Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Suy nghĩ về Ông Ngô Nhân Dụng

Collapse
X

Suy nghĩ về Ông Ngô Nhân Dụng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Suy nghĩ về Ông Ngô Nhân Dụng

    Suy nghĩ về Ông Ngô Nhân Dụng

    Hữu Nguyên ( huunguyen@saigontimes.org)



    Ngày 24.4.2015, báo Người Việt đăng bài "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do" của ông Ngô Nhân Dụng, với nội dung: hậu thuẫn và ca ngợi "Luật Ngày Hành Trình Tìm Tự Do" (Journey to Freedom Day Act), công nhận "Ngày Quốc Hận"“Ngày Hành Trình Tìm Tự Do”, do ông Ngô Thanh Hải bảo trợ.


    Một số người cho rằng, hai ông cùng họ "Ngô" với nhau, nên kẻ tung người hứng rất nhịp nhàng. Trái lại, tôi nghĩ rằng, CÓ THỂ hai ông thuộc loại tâm đầu ý hợp, "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Nhiều người cũng cho rằng, ông NND CÓ THỂ bị VC giật dây, nên cũng giống như nhiều người, trong những ngày qua, đua nhau ca ngợi “Luật Ngày Hành Trình Tìm Tự Do” trên đài, báo, diễn đàn... Trái lại, tôi không nghĩ như vậy. Ông Ngô Nhân Dụng là một người cầm viết lão luyện và sắc bén, cho dù gần đây, sự sắc bén của ông không còn được như xưa, nhưng tôi vẫn tin tưởng, là một người có uy tín tại hải ngoại cũng như trong nước, ông NND không thể nào bị VC mua chuộc hay bị ảnh hưởng bởi bất cứ thế lực nào. Nhất là trong quá khứ, ông đã viết cả ngàn bài chống cộng rất minh bạch và đầy thuyết phục. Với niềm tin chân thành đó, tôi viết bài này trình bầy thẳng thắn một số điểm không đồng ý với ông NND. Để thuận tiện cho quý độc giả theo dõi, tôi xin viết làm nhiều kỳ.



    KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI TỰA ĐỀ


    Tôi không đồng ý với tựa đề "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do" của ông NND. Những vật cụ thể như dao, kéo, đồng hồ, máy tính, tiền bạc... có thể mất vì thất lạc, chúng ta có thể tìm; nhưng những giá trị thiêng liêng và trừu tượng như tổ quốc, tự do, nhân phẩm, nhân quyền... thì bất cứ ai cũng sở hữu ngay khi chào đời, nên KHÔNG THỂ MẤT, mà chỉ bị CƯỚP GIẬT CHÀ ĐẠP. Chính Tuyên Ngôn Nhân Quyền LHQ đã khẳng định: "Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền". Vì vậy, khi những giá trị thiêng liêng và trừu tượng bị cướp giật, thì chúng ta PHẢI CHIẾN ĐẤU, PHẢI ĐẤU TRANH ĐỂ GIÀNH LẠI, chứ KHÔNG THỂ TÌM.


    Chữ "tự do" được ông NND đề cập trong bài, là sự tự do của tất cả người Miền Nam bị VC cướp giật một cách trắng trợn, dã man và trọn vẹn kẻ từ ngày Quốc Hận 30.4. Như vậy, khi cả một dân tộc bị VC xâm lăng, tổ quốc quê hương bị VC chà đạp, tự do dân chủ bị VC cướp giật, chúng ta nên chiến đấu, đấu tranh, để GIÀNH LẠI TỰ DO cho cả dân tộc trong đó có chúng ta, hay chúng ta đi TÌM TỰ DO cho riêng mình ở một quốc gia khác? Tại sao, ngay cả những người tầm thường, bị người khác cướp giật, sang đoạt những vật bình thường như dao, kéo, tiền bạc, đồng hồ... họ cũng biết cách đòi lại; trong khi cả một dân tộc bị VC xâm lăng, tổ quốc bị VC chà đạp, tự do bị VC cướp giật vào Ngày Quốc Hận 30.4, thì ông NND, một trí thức được hưởng không biết bao nhiêu ơn mưa móc của VNCH, lại có thể viết "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do" với ngụ ý đi tìm tự do ở Canada, ở Mỹ, Úc??? Nếu ngày 30.4 của 40 năm trước, khi Miền Nam mất tự do, ai cũng nghe lời ông NND "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do", thì thử hỏi làm sao VN có được những tấm gương anh hùng vị nước quyên sinh, để 40 năm qua, chúng ta tự hào ngẩng cao đầu làm người Việt quốc gia?



    Sự thực, khi VC tiến vô Saigon ngày 30.4, mọi người dân Miền Nam đều kinh hoàng chạy loạn, lánh nạn, tìm mọi cách thoát khỏi vùng đất bị VC chiếm đóng. Khi đó, không một ai nghĩ đến "tìm tự do", mà chỉ biết nghĩ đến, tìm một nơi không bị CS đàn áp, trả thù vì lý do chính trị, tôn giáo. Đó là lý do, LHQ và các quốc gia trên thế giới tiếp nhận chúng ta trên căn bản "tỵ nạn chính trị" chứ không phải "tỵ nạn kinh tế". Đó là lý do, LHQ và các quốc gia từ chối không tiếp nhận những người Việt tỵ nạn được coi là không bị CS đàn áp, khủng bố, mà chỉ thuần tuý đi tìm một đời sống tốt hơn về tinh thần (có cuộc sống tự do hơn) và vật chất (có đời sống sung túc hơn).



    Sự thực, sau 30.4.75, có nhiều người Việt vượt biển, vượt biên tìm tự do, nhưng hầu hết, đều ấp ủ tấm lòng yêu nước, thương dân, chấp nhận ra đi "tìm tự do" để tự do làm một cái gì đó, hầu lật đổ CS quang phục quê hương. Vì vậy, suốt 40 năm qua, đã có không biết bao nhiêu người Việt hải ngoại lên đường phục quốc, chấp nhận hy sinh hoặc bị cầm tù; bao nhiêu người về VN tranh đấu với CS; bao nhiêu người ở hải ngoại ngày đêm đấu tranh, khi thì công khai biểu tình chống cộng, khi thì âm thầm viết sách làm thơ, gìn vàng giữ lửa, nuôi dưỡng ý chí, tinh thần chống cộng cho bản thân, gia đình, con cháu, cộng đồng.



    Sự thực, khi quê hương, dân tộc bị chìm đắm trong ngục tù CS suốt 40 năm qua, những người ra đi, dù có thành công đến thế nào đi nữa, cũng đâu có thể ích kỷ và vô liêm sỉ đến độ muối mặt ăn mừng với sự thành công và sự tự do mình có, để rồi tung hô ngày 30.4 là "Ngày Hành Trình Tìm Tự Do". Một gia đình bị cướp, ông bà cha mẹ bị cướp giết, nhà cửa bị cướp đốt, con cháu phải chạy sang nhà hàng xóm lánh nạn. 40 năm sau, con cháu dù có thành công đến mấy đi nữa, cũng không thể bất hiếu và vô liêm sỉ đến độ chọn ngày, ông bà cha mẹ bị cướp giết làm "Ngày Hành Trình Tìm Tự Do".



    Sự thực, 40 năm qua, tại hải ngoại, đã có bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình... tuy sống trong "tự do, sung túc" nhưng vẫn trải qua những thao thức, trăn trở, nhớ nước thương quê và bế tắc cội nguồn:



    Tổ Quốc của tôi ơi
    Ba mươi năm niềm đau quặn thắt.

    Đàn con lưu vong lửa lòng nguội tắt
    Dĩ vãng quên rồi, hiu hắt tình quê.

    Lớp già nua mơ ước nẻo về

    Không nhắm mắt, cuối đời lên tiếng nấc.
    Còn tuổi trẻ hồn nhiên hoa mật
    Nơi xứ người chấp nhận quê hương.

    (Thơ Võ Đại Tôn: Tổ Quốc, Hành Trình 30 Năm, 1975-2005)


    Đáng lẽ, trước những thực tế trên, một người cầm viết, được coi là tinh hoa của VNCH như ông NND, phải nhìn rõ, và có bổn phận hun đúc tinh thần đấu tranh Quốc Hận 30.4, cùng xiển dương những lý tưởng quốc gia cao đẹp mà người Việt yêu nước khắp 5 châu đang theo đuổi. Đáng tiếc, không những ông không nhìn ra điều đó, mà ông còn viết bài ca ngợi việc xoá bỏ Ngày Quốc Hận 30.4, với một tựa đề đầy vị kỷ, trốn chạy và vô lý, "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do".

    (Còn tiếp...)


    Hữu Nguyên(Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về
    huunguyen@saigontimes.org)

  • #2
    Cá nhân tôi không đồng quan điểm với tác giả "Hữu Nguyên" .

    Suy nghĩ , và nhận định của tác giả hoàn toàn đúng như tâm tư của tất cả người Việt Quốc Gia đang sống lưu vong . Thế nhưng; đó là nhận định riêng của người Việt Quốc Gia , nếu chúng ta đứng vào địa vị của chính phủ Canada thì ngày 30 tháng 4 năm 1975 không thể là " ngày quốc hận " ; quốc hội Canda không thể ghi vào hiến pháp rằng ngày 30 tháng 4 là ngày "quốc hận" được !

    Đối với Canada, hằng năm ngày 30 tháng 4 là ngày đánh dấu chính quyền VNCH sụp đổ và chính phủ Canada mở cửa đón nhận người Việt tỵ nạn cộng sản tìm tự do và vào ngày đó ,hiến pháp Canada cho phép cơ vàng tung bay tại thủ đô Ottawa, và người Việt được phép tổ chức các buổi lễ tuởng niệm như bao cộng đồng khác như cộng đồng Armenian, Do Thái v.v...

    Đơn giản chỉ có thế .. Xin các bác các anh chị nên bình tâm suy nghĩ .
    than men
    lv

    Comment


    • #3
      Thưa

      Như ta biết , hiến pháp là bản điều lệ ghi lại các quy định để điều hành một quốc gia. Ông Ngô Thanh Hải là công dân và giữ chức Senator trong quốc hội Canada để đại diện cho hơn 220 ngàn công dân Canada gốc Việt , tất cả đều đã đã tuyên thệ .
      "".. I swear (or affirm) that I will be faithful and bear true allegiance to Her Majesty Queen Elizabeth II, Queen of Canada, Her Heirs and Successors, and that I will faithfully observe the laws of Canada and fulfil my duties as a Canadian citizen. ""
      Thì Bill-S-219 phải nói lên điều gì đó liên quan đến quyền lợi của Canada.

      Nếu như quốc hội Canada ghi rằng ngày 30 tháng 4 là ngày quốc hận của Canada thì điều này không đúng , nếu như họ ghi đó là ngày quốc hận của Viêt Nam Cộng Hòa thì việc này không dính dáng gì đến họ cả - mặc dầu ai cũng đều biết rằng không ít thì nhiều, chính phủ Canada có phần nào trách nhiệm hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đưa đến ngày sụp đổ của nền Đệ II Cộng Hòa tại Viêt Nam. Đứng trên phương diện pháp lý & công pháp quốc tế , thì hà cớ gì họ phải ghi vào hiến pháp của họ ngày quốc hận của một quốc gia ở cách xa nữa vòng trái đất ?. Nếu như vì liên đới trách nhiệm mà họ phải ghi vào hiến pháp ngày quốc hận của VNCH , thì các quốc gia từng là đồng minh của VNCH và đã từng gửi quân tham chiến như Đại Hàn , Úc , Tân Tây Lan , Phi Luật Tân , Thái Lan , Hoa Kỳ , và các quốc gia trong thành phần Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến theo hiệp định Geneve /1954 và Ủy Ban Quân Sự 4 bên - thể theo hiệp định Paris / 1973; phải làm một việc tương tự hay sao ? . Có lẽ Hoa Kỳ phải là quốc gia tiên phong và cũng là quốc gia có một danh sách dài nhất thế giới !. Mối liên hệ duy nhất của Canada đến biến cố ngày 30 tháng 4 chỉ là viêc mở cửa đón nhận người Việt tỵ nạn cộng sản.

