Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hoài Nam: BOB DYLAN – Thiên tài Phản kháng

Collapse
X

Hoài Nam: BOB DYLAN – Thiên tài Phản kháng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hoài Nam: BOB DYLAN – Thiên tài Phản kháng

    <div class="title">Hoài Nam: BOB DYLAN – Thiên tài Phản kháng</div><div class="author"><a href="http://t-van.net/?author=14" title="Posts by Hòai Nam" rel="author">Hòai Nam</a></div><p></p><p><b><a href="http://t-van.net/wp-content/uploads/2016/10/clip_image002-4.jpg"><img style="background-image: none; float: none; padding-top: 0px; padding-left: 0px; margin-left: auto; display: block; padding-right: 0px; margin-right: auto; border: 0px;" title="clip_image002" src="http://t-van.net/wp-content/uploads/2016/10/clip_image002_thumb-3.jpg" alt="clip_image002" border="0" height="231" width="354"></a></b></p><p>Bob Dylan là một thiên tài. Thích hay không thích chàng ca nhạc sĩ kiêm diễn viên, văn sĩ, họa sĩ tài hoa này người ta cũng không thể phủ nhận điều đó. Không thể phủ nhận bởi không thể chối bỏ thực tế ca khúc <i>Like a Rolling Stone</i> của chàng tới nay vẫn tiếp tục đứng đầu danh sách 500 ca khúc hay nhất của mọi thời đại (500 Greatest Songs of All Time) do tạp chí ca nhạc Rolling Stone bình chọn; không thể chối bỏ thực tế chàng vừa được Hàn lâm viện Thụy-điển trao giải thưởng Nobel, không phải “Nobel âm nhạc” mà là “Nobel Văn chương” qua những “ca từ như lời thơ” – một cách chính là những nỗ lực “<em>liên tục sáng tạo nên những phong cách biểu lộ mang đầy tính cách thi ca trong nền nhạc truyền thống Hoa Kỳ</em> “.</p><p>Bob Dylan là một người phản kháng. Phản kháng từ trong huyết quản, và phản kháng khi trưởng thành trong bối cảnh xã hội Mỹ đầu thập niên 60 đầy biến động chính trị, phân hóa vì kỳ thị chủng tộc, vì cuộc chiến Việt Nam.</p><p>Hành động phản kháng đầu tiên của Bob Dylan là tự ý bỏ cái họ Do-thái “Zimmerman” của mình.</p><p>Bob Dylan mang dòng máu Do-thái 100%, ra chào đời ngày 24 ngày tháng 5 năm 1941 tại <a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/Duluth,_Minnesota">Duluth, Minnesota</a> với tên khai sinh là <b>Robert Allen Zimmerman</b>. Ông bà nội của cậu là di dân Do-thái tới từ Odessa, Ukraine; ông bà ngoại là di dân Do-thái tới từ Lithuania.</p><p>Năm 18 tuổi, khi bắt đầu đàn hát tại quán cà-phê Ten O’Clock Scholar trong trường Đại học Minnesota, nơi chàng theo học, Robert Allen Zimmerman đã lấy nghệ danh “Bob Dylan”; “Dylan” ở đây là từ tên thi sĩ Anh Dylan Thomas (1914-1953).</p><p>Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2004, Bob Dylan giải thích nguyên nhân bỏ họ “Zimmerman”:</p><p>“You’re born, you know, the wrong names, wrong parents. I mean, that happens. You call yourself what you want to call yourself. This is the land of the free” (<i>Bạn có thể ra chào đời với một cái tên xấu, bởi người cha người mẹ mình không mong muốn. Điều đó đã xảy ra với tôi. (Vì thế) Bạn có thể gọi mình bằng bất cứ cái tên nào bạn muốn. Đây là xứ sở của tự do)</i></p><p>* * *</p><p align="center"><i><a