Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ngày Tàn Cuộc Chiến - Trần Ngọc Toàn

Collapse
X

Ngày Tàn Cuộc Chiến - Trần Ngọc Toàn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ngày Tàn Cuộc Chiến - Trần Ngọc Toàn

    Ngày Tàn Cuộc Chiến
    Trần Ngọc Toàn



    Từ Hải vận Hạm HQ 401, vừa cặp bến cảng Cam Ranh, sau chuyến hải hành dầy gian truân, Thắng xuống tàu lên bờ. Uể oải, mệt mỏi và Phẩn uất. Chín người lính được mang đi từ Tiểu Ðoàn 4 TQLC, do Trung sĩ I Lê Văn Quận chỉ huy, ngoan ngoãn bám theo quanh người Tiểu Ðoàn Trưởng. Quận nguyên là một trong những người lính dưới quyền cũ của Thắng khi còn làm Trung Ðội Trưởng, từ đầu năm 1963. Khi trở lại chỉ huy Tiểu Ðoàn, Thắng đã rút Quận về Bộ Chỉ Huy để trông coi đám "đệ tử" bảo vệ TÐT. Ngay cả mấy đồi cát màu da cam với những bụi cây lúp xúp cũng đủ cho Thắng thấy yên lòng khi dắt đám lính đã thấm mệt chỉ gồm hơm 100 người còn sót lại của Tiểu đoàn, kéo nhau lên dựng lều giăng võng dừng chân. Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn Hành quân đã trú đóng trong doanh trại của Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận, cho lệnh gom quân, tái tiếp tế chờ lệnh từ Saigon.Tin đồn đãi bên ngoài nghe càng thất vọng ê chề. Lữ đoàn Dù đang trấn giữ Khánh Dương. Từ nay trở ra Quảng Trị đã mất liên lạc hoặc rơi vào tay Cộng sản. Sư Doàn TQLC với gần 16 ngàn quân nay gom lại đâu chỉ ngót nghét 3 ngàn. Ngoại trừ Lữ Ðoàn 468 (trừ) tân lập còn lại không đơn vị nào còn nguyên vẹn. Cựu Tư Lệnh Lê Nguyên Khang cùng với Tướng Nguyễn Cao Kỳ tìm cách đem số quân TQLC còn lại về Saigon đão chánh Ông Thiệu. Thắng đã mệt đuối. Suốt từ trung tuần tháng 3/75 đến nay đã sang đầu tháng 4, Thắng ăn uống thất thường và không đêm nào trọn giấc ngủ vài tiếng đồng hồ.

    Ðên ngày 13 tháng 3, Trung Ðoàn Trị Thiên VC đã bất thần đánh thốc qua phòng tuyến của Tiểu Ðoàn 4 TQLC tại AN LỖ, Phong Ðiền, Huế. Chúng dùng biển người tràn ngập và chiếm Ðồi 51 do một Trung Ðội TQLC tăng cường phòng thủ. Từ nửa năm trước đó, chúng đã ngày đêm lén lút luồn người xâm nhập vào tân Quãng Ðiền. Ðêm mở cuộc tấn kích, chúng dùng toán đặc công ôm mìn lặn duói nước cho nổ chân hai chiếc cầu bắt ngang Sông Bồ. Lính Gác của Trung Ðội TQLC tăng cường an ninh giử cầu cho Ðịa Phương Quân đã kịp thời phát giác, nổ súng bắn hạ nhưng mìn nổ làm lệch chân cầu gỗ. Ngày hôm sau, công binh lên nối một nhịp cầu Bailey .Tiểu Ðoàn 4 TQLC với hỏa lực của Tiểu đoàn Pháo binh đã tung quân đánh chiếm lại Ðồi 51. Quân Cộng sản bỏ chạy để lại gần 60 vũ khí đủ loại còn mới nguyên. Những ngày kế tiếp, bất kể ngày đêm, VC pháo dồn dập lên vị trí đóng quân của TÐ 4, Pháo Ðội 155 ly và lên cả hậu cứ của Tiểu Ðoàn 175 ly Pháo Binh Cơ động, cả ngàn đạn pháo đủ loại do chúng lợi dụng Hiệp định Ðình chiến Paris chuyển quân và vũ khí vào Nam trên hai trục lộ dọc theo Rặng núi Trường Sơn. Lần này, chúng dùng tất cả các loại đạn tử nổ chậm đến xuyên phá. Khu Làng Tạm Cư của dân tỵ nạn Quảng Trị sau năm 72 bị trúng đạn liên tiếp khiến cho dân kéo nhau chạy về Huế.

