Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhân đọc bài “bên thắng cuộc” của nguyễn ngọc ngạn

Collapse
X

Nhân đọc bài “bên thắng cuộc” của nguyễn ngọc ngạn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhân đọc bài “bên thắng cuộc” của nguyễn ngọc ngạn

    NHÂN ĐỌC BÀI “BÊN THẮNG CUỘC” CỦA NGUYỄN NGỌC NGẠN
    VŨ THANH

    Nhân đọc bài Bên Thắng Cuộc của ông Nguyễn Ngọc Ngạn tôi cảm thấy đầu tiên là người Việt-không-cọng-sản có lẽ sẽ thỏa mãn vì như ông kết luận thế giới tự do mới đích thực là “bên thắng cuộc”!

    Lẽ dĩ nhiên đây là quan điểm của cá nhân người viết mà những người khác cần phải tôn trọng. Tôi không có cùng một lập luận với ông Ngạn về những điểm khác, và theo tôi bài viết này có một thâm ý nguy hiểm nên tôi cũng muốn được cơ hội trình bày quan điểm của mình.

    Trước hết ông Ngạn tìm được người có cùng quan điểm với mình về thực chất của cuộc chiến tranh Việt Nam sau khi đọc 2 trang của phần mở đầu một cuốn sách. Rất tiếc là ông Ngạn không nhớ tên cuốn sách hay tên tác giả để chúng ta có thể tìm hiểu thêm về lập trường và những trước tác của tác giả này.

    Thật ra tác giả kia là ai không quan trọng. Đề cập lại ở đây vì có thể nói đề tài chiến tranh Việt Nam là một đề tài mà hầu hết các nhà văn, chính trị gia, phê bình gia nổi tiếng đã không ít một lần viết, nói về thực chất của cuộc chiến tranh này trong suốt hơn 50 năm qua. Nhưng tìm cho được một người có cùng quan điểm với ông Ngạn như thế phải mải đến năm 2005?

    Và quan điểm đó là : “Chiến tranh Việt Nam là cuộc chạy đua võ trang, hay đúng hơn là cuộc chạy đua tiêu tiền, giữa hai khối tư bản và cộng sản“.

    Cũng cần nhớ lại hai tháng sau khi Hiệp Định Genève được ký, kết thúc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, tạm thời chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17 và buộc quân Pháp rút khỏi Đông Dương, Liên Minh Phòng Thủ Đông Nam Á, SEATO (South East Asia Treaty Organization) được thành lập (8/9/1954). Liên minh SEATO ra đời nhằm mục đích ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cọng sản trong khu vực Đông Nam Á. Và cũng trong mục đích này , Hoa Kỳ và nhiều quốc gia thành viên của SEATO đã gửi quân đến Việt Nam tham chiến (Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn).

    Chính bộ trưởng quốc phòng Mỹ (1961-1968) Robert Mc Namara đã tuyên bố: “the Domino theory was the main reason for entering the VietNam war”. Chủ thuyết Domino cho rằng, nếu để bành trướng, cọng sản sẽ lan rộng từ China đến Korea, rồi đến Việt Nam, Laos, Cambodia, Thailand, Malaysia, Indonesia … Sau China và Korea, phải chặn đứng cọng sản ở Việt Nam và Việt Nam đã trở thành tiền đồn chống cọng trong Liên Minh Phòng Thù Đông Nam Á.

    Tôi đã ở Mỹ từ đầu năm 1969 đến đầu năm 1974. Đây là giai đoạn chiến tranh nóng bỏng nhất. Ờ Việt Nam hằng trăm lính Mỹ và VNCH hy sinh mỗi ngày, trong khi đó thì trên đất Mỹ những cuộc biểu tình của các phong trào phản chiến diễn ra hằng ngày, khắp nơi. Tin tức từ các hệ thống truyền hình ABC, CBS,NBC, PBS với những phóng sự chiến trường trực tiếp, nóng bỏng với các hình ảnh lính Mỹ chết và bị thương làm cho dân chúng Mỹ lên cơn sốt. Dân chúng Mỹ rất thiếu kiên nhẫn. Họ có thể chấp nhận những cuộc chiến ngắn hạn, tốc chiến, tốc thắng như ở Đại Hàn, Iraq, nhưng đối với chiến tranh hao mòn không qui ước như ở Việt Nam thì họ không nhẫn được.

