Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Gặp Tướng Ngô Quang Trưởng Lần Cuối Cùng Tại BTL QĐ I (Đà Nẵng)

Collapse
X

Gặp Tướng Ngô Quang Trưởng Lần Cuối Cùng Tại BTL QĐ I (Đà Nẵng)

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Gặp Tướng Ngô Quang Trưởng Lần Cuối Cùng Tại BTL QĐ I (Đà Nẵng)

    Gặp Tướng Ngô Quang Trưởng Lần Cuối Cùng Tại BTL QĐ I (Đà Nẵng)

    Tác giả: Lê Đình Cai


    Tối ngày 15-3-75, tôi hẹn gặp Hồ Văn Cường, Phó tỉnh trưởng Thừa Thiên tại Câu lạc bộ Thể Thao trên bờ của Tả ngạn sông Hương, Huế. Cường và tôi là bạn học đồng lớp, nên chơi thân với nhau khi chúng tôi cùng làm việc tại Huế. Tôi muốn gặp Cường để xem có tin gì mới về tình hình chiến sự và chính trị hay không. Dịp này tôi may mắn gặp được tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh tiền phương Quân đoàn I tại Huế, đang ngồi cùng bàn với Cường. Tôi cũng biết tướng Thi khi tôi đang dạy tại trường Võ Bị Quốc Gia VN tại Đà Lạt (68-70).

    Khi tôi nêu câu hỏi về tình hình, “liệu chúng ta có đủ lực lượng để đương đầu với sự tấn công của địch quân từ hướng bắc không?”. Tướng Thi tỏ vẻ tin tưởng là chúng ta có thể cầm cự được vì hiện tình hình chưa có gì đáng ngại.

    Chúng tôi ngồi không lâu thì vội vã cáo từ ra về vì trong lòng tôi nỗi lo âu tràn ngập khi làn sóng người chạy loạn từ Quảng Trị đổ dồn về Huế ngày càng đông trong đó có cả gia đình ba má và các em tôi. Khi từ giã Cường tôi hỏi liệu có nên đem gia đình vào Đà Nẵng hay không? Cường nói là nên. Đêm đó tôi thuê xe để sáng mai (16.3) đưa ba má, các em và vợ con tôi vào Đà Nẵng.

    Trên con đường từ Huế vào Đà Nẵng là cả một đoàn người di tản dài dằng dặc, xe cộ chỉ nhích từng chặng một nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng đến được Đà Nẵng vào lúc trời nhá nhem tối. Thành phố này giờ trông thật hổn độn, đoàn người tứ phương từ Quảng Trị, Huế đổ vào, từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đổ ra tràn ngập trên các ngã đường và các trường học bây giờ là nơi tạm trú cho dân cư tứ xứ tập trung về đâỵ Chính quyền địa phương cũng đã làm hết sức để ổn định trật tự và chú tâm vào việc cứu trợ đồng bào tị nạn.

    Qua sáng ngày 18-3-75 (?), sau khi ổn định tạm thời cho toàn đại gia đình ở trại tạm cư, tôi ghé lại trường Đại học Quảng Đà thăm giáo sư Ngô Đồng, viện trưởng trường Đại Học nàỵ Anh Đồng và tôi bàn định cùng nhau là nên tiếp tay chính quyền địa phương ổn định tình hình cứu trợ và đồng thời tìm cách động viên anh em binh sĩ đang cầm súng ở tiền tuyến. Chúng tôi đi đến quyết định thành lập “Ủy ban Nhân dân hậu phương yểm trợ tiền tuyến”, liên lạc với các tổ chức chính trị địa phương để mời tham gia và yểm trợ phương tiện. Chúng tôi dự định xin giờ phát thanh để phát đi lời kêu gọi của Ủy ban hầu động viên tinh thần chiến sĩ và trấn an tâm lý đồng bào đang hoảng loạn. Chúng tôi dự định đề cử giáo sư Ngô Đồng nắm giữ chức vị chủ tịch uỷ ban này.