    Theo kế hoạch, ngày 15 tháng 3 năm 75, Thiếu Tá Ðinh Long Thành, nguyên xuất thân Khóa 19 Võ Bị đến trình diện để chuẩn bị bàn giao đơn vị. Ngày 20 tháng 3, công điện của Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn từ Căn Cứ Non Nước, Ðà Nẵng ra lệnh Thắng giao đơn vị rồi đen hai Ðại Ðội Tân Lập xuống tàu Quân Vận ở Cửa Thuận An về Ðà Nẵng gom quân kết thành Tiểu Ðoàn 18 TQLC đặt dưới quyền chỉ huy Của Dại Tá Ngô Văn Ðịnh Lữ Ðoàn Trưởng LÐ 468, vừa từ mặt trận Long An kéo ra vài ngày.

    Rạng sáng ngày 21 tháng 3, chiếc tàu Quân vận LCU chở 2 Ðại Ðội của Thắng nhổ neo trực chỉ Ðà Nẵng. Trong khi ấy, quanh bến tàu Thuận An, các đơn vị yểm trợ và gia đình binh sĩ của Sư Ðoàn 1 BB tập trung chờ di tản giữa đồng trống. Ðám đông ô hợp đó nhốn nháo mổi khi Ðại bác 130 ly của VC, không rõ đã kéo về đến đâu, bắn vói tới gần bờ Phá Tam Giang.Tiểu Ðoàn 4 TQLC là đơn vị đầu đời binh nghiệp của Thắng và do Thắng chỉ huy từ tháng 10 năm 73, còn nằm lại ở An Lỗ, Phong Ðiền. Bạn thân cùng khóa Võ Bị còn lại Nguyễn Ðằng Tống đang làm Lữ Ðoàn Phó LÐ 147 ở bờ Sông Mỹ Chánh, Quảng Trị. Khi đã chấp nhận trở ra đơn vị tác chiến, với hai vết thương trên đùi và chân phải, Thắng đã sẳn sàng đối đầu với gian khổ và hiểm nguy. Nhưng Thắng không khỏi tránh được bực tức, bất mãn truóc mọi diển biến xảy ra trước mắt, ngoài tầm suy nghĩ logique của một sĩ quan đã trưởng thành. Tại sao phải đành bó tay đứng bên này chạm tuyến, trên dảy núi Trường Sơn, ngày đêm, đứng nhìn bọn CS lũ lượt chuyển quân và vũ khí, chiến xa từ phía Bắc vào Nam. Tại sao Cấp Trên phải thúc thủ đành bỏ Cao Nguyên miền Trung để xảy ra cuộc di tản thảm khốc, đầy máu và nưóc mắt trên Quốc lộ từ Pleiku xuống Qui Nhơn làm tan rã cả một Quân Ðoàn vốn đã từng phá tan âm mưu của CS vào trận chiến Mù Hè năm 72. Tại sao Lực lượng Tổng Trừ Bị của Quân Ðội là Nhảy Dù và TQLC bị chôn chân làm Ðịa phương quân ở Ðà Nẵng và Quảng trị. Do phe cánh và bè phái người ta đã đưa lên những cấp chỉ huy bất tài, bất xứng lại hèn nhát và tham ô nhũng lạm. Không một ngày phục vụ trong đơn vị tác chiến mà vọt lên từ cấp Úy lên Ðại tá, Tướng, đã lộ hẳn lúng túng và thất thần khi phải đối diện với kẻ thù. Trong khi, lúc chưa chạm địch lại hống hách quan liêu. Bây giờ Quân Ðội chỉ còn trông cậy ở lớp thanh niên trưởng thành sau ngày Quốc gia độc lập, đã mang hết tấm lòng ra chiến đấu trong cuộc chiến tưởng chừng như vô vọng.

