Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Huấn Luyện Phi Hành * Tình HOÀI HƯƠNG

Collapse
X

Huấn Luyện Phi Hành * Tình HOÀI HƯƠNG

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    “Học và Hành” các loại phi cơ

    Huấn Luyện Phi Hành
    Phần Thứ Nhì
    Chương 12



    “Học và Hành” các loại phi cơ
    Tình Hoài Hương
    ***


    Đây Florida và căn cứ Pensacola của Hải Quân Hoa Kỳ. Pensacola là tên của một thành phố nhỏ, thuộc Tiểu-bang Florida. Florida’s Panhandle trong khu vực Vịnh Mễ Tây Cơ (inlet of Gulf of Mexico). Pensacola & Vịnh Mễ Tây Cơ nằm dưới South of Alabama. Khí hậu khá ôn hoà, ấm áp. Pensacola có căn cứ US Naval Air Station và The Famous “Blue Angel” US Naval Flying Demonstration Team. Tương đương với The Thunderbird US Air Force Flying Demonstration Squadron của US Force vậy. Từ Sauffley Field NAAS đi Whiting Field NAAS độ chừng hơn trăm miles (thì phải)?! Đến đó, khoá sinh sinh viên sĩ quan Không-quân được phân phối ra hai phi đoàn khác nhau.
    Đợt 12.-
    Tất cả khóa sinh Student Naval Aviators đều phải qua trường này, cần tìm thấy cảm giác mạnh lúc đơn phi đầu tiên (first solo) tại đây. Khoá sinh sinh viên sĩ quan ở bên Squadron 2. Bên nầy cũng như bên kia, chẳng khác gì. Nghĩa là nửa buổi sáng đi học lý thuyết, thì nửa buổi chiều khoá sinh sinh viên thực hành. Học:
    * Cockpit Procedures - Có cái cockpit (phòng lái) của phi cơ làm trợ huấn cụ học sử dụng các bộ phận ở phi cơ, các đồng hồ phi kế, lúc mở máy, đang bay, học khi khẩn cấp, lúc đáp. V.v...
    * Học: Engineering và Flight Characteristics chịu đựng được bao nhiêu G’s, hỏng bánh ở tốc độ nào. Và vòng đáp touch-and-go (chạm bánh-bay lại).
    * Học liên lạc vô tuyến với đài kiểm soát không lưu: ở đây có skull practice, là mỗi khóa sinh thực tập được mang một headset, gọi báo cáo với đài không lưu, nghe đài, trả lời. Ngoài ra còn có link trainer (phòng lái giả) để khóa sinh thực tập ôn lại mấy động tác bay.
    * Học về giai đoạn pre-solo (tiền đơn phi). Trừ phi vụ làm lễ ra mắt (baptême de l’air), khóa sinh sẽ bay 10 phi vụ thực tập các động tác bay căn bản. Sử dụng bộ phận điều chỉnh phi cơ bay bình phi. Phương thức làm vòng đáp và kỹ thuật đáp. Học cách đối phó khi có trường hợp khẩn cấp, luôn luôn phải giữ sự bình tĩnh và an toàn của một phi công (good airmanship and safety).
    * Phi vụ 12 (safe-for-solo check flight) khóa sinh sẽ bay với một thầy nhiều kinh nghiệm trong nghề huấn luyện, để khảo hạch. Nếu check pilot ra dấu “thumbs up” , thì phi vụ 13 là phi vụ đơn phi đầu tiên “first solo”.
    Sau đó sinh viên sĩ quan Không-quân học bay solo nhiều lần:
    - Bay đủ kiễu. Đủ cách.
    - Bay bình thường.
    - Bay đêm.
    - Bay không hành (bay từ thành phố nầy, đến ba bốn thành phố khác. - Trong một vòng tròn).
    - Bay hợp đoàn hai chiếc.
    - Bốn chiếc.
    Thấm thoát khoá sinh sinh viên sĩ quan Không-quân đã học bay được ba tháng rồi. Khoá sinh xuống Hangar khi đi bay. Dạo nầy khoá sinh đi học đỡ mệt hơn, đi học rất gần. Đi bay ít nhất khoảng hai giờ mỗi ngày. Trừ những ngày trời vần vũ mây đen, hay giông bão thì khoá sinh ở nhà nghỉ, tự do. Sinh viên sĩ quan ngồi dưới Hangar, chờ đợi khi nào có thời tiết tốt. Nếu trời vẫn xấu, họ ở đó chờ, ngày mai khoá sinh trở lại học tiếp. Lúc đó họ đã chụm đầu vào với nhau đọc những bài viết thật vui, cả nhóm hoan hỉ cười reo vì chuyện tiếu lâm thứ nhất:
    Trên một chuyến bay, kiểm tra tình hình ổn thoả, phi công trưởng bắt đầu đọc thông báo trên loa:
    - Thưa quý khách, đây là phi công trưởng đang nói cùng các bạn. Chào mừng các bạn đến với chuyến bay 293 > từ New York đến Los Angeles. Thời tiết rất tốt, vì thế chúng ta sẽ có một chuyến bay êm đềm, thoải mái. Xin mời ngồi xuống và thư giãn. “Ôi Trời ơi… Không! Thôi chết rồi”!
    Sau vài giây im lặng, phi công trưởng lại nói tiếp trên loa:
    - Thưa quý khách, tôi thành thật xin lỗi: nếu tôi có lỡ làm quý vị sợ. Nhưng… trong lúc tôi đang nói, thì cô tiếp viên mang cho tôi ly cà phê, vô tình cô ta làm đổ lên người tôi. Quý vị mà thấy phía trước quần tôi, thì biết.
    Một hành khách gào lên:
    - Thấy cái gì mà thấy, có giỏi thì xuống đây, nhìn sau đít quần của tôi nè!
    Cả đám sinh viên cười ha hả, Vinh đọc một chuyện vui thứ nhì trên tuần báo:
    - "Một người bạn của tôi trên chuyến trở về Nam Phi (sau một thời gian sống ở Âu Châu), đã phải chờ khá lâu ở phi trường Heathrow của London. Trong khi chờ máy bay cô ấy mua một ly cà phê, một gói bánh quy, cô ấy kéo lê hành lý tới một cái bàn trống ngồi đọc báo và ăn bánh. Khi đang đọc tờ báo buổi sáng, cô nhận ra có người làm gì đó sột soạt ở bàn mình. Liếc nhìn qua tờ báo, cô sửng sốt thấy một anh chàng ăn mặc lịch sự đang với tay lấy bánh bỏ vào miệng. Không muốn làm ầm ĩ, cô chỉ nghiêng mình lấy một cái cho mình. Một phút sau, cô lại nghe tiếng sột soạt. Anh chàng kia lại lấy thêm bánh để ăn.
    Cho đến lúc cả hai đã ăn đến cái bánh cuối cùng trong gói, cô tức giận hết cỡ, nhưng vẫn không nói được câu nào. Rồi chàng trai bỗng bẻ cái bánh làm hai, đẩy một nửa về phía cô, và ăn nửa còn lại, rồi bỏ đi. Lát sau, khi loa phóng thanh gọi tên cô, và yêu cầu cô xuất trình vé, cô vẫn còn bừng bừng cơn giận. Khi cô mở túi xách ra, thì khám phá ra rằng: gói bánh của mình vẫn còn nằm nguyên trong đó. Thì ra từ nãy tới giờ cô ấy đã ăn bánh của người ta. Chàng kia đã chia sẻ với cô đến miếng bánh cuối cùng. Thật là một con người tốt bụng". (Reader's Digest)
    Và chuyện vui thứ ba:
    - Một cậu bé nói với một cô bé:
    - Tớ là BF của cậu!
    Cô bé hỏi:
    - BF là gì?
    Cậu bé cười hì hì trả lời:
    - Nghĩa là “best friend” đấy.
    Sau này họ hẹn hò, chàng trai lại nói với cô gái:
    - Anh là BF của em!
    Cô gái dựa nhẹ vào vai chàng trai, thẹn thùng hỏi:
    - BF là gì hả anh?
    Chàng trai trả lời:
    - Là “boy friend” đấy!
    Vài năm sau đó họ kết hôn, sinh được những đứa con thật xinh xắn, người chồng lại cười và nói với vợ rằng:
    - Anh là BF của em!
    Người vợ dịu dàng hỏi chồng:
    - BF là gì hả anh?
    Anh chồng nhìn đứa con xinh xắn và hạnh phúc trả lời:
    - Là “baby’s father”.
    Khi họ già, họ cùng nhau ngồi ngắm hoàng hôn trước hiên nhà, ông lão lại nói với vợ:
    - Bà nó à! Tôi là BF của bà đấy!
    Bà lão cười với những nếp nhăn trên mặt:
    - BF là gì hả ông?
    Ông lão mỉm cười thật hạnh phúc và trả lời một cách thật thần bí:
    - Là “be forever”.
    *
    Đợt 13.-
    Bên nầy, Barrack ở cách xa chỗ đi bay, gần ba cây số. Mỗi sáng sinh viên sĩ quan Không-quân thức dậy rất sớm 4:00 lo làm vệ sinh cá nhân. Chuẩn bị thức ăn sáng. Thường là bánh Sandwich kẹp thịt hay trứng gà, (gói lại để ăn sáng và trưa). Một chai sữa hay chocolate. Trong chỗ bay có toàn cà phê Maxwell chua lè. Vậy mà cứ mươi phút, khoá sinh thấy mấy ông thầy Mỹ vào lấy cà phê uống lia lịa, họ uống hết một ly cối.
    Độ chừng 4:30' xe Bus đậu tại Barrack. Xe chờ đúng một phút. Một phút thôi. Họ giật chuông để khoá sinh chạy lại. Các khóa sinh phải có mặt ở dưới sân chờ đợi xe bus trước. Nếu ai bị trễ vài ba phút, (vâng, chỉ trể quá lắm là bốn năm phút thôi, thì xe bus chẳng chờ đợi ai, mình phải “vắt giò lên cổ” chạy bộ từ nhà đến trường bay. Xa khá xa, và mệt đứt hơi. Mệt bở hơi tai đấy. Mới hy vọng kịp giờ. Vì sẽ chậm mất vài chục phút sau mới có một chuyến xe bus khác.
    Đợt 14.-
    Các anh khoá sinh sĩ quan Không-quân học loại phi cơ “Beechcraft” T 34 mentor – (là loại phi cơ biến thể từ Beechcraft model 35 bonanza). T 34 là loại phi cơ huấn luyện cánh quạt có chiều dài 28ft 8 1/2 in (8,75m). Sải cánh 33ft 3 7/8 in (10,16m). Chiều cao phi cơ 8ft 7 in (2,92m). Trọng lượng cần thiết khi cất cánh 4,300lb (1,950kg). [(T 34 C – 1 huấn luyện vũ khí thì 5,500lb – (2,491kg)]. Tốc độ bình thường của phi cơ T 34 mentor 214 knot (396km/h; 246mph ở cao độ 17,000ft (5,180m). Đường bay 708 hải lý (1311km , 814mi) ở vận tốc 180knot (333km/h ; 207mph.
    Kế tiếp sinh viên sĩ quan Không-quân chuyển sang tu nghiệp loại: T-28A của USAF.
    - T- 28B, - T-28C có hai chỗ ngồi. Một cánh quạt, nhưng động cơ mạnh hơn, to hơn chiếc T- 34 nhiều. Đây là loại máy T- 28 A, B, C, và D. - T-28B, - C, D của US Navy. T 28 B Trojan có chiều dài 33ft 0 in, (10,06m). Sải cánh 40ft 1 in (12,22m). Chiều cao phi cơ 12ft 8 in (3,86m). Vận tốc khi phi cơ bay lên cao là 4,000fpm (20,3m/s). Tốc độ 343 mph (552km/h). Trọng lượng tối đa của phi cơ khi cất cánh là 8,500lb.
    T 28B là loại phi cơ quân sự có động cơ 1 x wright R 1820 – 86 cyclone kiểu piston. Loại sau cùng, có cái "móc" đằng sau đuôi, để đáp xuống Hàng-không Mẫu-hạm. Tên gọi là Trojan. Loại nầy bay nhanh hơn loại nhỏ. Lại khó điều khiển. Nếu học xong những giai đoạn rất cần thiết và căn bản nầy, thì sinh viên sĩ quan Không-quân có thể trở thành phi công loại: T 28 và T-34B Mentor của US NAVY rồi.
    Có lần Hành gởi về quê nhà xa xôi bài thơ chia buồn cùng người thân (khi biết bạn đã lâm nạn):
    Anh áo lính oai hùng trong chiến trận
    Sóng bạc đầu, cánh thép gió đằng vân
    Anh hiên ngang dày dạn áo phong trần
    Bốn vùng chiến thuật vì dân vì nước.
    Thề quyết giữ giang sơn này gấm vóc
    Chí mài gươm dưới nguyệt quyện phong ba
    Đem an vui hạnh phúc tới muôn nhà
    Mưu cuộc sống an hòa tình thương mến.
    Anh đã ra đi một chiều vĩnh viễn
    Người xa người giòng lệ tiễn chân mây
    Xong cuộc đời, anh về với cỏ cây
    Còn để lại áo bay trong tình sử.
    Cuối bài thơ tôi nhớ về quá khứ
    Chuyện tình buồn hai đứa phải chia tay
    Anh nghỉ yên nơi nấm mộ cỏ này
    Dân đất Việt nối vòng tay trỗi dậy...
    *
    Tình Hoài Hương


    (*) thơ Tình Hoài Hương
    Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
    Trân trọng
    Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-07-2019, 02:59 AM.
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

    Comment


    • #17
      Những pha "sành điệu" của khoá sinh Không Quân QLVNCH



      Huấn Luyện Phi Hành
      Phần Thứ Nhì
      Chương 13

      Những Pha "Sành Điệu"
      (của khoá sinh Không Quân QLVNCH)

      Tình Hoài Hương
      ***



      Đợt 15.-
      Em Hồng Hạnh yêu,
      Anh kể tiếp phần sau về sự “học và hành” của sinh viên sĩ quan Không-quân ở Mỹ nhe em: Khoá sinh sinh viên sĩ quan Không-quân được đi thăm các viện bảo tàng chứa phi cơ, khi các anh tận mặt xem các thiết bị cần thiết, rờ mó, làm quen với máy móc đa dạng, nhận rõ những đồng hồ phi kế từng món rườm rà ấy có công ích gì, đặt ở đâu, trên, dưới, phải, trái… thì khoá sinh sẽ dễ nhận định ra vị trí của chúng. Hơn là mình chỉ mệt mỏi ngồi trong lớp mà đơn điệu tưởng tượng. Hoặc nhìn hình ảnh mô tả các thiết bị máy móc trên sách vở khô khan, không thiết thực như người ta thường nói "trăm nghe không bằng mắt thấy". Đôi khi anh cũng cảm thấy chán phèo. Nói thật là khi mình nghiêng cứu về lý thuyết, thì khó hình dung hơn em à.
      Dù sinh viên sĩ quan Không-quân có khả năng hữu dụng, có tinh thần hiếu học, đầy nhiệt huyết dâng tràn, thì không có gì mà không có thể làm được; ngược lại có kết quả mỹ mãn nữa là đằng khác. Nhưng nếu mình ngồi trong lớp mà mơ mộng, lơ là, dù một mảy may sơ sót, thì khi đem ra thực tế ứng dụng, mạng sống của chính mình kéo theo nhiều người khác có thể không được bảo đảm an toàn.
      Anh cũng biết khi đã trở thành sinh viên sĩ quan Không-quân rồi, không ai mà không có dịp thưởng thức các pha lả lướt, bay bướm, ngoạn mục đầu tiên trong ngành “học lái tàu bay” cả. Chỉ nghĩ đến khi anh ung dung tự do một mình tự tay lái chiếc phi cơ, vút bay bổng trên không trung bao la, mênh mông, ngút ngàn, là anh cảm thấy sung sướng rơn người, và tự hào sảng khoái hạnh phúc xiết bao, vì đời mình phơi phới lên hương như ta mọc thêm cánh. Phải không nà!? Khi đó thì anh sẽ ngồi trên khoang lái rung đùi uống “cô ca cô la, cô cô... gì” mà chẳng cảm thấy vui vẻ, thoải mái, và nghêu ngao hát: "Trời hôm nay thanh thanh, gió đưa cành mơn man tà áo…”, em hỉ!
      *
      Thầy Maj. Meyer vui vẻ, rất kiên nhẫn, cần cù và tận tâm, từ đâu đó thầy đang đến chỗ tập dượt huấn luyện sinh viên sĩ quan Không-quân, khi tất cả khoá sinh lần lượt leo lên phi cơ an toàn xong, thầy vui vẻ hỏi khóa sinh Không-quân:
      - Sao, quý anh có khoẻ không?
      - Cám ơn ông, vẫn khỏe.
      - Ngồi cho kỹ nhe. Tôi bắt đầu Acrobatics đây!
      Có nghĩa là ông thầy bắt đầu thử sức, dzợt cho mình te tua tơi tả đám khóa sinh Không-quân oai dũng, do mình muốn làm bá chủ vũ trụ không gian đây mà! Ông muốn xem họ có thể kiên trì, có sức chịu đựng, gan lì dẽo dai đến bao giờ! Ông thầy ung dung lái chiếc phi cơ bay vút lên trời êm ru. Thầy không lả lướt, không hào hoa phong nhã, không đẹp mắt, không lé mắt, bảo đảm không ăn tiền hốt bạc thì thôi. Ai nấy đều suýt xoa hết lời trầm trồ khen ngợi thầy.
      Nhưng khoá sinh vui vẻ, thoải mái, hí hửng chưa được bao lâu. Thì, thầy làm đủ thứ trò kinh khủng, dựng tóc gáy, rợn người, như: Bay vút lên cao tít cung trăng bỗng nhiên tàu bay rớt xuống “cái độp”. Tiếp theo thầy bay đảo ngược lại. Lộn vèo xuống. Quay tít những vòng bay tròn nhiều phen. Phi cơ chổng đầu xuống đất rồi vút bay dựng đứng thân tàu bay lên cao. Khi thầy kéo cần lái, phi cơ ngóc đầu vọt thẳng lên. Khi phi cơ lại cắm đầu xuống nhanh như tên bắn, như sao xẹt.
      Thầy đạp rudder thì phi cơ liền ngóc đầu lên cao. Trồi lên trụt xuống, quầng thảo ráo riết trên bầu trời, bồng bềnh nhô lên hụp xuống, chao cánh uốn lượn, bập bùng, lắc lư, khi cao khi thấp, lộn vèo ngược xuống đất, rồi bay vút lên tít trời cao thẳng đứng, cho phi cơ lòn trong các bè mây, bay ngửa bụng lên trời như vậy. Bỗng nhiên phi cơ tụt xuống cái rụp, như trái mít rụng trên mặt đất. Và phi cơ lướt vút lên trời quay vòng vòng như chong chóng. Lúc đó ruột gan phèo phổi anh muốn bay ra ngoài, cả bộ lòng mình dâng lên trên đỉnh đầu. Ớn lạnh xương sống đó em à. Thầy cứ làm lung tung loạn xạ như thế gần chục vòng. Vân vân…
      Ấy là thầy Maj. Meyer dạy bay mấy rides mới, khi thầy tủm tỉm cười cười để trở lại bình phi lúc thử sức xong: đầu người nào người đó đều cảm thấy choáng váng, tóc dựng đứng, mặt mũi xanh lè, có một số ít anh em ói mửa tùm lum. Nhiều anh mất bình tĩnh, lúng túng, đầu nghiêng qua ngả về. Anh nói thiệt với em nhe: Mặc cho khoá sinh mồ hôi hột chảy ra đầm đìa như tắm, mặt mày ai nấy đều xanh lè, xám xịt, tóc tai đã ngắn lại xù ra càng dựng đứng, như con khỉ đít đỏ có bộ tóc rễ tre trong thảo cầm viên, khiến mình nhắm nghiền mắt và nhức bưng cái đầu. Ban đầu anh vui hết biết, nhưng vào đoạn giữa đường bay, khi thầy "tung chưởng" ra, thì thú thiệt cu dái anh teo tóp muốn rụng rời! Nè em, em đừng trợn mắt lên, la anh:
      - Anh nầy dị hợm quá đi. Ở đây, mà anh nói gì chuyện "cu dái", nghe tục tĩu (mất hết thi vị trong không trung bồng bềnh mây trắng mây hồng, ngút ngàn và thơ mộng). Hả.
      - Tại đầu óc em u tối, cứ nghĩ bậy bạ hai cái lủng lẳng kia là thô tục. Chớ, không gọi vậy, thì em cho anh gọi là anh "dun dun vì quá hãi" nhen. Thôi! thôi, cho anh xin đi! Anh biết em đang phùng man, trợn hai con mắt to như mắt ếch lên rồi. Xin lỗi em, anh tiếp nhen:
      Nhưng khi thầy đưa phi cơ vút bay lên cao, lão luyện bay lượn và bình phi nhẹ nhàng êm ái, thì thân thể mình lâng lâng như nằm trên tấm nệm nhung, như cánh diều lả lướt trong gió chiều êm ả. Thầy lái máy bay thành thạo và quan sát đó đây thường xuyên, thầy rất quen thuộc các địa hình, cảnh vật, nhà cửa, sông, rừng, núi, biển... ở dưới đất. Thầy bảo" "ta phải nhớ mình đang bay đến nơi nào, ở đâu, nơi nào có đặc điểm gì cần lưu ý", vân vân... Thầy nhắc nhở khoá sinh phải cẩn thận, lúc bay qua những khoảng vùng núi đồi nào nguy hiểm, hoặc lúc có thời tiết xấu tệ, thì phải cẩn thận, bình tĩnh, chú ý làm sao.
      Thầy khuyên khoá sinh luôn mở rộng tầm nhìn chung quanh, quan sát điều nghiên bên ngoài, ấy cũng là góp phần quan trọng của luật bay. Bay trên không trung, radar có thể phát hiện, dù cách xa 10 dặm. Bay tầm thấp 600 dặm/h, tránh radar địch tốt nhất. Nhưng cũng khổ một nỗi là phi công bay như thế, thì dễ bị lạc đường. Khoá sinh nhớ chú ý quan sát những thao tác của thầy, ghi chú tỷ mỷ vô sổ tay, mà rút kinh nghiệm khi bay một mình, để thực hiện trong tương lai.
      Đợt 16.-

      Huấn luyện viên chỉ cần hơn nửa giờ lái phi cơ bay vun vút, vòng vo. Thế là huấn luyện viên thấy đám sinh viên Không-quân “dật dờ ngẩn ngơ”… vì bầu trời bao la ngút ngàn trên không trung mênh mông, dường như “chìm xuống dưới gót chân phong trần”, mắt khoá sinh đã nổi lên muôn ông sao lốm đốm rơi lộp độp, trăm bà trăng tròn đen thùi lùi lồ lộ lung linh nhảy nhót, khiến trước mặt ta xây xẩm quay cuồng ! Hầu hết tất cả khoá sinh rất mệt đã rệu xuống! Thế là ông thầy thấy có kết quả ngay. Đa số những người như các anh, và may thay có cô gái Mỹ ấy nữa, còn tỉnh queo một xí. Chỉ có hai anh khoá sinh Không-quân Việt Nam thì ngất ngư, ói mửa tùm lum ra mật xanh mật vàng hoài mãi. Hai anh kia bị chóng mặt da tái nhợt, rồi xanh lè, đầu óc quay cuồng, họ mệt lả không thể ngồi vững được.
      Đợt 17.-

      Những phi công lái phi cơ vận tải, tuy ở trên không trung bao la, nhưng họ thực hiện công việc làm rất “sành điệu”, chính xác, hữu dụng. Quan trọng hơn hết là: các khía cạnh của kết quả được thành công tốt đẹp, mỹ mãn. Khoá sinh học cách tiếp tế nhiên liệu trên không trung, là một kỷ thuật tuyệt vời, rất điêu luyện, và khó khăn thực hành nhất trên trời cao lồng lộng, gió, mưa, bão bùng. Vì lý do nào đó lúc phi cơ bị lâm nguy, do lựng khựng về kỷ thuật, hết xăng… bị trục trặc một vấn đề gì, sinh viên sĩ quan phải lanh trí, thông minh, có nhận xét tinh tường, am hiểu vì sao nó như thế.
      Khoá sinh cũng phải học lúc đang chiến đấu, mà phi cơ bị bắn rơi; phải biết làm gì, thì ghế phóng sẽ đưa mình từ lòng phi cơ “nhảy vọt ra” bên ngoài. Khoá sinh phải bình tĩnh học cách biết nhảy dù ra khỏi phi cơ. Đây cũng là một trong nhiều nguy cơ, gây ra nguy hiểm kinh khủng đến tính mạng (riêng mình và người khác bay cùng, hoặc phi cơ rớt xuống đất, lúc tại dưới đó có đông người, thì không thể tưởng tượng nỗi điều đau khổ gì sẽ xảy ra).
      Đợt 18.-

      Khi ấy, phi công phải chuẩn-bị thiết-bị liên lạc với tổng đài, nước, pháo sáng, (flair) địa bàn, vân vân… (nhất là một mình quờ quạng vì đêm tối nơi vùng lạ). Trong lúc chờ phi cơ bạn đến giải cứu. Cẩn thận tránh kẻ thù xuất hiện, thì mình lấy sơn màu xanh lá cây, hoặc màu đất bùn đen, mà "sơn" vô mặt, nguỵ trang giả dạng, trá hình lúc mình đã rơi xuống đất. Học thuộc lòng những mật khẩu cần liên lạc, để thông báo vị trí mình đang ẩn nấp với chỉ huy rõ, để họ liên lạc & tìm kiếm mình dưới đất. Phi công bị rớt nên bình tĩnh, kín đáo, cẩn thận dò xét khắp nơi, im lặng, cẩn thận tránh kẻ thù phát hiện, khi liên lạc vô tuyến với tổng đài. Xử dụng radio, vô tuyến, hút thuốc, đi lại… cũng là cách tự tố cáo mình “lạy ông tui ở bụi nầy”, mình đang lồ lộ rõ ở vị trí nào, cho địch biết để nó '"tóm cổ ta".
      Anh không dám tự kiêu tự đại khi anh đã vượt qua giai đoạn tiên khởi nầy. Vì, ở đời mà, nếu anh giỏi môn nầy, thì đó chỉ trong giới hạn. Có người khác giỏi hơn mình, vì bể học thì quán thế mênh mông, không biết đâu là bến bờ, nếu họ không giỏi thứ nầy, thì giỏi các thứ khác. Em có biết câu tục ngữ: “cao nhân tất hữu cao nhân trị” không? Hẳn là em học ở trường Tây, nên mấy “soeur Đầm” hổng biết tiếng Việt, và đọc chuyện cổ tinh hoa đâu, ha em. Vậy thì anh kể cho em nghe câu tục ngữ trên, vì có chuyện như thế nầy nghen:
      - Ông Khâu Tố dẫn ngựa đi tới sông uống nước, ngựa bị chết đuối. Khâu Tố ỷ sức mình giỏi, đã nhảy xuống nước “quậy tưng trời”, cuối cùng ông bị đui một mắt, ông leo lên bờ. Yếu Ly mắng:
      - Ngươi tự xưng là dũng sĩ nhảy xuống sông, khoe đã đánh nhau với thủy thần. Ngươi liều mình mà không cứu được ngựa, bị hư một mắt. Lại trở về với con mắt mù, không biết nhục, còn khoe khoang, là sao!?
      Khâu Tố bị mắng, cảm thấy hổ thẹn, ra về. Yêu Ly tối về nhà dặn vợ con không đóng cửa, cố ý chờ Khâu Tố. Quả nhiên, nửa đêm Khâu Tố cầm gươm xông vô phòng Yếu Ly:
      - Ngươi có ba tội đáng chết: Một: làm nhục tao giữa đám đông. Hai: không lo xa, vì đêm ngủ không đóng cửa. Ba: Thấy tao vô nhà, ngươi không chạy trốn.
      - Chưa chắc. Theo ta, ngươi có ba điều hèn, đáng tự tử. Một: Ta làm nhục ngươi ở chỗ đông người, mà ngươi chẳng dám nói một lời. Hai: Ngươi lẽn vô nhà ta như phường trộm đạo, không dám lên tiếng trước. Ba: Ngươi kề gươm vô cổ ta rồi, mới dám to tiếng doạ nạt. Vậy, ngươi hơn ta chỗ nào, khi ta cố ý để cửa “mời” ngươi vô nhà hử!?
      Nghe xong, Khâu Tố xấu hổ quá chừng, ném gươm xuống đất, rồi ra đường đập đầu xuống tự sát.
      Đọc câu chuyện trên, em sẽ hiểu ra sao rồi hen. Đến đây, thư đã khá dài, trước khi ngừng bút, em cho anh kính lời thăm đại gia quyến em, cầu mong họ luôn bình an, hạnh phúc. Riêng em Hồng Hạnh của anh thì vui vẻ, tươi tắn và trẻ đẹp hoài, em sẽ không buồn, và hết giận anh. Bởi vì… chúng mình đã giận nhau, xa lìa nhau ngót bốn năm dài đằng đẵng rồi đó em. Thư nầy anh mong sẽ là nhịp cầu nối kết chặt chẽ đầy bao dung & thông cảm. Chúng mình hãy “làm hoà nhau” nghen em. Anh mừng.
      Tạm biệt em,
      Lữ Phi Hành.
      ***
      Tình Hoài Hương
      Trân trọng mời độc giả xem tiếp chương sau.
      Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-08-2019, 10:13 PM.
      Bút trần nào tả được lưu luyến!
      Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
      Tình Hoài Hương

      Comment


      • #18
        Chuyến bay đêm dài lê thê...




