Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thủy Quân Lục Chiến VNCH với cuộc Tổng Công Kích 1972 của csBV

Collapse
X

Thủy Quân Lục Chiến VNCH với cuộc Tổng Công Kích 1972 của csBV

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thủy Quân Lục Chiến VNCH với cuộc Tổng Công Kích 1972 của csBV



    Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam với cuộc Tổng Công Kích 1972 của csBV tại Vùng I Chiến Thuật
    Tài liệu tổng hợp của MX Trần Văn Hiển

    Tổng Thống Richard Nixon, trong bài diễn văn được truyền hình toàn quốc ngày 25 tháng 1 năm 1972, đã đề nghị một kế hoạch hòa bình 8 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh VN, trong đó Hoa Kỳ đồng ý rút quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh khỏi VN trong thời hạn 6 tháng sau khi một hòa ước dược ký kết. Không đầy môt tuần lễ sau, ngày 31 tháng 1, Hà Nội đưa ra một kế hoạch hòa bình khác gồm 9 điểm. Hà Nội nhấn mạnh đòi quân đội Hoa Kỳ và quân đội ngoại quốc triệt thoái ngay khỏi Đông Dương và ngưng mọi hình thức viện trợ cho chính phủ VNCH. Về phía VNCH, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vừa tái đắc cử vào tháng 8/71, mạnh mẽ phản đối kế hoạch hòa bình của Hoa Kỳ, vì trong đó, TT Nixon đã bỏ điều kiện đòi CSBV rút quân đội khỏi Nam VN cùng một lúc với quân đội Hoa Kỳ.

    Nhằm tạo áp lực đưa Hà Nội đến bàn hội đàm một cách nghiêm chỉnh, chính phủ Hoa Kỳ, một mặt đẩy mạnh kế hoạch vận động ngoại giao quốc tế, mặt khác, tăng cường các cuộc oanh tạc trên lãnh thổ Bắt Việt và đường mòn Hồ chí Minh. Chuyến công du lần đầu tiên của TT Nixon qua Trung Cộng ngày 17 tháng 2/72 để mật đàm với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông, rồi chuyến đi của Ngoại Trưởng Henry Kissinger qua Nga gặp Brezhnev và Kosygin trong tháng 4/72, và những cuộc oanh tạc nặng nề của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ xuất phát từ Đà Nẵng, Thái Lan và Hạm Đội 7, đã đưa đến kết quả là Hà Nội chấp thuận mở lại những cuộc hòa đàm giữa Ngoại Trưởng Kissinger và Lê Đức Thọ vào đầu tháng 5/72 tại Paris.

    Trong khy đó, để hậu thuẫn cho cuộc thương thuyết, Hà Nội áp dụng chiến thuật cố hữu "vừa đánh vừa đàm". Cuối tháng 3/72, CSBV và MTGPMN mở cuộc Tổng Công Kích Tổng Khởi Nghĩa (TCK-TKN) mang tên "Cuộc tấn công Nguyễn Huệ" (người Hoa Kỳ gọi là "Easter Offensive" vì nhằm đúng vào dịp cuối tuần lễ Phuc Sinh). Cuộc tấn công đã diễn ra đồng loạt trên 3 mặt trận: Mặt trận thứ nhất khởi diễn tai Vùng 1 Chiến Thuật vào ngày 30 tháng 3 với 6 sư đoàn CSBV 304, 308, 312, 324, 325, Mặt Trận B-5(4 trung đoàn) cùng vói 2 trung đoàn biệt lập, vượt sông Bến Hải và từ phía Tây từ biên giới Lào, tấn công Sư Đoàn 3 Bộ Binh(SĐ3/BB) và 2 Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái, lúc đó đang tran thu giới tuyến. Mặt trận thứ nhì diễn ra vài ngày sau đó, ngay 5 thang 4 bằng 3 sư đoàn CSBV 5, 7 và 9 từ biên giới Cam Bốt xâm nhập Vùng 3 Chiến Thuật, tấn công tỉnh Bình Long, chiếm Lộc Ninh và bao vây An Lộc, cách Sài Gòn 96 cây số. Mặt trận thứ ba tại Vùng 2I Chiến Thuật, khai diễn tiếp theo vào ngày 6 tháng 4, nỗ lực chính với 3 sư đoàn 2, 320 và sư đoàn Sao Vang cùng nhiều tiểu đoàn biệt lập, tấn công Kontum, Dakto, Tân Cảnh, đèo Mang Yang và nhằm cắt đứt quốc lộ 1, nơi giáp ranh hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, chủ đích tách rời Vùng 1 khỏi lãnh thổ Miền Nam, để MTGPMN có đất, có dân và có thế đứng thương thuyết.

    GIAI ĐOẠN 1: CSBV XÂM LĂNG

    Tương Quan Lực Lượng

    Lực lượng QL VNCH

    Lực lượng QLVNCH tai Vùng 1 Chiến Thuật (phía Bắc đèo Hải Vân) gồm có:

    - Sư Đoàn 1/BB trách nhiệm lãnh thổ Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế,
    - Sư Đoàn 3/BB,
    - Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh với Thiết Đoàn 20 chiến xa M-48,
    - Lữ Đoàn 147 và 258/TQLC,
    - Lực lượng Địa Phương Quân Nghĩa Quân(ĐPQ/NQ), trách nhiệm Tỉnh Quảng Trị và Thị Xã Đông Hà diện tích rộng trên 300 dặm vuông.

    Hai Lữ đoàn TQLC được đặt dưới quyền điều động hành quân của BTL/SĐ3, một đại đơn vị tân lập, vừa hoàn tất chương trình huấn luyện đơn vị trước đó 6 tháng, chưa có kinh nghiệm nhiều về hành quân từ cấp trung đoàn trở lên và phối hợp hỏa lực hành quân liên quân binh chủng. Các đơn vỉ tại giới tuyến được phí trí như sau:

    - Trung Đoàn 57/SĐ3/BB tại các căn cứ A1, A2, A3 và C1(Gio Linh).
    - Trung Đoàn 2/SĐ3/BB tại A4(Cồn Thiên), Fuller, C2 và C3.
    - Trung Đoàn 56/SĐ3/BB tại Cam Lộ, Khe Gió và Carroll (Tân Lâm).
    - Lữ Đoàn 147/TQLC tại 4 cứ điểm: núi Bá Hô, Sarge, Holcomb và Mai Lộc.
    - Lữ Đoàn 258/TQLC trừ bị tại những cứ điểm: Pedro (Phượng Hoàng), Anne, Jane, Barbara và Nancy.
    - Lực lượng ĐPQ/NQ phụ trách các đồn bót và cầu cống, dưới quyền điều động chiến thuật của Tiểu khu Quảng Trị.
    - Ba Liên Đoàn 1, 4 và 5 Biệt Động Quân (BĐQ) được tăng cường sau khi nhiều vị trí của SĐ3/BB và TQLC tại Đông Hà và Quảng Trị thất thủ.

    Lực lượng Cộng quân

    Để chuẩn bị cho cuộc đại tấn công này, CSBV đã được Nga Sô và Trung Cộng viện trợ một số lượng vũ khí tối tân khổng lồ. Trong hai năm 70 và 71, nhiều số lượng vũ khí đã đưọc vận chuyển đến Bắc Việt gồm: chiến đấu cơ MIG 19 và 21, hỏa tiễn địa không SA2, chiến xa T54, T55, chiến xa lội nước PT76, đại bác 130 và 152 ly, hỏa tiễn 122 ly, súng cối 160 ly, đại liên phòng không 23 và 57 ly, hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 chống phi cơ,hỏa tiễn AT3 chống chiến xa, và nhiều vũ khí cá nhân hiện đại khác. Tướng Võ Nguyên Giáp đã tung chủ lực gồm 14 sư đoàn chính quy CSBV, 26 trung đoàn biệt lập và các đơn vị trợ chiến khác vào chiến dịch Tổng Công Kích Tổng Khởi Nghĩa này.

    Tại Vùng 1 Chiến Thuật, CSBV tấn công bằng các Sư đoàn 304, 308, 324, Mặt Trận B-5 (gồm 4 trung đoàn), 1 trung đoàn hỏa tiễn, 4 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn chiến xa và 2 trung đoàn biệt lập địa phương. Trong tháng 4 và 5/72, 2 Su đoàn 320 và 325 từ BV xuống và Sư đoàn 312 từ Lào về tăng cường tấn công Cam Lộ, La Vang, Hải Lăng và thành phố Quảng Trị.

    Tương quan lực lượng giữa Ta và Địch là 1 chống 4.

    DIỄN TIẾN CUỘC TẤN CÔNG

    Ngày 30 tháng 3/72, lúc 11 giờ sáng, tại tuyến phòng thủ phía Tây, 2 cứ điểm Sarge và núi Bá Hô của Tiểu Đoàn 4/TQLC phát hiện quân CSBV điều động ào ạt. Pháo binh bạn được yêu cầu bắn ngăn chặn và tiêu diệt. Cùng lúc đó, Tiểu Đoàn 8/TQLC tại cứ điểm Holcomb bị pháo kích và tấn công. Đúng 12 giờ trưa, chủ lực CSBV trên 45,000 quân gồm 3 sư đoàn chính qui, 4 trung đoàn của Mặt Trận B-5, 2 trung đoàn chiến xa T-54 T-55 và PT-76, được pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly, hỏa tiễn địa không SA-2 yểm trợ, đồng loạt vượt qua vùng phi quân sự Bến Hải và từ hướng Tây Bắc Quảng Trị, mở 3 mũi dùi tấn công phòng tuyến của SĐ3/BB và LĐ 147/TQLC.

