Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hồi ký TÔI TÌM TỰ DO - Nguyễn Hữu Chí ( Hữu Nguyên )

Collapse
X

Hồi ký TÔI TÌM TỰ DO - Nguyễn Hữu Chí ( Hữu Nguyên )

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

    Hữu Nguyên


    KỲ 105

    Buổi gặp gỡ sáng hôm đó chỉ kéo dài có khoảng hơn một tiếng đồng hồ, nhưng chúng tôi rất hoang mang. Khi ra về, ngồi trên xe của chiêu đãi trạm, chúng tôi giữ ý không bàn tán gì, vì sợ tài xế có thể nghe và hiểu tiếng Việt. Về tới lán, ba anh em chúng tôi liền kéo nhau ra bờ suối bàn bạc.

    Anh Thu sôi nổi lên tiếng đầu tiên:

    – Không biết hai cậu nghĩ thế nào, còn tôi thì không bao giờ tin được mấy anh cộng sản. Cộng sản nào cũng vậy thôi. Trung Cộng, Việt Cộng thì cũng một lũ điếm đàng giống nhau. Đừng có dại dột nghe theo mấy anh Tàu Cộng dụ dỗ… rồi công đâu chửa thấy, thấy mang tội.

    Tôi nhìn anh Tiến. Thấy anh trầm ngâm không nói, tôi dụt dè đồng ý với anh Thu:

    – Em cũng nghĩ như vậy… Em thì em chẳng lạ gì tụi Trung Cộng. Chúng hiểm độc chẳng thua gì Việt Cộng. Tốt nhất là mình không nên tham gia chính phủ nào do Trung Cộng nặn lên.

    Anh Tiến vẫn trầm ngâm, xoa cằm không nói gì. Anh Thu nhìn anh Tiến hỏi, giọng thúc dục: “Còn cậu nghĩ sao? Muốn tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong” phải không?”

    Anh Tiến chậm rãi: “Tôi đồng ý với với ông và Lai, Trung Cộng và Việt Cộng đều là cộng sản, nên cả hai cùng điếm đàng như nhau. Nhưng trong đấu tranh mình phải sáng suốt nhìn nhận kẻ thù nào là chính, kẻ thù nào là phụ, kẻ thù cần phải tiêu diệt, kẻ thù nào mình có thể lợi dụng. Trong hoàn cảnh hiện nay, kẻ thù duy nhất mình cần phải tiêu diệt là Việt Cộng. Và nếu có thể lợi dụng được Trung Cộng để tiêu diệt Việt Cộng thì tại sao chúng ta không làm?”

    Anh Thu chận ngay: “Làm sao cậu có thể lợi dụng được Trung Cộng?”

    Anh Tiến gật đầu: “Lợi dụng được chớ sao không. Trung Cộng nó đang cần mình để lập “chính phủ Việt Nam lưu vong”, tạo chính nghĩa cho cuộc chiến tranh xâm lăng Việt Nam của chúng mà. Tại sao mình không tương kế tựu kế.”

    Anh Thu lắc đầu:

    – Tôi e rằng nó lợi dụng anh chứ anh không bao giờ có thể lợi dụng được nó.

    – Tại sao ông lại nói như vậy?

    – Cái trò chính trị xưa nay khi đã ngồi chung với nhau để mưu cầu một cái gì thì phải biết mình vì cái gì và thực lực mình có cái gì. Nhìn bề ngoài thì cái mục tiêu của Trung Cộng và của mình cùng giống nhau là lật đổ cộng sản Việt Nam. Nhưng động cơ thực sự bên trong thì mình khác với Trung Cộng. Trung Cộng nó muốn lật đổ Việt Cộng để lập một chính phủ chư hầu, gọi dạ bảo vâng. Còn mình lật đổ Việt Cộng là để lập nên một chính phủ độc lập mang lại tự do dân chủ cho dân. Mục tiêu khác biệt như vậy, thì tôi hỏi cậu chứ, liệu Trung Cộng nó có chịu hy sinh mục tiêu của nó để mình thực hiện mục tiêu của mình không?

    Nói đến đó anh Thu im lặng chờ anh Tiến lên tiếng. Một phút im lặng trôi qua, anh Tiến nói:

    – Ông nói hết ý của ông đi rồi tôi nói.

    Anh Thu gật đầu tiếp:

    – Bây giờ tôi nói về thực lực, cậu có cái gì? Chẳng có gì hết! Lại đang ăn nhờ ở đậu Trung Cộng, đúng vậy không nào? Như vậy thì cậu ăn nói với chúng như thế nào? Làm chính trị cũng giống như đi buôn. Người ta bỏ 100% vốn, còn cậu chẳng có gì, chỉ có một thân một mình. Vậy thì quyền ăn nói, quyết định thuộc về ai?

    Anh Tiến gật gù:

    – Những điều ông nói không phải là không đúng. Nhưng trong chính trị xưa nay có nghệ thuật mượn gió bẻ măng, tá lực đả lực. Nói rộng ra là mượn sức của người khác để dùng cho mục tiêu của mình. Trong lịch sử của Tàu cũng như Việt, thiếu gì những bậc đại trí, khi khởi nghĩa trong tay không một tấc sắt nhưng biết dùng mưu trí mà rồi trong tay có trăm vạn hùng binh, thâu đoạt được cả thiên hạ.

    Anh Thu phì cười:

    – Vẫn biết trong lịch sử có không thiếu những nhân vật tài ba, nước lã mà quậy nên hồ, tay không dựng nổi cơ đồ như vậy. Nhưng cậu có đủ tài ba như thế không mới là điều đáng nói.

    Anh Tiến thản nhiên:

    – Đủ hay không chờ thời gian trả lời. Vả lại, cậu không nghe các cụ vẫn nói đó thôi. “Thời lai đồ điếu thành công dị Sự khứ anh hùng ẩm hận đa”. Gặp thời tiểu nhân cũng thành công. Không gặp thời anh hùng cũng phải ôm hận. Cờ đến tay ai người ấy phất mà. Phất rồi không thành công cũng thành nhân.

    Thấy cuộc tranh luận có mòi căng thẳng, tôi im lặng lo lắng nhìn hai anh. Anh Thu cười khẩy:

    – Hiện tại ba thằng mình đứng đây, ai mà chẳng thành nhân. Chỉ sợ nghe tụi Trung Cộng dụ khỉ đi theo tụi nói, nhân không thành, thành tội nhân mới khổ.

    Anh Tiến vẫn thản nhiên:

    – Vẫn biết Trung Cộng và Việt Cộng hai thằng đều là cộng sản và điếm thối như nhau. Nhưng như vậy không có nghĩa là mình không lợi dụng được thằng Trung Cộng. Bằng cớ là chúng ta đã lợi dụng mâu thuẫn giữa hai thằng cộng sản, đến được đây xin tỵ nạn. Bộ ông không thấy được điều đó sao?

    Nghe anh Tiến nói có lý, tôi gật gù tán thành. Anh Thu vẫn lắc đầu, giọng có vẻ thương hại:

    – Cái mà cậu lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước để xin tỵ nạn ở đây chỉ là chuyện nhỏ, Trung Cộng nó chẳng cần quan tâm nên nó cho. Còn cái cậu tính lợi dụng nó trong tương lai là chuyện trọng đại vô cùng. Cậu cứ nghĩ coi, nó tốn kém vũ khí đạn dược, xương máu cả triệu quân, mới lật đổ được cộng sản Việt Nam, khi đó sức mấy nó chịu để cho cậu lợi dụng.

    – Ai lợi dụng được ai, tùy thuộc vào tài trí chứ không tùy thuộc vào sức mạnh.

    – Tài trí mấy đi nữa cũng không qua khỏi lực và thế. Cậu thấy đó, thời Tam Quốc, tài trí ai bằng Khổng Minh, vậy mà cuối cùng 5 lần ra Kỳ Sơn hỏng cả 5. Cuối cùng chết năm 54 tuổi mà vẫn không trung hưng được nhà Hán. Còn nói về lực và thế. Loài vật có con nào khỏe bằng con hổ. Vậy mà vứt con hổ xuống nước thì thua cả một con cá.

    Anh Tiến mỉm cười:

    – Mình là người chứ đâu có phải là hổ đâu mà ông ví von kì cục như vậy.

    Anh Thu thở dài:

    – Đâu có gì là kỳ cục. Tôi giả dụ như “chính phủ Việt Nam lưu vong” được sự hậu thuẫn của cả triệu quân Trung Cộng, tiến vô VN lật đổ được chế độ Việt Cộng, liệu các cậu có đủ can đảm và khả năng đuổi cả triệu quân Trung Cộng ra khỏi nước hay không?

    Anh Tiến mỉm cười tự tin:

    – Mình có hơn 70 triệu dân, đoàn kết trên dưới một lòng, tại sao không đuổi nổi 1 triệu quân Trung Cộng? Nói thực với anh, đánh Việt Cộng thì khó vì dù sao nó cũng là người Việt máu đỏ da vàng. Chớ đánh ngoại xâm như mấy thằng Tầu thì dân tộc mình có truyền thống cả ngàn năm nay rồi… Thêm nữa, điều ông vừa nói có khác gì tôi nói lúc nẫy đâu. Cái quan trọng là thời thế. Gặp thời thế, tiểu nhân cũng thành công. Không gặp thời thế thì tài cán như Khổng Minh cũng gặp hận. Như vậy vấn đề quan trọng là mình có gặp thời thế hay không thôi. Mà muốn biết có gặp hay không thì mình phải xông xáo, đón bắt, chứ đâu có thể ngồi há miệng chờ sung được…

    Buổi thảo luận kéo dài gần hai tiếng đồng hồ, nhưng kết cục không ngã ngũ. Xem ra, anh Thu và tôi không chịu tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong”. Còn anh Tiến thì không nói thẳng ra, nhưng có lẽ anh chịu ở lại Trung Quốc để tham gia. Riêng đứa con trai của anh Tiến, lúc đó khoảng 16 tuổi, thì anh muốn gửi nó sang Hồng Kông cùng với chúng tôi. Có điều, tôi và anh Thu không biết, nếu chúng tôi từ chối không chịu tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong”, liệu chính phủ Trung Cộng có chịu giúp đỡ cho chúng tôi đi Hồng Kông hay không.

    * * *

    Chiều hôm đó, chúng tôi vừa ăn cơm xong, thì cán bộ Ngô đến chơi. Lúc ấy khoảng 3 giờ chiều. Sau vài câu thăm hỏi xã giao, cán bộ Ngô mời ba anh em chúng tôi ra phòng khách ở lán giữa nói chuyện. Ngồi chưa nóng chỗ, cán bộ Ngô đã nói ngay:

    – Tôi thay mặt cho cán bộ Vương đến báo để các “đồng chí” biết, dụng ý của buổi họp sáng nay là kêu gọi sự đóng góp tự nguyện của các “đồng chí” vào cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ cộng sản Việt Nam bá quyền. Tôi xin nhấn mạnh hai chữ “tự nguyện” để các “đồng chí” hiểu, đảng và nhà nước Trung Hoa không bao giờ ép buộc một ai.

    Anh Thu hỏi:

    – Thưa cán bộ Ngô. Như lời của cán bộ Lưu nói sáng nay thì Trung Quốc đã dậy cho cộng sản Việt Nam một bài học đích đáng từ hai tháng trước. Như vậy thì quý vị còn lập “chính phủ Việt Nam lưu vong” để làm gì?

    Cán bộ Ngô im lặng một lát rồi chậm rãi nói:

    – Điều này đáng lẽ tôi không thể tiết lộ vì bảo mật một phần, một phần tôi cũng không biết tường tận. Nhưng theo những gì tôi được biết thì trận đánh vừa qua chỉ là bài học mở đầu để thăm dò và rút kinh nghiệm xem Nga Xô có mở mặt trận ở phía bắc Trung Quốc để cứu đồng minh của họ là Việt Cộng ở phía nam hay không. Và như đồng chí Lưu đã báo cáo trong nội bộ, vì Nga Xô không dám can thiệp, nên Trung Quốc có thể sẽ dậy cho Việt Cộng bài học thứ hai. Khi đó, “chính phủ Việt Nam lưu vong” sẽ đóng một vai trò quan trọng cho tương lai của Việt Nam.

    Anh Tiến thắc mắc:

    – Tôi là một kiến trúc sư, từng là trưởng ty kiến thiết thời VNCH. Nếu tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong”, tôi sẽ giữ phần hành gì?

    Cán bộ Ngô trả lời ngay:

    – Trong giai đoạn hiện nay, “chính phủ Việt Nam lưu vong” cần thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc để có uy tín tại VN cũng như trên chính trường quốc tế, nên “đồng chí” có thể giữ một chức vụ lãnh đạo quan trọng trong “chính phủ”. Tương lai, khi chế độ cộng sản tại Việt Nam bị sụp đổ, “đồng chí” sẽ được giao cho một chức vụ phù hợp với chuyên môn của một kiến trúc sư….

    Anh Thu hỏi:

    – Tôi có một băn khoăn xin được mạnh dạn hỏi thẳng cán bộ Ngô. Nếu câu hỏi có làm cán bộ phật ý, mong cán bộ bỏ qua cho tôi.

    Cán bộ Ngô niềm nở:

    – Yên tâm, yên tâm. Tứ hải giai huynh đệ. Chúng ta bốn bể đều là anh em. “Đồng chí” có suy nghĩ gì cứ mạnh dạn nói. Lời nói thẳng bao giờ cũng xuất phát từ trong tâm của những người chính trực.

    – Cảm ơn cán bộ. Thưa, cán bộ là người Hoa chắc biết hán gian Ngô Tam Quế?

    Anh Thu vừa nói đến đó, tôi thấy cán bộ Ngô nhíu cặp lông mày rậm và xếch, mắt của ông đột nhiên long lên, mặt ông bỗng đanh lại. Nhưng tất cả chỉ thoáng qua, sau đó, mặt ông trở lại hòa hoãn. Ông gật đầu, giọng nói có vẻ thích thú:

    – Giỏi, giỏi, “đồng chí” cũng chịu khó học lịch sử Trung Hoa nên biết cả hán gian Ngô Tam Quế?

    Anh Thu nhếch mép cười:

    – Thưa tôi không học lịch sử Trung Hoa, nhưng tôi biết nhân vật Ngô Tam Quế qua truyện chưởng của Kim Dung.

    Cán bộ Ngô vội dơ ngón tay cái:

    – Cắm Dùng sếnh sáng (Kim Dung Tiên Sinh)… số dách! Tôi rất thích đọc những truyện võ hiệp kỳ tình của ông. “Đồng chí” gọi những tác phẩm của Kim Dung là “truyện chưởng”?

    Anh Thu gật đầu. Cán bộ Ngô vội rút trong túi cuốn sổ tay và cây viết, rồi hỏi tiếp: “Chưởng “ch” hay “tr” nhỉ?”

    – “ch” – Anh Thu trả lời.

    Cán bộ Ngô hí hoáy ghi vô trong sổ. Ghi xong, ông ngẩng đầu nói:

    -“Đồng chí” nói tiếp đi.

    – Thưa cán bộ, theo như truyển chưởng của Kim Dung thì Ngô Tam Quê là tướng nhà Minh được lệnh trấn giữ Sơn Hải Quan. Vậy mà chỉ vì một người đàn bà đẹp là Trần Viên Viên, Ngô Tam Quế mở cửa ải, cho quân Thanh tràn vô, tính mượn tay quân Thanh đánh bại Lý Tự Thành, giành lại người đẹp. Ngờ đâu quân Thanh tương kế tựu kế, chiếm luôn cả Trung Hoa, lập nên nhà Thanh gần 400 năm. Như vậy cán bộ có nghĩ lịch sử sẽ tái diễn, “chính phủ Việt Nam lưu vong” sẽ là một tập hợp của những Ngô Tam Quế Việt Nam hay không?

    Cán bộ Ngô vỗ hai bàn tay và cười ngất. Nhưng nghe giọng cười của ông, tôi thấy có vẻ gượng gạo, có lẽ ông cười để che giấu phần nào sự lúng túng thì đúng hơn.