        Huấn Luyện Phi Hành
        Phần Thứ Nhì
        Chương 14

        Chuyến Bay Đêm Dài Lê Thê...
        Tình Hoài Hương
        ***



        Đợt 19
        .-
        Tất cả sinh viên sĩ quan Không-quân ngày đêm chuyên cần học tập, tay phải khoá sinh rút cây viết từ bên túi áo nhỏ xíu ở cánh tay trái ra, anh đầu cúi xuống trên những quyển sách dày, to và nặng kinh khủng học Văn hoá (Academic). Sau đó khoá sinh đi thực hành tổng quát về các bộ môn:
        - Học “bay bổng toàn diện” đại khái học các loại sau:
        - Thể lực (Physical)
        - Meteorlogy (khí tượng)
        - Principes of flight (nguyên lý bay).
        - Communication (liên lạc).
        - Học lớp đáp bụng (crash) khi phi cơ bị trục trặc, hoặc đáp khẩn cấp.
        - Học lái AD-6 Skyraider ở VT-30, Corpus Christi, Texas.
        - Học lướt qua về cơ khí viễn hành loại Chinook lo về: kỷ thuật kiểm soát máy móc, bơm xăng, dầu, nhớt, sữa chữa nhẹ.
        - Học tổng quát các hệ thống của máy bay, học điều khiển, khí động học, khí tượng học, học cách bảo vệ phi cơ cũng như phi công an toàn dưới đất, và ở trên không trung. Kể cả học Quân sự (Military).
        Cứ: Học, học, học... ; Hành hành hành... & khoá sinh di chuyển xoành xoạch như thế tại các trường gần, xa… suốt nhiều tháng trời dài đằng đẵng trôi qua:
        Đợt 20.-
        Trường phi hành ấn định một số giờ bay nhất định, để sau đó khoá sinh sẽ thực tập bay “solo”. Nếu quá số giờ ấn định, mà các khoá sinh vẫn không bay “solo” được. Thì coi như không hội đủ điều kiện để trở thành một phi công. Họ sẽ bị loại ra khỏi khóa huấn luyện.
        Sinh viên sĩ quan Không-quân rất hân hạnh được học “du hành vào không trung” về huấn luyện Không-quân ở Pensacola, Florida. Mỗi khoá sinh có một huấn luyện viên ngồi kèm sát phía sau lưng, để thầy tận tình giảng dạy. Bước đầu, khoá sinh làm quen với các loại phi cơ nhỏ T-34B Mento. Đó là loại phi cơ có hai chỗ ngồi, tương tự như loại Beech Craft một động cơ. Phi cơ có tốc độ tối đa là 140 hải lý/giờ (Knot hay là Nautical Mile).
        Một đêm kia, Hành thấy ông thầy mặc bộ áo bay (combinaison de vol) vui vẻ đến bên anh, ân cần vỗ vai mình và cho Hành bay không hành. Thông thường khoá sinh Việt Nam bay đêm, là có thầy đi theo. Khoá sinh chỉ an nhàn cầm bản đồ bay, đi lấy tin tức Meteorology là xong việc. Ngoài ra, đã có “người khác” lo cho hết mọi thứ. Đêm đó, Hành vẫn ỉ y có thầy cùng bay với mình. Nên anh tà tà đi lui đi tới, ung dung nhìn trời ngó đất, miệng huýt sáo lia chia. Hành chả lo chuẩn bị chu đáo một thứ gì cần thiết cho chuyến bay đêm. Kể cả cái đèn pin, là thứ quan trọng được cấp phát, và cần thiết khi bay. Nhưng giờ đây chiếc phi cơ sẽ bay với mình trống trơn, chả có bất cứ cái gì! Hỏng mất rồi!
        Đeo dù vào rồi, Hành cứ ngồi đó rung đùi ca hát vu vơ, anh sảng khoái huýt gió ở dưới đất. Hành mòn mỏi chờ đợi ông thầy mãi, nhưng thầy vẫn biệt tăm biệt tích. Lúc đó có sĩ-quan Operation Officer đến bên Hành, anh ta tỏ vẻ ngạc nhiên hất hàm hỏi:
        - Sao anh còn ngồi đó?
        - Thì… tôi phải ngồi đây, chứ ngồi đâu bây giờ!?
        - Chờ ai vậy?
        - . . .
        - Sao anh không ra Flight Line bay đi?
        - Tôi chẳng thấy ông thầy.
        - Oh! không có ông thầy, bà thầy nào cả. Từ nay trở đi anh bay một mình. Nhanh lên. Tụi nó sốt ruột đang chờ anh kia kìa. Trễ rồi.
        Đợt 21.-
        Chèn đét quơi! Thấy bà cha cố tổ tui rồi! Có ngờ đâu "sự thể quái dị" lại ra thế nầy! Thế là Hành vội vàng dựng đứng người bật lên ra đi... mà là chết trong lòng một ít (partir, c' est mourir un peu...). Anh lo đi Preflight Check. Hành đi một vòng chung quanh phi cơ. Khám: Từ dưới lên - Từ trái qua phải - Khám đủ thứ hết. Hành run run giống như thầy bói mù rờ con voi khổng lồ vậy. Hành đi check phi cơ đấy, mà băn khoăn, lo lắng tâm trí thì hoang mang để tận đâu đâu! Lo âu quá chừng! Định tâm lại, Hành phải đi hỏi mượn đèn pin của người cơ trưởng của chiếc máy bay nầy. Hành đi thêm một vòng, để check lại thật kỹ. Sau đó Hành đem trả đèn pin cho anh ta, mà trong lòng còn băn khoăn, hồi hộp, bấn loạn, bồn chồn lo âu run rẩy bước đi trên nền gạch bóng loáng, nhưng Hành có cảm tưởng như đang đi trên đoạn đường sỏi đá lổm chổm gập ghềnh.
        Bỗng dưng nhớ bài thơ “Phi Đạo” khiến Hành lo “đứt cần câu”:
        Có nhiều cậu học trò còn luống cuống
        Mới sô lô thấy phi đạo đã run
        Tháo mồ hôi trống ngực đập lung tung
        Mới va chạm đã bung ào một cái!!
        Lắm bạn bỏ bay lâu thì cũng vậy
        Đáp bị bung khi mình chẳng muốn bung
        Mới đầu thì nghe tức tối quá chừng
        Đáp vài cái lấy lại ngay phong độ
        Những anh mẽo lái tàu to quá cỡ
        Đáp cái nào cũng tóe lửa thấy ghê!!
        Tạo tiếng kêu kít kít đến phát ê
        Thân phi đạo rung rinh như muốn vỡ
        (Kha Lăng Đa)
        Hành lo lắng kèm với một chút sợ sệt, “miễn cưỡng” lò mò leo lên phòng lái. Ôi! Đêm đó là đêm cuối cùng Hành bay không hành dài lê thê, dài ngun ngút đến vô tận. Sao lòng ruột mình cồn cào, nôn nao, bất an lo lắng quá thể. Hành gọi đài xin take take off clearance, power 100%. Dường như Hành đang ngồi trên đống kiến lửa vậy? Đầu óc anh rối ren như tơ vò, trong dạ bồn chồn đau điếng đến thế không biết. Hành lo sợ nhất là nếu khi bay vô phần gió ngang quá sớm (Entered his base leg too early), bị cut short downwind leg (cắt ngắn gió xuôi), hoặc bất ngờ vì lý do nào đó cần quẹo gắt (steep bank turn), thì mình không biết có điều tồi tệ kinh khủng gì sẽ xảy ra đây? Hành hoang mang lo lắng… là vì thi sĩ Kha Lăng Đa đã nhắc nhở:
        Các bạn ơi! đừng bực mình nhăn nhó
        Những khi sân có đèn đỏ xi nhan
        Phải chờ cho cờ lia chớ vội vàng
        Đừng đáp đại ắc xi đăng đấy bạn!
        Nếu kẹt quá thấy mình cần rất khẩn
        Rì quét vào đáp em-mẹc-giăng-xi
        Và đừng nên ham sân lạ làm chi
        Ở tù đấy! tội đáp hoang đáp trộm .
        (Thơ Kha Lăng Đa)
        ***
        Đợt 22.-
        Hành lái phi cơ ra sắp hàng ngay giữa phi đạo, mà trong bụng đánh lô tô lụp bụp, tim rung tưng bừng, rổn rảng lung tung xèn không yên. Trong lòng anh mang nỗi bất an kỳ lạ, tâm trí chùn xuống vì băn khoăn, âu lo kèm thêm ít luyến lưu, lẫn ân hận, và bùi ngùi xao xuyến… vì ngộ lỡ như mình có “mệnh hệ nào” thì quả thật là đáng tiếc “đời trai nửa chừng xuân” . Thôi! Cũng đành co thắt ruột gan, bặm môi le lưỡi, nghiến răng trèo trẹo, rồi răng trên cắn môi dưới, Hành cắn môi muốn tươm máu vành môi mà liều mạng cùi vậy.
        Một vài phút sau, khi chiếc phi cơ anh bạn ở ngay trước mặt của mình đã cất cánh, Hành chuẩn bị, báo với đài kiểm soát không lưu lần cuối. Hành tống ga chạy nhanh trên phi đạo. Phi cơ rời đường băng, khi đã đạt trên 120Knots (Hành đoán độ chừng khoảng: Knot = nautical mile = là một hải lý = 6080feet = 1km60). Đến cao độ đã được ấn định, Hành kéo cần ga, cho phi cơ bay chậm lại, quẹo về hướng định sẵn. Bên trong buồng lái, có bảng phi kế đầy dẫy những đồng hồ tròn tròn, nho nhỏ chiếu sáng: xanh, đỏ; làm cho anh chói mắt. Hành không thể nào xem bản đồ, check lộ trình bay được. Hỡi ông Trời quơi! Độ chừng ba mươi giây sau, khi bay ra khỏi tầm nhìn của sân bay, Hành tống thêm ga bay nhanh hơn, cao hơn, Hành cố ý bay nhanh, để dò tìm thằng bạn đang bay phía đằng trước phi cơ của mình.
        Thế rồi, quả nhiên Hành đã nhìn thấy ánh đèn sáng chớp chớp của “nó, Navigation” (dẫn đường) đang bay ở đằng trước! Cám ơn thằng bạn “hồng nhan tri kỷ” lúc nầy nghen. Mừng quá chừng khiến Hành cười rú lên… Ha ha ha…! Hành cảm thấy khỏe re như con bò kéo xe không có hàng hóa chẳng chở đồ đạc gì đang đi te te!!! Vì, theo thông lệ quốc tế bắt buộc: Trên mỗi chiếc phi cơ khi bay trên không trung, phải có các bóng đèn liên tục chớp tắt "Navigation Lights" như sau:
        - Bên trái là: Bóng đèn màu xanh lơ.
        - Bên phải là: Bóng đèn màu trắng.
        - Phía trên đầu cuối cánh trái là: Bóng đèn màu đỏ. (Red 110/o)
        - Phía trên đầu cuối cánh phải là: Bóng đèn màu xanh lá cây. (Green 110/o)
        - Phía cuối cùng của đuôi phi cơ: bóng đèn màu trắng (White 140/o)
        { *** Chú thích của HQPD : vị trí & màu đèn không hành:
        }
        Thế là Hành cố nặn óc moi trong đầu những bài học hóc búa ra: cứ nhìn theo chiếc phi cơ bay trước mặt, nhìn các bóng đèn chớp tắt kia, là mình nhớ và biết ngay. Hành mừng rỡ hớn hở… lại vui vẻ vi vu huýt gió, ung dung rung đùi à nha. Hành tà tà bay theo sau chiếc phi cơ kia. (Nếu nó đi lạc, thì chắc chắn 100% là Hành sẽ đi lạc theo “hắn”! Ồ! nếu rủi ro bị như vậy, chắc là Hành không còn coi “thằng nớ là hồng nhan tri kỷ”, và Hành không hẳn chỉ buồn năm phút đâu, mà buồn trăm năm với cái thằng “hồn nhạn” í chớ!).
        Đoàn khu trục bay đi hùng dũng
        Để lại phi trường nỗi nhớ nhung
        Tiếng máy gầm vang gây gió thét
        Tua tủa lao mình khoảng không trung.
        (Thiên Phong).
        May thay, sau khi phi cơ của Hành “lẽo đẽo bám dính đít thằng bạn dễ thương cuả mình”, anh đã bay được qua năm thành phố, trong vòng hai giờ đồng hồ, rồi bay trở về! Khi đã nhìn thấy sân bay nhà, Hành quá sung sướng an tâm cho chuyến… “đi đến nơi về đến chốn”! OK! Sound and safe! Lấy lại tự tin, anh “chơi” một cú đáp quá êm, quá đẹp… “như để” ! Đến nỗi những người trực ở đầu phi đạo, họ phải thốt lên lời khen:
        - Real nice landing!
        Thực là hai lỗ mũi phồng to và hỉnh lên, thấy ớn. vì mình “bặm trợn gan lì như…trâu”! Hành sung sướng hãnh diện làm sao! Phấn khởi quá chừng chừng. Anh vội mở canopy ra cho mát mẻ sản khoái chút xíu. Không ngờ bụi ở đâu ập vào la liệt mịt mù. Báo hại thật! Thay vì quẹo vào Taxiway, Hành lại chạy ra bờ cỏ ven phi đạo. Suýt tí nữa thì Hành rơi đài, đụng rớt rụng hai quả dừa nước teo tóp tí hon lủng lẳng rồi. Vì bên ngoài thảm cỏ, đất mềm, có thể bị “sụp” ngay. Cũng may mắn anh lanh lẹ (trong hốt hoảng bàng hoàng), Hành cũng nhớ ghì kéo nó lại được:

        Có nhiều cái rộng và dài phát ngáp
        Đáp một lần thì đã thấm vào đâu? !
        Nhiều cái thì ngắn đến phát rầu,
        Lại chật hẹp ôi ! thật là khó đáp
        Có lắm cái cỏ hai bờ rậm rạp
        Có cái không cỏ mọc hoặc lai rai
        Theo luật thì kể từ buổi sơ khai
        Chính giữa nó có một đường kẻ sẵn
        Nhìn cho kỹ có cái trông rất phẳng
        Cũng có khi lõm ở giữa hoặc mô
        Miền Cao nguyên nó thường đỏ lại gồ
        Ở thành thị nó đen vì có nhựa
        (Thơ Kha Lăng Đa)
        Hành lập cập run rẩy đưa phi cơ trở về vị trí đậu an toàn. Còn một chút nữa là mang tiếng: “Đi sông, đi biển không chết; mà lại chết vì cái lỗ chân trâu”! Kể ra kết thúc chuyến bay đêm thật hoàn hảo ấy chớ, Hành vui vẻ sung sướng "phẻ re" biết chừng nào. Anh cảm thấy thế nào là mừng vui đã thoát nạn trong an toàn hạnh phúc! Tuyệt vời làm sao ấy! Lúc đi bộ trở về barrack gần ba giờ sáng, thế mà lòng Hành hân hoan mừng rỡ thú vị lắm. Vì anh đã vượt qua được lần thứ nhì trong cánh cửa “vũ môn".

        *
        Tình Hoài Hương
        Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
        Trân trọng
        Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-08-2019, 10:10 PM.
        Bút trần nào tả được lưu luyến!
        Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
        Tình Hoài Hương

        Comment


        • #19
          Last edited by Tinh Hoai Huong; 10-10-2016, 09:06 PM.
          Bút trần nào tả được lưu luyến!
          Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
          Tình Hoài Hương

          Comment


          • #20
            Bản Lãnh SVSQKQ



            Huấn Luyện Phi Hành
            Phần Thứ Nhì
            Chương 15
            Bản Lãnh SVSQKQ
            Tình Hoài Hương
            ***



            Hồng Hạnh ơi,
            Nhân ngày lễ Thanksgiving, anh kể hầu em vài chuyện “buồn cười nhỉ” do các bạn sưu tầm thiệt vui, và chuyện thật trong đời sống của anh (về những ngày xa quê hương) nhen em: hy vọng em sẽ cười, hết hờn giận anh nhé. Hi hi... Mặc dù anh biết có thể là em không muốn đọc thư anh (vì anh “hư” quá, đôi lúc anh làm điều sai quấy, khiến em đau buồn mà). Nhưng anh cứ viết tiếp cho em thư nầy, em có thể đọc khi vui, lúc buồn hay nhớ nhung… đến “ai đó”… Bởi vì:
            Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
            Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên
            (Thế Lữ)
            * Anh bắt đầu kể chuyện tiếu lâm mà bạn hoặc anh đã sưu tầm nè:
            Một hôm tui đi vào khu shopping, thấy ba cô gái đẹp đi ngược chiều với tui. Trong đó có một cô mặc quần Jeans đã quên kéo zipper lên. Đi gần tới ba cô, tui nhìn lên trời nói: "Everybody checks your zipper, please!"
            Cả ba cô nhìn xuống, cô mặc quần jeans xoay vào tường rồi kéo zipper lên. Cô liền chạy theo tui nói rất nhỏ: "You too!"
            Vì nghe không rõ, tui tưởng "thank you", nên tui nói: "No problem."
            Tức quá cô ta chỉ ngón tay ngay đó và nói: "You too."
            Tui quê quá nhìn cô cười hi...hi... rồi kéo zipper lên, mà quên xoay vào tường.
            * Một phụ nữ toàn diện là phụ nữ: sáng diện, trưa diện, chiều diện! Tối diện. Vậy thì: Thất bại lớn nhất của đời con là không bỏ được nó. Bi ai lớn nhất của đời con là phải sống với nó. Sai lầm lớn nhất của đời con là quyết định lấy nó. Tội lỗi lớn nhất của đời con là nghe nó. Đáng thương lớn nhất của đời con là bị nó sai khiến. Mặc dù ta biết: Tình yêu là vĩnh cửu. Và chỉ duy nhất một thứ được phép thay đổi: Ðó là người yêu. Do đó: Sau lưng người đàn ông thất bại là người đàn bà xúi dại. Sau lưng người đàn ông thành công là người đàn bà ngồi không. Sau lưng người đàn ông thành đạt là người đàn bà đánh bạc. Sau lưng người đàn ông long nhong là người đàn bà long đong. Sau lưng người đàn ông ngoại tình là người đàn bà ngồi rình. Sau lưng người đàn ông bất lực là người đàn bà rất bực. Sau lưng người đàn ông yếu đuối là người đàn bà...chán chuối...(*) ha ha ha ...
            ***
            Sau đây là những chuyện có thật của khoá sinh sinh viên sĩ quan Không-quân; anh vào chuyện nhen:
            * Các anh đang học bay ở Randolph AFB (Texas). Ở ngay đầu sân bay, có một trại chăn nuôi mấy chục ngàn con “gà Tây” (Turkey). Ông chủ trại tên Joseph lầm lì, đã làm một cái chòi gác cao ngất, ông đặt một khẩu súng đại liên 20 trên đó. Ông doạ:
            - Tôi sẽ bắn rơi tất cả chiếc máy bay nào, mà bay sà xuống thấp. Liệu hồn.
            Vì trại của ông chăn nuôi vài ngàn con gà Tây, chúng rất sợ tiếng phi cơ gầm rú, khi đáp xuống, hoặc khi cất cánh. Chúng sợ hãi inh ỏi kêu quang quác, bay tán loạn, và tịt ngòi nín thở ngừng đẻ trứng. Khiến trang trại của ông thường bị thua lỗ đậm. Nên ông ta tức giận vô cùng và cương quyết làm “căng” như vậy! Thật ra, khoá sinh không quân cũng có lắm anh khoái chí thích chọc ghẹo, tinh nghịch quá chừng! Họ ưa bay là là sát mái nhà, rượt đuỗi đàn gà của ông ta nhốn nháo chạy té re, xịt cả phân ra ngoài. Cho nên ông ta mới giận dữ, hăm doạ ấy mà. Thế là, trường ban lệnh cấm: Các anh không được bay dưới thấp quá 300 feets.
            * Có một lần, các anh đi học Ground School (học lý thuyết dưới đất) thì bọn Mỹ gốc Xì, được trường thuê mướn quét dọn phòng ốc, đã đình công. Họ đòi tăng lương, nên không chịu làm việc. Lớp các anh có mười người sĩ quan tốt nghiệp ra trường cả. Lên lớp, ông đại úy Mỹ rất “kỳ thị chủng tộc”. Y nhấn mạnh từng câu nói:
            - Tụi Xì đình công. Thì tụi bay phải làm thay tụi nó, quét dọn lớp cho sạch sẽ.
            Vinh đứng ra chất vấn nó:
            - Tại sao?
            - Tụi bây cũng là coloured people.
            - Chính phủ ông mời chúng tôi sang đây, là đi học bay. Vậy thì, dù chúng tôi có là da màu chăng nữa. Không làm.
            - Chúng tôi vẫn là Guest. Chứ không phải là Servant của mấy ông.
            - Ông không được nói thế.
            Các anh khoá sinh Không-quân Việt Nam và hai anh Đại Hàn cương quyết không chịu làm. Thế là tên đại-uý tức mình, chưởi mắng các anh đủ thứ tiếng lóng. Nó gọi người Việt Nam là Goddamn Gook. Hoà đã gây lộn với thằng Mỹ ấy khá lâu. Chính Thanh dũng cảm đi lại gần nó, Thanh lầm lì không nói không rằng, anh từ từ lấy cái ghế đẩu gần đó, kéo sát lại. Vì Thanh chỉ cao đến ngực thằng Mike, (trong khi Mike cao 1m98). Thanh từ từ leo lên ghế, giơ thẳng cánh tay thoi một cú đấm rất mạnh vào giữa mặt thằng kia. Mike xịt toé máu mũi, văng máu tùm lum, tà la. Thấy vậy, cả mười khoá sinh sĩ quan Việt Nam và Hàn Quốc bao vây nó lại. Thằng Mỹ sợ quá, vừa la vừa co giò chạy lên “méc” ông chỉ huy trưởng.
            Ông Đại Tá và ban quân huấn xuống ngay. Các bạn đẫy anh và Vinh ra nói chuyện, vì dù sao tiếng Anh của hai anh cũng có đủ khả năng đối chất lưu loát. Công nhận người Mỹ thật hay! Mike biết lỗi, nó đi bắt tay từng người, xin lỗi cả lớp. Nó từ tốn gọi tụi anh là các "ông sĩ quan" đàng hoàng. Từ đó, Mike thân thiện, hiểu biết hơn, không có thái độ khinh khi người da màu nữa. Tuy nhiên, vì Thanh phạm kỹ luật nhà trường, nên bị báo cáo về Việt Nam. Họ “đì” Thanh “tới bến” hoài. (Sau nầy không cho Thanh đi bay. Nhờ đó mà Thanh còn sống sót đến bây giờ. Nay Thanh làm đủ thứ nghề, chạy xe ôm, sữa xe đạp... Cuối cùng, Thanh cũng ra đi vĩnh viễn, vì bệnh ung thư yết hầu).
            * Thường thường, vào hai buổi chiều Thứ Bảy, Chủ Nhật cuối tuần, thì nhà trường có những chuyến xe bus quân sự miễn phí, họ chở các sinh-viên sĩ-quan Không-quân ưa đi ra bờ biển chơi. Hay đi về những thành phố gần đó để ăn uống, giải trí. Thế nên, cứ chờ đến cuối tuần là bọn anh vui vẻ ra bờ biển, ngồi trong các bar uống nước, uống bia, hay dùng tí xíu rượu nhẹ giải khuây. Các anh đang ngồi nhâm nhi bia, và tán dóc, hỏi đố nhau, mỗi thằng chêm một vài câu vô hại, có lợi để vui vẻ khoái chí cười ha hả:
            Tại các quán kia, có những cô gái tóc vàng, mắt xanh, họ còn rất trẻ, và dĩ nhiên đa số họ khá đẹp, các em ấy là sinh-viên, đi làm thêm partimes mùa Hè, họ muốn tự lập và tự tin để kiếm tiền mua sắm, xài vặt, hoặc đóng tiền học. Vì thế, các quán bar luôn luôn vui vẻ ồn ào nhộn nhịp, đông đúc. Ầm ỉ hết biết. Đến quán uống bia, hay uống nước ngọt, thì các anh thích ngồi gần cửa ra vào, cho thoáng. Và; hầu hết các anh Không-quân nầy ưa bày cho các em gái những ý hay, nên các anh được sự mến mộ của mấy em tiếp viên. Ví dụ như bạn anh nói với mấy em:
            - To give a shine to hair: Add one teaspoon of vinegar to hair, then wash hair (muốn cho tóc được óng ả: bỏ một muỗng cà phê giấm lên tóc, rồi gội sạch).
            - To avoid smell of cabbage while cooking: Keep a piece of bread on the cabbage in the vessel while cooking (muốn làm bớt mùi bắp cải khi nấu: để một miếng bánh mì trên bắp cải trong nồi khi nấu.)
            - To boil eggs quickly : Add salt to the water and boil. (muốn luộc trứng nhanh chóng: bỏ muối vào nước và đun sôi.)
            - To whiten white clothes: Soak white clothes in hot water with a slice of lemon for 10 minutes. (muốn tẩy trắng quần áo màu trắng: ngâm quần áo màu trắng vào nước nóng có bỏ một lát chanh trong vòng 10 phút).
            - To rid the smell of fish from your hands: Wash your hands with a little apple vinegar. (để tẩy hết mùi tanh của cá trên tay: rửa tay bằng một chút giấm táo) vân vân ...
            - Hi hi hi... ha ha ha...
            Thế nên, có một nhóm Hoologans bất cần đời, coi người khác như pha, đi đâu chúng cũng dàn hàng ngang, giạng chân ra, rú xe mô tô có phân khối lớn, khói bay mù mịt, bóp còi kêu inh ỏi. Tụi nó to cao, dềnh dàng, vạm vỡ, mặt mày bặm trợn, nghênh ngang và xâm vô thân thể chằn chịt những hình thù dị hợm trông quái đản, chẳng giống ai. Vì thế, chúng thấy đám sinh viên Việt Nam hào hoa lịch sự, được các cô vui vẻ tiếp đãi ân cần nồng hậu. Thế là, “tụi nó” tức giận, chễm chệ ngồi lên cái bàn nầy, mà gác chân qua bàn kia, chúng “phồng man trợn mắt” quyết tìm cách gây hấn với “tụi anh”. Lần nào tụi anh cũng gặp bốn năm tên ngồi đối diện “nghênh” chiến. Hoặc đi ngang qua bàn các anh ngồi, chúng cố ý đụng bàn, đá ghế, phà thuốc lá thẳng vô mặt các anh, làm đổ ly nước ngọt, hay ly bia lên lưng, lên vai các anh. Chúng tỉnh bơ lỏ mắt ra “nghinh” với mình nữa chứ. Hiền nói:
            - Tao đã nói mà: Tụi mình “xuất quân” yên hùng anh dũng từ Việt Nam qua Mỹ vào cái ngày đầu tháng một tây, ấy là ngày Chủ nhật, thì luôn luôn có “thứ 6 ngày 13” ; nên tụi mình bị xúi quẫy, xui xẽo hết biết.
            - Xui cái gì! Sợ “rúm ró” bọn côn đồ, thì nói…
            - Không phải là sợ, nhưng mình dây dưa với bọn du thủ du thực, du đãng làm gì; nhất là do mình mang bộ quân phục Không-quân thật không có lợi. Nếu mình mặc thường phục thì chưa chắc à, ai sợ ai.
            Nghĩ phận mình nhỏ con, nhất là vì trên người đang mang bộ quân phục Không-quân, nên các anh không muốn gây ra rắc rối phiền phức, hay kết bè cánh, tạo “băng đãng” tại địa phương xa lạ làm gì, cho mệt; cho nên tụi anh đành phải nhịn nhục. Nhưng trong lòng mỗi đứa đều cảm thấy ấm ức, bực bội, tức giận kinh khủng! Chả lẽ mình hèn, cứ cúi đầu chịu nhục, nhút nhát ru rú trong nhà không dám thò mặt ra phố, để cho chúng nó lên mặt vênh váo ăn hiếp mình hoài sao ta!? Về trường bay, tụi anh vẫn hậm hực, tức giận, sôi nổi bàn tán chuyện nầy. "Ông nội Vinh" giận nhất, hăm he phải tìm cách nào đó, để "phục thù rửa hận" mới thôi. Thanh niên khóa sinh giơ thẳng hai tay lên trời, đồng ý với Vinh cái rụp: “give me five”.
            Khi đó hai anh sinh viên sĩ quan Không-quân gốc Đại Hàn trong trường bay, tướng tá của họ oai phong lẫm liệt, trông vạm vỡ ngon lành. Họ là hai võ sư Đệ Tứ Đẵng Karatedo và Taekwondo. Hai anh nầy thường nghe tụi anh kể lại chuyện nhóm Hoologans. Một hôm họ nói với tụi anh:
            - Để chúng tôi “trị tội” bọn “mất dạy” kia cho. Yên trí đi.
            Tưởng là họ chỉ nói đùa cho yên chuyện, nhưng thế rồi, một buổi chiều Thứ Bảy cuối tuần, các anh sinh viên sĩ quan Không-quân vui vẻ hớn hở đi cùng hai anh Đại Hàn, ra quán bar. Vì hai anh Đại Hàn là người Á Châu, nên người Mỹ nhìn thoáng qua coi vóc dáng diện mạo của hai anh nầy, họ không thể phân biệt quốc tịch chủng tộc người Việt Nam và Đại Hàn khác nhau gì mấy. Hai anh kia bàn tính:
            - Nếu có đụng độ trong quán. Các bạn cứ chạy ra phía ngoài, gọi mấy chiếc taxi, các bạn ngồi hết trong xe trước. Chờ sẵn chúng tôi ở trên xe đó nhe. Còn trong quán, thì để chúng tôi “làm gỏi” mấy tên “cao bồi, du đãng” nầy một lát, là “xong béng”. Rồi khi thấy hai đứa tôi chạy ra khỏi cửa, thì mình cùng nhau dzọ lẹ, cho xe taxi chạy vù về căn cứ bay. Nha.
            Hôm sau, bọn “cu bồi kia” vào quán vẫn thấy đám anh ngồi nguyên ở chỗ cũ. Theo thường lệ chúng vẫn ngang nhiên đi lui đi tới, nghêng ngang đá bàn, đá ghế, và “cà nghinh, cà bật”, ngổ ngáo, bặm trợn. Coi chẳng giống con giáp nào, chẳng giống con cầy con lợn nào. Hai anh Đại Hàn ngồi ở bàn kế bên bàn các anh, họ nháy mắt nheo mày nháy nhó với tụi anh, gật gù tủm mỉm cười cười.
            Vinh bình thản kêu cô tiếp viên tính tiền. Mấy anh Việt Nam nhẹ nhàng thối lui, cùng ra ngồi chờ sẵn trong ba chiếc taxi để cửa xe mở toang, rồ máy xe chờ sẵn. Không nói chẳng rằng, hai anh Đại Hàn từ từ đứng dậy, ung dung tới bên hỏi chuyên bọn chúng; rồi nhanh như chớp hai anh nhào vô bọn chúng. Họ “nện” cho mấy tên kia một trận đòn đích đáng, họ “dợt” mấy tên kia những cú chưởng huyền bí tung lên ném xuống, như mèo vờn chuột, thiệt nên thân. Bảo đảm không đẹp mắt không ăn tiền! Thiệt là xem những chiêu tuyệt hảo hơn coi phim Hàn Quốc. Rồi hai anh Đại Hàn kéo nhau chạy ra xe. Cả nhóm anh sung sướng cười nói hớn hở vui vẻ thoải mái quá chừng. Xe chạy riết về căn cứ Không-quân. Nhưng khổ nỗi, khi hai anh Đại Hàn vừa ban “hậu ơn”, cho chúng bài học xứng đáng nhớ đời xong, họ vừa chạy ra xe taxi, hai anh Đại Hàn cứ la to:
            - Việt Nam muôn năm. Việt Nam muôn năm!
            - Good boy!
            Ngày hôm sau, các báo địa phương đăng tin thú vị:
            - Có một nhóm sinh-viên sĩ quan Không-quân Việt Nam vào quán bar, họ bị các tay kia làm nhục nhiều lần. Nay họ đã ẩu đả với bọn Hooligans. Khiến có mấy tên bị thương nhẹ. Một tên gãy xương quai hàm. Một tên gãy tay. Một tên long đầu gối, què chân. Từ đây xin đừng ai dụng chạm, hay “kỳ thị” đến người Việt Nam nữa nhé.
            Tin nầy chấn động cả thành phố nhỏ. Thật hả hê sung sướng vui mừng trong dạ làm sao! Trong bụng tụi anh đều mở cờ tung bay phất phới, hân hoan vui vẻ không thể tả! Có điều hơi phiền toái là: Tin đó được đưa lên tận phòng Tùy Viên Quân Sự Việt Nam, (tại Toà Đại Sứ Mỹ). Than ôi! Ít lâu sau, có một ông sĩ quan liên lạc bay đến. Ông mời cả nhóm Việt Nam lên phòng hội. Khi tụi anh vừa bước vào phòng, ông ta lịch sự chỉ ghế mời khoá sinh Không-quân Việt Nam ngồi. Ông lắc đầu, nhướng mày lên, cười cười:
            - Các anh cứ thú thật với tôi đi. Ai đã đánh mấy thằng Mỹ bị thương? Chứ các anh nhỏ con, làm sao mà đánh đấm tơi bời cái bọn có dao găm kia. Đến nỗi chúng bị gãy tay, lọi giò, gãy răng đó? Hở?
            Tụi anh đành kể lại hết và thú nhận. Ông ta cười vang không nói gì. Mọi chuyện rồi cũng ổn thoả thôi. Về sau, mỗi lần có người Châu Á đi ra phố, đa số thị dân đều đón tiếp ân cần, trịnh trọng. Vì họ nghĩ: Người Việt Nam bé nhỏ nầy, nhưng Việt Nam là “Hero. Võ công cao cường”. Đám “cu bồi” đó chẳng dám hó hé quậy tưng trời như xưa nữa. Mấy anh khoá sinh Không-quân Việt Nam đã dẹp sạch lũ Hooligans ngoài bờ biển thật rồi. Nhân đó, tên Vinh đẹp "giai" nhà ta, được qúy nàng mắt xanh siêng năng tận tình, vui vẻ ưu ái chiếu cố âu yếm “vuốt ve cưng nựng” nhiều hơn (anh nhờ đó mà “hưởng lộc tí xái”! Hi hi hi…).
            * Đến giờ vào lớp rồi em ạ, thế nên trước khi anh bước vào những câu chuyện định mệnh sầu đắng, anh xin dừng bút tại đây & tạm biệt em nhé. Không quên chúc em vui vẻ, trẻ đẹp và siêng năng chăm chỉ học tập, cho anh nhờ… Anh gởi lời kính thăm ba má của em, các anh chị luôn an mạnh. Nhen. Anh nhớ em nhiều.
            Anh,
            LPH