href="http://t-van.net/wp-content/uploads/2016/10/clip_image004-4.jpg"><img style="background-image: none; float: none; padding-top: 0px; padding-left: 0px; margin-left: auto; display: block; padding-right: 0px; margin-right: auto; border: 0px;" title="clip_image004" src="http://t-van.net/wp-content/uploads/2016/10/clip_image004_thumb-3.jpg" alt="clip_image004" border="0" height="237" width="354"></a></i></p><p align="center"><b>Joan Baez và Bob Dylan</b></p><p>Trước và sau 1975, nhiều tác giả Việt Nam đã so sánh Bob Dylan với Trịnh Công Sơn, thậm chí so sánh cặp <b>Bob Dylan &amp; Joan Baez</b> với <b>họ Trịnh &amp; Khánh Ly</b> – một sự so sánh chúng tôi cho là có phần “khập khiễng”.</p><p>Trịnh Công Sơn nổi tiếng và được yêu mến với những bản tình ca, thân phận ca. Không ai chối bỏ họ Trịnh là một người có đầu óc phản chiến (anti-war). Chữ “phản chiến” tự nó không có gì đáng bàn nếu như những người có đầu óc phản chiến ngày ấy không bị “phe cộng sản” lợi dụng rồi bị “phe quốc gia” lên án.</p><p>Một người có đầu óc phản chiến chỉ đơn thuần là một người yêu hòa bình, không thích chiến tranh. Trong số này có bản thân chúng tôi, và hàng nghìn, vạn sinh viên học sinh, trí thức trẻ trước năm 1975.</p><p>Những bản thân phận ca của Trịnh Công Sơn chỉ nói lên suy tư của một thế hệ, được những người có tinh thần phản chiến ưa thích, chứ không phải là những tác phẩm có sức lay chuyển tư duy, khích động phản kháng xã hội như những ca khúc của Bob Dylan.</p><p>Tới đây, chúng tôi xin trở về với lĩnh vực âm nhạc thuần túy.</p><p>Một số nhà báo khi nhắc tới Bob Dylan gọi anh là “ca sĩ nhạc rock” cũng là một cách gọi “khập khiễng”. Họ gọi như thế có lẽ vì thấy Bob Dylan sở trường về ghi-ta điện và keyboard, hai nhạc cụ bắt buộc của nhạc rock.</p><p>Thực ra, cùng lắm chỉ có thể gọi anh là một “rock star” với ý nghĩa một siêu sao được ái mộ cuồng nhiệt chứ không phải một siêu sao chuyên trình diễn nhạc rock.</p><p>Một cách chính xác nhất, phải gọi Bob Dylan là “ca sĩ nhạc pop”; pop ở đây là “popular music” mà có lần chúng tôi giải thích là “ca khúc thuộc bất cứ thể loại nào trong hơn 20 thể loại một khi (ca khúc ấy) được đông đảo quần chúng ưa chuộng”. Có thể là nhạc đồng quê (country music) như <i>Stand By Your Man</i>, có thể là dân ca (folk) như <i>Five Hundred Miles</i>, có thể là R&amp;B (Rythm &amp; Blues) như <i>Killing Me Sofltly with His Song</i>, có thể là jazz như <i>The Shadow of Your Smile</i>, và cũng có thể là rock ‘n’ roll như <i>Jailhouse Rock</i> của Elvis Presley, thậm chí <i>Beat It</i> của Michael Jackson.</p><p>Chính vì thế, Bob Dylan mới được xưng tụng là “nhà viết ca khúc tạo ảnh hưởng mạnh nhất trong nền nhạc pop”.</p><p>Ngược dòng thời gian, lúc mới lớn, Bob Dylan say mê và chịu ảnh hưởng của nhạc Blues và dân ca Hoa Kỳ (American folk), rất có thể vì chàng trẻ tuổi có một giọng mũi khàn khàn độc đáo, rất thích hợp với các bản dân ca miền Nam.</p><p><b>Phụ lục 1:<i> House of the Rising Sun, </i>Bob Dylan</b></p>
