Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chiến sĩ

Collapse
X

Chiến sĩ

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chiến sĩ

    Ký‎ Thiệt



    Chiến sĩ



    Sổ Tay của Ký‎ Thiệt, kỳ 53
    (Nguồn: Tuần báo Đời Nay Washington ngày 7.8.2015)


    Có lẽ Tập Thể Chiến Sĩ (TTCS) VNCH là tổ chức lớn nhất của cựu quân nhân VNCH ở hải ngoại hiện nay do Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh làm chủ tịch.
    Ông Nguyễn Xuân Vinh là vị tư lệnh đầu tiên của Không Quân VNCH và cũng là một nhà văn với bút hiệu Toàn Phong.

    Mới đây, ông Đặng Văn Âu, tức Bằng Phong, một cựu trung tá Không Quân VNCH, gửi cho Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh một lá thư ngỏ (“ngỏ” vì được phổ biến trên mạng điện tử) mà ngoài liên hệ cá nhân giữa hai người, còn nói đến sinh hoạt của TTCS và được giới cựu quân nhân quan tâm, bàn luận.

    Bỏ ra ngoài chuyện cá nhân, chúng tôi thấy lá thư này đã nói đến những vấn đề của TTCS mà người đọc báo muốn biết, nhất là giới cựu quân nhân VNCH. Vì vậy, Sổ Tay Ký Thiệt kỳ này xin trích đăng một phần lá thư của ông Bằng Phong Đặng Văn Âu và sẵn sàng đăng tải thư trả lời của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh cũng như bài của các cựu quân nhân VNCH trong tinh thần xây dựng vì lợi ích chung.

    Vì khuôn khổ của mục này có giới hạn, xin viết ngắn và cô đọng trong một trang báo. Và, dưới đây là thư ngỏ của ông Bằng Phong Đặng Văn Âu:

    “Kính thưa Giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh,

    Nói lại cho đúng: “Tôi không xin lên nói trong buổi ra mắt sách của giáo sư Nguyễn Đức Tuyên và tôi cũng không bao giờ xưng với ban tổ chức hay bất cứ với ai, tôi là Trung tá.

    Khi giáo sư đăng đàn, tôi đã nghiêm túc ngồi nghe và đã vỗ tay thực to khi giáo sư chấm dứt bài nói chuyện. Nhưng khi bà Phiến Đan, vợ giáo sư, mời tôi lên nói thì giáo sư bỏ ra ngoài. Tôi thấy hành động của giáo sư hơi kém lịch sự trong cách ứng xử.

    Đối với tôi, Thiếu tá, Trung tá, Đại tá chẳng nghĩa lý gì. Quan trọng là vấn đề cung cách ứng xử ở đời. Cho nên lúc nào tôi cũng tự xưng là Người Lính Không Quân.

    Theo thiển ý của tôi, với cương vị Chủ tịch Tập thể Chiến sĩ thì giáo sư không thể chỉ giới hạn mình trong phạm vi đi giới thiệu ra mắt sách để được tung hô, được ca tụng tên tuổi. Đó là một lời đề nghị xây dựng để giáo sư làm điều gì cao và xa hơn, nhưng giáo sư có mặc cảm nên phản ứng qua lối hành văn thiếu bình tĩnh của bậc đại trí thức. Tôi đề nghị như vậy có gì là sai trái mà giáo sư bảo tôi là “quái gở”.

    Giáo sư khỏi cần khoe mình có sách trên Amazon. Người danh tiếng như giáo sư, ai mà chẳng biết? Khi tôi làm chủ nhiệm Giai phẩm Lý Tưởng, nhiều độc giả KQ thường than phiền giáo sư hay nói đến ... “Cái Tôi” và họ yêu cầu tôi đề nghị giáo sư đổi đề tài. Nhưng dường như giáo sư quen như thế rồi, không thể thay đổi được.