            ***
            Tình Hoài Hương
            Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
            Trân trọng
            Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-08-2019, 10:24 PM.
            Bút trần nào tả được lưu luyến!
            Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
            Tình Hoài Hương

            Comment


            • #21
              Muốn Học Khoá Huấn Luyện về NAVY

              Huấn Luyện Phi Hành
              Phần Thứ Nhì
              Chương 16


              Muốn Học Khoá Huấn Luyện về NAVY
              Tình Hoài Hương
              ***



              Em gái thương,
              Lâu nay, do anh quá lu bu bận rộn đủ thứ chuyện trên trời dưới đất linh tinh, nên anh ít viết thư gởi về em gái và gia đình. Thông cảm hen. Trước là anh kính lời hầu thăm ba má, anh cầu mong ba má chúng mình luôn dồi dào sức khoẻ, bình an (có lẽ ba má ưa nhắc đến thằng con giang hồ, ham lãng du phiêu bồng đó đây nơi xứ người, mà quên đường về cố hương, hay sao? Nên anh cứ hách xì nhảy mũi, nóng ruột quá đi. Nên hôm nay anh mới viết thư cho em đây). Hãy thưa với ba má là anh vẫn bình thường (anh chỉ nói với em câu sau nầy: Anh khoẻ re như con bò kéo xe), để trong tuổi già ba má vui vẻ, đừng lo âu gì cho anh hết. Nhen em. Sau là anh gởi lời thăm các anh chị, các cháu. Riêng em gái út cưng ưa nhõng nhẽo, thì “hay ăn chóng nhớn” học hành chăm chỉ, xinh tươi, ngoan hiền, thùy mị; em không “lí lắc giống con khỉ” như xưa, he he he… thì lúc nào trở về quê hương, anh sẽ tặng cho em những món quà bất ngờ… Em chịu chưa? Bây giờ anh trở về chuyện phi công nghe:
              Đợt 23.-
              Em à, nếu anh muốn chuẩn bị đi học khoá huấn luyện về NAVY (Hoa tiêu Hải Quân Naval Aviator) tuyệt vời, mà anh thường ấp ủ (xây mộng giang hồ qua bốn bể “ở trong lòng”). Nếu anh muốn được gắn cánh bay vàng của Hải-quân Navy Wings of Gold, thì ít nhứt anh phải có khái niệm về ngành nghề mình yêu thích. Anh cần biết sơ lược về các nhu cầu thiết yếu bắt nguồn từ đâu: các tiêu chuẩn, cơ cấu tổ chức của ngành Không-quân Hải-quân ra sao.

              Nầy em, hãy nghe anh đọc và dịch ra từng đoạn từ sách vở. Nhân đó, cô em học trường đầm từ nhỏ ở Tiểu học (Primaire) – Trường Trung học (Secondaire) – cho tới năm em lên lớp Đệ Nhị (Tú tài: Secondaire Supérieure), thì em xin chuyển ra đi học tại trường Việt, để em có thể trau dồi thêm môn Việt-văn, vì em có ước nguyện sau khi lớn lên, em sẽ dạy môn Văn, Sử, Điạ… là môn em rất yêu thích. Ngoài ra ở trường Việt, em học thêm sinh ngữ B (Anh-văn là sinh ngữ phụ của em, và môn Toán, là hai môn học em yếu kém) nhé: Vã chăng đây cũng là một trong những đợt anh phải học đấy.

              1/ Three Training Squadron (VT-3) - With World War II raging in the Atlantic and Pacific Oceans both Show and the demand for trained pilots at its peak, the first to bear the name Training Squadron Three Squadron was created. On February 15, 1943 (one week after the beginning of the massive air raids Bougainville and Rabaul Against Solomon in the Islands).
              *(1) Huấn Luyện VT-3 - Với Thế Chiến thứ II diễn ra ác liệt ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cho thấy sự nhu cầu đòi hỏi đào tạo phi công ở mức độ cao điểm, đã trở thành một ưu tiên. Phi đội huấn luyện đầu tiên mang tên VT-3 được thành lập. Vào ngày 15 Tháng 2 năm 1943 (một tuần sau khi bắt đầu các cuộc không kích lớn tại thành phố Bougainville, và căn cứ chủ lực Rabaul ở phía Nam quần đảo Solomon).
              2/ Training Squadron Three Detachment 8-B (VN3D8-b) was under the command of LT Organized Thomas Bradbury at Saufley Field USN, Pensacola, Florida. VN3D8-B was relocated to Whiting Field, Milton, Florida on July 1, 1943 and was later joined by VN3D8-a form from Training Squadron Chevalier Field to Three. (Interesting to note, naval training squadrons Second World War là khi the Identified by the designator "VN".

              *(2)- Huấn luyện VT-3, Biệt Đội 8-B (VN3D8-b) được tổ chức dưới sự chỉ huy của LT Thomas Bradbury USN tại Saufley Field, Pensacola, Florida. VN3D8-B đã được chuyển tới Whiting Field, Milton, Florida vào ngày 01 Tháng 7 năm 1943, và sau đó được tham gia vào VN3D8-A từ Chevalier Field. (Quan trọng cần lưu ý, các phi đội huấn luyện Hải Quân trong Chiến tranh thế giới thứ II đã được xác định bởi các thiết kế "VN").

              3/ The "VT" designator, used by current Naval training squadrons, was used to denote Torpedo Bomber squadrons.) Throughout the costly struggle with the Axis forces, Training Squadron Three continued to train pilots in order replace those lost in combat/training operations and to man the units which would be needed for the final campaigns against the Japanese mainland.
              On Sept. 2, 1945, following months of punishment by American forces, the Japanese military government signed the terms of surrender, and the struggle which had claimed the lives of millions came to a sudden halt. Eighteen months later in 1947, with little need for multiple training squadrons with which to train an enormous invasion force, VN-3 was decommissioned. VN-3 took its place in annals of Naval History as a squadron which took great pride in preparing the cream of America's youth for the defense of this nation and its ideals.

              *(3)- Thiết kế huy hiệu "VT", hiện tại còn dùng ở trường huấn luyện Hải Quân Mỹ, trước đó cũng được dùng cho các phi đội ném bomb Torpedo. Trong suốt cuộc chiến tranh tốn kém với các lực lượng Axis, huấn luyện VT-3 tiếp tục đào tạo các phi công, để thay thế những người bị mất trong chiến tranh/huấn luyện, và điều hành với các đơn vị, sẽ là cần thiết cho các chiến dịch cuối cùng chống lại Nhật Bản.
              Vào ngày 02 tháng chín năm 1945, sau nhiều tháng trừng phạt của lực lượng Mỹ, chính phủ quân đội Nhật Bản đã ký kết điều kiện đầu hàng, và các cuộc đấu tranh đó đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người đã bị ngưng đột ngột. Mười tám tháng sau vào năm 1947, với nhu cầu cho nhiều phi đội huấn luyện, mà để đào tạo một lực lượng xâm lược to lớn, VN-3 đã được cho ngừng hoạt động. VN-3 đã diễn ra trong ghi chép lịch sử của Hải Quân như một phi đội mà mất niềm tự hào lớn, trong việc mơ ước của giới trẻ Mỹ bảo vệ cho quốc gia và lý tưởng của nó.

              4/ The current Red Knights of Training Squadron Three picked up the torch lit by their predecessors on May 1, 1960 and continued the legacy of "Training the Best for America's Defense". On that day Training Squadron Three (VT-3) was commissioned at South Whiting Field. Although the country was not at war (the Vietnam War would not reach its height until 8 years later) the squadron was tasked--utilizing the T-28 Trojan - to prepare a younger generation of student naval aviators in radio instruments, formation flying, and air-to-air gunnery.
              In 1965, the air-to air gunnery was discontinued and flight familiarization and basic instrument training were added in its place.

              *(4) Hiện nay Huấn luyện VT-3 Red Knights cầm ngọn đuốc thắp sáng bởi những người tiền nhiệm của họ vào ngày 01 tháng 5 năm 1960 và tiếp tục di sản "Đào tạo tốt nhất cho quốc phòng Mỹ". Ngày đó huấn luyện VT-3 được ủy quyền tại South Whiting Field. Mặc dù đất nước đã không có chiến tranh (Chiến tranh Việt Nam sẽ không đạt được tỷ lệ cao cho đến 8 năm sau) phi đội được giao nhiệm vụ - sử dụng máy bay Trojan T-28 - để chuẩn bị cho một thế hệ trẻ của sinh viên phi công Hải Quân trong các dụng cụ radio, bay hợp đoàn, và không chiến. Năm 1965, máy trang bị súng phòng không: không còn tiếp tục và được thay thế các dụng cụ huấn luyện.
              ***

              Hẳn là em mệt đừ rồi vì tiếng Anh tiếng U phải không? Thế em mới biết thương anh và các bạn của anh (đang ở nơi đất khách quê người, luôn luôn phải đương đầu với “chông gai, thử thách và bão tố” ập xuống đời trai: từ chuyện chữ nghĩa, học với hành); “rồi hành với học” đến đừ đẫn ê ẩm dật dờ thân xác & ngao ngán! Nói chơi vậy chớ chẳng phải như vậy đâu nghe em. Em đừng tưởng bở, làm biếng, em không trau dồi Anh-ngữ, thì lúc anh về, em sẽ bị anh cú cho u đầu, sưng chù vù cả trán nữa. Đến đây, anh lại sực nhớ chuyện ngày xưa: anh kèm em học môn Toán và Anh văn, lúc đó sao anh nóng như lửa ha (vì cái ngu “dốt đặc cán mai” của em), anh tức giận đã cú nhiều lần lên đầu, và búng trán em mấy cái. Khiến em lấy tay xoa lia lịa trên đầu tóc em đã bù xù (mới bị anh cú), và cái trán của em sưng u một cục. Em khóc thiệt to hu hu hu như bò rống, nước mắt nước mũi tùm lum.

              Anh ngẩn người nhìn em có chút thương cảm, lúng túng và hối hận. Em liếc thấy anh đang xìu mặt xuống, thì được trớn em càng khóc la to hơn, phụng phịu giận dỗi nhảy đành đạch. Khi đó anh nói: “Ái chà! con nhỏ nầy dữ thiệt à nghen”. Anh muốn hạ giọng an ủi em xí, nhưng nghĩ lại mình không nên dỗ dành "con nhỏ" làm gì, cho nó lên mặt làm tới, làm nư, làm tàng, làm dóc... tổ, thì cái ngu vẫn đeo bám, khiến em chẳng thể thông minh hơn. Anh cầm cây thước xỉ xỉ tới trước mặt em, khiến em sợ anh đánh đòn, đã chạy vô núp trong phòng, mà thút thít khóc. Bi giờ nghĩ lại, anh cảm thấy thương em làm sao ấy. Anh trai nầy xin lỗi muộn nhen. Anh đã được “tiêm nhiễm” ở xứ Mỹ văn minh tiến bộ, nên không có chuyện anh sau khi trở về nhà, anh sẽ “ăn hiếp em” như dạo ấy nữa. Đừng lo nha.

              Em biết không, trở ngại lớn nhất trên đường đời, làm cho anh nhụt chí mềm lòng khi muốn đi tới thành công, trước tiên là vì do tính anh, tuy con trai đàn ông đó, nhưng coi vậy mà có chút đa tình ủy mị trong tình cảm. Ngay cả lòng tự trọng và cố chấp cũng cản trở bước tiến của anh không ít. Anh bị những thứ “tự tôn” làm cho mờ mắt, anh đã không thành công ở lãnh vực nào đó. Anh có thể vạch ra cho mình một con đường tươi sáng, thành đạt mà anh đã chọn, nhưng vì lòng tự trọng đã trói chặt bản thân anh. Ví dụ thứ nhất về chuyện tình của anh với Huyền Nị, mà em cũng như gia đình mình đã tưởng “anh chị” sẽ có kết cuộc tốt đẹp. Ừ! Cũng là chữ “kết” đó; nhưng kết quả chỉ là kết thúc. Nào ai có ngờ… nhỉ!

              Do nghe theo ý kiến và sự nài nỉ ỷ ôi của Huyền Nị chỉ thích sau nầy anh trở thành một “luật gia” thao thao bất tuyệt nổi đình nổi đám! Thì đó, anh đã đi học Luật Khoa hơn một năm, một nghề mà anh không cảm thấy hứng thú và yêu thích, nên anh chán quá sức, vì mình không có tài hùng biện, thì phải! (thay vì anh thích đăng vô Không Quân). Ngay bước đầu anh biết chọn ngành Luật là sai, mà vì tình yêu, ủy mị, nể nang, nghe Huyền Nị, anh chưa chính chắn suy nghĩ. Có thể về sau nầy, lúc cả hai đã thành vợ chồng rồi, “ngựa cũ quen đường xưa”, nàng vẫn “quen thói chỉ huy” chồng. Anh thì... lấy lòng khoan dung, nhu nhược, yếu thế hơn, vì những giọt nước mắt của nàng lấn áp. Do quá tình cảm, anh vẫn nể mà “xót xa rung động”, để rồi anh sai hoài, tiếp tục lún sâu vô sự điều khiển, và cảm nghĩ của riêng nàng, thì anh không có cách gì gỡ ra được. Thử hỏi, lúc đó anh là “cái thứ gì”, ngoài việc anh trở thành một con rối, một hình nộm vô tri vô giác? Nên xa… là phải không nào.

              Bây giờ anh trở lại chuyện chính về ngành Naval Aviator tại Pensacola thuộc Tiểu Bang Florida, nơi mà anh đã có dịp học và hành… là một cuộc chiến dài và đơn độc, tự bản thân mình kiên trì đấu tranh, nhẫn nại mà tự vươn lên. Dù anh học và hành chưa giỏi hơn ai ở vài lãnh vực nào đó. Anh không thể ỷ lại, nhờ thầy thôi thúc và nâng vực anh đứng thẳng lên trên đôi chân (sau những lần sai phạm, vấp ngã). Ví như khi anh leo núi quá chậm, cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, ấy là lúc anh chán nãn làm sao! Trong thâm tâm anh mong ước: phải chi ở trên đỉnh núi kia, có bậc thầy đã dày dạn kinh nghiệm, từng trải, người ấy đang thòng sợi dây xuống giúp, cho anh run rẩy cột sợi dây vô thân (cột vô thân thể, hay “cột cổ” mà lôi anh lên, cho thắt họng anh nghẹt thở đây!?).

              Em có nhớ hồi xưa lúc còn nhỏ, chúng mình đi ra góc cầu Huỳnh Thúc Kháng ở Huế, tại bờ sông chúng ta coi một người đàn ông đã treo thân tòn ten trên nhánh cây đa, hai tay và hai chân ông ta thòng xuống. Khi gió lùa qua, thân hình ông ta lắc lư, đu đưa… đầu gục xuống, cổ ngoẹo qua một bên, hai con mắt dường như muốn lồi ra ngoài, nhưng ghê gớm nhất là cái lưỡi le dài ơi là dài trên khuôn mặt tím bầm. Thật kinh khủng. Chúng ta rất sợ, đã ù té chạy, hoảng hốt đến nỗi té lăn cù, trầy trợt nhiều chỗ ở cánh tay, bàn tay, đầu gối chảy nhiều máu, mà chúng ta không hề biết đau. Em còn nhớ không vậy!?

              Nay, dù đã lớn khôn, nghĩ đến lúc anh sẽ bị “thắt họng”; bỗng dưng anh vẫn sợ điếng hồn… Nên, anh phải kiên trì tự vươn lên, để vượt qua trở ngại từ ngọn núi đá... là bản ngã che chắn của chính mình. Đây là ngọn núi lớn đầu tiên trong đời, mà anh phải kiên định cương quyết vượt qua. Anh biết rằng: Khi anh đã leo được lên đỉnh núi ấy, (như lớp đàn anh, và bao chàng sinh viên sĩ quan Không-quân khác); Đấy là lúc anh có thể phát huy hết khả năng, để đạt đến kết quả mỹ mãn, không những cho nhiều buổi học và hành bây giờ, mà sẽ ứng dụng phong phú cho cuộc đời mai sau.

              Hẳn là em cũng thừa biết “cái triết lý vụn” của anh: Ngọn núi càng cao, càng hiểm trở, thì tính hiếu chiến hiếu thắng từ anh (& đa số chàng trai) ai cũng muốn chiến thắng chiếm hữu nó càng dâng cao độ. Anh có cảm tưởng khi anh đã đứng trên chóp núi, nhìn bao quát chung quanh, nhìn xuống chân phía dưới mặt đất, thì dường như anh có hào hứng, vui vẻ và hân hoan mà tin tưởng: khi mình lái chiếc phi cơ chạy trên đường băng, chuẩn bị sẵn sàng để cất cánh bay bổng vào không trung. Vì, sau khi ra trường đời, anh cần vượt qua nhiều ngọn núi cao, càng cao… và khó khăn hơn bây giờ gấp bội.

              Việc học hôm nay không những nhằm mục đích rèn luyện trí óc, mà còn luyện tập thân thể khoẻ mạnh cường tráng: ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, xem tivi coi thời sự, đọc báo, v.v... Tất cả mọi thứ đó không những vừa luyện tập, vừa tập trung để nhớ và nghe bên ngoài; mà còn lắng nghe được nội tâm của người khác (hoặc chính mình) muốn gì. Nghĩa là chính ta biết mở rộng vòng tay trong đời sống, biết được giá trị của lòng khoan dung, độ lượng, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau. Việc nầy, tuy quá phức tạp lẫn khô khan, nhưng anh và hầu hết mọi người đã thành công rồi nhen:

              Đợt 24.-
              Anh trở về chuyện thực tế nha: Sau khi vào cổng trường, ta có thể nhìn bao quát chung quanh, nào là: barracks, hangars, mess hall… trước khi đến viện bảo tàng. NAS vẫn, đã, và đang tiếp tục làm nhiệm vụ như từ trước tới ngày nay. Trong building ở NAS (Naval Air Station) có một viện bảo tàng đồ sộ và quy mô “Museum of Naval Aviation” chưng bày khoảng 150 phi cơ đủ thời đại, phong phú và đa dạng của Navy, Marine Corps, Coast Guard Aviation, Naval Flight Officers, Blue Angels Navy Flight Demonstration Squadron… trên một diện tích 350,000 square feet of exhibit space & outside its 37- acre grounds. Họ mở cửa cho dân vô xem free từ 9am tới 5pm.
              * Trong chương trình nầy, khoá sinh phải học bơi thêm và bơi thành thạo với Hải-quân: (lại bơi ếch, bơi ngửa, bơi sấp, bơi tự do, v.v…). - Học ở “Dilbert Dunker”, mô hình giả có cái mỏ hình cung giống buồng lái của máy bay (trong hồ bơi). Nói tới “Dilbert Dunker” thì khỏi chê: người ta đặt anh ngồi vào một cái ghế sắt tương tự như cockpit (phòng lái) của phi cơ nhỏ T-34, gài dây an toàn shoulder harness và safety belt, kéo anh lên tuốt trên đỉnh của giàn phóng, cao khoảng chừng 10 m, khi huấn luyện viên thổi tu huýt, họ buông cái ghế cho rơi theo đường ray chúi xuống chừng 60/° vào hồ bơi. Cái ghế lật úp. Nước bắn tung tóe tùm lum. Anh phải đếm thầm: “One thousand one, one thousand two, … one thousand five”, rồi anh nhanh nhẹn tháo gỡ dây an toàn ở bụng và vai ra.

              Hai chân ngồi chồm hổm lên ghế, hai tay vói thẳng lên miếng gỗ, giả làm windshield (kính che gió), anh ngửa đầu ra phía sau, rồi hai tay gồng lên ở phía trước buồng lái, hai chân tống thẳng cẳng đạp mạnh ra khỏi cái “Dilbert Dunker”. Tứ chi vẫy vùng trong nước như con ếch, anh cố ngoi đầu từ dưới đáy hồ lên khỏi mặt nước. Ôi Giời ạ! Chúng tôi là sinh viên sĩ quan Không-quân trên bờ, phi cơ và người chỉ ở trên phi đạo, để vút bay lên không trung bao la, ngút ngàn, rộng mênh mông giữa bầu trời thênh thang lồng lộng gió. Chớ có cho "tàu bè" cỡi sóng chạy vun vút trên biển như "ba te đi dạo” bằng tàu thủy, thanh nhàn ngao du trên tàu, trên ghe thuyền đâu, mà phải học, phải sợ đắm sợ chìm, rồi miệt mài học cho bù đầu trọc óc hỉ! Vậy mà bắt buộc khóa sinh sinh viên sĩ quan Không-quân như khoá các anh sắp sữa hoàn tất việc học “lái tàu bay”, gần trở về quê hương, vẫn phải bù đầu, bù óc thức thâu đêm suốt sáng học những môn nầy đấy.

              Thư đã quá dài, anh phải tạm ngừng bút nơi đây. Đành hẹn em thư sau nhé. Nhớ cho anh kính lời thăm ba má và đại gia đình, mong họ giữ gìn sức khoẻ, và em phải ngoan ngoãn hiền lành thùy mị, học giỏi nữa ha.
              Anh trai,
              Thiệu

              ***
              Tình Hoài Hương
              Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
              Trân trọng
              Last edited by Tinh Hoai Huong; 06-11-2020, 04:38 AM.
              Bút trần nào tả được lưu luyến!
              Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
              Tình Hoài Hương

              Comment


              • #22
                Hai Lối Sống & Một Cuộc Đời

                Huấn Luyện Phi Hành
                Phần Thứ Nhì
                Chương 17

                Hai Lối Sống & Một Cuộc Đời
                Tình Hoài Hương
                ***



                Hồng Hạnh yêu thương,
                Lâu rồi, quả thật từ quá lâu từ bốn năm rồi em nhỉ… hôm nay anh rất vui mừng khi nhận thư em, trong đó có đoạn em đã viết thế nầy:
                … Ngày. Tháng. Năm... Rồi cũng dần qua. Dần qua. Dần qua... Cho đến một sớm mai nào đó, em thức dậy với nỗi bàng hoàng, & dày vò kinh khủng. Em chợt thấy những xôn xao, đê mê, rộn ràng của một thời trẻ dại đã vụt xa bay trong niềm luyến lưu, hoài mong, đau buốt, ray rứt, muộn phiền, bùi ngùi, và tiếc ngẩn.

                Phải! Không bàng hoàng sao được!? Khi tất cả cảnh vật và con người đã đổi thay… Một tiếng chim ca. Một cánh hoa vừa hé nở buổi Xuân sang. Một cụm mây trắng dập dềnh bồng bềnh qùy gối trên mặt nước hồ Xuân Hương. Một giọt sương tí tách rớt trên đầu lá ngoài cửa sổ nhà em. Một hơi thở nồng nàn từ trời cao giao hoà với đất thấp trên đồi thông luôn reo vi vu. Một cảnh hoàng hôn đượm buồn lướt thướt mưa phùn lặng lẽ rơi. Hay buổi bình minh rạng rỡ vươn lên nơi chân trời muà Hạ. Một chiều Thu giông gió thổi lá úa lả tả bay tràn ngập trước ngưỡng cửa. Như thổi về những dự định sông hồ của chàng trai phong sương. Lúc em biết anh đang ươm tơ vàng đi dệt mộng sông hồ, duỗi bước quan hà qua muôn dặm sơn khê ngút ngàn xa hun hút ở đất khách. Thì… em có nụ cười thân thiện, kèm giọt nước mắt từ viền mi luyến thương, em hoài nhớ về người ấy... Thú thật là em quá hân hoan vui mừng đó, anh à.

                Em mong rằng tất cả và tất cả những chuyện u buồn xưa, ngày nay đã chẳng còn, để anh không nãn chí chồn chân, nhen. Vì vậy, xin cho em say đắm tìm về chút mùi hoài hương xưa nồng thắm, đã trôi tuột ra ngoài vòng tay quắt quay nỗi nhớ nhung… (đã vô tình vỗ cánh xa bay…). Tuy nhiên, em thắc mắc một điều: Xin anh cho em biết: tại sao hồi ấy anh không tiếp tục học trên đại học Đà Lạt, mà anh đi lính vậy!? Hở anh?

                Đọc đến đây, bỗng dưng anh… anh thèm khóc. Anh đã gục đầu vào hai bàn tay, đôi vai rung lên, nức nở mà nước mắt không thể chảy ra, (không giống như khi xưa anh đã òa khóc lúc bị chị Tư của em cấm anh không được yêu em), thì bây giờ hình như nước mắt đã khô cạn từ lâu. Tình cảm ấy nhẹ nhàng như hai giọt sương rung rinh lóng lánh, lâng lâng dịu êm trong giếng mắt em. Ngày đó anh xa em, như đã nói ở đoạn trước: (trong đại học xá anh dọn ra ở riêng trên đường Võ tánh, anh chẳng thèm lên đại học ghi chép bài vở, mặc Q. Hà viết lách, ghi bài, đem về phòng riêng cho anh, Hà ở lại đến khuya...). Anh làm phó chủ tịch tổng hội sinh viên, Thạch chủ tịch. Hà là thư ký, Nguyễn Cầu thủ quỹ. Ban đầu nhóm anh cùng nhau sinh hoạt chung khá tử tế, hoà nhã vui vẻ.