    Trước đó, từ 8 giờ sáng, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh SĐ3/BB cho lệnh hoán đổi khu vực hoạt động của 2 Trung Đoàn 2 và 56/BB, trùng vào ngày giờ CSBV mở cuộc tổng tấn công, mặc dù Ông đã được Phòng 2/QĐ1 và cố vấn Hoa Kỳ báo động trước sẽ có cuộc tấn công lớn của CSBV. Trong cuốn "Easter Offensive" của Ông Gerald H. Turley, Đại tá TQLC/HK hồi hưu đã cho biết thêm chi tiết: "...Theo chương trình, vào trưa ngày 30/3, Tướng Giai và vị cố vấn Hoa Kỳ sẽ bay về Sài Gòn nghỉ lễ Phục Sinh cuối tuần, mặc dù việc hoán đổi vị trí của 2 trung đoàn đến 6 giờ chiều mới hoàn tất...". Khi CSBV mở màn cuộc tấn công và pháo kích, 60 phần trăm lực lượng của hai trung đoàn này còn đang trên đường di chuyển hoán đổi, đã không kịp phản ứng, tuyến phòng thủ nhiều nơi bị bỏ ngỏ. Hỏa lực pháo binh CSBV đã gây tổn thất và kinh hoàng cho dân chúng thuộc 3 quận lỵ giới tuyến, khiến trên 50,000 đồng bào bỏ nhà cửa, chợ búa, ruộng vườn, đổ dồn ra quốc lộ 1 và 9 để chạy giặc về hướng thành phố Quảng Trị phía Nam. Chiến xa T-54 và chiến xa lội nước PT-76 vượt sông Bến Hải bắn phá, gây kinh hoàng và bất ngờ cho binh sĩ trú phòng tuyến đầu. Trong 24 giờ đầu của cuộc tấn công, trên 5,000 quả đạn pháo binh, hỏa tiễn và súng cối đủ loại của CS đã rơi vào 12 căn cứ hỏa lực và phòng thủ chính của quân VNCH. Hai căn cứ hỏa lực lớn của SĐ3/BB và TQLC tại Carroll và Mai Lộc bị CSBV pháo kích nặng nề và liên tục, vì thế không yểm trợ được cho quân bạn và bắn phản pháo. Thời tiết trong mấy ngày đầu của cuộc chiến rất bất lợi cho các đơn vị VNCH. Trần mây thấp và mưa gió, phi cơ chiến thuật, quan sát và trực thăng tiếp tế tản thương VN và HK đã không thể yểm trợ đươc cho quân bạn. Tính đến 6 giờ chiều ngày 30/3, hai vị trí của TĐ4/TQLC tại Núi Bá Hô và Sarge bị pháo kích trên 600 quả đại bác và hỏa tiễn đủ loại, 70 phần trăm công sự phòng thủ bị phá hủy, nhiều quân sĩ tử thương và bị thương. Đến 10 giờ 45 đêm 31/3, địch tấn công tràn ngập căn cứ Sarge. 4 giờ sáng hôm sau ngày 1/4, Bộ Chỉ Huy LD147/TQLC mất liên lạc với TĐ4/TQLC tại Núi Bá Hô. Đây là 2 vị trí TQLC đầu tiên mất về tay quân CS trong 48 giờ đầu của cuộc tấn công.

    Trước đó, ngày 30/3, BTL/QĐ1 điều động TĐ7/TQLC từ Đà Nẵng tăng cương mặt trận Quảng Trị cho LĐ147/TQLC. Đồng thời, TĐ3/TQLC thuộc LĐ258/TQLC phòng thủ cứ điểm Nancy phía bắc sông Mỹ Chánh đươc điều động lên Đông Hà dể giữ an ninh Quốc Lộ 9 từ Đông Hà đến Cam Lộ. Ngày 31/3, BCH/LĐ 258/TQLC được điều động lên căn cứ Ái Tử, nơi đặt bản doanh BTL/SĐ3/BB, liền bị pháo kích trên 800 đạn pháo 130 ly và hỏa tiễn 122 ly. TĐ6/TQLC từ căn cứ Barbara lên tăng cường và phòng thủ căn cứ Ái Tử. Trong đêm, Tướng Giai cùng với một số sĩ quan tham mưu SĐ triệt thoái về cổ thành Quảng Trị, không còn liên lạc trực tiếp được với các đơn vị cơ hữu và tăng phái. Việc phối hợp điều quân và yểm trợ hỏa lực Phi Pháo tạm thời do BCH/LĐ258/TQLC và toán cố vấn HK do Trung Ta Gerald H.Turley, cố vấn phó SĐ/TQLC đang bị kẹt tại đây, khi ông vừa từ Sài Gòn ra thăm các cố vấn TQLC/HK và các đơn vị TQLC/VN.

    Qua ngày 1/4/72, chiến trương giới tuyến càng trở nên sôi động. Dưới áp lực nặng nề của địch quân, 10 giờ 45 sáng, đơn vị tại căn cứ Cồn Thiên (A4) triệt thoái, 14 giờ 50 chiều, các căn cứ Fuller (thuộc Trung Đoàn 2/BB), Khe Gió (thuộc Trung Đoàn 57/BB) và Holcomb ( TĐ/8TQLC) rút bỏ. Dân chúng chạy giặc, xe cộ và binh sĩ bỏ ngũ mang theo gia đình, gây cản trở việc điều quân và lưu thông trên Quốc Lộ 9 và 1. Tiền sát Pháo binh của CS trà trộn vào đám đông di tản để điều chỉnh pháo binh vào các vị trí QLVNCH. Địch xử dụng những máy Truyền Tin tịch thu được từ những đơn vị thất trận để quấy phá hệ thống liên lạc của QLVNCH và cho những lệnh ngụy tạo, làm xáo trộn việc điều quân, gây hỗn loạn thêm cho binh sĩ VNCH. Ngày 2/4, BTL/SĐ3 dồn nỗ lực để gom quân và thiết lập hệ thống phòng thủ mới dọc theo tuyến Cửa Việt, Đông Hà, Cam Lộ, Carroll, Mai Lộc và Phượng Hoàng. Hai căn cứ hỏa lực Carroll và Mai Lộc tiếp tục bị pháo kích nặng nề. Chiến xa CSBV trực tiếp tham chiến.

    Vào lúc 9 giờ sáng, một lực lượng chiến xa T54 khoảng 20 chiếc từ hướng Bắc tiến về Đông Hà theo Quốc Lộ 1. Một trục chiến xa lội nước PT76 ở hướng Đông, tiến dọc theo bờ biển tiến xuống hướng Cửa Việt. Tình hình căng thẳng, TĐ3/TQLC được lệnh tử thủ Đông Hà "bằng mọi giá". Toán chống chiến xa trang bị đại bác 106 ly của TĐ6/TQLC từ Ái Tử được điều động lên tăng cường cho Đông Hà. Lần đầu tiên trong cuộc chiến VN, lực lượng Bộ binh CSBV với chiến xa T54 và PT76 yểm trợ, trực diện với TQLC có đại bác 106 ly và hỏa tiễn M72 chống chiến xa. Hải pháo của Hạm Đội 7 HQ/HK yểm trợ bắn vào 2 đoàn chiến xa CSBV. Kết quả, một số chiến xa bị trúng đạn, gây nhiều tiếng nổ phụ và 4 cột khói và đám cháy lớn. Thời tiết tương đối tốt, phi cơ A1 và A37 của Không Quân VN bay lên oanh tạc chính xác vào 2 đoàn chiến xa địch, phá hủy 11 chiếc, 1 chiếc A1 bị hỏa tiễn địa không SA2 bắn rơi, phi công nhảy dù ra được, nhưng rơi về phía Bắc cầu Đông Hà, trước những cặp mắt nhìn vô vọng của quân bạn. Để đề phòng chiến xa địch vượt qua cầu Đông Hà, toán Công Binh Chiến Đấu TQLC và Cố vấn HK đã can đảm, dưới hỏa lực che chở của bộ binh, đặt trên 500 cân Anh thuốc nọ dưới gầm cầu Đông Hà và cầu xe lửa gần đó. Đúng vào 16 giờ 30 chiều cùng ngày, 2 chiếc cầu này được giật xập, ngăn cản phần nào kế hoạch của CSBV dùng cầu này đưa bộ binh và chiến xa tiến xuống phía Nam.

    Một biến cố xảy ra trong ngày 2/4, gây chấn động không ít đến tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ vùng giới tuyến đó là, căn cứ hòa lữc Carroll cách vùng phi quân sự 13 cây số, sau 3 ngày liên tiếp bị pháo kích và bao vây, sau khi toán cố vấn HK may mắn được một trực thăng HK bốc đi, đã mất về tay địch. Đúng 14 giờ 30 chiều, cờ trắng được kéo lên tại căn cứ Carrol. Trung Tá Phạm Văn Đính, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 56/BB, sau khi họp với các cấp chỉ huy trực thuộc, đã liên lạc với đối phương xin đầu hàng cùng với gần 1,500 binh sĩ và 22 khẩu đại bác, trong đó có 4 khẩu đại bác 175 ly, 10 khẩu 105 ly của pháo đội TQLC, còn lại là pháo đội 155 ly và 105 ly của Pháo Binh QĐ1 và SĐ3/BB. Ngày hôm sau, qua làn sóng đài phát thanh của Hà Nội và MTGPMN, người ta nghe được tiếng nói của Trung Tá Đính kêu gọi chiến sĩ QLVNCH đầu hàng.




