Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chiếc C-123 ngộ nạn tại Sơn chà 10 tháng 12 năm 1964

Collapse
X

Chiếc C-123 ngộ nạn tại Sơn chà 10 tháng 12 năm 1964

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chiếc C-123 ngộ nạn tại Sơn chà 10 tháng 12 năm 1964

    Chiếc C-123 ngộ nạn tại Sơn chà 10 tháng 12 năm 1964
    Trần Lý

    Tập san Lý Tuởng Úc châu, số Kỷ niệm Ngày Không lực 1-7-2015, trong bài ‘Ngành Vận tải trong Không lực VNCH, tác giả Nguyễn hữu Thiện đã ghi:
    ‘ Giữa thập niên 1960, một C-123 của Biệt Đoàn 83 trong khi bay đem thực tập thả biệt kích tại núi Sơn Chà gần Đà Nẵng đã bị tai nạn; toàn bộ phi hành đoàn, trong đó có một cố vấn Hoa Kỳ tử nạn’.
    Bài này xin ghi lại một số sự kiện (sưu tầm được) liên quan đến tai nạn của Phi vụ ’bí mật’này.



    Phi cơ vận tải C-123 Provider được KQ Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng tại Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1962 trong một số nhiệm vụ khác nhau. như thả dù quân lính, đạn dược, thực phẩm và quân dụng; phun hóa chất diệt cỏ khai quang. Phi cơ cũng được dùng trong các công tác cứu trợ, cứu người lâm nạn, di tản quân dân khỏi các tiền đồn quá xa bị vây hãm mà không thể giữ đuợc ..
    C-123 được chế tạo trong nhiệm vụ đầu tiên là để vận chuyển quân sĩ nhằm thay thế các C-47đã được sử dụng trong Thế chiến thứ II. Trong chiến tranh Việt Nam C-123 đã trởthành một phi cơ vận tải chiến thuật đa dụng. Phi đội C-123 đầu tiên được‘chính thức’ phân nhiệm tại VN là Phiđội vận tải 1775th thuộc Phi đoàn Không quân Cảm từ Số 1 (1stAir Commando Wing).


    Phi cơ vận tải C-123 Provider

    Ngày 7 tháng Giêng 1962 HK bắt đầu Chiến dịch Trail Dust cũng gọi là Ranch Hand dùng các C-123B trang bị các hệ thống phun thuốc MC-1 Hourglass để phun hóa chất diệt cỏ khai quang những khu vực rừng rậm nơi ẩn nấp của Cộng quân tại Nam Việt Nam. Hóa chất được dùng là 24D/245T, được biết nhiều hơn sau này là Orange Agent= Hóa chất màu da cam.
    Một dự án khác của KQ HK là Mule Train (từ tháng 12 /1961)) cũng được thực hiện tại VNCH để nghiên cứu khả năng hoạt động chiến trường của các C-123B. Qua kinh nghiệm thực tế sau đó các C-123B đã được cải thiện, lắp đặt thêm nhiều thiết bị khác nhau để trở thành đa dụng hơn và các kinh nghiệm này cũng được ứng dụng vào các C-130 của KQHK.
    (Xin đọc thêm nhiều chi tiết về C-123 trong bài C-123 của KQHK trên chiến trường VN)
    Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ(MAC-V/SOG) trong Kế hoạch phá hoại miền Bắc đã sử dụng C-123 trong 2 phương án đặc biệt DUCK HOOK và BLACK SPOT.
    Kế hoạch DUCK HOOK là kế hoạch liên hệ trực tiêp đến KQ VNCH.
    (KQ VNCH chỉ chính thức tiếp nhận và sử dụng các C-123K vào tháng 4/1971 và PĐ 421 là Phi đoàn vận tải đầu tiên ‘bay’ các C-123K)
    DUCK HOOK là một chương trình huấn luyện đặc biệt về C-123 tại Căn cứ KQ Hulburt dành cho 38 nhân viên Trung Hoa Dân quốc (Taiwan) và 22 nhân viên phi hành VNCH (10 trong số 60 người này là những thông dịch viên). Việc huấn luyện chú trọng riêng về kỹ thuật bay đêm, bay ở cao độ thấp và trong các điều kiện thời tiết thật khó khăn nơi những vùng rừng núi hiểm trở. Quốc tịch của những người được huấn luyện cho thấy họ sẽ được sử dụng trong các phi vụ mà nguời Mỹ cần ’ẩn danh’ và..có thể biết ngay là bay ra ..Bắc VN.
    Sáu chiếc C-123B đã được trang bị thêm các hệ thống điện tử như ATIR (Applied Technology Inc Reverse Repeater), BSTR (Buster Transmitter Receiver), các máy phá sóng radar và hệ thống phi hành Doppler AN/APN-153/ASN25 cùng các máy ghi nhận dữ kiện trên phi cơ khi đang bay,
    KQ VNCH đã gửi 6 phi hành đoàn tuyển chọn riêng để tham dự các khóa huấn luyện đặc biệt này, gồm các phi công đã có kinh nghiệm bay Skyraider A-1 và tất cả đều thuộc Biệt đoàn 83. Ba phi hành đoàn đã hoàn tất xuyên huấn vào năm 1965, và khi trở về nước đã sử dụng 3 chiếc C-123B (do KQ HK cho mượn tạm, ngoài bảng cấp số chính thức).