    <p>Tới tuổi thiếu niên, Bob Dylan chuyển sang rock ‘n’ roll, thường hát những ca khúc ăn khách của Little Richard, Elvis Presley trong thời gian theo học bậc trung học. Có lần, khi Bob Dylan cùng ban nhạc của cậu trình diễn ca khúc <i>Rock and Roll Is Here to Stay </i>của Danny &amp; the Juniors trong cuộc thi tài năng ở trường, đã bị cúp microphone vì quá ồn ào!</p><p>Trong cuốn kỷ yếu năm cuối trung học, phần ghi nơi chốn các học sinh sẽ tung cánh, ghi: <i>“Robert Zimmerman: đi theo gia nhập ban nhạc của Little Richard”.</i></p><p>Nhưng trên thực tế, Bob Dylan cũng vào đại học Minnesota, dù chỉ được 1 năm. Sau khi lên đại học, Bob Dylan không còn hứng thú với rock ‘n’ roll nữa và trở lại với dân ca Hoa Kỳ, vì cho rằng những bản rock ‘n’ roll dù nhịp điệu có hay, lời hát xúc tích, vẫn là những ca khúc để giải trí, trong khi những ca khúc dân ca (folk) nói lên được những thất vọng, những nỗi buồn, tin yêu, xúc động…</p><p>Năm 1962, Bob Dylan sáng tác bản <i>Blowin’ in the Wind</i>, ca khúc nổi tiếng đầu tiên trong danh sách “10 ca khúc để đời” của mình, và thu đĩa vào năm 1963.</p><p><a href="http://t-van.net/wp-content/uploads/2016/10/clip_image006.jpg"><img style="background-image: none; float: none; padding-top: 0px; padding-left: 0px; margin-left: auto; display: block; padding-right: 0px; margin-right: auto; border: 0px;" title="clip_image006" src="http://t-van.net/wp-content/uploads/2016/10/clip_image006_thumb.jpg" alt="clip_image006" border="0" height="404" width="304"></a></p><p>Về sau, khi đã trở thành ca khúc “cầu chứng” của nữ ca sĩ du ca Joan Baez, <i>Blowin’ in the Wind</i> đã được xem là nhạc thiều (anthem) của phong trào phản chiến, nhưng theo các nhà bình luận, <i>Blowin’ in the Wind </i>có nội dung bày tỏ ưu tư trước những bất công, đói nghèo, chiến tranh… hơn là phản kháng.</p><p><b><i>Blowin’ in the Wind</i></b></p><p><i>How many roads must a man walk down<br> Before you call him a man?<br> How many seas must a white dove sail<br> Before she sleeps in the sand?<br> Yes, and how many times must the cannon balls fly<br> Before they’re forever banned?<br> The answer, my friend, is blowin’ in the wind<br> The answer is blowin’ in the wind</i></p><p><i>Yes, and how many years can a mountain exist<br> Before it’s washed to the sea?<br> Yes, and how many years can some people exist<br> Before they’re allowed to be free?<br> Yes, and how many times can a man turn his head<br> And pretend that he just doesn’t see?<br> The answer, my friend, is blowin’ in the wind<br> The answer is blowin’ in the wind</i></p><p><i>Yes, and… </i></p><p>Mộc tác giả (khuyết danh) trên Internet đã dịch <i>Blowin’ in the Wind</i> sang tiếng Việt như sau:</p><p><b><i>Cuốn theo cơn gió</i></b></p><p><i>Bao nhiêu chặng đường ta phải bước đi, để khi nằm xuống ta làm người thật sự ?<br> Bao nhiêu đại đương cánh bồ câu phải sải ,để đến một ngày ngủ trên cát bình yên ?<br> Và bao nhiêu, bao nhiêu làn đạn phải bay…để rồi chúng sẽ im trong nòng súng ?<br> Câu trả lời, bạn của tôi ơi<br> Nó đang dần cuốn theo cơn gió<br> Câu trả lời….gió đã thổi bay đi..