Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thư Bằng Phong Đặng Văn Âu gửi nhà văn Phan Nhật Nam

Collapse
X

Thư Bằng Phong Đặng Văn Âu gửi nhà văn Phan Nhật Nam

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thư Bằng Phong Đặng Văn Âu gửi nhà văn Phan Nhật Nam

    Chỉ post lên cho độc giả xem, tôi hoàn toàn không có ý kiến gi cả...... Đúng hay Sai??



    Một mặt trận hai kẻ thù
    Việt cộng bán nước, Tàu phù xâm lăng

    ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ
    THƯ GỬI NHÀ VĂN PHAN NHẬT NAM
    BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU

    Quận Cam, Thành phố Westminster, ngày 19 tháng 6 năm 2016

    Phan Nhật Nam thân mến,

    Dù giã từ vũ khí hơn 41 năm, tâm tư tôi cho tới ngày hôm nay vẫn mang nỗi niềm uất hận, đắng cay giống như nhà thơ Thanh Nam khi mới đặt chân đến đất Mỹ:

    “Ta như người lính vừa thua trận,
    Nằm giữa sa trường nát gió mưa”.


    Uất hận, đắng cay vì cuộc chiến đấu bảo vệ nền tự do dân chủ của Miền Nam hoàn toàn có chính nghĩa và được một quốc gia hùng cường nhất thế giới tận lực giúp đỡ mà cuối cùng chúng ta thua trận. Tôi nghĩ người Mỹ cay đắng, uất hận hơn chúng ta, bởi vì họ trót đến giúp một dân tộc bị một ngàn năm đô hộ giặc Tàu và một trăm đô hộ giặc Tây. Cho nên, cái dân tộc ấy cùng một lúc mang hai căn bệnh: Bệnh Phong Kiến và Bệnh Thực Dân. Do đó bà Mẹ Việt Nam đã sản sinh ra một lũ con vừa lai căng vừa bội tình. Tôi phát biểu như thế, chắc chắn có những người Việt thường tự hào về bốn ngàn năm văn hiến sẽ phản đối. Nhưng xin hãy bình tĩnh để nhận thấy lời tôi nói là đúng hay sai.

    Bọn lai căng ấy là bọn điên say tôn thờ cái chủ nghĩa ngoại lai tàn ác, vong bản, phi nhân cộng sản. Và bọn bội tình ấy là bọn sống nhờ vào viện trợ Mỹ được ăn trên ngồi trước, được hưởng đặc quyền, đặc lợi nhiều nhất lại phản bội kẻ giúp đỡ mình (người Mỹ) và phản bội lẫn nhau. Nếu người Mỹ ủng hộ bất cứ chính khách nào khác không phải ông Ngô Đình Diệm và không phải là người Công giáo, thì chính khách đó vẫn bị cái bọn lai căng và bọn bội tình cấu kết nhau lật đổ.

    Sau khi đọc cuốn “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” của Cụ Hoàng văn Chí, xuất bản năm 1959, tôi gia nhập vào đảng Đại Việt, vì nghe nói đảng Đại Việt chống Cộng. Tôi chỉ biết tên lãnh tụ là Anh Cả, nhưng không ai nói cho tôi biết Anh Cả kéo quân ra Ba Lòng lập chiến khu chống Ngô Đình Diệm. Trong đảng, tôi thường nghe nói Ngô Đình Diệm độc tài, giết hại đồng chí ta, cho nên tôi cũng chống ông Ngô Đình Diệm. Nói thật, khi nghe tin Quân đội đảo chánh Ngô Đình Diệm năm 1963, tôi đã hân hoan reo mừng. Thế nhưng, dần dà thấy tình hình càng ngày càng bất ổn. Chỉnh lý, đảo chánh, “Phật giáo” xuống đường liên tục, rồi lại nghe ông Johnson, Tổng thống Hoa Kỳ, gọi các Tướng lĩnh đảo chính Ngô Đình Diệm là lũ côn đồ (Thugs), tôi mới thấy sự lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm là sai lầm. Tôi ân hận mình đã reo hò trước cái chết thảm thương của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

    Chỉ có những phần tử đầy ác ý mới không nhìn thấy ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước. Khi được vua Bảo Đại mời giữ chức Thượng thư Bộ Lại (tức là chức Thủ tướng ngày nay), việc đầu tiên ông làm là yêu cầu Thực dân Pháp thay đổi đường lối cai trị. Khi lời yêu cầu không đạt kết quả, ông Diệm từ chức không nuối tiếc. Năm 1954, một lần nữa ông Diệm được vua Bảo Đại mời giữ chức Thủ tướng. Ông Diệm thoái thác, nhưng cuối cùng phải nhận lời vì bị vua Bảo Đại đặt trách nhiệm đối với Tổ Quốc trên vai ông. Ông Diệm không chạy chọt hay tranh giành với ai để được làm Thủ Tướng.

    Đã có quá nhiều bằng chứng lịch sử để không ai có thể phủ nhận lòng yêu nước của ông Diệm. Tôi chỉ đưa ra một ví dụ: Trước năm 1954, ở Miền Bắc, Đức Cha Lê Hữu Từ lập ra khu tự trị Bùi Chu Phát Diệm vừa chống Thực dân Pháp, vừa chống cộng sản bằng lực lượng vũ trang. Đảng Cộng sản toa rập với quan thầy, chia hai đất nước. Lực lượng võ trang của Đức Cha Lê Hữu Từ di cư vào Nam. Đức Cha xin ông Diệm cho phép lực lượng vũ trang đó được biệt lập. Nhưng ông Diệm không đồng ý, bởi vì ông không chấp nhận có một Quân Đội trong Quân Đội Quốc gia. Cho nên, ông buộc lực lượng vũ trang Cao Đài, Hòa Hảo phải giải tán và sát nhập vào Quân Đội Quốc Gia Việt Nam là chính đáng.

    Ông Ngô Đình Diệm về nước, nhận lãnh một đất nước tan hoang vì chiến tranh, một xã hội băng hoại do bọn chủ sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới và chủ ổ điếm Bình Khang tung hoành. Ông lãnh một quân đội do Thực dân Pháp để lại, kiêu căng, ngạo mạn. Ông mời vị Tướng cao cấp nhất là Nguyễn văn Hinh làm Tổng Tham Mưu trưởng thì bị Nguyễn văn Hinh nói vào mặt: “Tôi không biết ông là ai” mà đành nuốt nhục, chứ không dám trừng phạt, vì thế lực của Thực dân còn mạnh. Ngoài ra ông còn lo định cư cho gần một triệu đồng bào di cư từ Miền Bắc. Những tên tay sai Thực dân như Trần Đình Lan, Vương văn Đông cấu kết các phần tử phản loạn làm đảo chánh ông năm 1960, thất bại, chạy sang “mẫu quốc” sống. Ông Diệm không xử tử hình tên Việt Cộng Hà Minh Trí ám sát hụt ông ở Ban Mê Thuột. Ông Diệm không xử tử hình ông Hà Thúc Ký kéo quân ra Ba Lòng chống ông. Tôi nhắc đến sự kiện này để chứng minh ông Diệm không kéo lê máy chém khắp nước để giết người yêu nước như bọn Việt Cộng tuyên truyền. Đó là sự kiện lịch sử không thể chối cãi. Dĩ nhiên ông Diệm có phạm một số sai lầm, tại vì ông xuất thân từ nền văn hóa phong kiến. Ông Diệm không phải là Thần Thánh.

    Tổ tiên ta dạy: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Đó là một định luật bất di bất dịch. Việt Nam Cộng Hòa chết, chính là vì sự chia rẽ. Lẽ ra, lãnh tụ các đảng phái ý thức hiểm họa cộng sản hơn ai hết thì lại không đoàn kết với nhau để báo thù cho Đảng trưởng, lại chia năm xẻ bảy. Dù không đồng ý chính sách của ông Ngô Đình Diệm thì họ vẫn phải ý thức rằng kẻ thù hung hiểm nhất là cộng sản. Nếu để cho cộng sản thắng, ắt toàn dân Miền Nam phải chết, ngay cả cái Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, công cụ xâm lăng của Miền Bắc, cũng bị cộng sản Miền Bắc giết chết.

    Tôi xin nhấn mạnh với Nam, tôi tranh đấu để Việt Nam có tự do dân chủ, quyền con người được tôn trọng; chứ tôi không nuôi tư tưởng dựng lại nền Đệ Nhất hay Đệ Nhị Cộng Hòa. Nhắc lại một chút lịch sử như thế với Nam, tôi chỉ muốn chứng minh cho giới trẻ thấy được rằng do hoàn cảnh lịch sử mà bà Mẹ Việt Nam đã sản sinh ra một lũ lại căng và một lũ bội tình. Các bạn trẻ Việt Nam sinh ra hoặc lớn lên tại nước Mỹ, đã trở thành ngưới Mỹ. Nếu nước Mỹ vì quyền lợi của Mỹ, lại giúp Việt Nam một lần nữa, thì các bạn tham gia trong chính quyền Mỹ như bà Elizabeth Phu hãy giảng cho Tổng thóng Mỹ hiểu rõ căn bệnh của con người Việt Nam, mà các Tổng thống Mỹ đã giúp Việt Nam vào năm 1954 đã không hiểu. Tôi không “hoài” Ngô Đình Diệm hay “hoài” Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ.

    Bạn Phan Nhật Nam thân mến,

    Hôm nay - Ngày 19 tháng 6 - là ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tôi chọn bạn là người để tâm sự vắn dài, vì bạn đang còn chiến đấu trên mặt trận truyền thông. Hầu hết những chiến hữu khác đều noi theo câu “Lão giả an chi” của Khổng Tử để mà sống bình an, tự tại cho qua ngày đoạn tháng.

    Năm 1965, Quốc Trưỏng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát không thể dàn xếp với nhau để điều hành guồng máy lãnh đạo Quốc gia, nên hai ông đồng ý trao quyền lãnh đạo Đất Nước cho các Tướng lĩnh. Đó là một sự chuyển nhượng quyền hành trong hòa bình; chứ không do một cuộc binh biến đảo chánh. Tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ được Hội Đồng Quân Lực chỉ định thi hành nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Hành Pháp Trung Ương - Thủ tướng Chính phủ, sau khi Tướng Nguyễn văn Thiệu và Tướng Nguyễn Chánh Thi quyết liệt từ chối nhiệm vụ.

    Khi lên làm Tư Lệnh Không Quân, ông Kỳ nhận thấy Quân chủng cần có tiếng nói để giương cao hoài bão của người trai thời loạn, nên ông ra lệnh cho Khối Chiến Tranh Chính trị làm một tờ báo, đặt tên Lý Tưởng. Rồi khi ông làm Thủ tướng thì ông chọn Ngày 19 tháng 6 làm Ngày Quân Lực nhằm đánh dấu thời điểm Quân Lực VNCH nhận lãnh trách nhiệm trước nhân dân. Nói một cách nôm na theo thói thường, Tướng Kỳ là cha đẻ Ngày Quân Lực. Nếu vị Tướng nào khác được chọn làm Thủ tướng thì chưa chắc có sáng kiến chọn Ngày 19 Tháng 6 là Ngày Quân Lực. Đó là sự kiện lịch sử.

    Ngày nay, dù nước đã mất vào tay quân xâm lược Miền Bắc, anh em cựu quân nhân VNCH ở khắp nơi trên thế giới cứ đến ngày 19 tháng 6 thì đồng loạt cử hành Ngày Quân Lực để đừng quên mình còn có trách nhiệm với Tổ Quốc và đồng thời nhắc nhở con cháu mình biết rằng cha ông của chúng đã có một thời chiến đấu rất oai hùng, lẫm liệt.
    Nước Việt Nam Cộng Hòa đã mất. Chúng ta mất luôn ba quyền: Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, nhưng chúng ta còn Đệ tứ Quyền. Đó là Quyền Ngôn Luận. Nếu biết sử dụng quyền ngôn luận một cách đứng đắn, chúng ta sẽ có món vũ khí rất hữu hiệu để vừa giương cao chính nghĩa tự do nhân bản mà Miền Nam đã theo đuổi, vừa giáo dục và nâng cao nhận thức chính trị của quần chúng trong công cuộc đấu tranh quang phục quê hương. Khi còn Đất Nước, ta có các quyền nêu trên để gìn giữ kỷ cương. Khi mất nước, không ai có quyền trên ai, mỗi người phải tự giác để không làm tổn thương danh dự một nòi giống anh hùng, chứ không phải là thứ cá mè một lứa. Người Lính vốn được rèn luyện trong kỷ luật với tiêu chí Tổ Quốc - Danh dự - Trách nhiệm, tình huynh đệ chi binh được đề cao, trước hết Người Lính phải có bổn phận làm gương cho các thành phần khác trong xã hội noi theo.

    Chúng ta phải ghi ơn nhà văn Đạo Cù Trần Tam Tiệp và nhà văn Minh Đức Hoài Trinh, tên thật là Võ thị Hoài Trinh, đã kiên trì đấu tranh với Văn Bút Quốc Tế để Hội Văn Bút dưới thời Việt Nam Cộng Hòa vẫn được tiếp tục nhìn nhận. Đó là định chế duy nhất của VNCH tồn tại tới ngày hôm nay.Một định chế mà bọn cầm quyền cộng sản dù đang cai trị Đất Nước, đã là thành viên của Liên Hiệp Quốc, dùng đủ mọi cách để chen chân vào, nhưng chúng vẫn không đạt được.

    Đó là điểm tích cực. Còn về phần tiêu cực thì có một số sự kiện vô cùng đáng xấu hổ.

    Một ông Tướng của VNCH - Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh - lập ra một tổ chức có tên Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (gọi tắt: Mặt Trận), liên tiếp mở ra nhiều kỳ Đại hội Chính Nghĩa, lòng dân nô nức phấn khởi vô cùng. Nhưng rốt cục, nó là một tổ chức tội ác. Nhà báo Đạm Phong phanh phui sự bịp bợm, liền bị bọn khủng bố giết chết. Tôi đăng bài “Vàng Rơi Không Tiếc” của nhà văn Không Quân Đào Vũ Anh Hùng trên giai phẩm Lý Tưởng liền bị kẻ lạ trong bóng tối gọi điện thoại đe dọa mạng sống. Nhà báo Lê Triết của tờ Văn Nghệ Tiền Phong hài tội Mặt Trận sau khi ông Hoàng Cơ Minh đã chết ở vùng biên giới Thái - Lào năm 1987, cũng bị quân khủng bố hạ sát một cách thê thảm cả hai vợ chồng. Vị chủ báo nào viết bài nghi ngờ Mặt Trận thì Mặt Trận cho đoàn viên đi các nơi tịch thu (cướp), ném báo vào thùng rác hoặc đe dọa cơ sở đăng quảng cáo. Nhà báo Nguyễn Xuân Phác (con trai nhà cách mạng Nguyễn Xuân Chữ) phải đóng cửa báo vì bị đoàn viên Mặt Trận đi tịch thu báo và ném vào sọt rác. Chủ trương của Mặt Trận là nắm độc quyền truyền thông, giống hệt chủ trương của Việt Cộng, không cho ai được phép đặt vấn đề với Mặt Trận.Nếu bạn Nam có mặt ở Mỹ vào thời điểm “cực thịnh” của Mặt Trận thì bạn sẽ chứng kiến cái hiện tượng băng đảng đó.

    Tôi không có bằng chứng để buộc tội Mặt Trận là thủ phạm giết nhà báo, nhưng tôi lập luận rằng Mặt Trận có mục đích giải phóng VN mà người ký giả Việt Nam nào tố giác sự lưu manh của mình thì bị giết, nhưng Mặt Trận không lên án hành vi dã man của quân khủng bố và không nhờ FBI truy tìm thủ phạm để mình không bị quần chúng nghi ngờ, tức nhiên Mặt Trận đồng lõa với tội ác. Còn các cơ quan truyền thông vì sợ bị khủng bố, không dám lên án bọn bất lương cũng tạm cho là được đi, nhưng ít nhất họ phải gửi một lời chia buồn đến thân nhân của đồng nghiệp mình bị sát hại. Riêng tôi, không chấp nhận sự uy hiếp của bọn thảo khấu, tôi đã tự xuất bản một tờ báo lấy tên Thần Phong giống như phi công cảm tử của người Nhật: Thà chết; nhất quyết không chịu để cho bọn thảo khấu làm nhục!

    Theo tôi, các vị Tướng khi thấy có một người cũng là Tướng như mình mà dùng cái chính nghĩa giải phóng Việt Nam để lừa bịp đồng bào, lại còn có hành vi côn đồ như thế, thì phải nghiêm khắc lên án để bảo toàn danh dự Quân Đội. Tiếc thay chỉ có một mình Tướng Kỳ gay gắt lên án Mặt Trận trong buổi tổ chức Đêm Không Gian của Hội Không Quân Houston vào năm 1988. May nhờ anh Hội trưởng Trần văn Nghiêm đã đề phòng trước, nên cảnh sát đã kịp thời ngăn chặn đoàn viên Mặt Trận không thể “cúp” cầu chì tắt điện. Cũng giống như khi bọn phản chiến Mỹ đưa Tướng Nguyễn Ngọc Loan ra tòa đòi trục xuất ông ra khỏi Hoa Kỳ, vì tội xử tử hình tên khủng bố Việt Cộng Bảy Lốp thì các Tướng lãnh khác đều im lặng, mà chỉ có một mình Tướng Kỳ đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, chính ông là người ra lệnh thuộc cấp có quyền xử tử quân khủng bố không mang quân phục, thì không vi phạm quy ước Genève. Tòa án Mỹ ở Alexandria đã bãi nại, Tướng Loan không bị trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ.

    Bạn Nam thân mến ơi! Tôi kể những sự kiện đó để tôi nhắc cho bạn nhớ trước năm 1975, tôi từng nói với bạn rằng quân sĩ của chúng ta anh hùng, dũng cảm như sư tử, nhưng họ bị lãnh đạo bởi những con cừu là đúng. Tướng lĩnh của ta … hèn! Bạn tặng tôi cuốn sách “Những Sự Thật Cần Được Nói Ra” thì hôm nay bắt chước bạn, tôi cũng kể cho bạn nghe đôi điều để bạn biết SỰ THẬT.

    Năm 2003, khi nghe tin Hoàng Cơ Định xúi hai ông Tướng Bùi Đình Đạm và Nguyễn Khắc Bình đứng ra thành lập Tập thể Chiến sĩ để làm ngoại vi cho Mặt Trận, nhưng hai ông Tướng đó khôn lỏi, bèn tiến cử Cựu Đại tá Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Xuân Vinh. Tôi liền gọi điện thoại cho giáo sư Vinh để khuyên ông đừng nhận vì ông đã giã từ Quân Đội lâu ngày, nên không am tường về anh em sau này. Tôi tế nhị dùng lời khuyên đó, vì không thể nói trắng ra rằng ông được chính phủ cho đi du học, rồi trốn luôn không về, tức là ông đã đào ngũ thì không có uy tín để lãnh đạo Tập thể Chiến Sĩ. Nếu nói như thế thì sỗ sàng quá, sao đành? Tôi khuyên ông với hảo ý, vì dù sao ông từng là Tư Lệnh Quân chủng của mình, với lại ông từng được tôi mời hợp tác với Giai phẩm Lý Tưởng do tôi đảm trách. Tôi hoàn toàn không muốn thanh danh của ông bị tổn thương, nhưng ông vẫn quyết tâm dùng Tập thể Chiến Sĩ làm ngoại vi cho Mặt Trận (hay Việt Tân).Hoàng Cơ Định đã chọn sai con gà độ, vì giáo sư Vinh tuy có bằng Tiến Sĩ, nhưng nhận thức chính trị kém và không có khả năng lãnh đạo, lại háo danh.