    Về phía TQLC, TĐ4/TQLC bị tổn thất nặng trong đêm 30/3 phải triệt thoái khỏi 2 cứ điểm Núi Bá Hô và Sarge, đến 6 giờ chiều ngày 2/4 đã liên lạc lại được với BCH/LĐ147/TQLC và tập trung tại căn cứ Mai Lộc cùng với Thiếu Tá Walter Boomer, Cố vấn Trưởng tiểu đoàn (sau này, Ông lên cấp Trung Tướng Tư Lệnh Quân đoàn gồm 2 sư đoàn TQLC/HK trong trận chiến Vùng Vịnh đầu năm 1991). Sau khi căn cứ hỏa lực Carroll thất thủ, căn cứ hỏa lực Mai Lộc, nơi đặt BCH của LĐ147/TQLC trở thành tuyến đầu, đã liên tục bị pháo kích và tấn công. Được lnh tái phối trí, pháo đội 105 ly TQLC tại đây sau khi bắn hất đạn, đã được phá hủy bằng chất nổ. Đến 10 giờ tối, BCH/LD và TĐ4/TQLC triệt thoái khỏi Mai Lộc về Đông Hà. Sáng hôm sau, lực lượng này về tới Đông Hà, LĐ147/TQLC được lệnh di chuyển về tuyến sau tái bổ sung.

    Sau 4 ngày tấn công của quân CSBV, lực lượng QLVNCH tại giới tuyến đã mất 53 khẩu trọng pháo đủ loại, trên 7 ngàn binh sĩ tử thương, bị thương, bị bắt và thất lạc đơn vị. Hầu hết các căn cứ phòng thủ tuyến đầu bị thất thủ. Các vị trí phía sau như của LĐ258/TQLC với các TĐ1, 3 và 6 TQLC tại Phượng Hoàng, Ái Tử và Đông Hà vẫn còn được duy trì.

    Về phía Hoa Kỳ, hỏa lực yểm trợ của phi cơ chiến lược B-52 và chiến thuật đã được tăng cường cấp thời oanh tạc các vị trí tập trung quân CSBV tại giới tuyến và tại Bắc Việt. Ngày 3/5, hai hàng không mẫu hạm Kitty Hawk và Coral Sea tiến vào hải phận VN hợp lực với hai Hàng không Mẫu hạm Hancock và Constellation hiện có trong vùng, tăng số phi cơ oanh tạc của Hải quân lên 275 chiếc và 250 chiếc khác của không quân từ Đà Nẵng và Thái Lan, tạo nên một hỏa lực không trợ hùng hậu chưa từng thấy, kể từ sau cuộc oanh tạc Bắc Việt năm 1968.

    Thời gian từ ngày 3 đến 8/4, một mặt, các đơn vị bộ binh bạn tái phối trí chung quanh căn cứ Ái Tử và Thị xã Quảng Trị, mặt khác, TĐ3/TQLC vẫn án ngữ tuyến phòng thủ phía Bắc, đẩy lui nhiều cươc tấn công của quân CSBV, bắn cháy 3 chiến xa PT76 khi chúng mưu toan vượt qua sông Cửa Việt và Đông Hà. Ngày 3/4, Bộ TTM không vận BTL/SĐ/TQLC, BCH/BĐQ và LĐ369/TQLC từ SàiGòn ra tăng cường QĐ1. BTL/SĐTQLC đặt trong Thành Nội Huế. LĐ369/TQLC trừ bị và phòng thủ tại các căn cứ Nancy, Jane, Evan và phòng tuyến Mỹ Chánh, ranh giới giữa hai Tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Mặc dù toàn bộ lực lượng của SĐ/TQLC đã có mặt tại giới tuyến, nhưng 2 trong 3 LĐ/TQLC vẫn đặt dưới quyền điều động hành quân trực tiếp của BTL/SĐ3/BB, đây là một sai lầm quan trọng về chiến thuật khi xử dụng toàn bộ một SĐ Tổng Trừ Bị của BTL/QĐ1, để mãi 2 tháng sau khi Tướng Ngô Quang Trưởng thay thế Tướng Hoàng Xuân Lãm, mới được điều chỉnh lại. Do đó, đã có nhiều trường hợp, các đơn vị TQLC và BĐQ chỉ thi hành lệnh của BTL/SĐ3/BB khi đã được cấp chỉ huy đơn vị gốc chấp thuận.

    Các sư đoàn CSBV vẫn tiếp tục hướng các mũi tấn công váo Thị xã Quảng Trị. Vì cầu Đông Hà đã bị giật xập, nên bộ binh và chiến xa CSBV phải qua sông bằng cầu Cam Lộ phía Tây. Từ đó, một cánh quân tiến chiếm Đông Hà, Cửa Việt và theo QL1 tiến về hướng Nam, một cánh quân khác tiến về hướng Nam, theo Tỉnh Lộ 558 và 557 qua những cứ điểm vừa chiếm như Carroll, Mai Lộc, Holcomb để tấn công căn cứ Phượng Hoàng và Thị xã Quảng Trị từ hướng Tây.




    Sáng ngày 9/4, 2 tiểu đoàn CSBV phối hợp với chiến xa T54 tấn công TĐ6/TQLC tại căn cứ Phượng Hoàng (Pedro). Nhờ Pháo Binh TQLC từ căn cứ Ái TỬ yểm trợ hữu hiệu, quân bạn đã chận đứng nhiều đợt xung phong. Trận xa chiến tuyệt vời trên đồi Phượng Hoàng giữa đoàn Cọp Biển dùng hỏa tiễn chống chiến xa M72 phản công quân CSBV tháp tùng chiến xa, tại địa điểm 10 cây số Tây Nam Quảng Trị khi Cộng quân thọc mũi dùi tấn công về thị xã này. LĐ 258/TQLC điều động 2 đại đội của TĐ1/TQLC từ Ái Tử cùng với thiết đoàn 20 chiến xa M48 và thiết vận xa M113 tăng cường cho TĐ6/TQLC. Cuộc phản công phối hợp diễn ra ác liệt và phần thắng lợi nghiêng hẳn về phía liên quân binh chủng Pháo Binh, Thiết Giáp, Không Quân và TQLC. Phi cơ Skyraider VN lên yểm trợ kịp thời, bắn cháy nhiều chiến xa. Các binh sĩ TQLC lên tinh thần tiến gần địch quân, dùng hỏa tiễn M72 và dại bác không dật 106 ly bắn cháy nhiều chiến xa T54 . Sau hơn 2 giờ tử chiến, 13 trong số 16 chiếc T54 bị bắn cháy tại chỗ, 3 chiếc còn lại bỏ chạy về hướng thung lũng Ba Lòng, bị pháo binh ta bắn chặn đầu, quá hoảng sợ, xạ thủ và tài công rời chiến xa bỏ chạy thoát thân, để lại 2 chiếc T54 còn nổ máy tại chỗ, được TQLC lái về căn cứ Ái Tử (sau đó được đưa về Sài Gòn triển lãm cho dân chúng xem cùng với các chiến lợi phẩm khác). Địch để lại trận địa 157 xác chết với toàn bộ vũ khí.

    Trong hai ngày 10 và 11/4, quân CSBV mở thêm nhiều đợt tấn công vào căn cứ Phượng Hoàng nhưng bị pháo binh bạn và lực lượng trú phàng đẩy lui, để lại 211 xác chết và nhiều vũ khí. Tài liệu tịch thu được cho biết, 2 trung đoàn của sư đoàn 304/CSBV có nhiệm vụ đánh chiếm Phượng Hoàng và Ái Tử. Qua trận chiến phía Tây Bắc giới tuyến này chứng tỏ, vũ khí của QLVNCH có đủ khả năng chống trả lại những chiến xa Nga sô và Trung Cộng trang bị cho quân CSBV. Kinh nghiệm sương máu của các Cọp Biển TQLC lần đầu tiên dùng hỏa tiễn M72 hạ chiến xa địch, đã được Bộ TTM QLVNCH phổ biến cho toàn quân đang chiến đấu trên các mặt trận. Kể từ đó, chiến xa CSBV và chiến thuật tấn công theo thế chân vạc Pháo-Bộ - Xa không còn là một mối nguy hại trên trận địa nữa.

    Ngày 23/4, LĐ147/TQLC với 2 TĐ4 và 8/TQLC và TĐ2/PB/TQLC, sau một thời gian ngắn nghỉ bồi dưỡng, đã thay thế vùng trách nhiệm cũa LĐ258/TQLC phía Tây căn cứ Ái Tử và tiếp nhận thêm TĐ1/TQLC đang phòng thủ tại Phượng Hoàng. LĐ258/TQLC và 2 TĐ3 và 7/TQLC về Huế tái bổ xung. Trong thời gian này, Trung Đoàn 57/BB, LĐ1 Kỵ Binh, 2 Liên Đoàn 4 và 5/BĐQ phòng thủ tuyến Đông Hà phía Bắc và Đông căn cứ Ái Tử. Trung Đoàn 2/BB trách nhiệm khu vực Nam Ái Tử đến bờ Bắc sông Thạch Hãn. Liên Đoàn 1/BĐQ phòng thủ thị xã Quảng Trị, lập phòng tuyến tại bờ Nam sông Thạch Hãn.

