Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Một Thời Để Nhớ - một CD để đời của Xuân Thanh

Collapse
X

Một Thời Để Nhớ - một CD để đời của Xuân Thanh

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Một Thời Để Nhớ - một CD để đời của Xuân Thanh

    Một Thời Để Nhớ - một CD để đời của Xuân Thanh
    Tác Giả: NGUYỄN HIỀN
    Nguồn: Phạm Anh Dũng


    ***

    LGT: Xuân Thanh là tiếng hát khá quen thuộc với một số quý chiến hửu HQPD qua những lần giới thiệu post nhạc của cô trước đây . Nhân dịp cô ra mắt cuốn CD 'Một Thời Để Nhớ vào đầu tháng Hai 2016, xin hân hạnh giới thiệu đến quý chiến hửu bài viết nhận xét của cây viết 'Nguyễn Hiền' cũng như sự giới thiệu từ các nguồn khác nhau sau đây của Đức Tuấn (Người Việt) và nhà văn Phạm Cao Hoàng.



    CD 'Một Thời Để Nhớ', Xuân Thanh với 12 tình khúc

    1. Chiều Về Trên Sông- Phạm Duy(Hòa âm: Duy Cường)
    2. Nhớ Đêm Mưa Sài Gòn - Anh Bằng(Hòa âm: Phượng Vũ)
    3. Nhạt Nhòa - Tuấn Khanh (Hòa âm: Duy Cường)
    4. Tình Yêu Lên Ngôi- Phạm Anh Dũng(Hòa âm:Quốc Dũng)
    5. Tình Thu Trên Sông Seine - Nguyễn Văn Đông (Hòa âm: Duy Cường)
    6. Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời- Phạm Duy(Hòa âm: Duy Cường)
    7. Ru Hờn Trách Mẹ 1 - Tuấn Khanh (Hòa âm: Duy Cường)
    8. Ru Hờn Trách Mẹ 2* - Tuấn Khanh (Hòa âm: Duy Cường)
    9. Mấy Dặm Sơn Khê - Nguyễn Văn Đông(Hòa âm: Sband)
    10. Thiên Đường Lạc Lối - Phạm Anh Dũng(Hòa âm: Huỳnh Nhật Tân)
    11. Thì Thầm - Phạm Anh Dũng (Hòa âm: Duy Cường)
    12. Cỏ Hồng- Phạm Duy(Hòa âm: Duy Cường)
    * Hát chung với Anh Dũng



    CD Review - Một Thời Để Nhớ

    Nguyễn Hiền (Tháng Hai, 2016 - Hoà Lan): - Đã bẵng đi mấy năm kể từ khi người bạn – nhạc sĩ Phạm Anh Dũng – trong một thời gian ngắn gửi liên tiếp cho tôi 3 chiếc CD của Xuân Thanh như một bộ trilogy nhạc với lời nhắn nhủ ngắn gọn “nghe thử xem, một giọng hát quý”. Hơn 30 bản trong bộ CD này tôi đã nghe nhiều lần suốt mấy năm qua trong một ao ước “sao không thấy ra thêm CD nào nữa?”. Thời buổi digital cái gì cũng có trên mạng, tôi đã lang thang dò tìm trên đó nhưng vẫn chỉ tìm thấy những bài trong 3 CD tôi đã có. Hỏi Dũng, Dũng bảo nghe nói Xuân Thanh đang làm một cái “project” lớn. Vậy thì đành chờ thôi. Bởi sản phẩm nghệ thuật không thể ép như gà đẻ trứng, như bò cho sữa được.

    Bất chợt một hôm Dũng cho tôi hay tin Xuân Thanh đã xong CD mới và gởi cho tôi cái link để vào xem. Tuy nhiên trong đó chỉ mới có những khúc demo cho nghe thử. Và thật bất ngờ, ít ngày sau đó tôi lại nhận được chiếc CD “MộtThời Để Nhớ” mới ra lò.