      Thưa bác LevanNhan và các anh chị , vì lịch sử dài dòng nên toi xin tóm tắt cho dể hiểu. "Journey to freedom day" đúng như bác LevanNhan đặt câu hỏi , đây là cách mà quốc hội Canada ghi lại niềm hảnh diện của chính phủ và nhân dân họ; vì kể từ ngày đầu đặt chân lên miền đất này cho đến khi lập quốc, người dân Canada phải tìm mọi giải pháp từ chính trị kinh tế đến cả quân sự để thoát khỏi sư cai trị của ách thưc dân từ Âu Châu mà điển hình là Pháp và Anh . Khi G. Washington chưa lên làm tổng thống thì Canada đã là miền đất bao dung mở cửa đón nhận người nô lệ da đen từ Hoa Kỳ vượt biên sang tìm tự do . Đây cũng là vùng đất mở cửa đón nhận người Ai Nhi Lan tìm tự do - hàng năm có ngày St-Patrick. Trong Thế Chiến Thứ I , thì người Armenian đã tìm đến Canada tỵ nạn, tránh sự tàn sát vô nhân đạo của Ottoman (ngày nay thuộc lảnh thổ của Turkey) - ngày kỷ niệm của họ là ngày 24 tháng 4 và người Nga tỵ nạn cộng sản khi Lenin lật đổ Nga Hoàng. Đến khi Thế Chiến Thứ 2 xảy ra thì làn sóng người tỵ nạn Naziz Đức từ Âu Châu đổ về trong số đó đông nhất là Do Thái , Ý , Pháp . Đến khi Liên Xô cưỡng chiếm Đông Âu thì người Rumani, Hungari phải tìm đến Canada lánh nạn. Sau làn sóng người Việt tỵ nạn cộng sản, thi Canada đã mở cửa đón người dân Liban vì cuôc nôi chiến, và tiếp theo là người Iran khi Ruhollah Khomeini cầm đầu nhóm Hồi Giáo nổi lên làm đảo chánh. Tiếp theo đó , khi liên bang Nam Tư vỡ ra thì Canada lại mở cửa đón làn sóng người ty. nạn từ Bosnia.

      Nếu có dịp ghé thăm thành phố Montreal , các bác đi dọc theo đại lộ St-Laurent bắt đầu từ bến tàu đi dài lên phía bắc sẽ nhận thấy được dấu tích lịch sử các sắc dân đi tìm tự do tại Canada .

      Trên đây chỉ là chút kiên thức đóng góp cho diễn đàn
      Than men

      Bill S-219

      Journey to Freedom Day Act
      An Act respecting a national day of commemoration of the exodus of Vietnamese refugees and their acceptance in Canada after the fall of Saigon and the end of the Vietnam War

      Comment


      • #4
        Suy nghĩ về Ông Ngô Nhân Dụng (Bài 4)

        Hữu Nguyên - huunguyen@saigontimes.org

        Suy nghĩ về Ông Ngô Nhân Dụng
        (Bài 4)


        Hữu Nguyên (Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về
        huunguyen@saigontimes.org)



        Theo yêu cầu của một số độc giả, chúng tôi xin thưa, loạt bài "Suy nghĩ về ông Ngô Nhân Dụng" được bắt đầu bằng Bài 1, ngày 27.4; Ý kiến đóng góp của độc giả, ngày 28.4; Bài 2, ngày 29.4; 2; Bài 3, ngày 1.5. Bài 1 & 2, trình bầy về cái tâm bất chánh của ông NND qua tựa đề "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do". Bài 3, trình bầy về cái tầm bất chánh của ông Ngô Nhân Dụng qua nội dung bài viết.

        Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin trình bầy tiếp về cái tâm bất chánh, cái nguỵ biện của ông NND.

        Cụ thể, ông NND đã có tà ý khi viết: "Canada là nước đầu tiên ban hành một đạo luật hiệu lực trên toàn quốc, ghi nhớ ngày 30 Tháng Tư tượng trưng cho khát vọng tự do của loài người, dù các công dân gốc Việt chiếm khoảng 1% dân số."

        Ông NND viết như vậy là sai, vì sự thực thứ nhất, trong suốt 40 năm qua, mỗi khi nhắc đến 30.4.75, người Việt cũng như toàn nhân loại đều coi 30.4 là biểu tượng về những đau khổ tột cùng của dân tộc VN; về tội ác dã man khi VC vi phạm Hiệp Định Ba Lê, xâm lăng Miền Nam; về sự phản bội bỏ rơi đồng minh của Mỹ. Đây là sự thật hiển nhiên, và sự thật này sẽ mãi mãi tồn tại trong lương tâm và lịch sử của VN cũng như nhân loại. Sự thật, chỉ có VC mới coi 30.4 là Ngày Giải Phóng; và ông NTH, NND cùng những ai vị kỷ, thiếu tự trọng, vui sướng với cái gọi là "nhờ VC chiếm Miền Nam nên mình được tự do sung sướng ở Mỹ, Canada như ngày nay", mới coi 30.4 là Ngày Tìm Tự Do.

        Sự thực thứ hai, lịch sử nhân loại suốt mấy chục ngàn năm qua, có nhiều ngày tháng, sự kiện, cá nhân, tập thể... tượng trưng cho khát vọng tự do của loài người, trong đó tất cả đều trải qua sự hy sinh, đổ máu, tù tội, bao gồm cả triệu người Việt sau thảm kịch 30.4.75. Tuy nhiên, trong số những người Việt biểu tượng cho khát vọng tự do của nhân loại, chắc chắn không thể có những kẻ hèn nhát, vô trách nhiệm reo hò hả hê với quan niệm của ông NTH và NND: ngày 30.4 mất tự do [ở tổ quốc của mình] cũng là Ngày 30.4 Tìm Tự Do [ở một quốc gia khác].

        Sự thực thứ ba, ông NTH và ông NND nên nhớ, làn sóng người Việt liều chết ồ ạt vượt biển, vượt biên tìm tự do, dẫn đếm thảm kịch tại biển Đông, đánh thức lương tâm toàn nhân loại, chỉ xảy ra nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, sau ngày 30.4.76. Đây là sự thực hiển nhiên, và sự thật này sẽ mãi mãi tồn tại trong lương tâm và lịch sử của VN cũng như nhân loại.

        Sự thực thứ tư, chính trong bài viết, ông NND cũng đã trích dẫn nguyên văn lời giải thích của ông Lê Duy Cấn (1) trước Quốc Hội Canada: "Sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, bỏ tù mấy trăm ngàn người và đầy ải những người khác lên các “vùng kinh tế mới”, dân miền Nam quyết định phải chạy thoát chế độ cộng sản; một nhà báo Pháp đã nhận xét: Nếu cái cột đèn biết đi nó cũng chạy." Sự thực sờ sờ ra như vậy, lại chính ông NND trích dẫn câu nói của ông Lê Duy Cấn như thế, vậy mà ông NND vẫn tự mình bịt mắt, bịt tai nhi nhô "ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do", thì quả lạ lùng!!!

        Viết đến đây, chúng tôi muốn hỏi ông NND: Vậy VC chiếm Miền Nam, bỏ tù mấy trăm ngàn người và đầy ải những người khác lên các “vùng kinh tế mới” VÀO SÁNG 30.4, khiến dân miền Nam quyết định phải chạy thoát chế độ cộng sản NGAY CHIỀU 30.4 hay sao, mà ông NND có thể muối mặt viết: "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do"?

        Ông NND viết: "Người Việt ở các nước khác có thể nêu trường hợp Canada như một tiền lệ khi yêu cầu các đại biểu quốc hội noi theo gương Canada."

        Đây là một lời kêu gọi nguy hiểm, báo trước những dự luật tương tự nhằm xoá bỏ Ngày Quốc Hận 30.4 sẽ diễn ra tại Mỹ, Anh, Pháp, Úc... Lời kêu gọi của ông NND cũng khiến những nghi ngờ của chúng tôi càng thêm rõ nét. Chúng tôi NGHI NGỜ ông NTH, Lê Phát Minh và LMDCVN đã bắt tay VC thực hiện kế hoạch xoá bỏ Ngày Quốc Hận 30.4. Chúng tôi cũng NGHI NGỜ, trong những ngày tháng tới, phần để chạy tội trước công luận, phần để hoàn thiện cái gọi là "chống cộng bằng luật", ông NTH, NND sẽ chống cộng một cách ầm ĩ hơn. Chúng tôi cũng NGHI NGỜ ông Ngô Nhân Dụng báo Người Việt, ông Vi Anh Việt Báo..., đã cố tình viết bài tung hứng hậu thuẫn ông NTH xoá bỏ Ngày Quốc Hận 30.4, bất chấp sự vô lý của Đạo Luật, sự phản đối của công luận, và tiếng gọi của lương tâm. Chúng tôi cũng TIN TƯỞNG và LO NGẠI TRƯỚC VIỄN ẢNH: Trong những ngày tới, VC một mặt tiếp tục phản đối "Journey to Freedom Day Act", mặt khác VC sẽ giật dây cho nhiều cá nhân, nhiều trang webs, blogs, nhiều hội đoàn, đoàn thể nằm vùng cho chúng ở trong và ngoài nước, núp dưới bình phong tự do, dân chủ, nhân quyền, giả vờ hô hào phản đối VC, nhưng thực sự là hậu thuẫn "Journey to Freedom Day Act", tạo cơ hội cho những dự luật tương tự với dụng ý xoá bỏ Ngày Quốc Hận 30.4, được đệ trình và thông qua ở những quốc gia có người Việt cư ngụ. Lời kêu gọi của ông NND cũng khiến chúng tôi NGHI NGỜ, ông NND đã được VC cho biết rõ VIỄN ẢNH NÀY CHẮC CHẮN SẼ XẢY RA. Tuy vậy, chúng tôi THỰC TÂM CẦU MONG VÀ HY VỌNG TẤT CẢ NHỮNG TIN TƯỞNG VÀ NGHI NGỜ TRÊN ĐÂY CỦA CHÚNG TÔI ĐỀU SAI. Chúng tôi cũng THỰC TÂM CẦU MONG VÀ HY VỌNG Quý Đồng Hương hãy GIÚP ĐỠ HAI ÔNG BẰNG CÁCH CẢNH GIÁC NHÌN KỸ NHỮNG GÌ HAI ÔNG LÀM, NÓI, VIẾT... NHẤT LÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN, BẰNG HỮU, ĐỒNG CHÍ CỦA HAI ÔNG.

        Ông NND viết: "...việc ban hành đạo luật [NGÀY] Hành Trình Tìm Tự Do là một thắng lợi của người Việt tị nạn khắp thế giới, không riêng ở Canada. Thắng lợi này càng nổi bật lên vì chính quyền Cộng Sản đã phản đối và ngăn cản bằng nhiều cách trước khi dự luật được đem ra thảo luận. Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh đã gửi thư cho Bộ Ngoại Giao Canada yêu cầu Quốc Hội không thảo luận bản dự luật S-219. Nguyễn Tấn Dũng chính thức gửi thư phản đối với Thủ Tướng Stephen Harper, còn đe dọa rằng dự luật này có thể làm phương hại quyền lợi thương mại và đầu tư của Canada ở Việt Nam."