    Đêm 26/4, sau nhiều đợt pháo kích, SĐ304/CSBV cùng với chiến xa, đã mở nhiều mũi dùi tấn công LĐ147/TQLC. Hai TĐ1 và 8/TQLC đẩy lui nhiều đợt tấn công, bắn cháy 12 chiến xa T-54. Ngày hôm sau, tuyến phòng thủ của TQLC phải thu hẹp lại, chỉ còn cách Ái Tử từ 2 đến 3 cây số. Đêm 27/4, pháo binh CSBV bắn trúng kho đạn Ái Tử, phá hủy phần lớn đạn dược dự trữ. Ngày 28/4, địch đè nặng áp lực lên lực lượng BĐQ tại Đông Hà, khiến đơn vị này phải lui quân về Ái Tử và phòng thủ mặt Đông tiếp giáp với TĐ8/TQLC, trong khi đó, Trung Đoàn 57/BB triệt thoái về Thị xã Quảng Trị. Trong đêm 29/4, địch liên tiếp pháo kích và tấn công vào phòng tuyến của TQLC và Trung Đoàn 2/BB phía Tây và Tây Nam căn cứ Ái Tử. Sáng hôm sau, các chiến xa M-48 tăng phái cho BĐQ được điều động qua mặt trận phía Tây của TQLC. Vì thiếu phối hợp, lực lượng BĐQ nghĩ rằng, đơn vị thiết giáp bạn rút lui, nên cũng đã triệt thoái về Quảng Trị, chỉ còn lại LĐ 147/TQLC phòng thủ căn cứ Ái Tử, 2 mặt Bắc và Đông bị bỏ trống. Trưa ngày 30/4, LĐ147/TQLC được lệnh rút khỏi Ái Tử về phòng thủ thị xã Quảng Trị. Kế hoạch triệt thoái được bảo mật và thi hành tốt đẹp. Nhưng, cũng vì thiếu phối hợp, toán công binh SĐ3/BB đã đặt chất nổ giật xập cầu Quảng Trị trên QL1 và cầu xe lửa bắc qua sông Thạch Hãn trước khi đoàn xe của TĐ2/PB/TQLC với 12 khẩu pháo 105 ly đi qua. Đoàn xe và súng kẹt ở bờ phía Bắc, được lệnh phá hủy tại chỗ. Ba TĐ1, 4 và 8/TQLC vượt sông Thạch Hãn an toàn, chiếm giữ các vị trí phòng thủ trong Thị Xã Quảng Trị.



    Sáng ngày 1/5, BTL/SD3/BB thông báo cho các đơn vị trú phòng nguồn tin: "5 giờ chiều địch sẽ pháo trên 10,000 đạn pháo binh và hỏa tiễn vào thị xã Quảng Trị", và cho lệnh các đơn vi lui quân khỏi thành phố để tránh pháo. Từ lệnh lui quân tránh pháo đã đưa đến cảnh rút lui hỗn loạn, kéo theo hàng vạn đồng bào tản cư về Huế theo quốc lộ 1. Vào giữa trưa, Bộ tham mưu SĐ3/BB và 8 cố vấn HK đã được 3 trực thăng CH-54 bốc đi từ Cổ Thành Quảng Trị (16 cố vấn TQLC/HK vẫn ở lại với các đơn vị TQLC/VN), để lại phía sau các đơn vị thuộc quyền "tùy nghi ứng biến", đánh dấu một ngày đầy bi thảm của các đơn vị và đồng bào đang kẹt tại Thị Xã Quảng Trị.

    Quốc Lộ 1, quãng đường gần quận Hải Lăng, cách Quảng Trị hơn 10 cây số phía Nam mất an ninh nhiều ngày trước. Đoàn quân triệt thoái không đội hình, quân xa các loại và đồng bào chạy loạn bị địch phục kích tấn công, gây thiệt hại thảm khốc. Hàng trăm chiến xa, xe quân sự, xe hàng, xe tư nhân đủ loại bị bắn cháy, nằm ngổn ngang trên quốc lộ và hai bên đường. Quân nhân và thường dân, lớn bé già trẻ chết thảm khốc, nằm chồng chất lên nhau trên đường, dưới ruộng. Một phóng viên ngoại quốc chứng kiến thảm cảnh này khi thuật lại, đã đặt tên cho đoạn đường này là "Đại Lộ Kinh Hoàng".

    Vào lúc 14 giờ 30 chiều, LĐ147/TQLC với 4 tiểu đoàn và gần 30 chiến xa và thiết vận xa còn lại của LĐ1 Kỵ binh, bắt đầu triệt thoái khỏi Quảng Trị về Huế theo Quốc lộ 1. Thêm nhiều quân nhân thất lạc đơn vị và đồng bào đi theo đoàn quân này gây trở ngại không ít khi điều quân và lúc giao tranh với địch. Lực lượng TQLC đã đụng độ suốt đêm với trung đoàn CSBV tại Hải Lăng, có nhiều quân nhân và đồng bào tháp tùng đã tử thương trong lúc giao tranh. Nhờ hỏa lực mạnh mẽ của thiết giáp, địch rút lui vào buổi trưa hôm sau. LĐ 147/TQLC, chiến xa và đoàn người chạy giặc đã tới Mỹ Chánh vào buổi chiều, nơi LĐ369/TQLC án ngữ. Chiều tối, địch nã trọng pháo nặng nề vào tuyến phòng thủ Mỹ Chánh. Sáng sớm ngày 3/5, quân CSBV có chiến xa yểm trợ, tấn công cầu Đập Đá trên sông Mỹ Chánh do TĐ9/TQLC án ngữ. Kết quả, 17 chiến xa bị bắn cháy, trên 500 xác địch để lại trận địa. Địch tiến sát phòng tuyến sông Mỹ Chánh và ngăn chận tất cả các ngả đường dân chúng di tản về hướng Nam.

    ĐOẠN KẾT GIAI ĐOẠN I

    Hai LĐ147 và 258/TQLC đã bị tổn thất nặng nề trong giai đoạn 1, nhất là tại mặt trận phía Tây, nhưng các đơn vị vẫn giữ được đội hình và tổ chức, nhờ đó đã tạo được thời gian trì hoãn và truy cản cần thiết để Bộ TTM tại Sài Gòn và BTL/QĐ1 tại Đà Nẵng tái phối trí lực lượng và phản công sau này. Riêng LĐ369/TQLC, đa cố thủ được tuyến Mỹ Chánh, và nhờ đó các đơn vị QLVNCH, những quân nhân thất lạc đơn vị và đồng bào chạy giặc đến được vùng đất an toàn. Đồng thời, đã bẻ gãy kế hoạch thừa thắng tấn chiếm Tỉnh Thừa Thiên và Cố Đô Huế của Võ Nguyên Giáp. Phòng tuyến Mỹ Chánh sau ngày 2/5, do lực lượng của SĐTQLC và một số đơn vị tăng phái án ngữ đã trở thành tuyến đầu cùa VNCH sau cuộc xâm lăng phi pháp của CSBV cuối tháng 3/72. Và cũng từ phòng tuyến này, những đoàn quân dũng mãnh của QLVNCH dùng để xuất phát tấn công tái chiếm vùng đất đã mất là Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị.

    Trong lúc tình hình khẩn trương và sau khi nhận định Tướng Lãm và BTM/QĐ1 của Ông không còn khả năng và uy tín để chỉ huy những đại đơn vị thuộc quyền, và một phần tình hình quân sự Vùng IV Chiến Thuật tương đối yên tĩnh, nên ngày 1/5, TT Thiệu bổ nhiệm Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh QĐ4 thay thế Tướng Lãm trong chức vụ Tư Lệnh QĐ1. Tướng Trưởng từng là Tư Lệnh SĐ1/BB dưới quyền Tướng Lãm, Ông linh cảm được sự thay thế này, nên đã tuyển chọn trước một số sĩ quan thâm niên và kinh nghiệm, cả về chiến thuật lẫn tham mưu để theo Ông ra Vùng I. Ngày 4/5/72, Đại Tá Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Phó SĐ, sĩ quan có nhiều kinh nghiệm về tham mưu, được TT Thiệu bổ nhiệm làm Tư Lệnh SĐ/TQLC thay thế Trung Tướng Lê Nguyên Khang. Tướng Khang về Bộ TTM giữ chức vụ Phụ tá Hành quân cho Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên. Kể từ ngày TQLC được tổ chức thành sư đoàn vào đầu năm 1970, lần đầu tiên, BTL/SĐ/TQLC trực tiếp chỉ huy và điều động toàn bộ lực lượng trực thuộc với một vùng trách nhiệm chiến thuật được giao phó. Một vài sự kiện khác cũng đã xảy ra:

    Ngày 4/5/72, trong khi TT Thiệu thăm viếng vùng hỏa tuyến, tờ nhật báo "Pacific Stars and Stripes" của quân đội HK vùng Thái Bình Dương đăng lá thư của Tướng Vũ Văn Giai bằng Anh ngữ, trong đó Ông viết: "...Tôi chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm trước lịch sử và pháp luật về cuộc triệt thoái này. Thị Xã Quảng Trị đã hoang tàn đổ nát. Lương thực, đạn dược và nhiên liệu dự trữ đã cạn. Các đơn vị tác chiến đã quá mệt mỏi. Tôi thấy không còn lý do nào chính đáng để ở lại bảo vệ những hoang tàn đổ nát ấy. Tôi ra lệnh cho các đơn vị thuộc quyền triệt thoái trong trật tự để tái củng cố lực lượng, thiết lập phòng tuyến và mặt trận mới, để tấn công lại đối phương nếu chúng vẫn còn duy trì cuộc chiến tranh đầy sai trái này...".

    Ngày 5/5/72, TT Thiệu bổ nhiệm Chuẩn Tướng Nguyễn Duy Hinh thay thế Chuẩn Tướng Giai trong chức vụ Tư Lệnh SĐ3/BB vào lúc đơn vị chỉ còn lại chưa đầy 1/4 quân số (2,700 người), trong đó hơn 1,000 quân nhân được dùng để tái thành lập Trung Đoàn 56/BB (đã đầu hàng tập thể ngày 2/4 tại căn cứ Carroll). SĐ3/BB được lệnh tạm ngưng các cuộc hành quân chiến thuật đến cuối năm 72, để dồn nỗ lực vào việc tái tổ chức và huấn luyện đơn vị.