    Cuối năm 2003, Tướng Nguyễn Cao Kỳ từ California bay sang Houston, gặp một số anh em Không Quân để cho biết rằng có ông Thứ trưởng Ngoại Giao Việt cộng, Nguyễn Đình Bin, mời ông về nước để giải thích cho thành phần bảo thủ trong Đảng hiểu rõ hơn về người Mỹ, dù đã có quan hệ ngoại giao, nhưng vẫn không tin người Mỹ. Tôi khuyên ông Tướng không nên tin vào thiện chí của Việt cộng. Chẳng qua, chúng mời ông về vì biết ông là người Chống Cộng quyết liệt, thì nay chúng mời ông về là vì chúng muốn chứng tỏ với thế giới, đặc biệt đối với Hoa Kỳ, rằng chúng đã cởi mở, sẵn sàng bắt tay kẻ cựu thù. Trước đây đi nói chuyện ở các Đại Học Hoa Kỳ, ông đề nghị Hoa Kỳ phải trở lại Việt Nam vì ông biết trước ý đồ của thằng Tàu luôn luôn mang tham vọng bành trướng thì Việt Nam không thể tránh khỏi trở thành Giao Chỉ Quận một lần nữa. Tôi hỏi ông còn nhớ Nghị sĩ Phạm Nam Sách đã viết báo miệt thị ông là “Chó Nhảy Bàn Độc”? Ông mới chỉ đưa sáng kiến thì đã bị người ta quy cho ông cái tội hòa giải hòa hợp với Việt Cộng. Nay ông đích thân về nước, thì chắc chắn ông sẽ bị bọn Việt Tân có cớ để trả đũa ông, vì trước đây ông đã mạt sát bọn làm Kháng chiến giả hiệu là một lũ ăn cắp. Tôi không muốn thanh danh của ông bị cái bọn đầu đường xó chợ chà đạp, bêu riếu.

    Tướng Kỳ đáp: “Tôi biết anh có lòng quý mến tôi. Anh không muốn tôi bị “lũ hủi” (chữ ông Kỳ thường dùng để chỉ cái đám Việt Tân) bôi nhọ. Nhưng theo như tôi biết, anh là đảng viên trong Đảng Cách Mạng của Cụ Hà Thúc Ký. Anh chấp nhận đi làm cách mạng là chấp nhận hy sinh, thân còn chả tiếc thì tiếc chi danh? Với quan niệm của tôi, người đi làm cách mạng còn giá trị hơn cả người đi tu nữa. Bởi vì đi tu thì có ngày lên chức Giám Mục, Hồng Y hay Thượng Tọa, Hòa Thượng. Còn đi làm cách mạng, tức là chấp nhận làm chiến sĩ vô danh, chẳng được ai cúng dường. Hơn nữa anh là phi công VNCH, đã từng thề một lòng vượt trên lưng gió quyết chiến đấu và thề ra đi không thèm ai tìm xác rơi, mà nay anh khuyên tôi như thế, tức là anh từ bỏ Lý Tưởng rồi sao? Về vấn đề cộng sản thật lòng muốn tôi về nước hay họ chỉ lợi dụng mời tôi về để tuyên truyền chủ trương hòa giải hòa hợp của họ, thì hãy chờ xem rồi sẽ tính sau. Nhưng tôi hỏi anh, có con bệnh nào đang hấp hối mà nằm đó chờ chết hay là đi tìm thầy thuốc để chữa bệnh? Họ đã thú nhận họ đang mắc chứng bệnh nội xâm, tức là bệnh tham nhũng hoành hành. Tôi hỏi anh, ngoài tôi ra, ai là người xứng đáng hơn để chỉ cho họ cách bài trừ tham nhũng? Chắc anh còn nhớ tôi đã xử tử Tạ Vinh? Anh hãy nói cho anh em Không Quân hiểu Hòa Giải Hòa Hợp chỉ có kẻ thắng trận làm được; chứ kẻ thua trận như anh, như tôi thì lấy tư cách gì để hòa giải hòa hợp? Như trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, ông Tướng thắng trận hòa giải với ông Tướng thua trận. Anh hiểu không? Người nào dốt hoặc có ác ý mới chửi tôi đi hòa giải hòa hợp với Việt Cộng. Tôi sẽ nói với nhà cầm quyền cộng sản, khi đánh nhau với Miền Nam, họ tìm cách chia rẽ, phân hóa Miền Nam là để chiến thắng. Nay họ đã ở cương vị cầm quyền cả nước thì họ phải đoàn kết dân tộc để có sức mạnh bảo vệ Tổ Quốc, như khi tôi cầm quyền thì tôi đã hòa giải với Fulro.

    Từ khi tham gia đoàn thể cách mạng, chưa ai nói với tôi người đi làm cách mạng có giá trị hơn người đi tu. Thế mới biết cô Oriana Fallaci, ký giả người Ý thân Cộng, nhận xét về Tướng Kỳ rất đúng bằng câu kết luận sau cuộc phỏng vấn Tướng Kỳ vào năm 1967: “Nguyễn Cao Kỳ đáng... là lãnh tụ của một vùng đất thiếu lãnh tụ một cách đau đớn. Qúy vị sẽ nhận thấy điều đó khi ngỡ ngàng lắng nghe ông ta khoảng hơn 10 phút. Tướng Kỳ không phải là một anh chàng ngố, ông ta có điều muốn nói, và ông nói huỵch toẹt mà không sợ vạ miệng”. Do cơ may, vì tôi có anh Đặng văn Châu – như Nam đã biết – là người giao thiệp rộng, từng là bạn hữu của nhiều nhân vật lãnh đạo chính trị hay Tướng lĩnh, nên tôi cũng có cơ hội tiếp xúc với nhiều vị. Tôi nhận thấy ông Kỳ tuy không có bằng cấp cao, nhưng ông là người có viễn kiến nhìn xa hơn các chính khách, các Tướng lĩnh và dám làm điều gì mà ông nhận thấy đúng cho Đất Nước, bất chấp thị phi của thiên hạ.

    Ông Kỳ nói: “Nếu tất cả ba triệu người tị nạn Việt Nam khắp thế giới đoàn kết với nhau, cũng không đủ sức mạnh lật đổ bọn cầm quyền cộng sản. Huống chi đảng phái thì chia rẽ, một ông Tướng lập Mặt Trận cứu nước thì lừa đảo, lấy tiền bỏ túi cho anh em dòng họ. Còn các ông Tướng khác không nằm im, thì chui vào Chính phủ lưu vong Nguyễn Hữu Chánh. Biểu tình Chống Cộng để biểu dương tinh thần thì OK, nhưng anh có tin rằng Chống Cộng kiểu đó thì có thể thay đổi Đất Nước được không? Tôi về nước để khuyên bọn cầm quyền hãy đi với Mỹ, thay đổi đường lối cai trị mà nếu chúng nghe theo thì ích cho dân cho nước, còn hơn là không làm gì?” Tôi nhận thấy lập luận của Tướng Kỳ là đúng, bởi vì tôi biết ông hết lòng với Đất Nước; chứ không phải là loại chính trị gia xôi thịt, đón gió trở cờ. Tướng Kỳ đề nghị Hoa Kỳ phải “xoay trục” về Châu Á từ thế kỷ trước, nay chính sách của Mỹ mới thi hành! Có phải đúng là Tướng Kỳ có viễn kiến nhìn xa trông rộng không?

    Khi có vụ Trương Như Tảng vượt biển đào thoát chế độ, rồi đến Hoàng văn Hoan chạy sang Bắc Kinh lánh nạn, có nhóm người tranh đấu Chống Cộng đề nghị sử dụng lá bài “Hoan - Tảng” để chống Hà Nội. Hai anh thanh niên mặt mũi khôi ngô, tuấn tú đến gặp tôi và tự giới thiệu họ đang hoạt động trong một tổ chức phục quốc. Hai anh biết tôi quen thân Thiếu Tướng Kỳ, nên nhờ tôi giới thiệu với Tướng Kỳ để bàn một việc. Tôi đưa hai anh đến gặp Tướng Kỳ. Họ đề nghị Tướng Kỳ đi Bắc Kinh, gặp Hoàng văn Hoan để thành lập một liên minh chống Hà Nội. Họ sẽ cung cấp mọi phí tổn. Tướng Kỳ ngồi im, lắng nghe họ thuyết phục, rồi trả lời: “Tôi khen hai anh có lòng yêu nước. Nhưng tôi dặn hai anh về điều này trên bước đường tranh thủ độc lập cho quốc gia. Người xưa thường nói kẻ thù của kẻ thù là bạn ta. Nhưng cái ông bạn mà ta dự định làm liên minh đó thì không được, bởi vì ông bạn đó là người của Trung Cộng thì chúng ta vô tình ra tay giúp một Trần Ích Tắc, một Lê Chiêu Thống hay sao? Tôi đề nghị các anh về nói lại với tổ chức của các anh hãy từ bỏ ý định đó đi.” Nhớ lại buổi gặp gỡ đó, tôi biết Tướng Kỳ luôn luôn lo sợ Việt Nam sẽ trở thành Châu Quận của Tàu một lần nữa. Ông tin tưởng chỉ có Mỹ mới có thể giúp Việt Nam thoát ảnh hưởng Tàu. Ông đề nghị Mỹ xoay trục từ thế kỷ trước là đúng, tức là có viễn kiến. Tôi phục ông Kỳ ở chỗ dám nghĩ dám làm, bất chấp thị phi.

    Điều tôi không ngờ là người đầu tiên lên tiếng trên đài RFA và viết Tuyên Cáo mạt sát Tướng Kỳ không tiếc lời là giáo sư Nguyễn Xuân Vinh. Ông chê Tướng Kỳ “không có căn bản học vấn”, tôi viết bài nhận xét về bản Tuyên Cáo rằng giáo sư Vinh cậy có bằng cấp Tiến sĩ tỏ ra khinh miệt một người từng là Tư Lệnh KQ, là Thủ Tướng, là Phó Tổng Thống không có căn bản học vấn mà quên rằng giáo sư đang lãnh đạo Tập thể Chiến sĩ gồm những sĩ quan có trình độ học vấn như ông Kỳ, thì đủ chứng tỏ ông khinh miệt những chiến sĩ dưới quyền ông. Lịch sử của ta có kẻ chăn trâu như Đinh Bộ Lĩnh, như Lê Lợi chỉ là Đình trưởng đất Lam Sơn, như Nguyễn Huệ theo anh đi thâu thuế chợ ở Bình Định mà trong con mắt ngạo mạn của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh thì ông coi các anh hùng nêu trên đều là những kẻ không có căn bản học vấn. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh phản ứng lại bài nhận xét của tôi bằng cách gửi email khắp thế giới, gọi tôi là “thằng côn đồ, đứa đểu cáng” mà ông quên đi mấy năm trước ông viết sách ca tụng tôi lên tận mây xanh. Tôi không buồn giận giáo sư Vinh, nhưng tôi thương cho Đất Nước Việt Nam mình tại sao sản sinh ra một ông Tư Lệnh KQ, một ông Giáo sư Đại Học có bằng Tiến Sĩ mà dùng lời lẽ khiếm nhã giống như người chưa cắp sách đến trường bao giờ.

    Giáo sư Vinh còn phóng đi một email như sau: “Theo một nguồn tin rất chính xác, vợ chồng Nguyễn Cao Kỳ được Mỹ cho 200 ngàn đô la để về Việt Nam đề nghị hòa hợp hòa giải với cộng sản, xong qua Thái Lan sống ẩn dật; chứ không dám trở về Hoa Kỳ”. Chẳng biết ông Vinh lấy tin ấy đâu ra? Làm Chủ tịch Tập thể Chiến sĩ mà giáo sư Vinh phóng ra một tin vịt thì còn gì là thể thống?

    Khi Tướng Kỳ từ Việt Nam về, ông Đỗ Vẫn Trọn ở San José phỏng vấn Tướng Kỳ và hỏi: “Khi ông Tướng về Việt Nam, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn gắt gao lên án ông Tướng về nước đầu hàng cộng sản. Bây giờ ông Tướng có bằng lòng nói chuyện với giáo sư Vinh không? Tướng Kỳ nhận lời ngay. Lập tức ông Đỗ Vẫn Trọn gọi điện thoại hỏi ý kiến giáo sư Vinh, thì giáo sư Vinh trả lời ông bận lo chuyện Tập Thể, nên chẳng nói chuyện với ai cả. Tôi không hiểu tại sao giáo sư Vinh hèn như thế! Tại sao giáo sư Vinh không lấy tư cách là Chủ tịch Tập thể, đứng ra triệu tập một phiên họp, rồi mời Tướng Kỳ đến điều trần, giống như sinh hoạt dân chủ của nước văn minh?

    Khi Tướng Kỳ làm Thủ Tướng, ông ra lệnh cho Bộ Quốc Phòng xóa bỏ lệnh tầm nã ông Vinh vì tội đào ngũ, để mời ông Vinh về làm Tổng Trưởng Thông Tin. Hai vợ chồng ông Vinh được chính phủ chu cấp mọi phí tổn, nhưng về tới Việt Nam, thấy tình hình chiến tranh sôi động, nên quay về Mỹ để tiếp tục nghề dạy học. Ông Vinh không đến nỗi vô ơn để quên sự đối xử tử tế của Tướng Kỳ, chẳng qua ông phải làm theo lệnh của Hoàng Cơ Định, vì trót đem thân làm ngoại vi cho Việt Tân?

    Nhà báo Vũ Ánh, Chủ bút tờ báo Người Việt, dùng bút hiệu Vũ Huy Thục viết bài chê bai Tướng Kỳ, đăng làm nhiều kỳ. Tôi viết e-mail yêu cầu Vũ Ánh phải chứng tỏ mình là nhà báo có lương tâm, hãy đến nhà ông Kỳ ở tại Quân Cam để làm cuộc phỏng vấn đàng hoàng để độc giả biết thực hư; chứ không nên dùng bút hiệu như bọn nặc danh viết bài đả kích một chiều như cái kiểu báo chí cộng sản. Vũ Ánh im lặng. Tôi hoài nghi tính lương thiện và lập trường của nhà báo Vũ Ánh, người đã cho in thơ ca tụng lãnh đạo CSVN, cho in hình cờ VNCH trong chậu rửa chân… Trước 1975, tôi thường chở nhà báo đi làm phóng sự chiến trường. Vũ Ánh cũng là nhà báo đi trên máy bay do tôi lái nhiều lần. Anh ta tỏ ra rất thán phục con người Tướng Kỳ trong sạch, bình dân, yêu thương chiến hữu.

    Ông Phan Ngọc Tiếu của đài truyền hình Saigon TV phỏng vấn Tướng Kỳ và dự định trình chiếu nhiều kỳ. Nhưng mới chiếu lần đầu thì bị bọn thảo khấu gọi vào đài hăm dọa, không được phép chiếu nữa. Tôi nghi ngờ bọn ấy là Việt Tân, vì người tử tế không ai sử dụng hành vi côn đồ như thế cả.

    Cô Tammy Trần - con gái của bác sĩ Trần văn Thuần ở Houston - làm việc cho hãng tin AP, phỏng vấn Tướng Kỳ bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết sự trở về Việt Nam của Tướng Kỳ là có lời yêu cầu của chính phủ George W. Bush, cho nên có viên Đại Tá Mỹ tháp tùng trong chuyến đi. Tướng Lâm Quang Thi liền viết một bài bằng Anh ngữ mô tả Tướng Kỳ giống như một thằng hề (clown), có nội dung cảnh báo nếu Mỹ dùng Kỳ là sai lầm. (có lẽ ý tác giả bài viết tự cho mình mới là candidate tốt để Mỹ dùng?). Phải chăng Tướng Lâm Quang Thi đã quên ông được Tướng Ngô Quang Trưởng chỉ định làm Tư Lệnh Tiền Phương thì ông dùng tàu Hải Quân neo ngoài khơi cửa Thuận An để điều động bằng vô tuyến. Khi Thủy Quân Lục Chiến của ta còn đang quần thảo với địch, thì Tướng Thi cho lệnh tàu rời vị trí để về Saigon và dọt sang Mỹ. Trong khi đó, sáng ngày 29 tháng Tư năm 1975, Tướng Kỳ còn bay trên bầu trời Saigon để hướng dẫn Đại Úy phi tuần trưởng Trần văn Đức oanh kích vào ổ hỏa tiễn 122 ly VC phóng vào Tân Sơn Nhất. (Đại Úy Đức hiện đang ở Hoa Kỳ, nếu đọc những dòng chữ này, chắc anh còn nhớ Tướng Kỳ dặn khi hoàn tất phi vụ thì về nhà ông nhậu). Sáng hôm đó, tôi thấy Nam một tay cầm khẩu súng M16, một tay dắt vợ con. Tôi gọi giật bạn: “Ê Nam! Mày đi đâu vậy? Hãy chờ tao một chốc, chừng nào cơn pháo của địch tạm ngưng thì dọt ra phi cơ đi với tao”. Cách đây không lâu, bạn còn nhắc đến cái thời khắc nhức tim đó mà. Nếu Tướng Kỳ không sang Tổng Tham Mưu để liên lạc với Tướng Nguyễn Khoa Nam nhằm cố thủ Vùng IV thì làm sao ông bốc theo Tướng Ngô Quang Trưởng đang bị Tổng Thống Thiệu nhốt ở Tổng Tham Mưu để sang Hoa Kỳ năm 1975?

    Đám Việt Tân chửi ông Kỳ đào ngũ trước địch quân. Tôi điện thoại cho Tướng Ngô Quang Trưởng hãy nói cho đồng bào biết tới sáng ngày 29 Tháng Tư, ông Kỳ còn bay trên trời, hướng dẫn khu trục đánh vào ổ pháo kích Việt Cộng; rồi cứu ông rời Việt Nam. Tiếc thay! Tướng Trưởng im lặng.

    Bạn Phan Nhật Nam thân mến,

    Lâu nay, tôi nghi ngờ SBTN là công cụ của Việt Tân, nên một hôm tôi hỏi bạn nghĩ gì khi nhạc sĩ Trúc Hồ ngang nhiên tuyên bố: “Chúng ta đòi lật đổ chính quyền Việt Nam là sai, bởi vi Nhà Nước Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam đã được hơn một trăm quốc gia trên thế giới nhìn nhận. Chúng ta chỉ xin họ tôn trọng nhân quyền thôi”. Ở nước tự do, người nào cũng có quyền phát biểu quan điểm cá nhân. Nhưng nhạc sĩ Trúc Hồ, một Tổng Giám đốc cơ quan Truyền Thanh lớn, có đông khán thính giả mà anh ta dùng chữ “Chúng Ta”, có phải anh ta muốn áp đặt đường lối đấu tranh của riêng anh ta lên tất cả người Việt chống Cộng sản phải đi theo?” Bạn trả lời cộc lốc: “Nó chỉ là đứa con nít, biết gì chính trị”, rồi bạn quay đít bỏ đi. Tôi quá đỗi ngạc nhiên trước thái độ của bạn. Dù sao hai chúng ta là bạn thân từ thuở “dựa lưng nỗi chết”. Không lẽ điều thắc mắc của tôi làm bạn khó chịu? Có nhiều người như ông Nguyễn Quốc Đống, cựu sinh viên sĩ quan Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Khóa 13, Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên thắc mắc lập trường của Trúc Hồ một cách nghiêm chỉnh, hợp lý mà Trúc Hồ im lặng.Chẳng lẽ một người Chống Cộng già dặn như Nam, lại không có một chút nghi ngờ hành vi lấp lửng của Trúc Hồ? Nam thừa biết Miền Nam mình thua trận, phần lớn là do truyền thông cơ mà! Tôi tin rằng Nam không tối dạ tới mức không nhận ra thủ đoạn của bọn cộng sản đang cấy người ở hải ngoại.

    Khi nhà báo Hoa Kỳ làm phim điều tra “Terror In Little Saigon” về cái chết của 5 nhà báo người Mỹ gốc Việt, phát ngôn viên Việt Tân Hoàng Tứ Duy - con trai Hoàng Cơ Định - lên tiếng phản đối và đổ tội cho anh A.C. Thompson cố ý nhục mạ Cộng Đồng. Hành động hốt hoảng đó khiến cho quần chúng tin rằng Việt Tân sợ bị phanh phui tội ác, bởi vì nếu Việt Tân không liên can đến cái chết của 5 nhà báo thì không bao giờ phải hốt hoảng như thế. Theo tôi, các cơ quan truyền thông Việt Nam phải ngỏ lời cám ơn ký giả A.C. Thompson đã bỏ công đi tìm công lý cho nhà báo VN bị quân khủng bố sát hại mới phải. Trước kia vì sợ Mặt Trận mà im lặng, thì nay có phải vì tiền mà họ im lặng? Tôi khinh bọn làm truyền thông phục vụ cho Kháng Chiến Bịp, giết chết niềm tin vào Chính Nghĩa Dân Tộc.