        Qua đoạn trên, chúng tôi thấy ông NND, đã vô tình hoặc cố ý, chỉ nhìn vấn đề một cách hời hợt và nông cạn ở bề nổi, qua sự phản đối ầm ĩ và công khai của VC, để rồi kết luận "Luật Ngày Hành Trình Tìm Tự Do" là một thắng lợi của người Việt tỵ nạn CS. Tin vào luận điệu tuyên truyền của CS rồi tự coi mình là chiến thắng thì quả là dại dột. Ông NND đã quên mất câu nói bất hủ của TT Thiệu, “Đừng tin những gì CS nói mà HÃY NHÌN KỸ những gì CS làm”. Ông NND nên nhớ những sự thật vô cùng quan trọng sau đây:

        Sự thật thứ nhất, chính ông NTH đã thú nhận, ngày 12.3.2014, Thứ Trưởng Ngoại Giao VC Nguyễn Thanh Sơn đã BÍ MẬT GẶP RIÊNG Ngô Thanh Hải, mặc dù ông NTH không phải là Thứ Trưởng Ngoại Giao Canada.

        Sự thực thứ hai, khi nội vụ cuộc gặp gỡ BÍ MẬT và RIÊNG bị đổ bể, ông NTH trả lời RFA: "Chính phái đoàn Việt Nam của ông Nguyễn Thanh Sơn xin gặp riêng tôi để trình bày một số việc trước khi có cuộc gặp chính thức với bên phái đoàn của Bộ Ngoại Giao. Thực ra, lúc đầu họ chỉ muốn gặp riêng tôi thôi, nhưng tôi không chịu. Tôi đòi gặp riêng rồi thì phải gặp chính thức bên Ngoại giao nữa mới được". Câu trả lời của ông NTH cho thấy mấy vấn đề: Một, tại sao VC NTS phải bí mật gặp riêng NTH? Hai, tại sao NTH, Cựu Quân Nhân QLVNCH, là người tỵ nạn CS, TNS Canada và KHÔNG PHẢI THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO Canada, lại chấp nhận đòi hỏi gặp RIÊNG và BÍ MẬT của VC NTS? Ba, VC NTS trình bầy một số việc với NTH là những việc gì? Bốn, nếu cuộc gặp gỡ đã RIÊNG và BÍ MẬT, thì VC NTS và NTH có dám trình bầy hết cho công luận biết không? Năm, VC NTS lấy tư cách gì đòi hỏi TNS NTH chỉ được gặp RIÊNG y, chứ không được GẶP CHÍNH THỨC với y khi y gặp phái đoàn Bội Ngoại Giao Canada? Phải chăng, thái độ hống hách, ngang ngược và đầy phi lý của VC NTS đã chứng tỏ NTH đã cam phận làm đầy tớ cho VC?

        Sự thực thứ ba, ngày 10.4.2014, một tháng sau ngày gặp VC NTS (12.3.2014), TNS NTH đệ trình Bill S-219 tại Thượng Viện Canada. Từ sự thực này chúng tôi có nghi vấn, khi gặp VC NTS, có đúng NTH đã hoặc đang soạn thảo Bill S-219? Nếu có, NTH có bàn bạc với VC NTS về nội dung Dự Luật hay không? Nếu có, hai người bàn bạc những chuyện gì mà phải BÍ MẬT GẶP RIÊNG? Từ sự thực này, chúng tôi NGHI NGỜ ông NTH không những phản bội người Việt yêu nước, mà còn phản bội cả chính phủ Canada, BÍ MẬT cùng VC thao túng chính trường Canada, thông qua Dự Luật S-219, mang đến cho chính phủ và nhân dân Canada một vết nhơ khôn rửa trong lịch sử.

        Sự thực thứ ba, trong cuộc hội thảo "Hiểm Hoạ Bắc Phương" vào ngày 7.4.2012, tại Paris, trước mặt ông Ngô Thanh Hải, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Liên Minh Dân Chủ, ông Nguyễn Tấn Trí, Phó Chủ Tịch Ủy Ban CHTƯ/LMDCVN,... ông Lê Phát Minh, Cố Vấn LMDCVN đã tuyên bố: Để chống Trung Cộng xâm lăng, LMDCVN chấp nhận hợp tác với CSVN. Về phương diện chính trị thì LMDCVN với CSVN là hai chiến tuyến, còn trong việc bảo vệ tổ quốc thì LMDCVN và CSVN cùng một mục tiêu, nên phải phải đứng chung với CSVN để bảo vệ tổ quốc. Chấp nhận đối thoại với CSVN không điều kiện. Một năm sau, ngày 16.5.2013, Cựu HQ Đại Tá Nguyễn Văn Thiện, Chủ Tịch UBCHTƯ Liên Minh Dân Chủ VN cho phổ biến Bản Tuyên Bố, xác nhận những điều trên là do: "phát biểu từ một số trong thành phần lãnh đạo của LMDCVN thuộc hệ phái do ông Ngô Thanh Hải làm Chủ Tịch UBCHTƯ, ông Nguyễn Tấn Trí là Phó Chủ Tịch, và ông Lê Phát Minh là Cố vấn. Tất cả các vị đó không còn hoạt động trong đoàn thể LMDCVN của chúng tôi."
        Chắc chắn khi ông LPM tuyên bố những lời trên trước mặt ông NTH, đã có sự bàn bạc và chấp thuận của ông NTH. Vì thế, cho đến nay, chúng tôi chưa hề nghe ông NTH chính thức và công khai phản đối/kỷ luật ông Lê Phát Minh, hoặc giải thích tại sao ông NTH im lặng khi nghe ông LPM có những lời tuyên bố trên; cũng như thái độ của ông NTH đối với Bản Tuyên Bố của Đại Tá Nguyễn Văn Thiện. Phải chăng, nếu ông NTH công khai kỷ luật, khai trừ ông LPM, chắc chắn ông LPM sẽ công bố SỰ THẬT, chính ông NTH và đông đảo các thành viên trong đảng LMDCVN đã cùng đồng thuận với ông bắt tay VC???

        Từ ba sự thật trên, cộng với sự phản đối ầm ĩ của CSVN, khiến chúng tôi mạnh dạn đi đến một số giả thuyết: Thứ nhất, sau khi Chủ Tịch LMDCVN NTH chấp thuận bắt tay với VC (chắc chắn từ lâu trước khi Lê Phát Minh tuyên bố), VC đã bí mật cùng NTH thực hiện nhiều việc, nhằm vận động Quốc Hội Canada thông qua Dự Luật S-219, xoá bỏ Ngày Quốc Hận 30.4, một kế hoạch mà VC đã thất bại qua hàng loạt chiến dịch như Tháng Tư Xanh, Ngày Tự Do, Ngày Tỵ Nạn...

        Giả thuyết thứ hai, vì VC muốn bằng bất cứ giá nào, phải thông qua Dự Luật S-219 trước ngày 30.4.2015 nhân dịp kỷ niệm 40 năm, nên ông NTH phải chọn danh xưng "Black April Day" cho hợp tình, hợp lý. Sau đó, theo kế hoạch, VC sẽ phản đối dữ dội, cộng với những lời "thì thầm cố vấn” của NTH (đã được VC Nguyễn Thanh Sơn mớm sẵn), bên tai Thủ Tướng Canada, khiến ông vì sợ "nhạy cảm" nên đổi "Black April Day" thành "Journey to Freedom Day" đúng như VC và NTH đã xếp đặt. Dĩ nhiên, để giúp VC xoá Ngày Quốc Hận 30.4, ông NTH phải mặt chai mày đá, khư khư chọn ngày 30.4 làm "Journey to Freedom Day". Để giúp NTH làm tròn sứ mạng, CSVN vẫn phải tiếp tục phản đối công khai và ầm ĩ, giúp NTH chính nghĩa hoá Dự Luật S-219. Nhưng chống đối lần trước của CSVN là chống đối thật, cộng với những lời thì thầm của NTH nên Thủ Tướng Canada đã sợ "nhạy cảm" phải đổi "Black April Day" thành "Journey to Freedom Day", đúng như VC mong muốn; còn chống đối sau này của CSVN chỉ là chống đối giả, và NTH biết rõ điều đó, nên ngoài mặt "hết sức oai hùng phản đối CS", còn trong lòng thì nhất quyết làm theo lời VC dậy. Hậu quả, Ngày Quốc Hận 30.4, từ "Black April Day" trở thành "Journey to Freedom Day". Đúng là VC và NTH đã làm TRÒ ĐẠI BỊP!!! Dĩ nhiên, trên đây chỉ là những GIẢ THUYẾT và chúng tôi hy vọng những GIẢ THUYẾT NÀY LÀ SAI!

        Cũng vì "phải bẻ cong ngòi bút vì nguỵ biện" nên ông NND đã vất vả và ngớ ngẩn khi chính nghĩa hoá Dự Luật của ông NTH qua câu: "Nhờ các dân biểu và nghị sĩ Canada đã lắng nghe lương tâm và lẽ phải, Dự luật S-219 đã chính thức thành đạo luật Hành Trình Tìm Tự Do” [lại thiếu chữ NGÀY]... Đọc câu ông viết, tôi thấy nó ngớ ngẩn ở mấy điểm.

        Thứ nhất, ngày 23.4.2015, trả lời phỏng vấn của RFA, ông Ngô Thanh Hải thừa nhận: "Dự luật S219 của tôi đã được thông qua tại hạ viện ngày hôm qua, Thứ Tư, vào lúc 7:30 tối. Lúc đó Hạ Viện đã tranh luận sau một tiếng đồng hồ đảng Tự Do và đảng Tân Dân Chủ có một số dân biểu cũng nói lên sự chống đối của họ. Tuy nhiên vì bên đảng Bảo Thủ có đa số thành ra sau đó khi bỏ phiếu thì tất cả mọi đảng phái đều chấp nhận hết."

        Câu trả lời của ông NTH cho thấy hai sự thật. Sự thật thứ nhất, có tranh cãi chống đối Dự Luật tại Hạ Viện. Sự thật thứ hai, số Dân Biểu Canada chống lại Dự Luật S-219 cũng khá đông, nên phải nhờ "bên đảng Bảo Thủ có đa số" nên Dự Luật mới được thông qua, như lời thú nhận của NTH. Theo Wikipedia, tại Hạ Viện Canada, đảng Bảo Thủ có 160, hai đảng Tân Dân Chủ (96) và Tự Do (36) có tổng cộng 132. Tuy không biết chính thức bao nhiêu Dân Biểu Canada bỏ phiếu chống, nhưng qua câu trả lời của ông NTH, chúng tôi tin là số DB bỏ phiếu chống khá đông. Và chắc chắn, TNS Canada bỏ phiếu chống cũng có. Như vậy, chúng tôi muốn hỏi ông NND, chẳng lẽ những DB và TNS bỏ phiếu chống Dự Luật S-219 là những người KHÔNG BIẾT "lắng nghe lương tâm và lẽ phải"?

        Thứ hai, ông NND nên nhớ, trước đó vài đoạn, ông đã viết: "Ðối với các vấn đề có tính cách nhân bản và lịch sử vượt trên các quyền lợi phe phái, các đại biểu chỉ bỏ phiếu theo lương tâm". Như vậy, thưa ông NND, chẳng lẽ, những DB và TNS chống đối Dự Luật S-219 KHÔNG CÓ LƯƠNG TÂM? Kết luận, phải chăng vì bênh vực một tà ý thì tâm bất chánh, nên ông NND đã "chính nghĩa hoá một đạo luật phi nghĩa", bằng những luận điệu bịp bợm, bất lương, khiến bản thân tôi, dù quý trọng ông cả mấy chục năm, nay cũng phải NGHI NGỜ: ÔNG NGÔ NHÂN DỤNG LÀ MỘT KẺ NGUỴ TRÍ THỨC, NGUỴ QUỐC GIA, NGUỴ TỴ NẠN CS!?