    Chiều ngày 18-3-75 (?), khoảng 4 giờ anh Ngô Đồng và tôi cùng vào Bộ tư lệnh Quân Đoàn I, để thăm tướng Ngô Quang Trưởng, và nhân dịp trình bày cùng tướng Trưởng về ý định thành lập Ủy ban Yểm trợ Tiền tuyến của chúng tôi. Tôi đã gọi điện thoại cho trung tá Đức, chánh văn phòng của tướngTrưởng để nhờ sắp xếp cuộc gặp gỡ. Dù bận rộn với bao việc, tướng Ngô Quang Trưởng vẫn dành thì giờ tiếp giáo sư Ngô Đồng và tôi.

    Ở đây tôi xin mở dấu ngoặc để nói đến mối giao tình thân quý mà tướng Trưởng đã dành cho chúng tôi từ trước. Giáo sư Ngô Đồng vì làm viện trưởng đại học Quảng Đà nên thường gần gũi hàng ngày công việc giao tiếp với tướng Trưởng khi ông còn nắm giữ chức Tư Lệnh quân khu I kiêm đại biểu chính phủ tại vùng I đóng ở Đà Nẵng. Rìêng cá nhân tôi khi đổi về giảng dạy tại đại học Huế (70-75) có dịp trực tiếp gặp gỡ một số sĩ quan cao cấp ở vùng địa đầu giới tuyến và qua báo chí được biết về tướng Trưởng với rất nhiều huyền thoại, nhất là từ lúc tướng Trưởng chỉ huy lực lượng tái chiếm thành cổ Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa 1972. Chìến thắng vang dội này đã đưa tên tuổi tướng Trưởng lên cao và tướng Trưởng đã trở thành thần tượng trong lòng các chàng trai thế hệ trên dưới 30 tuổi như chúng tôi hồi đó.

    Khi xuất bản quyển sách “34 năm cầm quyền của chúa Nguyễn Phúc Chu- (1691-1725)”, vào năm 1971, tôi đã gửi đến tướng Ngô Quang Trưởng bản đặc biệt in trên giấy trắng tinh với lời đề tặng trân trọng. Mỗi lần có dịp đi công tác vào Đại học Quảng Đà, tôi đều dành thì giờ ghé qua bộ tư lệnh thăm tướng Trưởng. Có lần tôi nhờ trung tá Đức báo lại với trung tướng là tôi trên đường đi Saigon chỉ ghé lại Đà Nẵng được 2 tiếng rồi phải ra sân bay cho kịp giờ phi cơ cất cánh. Thế mà trung tướng vẫn dành cho tôi buổi gặp gỡ hết sức thân tình dù tinh hình quân sự vào dạo đó rất là căng thẳng.

    Trong thời gian phong trào chống tham nhũng của L.m. Trần Hữu Thanh lên cao mà anh em chúng tôi hồi đó được chỉ thị của trung ương (của một đảng chính trị) phải tích cực tham gia (khoảng 74-75), tôi được cấp trên ủy thác dò ý xem liệu tướng Trưởng có thể đứng đầu một hội đồng tướng lãnh đảo chánh ông Thiệu không? Và lần đó tôi đã ngồi nói chuyện với tướng Trưởng khá lâụ Trong câu chuyện, tôi xin trung tướng cho biết nhận xét của trung tướng về tình hình quân sư. tại vùng địa đầu giới tuyến, rồi nhân đó xin được biết ý nghĩ của ông về tình hình chính trị tại Sàigon khi phong trào chống Tổng thống Thiệu ngày càng lên cao. Tướng Trưởng tỏ ra hết sức kín đáo, không bộc lộ thái độ gì rõ rệt đối với giới cầm quyền trung ương, chỉ nói là ông ngày đêm lo bảo vệ an ninh vùng địa đầu nên ít quan tâm đến các biến chuyển chính trị. Khi tôi nhin thẳng vào mắt trung tướng và nói: “Thưa trung tướng, trong chính gìới và nhất là trong lớp thanh niên sinh viên trẻ tuổi mà tôi được nhiều dịp tiếp xúc, mọi người đều kỳ vọng trung tướng là người có thể làm chuyển đổi tình hình ngày càng xấu đi rõ rệt của miền Nam cả về quân sự lẫn chính trị.”