    Tình hình quân sự biến chuyển nhanh như ngọn lửa bắt từ nhúm thuốc súng cháy bùng lên. Ðám bạn cùng khóa Võ Bị của Thắng chuyển quân liên tục, không có dịp gặp nhau để giải bày tâm sự như nửa năm trước. Vài câu trao đổi trên tần số liên lạc truyền tin cũng chỉ là đôi lời thăm hỏi tin tức lẫn nhau. Mấy ông lớn đã cao bay xa chạy. Chỉ còn lớp trẻ cỡ tuổi của Thắng xổng lưng chịu trận cùng đám lính dày dạn gió sương hết lòng trung thành. Ða số cấp chỉ huy đại đơn vị do Quân Ðội Pháp đào tạo, với trình độ hạn hẹp lại không được huấn luyện bổ túc, vẫn còn mang trong đậu óc "tổ tiên của chúng ta là người Gaulois", đã quen làm tay sai, nịnh bợ để cầu vinh trục lợi, không có một mảy may ý thức quốc gia dân tộc, gặp thời thế vụt lên như diều. Có ngưòi lên đến Tướng mà chưa hề chỉ huy một Ðại Ðội tác chiến, kinh nghiệm chiến trường không có lại hèn nhát. Một số Cấp Chỉ Huy xứng đáng hơn lại bị phe phái chèn ép hoặc mấy tên Mỹ mang tác phong thuộc địa đã tìm cách loại trừ để còn lại một bày tôi răm rắp tuân lệnh thừa hành. Làm Tướng ít nhất cũng phải co cái Dũng của một nguòi lính. Chính những kẻ bất tài vô tướng đã khiến cho Ðồng Minh khinh thường và dân chúng chán ghét. Linh hồn của Quân Ðội chính là những anh linh hào kiệt đã sả thân vì nước chứ không phải là Tướng Lãnh.

    Hạ sĩ Nguyễn Văn Sơn tự Sơn Cà đã loay hoay bắt xong chiếc võng giữa hai cành cây khẳng khiu, quay qua nói: Ðại bàng đi coi chừng đạp cứt. Tụi nó lên trên náy ỉa bậy. Em mới lấy xẻng dẹp một tăng. Thắng chỉ nhìn quanh không nói gì rồi thử ngối trên võng nhún xem có chắc không. Dưới chân đồi cát, lính tráng đủ loại sắc phục tới lui lăng xăng. Buồn nản, Thắng cởi giày nằm ngả lưng xuống. Ðầu óc nặng trĩu. Thắng với tay kéo khẩu súng M18 treo ngay dấu võng. Hồi cuối tháng 3, do tình hình hỗn loạn, Thắng đã bảo Quận tìm xin khẩu súng M18 để phòng thân. Từ đó đi đâu Thắng cũng mang khẩu M18 lủng lẳng trước ngực, với hai băng đạn quấn băng dính vào nhau. Một chốc, Trung si nhất Quận hấp tấp đi lên, nói: "Ðại bàng, có xe ra Cam Ranh tui với thằng Sơn chạy theo mua đồ ăn. Mấy bửa nay ngày nào cũng mì gói xót ruột quá, Ðại bàng!". Thắng nhổm người dậy, dặn dò "Ði đâu cũng phải mang súng theo. Lẹ lẹ mà về. Tình hình này không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa". Quận vừa dạ dạ vừa co giò chạy xuống đồi. Chỉ có ở đơn vị chiên đấu sống chết bên nhau mới có tình nghĩa thày trò đồng đội. Thắng hơn lúc nào hết cần những đứa đàn em nghe tiếng súng nhào lại thay vì bỏ chạy. Chính Thắng cũng phải hết lòng với cấp dưới tức khắc họ sẽ nhìn ra. Dù tính vốn trầm tĩnh nhưng bây giờ Thắng thấy lòng mình đầy chua xót.