    – Hay, hay. Câu hỏi của “đồng chí” rất hay. Nhưng tôi bảo đảm với “đồng chí” lịch sử hôm nay không thể tái diễn lịch sử hôm qua vì mấy điểm khác biệt quan trọng. Khác biệt thứ nhất, “chính phủ Việt Nam lưu vong” hôm nay không phải là tập hợp những phường tiểu nhân bá đạo, gian hùng, chỉ biết mê đàn bà đẹp mà coi rẻ giang sơn như Ngô Tam Quế ngày xưa. Trái lại, đó là những người Việt yêu nước chân chính như Hoàng Văn Hoa, hay như các “đồng chí” ngồi đây chẳng hạn. Khác biệt thứ hai, quân đội nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa hôm nay không thể nào là quân Thanh xâm lăng. Việt Nam và Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông, hai dân tộc đều yêu hòa bình, nhưng có cả một lịch sử đau thương trải qua mấy ngàn năm vì những đau thương đó là do các triều đại phong kiến Trung Hoa gây ra, chứ không phải do nhân dân Trung Hoa gây ra. Các “đồng chí” phải biết phân biệt giai cấp phong kiến Trung Hoa độc ác với nhân dân Trung Hoa hiếu hoà. Giai cấp phong kiến Trung Hoa không những có tội xâm lăng Việt Nam làm cho nhân dân quý quốc đau khổ, mà còn có tội cả với nhân dân Trung Hoa và là tội đồ của lịch sử. Nhưng kể từ khi đảng cộng sản Trung Hoa làm cuộc cách mạng phản đế phản phong thắng lợi, chính phủ và nhân dân Trung Hoa luôn luôn duy trì tình hữu nghị tốt đẹp với các nước láng giềng. Chắc các “đồng chí” đã biết, trong cuộc chiến tranh ái quốc bảo vệ nước cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, một triệu chí nguyện quân Trung Quốc đã hy sinh khi thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả. Sau khi đẩy lui quân bù nhìn Lý Thừa Vãn và đế quốc Mỹ xuống bờ nam sông Áp Lục, toàn bộ chí nguyện quân Trung Quốc đều rút khỏi Triều Tiên, trả lại quyền độc lập cho chính phủ và nhân dân Triều Tiên… Với Việt Nam chắc chắn cũng như vậy. Sau khi lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam, tôi bảo đảm quân đội Trung Quốc sẽ triệt thoái khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tôi nói như vậy không hiểu “đồng chí” Thu đã thông suốt chưa nhỉ?

    Anh Thu gật đầu không nói. Nhìn vẻ mặt của anh, tôi biết anh chưa “thông suốt” nhưng không tiện hỏi thêm. Cán bộ Ngô quay sang hỏi tôi:

    – “Đồng chí” Phạm Thái Lai có ý kiến gì không? Tôi tin là đồng chí với khả năng của một “xướng ngôn viên”, khi tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong”, “đồng chí” sẽ đóng góp được rất nhiều việc phù hợp với chuyên môn của “đồng chí”…

    Tôi nhìn hai anh, do dự trong một thoáng, rồi hít một hơi thở thật sâu:

    – Thưa tôi nhớ là hôm kia, cán bộ có nói với tôi là nếu chúng tôi muốn đi sang Hồng Kông thì cán bộ sẽ giúp?…

    Cán bộ Ngô hơi nhăn mặt. Chắc ông không thể ngờ và cũng không muốn tôi nhắc lại lời nói đó vào lúc này. Một thoáng yên lặng trôi qua khiến tôi cũng thấy lo lắng. Cán bộ Ngô trả lời giọng không có vẻ gì là hào hứng:

    – Đúng tôi có nói như vậy. Chúng tôi sẽ giúp… giúp một cách không chính thức.

    Anh Thu hỏi ngay: “Thưa câu nói đó của cán bộ đến giờ có thay đổi gì không?”

    Cán bộ Ngô hơi ngần ngừ: “Nếu như… các “đồng chí” không có thiện chí tham gia “chính phủ Việt Nam lưu vong”, thì… như tôi đã nói, chính phủ và nhân dân Trung Hoa không thể ép buộc. Trong trường hợp đó, các “đồng chí” muốn đi Hồng Kông, chúng tôi sẽ giúp. Nhưng được hay không còn tuỳ thuộc vào chủ thuyền…”

    Anh Thu hỏi tới luôn:

    – Nếu chúng tôi muốn đi Hồng Kông thì bao lâu cán bộ có thể giúp chúng tôi được?

    Cán bộ Ngô ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời: “Từ một đến hai tuần.”

    Nghe vậy, tôi mừng quá. “Từ một đến hai tuần”. Nếu vậy, tại sao mình không bắt đầu xin cán bộ Ngô ngay từ bây giờ?

    Trong lúc tôi đang bối rối không biết nói sao thì cán bộ Ngô đứng dậy, nét mặt hơi thất vọng: “Thôi bây giờ, tôi phải đi. Những “đồng chí” nào muốn đi Hồng Kông cứ ghi tên xuống rồi báo cho tôi biết. Tôi sẽ lo liệu, đưa thẳng lên Bắc Hải, ngay tuần tới hoặc chậm nhất là tuần sau…

    còn tiếp

    Comment


    • TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

      Hữu Nguyên


      KỲ 106

      Sau khi cán bộ Ngô ra về, chúng tôi kéo nhau ra bờ suối bàn bạc chuyện đi ở. Tôi và anh Thu đều đồng ý, nhân cơ hội này phải đi Hồng Kông bằng mọi giá. Riêng anh Tiến thì vẫn khư khư giữ quyết định ở lại Trung Quốc để “đóng góp một cái gì đó” cho quê hương đất nước khi có được “cơ hội ngàn năm một thuở”. Anh Tiến cũng ngỏ ý gửi chúng tôi người con trai tên H., 16 tuổi cho chúng tôi chăm nom trên đường tới Hồng Kông, để anh rảnh tay lo chuyện đại sự. Chuyện trò một hồi, cuối cùng anh Thu bảo tôi đi về trước báo tin cho gia đình bà Trà biết để lập danh sách những người đi người ở, rồi chờ anh cùng đi gặp cán bộ Ngô. Còn hai anh ở lại trò chuyện… Tôi đoán, khi ấy anh Thu tìm cách thuyết phục anh Tiến bỏ ý định ở lại Trung Quốc.

      Được tôi báo tin chính phủ Trung Quốc giúp cho mọi người đi Hồng Kông, gia đình bà Trà rất mừng. Mọi người vui vẻ bàn tán, và trong thời gian ngắn tất cả đều đồng ý, chỉ có phụ nữ và con nít ở lại Trung Quốc chờ xuất cảnh chính thức, còn tất cả đều ghi tên đi Hồng Kông. Tôi ghi đầy đủ tên tuổi từng người trên một tờ giấy, rồi nôn nóng chờ anh Thu.

      Khoảng một tiếng đồng hồ sau, hai anh trở lại. Anh Thu mặt đỏ bừng, còn anh Tiến thì vẫn giữ được vẻ thản nhiên ung dung cố hữu. Tôi đoán ngay, anh Thu không thành công. Quả nhiên, khi cầm danh sách tôi đã viết trong đó không có tên anh Tiến, anh Thu gật đầu không nói gì. Gấp tờ giấy làm tư, bỏ túi, anh Thu kéo tôi đi theo anh.

      Trên đường đi, anh Thu buồn lắm, nên không nói gì. Qua những gì hai anh tâm sự trong những ngày tháng trước đó, tôi được biết hai anh quen thân nhau suốt mấy chục năm qua. Hoàn cảnh gia đình của hai anh cùng có những nỗi éo le riêng tư, nên cả hai anh đều đùm bọc, thương yêu nhau. Chỉ nguyên việc cả hai anh cùng vượt biên từ Sàigòn qua ngả Hải Phòng, Móng Cái, sang Trung Quốc, cũng đủ thấy tình thâm giao giữa hai anh sâu đậm như thế nào. Không ngờ, sau mấy chục năm ngọt bùi chia sẻ, khi đến Trung Quốc, chỉ vì khác biệt về quan niệm đấu tranh, hai anh đành phải chia tay, mỗi người một đường.

      Đến chiêu đãi trạm khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, chúng tôi được đưa ngay vào phòng khách chờ cán bộ Ngô. Không đầy 5 phút sau, cán bộ Ngô tươi cười bước vô. Nét mặt của ông lúc này không còn vẻ thất vọng, buồn bực như trước. Trái lại, ông vui vẻ niềm nở bắt tay anh Thu và tôi, rồi lịch sự mời hai chúng tôi ngồi. Vừa ngồi xuống, cán bộ Ngô nói ngay:

      – Sao, các anh đã có danh sách những người muốn đi Hồng Kông rồi phải không?

      Anh Thu rút tờ giấy từ túi áo, mở ra, vuốt lại cho ngay ngắn rồi đưa cho cán bộ Ngô:

      – Thưa cán bộ, trong danh sách này chúng tôi có tất cả 9 người muốn đi. Xin cán bộ cố gắng giúp đỡ, chúng tôi sẽ vĩnh viễn không quên ơn nghĩa của cán bộ.

      Cán bộ Ngô không nói gì, chỉ im lặng nhìn thoáng qua tờ giấy, rồi ông gật gù nói nhỏ như nói với chính ông:

      – Như vậy là “đồng chí” Tiến chấp nhận ở lại Trung Quốc? Tốt, đó là một quyết định sáng suốt của người chí sĩ yêu nước biết nắm lấy thời cơ…

      Tôi để ý thấy cách xưng hô của cán bộ Ngô khác hẳn lúc trước. Trong khi ông vẫn gọi anh Tiến là “đồng chí” thì trái lại, với chúng tôi ông gọi là “các anh”.

      Cán bộ Ngô thong thả gấp tờ giấy làm tư, trao lại cho anh Thu và nói:

      – Như tôi đã trình bầy với các anh, việc giúp cho các anh đi Hồng Kông là việc không chính thức của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi không thể giữ bất cứ giấy tờ gì liên quan đến việc này. Các anh về tổ chức một cuộc họp vào 1 giờ trưa ngày mai tại lán có đầy đủ cả 9 người trong danh sách này, sẽ có người thay mặt chúng tôi xuống “đả thông” tư tưởng cho cách anh lần chót rồi ngày mốt, các anh sẽ đi Bắc Hải với người đó. Các anh rõ chưa?

      Chúng tôi ngạc nhiên, không thể ngờ mọi việc lại dễ dàng và trôi chảy nhanh chóng như vậy. Chúng tôi còn đang lúng túng, chưa kịp trả lời sao thì cán bộ Ngô đã đứng dậy nói:

      – Tất cả chỉ có vậy. Bây giờ các anh có thể về.

      ****

      Trưa hôm sau, tại phòng khách của lán, chúng tôi tất cả 9 người ngồi chờ người đại diện cán bộ Ngô tới “đả thông” tư tưởng. Hai chị em bà Trà cùng mấy người con và cháu gái đồng ý ở lại Trung Quốc chờ giấy xuất cảnh chính thức thì ngồi trong phòng ngủ phía bên phải của lán. Riêng anh Tiến thì có xe riêng chở lên chiêu đãi trạm họp với cán bộ cao cấp từ trung ương xuống. Tôi cũng chỉ biết phong phanh có như vậy, chứ không biết rõ cán bộ đó là ai, cao cấp như thế nào, và họ họp với anh Tiến về vấn đề gì.

      Đúng 1 giờ trưa, một người Hoa ăn mặc lè phè bước vô phòng họp. Thấy ông, chúng tôi đều ngạc nhiên vì không ngờ đó là người đại diện cán bộ Ngô. Thay vì bộ đồ đồng phục của công an hoặc quân phục của quân đội Trung Quốc, như mọi cán bộ thường làm việc với chúng tôi, người đàn ông này mặc một bộ đồ dân sự nhàu nát, áo để ngoài quần, chân đi đôi dép nhựa, đầu đội chiếc mũ công nhân cũ, bạc màu. Ngoại trừ nước da trắng xanh, cặp mắt sáng và lông mày đen rậm chổi sể, còn ngoại hình và cách ăn mặc lè phè của ông trông giống hệt mấy người nông dân vùng thôn quê thường mang rau, trái, gia súc… lên chợ Phòng Thành bán mỗi khi có phiên chợ.

      Ông gật đầu chào nhẹ tất cả chúng tôi, rồi ngồi xuống chiếc ghế duy nhất ở đầu bàn. Không tự giới thiệu, cũng không hỏi han ai một câu, ông “đả thông tư tưởng” chúng tôi ngay bằng tiếng Việt rất sõi và giọng Hà Nội đặc sệt:

      – Tất cả các anh muốn được chúng tôi giúp đỡ gửi gắm cho các chủ tầu đi Hồng Kông thì các anh phải nhớ kỹ những điểm quan trọng tôi sắp nói đây. Thứ nhất, các anh phải nhớ các anh là những người Việt vì bị cộng sản Việt Nam đàn áp nên phải trốn khỏi Việt Nam để đến Hồng Kông xin tỵ nạn, chứ không phải đến từ Trung Quốc. Trên đường đi, chẳng may gặp bão nên các anh phải ghé vô Trung Hoa tạm trú. Thứ hai là trong thời gian tạm trú ở Trung Hoa, các anh đã được chính phủ và nhân dân Trung Hoa đối xử tử tế, nhân đạo, được cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men đầy đủ. Vì vậy, trong tương lai khi đến bất cứ quốc gia nào, gặp bất cứ cơ quan truyền thông nào phỏng vấn hay bất cứ ai hỏi, các anh cũng phải nói sự thật về lòng nhân đạo và tử tế của chính phủ và nhân dân Trung Hoa. Thứ ba, khi xuống tàu thuyền ở Bắc Hải chuẩn bị đi Hồng Kông, các anh không được mang theo bất cứ giấy tờ hay thư từ gì của Trung Quốc, cũng như bất cứ sản phẩm gì của Trung Quốc. Mọi tiền bạc, đồ ăn thức uống, thuốc lá, hình ảnh, có dấu vết của Trung Quốc đều phải để lại cho người thân của các anh hoặc phải bị thiêu huỷ. Các anh cũng chỉ được mặc quần áo và mang theo đồ đạc của các anh từ Việt Nam. Những quần áo, đồ đạc mua được tại Trung Quốc, phải để lại hoặc bị thiêu huỷ. Các anh nhớ rõ ba điểm này và phải thi hành thật nghiêm chỉnh. Nếu chính quyền Hồng Kông phát hiện bất cứ thứ gì có liên quan đến Trung Quốc, họ sẽ tước bỏ tư cách tỵ nạn của các anh và đuổi các anh về Trung Quốc. Các anh nghe rõ chưa. Bây giờ các anh có hỏi gì không?

      Anh Thu dơ tay nói:

      – Thưa, những điều cán bộ nói chúng tôi đã nghe rõ và sẽ làm đầy đủ. Bây giờ cán bộ có thể cho chúng tôi biết, khi nào thì chúng tôi có thể lên đường đi Bắc Hải?

      Người đàn ông trả lời ngay:

      – Các anh chuẩn bị xong trong ngày hôm nay, sáng mai chúng ta sẽ lên đường. Điểm quan trọng nữa các anh phải nhớ là không được gọi tôi là cán bộ. Từ nay trở đi các anh chỉ gọi tôi là Bình và từ nay trở đi tôi sẽ đi cùng với các anh lên Bắc Hải, lo liệu mọi chuyện cho các anh.

      Hải, cháu gọi bà Trà bằng bác, dơ tay hỏi:

      – Thưa anh Bình, chúng tôi có phải mang tiền và đồ ăn theo không ạ?

      Bình gật đầu:

      – Các anh có quyền mang tiền, thức ăn của các anh theo. Tại Bắc Hải, các anh có thể tiêu pha mua sắm thoải mái. Nhưng một khi tàu rời Bắc Hải, trực chỉ Hồng Kông, tất cả tiền của Trung Quốc phải được trao lại. Thức ăn cũng vậy.