    Nhờ anh A.C. Thompson, tôi có thêm dữ liệu để viết bài “KTG Nguyễn Xuân Nghĩa, Anh Là Ai?”. Có lẽ Nam là nhà văn lớn, không thèm đọc bài viết của một thằng bạn xưa, chỉ biết cầm cần lái máy bay? Nếu Nam đã đọc, chắc Nam cũng phải thấy những vấn đề tôi nêu ra với ông Nghĩa không phải là xoi mói có tính cạnh tranh nghề nghiệp. Tôi nhận thấy ông Nguyễn Xuân Nghĩa là nhân vật lợi hại, một người cháu của Tổng Bí thư Cộng sản - Nguyễn văn Linh - rời đảng Việt Tân để giao du thân mật với các nhà làm truyền thông, rồi có thủ đoạn khống chế truyền thông, tức là có ý đồ. Tôi ngờ rằng Nguyễn Xuân Nghĩa tha mạng Đỗ Ngọc Yến - người sáng lập tờ báo Người Việt - là để sử dụng tờ Người Việt sau này, chứ chẳng phải tử tế gì với Đỗ Ngọc Yến. Tôi chứng minh Nguyễn Xuân Nghĩa là người lừa đảo khi đăng những bức thư của Chủ tịch HCM từ chiến khu quốc nội gửi ra thăm đồng bào, trong khi HCM đã chết, rồi dùng Cờ Vàng dán vào những lon đựng tiền yểm trợ Kháng Chiến đặt lây lất ở các nơi chợ búa, quán ăn là có mục đích bôi nhọ Lá Cờ Vàng. Nguyễn Xuân Nghĩa không thể trả lời những thắc mắc của tôi, vì đó là bằng chứng hiển nhiên. Thế nhưng, Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn được tờ Người Việt trọng dụng thì tất nhiên tôi phải hoài nghi lập trường của tờ Người Việt.

    Nam thường khoe mình giỏi về khoa tử vi, tướng số. Nam hãy nói giùm tôi tướng mạo của Nguyễn Xuân Nghĩa thuộc loại người như thế nào mà có khả năng làm cho một đám văn nghệ sĩ, nhà báo bu quanh? Văn nghệ sĩ gì mà bu quanh một người lừa đảo, làm mất niềm tin của người Chống Cộng?

    Vừa rồi, ký giả Bùi Dương Liêm phỏng vấn Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Đạm Phong bị quân khủng bố ám sát. Tôi nhận thấy Nguyễn Thanh Tú mồ côi cha từ lúc còn nhỏ, nhưng nói tiếng Việt rất sõi và phong cách rất chững chạc, có thể nói hơn hẳn những nhà hoạt động chính trị hiện nay. Nhờ có sự giúp đỡ của truyền thông Hoa Kỳ, của FBI, Tú có nhiều dữ kiện chứng minh tội ác của Việt Tân, trong đó chuyện ông nhạc sĩ Trúc Hồ lợi dụng hai bài nhạc của Việt Khang để làm kinh tài (cho ai thì chưa biết), thu lợi cả nửa (1/2) triệu đô la, mà chỉ trả cho Việt Khang 250 đô la. Tôi tin Nguyễn Thanh Tú có bằng chứng trong tay, mới dám tiết lộ điều đó. Nếu không, Trúc Hồ sẽ kiện. Giống như tờ Người Việt đã kiện tờ Saigon Nhỏ và đã thắng kiện.

    Trong vụ tranh chấp giữa Người Việt và Saigon Nhỏ, tôi khuyên Nam nên đứng ngoài, vì đó là sự tranh thương; chứ không phải vì quan điểm chính trị. Nam không nghe. Nam viết thư cho khoa học gia Dương Nguyệt Ánh với lời lẽ gia trưởng, lập luận lại tồi,khiến cho bà Dương Nguyệt Ánh trả lời bằng một bức thư mà tôi có cảm tưởng rằng nếu là tôi thì tôi bẻ bút, không dám viết lách gì nữa cả.

    Hôm Nam đi Pháp về. Tôi tính bước chân sang thăm Nam để hỏi Nam qua Pháp có gì vui. Bỗng nhiên tôi thấy Nguyễn Xuân Nghĩa tay ôm xấp hồ sơ đến nhà Nam đang trú ngụ. Từ trong nhà, Nam bước ra đón nhận hồ sơ một cách vội vã. Nguyễn Xuân Nghĩa cũng vội vã ra xe dzọt đi; chứ không vào nhà Nam. Tôi cũng quay trở lại nhà mình; chứ không vào để uống với Nam một ly.

    Tôi thường nghe Nam nói về mình một cách kiêu hãnh. Bạn bè của Nam phải là người phi thường. Tôi biết tôi bình thường, nhưng khi Nam đòi dọn tới ở với tôi là tôi hoan hỉ nhận lời ngay. Bởi vì tôi biết Nam tuy có bố mẹ đi theo cộng sản; nhưng Nam lại Chống Cộng triệt để thì tôi xem Nam như một người đồng chí sát cánh với mình để sẽ hỗ trợ nhau vạch mặt nạ bọn nằm vùng cộng sản là rất tốt.

    Sự cáo giác của Nguyễn Thanh Tú về việc Trúc Hồ lợi dụng nhạc của Việt Khang để làm kinh tài, mà Trúc Hồ vẫn im tiếng. Tức là Trúc Hồ nhìn nhận sự cáo giác của Nguyễn Thanh Tú là sự thật. Tôi viết rõ Nguyễn Xuân Nghĩa là tên lừa đảo, bịa đặt tin láo trên tờ báo Kháng Chiến để quyên tiền. Nam vẫn làm việc cho một ông chủ tán tận lương tâm khai thác tim óc của Việt Khang để thu lợi. Nam vẫn giao du thân mật với người lừa đảo Nguyễn Xuân Nghĩa. Nếu kẻ lừa đảo đó chỉ là lừa tiền, lừa bạc thì có thể khoan thứ, do bần cùng sinh đạo tặc. Đàng nay, họ lừa đảo NIỀM TIN của đồng bào vào CHÍNH NGHĨA ĐẤU TRANH CHO TỰ DO, DÂN CHỦ thì cái tội a tòng của Nam khó mà biện minh.

    Nam nói: “Nhà văn phải là nhà tiên tri? Nếu không có khả năng tiên tri thì nhà văn coi như vứt đi.” Tôi nghĩ lời phán quyết của Nam về giá trị nhà văn đặt ra quá cao. Tôi chỉ nghĩ rằng nhà văn nào mà thực hiện những gì như nhà thơ Phùng Quán viết ra trong bài thơ “LỜI MẸ DẶN” là đủ để mọi người ngưỡng mộ, kính phục; chứ không cần phải là nhà Tiên tri, lại giao du với quân lừa đảo.

    Tôi ở cạnh nhà Nam. Tôi chạy sang thăm Nam nhiều lần để trao đổi đôi điều suy nghĩ của mình về Đất Nước, nhưng thấy bạn mình lúc nào cũng bận rộn với sách báo và thái độ của bạn mình khác xưa, nên tôi phải dành thì giờ để viết thư này cho Nam. Tôi nghĩ rằng qua bức thư tâm tình này, tôi cũng giúp cho bạn bè Không Quân của tôi hiểu rằng vị chỉ huy cũ của họ - Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ - lúc nào cũng xung phong trước đầu tên mũi đạn; chứ không phải là hạng người đâm sau lưng chiến sĩ.

    Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã bị bọn Việt Tân dùng truyền thông để bôi nhọ để cho tất cả những ai muốn làm thay đổi chế độ độc tài cộng sản đều bị bôi tro trát trấu. Tôi dã nói với Tướng Kỳ rằng một người yêu nước như Tổng thống Ngô Đình Diệm từng ban ơn mưa móc cho nhiều người, như Đỗ Mậu còn viết sách mạ lỵ, thì chắc Thiếu tướng cũng sẽ bị bọn vong ân chà đạp mà thôi. Nhưng ông không nghe lời tôi, vì ông tin rằng ông là người thầy thuốc chữa được con bệnh Cộng Sản.

    Năm 2011, ông Tướng Kỳ về Houston thăm anh em Không Quân, ông than: “Những thằng lãnh đạo cộng sản vừa ngu, vừa dốt. Mình cố gắng giảng giải cho chúng nó nghe cái luận điệu ngu xuẩn của chúng. “Chơi với Trung Cộng thì mất Nước, nhưng còn Đảng; chơi với Mỹ thì còn Nước, nhưng mất Đảng”. Tôi phân tích cho chúng hiểu nước đã mất thì đảng làm sao còn?

    Tôi nói với Tướng Kỳ: “Ông đừng về Việt Nam nữa ông ơi! Võ văn Kiệt chỉ phát biểu ngày 30 tháng 4 có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn, là đủ cho chúng thủ tiêu. Ông chửi chúng nó trên điện thoại với tôi, ắt chúng phải có đặt máy nghe lén. Chuyến này về, tôi tin bọn cộng sản sẽ tìm cách đầu độc ông”. Nhưng ông Kỳ tin tưởng ông là con Phật thì không dễ gì cộng sản có thể giết ông.

    Nghe tin ông qua đời tại Mã Lai, có phóng viên hỏi tôi về cái chết của Tướng Kỳ. Tôi khẳng định Tướng Kỳ đã bị đầu độc chết, vì mấy ngày trước ông nói ông đã vào bệnh viện Mã Lai thử nghiệm đủ các thứ mà không hề khám phá ra bất cứ chứng bệnh gì.

    Nhân Ngày 19 Tháng 6, Ngày Quân Lực, tôi viết thư này cho Nam để tưởng niệm một Người Lính Nguyễn Cao Kỳ đã làm trong nhiệm vụ của Người Lính VNCH đối với Tổ Quốc.

    Bằng Phong Đặng văn Âu

  • #2
    "Trong vụ tranh chấp giữa Người Việt và Saigon Nhỏ, tôi khuyên Nam nên đứng ngoài, vì đó là sự tranh thương; chứ không phải vì quan điểm chính trị. Nam không nghe. Nam viết thư cho khoa học gia Dương Nguyệt Ánh với lời lẽ gia trưởng, lập luận lại tồi,khiến cho bà Dương Nguyệt Ánh trả lời bằng một bức thư mà tôi có cảm tưởng rằng nếu là tôi thì tôi bẻ bút, không dám viết lách gì nữa cả."

    Rất ngạc nhiên giờ này ô ĐVA vẫn "hiên ngang" cầm bút...lên mặt kẻ cả với thiên hạ. Những lời văn ô viết về ô PNN còn tệ gấp 10 lần những gì ô PNN viết cho bà DNA.
    Last edited by KQ_NT; 06-29-2016, 07:17 PM.

    Comment


    • #3
      Nhận xét về Thư gửi nhà văn Phan Nhật Nam của Bằng Phong Đặng Văn Âu

      KQ Võ Ý


      Phan Nhật Nam là bạn học của tôi thời trung học và cũng là đồng môn trường Võ Bị Đà Lạt. Hiện tại, chúng tôi cùng chung một địa chỉ bưu điện.
      Tôi được tuyển qua KQ năm 1963 sau khi tốt ngiệp trường Võ Bị Đà Lạt. Năm 1965 thì tôi đọc và biết tên tác giả Đặng Văn Âu trong Đặc San Lý Tưởng (của Không Quân). Tôi quen biết Bằng Phong Đặng Văn Âu (BPĐVÂ) vào khoảng 1971 cho đến nay. Qua sắp xếp của ông Trời, chúng tôi thành hàng xóm với nhau hơn một năm nay.

      Vào khoảng 2003, tôi và BPĐVÂ bút chiến về vụ cố Thiếu tướng Kỳ về Việt Nam. Tôi nằm trong số KQ phê phán việc nầy còn BPĐVÂ thì binh vực. Khi ông Kỳ qua đời, coi như hết chuyện và cá nhân tôi không còn đề cập chuyện này nữa. Trái lại, BPĐVÂ thỉnh thoảng vẫn chứng minh lòng yêu nước của ông Kỳ dưới hình thức Thư Gửi người nầy người kia, để tỏ bày quan điểm và nhận định riêng mình về tướng Kỳ, về Việt Tân, về nhật báo Người Việt và các cộng sự viên như nhà báo Ngô Nhân Dụng, KTG Nguyễn Xuân Nghĩa, về Trúc Hồ và đài truyền hình SBTN, v.v…Những Thư Gửi đó thường thấy xuất hiện trên các diễn đàn.

      Mới đây, nhân ngày Quân Lực 19 tháng 6, tác giả Bằng Phong Đặng Văn Âu viết 2
      email gởi nhà văn Phan Nhật Nam, với chủ đề nghe rất tha thiết và trang trọng:
      ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ - THƯ GỬI NHÀ VĂN PHAN NHẬT NAM
      Tôi không rõ là bạn tôi, nhảy dù Phan Nhật Nam có trả lời thư của BPĐVÂ hay không. Riêng tôi, với tư cách là bạn của cả hai người, tôi nêu ra vài nhận xét về Thư Gửi của BPĐVÂ và về cá tính của PNN.

      Email 1 -
      câu cuối, BPĐVÂ viết: “Khi nào bạn hết bận thì bước sang nhà tôi, uống với nhau vài ly và Nam phải giải thích cho tôi hiểu tại sao Nam vẫn giao du với Nguyễn Xuân Nghĩa, một người hủy hoại Niềm Tin của đồng bào”.
      Bạn Âu ơi, cách yêu cầu như vậy có dễ nghe không, thưa bạn? Và cách đó có thuyết phục được PNN trả lời cho bạn không đây? Theo tôi, chính cách yêu cầu ngầm áp lực này của cai tù mà PNN chấp nhận chịu “cùm” chứ không chịu mở miệng đâu bạn à!.

      Email 2 -
      Rất dài, gần 9 trang giấy. Đây là một bài tiểu luận dưới dạng một email, qua đó ĐVÂ đề cập đến nhiều vấn đề mà bạn ta từng trải nghiệm qua. Tôi xin tóm tắt mấy điểm chính:
      - Cố Thiếu tướng Kỳ là cha đẻ Ngày Quân Lực 19 tháng 6
      - Lòng yêu nước và viễn kiến của tướng Kỳ về tương lai Việt Nam,
      - Bất hòa giữa tướng Kỳ và giáo sư Nguyễn Xuân Vinh qua việc ông Kỳ về VN.
      - Việt Tân và mối quan hệ với nhật báo Người Việt, với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa
      - Nghi ngờ SBTN (ns Trúc Hồ) là công cụ của Việt Tân.
      - PNN mang tội a tòng với Việt Tân (qua cộng tác với SBTN và qua giao du với Nguyễn Xuân Nghĩa)
      Điều đặc biệt là, qua mỗi chuyển ý, BPĐVÂ đều mở đầu bằng câu “Phan Nhật Nam thân mến”. Tôi đếm được 4 lần “thân mến” như vậy!

      Tôi viết Nhận Xét nầy, với 2 mục đích.
      Một là, mong ước những cựu quân nhân cùng chung một màu cờ, một ước vọng, một Mục Tiêu, thì nên kết hợp nhau, cổ vủ và khích lệ nhau làm việc lợi ích hơn là đểu cáng với nhau, mất thì giờ có khi đưa đến ngao ngán nghi kỵ.

      Hai là, theo tôi, cả hai đều là chiến sĩ quốc gia. Qua thư gửi nầy, tôi đứng về phía PNN, vì tôi khẳng định PNN vẫn giữ vững lập trường quốc gia dân tộc, làm việc có lý tưởng, và trung hậu với các chiến hữu của mình (còn sống hay đã hy sinh).

      Hàng năm, các đoàn thể cựu quân nhân VNCH đều tổ chức kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 tháng 6. BPĐVÂ đang là cư dân Quận Cam, đề nghị bạn liên lạc với Liên Hội Cựu Chiến sĩ miền Nam Cali để đề nghị họ nên nhắc đến phương danh của vị “cha đẻ Ngày Quân Lực” trong buổi lể, cho đúng với tinh thần ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

      Và bạn lúc nào cũng hết lòng ca ngợi tính cương trực (bạo mồm) và nhất là lòng yêu nước của tướng Kỳ khi ông về Việt Nam cố vấn cho nhà cầm quyền cộng sản nên theo Mỹ, nên tôi nhắc bạn về cuộc phỏng vấn tướng Kỳ nhân dịp Hà Nội kỷ niệm 30 năm cái gọi là “Giải Phóng Miền Nam”. Ký giả Lưu Quang Phổ, báo Thanh Niên phỏng vấn và tướng Kỳ trả lời về Quân lực VNCH như sau: “vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.

      Chưa hết, khi đề cập đến dân HO (trong đó có tôi và PNN), tướng Kỳ đã “bạo mồm” như sau: “…những anh chàng HO lang thang đói chợ nhận ổ bánh mì thịt, chai nước suối và $6/hour, lăng xăng phất cờ ba que tung bay xuống phố Bolsa, Houston”. (Theo tôi, anh ký giả nầy ghi sai hai chữ “đói chợ”, nghe thê thảm quá. Tôi nghi lời phát biểu của tướng là “đợi chờ”!).

      Qua những tuyên bố trên, tôi đề nghị BPĐVÂ là, từ nay, bạn nên tôn thờ thiếu tướng Kỳ cho riêng bạn, không nên ca ngợi tướng với những ông HO đói chợ như tụi tôi, sợ không hiệu quả!
      (Luuquangphổ/xuântn/ấtdậungày25/01/2005) – www.nhandanvietnam.org/view.php?storyid=252.

      Tôi không có ý kiến về các hoạt động của ông Nguyễn Xuân Nghĩa, báo Người Việt và đảng Việt Tân. Nếu những cơ quan và cá nhân nầy vi phạm luật pháp nước Mỹ thì chúng ta nên dành quyền tố tụng đó cho luật pháp Mỹ. Nếu tôi nhận được bằng cớ tội phạm của những đối tượng nầy, đương nhiên tôi sẽ thể hiện trách nhiệm của một công dân. Có thể BPĐVÂ đang sưu tầm những bằng cớ “trục lợi bất chánh” hoặc “khủng bố” khác, tôi mong bạn sớm có trong tay những bằng cớ giá trị để sớm nhờ luật pháp trừng trị những kẻ phản bội và bưng bô cho cộng sản.

      Trong khi chờ đợi luật pháp can thiệp, thay vì bạn bè vui vẻ với nhau, BPĐVÂ lại quan tâm quá đáng đến PNN: “Nam vẫn làm việc cho một ông chủ tán tận lương tâm khai thác tim óc của Việt Khang để thu lợi. Nam vẫn giao du thân mật với người lừa đảo Nguyễn Xuân Nghĩa…Đàng nầy, họ lừa đảo NIỀM TIN của đồng bào vào CHÍNH NGHĨA ĐẤU TRANH CHO TỰ DO, DÂN CHỦ thì cái tội a tòng của Nam khó mà biện minh”.

      Bạn BPĐVÂ, đúng như bạn nghĩ, a tòng với kẻ phạm tội cũng là phạm tội. Dù khó, tôi vẫn đứng ra biện minh cho PNN vì tôi tin chắc rằng, bạn Nam thân mến của chúng ta đủ khôn ngoan và tỉnh táo để thể hiện quan điểm và lập trường của mình qua việc làm hằng ngày. Việc làm hằng ngày của PNN là soạn bài cho KIM NHUNG SHOW trên SBTN và viết bài cho tuần báo SỐNG. PNN tốn nhiều công sức để sưu tầm tài liệu, đắn đo từng ý từng lời để có một show khoảng 30 phút. Nếu BPĐVÂ hoặc bất cứ khán thính giả nào tìm thấy trên show ấy những biểu hiệu tiếp tay cho cộng sản, nhục mạ QLVNCH hoặc nhục mạ giới tù chính trị HO như trang nhà nêu trên, thì lúc đó hẵn kết tội PNN là a tòng theo tội phạm.