    Khoảng 11 giờ đêm, ngày 28 tháng 3, trước cửa một căn nhà "hangar", gần phi đạo của phi trường Non Nước, bạn cùng khóa với Thắng là Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc, Lữ Ðoàn Trưởng Lữ Ðoàn 369, vừa hoàn tất cuộc rút quân theo lệnh trên, bỏ phòng tuyến phía Tây Ðà Nẵng về tới, xồng xộc đi vào Trung Tâm Hành Quân, nhìn quanh và hỏi lớn: "Ông Tướng đâu rồi". Có nguói sĩ quan vội bước tới đưa tay chào rồi nói nhỏ "Tụi tui nghe nói ông Tưóng đã bay ra tàu HQ 05 ngoái căn cứ Tiên Sa rồi". Phúc hầm hầm bước ra gặp Thắng miệng chửi thề "Ð.M, Tưóng như con củ c..... Chưa gì đã bỏ chạy mẹ nó rồi.". Thắng lặng lẽ theo chân Phúc ra ngoài chỗ chiếc xe Jeep đậu kế đường băng. Ðỗ Hữu Tùng Lữ Ðoàn Phó ngồi tựa hai tay trên tay lái quay sang nhìn Thắng cười mỉm. Không nói gì. Phúc vẫn còn giận dữ, nói tiếp "Mẹ nó, Tướng gì hèn như con gà chết". Quay sang Thắng, Phúc đổi giọng "Tụi tao chờ cho Tiểu Ðoàn 9 rút về từ Quảng Nam mới qua cầu Trịnh Minh Thế. Mày hãy liệu tự lo lấy thân". Rồi Phúc leo lên ngồi trên nghế trưởng xa, hậm hực. Phi trường tối đen như mực. Thỉnh thoảng một trái hỏa châu nổ vụt lên ở phía Tây rọi ánh sáng đong đưa đến tận núi Ngũ Hành Sơn. Rạng sáng hôm sau, khi Thắng còn chìm trong giấc ngủ nặng nề, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn Hành quân đã xuống tàu HQ ủi vào bãi. Nghe nói phải lội nước lên đến ngực mới leo lên được. Hỗn loạn đã xảy ra sau đó khi quân các đơn vị khác và dân chúng được tin kéo tới tràn ngập bãi biển. Cộng sản Bắc Việt đã kéo đại bác 130 ly lên đĩnh đèo Hải Vân bỏ ngỏ bắn thẳng xuống vịnh Tiên Sa. Thiết giáp của Quân đoàn Chạy loạn xạ. Mãi đến 11 giờ trưa ngày 29, Thắng mới cùng đám đệ tử kéo ra biển với các loại phao tự chế rồi nhào ra biển trong tiếng súng lớn nhỏ nổ dồn. Cuối cùng, bọn Thắng được tàu HQ vớt lên. Bây giờ Thắng nằm đây gậm nhấm vết thương lòng. Cả một khúc phim đen trắng quay tới lui quay cuồng trong đầu. Bến Phà Thuận An ngập khói lửa. Bãi biển Non Nước loang máu. Không ai gặp lại Nguyễn Xuân Phúc và Ðỗ Hữu Tùng. Thắng bồn chồn trước số phận của hai nguòi bạn thân cùng khóa Võ Bi, đã lăn lộn ngoài chiến trường suốt từ ngày ra trường năm 63 đến nay. Không một ngày thụ hưởng. Của cải tài sản chỉ có mấy bộ đồ trận và một hoài bão lớn chất ngất. Có rất nhiếu cấp chỉ huy không một chút công trạng đã ăn trên ngồi tróc không phục vụ Quân Ðội xứng bằng một nguòi lính trận, còn phá hoại làm sụp đỗ Quân Ðội. Ðiển hình như ông Dương Văn Minh với chiến công được nhắc lại nhiều lần là dẹp loạn Bình Xuyên. Thật ra, với một đám quân ô hợp, yếu kém ấy chỉ can một nửa Tiểu Ðoàn 4 TQLC đã đánh chúng tan không còn một manh giàp.