        Hữu Nguyên

        huunguyen@saigontimes


        (1) Tiện đây, chúng tôi cũng xin được hỏi ông Lê Duy Cấn, Hội Trưởng Liên Hội Người Việt Canada trong nhiều năm mấy câu hỏi. Thứ nhất, như ông đã biết, vào năm 2005-2006, Việt Tân thành lập "Nhóm Vì Tự Do" trong đó có Liên Hội Người Việt Canada, nhằm vận động mọi người chọn 30.4 làm Ngày Tỵ Nạn, để xoá bỏ Ngày Quốc Hận. Như vậy, khi đó ông có là Hội Trưởng LHNV Canada hay không? Mối quan hệ giữa ông và đảng Việt Tân như thế nào? Thứ hai, chúng tôi có nhiều bằng cớ để nghi ngờ đảng Việt Tân tiếp tay VC xoá bỏ ngày Quốc Hận 30.4 bằng Tháng Tư Xanh, Ngày Tỵ Nạn, Ngày Tự Do... Như vậy, việc ông Cấn ra điều trần trước Quốc Hội Canada, hậu thuẫn ông NTH, chọn ngày 30 Tháng Tư làm Ngày Hành Trình Tìm Tự Do, dẫn đến hậu quả xoá bỏ Ngày Quốc Hận, ông có biết, điều đó nằm trong âm mưu của đảng VT hay không? Thứ ba, khi điều trần trước QH Canada, ông giải thích: "Sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, bỏ tù mấy trăm ngàn người và đầy ải những người khác lên các “vùng kinh tế mới” dân miền Nam quyết định phải chạy thoát chế độ cộng sản". Như vậy, chữ "sau khi" được ông dùng ở đây là sau ngày 30.4 hay ngày nào? Nếu là sau ngày 30.4, tại sao ông lại đồng ý với NTH chọn ngày 30.4 là Ngày Hành Trình Tìm Tự DO? Thứ tư, Liên Hội Người Việt Canada dự định tổ chức "Dạ Tiệc Tưởng Niệm Quốc Hận 30.4" với lý do "tạo cơ hội cho các đồng bào có dịp hàn huyên, ôn lại những chuyện trong cuộc hành trình đi tìm tự do" vào ngày 25.4. Tuy sau đó, dự định này được huỷ bỏ, nhưng chúng tôi cũng muốn hỏi ông Lê Duy Cấn, ông có đóng vai trò gì trong dự định tổ chức Dạ Tiệc này hay không? Việc dự định tổ chức Dạ Tiệc vào ngày 25.4, với việc ông ra điều trần trước Quốc Hội Canada hậu thuẫn ông Ngô Thanh Hải và việc Dự Luật S-219 được thông qua Quốc Hội vào ngày 22.4, khiến chúng tôi đi đến giả thuyết, ông và ông NTH đã làm việc chặt chẽ với nhau và cả hai cùng biết trước và phải biết chắc, Dự Luật S-219 sẽ được QH Canada thông qua. Nếu giả thuyết này đúng, tại sao và nhờ ai, ông lại có thể biết chắc như vậy?
        Last edited by BaNai; 05-04-2015, 02:56 AM.

        Comment


        • #5


          ​Suy nghĩ về Ông Ngô Nhân Dụng (Bài 2)



          Hữu Nguyên

          ( huunguyen@saigontimes.org)

          Trong bài trước, chúng tôi đã trình bầy một vài suy nghĩ về bài viết "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do" của ông Ngô Nhân Dụng. Chúng tôi cũng đã mạn phép phổ biến những ý kiến đóng góp của Quý độc giả. Trong số đó, có vị đã dùng đôi ba chữ không được nhã nhặn với ông NND, nhưng trong một chừng mực nào đó, chúng tôi thấy có bổn phận tôn trọng quyền tự do ngôn luận của độc giả, nhất là vì chúng tôi chân thành tin rằng, việc làm của ông Ngô Thanh Hải và bài viết của ông Ngô Nhân Dụng, có tính gây hấn (to provoke or to incite to anger), khi hai ông cố tình và trắng trợn, xúc phạm đến những nỗi đau đớn tang tóc của bản thân, gia đình, tổ quốc, dân tộc VN; cùng những niềm tin thiêng liêng, những giá trị tinh thần cao quý... mà tất cả những người Việt yêu nước hằng ấp ủ.



          Tiếp tục bài viết, chúng tôi nhận thấy ý kiến đóng góp của ông NTM đã mở ra phạm trù phi luân lý qua tựa đề "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do" của ông NND. Ông NTM viết: "Đọc bài của ông HN, bà xã phì cười quay sang hỏi tôi ông Ngô Nhân Dụng viết “ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do. Vậy đàn ông các anh ai cũng giống ông Dụng, ngày mất vợ, cũng là ngày tìm vợ mới hỉ? Tôi lắc đầu nói ngay, ai anh không biết, chứ anh thì làm gì có chuyện đó. Với anh ngày vợ mất cũng là ngày anh chết theo vợ".

          Người Việt Nam xưa nay có tục lệ, khi người thân yêu chẳng may qua đời, người sống đều tuỳ theo quan hệ mà để tang từ ba năm (đại tang) đến ba tháng (ti ma); riêng chồng mất, vợ để tang 27 tháng; vợ mất, chồng để tang một năm. Với truyền thống văn hóa như vậy, những ai ngày mất chồng, mất vợ, cũng là ngày tìm chồng mới, vợ mới, có lẽ sẽ bị cha mẹ từ bỏ, hàng xóm láng giềng phỉ nhỏ. Ngay cả xã hội Tây Phương, tuy cởi mở và phóng túng, cũng không ai chấp nhận những những kẻ ngày mất chồng, mất vợ, cũng là ngày tìm chồng mới, vợ mới. Với cha mẹ, vợ chồng, anh chị em... còn có những ràng buộc thiêng liêng như vậy, huống hồ lòng ái quốc, nghĩa đồng bào.



          Đồng ý, tựa đề của ông NND không hề ghi: Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do "MỚI", nhưng ai đọc cũng phải thừa nhận, trong ngữ cảnh, ông NND đã có ý khẳng định: Ngày 30.4.75, người Việt mất tự do tại VN, cũng là ngày người Việt TÌM TỰ DO MỚI Ở CANADA, MỸ, ÚC... Phải khẳng định như vậy, ông NND mới có thể ca ngợi luật "Journey to Freedom Day Act". Từ sự khẳng định hoàn toàn sai lầm đó, ông NND đã vô hình chung, mô tả cộng đồng người Việt hải ngoại là một tập thể hèn nhát, vị kỷ, trốn tránh trách nhiệm, sẵn sàng bỏ mặc thân nhân, bằng hữu, gia đình, tổ quốc,... trong tay giặc, để lo cho sự an toàn của bản thân qua việc thảnh thơi làm một chuyến "hành trình tự do" ở một vùng đất khác, hoàn toàn xa lạ. Và chuyến "hành trình tìm tự do" này được thực hiện NGAY TRONG NGÀY QUỐC HẬN MẤT NƯỚC 30.4.75! Nhưng mô tả cộng đồng người Việt ích kỷ, hèn nhát, trốn tránh trách nhiệm, vô ơn bạc nghĩa... như vậy chưa đủ, ông NND còn mô tả cộng đồng người Việt hải ngoại, ấu trĩ và vô liêm sỉ đến độ YÊU CẦU CHÍNH PHỦ QUỐC GIA SỞ TẠI THÔNG QUA LUẬT CA NGỢI VÀ ĂN MỪNG SỰ ÍCH KỶ, HÈN NHÁT, VÔ ƠN BẠC NGHĨA CỦA CHÍNH MÌNH!



          Viết đến đây, tôi đau lòng nhận ra, lời vu cáo trắng trợn và hỗn xược của tên thủ tướng VC Phạm Văn Đồng khi gọi người Việt hải ngoại là "ma cô, đĩ điếm", có lẽ cũng không xấu xa, ti tiện bằng việc ông NND binh vực tà ý NTH khi viết "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do". Người Việt yêu nước nào cũng sẵn sàng chấp nhận và tự hào khi bị kẻ thù VC chửi bới, bôi nhọ, tra tấn hành hạ, thậm chí bắn giết. Nhưng chắc chắn, ai ai cũng vô cùng đau đớn và uất hận, khi nhận ra kẻ phản bội đâm sau lưng, chính là người chúng ta yêu thương, tin tưởng. Betrayal is a gross violation of trust and can be one of the most devastating forms of pain inflicted upon a human being.



          Viết đến đây, chúng tôi cũng thừa nhận một sự thật, trong quá khứ, ông Ngô Nhân Dụng là một người cầm viết đáng quý. Những bài viết của ông đã thực sự có sức mạnh cảm hoá đối với người Việt trong và ngoài nước, ngay cả với người cộng sản. Nhưng biết ơn những bài viết giá trị của ông trong quá khứ, không có nghĩa chúng ta im lặng trước những sai lầm nghiêm trọng của ông trong hiện tại. Những sai lầm, như ông WS đã viết: "binh vực một tà ý, phải bẻ cong bút vì ngụy biện". Ông WS cũng có nhận xét rất đáng để ông NND, NTH và những người cùng phe hóm của hai ông suy ngẫm và ăn năn: "Làm người phải có lương tâm và trọng sự thật. Và Sự Thật là 30/4/1975 là Ngày Quốc Hận. Sử dụng thuật ngữ trong tinh thần ngụy biện là hành xử thông thường của lái buôn chính trị và các kẻ a dua để kiếm cơm thừa cháo cặn".


          Ông NTH, ông NND là thành phần tinh hoa của VNCH. Hai ông lại được hội nhập trong những xã hội tự do dân chủ đệ nhất thế giới gần nửa thế kỷ. Không những thế, ông NTH còn nhờ sự hậu thuẫn của người Việt mà thành công trên con đường chính trị; ông NND cũng nhờ độc giả người Việt mà trở thành một nhà báo tên tuổi, có uy tín. Vì vậy, có thể nói, hai ông là thần tượng của người Việt hải ngoại, và người Việt hải ngoại là niềm tin, chỗ dựa và sự kỳ vọng của 90 triệu người Việt trong nước. Được sự tin tưởng và kỳ vọng đó, lại được sống trong xã hội tự do dân chủ hơn nửa đời người, đáng lẽ với LƯƠNG TÂM VÀ LÒNG TÔN TRỌNG SỰ THẬT, hai ông phải thừa nhận SỰ THẬT 30.4 LÀ NGÀY QUỐC HẬN. Trái lại, hai ông đã không tôn trọng SỰ THẬT đó. Không những thế, hai ông còn lợi dụng lòng tin của độc giả (NND), và sự hậu thuẫn của người Việt (NTH), kẻ dùng thủ đoạn tiêu lòn chính trị khi đệ trình dự luật, kẻ "sử dụng thuật ngữ trong tinh thần nguỵ biện" khi viết bài, để cùng nhau tung hứng, toa rập, nhằm xoá bỏ SỰ THẬT 30.4 LÀ NGÀY QUỐC HẬN.



          Dĩ nhiên, bên cạnh sai lầm của hai ông, việc xuyên tạc và xoá bỏ Ngày Quốc Hận còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có bàn tay lông lá của VC, sự đồng loã vô tình hoặc cố ý của thân nhân, bằng hữu, đồng chí, của hai ông. Ngoài ra, thái độ im lặng thụ động của dư luận cũng tạo điều kiện mầu mỡ cho hai ông tung hoành. Điều này là dấu hiệu nguy hiểm cho cộng đồng. Bác học Albert Einstein đã nói: "The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it". Trong phạm vi cộng đồng, chúng tacó thể hiểu: "Cộng đồng người Việt bị chệch hướng, không chỉ vì những kẻ bất lương thân cộng, mà quan trọng hơn, vì sự im lặng của mọi người". Bác học Albert Einstein cũng đã nói, "Those who have the privilege to know have the duty to act." Điều này có nghĩa, trong sự im lặng của mọi người, những người may mắn có được sự hiểu biết phong phú, bằng cấp cao, hoặc ở cương vị lãnh đạo cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, các tổ chức đấu tranh... bao giờ họ cũng có bổn phận phải lên tiếng nhiều hơn. Vì vậy, khi im lặng, họ sẽ có lỗi nhiều hơn.