    GIAI ĐOẠN 2 : TÁI CHIẾM QUẢNG TRỊ

    Phòng Thủ Huế
    Ngay sau khi nhận chức Tư Lệnh Vùng 1 ngày 1 tháng 5, Trung Tưởng Ngô Quang Trưởng thấy ngay hai nhiệm vụ phải hoàn tất: Phòng thủ thị xã Huế và tái chiếm Tỉnh Quảng Trị. Hai nhiệm vụ này không dễ gì đạt được trước tình trnạg tinh thần chiến aấu sa sút của binh sĩ doới quyền. Trong khi đó, hàng trăm ngàn đồng bào tị nạn cộng snả từ Quảng Trị đổ dồn về Huế và Ðà Nẵng, tệ trạng phá phách, cướp bóc xảy ra trên đường phố Huế, do một số quân nhân thất trận bỏ ngũ từ mặt trận Quảng Trị chạy về. Thêm vào đó, đặc công cộng sản trá hình thường dân tuyên truyền rỉ tai, gây bạo động, đốt chợ Động Ba, vật giá leo thang v.v... tất cả đã gây hoang mang và lo sợ cho đồng bào và làm suy giảm thêm tiềm năng chiến đấu của quân đội. Trước tình hình đó, ngày 3/5, Tướng Trưởng ban hành lệnh giới nghiêm toàn tỉnh Thừa Thiên, buộc tất cả quân nhân phải trở về đơn vị, cho lệnh bắn tại chỗ những người mang vũ khí lang thang ngoài đường phố hay bị bắt quả tang trộm cướp.

    Lực lượng chính yếu phòng thủ Huế chỉ còn lại 2 Trung Đoàn của Sư Đoàn 1/BB và Sư Đoàn TQLC. Lực lượng TQLC phòng thủ từ ranh giới tỉnh Thừa Thiên phía Bắc (sông Mỹ Chánh) tới sông Bồ. Sư Đoàn 1/BB tiếp nối từ sông Bồ về phía Nam thành phố Huế. Với một đường lối chỉ huy rõ ràng, đơn giản và linh động đối với các đon vị trưởng trực thuộc, Tướng Trưởng nói: "...Sư Đoàn TQLC và Sư Đoàn 1/BB, được toàn quyền mở những cuộc hành quân trong khu vực trách nhiệm để tiêu diệt lực lượng địch. Điều quan tâm của tôi lúc này là thiết lập hệ thống phòng thủ có chiều sâu, lực lượng trừ bị mạnh, và xen kẻ các đơn vị Địa Phương Quân vào lực lượng chủ lực quân trong kế hoạch phòng thủ...". Để hổ trợ cho các lực lượng phòng thủ, Tướng Trưởng đề ra một kế hoạch hỏa lực thế công đại quy mô, mang tên "Lôi Phong", gồm hỏa lực của phi cơ chiến lược B-52, phi cơ chiến thuật Việt-Mỹ, hải pháo của Hạm Đội 7 và Pháo Binh QLVNCH, tập trung vào từng mục tiêu địch, được phối kiểm qua những nguồn tin chính xác cung cấp, đặc biệt nhắm vào những tuyến đường tiếp tế yểm trợ những cuộc tấn công của địch. Một kế hoạch hỏa lực "Lôi Phong" điển hình nhắm vào các lộ trình tiếp vận của địch, đã triệt hạ phần lớn tiềm năng tấn công của địch vào thị xã Huế từ hướng Nam.

    Nhu cầu tái trang bị cho các đơn vị QLVNCH tại Vùng I trở nên khẩn thiết. Các quân dụng đang được Hoa Kỳ viện trợ cấp thời. Phi trường Đà Nẵng bận rộn ngày đêm với những phi vụ của phi cơ vận tải khổng lồ C-141 và C-5A lên xuống. Trên 200 chiến xa đủ loại, hàng trăm khẩu pháo binh đủ loại và xe vận tải được thay thế cấp thời. Những phi vụ C-130 của TQLC Hoa Kỳ từ Okinawa đến, chở quân dụng và vũ khí thay thế trực tiếp cho các đơn vị TQLC Việt Nam. Lần đầu tiên, từ đầu tháng 5/72, hỏa tiển điều khiển chống chiến xa TOW được dưa qua VN, và theo chỉ thị của Tư Lệnh MACV, Tưóng Creighton Abrams, vũ khí mới này chỉ được trang bị cho các đơn vị TQLC và Nhảy Dù. Để rút ngắn thời gian chuẩn bị, Tướng Trưởng ra lệnh thu ngắn thời gian huấn luyện đơn vị còn lại 2 tuần lễ để sẵn sàng chiến đấu.

    Ngày 1/5, theo lời yêu cầu khẩn cấp của Tướng Trưởng, Bộ TTM/QLVNCH điều động Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù từ Vùng 3 ra tăng cường Vùng 1, được BTL Quân Đoàn 1 tăng phái cho Sư Đoàn TQLC phòng thủ tuyến đầu. Dau đó, Liên Đoàn 1/BĐQ cũng được tăng cường thêm cho SĐ/TQLC phòng thủ khu vực Tây Bắc. Ngày 5/5, Lữ Đoàn 258/TQLC được điều động lên trách nhiệm phòng thủ phía Tây Quốc Lộ 1 từ sông Mỹ Chánh. Lữ Đoàn 369/TQLC phòng thủ phía Đông từ Quốc Lộ 1 ra đến bờ biển.

    Tái Chiếm Quảng Trị

    <iframe width="800" height="450" src="https://www.youtube.com/embed/-q9RrLHWEnk" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

    Phản Ứng của Hoa Kỳ

    Đầu tháng 5/72, Tổng Thống Nixon đã có những quyết định quan trọng:

    - Cho lệnh ngưng những cuộc đàm phán với CSBV tại Paris
    - Phong tỏa bờ biển Bắc Việt
    - Thả thuỷ lôi hải cảng Hải Phòng và nhiều hải cảng khác
    - Tái oanh tạc các mục tiêu trên toàn lãnh thổ miền Bắc.

    Không và Hải Quân Hoa Kỳ khai diễn cuộc không kích mang tên "Bảo Vệ Chiến Tuyến" (Linebacker). Tất cả những mục tiêu cũ và mới đều bị oanh tạc. Những mục tiêu như cầu Hàm Rồng ở Hà Nội mới vừa sửa chữa xong, những cầu xe lửa quan trọng phía Đông Bắc và Tây Bắc nối liền với Trung quốc, những bồn chứa dầu, những nhà kho chứa hàng, bãi đậu xe, những trung tâm điện lực, hệ thống ống dẫn dầu và nhất là các vị trí hỏa tiển SAM và phi trường phản lực. Tất cả đều bị oanh tạc và tái oanh tạc nặng nề. Một kế hoạch không tập đặc biệt liên tiếp 11 ngày vào cuối tháng 10/72 với 740 phi vụ B-52 và trên 1,000 phi vụ phản lực cơ chiến thuật nhắm vào những mục tiêu giới hạn như: những nhà ga xe lửa, trung tâm điện lực ở những thành phố lớn, cảng Hải Phòng, những trung tâm viễn thông, những đài radar .... Kết quả của nhiều tháng oanh tạc, phi cơ Hoa Kỳ không còn bắt gặp phi cơ MIG trên không phận Bắc Việt và cường độ hỏa lực phòng không cũng giảm sụt hẳn. Tại miền Nam,Không Lực Hoa Kỳ, đặc biết phi cơ chiến lược B-52 đã giữ vai trò yểm trợ chủ yếu và hữu hiệu cho QLVNCH, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng CSBV, trên trận địa cũng như trên đường mòn HCM, giúp phần lớn vào chiến thắng của QLVNCH trên cả 3 chiến tuyến: Trị Thiên, Cao Nguyên Trung Phần và Bình Long, An Lộc trong mùa Hè 1972.

    NHỮNG CUỘC TẤN CÔNG THĂM DÒ

    Từ giữa tháng 5/72, các đơn vị phòng thủ Thừa Thiên bắt đầu mở những cuộc tấn công giới hạn để thăm dò. Ngày 12/5, LĐ-369/TQLC mở cuộc hành quân Sóng Thần 5-72, một đơn vị Viễn Thám TQLC vượt sông Mỹ Chánh ban đêm, chiếm cứ một vị trí để đặt bộ chỉ huy hành quân cho ngày hôm sau. Sáng sớm hôm sau, trực thăng của LĐ-9 Thủy Bộ TQLC/Hoa Kỳ từ Quân vận Hạm Okinawa bay vào bốc Tiểu Đoàn 3 và 8 TQLC đổ bộ xuống vùng kế cận phía Tây quận lỵ Hải Lăng, 10 cây số phía Nam thị xã Quảng Trị. Cuộc hành quân trực thăng vận chớp nhoáng vào hậu tuyến địch đã gây bất ngờ, khiến địch không kịp trở tay. Trên 1,200 Cọp Biển đã được trực thăng vận xông vào lúc 9 giờ sáng, chỉ có một chiếc trực thăng CH-53 bị trúng đạn, được phá hủy tại chỗ. Hai Tiểu Đoàn TQLC tảo thanh nhanh chóng về hướng Nam để giao tiếp với Tiểu Đoàn 9 TQLC, cũng trong buổi sáng hôm đó vướt sông Mỹ Chánh tiến về hướng Bắc. Trung đoàn 66/CSBV bị tấn công bất ngờ từ hai hướng Bắc và Nam đã phân tán lực lượng và né tránh giao tranh. Địch có trên 200 tên chết do hỏa lực của Phi Pháo, phía TQLC chỉ bị tổn thất nhẹ. Các cánh quân đã tiến nhanh để trở lại tuyến phòng thủ Mỹ Chánh trong buổi tối cùng ngày.

    Ba ngày sau 15/5, hai Trung Đoàn của SĐ 1/BB mở cuộc hành quân thăm dò, nhằm tái chiếm những căn cứ đã mất trước đó 3 tuần. Hai Trung Đội cảm tử được trực thăng vận vào căn cứ hỏa lực Bastogne. Bị tấn công bất ngờ, địch bỏ chạy. Chiều tối, lực lượng chính của SĐ 1/BB tiến đến Bastogne và kiểm soát hoàn toàn căn cứ này. Hơn 1 tuần sau đó, căn cứ Checkmate cũng được SĐ 1/BB tái chiếm lại. Kế hoạch hỏa lực "Lôi Phong" của Tưóng Trưởng có kết quả trông thấy, trong vùng hành quân của SĐ 1/BB. Tin tình báo Hoa Kỳ cho biết, SĐ 324B CSBV bị tổn thất nặng nề về nhân mạng do hỏa lực Pháo Binh ta và đã phải triệt thoái về bên kia biên giới Lào để tái bổ xung.