      Hải hỏi tiếp:

      – Vậy khi lên tàu, chúng tôi ăn uống bằng gì?

      Bình xua tay:

      – Chuyện đó các anh khỏi lo. Một khi chúng tôi đã gửi gắm các anh cho chủ tàu thì chủ tàu ăn gì, các anh ăn cái đó. Các anh không phải đóng góp gì cho chủ tàu cả. Chúng tôi lo tất cả mọi chuyện.

      Tôi rụt rè hỏi:

      – Thưa anh Bình, chúng tôi có phải đóng tiền gì cho chủ tàu không?

      Bình lắc đầu:

      – Các anh không phải đóng tiền bạc gì cả. Mọi chuyện chúng tôi đã thu xếp với chủ tàu, các anh chỉ việc xuống tàu rồi đi, có vậy thôi.

      Hải thắc mắc:

      – Chúng tôi có được ở chung trong một chiếc tàu không?

      Bình gật đầu:

      – Chúng tôi sẽ cố gắng thu xếp cho các anh được đi chung tàu. Nhưng điều đó không bảo đảm. Cho dù không được thì cũng không sao. Đến Hồng Kông rồi các anh cũng gặp lại nhau thôi.

      Khi cán bộ Bình nói không phải trả tiền cho chủ tàu, tôi rất mừng, vì như vậy, tôi nghĩ tôi sẽ không phải dùng đến số tiền $500 “nhân dân tệ” của ông bà Trần cho, mặc dù trong lòng tôi mãi mãi nhớ đến ân tình sâu nặng mà ông bà Trần đã giúp đỡ trong những ngày tháng tôi ở Trung Quốc.

      Tôi quen ông bà Trần ngay sau khi đặt chân đến Phòng Thành. Bà Trần lúc đó bán ở cửa hàng “bách hóa tổng hợp” duy nhất của thị trấn Phòng Thành và cũng là người duy nhất biết nói tiếng Việt, nhưng theo lời của bà, không một ai ở Phòng Thành biết điều đó, ngoại trừ chồng của bà.

      Tôi còn nhớ khi đó, trong một chuyến đi dạo cho biết phố xá Phòng Thành, chúng tôi có ghé thăm cửa hàng “bách hóa tổng hợp” và tình cờ được trò chuyện với bà. Sau đó, bà mời chúng tôi ghé nhà chơi, trò chuyện thân mật và đối xử với chúng tôi rất tốt. Trong những lần ghé thăm gia đình, ông bà có ân cần hỏi chuyện nên tôi cũng kể cho ông bà nghe về những khốn khổ mà tôi đã trải qua trên đường vượt biên tới Trung Quốc. Vì vậy, ông bà Trần rất thương yêu tôi, coi tôi như con. Khi hay tin chúng tôi phải chờ đợi nhiều năm mới có thể đoàn tụ với gia đình ở ngoại quốc, ông bà Trần đã mách nước cho tôi “vượt biên” bằng cách lên Bắc Hải trả tiền cho chủ tàu để đến Hồng Kông. Ông bà Trần đã đưa cho tôi số tiền $500 đồng Trung Quốc và còn cho tôi địa chỉ của một người em họ ở Bắc Hải để họ có thể hướng dẫn tôi đường đi nước bước khi tới Bắc Hải. Nhưng ngay khi mới chân ướt chân ráo đặt chân tới Bắc Hải, tôi đã được gặp ông Phùng và được ông Phùng chỉ dẫn tỉ mỉ nên không kịp gặp người em họ của bà Trần.

      Tôi biết, $500 đồng là số tiền lớn ở Trung Quốc thời bấy giờ. Số tiền đó tương đương gần 2 năm lương của một công nhân viên chức, và là tất cả vốn liếng dành dụm của ông bà Trần. Vì vậy, tôi rất cảm động khi thấy ông bà Trần đưa cho tôi số tiền đó, nhưng tôi một mực từ chối. Sau đó, ông bà Trần bảo, nếu tôi ngại ngùng không muốn nhận sự giúp đỡ của ông bà, thì hãy coi ông bà như là nghĩa phụ nghĩa mẫu, để có thể thoải mái nhận sự giúp đỡ của ông bà. Còn nếu như tôi thấy ông bà không xứng đáng là nghĩa phụ, nghĩa mẫu thì hãy coi đó là số tiền ông bà cho tôi vay, sau này ra đến nước ngoài, có điều kiện thì gửi trả cho ông bà.

      Cuối cùng, trước tình nghĩa sâu đậm và tấm lòng tốt của ông bà, tôi đã cầm số tiền đó khi đi Bắc Hải. Lúc ấy tôi đã thầm hứa, cố gắng không tiêu dùng đến số tiền đó bằng mọi giá. Nay nghe tin chính miệng cán bộ Bình nói không phải trả tiền cho chủ tàu, tôi mừng quá. Như vậy là tôi có thể an tâm trao trả số tiền $500 đồng cho ông bà Trần và ông bà Trần cũng không phải lo lắng gì khi nhận lại số tiền đó.

      Sự thực, tôi không phải là người sợ nhận ân tình sâu nặng của những người đã thực lòng thương yêu tôi. Nhìn lại cuộc đời của tôi trong suốt mấy chục năm, tôi thấy kể từ khi tôi biết nghĩ, mỗi khi tôi gặp khốn khó, bi thương, luôn luôn có những người chân tình hết lòng giúp đỡ. Nếu vì sợ sợi dây ân nghĩa trói buộc, hay coi sự giúp đỡ là món nợ khó trả, để tôi từ chối mọi sự giúp đỡ thì làm sao tôi có thể sống sót đến ngày nay? Vì vậy, trong thâm tâm, tôi luôn luôn nghĩ, nếu tôi gặp khó khăn, mà có người thực lòng giúp, tôi sẵn sàng nhận và sẽ mãi mãi ghi tâm khắc cốt những tấm lòng đó, những con người đó, để sau này, khi có điều kiện, tôi sẽ đền đáp ơn nghĩa cho chính những người đó, hoặc cho những người khác gặp hoàn cảnh không may mắn mà tôi gặp trên đường đời.

      Ngay tối hôm đó, tôi đến gặp ông bà Trần để gửi lại số tiền, và cho biết, ngày mai, chúng tôi sẽ đi Bắc Hải. Hay tin sắp chia tay, ông bà Trần rất buồn. Ông bà đã chuẩn bị sẵn cho tôi đầy đủ quần áo, đồ ăn thức uống, thuốc bổ, thuốc chống say sóng, thuốc chống muỗi… và cả hơn chục cây nhân sâm, loại dùng riêng cho quân đội. Nhưng vì không được phép mang bất cứ thứ gì có dấu ấn của Trung Quốc, nên tôi chỉ có thể nhận gói thuốc say sóng và gói nhân sâm của ông bà Trần. Từ đó đến nay đã ngót 30 năm trôi qua, và trong 30 năm đó cuộc đời tôi đã trải qua không biết bao nhiêu thay đổi, mấy lần dọn nhà,… nhưng tôi vẫn giữ những cây nhân sâm ngay trong ngăn kéo làm việc bên tay phải. Mỗi lần mở ngăn kéo, thấy mấy cây nhân sâm, hình ảnh của ông bà Trần lại hiện về, và lòng tôi lại bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm của ngày xưa…

      Tôi còn nhớ, sau khi đến trại tỵ nạn Hồng Kông, được ra ngoài đi làm, tôi có ghé thăm gia đình người em gái của ông bà Trần ở ngay Cửu Long, và nhận được lá thư ông bà Trần gửi. Trong thư có đoạn: “Từ ngày con đến chơi, nói những chuyện tri tâm, nhà tràn đầy sức sống, ai cũng có hạnh phúc và nụ cười. Hôm nay, con đi rồi, về đến nhà, thấy trống vắng vô cùng, ba má buồn vô hạn, mọi việc không muốn làm, cơm không muốn ăn, đã đau lòng lại càng thêm đau lòng… Thú thực, từ trong đáy lòng, ba má chẳng muốn con đi khỏi Phòng Thành, nhưng vì nghĩ đến tương lai và tiền đồ của con, nên ba má tận tình một lòng giúp đỡ con… Con ơi! Qua sông vượt biển, nhớ uống thuốc để khỏi say sóng, đói phải ăn no, lạnh phải mặc ấm, nên chú ý đến thân thể… Đến nơi an toàn, chị em được gặp nhau, khi đó con mới có một hạnh phúc thực sự, và ba má mới thấy lòng thanh thản, được hạnh phúc cùng với con…”

      Hôm nay ngồi kể lại những kỷ niệm xưa, được chép lại những dòng chữ này, tôi bồi hồi xúc động, nước mắt rưng rưng… để rồi thấy chính mình gục đầu thổn thức nhớ tới hình ảnh ông bà Trần, những nhân dáng cũ, những ân tình trùng điệp… tôi đã được ân thưởng trong cuộc đời của tôi…

      còn tiếp

      Comment


      • TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

        Hữu Nguyên


        KỲ 107

        Ngay sáng hôm sau, tất cả 9 anh em chúng tôi ra bến xe Phòng Thành. Tại đó, cán bộ Bình đã chờ sẵn với hình dáng bề ngoài của ông giống hệt hôm qua, vẫn bộ dân sự nhàu nát, áo để ngoài quần, chân đi đôi dép nhựa, đầu đội chiếc mũ công nhân bạc màu… Bình nhìn qua chúng tôi, đếm đủ 9 người, rồi quay lại nói nhỏ với tài xế… Từ xa, tôi không biết hai người nói gì, chỉ thấy tài xế khúm núm, gật đầu lia lịa. Quay lại nhìn chúng tôi, Bình vẫy tay ra hiệu cho chúng đi theo, rồi Bình leo lên xe. Viên tài xế nói xì xồ tiếng Hoa với hành khách, mọi người liền dạt sang hai bên nhường lối cho chúng tôi. Chín anh em chúng tôi lần lượt leo lên xe, rồi im lặng ngồi vô các ghế được cán bộ Bình chỉ.

        Ra bến xe tiễn chúng tôi có bà Trà, em gái và con gái út của bà; anh Tiến, gia đình ông bà Trần và một số bạn bè người Hoa mà chúng tôi quen biết trong thời gian ở Đông Hưng và Phòng Thành. Những bạn bè người Hoa là những người chất phác, thật thà và tốt bụng, đã tận tình giúp đỡ những người Việt tỵ nạn chúng tôi bằng tất cả tấm lòng. Tuy thời gian ở lại Đông Hưng, Phòng Thành không bao lâu, nhưng chính những con người với tấm lòng nhân ái đó đã khiến chúng tôi bịn rịn, kẻ ở người đi, nước mắt rưng rưng… Trong tình cảnh đó, tôi chợt nhớ tới câu thơ, “Khi ta đến đất là nơi ta ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”…

        Suốt chặng đường từ Phòng Thành đến Bắc Hải, chúng tôi đều im lặng vì mỗi người đều theo đuổi nỗi niềm riêng, tâm tư của ai cũng nặng trĩu về những kỷ niệm, những ân tình giăng mắc trong suốt mấy tháng qua tại Phòng Thành.

        Trưa hôm đó, chúng tôi đến Bắc Hải. Cán bộ Bình dẫn chúng tôi vô một cửa hàng ăn cho chúng tôi ăn trưa. Cửa hàng rất đông khách. Các bàn ăn đều kín đặc người là người. Nhiều thực khách phải đứng ăn ở cả ngoài hàng hiên, thậm chí ngay cả sân trước, dưới mấy lùm cây cũng có có thực khách túm năm tụm ba xì xụp ăn uống. Đông khách như vậy nhưng cả nhà hàng chỉ có mấy món ăn chính là cháo trắng, mì nước, bánh bao hấp, bánh ngô luộc trông giống như bánh đúc ở Việt Nam nhưng nhỏ hơn. Còn nước uống chỉ có nước trà, nước chanh đường và nước si-rô.

        Tất cả 9 anh em chúng tôi chỉ ăn uống qua loa, vì trong lòng ai cũng bồn chồn, phần vì nhớ ân nhân bạn bè, người thân ở Phòng Thành, phần vì lo không biết chuyến đi Hồng Kông sẽ lành dữ ra sao. Riêng cán bộ Bình thì ăn rất khoẻ. Sau khi húp hết hai tô cháo với một chén củ cải muối, một ly nước chanh, ông còn ăn thêm 3 chiếc bánh bao, và mua thêm 5 chiếc mang theo.

        ¨Ăn uống xong, chúng tôi theo ông đi bộ khoảng 3 cây số từ bến xe Bắc Hải đến “bến cảng”, theo lối gọi của ông Bình. Sự thực, theo lời của người dân Bắc Hải kể, trước kia, khu vực này chỉ là một chợ cá nổi cho các thuyền bè đánh cá ghé lại vào mỗi buổi chiều để bán các hải sản họ đánh được trong ngày theo giá sỉ cho “hợp tác xã hải sản” thu mua. Nhưng kể từ khi có làn sóng người tỵ nạn Việt Nam vượt biển bằng thuyền thường xuyên ghé lại, khu vực này đã trở thành một khu thị tứ “trên bến dưới thuyền”, lúc nào cũng có cả mấy trăm chiếc thuyền buông neo, và trên bờ lều trại san sát đủ màu đủ kiểu, cùng người qua lại như mắc cửi.

        Phần đông dân chúng ghé lại “cảng” Bắc Hải là người Việt gốc Hoa đi từ Sàigòn. Họ đã bị buộc phải ra khỏi Việt Nam bằng đường bộ qua ngả biên giới ở Móng Cái, Lạng Sơn. Sau khi đến Trung Hoa, họ được chính quyền gián tiếp giúp đỡ, hướng dẫn cho họ vượt biên để cho chính quyền rảnh nợ, khỏi phải định cư thành phần có đầu óc “tư bản đế quốc”. Số còn lại ở “cảng” Bắc Hải là người Hoa đi từ các tỉnh, thành phố ở Miền Bắc, trong đó Hà Nội, Hải Phòng là chính. Còn người Việt thuần túy như chúng tôi rất hiếm.

        Ngay khi bước chân đến “cảng” Bắc Hải, Bình đã tỏ ra là dân thổ công. Không những tỏ ra thông thuộc đường đi nước bước, khi thì quẹo trái, lúc rẽ phải một cách dễ dàng, Bình còn quen biết rất nhiều người ở Bắc Hải. Qua đó, tôi đoán, ông Bình phải là người thường xuyên đi Bắc Hải “gửi gấm” những người thuộc thành phần Trung Quốc không muốn giữ.

        Đi dọc theo bến Bắc Hải tới ba phần tư, ông Bình quay lại khoát tay ra hiệu cho chúng tôi đứng lại chờ ông trên bờ. Sau đó, ông rẽ tay phải bước lên một tấm ván có chiều ngang khoảng 50 phân, nối liền từ bờ lên thành một chiếc thuyền khá lớn, xem ra có vẻ bề thế nhất nhì trong số những thuyền đang thả neo tại Bắc Hải. Trên khoang thuyền lúc đó, có khoảng hai chục người đang ngồi thành 3 nhóm ăn uống ầm ĩ. Một nhóm chỉ có 4 người đàn ông, tuổi khoảng 40 đổ lên. Hai nhóm kia là đàn bà, con nít và thanh niên tuổi khoảng 30 đổi lại.

        Ông Bình còn đang nhún nhảy đi trên tấm ván, đã thấy bốn người đàn ông cùng đứng dậy bước ra thành thuyền đón tiếp. Sau màn bắt tay, ôm vai vỗ vỗ rất thân mật, ông Bình nói gì đó với một người đàn ông cởi trần, râu dài, thân hình quắc thước, rồi ông quay về phía chúng tôi đưa tay chỉ trỏ… Người đàn ông cười lớn, tiếng cười của ông vang xa, chúng tôi ở trên bờ cũng nghe thấy tiếng cười của ông rõ mồn một. Rồi ông bắt tay, vỗ vai ông Bình, và gật đầu. Ông Bình quay lại vẫy tay, ra hiệu cho chúng tôi lên thuyền.

