Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự Thật Ở Nơi Đâu?

Collapse
X

Sự Thật Ở Nơi Đâu?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sự Thật Ở Nơi Đâu?

    Sự Thật Ở Nơi Đâu?
    Phan Nhật Nam




    Hình ảnh trong chương trình “Ai Là Triệu Phú” của Hà Nội. Lồng trong việc phổ biến kiến thức phổ thông, chương trình còn ngụy tạo lịch sử trắng trợn để thế hệ trẻ ngày nay (trong và ngoài nước) hiểu sai về chính thể VNCH, hiểu sai về những người đã cầm súng chiến đấu bảo vệ tự do, và hiểu sai ai mới là kẻ thù của dân tộc Việt Nam.


    Dẫn Nhập: Trong dịp Tháng 4 năm 2015 vừa qua, đúng 40 năm mất miền Nam mà dẫu kẻ vô tâm nhất cũng phải lập lại câu hỏi rất nhiều lần nói nên lời: Tại sao như thế? Tại sao một chế độ dẫu chưa hoàn thiện như Quốc Gia Việt Nam (1949-1955), hai kỳ Cộng Hòa (1955-1975) nhưng suốt hơn nửa thế kỷ vẫn là một chế độ được nhiều thế hệ người Việt lựa chọn sống cùng qua những sự kiện. Cuộc chọn lựa không nêu tên gọi là “Dinh Tê/Về Thành/Về (với) Tây-Tức là vùng quốc gia kiểm soát” trong giai đoạn 1949-1954 (Bắt đầu thành hình chế độ Quốc Gia Việt Nam do Quốc Trưởng Bảo Đại lãnh đạo (13/91949); tiếp lần di cư của 1 triệu người miền Bắc vào Nam Vĩ Tuyến 17 sau Hiệp Định chia đôi đất nước (20/7/1954). Rồi suốt hai mươi năm chiến tranh nặng độ (1960-1975) nơi miền Nam với hàng trăm ngàn, cả triệu người tỵ nạn cộng sản từ những vùng chiến cuộc tìm về nơi tương đối an ninh dưới bảo vệ của chính quyền Cộng Hòa (Cho dẫu bị kết án là quân phiệt, độc tài, tham nhũng... trên toàn hệ thống báo chí thiên tả, nhất là báo Mỹ); lời buộc tội càng thêm cụ thể sau khi Mỹ đổ quân bộ chiến vào miền Nam, 1965. Và cuối cùng, sau 30 tháng 4, 1975 đã có đến 3 triệu người phá thân ra khỏi nước với giá Tự Do hay là Chết. Thế nên, trong quá trình diễn ra suốt lịch sử điêu linh nước Việt đã có một điều rất vô cùng nghịch lý - Kẻ gây nên tai họa lớn lao cho toàn dân tộc – Toàn Dân Tộc Việt không phân biệt một thế hệ, một giai tầng người Việt riêng biệt nào, cũng không phân biệt Bắc/Nam; Cộng Hòa/Cộng Sản. Mối họa chung có một tác nhân đầu tiên và quyết định: Người và tổ chức đảng cộng sản – Nhưng đơn vị chủ thể nầy đã hoàn toàn vô hại, an toàn trước phê phán của người dân Việt, lịch sử đất nước và cả thế giới qua những lần thắng lợi thâu đoạt được trong thực tế: Năm 1945, 1954, 1960, 1968, 1972, 1975.. Để đến hôm nay, sau 40 năm sa u ngày mất miền Nam, thực thể cầm quyền gọi là đảng cộng sản ấy (trong thực tế cũng như lý thuyết hoàn toàn không dính dấp đến một hình thái, tổ chức cộng sản nào cả) vẫn bình thân tồn tại. Tại sao? Bài viết cố gắng tìm ra lời giải đáp!

    Sự Thật Thứ Hai: Ẩn ý chính trị của chương trình “Ai Là Triệu Phú”
    Ngày Chủ Nhật, 7 tháng 6 vừa qua nhân đi điều chỉnh computer tại một cơ sở tư nhân sửa chữa máy móc điện tử nên tình cờ bản thân được xem vụ việc sau đây. Qua một màn truyền hình của hệ thống nhiều máy truyền hình đang hoạt động, chương trình Ai Là Triệu Phú của đài truyền hình Hà Nội được trình chiếu trực tiếp nơi đất Mỹ. Chương trình theo đúng hình thái tổ chức, kỹ thuật điều hành, nội dung diễn dịch... của Show Who is Millionardaire của Tivi Mỹ. Từ cấu trúc phòng hội, cách xếp đặt ghế ngồi khán giả, đến hình thức giới thiệu khách tham dự, cách đặt câu hỏi, quy định cho điểm, phân phối giải thưởng... nhất nhất là phó bản rập khuôn của show truyền hình Mỹ. Chỉ khác, lẽ tất nhiên là sử dụng tiếng Việt với thanh âm ngang ngang của một loại tiểu thị dân miền Bắc xã hội chủ nghĩa, và y phục màu mè của hạng nhà giàu được thành hình sau “đổi mới” 1986. - T uy nhiên, bài viết này không có mục đích trình bày vụ việc của chương trình Ai Là Triệu Phú nơi Hà Nội kia. Chúng tôi đặt trọng tâm vào nội dung và nguồn ẩn ý “chính trị” của chương trình giải trí này. Vụ việc trình bày sau sẽ nói rõ.