      Bút pháp của Bằng Phong Đặng Văn Âu thật sắc bén, sắc bén đến độ dễ sợ. Mỗi ý mỗi lời tỏa ra nhiều khía cạnh. Cho nên, với 4 lần BPĐVÂ viết Phan Nhật Nam thân mến, thì quả thật không thân mến chút nào mà ngược lại, bởi vì có những chuyện bông đùa trong bàn tiệc, chuyện tầm phào trong quán nước, được ĐVÂ mang ra để chỉ điểm và hóa trang nhân cách của PNN, bạn mình:

      - Nam thường khoe mình giỏi khoa tử vi, tướng số. (Có thật PNN chính thức khoe chuyện nầy trước bàn dân thiên hạ?)
      - Tôi thường nghe Nam nói về mình một cách kiêu hãnh. Bạn bè của Nam là người phi thường. Tôi biết tôi bình thường, nhưng khi Nam đòi dọn tới ở với tôi là tôi hoan hỉ nhận lời ngay. Bởi vì tôi biết Nam tuy có bố mẹ đi theo cộng sản; nhưng Nam Chống Cộng triệt để thì tôi xem Nam như người đồng chí sát cánh với mình để sẽ hỗ trợ nhau vạch mặt nạ bọn nằm vùng cộng sản là rất tốt. (Có thật qua chuyện nầy, BPĐVÂ xem PNN như đồng chí?)
      - Nam nói: “nhà văn là nhà tiên tri?. Nếu không có khả năng tiên tri thì nhà văn coi như vứt đi”. (Có thật PNN tuyên bố mình là nhà văn?).

      Thật ra, điều mà BPĐVÂ muốn bày tỏ, chỉ cần gặp PNN và bảo: “ê Nam, tao nghi ngờ SBTN là công cụ của Việt Tân, bạn cộng tác với SBTN hãy coi chừng bị lợi dụng!”. Như vậy mới gọi là thân mến chứ. Ở đây, email của BPĐVÂ gửi cho PNN dài lê thê, lại xiên xỏ qua nhiều điều khác nữa! Để chi vậy?

      Phương chi, SBTN là phương tiện và PNN đã xử dụng phương tiện đó để vinh danh QLVNCH, cổ vũ Tự do, Dân chủ và Nhân quyền, phổ biến chính nghĩa và lên án sự ác của cộng sản, thì việc làm của PNN đáng được hổ trợ và tán dương. Thư Gửi PNN của BPĐVÂ không mang tính hổ trợ mà ngược lại.

      BPĐVÂ nên biết, chính SBTN đã hổ trợ thành công 9 kỳ Đại Nhạc Hội CÁM ƠN ANH (và kỳ thứ 10 trong tháng 7 tới đây). Nếu bạn đã từng tham dự thì tùy, nếu chưa, tôi đề nghi bạn tham dự Đại Nhạc Hội lần 10 nầy để góp phần mình cám ơn những thương binh và cô nhi quả phụ bất hạnh nơi quê nhà.

      Theo tôi, dù lưu lạc quê người, chiến dịch Tìm Về Tổ Ấm của Việt Nam Cộng Hòa trước kia vẫn còn sáng rực chính nghĩa đó bạn à!
      Từ Pháp về (nhân dịp 30/04, ra mắt DẤU BINH LỬA, bản tiếng Pháp), PNN nhập viện mỗ nhiếp hộ tuyến, trong bụng còn đeo lòng thòng túi nước, dù vậy, PNN vẫn cố gõ máy mỗi ngày và hạn chế bia bọt.

      Đồng tiền do tim óc mình làm ra, PNN chia sẻ với các đồng đội khốn khổ tại quê nhà. (Những ông nhảy dù này đã tin cho tôi biết là họ gặp thương binh Không quân Pleiku Nguyễn Văn Cư, cụt một chân, đang ăn xin tại các bến xe. Khi biết tin này, Hội AH KQ nam Cali đã giúp anh một số hiện kim và một cái chân giả).

      Tôi mong sao, nhận xét về Thư gửi nhà văn Phan Nhật Nam của Bằng Phong Đặng Văn Âu, thể hiện được hai mục đích mà tôi đã nêu lên từ đầu.

      Trân trọng,

      KQ Võ Ý
      CA, ngày Không lực 01/07/2016


      Nguyên văn bởi KiwiTeTua
      Chỉ post lên cho độc giả xem, tôi hoàn toàn không có ý kiến gi cả...... Đúng hay Sai??



      Một mặt trận hai kẻ thù
      Việt cộng bán nước, Tàu phù xâm lăng

      ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ
      THƯ GỬI NHÀ VĂN PHAN NHẬT NAM
      BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU

      Quận Cam, Thành phố Westminster, ngày 19 tháng 6 năm 2016

      Phan Nhật Nam thân mến,

      Dù giã từ vũ khí hơn 41 năm, tâm tư tôi cho tới ngày hôm nay vẫn mang nỗi niềm uất hận, đắng cay giống như nhà thơ Thanh Nam khi mới đặt chân đến đất Mỹ:

      “Ta như người lính vừa thua trận,
      Nằm giữa sa trường nát gió mưa”.


      Uất hận, đắng cay vì cuộc chiến đấu bảo vệ nền tự do dân chủ của Miền Nam hoàn toàn có chính nghĩa và được một quốc gia hùng cường nhất thế giới tận lực giúp đỡ mà cuối cùng chúng ta thua trận. Tôi nghĩ người Mỹ cay đắng, uất hận hơn chúng ta, bởi vì họ trót đến giúp một dân tộc bị một ngàn năm đô hộ giặc Tàu và một trăm đô hộ giặc Tây. Cho nên, cái dân tộc ấy cùng một lúc mang hai căn bệnh: Bệnh Phong Kiến và Bệnh Thực Dân. Do đó bà Mẹ Việt Nam đã sản sinh ra một lũ con vừa lai căng vừa bội tình. Tôi phát biểu như thế, chắc chắn có những người Việt thường tự hào về bốn ngàn năm văn hiến sẽ phản đối. Nhưng xin hãy bình tĩnh để nhận thấy lời tôi nói là đúng hay sai.

      Bọn lai căng ấy là bọn điên say tôn thờ cái chủ nghĩa ngoại lai tàn ác, vong bản, phi nhân cộng sản. Và bọn bội tình ấy là bọn sống nhờ vào viện trợ Mỹ được ăn trên ngồi trước, được hưởng đặc quyền, đặc lợi nhiều nhất lại phản bội kẻ giúp đỡ mình (người Mỹ) và phản bội lẫn nhau. Nếu người Mỹ ủng hộ bất cứ chính khách nào khác không phải ông Ngô Đình Diệm và không phải là người Công giáo, thì chính khách đó vẫn bị cái bọn lai căng và bọn bội tình cấu kết nhau lật đổ.

      Sau khi đọc cuốn “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” của Cụ Hoàng văn Chí, xuất bản năm 1959, tôi gia nhập vào đảng Đại Việt, vì nghe nói đảng Đại Việt chống Cộng. Tôi chỉ biết tên lãnh tụ là Anh Cả, nhưng không ai nói cho tôi biết Anh Cả kéo quân ra Ba Lòng lập chiến khu chống Ngô Đình Diệm. Trong đảng, tôi thường nghe nói Ngô Đình Diệm độc tài, giết hại đồng chí ta, cho nên tôi cũng chống ông Ngô Đình Diệm. Nói thật, khi nghe tin Quân đội đảo chánh Ngô Đình Diệm năm 1963, tôi đã hân hoan reo mừng. Thế nhưng, dần dà thấy tình hình càng ngày càng bất ổn. Chỉnh lý, đảo chánh, “Phật giáo” xuống đường liên tục, rồi lại nghe ông Johnson, Tổng thống Hoa Kỳ, gọi các Tướng lĩnh đảo chính Ngô Đình Diệm là lũ côn đồ (Thugs), tôi mới thấy sự lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm là sai lầm. Tôi ân hận mình đã reo hò trước cái chết thảm thương của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

      Chỉ có những phần tử đầy ác ý mới không nhìn thấy ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước. Khi được vua Bảo Đại mời giữ chức Thượng thư Bộ Lại (tức là chức Thủ tướng ngày nay), việc đầu tiên ông làm là yêu cầu Thực dân Pháp thay đổi đường lối cai trị. Khi lời yêu cầu không đạt kết quả, ông Diệm từ chức không nuối tiếc. Năm 1954, một lần nữa ông Diệm được vua Bảo Đại mời giữ chức Thủ tướng. Ông Diệm thoái thác, nhưng cuối cùng phải nhận lời vì bị vua Bảo Đại đặt trách nhiệm đối với Tổ Quốc trên vai ông. Ông Diệm không chạy chọt hay tranh giành với ai để được làm Thủ Tướng.

      Đã có quá nhiều bằng chứng lịch sử để không ai có thể phủ nhận lòng yêu nước của ông Diệm. Tôi chỉ đưa ra một ví dụ: Trước năm 1954, ở Miền Bắc, Đức Cha Lê Hữu Từ lập ra khu tự trị Bùi Chu Phát Diệm vừa chống Thực dân Pháp, vừa chống cộng sản bằng lực lượng vũ trang. Đảng Cộng sản toa rập với quan thầy, chia hai đất nước. Lực lượng võ trang của Đức Cha Lê Hữu Từ di cư vào Nam. Đức Cha xin ông Diệm cho phép lực lượng vũ trang đó được biệt lập. Nhưng ông Diệm không đồng ý, bởi vì ông không chấp nhận có một Quân Đội trong Quân Đội Quốc gia. Cho nên, ông buộc lực lượng vũ trang Cao Đài, Hòa Hảo phải giải tán và sát nhập vào Quân Đội Quốc Gia Việt Nam là chính đáng.

      Ông Ngô Đình Diệm về nước, nhận lãnh một đất nước tan hoang vì chiến tranh, một xã hội băng hoại do bọn chủ sòng bạc Kim Chung, Đại Thế Giới và chủ ổ điếm Bình Khang tung hoành. Ông lãnh một quân đội do Thực dân Pháp để lại, kiêu căng, ngạo mạn. Ông mời vị Tướng cao cấp nhất là Nguyễn văn Hinh làm Tổng Tham Mưu trưởng thì bị Nguyễn văn Hinh nói vào mặt: “Tôi không biết ông là ai” mà đành nuốt nhục, chứ không dám trừng phạt, vì thế lực của Thực dân còn mạnh. Ngoài ra ông còn lo định cư cho gần một triệu đồng bào di cư từ Miền Bắc. Những tên tay sai Thực dân như Trần Đình Lan, Vương văn Đông cấu kết các phần tử phản loạn làm đảo chánh ông năm 1960, thất bại, chạy sang “mẫu quốc” sống. Ông Diệm không xử tử hình tên Việt Cộng Hà Minh Trí ám sát hụt ông ở Ban Mê Thuột. Ông Diệm không xử tử hình ông Hà Thúc Ký kéo quân ra Ba Lòng chống ông. Tôi nhắc đến sự kiện này để chứng minh ông Diệm không kéo lê máy chém khắp nước để giết người yêu nước như bọn Việt Cộng tuyên truyền. Đó là sự kiện lịch sử không thể chối cãi. Dĩ nhiên ông Diệm có phạm một số sai lầm, tại vì ông xuất thân từ nền văn hóa phong kiến. Ông Diệm không phải là Thần Thánh.

      Tổ tiên ta dạy: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Đó là một định luật bất di bất dịch. Việt Nam Cộng Hòa chết, chính là vì sự chia rẽ. Lẽ ra, lãnh tụ các đảng phái ý thức hiểm họa cộng sản hơn ai hết thì lại không đoàn kết với nhau để báo thù cho Đảng trưởng, lại chia năm xẻ bảy. Dù không đồng ý chính sách của ông Ngô Đình Diệm thì họ vẫn phải ý thức rằng kẻ thù hung hiểm nhất là cộng sản. Nếu để cho cộng sản thắng, ắt toàn dân Miền Nam phải chết, ngay cả cái Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, công cụ xâm lăng của Miền Bắc, cũng bị cộng sản Miền Bắc giết chết.

      Tôi xin nhấn mạnh với Nam, tôi tranh đấu để Việt Nam có tự do dân chủ, quyền con người được tôn trọng; chứ tôi không nuôi tư tưởng dựng lại nền Đệ Nhất hay Đệ Nhị Cộng Hòa. Nhắc lại một chút lịch sử như thế với Nam, tôi chỉ muốn chứng minh cho giới trẻ thấy được rằng do hoàn cảnh lịch sử mà bà Mẹ Việt Nam đã sản sinh ra một lũ lại căng và một lũ bội tình. Các bạn trẻ Việt Nam sinh ra hoặc lớn lên tại nước Mỹ, đã trở thành ngưới Mỹ. Nếu nước Mỹ vì quyền lợi của Mỹ, lại giúp Việt Nam một lần nữa, thì các bạn tham gia trong chính quyền Mỹ như bà Elizabeth Phu hãy giảng cho Tổng thóng Mỹ hiểu rõ căn bệnh của con người Việt Nam, mà các Tổng thống Mỹ đã giúp Việt Nam vào năm 1954 đã không hiểu. Tôi không “hoài” Ngô Đình Diệm hay “hoài” Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ.

      Bạn Phan Nhật Nam thân mến,

      Hôm nay - Ngày 19 tháng 6 - là ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tôi chọn bạn là người để tâm sự vắn dài, vì bạn đang còn chiến đấu trên mặt trận truyền thông. Hầu hết những chiến hữu khác đều noi theo câu “Lão giả an chi” của Khổng Tử để mà sống bình an, tự tại cho qua ngày đoạn tháng.

      Năm 1965, Quốc Trưỏng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát không thể dàn xếp với nhau để điều hành guồng máy lãnh đạo Quốc gia, nên hai ông đồng ý trao quyền lãnh đạo Đất Nước cho các Tướng lĩnh. Đó là một sự chuyển nhượng quyền hành trong hòa bình; chứ không do một cuộc binh biến đảo chánh. Tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ được Hội Đồng Quân Lực chỉ định thi hành nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Hành Pháp Trung Ương - Thủ tướng Chính phủ, sau khi Tướng Nguyễn văn Thiệu và Tướng Nguyễn Chánh Thi quyết liệt từ chối nhiệm vụ.

      Khi lên làm Tư Lệnh Không Quân, ông Kỳ nhận thấy Quân chủng cần có tiếng nói để giương cao hoài bão của người trai thời loạn, nên ông ra lệnh cho Khối Chiến Tranh Chính trị làm một tờ báo, đặt tên Lý Tưởng. Rồi khi ông làm Thủ tướng thì ông chọn Ngày 19 tháng 6 làm Ngày Quân Lực nhằm đánh dấu thời điểm Quân Lực VNCH nhận lãnh trách nhiệm trước nhân dân. Nói một cách nôm na theo thói thường, Tướng Kỳ là cha đẻ Ngày Quân Lực. Nếu vị Tướng nào khác được chọn làm Thủ tướng thì chưa chắc có sáng kiến chọn Ngày 19 Tháng 6 là Ngày Quân Lực. Đó là sự kiện lịch sử.

      Ngày nay, dù nước đã mất vào tay quân xâm lược Miền Bắc, anh em cựu quân nhân VNCH ở khắp nơi trên thế giới cứ đến ngày 19 tháng 6 thì đồng loạt cử hành Ngày Quân Lực để đừng quên mình còn có trách nhiệm với Tổ Quốc và đồng thời nhắc nhở con cháu mình biết rằng cha ông của chúng đã có một thời chiến đấu rất oai hùng, lẫm liệt.
      Nước Việt Nam Cộng Hòa đã mất. Chúng ta mất luôn ba quyền: Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, nhưng chúng ta còn Đệ tứ Quyền. Đó là Quyền Ngôn Luận. Nếu biết sử dụng quyền ngôn luận một cách đứng đắn, chúng ta sẽ có món vũ khí rất hữu hiệu để vừa giương cao chính nghĩa tự do nhân bản mà Miền Nam đã theo đuổi, vừa giáo dục và nâng cao nhận thức chính trị của quần chúng trong công cuộc đấu tranh quang phục quê hương. Khi còn Đất Nước, ta có các quyền nêu trên để gìn giữ kỷ cương. Khi mất nước, không ai có quyền trên ai, mỗi người phải tự giác để không làm tổn thương danh dự một nòi giống anh hùng, chứ không phải là thứ cá mè một lứa. Người Lính vốn được rèn luyện trong kỷ luật với tiêu chí Tổ Quốc - Danh dự - Trách nhiệm, tình huynh đệ chi binh được đề cao, trước hết Người Lính phải có bổn phận làm gương cho các thành phần khác trong xã hội noi theo.

      Chúng ta phải ghi ơn nhà văn Đạo Cù Trần Tam Tiệp và nhà văn Minh Đức Hoài Trinh, tên thật là Võ thị Hoài Trinh, đã kiên trì đấu tranh với Văn Bút Quốc Tế để Hội Văn Bút dưới thời Việt Nam Cộng Hòa vẫn được tiếp tục nhìn nhận. Đó là định chế duy nhất của VNCH tồn tại tới ngày hôm nay.Một định chế mà bọn cầm quyền cộng sản dù đang cai trị Đất Nước, đã là thành viên của Liên Hiệp Quốc, dùng đủ mọi cách để chen chân vào, nhưng chúng vẫn không đạt được.

      Đó là điểm tích cực. Còn về phần tiêu cực thì có một số sự kiện vô cùng đáng xấu hổ.

      Một ông Tướng của VNCH - Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh - lập ra một tổ chức có tên Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (gọi tắt: Mặt Trận), liên tiếp mở ra nhiều kỳ Đại hội Chính Nghĩa, lòng dân nô nức phấn khởi vô cùng. Nhưng rốt cục, nó là một tổ chức tội ác. Nhà báo Đạm Phong phanh phui sự bịp bợm, liền bị bọn khủng bố giết chết. Tôi đăng bài “Vàng Rơi Không Tiếc” của nhà văn Không Quân Đào Vũ Anh Hùng trên giai phẩm Lý Tưởng liền bị kẻ lạ trong bóng tối gọi điện thoại đe dọa mạng sống. Nhà báo Lê Triết của tờ Văn Nghệ Tiền Phong hài tội Mặt Trận sau khi ông Hoàng Cơ Minh đã chết ở vùng biên giới Thái - Lào năm 1987, cũng bị quân khủng bố hạ sát một cách thê thảm cả hai vợ chồng. Vị chủ báo nào viết bài nghi ngờ Mặt Trận thì Mặt Trận cho đoàn viên đi các nơi tịch thu (cướp), ném báo vào thùng rác hoặc đe dọa cơ sở đăng quảng cáo. Nhà báo Nguyễn Xuân Phác (con trai nhà cách mạng Nguyễn Xuân Chữ) phải đóng cửa báo vì bị đoàn viên Mặt Trận đi tịch thu báo và ném vào sọt rác. Chủ trương của Mặt Trận là nắm độc quyền truyền thông, giống hệt chủ trương của Việt Cộng, không cho ai được phép đặt vấn đề với Mặt Trận.Nếu bạn Nam có mặt ở Mỹ vào thời điểm “cực thịnh” của Mặt Trận thì bạn sẽ chứng kiến cái hiện tượng băng đảng đó.

      Tôi không có bằng chứng để buộc tội Mặt Trận là thủ phạm giết nhà báo, nhưng tôi lập luận rằng Mặt Trận có mục đích giải phóng VN mà người ký giả Việt Nam nào tố giác sự lưu manh của mình thì bị giết, nhưng Mặt Trận không lên án hành vi dã man của quân khủng bố và không nhờ FBI truy tìm thủ phạm để mình không bị quần chúng nghi ngờ, tức nhiên Mặt Trận đồng lõa với tội ác. Còn các cơ quan truyền thông vì sợ bị khủng bố, không dám lên án bọn bất lương cũng tạm cho là được đi, nhưng ít nhất họ phải gửi một lời chia buồn đến thân nhân của đồng nghiệp mình bị sát hại. Riêng tôi, không chấp nhận sự uy hiếp của bọn thảo khấu, tôi đã tự xuất bản một tờ báo lấy tên Thần Phong giống như phi công cảm tử của người Nhật: Thà chết; nhất quyết không chịu để cho bọn thảo khấu làm nhục!