    Thắng vẫn nằm đây không sao chợp mắt được. Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, lệnh từ trên cho gom quân lên xe quân vận chạy ra Cầu Cảng Cam Ranh xuống Cơ Xưởng Hạm HQ 802 về Saigon. Một mặt, Thắng đứng thôi thúc lính lên xe mắt vẫn ngóng nhìn chờ bóng dáng của Quận và Sơn. Từ Quảng trị về đến nay, thày trò Thắng đã vượt cả ngàn cây số và trải qua sống chết trên đường tơ kẻ tóc. Rốt cuộc, không chần chờ được mữa, Thắng phải lên xe. Quân lính còn lại của Thắng chỉ vừa đủ hai chiếc GMC. Trước nay mỗi lần chuyển quân, Tiểu Ðoàn dùng cả 32 chiếc. Tại Cầu Cảng, Binh Nhất Trần Văn Hổ chạy đến nói "Ðại bàng cho tôi chạy lại tìm anh Quân với thằng Sơn". Thắng khoác tay bảo thôi. Mày biết đâu mà tìm. Lại mất thêm một đứa nữa. Quay lại đám lính còm đứng lố nhố, la lớn "Tất cả xếp hàng lên tàu". Chàng lặng lẻ đứng một bên hàng quân. Lòng trông mong Quận và Sơn biết tin chạy về kịp. Hổ vội xách súng chạy lại đứng sau lưng. Thắng quay sang nắm áo Hổ đẩy vào hàng, lòng ngổn ngang trăm mối. Cuối cùng, khi đơn vị đã leo hết lên tàu, từ xa, trong đám đong vừa dân vừa lính, trong đám bụi mù, Quận và Sơn chạy kịp bám lên cầu tàu. Hạm trưởng vội hụ còi nhổ neo. Dân chúng đã chạy theo quân TQLC khi biết tin. TQLC bây giờ như cái xác không hồn. Hơn 16 ngàn quân lính ở Quảng Trị nay gom lại đâu chỉ ngót nghét chừng 3 ngàn. Thắng chán nản nằm ngả lưng xuống thành sắt con tàu, giữa quân lính hỗn độn.

    Mới hồi tháng 8 năm 73, sau lễ mãn khóa Command & Staff College tại Quantico, Virginia, Thắng được người sĩ quan Trưởng Phòng Liên Lạc Sĩ Quan Ðồng Minh mời lên, nói "Nhà Trường offer cho anh đi du hành quan sát ở Ðệ Lục Hạm Ðội tại Ðịa Trung Hải ba tháng với quy chế SQ cấp Tá rồi từ đấy, họ sẽ lập thủ tục cho anh về nưóc". Thắng nhất quyết đòi về lại ngay Việt Nam trước cặp mắt vừa ngạc nhiên vừa tò mò của vị Trung Tá TQLC Hoa Kỳ. Một mình theo học suốt một năm giữa những sĩ quan Mỹ lúc này hơn lúc nào hết Thắng muốn trở về quê hương. Dù trong năm qua Thắng đã thấy rõ người Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam. Thắng muốn chết ngay trên quê hương. Chợt nhớ lời Nguyễn Ðằng Tống nói cùng đám tụi mình kéo về chiếm giữ Phú Quốc. Bây giờ tất cả như đã ngoài tầm tay. Trong tiếng máy tàu chạy rì rì, Thắng chợt thiếp đi trong cơn ác mộng bị đám đầu trâu mặt ngựa vây quanh. Bỗng Quận đập đập vào chân Thắng "Ðại bàng, Ðại bàng, hồi nãy đi kiếm nưóc uống cho Ðại Bàng đi ngang chỗ ông Tưống nghe nói mình sẽ rút thẳng về Saigon đão chánh". Thắng ngồi thẳng người lên đưa mắt nhìn sang chổ mấy SQ tụ tập. Quận đưa bi đông nói "Tui xin đuợc của Hải quân một bình trà nóng. Ðại Bàng uống đi. Thắng nhìn Quận thân mật dặn dò "Dù trên tàu nhớ phải cắt tụi nó canh gác.- Dạ được rồi, Ðại Bàng." Mãi dến tối hẳn, Quận tư đâu chạy về, nói có vẻ bí mật "Nghe nói tàu HQ chận ngay Cửa Cần Giờ buộc mình phải lên Cầu Bến Ðá Vũng Tàu".

    Hậu Cứ Tiểu Ðoàn 4 TQLC đã được lệnh đem xe ra đón quân di tản. Sĩ quan Chánh Văn Phòng Tư Lệnh tìm Thắng nói đêm nay ông Tướng sẽ ngủ tạm bên cư xá của Tiểu Đoàn Trưởng. Thắng bảo Quận kéo nhau qua ở mấy căn phòng Tạm Trú bên khu Doanh Trại. Sơn chạy đi đâu tìm tấm nệm bỏ một góc phòng trống. Thắng để nguyên quần áo vùi đầu ngủ mê man. Trưa ngày hôm sau, chợt có người nắm hai vai Thắng lay gọi "Thắng Thắng, Cao Bồi, dậy đi mầy. Tao là Hòa đây". Thì ra Người bạn cùn g khóa Võ Bị Hồ Văn Hòa một thời nổi danh bên Biệt Ðộng Quân. "Mày ở đâu lạc về đây". Tao chạy về từ Nha Trang. Bây giờ mày cho tao mượn xe về gấp Saigon. Thắng bảo Sơn Cà nói Chỉ Huy Hậu Cứ cho một chiếc xe jeep đầy xăng rồi dặn Hòa "Mày nhớ cho xe trở về liền. Lộm xộn lắm rồi đó.Ðược rồi. Yên chí đi". Thế là Hòa lên xe chạy mất. Thắng quay lăn ra ngủ như chết đến lúc Sĩ Quan Chánh Văn Phòng qua đánh thức bảo Tư Lệnh cho lệnh đưa quân ra chận giữ càu Cây Khế và tịch thu hết vũ khí của đám lính di tản về Sàigon để ngừa hỗn loạn. Báo Chính Luận đưa tin Tổng Thống bổ nhiệm Tướng Lân làm Tư Lệnh Ðặc Khu Vũng Tàu.