        Sang đến thuyền, ông Bình bảo chúng tôi ngồi một vòng quanh mâm cơm đang ăn dở của ông già. Mâm cơm cũ được dọn đi, rồi một bộ tách trà được dọn ra. Ba người đàn ông cùng ngồi ăn với ông già cũng đi sang mâm cơm khác. Còn lại ngồi uống trà chỉ có ông già, ông Bình, anh Thu và tôi. Mấy người còn lại trong nhóm chúng tôi đều tuổi chưa đầy 20 nên ngồi ở vòng ngoài, sát thành thuyền.

        Chỉ tay về ông già, ông Bình giới thiệu:

        – Đây là ông Huỳnh, chủ thuyền. Tôi đã thưa chuyện với ông và ông đã nhận lời cho các anh đi nhờ sang Hồng Kông. Tiền bạc các anh không phải trả. Mọi chuyện ăn uống, ngủ nghê, ông sẽ lo liệu chu đáo cho các anh. Lát nữa các anh sẽ tự giới thiệu tên tuổi cuả từng người với ông và làm quen với mọi người trên thuyền. Nhất nhất mọi chuyện các anh phải nghe lời ông. Các anh rõ chưa?

        Chúng tôi rụt rè chưa kịp trả lời thì ông Huỳnh đã cười nói vui vẻ:

        – Thoải mái, thoải mái. Năm châu bốn bể đều là anh em. – Rồi ông dục chúng tôi – Uống trà, uống trà. Trà hảo hạng, trà hảo hạng.

        Thoạt nghe tôi đã có ấn tượng ông Huỳnh là người phóng khoáng, có khẩu khí của một nam nhi trượng phu. Chỉ lạ có điều, bất cứ nói câu gì, ông cũng nói hai lần.

        Tuần trà đầu uống vừa cạn thì cán bộ Bình đứng dậy cáo lui. Chúng tôi vội đứng dậy ngỏ lời cám ơn, nhưng ông ta phẩy tay tỏ ý không cần những ngôn ngữ cử chỉ khách sáo đó. Ông chỉ bắt tay ông Huỳnh, rồi hai người vỗ vai thân mật trước khi chia tay.

        Bình đi khỏi, ông Huỳnh quay sang mời tất cả chúng tôi ngồi quây quần quanh ông rồi ông hỏi chuyện từng người, thái độ rất ân cần. Ông ngạc nhiên khi biết, ba anh em chúng tôi vượt biên bằng đường bộ từ Miền Nam ra Hải Phòng rồi đi Móng Cái, qua Đông Hưng.

        Ông cởi trần, chỉ mặc chiếc quần quấn thành nút ở thắt lưng, bên ngoài là chiếc thắt lưng bằng da to bản, bóng nhẫy. Nước da của ông mầu đồng, bắp thịt ở vai, tay, ngực đều cuồn cuộn và chiếc cổ của ông thiệt bự. Hàm râu của ông bạc như cước, dài đến ngực, nhưng phong dáng của ông nhanh nhẹn, mắt của ông tinh anh, nên chúng tôi đoán ông chỉ ngoài 50 là cùng. Sau này chúng tôi mới biết là mình đoán sai. Khi ông gọi các con của ông ra giới thiệu, người con trai trưởng của ông cũng đã 45 tuổi. Còn ông đã 66. Ông nói ông tổ của ông ngày xưa từng là tướng dưới thời nhà Lê và dòng họ nội nhà ông đã đóng góp rất nhiều công sức xây dựng chùa Nam Thọ tại Trà Cổ. Ông tỏ ra rất tự hào về quá khứ vàng son của dòng họ nhà ông.

        Biết chúng tôi là “người bên kia vĩ tuyến 17″, theo ngôn ngữ của ông, ông rất khoan khoái. Ông nói với anh Thu, giọng kính nể:

        – Thầy là “người bên kia vĩ tuyến 17″ bao giờ cũng ăn học đàng hoàng, văn minh tiến bộ có dư, nên thầy thấy rồi, hễ người cộng sản họ đi đến đâu là tang thương cho quê hương đất nước mình đến đó. Thầy thấy mấy thằng con của tôi không? Chỉ được thằng đầu tiên là còn khá, vì nó cũng được sống ngót hai chục năm dưới ánh sáng khai hóa của người Pháp nên còn có đức độ phần nào. Nó là con của người vợ cả đấy. Còn mấy thằng sau là con của bà vợ hai, vợ ba. Mấy thằng này thì bết bát quá. Chúng sinh ra và lớn lên dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa” nên chỉ học làm thằng láu tôm láu cá, sống toàn bất nhân bất nghĩa thôi.

        Trước đó, ông Huỳnh đã gọi mấy người con ra giới thiệu với chúng tôi, trông người nào cũng lễ phép với khách, mặc dù họ không kém tuổi anh Thu là bao. Vì vậy anh Thu vội đỡ lời:

        – Thưa ông, tôi thấy các anh ấy cũng khá đấy chứ. Sống với cộng sản mà tư cách được như vậy là quý hoá lắm.

        Ông Huỳnh cười nhếch mép:

        – Tư cách gì chúng nó. Chỉ bề ngoài đó thôi thầy. Thầy ở gần nó rồi thì thầy sẽ thấy. Bảo đảm thầy có cái gì mất cái nấy.

        Thái độ của ông Huỳnh như vậy cũng lạ. Chúng tôi dù sao cũng là người dưng nước lã, lại mới gặp lần đầu mà ông đã đem chuyện trong nhà ra nói hết khiến chúng tôi cũng ngượng, nên ai cũng giữ kẽ, chỉ ầm ừ cho qua chuyện.

        Thuyền của ông Huỳnh có tất cả gần 40 người. Ngoại trừ thân mẫu của ông Huỳnh đã hơn 80 tuổi, còn tất cả đều là gia đình, họ hàng con cháu của ông Huỳnh. Vì vậy, ông Huỳnh đi lại trên thuyền, hò hét giống hệt như một vị chủ soái oai nghiêm, mọi người nghe theo ông răm rắp. Mỗi khi có món gì ngồi ăn nhậu, ông chỉ cho anh Thu và tôi ngồi cùng mâm với ông. Còn tất cả ngồi ở mâm đàn bà con gái…

        Sống với ông Huỳnh được hai ngày, thì bỗng dưng cán bộ Bình xuống thuyền nói chuyện riêng với ông Huỳnh khoảng mươi phút rồi bảo chúng tôi chào ông Huỳnh để đi sang một thuyền khác. Chúng tôi cũng không hiểu lý do tại sao lại có sự thay đổi vào phút chót như vậy. Nhưng thân phận của kẻ ăn nhờ ở đậu, đi thuyền ké, nên cán bộ Bình bảo sao, chúng tôi phải nghe vậy.

        Ngay sau đó, chúng tôi chào ông Huỳnh, rồi lặng lẽ mang đồ đạc theo cán bộ Bình tới một chiếc thuyền to hơn thuyền của ông Huỳnh. Ông bà chủ của chiếc thuyền này người Móng Cái, tên của ông là Đường, bà vợ là Lan. Cả hai vợ chồng chỉ mới ngoài 40, lúc nào cũng vui vẻ, tươi tắn và tốt bụng. Trong xã hội Miền Bắc, kiếm được một cặp vợ chồng chủ thuyền tốt bụng như ông bà Đường thật là hiếm có. Cả chiếc thuyền của ông bà có gần 70 người, nhưng ai cũng quý trọng ông bà Đường. Qua chuyện trò với những người đi chung thuyền chúng tôi mới biết được, ông bà Đường vốn là người Hoa, làm nghề đánh cá. Khi bị cộng sản Việt Nam o ép, làm khó dễ để ông bà phải bỏ nhà bỏ cửa tiệm về Trung Hoa, ông bà đã chấp thuận cho những người Hoa khác đi chung thuyền, còn tiền bạc tuỳ hỉ, ai có bao nhiêu cho bấy nhiêu, ai không có thì ông bà cho đi không.

        Phần đông người đi chung thuyền với ông bà Đường là người Hoa. Chỉ có vài gia đình là người Việt thuần tuý, trong đó có vợ chồng anh Thịnh và chị Loan. Hai vợ chồng anh có một đứa con gái còn nhỏ, nên dọc đường đi cũng như khi tới Hồng Kông, chúng tôi chứng kiến trong đau lòng và bất lực khi thấy cháu bé khóc suốt vì đói, khát và ốm đau.

        Chung sống dưới thuyền của ông bà Đường được hai ngày thì thuyền của chúng tôi chứng kiến đoàn thuyền thứ nhất được lệnh nhổ neo trực chỉ Hồng Kông. Tất cả khoảng hơn chục chiếc thuyền to nhỏ khác nhau được xếp hàng chữ nhất, cái nọ nối đuôi cái kia bằng một sợi dây cáp. Dẫn đầu đoàn thuyền là một chiếc ca nô của Trung Cộng. Sau đó là chiếc xà lan kéo theo cả đoàn thuyền hơn chục chiếc. Cả chiếc ca nô và chiếc xà lan đều không có cờ quạt hay phù hiệu gì chứng tỏ họ là của Trung Cộng.

        Lúc đó vào khoảng 4 giờ chiều và trời rất đẹp, trong xanh không một gợn mây, mặt biển phẳng lì tới tận chân trời xa…

        Theo lời của anh Thịnh, đoàn thuyền sẽ đi trong khoảng 12 tiếng sẽ đến gần hải phận Hồng Kông. Khi đó, chiếc ca nô và xà lan sẽ quay đầu trở lại, sợi dây cáp nối liền các thuyền sẽ bị chặt đứt, và hơn chục chiếc thuyền sẽ mạnh chiếc nào chiếc nấy chạy thẳng vô Hồng Kông. Khoảng mấy tiếng đồng hồ sau, tàu tuần duyên của Hồng Kông khi phát hiện những chiếc thuyền đó, sẽ chặn lại, khám xét, tịch thu vũ khí, đạn dược… rồi ra lệnh cho họ được tiếp tục chạy vô hải phận Hồng Kông, thả neo tại khu vực dành cho những thuyền nhân xâm nhập lãnh hải Hồng Kông bất hợp pháp, và chờ đợi LHQ cứu xét tư cách tỵ nạn.

        còn tiếp

        Comment


        • TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

          Hữu Nguyên


          KỲ 108

          Hai ngày sau, chúng tôi lại chứng kiến một đoàn thuyền thứ hai khoảng hơn chục chiếc ra khơi trực chỉ Hồng Kông, với đội hình giống như đoàn thuyền tôi thấy hôm trước. Liên tiếp như vậy cho đến ngày thứ 7, sau khi chứng kiến mấy đoàn thuyền lần lượt ra đi, chúng tôi rất sốt ruột, không biết tới khi nào mới đến lượt thuyền của mình được ra khơi. Tôi liền rủ anh Huy và anh Thịnh chồng của cô Loan, đi gặp chủ thuyền hỏi xem sao.

          Thời tiết lúc đó nóng bức, nên ông bà chủ thuyền ngồi trong một chiếc lán ở trên bờ. Thấy chúng tôi bước vô, ông bà rất niềm nở mời ngồi. Sau mấy câu chào hỏi, anh Thịnh hỏi ngay:

          – Ông Đường à, thuyền bè của thiên hạ rời bến rần rần mà sao thuyền của mình chưa thấy động tĩnh gì là thế nào?

          Ông Đường cười:

          – Chú là người thứ mười mấy hỏi tôi câu này rồi đó. Tôi cũng đang bồn chồn chẳng hiểu tại sao nữa.

          Anh Thịnh tiếp lời:

          – Thuyền của mình đến trước thuyền của mấy người kia tới nửa tháng, cả tháng. Rồi thuyền của mình lại được cán bộ Bình gửi gắm “hàng hóa” thì đáng lẽ mình phải được ra khởi rồi mới đúng chứ…

          Ông Đường gật đầu:

          – Thì tôi cũng nghĩ như chú vậy đó. Hôm trước thấy ông cán bộ Bình mang gửi gắm mấy bác Miền Nam này là tụi tôi mừng lắm. Vì cán bộ đã có hàng gửi riêng thuyền mình là bao giờ thuyền mình cũng được ưu tiên… Vậy mà chờ đến giờ đã hơn tuần lễ rồi, chả thấy động tĩnh gì.

          Anh Thu hỏi:

          – Ông có biết vì sao mấy thuyền kia đến Bắc Hải sau mình, nay lại được đi trước mình không?

          Ông Đường lắc đầu:

          – Thưa bác, chúng tôi là phận ăn nhờ ở đậu thì làm mà biết được.

          Từ khi chúng tôi xuống thuyền, không hiểu sao ông bà Đường luôn luôn gọi chúng tôi là “bác”, mặc dù tuổi của ông lớn hơn cả tuổi anh Thu.

          Anh Thu thăm dò:

          – Hay là thuyền của họ cũng được cán bộ gửi “hàng hóa” mà mình không biết?

          Ông Đường cười:

          – Bác yên tâm đi. Ở cái bến Bắc Hải này chẳng có cái chuyện gì xảy ra mà chúng tôi không biết…

          Anh Thịnh quay sang chúng tôi giải thích:

          – Các anh phải biết, ở đây mỗi khi cán bộ Bình xuống bến là chúng tôi biết ngay. Ông ta đến thuyền nào, gửi gắm những ai, mấy người… là chúng tôi có người theo dõi báo cáo lại cho biết liền. “Tai mắt nhân dân” mà anh.

          Anh Thu gật gù ra vẻ hiểu biết:

          – Vậy mà tôi không nghĩ ra… Thiệt đúng là “Mỗi người dân là một người công an”….

          Nghe anh Thu nói vậy, mọi người cùng cất tiếng cười vui vẻ. Anh Thu hỏi tiếp:

          – Nếu chờ đợi họ lâu như vậy, sao thuyền mình không xé lẻ đi thẳng Hồng Kông một mình?

          Ông Đường trợn mắt ngạc nhiên:

          – Bác nói sao? Xé lẻ để đi cả tháng trời mới tới, bác có dám xé lẻ không?

          Anh Thịnh đỡ lời:

          – Xé lẻ mà đi là không được rồi. Mình ở đây nhờ vả người ta, được người ta giúp là mình phải nhận. Có điều ông bà chủ cũng thử nhắc nhở cán bộ Bình coi. Tôi sợ nhiều khi thuyền bè đông đúc quá, rồi họ quên phéng mình thì bỏ mẹ cả nút với nhau…

          Ông Đường lắc đầu:

          – Quên thì chẳng thể nào quên được đâu. Trước sau gì thì mình cũng đi thôi…

          Anh Thu thở dài:

          – Thì vẫn biết, trước sau gì thì ai cũng đi. Nhưng những ai đi trước đến được Hồng Kông sớm thì còn dễ dàng được đi định cư ở các nước khác. Còn những ai đến sau thì… “trâu chậm uống nước đục”… Đời là như vậy mà.

          Ông Đường nhìn anh Thu nhũn nhặn:

          – Dạ bác là người học nhiều hiểu rộng bác nói vậy rất đúng. Nhưng chúng tôi là những người lao động chân lấm tay bùn, học hành ít ỏi nên trên họ bảo sao thì biết vậy. Họ bảo mình chờ thì mình chỉ biết chờ thôi. Chả dám thắc mắc hỏi han gì. Nếu được thì trăm sự nhờ bác giúp đỡ… vì dù sao bác cũng là người Miền Nam…

          Anh Thu ngạc nhiên không hiểu:

          – Ủa, tôi thì giúp đỡ được cái gì?

          Anh Thịnh biết ý, liền đỡ lời, nói với anh Thu:

          – Ý ông Đường muốn nhờ anh hỏi cán bộ Bình tại sao thuyền của mình chưa được ra khơi. – Quay sang phía ông Đường, anh Thu tiếp – Tôi nói vậy có đúng không ông?