          Chúng tôi biết, nhiều vị thân hào nhân sĩ, có uy tín và đáng kính trong cộng đồng, không đồng ý với việc làm của ông NTH và NND, nhưng không dám lên tiếng vì sợ bị phỉ báng, mạ lị. VC biết được điều đó, nên VC đã lợi dụng kỹ thuật CIE (Computer Internet Email), khai thác tối đa sự khủng bố trong "thế giới ảo" để trấn áp một cách đê tiện và vô trách nhiệm trên mạng internet, khiến những người có lòng, phải im lặng. Nhưng cũng giống như cái chết, sợ chết SẼ CHẾT nhiều lần trước khi chết; một lần sợ hãi chúng ta sẽ sợ hãi SUỐT ĐỜI. Và đời người chỉ sống có một lần, liệu chúng ta có chấp nhận sống cả đời trong sự sợ hãi?



          Viết đến đây, tôi lại nhớ đến cuộc họp báo của ông Võ Đại Tôn tại Hà Nội vào ngày 13 tháng 7 năm 1982. Lúc đó, chủ nghĩa CS đang tung hoành trên thế giới, CSVN mới chiếm được Miền Nam hơn 7 năm. Vậy mà một thân một mình, đứng giữa vòng vây của kẻ thù, ông Võ Đại Tôn đã dám nói những lời son sắt: “Tôi sẽ không phản bội bất cứ ai đã giúp đỡ, ủng hộ tôi. Tôi tiếp tục duy trì lập trường chính trị của tôi, để tranh đấu cho tự do và giải phóng dân tộc. Tôi đã sẵn sàng nhận bất cứ một bản án nào mà chế độ CS dành cho tôi. (1) Từ đó đến nay, ngay tại VN, giữa sự hung tàn man rợ của CS, bao nhiêu người VN vẫn can đảm nói lên sự thật bất chấp tù đầy, tra tấn, chết chóc. Vậy thì tại sao, ở hải ngoại, sống trong tự do dân chủ, được luật pháp bảo vệ, những người như ông NTH, NND... lại có thể cấu kết với nhau, xuyên tạc sự thật? Tại sao chúng ta phải sợ hãi những lời phỉ báng mạ lị, ngậm máu phun người... của những kẻ ném đá giấu tay?



          Tôi là một trong số hàng chục triệu người Miền Bắc, không may mắn phải sống trong sự kìm kẹp của chế độ CS. Tôi đau lòng chứng kiến cảnh cha già bị đấu tố trong Cải cách Ruộng đất. Chính bản thân tôi khi đó mới 5 tuổi, nhưng mỗi khi ra đường, cũng bị trẻ em trong làng bắt giữ và bị "đấu tố trước toà án nhân dân". Vì vậy, tôi không có tuổi thơ, tôi không được đến trường cho đến năm tôi lên 9. Tôi chỉ được cha già dậy tại nhà, cửu chương, làm toán và tập viết chính tả từ cuốn Cổ Học Tinh Hoa do cha tôi chép tay. Mỗi khi nghe người khác nhắc đến kỷ niệm quê hương, bạn bè thời thơ ấu, tôi chỉ nhớ đến hình ảnh đau khổ, bệnh hoạn của Bà nội, của người Cha già và người bạn duy nhất của tôi là con trâu của ông Cửu Yến, tôi phải cắt cỏ, tắm rửa.



          Khi phải đi bộ đội vô Nam, Cha tôi cho tôi biết địa chỉ của bốn người chị đi Nam 1954. Nhờ vậy, ngay khi đặt chân đến Miền Nam năm 20 tuổi, tôi đã ra hồi chánh. Và từ đó, được sống trong xã hội tự do của Miền Nam, tôi hạnh phúc ngụp lặn trong sách vở, trong tự do và những giá trị tuyệt vời, đầy lòng đầy nhân ái, khoan dung, độ lượng, vị tha của xã hội, con người Miền Nam. Trong những ngày tháng sau năm 1975, khi vượt ngục, lúc tìm đường vượt biên, tôi vô cùng xúc động được sống ung dung thoải mái trong sự cưu mang, đùm bọc... của không biết bao nhiêu tấm lòng yêu thương của người dân Miền Nam, bất chấp hiểm nguy, khi họ biết tôi trốn tù cải tạo. Nhưng khi trở lại Miền Bắc, tôi sống trong hốt hoảng, sợ hãi, lo âu, chỉ dám về thăm Mẹ già và người chị ruột. Còn lại, tôi không dám cho một ai biết. Vì vậy, trong hồi ký "Tôi Tìm Tự Do" , tôi đã viết, ở Miền Nam, tôi như cá trong nước. Còn ở Miền Bắc, tôi như cá trên thớt.

          Tôi phải viết những dòng trên, vì hôm nay là ngày Quốc Hận 30.4 và bây giờ là 6 giờ sáng giờ Sydney. Hai mắt tôi đau nhức cả tháng nay, nhưng tôi vẫn cố gắng viết, vì tháng Tư này là tháng Quốc Hận của năm thứ 40. Tôi viết không chỉ cho riêng tôi cùng những gì tôi đã thầm hứa với lòng trong suốt nửa thế kỷ qua, mà tôi còn viết vì vong linh những người thân yêu của tôi đã khuất trong đau đớn, uất hận; vì muôn triệu nổi khổ đau của đất nước dân tộc tôi, trong đó có thân nhân, bằng hữu của tôi, còn sống trong áp bức hay đã khuất trong uất hận. Tôi viết để nói lên sự thực, trong nỗi đau khổ của tôi, của gia đình tôi và tất cả những người dân khốn khổ ở Miền Bắc, chúng tôi luôn luôn tâm niệm, tất cả những người dân Miền Nam, nhất là những người được ăn học, thành tài và thừa hưởng nhiều ân sủng của VNCH, đều là những người may mắn, đáng quý và đáng kính. Sự thực, CSVN hôm nay và mai hậu còn tàn bạo, thối nát, độc ác, phản bội dân tộc... gấp bội thời điểm 40 năm về trước. Vì vậy, chúng tôi tha thiết hy vọng và âm thầm một lời nguyện cầu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ thời gian nào, những người dân của VNCH, nhất là những người hiện đang sống ở hải ngoại như ông NTH, NND... hãy sống sao cho xứng đáng với niềm tin và lòng kỳ vọng của 90 triệu ngưởi dân Việt đang sống trong đau khổ dưới sự kìm kẹp của VC.

          (Còn tiếp...)


          Hữu Nguyên

          (Mọi góp ý xin gửi về huunguyen@saigontimes.org)




          (1) Trong video ghi lại cuộc Họp Báo Quốc Tế Ngày 13.7.1982, trích từ Đài Truyền Hình Nhật Bản, ở phút 5.05' đến phút 5.17', trong thời gian hơn 10 giây đồng hồ, Quý vị sẽ thấy, Ông Võ Đại Tôn ung dung, thanh thản và điềm tĩnh nhìn mọi người, trước khi ngước mặt lên trần, nguyện cầu âm thầm với Thân Mẫu và Mẹ VN, cho Ông đủ can đảm và sáng suốt vượt qua mọi thử thách, xứng đáng là NGƯỜI CON TRUNG HIẾU CỦA TỔ QUỐC.... Lời nguyện cầu vừa xong cũng là lúc hai mắt Ông đẫm lệ...
          Last edited by BaNai; 05-04-2015, 04:03 PM.

          Comment


          • #6

            Suy nghĩ về Ông Ngô Nhân Dụng (Bài 3)

            Hữu Nguyên ( huunguyen@saigontimes.org)

            Trong hai kỳ trước, chúng tôi đã trình bầy về cái tâm bất chánh của ông Ngô Nhân Dụng qua tựa đề, "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do". Kỳ này, chúng tôi trình bầy về cái tâm bất chánh của ông NND thể hiện một cách cụ thể trong bài viết.


            Ông Ngô Nhân Dụng viết: "Năm ngoái, Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đề nghị dự luật này với tên là “Ngày Tháng Tư Ðen” (Black April Day). Khi thảo luận tại Thượng Viện, nhiều nghị sĩ đề nghị đổi tên để mang một ý nghĩa tích cực hơn và dễ được người Canada thuộc các sắc dân khác ủng hộ; do đó đề nghị đổi tên thành luật Hành Trình Tìm Tự Do. Nhiều người Việt không thỏa mãn với tên gọi không phản ảnh nỗi đau buồn và uất hận vì mất tự do. Nhưng đổi tên là một thỏa hiệp khôn ngoan để đạt mục đích muốn cả nước Canada ghi nhận phong trào vượt biển tị nạn của người Việt sau ngày 30 Tháng Tư 1975 là một biểu tượng cho khát vọng tự do của con người. Chưa một sắc dân nào ở Canada được Quốc Hội đối xử đặc biệt như vậy".



            Trong đoạn trên, chúng tôi không đồng ý với ông NND mấy điểm.


            Thứ nhất, "Luật Ngày Tháng Tư Đen" (Black April Day Act), sau đổi thành "Luật Ngày Hành Trình Tìm Tự Do" (Journey to Freedom Day Act), chứ KHÔNG PHẢI "luật Hành Trình Tìm Tự Do" (thiếu chữ NGÀY) như ông NND viết.



            Chữ DAY được dùng trong Bill S-219 vô cùng quan trọng, vì nó chỉ rõ NGÀY 30 tháng TƯ của mỗi năm là "Ngày Tháng Tư Đen" (The thirtieth day of April in each and every year as “Black April Day”). Khi Bill S-219 được đổi tên, chữ DAY cũng vô cùng quan trọng, vì nó chỉ rõ NGÀY 30 tháng TƯ của mỗi năm là "Ngày Hành Trình Tìm Tự Do" (The thirtieth day of April in each and every year as “Journey to Freedom Day”).

            Chính vì sự quan trọng của chữ DAY trong dự luật (cùng chỉ rõ một ngày nhất định trong năm là 30.4), nên ta mới thấy sự mâu thuẫn và phi lý đến trắng trợn của ông NTH: Đã chọn ngày 30.4 hàng năm làm ngày tưởng niệm sự tang tóc đau thương của tất cả những người Việt yêu nước trên thế giới, trong đó có người Việt Canada; đến khi đổi danh xưng của Bill S-219 thành “Journey to Freedom Day” để ăn mừng những người Việt đã đến Canada định cư thành công, ông VẪN GIỮ NGUYÊN NGÀY 30.4.



            Chắc chắn, bản thân ông NND nhận ra sự vô lý này, nhưng vì "thân bất do kỷ", phải làm điều sai trái ngoài ý muốn, nên ông NND đã lúng túng giảm thiểu sự vô lý bằng cách cố tình bỏ chữ NGÀY khi viết: "luật Hành Trình Tìm Tự Do", thay vì phải viết đúng là "luật Ngày Hành Trình Tìm Tự Do".



            Cũng vì lúng túng, nên trong toàn bài viết, ông NND cố ý viết thường chữ “ngày” và để ở ngoài ngoặc kép; cũng như ông chỉ viết có MỘT LẦN tên tiếng Anh nhưng bỏ chữ DAY. Ông viết, "ngày 30 Tháng Tư mỗi năm là ngày “Tìm Tự Do” (Journey to Freedom)"; thay vì ông NND phải viết đúng: "ngày 30 Tháng Tư mỗi năm là "Ngày Tìm Tự Do” (Journey to Freedom Day)". Đọc đến đây, một số vị có thể cho tôi "chẻ sợi tóc làm tư". Nhưng sự thực, trong ngôn ngữ, có những chữ đóng vai trò vô cùng quan trọng, bộc lộ chân tướng của người viết, trong ý thức lẫn cả vô thức, nên phải chẻ làm tám, làm mười. Vì thế, ngạn ngữ tiếng Anh mới có câu “read between the lines”.