    Hôm nay đã sang ngày 2 tháng 4. Bưu Ðiện lên bản tin đã mất liên lạc từ Nha Trang ra đến Quảng Trị. Các đơn vị dự bị từ Khối Bổ Xung ở Rừng Cấm Thủ Ðức đã đến. Thắng được lệnh tái lập Tiểu Ðoàn 4 TQLC rồi rải quân trấn giữ từ cầu Cây Khế ra Bãi Dâu Và Núi Lớn, Vũng Tàu. Thiếu Tá Doãn Thiện Niệm xuất thân khóa 21 Võ bị đến trình diện nhận chức Tiểu Ðoàn Phó. Trung Tá Joey Strickland là bạn hoc cùng khóa S & See College TQLC Hoa Kỳ sang làm Cố Vấn Trưỏng đã bàn giao về Mỹ. Từ Hạm Ðội 7 Hoa Kỳ, một Sĩ Quan Cầp Tá TQLCHK bay vào gặp các quân nhân di tản từ ngoài Trung về hỏi tình hình và cách cư xử của VC đối với tù binh VNCH. Nguyễn Ðằng Tống gặp Thắng nhắc lại "Phải đánh đến cùng". Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã lập lại tại một Căn Cứ của Quân Ðội Úc bỏ lại. Ngày 10 tháng 4, Thắng được lệnh lên họp ở BTL. Sau khi ngồi vào ghế, Thắng cởi bỏ khẩu súng M18 đặt trên chiếc bàn dài, mủi súng quay lên trên. Chợt Ông Tướng đứng vụt lên bỏ ra ngoài. Thiếu Tá Ðan Chánh Văn Phòng TL đến nói nhỏ bên tai Thắng "Ông Tướng bảo Niên trưởng cất súng chổ khác". Ngày 15 tháng 4, Thắng được lệnh bàn giao vị trí đóng quân cho Tiểu Ðoàn 14 kéo xuống từ Thủ Ðức và chuyển quân lên Biên Hòa đặt dưới quyền của LÐ 147. Thắng hăm hở lên đường. Càng xa Mặt trời càng tốt. Trung tá Nguyển Văn Nhiều, Khóa Ðàn anh Võ Bị đã cho biết cã tuần lễ Ông Tưóng cho mang lương khô và xăng dầu từ Saigon xuống chất trên chiếc tàu Ðại Dương mua từ thân phụ của một Sĩ quan TQLC giao cho Trung Uy Ðào toán can vệ. Lại còn nói rõ ai muốn đi tàu phải đóng góp tiên bằng đô la. Thắng vẫn không quên mình là một Sĩ Quan Hiện Dịch và thà chết chứ không đào ngũ.

    Ngày 30 tháng 4, khi được lệnh Ðại Tá Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn rút quân về Căn Cứ Sóng Thần ở Thủ Ðức, quân số của Tiểu Ðoàn 4 TQLC còn nguyên vẹn khi ông Dương Văn Minh kêu gọi buông súng trên Ðài Phát Thanh Saigon. Trung Sĩ Nhất Lê Văn Quận, Hạ Sĩ Nguyễn Văn Sơn và Binh Nhất Trần Văn Hổ vẩn ngoan ngoãn cầm súng theo sau lưng Tiểu Ðoàn Trưởng. Bỗng chốc, tất cả đều sụp đổ. Chỉ còn lại tình thày trò đồng đội của Thắng còn nồng nàn, sâu đậm.


    Trần Ngọc Toàn


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X