    Tướng Ngô Quang Trưởng không nói gì. Ông đưa điếu thuốc lên môi rồi châm lửa đốt. Đôi mắt ông mơ màng nhìn theo khói thuốc tan loãng vào không trung… Thấy cuộc gặp gỡ cũng đã lâu và nhân dịp trung tá Đức, chánh văn phòng của ông vào trình công việc, tôi xin phép kiếu từ. Khi bắt tay, trung tướng nhìn tôi và nói: Tình hình khó khăn và phức tạp lắm giáo sư ạ. Có những điều mà mình tưởng là có thể thực hiện được trên chiến trường mà củng đành bó tay, huống hồ gì… Trung tướng ngừng ở đây không nói tiếp… chúng tôi xiết tay từ giã.

    Bây giờ xin trở lại buổi gặp gỡ giữa trung tướng, giáo sư Ngô Đồng và tôi vào những ngày mà Đà Nẵng hấp hối và quân đoàn I coi như sắp sửa tan hàng.

    Khi chúng tôi đến bộ tư lệnh quân đoàn khoảng 4 giờ chiều ngày 18-3-75 (?) thi trung tướng đã có mặt để tiếp chúng tôi. G.S. Ngô Đồng liền trình bày ngay dự định của chúng tôi muốn kêu gọi mọi thành phần dân chúng địa phương thành lập “Ủy ban nhân dân hậu phương yểm trợ tiền tuyến” để tỏ rõ sự đoàn kết quân dân một lòng trong việc bảo vệ quê hương. Tướng Trưởng tỏ ra hết sức xúc động. Tuy nhiên giọng ông buồn buồn: “Tình hình quân sự bây gìờ đang ngày càng trầm trọng. Việc giữ an ninh cho vòng đai chung quanh Đà Nẵng bây gìờ chỉ còn được tính từng ngày từng gìờ”. Trung tướng bày tỏ lòng cảm ơn về ý kiến của G.S. Ngô Đồng nhưng ông không có đề nghị gì hay thái độ hổ trợ tích cực cho dự định nàỵ Bây giờ sau hơn 1/4 thế kỷ, đọc lại lời trần tình của Trung tướng trên báo chi mới hay rằng việc mất Huế và Quân đoàn I cũng như mất Cao nguyên (vùng II) đã được tổng thống Thiệu quyết định và thông báo cho tướng Trưởng ngày 13-3-75 khi ông được TT Thiệu triệu tập về Dinh Độc Lập.

    Xin hãy nghe tướng Trưởng kể lại:

    ”Ngày 13-03-1975, tôi được lệnh vào Sàigòn họp, tôi vào đến Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng thống và thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôị Ngoài tôi ra, không có ai khác. Thường lệ, khi được lệnh về Saigon họp thì đều có đầy đủ mặt các vị tư lệnh quân đoàn và tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần này, thì chỉ có một minh tôi thôị Tôi thắc mắc lo lắng. Nhưng khi TT Thiệu cho biết ý định của ông là phải rút bỏ quân đoàn I ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôị Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi và Đà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường sư đoàn Dù cùng với Thủy quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến cũng như những dự định của tôi lên tổng thống và thủ tướng nhưng không được chấp nhận. Lệnh bất di bất dịch là: “Phải rút quân đoàn I càng sớm càng hay.”

    …Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn và quyết định gọi đại tướng Cao Văn Viên nhờ xin TT Thiệu cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và vùng 1. Làm sao tôi có thể bỏ Huế và vùng 1 Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá này khi bao nhiêu chiến hữu của tôi đã đổ máu để gìn giữ? Nhất là trong vụ Mậu Thân, máu anh em đã đổ nhiều.