<br> Bao nhiêu năm núi vẫn ung dung,cho đến một ngày núi sẽ nằm dưới biển ?<br> Bao nhiêu lâu ta sẽ sống, nhưng đến một ngày mới thật sự tự do ?<br> Và bao nhiêu lần để người ta nhìn lại….rồi ngoảnh mặt quay đi ?<br> Câu trả lời, bạn của tôi ơi<br> Nó đang dần cuốn theo cơn gió<br> Câu trả lời….gió đã thổi bay đi..<br> Và bao nhiêu lần ta phải ngước nhìn lên để ta thấy một bầu trời rực rỡ ?<br> Bao nhiêu tai để ta có thể nghe, tiếng khóc lầm than nhân loại ?<br> Và…bao nhiêu cái chết nữa để ta thấy quá nhiều sự hy sinh ?<br> Câu trả lời, bạn của tôi ơi<br> Nó đang dần cuốn theo cơn gió<br> Câu trả lời….gió đã thổi bay đi..<br> </i><br> <b>Phụ lục 2:</b> <b><i>Blowin’ in the Wind</i>, Bob Dylan</b></p>

    <b>Phụ lục 3: <i>Blowin’ in the Wind</i>, Joan Baez</b></p>
    <p><b>VIDEO:</b></p><p><a href="https://www.youtube.com/watch?v=3l4nVByCL44" target="_blank"><b>Blowin in The Wind – Bob Dylan</b></a></p><p>Năm 1994, <i>Blowin’ in the Wind</i> được ghi vào Danh dự sảnh của Hàn lâm viện Âm nhạc Hoa Kỳ (Grammy Hall of Fame). Năm 2004, ca khúc này được tạp chí ca nhạc Rolling Stone xếp hạng 14 trong danh sách 500 ca khúc hay nhất của mọi thời đại.</p><table style="height: 14px;" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="5"><tbody><tr><td></td></tr></tbody></table><p>***</p><p>Các nhà phê bình đã gọi Bob Dylan là một chứng nhân lịch sử của thế hệ mình. Dù Bob Dylan luôn luôn phủ nhận điều đó, qua các ca khúc của anh, mọi người vẫn nhận ra ảnh hưởng của chính trị, của bầu không khí thời đại, của xã hội mình đang sống.</p><p>Một điển hình là bản <i>The Times They Are a-Changin’</i> Bob Dylan viết năm 1963 với mục đích sử dụng làm nhạc thiều cho phong trào phản kháng. Đây là một ca khúc êm đềm, ca từ đáng yêu, chịu ảnh hưởng của thể loại tình khúc Tô-cách-lan, Ái-nhĩ-lan.</p><p><i>The Times They Are A-Changin’</i> được các nhà phê bình xếp hạng nhì trong danh sách 10 ca khúc được ưa chuộng nhất của Bob Dylan, tuy nhiên trong danh sách 500 ca khúc hay nhất mọi thời đại của tạp chí Rolling Stone, bản này chỉ đứng hạng 59.</p><p>Năm 1965, Bob Dylan sáng tác <i>Like a Rolling Stone</i> , ca khúc được xưng tụng là hay nhất trong sự nghiệp của anh, được tạp chí Rolling Stone đưa lên vị trí No.1 trong danh sách 500 ca khúc hay nhất của mọi thời đại.</p><p>Về giai điệu, <i>L</i><i>ike a Rolling Stone</i> được mô tả là cuộc cách mạng trong việc tổng hợp nhiều thể loại âm nhạc khác nhau, trong đó chủ yếu là rock và country. Về lời hát,<i> </i>ca khúc dài hơn 6 phút với 4 phiên khúc này<i> </i>có nội dung mỉa mai, diễu cợt, mà tác giả Oliver Trager mô tả là “lời chế nhạo của Dylan về một cô gái đã hết thời và phải tự mình chống đỡ trong một thế giới thù địch và xa lạ”.</p><p>Nhân vật chính trong ca khúc là Miss Lonely (Người đẹp Cô đơn), từng có tất cả mọi thứ, được đời ưu đãi, học trường danh tiếng,</p><p>bạn bè thuộc giai cấp thượng lưu, nhưng giờ đây lâm vào hoàn cảnh khó khăn, cô ta không có bất cứ một trải nghiệm nào để rèn luyện nhân cách của mình. Câu hát mở đầu đưa ra những hình ảnh trước đây của cô gái:</p><p><i>Once upon a time you dressed so fine (</i>Đã có một thời gian em ăn diện thật đẹp<i>)</i></p><p><i>Threw the bums a dime in your prime, didn’t you? (</i>Ném mấy đồng cắc trong túi vào những kẻ ăn xin, có đúng không em?