    * Phi vụ Sơn Chà:
    Theo kế hoạch hành quân do SOG, phối hợp với LL ĐB VN , một toán biệt kích quân VNCH mang bí danh ‘ CENTAUR’ sẽ được thả xuống phá cầu Cấm ở phía Bắc Thành phố Vinh: cây cầu quan trọng này dùng cho cả xe lửa và đường bộ; phá sập cầu sẽ gây trở ngại cho việc tiếp tế cho chiến trường miền Nam của CSBV. Theo kế hoạch thì sau khi phá cầu, toán biệt kích sẽ dùng thuyền để bơi ra biển và được các tàu của Sở Phòng vệ Duyên hải VNCH đón về.
    Cuộc tấn công này phức tạp và phi vụ thả dù các biệt kích công cũng khó khăn hơn các phi vụ trước. Toán Centaur gồm 33 người đã được SOG tuyển mộ và huấn luyện từ ngày 2 tháng 7 năm 1963 tại Long Thành và sau đó tại Trại Mỹ Khê (Pacific), nằm trong Bán đảo Sơn Chà (gần Thành phố Đà Nẵng). Quân số của CENTAUR cũng đặc biệt vì lên đến 33 người, trong khi các toán biệt kích trước chỉ từ 1 đến 6,7 người, và kế hoạch đột kích bao gồm cả nhẩy dù xuống mục tiêu và sau đó rút về bằng đường biển.. Do đó thời gian huấn luyện kéo dài đến 3 tháng, gồm 6 tuần về căn bản tác chiến, công tác phá hoại, nhảy dù đêm và 6 tuần về phương thức rút về bằng xuồng cao su bơi ra biển để sau đó được các duyên tốc đỉnh Nasty đón về..
    SOG sau đó đã đổi mục tiêu tấn công từ cầu Cấm sang các phá hoại các giàn radar ven biển của CSBV, và ngày tấn công được dự định vào 22 tháng 12 (ngày thành lập quân đội CSBV).
    Để chuẩn bị cho cuộc đột kích, một buổi thực tập đã được tổ chức tại Mỹ Khê: gồm nhảy dù đêm xuống bãi biển, phá hủy một số mục tiêu giả được dựng lên theo mô hình của vùng sẽ hành quân, Buổi thực tập được tổ chức vào chiều tối ngày 10 tháng 12 năm 1963.
    - Chiếc phi cơ vận tải C-123B dự trù cho phi vụ thả quân do Phi hành đoàn VN điều khiển gồm:
    - Hoa tiêu: Các Đại Úy Hồ văn Ứng Kiệt và Lê Tuấn Kiệt
    - Các áp tải viên: Lê Lãnh Hung (Trung Úy); Vương văn Chúc; Nguyễn Tấn Tập
    - Cơ phi: Trần Phát Đạt (Chuẩn Úy ?)
    - Trong phi hành đoàn còn có : Thiếu tá KQ HK Woodrow W. Vaden
    - Toán CENTAUR gồm 33 biệt kích quân.
    Trong chuyến thực tập này còn có thêm:
    - Trung sĩ cố vấn thuộc LL ĐB HK: Dominic Sansone
    - Huấn luyện viên nhảy dù VN: Trung sĩ Đeo văn Peng.
    Phi cơ cất cánh từ Đà nẵng khoảng 7 giờ 30 tối và sau đó đã gặp nạn, đâm vào sườn núi tại một vị trí cách Phi trường 10km về phía Đông. (Toạ độ trong biên bản: 160720N / 1081748E).