    Sau khi bị tấn công bất ngờ vào hậu tuyến, ngày 21/5, quân CSBV và chiến xa, tấn công vào khu vực Lữ Đoàn 369/TQLC. Không như những cuộc tấn công trước đây của địch thường áp dụng chiến thuật "tiền pháo hậu xung", lần nầy Bộ binh và chiến xa dịch dàn đội hình hẳn hoi tấn công vào tuyến Mỹ Chánh theo hướng Lộ 555 gần bờ biển. Khi thấy chiến xa đich xuất hiện, lực lượng Địa Phương Quân tại đây rút lui. Theo đà, địch thọc sau về tuyển sau của ta để bao vây và đánh bộc hậu 2 Tiểu Đoàn 3 và 9/TQLC, nhưng 2 đơn vị này đã tải phối trí về tuyển sau gần 5 cây số theo kế hoạch. Nhờ hỏa lực yểm trợ cấp thời của Không Quân Việt - Mỹ, Pháo Binh và Chiến xa yểm trợ trực tiếp, TQLC đã đánh bật đich lùi trở lại tuyến phòng thủ cũ vào chiều tối cùng ngày. Sáng sớm hôm sau 22/5, một lực lượng khác của địch với 20 chiến xa mờ đợt tấn công lần thứ 2 vào Tiểu Đoàn 3/TQLC và Bộ Chỉ Huy của Lữ Đoàn 369 TQLC. Các Cọp Biển đã xử dụng hỏa tiễn TOW và M72 bắn cháy nhiều chiến xa, 5 chiến xa PT76 bị bắn cháy cách hầm chỉ huy của Lữ Đoàn 400 thước. Tổng kết, sau 2 cuộc tấn công của địch, 10 chiến xa T54 va PT76 bị bắn cháy và 542 xác địch để lại tại chỗ. Phia TQLC bị thiệt hại trung bình.

    Ngày 25/5, địch chuyển mũi dùi tấn công sang phía Tây, vùng trách nhiệm của Lữ Đoàn 258 TQLC. Ba ngày liên tiếp, đich dàn trận tấn công giữa ban ngày, nhưng đã trở thành những mục tiêu tốt cho Pháo Binh và Không Quân ta tiêu diệt.

    Ngày 26/5, Liên Đoàn 1/BDQ bị địch tấn công manh, chúng cố gắng phá vỡ tuyến phòng thủ của ta, địch đã lọt vào được tới Bộ Chị Huy của một vài Tiểu Đoàn BĐQ, nhưng sau cùng, đã bị đẩy lùi, để lại trên trận địa trên 200 xác chết và nhiều vũ khí.

    Mặc dù trận chiến phía Tây của Lữ Đoàn 258/TQLC còn đang sôi động, Sư Đoàn TQLC mở tiếp cuộc hành quân Sóng Thần 6-72 với 3 tiểu đoàn của Lữ Đoàn 147/TQLC. Ngày 23/5, Tiểu Đoàn 7/TQLC di chuyển đến bên tàu Tân Mỹ, 5 cây số phía Đông Bắc thị xã Huế, để ra Hạm Đội 7 đậu ngoài khơi, tham dự cuộc hành quân đổ bộ bằng đường biển, phối hợp với 2 Tiểu Đoàn TQLC khác đổ bộ trực thăng vào vùng có biệt danh chiến sự "Dãy Phố Buồn Hiu".

    Cuộc hành quân khai diễn lúc 7 giờ 30 sáng ngày 24/5. Pháo Binh, Hải Pháo và Không Quân oanh kích các mục tiêu tại các bài độ bộ, trong khi đoàn tàu cho Tiểu Đoàn 7/TQLC còn cách bờ 3 cây số. Trong khi đó, 2 Tiểu Đoàn TQLC và trực thăng Hoa kỳ sẵn sàng tại bãi để bóc đi. Với sự phối hợp chặt chẽ của hai Bộ Tham Mưu Sự Đoàn TQLC va Hạm Đội 7 đặt trên chiến hạm chỉ huy USS Blue Ridge, phi vụ B-52 bay tới trãi những thảm lửa xuống các bài đáp, lúc đoàn tàu đổ bộ còn cách bờ không đầy 2 cây số. Khi B-52 vừa chấm dứt oanh tạc, 2 đợt tàu đổ bộ, mỗi đợt 40 chiếc cặp bải, đổ Tiểu Đoàn 7/TQLC lên các bải ấn định. Không chần chờ, các Cọp Biển xung phong như vũ bão, tiến chiếm các đồi cát cao, nhanh chóng chiếm các mục tiêu, hạ sát tại chổ trên 50 tên địch, bắt sống 10 tù binh còn ngơ ngác sợ hãi. Cùng một lúc, 2 Tiểu Đoàn 4 và 6/TQLC được trực thăng TQLC Hoa kỳ đổ xuống khu vực giao điểm của 2 Hương Lộ 555 va 602. Tại đây, lực lượng TQLC đụng độ ngay với 1 đơn vị của Trung Đoàn 18, Sự Đoàn 325/CSBV, mà chủ lực đã rút lui trước đó.

    Cuộc hành quân Sóng Thần 6-72 chấm dứt ngày 31/5, sau khi 3 Tiểu Đoàn 4, 6 và 7/TQLC trở lại tuyến phóng thủ Mỹ Chánh. Sau hơn 2 tuần lễ liên tiếp giao tranh và bị nhiều tổn thất nặng nề, 2 trung đoàn 66 va 88 CSBV đã phải triệt thoái khỏi trận địa. Trong tháng 5-72, đã có trên 2,000 địch bị hạ sat, trên 1,000 vũ khí bị tịch thu và trên 60 chiến xa đủ loại bị phá hủy và bị bắt.

    Trong khi lực lượng TQLC vẫn giữ vững phòng tuyến Mỹ Chánh, nhưng qua những cuộc tấn công của quân CSBV, ngày 22/5, Bộ TTM quyết định tăng cường thêm cho Vùng I Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù và Lữ Đoàn 3/Nhảy Dù. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù đặt tại căn cứ Sally và được giao vùng trách nhiệm hoat động phía Tây Bắc thì xa Huế, nằm giữa Sư Đoàn 1/BB và Sự Đoàn TQLC.

    Những thành quả thu hoạch được của Sự Đoàn TQLC, một phần, nhờ hỏa lực yểm trợ cấp thời và hữu hiệu của Không Quân và Pháo Binh, và phần khác, nhở tinh thần chiến đấu hăng say và hành động can đảm cao độ của chiến sĩ các cấp.

    Tháng 5-72, đánh dấu những thành công khởi đầu của Quân Đoàn I. Ngày 28/5, tại bán doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC đất trong Thành Nội Huế, Tổng Thống Thiệu đã vĩnh thăng cấp Chuẩn Tưởng cho Đại Tá Bùi Thể Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC và tướng thưởng cho nhiều quân nhân TQLC khác.

    TÁI CHIẾM QUẢNG TRỊ

    Tháng 6-72 mở màn nỗ lực của TQLC tấn công tái chiếm Quảng Trị. Ngày 6/6, Sự Đoàn TQLC khai diện cuộc hành quân Sóng Thần 8-72. Đồng loạt, 4 Tiểu Đoàn TQLC vượt sông Mỹ Chánh dưới hỏa lực yểm trợ của Không Quân và Pháo Binh. Các trục tiến quân của ta gặp sức kháng cũ mạnh mẽ của địch, đặc biệt, cánh quân tiến theo trục Hương Lộ 555 phía Đông. Tiến sau TQLC là những đơn vị Công Binh, có nhiệm vụ thiết lập và sửa chữa những cầu cống, để các đơn vị chiến xa bạn tiến lên yểm trợ. Cuộc hành quân Sóng Thần 8-72 chấm dứt sau một tuần lễ với kết quả: 230 đich chết, 7 chiến xa bị bắn cháy, TQLC có 9 tữ thương và một số bị thương. TQLC chiếm giữ phần đất vừa chiếm, thiết lập tuyến phòng thủ mới phia Bắc Mỹ Chánh.

    Ngày 18/6, cuộc hành quân Sóng Thần 8A-72 được khai diển với các đơn vị của 3 Lữ Đoàn TQLC tiến về hướng thị xã Quãng Trị. Tiểu Đoàn 7/TQLC tiến dọc theo bờ biển, gặp sức kháng cứ không đáng kể. Tiểu Đoàn 6/TQLC tiến song song với Tiểu Đoàn 7/TQLC theo Hương Lộ 555, gặp sức kháng cự của Bộ binh và Chiến xa đich. Tiểu Đoàn 5/TQLC tiến bên trái, gần Quốc Lộ 1. Các cánh quân không tiến nhanh được, một phần do sự chống trả mãnh liệt của địch, một phần khác, do việc thiếu phối hợp yểm trợ hỏa lực giữa các cánh quán. Cuộc hành quân Sóng Thần 8A-72 chấm dứt ngày 27/6 với kết quả: 761 địch bị hạ, 8 chiến xa bị phá hủy, TQLC có 10 tử thương và trên 40 bị thương, trên 2,000 đồng bào được giải thoát về Huế. Tuyến phòng thủ mới được thiết lập 4 cây số phía Bắc tuyến Mỹ Chánh. Ngày 28/6, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I khởi diển cuộc hành quân Lam Sơn 72, TQLC lấy tên là Sóng Thần 9-72, với Sự Đoan ND và Sự Đoan TQLC song song và đồng loạt tiến về hướng Quảng Trị, có thành Đình Công Trăng là mục tiêu cuối cùng của Sư Đoàn ND. Sự Đoàn TQLC trách nhiệm vùng hành quân tử bờ biển hướng Đông đến Quốc Lộ 1 hướng Tây. Sự Đoàn NĐ phụ trách khu vực từ Quốc Lộ 1, giáp ranh với TQLC hướng Đông đến chân rặng Trường Sơn phía Tây. Lữ Đoàn 2/Nhảy Dù là lực lượng tiền phong của Sự Đoàn ND cùng với TQLC va BĐQ. Trong tháng 6-72, phía địch có 1,515 bị giết, 15 bị bắt làm tù binh, 18 xe thiết giáp bị phá hủy, 4 chiếc khác bị bắt, trên 500 vũ khí đủ loại bị tịch thu. Phía TQLC 150 bi tư thương và trên 300 bị thương, vũ khí bảo toàn.