<i>)</i></p><p>Và (đoạn đầu) kết thúc với những câu mô tả hoàn cảnh hiện tại của cô gái:</p><p><i>Now you don’t talk so loud (</i>Bây giờ em còn không dám nói chuyện lớn tiếng<i>)</i></p><p><i>Now you don’t seem so proud (</i>Bây giờ em còn không dám quá tự hào<i>)</i></p><p>”<i>About having to be scrounging your next meal (</i>Về việc sẽ phải đi ăn xin cho bữa ăn tiếp theo<i>)</i></p><p>Nhưng mặc dù đả kích cay độc, bài hát cũng bày tỏ lòng thương hại đối với Miss Lonely, đồng thời đưa ra một triết lý sống: người ta chỉ tìm thấy niềm vui và tự do khi mất tất cả:</p><p><i>When you ain’t got nothing, you got nothing to lose (</i>Khi em chẳng có gì, thì em cũng không có gì để mất<i>)</i></p><p><i>You’re invisible now, you got no secrets to conceal (</i>Em giờ đây vô hình rồi, thì không có bí mật nào để che giấu)</p><p><strong><em>Like a Rolling Stone</em> </strong></p><p><em>Once upon a time you dressed so fine<br> You threw the bums a dime in your prime, didn’t you?<br> People’d call, say, “Beware doll, you’re bound to fall”<br> You thought they were all kiddin’ you<br> You used to laugh about<br> Everybody that was hangin’ out<br> Now you don’t talk so loud<br> Now you don’t seem so proud<br> About having to be scrounging for your next meal</em></p><p><em>How does it feel</em><br> <em> How does it feel</em><br> <em> To be without a home</em><br> <em> Like a complete unknown</em><br> <em> Like a rolling stone?</em></p><p><em>You’ve gone to the finest school all right, Miss Lonely</em><br> <em> But you know you only used to get juiced in it</em><br> <em> And nobody has ever taught you how to live on the street</em><br> <em> And now you find out you’re gonna have to get used to it</em><br> <em> You said you’d never compromise</em><br> <em> With the mystery tramp, but now you realize</em><br> <em> He’s not selling any alibis</em><br> <em> As you stare into the vacuum of his eyes</em><br> <em> And ask him do you want to make a deal?</em></p><p><em>How does it feel</em><br> <em> How does it feel</em><br> <em> To be on your own</em><br> <em> With no direction home</em><br> <em> Like a complete unknown</em><br> <em> Like a rolling stone?</em></p><p><em>You never turned around to see the frowns on the jugglers and the clowns</em><br> <em> When they all come down and did tricks for you</em><br> <em> You never understood that it ain’t no good</em><br> <em> You shouldn’t let other people get your kicks for you</em><br> <em> You used to ride on the chrome horse with your diplomat</em><br> <em> Who carried on his shoulder a Siamese cat</em><br> <em> Ain’t it hard when you discover that</em><br> <em> He really wasn’t where it’s at</em><br> <em> After he took from you everything he could steal</em></p><p><em>How does it feel</em><br> <em> How does it feel</em><br> <em> To be on your own</em><br> <em> With no direction home</em><br> <em> Like a complete unknown</em><br> <em> Like a rolling stone?