    Tiếp tục diễn tiến của những câu hỏi vô thưởng vô phạt, bình dân, dễ dàng, thông tục từ khi bắt đầu trò chơi đối với một khách tham dự như: “Quan họ Bắc Ninh hay quan họ Bắc Giang?” Tập thơ của một thi sĩ (?) có tên: “Chiếc lá biết bay; Chiếc lá biết khóc; Chiếc lá cuối cùng...” Đến câu hỏi then chót khi số tiền thưởng lên đến 6 triệu đồng (Tiền Hcm, khoảng hơn 200 Đô-La – Nghĩ cũng tội n ghiệp cho danh xưng triệu phú?!). Đám khán giả lắng xuống nghiêm trọng khi người hướng dẫn chương trình loan báo số tiền thưởng sắp tới (6 triệu tiền Hcm) nếu vượt qua câu hỏi khó: Đắc-tô (Đúng ra là Dakto) thuộc tỉnh nào: Nha Trang? Buôn Ma Thuột? Bờ- lê-cu?Công-tum? (Tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum của VNCH). S au khi cho người khách tham dự hỏi ý kiến từ hai người trợ giúp (theo thủ tục quy định), không một ai trả lời được, người hướng dẫn chương trình dõng dạc hào hứng tuyên bố: “Đắc-tô thuộc về Tỉnh Công-tum là địa điểm lịch sử mà quân dân miền Nam đã giáng những những đòn sấm sét đập tan cứ điểm phòng thủ của quân ngụy miền Nam trong chiến dịch Xuân-Hè 1972 để giải phóng Tây Nguyên!” Phòng hội vỗ tay vang dội hoan nghênh lời dẫn giải của người điều khiển chương trình, nhưng đồng thời cũng tán dương thành tích giải phóng Tây Nguyên của đội quân cách mạng - Quân đội nhân dân anh hùng nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng!”

    Chúng tôi ngừng chương trình “Ai Là Triệu Phú" nơi của Hà Nội ở đây để nói rõ về một bãi máu xương đang được dựng lại một cách hào hứng nơi phòng truyền hình thuộc hệ thống truyền hình quốc gia ở thủ đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa V iệt Nam - Hà Nội, niềm tin yêu và hy vọng của núi sông và của mai sau. Lẽ tất nhiên đám khách mời tham dự chương trình Ai Là Triệu Phúở đài truyền hình Hà Nội kia không thể nào biết được Dakto ở đâu (cho dù nay là một lão niên, hẳn đã qua tuổi trưởng thành, đã là “người lớn” trước thời điểm 30 Tháng 4, 1975); đám khán giả đông đúc kia cũng không biết, ngay người điều khiển chương trình cũng không biết nốt. Vì đây là một thanh niên sinh, l ớn lên sau lần cộng sản miền Bắc hoàn tất cuộc chiếm đóng miền Nam, anh ta là sản phẩm thuần thành thuộc thế hệ tuổi trẻ người Việt nơi Hà Nội, đặc trưng của phim ảnh Hàn Quốc, ca nhạc Trung Quốc, ô tô con “khủng”, với mơ ước siêu mẫu chân dài, hoài bảo trở thành siêu sao bóng đá..v.v N hững người hoàn toàn KHÔNG BIẾT DAKTO ở đâu.

