Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Có cần sửa thơ Du Tử Lê mới có thể quăng DTL vào thùng rác?

Collapse
X

Có cần sửa thơ Du Tử Lê mới có thể quăng DTL vào thùng rác?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Có cần sửa thơ Du Tử Lê mới có thể quăng DTL vào thùng rác?

    Đầu năm mới, HQPD có nhận được một email nói về nhà thơ Du Tử Lê, trong đó copy lại nội dung của một bài báo từ VN với những lời sửa đổi sai sự thật nhằm tố cáo ông. Dù không đồng tình với việc ông trở về VN quỵ luỵ nhà nước cs để được in ấn tập thơ của mình, chúng tôi cũng không hoan nghênh cổ võ cho việc sửa sai sự thật để bôi bác nhau vốn không phải là hành vi của người lương thiện. Xin đăng lại bài viết sau đây nhằm rộng đường dư luận.


    Có cần sửa thơ Du Tử Lê mới có thể quăng DTL vào thùng rác?
    Hoàng Ngọc An

    Mới đầu năm tây mà cộng đồng hải ngoại lại dậy sóng. Đó là một bài báo trong nước tường thuật về vụ Du Tử Lê ra mắt tập thơ tại Hà Nội. Điều đáng nói là chuyện xảy ra từ tháng 6/2014 nhưng đến bây giờ 2015, lại rộ. Điều đáng nói khác: bài báo và bài thơ của DTL đều bị sửa. Tôi tô vàng những chỗ bị sửa trong bài nguyên thủy và bài bị sửa:

    Bài báo nguyên thủy Bài báo bị sửa
    TN: Tối 3-6-2014, tai Gallery 39 Lý Quốc Sư, Hà Nội, nhà thơ Du Tử Lê có buổi gặp gỡ các bạn thơ và bạn đọc. Rất đông các bạn trẻ và các nhà thơ đến dự. Nhà thơ Bằng Việt, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thụy Kha, Trần Nhương, Trần Quang Quý, Trung Trung Đỉnh...đã có mặt. Du Tử Lê giới thiệu tập thơ "Giỏ hoa thời mới lớn", một tập thơ dày dặn với trình bày bắt mắt của họa sĩ Lê Thiết Cương. Nhà thơ Bằng Việt, Thụy Kha, Nguyễn Quang Thiều phát biểu chào mừng Du Tử Lê đã trở về Hà Nội. Con đường dù rất dài rồi cũng đưa người về quê Mẹ.


    ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ

    Sau Hiệp định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.

    Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai.

    Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.


    MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ

    ai nhớ ngàn năm một ngón tay

    Tháng tư tôi đến rừng chưa thức
    Mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya
    Có môi chưa nói lời chia biệt
    Và mắt chưa buồn như mộ bia

    Tháng tư nao nức chiều quên tắt
    Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
    Bước chân ai dưới tàng phong ốm
    Mà tiếng giày rơi như suối reo

    Tháng tư khao khát, đêm, vô tận
    Tôi với người riêng một góc trời
    Làm sao anh biết trăng không lạnh
    Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi

    Tháng tư hư ảo người đâu biết
    Cảnh tượng hồn tôi : một khán đài
    Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
    Tôi đón anh về tự biển khơi

    Tháng tư xe ngựa về ngang phố
    Đôi mắt nào treo mỗi góc đường
    Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
    Tôi với người chung một bến sông

    Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
    Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
    Làm sao anh biết khi xa bạn
    Tôi cũng như chiều : tôi mồ côi

    Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
    Đêm với ngày trong một tấm gương
    Thịt, xương đã trộn, như sông, núi
    Tôi với người, ai mang vết thương ?

    Tháng tư rồi sẽ không ai nhớ
    Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
    Mắt ai rồi sẽ như bia mộ
    Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

    Tháng tư người nhắc làm chi nữa
    Cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ
    Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
    Mưa đã chờ tôi Mưa...đã ...mưa

    Mai kia sống với vầng trăng ấy
    người có còn thương một bóng cây
    Góc phố còn treo đôi mắt bão
    Ai nhớ ngàn năm một ngón tay ?
    Tối 3-6-2014, tai Gallery 39 Lý Quốc Sư, Hà Nội, nhà thơ Du Tử Lê có buổi gặp gỡ các bạn thơ và bạn đọc. Rất đông các bạn trẻ và các nhà thơ đến dự. Nhà thơ Bằng Việt, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thụy Kha, Trần Nhương, Trần Quang Quý, Trung Trung Đỉnh...đã có mặt. Du Tử Lê giới thiệu tập thơ "Giỏ hoa thời mới lớn", một tập thơ dày dặn với trình bày bắt mắt của họa sĩ Lê Thiết Cương. Nhà thơ Bằng Việt, Thụy Kha, Nguyễn Quang Thiều phát biểu chào mừng Du Tử Lê đã trở về Hà Nội. Con đường dù rất dài rồi cũng đưa người con lạc lối trở về quê Mẹ.



    ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ

    Sau Hiệp định Genève, 1954, vì nghe lời dụ dỗ của Mỹ Ngụy, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Cao học Đại học Văn Khoa.

    Là môt thiên tài, ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài "Bến tâm hồn", đăng trên tạp chí Mai.

    Du Tử Lê từng mang quân hàm Trung Tá, thuộc Quân ngụy Saigon, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân Ngụy), và là giáo sư Văn học của nhiều trường trung học Sài Gòn.


    MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ
    (viết về 30 tháng Tư/ 1975)

    ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng

    Tháng tư đã đến rừng chưa thức
    Mưa vẫn chờ tôi ở cuối đường
    Có môi, không nói lời ly biệt
    Và mắt chưa buồn như mộ bia

    Tháng tư nao nức chiều quên tắt
    Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
    Bước chân giải phóng từng khu phố
    Và tiếng chân người như suối reo

    Tháng tư khao khát, ngày vô tận
    Tôi với người riêng một góc trời
    Làm sao ngưòi biết trời đang sáng
    Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi

    Tháng tư sum họp người đâu biết
    Cảnh tượng hồn tôi: một bóng cờ
    Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
    Tôi đón anh về tự mỗi nơi

    Tháng tư binh mã về ngang phố
    Đôi mắt nhìn theo một nỗi mừng
    Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
    Tôi với người chung một bóng cờ

    Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
    Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
    Làm sao anh biết khi xa bạn
    Tôi cũng như người: Một nỗi vui

    Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
    Đêm với ngày trong một tấm gương
    Thịt, xương đã trả hờn sông, núi
    Tôi với người, ai mang vết thương?

    Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ
    Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
    Mắt ai ngu sẽ như bia mộ
    Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

    Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!
    Cảnh tượng hồn tôi những miếu đền
    Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
    Mưa đã chờ tôi Mưa...đã ...mưa

    Mai kia sống với vầng saoấy
    người có còn thương một bóng ai
    Góc phố còn treo ngời lãnh tụ
    Ai nhớ ngàn năm một bóng ai?
    Phải nói cái kẻ sửa thơ cũng là dạng “cao thủ”.

    Tuy thế, cá nhân tôi phản đối.

    1-Hành động sửa thơ để vu nặng tội hơn: vi phạm luật pháp và cả vi phạm luật đạo đức của con người.

    2-Tư cách, con người Du Tử Lê, với tôi là kém. Từ lâu. Không phải bây giờ. Nhưng hành động, tháng 6/2014, “bò” về VN, in thơ: thì sự khinh bỉ của tôi lên đến tột điểm. Nội một hành động đó đủ cho cộng đồng hải ngoại vứt “thứ rác rưởi” đó vào thùng rác.

    Không cần thiết phải sửa thơ, thì mới chửi, mới vứt được loại rác đó.

    Hoàng Ngọc An 1/2015
    ( http://www.tanvien.net/thoi_su/Du_Tu_Le_and_VC.html )

  • #2
    2-Tư cách, con người Du Tử Lê, với tôi là kém. Từ lâu. Không phải bây giờ. Nhưng hành động, tháng 6/2014, “bò” về VN, in thơ: thì sự khinh bỉ của tôi lên đến tột điểm. Nội một hành động đó đủ cho cộng đồng hải ngoại vứt “thứ rác rưởi” đó vào thùng rác.

    Không cần thiết phải sửa thơ, thì mới chửi, mới vứt được loại rác đó.

    Hoàng Ngọc An 1/2015
    ( http://www.tanvien.net/thoi_su/Du_Tu_Le_and_VC.html )[/QUOTE]

    ************************************************** ****************

    Đồng ý với tác giả HNA 100%.

    KQ_NT

    Comment


    • #3
      Viết về nhà thơ Du Tử Lê


      Đáng lẽ, tôi không phí thì giờ để viết về tên hèn này. Thì giờ nhậu còn không có, thì giờ đâu đi chửi một thằng hèn. Thời nào cũng thế, anh hùng thì khó kiếm nhưng bọn hèn thì đầy dẫy. Cuộc đời tôi, hay thế giới của tôi sống, tôi luôn luôn sống bên cạnh những anh hùng. (Có lẽ, vì không bao giờ được làm anh hùng nên tôi muốn dựa hơi chăng? Có thể lắm, ai biết được) Những anh hùng trước năm 75, và những anh hùng sau năm 75. Những anh hùng như Đại Tá Ân, anh Tô Phạm Liệu, Lý Tống, anh Phan Nhật Nam, anh Lô, anh Phán, anh Hồ văn Nhơn, anh Nguyễn Văn Hưởng, anh Nguyễn Khoa Lộc (phi đoàn tôi), thầy Võ Ý, nhà thơ Cao Đông Khánh, nhà thơ Nguyễn Lập Đông... vân vân và vân vân...