</em></p><p><em>Princess on the steeple and all the pretty people</em><br> <em> They’re drinkin’, thinkin’ that they got it made</em><br> <em> Exchanging all kinds of precious gifts and things</em><br> <em> But you’d better lift your diamond ring, you’d better pawn it babe</em><br> <em> You used to be so amused</em><br> <em> At Napoleon in rags and the language that he used</em><br> <em> Go to him now, he calls you, you can’t refuse</em><br> <em> When you got nothing, you got nothing to lose</em><br> <em> You’re invisible now, you got no secrets to conceal</em></p><p><em>How does it feel</em><br> <em> How does it feel</em><br> <em> To be on your own</em><br> <em> With no direction home</em><br> <em> Like a complete unknown</em><br> <em> Like a rolling stone?</em></p><p><i>Like a Rolling Stone </i>không chỉ là thành công thương mại đáng kể nhất trong sự nghiệp của Bob Dylan mà còn được xưng tụng là một trong những tác phẩm gây ảnh hưởng mạnh nhất của thời hậu chiến.</p><p><span id="yui_3_16_0_ym19_1_1476569939911_15322">Năm 2014, bản nháp viết tay lời hát của <i id="yui_3_16_0_ym19_1_1476569939911_15324">Like a Rolling Stone </i>đã được một người ái mộ Bob Dylan mua với giá 2 triệu Mỹ kim (chưa kể 45,000 Mỹ kim “lệ phí”). Một kỷ lục của các ca khúc hiện đại (modern songs)</span></p><p><b>Phụ lục 4:</b> <b><i>Like a Rolling Stone</i>, Bob Dylan</b></p>
    <p>Theo ký ức của chúng tôi, trước năm 1975, <i>Like a Rolling Stone</i> cũng là một trong những ca khúc hiếm hoi của Bob Dylan được các đài phát thanh của Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam cho phát trên làn sóng điện, rất có thể vì nội dung không mang tính cách phản kháng rõ rệt như <i>The Times They Are A-Changin’, Blowin’ In the Wind</i> – hai ca khúc đứng hạng 2 và 3 trong danh sách 10 ca khúc được ưa chuộng nhất của Bob Dylan.</p><p>Trong khi đó, ca khúc đứng hạng 5 trong danh sách này lại là một trong những ca khúc được phát đi nhiều nhất, nhưng không phải do Bob Dylan thu đĩa mà do ban nhạc rock The Byrds của Mỹ. Đó là bản <i>Mr. Tambourine Man</i>, cũng được Bob Dylan sáng tác và thu đĩa trong năm 1965.</p><p>Cùng năm, <i>Mr. Tambourine Man</i> được ban The Byrds thu đĩa với phần hòa âm độc đáo, thú hút, mà các nhà phê bình gọi là đi tiên phong trong thể loại “dân ca rock” (folk rock).</p><p><i>Mr. Tambourine Man</i> do The Byrds thu đĩa đã đứng No.1 trên cả bảng xếp hạng Billboard Hot 100 ở Hoa Kỳ lẫn UK Singles Chart ở Anh quốc.