            Điểm thứ hai, việc đổi tên từ “Black April Day” sang “Journey to Freedom Day” không phải như ông NND viết: "Khi thảo luận tại Thượng Viện, nhiều nghị sĩ đề nghị đổi tên để mang một ý nghĩa tích cực hơn và dễ được người Canada thuộc các sắc dân khác ủng hộ". Sự thực, chính TNS Ngô Thanh Hải, khi trả lời phỏng vấn RFA ngày 12.12.2014 đã cho biết lý do phải đổi tên vì: "thủ tướng và chính phủ cho rằng dùng chữ “black” nó hơi nhạy cảm". Tuy ông NTH không nói rõ vì sao "nhạy cảm", "nhạy cảm" với ai, nhưng mọi người đều hiểu, thủ tướng và chính phủ Canada sợ chữ "black" "nhạy cảm" với CSVN vì nó nhắc nhở mọi người nhớ tới tội ác CSVN khi chúng vi phạm Hiệp Định Ba Lê cưỡng chiếm Miền Nam.



            Khi ông NTH nói "thủ tướng và chính phủ", ta phải hiểu chữ chính phủ trong nghĩa hẹp là "hành pháp", là đảng cầm quyền, chứ không phải trong nghĩa rộng toàn bộ cơ cấu lập pháp, hành pháp và tư pháp Canada. Hiểu trong nghĩa hẹp như vậy, ta sẽ thấy hợp lý, khi VC ngấm ngầm hoặc công khai phản đối Bill S-219 với tên gọi ban đầu "Black April Day Act", thủ tướng và chính phủ Canada đã khuyên ông NTH không nên dùng chữ “black” vì nó "hơi nhạy cảm", như NTH đã thú nhận. Kết quả, "Luật Ngày [30] Tháng Tư Đen" phải đổi thành "Ngày [30.4] Tìm Tự Do". Nhưng điều cực kỳ vô lý ở đây là: Mặc dù ông NTH đổi tên gọi từ nghĩa tang thương uất hận (Ngày Tháng Tư Đen) do chính ông chọn lúc đầu, sang tên gọi mới với nghĩa vui mừng hạnh phúc (Ngày Hành Trình Tìm Tự Do), ông NTH vẫn giữ nguyên ngày 30.4?!


            Quả thật, việc làm của ông NTH đã trúng ý CS, vì như vậy, đến ngày 30.4 hàng năm, tại VN, CS vui mừng tổ chức "Ngày Giải Phóng", ở Canada, ông NTH cũng vui mừng tổ chức "Ngày Hành Trình Tìm Tự Do"? Quả thật, "30.4 Liberation Day" của VC và "30.4 Freedom Day" của ông NTH là anh em sinh đôi (identical twin)!!! Chắc chắn ông NTH và NND biết rõ chủ nhân của cái bào thai identical twin này!!!



            Điểm thứ ba, ông NND đã sai lầm khi viết "Nhiều người Việt không thỏa mãn với tên gọi không phản ảnh nỗi đau buồn và uất hận vì mất tự do". Sự thực, đông đảo người Việt đều đồng ý với tên gọi "Ngày Hành Trình Tìm Tự Do", nhưng KHÔNG ĐỒNG Ý VIỆC CHỌN NGÀY QUỐC HẬN 30.4 LÀM NGÀY HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO! Sự thực này là nguyên nhân chính đáng khiến đông đảo người Việt phản đối. Sự thực này cũng chứng tỏ, thái độ cố chấp, trước sau một mực chọn ngày 30.4 của ông NTH đã khiến chúng tôi đi đến một giả thuyết hợp lý: Ông NTH đã chấp nhận thực hiện kế hoạch của VC: XOÁ BỎ NGÀY QUỐC HẬN 30.4, điều VC đã cố làm nhưng thất bại qua chiến dịch Tháng Tư Xanh, Ngày Tự Do, Ngày Tỵ Nạn...

            Dĩ nhiên, cả ông NTH lẫn NND đều biết rõ điều đó, nhưng cả hai ông với sự bất lương trí thức, đã cố tình xuyên tạc sự thật một cách xảo quyệt. Đọc toàn bài viết của ông NND, cũng như những cuộc trả lời phỏng vấn của ông NTH, người đọc chỉ thấy hai ông mô tả phe hậu thuẫn cho “Journey to Freedom Day Act” với những lời tốt đẹp, cao thượng, nhìn xa trông rộng; và phe chống đối với những lời xấu xa, thiển cận, quy chụp họ là VC hoặc thân cộng. Tuyệt nhiên, hai ông không đề cập đến những người hậu thuẫn “Journey to Freedom Day Act” VỚI ĐIỀU KIỆN HỢP LÝ VÀ DUY NHẤT: KHÔNG CHỌN NGÀY QUỐC HẬN 30.4 !


            Thứ tư, ông NND cũng sai lầm và tự mâu thuẫn khi viết: "Nhưng đổi tên là một thỏa hiệp khôn ngoan để đạt mục đích muốn cả nước Canada ghi nhận phong trào vượt biển tị nạn của người Việt sau ngày 30 Tháng Tư 1975 là một biểu tượng cho khát vọng tự do của con người." Trong khi ông NND viết đề tựa, "Ngày mất tự do cũng là Ngày Tìm Tự Do" để tung hứng nhịp nhàng với việc trá nguỵ chọn đúng ngày 30.4 làm Ngày Hành Trình Tìm Tự Do, thì ở đây chính ông NND lại để lộ chân tướng qua dòng chữ "sau ngày 30 Tháng Tư 1975" (có nghĩa không đúng ngày 30.4). Như vậy, chỉ trong không đầy 20 dòng chữ, ông NND đã tự mâu thuẫn và tự chửi chính ông.



            Thứ năm, ông NND cũng đã ngây ngô đến độ lố bịch khi viết: "Chưa một sắc dân nào ở Canada được Quốc Hội đối xử đặc biệt như vậy." Với dân số người Việt tại Canada chiếm chưa tới 1% tổng số 36 triệu dân Canada, trong khi những sắc dân khác, Ái Nhĩ Lan (13.83%), Đức (9.75%), Ý (4.53%), China (4.53%),... tôi không nghĩ, trong một quốc gia tự do dân chủ như Quốc Hội Canada lại có thể thiên vị, đối xử với người Việt đặc biệt đến độ ông NND phải viết "chưa một sắc dân nào ở Canada được đối xử đặc biệt như vậy". Viết kiểu khí lừa, tự lừa dối mình lừa dối người và thổi ống đu đủ như vậy, quả thực, ông NND đã coi thường trình độ người đọc và người Việt ở Canada.


            Sự thực, cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới, mỗi sắc dân trong nước Canada, đều có một vị trí đặc biệt về lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá, quá trình hội nhập... Từ những đặc biệt đó, Quốc Hội Canada có những đạo luật đặc biệt phù hợp với mỗi sắc dân. Vì vậy, chúng ta không thể đem cái đạo luật đặc biệt chỉ có với sắc dân mình so với sắc dân khác không có, để rồi hí hửng vỗ tay thi nhau thổi ống đu đủ cho nhau, như ông NND viết, "Chưa một sắc dân nào ở Canada được Quốc Hội đối xử đặc biệt như vậy."

            Đọc đến đây, chúng tôi tin chắc, một người cầm viết lâu năm và sắc bén như ông NND không thể nào ấu trĩ về chính trị và thiếu hiểu biết về dân chủ đến như vậy. Chẳng qua, chỉ vì "binh vực một tà ý" nên ông NND "phải bẻ cong bút vì ngụy biện", đúng như ông WS đã nhận xét.

            (Còn tiếp...)

            Hữu Nguyên
            huunguyen@saigontimes.org







            2
            Last edited by BaNai; 05-04-2015, 04:48 PM.

            Comment


            • #7
              Trả Lại Ý Nghĩa Ngày Quốc Hận


              Đỗ Văn Phúc


              Những biến cố xảy ra trong lịch sử đều được đặt những danh xưng đúng với tầm vóc và ý nghĩa của nó. Ngày Quốc Khánh là ngày vui chính của quốc gia, thường là ngày lập quốc, ngày độc lập, ngày ban hành hiến pháp, ngày cách mạng thành công… Ngược lại ngày Quốc Tang, Quốc Hận là những ngày đau buồn, mất mát lớn lao chung của đất nước và dân tộc. Những danh xưng có khi do các văn bản của nhà nước ban hành, ấn định; nhưng cũng có khi từ sự sử dụng và chấp nhận bởi quần chúng cùng chia sẻ những thành quả, hệ lụy của biến cố. Tuỳ theo quan điểm chính trị, mà ngày vui của người này có thể là ngày buồn của người kia.

              Đối với người Việt Nam vào thời đại chúng ta, ngày 20 tháng 7 năm 1954 là ngày Quốc Hận vì nó đánh dấu sự chia đôi lãnh thổ, bắt đầu cho cuộc chiến tranh tàn khốc giữa hai miền. Kế đến là ngày 30 tháng 4 năm 1975, đánh dấu ngày Việt Nam Cộng Hoà bị Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm mà hệ quả là hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi trong khi hàng chục triệu đồng báo còn lại chịu đựng bao nhiêu cảnh tang tóc, tù đày, áp bức, bóc lột.

              Những người may mắn vượt thoát ra các nước ngoài đã gọi ngày 30-4 là ngày Quốc Hận và đã hàng năm tổ chức những sinh hoạt một cách trang trọng, với những nghi thức để tưởng niệm đất nước đã mất trong tay quân thù là chính, sau đó là gợi lại những kỷ niệm, cảm xúc đau buồn và nuôi dưỡng quyết tâm khôi phục giang sơn.

              Nhưng không hiểu vì lý do nào thúc đẩy, từ những năm qua, đã có vài người, vài tổ chức muốn thay đổi danh xưng ngày Quốc Hận. Họ đặt cho những tên rất kêu như: Ngày Miền Nam Việt Nam, Ngày Hành Trình Tự Do. Đáng nói là nhiều vị đem tâm trí, thì giờ vận động các chính quyền Tiểu Bang, Quốc Hội để ban hành những văn bản thừa nhận ngày 30-4 dưới những danh xưng khác nhau.

              Những văn bản, từ các Tuyên Bố cho đến các Nghị Quyết của các cấp chính quyền địa phương nói lên sự quan tâm của họ đối với cộng đồng người Việt. Chúng ta vô cùng trân trọng và cảm ơn họ. Nhưng dù sao, họ không phải là người Việt Nam như chúng ta để có thể hiểu thâm sâu những vấn đề chính trị nội bộ của chúng ta. Họ không đơn phương, chủ động trong sự lựa chọn các danh xưng; mà chắc chắn phải do những người vận động đề ra. Vậy tại sao không yêu cầu họ dùng hai chữ Quốc Hận mà phải thay thế bằng những chữ Hành Trình Tự Do hay gì gì khác?

              Khi đã thay đổi danh xưng cho một biến cố, chắc chắn người nào cũng hiểu rằng nó sẽ thay đổi cách nhìn và cảm xúc đối với biến cố đó. Nói đến Quốc Hận, là nói đến mất mát đau thương, oán hận… Nhưng khi nói đến Hành Trình Tự Do là nói đến nỗi hân hoan, vui mừng vì đã thoát ra khỏi sự ràng buộc, nô lệ, tiến đến đời sống an vui… Dĩ nhiên ra khỏi đất nước Việt Nam, đến những nước văn minh dân chủ thì hân hoan là phải. Nhưng nó không lấp khỏa được nỗi đau buồn mất nước.