          Ông Đường gật đầu:

          – Vâng, cảm phiền bác Miền Nam giúp cho một tiếng. Một tiếng nói của bác Miền Nam bằng người Miền Bắc chúng tôi nói cả ngày…

          Anh Thu ngần ngừ:

          – Nhưng tôi đâu có biết cán bộ Bình ở đâu mà nói?

          Ông Đường cười vui vẻ, nét mặt sáng rỡ:

          – Như vậy là bác nhận lời rồi phải không? Bác cứ yên tâm, tôi sẽ cho người dắt bác tới chỗ cán bộ Bình ở…

          Anh Thu nhìn tôi có ý hỏi. Tôi gật đầu:

          – Em nghĩ hai anh em mình cùng đi. Họ đã gửi gắm mình xuống thuyền của ông chủ đây, bây giờ mình đến gặp cán bộ Bình trước là cảm ơn, sau là nhắc khéo họ…

          Anh Thu quay về phía ông Đường:

          – Ông đã có lòng tin tưởng mà nói vậy thì chúng tôi sẽ đi gặp cán bộ Bình hỏi xem sao.

          Ngay chiều hôm đó, tôi và anh Thu đi theo một cậu bé tuổi khoảng 14, 15, đến gặp cán bộ Bình. Tưởng nhà của cán bộ Bình ở đâu xa, hoá ra ở ngay trong khu nhà tập thể công nhân cách lều trại dành cho thuyền nhân tại Bắc Hải có không đầy 2 cây số. Chúng tôi đi bộ đến nơi, được cậu bé chỉ cho thấy nhà cán bộ Bình rồi cậu biến mất. Thấy cửa đóng, tôi và anh Thu nhìn nhau ngần ngại. Anh Thu hất cằm ra vẻ thúc dục, tôi mới mạnh dạn gõ cửa…

          Gõ xong, chờ một lúc không thấy động tĩnh gì, đang tính gõ cửa lần nữa thì nghe có tiếng chân người đi đến gần. Cửa mở, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy một thiếu phụ xuất hiện, ăn vận như người Việt, tóc búi cao phía sau ót. Nhìn bộ điệu của chúng tôi, thiếu phụ đoán ra chúng tôi là ai nên hỏi ngay bằng tiếng Việt, giọng Nghệ An đặc:

          – Các ông muốn kiếm anh Bình?

          Chúng tôi chưa kịp trả lời thì người thiếu phụ đã mở rộng cánh cửa gỗ, đon đả:

          – Mời các ông vô…

          Chúng tôi lặng lẽ bước theo người thiếu phụ. Lúc này tôi mới để ý thấy trong nhà có một con chó mực rất to, nhưng không hiểu sao, nó không sủa, cũng không hề tỏ vẻ thân thiện như những con chó khác. Thấy người lạ bước vô, nó chỉ uể oải nhất cái đầu lên khoảng một gang tay, rồi lại gục xuống hai chân nằm lim dim ngủ. Tôi đoán có lẽ nó bị ốm hay quá già nua…

          Người thiếu phụ chỉ chiếc ghế gỗ chạy dài một bên bàn:

          – Mời các ông ngồi, chồng tôi ra ngay bây giờ.

          Miệng nói, tay vội thu dọn mấy chiếc chén đũa dơ trên bàn. Mặc dù bên ngoài trời nóng, ánh sáng còn gay gắt, nhưng trong nhà thiếu ánh sáng, không khí ẩm thấp và có mùi tanh tanh, có lẽ đồ ăn thức uống từ đống chén đũa dơ không rửa.

          Người thiếu phụ rót nước từ chiếc bình thuỷ có hai chữ “Giải phóng” ra hai chiếc chén dơ bẩn, cắu ghét rồi mời chúng tôi uống nước. Chúng tôi cảm ơn nhưng ngần ngại không dám uống. Mời xong, người thiếu phụ đi vô trong nhà. Chúng tôi ngồi im không nói. Không khí nặng nề, ngột ngạt… Khoảng dăm phút sau, có tiếng hắng giọng, tiếng khạc nhổ đằng sau nhà, rồi tiếng chân bước nặng nề tiến về phía chúng tôi đang ngồi…

          Quay ra cửa sau, thấy cán bộ Bình đi vô, chúng tôi vội đứng dậy. Bình lạnh lùng gật đầu chào chúng tôi rồi ngồi xuống khúc gỗ phía bên kia bàn. Anh Thu cất tiếng định nói, nhưng Bình dơ tay ra hiệu im lặng. Y rút gói thuốc trong túi áo, lấy một điếu, bật lửa hút, rồi thản nhiên nhét gói thuốc vô túi áo. Sau khi kéo một hơi thuốc thật dài, ém khói thuốc thật lâu, y ngửa cổ thở ra một làn khói mỏng rồi nói chậm rãi từng chữ:

          – Các anh đi về chuẩn bị chiều mai thuyền các anh rời bến.

          Anh Thu và tôi nhìn nhau không nói, nhưng cả hai cùng không giấu được sự ngạc nhiên. Thật ra, chúng tôi cũng biết, thấy chúng tôi đến gặp, Bình phải đoán ra ngay lý do vì điều đó chẳng có gì khó đoán. Nhưng khi nghe Bình nói, chúng tôi vẫn vừa ngạc nhiên vừa mừng. Anh Thu nói giọng có vẻ xúc động:

          – Chúng tôi đến để cảm ơn cán bộ đã giúp đỡ….

          Cán bộ Bình xua tay:

          – Chẳng có ai ơn nghĩa gì với ai cả. Tôi chỉ làm nhiệm vụ cấp trên giao thôi…

          Anh Thu nói ngay:

          – Chúng tôi cũng muốn cảm ơn cấp trên…

          Cán bộ Bình đứng dậy, ra vẻ đuổi khéo chúng tôi:

          – Các anh muốn cảm ơn thượng cấp chúng tôi thì tốt nhất là các anh nên rời Trung Quốc sớm chừng nào hay chừng đó…

          Thấy chúng tôi có vẻ ngần ngừ, bỗng nhiên cán bộ Bình cúi đầu, nói nhỏ:

          – Hẹn gặp các anh ở Hồng Kông… Con vợ tôi nó cũng người Việt như các anh…

          Nghe cán bộ Bình nói vậy, chúng tôi rất ngạc nhiên. Anh Thu định nói gì đó, nhưng cán bộ Bình đã ngẩng đầu nói lớn, giọng có vẻ sẵng:

          – Lệnh trên là vậy. Các anh đi đi…

          Chia tay cán bộ Bình, chúng tôi vội vã trở lại “cảng” Bắc Hải báo tin mừng “chiều mai sẽ ra khơi” cho mọi người biết. Tuy vậy, mọi người vẫn bán tín bán nghi. Ngay chúng tôi chính tai nghe cán bộ Bình nói, nhưng cũng không dám quả quyết trăm phần trăm ngày hôm sau thuyền sẽ rời bến.

          Mãi đến trưa hôm sau, ông Đường chủ thuyền mới nhận được lệnh gọi lên phòng “quản lý cảng Bắc Hải”. Ông đi rồi, cả thuyền chúng tôi ai cũng phập phồng chờ đợi. Mọi người đều hy vọng những gì chúng tôi thông báo sẽ là sự thật. Quả nhiên, khoảng một tiếng đồng hồ sau, ông Đường trở lại hớn hở báo tin, tất cả mọi người chuẩn bị, đúng 5 giờ chiều, thuyền rời bến!

          Sự thực, việc chuẩn bị cũng không có gì. Tất cả đồ đạc, lương thực, thực phẩm của chúng tôi đều có sẵn ở dưới thuyền. Điều duy nhất chúng tôi phải làm là tìm kiếm trong tất cả đồ dùng tư trang của mình những thứ gì có mang dấu vết của Trung Quốc. Từ giấy tờ, tiền bạc, tem thư, quần áo, kỷ vật, đến đồ ăn thức uống, hình ảnh… bất cứ thứ gì mua, hay được cho, tặng tại Trung Quốc đều phải gom lại nộp cho nhà chức trách, hoặc tự mình thiêu huỷ. Ngoài ra, ông Đường cũng đọc một tờ “huấn lệnh” có cả chục điều bắt chúng tôi phải thi hành.

          Ông Đường cũng cho biết là đến 3 giờ chiều sẽ có cán bộ Trung Cộng xuống thuyền kiểm soát và thu hồi tất cả những thứ có mang dấu ấn của Trung Quốc. Ai vi phạm những điều ghi trong “huấn lệnh” sẽ bị chính quyền Trung Cộng lưu giữ vĩnh viễn.

          Đồ đạc của tôi không có gì, tiền bạc cũng chẳng có. Chỉ có một số thư từ và cuốn nhật ký, trong đó có những trang lưu niệm bằng tiếng Hoa của ân nhân và bằng hữu ở Đông Hưng, Phòng Thành, tôi vô cùng trân trọng muốn bảo vệ bằng mọi giá. Vì vậy, ngay từ mấy ngày trước, tôi đã đóng gói tất cả những thứ đó và gửi bảm đảm sang Úc qua đường bưu điện.

          Khoảng 4 giờ chiều hôm đó, hai người Trung Quốc mặc đồ công nhân, lên thuyền đóng cọc và buộc dây cáp. Sau đó, thuyền được lệnh nhổ neo, chạy tới khu tập trung cùng với khoảng hơn một chục chiếc thuyền khác. Tại đây, công nhân Trung Cộng lại lên thuyền nối dây cáp của thuyền với dây cáp chính. Sau khoảng một tiếng đồng hồ, hơn chục chiếc thuyền đã được nối liền với sợi cáp chính phía sau chiếc xà lan, và đoàn thuyền bắt đầu chuyến hải hành thẳng hướng tới Hồng Kông, do một chiếc ca nô dẫn đầu.

          Nhìn đoàn thuyền ngon lành rẽ sóng giữa một vùng trời nước mênh mông, mặt biển phẳng lì như gương, phản chiếu ánh hoàng hôn vàng rực cả đất trời, tôi vô cùng cảm khái khi nghĩ tới những nguy hiểm, những may mắn đã trải qua; những hạnh phúc, hy vọng đang chờ đợi tôi ở phía trước; những khổ đau, đói khát, cùng cực phẫn uất, mà mấy chục triệu người Việt, trong đó có thân nhân bằng hữu của tôi, đang phải gánh chịu tại quê nhà. Lúc đó, tôi đâu có biết được, những khổ đau của những người Việt vượt biển vượt biên đang diễn ra qua muôn ngàn bi kịch trên biển đông, trong rừng rậm, núi cao… và ngay dưới mỗi mái nhà ở ngay trên quê hương Việt Nam. Lúc đó, vào giữa năm 1979, tôi cũng không thể ngờ được, tất cả những thảm kịch tôi đã chứng kiến trên quê hương Việt Nam, chỉ là bắt đầu của cả một đại bi kịch, vì trong suốt gần 30 năm sau đó, dưới sự kìm kẹp đàn áp của những người cộng sản vô thần, những thảm kịch diễn ra đối với dân tộc tôi ngày càng kinh hoàng, ghê rợn hơn, khủng khiếp hơn…

          còn tiếp

          Comment


          • TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

            Hữu Nguyên


            KỲ 109

            Tối hôm đó, đoàn thuyền của chúng tôi được xà lan của Trung Cộng kéo thẳng một mạch từ Bắc Hải đến hải phận Hồng Kông khoảng hơn 10 tiếng đồng hồ. Suốt chuyến đi, chúng tôi không hề gặp một trở ngại nào, ngoại trừ một số người bị say sóng nhẹ.

            Riêng tôi, chiều hôm đó, sau khi chiêm ngưỡng hoàng hôn trên biển cả trong tâm trạng của một người sắp thực sự được tự do, cho đến khi màn đêm buông phủ, tôi quay vô coi mấy người đánh cờ tướng so tài cao thấp, rồi mấy anh em ngồi uống trà, tán gẫu đến khoảng nửa đêm thì tôi quay ra ngủ.

            Không nhớ ngủ được bao lâu thì tôi bị thức giấc vì tiếng loa the thé:

            – Trật tự, trật tự. Yêu cầu bà con trật tự. Trật tự.

            Tôi vội vã ngồi dậy thì thấy ở giữa thuyền có một người đàn ông đội chiếc mũ giống mũ công an Trung Cộng, nhưng không có sao, một tay cầm túi vải khá to, tay kia cầm chiếc loa bằng sắt tây đang hò hét:

            – Yêu cầu mọi người ai ngồi đâu, ngồi yên đó. Không đi lại lộn xộn cho chúng tôi làm việc.

            Y nói tiếng Việt xong, liền nói tiếng Hoa, cả tiếng Quảng lẫn tiếng Phổ thông. Xem ra lối ăn nói và cách làm việc của y rất thành thạo.

            Anh Thịnh ngồi bên cạnh tôi thì thầm:

            – Y đi thu tiền của Trung Cộng đấy. Ai có tiền Trung Cộng thì lấy hết ra trao cho y… Bao giờ sắp đến hải phận Hồng Kông cũng có trò thu tiền này…

            Tôi ngạc nhiên hỏi anh:

            – Mình sắp đến hải phận Hồng Kông rồi sao?

            Anh Thịnh gật đầu:

            – Chừng khoảng hơn tiếng nữa.

            Lúc đó, tôi mới giật mình nhận ra, cả đoàn thuyền đã chạy chậm hẳn lại. Chiếc ca nô dẫn đầu đoàn thuyền, bây giờ chạy song song với thuyền chúng tôi với tốc độ rất chậm. Đèn pha trên chiếc ca nô quét ngang quét dọc sang thuyền chúng tôi và các thuyền khác.

            Tiếng người đàn ông đội mũ lại vang lên:

            – Mọi người chú ý, chú ý! Tất cả những ai có tiền bạc, giấy tờ, hình ảnh gì của Trung Quốc, hãy tự nguyện trao cho chúng tôi ngay bây giờ. Tôi xin nhắc lại, đây là lần cuối cùng. Bất cứ ai giấu diếm tiền bạc hay giấy tờ gì của Trung Quốc, đều bị cảnh sát Hồng Kông phát hiện và khi đó cả thuyền sẽ bị đuổi về. Khi đó, chính phủ và nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa chúng tôi cũng sẽ không tiếp nhận quý vị mà trả quý vị về cho cộng sản Việt Nam…

            Y vừa nói thao thao bất tuyệt bằng cả ba thứ tiếng vừa cầm chiếc túi vải chậm rãi đi đến từng bàn tay đang chĩa ra để hứng những đồng tiền, giấy tờ, hình ảnh đủ loại…

            Phần đứng trước viễn ảnh sớm muộn gì cũng được đặt chân lên Hồng Kông, phần đinh ninh một người sơ sót sẽ làm cả thuyền liên luỵ, nên mọi người trên thuyền đều tận tình đốc thúc nhau trút hầu bao, lấy tất cả tiền bạc giấy tờ hình ảnh của Trung Quốc bỏ vô chiếc túi vải…. Sau khoảng mươi phút đồng hồ, việc thu nhặt tiền bạc Trung Quốc trên thuyền chấm dứt, cũng là lúc, đoàn thuyền gần như dừng hẳn. Người đàn ông liền hô lớn bằng tiếng Hoa rồi khoát tay ra hiệu cho một thanh niên lực lưỡng đang đứng ở mũi thuyền. Lập tức, người thanh niên cúi xuống tháo sợi dây cáp nối giữa các thuyền. Sau đó, người đàn ông dơ cao chiếc đèn pin hướng về phía chiếc ca nô bấm ám hiệu. Chiếc ca nô liền quay mũi tiến về phía chiếc thuyền của chúng tôi. Khi đến gần, chiếc ca nô liền chuyển hướng, nhẹ nhàng chạy sát thành chiếc thuyền với tốc độ thật chậm, để người đàn ông và anh thanh niên từ trên thuyền nhảy sang ca nô… Sau đó chiếc ca nô tăng tốc chạy tiếp đến chiếc thuyền kế tiếp…

            Ngay khi chiếc ca nô đi khỏi, ông Đường liền hô to một tiếng. Người thợ máy liền cho nổ máy, cả thân thuyền rung lên dữ dội và con thuyền bắt đầu lao về phía trước, tiếp tục cuộc hành trình trực chỉ Hồng Kông.