                Dù vậy, anh vẫn rất phiền muộn vì mất em, sau đó anh buồn vì giữa anh và Thạch thường có những bất đồng nội bộ. Rồi tuần khác anh xích mích to tiếng cải nhau với Thạch. Đó là vì chuyện Thạch không muốn cho Quyên Hà lên đài phát thanh Đà Lạt, để Hà vừa đánh đàn piano, vừa đơn ca, (mỗi tuần một lần, trong chương trình phát thanh của sinh viên đại học). Công nhận trong Viện có mấy bạn khác, nhất là Thạch thì đàn và hát rất hay. Thật ra, Hà hát dỡ ẹt, đàn cũng quá tệ; nhưng nàng muốn “lên khuôn” có tham vọng và danh vọng cho người khác tôn thờ chiêm ngưỡng, thì họ càng yêu mến mình. Phần anh biết điều Thạch nhận xét về Hà là đúng, nhưng anh muốn lấy lòng nâng bi “tôn” người đẹp lên cao. Thật thà mà nói anh muốn chiếm đoạt trái tim nàng, nên anh cương quyết để Hà vô đài phát thanh thu âm. Thạch nhún vai bĩu môi nói:
                - Hà mà “đánh với đấm” gì, cái ngữ ấy.

                Nên chi… anh đã mất bạn thân. Trước chuyện anh buồn do ly biệt em, (kể từ sau khi anh bị gia đình em, và chính em xa lánh, ruồng bỏ anh). Giấc mơ tình yêu càng to lớn, khi tan tành thì những mãnh vỡ càng nhiều và còn to. Sau chuyện anh và Thạch gay gắt mích lòng coi như trầm trọng nầy, anh và Hà càng gắn bó thân mật với nhau. Chứ không thể nói là “phát sinh” nẩy nở tình yêu. Xa em rồi, anh không biết gì, hay đã làm gì nữa! Quen với ai? Tại sao? Tại sao anh ra nông nỗi nầy! Đời anh coi như xuống dốc thảm thương. Anh đem đời mình vất đi, lọt xuống vực thẳm.
                Nói như thế, có phải tự vì muốn bào chữa là mình quá giàu tình cảm, ủy mị, mà đâm ra nhu nhược không? Những đêm dài anh đốt đời mình trong ly cà phê đắng và khói thuốc. Anh nằm la cà ở những động hút xách, hầu giết dần cuộc đời chán chường không thấy tương lai. Ôi! Anh cứ ngủ vùi trên giường đến trưa, có người nấu cơm tháng đem tới nhà gõ cửa. Ăn uống rồi anh lờ đờ đi tắm rửa, thay quần áo xong, là anh lừ đừ lửng thửng đi ra phố với đầu óc dật dờ rỗng tuếch.

                Anh lấy đêm làm ngày, nhiều đêm anh tụ tập năm bảy đứa cù bơ cù bất đi ăn xôi ở Thủy Tiên, đi ngông vòng quanh bờ hồ nghêu ngao ca hát và “đú đởn”. Khi những tiếng xe thổ mộ đầu tiên lọc cọc lạch cạch chuẩn bị hàng hoá đi họp chợ, xe ngựa lóc cóc chạy trên đường vắng ngắt và giá lạnh, sương mịt mùng che phủ các lối đi. Vài lần tụi anh chẳng biết có bị khùng không? mà đã đi bộ ba vòng bờ hồ Xuân Hương, vị chi là đi 18km, đi từ đầu canh một đến lúc hừng đông. Đi, đi, đi… nói nói nói… ca hát nghêu ngao, quậy tưng bừng trong đêm khuya vắng trên đồi Cù. Cứ thế tụi anh đi, đứng, nằm, ngồi, ngoài trời khuya như ma trơi đi ăn đêm, ngỏ hầu chờ sáng, không biết chán. Rồi bọn anh quay về khu bến xe cũ, ngồi la cà ở cà phê Đomino, nhìn những giọt cà phê đen tí tách nhỏ xuống ly, nhấp vị đắng dâng lên đầu môi, anh lại cảm thấy xót xa cay đắng dật dờ buồn bã khôn nguôi.

                Thông thường, tụi anh cặp với ba bốn ca sĩ (hạng bét) vài cô ca ve (cũng thế) để có người mà “hót”, mà tán dóc, phét lác trêu ghẹo bù khú. Duy có một điều: Ngày anh em mình đi chơi với nhau lần cuối cùng ở thác Datanlania, anh nghĩ giữa anh và em đã có một vực thẳm sâu hun hút, một bức tường thành gia đình gia giáo kiên cố, em không thể vượt qua mà vươn lên được, em không hề biết là nỗi đau khổ của anh dâng lên cao vút. Thì tất cả hình ảnh đàn bà, con gái khác: chỉ là cái bình phong, cái bóng mờ khuất sau lưng. Họ như khúc gỗ không mặn nồng xương thịt, (kể cả Hà, là cô gái khá đẹp, lý tưởng đầy ước mơ của đa số sinh viên & các ông ở thời buổi ấy. Vậy mà anh cũng chẳng thèm chọn cô ta).
                Anh dùng họ để che đậy nội tâm rực lửa tình sầu. Anh bám víu vào họ, để khỏa lấp khoảng trống đầy muộn phiền, anh che đậy vết thương lòng luôn ứa máu, ngỏ hầu không muốn chìm sâu vô sự đau khổ thêm. Thế là anh buông mình vào những cuộc chơi, để tìm quên, quên, quên… (Anh muốn quên ai, thì em biết rồi há)! Anh không thiết tha điều gì, hầu che đậy nỗi hận, và niềm đau đớn, đắng cay ngút ngàn trong lòng. Vì, thú thật em chính là tình yêu của anh. Em là tình đầu và là tình cuối. Ngoài em ra, anh chẳng hề yêu ai.

                Ôi! Anh không bao giờ quên cái buổi trưa chở Quyên Hà và Hồng Ánh lắc lư ở trên xe vespa của anh. Bất ngờ anh thấy em ngồi trên xe lam, em nhìn anh sửng sốt, kinh hoàng. Cái nhìn của một người bàng hoàng tuyệt vọng, oán hờn, khinh bỉ người khác ra sao, thì em nhìn anh cũng tương tự như thế! Lòng tan nát, anh hổ thẹn cúi gầm mặt xuống như kẻ gian, mặc dù lúc đó anh chưa “làm gì nên tội” với mấy nường kia. Anh vội vã rồ máy phóng xe vespa chạy đi thật nhanh. Vì anh nghĩ: “quả thật anh không xứng đáng với lòng tin yêu và chung thủy của em, người con gái ngoan hiền còn trẻ, quá trẻ và vì sự trong sáng rạng ngời từ trong tư tưởng cùng thể chất ấy, em đã yêu anh... mà thường chảy những giọt nước mắt long lanh ràng ruạ trên đôi má hoen màu, để lánh xa anh”.

                Bề ngoài thì coi anh hư hỏng như vậy, nhưng thật ra trong lòng anh âm thầm “khắn khít tình cảm với em”. Anh ước mong vô vàn… van xin cho anh và em có một cơ hội thuận tiện, có một dịp may mắn, để chúng mình sống đằm thắm yên bình, vui vẻ hạnh phúc tuyệt vời trong happy ending. Chứ đừng kết thúc cuộc tình duyên trong bi thảm, sầu đắng! Nhưng quả thật là anh không còn dịp may nào nữa. Em hoàn toàn lẫn tránh, lạnh lùng xa cách anh. Anh không còn cơ may thuận tiện nào, để tỏ lộ sự bứt rứt, bồn chồn, băn khoăn từ tấm chân tình yêu quý em, mà anh rất thành thật muốn trao gởi về em.

                Thế là anh bệ rạc lún sâu vào những canh bạc, để tìm quên. Vâng! Tết đó anh còn ở trên Trần Bình Trọng, tụi anh chung nhau đánh bài tối ngày sáng đêm. Anh đánh cặp với mấy thằng bên sư phạm, bên phân khoa triết, lúc ăn lúc thua. Anh có thủ sẵn một sợi dây chuyền hai lượng vàng y, (má cho anh, má nói anh để dành, đề phòng nếu má chưa kịp chuyển tiền phòng trọ, ăn học & tiêu xài lên cho anh, thì anh cầm đỡ nó mà xoay xở, rồi khi má chuyển tiền lên, thì anh đi chuộc lại). Mỗi ngày anh cứ lấy xe vespa ra tiệm vàng Bùi thị Hiếu cầm sợi dây chuyền, anh lấy xấp tiền, chạy về đánh bài tiếp.
                Ăn bạc thì anh chạy ra chuộc nó lại. Bỏ sợi dây chuyền vô bóp chưa nóng túi, thì thua bài; anh lại chạy ra cầm sợi dây chuyền. Cứ xoành xoạch cả ngày và đêm như thế. Đến nỗi khi thằng con bà chủ tiệm vàng thấy anh vừa chạy vô tiệm, là nó chả thèm nhìn, chả thèm cười nói gì, nó cầm sẵn xấp tiền đưa anh, rồi nó cầm sợi dây chuyền cất vào tủ vàng, nó biết anh đã “chai mặt, chẳng có hồn”, nên nó không viết giấy tờ cam đoan biên nhận (như mấy lần trước) gì ráo.

                Tụi anh đánh bài luôn trong hai ba tuần lễ nghỉ Tết, khi nào mệt không thể ngồi, thì anh đi ngủ chập chờn ở xó xĩnh trong nhà ông bà Tạo chủ chứa bài lấy tiền xâu. Liền đó có tay khác chầu rìa điền vào thay thế ngay. Cơm nước cà phê ở dưới tầng hầm đưa lên, có vợ chồng ông Tạo nấu cho bọn đánh bài ăn ba bữa, dĩa cơm và thức ăn gì đó chẳng biết, tụi anh ăn đại khái, chứ chẳng cảm thấy no nê & ngon miệng. Đa số tiền bạc của tụi anh thua, là nằm gọn ở trong túi dày cộm của “ông bà xâu”, rồi họ lại cho bọn anh vay bạc có lãi cao, mà đánh bài; chớ bọn sinh viên ít có thằng nào hí hửng ra về vì ăn bạc cả.

                Mê bài bạc chơi hoài, chơi mãi, tất nhiên anh thua sạch, cháy túi, chẳng còn gì cả để chuộc lại sợi dây chuyền! Thấy bọn sinh viên Bửu, Tâm, Long, Thành, Tân, vân vân... ủ rũ nằm nhà co quắp, đói meo, anh “nổi máu anh hùng rơm” lên, bèn chạy tới Ấp Ánh Sáng tìm ông Thượng-sĩ Hồ, ông nầy mê chiếc xe vespa của anh lắm, cứ đòi mua, lúc trước anh không chịu. Anh đem xe đến, ban đầu anh chỉ dự định “cầm” ít ngày, rồi chuộc lại thôi. Nhưng đến nơi, nghe lời ông ta “ngon ngọt dụ dỗ", anh đồng ý bán rẻ rề cho ông Hồ. Chiếc xe vespa đời mới trị giá 50.000$ mà ba má mua cho anh, là “gia tài” cuối cùng trong đời sinh viên! Anh giao giấy tờ và chiếc xe, rồi kêu taxi ra về.
                Anh bao taxi đưa cả “đồng bọn lu la” đi ăn khuya ở đường Phan Đình Phùng, gần rạp ciné Ngọc Hiệp, bao cho chúng nó ăn cơm Tàu một bữa no nê, cho bỏ tức những ngày đói khổ trắng tay vì cờ bạc. Rồi anh cho mỗi thằng ít tiền còm tiêu vặt. Anh lo trả nợ nần (do cờ bạc mà gây ra). Tiền không còn dư bao nhiêu, anh đành mướn phòng trọ nhỏ hơn trên Võ Tánh, trả tiền nhà trước bốn tháng, để ngày ngày anh có thể đi bộ đến đại học cho gần.

                Anh lại bắt đầu sống một ngày buồn tẻ như mọi ngày trống trải, bê tha, đơn điệu vô vàn làm sao. Biết là bệ rạc tồi tệ như thế, mà anh vẫn lao đầu vô... các động tiên nằm dài, phần lớn anh nằm đó nghe mấy cha nội lão luyện kể chuyện tiếu lâm, chuyện bù khú, hơn là hút. Anh tấp vào quán cà phê, ngồi lì đến khi đói bụng, anh đi kiếm chút gì ăn qua loa, rồi ghé vào chỗ nầy chỗ nọ. Mấy lần anh đi nhảy, đi chơi với ca sĩ Ly, và Lan, cùng thằng Giàu, Minh, Lộc, là sinh viên, và hai ba thằng cù bơ cù bất nữa. Tụi nó “bu bám” theo anh và tôn anh lên “đại ca”. Hê hê hê! Thằng Lân và Lý có chiếc xe MGA, tụi nó chất bia lên xe chạy trước, nhóm kia đi bộ theo sau.
                Thường tụi anh tụ tập khá khuya, hầu hết tiệm ăn trên phố đã đóng cửa, thành thử tụi anh lo thủ sẵn mồi. Khuya lắm, khi sương mù dày đặt bao phủ thành phố tĩnh mịch, che khuất cảnh vật. Đi mỏi chân, thì tất cả tụi anh ngồi xuống bờ cỏ ven đường, lấy két bia và tí mồi ra nhậu. Gần sáng anh về ngủ chung một giường với hai nữ ca sĩ áo quần xộc xệch nằm hai bên, đầu tóc bù xù, mặt mày trôi tuột phấn son coi lem luốt vì thấm sương giá, "bọn nó" tha hồ chọc phá nhào nắn anh, bắt anh nằm giữa làm “cục nhưn”. Anh tỉnh queo chẳng có hứng thú gì, chỉ nằm “độn” mà vật vờ ngủ đến sáng.

                Cứ như thế, anh buông thả cuộc đời mình lờ đờ trôi đi, như con thuyền dập dềnh bấp bênh trôi trên dòng sông, anh đã đem đời anh vứt xuống vực thẳm rồi. Những đêm dài đốt đời trong ly cà phê đắng và khói thuốc, nằm la cà ở những động hút xách, hầu giết dần sự chán chường. Cho đến cái đêm định mệnh mưa to gió lớn... anh tình cờ gặp em đi với "ai đó" vô tiệm ăn Mỹ Hương! Ấy là lúc trái tim anh đã tan nát vỡ vụn và đời anh hoàn toàn sụp đổ. Vì, anh biết chắc chắn anh đã mất em.

                Như anh đã kể trên: anh đang học năm thứ Hai trên viện Đại-học Đà Lạt, mà suốt đêm đi la cà, lêu lổng. Ban ngày ít khi anh lên đại học, nếu anh có lên viện không phải để học, mà để thanh toán những phần tử phá bĩnh, có ý định chi phối thành phần tổng hội sinh viên cũ. Họ là một nhóm sinh viên mới từ Sài Gòn lên. Nghe tin nhóm đó có ý định tổ chức họp sinh viên Đà Lạt, mà không xin phép, nghĩa là không có ý kiến của Tổng Hội cũ. Với tư cách là Phó Chủ Tịch của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam, anh đã cảnh báo họ nhiều lần. Họ không sợ. Các anh đã muốn yên, họ không tha. Bọn họ cứ “chọc mũi dùi” vào quậy phá các sinh viên trên Đà Lạt hoài. Tức điên người. Không chịu nỗi.
                Hôm đó anh vừa đi lên con dốc viện, chợt thấy trên đại học có một nhóm chừng bốn, năm tên sinh viên đi ngược lại. Tay cầm đầu tên là Chân. Chúng cầm dây xích, dao, cầm gậy nhọn. Anh đã chuẩn bị từ trước, nên anh kêu bọn: Điều, Độ, Trương Anh, Bích đen, v.v... lên chận chúng ở dốc gần đại học. Thấy chúng nó vừa ló dạng ở đầu dốc, tụi anh rượt đuỗi, đánh chúng một trận tả tơi. Thế là chúng bỏ "vũ khí" chạy có cờ.

                Mấy "thằng bạn hờ lơ tơ mơ, cù bơ" trên kia (của anh) chạy theo bọn đó, phần anh rượt theo tên cầm đầu, thằng Chân đứng lại giơ cao đoạn dây xích lên quay vù vù, nó định đập vô đầu anh. May là anh né khỏi, anh bay người tới đá mấy cú “song phi lao” vào mặt, vào ngực hắn. Thằng Chân hụp xuống lấy con dao nhíp kẹp dưới ống quyển, hắn xông tới quơ lên. Thế là con dao ghim vô bắp chuối anh, máu bắt đầu chảy. Anh bị thương nên không thể chạy nhanh, nhưng anh cứ rượt theo hắn. Hắn chạy trối chết vào cổng đại học, hắn xộc vô toà nhà của cha Lập (Viện-trưởng) núp. Sau nửa buổi, cha viện-trưởng mời anh lên, cha ôn tồn giản hoà. Một cuộc giàn xếp được tổ chức giữa hai phe nhóm. Vì rất nể cha Viện-trưởng, nên "phe chúng ta" uể oải miễn cưỡng bắt tay bọn chúng. Lúc ra tới cổng đại học, anh chỉ tay vô bọn chúng, nói:
                - Ngày mai, tao còn thấy bọn mầy lãng vãng ở đây. Đừng trách tao ác nghen.

                Chúng nó sợ teo người hết dám chọc ghẹo ai ở Đà Lạt, lo kéo cả băng “chuồn” trở về Sài Gòn. (Ồ, thì ra hồi anh học năm đầu khóa Chiến Tranh Chính Trị, có một nhóm ở Sài Gòn lên, tay cầm đầu ấy tên là Chân. Bi giờ hỏi ra anh mới biết, thằng Chân chính là anh họ của cô tình nhân mới Trân Thư của anh. Thiệt ngao ngán)!!! Buồn cười nhỉ!

                Một thời gian khá lâu lúc anh còn học Y Khoa ở Sài Gòn, trước khi lên học tại Đà Lạt, anh có quen thằng tên Đại-công-tử, là tay giang hồ đàn anh khét tiếng thời bấy giờ. Nay nó đã trốn lên ẩn nấp ở Đà Lạt. Mấy lần, khi đến phòng trọ thăm nó, anh thấy nó ngồi lầm lì, im lìm câm nín ở góc nhà. Suốt ngày im lặng, nó hậm hự luôn tay cắm cúi mài liếc con dao. Dù dao đã bén, mà nó vẫn mài miết. Anh khuyên bảo:
                - Đừng vì thù, mà trả thù dai dẵng như vậy. Rồi thù nầy chất chồng lên thù kia. Em hãy sống bình an, ngay cả trong tâm hồn em cũng cần lặng yên.

                Sau ít lâu, thấy nó tội nghiệp, {vì anh biết thật tình nó muốn sám hối, quyết chí tu thân sửa mình, không muốn quậy nữa. Nó xếp con dao sáng loáng vô xó góc, không mài con dao bảy (loại dao to, dài chừng 30cm, rất sắc bén, thường dùng đi rừng). Nên anh đã cho nó ăn ngủ ở nhờ free mấy tháng trong phòng mình}. Khi thằng Đại rất tự trọng không muốn làm phiền anh, nó vừa dọn đi khỏi phòng trọ của anh, nó ở chỗ khác mới có năm ngày, thì bị bọn thằng Xì Rô, và vài người khác (giả dạng mặc đồ quân nhân, mà không phải sinh viên), kéo nhau ra chận đường nó ở gần vũ trường Maxim’s. Chúng chém thằng Đại chừng năm sáu dao gì đó. Khá may, nó chỉ bị thương. Sau khi ngã từ trên taluy cao xuống đất, nó bị trầy trụa, bị trúng ba lát dao không nặng lắm vào lưng, và mấy lát dao ở tay, chân, (như sau nầy anh kể lại cho Duyên Anh đã viết về “Vết thù trên lưng ngựa hoang” của nó).

                Lúc đó anh cùng ca sĩ Ly, và một nhóm đàn em của thằng Đại, đang nằm hút ở “Vòm anh Hai ghen”. Nghe thằng Hi chạy về báo tin, "chúng tôi" chạy ra, thì tất cả đã tan hàng. Chỉ còn lẻ tẻ mấy bà con cô bác đứng xầm xì, xôn xao to nhỏ bàn tán. Anh hỏi thăm, đã biết nó đi nhà thương. Anh chạy lên bệnh viện dáo dác tìm kiếm và hỏi thăm. Họ nói:
                - Đúng là có một người bị mấy vết chém trên lưng, tay, chân, nhưng không nặng lắm. Ông ấy vừa đi khỏi đây.

                Khuya ấy sắp tàn, khi trở về phòng trọ, anh thấy trên ổ khoá của phòng mình có một vật gì đen đen, treo tòn ten trên hai cái khuy của ổ khoá. Nhìn kỹ, thì anh chợt rùng mình, sợ kinh khủng! Đó là hai quả lựu đạn MK2. Theo thói quen thường nhật khi nào đi ra khỏi nhà, thì anh bấm thêm ống khóa ở hai khuy ốc vít móc bên ngoài. Nhưng sao hôm ấy, tự dưng anh chỉ khoá ống khoá chìm ở trong cánh cửa, mà không móc thêm ổ khoá bấm ở ngoài. Thế nên bọn nó tưởng là anh đang ngủ trong phòng. Mất hồn, anh chạy bộ từ phòng trọ lên dinh Tỉnh Trưởng (lúc đó là Trung-tá Phấn). Tửng bưng sáng, anh xin gặp Trung-tá và trình bày sự việc. Ông cho xe jeep chở chuyên viên bên quân đội đến tháo gỡ “của nợ giết người khủng khiếp” ấy đi. Ông nhìn anh trầm ngâm hồi lâu, rồi từ tốn khuyên:
                - Rõ ràng có người muốn giết em. Cách tốt nhất là: em hãy mau trốn đi khỏi chỗ nầy, em tạm thời “chui” vào trong quân đội. Em mới có thể sống sót. Chứ không thì trước sau gì có ngày em cũng bị... toi, ngoẻo đó.

                Anh đã hiểu. Chỉ còn duy nhất một con đường anh phải thu xếp, ổn định cuộc sống khá hơn, không thể sống bệ rạc bừa bãi, buông thả, đã “thả nổi” cuộc sống mình bê tha quá tệ như hiện nay. Mặc dù thời sinh viên mình chỉ góp tay “trừng trị” cái bọn côn đồ du đãng thôi, ấy thế mà cũng bị vạ lây! Cộng thêm vào niềm đau đớn khi mất người anh yêu, là mất tất cả, anh chẳng còn mảy may hy vọng gì, mà nấn ná ở lại Đà Lạt! Thời gian rối rắm nầy, anh không thể gặp “em yêu”, em lẫn trốn anh, anh không thể thấy em. Đôi khi anh muốn gặp em để giải thích cho em rõ hoàn cảnh éo le hiện tại. Anh ân cần muốn cùng em, đề nghị chúng mình nên ngồi bên nhau vui vẻ êm đềm trò chuyện, hầu tìm một biện pháp dung hoà thích hợp cho đôi ta.
                Nhứt là khi anh nghe em ân cần dịu dàng thỏ thẻ nói lời hay ý đẹp bên tai mình, thì anh rất bình tĩnh lắng nghe và suy nghĩ. Ôi! Làm như cái số kiếp chúng mình đã vĩnh viễn phân lìa rồi hay sao em ạ. Hễ anh thấy “em yêu” đi với các bạn gái, thì y như rằng, em không nhìn thấy anh. Ngược lại... có thể em cũng vậy! Phải không nào? Cuộc rượt đuổi vô vọng trong bóng tối như sự trốn tìm mãi hoài tiếp diễn. Vậy, anh mong em thông cảm, xin hãy nghe anh kể lại chuyện cũ đời xưa riêng anh một lần duy nhất, và có thể là cuối cùng nhé. Có một điều em không hề biết: nỗi đau khổ từ ngày mất em dâng cao ngút ngàn ra sao. Hết thật rồi. Rất phù du...
                ***
                Sau bốn năm chia lià em, bây giờ, anh đang đứng trên bon tàu Hàng Không Mẫu Hạm nhìn ra đại dương mênh mông xanh thẳm, bầu trời rộng thênh thang bao la nầy tưởng nhớ lại dĩ vãng, rồi so sánh: quá khứ, hiện tại, tương lai… mà cân nhắc, suy nghĩ, chọn lựa... Anh đã “phản bội quá khứ” ngoảnh mặt đi về hướng đời tách bạch khác, nơi chân trời phía trước mặt đang có một cuộc sống đổi mới, hoàn toàn tươi sáng rạng rỡ & có tương lai, và chắc chắn có hạnh phúc hơn. Anh đã để lại trên đời sống mình một lỗ hổng khổng lồ, một vết sẹo kinh hoàng trong quá khứ & tình cảm.
                Từ nay anh không thể trở về để sửa lại dĩ vãng. Càng không muốn quay nhìn lui quá khứ, mà chỉ nhìn tới phía trước. Anh như con rắn khi lột da xong, nó thản nhiên bò đi, chẳng cần biết nó đã vất lớp da khô đét ở chỗ nào; như anh đã trút bỏ quá khứ muộn phiền áo não không do dự vậy. Em có thấu hiểu cho anh chăng? Đích thực cuộc sống mới hiện tại trong đời anh là: từ khi anh đăng vô Không-quân, nơi nầy đã rạng rỡ bừng dậy sự tin tưởng, tràn đầy hy vọng qua những tháng năm học hành ở quân trường, lúc anh thực hành trên máy bay. Anh phải thực hiện ước mơ nầy cho bằng được mọi giá phải trả.
                Nếu thiếu lòng kiên nhẫn chịu đựng và cần cù, thì có thể không thành công bất cứ việc gì. Anh đã đọc được mấy câu rất hay ở đâu đó thế nầy: "Thời gian hàn gắn gần như mọi sự. Hãy để cho thời gian có thì giờ". (Time heals almost everything. Give time time) & “Hãy chôn quá khứ, để hiện tại không bị xáo trộn”. (Make peace with your past so it won’t screw up the present). Phải không em yêu!?