      Theo tôi, các vị Tướng khi thấy có một người cũng là Tướng như mình mà dùng cái chính nghĩa giải phóng Việt Nam để lừa bịp đồng bào, lại còn có hành vi côn đồ như thế, thì phải nghiêm khắc lên án để bảo toàn danh dự Quân Đội. Tiếc thay chỉ có một mình Tướng Kỳ gay gắt lên án Mặt Trận trong buổi tổ chức Đêm Không Gian của Hội Không Quân Houston vào năm 1988. May nhờ anh Hội trưởng Trần văn Nghiêm đã đề phòng trước, nên cảnh sát đã kịp thời ngăn chặn đoàn viên Mặt Trận không thể “cúp” cầu chì tắt điện. Cũng giống như khi bọn phản chiến Mỹ đưa Tướng Nguyễn Ngọc Loan ra tòa đòi trục xuất ông ra khỏi Hoa Kỳ, vì tội xử tử hình tên khủng bố Việt Cộng Bảy Lốp thì các Tướng lãnh khác đều im lặng, mà chỉ có một mình Tướng Kỳ đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, chính ông là người ra lệnh thuộc cấp có quyền xử tử quân khủng bố không mang quân phục, thì không vi phạm quy ước Genève. Tòa án Mỹ ở Alexandria đã bãi nại, Tướng Loan không bị trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ.

      Bạn Nam thân mến ơi! Tôi kể những sự kiện đó để tôi nhắc cho bạn nhớ trước năm 1975, tôi từng nói với bạn rằng quân sĩ của chúng ta anh hùng, dũng cảm như sư tử, nhưng họ bị lãnh đạo bởi những con cừu là đúng. Tướng lĩnh của ta … hèn! Bạn tặng tôi cuốn sách “Những Sự Thật Cần Được Nói Ra” thì hôm nay bắt chước bạn, tôi cũng kể cho bạn nghe đôi điều để bạn biết SỰ THẬT.

      Năm 2003, khi nghe tin Hoàng Cơ Định xúi hai ông Tướng Bùi Đình Đạm và Nguyễn Khắc Bình đứng ra thành lập Tập thể Chiến sĩ để làm ngoại vi cho Mặt Trận, nhưng hai ông Tướng đó khôn lỏi, bèn tiến cử Cựu Đại tá Tư Lệnh Không Quân Nguyễn Xuân Vinh. Tôi liền gọi điện thoại cho giáo sư Vinh để khuyên ông đừng nhận vì ông đã giã từ Quân Đội lâu ngày, nên không am tường về anh em sau này. Tôi tế nhị dùng lời khuyên đó, vì không thể nói trắng ra rằng ông được chính phủ cho đi du học, rồi trốn luôn không về, tức là ông đã đào ngũ thì không có uy tín để lãnh đạo Tập thể Chiến Sĩ. Nếu nói như thế thì sỗ sàng quá, sao đành? Tôi khuyên ông với hảo ý, vì dù sao ông từng là Tư Lệnh Quân chủng của mình, với lại ông từng được tôi mời hợp tác với Giai phẩm Lý Tưởng do tôi đảm trách. Tôi hoàn toàn không muốn thanh danh của ông bị tổn thương, nhưng ông vẫn quyết tâm dùng Tập thể Chiến Sĩ làm ngoại vi cho Mặt Trận (hay Việt Tân).Hoàng Cơ Định đã chọn sai con gà độ, vì giáo sư Vinh tuy có bằng Tiến Sĩ, nhưng nhận thức chính trị kém và không có khả năng lãnh đạo, lại háo danh.

      Cuối năm 2003, Tướng Nguyễn Cao Kỳ từ California bay sang Houston, gặp một số anh em Không Quân để cho biết rằng có ông Thứ trưởng Ngoại Giao Việt cộng, Nguyễn Đình Bin, mời ông về nước để giải thích cho thành phần bảo thủ trong Đảng hiểu rõ hơn về người Mỹ, dù đã có quan hệ ngoại giao, nhưng vẫn không tin người Mỹ. Tôi khuyên ông Tướng không nên tin vào thiện chí của Việt cộng. Chẳng qua, chúng mời ông về vì biết ông là người Chống Cộng quyết liệt, thì nay chúng mời ông về là vì chúng muốn chứng tỏ với thế giới, đặc biệt đối với Hoa Kỳ, rằng chúng đã cởi mở, sẵn sàng bắt tay kẻ cựu thù. Trước đây đi nói chuyện ở các Đại Học Hoa Kỳ, ông đề nghị Hoa Kỳ phải trở lại Việt Nam vì ông biết trước ý đồ của thằng Tàu luôn luôn mang tham vọng bành trướng thì Việt Nam không thể tránh khỏi trở thành Giao Chỉ Quận một lần nữa. Tôi hỏi ông còn nhớ Nghị sĩ Phạm Nam Sách đã viết báo miệt thị ông là “Chó Nhảy Bàn Độc”? Ông mới chỉ đưa sáng kiến thì đã bị người ta quy cho ông cái tội hòa giải hòa hợp với Việt Cộng. Nay ông đích thân về nước, thì chắc chắn ông sẽ bị bọn Việt Tân có cớ để trả đũa ông, vì trước đây ông đã mạt sát bọn làm Kháng chiến giả hiệu là một lũ ăn cắp. Tôi không muốn thanh danh của ông bị cái bọn đầu đường xó chợ chà đạp, bêu riếu.

      Tướng Kỳ đáp: “Tôi biết anh có lòng quý mến tôi. Anh không muốn tôi bị “lũ hủi” (chữ ông Kỳ thường dùng để chỉ cái đám Việt Tân) bôi nhọ. Nhưng theo như tôi biết, anh là đảng viên trong Đảng Cách Mạng của Cụ Hà Thúc Ký. Anh chấp nhận đi làm cách mạng là chấp nhận hy sinh, thân còn chả tiếc thì tiếc chi danh? Với quan niệm của tôi, người đi làm cách mạng còn giá trị hơn cả người đi tu nữa. Bởi vì đi tu thì có ngày lên chức Giám Mục, Hồng Y hay Thượng Tọa, Hòa Thượng. Còn đi làm cách mạng, tức là chấp nhận làm chiến sĩ vô danh, chẳng được ai cúng dường. Hơn nữa anh là phi công VNCH, đã từng thề một lòng vượt trên lưng gió quyết chiến đấu và thề ra đi không thèm ai tìm xác rơi, mà nay anh khuyên tôi như thế, tức là anh từ bỏ Lý Tưởng rồi sao? Về vấn đề cộng sản thật lòng muốn tôi về nước hay họ chỉ lợi dụng mời tôi về để tuyên truyền chủ trương hòa giải hòa hợp của họ, thì hãy chờ xem rồi sẽ tính sau. Nhưng tôi hỏi anh, có con bệnh nào đang hấp hối mà nằm đó chờ chết hay là đi tìm thầy thuốc để chữa bệnh? Họ đã thú nhận họ đang mắc chứng bệnh nội xâm, tức là bệnh tham nhũng hoành hành. Tôi hỏi anh, ngoài tôi ra, ai là người xứng đáng hơn để chỉ cho họ cách bài trừ tham nhũng? Chắc anh còn nhớ tôi đã xử tử Tạ Vinh? Anh hãy nói cho anh em Không Quân hiểu Hòa Giải Hòa Hợp chỉ có kẻ thắng trận làm được; chứ kẻ thua trận như anh, như tôi thì lấy tư cách gì để hòa giải hòa hợp? Như trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, ông Tướng thắng trận hòa giải với ông Tướng thua trận. Anh hiểu không? Người nào dốt hoặc có ác ý mới chửi tôi đi hòa giải hòa hợp với Việt Cộng. Tôi sẽ nói với nhà cầm quyền cộng sản, khi đánh nhau với Miền Nam, họ tìm cách chia rẽ, phân hóa Miền Nam là để chiến thắng. Nay họ đã ở cương vị cầm quyền cả nước thì họ phải đoàn kết dân tộc để có sức mạnh bảo vệ Tổ Quốc, như khi tôi cầm quyền thì tôi đã hòa giải với Fulro.

      Từ khi tham gia đoàn thể cách mạng, chưa ai nói với tôi người đi làm cách mạng có giá trị hơn người đi tu. Thế mới biết cô Oriana Fallaci, ký giả người Ý thân Cộng, nhận xét về Tướng Kỳ rất đúng bằng câu kết luận sau cuộc phỏng vấn Tướng Kỳ vào năm 1967: “Nguyễn Cao Kỳ đáng... là lãnh tụ của một vùng đất thiếu lãnh tụ một cách đau đớn. Qúy vị sẽ nhận thấy điều đó khi ngỡ ngàng lắng nghe ông ta khoảng hơn 10 phút. Tướng Kỳ không phải là một anh chàng ngố, ông ta có điều muốn nói, và ông nói huỵch toẹt mà không sợ vạ miệng”. Do cơ may, vì tôi có anh Đặng văn Châu – như Nam đã biết – là người giao thiệp rộng, từng là bạn hữu của nhiều nhân vật lãnh đạo chính trị hay Tướng lĩnh, nên tôi cũng có cơ hội tiếp xúc với nhiều vị. Tôi nhận thấy ông Kỳ tuy không có bằng cấp cao, nhưng ông là người có viễn kiến nhìn xa hơn các chính khách, các Tướng lĩnh và dám làm điều gì mà ông nhận thấy đúng cho Đất Nước, bất chấp thị phi của thiên hạ.

      Ông Kỳ nói: “Nếu tất cả ba triệu người tị nạn Việt Nam khắp thế giới đoàn kết với nhau, cũng không đủ sức mạnh lật đổ bọn cầm quyền cộng sản. Huống chi đảng phái thì chia rẽ, một ông Tướng lập Mặt Trận cứu nước thì lừa đảo, lấy tiền bỏ túi cho anh em dòng họ. Còn các ông Tướng khác không nằm im, thì chui vào Chính phủ lưu vong Nguyễn Hữu Chánh. Biểu tình Chống Cộng để biểu dương tinh thần thì OK, nhưng anh có tin rằng Chống Cộng kiểu đó thì có thể thay đổi Đất Nước được không? Tôi về nước để khuyên bọn cầm quyền hãy đi với Mỹ, thay đổi đường lối cai trị mà nếu chúng nghe theo thì ích cho dân cho nước, còn hơn là không làm gì?” Tôi nhận thấy lập luận của Tướng Kỳ là đúng, bởi vì tôi biết ông hết lòng với Đất Nước; chứ không phải là loại chính trị gia xôi thịt, đón gió trở cờ. Tướng Kỳ đề nghị Hoa Kỳ phải “xoay trục” về Châu Á từ thế kỷ trước, nay chính sách của Mỹ mới thi hành! Có phải đúng là Tướng Kỳ có viễn kiến nhìn xa trông rộng không?

      Khi có vụ Trương Như Tảng vượt biển đào thoát chế độ, rồi đến Hoàng văn Hoan chạy sang Bắc Kinh lánh nạn, có nhóm người tranh đấu Chống Cộng đề nghị sử dụng lá bài “Hoan - Tảng” để chống Hà Nội. Hai anh thanh niên mặt mũi khôi ngô, tuấn tú đến gặp tôi và tự giới thiệu họ đang hoạt động trong một tổ chức phục quốc. Hai anh biết tôi quen thân Thiếu Tướng Kỳ, nên nhờ tôi giới thiệu với Tướng Kỳ để bàn một việc. Tôi đưa hai anh đến gặp Tướng Kỳ. Họ đề nghị Tướng Kỳ đi Bắc Kinh, gặp Hoàng văn Hoan để thành lập một liên minh chống Hà Nội. Họ sẽ cung cấp mọi phí tổn. Tướng Kỳ ngồi im, lắng nghe họ thuyết phục, rồi trả lời: “Tôi khen hai anh có lòng yêu nước. Nhưng tôi dặn hai anh về điều này trên bước đường tranh thủ độc lập cho quốc gia. Người xưa thường nói kẻ thù của kẻ thù là bạn ta. Nhưng cái ông bạn mà ta dự định làm liên minh đó thì không được, bởi vì ông bạn đó là người của Trung Cộng thì chúng ta vô tình ra tay giúp một Trần Ích Tắc, một Lê Chiêu Thống hay sao? Tôi đề nghị các anh về nói lại với tổ chức của các anh hãy từ bỏ ý định đó đi.” Nhớ lại buổi gặp gỡ đó, tôi biết Tướng Kỳ luôn luôn lo sợ Việt Nam sẽ trở thành Châu Quận của Tàu một lần nữa. Ông tin tưởng chỉ có Mỹ mới có thể giúp Việt Nam thoát ảnh hưởng Tàu. Ông đề nghị Mỹ xoay trục từ thế kỷ trước là đúng, tức là có viễn kiến. Tôi phục ông Kỳ ở chỗ dám nghĩ dám làm, bất chấp thị phi.

      Điều tôi không ngờ là người đầu tiên lên tiếng trên đài RFA và viết Tuyên Cáo mạt sát Tướng Kỳ không tiếc lời là giáo sư Nguyễn Xuân Vinh. Ông chê Tướng Kỳ “không có căn bản học vấn”, tôi viết bài nhận xét về bản Tuyên Cáo rằng giáo sư Vinh cậy có bằng cấp Tiến sĩ tỏ ra khinh miệt một người từng là Tư Lệnh KQ, là Thủ Tướng, là Phó Tổng Thống không có căn bản học vấn mà quên rằng giáo sư đang lãnh đạo Tập thể Chiến sĩ gồm những sĩ quan có trình độ học vấn như ông Kỳ, thì đủ chứng tỏ ông khinh miệt những chiến sĩ dưới quyền ông. Lịch sử của ta có kẻ chăn trâu như Đinh Bộ Lĩnh, như Lê Lợi chỉ là Đình trưởng đất Lam Sơn, như Nguyễn Huệ theo anh đi thâu thuế chợ ở Bình Định mà trong con mắt ngạo mạn của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh thì ông coi các anh hùng nêu trên đều là những kẻ không có căn bản học vấn. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh phản ứng lại bài nhận xét của tôi bằng cách gửi email khắp thế giới, gọi tôi là “thằng côn đồ, đứa đểu cáng” mà ông quên đi mấy năm trước ông viết sách ca tụng tôi lên tận mây xanh. Tôi không buồn giận giáo sư Vinh, nhưng tôi thương cho Đất Nước Việt Nam mình tại sao sản sinh ra một ông Tư Lệnh KQ, một ông Giáo sư Đại Học có bằng Tiến Sĩ mà dùng lời lẽ khiếm nhã giống như người chưa cắp sách đến trường bao giờ.

      Giáo sư Vinh còn phóng đi một email như sau: “Theo một nguồn tin rất chính xác, vợ chồng Nguyễn Cao Kỳ được Mỹ cho 200 ngàn đô la để về Việt Nam đề nghị hòa hợp hòa giải với cộng sản, xong qua Thái Lan sống ẩn dật; chứ không dám trở về Hoa Kỳ”. Chẳng biết ông Vinh lấy tin ấy đâu ra? Làm Chủ tịch Tập thể Chiến sĩ mà giáo sư Vinh phóng ra một tin vịt thì còn gì là thể thống?

      Khi Tướng Kỳ từ Việt Nam về, ông Đỗ Vẫn Trọn ở San José phỏng vấn Tướng Kỳ và hỏi: “Khi ông Tướng về Việt Nam, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn gắt gao lên án ông Tướng về nước đầu hàng cộng sản. Bây giờ ông Tướng có bằng lòng nói chuyện với giáo sư Vinh không? Tướng Kỳ nhận lời ngay. Lập tức ông Đỗ Vẫn Trọn gọi điện thoại hỏi ý kiến giáo sư Vinh, thì giáo sư Vinh trả lời ông bận lo chuyện Tập Thể, nên chẳng nói chuyện với ai cả. Tôi không hiểu tại sao giáo sư Vinh hèn như thế! Tại sao giáo sư Vinh không lấy tư cách là Chủ tịch Tập thể, đứng ra triệu tập một phiên họp, rồi mời Tướng Kỳ đến điều trần, giống như sinh hoạt dân chủ của nước văn minh?

      Khi Tướng Kỳ làm Thủ Tướng, ông ra lệnh cho Bộ Quốc Phòng xóa bỏ lệnh tầm nã ông Vinh vì tội đào ngũ, để mời ông Vinh về làm Tổng Trưởng Thông Tin. Hai vợ chồng ông Vinh được chính phủ chu cấp mọi phí tổn, nhưng về tới Việt Nam, thấy tình hình chiến tranh sôi động, nên quay về Mỹ để tiếp tục nghề dạy học. Ông Vinh không đến nỗi vô ơn để quên sự đối xử tử tế của Tướng Kỳ, chẳng qua ông phải làm theo lệnh của Hoàng Cơ Định, vì trót đem thân làm ngoại vi cho Việt Tân?

      Nhà báo Vũ Ánh, Chủ bút tờ báo Người Việt, dùng bút hiệu Vũ Huy Thục viết bài chê bai Tướng Kỳ, đăng làm nhiều kỳ. Tôi viết e-mail yêu cầu Vũ Ánh phải chứng tỏ mình là nhà báo có lương tâm, hãy đến nhà ông Kỳ ở tại Quân Cam để làm cuộc phỏng vấn đàng hoàng để độc giả biết thực hư; chứ không nên dùng bút hiệu như bọn nặc danh viết bài đả kích một chiều như cái kiểu báo chí cộng sản. Vũ Ánh im lặng. Tôi hoài nghi tính lương thiện và lập trường của nhà báo Vũ Ánh, người đã cho in thơ ca tụng lãnh đạo CSVN, cho in hình cờ VNCH trong chậu rửa chân… Trước 1975, tôi thường chở nhà báo đi làm phóng sự chiến trường. Vũ Ánh cũng là nhà báo đi trên máy bay do tôi lái nhiều lần. Anh ta tỏ ra rất thán phục con người Tướng Kỳ trong sạch, bình dân, yêu thương chiến hữu.

      Ông Phan Ngọc Tiếu của đài truyền hình Saigon TV phỏng vấn Tướng Kỳ và dự định trình chiếu nhiều kỳ. Nhưng mới chiếu lần đầu thì bị bọn thảo khấu gọi vào đài hăm dọa, không được phép chiếu nữa. Tôi nghi ngờ bọn ấy là Việt Tân, vì người tử tế không ai sử dụng hành vi côn đồ như thế cả.

      Cô Tammy Trần - con gái của bác sĩ Trần văn Thuần ở Houston - làm việc cho hãng tin AP, phỏng vấn Tướng Kỳ bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết sự trở về Việt Nam của Tướng Kỳ là có lời yêu cầu của chính phủ George W. Bush, cho nên có viên Đại Tá Mỹ tháp tùng trong chuyến đi. Tướng Lâm Quang Thi liền viết một bài bằng Anh ngữ mô tả Tướng Kỳ giống như một thằng hề (clown), có nội dung cảnh báo nếu Mỹ dùng Kỳ là sai lầm. (có lẽ ý tác giả bài viết tự cho mình mới là candidate tốt để Mỹ dùng?). Phải chăng Tướng Lâm Quang Thi đã quên ông được Tướng Ngô Quang Trưởng chỉ định làm Tư Lệnh Tiền Phương thì ông dùng tàu Hải Quân neo ngoài khơi cửa Thuận An để điều động bằng vô tuyến. Khi Thủy Quân Lục Chiến của ta còn đang quần thảo với địch, thì Tướng Thi cho lệnh tàu rời vị trí để về Saigon và dọt sang Mỹ. Trong khi đó, sáng ngày 29 tháng Tư năm 1975, Tướng Kỳ còn bay trên bầu trời Saigon để hướng dẫn Đại Úy phi tuần trưởng Trần văn Đức oanh kích vào ổ hỏa tiễn 122 ly VC phóng vào Tân Sơn Nhất. (Đại Úy Đức hiện đang ở Hoa Kỳ, nếu đọc những dòng chữ này, chắc anh còn nhớ Tướng Kỳ dặn khi hoàn tất phi vụ thì về nhà ông nhậu). Sáng hôm đó, tôi thấy Nam một tay cầm khẩu súng M16, một tay dắt vợ con. Tôi gọi giật bạn: “Ê Nam! Mày đi đâu vậy? Hãy chờ tao một chốc, chừng nào cơn pháo của địch tạm ngưng thì dọt ra phi cơ đi với tao”. Cách đây không lâu, bạn còn nhắc đến cái thời khắc nhức tim đó mà. Nếu Tướng Kỳ không sang Tổng Tham Mưu để liên lạc với Tướng Nguyễn Khoa Nam nhằm cố thủ Vùng IV thì làm sao ông bốc theo Tướng Ngô Quang Trưởng đang bị Tổng Thống Thiệu nhốt ở Tổng Tham Mưu để sang Hoa Kỳ năm 1975?