    Tôi là người tha thiết với Quân Chủng vì lúc thanh niên, tôi nghe lời kêu gọi của giáo sư bằng một câu rất lãng mạn: “Không Quân là một ngành học uyên bác, một kiếp sống hải hồ và một cuộc đời ngang dọc”, nhưng sau này thấy anh em bắt chước giáo sư mạt sát Tướng Nguyễn Cao Kỳ là thành phần không có căn bản học vấn và gọi tôi là thằng côn đồ, đứa đểu cáng thì tôi không muốn đến với anh em Không Quân nữa. Hồi đó, có một số anh em bầu cho giáo sư là thủ lãnh trường phái văn chương “…”

    Trước kia, Trung tướng Trần văn Minh làm sống lại tờ Lý Tưởng ở San Jose, tôi có hỏi tại sao Trung tướng không mời giáo sư Nguyễn Xuân Vinh viết thì Trung tướng Minh bảo rằng từ ngày anh em KQ sang Hoa Kỳ tỵ nạn mà giáo sư không có một lời thăm hỏi anh em, nên Trung tướng nghĩ rằng giáo sư không mấy mặn nồng với Quân chủng.

    Nhưng khi tôi phụ trách Giai phẩm Lý Tưởng, tôi lại mời giáo sư hợp tác, vì tôi chủ trương “inclusive”, chứ không “exclusive” hoặc “left nobody behind”.

    Khi một số anh em ở Houston và tôi đứng ra thành lập Hội Văn Hóa Khoa Học tại Houston, tôi là người đứng ra mời giáo sư làm keynote speaker trong buổi ra mắt để lãnh đạo tuổi trẻ trí thức, bởi vì tôi nghĩ rằng giáo sư rất thích hợp vai trò đó. Nhưng giáo sư đã không dấn thân vào lãnh vực "Văn Hóa Khoa Học", mà muốn làm một cái gì nổi danh hơn: Lãnh đạo Tập Thể Chiến sĩ. (TTCS).

    Khi tôi nghe tin mấy anh em của tôi ở San Jose cho hay hai ông Tướng Nguyễn Khắc Bình và Bùi Đình Đạm “đẩy” giáo sư ra làm Chủ tịch TTCS, tôi đã gọi điện thoại cho giáo sư để khuyên giáo sư đừng nhận lời. Tôi nói giáo sư đã rời quân ngũ quá lâu, không hiểu về tình hình anh em chiến sĩ về sau này, nên rất khó mà lãnh đạo họ. Thực ra, tôi sợ mất lòng giáo sư, nên tôi không nói thẳng giáo sư đã “đào ngũ” vì được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho giáo sư đưa cả vợ con sang Hoa Kỳ du học (chưa có ai được đi du học mà mang theo cả vợ con như giáo sư), nhưng khi thành tài thì giáo sư ở luôn tại Mỹ, mà không về đem tài năng xuất chúng của mình ra giúp nước. Khi giáo sư được Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ mời về làm Bộ trưởng Thông Tin (vì trước kia, giáo sư từng làm Nha Tâm Lý Chiến của Trung tá Nguyễn văn Châu, em rể bà Ngô Đình Nhu), nhưng khi hai vợ chồng giáo sư về Sài Gòn thăm thú tình hình một vòng, rồi quay trở lại Hoa Kỳ ngay, vì Sài Gòn dạo đó thường bị Việt Cộng pháo kích dữ dội.

    Giáo sư đã không chịu nghe lời khuyên của tôi, vẫn nhất quyết đứng ra nhận chức Chủ tịch Tập thể Chiến Sĩ.

    Tôi có nghe nhiều anh em Chiến sĩ kháo với nhau:

    1/ Giáo sư cảm thấy chức Đại tá Tư Lệnh Không Quân không xứng đáng với cái danh vị Giáo sư Đại Học, nên dưới mỗi thông cáo hay tuyên cáo, giáo sư luôn luôn ký Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, thay vì Đại tá. Có lẽ trong TTCS có Thiếu tướng Lê Minh Đảo, nên xưng mình là Đại tá thì bị coi là dưới cơ. Giáo sư không biết rằng Tổng thống De Gaule vẫn mang lon Thiếu tướng mà gắn lon cho Trung tướng, Đại tướng. Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ thăng chức Tổng Tham mưu trưởng và gắn lon Đại tướng cho ông Cao văn Viên. Quadaffi vẫn mang lon Đại tá trong khi thuộc cấp của ông ta có nhiều người mang lon Tướng.