    Tiếp tục cuộc hành quân Sóng Thần 9-72, trong tháng 7-92, các đơn vị TQLC giao tranh manh mẽ trên các trục tiến quân. Đặc biệt, TQLC đã mở 2 cuộc hành quân trực thăng vẫn vào hậu phương dich:




    - Ngày 11, Tiểu Đoàn 1/TQLC nhảy vào vùng 2 cây số phia Bắc thị xã Quãng Trị, chắn ngang Hương Lộ 560, trục lộ tiếp vận và chuyển quân của CSBV vào Quãng Trị. Trong cuộc hành quán này, 1 trực thăng CH-53 bị hỏa tiễn SA-7 bắn hạ, gây tử thương cho 30 linh TQLC và phi hành đoàn Hoa Kỳ

    - Ngày 27, Tiểu Đoàn 5/TQLC đuoc trực thăng vận vào vùng 10 cây số phía Đông Bắc Quãng Tri, gặp sức kháng cự mạnh của địch. Đây cũng là cuộc yễm trợ hành quân trực thăng vận cuối cùng của TQLC Hoa Kỳ trong cuộc chiến VN. Tổng kết trong tháng 7-72: Địch có 1,880 tên bi hạ sát, 51 chiến xa đủ loại bị phá hủy. TQLC tịch thu: 3 khẩu đại bác 130 ly, 7 đại liên phòng không 37 ly, 1,200 vũ khí cá nhân và trên 20 tấn đạn dược đủ loại.

    Sự Đoàn ND tiến quân vào thành phố Quảng Trị song song với Sư Đoàn TQLC từ đầu tháng 7-72. Nhiều đơn vị ND, vì bị tổn thật nhiều qua những trận chiến ác liệt trước đó tại các mặt trận Cao Nguyên, Binh Long và An Lộc, nên tiến quân chậm. Sau hơn 1 tuần lễ, Lữ Đoàn 3/ND mới chỉ tiến được tới khu vực ngoại ô thị xã Quảng Trị. Những tuần lễ kế tiếp là thời gian chiến đấu đầy cam go và chết chóc cho cả 2 phía ta và địch. Mặc dầu với hỏa lực yểm trợ hùng hậu của Hải Pháo, phi cơ Việt-Mỹ và Pháo Binh, những đơn vị tuyến đầu của ND vẫn chưa tiến sát được tới chân tường của Cổ Thành Quảng Trị. Đôi bên khai thác tối đa hoả lực của Pháo Binh và súng cối để tiêu diệt quân Bộ chiến. Những trận mưa bom của B-52, phản lực cơ đủ loại của Hoa Kỳ và Pháo Binh bắn tập trung, đã gây tổn thất nặng nề cho quân CSBV.

    Trong lúc đó, tình hình chính trị quốc tế ảnh hưởng không ít đến chiến trường. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Ông Melvin Laird lý luận rằng: "...Nam VN nên bỏ ý định tái chiếm Quảng Trị, để đón nỗ lực bảo vệ phần đất đang kiểm soát sẽ ít bị tổn thất hơn...". Một viên chức Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Paris nói rằng : "...Khi thành phố Quảng Trị được đưa ra thảo luận trên bàn hội nghị, đương nhiên, chúng ta muốn nó thuộc về chúng ta...". Tại SàiGòn, Bộ TTM/QLVNCH nghiên cứu để có thể điều động 1 Sư đoàn Bộ Binh từ Vùng IV tăng cường cho Vùng I, nhưng sau cũng phải huỷ bỏ, vì thấy có quá nhiều trở ngại, từ chiến thuat, tiếp vận đến tâm lý binh sĩ. Tướng Trưởng quả quyết rằng, Quân đoàn I có đủ sức đánh bại đối phương bằng lực lượng hiện có. Lúc đầu, Ông không đồng ý kế hoạch tấn công thẳng vào thị xã Quảng Trị. Thay vào đó, Ông nhắm vào việc cắt đứt các trục lộ Tiếp vận và chuyển quân của địch vào Quảng Trị, rồi sau đó, sẽ tấn công chiếm Quảng Trị. Nhưng sau nầy, Tướng Trưởng đổi ý, xử dụng lực lượng hùng hậu của Sư Đoàn TQLC thay thế Sư Đoàn Nhảy Dù tấn công chiếm Quảng Trị. Ngày 27/7, lúc 9 giờ 30 sáng, các tiểu đoán của Lữ Đoàn 258/TQLC thay thể các đơn vị của Nháy Dù trong khi đôi bên đang giao tranh, vị trí gần nhất, còn cách tường thành Quảng Trị khoảng 200 thước.

    Trong tháng 8-72, các trung đoàn của Sư Đoàn 325/CSBV đè nặng áp lực vào các đơn vị của Lữ Đoàn 147/TQLC đang ngăn chặn trục lộ tiếp vận của chúng theo Hương Lộ 560. Do đó, các nguồn tiếp tế của địch vào Cổ Thành Quảng Trị phải băng ngang qua sông Thạch Hãn, dễ dàng bị ta phát giác. Cũng trong tháng này, các đơn vị của Lữ Đoàn 258 TQLC phải chiến đấu rất cam go trong thành phố, dưới hỏa lực Pháo Binh và súng cối ngày đêm của địch, trên 50,000 đạn Pháo Binh và súng cối địch bắn vào các vị trí TQLC. Một số vị trí then chốt trong thành phố bí mật và lấy lại, giằng co giữa ta và đích.




    Đầu tháng 9-72, Liên Đoàn 1/BDQ với 3 tiểu đoàn được điều động lên thay thế Lữ Đoàn 147 TQLC án ngữ trận tuyến phía Bắc. Ngày 9, cuộc tấn công quyết định của Sư Đoàn TQLC bắt đầu. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC xử dụng 2 Lữ Đoàn 147 và 258/TQLC tấn công chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Lữ Đoàn 147/TQLC xử đúng 2 Tiểu Đoàn 3 và 7 TQLC tấn công từ hướng Đông Bắc xuống. Lữ Đoàn 258/TQLC điều động 3 Tiểu Đoàn 6 và 9 TQLC tấn công tử hướng Đông Nam và Tiểu Đoàn 1/TQLC từ hướng Nam lên. Hỏa lực Không Quân và Pháo Binh được tập trung tối đa vào Cổ Thành và vùng kế cận. Trên 200 phi vụ phản lực cơ Hoa Kỳ oanh tạc những mục tiêu trong Cổ Thành. Trong 2 đêm 9 và 10/9, tiểu đội Biệt Kích của Tiểu Đoàn 6/TQLC xâm nhập bí mật vào trong Cổ Thành thảm sát tình hình, trong khi địch quân vẫn kháng cự mạnh mẽ. Sáng sớm ngày 11, trung đội tiền phong của Tiểu Đoàn 6/TQLC đã tiến sát được tới chân tướng Cổ Thành làm đầu cầu. Ngày 13, Tiểu Đoàn 3/TQLC cũng tiến đến chân tướng Đông Bắc Cổ Thành.

    Ngày 15/9, sau khi phối hợp, 2 Tiểu Đoàn 3 và 6/TQLC dàn quân đội hình tiến về hướng Tây, càn quét những ỗ kháng cự còn lại trong Cổ Thành. Cac Cọp Biển đã không dằn được niềm sung sướng hồ hởi, hò hét trong vui mừng khi họ vượt qua những hoang tàn đổ nát tiến về bờ thành phía Tây. Đêm đó, những ổ kháng cự cuối cùng của địch được thanh toán và thành phố Quảng Trị đã thực sự thuộc quyền kiểm soát của Quân Dân Miền Nam.

    Văn Thư - Công Điện Chúc Mừng

    Từ phía Việt Nam Cộng Hoà

    - Diễn văn của TT Nguyễn Văn Thiệu: "Tôi trân trọng yêu cầu Đại Tướng chuyển đến Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I, Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC cùng toàn thể đơn vị và chiến sĩ TQLC đã đánh tan quân Cộng sản xâm lược ra khỏi Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị, lời ngợi khen nồng nhiệt nhất, đồng thời lòng khâm phục vô biên của tôi và toàn thể Chánh Phủ họp tại Đình Độc Lập sáng hôm 16-9-72... Mưu đồ của bọn Cộng sản xâm lược muốn biến Quảng Trị thành một Bình Long Anh Dũng, một Kontum Kiêu Hùng của chúng, đồng thời bám lấy một địa danh tâm lý và chính trị để lừa bịp dư luận, đã bị toàn thể anh em đánh tan ra mày khói...Tôi sẽ đến thăm các anh em". Ký tên: TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu.