    Tập thể đông đúc những người miền Bắc “đặc trưng tiên tiến, văn minh xã hội chủ nghĩa” kể trên chắc hẳn cũng không hề biết vào thời điểm Tháng 4 n ăm 1972 cùng lần với cuộc tấn công vào cứ điểm Dakto của đội quân thuộc sư đoàn 320 miền Bắc dưới quyền tướng Đặng Vũ Hiệp kia là lần tàn sát không nương tay của dàn đại pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly của các sư đoàn (công trường) 5, 7, 9 đồng đổ xuống bệnh viện An Lộc, Trường Trung Học Bình Long, nơi hàng trăm , hàng ngàn người dân kinh hoàng đợi chết, vỡ nhầy, lênh lánh giữa vũng máu. Cùng lần với cuộc tấn công “thần thánh sấm sét” của đội quân đến từ miền Bắc vào cứ điểm Dakto năm 1972 mà người thanh niên hướng dẫn chương trình Ai Là Triệu Phú ở đài truyền hình Hà Nội hào hứng nhắc lại kia, cũng vào Tháng Tư, chính xác Ngày 29 Tháng 4 năm 1972 trên 9 cây số đường từ La Vang đến cầu Trường Phước, thuộc Quận Hải Lăng nam Quảng Trị, pháo đoàn B ông Lau của quân đội nhân dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngụy trang dưới danh xưng gọi là “bộ đội v ũ trang giải phóng miền Nam“ dùng sơn pháo, SKZ 75 ly bắn thẳng – Bắn rất thẳng vào hàng hàng đồng bào chạy loạn từ Quảng Trị về Huế. Bắn thẳng k hông phí một quả đạn. Giết không bỏ sót một đứa bé bò lê lết bên thây mẹ một cách vô thức để tìm bầu vú đẫm máu.

    Người Hà Nội, người Miền Bắc năm 1972, sau năm 1975, tại năm 2015 hoàn toàn không hề biết, không nghe ra tiếng kêu cầu cứu tuyệt vọng, tiếng thở hấp hối của những người gọi là “đồng bào người Việt” vỡ chết nơi đất Quảng Trị chỉ cách miền Bắc một bờ sông Bến Hải, bắc Quảng Trị khoảng hơn 50 cây số, chưa đầy một giờ xe. Không bằng khoảng cách và thời lượng đi từ khu Orang County lên Phi Trường Los Angeles. Sau 1975, lượng người không biết kia (về trận đánh Dakto năm 1972) được cộng thêm rất đông người gốc miền Nam để lên đến một tổng số 90 triệu người hoàn toàn không hề biết một công cuộc giết người có hệ thống gọi là giải phóng đã xẩy ra nơi Miền Nam. N ên đến đây chúng ta có thể k ết luận - Rất đông Người Việt đã không hề biết đến Mối Đau Việt Nam. Mối đau nung đốt, xé cào da thịt của bản thân mình. Ngày trước, người khai sinh chủ nghĩa cộng sản K arl Marx có câu nói hàm xúc: “Chỉ có con vật mới trau chuốt bộ lông của mình khi đồng loại đau đớn”. Cũng thế, đảng cộng sản đã rất thành công trong quá trình huấn luyện, giáo dục lâu dài nhiều thế hệ người Việt để hoàn tất thói tục (đáng nguyền rủa) kia với số tiền thưởng lên đến 6 triệu đồng tiền Hcm qua trò chơi Ai Là Triệu Phú học theo lối Mỹ.

    Trò chơi Ai Là Triệu Phú học theo lối Mỹ hôm nay được lập lại nơi Hà Nội không phải lần đầu, độc nhất, và cuối cùng. Bởi Đảng cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh thiết lập, huấn luyện, chỉ đạo đã thực hiện rất nhiều trò chơi - Những trò đẫm máu và rất thành công rập khuôn từ nước ngoài. Chúng ta có thể kể đến: Trò chơi gọi là “Sô Viết Nghệ-Tĩnh ”, 1930-1931 rút từ cuộc tàn sát gọi là “Cách mạng Tháng 10 Nga, 1917”. Trò chơi “Cải Cách Ruộng Đất, 1950-1953” nhận được từ chỉ đạo của Staline, Mao Trạch Đông để được tiếp tế súng đạn đánh Pháp; trò “Giải Phóng Miền Nam”, 1960-1975 để đánh Mỹ thay cho Trung Quốc, Liên Xô như lời ghi tạc nơi nhà thờ Lê Duẩn ở Nghệ An. So với những “trò chơi” chết người và giết người như vừa kể thì thoạt tiên có thể nghĩ rằng trò vui Ai Là Triệu Phú học được từ tivi Mỹ tưởng là vô hại và đôi khi còn là giúp thêm phần “văn minh tiên tiến” Nhưng hãy lưu ý, cách đài truyền hình nơi đang diễn ra hoạt cảnh Ai Là Triệu Phú kia, cũng trên đất ngàn năm văn vật Thăng Long có bức tượng Vua Lý Thái tổ mặc y trang tuồng Tàu, đội mũ bình thiên của Tần Thủy Hoàng nhìn xuống một đám đàn ông , đàn bà vóc dáng quê kệch, lố lăng ôm nhau “múa đôi” theo điệu Cha Cha Cha bài Con Bướm Xuân của Tàu. Đám nhảy múa nơi tượng đài mang hình dạng một “Hán tử” được đặt tên gọi là Vua Lý Thái Tổ không hành xử đơn độc – Trò vô hạnh, vô lại nhảy múa nầy gộp với tiếng vỗ tay nơi hội trường đài truyền hình đang diễn trò chơi Ai Là Triệu Phú đã tạo nên một ”mô hình xã hội chủ nghĩa văn minh/văn hóa cao” trùm lấp tiếng than xé trời của trăm, ngàn dân oan lê lết nơi vườn hoa Lý Tự Trọng, Mai Xuân Thưởng.. Những dân oan từ Dương Nội Hà Đông, Vĩnh Phú, Nghệ An, Quảng Bình.. Không thiếu những người ra đi từ Đồng Tháp, Bình Dương, Long An.. của miền Nam – Những người đột nhiên một sớm mai nhận được giấy trưng thu mảnh đất trăm năm sở hữu theo quy hoạch của ủy ban nhân dân xã (?!)