    2/ Giáo sư được Tổng thống Diệm cho giáo sư mang cả vợ con sang du học Hoa Kỳ. Sau khi thành tài không về giúp nước. Tướng Kỳ “offer” cho giáo sư chức Bộ trưởng Thông Tin, nhưng sau khi thăm thú một vòng và thấy Sài Gòn bị VC pháo kích hàng đêm thì vội vã quay trở lại Hoa Kỳ. Nay giáo sư cổ súy đào tạo “hậu duệ” để nói chí giáo sư à? Chữ “hậu duệ” người ta chỉ dùng để chỉ con cháu nhà vua thôi, giáo sư ạ!

    Còn có nhiều điều nữa anh em chiến sĩ đàm tiếu. Nếu giáo sư nghe được, chắc chắn giáo sư sẽ điên lên; chứ không phải chỉ giận mà thôi.

    Thưa giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh vô cùng kính mến,

    Năm kia, có một trường nữ Trung học danh tiếng ở Sài Gòn làm một buổi lễ vinh danh giáo sư là người “văn võ toàn tài” tại Orange County và giáo sư đã hớn hở đón nhận. Nếu là tôi, tôi chẳng bao giờ đứng ra nhận, vì phải tự xét bản thân.

    Mấy ông H.O. ngồi uống cà phê ở tiệm Café Factory kháo nhau vui đáo để. Họ nói giáo sư làm Tư Lệnh Không Quân, nhưng lái chiếc tàu bay nào thì đập chiếc tàu bay nấy. Vì vậy mà ông Chỉ huy trưởng Nguyễn Ngọc Oánh cho giáo sư về dạy địa huấn. Trong cuốn hồi ký của Tướng Đỗ Mậu tiết lộ rằng con đường thăng quan tiến chức của giáo sư là do ông ta “nâng đỡ”. Giáo sư từng mang cặp lon Đại tá đến tư gia ông Đỗ Mậu để ông Đỗ Mậu gắn lên cho mình. Nếu ông Đỗ Mậu viết láo, tại sao giáo sư không lên tiếng phản bác?

    . . . . . Tôi còn nhớ trong bài diễn văn nhậm chức Chủ tịch Tập Thể, giáo sư đã tuyên bố một cách hùng hồn: “Kể từ giờ phút này, chúng ta sẽ dồn cộng sản vào chân tường”. Tôi đã phì cười vì không ngờ giáo sư lại “nổ” giỏi như thế! Tôi e rằng giáo sư mắc chứng hoang tưởng nên rất dễ bị người ta phong cho cái chức “văn võ toàn tài” là hăm hở nhận ngay, chẳng cần đắn đo gì cả.

    Tất nhiên, một ngày nào đó nhân dân Việt Nam sẽ dồn cộng sản vào chân tường, nhưng chắc chắn không phải là giáo sư, vì giáo sư không có bản lĩnh của người lính.” (ngưng trích)





    Cái danh xưng “Tập thể Chiến sĩ” VNCH nghe rất hay, hay hơn là “Tập thể cựu Quân nhân VNCH”. Thật vậy, “chiến sĩ” thì luôn luôn chiến đấu cho một lý tưởng, dù có súng hay không, vì vậy không thể có “cựu chiến sĩ”, trừ khi người ấy bỏ rơi lý tưởng đang theo đuổi. Còn quân nhân, hay nôm na là “người lính”, thì khi buông súng sẽ trở thành “cựu quân nhân”, hết chiến đấu vì đã giải ngũ hay tan hàng.

    Vậy thì những người lính cũ của chế độ VNCH trong cộng đồng người Việt hải ngoại, ai là “chiến sĩ” và ai là “cựu quân nhân”? Hình như chưa có ai bàn về vấn đề này trong khi nó rất đáng được đặt ra để thảo luận.

    Trở lại với “Tập thể Chiến sĩ VNCH”. Có cần một sự chính danh từ trên xuống hay không?

    Ký Thiệt

    ----------------

    Ý kiến độc giả:


    from Ts Hồng Lĩnh ( honamtran5@gmail.com)

    Tôi có ý kiến như sau:

    A.- Danh xưng "Tập Thể Chiến Sĩ VNCH" chứa hai cấu tạo quan trọng về ý nghiã : Chiến-Sĩ và VNCH.