                Đến đây, anh nói lời tạm biệt, mong thư em lắm, để thân mời em xem cuộc hành trình tuyệt vời của các anh sinh viên sĩ quan Không-quân đang tiếp diễn mỗi ngày trên đất khách quê người, anh sẽ nối tiếp ở thư sau nhé em yêu. Anh rất nhớ em, xin phép hôn… lại em nhen. Chịu hông?
                Lữ Phi Hành
                *
                Tình Hoài Hương
                Trân trọng kính mời độc giả xem tiếp chương sau.
                Last edited by Tinh Hoai Huong; 07-11-2020, 02:10 PM.
                Bút trần nào tả được lưu luyến!
                Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                Tình Hoài Hương

                Comment


                • #23
                  Trên Hàng Không Mẫu Hạm

                  Huấn Luyện Phi Hành
                  Phần Thứ Nhì
                  Chương 18



                  Làm Sao Mà Quên Được
                  Nhạc và Lời: Phạm Duy
                  Giọng ca: TTMD
                  Trên Hàng Không Mẫu Hạm
                  Tình Hoài Hương
                  ***



                  Đợt 25.-

                  Em gái thương,
                  Con tàu dềnh dàng rất to lớn, bự sư không thể tả, và đồ sộ ấy khá tự tin & kiêu hãnh! Vì được thiết kế hoàn hảo tuyệt vời như một “mê cung cao sang, đài các” được "quý phái" mệnh danh là: “Hàng Không Mẫu Hạm”. Ngoài việc con tàu thiết kế nguy nga như một “cung đình thủy giới uy nghi tráng lệ ở đại dương bao la và hùng vĩ”, thì con tàu đã trang trí tối tân, đầy đủ tiện nghi. Maps trên tàu cho ta thấy rất nhiều phòng ốc, có những cánh cửa hình trái xoan dày và êm, chống ẩm không thể thấm nước, mọi thứ rộng rãi, sạch sẽ.
                  Điểm chính đáng vô cùng đặc biệt ngoài sự con tàu có rất nhiều phòng ốc, tàu Hàng Không Mẫu Hạm có thể chứa nhiều phi cơ, xe hơi, máy móc,... có công kỹ nghệ tối tân nhưng cũng phức tạp, có máy phát điện to lớn riêng, để cung cấp cho toàn bộ con tàu thêm tiện nghi hoàn hảo. Nhiều kho hàng chứa thực phẩm tươi sống và đông lạnh to lớn. Trên tàu có nhà hàng, có bệnh viện, nhiều khu giải trí hữu ích lành mạnh; không khác gì một thành phố nổi, đầy đủ tiện nghi mà lênh đênh uốn lượn trên sóng cả ba đào giữa đại dương mênh mông.
                  Động cơ tàu là một cổ máy có công suất rất cao, có lực đẩy lên khoảng 90.000 tấn, tốc độ 35 dặm/h. Bon tàu xiên góc (angled deck) lợi hơn bon thẳng (fore-and-aft deck): vì dễ điều khiển phi cơ cất cánh và đáp, nhìn bon tàu trống trải, thì mình cảm thấy thoải mái, thênh thang, an toàn khi phi cơ lớn đáp trên tàu dễ dàng.
                  Ngoài ra, tàu Hàng Không Mẫu Hạm có các điểm chính:
                  - Trung tâm điều khiển toàn diện bay (Primary Flight Control).
                  - Kiểm soát Không-lưu (Air Traffic Control).
                  - Đường Băng (Flight Desk) .
                  - Gian chứa máy bay (Hangar Bay).
                  - Có giàn phóng máy bay đặt dưới đường băng, khi phi cơ vô ở gian chứa máy bay rồi, cánh phi cơ có kỹ thuật tuyệt hảo, ấy là hai cánh phi cơ được xếp lại gọn gàng, rotor của máy bay trực thăng được xếp lại ngay ngắn. Thiệt ngộ và dễ thương! Ở trong Hangar, khi phi cơ được đưa lên sàn tàu chuẩn bị cất cánh, thì có người chịu trách nhiệm điều khiển đội bay, là người “kiểm soát đường băng” ở văn phòng đài chỉ huy được gọi là Running Hand, trong tay họ có những cây đinh ghim đủ màu, có mô hình “The Ouija Board” chứa nhiều phi cơ giả, & các đường băng (giống hệt như ở trên sàn tàu nầy, nhưng mô hình được thu nhỏ lại khoảng 70%), cho người điều hành không lưu có thể nhìn tổng quát, mà điều khiến mọi hoạt động trên sàn tàu. Họ (cơ trưởng của bộ phận nhiên liệu, vũ khí, hậu cần, v.v…) túc trực quanh đó, cũng phải đội mũ bảo hiểm, mang mặt nạ, găng tay…. Để bảo đảm họ không bị thương vong.
                  Đợt 26.- Các kỹ sư Hải Quân sáng tạo ra hệ thống Rainbow tinh vi, tuyệt vời cho mình phân biệt rõ về việc:
                  * Mặc áo giáp nỉ màu vàng: chịu trách nhiệm khi phi cơ cất cánh, hạ cánh. Hướng dẫn phi cơ di chuyển (Yellow Shirts: Aircraff Handlers).
                  * Mặc áo giáp nỉ màu trắng: điều khiển phi cơ hạ cánh. (Việc hạ cánh trên tàu nhanh hơn trên phi đạo gấp 2 hoặc 3 lần).
                  * Mặc áo giáp xanh: Nhân viên bảo trì thiết bị, có bổn phận móc phi cơ vô giàn phóng & chịu trách nhiệm ngăn ngừa tai nạn. (Green Shirts Equipment Opeators).
                  * Mặc áo giáp nâu: nhân viên cơ khí, có nhiệm vụ coi sóc phi cơ trên đường băng. (Brown Shirts: Plane Captains).
                  * Mặc áo giáp tím: nhân viên tiếp nhiên liệu cho phi cơ (Purple Shirts: Fuel Technicians).
                  * Mặc áo giáp đỏ: nhân viên lo vũ khí, đạn dược... (Red Shirts: Weapons Handlers).
                  Mọi người trên tàu cộng tác với nhau thân tình & ăn ý, sít sao, chặt chẽ, tinh tường. Vì trên sàn bay rất ồn ào, dù có phóng mười mấy cái loa mà gào lên rõ to, nhưng ai ai cũng điếc chả ai thèm nghe; nên họ phải dùng cử chỉ lưu loát, nhanh nhẹn & dứt khoát, nhịp nhàng (ra hiệu bằng tay như ngôn ngữ người câm) để giao tiếp với nhau, mà điều khiển phi cơ: cho phi cơ di chuyển lên phía trước, hoặc lái qua trái, qua phải... Cơ trưởng đứng bên cánh trái của phi cơ, ra hiệu cho phi công quay máy, viên phi công đã liên lạc với đài kiểm soát, anh ta hai tay ôm cần lái, cần ga... đã gật đầu ra hiệu sẵn sàng di chuyển, sẵn sàng cất cánh tại giàn phóng, thì nhân viên quan sát toàn bộ đường băng vẫy mạnh tay ra hiệu GO cho phi cơ cất cánh trơn tru.
                  * Đây gọi là Trung-tâm điều khiển Bay (Primary Flight Control), là đầu não của các bộ phận quan trọng, liên kết với nhau trên Hàng Không Mẫu Hạm, (nằm trên tầng cao của tháp chỉ huy). Luôn luôn có hệ thống tin tức cập nhật, chính xác từng phút thích hợp (integrated Ship information System) ở trên tháp chỉ huy; gọi tắt: ISIS. Nó liệt kê chính xác số lượng phi cơ đã rời tàu, đang hiện hữu & cập nhật các phi vụ, cùng mỗi phi công đang thực hành phi vụ.
                  * Trung tâm Kiểm Soát Không Lưu trên tàu: CATCC (Carrier Air Traffic Control Center) nằm ở dưới đường băng. Nếu thời tiết xấu, tầm nhìn bị hạn chế, thì họ phải dùng radar theo dõi máy bay & dùng đến CATCC giúp phi công quay phi cơ trở lại sàn tàu chính xác & bảo đảm an toàn.
                  Khi chuẩn bị mọi việc xong, sĩ quan phụ trách giàn phóng gọi là Shooter (xạ thủ) ra lệnh cho phi công chuyển qua chỗ cất cánh ở khu vực mũi tàu. Nơi đây có nhiều luồng khí đẩy mạnh hơn, việc phóng máy bay trên tàu quan trọng chính là: sử dụng hơi nước. Cỗ máy nầy sẽ kéo máy bay chạy dọc theo đường băng, cho đến khi nào phi cơ bay vọt lên không trung.
                  Giàn phóng dài 300 feet, gồm piston cylinder nằm song song ngay ở mặt bon tàu, nối kết phi cơ với piston, được đặt trong một cái rãnh chạy dọc theo đường băng; Từ cách hướng dẫn, vận hành, thiết bị… được nối vô mũi của càng đáp trước và nối vô giàn phóng. Thanh định vị giữ phi cơ đúng, thì giàn phóng hơi nước có áp suất cao, và điều chỉnh sẽ chính xác. (Tùy theo trọng lượng của chiếc phi cơ ấy). Nếu áp suất thấp, thì Module (còn gọi là bubble “bong bóng”) được lắp vô đường băng, phải kiểm soát lại việc phóng phi cơ ra sao. Ngược lại, nếu áp suất quá lớn, phi cơ sẽ bị gãy cái càng đáp. Thật là một việc quá "nhạy cảm" phức tạp, rắc rối, khó khăn, nhiêu khê trăm bề.
                  Trước khi cất cánh, ở phía sau tàu mở lên, thanh giằng (gần bánh xe ở trên phi cơ) là các bộ máy hơi nước liền mở ra, để chuẩn bị phóng phi cơ bay đi. Viên phi công thấy hai hình chữ nhật trước mặt ghi: FLY = GO & FRI-FLY = NO go. Phi công giơ tay chào lần cuối, rồi nhấn nút EJECT – lập tức cái thanh định vị được nhân viên điều hành ở bon tàu tháo ra, áp suất hơi nước di chuyển về phía giàn phóng. Chính lúc ấy viên phi công bị đẩy nhanh lướt vun vút theo phi cơ vùn vụt bay đi quá mau!
                  Mà điểm đặc biệt nhất là trên bon tàu đã chứa khoảng trăm người di chuyển đang làm việc, nếu không cẩn thận lúc di chuyển, có thể gây ra thảm hoạ. Mục đích của tàu HKMH là cho phóng phi cơ đi, và cho phi cơ về đáp. Tàu đựng khá nhiều phi cơ tối tân, có sàn bay rắn chắc (phi đạo) rộng rãi, sạch sẽ, bằng phẳng, đường băng song song với trục dài của sàn tàu, đường băng thoải mái chìa ra phía trước sàn tàu. Tuy kích cở đường băng ngắn, nhưng vừa đủ kích thước an toàn vững chắc, đầy uy lực để viên phi công tự tin cho phi cơ khi cất cánh ngược chiều gió, tạo sức đẩy tăng vọt lên nhanh, & khi chạy về phía đằng trước mũi tàu với tốc độ 35knot (65km/h). Anh lấy làm lạ và vẫn ngạc nhiên một điều là: dù vận tốc rất nhanh của chiếc phi cơ vun vút lướt bon bon trên mặt băng như vậy, thì sức mạnh & sức gió thần tốc của phi cơ lướt nhanh đang vun vút chạy theo đà, thế mà những nhân viên đứng trên bon tàu trống trải kia không bị cuốn hút theo chiếc tàu bay, là sao nhỉ?
                  Trong khi anh đứng trên phía ngoài buồng lái chăm chú quan sát và học tập, hoặc thực hành, anh thấy những tốp sĩ quan điều không mặc áo màu vàng, màu đỏ, màu xanh… áo có pha dính chất lân tinh lấp lánh sáng chói, (áo lóng lánh để dễ nhìn thấy khi làm việc về đêm). Họ là những người lo kỹ thuật cơ hữu, thay động cơ, khung phòng, sửa chữa, có trình độ hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật cao và rất giỏi, họ có đầy đủ kinh nghiệm dày công tu luyện, họ nhanh nhẹn tinh tường, làm việc nhịp nhàng ăn khớp với nhau (perfect teamwork). Họ làm tiền phi cho phi cơ sắp cất cánh, & kiểm soát hậu phi, khi phi cơ vất vả trở về.
                  Khi "Tàu về"... Một người cơ trưởng đứng dưới đất nhanh nhẹn dùng hai cánh tay ra dấu hiệu, lanh lẹ hướng dẫn phi công lái phi cơ vô taxiway. Một người nữa đứng chờ đợi, tay cầm hai cục gỗ to, khi phi cơ ngừng hẳn lại, thì ông ta sẵn sàng chêm cục gỗ ấy vô bánh xe của phi cơ cho an toàn, rồi sau đó mới tính cho phi cơ "vô nhà nghỉ ngơi". Ngoài việc lo bảo trì định kỳ, khung phòng, cơ trưởng còn sửa chữa động cơ, thủy điều, điện, vân vân… Đôi lúc ở bên trái phi cơ, anh thấy một tài xế lái chiếc xe hơi, có móc cái rờ mọt đựng hành lý. Khi phi cơ ngừng hẳn lại, cánh cửa từ khoang tàu bay mở ra, phi hành đoàn trong phi cơ bắt đầu bước xuống cầu thang.
                  Đợt 27.- Khi hạ cánh
                  Ba khối dây cáp to, (mỗi khối dây cáp có nhóm pulicap nối với các đường ống thủy lực có piston ở bên trong) có đường kính 2 inches giăng ngang đường băng 15 feet, khối dây cáp chặn nầy nối liền đến hệ thống thủy lực. Khi hạ cánh đuôi phi cơ phải móc vô được một thanh kim loại dài 7 feet với sợi dây cáp, gọi là móc đuôi (tail-hook). Cái móc đuôi khi đã móc được vô khối dây cáp rồi, các sợi dây cáp sẽ giữ phi cơ có tốc độ 150 dặm/h hoàn toàn ngừng lại, êm ru.
                  Trước tiên, khoá sinh nhìn hệ thống đèn hạ cánh optical landing system (OLS), cho hoa tiêu biết độ chúi (glidepath) của cận tiến vòng chót (final approach) trên hàng không mẫu hạm để hạ cánh. Anh bấm nút cho cái móc đuôi tailhook (performance characteristics of the aircraft), ở dưới bánh xe sau đuôi phi cơ hạ xuống và thò ra. Trên sàn tàu chạy song song dọc hai đường băng dài (tạm gọi là phi đạo) sơn màu vàng, có ba sợi dây cáp cũng sơn màu vàng giăng ngang bon tàu. Khi mấy bánh xe trước của phi cơ vừa chạm xuống sàn tàu, cái móc đuôi có hình dạng như cây "inox" dài, đầu cây móc hàn dính vô đáy gầm đuôi dưới bánh xe phi cơ, còn đầu kia là cái móc inox hình chữ C tự động móc vô mấy sợi dây đã giăng ngang nơi các ụ cáp. Ba sợi dây móc nầy tinh vi, dẽo dai, bền chắc và ngoạn mục ấy, có bổn phận và uy lực dùng để “cản, kéo" phi cơ dừng lại đúng lúc, và chính xác trên bon tàu. Nghĩa là thứ dây nhợ nầy dường như có một phép mầu nhiệm: sẽ “rị tàu bay” đứng lại như ông thần. Trường hợp dây móc bị hụt, cả ba dây cáp tréo cẵng ngỗng, phi cơ không thể ngừng trên sàn tàu, bắt buộc phi công phải cho phi cơ cất cánh bay trở lên trời.
                  Con tàu HKMH luôn luôn di động, bồng bềnh, chồng chành, chao đảo trôi nổi lay động, rung rinh thường xuyên trên mặt biển, không lúc nào đứng yên, thật vất vả vô cùng khi phi công lái máy bay đáp xuống con tàu với tốc độ 150 dặm/h. Tuy rằng trên đường băng 800 feet có sợi dây cáp giăng ngang, vẫn khiến anh phi công dày kinh nghiệm và lão luyện có chút vất vả lo âu nhọc nhằn. Làm sao không!
                  Viên phi công bay trên trời rồi đáp xuống con tàu đã vậy, anh áo trắng LOS ở dưới đất liên lạc với phi công qua radio, phải đứng ở đuôi tàu, anh ta dùng gậy đèn (lighted wands), để điều khiển phi cơ hạ cánh trên mẫu hạm, anh lo điều khiển ra tín hiệu hạ cánh LSO (Landing Sirnal Officer). Anh ta cũng khá căng thẳng đầu óc và không kém lo lắng mệt mỏi tột cùng như anh lái tàu bay!
                  * Những ánh đèn màu di chuyển chớp tắt được gọi là Meatball , gồm 12 màu xanh, 9 màu vàng, 12 màu đỏ:
                  * Tín hiệu đèn đỏ: tránh phi công va chạm khi đáp, phi cơ phải giữ góc tiếp xúc với đường băng khoảng 15 đến 18 giây.
                  * Tín hiệu đèn xanh: Phi cơ tiếp xúc với đường băng 3,5/o.
                  * Tín hiệu đèn vàng: chớp chớp theo dõi phi cơ lên xuống, hoặc phi cơ bị chệch ra khỏi các góc, không đúng với đường băng.
                  * LSO tín hiệu màu đỏ: Give Up là cho biết phi cơ bay quá cao, hoặc quá thấp.
                  Đợt 28.- Học
                  - Khóa sinh tập dượt đáp phi cơ theo kính chiếu trên đất liền MFCLP (Mirror Field Carrier Landing Practice) - nhiều đợt tập dượt trên đất liền, trên loại tàu chiến hạm như một căn cứ Không-quân ở biển.
                  - Học an ninh phi hành áp dụng trên tàu (carrier safety), trắc nghiệm lý thuyết về vòng đáp trên tàu.
                  - Học các bộ phận trợ phi (flight support) trên Hàng Không Mẫu Hạm: hệ thống kính chiếu trên tàu (operation of the mirror landing system).
                  - Học các cơ chế, tốc độ, sử dụng chân đáp, cánh phụ, móc đuôi tailhook (performance characteristics of the aircraft).
                  - Học loại phi cơ A là attack aircraft yểm trợ không địa.
                  - Học lúc máy bay cất cánh từ Hàng Không Mẫu Hạm.
                  - Học phi cơ Skyraider có speed brakes ở hai bên hông, một dive brake ở dưới bụng, một tail hook ở sau đuôi, dùng để đáp Hàng Không Mẫu Hạm. Trong chương trình nầy, khoá sinh học bơi thêm và bơi thành thạo với Hải-quân: (lại bơi ếch, bơi ngửa, bơi sấp, bơi tự do, v.v…).
                  - Học cách rời tàu. Học cách thoát ra khỏi lòng máy bay khi lâm nguy.
                  - Học Abandon Ship Drill (bỏ tàu khi bị chìm), ấy là học để biết hành xử làm sao, khi phi cơ bị lật… được thầy chu đáo ân cần dạy rất kỹ lưỡng.
                  - Học báo cáo lấy cao độ và xuống cao độ vào vòng đáp (climbing and letdown).
                  - Học đáp khẩn cấp (giả máy tắt) từ cao độ cao (simulated high altitude emergency), vòng đáp ở các sân bay phụ (outlying fields) & đáp hạ cánh phụ (full flap landing) sao cho an toàn.
                  ***
                  Đợt 29.- Hành
                  Huấn luyện viên cho từng tốp khóa sinh thực hành, và biểu diễn trước nhiều lần cho nhuần nhuyễn. Khoá sinh leo lên cockpit (buồng lái giả), được cài đặt trên một đường rây, đặt trên chiều cao của hồ bơi, từ cockpit cách mặt nước khoảng chừng 10 mét, nghĩa là cao bằng bon tàu nhìn xuống mặt biển ra sao, thì cockpit cũng giống như vậy. Cockpit có ghế ngồi, có dây an toàn, có panel cản lại. Nói chung là: có đầy đủ mọi thứ cần thiết, để bảo vệ an toàn cho khoá sinh thực tập. Cockpit giống hệt như một buồng lái phi cơ thứ thiệt.
                  *.- Sau đó học cất cánh và xử dụng. Lúc mở máy là một vấn đề khó khăn phức tạp không ít, nếu khoá sinh thò tay nhấn primer lâu quá, thì carburetor bị flooded (ngộp). Nếu ít (nhanh, mau) quá, là bị bắt lửa sớm (backfire). Lúc nào ông cơ trưởng cũng theo dõi từng động tác của phi công, ông ta tinh ý biết ngay là có vấn đề trục trặc, ông vội vã leo lên "phi cơ", coi butterfly valve có bị bung ra không, xăng có rò rỉ ở đâu không, & có bị sút dây hoặc cháy gì không.
                  * Lúc cất cánh, anh phải bình tĩnh nhanh nhẹn vận dụng hết sức lực, mắt lướt nhìn tổng quát tất cả đồng hồ phi kế, tai lắng nghe hiệu lệnh, tay ôm cần lái, cần ga... giữ phi cơ chạy thẳng trên một đường gạch màu vàng dài, chạy suốt theo đường băng đã vạch sẵn trên sàn tàu, khi thấy sau đuôi phi cơ xịt ống lửa quyện khói ngùn ngụt phụt ra, ấy là lúc chân mặt của anh kềm bánh lái thật mạnh, "gồng mình" cho bánh đuôi hỏng lên, nhanh chóng làm sao cho bánh đuôi hỏng lên, mới dễ giữ phi cơ chạy thẳng được.
                  * Đáp, phải giữ đúng three-point attitude để luôn chạm bánh ba điểm. Chạm bánh rồi, ôm cần lái vào bụng, hai chân luôn làm việc, giữ phi cơ chạy thẳng, chân trái đạp mạnh hơn.
                  Đợt 30 .-
                  Trong Không-Lực Việt Nam (VNAF) từ năm 1963 đến 1965, chỉ có 74 người đặc biệt tuyển chọn, để đi học US Naval Aviator (Phi-công Hải-quân. Đeo cánh Vàng) Còn bên USAF hay VNAF, chỉ đeo cánh Bạc. Thế nên, các phi công do US Navy đào tạo, đều đòi hỏi kỷ năng và tài nghệ khá cao. Sau khi kiểm soát kỹ càng, các học viên mang dù, được gài chặt vào ghế rồi. Huấn luyện viên hỏi:
                  - Ready?
                  Khoá sinh tự tin đưa ngón tay cái “thumb up”. Ông thầy gật đầu kéo cái chốt. Thế là hai buồng lái giả nầy tuột băng băng bon bon xuống “dốc rây” dựng đứng cao tít trên không trung, rơi tõm rất nhanh xuống nước. Sau đó buồng lái lật ngược, chổng mông lên. Học viên “tá hoả tam tinh” như bị trời giáng cho một cú búa tạ vào đỉnh đầu. Nguy hiểm thật.
                  Một lần khác, khoá sinh học cách thoát ra khỏi máy bay khi đáp xuống biển, có một phi cơ bị lật ngửa. Viên khoá sinh bị dây đai nịt an toàn cột chặt vào ghế. Nhưng ông huấn luyện viên biết cách điều khiển sự nguy hiểm ấy trong nháy mắt. Nhân đó thầy tập họp khoá sinh lại, thực hành về điều “mắt thấy tai nghe miệng đọc” liền.
                  Đợt 31.-
                  Điều đầu tiên là: khoá sinh bình tĩnh ngồi yên, chứ mình càng loay hoay vì nóng ruột, hồi hộp, nôn nóng, lo âu bao nhiêu, càng dễ phạm sai lầm khi nhìn mọi việc xảy ra chung quanh. Tiếp theo sau đó, anh mới thao tác từng việc một, anh phải đếm thầm: “One thousand one, one thousand two… one thousand five”... , rồi nhanh nhẹn tháo gỡ dây an toàn bụng và vai. Mặc nước bọt xoáy tùm lum. Khoá sinh tháo dây an toàn, dây radio, ngồi chồm hỗm lên ghế mà đạp rất mạnh. Thoát ra bên hông, anh nhanh chóng bơi ngay ra xa, để tránh chiếc phi cơ tạo ra lực kéo, lôi mình tụt vùn vụt xuống nước sâu hơn.
                  Nhớ hồi xưa khi ba có chiếc xe hơi. Mặc dù xe hơi có chú tài xế Bảy chăm sóc, nhưng tính anh khi lái xe đi đâu, là anh đi một vòng quanh xe kiểm soát kỹ, trước khi leo lên xe ngồi lái. Ở trường bay cũng thế! Trước khi điều hành phi cơ, tự mình phải cẩn thận đi xem xét mọi thứ, việc nầy gọi là Pre-Flight check.
                  Bên Không-quân cũng thế! Khoá sinh đi một vòng kiểm soát từng bánh xe, từng chong chóng, xem xét hết mọi ngỏ ngách phi cơ cẩn thận. Xem có rịn rỉ dầu nhớt ở đâu không. Vì khi mình mở công tắc lên rồi, chỉ cần chậm năm giây. Là nó “nổ cái đùng”, toi mạng như chơi. Thậm chí anh còn cẩn trọng mở bình xăng ra, coi màu xăng ra sao nữa: Vì em có biết không, mỗi loại máy bay, có một màu xăng rất khác nhau, khác hẳn, riêng biệt, chắc chắn khoá sinh cần phải học thuộc lòng:
                  - Xăng màu tím: để dùng dành tiêng cho phi cơ phản lực.
                  - Xăng màu xanh lá cây: để dùng cho phi cơ cánh quạt một động cơ.
                  - Xăng màu vàng: để dùng cho phi cơ cánh quạt nhiều động cơ.
                  Ấy thế mà, có lần anh thoát chết đó em à. Hôm ấy, chả hiểu sao, thay vì nhân viên có trách nhiệm điều hành đổ xăng máy bay cho loại cánh quạt. Nhưng họ lại lầm lẫn đổ loại xăng máy bay phản lực vào phi cơ anh sẽ lái. Khi mở nắp bình xăng ra xem, anh thấy xăng khác màu quy định. Anh mất hồn mất vía, lập tức anh vội chạy rất nhanh lên phòng điều hành, yêu cầu họ kiểm soát mấy chiếc phi cơ ấy lại. Anh không nhận chiếc máy bay nầy. Họ và anh lật đật chạy xuống chiếc phi cơ sai lầm kia. Đúng y bon vì sự bất cẩn trọng đại đó! Tốp lính bảo trì có lẽ không biết về việc lẫn lộn xăng nhớt. Có lẽ họ quên, hay họ chả để ý, không rõ. Nên thay vì họ cho chiếc xe bơm xăng chạy vào khu máy bay phản lực, (cách đó vài chục mét). Họ lại lầm lẫn chạy xe quẹo vào khu vực đậu máy bay cánh quạt. Hú hồn hú vía em nhỉ! Tối hôm đó anh bỏ ăn mất ngủ, lật đật về phòng trùm mền mà lạnh toát người run lập cập ... trước tiên anh nghĩ đến ba má, anh chị, nghĩ đến em gái út Hồng Hạnh, anh chồm dậy viết và gởi em lá thư tâm tình, mặt vẫn xanh như tàu lá chuối.
                  * Đợt 32.- Lần Đầu Tiên
                  Anh đứng trên bề cao của trường tập, cao khoảng hai mươi mét, chiều cao tương tự như trên bon tàu của Hàng Không Mẫu Hạm nhìn xuống mặt biển, anh bình tĩnh xếp hai cánh tay tréo qua hai bên vai, sẵn sàng trong tư thế chuẩn bị. Khi thầy hô “nhảy”, anh nhắm mắt, toàn thân nhảy thẳng đứng xuống nước cái ùm. Vì sao thân thể lại cứng đơ thẳng đứng (như thân cây chuối từ trên cao tít bị dộng xuống biển)!? Vì nếu anh đang đứng ở trên độ cao ngất kia, mà anh giăng ngang hai cánh tay ra, cũng như giăng xoạc hai chân ra, khi thân thể mình va đập mạnh vô nước, với tốc độ quá cao, nhanh kinh hoàng đó, mình có thể bị gãy tay, gãy chân như thường. Em có hiểu không?
                  Như đã nói ở trên: Bên Không-quân có đường phi đạo dài độ 3 miles, để phi cơ đáp xuống. Còn bên Hải-quân, chỉ có cái bon tàu Hàng-không Mẫu-hạm luôn bập bùng, lênh đênh, bềnh bồng, chiều dài chừng 200’ Yellow Zone hay Landing Zone, thì trên Hàng-không Mẫu-hạm, chỉ dài độ 30mét thôi. Cách nhau độ 10mét, có một dây cáp. Nếu máy bay đáp trong phạm vi nầy, dây cáp sẽ tự động bật lên. Và cái hook đằng sau đuôi máy bay, sẽ bấm vào kéo máy bay lại, để phi-cơ đáp xuống. Lúc anh thực tập đằng sau mỗi chiếc máy bay của US Navy, đều có gắn cái Hook, (tức là cái móc). Khi nào, phi cơ chạm xuống bon tàu, sợi dây cáp tự động bật lên, để “níu” chiếc phi cơ lại. Nếu anh đáp vượt ra ngoài dây cáp thứ nhất, còn hai sợi nữa. Chung qui, có tất cả độ 90 foots (độ chừng 30 mét) để phi cơ đáp xuống.
                  Nếu lọt ra ngoài, một là: Anh phải tống ga cất cánh bay vút lên trở lại. Hai là: Lùi vào Safety Barrier ở cuối bãi đáp, nơi đây có tấm lưới nylon đặc biệt, mới có thể níu kéo chiếc máy bay đứng lại, (bất cứ loại máy bay gì). Rồi tấm lưới ấy đành phải phế thải nó đi. Dù một tấm lưới chi phí ít nhất là một trăm ngàn dollars! Mỹ giàu kinh khủng chưa em? Thứ ba là mình và phi cơ lao xuống biển, đi mút mùa lệ thuỷ thăm hà bá chơi. Ha ha ha!!!
                  Cất cánh cũng vậy, nếu ở dưới đất, có thể chạy theo chiều dài của phi đạo. Lúc nào đủ tốc độ, tự động chiếc máy bay sẽ bay bổng lên. Anh chỉ cần kéo nhẹ cần lái, là OK. Còn bên US Navy không được. Mỗi khi muốn cất cánh, thì cái Canopy (cái mũi bằng Plexiglass, một loại nhựa trong) phải để chiếc máy bay đậu ở trên hai cái bệ phóng. Hai bánh xe của phi cơ gắn lên đó (là cái Catapult). Bậc phóng rất mạnh. Có thể đủ sức đẩy những chiếc phi cơ nặng cả chục tấn.
                  Anh ngồi an toàn ở trong buồng lái. Lúc thấy người đều khiển ra hiệu lệnh. Anh tống ga hết sức, chân đạp hết thắng, - đồng thời tống hết ga. - Phi cơ gầm thét. Như muốn vọt tới, mà bị dùng dằng níu giữ kềm lại. Lúc nầy anh rất căng thẳng về tinh thần (mấy lần đầu nó giật hai bên thái dương anh tưng tưng), và thể chất tăng cao độ. Khi có dấu hiệu xuất phát, máy thủy điều dưới bon tàu, sẽ phóng chiếc máy bay đi. Tốc độ kinh hoàng nhất. Nghĩa là, phi cơ chỉ cần rời bệ phóng vài giây, là đã đủ tốc độ để bay rồi. Thật ra, anh đi vào chi tiết mong cho chuẩn xác, chứ ngay cả ai được huấn luyện bên Không-quân (USAF) cho dù là phi công, chưa chắc họ đã nhớ hết những chi tiết, những thứ lặt vặt mà anh kể em nghe đâu.
                  Anh ngừng bút nhe. Nhớ cho anh kính lời thăm ba má và đại gia đình, mong họ giữ gìn sức khoẻ, và em phải ngoan ngoãn hiền lành thùy mị, học giỏi nữa ha.
                  Anh trai,
                  Thiệu
                  ***
                  Tình Hoài Hương
                  Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
                  Trân trọng
                  Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-08-2019, 10:37 PM.
                  Bút trần nào tả được lưu luyến!
                  Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                  Tình Hoài Hương

                  Comment


                  • #24
                    Những Cánh Cửa "Vũ Môn"

                    Huấn Luyện Phi Hành
                    Phần Thứ Nhì
                    Chương 19


                    Những Cánh Cửa "Vũ Môn"
                    Tình Hoài Hương
                    ***



                    Đợt 33.-
                    Tóm lại, Phi Hành cùng bạn hữu đã tới các trường, các lớp, những nơi cần thiết học tập và thực hành hầu như đầy đủ các bộ môn:
                    - Trường Sinh Ngữ Quân Đội Không-quân Hoa (General & Specialized) tại căn cứ Không-quân Lackland, San Antonio, Texas.
                    - Trường quân sự Hải quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida.
                    - Trường huấn luyện phi cụ IPIS tại Randolph AFB, Texas.
                    - Trường dạy Khu-trục tại Hurlburt Field ở Florida.
                    - Trường bay Hải quân Hoa Kỳ Corpus Christi, Texas.
                    - Trường Hải quân Hoa Kỳ, học về cao đẳng phi hành (Advanced Taining) căn bản trên phi cơ T-34B, & phi cơ T – 28 B / C ; có chong chóng ba cánh, và phi cơ A D-6 Skyraider VT-30, Corpus Christi, Texas. * tại trường Saufley Field và Whiting Field (Pensacola, FlA).
                    - Học lớp UPT (I-28 Air Force) trên phi cơ T – 28 A Trojan – Keesler AFB, MS tại Randolph (Texas). V.v…

                    Trong cánh cửa "vũ môn" ấy, Hành thích học và thực tập nhứt là loại phi cơ C 130, vì nó bệ vệ an toàn, do có hệ thống động cơ, thủy điều, điện… Những thứ đó có thể thay thế, khi một trong những bộ phận nào đó có chút trục trặc. C 130 thật kỳ diệu, đặc biệt có thể gắp bốn động cơ; chứa được 28,000 gallons xăng JP4 trong cánh, hai bình xăng phụ Pylon Tank.