    Không những thế, hai trăm con người xuống đường quanh Hồ Gươm với biểu ngữ “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” rốt cuộc trở nên là những kẻ gây rối, làm hư hại mối liên hệ tốt đẹp “16 Chữ Vàng- 4 Tốt” giữa Trung Quốc và Việt Nam, gây “tâm tư” đối với viên tướng bộ trưởng quốc phòng PQTthanh! Bởi 200 người xuống đường bảo vệ biển đảo tổ quốc Việt Nam kia chỉ là một thiểu số (Vâng, thật là một thiểu số) so với đám đông nhày múa nơi tượng đài (gọi là) vua Lý Thái Tổ. Cũng chỉ là một thiểu số so với ngàn con người vui vẻ vỗ tay nơi đài truyền hình đang háo hức trở thành triệu phú với 6 triệu tiền Hcm tưởng thưởng.

    Chúng tôi không suy diễn quá độ từ một trò chơi (học từ tivi Mỹ) nơi đài truyền hình Hà Nội. Cuốn sách tuyên truyền Thép Đã Tôi Thế Đấy của Nicolai Ostrovsky mô tả một chiến sĩ Hồng Quân Liên Xô tên là Pavel chân trần đứng xúc tuyết, được phổ biến từ đầu thế kỷ 20. Qua đến thế kỷ 21 cuốn sách được tái hiện trong hồi ký Mãi Mãi Tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc với lời hô quyết liệt.. “ ..thằng Mỹ như thế nào? Tôi muốn đâm lưỡi dao vào trái tim đen đúa của nó!!” Nguyễn Văn Thạc là lính miền Bắc vào “giải phóng miền Nam” sau Hiệp Định Paris 1973. Thạc không đâm được lưỡi dao vào “trái tim đen đúa của thằng Mỹ” vì quân đội Mỹ đã ra khỏi việt Nam 60 ngày sau 27/1/1973. Cũng không hẳn thế, bộ binh Mỹ đã không tham chiến ngay từ Chiến Dịch Bình Tây khi quân lực VNCH đánh qua Campuchia, 1970. Về mặt hiến định, Tu Chính Án Cooper & Church đã từng bước hạn chế hoạt động quân đội Mỹ (bộ binh lẫn không quân) nơi chiến trường Đông Dương kể từ 30 Tháng 6, 1970. Thạc không biết những vấn đề, vụ việc nơi quốc hội Mỹ để khiến cho anh ta không gặp một lính Mỹ nào nơi miền Nam. Trước mắt Thạc chỉ có những người dân miền Nam như dân chúng ở ấp Tân Lập, Xuân Lộc, Long Khánh – Những người dân bị tàn sát trong ngày 21 tháng 4 năm 1975. Cuộc tàn sát không bỏ sót một trẻ con được chỉ huy bởi Trần Đức Thạch, phân đội trưởng trinh sát thuộc Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 266, Sư đoàn 341, Quân đoàn 4. Mũi nhọn tấn công Long Khánh, tiếp tiến chiếm Sài Gòn, ngày 30Tháng 4, 1975.

    Nguyễn Văn Thạc hoàn toàn không biết những vụ việc kể trên cho đến lúc chết. Sự u tối của Thạc không riêng của cá nhân gã bộ đội cộng sản miền Bắc. Sự U Tối trùm lấp toàn thể đối với những con người có học vị cao, những người không ủng hộ (tất nhiên) chiến tranh nơi miền Nam, người nhân danh văn minh, tôn giáo, lòng nhân đạo..vv. Sự thật ở nơi đâu?

    Phan Nhật Nam
    Nguồn:Sống Magazine


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X