      Đám Việt Tân chửi ông Kỳ đào ngũ trước địch quân. Tôi điện thoại cho Tướng Ngô Quang Trưởng hãy nói cho đồng bào biết tới sáng ngày 29 Tháng Tư, ông Kỳ còn bay trên trời, hướng dẫn khu trục đánh vào ổ pháo kích Việt Cộng; rồi cứu ông rời Việt Nam. Tiếc thay! Tướng Trưởng im lặng.

      Bạn Phan Nhật Nam thân mến,

      Lâu nay, tôi nghi ngờ SBTN là công cụ của Việt Tân, nên một hôm tôi hỏi bạn nghĩ gì khi nhạc sĩ Trúc Hồ ngang nhiên tuyên bố: “Chúng ta đòi lật đổ chính quyền Việt Nam là sai, bởi vi Nhà Nước Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam đã được hơn một trăm quốc gia trên thế giới nhìn nhận. Chúng ta chỉ xin họ tôn trọng nhân quyền thôi”. Ở nước tự do, người nào cũng có quyền phát biểu quan điểm cá nhân. Nhưng nhạc sĩ Trúc Hồ, một Tổng Giám đốc cơ quan Truyền Thanh lớn, có đông khán thính giả mà anh ta dùng chữ “Chúng Ta”, có phải anh ta muốn áp đặt đường lối đấu tranh của riêng anh ta lên tất cả người Việt chống Cộng sản phải đi theo?” Bạn trả lời cộc lốc: “Nó chỉ là đứa con nít, biết gì chính trị”, rồi bạn quay đít bỏ đi. Tôi quá đỗi ngạc nhiên trước thái độ của bạn. Dù sao hai chúng ta là bạn thân từ thuở “dựa lưng nỗi chết”. Không lẽ điều thắc mắc của tôi làm bạn khó chịu? Có nhiều người như ông Nguyễn Quốc Đống, cựu sinh viên sĩ quan Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Khóa 13, Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên thắc mắc lập trường của Trúc Hồ một cách nghiêm chỉnh, hợp lý mà Trúc Hồ im lặng.Chẳng lẽ một người Chống Cộng già dặn như Nam, lại không có một chút nghi ngờ hành vi lấp lửng của Trúc Hồ? Nam thừa biết Miền Nam mình thua trận, phần lớn là do truyền thông cơ mà! Tôi tin rằng Nam không tối dạ tới mức không nhận ra thủ đoạn của bọn cộng sản đang cấy người ở hải ngoại.

      Khi nhà báo Hoa Kỳ làm phim điều tra “Terror In Little Saigon” về cái chết của 5 nhà báo người Mỹ gốc Việt, phát ngôn viên Việt Tân Hoàng Tứ Duy - con trai Hoàng Cơ Định - lên tiếng phản đối và đổ tội cho anh A.C. Thompson cố ý nhục mạ Cộng Đồng. Hành động hốt hoảng đó khiến cho quần chúng tin rằng Việt Tân sợ bị phanh phui tội ác, bởi vì nếu Việt Tân không liên can đến cái chết của 5 nhà báo thì không bao giờ phải hốt hoảng như thế. Theo tôi, các cơ quan truyền thông Việt Nam phải ngỏ lời cám ơn ký giả A.C. Thompson đã bỏ công đi tìm công lý cho nhà báo VN bị quân khủng bố sát hại mới phải. Trước kia vì sợ Mặt Trận mà im lặng, thì nay có phải vì tiền mà họ im lặng? Tôi khinh bọn làm truyền thông phục vụ cho Kháng Chiến Bịp, giết chết niềm tin vào Chính Nghĩa Dân Tộc.

      Nhờ anh A.C. Thompson, tôi có thêm dữ liệu để viết bài “KTG Nguyễn Xuân Nghĩa, Anh Là Ai?”. Có lẽ Nam là nhà văn lớn, không thèm đọc bài viết của một thằng bạn xưa, chỉ biết cầm cần lái máy bay? Nếu Nam đã đọc, chắc Nam cũng phải thấy những vấn đề tôi nêu ra với ông Nghĩa không phải là xoi mói có tính cạnh tranh nghề nghiệp. Tôi nhận thấy ông Nguyễn Xuân Nghĩa là nhân vật lợi hại, một người cháu của Tổng Bí thư Cộng sản - Nguyễn văn Linh - rời đảng Việt Tân để giao du thân mật với các nhà làm truyền thông, rồi có thủ đoạn khống chế truyền thông, tức là có ý đồ. Tôi ngờ rằng Nguyễn Xuân Nghĩa tha mạng Đỗ Ngọc Yến - người sáng lập tờ báo Người Việt - là để sử dụng tờ Người Việt sau này, chứ chẳng phải tử tế gì với Đỗ Ngọc Yến. Tôi chứng minh Nguyễn Xuân Nghĩa là người lừa đảo khi đăng những bức thư của Chủ tịch HCM từ chiến khu quốc nội gửi ra thăm đồng bào, trong khi HCM đã chết, rồi dùng Cờ Vàng dán vào những lon đựng tiền yểm trợ Kháng Chiến đặt lây lất ở các nơi chợ búa, quán ăn là có mục đích bôi nhọ Lá Cờ Vàng. Nguyễn Xuân Nghĩa không thể trả lời những thắc mắc của tôi, vì đó là bằng chứng hiển nhiên. Thế nhưng, Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn được tờ Người Việt trọng dụng thì tất nhiên tôi phải hoài nghi lập trường của tờ Người Việt.

      Nam thường khoe mình giỏi về khoa tử vi, tướng số. Nam hãy nói giùm tôi tướng mạo của Nguyễn Xuân Nghĩa thuộc loại người như thế nào mà có khả năng làm cho một đám văn nghệ sĩ, nhà báo bu quanh? Văn nghệ sĩ gì mà bu quanh một người lừa đảo, làm mất niềm tin của người Chống Cộng?

      Vừa rồi, ký giả Bùi Dương Liêm phỏng vấn Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Đạm Phong bị quân khủng bố ám sát. Tôi nhận thấy Nguyễn Thanh Tú mồ côi cha từ lúc còn nhỏ, nhưng nói tiếng Việt rất sõi và phong cách rất chững chạc, có thể nói hơn hẳn những nhà hoạt động chính trị hiện nay. Nhờ có sự giúp đỡ của truyền thông Hoa Kỳ, của FBI, Tú có nhiều dữ kiện chứng minh tội ác của Việt Tân, trong đó chuyện ông nhạc sĩ Trúc Hồ lợi dụng hai bài nhạc của Việt Khang để làm kinh tài (cho ai thì chưa biết), thu lợi cả nửa (1/2) triệu đô la, mà chỉ trả cho Việt Khang 250 đô la. Tôi tin Nguyễn Thanh Tú có bằng chứng trong tay, mới dám tiết lộ điều đó. Nếu không, Trúc Hồ sẽ kiện. Giống như tờ Người Việt đã kiện tờ Saigon Nhỏ và đã thắng kiện.

      Trong vụ tranh chấp giữa Người Việt và Saigon Nhỏ, tôi khuyên Nam nên đứng ngoài, vì đó là sự tranh thương; chứ không phải vì quan điểm chính trị. Nam không nghe. Nam viết thư cho khoa học gia Dương Nguyệt Ánh với lời lẽ gia trưởng, lập luận lại tồi,khiến cho bà Dương Nguyệt Ánh trả lời bằng một bức thư mà tôi có cảm tưởng rằng nếu là tôi thì tôi bẻ bút, không dám viết lách gì nữa cả.

      Hôm Nam đi Pháp về. Tôi tính bước chân sang thăm Nam để hỏi Nam qua Pháp có gì vui. Bỗng nhiên tôi thấy Nguyễn Xuân Nghĩa tay ôm xấp hồ sơ đến nhà Nam đang trú ngụ. Từ trong nhà, Nam bước ra đón nhận hồ sơ một cách vội vã. Nguyễn Xuân Nghĩa cũng vội vã ra xe dzọt đi; chứ không vào nhà Nam. Tôi cũng quay trở lại nhà mình; chứ không vào để uống với Nam một ly.

      Tôi thường nghe Nam nói về mình một cách kiêu hãnh. Bạn bè của Nam phải là người phi thường. Tôi biết tôi bình thường, nhưng khi Nam đòi dọn tới ở với tôi là tôi hoan hỉ nhận lời ngay. Bởi vì tôi biết Nam tuy có bố mẹ đi theo cộng sản; nhưng Nam lại Chống Cộng triệt để thì tôi xem Nam như một người đồng chí sát cánh với mình để sẽ hỗ trợ nhau vạch mặt nạ bọn nằm vùng cộng sản là rất tốt.

      Sự cáo giác của Nguyễn Thanh Tú về việc Trúc Hồ lợi dụng nhạc của Việt Khang để làm kinh tài, mà Trúc Hồ vẫn im tiếng. Tức là Trúc Hồ nhìn nhận sự cáo giác của Nguyễn Thanh Tú là sự thật. Tôi viết rõ Nguyễn Xuân Nghĩa là tên lừa đảo, bịa đặt tin láo trên tờ báo Kháng Chiến để quyên tiền. Nam vẫn làm việc cho một ông chủ tán tận lương tâm khai thác tim óc của Việt Khang để thu lợi. Nam vẫn giao du thân mật với người lừa đảo Nguyễn Xuân Nghĩa. Nếu kẻ lừa đảo đó chỉ là lừa tiền, lừa bạc thì có thể khoan thứ, do bần cùng sinh đạo tặc. Đàng nay, họ lừa đảo NIỀM TIN của đồng bào vào CHÍNH NGHĨA ĐẤU TRANH CHO TỰ DO, DÂN CHỦ thì cái tội a tòng của Nam khó mà biện minh.

      Nam nói: “Nhà văn phải là nhà tiên tri? Nếu không có khả năng tiên tri thì nhà văn coi như vứt đi.” Tôi nghĩ lời phán quyết của Nam về giá trị nhà văn đặt ra quá cao. Tôi chỉ nghĩ rằng nhà văn nào mà thực hiện những gì như nhà thơ Phùng Quán viết ra trong bài thơ “LỜI MẸ DẶN” là đủ để mọi người ngưỡng mộ, kính phục; chứ không cần phải là nhà Tiên tri, lại giao du với quân lừa đảo.

      Tôi ở cạnh nhà Nam. Tôi chạy sang thăm Nam nhiều lần để trao đổi đôi điều suy nghĩ của mình về Đất Nước, nhưng thấy bạn mình lúc nào cũng bận rộn với sách báo và thái độ của bạn mình khác xưa, nên tôi phải dành thì giờ để viết thư này cho Nam. Tôi nghĩ rằng qua bức thư tâm tình này, tôi cũng giúp cho bạn bè Không Quân của tôi hiểu rằng vị chỉ huy cũ của họ - Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ - lúc nào cũng xung phong trước đầu tên mũi đạn; chứ không phải là hạng người đâm sau lưng chiến sĩ.

      Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã bị bọn Việt Tân dùng truyền thông để bôi nhọ để cho tất cả những ai muốn làm thay đổi chế độ độc tài cộng sản đều bị bôi tro trát trấu. Tôi dã nói với Tướng Kỳ rằng một người yêu nước như Tổng thống Ngô Đình Diệm từng ban ơn mưa móc cho nhiều người, như Đỗ Mậu còn viết sách mạ lỵ, thì chắc Thiếu tướng cũng sẽ bị bọn vong ân chà đạp mà thôi. Nhưng ông không nghe lời tôi, vì ông tin rằng ông là người thầy thuốc chữa được con bệnh Cộng Sản.

      Năm 2011, ông Tướng Kỳ về Houston thăm anh em Không Quân, ông than: “Những thằng lãnh đạo cộng sản vừa ngu, vừa dốt. Mình cố gắng giảng giải cho chúng nó nghe cái luận điệu ngu xuẩn của chúng. “Chơi với Trung Cộng thì mất Nước, nhưng còn Đảng; chơi với Mỹ thì còn Nước, nhưng mất Đảng”. Tôi phân tích cho chúng hiểu nước đã mất thì đảng làm sao còn?

      Tôi nói với Tướng Kỳ: “Ông đừng về Việt Nam nữa ông ơi! Võ văn Kiệt chỉ phát biểu ngày 30 tháng 4 có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn, là đủ cho chúng thủ tiêu. Ông chửi chúng nó trên điện thoại với tôi, ắt chúng phải có đặt máy nghe lén. Chuyến này về, tôi tin bọn cộng sản sẽ tìm cách đầu độc ông”. Nhưng ông Kỳ tin tưởng ông là con Phật thì không dễ gì cộng sản có thể giết ông.

      Nghe tin ông qua đời tại Mã Lai, có phóng viên hỏi tôi về cái chết của Tướng Kỳ. Tôi khẳng định Tướng Kỳ đã bị đầu độc chết, vì mấy ngày trước ông nói ông đã vào bệnh viện Mã Lai thử nghiệm đủ các thứ mà không hề khám phá ra bất cứ chứng bệnh gì.

      Nhân Ngày 19 Tháng 6, Ngày Quân Lực, tôi viết thư này cho Nam để tưởng niệm một Người Lính Nguyễn Cao Kỳ đã làm trong nhiệm vụ của Người Lính VNCH đối với Tổ Quốc.

      Bằng Phong Đặng văn Âu
      Last edited by khongquan2; 06-29-2016, 05:22 PM.

      Comment


      • #4
        ..." Trong khi đó, sáng ngày 29 tháng Tư năm 1975, Tướng Kỳ còn bay trên bầu trời Saigon để hướng dẫn Đại Úy phi tuần trưởng Trần văn Đức oanh kích vào ổ hỏa tiễn 122 ly VC phóng vào Tân Sơn Nhất. (Đại Úy Đức hiện đang ở Hoa Kỳ, nếu đọc những dòng chữ này, chắc anh còn nhớ Tướng Kỳ dặn khi hoàn tất phi vụ thì về nhà ông nhậu)..."
        Xin phép đính chánh với NT Đặng Văn Âu ; vị Đại Úy phi tuần trưởng mà NT Âu nói tới trong phần này không phải tên Trần Văn Đức mà chính xác là Đại Úy Trần Văn Phúc => Phi Long 51 .

        KQ Raptor kính báo .
        Last edited by Raptor; 06-30-2016, 04:28 PM.

        Comment


        • #5
          Xin xem thêm bài viết của NT NGHICH_NHI:

          Nhận xét và Tâm tình gửi anh Bằng Phong Đặng văn Âu

          Comment


          • #6
            Chuyện bên lề, đọc chơi cho dzui:

            “Chuẩn tướng” - “Tướng Lữ đoàn” - “Tướng một sao”

            Tuần này nhân việc có thêm một người Việt tỵ nạn cộng sản được thăng cấp Chuẩn tướng ở xứ Cờ Huê (Chuẩn tướng Châu Lập Thể, tên Mỹ là Lapthe Flora), chúng tôi xin được bàn loạn về từ Hán – Việt “Chuẩn tướng” mà từ trước tới nay nhiều người cho là thiếu chính xác, nghe rất ư là “dzô dziên”, đã gây tranh cãi bất phân thắng bại giữa một số nhà ngôn ngữ học của miền Nam VN ngày ấy.

            Chỉ tại ông Nguyễn Cao Kỳ

            Dù được khen hay bị chê, cựu Thiếu tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, cũng đã trở về với cát bụi, chúng tôi nhắc tới tên ông trong bài viết này chỉ với mục đích cho độc giả TVTS biết nguồn gốc của cấp bậc (trong nước gọi là “quân hàm”) “Chuẩn tướng” trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), mà ông được “vinh dự” nhận lãnh đầu tiên.

            Ngược dòng thời gian, trong cuộc đảo chính năm 1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, cả hai vị Tư lệnh Hải Quân, Không Quân đều không chịu tham gia, nhưng trong khi Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh Hải Quân, bị thuộc cấp hạ sát theo lệnh của đám tướng lãnh đảo chính, thì Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư lệnh Không Quân, chỉ bị ép buộc từ chức.

            Theo một số sĩ quan Không Quân kỳ cựu, sở dĩ đám tướng lãnh đảo chính không dám “thịt” Đại tá Huỳnh Hữu Hiền là vì ông xuất thân là một phi công khu trục tài ba, vào năm 1956 đã đứng ra thành lập Đệ Nhất Phi Đoàn Khu Trục của KQVN, rất được thuộc cấp kính trọng, nếu thịt ông, rất có thể các phi công khu trục sẽ có phản ứng thất lợi.

            Thời gian này, Trung tá Nguyễn Cao Kỳ, xuất thân là một phi công vận tải, đã bị mất chức Chỉ huy trưởng Liên Phi Đoàn 1 Vận Tải, đang chờ được bổ nhiệm vào một chức vụ ngồi chơi xơi nước nào đó ở Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân ngoài Nha Trang. Theo hồi ký của cựu Trung tá Không Quân TĐC, biết được tâm trạng bất mãn của Trung tá Nguyễn Cao Kỳ, nên khi được Đại tá Đỗ Mậu (trong phe đảo chính) tham khảo ý kiến, ông TĐC đã đề nghị ông Mậu móc nối ông Kỳ đại diện Không Quân tham gia đảo chính.

            Sau cuộc đảo chính, các tướng tá tham gia đều được lên một cấp, Trung tá Nguyễn Cao Kỳ được vinh thăng Đại tá, chính thức nắm giữ chức Tư lệnh Không Quân (trước đó, Đại tá Đỗ Khắc Mai được chỉ định tạm thời làm “Quyền Tư lệnh Không Quân” trong thời gian hơn 2 tháng).

            Ba tháng sau đó, nhờ hết lòng hậu thuẫn Trung tướng Nguyễn Khánh trong cuộc “chỉnh lý” lật đổ Dương Văn Minh vào đêm 30/1/1964, Nguyễn Cao Kỳ trở thành đàn em đắc lực của ông “tướng Râu Dê” này, và cho dù cái lon Đại tá trên vai chưa kịp “rửa”, ông Nguyễn Cao Kỳ đã đòi tướng Nguyễn Khánh phải gắn lon tướng cho mình ngay.

            Cho tới lúc đó QLVNCH còn theo quy chế cấp bậc của Quân Đội Pháp, trong đó cấp nhỏ nhất trong hàng tướng (Général) là “Général de Brigade”, mang 2 sao, người Việt gọi là “Thiếu tướng”.

            Nghĩa là nếu được lên cấp tướng, Đại tá Nguyễn Cao Kỳ sẽ trở thành Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ với 2 sao trên ve áo.
            Nhưng đề nghị gắn lon Thiếu tướng cho Đại tá Nguyễn Cao Kỳ của Trung tướng Nguyễn Khánh đã bị đại số các tướng lãnh khác phản đối kịch liệt. Bí thế, ông “tướng Râu Dê” bèn chế thêm cấp bậc “tướng một sao” (tương tự như trong quân đội Hoa Kỳ) để gắn cho ông “tướng Râu Kẽm”!

