Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hiện Tượng Trump Đã Xảy Ra Như Thế Nào?

Collapse
X

Hiện Tượng Trump Đã Xảy Ra Như Thế Nào?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hiện Tượng Trump Đã Xảy Ra Như Thế Nào?

    Hiện Tượng Trump Đã Xảy Ra Như Thế Nào?

    Joseph E. Stiglitz

    Đỗ Kim Thêm dịch


    Khi tôi đi du lịch thế giới trong những tuần gần đây, có hai câu hỏi luôn được lập lại dành cho tôi: Liệu có thể nào hình dung được là Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ không? Và làm thế nào việc ứng cử của Trump đạt được hàng đầu như vậy?

    Đối với câu hỏi đầu tiên, mặc dù dự báo chính trị thậm chí còn khó hơn dự báo kinh tế, nhưng các chuyện lạ là việc ủng hộ mạnh cho Hillary Clinton. Tuy nhiên, khi cuộc đua càng về nước rút (ít nhất là cho đến thời gian gần đây) đã là một chuyện bí ẩn: Clinton là một trong những ứng cử viên tổng thống có khả năng nhất và chuẩn bị chu đáo nhất mà Hoa Kỳ có được, trong khi Trump là một ứng cử viên có trình độ ít nhất và chuẩn bị tệ nhất. Hơn nữa, chiến dịch của Trump đã làm sống lại hành vi của Trump mà nó có thể hũy diệt các cơ hội của ứng cử viên trong quá khứ.

    Vì vậy, tại sao người Mỹ chơi trò tự sát bằng súng roulette của Nga? (điều này có nghĩa là cơ hội thắng cúa Trump là một trong sáu) Những người ở bên ngoài nước Mỹ muốn biết câu trả lời, vì kết quả bầu cử cũng sẽ ảnh hưởng đến họ, dù họ không có thể gây ảnh hưởng.

    Và điều này đưa chúng ta đến câu hỏi thứ hai: tại sao Đảng Cộng Hòa đề cử một ứng cử viên mà ngay cả các nhà lãnh đạo Đảng cũng từ bỏ?

    Rõ ràng, để được điều này, có nhiều yếu tố đã giúp cho Trump đánh bại được 16 đối thủ chính của đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ. Vấn đề nhân cách đóng một vai trò và một số người dường như ủng hộ Trump qua các chương trình phóng sự truyền hình về thực tế.

    Nhưng một số yếu tố cơ bản khác cũng đã góp phần trong nước rút của cuộc đua. Đầu tiên, về mặt kinh tế, có nhiều người Mỹ đang sống tồi tệ hơn so với một phần tư thế kỷ trước. Thu nhập trung bình của một nam nhân công làm toàn thời gian là thấp hơn so với 42 năm trước đây, và những người có học vấn thấp đang ngày càng gặp khó khăn để có được một công việc toàn thời gian và được trả lương đàng hoàng.

    Thật vậy, tiền lương thực tế (sau khi được điều chỉnh do mức lạm phát) ở dưới cùng của bảng phân phối thu nhập là xấp xĩ bằng mức lương cách đây 60 năm. Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi Trump tìm thấy một số đông người dễ chấp nhận khi ông nói về tình trạng của nền kinh tế là tệ hại. Nhưng Trump đã sai lầm cả về chẩn đoán và trị liệu. Toàn bộ nền kinh tế Mỹ đã đạt thành tựu tốt trong sáu thập niên qua: GDP đã tăng gần sáu lần. Nhưng những thành quả của sự tăng trưởng đó đã dành cho một số tương đối ít người, những người như Trump, do một phần lý do là việc giảm thuế quy mô mà ông sẽ mở rộng và đào sâu hơn.

    Đồng thời, các cải cách mà các nhà lãnh đạo chính trị hứa sẽ đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả - như thương mại và tự do hóa tài chính - đã không được thực hiện. Rõ ràng là họ khó giử được. Và đối với những người mà mức sống đã bị chững lại hoặc giảm đi, họ đi đến một kết luận đơn giản: các nhà lãnh đạo chính trị của nước Mỹ hoặc là không biết những gì họ đang nói hay là họ đang nói dối (hoặc cả hai).

    Trump muốn đổ lỗi cho tất cả các vấn đề của Mỹ là do thương mại và di dân. Trump sai lầm. Mỹ sẽ phải đối mặt với một trào lưu giải công nghiệp hóa mà thậm chí không cần thương mại với tự do nhiều hơn: toàn bộ công việc làm trong khu vực chế biến đã giảm, với thành qủa cuả việc tăng năng suất vượt quá nhu cầu tăng trưởng.