                    Đợt 34.-
                    Việc đầu tiên, người chịu trách nhiệm máy móc leo lên nóc check hệ thống cánh quạt lớn, lên ‘tail skid’ check cánh quạt đuôi, rồi anh cơ phi (cơ khí viên phi hành) kiểm soát lại dầu máy, dầu hộp số, coi nó có ở ngay cái vạch an toàn không, anh cẩn thận chu đáo coi hết từ trên xuống dưới, hai bên thân tàu, vân vân... Xong xuôi, anh ra dấu hiệu an toàn 100% - để phi công sẵn sàng chuẩn bị đi "quay cuồng với máy bay" trên không trung bao la. Hành đến bàn sĩ quan trực lập phi trình, điền sổ phi vụ lệnh, ghi nhận toạ độ, coi toạ độ, sau đó anh leo lên phi cơ ngồi gọn gàng trên ghế trái trên phi cơ làm "hoa tiêu chính". Gài dây an toàn, Hành để quyển check list trên đùi xong, anh đội mũ, đeo ống nghe để liên lạc với đài kiểm báo và nhân viên dưới đất. Một tay anh vói lên đầu cần kiểm soát các cầu chì bên hộp trái, và bên phải. Rồi Hành tìm nút overhead panel, để khởi động GTC; kiểm soát 32 cái đồng hồ trước mặt giữa vị trí của phi công chính và phi cơ phụ. Lúc trước thầy làm tới đâu, Hành phải ghi nhớ và học thuộc lòng các động tác. Hôm nay Hành cũng làm y chang như thầy.

                    Đợt 35.-
                    Những lần sau Hành tập bay solo với bốn chiếc khác, tập bay hợp đoàn (Formation Flight). Hành bay qua Tampa (FLA) vài ba lần. Vì nhà ông thầy ở vùng đó. Theo chương trình suốt thời gian bay, thỉnh thoảng Hành được đi bay không hành nhiều lần. Nghĩa là đến cuối tuần vào chiều Thứ Sáu, Hành lên phòng khí tượng làm Flight Plan (bản đồ bay). Mình có quyền chọn địa điểm nào mình ưa thích, để bay đến đó. Hành báo cho thầy biết nơi mình sẽ đến. Ông thầy chỉ có việc bỏ vào túi xách phi hành (Flight Bag) mấy bộ quần áo. Ông thầy điềm đạm và ung dung lên sân bay chờ Hành. Hành thường chọn bay đến Oklahoma, vì nơi đó có gia đình bà chị đang sinh sống. Sáng thứ Bảy, Hành gọi phone báo cho chị biết tin. Anh chị sẽ lái xe chạy lên phi trường đón em về nhà họ, Hành ở chơi trọn kỳ week-end. Chiều Chủ Nhật, anh chị đưa em trở lại phi trường, Hành sẽ cùng ông thầy bay trở về trường học.

                    Bình thường đi bay, ban ngày trời trong xanh gió nhẹ… thật là lý tưởng cho người phi công bay bằng mắt thường, nghĩa là mình dễ điều khiển con tàu, dựa theo cảnh vật bên ngoài mình trông thấy dường như quen thuộc, dễ dàng nhận xét mình đang ở nơi nào hơn, và theo giác quan mình cảm nhận rõ ràng từng vị trí. Ví như nhờ ta nhìn thấy đường chân trời, nên biết mình đang cho phi cơ bay chúi xuống; hay ngóc đầu lên, máy bay đang nghiêng, hay bình phi, v.v… Đó là bay theo mắt trần của mình, nên còn gọi là Visual Flight. Dĩ nhiên cũng có nhiều khi máy bay lướt nhẹ qua những đám mây mỏng lưa thưa, lúc đó làm cho Hành thêm vui tươi hứng khởi, mình có cảm giác lâng lâng, bềnh bồng, lả lướt, khoái cảm nên thơ, thú vị biết chừng nào; đâu cần mộng mơ lãng mạn, mà tưởng như mình đang len lỏi, đùa vui, nắm vuốt dãi áo lụa trắng ngà, mềm mại của các nàng tiên nữ duyên dáng xinh như mộng đang uyển chuyển, phất phơ trong điệu vũ khúc nghê thường trên chốn bồng lai tiên cảnh… đào nguyên! ái dà dá da... thiệt là thích ơi là thích.

                    Còn về đêm trời đẹp, nhờ có ánh đèn xa xa của thành phố nầy, thành phố nọ mà mình đã thăm viếng hoặc bay qua vài lần, nhờ vậy mình có thể định vị của máy bay được. Dù có… gay go hơn ban ngày! Ngược lại, bay phi cụ (Instrument Flight) là phi công chỉ bay theo, và căn cứ vào những cái phi kế thôi! Tất nhiên họ phải tin tưởng tuyệt đối vào những cái đồng hồ đỏ quoạch nầy, để uyển chuyển linh động, nhịp nhàng mà điều khiển máy bay, cốt yếu là mình giữ phi cơ bay thăng bằng, lên xuống, hay nghiêng, quẹo, ... đều dựa theo mấy cái đồng hồ! Nó cũng tương tợ như là... "phù chú linh thiêng của vị thần hộ mệnh" ấy mà!
                    Mấy tay "lão luyện" nầy khá giỏi, có nhiều năm trong nghề bay, có nhiều kinh nghiệm, thì tay lái "vững vàng tuyệt chiêu" lắm rồi! Hành nghe nói mấy tay bay phi cụ là họ có card trắng hay xám gì đó. Khi phi trường bị đóng cửa vì thời tiết xấu, hạn chế nhiều loại máy bay, những tay được mang card loại nầy họ chỉ cần thông báo với đài kiểm soát card của mình màu gì… số mấy... là họ được quyền cất cánh ngay. Mấy tay “săn bão” chắc cũng thuộc hàng “sư tổ, đại sư phụ” của mấy “ngài phi cụ” nghen!

                    Còn Hành, bay đêm nay coi như Visual Flight thôi, vì thời tiết khá trong lành. Tốt nhứt là bay lúc trời sáng sủa là an toàn hơn. Có tầm nhìn cao (Visibility), dù trong lúc bay Hành liếc nhìn vào phi cụ, nhưng không phải chỉ chăm chú bay theo phi cụ không thôi! Do trong tâm trí anh cứ mãi thắc mắc định hỏi thầy, hay tìm tòi học hỏi nơi sách vở, nơi bạn bè, nhưng rồi anh cứ quên hoài quên huỹ, cứ lu bu chuyện nọ chuyện kia, nên Hành không nhớ hỏi thầy, hoặc nhờ các niên trưởng chỉ giáo thêm về sự thắc mắc, mà anh chưa khi nào dám thực hành, chuyện như vầy: Tất cả các loại phi cơ khi bay trên không trung bao la, các huấn luyện viên kỳ cựu đều có thể bay lên, bay xuống, bay thẳng tới trước, quẹo gắt, lật ngửa, thậm chí máy bay úp sấp, hay chổng ngược đuôi lên trời dễ dàng, rồi vèo một cái vút bay thẳng đứng lên trời cao. Mọi việc họ đều thao tác tuyệt vời. Thế nhưng Hành không thể biết: các loại phi cơ ấy có thể bay thụt lùi như mình “de xe lại” được không nhỉ?

                    Đợt 36.-
                    Sau bao tháng ngày trầy trật bận rộn, nhọc nhằn lo "học và hành", nay Hành bay gần như thành thạo. Bây giờ nhớ lại, cảm giác lâng lâng trong hạnh phúc nhẹ nhàng êm ái của thuở ấy dường như hãy còn nguyên vẹn. Khoá sinh được biết năm vừa rồi có một sinh viên Việt Nam bay đêm như thế, khi sắp về đến sân bay bỗng nhiên phi cơ của anh ta bị lật ngửa. Phi cơ lao xuống khu rừng bên cạnh. Anh ta bị vertigo! (tạm coi như choáng váng, không nhận biết vị thế thật sự của máy bay như thế nào, mà anh chỉ tin vào cái “ảo giác sai lầm” - lúc đó như: về độ cao, sự thăng bằng…). Nhân khi nói đến vertigo, một hiện tượng có thể xảy đến với bất kỳ một phi công nào khi bay… lỡ bị lọt vào trong mây do thời tiết xấu, hay trong đêm tối mịt mùng không một ánh trăng sao! Thì… chao ơi, có lẽ hầu hết ai ai cũng cảm thấy lo lắng như mình. Thật khổ hết biết!

                    Khi đã nhuần nhuyễn, thành thạo, và thành công, nghĩa là có trường dạy đưa tặng Hành cái "bằng cấp bay bổng" hẳn hoi, thì sinh viên sĩ quan Không-quân chờ đợi... lúc nào có đủ ba người, họ mới tổ chức lễ phát bằng & có buổi tiệc linh đình. Họ tiễn khoá sinh sĩ quan Không-quân trở về bên US Air Force, để... một lần nữa cần phải học bay bổ túc thêm:
                    - Hệ thống đèn hạ cánh optical landing system (OLS) meatball.
                    - Học độ chúi (glidepath) của cận tiến vòng chót (final approach) trên Hàng Không Mẫu Hạm.
                    - Học Landing Signal Officer (LSO).
                    - Học sử dụng cờ màu (colored flags), ván (cloth paddles) và gậy đèn (lighted wands)
                    - Học điều khiển phi cơ hạ cánh trên Mẫu Hạm.
                    - Flight Deck Officer (FDO).
                    Vì nguyên nhân sau: Chương trình bay với US Navy đã được đặt ra, do từ ông Nguyễn Cao Kỳ đề xướng, khi ông lên làm Phó Tổng Thống, ông nói:
                    - Nếu Mỹ sợ dư luận trong nước, và quốc tế, về việc các phi công Mỹ đang ở Việt Nam bị bắn rơi, bị bắt làm tù binh ngoài miền Bắc nước Việt Nam. Hãy xin cho phi công Việt Nam đi bay thay thế. Họ sẽ được huấn luyện bởi US Navy. Họ sẽ được cất cánh từ Hàng-không Mẫu-hạm ở ngoài khơi biển Đông. Họ sẽ tiến vào bờ, (nơi vùng đất liền nào đó), để đánh phá các mục tiêu của địch đã định. Sau đó, họ sẽ tự động bay thoát đi, bằng cách là phi cơ ấy quay trở lại với con tàu Mẹ. Tôi tin chắc họ sẽ thành công.

                    Hồi đầu Mỹ chịu, nhưng ở miền Nam Việt Nam phải tuyển toàn những người có trình độ Anh-văn cao. Có thể hình tốt, nhứt là những người hoàn toàn tự nguyện mới được. Vì thế, Hành và một số ít bạn được gởi đi học thêm ở US Navy. (Rồi không hiểu vì sao... một thời gian lâu lắm, lúc về sau nầy, lại có lệnh “ngưng” chương trình US Navy ấy. Kể ra, từ năm 1964 cho đến 1967, có tất cả 74 người đi học ở trường Võ Bị Hải-quân Không-Hành, thi đậu chỉ có 40 người, trong đó có Lữ Phi Hành) * Có thể do chi phí "quá tải" nặng kinh khủng khi muốn đào tạo một phi công US Navy, nên họ lo việc "chi tiền" không xuể, chịu không nỗi chăng? Vì thời gian huấn luyện những phi công US NAVY nầy khá dài, tốn kém đủ mọi thứ gần gấp rưỡi gấp hai khi học bên US Air Force. Muốn huấn luyện thành thục một phi công bên Không-quân, kể cả thời gian học Anh-văn ở Lackland AFB, cho đến khi ra trường thường chỉ cần mười tám tháng * Còn muốn đào tạo một phi công US Navy phải mất ít nhứt hai năm.

                    Đó là chưa kể phi công ấy phải học “chuyền sâu”, tức là phi công ấy đi học bổ túc nầy, huấn luyện nọ..., để anh ta có thể bay loại phi cơ thông dụng tại Việt Nam, (là loại khu trục cơ A.1.E Skyraider). Loại Skyraider học lái 8 giờ bay trên không trung. (Phi cơ nầy mang 8,000lbs, 4 đại bác 20mm; 12 dàn ngoài có thể mang 500lbs. 3 dàn trong mang 3,000lbs).
                    * Không hiểu tại sao hồi ấy và hiện nay tại Việt Nam không thể có loại phi cơ A-4E của Navy mang bốn dàn bom? (mỗi dàn có 6 quả bom nặng 500lbs). Phi cơ A-4E không cần có dù-đuôi khi đáp trên Hàm Không Mẫu Hạm. Mà, nếu bom napalm thả trúng ngay trên súng địch rất hữu hiệu, chính xác, (vì sức nóng rợn người của bom sẽ làm “co dúm” hoặc cong queo nòng súng)!? Thì ta cần gì phải nhọc công mệt nhoài "đánh với đấm"??? Nếu “phe ta” có phi cơ A-4E của Navy mang bốn dàn bom, là tuyệt vời quá rồi còn gì!
                    * * *
                    Tình Hoài Hương
                    Trân trọng mời độc giả xem tiếp chương sau

                    Last edited by Tinh Hoai Huong; 07-31-2020, 05:15 PM.
                    Bút trần nào tả được lưu luyến!
                    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                    Tình Hoài Hương

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi Tinh Hoai Huong View Post



                      THH xin kính chào anh AcDieu225 thân mến,
                      THH chân thành cám ơn anh AcDieu225 đã vui lòng ghé vào đọc: Truyện Dài... và ghi lời nhẹ nhàng cám ơn hiếm quý, khiến tôi xúc động.
                      Quả thật là lâu lắm, quá lâu rồi không hân hạnh gặp anh trên HQPD! Anh AcDieu225 && và hiền muội có khỏe không ạ?
                      Tình thân,

                      THH
                      Không có chi HH ơi, mình viết/đọc/nghe giải trí mà. Cám ơn chia sẻ vui vẻ với mọi người nha . Thắng "Điếc"

                      Comment


                      • #26
                        Trở Về Với U S A F

                        Huấn Luyện Phi Hành
                        Phần Thứ Nhì
                        Chương 20


                        Trở Về Với U S A F
                        (United States Air Force - Không Lực Hoa Kỳ)

                        Tình Hoài Hương
                        ***



                        Khi đã tốt nghiệp bên US Navy, Hành chính thức được công nhận là phi công, có bằng lái phi cơ loại hai chỗ ngồi. Đồng thời anh nhận được quyết định thăng cấp Chuẩn-úy phi công từ bên Bộ Tư Lệnh Không-quân miền Nam Việt Nam đã chuyển qua Mỹ. Muốn tốt nghiệp bên US Navy, theo khả năng và sự kiên trì cố gắng của anh, thì không phải là chuyện dễ dàng để vượt qua những gian nan thử thách căm go. Hành thấy thi sĩ Trần Văn Minh ghi bài thơ rất tuyệt, vì “ngài ấy ca cẩm” chuyện lái tàu bay thật có duyên:
                        Nào đáp sân này nào hạ cánh sân kia
                        Dù ngắn nhỏ ta trăm thứ hằm bà lằng
                        Mà mần răng bay bổng luôn luôn
                        Hết lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên
                        Xuống xuống lên lên, cứ như chày giã gạo
                        Người không thì giờ đổi áo
                        Tàu chẳng kịp xả hơi
                        Có nghỉ có ngơi chăng là để châm xăng chế nhớt
                        (TvM)

                        Lẽ ra, Hành đã được gọi đi học khoá Huấn Luyện Viên, khóa đó có ba chỗ, gọi là IP (intructions Pilot) bên Keesler. Nếu, ngay lúc ấy trong giới bạn cùng khóa sinh, có ai chịu khó ra trường cùng Hành, là anh nhanh chóng chuyển đi học khoá đó khoẻ re. Nhưng xui xẻo là lúc đó có một bạn đi thăm gia đình em gái ở bên Florida. Thế là Hành và bạn nữa được đưa về Battalion X trước. (Tiểu-đoàn Battalion X nầy là nơi ở của những người đang học bên US Navy bị loại, họ ở đó chờ đợi để điều đi học các loại phi cơ khác.

                        Hành có một tháng ròng rã ngồi chơi xơi nước, nhưng có lương có tiền ron ren rủng rỉnh như ai. Sáng, trưa, chiều, tối, anh chỉ ăn rồi ngủ. Thức dậy không biết làm gì hơn, Hành tà tà đi ra phố rong chơi lung tung đó đây đã đời. Chiều tối anh chui vào mấy Bowling Alley, hay vào rạp chiếu phim coi hoài, phát mệt đừ. Thời gian nầy Hành bắt đầu mập ú. Nhàn rỗi quả thực vô vị, nhàm chán. Hành viết thư về gia đình, viết thư tình cho Trân Thư mỗi ngày một lá thắm thiết, ghi đầy nhớ nhung yêu thương "ra riết" như hai người đã là chồng vợ, Hành kể hết chuyện dông dài trên trời dưới đất, không sót chuyện gì. Hành gởi nhiều hình ảnh đó đây, kèm đủ thứ quà cáp quần áo thời trang đầy nhóc về cho Trân Thư.

                        Đợt 40.-
                        Mãi đến lúc bạn kia đi thăm gia đình em trở về, thì cả đám sinh viên nầy mới trở về học bổ túc bên Randolph ở Texas. Thật ra, lúc đó Randolph chẳng có khoá học nào cả, nhưng chả lẽ họ cho nhóm khoá sinh Không-quân nầy nằm dài, ở không rung đùi xơi thức ăn béo bở, tha hồ uống Coca Cola mà ung dung lãnh lương rủng rỉnh sao? Nên họ điều bọn Hành đi qua học bổ túc T-28A mà bên USAF sử dụng. Hành ví dụ T-28A nó như chiếc xe honda chừng 50cc phân khối. Thử so sánh đi... trong khi đó, Hành đã tốt nghiệp "cái bằng"... có loại xe honda gắn 90cc phân khối rồi. Thiệt chán phèo.

                        Về đến Randolph, việc đầu tiên là: Trên Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển nhóm sinh viên sĩ quan Không-quân nầy, thì Mỹ vẫn ghi là “A/C", nghĩa là Cadet. Theo nguyên tắt là các anh vẫn còn là sinh viên sĩ quan. Từ ăn đến ở đều là sinh viên sĩ quan, thì chưa được hưởng quyền lợi của sĩ quan. Khi vừa đến văn phòng, Hành nhìn trong danh sách Việt Nam gởi người đi du học khóa nầy: Có nhiều người đến từ Việt Nam, tất cả họ đều là sĩ quan từ Thiếu-uý, Trung-úy... Chứ không có ai là sinh viên sĩ quan. Trường bay định chuyển các anh sinh hoạt chung nhóm với đám "tân SVSQKQ".

                        Thế là tất cả không đồng ý. Hành trưng bày sự vụ lệnh, đưa bằng tốt nghiệp ở trường bay Mỹ ra, và đưa quyết định của Bộ Tư-lệnh Không-quân Việt Nam công nhận "các anh" hiện giờ đã là sĩ quan thực thụ. Ông Đại-tá Chỉ-huy-Trưởng Không-quân Hoa-Kỳ mời các anh nhóm nầy lên văn phòng trình diện. Hành trình bày rõ ràng quan điểm của mình. Đòi hỏi trường bay phải có quyết định đúng đắn. Nếu không, thì "chúng tôi" đi trở về US Navy & sau đó các anh xin về Việt Nam, không thèm học hành chi nữa. Sau khi bàn thảo có phần nóng bỏng, gay gắt, và giằng co một hồi lâu. Họ đành chấp nhận là “Hold for third Lieutenant”. Vì bên đó không có cấp bậc Chuẩn-úy (Aspirant), mà chỉ có 'Warrant Officer" ; được tạm biết là "Thượng-sĩ-Nhất", là cấp bậc cao nhất của USAF.

                        Vì, họ vẫn chưa muốn công nhận các anh là sĩ quan, nhưng họ cho mình hưởng chế độ ở phòng sĩ quan. Hành và Hiên được cấp một phòng lớn rộng và tiện nghi thoải mái, có phòng khách, hai phòng ngủ, toilet. Vân vân... Đi học bay bên nầy, công nhận các sinh viên sĩ quan Không-quân đang thụ huấn ở Hoa Kỳ cảm thấy thoải mái nhàn hạ như đi dạo mát. Nhưng Hành thương cho những anh sĩ quan ở Việt Nam đang theo học tại đây; tuy họ đã tốt nghiệp khóa L-19 bên Việt Nam rồi. Nhưng họ theo học với bọn Hành cũng có phần vất vả, nhọc nhằn. Chứ “mấy đứa phi lâm nầy” thì đã từng bay xoành xoạch loại phi cơ to hơn, mạnh hơn nhiều... Nên các anh cũ “Hold for third Lieutenant” cứ ngồi đó rung đùi ung dung "hỉnh mũi" lên trời, miệng huýt gió lia chia, và nheo nheo mắt nhìn "mấy anh mới đến" thao tác tập tành, mà reo vui... như cây thông hiu hiu reo vi vu khi đứng giữa trời đất.
                        ***
                        Khóa học nầy ấn định ba tháng. Nhưng tất cả khoá sinh mới học đến tháng thứ hai, thì trường bay phải chuyển toàn thể căn cứ đi Keesler AFB, (cách xa đó độ 200 miles). Ở đây, Hành có một kỷ niệm rất vui: Ông thầy người gốc Ý dễ thương và vui tính, hồi ấy ông đã qua Việt Nam lấy bà vợ trẻ, bà ta một chữ tiếng Anh bẻ đôi, bà cũng không biết. Thế là lúc đó, vợ thầy có bầu, ông muốn đưa bà vợ học khóa giảng dạy “Người Mẹ Tương Lai”. Nên thầy khẩn khoản nhờ đám sinh viên Việt Nam: có ai tình nguyện xung phong đi làm thông dịch viên cho "bà thầy", lúc bà gặp khó khăn vì chữ tiếng Anh tiếng U phức tạp, rườm rà và lộn xộn. Nghĩ tình "thân đàn bà Việt trôi lênh đênh giữa 12 thứ tiếng", Hành cũng có ý muốn tìm tòi học hỏi cho biết "cái sự đời", nên Hành "xung pheng chút xí... đi lồm diệc nghĩa".

                        Ông thầy vui mừng đem xe đến chở Hành và bà bầu kia đến bệnh viện. Anh phải ngồi đó nghe, rồi ghi chú cẩn thận vô quyển tập bằng tiếng Việt, lại vừa ghi vừa phiên dịch rõ ràng từng món, từng món... cho bà bầu thực hành. Hành ân cần chỉ cho bà ta biết cách thức luyện tập trước khi bà sanh, sau khi bà ta sanh con. Cách bà thay tã lót. Tắm rửa. Pha sữa. Hay nấu thức ăn cho em bé bao nhiêu tháng tuổi thì làm sao, làm gì. V.v... Tóm lại trong ba tháng ở đó, Hành làm “trợ lý ngôn ngữ” đắc lực và có uy tín cho bà bầu. Khi ghi danh học bà bầu được tạm mang "Họ Lữ" của anh "chồng hờ dật dờ". Mấy tháng sau thì bà bầu sanh một nhóc tỳ kháu khỉnh, để kỷ niệm ông bà thầy đặt tên cho thằng bé là Tony Luis.

                        Chuyện thứ hai, là có sự hiềm khích giữa anh, và tên Trung-úy tên Carroll. Nó chả làm gì anh cả, nhưng Hành vẫn ghét nó. Thế mới kỳ! Số là ở barrack có lệnh cấm nấu nướng trong phòng. Vì trong trường sợ vật liệu xây dựng nầy dễ bốc cháy. Mỗi chiều, anh ta đứng gần chỗ người Việt ở, chận đường mấy sinh viên đi mua thức ăn về định nấu nướng thêm. Vì ăn đồ Mỹ hoài, ngán lên tới cần cổ và không hợp khẩu vị. Carroll tịch thu, vất hết những rau tươi, thịt heo, thịt gà tươi, thịt bò vào sọt rác. Có hôm, Hành thấy tên ấy làm chuyện lếu láo đó như mấy lần trước (với mấy anh kia). Chịu không nỗi, Hành đến bên Caroll cự nự:
                        - Anh có thấy rõ họ nấu nướng ở Barrack không?
                        - Đây là những thức ăn còn sống, e rằng không hợp vệ sinh.
                        - Tôi rõ. Nhưng sao anh dám vứt thức ăn của họ?
                        - Không có phép dùng thức ăn sống.
                        - Anh có biết anh đã xâm phạm “tự do cá nhân”, đồng thời anh phạm lỗi “phá hủy tài sản” của kẻ khác không? Vì họ đã mua thức ăn bằng tiền của CA. Anh có muốn tôi complaint, thưa anh lên CA không?

                        Tên Trung Uý Mỹ không muốn đụng chạm đôi chối, hay tranh luận lôi thôi gì, bởi vì Hành cũng là một sĩ quan. Công nhận anh ta khá hiền và tôn trọng tự do. Tuy “ảnh” thi hành đúng đắn bổn phận và nhiệm vụ, chẳng có lỗi gì mà Carroll cũng bằng lòng "xin lỗi". Từ đó anh ta hết đứng chận đường đám sinh-viên. Thật ra vụ nầy, Hành cũng có một lần bị. Hôm đó đám sĩ quan Việt (sĩ-quan thiệt đó nha) tất cả sĩ quan đi học, thì ở nhà có an ninh (Air Security) đến chận các ngõ lên xuống, họ tự động lấy chìa khóa Master Key mở các phòng ra. Hễ thấy nơi nào có đồ dùng để nấu bếp, thì họ tích thu hết. Thậm chí có những thứ hàng hóa mới tinh chưa bóc tem, còn nguyên kiện mà anh em định mua gởi về quê nhà biếu tặng thân nhân. Air Security chở một chiếc xe GMC đầy nhóc các "hàng hoá" linh tinh. Trưa hôm sau, Hành và chín bạn nữa bị mời lên phòng Chỉ-huy-Trưởng căn-cứ, để họp. Nhìn nồi niêu soon chảo chất đống tùm lum tà la trước mặt. Ông nói:
                        - Chúng tôi tôn trọng qúy anh là sĩ quan đồng minh. Sao qúy anh không tuân theo điều lệ của căn-cứ là: "Cấm nấu ăn trong phòng". Qúy anh có ý kiến gì không?
                        - ...
                        Mấy bạn kia rụt rè nhút nhát nên đẫy Hành ra tranh luận: OK nói thì nói. Sợ gì! Có bị bắn “cái đùng” đâu mà sợ chết:
                        - Thưa Đại-tá, chúng tôi là người Việt Nam, chúng tôi ăn thức ăn Việt Nam quen rồi. Nay ở bên Mỹ gần hai năm, ăn toàn thức ăn Mỹ. Không hợp khẩu vị, nên chúng tôi ăn không được ngon miệng và... bị đói hoài !? Do đó, chúng tôi không có đủ sức khỏe để đi bay. Với lại... ông chưa có bằng chứng gì là có người nấu nướng, phải không?
                        - ...
                        - Nếu ông thật sự tôn trọng, quan tâm đến chúng tôi. Xin ông xây cho chúng tôi có một chỗ để nấu nướng riêng. Được không, thưa ông?

                        Hành mở ngoặc đơn ra để nói với bạn đang ở Việt Nam hay: Ở Mỹ không bao giờ bị đói đâu bạn ạ, cho dù có ai homeless, "vô gia cư", họ cũng có nhiều cơ quan thiện nguyện nuôi, giúp họ có nơi ăn ngủ chu đáo tươm tất & đàng hoàng, cung cấp đồ dùng ấm áp, thức ăn họ phân phát nhiều lắm, rất ngon, nóng hổi, sạch sẽ. Chỉ vì Hành phải nói như thế mới thấy thảm, để ông ta cảm động mà không ban lệnh phạt.
                        Nhìn đống soon nồi méo mó đen đen cũ kỹ như thế, mà nghe Hành bố lếu bố láo nói ẩu, nói liều, nên cả nhóm Không-quân đều cười to. Như thế, kể ra Hành “muốn thí mạng cùi”, cũng lạ! Cả nhóm nháy mắt nheo mày đều nhìn nhau tủm tỉm cười. Công nhận người Mỹ rất “Fair Play”, đúng là họ có “tinh thần cao thượng” ôn hoà, tinh tế hết sẫy, chịu chơi hết mình. Hành khâm phục đức tính của người Mỹ khoan dung đức độ dường bao. Ông Đại-tá ôn tồn hóm hỉnh cười cười, nói:
                        - OK. Để tôi xem đã. Tạm thời, tôi phải giữ những thứ nầy lại. Cảm phiền qúy anh tối nay đi ăn ở Cafeteria dùm nha. Mai sẽ tính.

                        Sáng sớm hôm sau, có đoàn người đến cấp tốc xây cất mấy căn nhà bằng vật liệu nhẹ, có mái che nép mình dưới hàng cây xanh nhiều bóng mát, có đường đi ximăng láng cón. Họ làm ba cái bếp to rộng, mới toanh sạch sẽ và sáng bóng, đầy đủ thứ cần thiết hết. Kể cả treo bảng hướng dẫn sử dụng điện. Nhớ tắt điện sau khi dùng. Nhớ làm vệ sinh mỗi ngày các lò nấu. Vân vân... Ui là chu đáo! Họ còn dí dỏm bảo các anh lên lấy lại “dụng cụ bếp núc méo mó” kia để... lảm kỷ niệm! Thế là từ đó xuất hiện “cái bếp dã chiến” ngay tại khu B.O.Q (Bachelor’s Officer Quarter) khu dành riêng cho sĩ-quan độc thân.