            Không khí trên thuyền lúc này rất phấn khởi, mọi người đều cười nói vui vẻ, khiến tôi có cảm tưởng như đi trẩy hội đúng hơn là vượt biển đi tỵ nạn. Vì chỉ còn có hơn một tiếng đồng hồ nữa là tới hải phận Hồng Kông nên hầu hết mọi người đều không ngủ, chuyện trò nở như pháo ran. Mấy anh em chúng tôi đều tươi cười, chỉ có Hùng con của anh Tiến thì buồn rười rượi. Thấy Hùng buồn bã như vậy, chúng tôi cũng chạnh lòng nghĩ đến anh Tiến. Anh Thu vỗ vai Hùng an ủi:

            – Cháu cứ yên trí đi. Ba cháu sớm muộn gì cũng sẽ gặp cháu ở Mỹ.

            Hùng mỉm cười gượng gạo, mặt buồn như mếu, thẫn thờ không nói. Tôi ngạc nhiên hỏi anh Thu:

            – Anh Tiến chịu ở lại Trung Quốc để “trường kỳ kháng chiến” chống cộng sản Việt Nam cho đến thắng lợi cuối cùng, làm sao mà anh bảo anh ta có thể đi Mỹ được?

            Anh Thu cười:

            – “Trường kỳ kháng chiến” cái gì. Cậu cứ tin tôi đi, cái “chính phủ Việt Nam lâm thời” đó chỉ sống sót ba bảy hai mốt ngày thôi. Hai thằng cộng sản cùng điếm thối với nhau thì chúng có thù nhau mấy chăng nữa cũng chỉ là tạm thời. Cậu phải hiểu, về mưu trí thủ đoạn, thì thằng Tàu không tài nào qua mặt được thằng cộng sản Việt Nam. Nhưng về sức mạnh thì muôn năm thằng Việt cộng không bằng phần mười thằng Trung cộng. Đã vậy, hai thằng lại chung biên giới với nhau cả ngàn cây số, thì sớm muộn gì thằng cộng sản Việt Nam cũng là vệ tinh của thằng cộng sản Trung Quốc. Rồi cậu coi, lão Tiến trước sau gì cũng lại khăn gói vượt biển sang Hồng Kông tỵ nạn cho coi.

            Lời nói của anh Thu lúc đó thật có lý. Nhưng khi ấy tôi lại tin tưởng anh Tiến sẽ làm được một cái gì trong “chính phủ Việt Nam lâm thời”, chứ không khi nào anh Tiến lại cuốn gói đi tỵ nạn tiếp ở Hồng Kông như lời anh Thu nói. Vì vậy, tôi không đồng ý:

            – Em thì em nghĩ anh Tiến giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, có kiến thức, có tham vọng chính trị, suy nghĩ chuyện gì cũng chín chắn, có trước có sau. Em nhớ anh ấy vẫn thường nói, đời thường cũng như chính trường, giống hệt như chơi cờ tướng… người cơ trí phải biết nghĩ trước hàng chục nước, để khi thắng thì biết tận lực khai thác thế thắng mạnh như chẻ tre, ồ ạt như nước lũ chảy về chỗ trũng; mà khi thua thì cũng có thể lui về thế thủ vững như núi.

            Anh Thu cười:

            – Cậu hiểu Tiến làm sao bằng tôi được. Tiến là người nói giỏi, gặp chuyện vừa vừa hạng trung thì hoàn thành xuất sắc. Nhưng đụng chuyện lớn sẽ gẫy liền à. Cậu có biết Mã Tốc bị Khổng Minh chém đầu vì thua ở Nhai Đình không? Tiến cũng giống Mã Tốc ở chỗ đó…

            Chuyện Mã Tốc bị chém đầu, ai đọc truyện Tam Quốc cũng đều biết. Nhưng so sánh anh Tiến với Mã Tốc thì tôi thấy không đúng. Tuy vậy, tôi lặng im không nói gì. Lúc đó tôi đâu có ngờ, mấy năm sau, quả nhiên “chính phủ Việt Nam lâm thời” do Trung Cộng nặn lên tan như bọt xà phòng, và anh Tiến đã vượt biển sang Hồng Kông xin tỵ nạn, sau đó, đoàn tụ với con của anh tại Mỹ.

            5 năm trước, khi đọc một bài viết có bút hiệu Phạm Thái Lai của Sàigòn Times trên Việt Báo Online, anh Tiến đã gọi điện thoại cho tòa soạn Sàigòn Times. Khi đó anh em vui mừng nhận ra nhau, hàn huyên đủ thứ chuyện, và khi ấy tôi mới biết, anh Thu đã qua đời trước đó không lâu…

            Sau khi chuyện trò về anh Tiến được một lúc, tôi thấy người hơi mệt, liền ngả mình nghỉ ngơi một chút. Giữa lúc đang thiu thiu ngủ, bỗng tôi nghe có tiếng la:

            – Hồng Kông, Hồng Kông, bà con ơi. Hồng kông kia rồi….

            Tôi giật mình ngồi dậy, dụi mắt, giữa tiếng xôn xao la hét, huýt sáo ầm ĩ của mọi người trong thuyền. Nhưng chỉ vài tích tắc sau, tôi ngạc nhiên khi thấy tất cả mọi người trong thuyền đều im lặng cùng nhìn về một hướng. Tôi đứng dậy bước ra mạn thuyền nhìn theo và trong lòng vui mừng khôn tả khi thấy cả thành phố Hồng Kông vô cùng tráng lệ, với những tòa nhà chọc trời rực rỡ ánh đèn muôn hồng nghìn tía đã hiện ra ở chân trời. Trời lúc đó hãy còn tối đen, mặt biển lại yên tĩnh phẳng lặng như gương, nên thành phố Hồng Kông tráng lệ soi mình trên mặt biển trông thật diễm tuyệt, không bút giấy nào tả xiết.

            Giống như tất cả mọi người, tôi im lặng say sưa ngắm thành phố Hồng Kông, biểu tượng của tự do và thịnh vượng đang ngày càng lớn dần. Sau những phút im lặng chiêm ngưỡng, mọi người lại ồn ào bàn tán sôi nổi. Tuy lúc đó, không một ai biết tương lai của mình sẽ ra sao, nhưng ai cũng vui mừng tin tưởng, cuộc đời của mình sẽ đổi thay, trở nên tốt đẹp hơn. Riêng tôi, một người tù vượt ngục, đang bị cộng sản truy lùng, phải sống ngoài vòng pháp luật, thì nay đứng trước hình ảnh tráng lệ của thành phố Hồng Kông, tôi đã xúc động đến rơi lệ…

            Khoảng nửa giờ trôi qua, trời bắt đầu hửng sáng và thành phố Hồng Kông cũng hiện ra càng ngày càng rõ. Chiếc thuyền của chúng tôi cũng vẫn tiếp tục rẽ sóng băng băng tiến về phía Hồng Kông. Ngó ra chung quanh, tôi cũng thấy hai chiếc thuyền xa xa. Còn những chiếc thuyền khác thì quá xa, chỉ thấy những hình thù nhỏ xíu trên biển…

            Thuyền của chúng tôi chạy tiếp được khoảng 15 phút thì bỗng nhiên mọi người la hét, xôn xao mà tôi không hiểu vì lý do gì. Còn đang ngạc nhiên thì ông Đường ào ào từ phía phòng lái ở phía sau chạy ra phía trước hối hả báo tin:

            – Tàu tuần cảnh Hồng Kông!

            Tôi giật mình nhìn ra, thì thấy không xa, một chiếc tàu sắt đang phăng phăng rẽ sóng lao tới. Trên tàu có quốc kỳ của Anh, của Hồng Kông và mấy loại cờ nữa không biết là cờ gì, cùng bay phấp phới. Không đầy mấy phút sau, tầu tuần cảnh Anh đã tiến đến gần thuyền của chúng tôi. Tiếng loa vọng lên rõ mồn một bằng tiếng Anh và tiếng Hoa:

            – Chú ý! Chú ý! Đây là lực lượng tuần duyên Hồng Kông. Thuyền của quý vị đang xâm phạm trái phép hải phận Hồng Kông. Chúng tôi ra lệnh thuyền của quý vị đứng lại. Nếu trái lệnh, chúng tôi bắt buộc phải có hành động động đối phó ngay lập tức. Chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi ra lệnh thuyền của quý vị đứng lại…

            Ông Đường chủ thuyền vội vã bảo tài công tắt máy. Lập tức tiếng máy im bặt, chiếc thuyền khựng lại, nhưng vẫn trôi từ từ về phía trước theo quán tính. Tất cả mọi người trên thuyền cũng đều im lặng, gương mặt ai cũng có vẻ căng thẳng chờ đợi…

            Chiếc tàu tuần cảnh cũng giảm tốc độ khi đến gần thuyền chúng tôi. Trên boong tầu tôi thấy có 4 người lính mặc đồ rằn ri, súng ống nai nịt gọn gàng, trông rất oai nghiêm. Tuy nhiên, nhìn sắc diện của họ tôi ngạc nhiên khi thấy họ không phải là người Hoa. Sau này tôi mới biết, đó là lực lượng lính đánh thuê người Hồi Quốc được chính phủ Anh thuê mướn làm nhiệm vụ bảo vệ ăn ninh trật tự cho Hồng Kông.

            Một người cầm chiếc loa điện loại xách tay, hướng loa về phía thuyền chúng tôi nói:

            – Chú ý! Chú ý! Đây là lực lượng tuần duyên Hồng Kông. Xin quý vị cho biết, thuyền của quý vị có phải là thuyền tỵ nạn đi từ Việt Nam?

            Nghe hỏi vậy, chúng tôi rất ngạc nhiên. Nhiều người trên thuyền chúng tôi lập tức reo hò, vỗ tay ầm ĩ, thay cho câu trả lời. Thì ra, trong thời gian mấy năm qua, thuyền tỵ nạn Việt Nam đã lũ lượt đổ vào Hồng Kông, nên tất cả các lực lượng tuần cảnh Hồng Kông đều quá quen thuộc mỗi khi gặp những chiếc thuyền như thuyền của chúng tôi.

            Người cầm loa lại nói:

            – Chú ý! Chú ý! Đây là lực lượng tuần duyên Hồng Kông. Chúng tôi yêu cầu mọi người trên thuyền im lặng, và cử ra một người trả lời các câu hỏi của chúng tôi.

            Trong chớp mắt, ông Đường chủ thuyền đã chỉ định một thanh niên lực lưỡng thay mặt mọi người. Người cầm loa nói tiếp:

            – Chú ý! Chú ý! Đây là lực lượng tuần duyên Hồng Kông. Chúng tôi hỏi, quý vị trả lời. Nếu đúng, quý vị dơ tay phải. Nếu không đúng, quý vị dơ tay trái. Quý vị đã rõ chưa? Nếu rõ, dơ tay phải…

            Người thanh niên nhanh chóng dơ tay phải.

            – Thuyền của quý vị chở người tỵ nạn ra đi từ Việt Nam, có đúng vậy không?

            Người thanh niên dơ tay phải.

            – Trên thuyền của quý vị có bất cứ loại vũ khí nào không? Nếu có, dơ tay phải, nếu không dơ tay trái.

            Người thanh niên dơ tay trái.

            – Trên thuyền của qúy vị có ai ốm đau, cần cấp cứu không? Nếu có dơ tay phải, nếu không dơ tay trái?

            Người thanh niên vội dơ tay trái…

            Cuộc đối đáp cứ như vậy diễn ra trong 10 phút đồng hồ. Sau đó, người cầm loa ra lệnh cho thuyền chúng tôi phải thu hồi tất cả mọi loại dao, kéo, bất kể dài ngắn, to nhỏ. Kế đến, người cầm loa dõng dạc tuyên bố:

            – Chú ý! Chú ý! Đây là lực lượng tuần duyên Hồng Kông. Thuyền của qúy vị là thuyền chở người tự nhận mình là tỵ nạn đi từ Việt Nam. Nhưng hiện tại, trong thời gian chờ đợi cứu xét tư cách tỵ nạn của quý vị, quý vị sẽ bị đối xử như là những người xâm nhập hải phận Hồng Kông bất hợp pháp. Bây giờ, quý vị cho thuyền đi theo tàu của chúng tôi đến nơi tập trung những thuyền xâm nhập trái phép hải phận Hồng Kông….

            Sau đó, tàu tuần cảnh Hồng Kông chạy trước, thuyền của chúng tôi chạy theo sau, cùng tiến vô hải cảng Hồng Kông….

            còn tiếp

            Comment


            • TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

              Hữu Nguyên


              KỲ 110

              Thành phố Hồng Kông hiện ra ngày càng lớn và rõ, với tất cả vẻ sầm uất nhộn nhịp, khiến tất cả mọi người trên thuyền đều háo hức, nôn nao, xôn xao ầm ĩ, không bút nào tả xiết. Chúng tôi vui mừng và ngạc nhiên khi thấy tàu bè ra vô hải cảng Hồng Kông liên tục. Trên bầu trời thì phi cơ đủ loại của các hãng hàng không cất cánh và hạ cánh liên tục.

              Khi chúng tôi thấy xe cộ chạy qua lại như mắc cửi trên đường phố Hồng Kông thì cũng là lúc thuyền của chúng tôi được hướng dẫn chạy vô một khu có đông đúc thuyền bè đủ loại của người tỵ nạn Việt Nam. Tôi ước lượng ở đó phải có khoảng 200 tới 300 chiếc thuyền. Xa xa trên mặt biển, về phía bên tay phải là một chiếc tàu sắt khổng lồ nằm nghiêng hẳn về một bên. Sau này tôi mới biết đó là tàu Thiên Vận (Skyluck), chuyên chở mấy ngàn người Việt tỵ nạn. Khi tàu cập bến Hồng Kông vào đầu tháng 2 năm 1979 thì bị từ chối, nên những người trên tàu đã đục tàu cho nước vô. Kết quả, chính quyền Hồng Kông bắt buộc phải để cho mọi người lên bờ, và cứu xét tư cách tỵ nạn. Nghe đâu tầu này đã rời Việt Nam vào ngày 24 tháng 1 năm 1979, trên đường đi tàu đã chuyển vàng sang tàu United Faith ngoài hải phận quốc tế trước khi nhập cảng Hồng Kông. Ngoài tàu Thiên Vận, chúng tôi còn thấy nhiều tàu sắt khác chở người tỵ nạn cũng nằm lác đác trên mặt biển, hoặc trên bãi cát. Riêng một chiếc tàu sắt loại trung bình thì vẫn buông neo ở biển, trên thuyền vẫn có đông đảo khoảng vài trăm người Việt. Phần đông những người này trông có vẻ trí thức, ăn mặc sang trọng, sống cách biệt với những người tỵ nạn ra đi từ các làng chài lưới ở Miền Bắc. Sau này tôi mới biết đó là chiếc tàu sắt chở người vượt biên đi từ Hà Nội, Hải Phòng.

              Sau khi thuyền của chúng tôi thả neo xong, một chiếc ca nô chở một toán khoảng 10 cảnh sát Hồng Kông sắc phục chỉnh tề, súng ống gọn gàng, lên thuyền chúng tôi khám xét. Nhìn cảnh sát Hồng Kông chúng tôi phải công nhận họ ăn mặc rất đẹp, làm việc rất chuyên cần, cẩn thận và lịch sự nhưng rất kiên quyết. Sau một hồi lục lọi, kiểm tra tỷ mỉ, cuối cùng, cảnh sát Hồng Kông chỉ thu được có vài con dao nhỏ mũi nhọn, một chiếc giáo bằng tre đầu vót nhọn, và gần chục quả đấm sắt. Những quả đấm sắt này là loại vũ khí tự vệ được thanh niên Miền Bắc, nhất là ở Hải Phòng, Hà Nội hay sử dụng.