    Nhìn qua list nhạc, thấy những bản “khó hát”, tôi đã thầm phục người ca sĩ đã phải rất tự tin mới mạnh dạn trong quyết định thực hiện công trình này. Và tôi bỏ chiếc CD vào máy một tối khi mọi chuyện áo cơm đã tạm xong…

    CD được mở đầu với Chiều Về Trên Sông, khúc intro thanh thoát, sang cả, rộng mênh mang với những sóng nhạc dập dềnh của Duy Cường như mời người nghe hãy ngồi xuống, hãy im lặng thưởng thức. Không gian nhạc trong vắt không tạp âm chờ đón Xuân Thanh cất giọng đưa người ra sông “Chiều buông trên giòng sông Cửu Long…”. Và rồi lên cao vút “…bởi vì đời còn nhiều khi là mơ…”. Bản nhạc đầu đĩa là một cân nhắc, đắn đo làm sao để cho người nghe không thể đứng dậy tắt máy được, và như thế theo tôi "Chiều Về Trên Sông" đã được đặt vào một vị trí xứng đáng, một chốn đắc địa.

    Một bản khác cũng có phần phối khí trải rộng với màn hòa điệu của chiếc đại dương cầm cùngdàn sáo và violin/cello, nhịp nhàng tuyệt vời là "Tình Thu Trên Sông Seine" (Nguyễn Văn Đông). Phần phối khí của bản này và của bản "Chiều Về Trên Sông" (Phạm Duy) cho tôi ấn tượng mạnh nhất trong 12 bản nằm trong CD này. Phải chăng vì chúng cùng chủ đề “Sông”? Hay vì những hợp âm cầu kỳ của giàn nhạc nhạc giao hưởng với sự góp mặt của đủ các bộ nhạc cụ, từ đàn dây, sáo, kèn, trống cùng các nhạc khí phụ đi kèm theo, được khéo léo phối hợp nhịp nhàng bởi không ai khác hơn “Phù Thủy Hòa Âm Duy Cường.

    Xuân Thanh được trời phú cho có thể hát giọng thổ alto chen với giọng kim soprano căn bản của một cách khá dễ dàng như thở, như nói, đặc biệt khi tiếng ca từ cung bậc thấp chợt vút lên cao thì người nghe cảm thấy tiếng ngân như một cơn gió đẩy giọng ca bay bổng lên đến tầng mezzo-soprano,như trong bài thứ hai "Nhớ Đêm Mưa Sài Gòn". (Anh Bằng). Bản nhạc này tôi đã từng được nghe nhiều ca sĩ hát trong phần âm vực trầm như một tâm sự tiếp nối "Nỗi Lòng Người Đi" của cùng tác giả (Anh Bằng), nay được nghe Xuân Thanh nâng giọng lên cung bực cao cho thấy một nét khác, một nỗi nhớ nhung ray rứt. “Sài Gòn ơi,Nhớ cánh môi em thiên thần, Nhớ những nâng niu ân cần…”.Tưởng như đang đi trong đêm Sài Gòn một hôm trời lộng gió vậy .

    Điểm này cũng dễ nhận ra trong "Mấy Dặm Sơn Khê", một sáng tác của Nguyễn Văn Đông được nhiều người biết và cũng đã rất nhiều người từng hát. Khác hơn, trong CD này tiếng piano tí tách làm nền, giữ một khoảng cách xa vừa phải, như để nhường chỗ cho tiếng ca có nơi lan tỏa, bay lên theo như câu hát ad lib. giữa bài: “Anh như ngàn gió ham ngược xuôi theo đường mây… Nước non còn đó, một tấc lòng không mờ xóa cùng năm tháng…” để rồi nhẹ nhàng phủ xuống “…cầm tay nhau đi anh, tơ trời quá mong manh”. Tuy nhiên, cách này cũng có nhược điểm, là khó giấu được một chút thiếu vắng power khi tiếng ca xuống âm vực trầm, một điều khó tránh của giọng soprano, giọng ca dù tuyệt đến mấy cũng không sao bao trùm hết 88 phím của cây dương cầm.

    Tương tự, ở bản "Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời" trong những đoạn trầm tôi cảm nhận được rất nhiều cố gắng của người ca sĩ khi diễn tả những khúc đầu, khi so sánh với sự thoải mái thấy rõ của Xuân Thanhtrong đoạn cuối khi nhạc chuyển sang một âm giai cao hơn.

