngôi trường đi lòng vòng chơi, xem mấy con cá sặc, lia thia làm tổ dưới mấy cái mương nhỏ, đến lúc chán, thằng Trí chỉ tay về phía hàng rào kẽm gai bao quanh đồn cười và rũ Lam:

    - Tao với mày chui vô bằng đường này đi về cho nhanh

    Thấy Lam còn lưỡng lự vì sợ bị lính trong đồn la, nó nói tiếp:

    - Tao chui hoài nên biết cách rồi, hổng có sao đâu!

    Nói xong Trí liền cúi thấp xuống rồi lách thân mình nhỏ nhắn của nó qua đống hàng rào kẽm gai xoắn lại như đám bùi nhùi và quay đầu lại kêu Lam:

    - Đi theo tao!

    Lam vội làm theo như thằng bạn, đến sát hàng rào kế tiếp giăng trên mấy cọc sắt ấp chiến lược, Trí và nó nằm sát xuống đất bò qua một khoảng hở hẹp, rồi tiếp tục bò sát mặt đất ẩm ướt vì phía trên đầu là vô số dây kẽm gai căng ngang dọc, thỉnh thoảng vài cọng tóc của Lam vướng vào các móc kẽm gai nhọn vì vô tình ngóc đầu lên, lúc đó nó thấy sau thời gian sao … lâu quá, lâu như có cả tiếng đồng hồ trôi qua, còn Trí thì bò rất nhanh và thiện nghệ như một tay đặc công thiện chiến. Cuối cùng thì hai đứa cũng bò đến đọan hàng rào cuối cùng, Trí kéo mấy sợi kẽm gai vẹt qua một bên rồi leo lên bờ tường đất phòng thủ của đồn. Cả hai vào trong căn nhà nhỏ nơi có mấy người lính đang ngồi nói chuyện mà không bị ai rầy rà. Lam ra khỏi cửa đồn bổng phát hiện quần áo mình lem luốc đất bùn đen khi làm đặc công bò xâm nhập qua hàng rào, Trí thì cười toe toét rồi hai đứa ra cầu gổ tắm cho sạch sẽ mới đi về.

    Rồi thì cuối năm tết đến, gần tết Trí lấy chiếc ghe tam bản nhỏ của nhà nó rủ Lam bơi ngang con sông đào rộng lớn qua chơi ở chợ họp bên kia bờ, Trí ngồi phía sau vừa bơi, vừa lái chiếc ghe bồng bềnh trên sóng nước mỗi khi có ghe lớn chạy ngang, còn Lam thì không biết bơi nên ngồi phía mủi sợ đổ mồ hôi hột nhìn thằng bạn với thân mình ốm lép kẹp bình thản chèo qua sông. Đi một vòng coi chợ tết quê lần đầu với nhiều cái lạ mắt khác xa với chợ ở Nam Vang, Lam thích lắm nên ngó nghiêng ngửa khắp nơi, sau đó hai thằng lại lên ghe bơi về.

    Năm đó Lam ăn cái tết đầu tiên trên quê hương trong ngôi trường làng nhỏ thanh bình, bên cạnh đồn nghĩa quân có những người lính nông dân giản dị và cây cột cờ phía trước sân có lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay theo gió mùa xuân.



    Vũ Phan


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X