Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lực Lượng Đặc Nhiệm Q. Đoàn 1 Trận Chiến Với 4 Sư Đoàn Csbv

Collapse
X

Lực Lượng Đặc Nhiệm Q. Đoàn 1 Trận Chiến Với 4 Sư Đoàn Csbv

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lực Lượng Đặc Nhiệm Q. Đoàn 1 Trận Chiến Với 4 Sư Đoàn Csbv

    Lực Lượng Đặc Nhiệm Q. Đoàn 1 Trận Chiến Với 4 Sư Đoàn Csbv
    Vương Hồng Anh


    Trong bốn tuần qua, chúng tôi đã trình bày một số trận giao tranh và chiến tích của các đơn vị Thủy quân Lục chiến, Bộ binh, Biệt động quân, Thiết giáp, Pháo binh trong 32 ngày của cuộc chiến Quảng Trị đầu Hè 1972, kể từ 30/3/1972, ngày mà CSBV tung 45 ngàn quân tấn công cường tập vào cụm tuyến phòng thủ VNCH tại Tây và Tây Bắc tỉnh Quảng Trị, cho đến khi phòng tuyến thị xã Quảng Trị bị vỡ vào ngày 1/5/1972. Sau khi Quảng Trị thất thủ, để ngăn chận Cộng quân tấn công vào Huế và các khu vực trọng yếu ở Nam Mỹ Chánh và Tây Bắc Thừa Thiên, Quân đoàn 1 với tư lệnh mới là trung tướng Ngô Quang Trưởng đã khởi động một kế hoạch toàn diện để tái tổ chức các đơn vị bị tổn thất nặng tại Quảng Trị, cũng như phối trí vùng trách nhiệm của các đại đơn vị cơ hữu và tăng phái.

    Thể theo lời yêu cầu của một số đông bạn đọc muốn biết rõ về các kế hoạch của trung tướng Ngô Quang Trưởng và bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 tại chiến trường Trị Thiên trong tháng 5 và 6/1972 đầy sôi động, chúng tôi xin lược trình một số nhận định và phân tích của vị tư lệnh Quân đoàn 1 về trận chiến của các lực lượng đặc nhiệm thống thuộc quyền điều động của ông. Phần này được biên soạn dựa theo các bài viết của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng cho trung tâm Quân sử Lục Quân Hoa Kỳ và đã được phổ biến trong cuốn The Easter Offensive 1972 và cuốn Chiến Trận Mùa Hè 1972 do ông Trần Phan Anh chủ biên, có đối chiếu với tài liệu của cựu trung tá Trần Văn Hiển-nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến và của cựu đại tá Phạm Văn Chung-nguyên lữ đoàn trưởng 369 TQLC.


    * Thế trận tại chiến trường Trị Thiên tháng 5/1972:

    Một tuần sau khi Quảng Trị thất thủ, CQ đã tập trung 4 sư đoàn 304, 308, 324 B, 325 CSBV, 3 trung đoàn pháo, 3 lữ đoàn chiến xa gia tăng áp lực vào cụm tuyến phòng ngự của lực lượng đặc nhiệm của Quân đoàn 1 từ Tây Bắc địa giới Thừa Thiên-Quảng Trị đến Tây Nam Huế. Tuy nhiên, CQ vẫn chưa mở được các trận tấn công cường tập như ở Quảng Trị. Sự bố phòng của các trung đoàn Bộ binh thuộc Sư đoàn 1 ở tuyến Tây và Tây Nam Huế, của lực lượng đặc nhiệm Quân đoàn với 9 tiểu đoàn BĐQ, lữ đoàn 1 Thiết kỵ, 3 lữ đoàn của Sư đoàn TQLC tăng phái, đã tạo được sự quân bình của cuộc diện chiến trường.

    Dù chưa mở được các mũi tấn công lớn vào các đơn vị VNCH, nhưng với cái đà có được sau khi đánh chiếm Quảng Trị, Cộng quân đang cố gắng phát triển khả năng tấn công và chuẩn bị tung ra các cuộc tấn công cường tập vào thành phố Huế. Từ thượng tuần tháng 5/1972, bộ tư lệnh CQ tại Trị Thiên đã cho tiến hành các cuộc tấn công thăm dò tại các tuyến phòng thủ, cùng lúc đó, tin tức tình báo kỹ thuật của Quân đoàn 1 tiếp tục ghi nhận các cuộc di chuyển của chiến xa, pháo binh, phòng không CQ vào những khu vực tập trung ở phía Tây Huế.