              Một nhân vật truyền thông quen thuộc đã viết trong một điện thư đặt vấn đề rằng: “Như thế, sang năm và các năm kế tiếp, đến ngày 30-4, người Việt Nam ở Canada chắc sẽ tổ chức kỷ niệm “Hành Trình Tự Do” thay vì “Quốc Hận”? Và đã kỷ niệm Hành Trình Tự Do thì phải vui, phải có liên hoan, văn nghệ để mừng. Thế là Ngày Quốc Hận tự nhiên bị xoá bỏ?”

              Những người bênh vực cho tên “Hành Trình Tự Do” đưa ra tin tức nhà cấm quyền Cộng Sản Việt Nam phản đối lồng lộn tên gọi này để chứng minh rằng đó là một thắng lợi của người Việt tị nạn, là đòn chí tử đánh vào chế độ Cộng Sản… Xin thưa, trong chính trị đầy mưu lược quyền biến. Bạn của thù chưa hẳn là thù, thù của thù chưa hẳn là bạn. Những gì kẻ thù của ta ca tụng, chưa hẳn là đáng ghét; và những gì kẻ thù của ta chống đối, cũng chưa hẳn là đáng theo đâu. Sự kiện Việt Cộng chống đối đạo luật công nhận Hành Trình Tự Do chỉ là tung hoả mù làm cho người Việt hải ngoại háo hức, tưởng mình đã chiến thắng cho đến khi bình tâm suy nghĩ mới chợt nhớ ra mình đã đánh mất ngày Quốc Hận.

              Ngoài ra, còn một điều rất đáng lo ngại. Việc vận động đổi danh xưng này đã đem lại sự bất đồng sâu sắc trong tập thể người Việt. Hai bên thuận và chống đã đi quá xa khi tung ra những bài viết, điện thư chống phá nhau với lời lẽ thiếu hoà nhã có khi còn tệ hơn là đối với Cộng Sản kẻ thù chung. Từ một việc làm không cần thiết, bất lợi, không rõ những vị khởi xướng có nhìn thấy hậu quả đáng buồn đem đến chia rẽ trong cộng đồng do “thiện chí” của mình không? Phải chăng chúng ta lại rơi vào cái bẫy của Nghị Quyết 36?

              Và cũng còn một điều đáng đề cập nữa. Tại sao chúng ta cứ quan trọng hoá những tấm giấy của các nhà cầm quyền địa phương để công nhận ngày này, tháng nọ? Có thêm Nghị Quyết của Tiểu Bang, Tuyên Cáo của Thành Phố thì càng vui, mà không có các văn bản đó, chúng ta vẫn cử hành các ngày Tết, kỷ niệm của chúng ta thoải mái; vẫn cứ treo lá cờ Vàng Ba sọc Đỏ bất cứ đâu miễn không vi phạm luật pháp sở tại. Có phải chăng đây là cái mặc cảm tự ti cho nên cần bám vào ân sủng của viên chức sở tại để thấy vinh dự hơn?

              Lại có nhiều vị than phiền rằng trong ngày 30-4 vừa qua, có người cắm cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên xe, chạy qua đường phố bóp kèn inh ỏi. Người ngoại quốc thấy vậy đã hỏi: Đây là ngày vui gì mà các vị biểu dương như vậy? Mong rằng những hành động vô ý thức lố bịch này không tái diễn vì trong ngày buồn, người ta không biểu lộ niềm vui.

              Đỗ Văn Phúc

              Michael Do (Do Van Phuc)

              Comment


              • #8
                Thông Cáo Đặc Biệt của UBTTTADCSVN
                Về việc: Âm mưu xóa bỏ Ngày Quốc Hận 30/4, Ngày Quân Lực 19/6 của nhóm Việt gian Ngô Thanh Hải Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội Canada, Nguyễn Ngọc Bích (Việt Tân?), Nguyễn Đình Thắng BPSOS và tên nằm vùng Đặng Chí Hùng
                --------------------------------

                Bản văn số: 20150309/ubtttadcsvn


                QUỐC HẬN 30/4/1975-2015



                Orange County, California, ngày 9 tháng 3 năm 2015


                Thưa đồng bào quốc nội và hải ngoại,

                Thưa quý Chiến hữu,


                Trong một vài năm trở lại đây, đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ thị cho cán bộ của bọn chúng, cho cơ sở nằm vùng, và đám việt gian tay sai tại hải ngoại, mưu toan tẩy xóa ngày Quốc Hận 30/4 thành “Ngày Thuyền Nhân”. Nhưng âm mưu đó đã bất thành vì gặp sự chống đối mãnh liệt của đồng bào tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.

                Năm nay 2015, đúng 40 năm tưởng niệm Ngày Quốc Hận, bọn Cộng Sản Việt Nam lại một lần nữa chỉ thị cho tay sai của chúng tại hải ngoại vận động dư luận trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại và cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp tại các nước sở tại nơi có đồng bào tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam cư ngụ soạn thảo dự luật đổi ngày Quốc Hận 30/4 thành ngày “Hành trình đến tự do”.

                Âm mưu thâm độc này của đảng cộng sản Việt Nam nhằm vào mục đích gì? Theo thiển ý:
                1/ Làm mờ nhạt dần nỗi oan hận trong lòng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại đối với ngụy đảng và bạo quyền cộng sản Việt Nam.
                2/ Để giảm nhẹ tội ác do bọn chúng gây ra đối với đồng bào miền nam sau ngày Quốc Hận 30/4.
                3/ Vô hiệu hóa các hoạt động chống đối cộng sản của các hội đoàn chống cộng tại hải ngoại vì không còn những buổi lễ nhân ngày Quốc Hận 30/4 hằng năm.
                4/ Triệt tiêu tiềm lực chống cộng và sự đoàn kết của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.
                5/ Xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải dân tộc (lập lờ đánh lận cộng sản là dân tộc).



                Thưa đồng bào, Thưa quý chiến hữu,
                Để thực hiện những âm mưu thâm độc của đảng Cộng Sản Việt Nam, hiện tại đám Việt gian đón gió trở cờ Ngô Thanh Hải Thượng nghị sĩ của thượng viện Canada, đã đệ trình quốc hội Canada dự luật S-219 dùng ngày Quốc Hận 30/4 là ngày “Hành trình đến tự do”. Dự luật này đang được bọn cộng sản nằm vùng, bọn Việt gian tay sai, bọn đón gió trở cờ là Trúc Hồ đài SBTN, Trung tâm băng nhạc Asia, Nguyễn Xuân Nam chủ báo, chủ đài Cali Today tại Thành phố San Jose, Nguyễn Ngọc Bích (Việt Tân?), Nguyễn Đình Thắng (BPSOS) cùng đồng hành tạo nên một thế lực ủng hộ, cổ động, yểm trợ tối đa cho tên việt gian Ngô Thanh Hải.

                Đặc biệt là tên cộng sản Đặng Chí Hùng với chiến thuật 100% thuần phục VNCH, ca tụng cờ vàng VNCH, ca tụng Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ca tụng Đệ I và Đệ II VNCH, ca ngợi các anh hùng tử sĩ VNCH và chửi bới thậm tệ Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam để làm vỏ bọc che giấu mọi hoạt động cộng sản của y tại hải ngoại.

                Đặng Chí Hùng đã thành công một phần nào lường gạt được một vài người quốc gia tưởng rằng y là loại hạt giống đỏ cộng sản phản tỉnh thứ thiệt. Thế nhưng nay vì nhu cầu đòi hỏi cho công tác xóa bỏ ngày Quốc Hận 30/4, Đặng Chí Hùng đã phải đành để rơi chiếc mặt nạ Quốc Gia chân chính của y. Y chường mặt ra mà ca ngợi Ngô Thanh Hải và cổ động đồng bào hải ngoại đặc biệt là đồng bào Việt Nam tại Canada hổ trợ cho Ngô Thanh Hải và dự luật S-219. (Đính kèm bài viết của Đặng Chí Hùng đã phổ biến công khai qua đài phát thanh của cái tổ chức gọi là “Đáp Lời Sông Núi”. Đặng Chí Hùng hiện là cộng tác viên thường trực của đài phát thanh này).




                Biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một biến cố lịch sử rất quan trọng, liên quan đến sinh mệnh của cả dân tộc Việt Nam. Xin được trình bày diễn tiến sự việc liên quan và hồi kết thúc đau thương vào ngày 30/4/1975:

                1/ Ngày 28/2/1975 cộng quân tấn công vào Huế. Hàng chục ngàn đồng bào Huế, bất chấp hiểm nguy trước hỏa lực của cộng quân di tản bằng đường bộ theo Quốc lộ I vượt đèo Hải Vân vào tỵ nạn tại thành phố Đà Nẵng. Trên đường vượt thoát cộng sản, đã có vài ngàn đồng bào bị thương hoặc tử thương vì những đợt pháo kích của cộng quân, pháo thẳng vào đoàn người tỵ nạn để ngăn chận đoàn người di tản. Thành phố Đà Nẵng tràn ngập dân tỵ nạn Đồng Hà, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

                2/ Trong những ngày gần cuối tháng 3/75, chính quyền thị xã Đà Nẵng, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I đã không còn kiểm soát được dân chúng. Hỗn loạn xảy ra. Đám bất lương, du đảng bắt đầu cướp phá công khai trong thành phố, gây cảnh rối loạn. Tình trạng bất an ninh một trăm phần trăm gây kinh hoàng cho đồng bào. Lợi dụng cơ hội này, cộng quân đã tung những đơn vị đặc công và trinh sát vào thành phố. Bọn chúng ngụy trang bằng quân phục của Quân lực VNCH. Những cuộc cướp phá các kho gạo, đập phá các khu phố để hôi của đều do bọn này gây ra để tạo hoang mang và bất ổn, nhằm hổ trợ cho các đơn vị chính quy của bọn chúng sửa soạn tấn công Bộ Lệnh Quân Đoàn I và thị xã Đà Nẵng trong những ngày kế tiếp.


                Đồng bào bắt đầu tìm đường thoát chạy khỏi thành phố Đà Nẵng bằng đường bộ và đường biển. Phương tiện di tản không đủ và cảnh rối loạn đã xảy ra. Sáng sớm ngày 29/3/1975, tại bến sông Bạch Đằng ngay tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, đồng bào chen lấn xô đẩy nhau trên một chiếc xà lan mà sức chứa chỉ khoảng một ngàn người. Vậy mà đã có cả gần năm, sáu ngàn người chen lấn tranh nhau lên xà lan. Nhiều phụ nữ, bà già, em bé rớt xuống nước trước sự dửng dưng của người khác.

                Chiếc xà lan này do cơ quan tình báo Hoa Kỳ thuê từ một công ty chuyển vận ngoại quốc để chở nhân viên người Việt và gia đình của họ ra tàu lớn là tàu Muller, đang neo ngoài khơi Đà Nẵng, và di tản số người này vào Sài gòn. Tôi đứng trên tàu Muller cùng với 4 cố vấn Mỹ, nhìn chiếc xà lan cập vào hông tàu. Đoàn người di tản được đưa lên tàu trong cảnh hổn loạn. Họ đã chen lấn nhau và đã có nhiều người bị rớt xuống biển mà không được cứu vớt. Mạng sống con người khi ấy thật rẻ hơn bèo.

                Thành phố Đà Nẵng, hay có thể nói là Vùng I Chiến Thuật chính thức mất vào tay cộng quân vào ngày 29 tháng 3 năm 1975. Một số đơn vị quân lực VNCH không có phương tiện di tản khỏi Đà Nẵng. Họ đã anh dũng không chịu đầu hàng địch quân, quây quần bên nhau trên bờ biển mở lựu đạn hy sinh.