              Khám xét xong, toán cảnh sát Hồng Kông yêu cầu thuyền chúng tôi cử ra ba người lên trên bờ làm việc. Lập tức ông Đường chủ thuyền cùng với anh Thu, người biết tiếng Anh, Pháp, có trình độ nhất trên thuyền, và anh Thịnh, một người rất tháo vát và biết chút ít tiếng Anh, đi theo toán cảnh sát xuống ca nô.

              Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, ba người trở lại thuyền, và một cuộc họp quy tụ tất cả mọi người trên thuyền được tổ chức để nghe anh Thu trình bầy bằng tiếng Việt và ông Đường dịch lại bằng tiếng Hoa. Mọi người ai cũng hí hửng và nôn nóng chờ đợi…

              Mở đầu, anh Thu nói:

              – Thưa quý ông bà, anh chị em. Ba anh em chúng tôi đại diện mọi người trên thuyền lên gặp chính quyền Hồng Kông thì họ cho biết, giống như tất cả những thuyền chở người tỵ nạn Việt Nam nhập cảnh Hồng Kông, thuyền của chúng ta cũng bị họ coi là nhập cảnh trái phép. Vì vậy, chúng ta có thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ Hồng Kông, nếu chúng ta không được Liên Hiệp Quốc công nhận tư cách tỵ nạn…

              Nghe đến đó, mọi người xôn xao hò hét, bàn tán. Không ai nghe ai cả. Mấy lần anh Thu dơ tay cho mọi người im lặng nhưng không được. Thấy vậy, anh Thịnh nhảy lên chiếc thùng gỗ nhỏ, vỗ tay thiệt lớn, rồi quát lên bằng tiếng Hoa, mọi người mới im lặng dần. Chờ thật yên lặng, anh Thu nói tiếp:

              – Tôi yêu cầu mọi người trật tự lắng nghe tôi nói xong. Sau đó ai có ý kiến gì thì dơ tay…

              Một hai người dơ tay muốn nói, anh Thu xua tay:

              – Chờ tôi nói xong đã, quý vị hãy dơ tay. Như tôi đã nói, Liên Hiệp Quốc sẽ cứu xét tư cách tỵ nạn của chúng ta. Nếu được, chúng ta sẽ được lên bờ vô trại tỵ nạn ở, chờ các quốc gia khác phỏng vấn rồi đón nhận. Còn những ai không được Liên Hiệp Quốc công nhận là người tỵ nạn thì họ phải bị tống vô trại giam chờ trục xuất. Tuy nhiên, xin mọi người đừng lo, vì đó chỉ là thủ tục hành chánh… Cho đến nay, hầu hết những ai đi tỵ nạn bằng thuyền khi cập bến Hồng Kông đều được Liên Hiệp Quốc công nhận ngay tư cách tỵ nạn.

              Mọi người ồ lên vỗ tay hoan hô rầm trời. Tiếng la ó, hò hét ầm ĩ… Chờ một lúc lâu, mọi người yên lặng trở lại, anh Thu mới nói về những đòi hỏi của chính quyền Hồng Kông và Liên Hiệp Quốc về trật tự, an ninh, kỷ luật…. Sau đó, anh cho biết, việc đầu tiên chúng tôi phải làm là kê khai họ tên, ngày tháng năm sanh, nơi sinh, quê quán, họ tên thân nhân và địa chỉ của thân nhân hiện đang ở ngoại quốc, cùng lý do vượt biên tỵ nạn… Chúng tôi cũng phải bầu ra một nhóm “hỏa thực” chuyên lo đi lấy cơm nước, thực phẩm (đường, sữa, mì gói, cá hộp…) và hoa quả của nhà thầu rồi đem về thuyền chia đều cho mọi người.

              Ngay trưa hôm đó, chúng tôi được ăn bữa cơm đầu tiên do “đầu bếp Hồng Kông” nấu. Cơm trắng, ăn thoải mái. Thức ăn thì ba món đàng hoàng, toàn với thịt gà. Món mặn là thịt gà kho, rồi giá xào với lòng gà, và canh bí nấu với xương gà. Ăn xong có tráng miệng bằng trái cây, nho cam táo. Đang sống thiếu thốn ở Việt Nam và Trung Quốc, nay được ăn như vậy, chúng tôi đều vui mừng nghĩ mình thật là đế vương. Lúc đó, chúng tôi đâu có ngờ, trong suốt thời gian sau đó, chúng tôi cứ phải ăn hoài ba món đó. Chúng tôi ăn nhiều đến độ phát khiếp mỗi khi ngửi thấy mùi thịt gà là rùng mình, nghẹn họng, nuốt cái gì cũng không vô. Nhiều người phải xin muối để ăn với cơm chứ ăn thịt gà thì nuốt cơm không vô. Lý do khiến chúng tôi phải ăn thịt gà, nhất là lòng gà, vì những thứ này là đồ phế thải không phải trả tiền, nhà thầu lấy từ các xưởng làm thịt gà khổng lồ trên đất Hồng Kông.

              Chiều hôm đó, ăn cơm xong, chúng tôi ghi tên tuổi của mình trên những tờ giấy đã in sẵn, kẻ thành từng cột. Như tôi đã kể cùng các bạn, trong thời gian vượt ngục và vượt biên, tôi phải dùng nhiều giấy tờ giả với tên giả khác nhau. Khi sang đến Trung Quốc, một nước theo chế độ cộng sản, cộng với những lo ngại có gián điệp của cộng sản Việt Nam trà trộn, nên tôi đã chọn tên Phạm Thái Lai. Nay được đặt chân lên Hồng Kông, tôi thấy cần phải khai tên thật của mình, vì mấy lẽ. Lẽ đầu tiên là ở Hồng Kông, vùng đất của tự do, tôi không còn lo sợ như ở Trung Quốc. Điều thứ hai là một khi khai tên thật, hồ sơ bảo lãnh của tôi cùng giấy tờ căn cước trước 1975 ở Miền Nam cũng như Miền Bắc sẽ hoàn toàn ăn khớp. Thêm vào đó, tôi nghĩ, đây là cơ hội cuối cùng cho tôi được lấy lại tên thật một cách dễ dàng, thoải mái. Tương lai, sau khi đến được quốc gia đệ tam, nếu tôi muốn lấy lại tên thật sẽ khó khăn, phức tạp hơn. Nhưng tôi không ngờ, việc tôi khai tên thật lại tạo khó khăn cho tôi ngay giờ phút đầu tiên ở Hồng Kông.

              Khi tôi bước đến cạnh chiếc bàn nhỏ nơi anh Thu đang ghi chép tên của mọi người để khai tên Nguyễn Hữu Chí, mọi người đều ngạc nhiên trố mắt nhìn tôi, nhất là ông Đường, anh Thu và anh Thịnh. Anh Thu đang ghi tên, vội bỏ kính xuống nhìn tôi, hỏi giọng ngạc nhiên:

              – Cậu tên là Phạm Thái Lai sao bây giờ khai Nguyễn Hữu Chí?

              Tôi bình tĩnh phân bua ngắn gọn:

              – Em tên thật là Nguyễn Hữu Chí. Đi vượt biên dùng giấy tờ giả nên phải ghi tên giả là Phạm Thái Lai.

              Anh Thu lắc đầu:

              – Sao suốt thời gian gặp tôi ở Trung Cộng, cậu không nói? Bộ cậu không tin tụi tôi sao?

              Tôi chậm rãi nói:

              – Không phải em không tin các anh. Nhưng ở đó em đâu có tin Trung Cộng. Hơn nữa, khi đó người Việt đầy rẫy, lỡ có tụi gián điệp Việt cộng trà trộn thì sao.

              – Cậu nói vậy thì tôi tin. Nhưng cậu từ Trung Quốc đi với tên Phạm Thái Lai, bây giờ lại khai là Nguyễn Hữu Chí thì đâu có được. – Quay qua ông Đường, anh Thu hỏi – Tôi nói vậy có phải không ông chủ thuyền?

              Ông Đường không nhìn tôi, nhưng gật đầu:

              – Dạ bác Miền Nam nói như vậy rất đúng…

              Anh Thịnh cũng ngọt ngào đỡ lời:

              – A Lồi nên ghi tên Phạm Thái Lai đi cho xuôi chèo mát mái cho cả thuyền. Khai tên khác là cả thuyền bị lôi thôi. Lỡ ra là họ trục xuất tất cả về Việt Nam thì khổ…

              Tôi cương quyết nói:

              – Tôi thì tôi nghĩ khi mình rời khỏi Trung Quốc, chẳng có một giấy tờ nào ghi tên tôi là Phạm Thái Lai. Trong người tôi bây giờ cũng chẳng có giấy tờ gì chứng tỏ tôi là Phạm Thái Lai. Như vậy bây giờ tôi muốn khai tên gì chả được…

              Ông Đường lắc đầu:

              – Nỉ nói vậy là không đúng đâu lớ. Tuy mình không có giấy tờ gì nhưng trong thuyền này ai cũng biết nỉ là Phạm Thái Lai. Bây giờ nỉ khai là Nguyễn Hữu Chí, lỡ có người trong thuyền họ méc với chính quyền thì có phải rắc rối cho nỉ không nào.

              Thấy mọi người đều phản đối như vậy, tôi càng cương quyết hơn:

              – Tên thật của tôi là Nguyễn Hữu Chí. Tôi dùng tên giả để vượt biên. Bây giờ tôi muốn khai lại tên thật, tại sao quý vị lại phản đối? Tôi khai tên gì, tôi sẽ chịu trách nhiệm với tên đó. Ai không đồng ý với tôi, cứ việc báo cho chính quyền họ biết.

              Anh Thu nhẹ nhàng:

              – Vẫn biết là cậu khai tên gì thì cậu phải chịu trách nhiệm. Nhưng nếu cậu không cân nhắc kỹ lưỡng, việc cậu làm sẽ ảnh hưởng đến cả thuyền.

              Anh Thịnh cũng nói thêm vô:

              – Thôi thì bây giờ a Lồi cứ khai tên Phạm Thái Lai đi, để cả thuyền được chấp nhận tư cách tỵ nạn đã. Sau đó, a Lồi muốn khai lại tên cũng đâu có khó.

              Tôi lắc đầu:

              – Tôi không thể nào khai tên giả được. Tên giả chỉ dùng trong chế độ cộng sản. Còn ở đây, tự do dân chủ, tại sao tôi phải tiếp tục dùng tên giả. Vả lại, quý vị đã nghe anh Thu nói rồi đó, ngay dưới bản kê khai tên tuổi này cũng đã ghi rõ dòng chữ Hoa, Anh, là ai man khai sẽ bị tước bỏ tư cách tỵ nạn. Như vậy tại sao quý vị lại cứ buộc tôi phải khai gian là thế nào.

              Ông Đường và anh Thu nhìn nhau hỏi ý. Cuối cùng anh Thu đeo kính nói, giọng lạnh lùng:

              – Rồi, nếu cậu đã muốn vậy thì tôi ghi xuống đây là Nguyễn Hữu Chí…

              Tôi nói gọn:

              – Cảm ơn anh.

              Ông Đường xen vô:

              – Nếu a Lồi đã nhất quyết như vậy thì bác Miền Nam cứ ghi tên gì mà anh ấy muốn. Nhưng chúng tôi bắt buộc phải có bổn phận trình với nhà chức trách đầu đuôi nội vụ.

              Tôi suy nghĩ một thoáng rồi nói:

              – Tôi không phản đối điều đó. Ông cứ việc báo cáo, làm tròn bổn phận của ông, rồi tôi sẽ lên gặp họ trình bầy đầu đuôi. Tôi có đủ bằng chứng và giấy tờ để chứng minh với họ tên thật của tôi.

              Anh Thịnh ngạc nhiên:

              – Giấy tờ của anh đâu?

              – Giấy tờ của tôi hiện ở Úc. Tôi đã gửi cho thân nhân của tôi từ khi tôi còn ở Việt Nam, trước khi tôi vượt biên…

              Ngay chiều hôm đó, phái đoàn đại diện thuyền chúng tôi gồm anh Thu, ông Đường và anh Thịnh lại lên bờ nộp danh sách các thuyền nhân. Tôi đoán là phái đoàn ba vị đã báo cáo tình trạng tên thật tên giả của tôi. Quả nhiên, khoảng hai tiếng đồng hồ sau, một chiếc ca nô ghé thuyền tôi và tôi được lệnh theo họ lên bờ. Tới bờ, một người cảnh sát sắc phục nói tiếng Việt rất sõi, dắt tôi vô một căn phòng trong dẫy nhà tiền chế chạy dài. Trong phòng chỉ có hai người. Một ông người Hồng Kông mặc đồ cảnh sát, tướng tá bệ vệ, tuổi ngoài 50, ngồi sau chiếc bàn rộng bằng gỗ đen như mun. Đằng sau là hình Nữ Hoàng phóng to, choán cả bức tường. Ngồi bên tay phải của ông là một phụ nữ xinh đẹp, gương mặt tươi sáng, phúc hậu, tuổi khoảng trên dưới 25, mặc y phục người Hoa, nói tiếng Việt rất sõi làm thông ngôn.

              Người đàn ông lịch sự mời tôi ngồi, rồi mời tôi uống nước. Sau đó, người phụ nữ lên tiếng, giọng Miền Nam ngọt ngào, lịch sự:

              – Trước hết tôi xin giới thiệu với anh Chí, đây là Trần tiên sinh, trưởng phòng giám cảnh, đặc trách việc kiểm soát các thuyền nhân khi nhập cảnh Hồng Kông. Còn tôi tên là Hoa, đảm trách việc thông ngôn ở đây. Hôm nay Trần tiên sinh mời anh lên đây để được nghe anh giải thích lý do vì sao anh lại đổi tên từ Phạm Thái Lai thành Nguyễn Hữu Chí.

              Chỉ tay vào chiếc máy ghi âm, cô Hoa tiếp lời:

              – Để bảo đảm những lời giải thích của anh và việc dịch thuật của tôi được chính xác, chúng tôi phải ghi âm toàn bộ buổi nói chuyện hôm nay.

              Một cách ngắn gọn, tôi trình bầy tên thật của tôi là gì, vì sao tôi mang tên Phạm Thái Lai, và những nguyên nhân nào khiến tôi quyết định lấy tên thật trở lại. Trong khi tôi nói, cô Hoa vừa ghi âm, vừa ghi chép. Sau khi tôi giải thích xong, cô quay sang phía Trần tiên sinh, rồi vừa nhìn vào trang giấy, vừa nói lại bằng tiếng Hoa. Trần tiên sinh nghe xong, liền nói lại bằng tiếng Hoa khoảng 5 phút đồng hồ. Cô Hoa cặm cụi ghi chép, xong quay sang hỏi tôi:

              – Tên Nguyễn Hữu Chí là tên cha mẹ anh đặt từ khi nào?

              Tôi đáp:

              – Từ khi mới đẻ. Đó cũng là tên trong giấy khai sanh của tôi.

              Cô Hoa hỏi tiếp:

              – Anh có giấy khai sanh đó không?

              Tôi gật đầu:

              – Giấy khai sanh thì tôi không có. Nhưng tôi có bản tuyên thệ xin giấy thế vì khai sanh và giấy thế vì khai sanh do phường Phú Nhuận, tỉnh Gia Định cấp vào năm 1972. Giấy đó hiện không có ở đây, nhưng tôi có thể yêu cầu người nhà gửi tới đây trong vòng hai tuần lễ.