    Tổng thống Thiệu rung động chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18-3-75, tôi ra Huế gặp tướng Lâm Quang Thi (tư lệnh phó quân đoàn I) vốn là người đang chỉ huy tại Huế. Tôi chỉ thị : Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Đà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do Đại tướng Cao Văn Viên thừa lệnh TT yêu cầu tôi “bỏ Huế”. Lệnh đó làm cho tôi chết lặng ngườị Vì mới buổi sáng nay ở Huế, tôi đã ra lệnh cho tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ thì tôi biết ăn nói làm sao với tướng Thi và anh em binh sĩ đâỵ Nhưng tôi vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướngThị Tướng Thi trả lời ngay: “Ơ? Huế bây giờ xã ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu tình hình cũng tốt cả, mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm saỏ”. Tôi buồn bã trả lời, “Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế dùm tôi, đó là lệnh trên, không bỏ là không được.” .Kết quả là tướng Thi thi hành lệnh bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để tàu Hải quân chở lính về Đà Nẵng.


    23-03-2975 - Tàu hải quân VNCH chở người dân từ Huế di tản vào Đà Nẳng

    Xin xem thêm ở báo Chính Luận ở Seattle số 139 ra ngày 6-8-99 dưới tựa đề :”Tại Sao Tôi Bỏ Quân Đoàn I” của tướng Ngô Quang Trưởng.

    Xin trở lại buổi gặp gỡ cuối cùng tại Bộ tư lệnh Quân đoàn I ngày 18-3-75 (?).. bắt tay tiễn chúng tôi ra khỏi bộ tư lệnh lúc đó khoảng 4 giờ 30, tôi nhìn kỹ tướng Trưởng thấy ông gầy hơn trước rất nhiều, đôi mắt sâu hơn dù vẫn còn linh động. Khi ra tới cửa, trung tướng nắm tay tôi và nói nhỏ :”Giáo sư nên đem gia đình vào Sài gòn càng sớm càng tốt”. Tôi nhìn thẳng vào ông và có cảm tưởng khó gặp lại vị tướng mà mình đã từng coi như là thần tượng. Và quả thật, từ lần gặp gỡ đó, cho đến mãi 20 năm sau (tháng 4/95) trong chuyến về thăm Hoa Thịnh Đốn, sau khi vừa đến Hoa Kỳ tôi mới gặp lại tướng Trưởng tại tư gia ở thành phố Springfield, Virginiạ

    Sau khi liên lạc được với đại tá Đào Mộng Xuân (người rất gần gũi với tướngTrưởng ở hải ngoại), tôi xin đại tá thu xếp để tôi có dịp hạnh ngộ với tướngTrưởng sau 20 năm trời cách biệt. Tướng Trưởng hẹn gặp tại một quán phở (tôi không nhớ tên) ở Hoa Thịnh Đốn vào buổi trưa. Cùng đi với tôi lúc đó có giáo sư Nguyễn Lý Tưởng và anh Lê Quyền (chủ tịch ban Đại diện Cộng đồng Hoa Thịnh Đốn lúc ấy). Chúng tôi gặp lại nhau trong một hoàn cảnh thật bất ngờ. Tôi nắm chặt tay tướng Trưởng vẫn khuôn mặt khắc khổ đó vẫn dáng dấp cao và ốm đó, vẫn với đôi mắt sâu và sáng đó, 20 năm sau vẫn không có gì thay đổi, chỉ có mái tóc đã ngã màu muối tiêụ Sau khi dùng bữa ăn trưa nhẹ, anh Tưởng và anh Quyền chào từ giả, còn tôi lên xe về nhà tướng Trưởng ở Springfield và ở lại cho đến tối mịt mới từ giã ra về.


    04-04-1975 - Dân chúng di tản từ các thành phố tràn về Sài Gòn

    Có những chuyện gì để nhắc lại, để nói ra sau 2 thập niên xa cách?