                Cộng quân bắt đầu bao vây Thủ Đô Sài Gòn vào ngày 26/4/1975 với từ 5 hướng khác nhau:
                1/ Hướng bắc Sài gòn Quân Đoàn 1 Cộng Sản
                2/ Hướng tây bắc Quân Đoàn 3 Cộng Sản
                3/ Hướng đông Quân Đoàn 4 Cộng Sản
                4/ Hướng tây nam Sài gòn là Sư Đoàn 8 thuộc Quân khu 8 Cộng Sản



                Quân lực VNCH bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn có Quân đoàn III gồm Sư Đoàn 5 và 18. Một số các chiến đoàn được thành lập từ Quân đoàn I và II di tản từ miền Trung và Cao nguyên về Sài gòn. Các Lữ đoàn Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Pháo Binh, Kỵ Binh Thiết Giáp.

                Đại Tướng Dương Văn Minh nhận chức Tổng Thống chiều ngày 28/4/1975. Ngay khi đó thì tên phi công nội tuyến Trung úy Nguyễn Thành Trung dội bom Dinh Độc Lập và thả bom Phi Trường Tân Sơn Nhất. Tối hôm đó cộng sản pháo vào Phi Trường Tân Sơn Nhất. Các phi đạo bị phá hủy. Phi trường không thể xử dụng được.

                Ngày 29/4/1975 cộng sản chiếm Căn cứ Long Bình, thành Tuy Hạ thuộc quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa, Củ Chi, Hậu Nghĩa.

                Sáng 30/4/1975 Quân cộng sản tiến vào nội thành Sài gòn.

                Ngày 30/4/1975 lúc 10 giờ 24 phút, Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh toàn thể Quân đội VNCH ngưng chiến đấu, hạ khí giới. Sau đó ông ta lên đài phát thanh Sài gòn kêu gọi quân đội VNCH hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện. Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn sụp đổ.

                NGÀY QUỐC HẬN 30/4/1975-2015

                Ngày Quốc Hận 30/4

                Ngày 30/4/1975 khi mà quân cộng sản đã chiếm được Thủ đô Sài gòn thì đã có khoảng 150,000 người Việt thoát khỏi Việt Nam. Khoảng 140,000 người tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ và 10,000 người tỵ nạn cộng sản ở các quốc gia khác. Đó chỉ là con số khởi đầu. Ngay ngày 30/4/1975 cộng sản Việt Nam đã tố cáo những người di tản là thành phần đỉ điếm, là tay sai Đế quốc Mỹ. Trưa ngày 30/4/1975 tên cộng sản nằm vùng Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn hát bài “Nối Vòng Tay Lớn” và phát biểu rằng: “Những kẻ ra đi, chúng ta xem như là đã phản bội đất nước”.


                Số người tỵ nạn cộng sản Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương cách, mọi phương tiện. Họ bất chấp mọi hiểm nguy bằng đường biển, đường bộ, cho dù phải hy sinh chính mạng sống của mình. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc thì số đồng bào vượt biển đã bị vùi sâu dưới lòng biển cả khoảng 500,000 người. Và khoảng 100,000 người đã bỏ thân xác tại các vùng rừng núi dọc theo biên giới Cao Miên, Thái Lan khi vượt biên bằng đường bộ. Kể từ 30/4/1975 đến nay đã có trên 4 triệu người.

                Ngay khi chiếm được miền Nam, khoảng trên 1 triệu dân quân cán chính miền Nam bị bọn cộng sản bắt giữ và đưa vào giam tại trên 150 trại tù mà bọn cộng sản gọi là trại “cải tạo”. Theo tài liệu của chính phủ Hoa Kỳ thì có khoảng 170,000 người bị chết trong các trại tù cải tạo, thời gian họ bị giam giữ trong các trại tù tối đa là 17 năm và sau đó mới được thả ra mà không cần xét xử.


                Đối với thân nhân của trên 1 triệu người bị bắt giữ, bọn chúng đẩy họ lên các vùng rừng thiên nước độc gọi là "vùng kinh tế mới".

                Bọn chúng trấn áp đồng bào miền nam bằng nhiều cách khác nhau như chế độ hộ khẩu, ai ở đâu thì ở yên chỗ đó và đi đến đâu thì phải khai báo tạm trú tạm vắng. Bọn chúng bóc lột tài sản của đồng bào bằng cách đổi tiền. Lần thứ nhất vào ngày 22/9/1975 cứ 500 đồng VNCH lấy 1 đồng của VNCS. Lần thứ 2 vào ngày 5/5/1978. Lần thứ 3 vào ngày 14/9/1985. Sau 3 lần đổi tiền, đồng bào miền nam bị vơ vét sạch túi, chẳng còn lại xu nào.


                Bọn chúng tổ chức đánh tư sản mại bản, tư sản nhỏ, lục soát tịch thu nhà cửa của đồng bào đã bỏ nước ra đi phân chia lại cho cán bộ của chúng. Bọn chúng bắt ep những người khá giả phải tình nguyện hiến nhà hiến đất hiến tài sản cho bọn chúng để khỏi đi ở tù.


                Tại nông thôn, bọn chúng quốc hữu hoa đất đai ruộng vườn của người dân. Nông dân phải vào "hợp tác xã" làm việc chấm công để lãnh lúa.


                Tất cả các chính sách cộng sản Việt Nam nhắm vào dân chúng làm sao cho dân chúng mỗi ngày mỗi cơ cực để bọn chúng dể cai trị.

                Thưa Đồng bào, Thưa quý chiến hữu,

                Như vừa đưa ra những sự việc nêu trên, chúng ta thấy rõ ràng: Ngày 30/4 là một biến cố lớn của lịch sử.
                - Ngày 30/4 là ngày đã thay đổi sinh mệnh của dân tộc.
                - Là ngày mở đầu cho đại thảm họa của dân tộc không riêng gì đồng bào miền nam mà cả đồng bào miền bắc.
                - Là ngày khởi dầu sự cai trị khắc nghiệt của bạo quyền cộng sản, của bạo tàn, tham nhũng bất công.
                - Là ngày bọn Cộng Sản Việt Nam lộ nguyên hình là tay sai của Tàu cộng.
                - Là ngày mà đảng Cộng Sản Việt Nam dâng đất dâng biển, dâng quê cha đất tổ cho Trung cộng.


                Ngày 30/4 chính danh là ngày Quốc Hận. Sông cạn đá mòn, lòng người thay đổi, nhưng ngày Quốc Hận 30/4 không thể đổi thay. Ngày 30/4/1975 vẫn mãi mãi nằm trong quốc sử Việt Nam và được ghi rõ: 30/4 Ngày Quốc Hận Của Dân Tộc Việt Nam. Không một cá nhân, không một tập thể, không một lãnh tụ, không một quốc gia nào có quyền xâm phạm vào ngày Quốc Hận 30/4 của dân tộc Việt Nam. Đó là điều khẳng định.



                Thưa đồng bào, Thưa quý chiến hữu,
                Chúng ta không thể ngồi yên, không thể im lặng trước âm mưu thâm độc của đảng cộng sản Việt Nam và đám việt gian tay sai. Xin hãy lên tiếng phản đối quyết liệt tên phản bội Ngô Thanh Hải, và bè lũ Việt gian, bằng thư từ, Email gởi đến quốc hội Canada. Đồng thời chúng ta cũng gởi cho Bà Elizabeth May Dân Biểu của Quốc hội Canada phản đối dự luật S-219 của tên Việt gian Ngô Thanh Hải, vì chính bà Dân Biểu này đang đề nghị quốc hội Canada nên dùng ngày 27/7/1979 là ngày thuyền nhân đầu tiên đến Canada làm ngày “Hành Trình Đến Tự Do”. Email của Dân Biểu Elizabeth May: admin@ElizabethMayMP.ca

                Trân Trọng,


                Liên Thành
                Đại diện Anh Chị Em UBTTTADCSVN


                Đính kèm:
                1/ Bài viết "Còn gì xấu hổ hơn nữa?" của tên Việt cộng Đặng Chí Hùng do đài phát thanh của cái gọi là "Đáp Lời Sông Núi" phổ biến ngày 5-3 -2015
                2/ Email của bà Elizabeth May, Dân Biểu Quốc Hội Canada ngày 25-2-2015

                Trích đoạn bài viết của tên VC Đặng Chí Hùng:



                "….Nhưng bài viết này, người viết muốn nói đến Canada vì ngoài việc đã giúp hàng triệu người được định cư sinh sống tại Canada thì gần đây đã nổi lên hai sự kiện mà chúng ta cần phải thêm một lần nữa cảm ơn Canada !

                Sự kiện thứ nhất chính là dự luật S-219 của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đưa ra và đang chờ thông qua tại Hạ Viện Canada trước khi nó đi vào đời sống thực tế một cách chính thức. Dự luật này là nhát dao đầu tiên đâm vào con tim của loài quỷ đỏ. Dự luật này đã cho thấy thế giới nói chung và Canada nói riêng công nhận ngày 30/04/1975 chính là dấu mốc của dân tộc Việt Nam phải bỏ nước ra đi vì thảm họa cộng sản. Việc phải đi tìm tự do cho mình chính là sự tố cáo CSVN đã không cho người dân Việt Nam có tự do. Vì thế người dân Việt Nam đã phải ra đi tìm đường sống cho mình. Để trả lời về sự kiện này, TNS Ngô Thanh Hải đã phát biểu với nhà báo Mặc Lâm – RFA như sau: "Đó là dự luật để tưởng nhớ tới hơn hai triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi với tư cách là tị nạn, là thuyền nhân. Thứ hai là để tưởng nhớ 250 ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên biển cả hoặc là bị cướp, bị bão hay điều gì đó. Thứ ba nữa dự luật này nhằm cám ơn chính phủ Canada đã nhận một trăm hai chục ngàn người Việt Nam tỵ nạn vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 rồi sau này lên tới 300 ngàn người. Đồng thời cũng cám ơn chính phủ Canada đã mở rộng vòng tay để đón nhận thuyền nhân tỵ nạn của chúng ta tại đây...".

                Vì vậy một lần nữa chúng ta nói lời cảm ơn những người Canada, chính phủ Canada, thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải... đã không chỉ giúp đỡ những người Việt tị nạn cộng sản trên hành trình đi tìm tự do mà còn trân trọng những gì thuộc về bản sắc của dân tộc Việt Nam chúng ta.

                Đặng Chí Hùng

                05/03/2015"

                Email của bà Elizabeth May, Dân Biểu Quốc Hội Canada

                From: Elizabeth May, MP
                Date: Wed, Feb 25, 2015 at 7:50 PM
                Subject: Update on Bill S-219
                To: cluuvong@gmail.com


                I want to follow up on an email response sent to you regarding Bill S-219, the Journey to Freedom Day Act.

                After careful consideration, I remain supportive of establishing a day recognize Vietnamese immigration to Canada. However, I will seek to amend the bill in a way that responds to the concerns of Vietnamese-Canadians regarding the date proposed by the bill.

                The invaluable contributions of Vietnamese-Canadians to our society should be celebrated. At the same time, not all members of the Vietnamese-Canadian community commemorate April 30. Given the diversity of views within the Vietnamese-Canadian community, it may not be appropriate as a day of celebration.

                Bill S-219 also singles out North Vietnam’s actions in the fall of Saigon in 1975. A more even-handed approach would recognize the exodus of boat people to Canada while maintaining political neutrality and good diplomatic relations with Vietnam.

                I have appreciated hearing from hundreds of members of the Vietnamese-Canadian community on both sides of this issue. I am grateful for the feedback and I strive to balance these concerns. As such, I will seek to amend the bill to commemorate July 27 as Journey to Freedom Day, so as to acknowledge the diversity of opinion regarding the historical significance of April 30 for those impacted. July 27, 1979 marks the day when the first Canadian Forces plane arrived in Toronto under Operation Magnet II, bringing Vietnamese refugees to Canada.

                Thank you very much for sharing your concerns with me.

                Sincerely,


                Elizabeth May, M.P., O.C.
                Member of Parliament for Saanich-Gulf Islands
                Leader of the Green Party
                Last edited by BaNai; 05-04-2015, 07:40 PM.

                Comment



                Hội Quán Phi Dũng ©
                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                website hit counter

                Working...
                X