                        Rồi một ngày kia, có lệnh di dời toàn bộ căn cứ qua Keesler (Mississippi). Thu dọn đồ đạc xong, Hành lên xem bảng trực. Oái oăm thay! Trong lịch trình thì Hành phải bay với Carroll. Hành đi xuống cự nự phản đối dưới Chỉ-huy-Trưởng:
                        - Các ông sắp xếp cho tôi bay với Carroll. Nhất định tôi sẽ không bay đến Mississippi đâu. Tôi sẽ cho hắn đi theo tôi ra ngoài phòng lái, đi chơi với tôm cá dưới biển. Nếu không, tôi sẽ làm một phi vụ Kamikaze.
                        (Hồi xưa, thần phong của Nhật hồi Đệ-nhị Thế-chiến, là những phi cơ có trang bị đầy bom đạn, bay cảm tử. Họ chỉ cất cánh nhào xuống các chiến hạm Mỹ. Ra đi họ không hẹn ngày về, ...). Tuy sau nầy trong thâm tâm Hành biết mình làm như thế là không phải, chẳng có tình người. Nhưng sự đời lúc ấy chẳng hiểu ma hành quỷ bắt hay sao, mà khiến Hành lại xử tệ với Cattoll đến thế cơ chứ!

                        Nhượng bộ Hành, nhưng họ cũng rất cáo già. Khi đến căn cứ Keesler AFB, thay vì họ đưa mấy người Việt Nam về BOQ, ở với những sĩ quan đồng khoá. Họ xỏ lá, cho "ba thằng bên Navy" về thẳng bên Barrack của sinh viên sĩ quan. Hai bạn kia cũng như anh tức tối lắm, Hành định lập kế “đảo chánh làm loạn”, nghĩa là không chịu thua, do tuổi trẻ sôi nổi và háu chiến háu thắng, Hành muốn cự nự họ cho bỏ tức nữa. Bàn lui bàn tới, nhưng sau cùng, Các bạn ôn hòa hơn, nói:
                        - Thôi mầy. Chỉ còn vài tuần nữa là học xong, có chết "con chí" nào mà lo, nhưng mà... "có chí" thì nên. Kệ cha nó.

                        Thỏa thuận với nhau, nên các bạn và Hành ở tạm đến hết khóa học. Sau khi tốt nghiệp, trường tổ chức một buổi lễ bế mạc long trọng. Nhưng mấy người Việt âm thầm bỏ trốn đi hết, chả cần báo, chả cần tham dự, để trả lời về vụ bọn nó o ép, kỳ thị, chơi xấu mình. Thế là trường báo về Bộ Tư-Lệnh Không-quân Việt Nam là: “tụi anh” không tuân theo kỷ luật, đề nghị phạt. Cả ba người Việt đều bị phạt “15 ngày trọng cấm: Ghi trên giấy tờ”.

                        Hành ghi vô nhật ký những chuyện vui vui & những điều không mấy vui, nhưng đó vẫn là chuyện có thật trong kiếp phi hành, mình không cảm thấy phiền muộn, dù là một dấu ấn cần ghi nhớ... trong trường bay; ngỏ hầu làm hành trang bước vào đời... để tô điểm cho cuộc sống của Hành mỗi ngày thêm thăng hoa.

                        ***
                        Tình Hoài Hương
                        Kính mời quý vị xem tiếp chương sau
                        Trân trọng
                        Last edited by Tinh Hoai Huong; 07-11-2020, 05:16 PM.
                        Bút trần nào tả được lưu luyến!
                        Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                        Tình Hoài Hương

                        Comment


                        • #27
                          Xệ Cánh Bay

                          Huấn Luyện Phi Hành
                          Phần Thứ Ba
                          Chương 21

                          Xệ Cánh Bay
                          Tình Hoài Hương
                          ***



                          Phi Hành muốn thân thiện, trầm ngâm kể lại câu chuyện có thật trong “đời phi công hụt” của mình cho các bạn & “cố nhân” (lúc nầy chẳng hiểu sao anh và Hồng Hạnh bị mất liên lạc, không có tin tức gì từ sau khi trường mình di chuyển đi nơi khác, và Hồng Hạnh cũng ra trường đổi đi dạy ở nơi "khỉ ho cò gáy")... Xin bạn và em yêu ân cần ngồi lại chia sẻ với mình, lặng lẽ lắng nghe mà bùi ngùi đồng cảm, như người bạn tri kỷ hồng nhan kỳ phùng. Chuyện đau buồn như sau:
                          Ngày 19 tháng 7 năm 1967, đúng 7 giờ chiều. Hành mặc chiếc áo bay, đội mũ bay, ôm cánh dù nặng trịch, tay cầm bản đồ, đèn bấm đi check mấy cục than dẫn điện, coi có bị gì không, anh sợ rằng nếu mất lửa, khi mở máy sẽ bị ngộp xăng. Kiểm soát cẩn thận xong xuôi đâu đó, Hành chờ giờ TOT (time on target) chính xác, anh mở máy, cánh quạt quay, luồng khói xanh bùng lên khi động cơ nổ. Hành rung đùi, dẫu sao anh vẫn khoan khoái vui vẻ, hãnh diện, vì:
                          Lóp ngóp bơi trong áo rộng thùng thình
                          lại cứ tưởng rằng mình bảnh, mình chi rằng đích thực mình giây
                          Cho nên nó mới ra cái nông nỗi này:
                          Nhác xem phi lệnh có tên đà run như cầy sấy
                          vừa mới thấy có mang: nào bom, nào hỏa tiễn, nào đạn ca nông
                          không rét sao mà chưn lẩy bẩy
                          gặp ai cũng ỉ ôi năn nỉ: Mầy, mầy đi giùm tao
                          dù vẫn biết chẳng thằng nào nó khứng
                          đành nai lưng mũ vác mũ ra tàu
                          nhớ anh cơ trưởng ảnh bế ảnh bồng ảnh thả vào trong cốc-pít
                          mặt nạ dưỡng khí mang vào thì hì hà hì hít
                          hít thật nhiều vì cảm thấy thiếu hơi.
                          (1)
                          Hành lái phi cơ đến đầu sân và standby xin phép rời phi đạo. Hành kiểm soát lần nữa đủ mọi thứ cần thiết, anh hân hoan vui vẻ cất cánh bay cùng với ông thầy. Bay được ba giờ, thầy kêu Hành quay trở về sân bay. Lúc đó có hai chiếc A.1.E khác đang chờ. Thầy bảo:
                          - Anh cứ tiếp tục làm phi-đội-trưởng, hướng dẫn hai chiếc phi cơ kia đi ra Range, thực tập. Anh bay solo! Chúc may mắn và bình an.
                          - Cám ơn thầy.
                          Thế là thầy xuống khỏi phi cơ. Khi tay lái đã điều chỉnh chính xác, ấy là lúc phi cơ bình phi, phi công được thảnh thơi nhàn hạ khoan khoái tí chút. Cùng bay với Hành hôm đó có hai bạn sắp hàng chờ anh. Khi cất cánh xong, Hành nghe số 2 và số 3 báo họ đang bay sát theo Hành. Anh yên trí dẫn họ làm các thao tác qui định. Sau khi Hành ném hết bom, bắn hết đạn. Phi cơ của Hành xăng còn ít thôi, anh báo cho hai bạn biết, và dẫn họ về. Đến gần sân bay, anh báo tin cho một bạn cùng bay đáp xuống trước, phi cơ bạn ấy tà tà rề rề… rẽ về đường Taxiway. Bấy giờ đến phiên người bạn thứ hai đáp xuống phi đạo, nhưng anh ta đáp thật gần, và chậm quá sức, (vì lý do tế nhị, tôn trọng bạn, Hành không nêu tên hai bạn cùng bay ra nơi đây).
                          Phần Hành bay sà sà trên đầu phi cơ của bạn đang đáp kia. Nhìn bao quát Hành thấy rõ những ngôi nhà to, nhiều loạt đèn lung linh lóng lánh đủ màu sắc nhấp nhô, những con đường lượn quanh thành phố, kể cả vô vàn chiếc xe hơi đủ màu ùn ùn chạy đi chạy về, khiến anh rợn người lo sợ toát mồ hôi, hoa cả mắt. Chằng hiểu sao bỗng dưng anh chợt nhớ tới bài thơ “Phi Đạo”:
                          Có nhiều cậu học trò còn luống cuống
                          Mới “sô lô” thấy phi đạo đã run
                          Tháo mồ hôi trống ngực đập lung tung
                          Mới va chạm đã bung ào một cái!!
                          Lắm bạn bỏ bay lâu thì cũng vậy
                          Đáp bị bung khi mình chẳng muốn bung
                          Mới đầu thì nghe tức tối quá chừng
                          Đáp vài cái lấy lại ngay phong độ
                          Những anh Mẽo lái tàu to quá cỡ
                          Đáp cái nào cũng tóe lửa thấy ghê!!
                          Tạo tiếng kêu kít kít đến phát ê
                          Thân phi đạo rung rinh như muốn vỡ
                          Các bạn ơi! đừng bực mình nhăn nhó
                          Những khi sân có đèn đỏ xi nhan
                          Phải chờ cho cờ lia chớ vội vàng
                          Đừng đáp đại ắc xi đăng đấy bạn!
                          Nếu kẹt quá thấy mình cần rất khẩn
                          (2)
                          Lúc đó do quá bất thần, lúng túng, bàng hoàng và sợ hãi kinh khủng, lạnh người từ trên gáy kéo dài xuống toàn sống lưng, tay chân mình. Thiệt căng thẳng! Phen nầy chắc toi mạng thiệt rồi. Phi cơ rớt xuống quá nhanh. Hành không nhớ mình đã làm gì, chẳng hiểu sao kim RPM của rotor và engine cứ dính chặt, cứng đơ không chịu split, chẳng hề nhúc nhích cụ cựa. Trong tích tắc ấy, Hành thầm nghĩ:
                          - “Nếu mình bớt ga để đáp xuống. Thế nào cũng đáp ngay trên đầu phi cơ của bạn ấy. Chắc chắn mình và mấy phi cơ gần đó sẽ nổ tung banh xác”, càng chết hết cả đám Không-quân đang đứng ở dưới đất, họ bồn chồn lóng ngóng xôn xao nhìn lên, lo lắng chỉ chỏ kia kìa.
                          Vì thế anh vội vàng tống ga vút bay lên trời tiếp, (như mình đã từng làm việc ấy tương tự trước đây). Nhưng, vì do Hành quen tay lái với các loại T-28 rồi. Khổ một điều rất quan trọng là: hồi trưa nay, anh đã từng bay lên cao độ 5.000 bộ, để rút kinh nghiệm. Vì, khi bay bình phi mà mình muốn hạ cánh cản, bánh xe xuống rồi, thì chiếc máy bay sẽ khá nặng nề, coi như vô dụng giống đống sắt vụn, không dễ dàng điều khiển máy bay nữa. Nhưng nếu anh tống ga cho phi cơ vút phọt lên trời lúc đó, thì sức quay của cánh quạt sẽ tạo nên một lực đẫy rất mạnh. Khiến chiếc phi cơ có thể lật ngửa ra tức khắc. Hoặc phi cơ sẽ chúi mũi đâm sầm đầu cắm phụp xuống đất, là nổ liền lập tức.
                          Còn nếu như phi cơ ở độ cao chuẩn mực, mình có thể dễ dàng “go” được. Nghĩa là trên không trung rộng thênh thang đó, mình sẽ kéo phi cơ trở lại vị trí bình thường. Dĩ nhiên mình cần có ít nhất 200 bộ, mới có thể cứu chữa một tình huống vô cùng gay cấn hiểm nghèo phức tạp ấy. Đằng nầy, Hành ở tư thế chuẩn bị sẵn sàng đáp, nên phi cơ chỉ ở cao độ chừng hơn 100 bộ thôi, nên Hành vội tống ga rất mạnh, là do vậy.
                          Hậu quả, chiếc phi cơ chập chờn chao đảo, rú rít rung giật tưng bừng và nghiêng hẳn qua một bên. Hiện tượng đó gọi Torque Roll. Thế là điều cuối cùng không muốn chẳng hề mong đã xảy ra. Hành chỉ kịp nhìn thấy bầu trời lăn lộn quay cuồng chao đảo, ngả nghiêng, chới với quay vun vút bay tùng phèo. Hành nghe một tiếng nổ to rất dữ dội, long trời lở đất bùng lên, choáng váng đinh tai nhức óc, hai mắt anh toé lửa. Cánh phi cơ chạm xuống bãi cỏ, sát bên phi đạo, cánh quạt bị bứt ra bay đi khá xa. Phi cơ lật qua bên phải, rồi lật ngửa. Cuối cùng chỉ dừng lại ở điểm “tiếp đất” cách nơi anh đáp xuống chừng 2 kilomets.
                          Anh biết điều phũ phàng cay đắng nầy, là khi Hành đã nằm ở bệnh viện, thì Uỷ-ban điều tra tai nạn phải dùng một chiếc trực thăng, bay lên cao độ 3.000 bộ, họ chụp lại toàn cảnh tai nạn lúc bấy giờ. Hành thấy chiếc máy bay cuả mình ngồi lái, giống như những miếng vỏ cây đại thụ nhăn nhúm vỡ vụn, chúng bay lả tả rải rác khắp nơi từ phía đầu đến phía cuối phi đạo. Thật quá kinh hoàng. Than ôi! Đường phi đạo rộng thênh thang lo gì đáp vội, để tự mang thảm hoạ vô thân thế nầy!?
                          Riêng về phần Hành bị buộc cứng vào ghế ngồi bởi sợi dây nịt an toàn, anh chả hiểu làm sao cái ghế tự động văng ra ngoài bãi cỏ? “nó ngồi” thẳng đứng. Hành ngồi y nguyên trên ghế còn đầy đủ chiếc dù đeo sau lưng, mũ bay đội hơi chúi xuống mắt. Sau cú đáp khiếp đảm “kinh hoàng dị tộc chẳng giống con giáp nào” đó, mắt Hành dường như toé lửa, trăm ngàn ông sao bung ra ở khoé mi. Hành cảm thấy đau nhói kinh khủng cùng khắp thân thể, nhưng anh vẫn còn tỉnh táo trước sự việc chớp nhoáng xảy ra trong tích tắc. Hành nghe thoang thoảng mùi cỏ ẩm, mùi khét, và làn gió nhẹ phe phẩy thổi mơn man trên mặt mình. Hành nhắm mắt lại, chỉ kịp kêu:
                          - Chúa ơi!
                          Gió vẫn thổi man mác vào mặt mình lành lạnh, một lúc sau anh mở mắt ra dáo dác nhìn chung quanh, Hành mới biết mình còn sống. Anh chỉ thấy toàn các mãnh sắt vụn rải rác đó đây, đám khói nho nhỏ bốc lửa trong buổi hoàng hôn. Đó là những ống dẫn dầu thủy điều bị cháy. Anh ngồi ở ghế bay, một mình chơ vơ lạc loài trên bãi cỏ có nhiều vệt lửa cháy bập bùng. Máu trào ra góc đầu bên thái dương dưới mũ bay chảy xuống cằm xuống cổ, Hành cảm thấy một cánh tay bên phải tê buốt nằm ở tư thế khác thường. Hành nghĩ nó đã gãy nát rồi.
                          Những tiếng nổ chát chúa nghe to như tràng cà nông đại bác bắn vô núi để lấy đá, kèm theo nhiều luồng lửa đỏ, khói đen xám cuồn cuộn từ đằng sau đuôi phi cơ ùn ùn xịt tới phiá trước. Hành thấy hai xe chữa lửa hú còi inh ỏi, chớp đèn liên tục, hai xe police, xe cứu thương emergency landing đồng loạt cặp song song gần đường phi đạo. Các xe ấy ập sát vào chỗ xảy ra tai nạn. Hành thấy hai y tá Mỹ (Corpsmans) vội vàng lui cui chạy nhanh vào chỗ anh ngồi. Mấy người Mỹ khác vừa chạy vừa dập tắt các đám cháy nhỏ. Một người Mỹ rối rít hỏi to, gọi hoài:
                          - Phi công ở đâu rồi? Phi công ở đâu rồi?
                          - Tôi ở đây. Đây!
                          - Are you OK?
                          - Okay.
                          Họ chạy vào. Mặt Hành lúc đó đầy dầu nhớt, máu me. Họ vội tháo dây an toàn, rồi nhẹ nhàng cẩn thận đỡ anh ra khỏi chiếc ghế. Hành cố gắng đứng lên, nhưng bị đau thấu tim, toàn thân sụm xuống không thể bước đi! Như vậy Hành mới biết mình đã bị gãy tay phải, chân bên phải. Họ vội vàng lấy cái dù mở rộng ra lót trên cỏ, họ dìu Hành từ từ ngả mình nằm tạm xuống trên đám cỏ xanh. Khi họ đưa Hành vào đến nơi balcon ở phi trường, ngay lập tức có một “đạo quân” bác sĩ, y tá vây quanh bên anh. Họ lanh lẹ cắt hết quần áo bay, nhưng có chiếc giày bên chân phải của Hành là không cởi ra được, vì đã bị một khúc ống inox dài đâm xuyên thủng từ bên nầy qua thấu bên kia gót bàn chân Hành. Bốn ông Mỹ lực lưỡng tiến đến đè anh ra rõ mạnh. Ông bác sĩ lấy cái kềm, kẹp cứng cây inox, rút ra. Chao ơi! Hành cảm thấy đau đớn thấu trời xanh, rợn tóc gáy, Hành đứng tim, óc muốn phọt ra mà chết tươi.
                          Họ cấp tốc lo cứu thương cho anh. Hành vẫn nằm trên cán thương tại nền gạch ở góc phi trường, anh thấy các bạn đứng nhìn xuống. Hành mỉm cười hơi gật gật nháy mắt nheo mày với “tụi nó”. Hành thấy “hai ông tướng” thân mến cùng bay với mình thì lắc đầu lia lịa, muốn gãy cổ. Mặt họ xanh mét lộ vẻ thất vọng, ngậm ngùi, bồn chồn, lo lắng, buồn thiu. Một bạn lấy hai tay bụm mặt quay đi. Hành nghĩ:
                          - Chắc là mình bị thương nặng lắm. Hay sao đây, nhưng mà cổ nhân đã có câu:
                          “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
                          Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
                          (Người ta sinh ra, ai mà không chết.
                          Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).
                          Thây kệ cha nó, đến nước đứt đuôi con nòng nọc rồi, tới đâu thì tới. Họ đã tiêm cho Hành hai mũi thuốc morphine giảm đau. Thế mà anh cưỡng lại, vì Hành sợ nếu ngủ đi mình sẽ không có sức lực để thức dậy nữa. Thấy Hành còn tỉnh táo, ông bác sĩ trực hỏi:
                          - Anh có muốn đi bằng trực thăng không?
                          - Tùy ông.
                          Nhìn Hành “tỉnh queo”, thế là ông ta cho chiếc xe cứu thương đến, họ nhẹ nhàng cẩn thận đặt Hành nằm lên cán thương, hai y tá khiêng cán thương leo lên xe, hụ còi inh ỏi trong suốt lộ trình, xe chạy rất nhanh trên freeway đến Eglin AF Hospital, cách nơi xảy ra tai nạn độ chừng nửa giờ. Lúc đó là 19giờ 55’. Họ cấp tốc mang Hành vào phòng cấp cứu đặc biệt. Màu drap trải giường trắng, bộ quần áo trắng, trong phòng sơn màu trắng, tất cả mọi thứ ở đây đều mang màu sắc trắng tinh, khiến Hành có cảm tưởng như mình sẽ nằm liệt trong bệnh viện toàn màu trắng lạnh lẽo, mà hãi hùng.
                          Một lô bác sĩ chuyên khoa khác xúm lại bên anh cùng nhau chẩn đoán, tốp nầy tiến tới khám, thì tốp kia lui ra góc phòng biên chép. Tốp thì xem: Tai, mũi, họng, răng, hàm, mặt. Tốp khác lo khám nội khoa. Tóm lại họ khám chu đáo, tỉ mỉ, chăm chú rất lâu, rất kỹ; nhưng tháo vát nhanh nhen và nhịp nhàng. Vì thấy sức đề kháng của Hành quá mạnh, nên bác sĩ lại tiêm cho anh mũi thuốc thứ ba, mà bác sĩ thấy anh còn tỉnh táo, họ kinh ngạc trợn mắt nhìn nhau. Tất cả đều lui ra, nhường chỗ cho các bác sĩ chấn thương chỉnh hình ở lại chụp ảnh. Hành biết chắc mình bị gãy cánh tay phải & gãy từ xương đùi xuống mắt cá bên chân phải.
                          ***
                          - 21:30’ hôm sau Hành chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt (Speccial Care Unit). Chung quanh có nhiều bác sĩ, y tá. Họ khá mừng rỡ reo lên. Bác sĩ hỏi:
                          - How are you?
                          A ha! có thoải mái không? Ui cha! nhìn xuống thân thể mình hoàn toàn như một cái “xác ướp Mummy” vậy. Bên cạnh có đủ thứ dụng cụ máy móc, phát khiếp. Lâu lâu có y-tá đến hút đàm, dịch truyền, dây truyền máy giăng mắc chi chít. Vân vân... Bị thương chảy rất nhiều máu, Hành thường khát khô cổ họng, thèm uống nước vô cùng. Họ chỉ lấy miếng bông gòn thấm chút nước trong cái ly nhỏ, mà thấm thấm trên đôi môi nức nẻ khô lông lốc, anh tức bực ghê, nhưng đành chịu. Ước gì lúc nầy mình được nốc một ly cối nước đá lạnh ừng ực xuống cổ, thì khoái khẩu đã khát biết chừng nào!
                          Thế là xong! Tàn kiếp giang hồ, thoả chí tang bồng hồ thỉ nam nhi, mà bấy lâu nay Hành hằng vọng tưởng
                          đạt thành ước ao nhe! Hết lướt mây cỡi gió rồi, hết tự do lả lướt bay bướm trên nền trời bao la bát ngát thênh thang. Tự dưng Hành nghĩ tới má với những hàng nước mắt khóc sướt mướt, khi má tiễn đưa mình lên đường "tòng quân". Nay má ơi... có lẽ má đang nhìn con mỉm cười:
                          - Hết thời trai rồi cu tí ơi! Từ nay con ở yên ổn bên má hen.
                          Hành phì cười vì những ý nghĩ ngộ nghĩnh đó, đến nước nầy rồi mà trong đầu óc lãng mạn dệt ra những lời vu vơ dấm dớ đó sao? Cũng có thể lắm chứ... Hành không còn thú tự do vẫy vùng đôi cánh tung bay trong gió bạt ngàn. Mất hết rồi niềm tự hào sãng khoái, khi anh vi vút bay vào không gian trò chuyện với chị hằng nga xinh đẹp, với muôn vì sao khuya long lanh lấp lánh! Còn đâu nữa lúc bay trong bầu trời đêm huyễn hoặc, thân thiết và mê đắm bao la, mênh mông!? Chao ôi là tủi hờn biết bao! Nhưng:
                          Cái buổi hậu phi mới biết đá vàng
                          bước xuống thang là anh muốn té
                          ngũ chi ê ẩm, mặt mày xây xẩm, đầu gối lỏng le
                          không phải xì-ke mà cứ như anh xì-ke thiếu thuốc
                          mắt hoa đầu buốt trời đất cuồng quay
                          đi khám định kỳ ắt phen này i-náp
                          (1)
                          Hơn một tuần vật lộn với nhiều phen đau điếng kinh hoàng của thể xác mệt nhoài, Hành bàn giao chức vụ Trưởng-đoàn Khóa-sinh cho bạn khác điều hành. Bác sĩ Mỹ đứng bên cạnh theo dõi. Luôn miệng hỏi:
                          - Are you comfortable?
                          - Are you OK?
                          Ôi! Lại hỏi mình có thoải mái không hoài à? Trên thái dương và mí mắt Hành bị rách một đường, may mấy mũi, thân hình bị bó bột trắng xoá, từ bàn chân phải lên tới bụng, tràn qua đùi bên trái. Họ chỉ chừa một cái lỗ khoét ở giữa, để anh cần “làm việc” vệ sinh cá nhân. Nơi háng của anh bị thương nặng, do dây móc dù đã kéo một bên tinh hoàn. Hành giống Adolf Hitler (là một người ăn kiêng, chỉ duy nhất có một… tinh hoàn). Hô hô hô… Thú thật vào giờ phút nầy Hành quá ngao ngán, chán chê, chẳng nhớ gì về việc thèm... kiêng ăn, cử uống, cử... cử thèm thuồng rục rịch nhúc nhích rờ mó đến ai. Ui xà, nếu có mười nàng tiên lượn quanh mình, anh xin chắp hai tay mà vái lia lịa như tế sao. Có thể ông Trời tàn nhẫn “bắt vạ” anh thuở xưa ưa lả lướt bay bướm và đa tình làm gì! nên nay Hành chỉ sót lại "nửa quả tẻo teo", thì còn phong độ chi để “làm ăn cái giống gì đây” hử Trời!
                          Chân phải Hành bị treo lên cục tạ to dùng làm cán cân. Nghĩa là người ta định kéo giãn khúc xương gãy bên chân nầy, cho bằng với chân bên kia. Chắc là bây giờ anh “muối mặt mo” ở dơ như: Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất I, tự coi mình là người mẫu mực trong chuyện vệ sinh thân thể. Bà từng tuyên bố rằng: “cho dù bẩn hay sạch, thì cứ mỗi ba tháng, bà mới tắm một lần”... cho “phỉ nhổ đời trai tráng” hết thời, rũ liệt teo tóp như mình khi bị bó bột sao ta!?
                          Lẽ ra theo chế độ sĩ quan, Hành được xếp nằm ở trong phòng chăm sóc riêng, một phòng chỉ có một người nằm. Nhưng bác sĩ thấy nếu cho anh nằm trong đó quá vắng lặng, rất buồn. Không có phương tiện giải trí gì, sợ Hành sẽ bị trầm cảm nặng chăng. Bác sĩ mới ra lệnh y tá đẫy Hành ra nằm chung với nhiều bệnh nhân ở phòng công cộng. Ngoài nầy, có hai dãy giường của Hạ-sĩ quan và Binh-sĩ rộng rãi, đầy đủ tiện nghi giải trí vui vẻ và nhộn nhịp! Mà bây giờ anh cần phải vui vẻ náo nhiệt, chứ nếu Hành chìm trong bóng tối và sự im lặng triền miên, có lẽ không sớm thì muộn, anh sẽ tress, bị điên mất.
                          Ngoài phòng rộng và đông vui nầy có những người đi lại được (ambulatory), một ti vi rất to, cỡ 50” để anh em toàn phòng xem chung. Bên cạnh Hành có đủ thứ tiện nghi. Mỗi giường đều có gắn tấm ri đô khi cần sử dụng vệ sinh riêng tư, Hành bấm chuông gọi y-tá đến. Mang “bô” Bed Pan tới, cô ta bỏ ra ngoài kéo màn lại. Mình “tự do thao tác” làm trời làm đất gì sau tấm màn, thì làm. Xong việc, Hành bấm chuông, cô y tá mở tấm màn kéo về một góc, cô đến toilet dọn dẹp ngăn nắp, rồi mang bao đựng cái “bô”, đem đi. Buổi sáng, buổi chiều, đều có bác sĩ đến thăm, họ khám bệnh nhân kỹ càng, cho thuốc uống đều đặn, chăm sóc chí tình, chu đáo, ân cần.
                          Mỗi ngày, vào buổi sáng họ đưa mỗi bệnh nhân một tờ thực đơn ghi ba món ăn và nước uống. Mình thích phần ăn nào, thì check V vào đó. Ngày mai họ nấu, nói chung họ cho ăn khá ngon. Bệnh nhân cứ ăn, ngủ, xem Ti vi riết. Phát chán! Sau ngày Hành bị tai nạn, ông thầy dạy bay vào thăm, thầy mang một thùng carton lớn đựng toàn Play Boy. Thầy nói:
                          - Tôi thương anh lắm! Gởi tặng anh. Những thứ nầy tôi đã sưu tầm hơn mười năm rồi.
                          Thế là Hành nằm đó mà “nghiên cứu” hết mấy trăm tập play boy, nhờ thế vốn liếng sinh ngữ ngày càng khá hơn. Mỗi tuần các bạn đến an ủi, giúp đỡ, thăm "thương binh" một lần. Đám bạn sinh viên sĩ quan Việt Nam như: Trần Thế Vinh, Phan Quang Tuấn, Trương Công Thành, Trần Quốc Trung, Vũ Tùng, Trương Đông Đình, Hoàng Quốc Huấn, Huỳnh Lô, Trần Văn Bời v.v… đều đến thăm bạn. Ngay cả ông đại úy sĩ quan liên lạc từ Mississippi cũng bay qua thăm Hành. Khi trước còn nằm ở trong phòng kín, đầy oxy, Hành đã bỏ hút thuốc lá một thời gian khá lâu. Nhưng do mấy “ông bạn hiền thương xót anh bị gãy cánh bay" ưa đến thăm, tạo cho anh có dịp tha hồ hút với hít.
                          Họ đẫy băng ca đưa Hành ra nằm ngoài sân phơi nắng mà “nghiên cứu, nghiền ngẫm” cái sự đời cu tí nhà ta. Rồi họ đưa thuốc lá, biểu Hành nằm đó ngắm trời, ngắm cây cỏ hoa lá… mà hút hít, để viết thư tình, làm thơ tình, cho vui. Dĩ nhiên! Còn thú vui nào bằng thú vui “hút hít” chứ! Sau đó ui cha! Hành đâm ra ghiền hút thuốc nặng, anh hút ngày một gói thuốc lá “con lạc đà”. Đúng là cỡi trên lưng con lạc đà thì quá đã! Thời gian Hành ra ở phòng ngoài (phòng bệnh nhân điều trị) anh nhờ mấy bà thiện nguyện mua dùm thuốc lá và hút liên miên, hút đã đời... mà bây giờ chẳng có ai gần bên cằn nhằn, cấm đoán nữa! (như người yêu cũ thuở xa xưa ở Đà Lạt, nàng phụng phịu, hờn dỗi nhăn mặt nhíu mày). Hành không hiểu sao mấy lá thư mình gởi đi cho Hồng Hạnh từ mười tháng qua, lại bị trả về với ghi chú: "Không có tên nào ở điạ chỉ nầy".
                          Ở đây có bà Louise thích “chăm sóc đặc biệt” cho các chàng "độc thân vui tính và đào hoa" như Hành nhất. Lâu lâu, bà ta đẫy anh vào phòng tắm gội đầu, lau mình, rồi dần dần bà thân mật vui vẻ “tắm rửa” kỳ cọ kỹ lưỡng, tay bà mân mê kích thích đủ thứ nơi chỗ kín đáo, rất nhột nhạt phừng phưng và nhúc nhích cụ cựa kia. Đám sinh viên sĩ quan "yếu ốm" rất sợ, vì cái tính dâm kinh khủng của bà. Bà hỏi Hành:
                          - Thích “massage therapy” ở chỗ đó đó hoài không?
                          - Ô lá là... Ai... ái!
                          Hành mệt mỏi nằm ở bệnh viện Hurlburt # 1 hơn bốn tháng. Một hôm, từ ở bệnh viện mới (cũng gọi là Hurlburt Hospital # 2). Người ta dời Hành về Hurlburt Hospital # 2. Ở đây sướng lắm! phòng ốc riêng cao ráo, có một cửa lớn, một cửa sổ thoáng mát. Hành có thể đứng ngắm rặng núi mờ mờ xa xa, góc kia anh nhìn mặt trời lặn xuống đường chân trời, mà không sợ làm phiền ai. Mỗi phòng hai người, đầy đủ tiện nghi, trang bị tối tân. Giường loại mới có nút bấm tự động, để mình tự điều khiển giường cho mình ngồi lên cao, hoặc nằm xuống thấp an toàn theo ý thích, khỏi cần nhờ trợ y giúp đỡ. Có chuông điện trên góc giường. Có ti vi, toilet... kế sát bên chiếc bàn nhỏ, có tủ quần áo, đồ dùng sạch ơi là sạch.
                          Hành nằm dưỡng thương riết, khổ sở nhất là sự ngứa ngáy da non từ bên trong lớp băng bột dày cui, không biết làm sao để gải cho đã ngứa, anh nằm dài thân một bên muốn tê bại người như thế quá ê ẩm. Nhiều tháng sau họ đã cắt bột chung quanh bụng Hành, và chân phải, chỉ còn bó bột ở trên cánh tay phải. Thế nên, mỗi lần muốn di chuyển đi dâu, Hành chỉ cần tựa người trên chiếc xe lăn, hoặc cây nạng thong thả đi một mình. Vã chăng, cái số kiếp Trời gieo trong đời mình phải cưu mang cái “định mệnh sầu đắng” rồi hay sao!? Vì chiều hôm đó như thường lệ, Hành từ giường đang nằm, anh ngồi dậy rồi đứng lên nhảy cò cò để vào toilet, do yếu bên chân trái, cũng ỷ y hoặc vô ý, nên anh bị trượt té. Chân phải bị thương lại đập rất mạnh vào bồn cầu, khiến nó sưng tấy lên liền, đến nỗi chật cứng ống quần pirama, nguyên cái chân phình to và "nẩy nở" nhanh đến khiếp!
                          Nghe tiếng động mạnh, mọi người chung quanh gần bên Hành liền hớt hãi chạy vào. Họ đỡ Hành nằm lên giường. Y tá, bác sĩ, bu quanh anh khám nghiệm. Họ mang Hành đi chụp X Ray, chích cho mấy mũi thuốc khiến anh đã ngủ vùi. Vài ngày sau, bác sĩ trưởng khoa điều trị đến. Ông nói:
                          - Tôi thấy cái đùi của anh vừa chớm lành, nay bị gãy tung ra hết rồi. Cánh tay của anh nữa. Anh sẽ không đi đứng bình thường, sẽ bị tật.
                          - ...
                          Sau nầy anh có muốn đi bay lại không?
                          - Sure!
                          - Vậy thì anh mổ lần hai, nhưng anh phải cẩn thận hơn, thì sau nầy về quê nhà, tôi nghĩ anh vẫn còn khả năng đi bay được. Anh nghĩ sao?
                          Một liều, ba bảy cũng liều thôi, cái mạng nầy cùi từ khuya rồi, cần chi sợ lở nữa, nên Hành vội vã gật đầu cái rụp.
                          - Nếu anh đồng ý. Hãy ký tên vào tờ cam kết.
                          Không ngại ngần anh cầm bút ký cái rẹt. Thế là sau khi cho thử nghiệm đủ mọi thứ, họ chở Hành đến trung tâm chỉnh hình. Y tá lột hết quần áo, làm vệ sinh, xoa thuốc tím lên những nơi sắp mổ. Họ đắp lên người Hành tấm drap trắng tinh, thơm thơm mùi thuốc sát trùng. Họ cột đầu tóc Hành bằng chiếc khăn trùm kín mít. Họ cho anh nằm lên bàn mổ. Hành nằm ngửa nhìn sửng sốt năm cái đèn sáng choang. Hai bên toàn những dụng cụ mổ bằng loại inốc bóng loáng, đủ thứ máy móc tối tân với kéo, kềm, búa, cưa, kim chỉ... Y như là một xưởng kim khí, hay xưởng hàn gì đó. Chứ không phải là bệnh viện. Nhìn mấy miếng bạch kim (platinum) cùng một hàng ốc vít (jewett screw). Toàn thân anh bây giờ đã có giá trị kim tiền (platinum), "mình an toàn cất dấu về sự giàu có để kín đáo giữ của quý nặng ký trong người", không sợ ai phát hiện mà ăn trộm ăn cướp những miếng bạch kim nầy, là cái chắc! Một tuần sau, đến phiên mổ cánh tay phải, họ cũng làm tương tự chu đáo tỉ mỉ như trên. Tuy trong thân thể anh bây giờ đã giàu xụ, nhưng anh cảm thấy chán nãn tột cùng cho kiếp phù dung.
                          Thời gian nằm ở mấy bệnh viện Hành đọc nhiều bài, nghe cũng quá nhiều chuyện tiếu lâm, vui hết biết. Nhưng có chuyện tiếu lâm nầy, khiến Hành ngao ngán phì cười, sao nhân vật chính trong truyện ấy không phải là tôi nhỉ: “Có một ông đang đi máy bay thì mắc mót ỉa đái gì, chả biết! Ông liền bần thần chạy tới chạy lui, nhưng toilet Nam đều có người dùng. Một nữ tiếp viên cảm thấy hơi ngại cho cha này, cô sợ ông ta “vãi” ra đấy những bãi mìn, thì thúi um cả làng, làm sao mà nữ tiếp viên bốc hốt dọn dẹp cho xuễ! Thế nên nữ tiếp viên thương “tình cảnh éo le” của ông ta, cô bèn cho ông ta vào nhà vệ sinh nữ, tiếp viên mỉm cười, kèm theo lời dặn dò cẩn thận:
                          - Ông đừng nhấn nút bậy bạ, nguy hiểm nha.
                          Ông ta không nhớ nghe lời vàng ngọc, sau khi thoải mái làm nhiệm vụ thải chất xú uế ra ngoài xong, ông liền nhấn nút W W (viết tắt của chữ Warm Water là nước ấm), một làn nước ấm áp dễ chịu liền xịt vào chỗ ông vừa bài tiết.
                          Ông này thì thầm:
                          - Đàn bà sao sướng thế…
                          Ông bèn nhấn tiếp nút thứ 2 có chữ W A (viết tắt của chữ Warm Air nghĩa là khí ấm), một làn khí ấm áp sấy khô, chỗ cần làm khô của ông ta.
                          Ông ta huýt gió vui vẻ:
                          - Trời ạ! thế giới này còn có những chuyện thế à?
                          Ông ta nhấn tiếp cái nút có chữ P P (viết tắt của chữ Powder Puff nghĩa là xịt bột thơm). Một làn bột nhẹ nhàng bắn ra, làm thơm tho cái chỗ đó. Cuối cùng, không ngăn được tò mò, ông ta nhấn vào nút có chữ A T R!!!
                          Tỉnh dậy thấy nằm trong bệnh viện, cha nội ấy hét tướng lên.
                          - Sao tui ở đây? Tui nhớ là tui đang ở trên máy bay mà?
                          Cô y tá trả lời:
                          - Thì đúng vậy! Sau khi ông hưởng hết những hạnh phúc trong phòng vệ sinh, ông đã táy máy nhấn lầm cái nút ATR (viết tắt chữ Automatic Tampon Remover) nghĩa là: tự động gắp băng vệ sinh ra. Thế nên bây giờ ông đã làm cho “của qúy của ông” ngao du ở dưới bốn cầu, ông đau đớn nằm chóc ngóc nơi đây, sẽ hiu quạnh đời trai buồn bã! Họ cẩn thận dặn dò ông trước rồi, nhưng ông không nghe lời. Xin lỗi!
                          ***
                          Phi Hành sống âm thầm, buồn lặng đầy nhớ nhung trường cũ, nhớ về những ngày tự do còn khoẻ mạnh. Khi anh có thể lái “con chim sắt” cùng mình chắp đôi cánh, tự do vẫy vùng trong bầu trời thênh thang. Cuộc sống hào hùng nầy luôn vẫy gọi, níu kéo mình muốn quay về bến mơ từ thời vàng son xưa cũ ấy. Hành siêng viết mỗi ngày một lá thư, gởi nhiều quà cáp hình ảnh từ khi anh mới sang Mỹ, lúc trở về USAF, sau khi anh bị thương đến Trân Thư. Nhưng, ở đời luôn có cái “nhưng, bị, tại, vì, do...” đầy bất nhân bám riết đời anh, tại sao thế nhỉ!?
                          Dạo xưa, trước khi anh chưa bị “xệ cánh”, thì ít nhất mỗi tuần anh nhận được hai lá thư của Trân Thư từ Việt Nam gởi sang Mỹ, nàng kể biết bao chuyện vui, liên tục "rền rĩ nhớ thương anh", cam kết hứa hẹn đủ thứ chuyện yêu đương đầy ứ. Nhưng mà... sau khi Trân Thư xem nhiều hình Hành bị thương... bị gãy tay, gãy chân nằm bệnh viện, mất một ít “của quý” đến ngày nay… một năm rồi, thì hầu như sự liên lạc thưa thớt dần dần, Trân Thư đã tỏ lộ nhạt nhẽo, hững hờ, trống vắng, rồi mất hút luôn. Trân Thư chẳng còn tha thiết đậm đà thăm hỏi, mà trở mặt làm ngơ, coi bẽ bàng vô duyên sao đâu.
                          Hành thật buồn. Người ta nói: “xa mặt cách lòng” cũng đúng, càng đúng hơn khi “con người ấy” hững hờ tàn nhẫn quay lưng, vô nhân đạp trên đớn đau người khác, mà xéo bước... “Ai mà phụ nghĩa quên công. Thì đeo trăm cánh hoa hồng, chẳng thơm”. Hành hiểu tình đời thường trắng trợn và bạc bẽo đến thế! Mém chút nữa thì anh “ca” bài thơ hát nói cho Trân Thư nghe:
                          Mưa Thu vần vũ hiên lầu.
                          Đôi ta thấm lệ nỗi sầu hoen mi.
                          Kẻ Nam người Bắc làm chi.
                          Buồn trêu ngọn cỏ tình si hỡi chàng.
                          Tình yêu đã chết
                          Nhớ thương về tôi viết một đôi hàng.
                          Lưng tròng mắt lệ nhỏ giọt đường trăng.
                          Tàn mộng ước băn khoăn nơi đất tạm.
                          Bước giang hồ gập ghềnh muôn dặm.
                          Kẻ lữ hành gian khổ khắp nơi.
                          Lặng lẽ tim đau không thốt nên lời.
                          Chàng lãng tử bị phụ rồi hôm đó.
                          Vẳng nghe tiếng âm vang trong gió.
                          Những đêm dài than thở thương đau.
                          Tình ơi đã chết từ lâu...
                          (3)
                          *
                          Tình Hoài Hương
                          (1) Trần Văn Minh
                          (2) Kha Lang Da
                          (3) Tình Hoài Hương
                          ***