    Trong khi các hiệp định thương mại đã thất bại, đó là không phải vì Mỹ đã khôn ngoan hơn các đối tác kinh doanh của mình; mà là vì các chương trình nghị sự thương mại của Mỹ đã được định hình bởi những lợi ích của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Mỹ đã thành công, và đó là do đảng Cộng Hòa đã ngăn chận mọi nỗ lực để làm cho người Mỹ tệ hơn bởi vì các hiệp định thương mại sẽ chia sẻ các lợi ích.

    Vì vậy, nhiều người Mỹ cảm thấy họ bị thua thiệt bởi các lực lượng nằm bên ngoài sự kiểm soát của họ, việc này dẫn đến kết quả là rõ ràng không có công bằng. Các giả định từ lâu cho rằng nước Mỹ là một đất nước của cơ hội và mỗi thế hệ sau sẽ tốt hơn thế hệ trước – điều này nay đã được đặt thành vấn đề. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể thành một bước ngoặt cho nhiều cử tri: chính phủ của họ đã giúp cho các chủ ngân hàng giàu có, mà đó là những người đã mang nước Mỹ đến bờ vực của sự đổ nát, trong khi chính phủ dường như không làm gì cho hàng triệu người Mỹ bình thường, mà chính họ là những người bị mất việc và mất nhà. Hệ thống này không chỉ tạo ra các kết quả không công bằng, nhưng dường như là gian manh để làm như vậy.

    It nhất là một phần trong các hỗ trợ dành cho Trump dựa trên cơ sở là có sự giận dữ càng lan rộng, nó bắt nguồn từ sự mất lòng tin nơi chính phủ. Nhưng chính sách đề xuất của Trump sẽ làm cho tình hình đang xấu càng tồi tệ hơn. Điều chắc chắn là có một liều thuốc kinh tế lôi kéo nhau theo các loại mà ông hứa hẹn, việc cắt giảm thuế với mục đích gần như hoàn toàn giúp cho người Mỹ giàu có và các doanh nghiệp, từ đó sẽ tạo ra kết quả không tốt hơn so với những gì mà họ đã cố gắng trong thời gian gần đây.

    Trong thực tế, phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Mexico, và các đối tác thương mại khác của Mỹ, nếu như theo lời hứa của Trump, thì sẽ làm cho tất cả người Mỹ nghèo hơn và tạo ra những trở ngại mới cho sự hợp tác cần thiết trên toàn cầu để giải quyết các vấn đề quan trọng như Nhà nước Hồi giáo (IS), chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, và biến đổi khí hậu. Sử dụng số tiền có thể được đầu tư vào công nghệ, giáo dục, cơ sở hạ tầng để xây một bức tường giữa Mỹ và Mexico là một chuyện lãng phí nguồn lực gấp đôi.

    Có hai thông điệp mà giới lãnh đạo chính trị của Mỹ nên lắng nghe. Các lý thuyết đơn giản và cực đoan về thị trường theo trường phái tân tự do đã định hình nhiều chính sách kinh tế trong suốt bốn thập niên qua, nó gây nhiều lầm lạc tệ hại, đó là việc tăng trưởng GDP phải trả cái giá là tình trạng bất bình đẳng tăng cao. Các biện pháp kinh tế lôi kéo nhau đã không có và sẽ không thể hữu hiệu. Thị trường không tồn tại trong một khoàng chân không. Các "cuộc cách mạng" do Thatcher-Reagan soạn lại các quy tắc và tái cấu trúc các thị trường vì lợi ích của những người ở thượng tầng, nó đã thành công trong khi cùng lúc làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, nhưng nó hoàn toàn thất bại trong nhiệm vụ là thúc đẩy tăng trưởng.

    Điều này dẫn đến thông điệp thứ hai: chúng ta cần phải tái tu chỉnh các quy tắc của nền kinh tế, lần này là để đảm bảo rằng các công dân bình thường được hưởng lợi. Các chính trị gia ở Mỹ và ở những nơi khác xem thường bài học này sẽ phải chịu trách nhiệm. Thay đổi nào cũng có rủi ro. Nhưng hiện tượng Trump - và nhiều diễn biến chính trị ít tương tự hơn ở châu Âu - đã hé lộ những rủi ro lan rộng do họ không để ý đến thông điệp này: các xã hội phân hoá, các nền dân chủ băng hoại và các nền kinh tế suy yếu.

    ***

    Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel về Kinh tế học, Giáo sư Đại học Columbia, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông là Phó Chủ tịch và Kinh tế Trưởng của Ngân hàng Thế giới. Tác phẩm mới nhất là Rewriting the Rules of the American Economy

    Nguyên tác: How Trump Happened

    https://www.project-syndicate.org/commentary/trump-candidacy-message-to-political-leaders-by-joseph-e--stiglitz-2016-10


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X