    Tôi đã xem truyền hình trực tiếp cảnh National Guards bắn chết 4 sinh viên ở Kent State University năm 1969, và tôi tin tưởng rằng không có một nhóm, một đảng phái chính trị nào hay ngay cả chính quyền Mỹ dám ngu xuẫn chạy đua tiêu tiền để tiêu luôn hơn 50 ngàn lính Mỹ.
    Điểm thứ hai là : "Cuộc chạy đua ấy tuy kết thúc dở dang vì Hoa Kỳ bỏ cuộc, nhưng cũng đủ để làm khối cộng sản kiệt quệ về tài chánh, không vực dậy nổi, dẫn đến sự sụp đổ 15 năm sau!” .
    Đây là một nhận định và ông Ngạn không có tài liệu nào để hổ trợ cho nhận định của mình. Theo tôi thì quân đội Mỹ là một “luxury army“. Quân đội Mỹ tham chiến ở Việt Nam gồm cả hải, lục, không quân, hàng không mẫu hạm, tàu chiến,chiến đấu cơ, pháo đài bay B52, vài trăm ngàn quân lính, logistics và nhà thầu PA&E và RMK… Trong khi đó khối cọng sản chỉ tốn cho Bắc Việt súng đạn, xe tăng chủ yếu mà thôi. Nga và Trung Cọng chia nhau hổ trợ vũ khí cho Bắc Việt. Phiá tiêu hao kinh tế nhiều nhất phải nóí là Mỹ.

    Đây là cuộc chiến để ngăn chận sự bành trướng của cọng sản mà chủ yếu là Trung Quốc.
    Giai đoạn này Mỹ phải đương đầu với 3 cuộc chiến: chiến tranh lạnh với khối Liên Xô, chiến tranh sa lầy ở Việt Nam và chiến tranh ủng hộ Do Thái với lò lửa Trung Đông sẵn sàng bùng nổ lại bất cứ lúc nào.

    Khi ông Richard Nixon đã bắt tay được với China (1972) thì mối lo ngại Trung Quốc không còn đáng kể, đó là chưa kể những chương trình kinh tế sẽ được khai triển giữa hai nước tiếp theo sau.

    Cán cân lực lượng đã thay đổi, cấn phải dồn nổ lực tài chánh, chính trị cho Do Thái và Trung Đông, để giải quyết những rối loạn nội bộ trong chính quyền (vụ Watergate) và những phong trào phản chiến chống đối trong nước ngày càng lên cao, Hoa Kỳ đã bỏ rơi, phản bội đồng minh Việt Nam (1973). Việc không còn VNCH đưa đến sự giải tán Liên Minh SEATO (1977). Rõ ràng SEATO là để cho VNCH. “Chạy đua tiêu tiền” quả thật là một troubled notion

    Đúng, nền kinh tế của Liên Xô trở nên tệ hại trước khi khối này sụp đổ. Nhưng bảo rằng chiến tranh Việt Nam dẫn đến sự sụp đổ của khối cọng sản sau 15 năm (!) là một phỏng đoán quá xa vời, không có tài liệu dẫn chứng.

    Sự sụp đổ của cọng sản Ba Lan không thể xảy ra được nếu không có Công Đoàn Đoàn Kết. Đây là một công đoàn tự do, nằm ngoài sự kiểm soát chính quyền cọng sản. Tự do và dân chủ, dù bắt đầu chỉ là một công đoàn tự do nhỏ thôi, là nguyên nhân chính đưa đến sự sụp đổ của cọng sản. Cọng sản Việt Nam biết rất rõ vấn đề này. Nguyễn Minh Triết đã nói: “dân chủ là tự sát“. Và bộ công an đã từng tuyên bố là đã dẹp tắt tất cả các phong trào dân chủ từ trong trứng nước.