    Trước các diễn biến của chiến trường, trung tướng Ngô Quang Trưởng đã lượng định tình hình, vị tư lệnh Quân đoàn 1 nhận thấy cần thêm nhiều lực lượng để đủ cường lực để đối đầu với những thử thách kế tiếp. Trung tướng Trưởng đã trình với đại tướng Cao Văn Viên xin tăng viện thêm cho Quân đoàn 1 một số đơn vị tổng trừ bị. Đáp ứng yêu cầu khẩn cấp của Quân đoàn 1, bộ Tổng tham mưu đã điều động lữ đoàn 2 Nhảy Dù từ chiến trường Cao nguyên khẩn cấp tăng viện cho mặt trận Trị Thiên. Các đơn vị thống thuộc lữ đoàn này đã đến Huế ngày 8/5/1972, ngay sau đó tiến quân khẩn cấp tăng viện cho phòng tuyến Mỹ Chánh đang được Thủy quân Lục chiến án ngữ. Hai tuần sau, bộ Tổng tham mưu tiếp tục tăng cường cho Quân đoàn 1 thêm lữ đoàn 3 Nhảy Dù. Với 2 lữ đoàn Nhảy Dù tăng phái, trung tướng Trưởng đã cập nhật kế hoạch phòng thủ cho đến khi bộ Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù ra đến Huế và đặt thuộc quyền điều động của tư lệnh Quân đoàn 1. Như thế 5 trong 6 lữ đoàn thuộc 2 sư đoàn tổng trừ bị của bộ Tổng tham mưu đã được điều động tăng viện cho chiến trường Trị-Thiên.


    * Phối trí lực lượng và phân định khu vực trách nhiệm:

    Với 2 lữ đoàn Nhảy Dù 2 và 3 (lữ đoàn 1 Nhảy Dù đang tham chiến tại An Lộc), trung tướng Trưởng đã phối trí vùng trách nhiệm của Sư đoàn Nhảy Dù, ủy nhiệm cho Sư đoàn này trọng trách phòng thủ Tây Bắc Huế, nằm giữa vùng hoạt động của Sư đoàn 1 BB và Sư đoàn TQLC. Để vùng trách nhiệm của Sư đoàn Nhảy Dù có đủ cường lực phòng ngự, trung tướng Trưởng cũng đã tăng cường trung đoàn 4/Sư đoàn 2 Bộ binh đặt thuộc quyền chỉ huy của bộ Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù-bản doanh đặt tại căn cứ Hiệp Khánh (Sally), cùng lúc đó, liên đoàn 1 BĐQ vừa được tái chỉnh trang đã được điều động ra Mỹ Chánh, liên đoàn thuộc quyền điều động của Sư đoàn TQLC.

    Để bổ túc cho kế hoạch phòng thủ, trung tướng Trưởng đã cho khởi động một chiến dịch mang tên là “Lôi Phong” mà tính chất là một thế công, bằng sự tập trung hỏa lực đại quy mô. Chiến dịch được sắp xếp thành thời biểu để tập trung tất cả các hỏa lực hiện có trong tay: Pháo binh, Không quân chiến thuật, Không quân chiến lược B 52, Hải pháo... cho mỗi đợt tấn công với cường độ vừa đủ để tiêu diệt hoàn toàn mỗi khi phát giác, khám phá được một mục tiêu có giá trị, đặc biệt nhất là các lộ trình chuyển quân và tiếp vận của CQ đổ về các khu vực giao tranh gần Huế. Tướng Trưởng hy vọng rằng chiến dịch này sẽ tạo cho bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 thời gian chuẩn bị cần thiết để hoàn tất các chương trình tái chỉnh trang và tái tổ chức các đơn vị bị tổn thất nặng trong tháng 4/1972.


    * Những cuộc hành quân chớp nhoáng của các đơn vị đặc nhiệm:

    Những ngày còn lại của tháng Năm là khoảng thời gian các đơn vị đặc nhiệm Quân đoàn 1 củng cố và tái trang bị. Trong thời gian này, ba trung đoàn 1, 3 và 54 Bộ binh thuộc Sư đoàn 1 BB đã mở những cuộc tấn công giới hạn nhưng rất có hiệu quả từ các vị trí tuyến đầu, trong đó có cuộc đổ quân của hai trung đội cảm tử quân thuộc trung đoàn 1 BB tái chiếm căn cứ Bastogne (Phú Xuân). Sư đoàn Thủy quân Lục chiến đã tung cuộc hành quân trực thăng vận chớp nhoáng vào ngày 13 tháng 5/1972 vào khu vực Hải Lăng ở Bắc Mỹ Chánh với nỗ lực chính là 2 tiểu đoàn thống thuộc lữ đoàn 369 TQLC. Hai tiểu đoàn này đã được các phi đoàn trực thăng của lữ đoàn 9 lực lượng Thủy bộ TQLC-Hoa Kỳ từ mẫu hạm trực thăng Okinawa đến bốc quân và đổ xuống mục tiêu.