    Toàn bộ hành khách và Phi hành đoàn đều tử nạn..
    Sau khi tai nạn xẩy ra, các chuyên viên VNCH đã phối hợp với Quân lực HK trong công tác thu hồi xác các tử sĩ.
    - Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trong bài ‘Sơn trà, Đà nẵng: Nơi bí mật huấn luyện người Nhái biệt kích’ phổ biến trên Diễn đan Phi Dũng ghi lại:
    ..’ Mất 3 tiếng đồng hồ chúng tôi (tác giả và Đại tá Dương Quốc Lương Trưởng phòng Không Yểm NKT cùng một trung đội nghĩa quân tăng phái) mới lên tới chỗ máy bay gặp nạn. Một cảnh tan hoang, máy bay cháy hết chỉ còn cái đuôi. Giở bản đồ ra, thấy núi này cao hon 500m, nơi máy bay đụng ở độ cao hon 400m. Trước khi máy bay đụng vách đá, chong chóng phi cơ đã quạt đứt rừng cây dài 1km như luống cày máy chạy dài, chiếc phi cơ muốn vuợt thoát lên không trung nhưng đã muộn, máy bay đụng phải tảng đá cao khoảng 6m, vỡ tan nên mọi thứ: người, mũ, súng ống bị cản lại một đống ở chân tảng đá. Tất cả không còn nguyên vẹn..vào đuôi máy bay, xác một nhân viên phi hành đoàn với bộ áo phi hành màu cam bị cháy nham nhở nhưng mặt mũi tóc tai vẫn bình thường, anh nằm ngửa, hai tay trải rộng, bên cạnh là cái headset với sợi dây điện màu đen Móc trong túi quần, trong chiếc ví có thẻ chủquyền chiếc xe vespa và thẻ sĩ quan Đ/u Hồ văn Kiệt.. Đi bọc ra sau tảng đá, nhìn lên thấy Tr/sĩ nhất Đeo văn Peng ngồi, hai chân thòng xuống đất sau lưng vẫn đeo dù, đầu trần, mặt cúi phía trước, giữa trán bị chẻ một miếng như dao chém..’’Tất cả không ai toàn xác, chỉ có 2 ngưới còn nguyên vẹn là Kiệt và Peng..Riêng viên cố vấn chỉ còn cánh tay xâm với ngón tay có đeo nhẫn..Túi đựng xác đã viết sẵn tên, cứ thế mỗi bao xác chia đều, không còn cách nào hơn nữa..’
    Tác giả ghi tổng số người chết là 41 ngưới gồm 33 BKQ + 6 PH đoàn + 1 HLV Nhảy dù + 1 Cốvấn Mỹ.. Có lẽ Tác giả không biết Phi hành đoàn còn có thêm Th/tá Vaden (?)
    - Tác giả Kim Thạch, trong bài ‘Hoa dù nở rợp trời xanh’ ( đăng trên Tuần báo Chính Luận, Seattle 1999) viết về cái chết của Trung sĩ Peng đã đưa ra những chi tiết không chính xác như Phi cơ dùng trong phi vụ là C-47 , toán biệt kích chỉ gồm..12 người)