              Câu chuyện đến đây trở nên phức tạp, và tôi phải dài dòng kể lại lý do vì sao tôi phải làm giấy tuyên thệ để xin giấy thế vì khai sanh ở trong Nam thay vì ở ngoài Bắc. Rồi tôi phải giải thích tôi mang tên Phạm Thái Lai từ khi nào. Ngoài tên Phạm Thái Lai, tôi còn dùng những tên giả nào khác. Thân nhân của tôi ở ngoại quốc là những ai, ở đâu, làm gì, họ có biết tên thật của tôi hay không…

              còn tiếp

              Comment



              • TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

                Hữu Nguyên


                KỲ 111

                Sau buổi làm việc về tên thật tên giả, tôi cũng vô cùng lo lắng không biết mình có gặp trở ngại gì không. Về thuyền, ngồi nghe anh Thu, anh Thịnh và một số người phàn nàn, bàn ra tán vào, tôi càng thêm hối hận, nghĩ bụng, biết vậy, tôi cứ khai tên Phạm Thái Lai thì lại đỡ rắc rối. Nhưng rồi mọi lo ngại của tôi cũng trôi qua, sau khi tôi nhận được giấy tờ của gia đình gửi qua. Và đó là lần duy nhất ban an ninh trại tỵ nạn Hồng Kông thẩm vấn tôi về tên thật tên giả.

                Trong những ngày sống trên thuyền chờ đợi được lên bờ, chúng tôi nhìn quang cảnh thành phố Hồng Kông, ai cũng ham. Nhất là nhìn cảnh Hồng Kông về đêm, rực rỡ muôn hồng nghìn tía trong muôn vạn ánh đèn màu, chúng tôi ai cũng khao khát được đặt chân lên đường phố Hồng Kông, được hút một điếu thuốc thơm, được ăn một tô phở,… trong một tiệm ăn nào đó. Sau mấy đêm khao khát, bàn hươu tán vượn, một đêm nọ, Hải, Cường và Tuấn là những người bơi giỏi, rủ tôi cùng bơi vào Hồng Kông. Cả ba đều là người Việt gốc Hoa, nói tiếng Quảng rất giỏi, Hải lại có mấy ngàn đồng tiền Hồng Kông, nên chuyến “đột kích” của chúng tôi trót lọt.

                Khoảng cách từ thuyền đến bờ chỉ độ nửa cây số, nên chúng tôi bì bõm bơi độ khoảng nửa tiếng là tới bờ. Lên bờ, cả ba đều ướt như chuột, quần áo lôi thôi lếch thếch, trông chẳng giống ai. Vậy mà khi chúng tôi ghé vô một quán nhỏ bên đường, trong quá có mấy thực khách, những chẳng một ai thèm để ý. Đúng là xã hội tự do, chẳng ai phải theo dõi ai hay dè chừng ai. Sau khi ăn uống no say, Hải mua mấy cây thuốc lá, bọc kín trong chiếc túi plastic để mang về thuyền, bán lại bằng tiền đô hoặc đổi bằng vàng. Sau này, khi lên trại tỵ nạn, tôi càng khâm phục khả năng buôn bán tháo vát của Hải. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất môi trường nào, kể cả tù tội, Hải đều có tiền, có hàng cho bất cứ ai cần, để rồi qua đó, Hải luôn luôn kiếm được những món tiền lời kếch xù.

                Chúng tôi ở trên thuyền được khoảng 3 tuần lễ thì được lên bờ, lần lượt lên xe về trại tỵ nạn Kai Tak North. Trại tỵ nạn này nằm ngay cạnh phi trường Kai Tak nên chúng tôi thường xuyên nhìn thấy phi cơ lên xuống tấp nập, xe cộ ra vào phi trường như mắc cửi. Chỉ nhìn số lượng phi cơ lên xuống, ai cũng thấy nền kinh tế vô cùng trù phú của Hồng Kông. Anh Thịnh, người Hải Phòng có cái thú, mỗi buổi sáng, ngồi hút thuốc lào rồi đếm phi cơ lên xuống. Lâu lâu, anh lại vỗ đùi reo lên, “Mẹ tụi tư bản giỏi thiệt. Phi cơ ở Hồng Kông còn nhiều hơn xe hơi ở Hà Nội!”

                Trại tỵ nạn Kai Tak North có hàng chục dẫy nhà tiền chế, trong mỗi nhà có hai dẫy giường 3 tầng bằng sắt chạy dài có thể chứa được cả một, hai trăm người. Mặt giường bằng gỗ ép, mỏng nhưng rất cứng và rộng rãi, có thể nằm 2 người thoải mái. Cơm nước có nhà thầu lo. Chúng tôi cứ mười người một nhóm, phân công nhau đi lấy cơm, thức ăn về chia nhau ăn. Cơm thì thoải mái, nhưng thức ăn thì ăn đi ăn lại toàn lòng gà xào rá, nên ai cũng ngán. Đối với những người có tiền thì mua thức ăn, nấu nướng thoải mái vì, mỗi nhà tiền chế đều có khu nấu nướng ở ngay bên hông. Ngoài ra, hàng quán mọc lên như nấm dọc theo các dẫy nhà, bán đủ các loại quà bánh, món ăn, với đủ hương vị, Việt Hoa, Bắc Trung Nam…

                Thời gian đầu, chúng tôi sống như những người tù bị giam lỏng. Toàn trại Kai Tak North được rào kín bằng dây kẽm gai. Tuy nhiên, cảnh sát Hồng Kông canh phòng lơ là, nên chúng tôi vẫn ra ngoài đi chơi, ăn uống, xem phim, hoặc mua bán đồ ăn, thức uống đem vô.

                Khoảng hơn tháng sau, chúng tôi được quyền đi làm kiếm thêm tiền, trong khi Liên Hiệp Quốc vẫn nuôi ăn ở với số tiền tài trợ y như cũ. Tôi đoán, thời gian đó, nhu cầu cần thợ của các hãng xưởng ở Hồng Kông lên rất cao, nên Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ và chính quyền Hồng Kông đã chấp thuận cho chúng tôi đi làm.

                Tôi nhớ, mỗi buổi sáng, ai muốn đi làm, cứ ra cổng trại đứng, xe của các hãng xưởng đổ đến, đón người đi làm, chở tới tận hãng, đến chiều lại chở về tận cổng trại. Có những hãng xưởng trả tiền công ngay trong ngày, làm ngày nào lãnh tiền ngày đó. Hôm nay làm hãng này, không thích, mai chọn hãng khác, tha hồ. Có những hãng xưởng trả lương tuần, làm tuần nào trả lương tuần đó, không giữ lại một ngày nào. Tuần này làm hãng này, tuần sau nghe bạn bè rủ rê lại đi hãng khác làm. Ở Hồng Kông còn có một cái thú nữa là gọi điện thoại local thoải mái, không phải trả tiền, mà điện thoại thì có khắp mọi nơi.

                Khi được phép đi làm, tôi rất mừng. Vì hoàn cảnh của tôi đã vượt ngục vượt biên, lại không có tiền bạc gì, nên trên suốt chặng đường đào tẩu luôn luôn được sự giúp đỡ của thân nhân, bạn bè và cả những người không hề quen biết. Tất cả những người đó đều nghèo túng, cực khổ, nên khi được những người đó bất chấp nguy hiểm, giúp đỡ, tôi vô cùng cảm động, lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm, một khi ra nước ngoài, có điều kiện đi làm là sẽ làm ngày làm đêm để kiếm tiền gửi về, đền đáp phần nào những ân sâu nghĩa nặng mà tôi đã may mắn được hưởng.

                Công việc đầu tiên của tôi là vác những bao xi măng 50 kí lô từ dưới đất lên những cao ốc. Chủ nhân cứ tính bao trả tiền. Vác được bao nào lên, chủ trả tiền ngay bao đó. Vác 50 kí lô leo lên một tầng lầu tôi đã thấy bở hơi tai, chân tay lẩy bẩy, chỉ muốn té. Vậy mà ngày đầu tiên tôi phải vác lên đến tận tầng 12! Vác lên đến tầng 4, tôi đứng thở dốc, chỉ muốn xỉu, nhưng nghĩ đến những người thân yêu, những ân nhân đang khốn khổ ở quê nhà, tôi cắn răng leo tiếp. Ngày đầu tiên, cả 8 tiếng đồng hồ, tôi vác được có 3 bao. Ngày thứ hai, thê thảm hơn, chân tay, xương cốt đau nhức, tôi vác được có 2 bao. Sang ngày thứ ba cũng vậy. Đến ngày thứ năm, khá hơn, tôi vác được 3 bao như ngày đầu. Ngày tiếp theo tôi vác được 4 bao. Từ đó, tôi tự đặt kỷ lục, mỗi ngày phải vác tăng hơn ngày trước một bao. Đến ngày thứ 15, tôi vác ngon lành, 12 bao! Nhanh hơn cả công nhân Hồng Kông tới 4 bao.

                Giữa lúc đang tính cố gắng đến cuối tháng sẽ vác nhiều gấp đôi người khác, thì Cường rủ tôi đi làm cho một hãng chuyên lắp ráp Radio Cassette Players cho xe hơi. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn biết ơn sự giúp đỡ của Cường, vì nếu khi đó không có Cường, chắc tôi vẫn tiếp tục làm nghề vác xi măng suốt mấy tháng ở Hồng Kông và xương sống tôi sẽ gẫy giống như Huấn “lé” và Hải “mập”.

                Cường người Đà Lạt, cao ráo, có bề ngoài nho nhã, thư sinh, nhưng cởi áo ra thì bắp thịt chỗ nào cũng cuồn cuộn, trông hệt như kiến càng. Cường chơi thể thao thường xuyên, nhất là nhảy dây, chơi xà, hít đất bằng một tay ngon lành,… nên Cường rất nhanh nhẹn và can đảm. Chính mắt tôi đã thấy có lần Cường đang ngồi đánh cờ với tôi ở trên trên chiếc giường trên cùng, bỗng nhiên cả người Cường như một thỏi cao su, bật lên cao, tay bám vào xà ngang bằng thép, rồi bay sang chiếc giường cách đó hơn chục thước, can một vụ ẩu đả giữa mấy tay du đãng.

                Cường nói tiếng Hoa, Anh, Pháp giỏi, nên quen với Trần “sếnh sáng” và được làm ở ban trật tự, chuyên tuyển người khỏe mạnh đi làm ở các hãng xưởng ở Hồng Kông. Nhờ có Cường giới thiệu, tôi được vô làm hãng lắp ráp Radio Cassette Players. Làm ở đây lương cao, lãnh lương tuần và công việc làm dây chuyền thoải mái, nhưng đòi hỏi phải nhanh tay, lẹ mắt.

                Phòng làm việc của tôi có khoảng 20 người, phần đông là phụ nữ. Chúng tôi ngồi quây quần quanh một chiếc bàn dài 15 thước, người nào làm phần việc của người đó. Đầu tiên, lấy sản phẩm được người bên trái làm xong đã đặt sẵn ở trên bàn, rồi lắp những bộ phận mà chủ đòi hỏi. Làm xong, đặt sản phẩm của mình sang bên phải để người bên phải lắp tiếp những bộ phận khác, rồi mình lấy tiếp sản phẩm khác ở bên tay trái… Cứ như vậy cho đến hết ngày.

                Phần mới được làm quen với đời sống kỹ nghệ, phần sung sướng khỏi phải mang vác nặng leo cầu thang, phần nghĩ đến người thân hạnh phúc khi nhận được sự giúp đỡ, nên tôi làm việc rất tích cực và rất chịu khó. Lúc đầu, mỗi khi lắp các con ốc vào chiếc Radio Cassette Players, nếu không khéo, ốc xiết quá đà, tay tôi sẽ bị chảy máu. Còn nếu ốc xiết không chặt, phải tháo ra xiết lại cho đủ vòng. Làm chậm, số máy bên tay trái của mình sẽ ùn lên thành đống trong khi người bên phải không có máy làm phải ngồi chờ. Khi đó, đã lúng túng lại càng thêm lúng túng. Nhưng sau mấy ngày chịu khó ở lại tình nguyện làm thêm giờ cho quen việc mà không lấy tiền công, tôi quen việc nên làm nhanh dần. Cho đến khi phải nghỉ hãng để lên đường đi Úc, tôi đã làm nhanh đến độ kiêm luôn việc của cả người bên trái lẫn người bên phải, nên chủ hãng rất thích. Nhờ chịu khó làm việc như vậy, nên khi chia tay, ban giám đốc hãng đã trao cho tôi một giấy giới thiệu rất tốt, giúp tôi khi tới Úc kiếm được việc làm rất nhanh chóng.

                * * *

                Sau thời gian khoảng 6 tháng ở Hồng Kông, làm việc kiếm tiền và mua được gần chục thùng đồ gửi về Việt Nam, tôi được gia đình bà chị ở Úc bảo lãnh và được lên đường sang Úc vào đúng mùa Giáng Sinh năm 1979…. Như vậy là sau 8 năm trời, kể từ khi rời động Ông Đô, phía tây thị xã Quảng Trị, bắt đầu chuyến đi “Tìm Tự Do”, cuối cùng tôi đã thực sự đặt chân đến nước Úc tự do. Trên chặng đường đi tìm tự do đó, tôi cũng đã thực sự được tự do gần 4 năm ở trên đất Miền Nam, trước khi bị mất tự do sau ngày 30-4-75. Bốn năm đó tuy ngắn ngủi, nhưng đã giúp tôi thấy được xã hội Miền Nam tự do, dân chủ như thế nào, cuộc sống của người dân Miền Nam hạnh phúc ra sao. Vẫn biết, người dân Miền Nam được sinh ra và lớn lên trong xã hội Miền Nam vẫn ngày đêm than vãn, không hề thỏa mãn với tự do dân chủ của Miền Nam, để rồi trong đó có những người vì ngây thơ, đứng núi này trông núi nọ, chạy theo bánh vẽ tự do dân chủ do cộng sản nặn ra, đã vô bưng theo cộng sản, hoặc nằm vùng cho cộng sản; nhưng bản thân tôi nhờ sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản, nên tôi hiểu, tự do dân chủ của Miền Nam quả thật là thiên đường cho những người như tôi.

                Trải qua những năm tháng sống ở Miền Nam, điều tôi thấy thiêng liêng và cao quý chính là tấm lòng đôn hậu, chất phác, nhân ái chan hoà của người dân Miền Nam, dù là người Miền Trung, Miền Nam hay Miền Bắc. Thể chế chính trị và văn hóa xã hội của Miền Nam thời trước 1975 đã để lại cho người dân Miền Nam những giá trị nhân bản vô cùng cao quý, khiến người Miền Nam biết yêu thương đùm bọc nhau, nhường cơm xẻ áo cho nhau, sẵn sàng cứu giúp những người khốn khó, cô quả, những kẻ hoạn nạn.

                Cũng trong những tháng năm sống ở Miền Nam, và sau này sống ở Úc, càng sống tôi càng thấy xót xa thương cảm cho những người thân yêu của tôi, những bằng hữu của tôi, những ân nhân của tôi… phải sống lay lắt, tàn lụi trong đói khổ, đau đớn thiếu thốn trăm bề trên đất Miền Bắc. Nhưng thê thảm hơn cả những đau đớn đói khổ thiếu thốn về vật chất, người dân Miền Bắc sống trong chế độ cộng sản, còn phải chịu đựng những cực hình về tinh thần, những dầy vò về tình cảm, những chà đạp về nhân phẩm, khiến tình bằng hữu, nghĩa gia đình bị thui chột, và tất cả những gì được coi là đạo đức, luân lý, lễ giáo, đức tin… trong xã hội Miền Bắc, đều chỉ có thể tồn tại một cách thoi thóp, leo lét, trong sự che giấu và sợ hãi, hoặc chỉ có thể tồn tại trong lương tâm của những tù nhân chìm ngập trong vòng lao lý của cộng sản.


                Tôi và bà xã. Tình cờ gặp nhau ở trại tỵ nạn Hồng Kông và cùng chung chuyến bay sang Úc. Ảnh chụp năm 2010.




                Em gái anh Dzoãn Bình và tôi chụp tại Bankstown, Sydney, Australia năm 2010.










                Con trai và con dâu trong ngày cưới. Hiện đã có 2 cháu trai và gái.


                HẾT PHẦN I

                (Đón đọc tiếp : PHẦN II – Vì Tự Do Tôi Tranh Đấu!)
                Last edited by BaNai; 05-09-2015, 02:56 AM.

                Comment



                Hội Quán Phi Dũng ©
                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                website hit counter

                Working...
                X