    Vừa bước vào cổng, chúng tôi gặp ngay bà Ngô Quang Trưởng. Bà vẫn còn giữ lại nét đẹp quý phái của ngày nàọ Tôi cúi đầu chào khi tướng Trưởng giới thiệụ Bà Trưởng đi vào trong một chốc rồi trở ra với hai tách cà phê sữa để trên bàn và một dĩa bánh bích quị Bây giờ tôi mới có thì giờ nói chuyện với tướng Trưởng nhiều hơn. Không có gì thú vị và quý bằng gặp lại cố nhân, nhất là khi ngồi trước mặt mình là con người mà 20 năm về trước là một vị tướng với hào quang sáng chói và nếu miền Nam không mất, biết đâu chừng tướng Trưởng sẽ đóng vai trò quan trọng trên giòng sử Việt. Quả thật, biết đâu chừng khi thế hệ trẻ như chúng tôi và bao lớp thanh niên sinh viên khác ở miền Nam đều coi tướng Trưởng là vị tướng không những hết sức tài ba mà lại còn rất trong sạch nữạ Tôi khỏi cần nhắc lại ở đây nhận xét của Đại tướng Mỹ Norman Schwazkopf trong cuốn sách hồi ký mang tên: “It does not take a hero”, trong đó có đoạn khá dài dành để ca ngợi thiên tài quân sự của tướng Trưởng khi ông này còn là đại tá và tướng Norman là thiếu tá cố vấn.

    Tướng Trưởng vẫn giữ thói quen hút thuốc lá liên miên như 20 năm trước, khiến tôi trong câu chuyện hàn huyên và bên cốc cà phê bốc khói mà bên ngoài thì mưa lâm râm như bầu trời ở quê nhà, cũng đã phì phà điếu thuốc phả khói mông lung. Có điều tôi không thấy bà Trưởng tỏ dấu phiền hà gì cả khi khói thuốc tràn ngập cả phòng khách.

    Sau những han hỏi về gia đình, con cái, tôi nói với tướng Trưởng là tôi định viết cuốn sách về chiến tranh VN và hy vọng tướng Trưởng sẽ là một trong những nhân chứng sống vào giai đoạn sụp đổ của nền Đệ II Cộng Hòạ Trong câu chuyện, tôi đề nghị tướng Trưởng nên viết lại hồi ký để giúp cho các nhà sử học sau này có nhiều tư liệụ Tướng Trưởng cho biết là bè bạn đã thúc đẩy ông làm việc này nhưng ông vẫn cứ đắn đo mãi vì sự thật khi phải nói ra sẽ mất lòng nhiều ngườị Và giọng ông trầm xuống buồn buồn: “Trong tâm tư sâu thẳm, tôi vẫn cảm thấy mình có tội với Tổ quốc, với người dân khi không bảo vệ được vùng đất mà mình trách nhiệm. Nỗi buồn càng lớn hơn khi mình vượt thoát ra được nước ngoài trong khi biết bao chiến hữu của mình phải vào các nhà tù khổ sai, số khác phải bỏ mình trên đường vượt thoát…” Tôi kính trọng ý nghĩ đầy tinh thần trách nhiệm này của Trung tướng. Tôi tin rằng lịch sử rất công minh khi luận xét công tội của những ai thực sự chịu trách nhiệm trong việc sụp đổ của chế độ Cộng Hòa tại Miền Nam.

    Gặp tướng Trưởng lần cuối cùng tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I đóng ở Đà Nẵng vào tháng 3-75 rồi đến 20 năm sau vào tháng 4-95, tôi mới có dịp gặp lại vị tướng mà mình hết lòng quý trọng trong chuyến về thăm Hoa Thịnh Đốn khi tôi vừa mới đến Hoa Kỳ theo diện HO 28 (tháng 11-94). Hai thập niên không là bao so với chiều dài của lịch sử dân tộc, nhưng 20 năm so với đời người thì đâu phải là ngắn ngủi, nhất là 20 năm đầy thăng trầm dâu biển của một thân phận tù đầy trên quê nhà tăm tốị Gặp nhau trên một đất nước xa quê nhà cả một đại dương mênh mông quả là điều vươ.t quá mong ước của con ngườị Thế mà điều này trong thực tế, đã trở thành hiện thực.

    San Jose, những ngày hồi tưởng lại tháng Tư đen 1975…

    Lê Đình Cai


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X