    Danh xưng chiến-sĩ thường liên quan tới một cuộc chiến nào đó. Một cuộc chiến có thể nóng hay lạnh và mục tiêu của cuộc chiến có thể là một lý tưởng liên quan tới thần linh hay một gía trị nào đó. Cũng vì mục mục tiêu khác nhau. Nên có những danh xưng thật uy linh hay hùng hồn, trong muôn vàn danh xưng thường gặp, xin tạm kể hai danh xưng sau đây:

    1.- CHIẾN SĨ PHÚC ÂM ( Combattant évangélique): Danh xưng nầy dành cho các con người mang ánh sáng Thiên Chúa và ơn cứu rỗì, cách nầy hay cách khác, tới cho những ai chưa biết Chúa. Kẻ thù của họ là Satan. Một cuộc chiến trường kỳ cho tới ngày tận thế. Trong trường hợp nầy, danh xưng cựu chiến-sĩ chỉ áp dụng cho những kẻ, vì một lý do nào đó, bỏ Chúa và chạy theo ma qủy.

    2.- CHIẾN SĨ TỰ DO ( Combattant pour la Liberté) : Danh xưng nầy hình như xuất hiện kể từ năm 1948 trong cuộc chiến chống CS. Mục tiêu của cuộc chiến là bảo vệ hay dành lại tự do. Cuộc chiến có thể lạnh hay nóng. Đối với những dân tộc đã bảo vệ được hay đã dành lại được tự do từ tay CS, họ xem mục tiêu đã đạt được và họ đi vào tọa độ: CỰU CHIẾN SĨ TỰ DO. Nếu mục tiêu chưa đạt được họ vẫn là CHIẾN SĨ TỰ DO ( Freedom Fighter) muôn đời. Hoàn cảnh của VNCH.

    3.- Qua mục số 2 vừa kể trên, chúng ta thấy vai trò quan trọng của danh xưng tự theo sau danh xưng chiến sĩ. Do đó danh xưng VNCH đóng vai trò rất quan trọng trong cụm từ: CHIẾN-SĨ VNCH.

    B.- VNCH là một chính thể của thể chế Tự Do Dân Chủ. Chính thể ấy được Ngô Tõng Thống lập ra tại tuyến chống cọng Miền Nam. Tuyến ấy thua một trận tả tơi vào 1975, nhưng cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Trong cuộc chiến ấy, có ba thành phần sống trong tuyến chiến đấu hay bây giờ ở hải ngoại

    1.- Có những người, bằng cách nầy hay cách khác, đã tham gia chiến đấu gốm cả dân sự và quân sự.

    2.- Có những người, tuy được tuyến bảo vệ an ninh cũng như che chở, đóng vai trò bất biết hay hửng hờ.

    3.- Có những kẻ ăn cơm Quốc Gia và Thờ Ma CS.

    Vì các điểm vừa kể, TẬP HỢP CHIẾN SĨ VNCH chỉ bao gồm các người thuộc khối số 1 kể trên. Về điểm nầy Gs Nguyễn Xuân Vinh có lý.

    C.- CHIẾN SĨ VÀ QUÂN NHÂN:

    1.- Chiến-sĩ là những con người chiến đấu cho một mục tiêu nào đó và có nhiều cách để chiến đấu. Không nhất thiết phải là quân nhân.

    2.- Quân Nhân là những con người chiến đấu trong khuôn khổ của một tổ chức. Họ là những con người thường chiến đấu bằng vũ khí và có lương bỗng.

    3.- Nếu họ biết tại sao họ phải cầm súng chiến đấu chống CS bảo vệ VNCH, họ là những CHIẾN SĨ thuộc dạng QUÂN NHÂN.

    D. KẾT LUẬN:

    Vì có sự hiện diện của danh xưng VNCH, và cuộc chiến chống CSVN chưa chấm dứt , nên danh xưng "Tập Thể Chiến Sĩ VNCH" bao gồm những kẻ, bằng cách nầy hay cách khác, gốm cả kẻ cầm súng đứng vào một tồ chức (QLVNCH) đang tiếp tục cuộc chiến chống CSVN theo con đường do VNCH vạch ra.

    Hồng Lĩnh


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X