            Cấp bậc mới này được Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH gọi là cấp “Chuẩn tướng”. Chữ “Chuẩn” ở đây là lấy từ cấp bậc “Chuẩn úy”.

            Mở các tự điển Hán - Việt, chúng ta thấy chữ “chuẩn” có ba nghĩa:

            (1) khuôn mẫu, thí dụ: tiêu chuẩn, (2) đã được chấp thuận, thí dụ: chuẩn y, phê chuẩn, (3) sắp sửa, thí dụ: chuẩn bị.

            Chữ “Chuẩn” trong cấp bậc “Chuẩn úy” mang nghĩa (3).

            “Chuẩn úy” được dịch từ chữ “Aspirant” trong quân đội Pháp, được người Pháp định nghĩa là “cấp bậc cao nhất trong hàng hạ sĩ quan”. Trong khi đó, cấp bậc tương đương với “Aspirant” trong quân đội Hoa Kỳ là “Warrant Officer” (WO) thì lại được người Mỹ định nghĩa là “cấp bậc thấp nhất trong hàng sĩ quan”.

            Nhưng dù theo định nghĩa người Pháp hay người Mỹ, danh xưng cấp bậc “Chuẩn úy” trong tiếng Việt nghe cũng... yếu xìu, cho nên dù trên giấy tờ ghi cấp bậc là “Chuẩn úy” và trên cổ áo mang “quai chảo”, các vị “Chuẩn úy” thường được quân nhân dưới quyền cũng như đại đa số dân chúng miền Nam ngày ấy xưng hô là “Thiếu úy”, tức là ngang hàng với các vị sĩ quan mang “một mai vàng” (lon Thiếu úy).

            Nhưng dù cấp bậc “Chuẩn úy” có nghe yếu xìu, nó cũng có cơ sở, ít nhất cũng là theo định nghĩa của người Pháp (một hạ sĩ quan CÓ THỂ, hoặc SẮP được lên Sĩ quan), nhưng đem chữ “chuẩn” ấy ghép với chữ “tướng” để chế ra cấp bậc “Chuẩn tướng” thì không ổn, bởi vì nó chỉ có nghĩa là “chuẩn bị lên tướng”.

            Trong quân đội, cái gì cũng phải minh bạch, dứt khoát, một là “tướng”, hai là “tá”, chứ không có chuyện “tá sắp lên tướng”!
            Cũng chính vì tính cách “lèng èng” của danh xưng cấp bậc “Chuẩn tướng” mà Bộ TTM đã tìm cách thăng cấp một số Đại tá thâm niên, hoặc có nhiều công trạng lên thẳng Thiếu tướng, trước khi cấp bậc “Chuẩn tướng” chính thức ra đời. Người cuối cùng lên thẳng Thiếu tướng là Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù, được gắn lon Thiếu tướng ngày 3/3/1964 sau khi ông bị thương (nhẹ) tại mặt trận Bời Lời.

            Hơn một tháng sau, ngày 8/4/1964, Đại tá Nguyễn Cao Kỳ được Trung tướng Nguyễn Khánh gắn lon “Chuẩn tướng” (một sao). Để việc gắn lon tướng cho ông Nguyễn Cao Kỳ đỡ “kỳ”, trong dịp này, người ta còn gắn sao cho vài vị Đại tá trẻ nữa.

            Với nhiều vị tướng thâm niên trong QLVNCH, cái lon “Chuẩn tướng” được chế ra để gắn cho Đại tá Nguyễn Cao Kỳ chỉ là lon “tướng lèo”!

            Tướng Lữ Đoàn?

            Các vị ấy cho rằng cái lon “Chuẩn tướng” (1 sao) gắn cho Đại tá Nguyễn Cao Kỳ là “tướng lèo” bởi vì trong Quân Đội Pháp không hề có cập bậc “tướng 1 sao” mà nhỏ nhất là “tướng 2 sao” (Thiếu tướng).

            Thế NHƯNG – chữ “nhưng” cực kỳ quan trọng – trong khi người Pháp gọi các vị “tướng 2 sao” của họ là “Général de brigade”, thì người Mỹ cũng gọi các vị “tướng 1 sao” của họ là “Brigadier General”, tức “Général de brigade” trong tiếng Pháp.

            “Brigade” trong tiếng Anh cũng như tiếng Pháp có nghĩa là “lữ đoàn”, một đơn vị quân đội có quân số vào khoảng 4.000 người.
            “Brigadier” có nghĩa là “Lữ đoàn trưởng”, “Brigadier General” dịch sát nghĩa là “tướng cấp Lữ đoàn trưởng”.

            Việc người Pháp gọi “tướng 2 sao” của họ là “Général de brigade” và người Mỹ gọi “tướng 1 sao” của họ cũng là “Brigadier General” (Général de brigade) thật ra cũng chẳng chết con giáp nào, nhưng với miền Nam VN thì có “vấn đề”: trước kia đã dịch “Général de brigade” (2 sao) của Pháp là “Thiếu tướng” nay dịch “Brigadier General” (1 sao) của Mỹ là gì?

            Câu trả lời, như chúng tôi đã viết ở trên, chính là chữ “Chuẩn tướng”.

            Nhưng, lại chữ “nhưng”, trước đó (trước khi ông Nguyễn Cao Kỳ được gắn 1 sao), có ít nhất một tác giả biên soạn tự điển Anh – Việt uy tín là cụ Nguyễn Văn Khôn đã dịch “Brigadier General” (1 sao) của Mỹ là “Thiếu tướng”.

            Có kẻ trong đám hậu sinh khả ố biết một không biết hai đã chê cụ Nguyễn Văn Khôn dịch sai mà không chịu hiểu rằng khi cụ biên soạn cuốn tự điển Anh - Việt này, làm gì đã có từ “Chuẩn tướng” trong ngôn ngữ của người Việt, cho nên tiếng Pháp “Général de brigade” được dịch là “Thiếu tướng” thì nay tiếng Anh “Brigadier General” không dịch là “Thiếu tướng” thì dịch là gì?!

            * * *

            Trở lại với thời gian năm 1964 và Chuẩn tướng Nguyễn Cao Kỳ, có lẽ mặc cảm bởi chữ “Chuẩn” yếu xìu ấy, ông đã không dấu diếm việc mình rất thích thú được phía đối tác Hoa Kỳ gọi là “Air Marshal” (tiếng Pháp: Maréchal de l’Air: Thống chế Không Quân, 3 sao), một danh xưng cấp bậc không hề có trong Quân đội Hoa Kỳ. Người Mỹ gọi ông Nguyễn Cao Kỳ là “Air Marshal” có lẽ vì biết ông được Không quân Pháp đào tạo, dù ông chỉ mang 1 sao, vẫn cho ông đứng ngang hàng với “Thống chế Pétain”, “Thống chế Tưởng Giới Thạch” để ông phổng cái lỗ mũi.

            Hiện nay trên Internet vẫn còn những trang mạng ghi ông Nguyễn Cao Kỳ là “Air Marshal”.

            Như vậy, nói chuyện trước mắt, nếu chúng ta gọi hai Brigadier General Lương Xuân Việt và Châu Lập Thể là “Chuẩn tướng”, danh xưng cấp bậc mà chính ông Nguyễn Cao Kỳ xưa kia đã không muốn bị gọi, e rằng không đủ trân trọng.

            Nhưng, lại chữ nhưng, nếu không gọi hai ông là “Chuẩn tướng” thì gọi bằng gì? Tướng 1 sao? Tướng lữ đoàn...

            Câu trả lời xin để các nhà ngôn ngữ học riêng chúng tôi sẽ chỉ gọi hai ông một cách ngắn gọn là “Tướng Lương Xuân Việt”, “Tướng Châu Lập Thể” – chữ Tướng viết hoa dù hơi cộc lốc nhưng vẫn còn dễ nghe hơn là “Chuẩn tướng”!

            Hơn nữa, truyền thông Anh Úc, Mỹ vẫn thường gọi các vị tướng của họ một cách ngắn gọn là “General” (Tướng) mà đâu có ai cho là xách mé, hoặc thiếu trân trọng?!

            Khi nào hai ông được gắn thêm một sao nữa, chúng ta sẽ gọi một cách đầy đủ là “Thiếu tướng”.

            LNĐ Tháng 6/2016
            (nguồn: Tivi Tuần-san, Úc châu)
            Last edited by Nguyen Huu Thien; 07-10-2016, 03:54 PM.

            Comment


            • #7
              HỒI ĐÁP THƯ CỦA BẠN VÕ Ý


              BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU

              Thành phố Westminster, Ngày 30 tháng 6 năm 2016

              Bạn Võ Ý thân mến,

              Lẽ ra sau khi đọc cái email của bạn nhận xét về bức thư tôi viết cho Phan Nhật Nam, tôi bước sang nhà bạn để giải thích cho bạn rõ tình tiết. Nhưng vì bạn gửi email cho nhiều người thì tôi cũng viết thư này đưa lên mạng để có nhiều người đọc. Và tôi vẫn sử dụng hai chữ “thân mến” để cho người đọc thấy rằng chúng ta tuy không đồng quan điểm, không đồng nhận thức, nhưng vẫn ứng xử với nhau thân tình, có văn hóa.

              Trong sinh hoạt dân chủ, sự đối thoại là rất cần thiết để học hỏi, trao đổi lẫn nhau kiến thức, quan điểm, lập trường nhằm tìm ra con đường cứu nguy dân tộc. Chúng ta không có mục đích tranh cử, tranh giành chiếc ghế quyền lực mà cần phải bôi bác lẫn nhau giống ông Trump và bà Hillary Clinton. Qua bức thư bạn thay mặt Phan Nhật Nam để viết bài nhận xét bức thư tôi gửi cho bạn Phan Nhật Nam, bạn đã dùng lời lẽ khá lịch sự là điều đáng quý và đáng để làm gương cho những người tranh luận phải nghiêm túc, phải có văn hóa. Có nhiều người tưởng rằng khi viết tiếng Việt thì người Mỹ không đọc, nên họ dùng ngôn ngữ “đầu đường xó chợ” một cách vô trách nhiệm. Tôi quan niệm rằng dù chúng ta thua trận (bất cứ vì lý do gì) thì chúng ta cũng cần phải giữ phong cách ứng xử có văn hóa để người Mỹ từng giúp đỡ Đất Nước mình không khinh dân tộc mình. Tôi từng đọc những bài viết của cựu sĩ quan xuất thân trường Võ bị Quốc Gia Đà Lạt, Liên trường Võ khoa Thủ Đức mạt sát nhau mà cảm thấy vừa xấu hổ, vừa đau đớn. Tôi tin rằng người Mỹ có một cơ quan theo dõi báo chí Việt ngữ để tìm hiểu “người bạn đồng minh của họ” thuộc hạng người như thế nào. Chẳng qua, người Mỹ có văn hóa, nên họ lịch sự im lặng; chứ trong thâm tâm họ rất khinh những lời nói thô lỗ của người Việt Nam mình.

              Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn viết cuốn “ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ” giúp cho tôi hiểu được một giai đoạn lịch sử mà hồi đó mình quá nhỏ để hiểu biết. Tôi bắt chước ông Nguyễn Mạnh Côn, bèn tiếp nối công trình của ông Côn để giúp cho thế hệ con, em mình biết được một số sự kiện đã xảy ra trong thời đại của mình, mà những nhà viết sử chuyên nghiệp (như bạn Trần Gia Phụng) đã viết ra không đúng. Là một người không hiểu biết về Tổng thống Ngô Đình Diệm, lại tham gia vào đảng Đại Việt, một đảng chống Tổng thống Diệm thì tôi cũng nhắm mắt chống luôn. Nhưng khi có nhiều tài liệu và thực tiễn xảy ra trước mắt, tôi nhận thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm không đáng bị nguyền rủa như một số phần tử thiếu lương thiện đã làm. Tổng thống Diệm đã nằm xuống từ 53 năm, nhưng tôi còn nhắc lại vì kẻ hậu sinh cần phải công minh với lịch sử. Nếu chúng ta bất minh, thì sự tranh đấu của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa hoặc nếu giành được chính quyền thì cái chính quyền đó cũng giống như bọn cầm quyền Việt Cộng mà thôi.

              Cũng thế, Tướng Kỳ về nước không phải để làm ăn buôn bán với Việt Cộng hay thông đồng với Việt Cộng nhằm mục đích kiếm chút địa vị. Tôi đã nói trước với Tướng Kỳ rằng nếu ông về VN thì băng đảng Việt Tân sẽ tìm đủ mọi cách bôi nhọ thanh danh ông. Quả nhiên, Đại tá Nguyễn Xuân Vinh – Cựu Tư Lệnh KQVNCH, Chủ tịch Tập thể Chiến sĩ, một cơ sở ngoại vi của Việt Tân – liền lên đài RFA mạt sát Tướng Kỳ trong khi ông Kỳ còn ở Thái Lan, rồi sau đó giáo sư Vinh ra Tuyên Cáo cũng bằng cái giọng khinh miệt “Nguyễn Cao Kỳ không có căn bản học vấn”. Tôi nhận thấy sự khinh miệt của giáo sư Vinh chê ông Kỳ “không có căn bản học vấn”, tức là ông Vinh coi cái Tập thể dưới sự lãnh đạo của mình đều là những phần tử “không có căn bản học vấn”. Điều đáng tiếc là những anh em chiếc sĩ từng đem xương máu bảo vệ Tổ Quốc mà kẻ đứng ra lãnh đạo mình thì khinh miệt mình, nhưng vẫn cúi đầu phục vụ, tôi cảm thấy đau và nhục cho các cựu chiến hữu của tôi. Nếu giáo sư Vinh nhận thấy Tướng Kỳ làm điều khuất tất, nịnh bợ kẻ thù, làm mất chính nghĩa Quốc gia, thì tại sao với tư cách Chủ tịch Tập thể không dùng địa vị của mình để tổ chức buổi họp Ban Chấp Hành, rồi mời ông Kỳ đến điều trần như sinh hoạt dân chủ một cách nghiêm túc, mà lại lẩn tránh, trong khi ông Kỳ tuyên bố sẵn sàng trả lời những thắc mắc của ông cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, của giáo sư Vinh và các chiến hữu?

              Đó là câu hỏi của tôi đặt ra cho giáo sư Nguyễn Xuân Vinh để cho những người Chống Cộng sau này biết cách mà ứng xử; chứ đừng chửi người ta xong thì trốn tránh. Nên nhớ, muốn cho cộng sản đừng khinh thì hàng ngũ Chống Cộng trước hết phải có nhân cách. Tôi chỉ đòi hỏi giáo sư Vinh nên ứng xử xứng đáng là vị Chủ tịch Tập Thể Chiến Sĩ có uy quyền; chứ tôi không bênh vực hay tâng bốc Thiếu tướng Kỳ.

              Bạn Võ Ý không nhận thấy vị Chủ tịch Tập thể mà bạn dốc tâm phục vụ là hèn và thiếu nhân cách sao? Khi ở trong nước, còn chiến đấu dưới cờ, vì kỷ luật Quân Đội, chúng ta không dám ra mặt chống lại Đại tướng Nguyễn Khánh, từng kéo mấy ông Tướng ra Vũng Tàu để viết bản Hiến Chương, có tên gọi là Hiến Chương Vũng Tàu, xong đem ra công bố thì bị sinh viên biểu tình đả đảo Nguyễn Khánh. Thế là Đại tướng Nguyễn Khánh cũng tung quả đấm tay lên trời hô lớn: “Đả đảo Nguyễn Khánh! Đả đảo Nguyễn Khánh”. Lúc bấy giờ, tôi đã đánh giá ông Nguyễn Khánh là Đại tướng Phường Tuồng; nhưng đành phải đứng trong hàng ngũ Quân Đội; chứ không thể đào ngũ. Tôi đau hết sức! Nhưng nay thấy Đại tướng Khánh, từng là Quốc trưởng VNCH mà lại đầu quân cho Chính phủ Lưu Vong Nguyễn Hữu Chánh để được phong Quốc Trưởng, thì tôi tự cảm thấy mình bị sỉ nhục. Người Lính nào không cảm thấy nhục là vì họ không coi danh dự Người Lính không ra gì!

              Khi nhìn bức ảnh chụp giáo sư Vinh ngồi trên chiếc xe Hoa Kỳ bỏ mui trần (décapotable) dựa ngửa vào lưng ghế, một tay gác lên thành xe, có hai ông sĩ quan đi bộ hầu hai bên (một vị là Trung tá Trần Thiện Hiệu, TQLC), trong cuộc diễn hành Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4 (mà Việt Tân đổi tên là Ngày Tự Do cho Việt Nam) ở Hoa Thịnh Đốn, tôi cảm thấy nhục cho Quân Lực VNCH vì có hai vị cựu sĩ quan tác chiến đi hầu một ông cựu Đại Tá đào ngũ. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh bắt chước dáng điệu bệ vệ của một lãnh tụ ngồi trên xe diễn hành, tôi càng thấy thương xót cho ông quá chừng chừng. Đâu có danh giá gì mà diễn trò khó coi vậy?

              Bạn Phan Nhật Nam tặng tôi cuốn sách “Những Sự Thật Cần Được Nói Ra”. Bắt chước Phan Nhật Nam, tôi cũng viết ra một số sự thật mà tôi biết; chứ tôi không sùng bái Tổng thống Ngô Đình Diệm hay Tướng Nguyễn Cao Kỳ.

              Cái việc Tổng thống Ngô Đình Diệm không chấp nhận lời yêu cầu của Đức Cha Lê Hữu Từ giữ lực lượng võ trang Bùi Chu – Phát Diệm riêng, không sát nhập vào Quân Đội Quốc Gia, là điều rất ít người biết. Tôi viết ra sự kiện ấy để phản bác luận điệu của Việt Cộng vu cho Tổng thống Diệm là người dành đặc quyền cho Công Giáo và đàn áp Phật giáo.

              Cái việc Tướng Kỳ ký một “Affidavit” gửi cho Tòa Án Alexandria, Virginia, nhìn nhận trách nhiệm ông là người ra lệnh cho Tướng Loan có quyền xử tử đặc công Việt Cộng mà không vi phạm quy ước Genève là điều rất ít người biết. Tôi viết ra sự kiện này cũng để cho bọn xấu biết rằng Tướng Kỳ không phải là người “đâm sau lưng chiến sĩ”. Lúc nào ông Tướng Kỳ cũng bảo vệ anh em, giống như trước cái chết của KQ Phạm Đăng Cường, ông đã hài tội Mặt Trận HCM là một băng đảng, mà các Tướng khác đều im lặng !

              Tôi không có bằng chứng để buộc tội Mặt Trận HCM là thủ phạm giết nhà báo Đạm Phong và vợ chồng Lê Triết. Nhưng tôi nghi, sự im lặng của Mặt Trận cũng như sự hốt hoảng của Việt Tân, sau khi cuốn phim “Terror In Little Saigon” ra mắt, là phản ứng của kẻ có tội. Tôi nghi Nguyễn Xuân Nghĩa, cháu của Mười Cúc Nguyễn văn Linh, Tổng Bí thư Việt Cộng, tham gia Mặt Trận HCM để làm quân sư là có chủ đích, nhưng không có bằng cớ để viết ra. Nhưng sau khi cuốn phim “Terror In Little Saigon” ra mắt, Nguyễn Xuân Nghĩa tiết lộ rằng ông ta tha mạng cho Đỗ Ngọc Yến, Chủ báo Người Việt, (tức là Mặt Trận có K-9) thì tôi hiểu chủ đích của ông Nghĩa là nhằm tạo ảnh hưởng trong giới truyền thông. Tôi viết bài “Nguyễn Xuân Nghĩa, Anh Là Ai?” để hỏi đương sự nói sự thật (chứ không buộc tội), nhưng đương sự không trả lời; tức là đương sự có điều khuất tất.

              Tôi đăng bài “Vàng Rơi Không Tiếc” của Đào Vũ Anh Hùng trên Giai phẩm Lý Tưởng, mà bị Mặt Trận đòi tịch thu và gọi điện thoại dọa giết, tôi có phản ứng chống lại dù bị hy sinh. Thời gian đó, Nguyễn Xuân Nghĩa là Tổng Tuyên Huấn của Mặt Trận, buộc lòng tôi phải nghĩ Nguyễn Xuân Nghĩa có mục đích diệt truyền thông tự do giống như Việt Cộng độc quyền truyền thông.