      Vì sao tôi gọi DTL là một tên hèn? Xin thưa, tôi có biết chút ít về hắn... ha ha ha

      Thành thật mà nói, trước 75, DTL là một nhà thơ nổi tiếng, ít ai mà không biết. Tôi chẳng bao giờ đọc thơ DTL, không phải vì tôi ghét hắn nhưng tính tôi vốn chẳng thích thơ, ngoại trừ những bài thơ thật hay làm rung động tâm hồn như bài “Anh hùng vô Danh” của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Nhưng tôi nghe nói hắn có vài bài thơ được phổ nhạc. Hắn lại là một đại úy trong QLVNCH. Đối với tôi, như thế là tốt rồi. Tôi chỉ là một anh lính tầm thường vô danh, nhưng biết được QLVNCH có những người tài năng như vậy, ai mà chẳng hãnh diện?

      Sang Mỹ, khoảng năm 78 hay 79 gì đó, hắn có làm bài thơ “Khi tôi chết xin mang tôi ra biển” gì đó, tôi đọc qua và thấy cũng hay hay, cũng nhận ra còn có khẩu khí của một sĩ quan QLVNCH...

      Khoảng đầu thập niên 90, lúc tôi mới tập tểnh cầm bút, được nổi tiếng chút chút, trong một lần đi chơi ở Houston, nghe bạn tôi, nhà thơ Cao Đông Khánh, khoe có DTL từ California qua chơi, hẹn gặp nhậu.

      Tôi mừng lắm khi được gặp DTL với người bạn gái của hắn. Gặp nhau, tôi, Cao Đông Khánh, nhà thơ Nguyễn Lập Đông và vài người bạn khác nhậu tới bến, nhưng DTL chẳng uống mẹ gì. Chỉ ngồi cười cười coi nản thấy mẹ. Tôi uống rượu, khề khà ậm ực, mở miệng ra là chửi thề, ai cũng tưởng tôi say, nhưng tôi chỉ giả vờ thôi... (Coi chừng đấy, quí vị)

      Lần đầu tiên được gặp nhà thơ lớn, tôi hơi buồn và thất vọng khi nhận ra “thần tượng DTL” có vẻ không được thật thà cho lắm. Rượu thì đếch uống, nói chuyện thì ít khi nhìn thẳng vào mặt nhau mà chỉ lơ đơ là đà như con gà khát nước. Tôi nhớ mãi đã nói trong lòng mình rằng, đây là tướng mạng của một thằng gian manh, đâm cha giết chú, bóp vú chị dâu. Tôi biết coi tướng số chút đỉnh, quí vị ạ. (Học suốt đời đấy, không dễ đâu)

      Tôi nhận xét thêm, tên DTL này là một con người... rất là màu mè. Khoái màu mè và luôn luôn đóng kịch, dù giữa bàn nhậu. Màu mè từ cách ăn mặc, cách ăn nói, đóng kịch từ cách hút thuốc lá đến cách nói chuyện. Về nội tâm, lại bị thêm bệnh háo danh, khoái được chúc tụng tôn vinh nhưng quan trọng hơn cả, là một con người không thực tế.
      Khoảng chừng vài tuần sau khi tiệc tàn, về lại New Orleans, một buổi chiều, đi làm về, tôi nhận được cú điện thoại của ngài DTL. Nghe ngài gọi, tôi biết ngay là sẽ có chuyện, nhưng để xem thử chuyện gì. À, thì ra ngài muốn tôi tổ chức một buổi ra mắt sách cho tập thơ của ngài tại thành phố New Orleans. Ngài lại còn mớm “Để anh em mình bù khú với nhau một bữa cho vui ấy mà”.