    Các trận chiến lắng dịu trong khoảng một tuần sau khi tái chiếm căn cứ Hỏa lực Bastogne, chiến trường tái tục sôi động trong ngày 21 tháng 5/1972, khi Cộng quân cố tung lực lượng vào cụm tuyến phòng thủ của lữ đoàn 369 Thủy quân Lục chiến ở khu vực vòng đai Mỹ Chánh trong một nỗ lực cố lấn chiếm một số vị trí trọng yếu ở hướng Đông. Trong những giờ đầu, với sự tập trung chiến xa và bộ binh, yểm trợ bởi pháo binh tầm xa, Cộng quân đã chiếm được vài vị trí ở khu vực Đông Bắc (dọc theo hương lộ 555 hay “dãy phố buồn thiu” nằm giữa Quốc lộ 1 và bờ biển). Chiến trận bùng nổ dữ dội đến ngày 22/5/1972, cuối cùng hai tiểu đoàn 3 và 9 Thủy quân Lục chiến đã đánh bật Cộng quân và đến chiều tối đã tái chiếm phòng tuyến cũ. Tiếp đó, vào ngày 24 tháng 5/1972, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến đã khởi động một cuộc tấn công lớn tại khu vực duyên hải quận Hải Lăng. Cuộc hành quân được tiến hành trong sự phối hợp chặt chẽ với lữ đoàn 9 lực lượng Thủy bộ TQLC Hoa Kỳ, Hải pháo, Không quân chiến lược B 52, cùng với sự yểm trợ của các dàn pháo binh Quân đoàn 1 và TQLC/VNCH.

    Nỗ lực chính của cuộc hành quân là lữ đoàn 147 TQLC, một tiểu đoàn lữ đoàn này đã thực hiện một cuộc đổ bộ tại Mỵ Thủy 10 km hướng Bắc của phòng tuyến Mỹ Chánh, cuộc tấn công được phối hợp bởi một cuộc tấn công do 2 tiểu đoàn TQLC đảm trách nhảy vào khu vực Cổ Lũy cách bờ biển 6 km về hướng Tây. Cả hai cánh quân càn quét các vị trí của CQ và trở về phòng tuyến Mỹ Chánh sau một tuần hành quân. Kỳ công này là một chiến tích cho Sư đoàn TQLC khi lần thứ hai TQLC thiết kế và thực hiện một cuộc tấn công đổ bộ từ bờ biển Nam Hải, sau cuộc hành quân đổ bộ Sóng Thần 1/67 vào mật khu Thạnh Phong trên bờ biển Kiến Hòa trước đây.
    Cùng thời gian trên, Sư đoàn Nhảy Dù với khu vực trách nhiệm ở vùng Tây Bắc Huế, đã mở những cuộc hành quân truy kích CQ, yểm trợ cho Sư đoàn TQLC và Sư đoàn 1 BB thêm cường lực trong thế công. Như vậy trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tháng, tư thế phòng ngự của các lực lượng đặc nhiệm Quân đoàn 1 tại hai tỉnh Trị Thiên đã được cân bằng.

    Ngày 28/5/1972, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đến Huế để thị sát tình hình. Ghé thăm bộ Tư lệnh Hành quân của Sư đoàn TQLC tại Đại Nội, Tổng thống VNCH đã khẳng định Huế sẽ đứng vững khi tuyên dương công trạng của Sư đoàn TQLC và gắn 1 ngôi sao mới tinh lên cổ áo vị chỉ huy Sư đoàn: đại tá Bùi Thế Lân. Sau khi được gắn cấp bậc mới, chuẩn tướng Lân đã tuyên hứa với Tổng thống là Thủy quân Lục chiến sẽ chiếm lại Cổ Thành từ tay địch quân.

    Nguồn:vietbao.com/a75466/luc-luong-dac-nhiem-q-doan-1-tran-chien-voi-4-su-doan-csbv


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X