    Sau ngày 30/4/1975 tôi đi học tập chính trị theo diện các giáo viên giảng dạy đại học tư (đại học công là công cụ của thực dân cũ, đại hoc tư là công cụ của thực dân mới). Học chính trị theo từng tiêu đề. Tôi còn nhớ một vài tiêu đề như: “Dòng thác cách mạng thứ 3″, “Vì sao yêu nước chính là yêu chủ nghĩa xã hội”. Dòng thác cách mạng thứ 3 bao gồm các nước đang xáo trộn ở Phi Châu và Nam Mỹ (Congo, Angola, Chile …) Thừa thắng xông lên, cán bộ cọng sản tuyên bố dòng thác cách mạng thứ 3 đó sẽ chiến thắng (trở thành cọng sản) và đây là một tất yếu lịch sử.

    Những nước này sẽ trả lời câu hỏi sau cùng “Ai thắng Ai” (tư bản hay cọng sản). Cái tất yếu lịch sử đó là sự phá sản của CNXH và khối cọng sản.

    Chủ nghĩa xã hội là một sự bịp bợm, một quái thai trong xã hội loài người. Cán bộ, đảng viên cọng sản VN đã thực hành đúng cái tiêu đề trên. Họ không thể yêu cái quái thai CNXH kia nên họ không thể … yêu nước được. Họ. bán nước, bán ải Nam Quan, thác Bản Giốc, bán đảo, bán biển, bán rừng, bán 5km dọc biên giới tiếp giáp Việt-Trung… Chủ nghĩa cọng sản không còn, nhưng cái đảng cọng sản VN kia vẫn còn trơ trơ ra đó! 3 triệu đảng viên của đảng CSVN vẫn độc trị, toàn trị, phá hoại đất nước, con người, và dân tộc Việt Nam từng ngày một vẫn còn đó.
    Nguyễn Phú Trọng qua trình diện Tập Cận Bình vẫn khăng khăng đề cao CNXH và những thành quả hai nước đạt được và sẽ đạt được.
    Các cuộc hôi họp, đại hội đảng cọng sản vẫn đề cao CNXH, định hướng XHCN … vẫn còn đó,
    hàng triệu lá cờ búa và lưỡi liềm vẫn thấy nhan nhãn trên khắp đường phố VN,
    các cán bộ cọng sản được gửi ra để len lỏi phá hoại cộng đồng người việt quốc gia hải ngoại, các tay sai cọng sản được mua chuộc trong tất cả các lãnh vực, văn hoá, ca nhạc … tung ra những đòn hỏa mù để mong xóa mờ lằn ranh quốc-cọng vẫn sờ sờ còn đó thì tại sao lại "Chắc chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau mà thôi!” ???

    Chính quyền cọng sản (VN, Tàu, Bắc Hàn, Cuba) là những chính quyền độc tài, độc đảng. Nhưng chỉ có độc tài, độc đảng mà thôi thì chưa đủ để trở thành chính quyền cọng sản.

    Đừng có cả vú lấp miệng em mà hỏa mù “Giờ này người ta chống Việt Nam không phải là chống một nước cộng sản mà là chống một chính quyền độc tài, độc đảng, chà đạp nhân quyền giống như nhiều nước độc tài khác trên thế giới“. Chính quyền độc tài, độc đảng có thể sửa đổi được (Miến ĐIện) nhưng theo Tổng Thống Nga Boris Yelsin thì “ chính thể cọng sản không thể sửa đổi được, chỉ có thể thay thế thôi “. Ai có thể hiểu cọng sản nhiều hơn Boris Yelsin?

    Hạ giá một cuộc chiến tranh chống sự bành trướng của cọng sản xuống thành một cuộc chạy đua tiêu tiền, thổi phồng “sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản toàn cầu do chiến tranh Việt Nam gián tiếp gây nên” để thật sự muốn đưa ra "Chắc chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau mà thôi!” … thì nội công thật là thâm hậu. Tại hạ khâm phục, khâm phục.

    Vũ Thanh
    Tháng 4/2015




    Bài viết trên đ/v tôi...rất strong statement và make sense , xin mời quý vị xem video clip về những phản ứng về lời tuyên bố của nhà van Nguyễn Ngọc Ngạn sau đây:


  • #2
    "To be fair " cho dư luận rộng đường hiểu thêm về toàn bộ chi tiết của sự trich dẫn trong cuộc phỏng vấn video ở trên , xin bổ tuc "the original video clip" về :
    Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn"

    Last edited by Trần Hòa; 09-11-2015, 07:16 AM.

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X