      Tôi nghĩ liền trong bụng, mẹ nó, bù khú cái con khỉ, bù... tiền thấy mẹ thì có. Văn nhân thi sĩ hay những người thích đọc sách ở thành phố New Orleans này đếm không tới vài chục. Bây giờ, tôi mở buổi RMS thì mời được bao nhiêu người đến? Làm một con tính sơ sơ, tôi nghĩ nếu tôi tổ chức, tôi phải chi ra ít nhất cỡ 3 xấp. Đau đớn hơn nữa là, nếu tôi chịu chi ra 3 xấp đi nữa, sẽ có bao nhiêu người đến tham dự? Thôi bỏ đi tám. Tôi chỉ ầm ừ cho qua chuyện rồi làm lơ luôn. Tôi biết ngài DTL phải buồn và thất vọng về tôi lắm. Trong buổi nhậu tại nhà Cao Đông Khánh, không hiểu tôi đã ăn nói như thế nào mà ngài lại có cảm nghĩ rằng ngài là một thần tượng lớn của tôi, một thằng lính vô danh của QLVNCH. Hoá ra, tôi đóng kịch kể cũng hay.

      Từ đó, DTL chẳng còn bao giờ liên lạc gì với tôi và tôi cũng chẳng có lý do gì đề liên lạc với hắn.

      Lâu lâu, trên net, tôi đọc được những bài thơ hay bài viết của DTL. Tôi đau đớn nhận ra thơ của hắn càng ngày càng trở nên lạ lùng, gần như điên loạn, đầu chẳng ra đầu, đuôi chẳng ra đuôi, ví von hợm hỉnh một cách vô lý như một thằng điên. Hắn nghĩ ví von điên cuồng như thế thì mới thật sự là nhà thơ lớn. Tội nghiệp thật. Những câu thơ của hắn, nếu còn có thể gọi được là thơ, thì mất đầu, mất chân, mất tay, chấm phẩy tầm bậy tầm bạ loạn xị xà ngầu, chẳng coi luật văn phạm vào đâu, chẳng coi người đọc ra gì. DTL nghĩ hắn có quyền làm như thế bởi vì hắn là một nhà thơ lớn. Làm nhà thơ thì phải lập dị và khó hiểu mà, đúng không? Tôi biết hắn luôn luôn nghĩ rằng hắn là một thiên tài của quê hương, một nhà thơ vĩ đại ngàn năm mới có một. Hắn còn muốn nuôi mộng sửa cách hành văn, cách chấm phẩy của văn chương Việt Nam. Tội nghiệp hắn quá đi thôi.

      Mấy chục năm nay, dù chẳng ưa gì hắn, có khi còn khinh nữa, nhưng tôi luôn luôn tha thứ cho hắn và chấp nhận trong im lặng những hành vi, viết lách điên cuồng của hắn. Tại sao? Vì tôi nghĩ hắn là một nhà thơ của anh em mình. Một nhà thơ cùng một màu áo, cùng một màu cờ. Hắn là phe mình.

      Nhưng cho đến khi, nghe tin hắn hèn hạ về Việt Nam ra mắt tập thơ thì tôi phải viết bài này.

      Đau khổ lắm quí vị ơi...

      Những ca sĩ về Việt Nam ca hát, chúng ta có thể tha thứ được bởi vì, dù sao, họ chỉ là thợ hát. Thợ hát muốn kiếm tiền nhiều thì phải về Việt Nam. Chuyện này tha thứ được. Và tôi xin quí vị cũng nên tha thứ cho họ. Nhưng một nhà thơ, một người cầm bút như DTL lại về Việt Nam để ra mắt sách, để được nổi tiếng, để đón nhận những lời ca tụng rẻ tiền của bọn văn nô Việt Cộng thì thật là tủi hổ cho những người cầm bút như anh em chúng tôi, những người lính của QLVNCH. Bọn ca sĩ về Việt Nam kiếm được bạc triệu vì Việt Nam có nhu cầu, người ta thích nghe hát. Còn những bài thơ của DTL bây giờ đem tặng không cho dân Việt Nam chưa chắc đã ai thèm đọc, đừng nói đến chuyện bán thơ để kiếm tiền. Vậy thì rốt cục, hắn sẽ được gì? Tiền thì nhất định là không có, còn tiếng tăm thì được gì? Có ai coi hắn ra con mẹ gì?

      Nếy trên cõi trời này, còn có những con người còn coi hắn “ra con mẹ gì” thì đó là những người Việt Nam Quốc Gia tị nạn Cộng Sản đang sống ngoài quê hương. Nhưng tiếc thay, bát cơm nằm trong tay hắn ở Mỹ, hắn không muốn ăn, lại về Việt Nam cầm bát cứt của Việt Cộng mà ăn. Giữa chén cơm và chén cứt, hắn lại chọn chén cứt.
      Đau đớn lắm thay cho một nhà thơ Việt Nam. Khốn nạn thân mày, Du Tử Lê, thằng phản bội anh em, phản bội tổ quốc.

      Trường Sơn Lê Xuân Nhị
      1/8/15

      tslxnhi@aol.com
      Last edited by Chopper; 01-13-2015, 11:12 PM.

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X