              Tôi đã sang nhà Ý, hỏi tận mặt Phan Nhật Nam nghĩ gì về câu tuyên bố của Trúc Hồ, Tổng Giám đốc SBTN “Chúng ta đòi lật đổ chế độ Cộng sản là sai …” thì Nam vừa quay đít đi, vừa đáp: “Trúc Hồ là thằng con nít, biết gì chính trị!” Tôi nhận thấy thái độ của Nam vừa trịch thượng vừa khiếm nhã. Thái độ đó Nam đối với ai khác là quyền của Nam; nhưng đối với tôi, Nam không được làm như vậy. Bởi vì trước năm 1975, Nam và tôi từng bàn bạc với nhau mưu đồ chuyện Cứu Nước; bây giờ tôi đặt cho Nam câu hỏi đó cũng là vì chuyện Đất Nước. Tôi không có ý định làm khó Nam. Tôi chỉ muốn biết quan điểm của Nam trong vấn để được nhiều người Chống Cộng nêu lên về Trúc Hồ. Truyền thông là khí giới vô cùng lợi hại. Nó có thể giết chết một con người, giết chết một chế độ. Hành vi của mấy tên Việt Cộng giả làm sư, chui vào Phật giáo gây rối, nhưng Việt Cộng tuyên truyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo là để giết chết chế độ, mà bọn trí thức vẫn tin theo.

              Tôi đã từng khuyên Phan Nhật Nam hãy đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa tờ Người Việt và tờ Saigon Nhỏ của bà Hoàng Dược Thảo. Vì đó là cuộc tranh chấp thương mại; chứ không phải vì quan điểm, lập trường chính trị. Lời khuyên đó, tôi nghĩ là thiện chí nhằm mục đích bảo vệ thanh danh của bạn mình. Nhưng Nam không nghe.

              Sau khi ký giả Bùi Dương Liêm phỏng vấn Nguyễn Thanh Tú, con trai ký giả Đạm Phong, có nhiều sự thật phơi bày:

              1/ Trúc Hồ lợi dụng hai bài nhạc của Việt Khang để gây quỹ giúp Việt Khang. Lợi tức thu được nửa triệu đô la; mà Trúc Hồ chỉ thí cho Việt Khang 250 đô la. Tôi cho việc làm của Trúc Hồ là tán tận lương tâm.

              2/ Nhật báo Người Việt kết cấu với Việt Tân. Vì tờ Người Việt không đăng bất cứ điều gì liên quan đến sự mờ ám của Đảng Việt Tân.

              Từ lâu tôi đã nghi ngờ những Đại hội gây quỹ “Cám Ơn Anh” của Trúc Hồ, vì có nhiều nguồn dư luận đòi Trúc Hồ phải minh bạch tài chánh; nhưng không được đáp ứng. Chẳng hạn, trong một tờ quảng cáo Đại Nhạc Hội yêu cầu các nhà hảo tâm gửi tiền yểm trợ về cho SBTN, tôi cũng nghi tại sao tiền không gửi về cho Hội Thương Phế Binh VNCH, mà lại gửi cho SBTN, thì ai kiểm soát? Tôi cũng nghi tờ Người Việt có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Tân. Bởi vì bài viết nào của tôi đặt vấn đề với Việt Tân thì tờ Người Việt ỉm đi, không chịu đăng. Lẽ ra vì tình đồng nghiệp, tờ Người Việt phải giúp Nguyễn Thanh Tú – con nhà báo Đạm Phong – đi tìm công lý cho cha mới phải. Đằng này, Người Việt im lặng trước lời yêu cầu của Tú, thì tôi nhận thấy tờ Người Việt quá vô cảm và không thực hiện đúng vai trò truyền thông “Fair – Balance – Accuracy” để tạo NIỀM TIN nơi độc giả.

              Sau năm 1975, chúng ta khám phá ra nhiều phần tử tưởng là “quốc gia” mà hóa ra “nằm vùng”. Cho nên ngày nay nhận thấy những hành vi mờ ám, không trong sáng của Trúc Hồ, ta phải hoài nghi để khỏi sụp lỗ thôi. Tổng thống Thiệu vừa vỗ vai Pham Xuân Ẩn, vừa khen một cách trịnh trọng: “Nếu Miền Nam có chừng mười nhà báo như Phạm Xuân Ẩn thì Miền Nam sẽ vững như bàn thạch”. Kết quả là gì như bạn đã biết đó.

              Nếu sự hoài nghi được nêu lên và đối tượng trả lời một cách rõ ràng, minh bạch, ta mới hết nghi. Nếu lời tố giác của Nguyễn Thanh Tú mà Trúc Hồ lên tiếng kiện vì bị vu khống, chắc chắn tôi đã không viết thư cho Nam.

              Tôi từng riêng tư góp ý một cách chân thành với Nam, nhưng Nam chẳng thèm nghe; mà còn có thái độ khinh khỉnh, ắt tôi phải lên tiếng công khai, vì Phan Nhật Nam là một nhà văn, nhà truyền thông, nên tiếng nói của Nam sẽ có ảnh hưởng trong Cộng Đồng. Đâu còn là chuyện anh em trong nhà đóng cửa dạy nhau? Thư tôi viết cho Nam là có mục đích kéo tay Nam ra khỏi sự cộng tác với một Tổng Giám Đốc Truyền thông tán tận lương tâm, ăn quịt tiền tác quyền của tác giả (đang là nạn nhân cộng sản). Nếu Nam cứ tiếp tục phục vụ, ắt Nam a tòng với bọn xấu làm hoen ố chính nghĩa đấu tranh của người Việt chống Cộng. Đó là cách tôi bảo vệ thanh danh cho Nam. Tại sao bạn nghĩ là tôi đểu cáng, xỏ xiên?

              Bạn Võ Ý thân mến,

              Phan Nhật Nam là nhà văn nổi tiếng, trở thành người của quần chúng. Nam từng khoe Nam giỏi tử vi, giỏi tướng số trong nhiều cuộc nhậu có đông đảo người tham dự, thì tôi nhờ Nam xem tướng mạo Nguyễn Xuân Nghĩa là con người như thế nào, đâu có gì là sai? Đâu có gì gọi là châm biếm Nam? Còn chuyện Nam có bố mẹ đi theo cộng sản là do Nam viết ra cho công chúng biết; chứ đâu phải là chuyện riêng tư mà Nam tiết lộ với tôi, rồi tôi bạch hóa như là điểm chỉ? Một người có bố mẹ đi theo Việt Cộng mà người con chống Việt Cộng một cách quyết liệt như Nam là điều đáng quý lắm chứ! Bạn Ý nghĩ rằng 4 chữ “thân mến” mà tôi dùng trong thư tôi viết cho Nam là không thân mến chút nào, thì đấy là cảm giác của bạn thôi! Anh em dù khác nhau về nhận thức, khác nhau về tư duy, vẫn là anh em; chứ đâu phải là kẻ thù? Nếu bạn Võ Ý gán những chữ “đều cáng”, “điểm chỉ” cho tôi mà tôi đoạn tuyệt bạn thì tôi đâu còn là bậc trượng phu nữa? Tôi vẫn coi Võ Ý là bạn của tôi để đùa cợt, để khi trái gió trở trời còn chạy qua, chạy lại với nhau chứ! Nếu Ý không tin, bạn hãy thử nhấc điện thoại “hú” một tiếng là tôi sang ngay.

              Tôi có kết tội Nam là cộng sản đâu mà bạn phải “khẳng định PNN vẫn giữ vững lập trường quốc gia dân tộc, làm việc có lý tưởng, và trung hậu với các chiến hữu của mình (còn sống hay đã hy sinh).” Tôi chỉ khuyên Nam đừng làm việc cho Trúc Hồ và đừng giao du với Nguyễn Xuân Nghĩa mà bị mang tiếng với đời thôi! Chúng ta, bạn và tôi, chủ trương Chống Cộng triệt để, tại sao bạn lại chỉ cho tôi vào đường link của tờ báo Việt Cộng chuyên môn nói láo để tìm sự thật: (Luuquangphổ/xuântn/ấtdậungày25/01/2005) – www.nhandanvietnam.org/view.php?storyid=252.

              Bạn viết: “Theo tôi, dù lưu lạc quê người, chiến dịch Tìm Về Tổ Ấm của Việt Nam Cộng Hòa trước kia vẫn còn sáng rực chính nghĩa đó bạn à!”. Có phải bạn cho rằng lâu nay tôi viết những bức thư cho ông Nguyễn Xuân Nghĩa, cho ông Trần Quang Thuận là một kẻ lạc đường như Việt Cộng, nên bạn khuyên tôi phải “Tìm Về Tổ Ấm của Việt Nam Cộng Hòa trước kia vẫn còn sáng rực chính nghĩa”? Tôi nghĩ rằng câu nói của bạn là có hậu ý để ám chỉ tôi đang làm lợi cho cộng sản, nên phải quay về Tổ Ấm? Tôi đang đi tìm SỰ THẬT; chứ tôi không soi mói những người có tinh thần Quốc Gia.

              Ngoài ra, có đoạn văn này của Ý thì tôi cần bàn này: “Tôi không có ý kiến về các hoạt động của ông Nguyễn Xuân Nghĩa, báo Người Việt và đảng Việt Tân. Nếu những cơ quan và cá nhân nầy vi phạm luật pháp nước Mỹ thì chúng ta nên dành quyền tố tụng đó cho luật pháp Mỹ. Nếu tôi nhận được bằng cớ tội phạm của những đối tượng nầy, đương nhiên tôi sẽ thể hiện trách nhiệm của một công dân. Có thể BPĐVÂ đang sưu tầm những bằng cớ “trục lợi bất chánh” hoặc “khủng bố” khác, tôi mong bạn sớm có trong tay những bằng cớ giá trị để sớm nhờ luật pháp trừng trị những kẻ phản bội và bưng bô cho cộng sản”.

              Không! Chính quyền Hoa Kỳ không có đạo luật nào cấm người tị nạn Việt Nam nào hô hào Kháng Chiến bịp! Nhưng chúng ta phải chống bọn Kháng Chiến Bịp vì nó làm mất Niềm Tin của đồng bào và làm hại đến chính nghĩa đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ của Việt Nam. Do ý thức đó, tôi chống Mặt Trận HCM. Bạn không chống Mặt Trận là quyền của bạn, không ai được phép chê trách bạn. Bởi vì cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh của lương tâm. Đâu ai có thề bắt người khác phải làm như mình?

              Tôi đã từng viết Mặt Trận HCM (cha đẻ Việt Tân) làm Kháng Chiến giả, chiến hữu Chủ tịch đã chết, nhưng Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn cho đăng trên tờ báo Kháng Chiến những thư của Chủ tịch từ chiến khu quốc nội gửi lời thăm các cháu nhi đồng trong dịp Tết Trung Thu, thăm đồng bào trong dịp Tết Nguyên Đán; phịa những trận đánh đồn Công An cộng sản sát nách Sàigòn để lạc quyên, tức là giết chết Niềm Tin của đồng bào. Nguyễn Xuân Nghĩa dùng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ để dán vào các lon tiền lạc quyên đặt lây lất ở nơi chợ búa, tiệm ăn thì còn gì cái ý nghĩa thiêng liêng “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” mà bạn và tôi thường tôn vinh? Xin hỏi bạn, trong trường tranh đấu Chống Cộng, điều bạn quan tâm hơn hết là điều gì? Luật pháp Hoa Kỳ không có điều khoản nào cấm người dân dẫm đạp lá cờ. Ngay cả ai muốn dùng lá cờ “Sao Sọc” (Stars & Stripes) của Mỹ may quần tắm để mặc cũng được, không vi phạm pháp luật. Nhưng nếu có ai dùng “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” may quần tắm mà bạn thản nhiên, không quan tâm, thì tôi coi sự Chống Cộng của bạn có vấn đề! Cái nhìn của bạn và của tôi đối với hành vi của Nguyễn Xuân Nghĩa khác nhau là ở điểm đó.

              Ngay cả “Sư Quốc Doanh Việt Cộng” hoạt động Phật sự trong chùa cũng không vi phạm luật pháp Hoa Kỳ, nhưng tôi lo lắm. Cho nên khi bạn viết bài “Chùa Tôi Thầy Tôi”, tôi liền khuyên bạn không nên dùng danh dự của một vị Trung tá KQ VNCH để bảo đảm uy tín ông sư Giác Đẳng mà mình chưa nắm vững lý lịch. Tôi nghĩ mình chơi với bạn, thì mình nên cảnh tỉnh bạn mình thận trọng, bởi vì thủ đoạn của cộng sản rất khó lường. Nếu để mặc cho bạn cứ thoải mái sa lầy thì mình đểu quá! Cũng như tôi khuyên giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đừng nhận cái chức Chủ tịch Tập Thể Chiến Sĩ, vì tôi nghi Hoàng Cơ Định dựng ra TTCS có âm mưu dùng nó làm ngoại vi cho Việt Tân, giống như Đoàn Thanh niên Phan Bội Châu. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh không nghe lời tôi, nên vị cựu Tư Lệnh KQVNCH, vị giáo sư Đại học bị rất nhiều người khinh bỉ cái tội háo danh, vô tư cách.

              Những hoạt động Chống Cộng ở hải ngoại có tính cách hình thức “treo cờ, cuốn cờ, phủ cờ” như nhà báo Sức Mấy Đinh Từ Thức nhận định. Tập Thể Chiến Sĩ tổ chức Đại Hội để được dịp mặc quần áo lính, đeo huy chương có tính nặng phần trình diễn; chứ không hề có một chiến thuật, chiến lược gì cả để chống lại sự xâm nhập của cộng sản vào Cộng Đồng. Đó là điều mà Nghị Quyết 36 của cộng sản rất mong muốn.

              Bạn khen Trúc Hồ đã làm 9 kỳ Đại Hội Cám Ơn Anh và khuyên tôi nên mua vé tham dự kỳ Đại Hội thứ 10 sẽ được tổ chức vào Tháng 7. Có phải bạn có ý trách tôi đứng ngoài công tác từ thiện của Trúc Hồ? Thế bạn không nhớ tôi đã âm thầm kêu gọi anh em đóng góp giúp nhạc sĩ Việt Khang, mà bạn cũng có đóng góp và tôi đã báo cáo đầy đủ chi tiết đến anh em. Số tiền đóng góp của anh em lên đến 3 ngàn đô la, đã được giao tận tay người nhận; chứ không phải chỉ có 250 đô la như Trúc Hồ. Đi tham dự Đại Hội thì có dịp giải trí và phô trương hành động thiện nguyện của mình. Với sự hưởng ứng của bạn bè tin tưởng ở mình, tôi cũng đã âm thầm làm được công tác hữu ích vậy. Cho nên bạn khỏi cần khuyên tôi nên đi dự Đại Hội 10 của Trúc Hồ tổ chức!

              Chúng ta thường trò chuyện với nhau nhiều lần mỗi buổi sáng uống café ở Câu Lạc Bộ Royal Garden, Ý biết tôi là người chẳng về phe ai cả. Phan Nhật Nam là bạn, Võ Ý cũng là bạn. Khác cách nhìn về một vấn đề là chuyện thường. Nếu chúng ta yêu nước, mà thấy Việt Tân làm chuyện mờ ám, mà thấy truyền thông đứng về một phía, không lên tiếng bênh vực cho con một nạn nhân đi tìm công lý cho cha mình, thì tôi lên tiếng để cảnh giác bạn mình, thế thôi! Chia phe, chia đảng làm gì? Ăn cái giải gì đâu, hả Ý? Chẳng lẽ mình thấy sự sai trái của một tổ chức băng đảng Kháng Chiến mà mình im tiếng, thì hóa ra mình sợ hay vô cảm hay sao?

              Cám ơn bạn đã cho tôi biết Phan Nhật Nam bị mổ. Tôi sẽ gọi điện thoại cho nó để sang thăm nó. Tuy Nam là nhà văn nổi tiếng, nhưng tôi không hề có mặc cảm thấp kém hơn Nam để phải dùng lời lẽ xỏ xiên, đểu cáng. Tôi dư sức tranh luận một cách nghiêm chỉnh với Nam về vấn đề Đất Nước. Như tôi cũng từng viết rằng tôi sẵn sàng đối đáp với kẻ nào lịch sự, nhã nhặn đặt vấn đề cho tôi; chứ không hề trốn chui, trốn nhủi như các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Trần Quang Thuận. Tôi yêu cầu bạn Phan Nhật Nam phải trả lời trước công luận để bạn mình chứng tỏ với quần chúng độc giả rằng Nam không làm điều gì khuất tất. Cây ngay đâu sợ chết đứng?

              Bạn Võ Ý thân mến của tôi ơi!

              Tiếng gọi này là chân thành; chứ không phải đểu đâu nhé! Tôi từng trầm tư để nghe bạn đọc thơ tỏ lòng nhớ vợ, thương con khi bạn ở trong tù. Điều đó chứng tỏ tôi chia sẻ nỗi đau của bạn; chứ không dửng dưng vô cảm.

              Chúng ta dù thua trận; nhưng chúng ta không bắt chước Đặng Dung mài gươm dưới trăng mà than thở. Chúng ta quyết không là con hổ nhớ rừng để ngậm mối căm hờn trong cũi sắt. Chúng ta mất súng, nhưng còn cây bút để trừ ác diệt tà. Những bài viết thẳng thắn của tôi được nhiều độc giả viết email, gọi điện thoại khen tôi can đảm. Không phải đâu! Tôi chả có gì là can đảm cả. Tôi chỉ là một Phật tử rất tin vào lời dạy của Đức Phật: Bi, Trí Dũng. “Nếu kẻ thù giết ta thì xác thân ta chết; nhưng linh hồn ta bất diệt”. Thế thì việc gì ta phải sợ bị bọn Kháng Chiến Bịp hãm hại mà phải im tiếng?

              Bạn hãy đọc thư này đi, xong gọi tôi sang nhà để uống với nhau một chum trà, một cút rượu để tạm nguôi ngoai nỗi nhục mất nước, để truyền lại cho thế hệ tương lai cái nghĩa khí của thân trai thời loạn đã một thời hiến dâng cho Đất Nước, ta nhất quyết “Không Bỏ Anh Em, Không Bỏ Bạn Bè”. Cách chúng ta ứng xử với nhau như thế thì hàng con cháu sẽ không khinh chúng ta đã thờ ơ đối với vận nước, đối với bọn nhân danh Kháng Chiến Giải Phóng Việt Nam, mà lại là kẻ đi lừa, dùng tiền để khống chế truyền thông.

              Thư tôi viết cho Nam là để nâng cao nhận thức của quần chúng độc giả nhằm giúp họ hiểu rằng hòa giải hòa hợp dân tộc là trách nhiệm của kẻ thắng trận đối với nhân dân trong nước. Chúng ta bây giờ là người Mỹ, không có nghĩa vụ gì để hòa hợp hòa giải với bọn cầm quyền thô bạo, man rợ. Ta chỉ cần bảo cho bọn cầm quyền cộng sản hãy bỏ cái Nghị Quyết 36 đi, hãy trở về với Dân Tộc thì lúc đó mới đem vấn đề hòa giải hòa hợp ra bàn.

              Tôi nhấn mạnh lại với Ý một lần nữa: Đây không phải là cuộc tranh cãi lời qua tiếng lại của kẻ đua tranh ai phải ai trái giống như bọn thất phu, làm cho thiên hạ chê cười. Trước sau, ta vẫn là đấng trượng phu trong khúc ngâm Hồ Trường đầy hào khí, nghe Võ Ý, bạn của tôi.

              Thân ái,

              Bằng Phong Đặng văn Âu,
              Email address: audang033@gmail.com;
              Điện thoại: 714 – 276 – 5600.
              Last edited by nguyenphuong; 07-02-2016, 04:17 AM.

              Comment



              Hội Quán Phi Dũng ©
              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




              website hit counter

              Working...
              X