    Sự thử thách trong một khoảng âm vực bao phủ nhiều bát độ có thể mang đến cho người nghe một cảm giác thú vị khác, đó là trong "Cỏ Hồng", tôi có cảm giác tiếng hát trong phần đầu như “bị nhốt” trong lồng alto, để rồi tới đoạn chót như được thoát cũi xổ lồng, tự do vẫy vùng trong những nốt bên trên năm giòng kẻ trộn với phần nhạc đệm đầy tính ecstasy như trong một bản nhạc giao hưởng.

    Bản nhạc ray rứt nhất trong CD theo tôi có lẽ là Nhạt Nhòa, trong bản này Xuân Thanh khai thác được những tiếc nuối thiết tha, đã được nhạc sĩ Tuấn Khanh gửi gấm trong những nốt nhạcnhư cố níu kéo những gì đã dần nhạt phai theo dòng định mệnh, cho dù “…tại mình còn yêu, tại mình còn thương đôi mắt lạ thường…”. Bản này xuất sắc trong khúc cuối, lời ca tắt cùng những tiếng piano tàn dần, tàn dần…

    Một bản nhạc khác trong CD đã được nhiều người hát trước đây là "Thì Thầm" của Phạm Anh Dũng. Ít nhất là đã có 2 nam 2 nữ, và nay thêm Xuân Thanh. Điều này khiến cho người nghe khó tránh khỏi một sự so sánh giữa những version, với tôi sự so sánh đó là giữa Bích Vân lả lơiXuân Thanh cầu kỳ chải chuốt. Tôi đã nghe cả hai version này nhiều lần, và thực sự không thể đưa ra một sự đánh giá cao thấp ở những khía cạnh: chất giọng, sự bay bướm, cách diễn tả qua những chuyển đoạn… Thôi thì để cho những người nào có cơ may được nghe cả hai version tự nhận định vậy.

    Một nhận xét thú vị là trong bản “Thì Thầm”, Phạm Anh Dũng viết lời cho người nam, Xuân Thanh đã có một cách diễn tả khác hơn, chậm rãi, quyến rũ, hợp với tình yêu dâng hiến của người nữ. Để cho bài hát trọn vẹn, ca sĩ đã phải sửa lời lại, chuyển từ vai nam sang vai nữ, cho “làn môi xinh thắm” biến thành “làn môi êm ấm”, sáng tạo. Nếu chưa từng nghe bản này với giọng ca nam, người nghe có thể thấy chút dục tính trong đó, khi tiếng ca trầm ấm của giọng nam “Em ơi, hãy hôn anh, hãy yêu anh…” giờ trở thành tiếng tha thiết khẩn cầu của người nữ “Anh ơi, hãy hôn em, hãy yêu em…”. Ngôn ngữ Việt ngẫm lại quả là khúc mắc và quá phong phú, chắc bạn cũng đồng ý.

    Hai bản khác của nhạc sĩ Phạm Anh Dũng trong CD này: "Tình Yêu Lên Ngôi" và "Thiên Đường Lạc Lối" (phổ thơ B.H.) tuy lấy lại từ CD trước của Xuân Thanh nhưng vẫn cho tôi những phút thưởng thức lời ca tiếng nhạc thích thú. Nhất là khi nghe lại phần hòa âm của Huỳnh Nhật Tân với dấu ấn đặc biệt của anh là những tiếng trống kép dồn dập. Trong Thiên Đường Lạc Lối, do không bị bắt xuống những nốt quá trầm, Xuân Thanh mới thực sự phong phú trong phong cách trình bày đa dạng, với những nắm giữ và buông thả đúng nơi đúng ý, nhất là trong đoạn kết.