    - Trung tá KQ Lê Tài Triển (A-37), anh ruột cố Tr/úy Lê Lãnh Hung, trong một cuộc mạn đàm riêng với tác giả, cho biết: xác của Tr/úy Hung được nhận diện do cánh tay còn đeo chiếc đồng hồ riêng. Tuy nhiên trước khi chôn cất, gia đình đã được yêu cầu mở lại quan tài đến 2 lần, trước sự chứng kiến của 2 toán điều tra Mỹ khác nhau để tìm xác 2 quân nhân Mỹ cùng tử nạn trong phi vụ này.
    - Theo nhật ký hành quân của ‘Marine MediumHelicopter Squadron’ , Toán thu hồi xác tử sĩ của TQLC ghi lại : ..’ Một C-123 bị rơi tại Marble Mountain, trên phi cơ có 2 người Mỹ: một thiếu tá và một trung sĩ .Tất cả những người trên phi cơ đều tử nạn. Phi cơ hư hỏng hoàn toàn. Chúng tôi thu nhặt được 30 xác, có những xác văng xa xuống các lùm bụi cây. Phi cơ chỉ còn phần đuôi và phần cửa của phía đuôi, cùng một phần cánh bên; những gói dù vương vãi. Đa số xác bị cháy Có nhiều tiểu liên loại K của Thụy điển..Chúng tôi tìm được xác của viên Trung sĩ và một phần thân thể của Ông Thiếu tá. Phi cơ sau đó được các chuyên viên chất nổ phá hủy toàn bộ..Nhật ký ghi thêm: Ngày 23 tháng 12 một toán điều tra của Army và 2 nhân viên dân sự đã đến hỏi thêm một số dữ kiện.. Vì không tìm được bọc xác của viên trung sĩ dù đã được đánh dấu riêng (?) bằng những dây buộc khác màu.. Chúng tôi đã phải trả lời một số câu hỏi, vẽ lại bản đồ vùng xẩy ra tai nạn, ghi vị trí các xác thu hồi và ký vào biên bản xác nhận lời khai..’
    - Mãi đến năm 1983, trường hợp của Trung sĩ Sansone mới được sáng tỏ:
    (Qua e-mail của luong55 trả lời cho Tác giả, trên Diễn đan Cánh Thép, lấy ra ngày 8/13/2012)
    -Xác khô của Tr/Sĩ LLĐB này với đầy đủ quân phục rằn ri, bảng tên, lon lá đã được gia đình của Th/Sĩ nhất hay Ch/Úy TRÂN PHÁT ĐẠT (vừa là anh vợ, vừa là em rể của NTĐinh văn Chung) phát giác khi bốc mộ dòng họ chôn trong Nghĩa trang Mạc Đinh Chi để mang đi hỏa táng tại Phú Lâm..’ Phu bốc mộ mở quan tài , thấy xác Mỹ,tri hô lên và Công an VC đến lập biên bản, thu giữ xác..’
    Xác Trung sĩ Sansone sau đó được giao trả cho HK.để nhận diện, và xác định bằng truy tìm DNA
    Năm 1984, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Tạp chí Newsweek về vấn đề Người Mỹ mất tích tại VN, Thủ tướng CSVN Phạm văn Đồng đã dùng trường hợp này để biện minh cho những khó khăn của VN khi giúp tìm tung tích các quân nhân HK còn liệt kê là mất tích..
    Riêng trường hợp Thiếu tá Vade, cho đến nay vẫn còn được xếp vào MIA.

    Trần Lý ( 8/2015)


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X