</p><p><span id="yui_3_16_0_ym19_1_1476569939911_15326">Theo một số tác giả, lời hát của <i id="yui_3_16_0_ym19_1_1476569939911_15328">Mr. Tambourine Man </i>có ý nói về ma túy và thuốc tạo ảo giác (LSD). Đây không phải ca khúc duy nhất của Bob Dylan bị buộc vào tội này, mà Câu “Everybody must get stoned” trong ca khúc <i id="yui_3_16_0_ym19_1_1476569939911_16521">Rainy Day Women</i> của anh cũng bị diễn dịch là vừa có ý nói tới án tử hình “bị ném đá” trong Cựu Ước, vừa có ý xúi mọi người “phê” (“get stoned” là tiếng lóng của dân chơi)</span></p><p><a href="http://t-van.net/wp-content/uploads/2016/10/clip_image008.jpg"><img style="background-image: none; float: none; padding-top: 0px; padding-left: 0px; margin-left: auto; display: block; padding-right: 0px; margin-right: auto; border: 0px;" title="clip_image008" src="http://t-van.net/wp-content/uploads/2016/10/clip_image008_thumb.jpg" alt="clip_image008" border="0" height="198" width="354"></a></p><p><b>Phụ lục 5: </b><b><i>Mr. Tambourine Man</i></b><i>, </i><b>The Byrds</b><i></i></p>
    <p>Sau cùng, không thể không có đôi hàng về bản <i>Knockin’ on Heaven’s Door </i>(Gõ cửa Thiên đàng), ca khúc được xếp hạng 7 trong danh sách 10 ca khúc được ưa chuộng nhất của Bob Dylan, và cũng là một trong những ca khúc phản chiến nổi tiếng nhất của anh.</p><p>Bob Dylan sáng tác bản này và hát trong phần nhạc phim (soundtrack) của cuốn phim cao-bồi có tựa <i>Pat Garrett and Billy the Kid</i> (1973).</p><p>Bài hát diễn tả cảnh một viên cảnh sát trưởng ở thôn quê (deputy sheriff) gục ngã. Bị trọng thương vì đạn, trong lúc hấp hối, ông ta nói với vợ mình:</p><p><i>“Mama, take this badge off of me; I can’t use it anymore. </i><i>Mama, put my guns in the ground. I can’t shoot them anymore. That long black cloud is comin’ down. I feel like I’m knockin’ on heaven’s door”</i></p><p>Tạm dịch:</p><p>Em ơi, hãy gỡ huy hiệu cảnh sát khỏi ngực anh, anh không còn sử dụng được nữa. Em ơi, hãy bỏ mấy khẩu súng của anh xuống đất. Anh không thể bắn được nữa. Anh thấy dải mây đen đang ập xuống. Anh có cảm nghĩ anh sắp gõ cửa Thiên Đàng.</p><p><i>[Ít nhất là một tác giả trong nước, có lẽ do không được xem cuốn phim này mà cũng không tham khảo các trang mạng liên quan, đã dịch “…Mẹ ơi, hãy đặt khẩu súng của con xuống đất…”]</i></p><p>Riêng với những người chơi ghi-ta, hoặc không biết đàn nhưng hiểu biết về hòa âm, rất thích thú và nể phục Bob Dylan qua việc ứng dụng bốn hợp âm G, D, Am7, và C một cách hết sức tài tình.</p><p>Ai chơi đàn cũng biết G, D, Am7, và C chỉ là bốn hợp âm căn bản nhất của âm giai G (Sol trưởng). Thế nhưng, như người ta thường nói, viết <i>“</i><i>The simple is not always best, but the best is always simple”, </i>trong trường hợp này, “the best” mà “simple” ấy chính là <i>Knockin’ on Heaven’s Door.</i></p><p><i>Knockin’ on Heaven’s Door</i> đã được Hội các nhà văn viết truyện cao-bồi Viễn Tây của Hoa Kỳ (Western Writers of America) bình chọn vào danh sách 100 ca khúc Viễn Tây hay nhất xưa nay.</p><p>Năm 1997, Đức Giáo hoàng John Paul đệ Nhị đã mời Bob Dylan đến Rome trình diễn, dĩ nhiên không thể thiếu bản <i>Knockin’ on Heaven’s Door</i>. Để rồi 8 năm sau, Ngài… gõ cửa Thiên Đàng.</p><p><b>VIDEO:</b></p><p><a href="https://www.youtube.com/watch?v=rnKbImRPhTE" target="_blank"><b>Bob Dylan- Knockin’ on Heaven’s Door “Original”</b></a></p><p>&nbsp;</p><p>&nbsp;</p><p>&nbsp;</p><p>&nbsp;</p><p>&nbsp;</p><p><b>Hoài Nam</b>


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X