    - Công điện của nhóm Dân biểu Quốc Gia Hạ Viện: "Kính yêu cầu Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I chuyển tới Bộ Tư Lệnh, các Sĩ quan, Hạ sĩ quan và anh em Binh sĩ thuộc Sư Đoàn TQLC, Sự Đoàn ND, Sư Đoàn 1/KQ và toàn thể chiến sĩ Quân Khu I lời nồng nhiệt chúc mừng và ca ngợi của nhóm Dân biểu Quốc Ga về chiến thắng Quảng Trị vô cùng anh dũng và lẩy lừng - Biết ơn sâu xa đối với các hy sinh cao cả của các chiến sĩ đã bỏ mình hay bị thương tích và hiện còn chiến đấu trong cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị, và đặc biệt Cổ Thành. Triệt để hậu thuẫn các chiến sĩ giết giặc cứu nước". Dân biểu: Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Đức Cũng, Nguyễn Minh Đang, Nguyễn Văn Kim, Đường Mình Kính, Nguyễn Trọng Nho, Đặng Văn Tiếp, Phạm Kế Toại, Đổ Sinh Từ.

    - Bưu Điệp của Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1: "Tôi đã nhìn Quốc Kỳ tung bay trên nền trời Quảng Trị chỉ ít lâu sau khi những bàn tay kiêu dũng của anh em kéo lên từ trong Cổ Thành hôm 16-9-1972. Tôi đã muốn thấy tại chổ chiến thắng của anh em, ngay tại chiến trường, tự cảm thấy hãnh diện được chỉ huy Sư Đoàn TQLC trong một chiến dịch quy mô nhất của Quân Đội. Từ Bến Hải đến Cà Mau, gót chân người chiến sĩ TQLC đã trải qua bao nhiêu thử thách, gian khổ và chiến thắng. Nhưng phải nói rằng, đây là lần đầu tiên Sư Đoàn đã chiến đấu trong một hoàn cảnh đặc biệt, đối đầu với nhiều khó khăn nhất, với một kẻ thù đông gấp bội. Vì thế, chiến thắng Quảng Trị đánh tan quân địch, giải phóng Thị Xã, là chiến thắng lớn nhất, lẫy lừng nhất...".Trung Tướng Ngô Quang Trường.

    - Công điện của Đảng Công Nông, cơ quan đỡ đầu Sư Đoàn TQLC: "Toàn thể anh em Đảng Công Nông VN rất vui mừng được tin anh em TQLC đã anh dũng tái chiếm Cổ Thành và Thị Xã Quảng Trị sau các trận đánh vô cùng ác liệt dưới mưa dân và phong ba bảo táp. Chúng tôi xin nghiêng mình trước anh linh các chiến sĩ đã hy sinh...". Trần Quốc Bửu, Chủ Tịch Đảng Công Nông VN.


    Từ phía Hoa Kỳ

    - Thư của Đại Tướng Tư Lệnh TQLC/HK:"...Chiến thắng vàng son của quý Binh Chủng tái chiếm hoàn toàn Thị Xã Quảng Trị đã là một hình ảnh hùng hồn, sẽ mãi mãi tồn tại, để biểu dương lòng dũng cảm và khả năng chiến đấu can trường của binh chứng TQLC/VN...". Đại Tướng R. E. Cushman JR.

    - Văn Thư của Đại Tướng Tư Lệnh MACV: "... Riêng trong cuộc tấn công xâm lặng của Cộng sản vừa qua, quý Binh Chủng đã chứng tỏ cho thế giới thấy rõ khả năng chiến đấu dũng cảm và hào hứng hơn bất cứ lúc nào. Chiến thắng lẫy lừng của quý Bịnh Chủng ở Quảng Trị đã thể hiện lòng yêu nước và nâng cao giá trị và truyền thống của TQLC VN...". Đại Tướng Fred C. Weyand.

    - Diễn văn của Trung Tướng Tư Lệnh Lực Lượng Đệ Tam Thủy Bộ TQLC/HK:"...Danh tiếng của quý Binh Chủng vang dội khắp năm châu, người lính TQLC trên khắp thế giới đang theo dõi sự chiến đấu cam go và lòng quyết tâm đạt đến chiến thắng của quý Binh Chủng...". Trung Tướng Metzger.

    - Diễn văn của Tư Lệnh Sư Đoàn 1/TQLC/HK:"Nhân ngày kỷ niệm 18 năm thành lập TQLC/VN, toàn thể quân nhân thuộc Sư Đoàn 1/TQLC/HK xin chân thành gửi lời chào mừng đến quý bịnh chủng quà chiến thắng lẫy lừng tại Quảng Trị...". Thiếu Tướng Schwenk.

    - Diễn văn của Đề Đốc Tư Lệnh Hạm Đội 7/HK: "...Chúng tôi kính trọng và khâm phục Chuẩn Tướng cũng toàn thể quân nhân các cấp thuộc quý Binh Chủng mà chúng tôi hân hạnh yểm trợ trong các cuộc hành quân, đạt đến chiến thắng vang dội tại tỉnh Quảng Trị...". Đề Đốc W. D. Toole JR.

    - Và các diễn văn của: Thiếu Tướng Fegan, Tư Lệnh SD3/TQLC/HK; Đại Tá Charles Williamson, Tư Lệnh Lực Lượng 33 Thủy Bộ TQLC/HK; Thiếu Tướng Cooksey, Cố Vấn Trưởng QĐ1/QK1; Phó Đề Đốc Wilson, Cố Vấn Trưởng Hải Quấn VN; Đại Tá Donald Newton, Tư Lệnh Lực Lượng 31 TQLC HK; Đại Tá J. W. Dorsey, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn TQLC VN; Trung Tướng Wilson, Tư Lệnh TQLC HK tại Thái Bình Dương; và Trung Tướng R. P. Keller, Chỉ huy Trường TTHL/TQLC Hoa kỳ, Quantico, VA.

    KẾT LUẬN

    - Với hỏa lực yểm trợ đội đạo của Hoa kỳ và các đơn vị bản, cùng với những công lao chiến đấu gian khổ của các chiến hữu Sự Đoàn 1/BB, Sự Đoàn ND và các Liên Đoàn BDQ, Sự Đoan TQLC đã hoàn thành nhiệm vụ Quân Đội và Chính phủ trao phó: Phòng Thủ Huế và Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Trong suốt 7 tuần lễ chiến đấu đầy máu xương và nước mắt của chiến hữu đồng ngũ, dưới những lần mưa đạn pháo nặng nề của đối phương, tính trung bình, cứ 4 người lính TQLC, có 1 người hy sinh. Tính từ tháng 6-72 đến ngày toàn thắng, về quân số, TQLC bị tổn thất trên 5,000, trong đó có 3,658 chiến sĩ hy sinh.

    - Trưa ngày 16/9/72, Tiểu Đoàn 6/TQLC dụng ngôn cô Vang 3 Soc Đỡ đầu tiên trên công tường phía Tay Cô Thanh Quảng Trị. Voi biểu tượng đó, hộ cho thế giới biết rằng, không những QLVNCH đã ngăn chặn được cuộc xâm lăng, nhưng đã thực sự đánh bại quân chính quy CSBV. Hình ảnh người lính TQLC Việt Nam dùng có, tuy vóc đang gầy ốm vì chiến trận, những chất chứa đầy lông can đảm, cương quyết và hy sinh, đã là biểu tượng người hùng của Quân Lục Miền Nam, trước những cặp mắt nhìn đầy ngưỡng mộ của các binh chủng TQLC Đồng Minh.

    - Trung Tướng Ngô Quang Trường, người hùng của chiến trường Trị Thiên, đã bảo vệ đuoc Cố Độ Huế và làm đảo ngược thể có của quân Bắc phương. Để ghi nhận chiến thắng lớn lão này, Tong Thông Thiệu đã từ Sài Gon bay ra Huế trong ngày vinh quang để chúc mừng Tướng Trường, sau đó đúng trực thăng bay lên tuyến đầu, Cô Thanh Quảng Trị, bắt tay và cảm ơn Tướng Bùi Thể Lan, Tư Lệnh Sự Đoàn TQLC. Hứng khởi với chiến thắng lớn, Tổng Thống Thiệu dừng xe jeep đến thăm Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 147/TQLC va Tiểu Đoàn 6 TQLC, ôm hôn và chúc mừng vì Tiểu Đoàn Trường và anh em binh sĩ đã chiến đầu anh đừng, tạo nên chiến thắng vĩ đại cho Quân Đội và toàn Dân Miền Nam.

    - Sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968, Tướng Võ Nguyên Giáp đã thu nhận thâm bại với trên 300,000 cán bộ và quân lính chết, bị thương và bị bắt. Với cuộc tấn công mưa Xuân 1972, Tướng Giáp đã từng vào Miền Nam, gần như toàn bộ lục quân Bắc Việt: 14 sự đoàn chính quy và 26 trung đòan biệt lập, nhưng lại một lần nữa, nhận lấy thất bại nặng nề, không chiếm giữ được một tỉnh lỵ nào của VNCH, bi "nghiền nát" trên chiến trường với trên 120,000 thương vong, phần lớn vũ khí và trang bị nặng bí mật, đó những ước tính chủ quán và vì áp dụng chiến tranh quy ước trên 3 trận tuyến rộng lớn, ngoài khả năng Tiếp vận, Tiếp liệu và Yểm trợ từ hậu phương Miền Bắc (Lực lượng chiến xa CSBV tái mặt trận Vùng 3: Bình Long, An Lộc bị tiêu diệt hoàn toàn). Miền Bắc với những hoang tàn đổ nát vì bom đạn của Không Quân Hoa kỳ, đã làm tiêu tan mộng xâm lăng và chiến thắng Miền Nam bằng võ lực của tập đoàn lãnh đạo quân sự Bắc Việt. Ngôi sao Võ Nguyên Giáp của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đã bị lu mờ từ sau năm 1972. Va, ngay 23 tháng 1 năm 1973, Hà Nội đã phải chấp nhận ký kết hòa ước tại Paris, "tạm thời" ngưng xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà.

    MX Trần văn Hiển
    TP3/SĐ/TQLCVN (10/74 - 4/75
    )


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X