    Hai bản nằm tách biệt trong CD là hai Ru khúc "Ru Hờn Trách Mẹ", một tiểu nhạc kịch viết cho những bà mẹ an phận, chịu đựng những trách móc của hai người con: “Ừ thì mẹ lầm, xem con là nít nhỏ. Bác sĩ kỹ sư ông này bà nọ, con vẫn là con của mẹ đấy”, miễn sao cho “anh giỏi, được tiếng thơm tiếng lành”. Viết trên thể điệu luân phiên chuyển từ hát kể sang qua hát ru, cả hai bản nhạc đã được Xuân Thanh diễn tả khá linh động, tuy nhiên cũng phải nhờ giọng "Anh Dũng" vào vai nam, sự góp mặt thoáng chốc của anh hơi lạc loài trong CD nữ, theo ý riêng của tôi, mặc dù không chối cãi là cả hai bài đều rất lạ trong một chủ đề rất ít người khai thác, ngoài những vở (nhạc) kịch.

    Nếu ai đó đọc tới đây có vương vấn với câu hỏi “chẳng lẽ CD này lại toàn bích thế sao?”, tôi có thể trả lời là đương nhiên chuyện toàn bích ai cũng muốn, nhưng thực tế lại thường không được như vậy, nhất là khi thiên hạ chín người mười ý.

    Trong bản "Nhớ Đêm Mưa Sài Gòn", với cách kết thúc bản nhạc theo một lối phổ thông trong nhạc Việt là fade out câu cuối ba bốn lần, như thích ý trong một triết lý tóm gọn, thì ở đây chính nó lại trở thành nhàm chán khi đoạn cuối quá dài. Một đoạn fade out hơn 1 phút, gần bằng phần tư chiều dài bản nhạc, lập đi lập lại 4 lần mà không có một biến tấu đa dạng như đoạn kết trong Hey Jude thì quả là thừa. Tôi nghĩ nếu bản nhạc được kết bằng chỉ một lần lập lại câu chót và chậm dần nơi ba nốt cuối sẽ để lại dư vị nhiều hơn cho người nghe.

    Phạm Anh Dũng đã viết những bản tình ca theo điệu valse rất hay, một trong số đó là Tình Yêu Lên Ngôi, với hơi nhạc quấn quít, và trong CD này đã được Quốc Dũng chọn một cách hòa âm lả lướt để dẫn dắt. Có lẽ để thử nghiệm, Xuân Thanh đã trình bày bản này với những chỗ ngắt giữa câu có hơi sốc, khiến người nghe dễ có cảm tưởng là người ca sĩ đuối hơi.

    Tuy thế, đây chỉ là những vết nhỏ từ nhận xét của một người thích nghe nhạc, đứng vào vị trí thính giả.

    Qua một trao đổi ngắn với Xuân Thanh, được biết Xuân Thanh đã tạm im hơi một thời gian (khá dài) vì công việc căng thẳng bó buộc giờ giấc và cũng vì hoàn cảnh cá nhân. Tôi nghĩ CD này sẽ là dấu báo cho biết Xuân Thanh sẽ trở lại thế giới có ánh đèn và tiếng nhạc. Rất tiếc, tôi ở một quốc gia quá xa để Xuân Thanh có thể để mắt tới, và tôi chắc cũng chẳng có dịp nghe tiếng hát livecủa Xuân Thanh trên sân khấu (mặc dù rất muốn), thôi thìđành mượn chiếc CD Một Thời Để Nhớ mỗi lần nghĩ đến Xuân Thanh, đến “TiếngHát Quý” như nhạc sĩ Phạm Anh Dũng từng nhận xét.

    Nói chung, đây có thể coi như một CD để đời của Xuân Thanh, là món quà tặng văn nghệ quý giá cho những ai thích nghe những nhạc khó nghe, để có thể cảm nhận hạnh phúc và đau khổ ẩn chứa trong đó. Như một câu tìm thấy trong bìa CD: “Hạnh phúc hay đau khổ, tất cả là những quà tặng của đời sống.”

    Nguyễn Hiền
    Tháng Hai, 2016



    ***

    Giới thiệu của báo NGƯỜI VIỆT cali (ĐỨC TUẤN)
    CD ‘Một Thời Ðể Nhớ’, câu chuyện tình yêu và âm nhạc
    NGUỒN:


    ***

    Giới thiệu của nhà văn : PHẠM CAO HOÀNG



    CONGRATION TO XUÂN THANH
    Trần Hoà


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X