                          Tình Hoài Hương
                          Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
                          Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-08-2019, 09:22 PM.
                          Bút trần nào tả được lưu luyến!
                          Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                          Tình Hoài Hương

                          Comment


                          • #28
                            Huấn Luyện Phi Hành
                            Phần Thứ Ba
                            Chương 22

                            Anh Tôi: Phi Công Xịn Bị... "Say Sóng"(Travel Sick)
                            Tình Hoài Hương
                            ***



                            Anh Thiệu khi đã hoàn tất tốt đẹp trong chương trình sinh viên sĩ quan Không Quân Việt Nam đi du học (1963) về việc "Học Bay" ở Hoa Kỳ, và anh đã vinh sang hãnh diện ung dung trở về quê hương, anh cũng như bao người trai khác "khi tổ quốc lâm nguy, thất phu hữu trách", họ có bổn phận mang trọng trách trên vai từ người trai thời chinh chiến cần phục vụ cho tổ quốc; anh tận tụy với quê hương, yêu tha nhân cũng như thương chính tình mình.
                            Anh ưa kể lại cho các anh chị em Hạnh nghe những chuyện vui nhiều buồn ít, và vất vả nhọc nhằn thì ôi thôi... kể sao cho xiết trong thời gian anh huấn nhục: Nói chung anh kể chuyện rất hấp dẫn, hóm hỉnh, có duyên, thú vị và thu hút, quyến rũ người nghe cứ ngẩn ngơ, và cười vui thoải mái hân hoan hãnh diện khi có anh đến không ngờ... Nhưng có điều anh vui thích nhất, luôn ghi nhớ và anh ưa nhắc đi nhắc lại khi hàn huyên tâm sự: Ấy là lần “đầu tiên trong đời bay của mình” thật là sảng khoái, hân hoan và vui vẻ biết chừng nào! Anh nói:
                            - Hôm ấy ông thầy lái chiếc phi cơ bay vút lên trời, thầy làm đủ thứ trò, thầy biểu diễn những pha bay ngoạn mục rất tuyệt vời, và sành điệu hết biết. Nào là:
                            - Bay ngược.
                            - Bay vút lên.
                            - Lộn vèo xuống.
                            - Quay tít những vòng bay tròn.
                            - Vút lên cao.
                            - Đảo ngược lại.
                            - Chổng đầu xuống đất. Vân vân… như thi-sĩ Không-quân Kha Lăng Đa đã chí lý diễn tả khi bay bổng, nhất là khi đáp:
                            Rất nhiều kiểu đáp xảy ra hàng bữa
                            Đáp ban ngày và đáp cả ban đêm
                            Nhiều anh đáp bình tĩnh lại êm
                            Nhiều bạn đáp ôi thôi như trời giáng
                            Có cao thủ nghề bay đà dày dạn
                            Đáp sao mà trông sướng đến muốn rên
                            Lúc tách đao để hai cẳng hai bên
                            Rồi chân giữa mới từ từ hạ xuống

                            Trường bay của US Navy mỗi tuần nhận vô một lớp, và cũng cho ra trường một lớp. Mỗi ngày, trong hai tuần đều đặn, anh Thiệu đều có chuyến bay thực tập chung với thầy. Cho đến một hôm, sau khi đáp xuống một sân phụ, thầy bảo:
                            - Dừng lại. Anh hãy vào bãi đậu.
                            Thầy thản nhiên đeo dù, bước ra cửa buồng lái, và bảo:
                            - Anh có thể cất cánh bay solo rồi. Hãy bay đi, đáp đúng ba lần. Không được “knock out” à. Nhớ trở lại đây đón tôi về. Good luck!
                            - OK. Thank you.
                            Anh cảm thấy sợ, cũng run rẫy lo lắng thấy bà ấy chớ, anh ráng hết sức gò mình mà bay lượn trên không trung. Tuy nhiên sau đó anh thấy hơi yên tâm, mừng rỡ và thích thú lắm! Đó là một ngày hân hoan “trọng đại” sung sướng vô cùng. Một mình. Một cánh chim. Một hoài bão. Một dự tính. Một lý tưởng hoài mong. Tất cả đều là của riêng ta trong tầm tay. Một bầu trời mùa Xuân tươi mát và phóng khoáng tự do lả lướt vô vàn. Anh vẫy vùng một mình trên bầu trời thênh thang, tự do thoải mái toan tính chuyện ước mơ sông hồ... cho thoả chí tang bồng hồ thỉ nam nhi. Qua ba vòng bay lả lướt và điệu nghệ muốn lát mắt người xem dưới đất kia, anh đáp phi cơ xuống an toàn. Rồi anh đã bay lên lại để đi đón thầy. Hai thầy trò mừng rỡ cùng nhau “chia sẻ hạnh phúc để huy hoàng” trở về căn cứ.
                            Theo thông lệ, chiều tối hôm đó tất cả khóa sinh đều mặc đồng phục kaki vàng, cà vạt đen, tất cả mọi người hẹn nhau đến câu lạc bộ. Nơi đây, thầy dùng lưỡi lê (loại dao ngắn trang bị cho phi công) cắt đứt cà vạt của khóa sinh, tượng trưng cho "sinh viên sĩ quan Không-quân-Ta" đã có khả năng tuyệt vời toàn hảo mà thoát khỏi sự “dùng dằng níu kéo” của trái đất. Theo tục lệ, chiều ngày được thả solo, sau khi thầy cắt cà vạt rồi, thì mấy khóa-sinh sinh-viên sĩ quan Không-quân cùng flight “được” lật ngửa, họ nắm hai tay, hai chân khóa sinh "thành công & trưởng thành" mà quăng xuống hồ bơi của câu lạc bộ. Anh là người đầu tiên tốt nghiệp trong khoá học với mười sáu giờ bay solo. Ông thầy đã vui vẻ không ngần ngại bỏ tiền túi ra đãi cả lớp một chầu bia Budweiser, chuyện trò thân thiện, hoan hỉ quá chừng.
                            Dù được cấp bằng tốt nghiệp trước tiên, anh Thiệu phải ngồi đó “tà tà vui chơi xơi nước”. Chờ đến khi nào có đủ năm khoá sinh tốt nghiệp, thì họ mới gởi mình qua căn cứ khác; để tiếp tục thụ huấn giai đoạn 2.
                            ***
                            * Có nhiều lần Hạnh cảm thấy thú vị (khi được anh trai cho phép em đọc điều ghi trong sổ tay của anh, về mục anh tuân thủ những điều thầy đã dạy): Hạnh thích nhất ở đoạn:
                            Đợt 37.-
                            - Nếu động cơ bị trục trặc, phạm một lỗi nào đó, tuy rất nhỏ, cũng dễ gây ra tai nạn. Dù vậy các anh vẫn kiểm soát chung quanh phi cơ, đường băng, coi có những vật cứng gì rơi rớt không. Anh phải xem xét điều nầy: ví dụ đinh, sỏi, đá, thuỷ tinh… Vì, tuy vừa quay chong chóng chuẩn bị bay tầm thấp, nhưng đôi khi những thứ ấy cũng bị phi cơ hút phải: đất, cát, nước, rác… hoặc những vật nhỏ khác nữa. Mình không thể coi thường dù vật nhỏ đó, nhưng chúng có thể bị hút vào động cơ, khi máy bay chạy lướt qua trên đường băng, sẽ dễ gây ra tai nạn kinh khủng ở trên không, mà không thể nào ngờ.
                            Hạnh thích, vì nó đúng và chính xác, phải cẩn thận tối đa.
                            Đợt 38.-
                            - Tất cả khoá sinh bị loại, sau đó ít lâu đều phải ra Hội Đồng (Board) giám định. Buồn thay, đa số các khóa sinh bị loại, (vì lý do ghi trên), có khi phải phiền não chuẩn bị tinh thần khăn gói về nước. Nhưng cũng tùy theo nhu cầu khi nào thuận tiện, họ sẽ theo học các khoá huấn luyện, được tổ chức trong nước như: “Quan Sát Viên”. “Điều Hành Viên”. “Phòng Thủ”, v.v… Hoặc họ được thuyên chuyển sang Bộ Binh (nếu là sĩ quan). Hay họ tiếp tục theo học giai đoạn 2, tại trường Sĩ-quan Trừ Bị Thủ Đức, (nếu là sinh viên sĩ quan).
                            Riêng một số khóa sinh bị loại, nếu có ai may mắn gặp ngay khoá “Không Phi Hành” đang tổ chức trong thời gian ấy tại Hoa Kỳ, thì họ sẽ được chuyển đi tiếp tục theo khóa học ghi trên. Hầu hết 99% các khóa sinh này đều có hạnh kiểm tuyệt vời, đạo đức, học lực cao, được các IP (Instructor Pilot) nhận xét tỷ mỷ và chu đáo, phê chuẩn họ vào hạng giỏi.
                            Đợt 39.-
                            Các khóa "Không Phi Hành" thường là:
                            - Kiểm Soát Không Lưu (Air Traffic Control - ATC): Khi mãn khoá trở về nước, họ sẽ làm việc tại các đài kiểm soát (tower) của phi trường. Nhiệm vụ chính của họ là: điều khiển phi cơ cất cánh và hạ cánh. Cũng như họ thông báo các dự đoán thời tiết khá chính xác.
                            - Weapons Controller - WC: Đây là khóa học về Hỗ-Trợ Không Hành (Air support) và Điều-Hành Không-Chiến (Air Defense). Các khoá sinh được huấn luyện cách hướng dẫn bằng Radar, tại Tyndall AFB (Florida, và điều nầy hoàn toàn không liên quan gì đến kiểm soát vũ khí cả).
                            - Sau khi tốt nghiệp, họ được gọi là Sĩ Quan Điều Không. Họ sẽ phục vụ tại các Đài Kiểm Báo như: Panama (Sơn Trà - Đà Nẵng). Paris (Tân sơn Nhứt). Pyramid (Ban Mê Thuột). Peacock (Pleiku). Paddy (Cần Thơ).
                            - Nhiệm vụ chính của sĩ quan WC là hỗ trợ không hành (air support), và điều hành không chiến (air defense), được gọi là đều hành không-lưu. Họ làm việc tại các trung tâm và đài radar.
                            - Riêng khóa sinh không-lưu là Air Traffice Control, thì họ làm việc tại các Tower, và được gọi là sĩ quan kiểm soát không lưu.
                            ***
                            *.- Nhân tiện nói chuyện “vất” bạn xuống hồ bơi... anh Thiệu đã nói bổ túc thêm cho Hạnh nghe về sự việc đã xảy ra năm năm sau đó -(lúc ấy anh Thiệu đã rời trường học bay):
                            - Khi được thầy thả Solo, các khoá sinh đều được bạn “thảy, vất” mình xuống nước, để "rửa cánh bay" cho sạch sẽ, chẳng còn vướng bụi trần. Đây là một tập tục, được xem như truyền thống cuả Không-quân; nhớ em nhé -không thể thiếu-
                            * Tuy nhiên, có một chuyện không may đã xảy ra tại Fort Wolters (Texas): Một khóa sinh Không-quân Việt Nam tên là Nguyễn Phương Nghị, thuộc Class 70 - 46 A2. Anh Nghị được thả Solo TH-55. Trên đường về nhà, xe Bus dừng tại khách sạn Holiday Inn, thuộc thành phố Mineralwell. Khoá sinh Nguyễn Phương Nghị được các bạn cùng Flight đã vui vẻ nắm hai tay và hai chân anh ta, để “vất” anh Phương Nghị xuống hồ bơi của khách sạn Holiday Inn, mà rửa cánh bay. Nhưng chẳng may không thể hiểu vì sao Nguyễn Phương Nghị bị tử nạn. Hôm đó là ngày 19 tháng 06, năm 1970 thật đau buồn cho giới Không-quân nói chung, và cho gia đình anh Phương Nghị nói riêng. Câu chuyện này do anh Đặng Vũ Hà chỉ nghe nhiều người kể lại, và anh Hà cho anh Thiệu hay tin, anh Thiệu ngậm ngùi ghi vài hàng vô nhật ký.
                            *.- Đối với hai anh khóa sinh Việt Nam bị ói mửa tùm lum: thì có một anh sau này ra trường thủ khoa (hạng nhứt): Student of the week. Đó là anh Sammy Võ Văn Trương.
                            *- Trong thời gian học T-34 năm 1966, Nguyễn Thành Trung không bay solo được, vì ông thầy thấy Trung quá nhát. Trong thời gian chờ đợi thủ tục rời NAS, Trung mặc lễ phục đến gõ cửa văn phòng của ông Tướng, Trung năn nỉ xin xỏ… hầu mong mình có cơ hội trở lại trường bay. Ông Tướng đã tiếp anh ta, ông có chấp nhận với phần ghi chú: “Phải giúp đỡ khóa sinh nầy cho đến khi anh ta ra trường”. (1).
                            *.- Trường hợp Nguyễn Cao Hùng: là giỏi số 1 về điạ huấn ở trong lớp; (gồm có 26 khóa sinh). Anh Hùng bay T-34 rất giỏi. Một chuyện về anh Hùng có thật ghi sau: Một hôm đang tắm biển Pensacola Beach, anh Hùng thấy có một cậu bé bị sóng biển và nước cuốn ra khơi. Ở trên bờ biển lúc đó rất đông người, nhưng họ chỉ đứng nhìn, không có một người Mỹ nào dám bơi ra biển cứu em bé hết́. Lúc bấy giờ anh Hùng rất cam đảm liền nhào xuống biển, vội vàng bơi tới để cứu em, anh Hùng bế em bé vào bờ. Sau lúc ấy thì toán cấp cứu biển mới đến cứu nguy. Báo chí điạ phương đã đăng tin, nếu em bé còn ở dưới nước độ mươi giây nữa, thì không có phương chi có thể cứu em bé “hồi sinh”. Anh Hùng được ông Tướng ra chỉ thị cũng giống như anh Trung. (1).
                            ***
                            *.- Về việc "Say Sóng" (Travel Sick) trong bầu trời gió lộng, thì chỉ khi nào [anh trai của Hồng Hạnh (dù bấy giờ anh Thiệu đã là... Thiếu-tá Không-quân rồi)], anh đi tàu thủy, hoặc xe lửa, mà anh ấy ngồi trên xe không tự do mình lái, hoặc anh ngồi trên tàu thuyền mấy ngày liền, thì anh ấy bị chóng mặt ói mửa triền miên. Ngoài ra khi anh ấy tự lái máy bay bay vun vút đi khắp bốn vùng chiến thuật, vậy mà anh ấy không hề bị ói mửa gì! Thế mới lạ lùng. Sau nầy cũng vậy, nếu bạn anh Thiệu lái máy bay quần lên quần xuống, quay mòng mòng, đảo qua lại để bay hành quân, chỉ một lát sau anh Thiệu cảm thấy quá chóng mặt, dường như "say xỉn trên bầu trời gió lộng" là tất nhiên anh Thiệu bị ói ra mật xanh mật vàng. Bạn cười anh Thiệu quá trời.
                            Ngày anh Thiệu bị đi tù “cải tạo”, anh ngồi trong chiếc tàu thủy lớn di chuyển tù từ trong miền Nam ra ngoài Bắc, thì anh ấy cảm thấy quá ngao ngán, nhưng lạ lùng là anh không bị ói, mà khi anh Thiệu lên bờ, thì anh vẫn còn có cảm giác chóng mặt, cả người anh cứ dật dờ lâng lâng, như mình đang bay bồng bềnh bay bổng trên mây trắng trời xanh, toàn thân anh Thiệu sàng sàng, y như là anh vẫn ngồi trên tàu thủy đang chạy trên sông nước vậy. Rồi mười hai năm sau lúc đoàn tù đi xe lửa chuyển tù từ Bắc về lại trong Nam, hơn bốn ngày mới tới trại Hàm Tân; về tới trại tù rồi, mà lúc nằm ngủ trên vạt giường tre, cả thân anh Thiệu cứ sàng sàng, lâng lâng, bay bổng, lửng lơ, giống như anh ấy đang ngồi trên xe lửa vậy.
                            Khi vượt biên đi tàu nhỏ bị sóng nhồi, anh ói tới mật xanh luôn, đắng nghét cổ họng. Coi như anh ấy bị say sóng, hay tiếng Anh gọi là Travel Sick, chứ không hẳn là SEA Sick. Nghĩ thật tức cười là khi ở Mỹ, nhiều lần anh Thiệu đi chơi ở mấy chỗ giải trí, như ORLANDO có chiếc xuồng đưa qua đưa lại, lên thật cao và đột nhiên rớt xuống thấp "cái độp", anh Thiệu vẫn muốn "thi gan cùng sóng gió", anh muốn "thắng" bản thân, phải đi một lần cho biết cảm giác bây giờ mình có khác ngày xưa ra sao? Khi chiếc xuồng dừng hẳn lại, anh xuống đất rồi, anh vẫn cảm thấy choáng váng, ngất ngư, tóc tai dựng đứng, mặt mày anh xanh lè.
                            Hồng Hạnh tủm tỉm cười cười, thân ái hỏi anh trai:
                            - Em rất ngạc nhiên: Tại sao khi anh lái phi cơ, thì anh không bị say, "say sưa" với gió núi mây ngàn gì đó? hay anh không bị ói? Mà anh lái tàu bay tỉnh bơ? Sao có chuyện kỳ lạ như vậy, hở anh?
                            - Tự mình ngồi lái thì không sao mà em. Anh giải thích nè: Khi anh tự lái phi cơ, tức là mình ngồi đúng ngay ở trung tâm, nên nó chuyển động không nhiều. Em hãy tưởng tượng như cái kéo vậy nhe. Anh ngồi ở ghế lái phi cơ, tức là anh đang ngồi ở ngay giữa cái trục của cái kéo, tất nhiên cái trục thì nó đứng yên một vị trí cố định, không di động. Còn người khác (em hoặc hành khách) là ví như họ đang ngồi ở trên lưỡi kéo, hoặc ở đầu mũi kéo. Nên em thấy lưỡi kéo hay mũi kéo thì nó luôn di chuyển: ra, vô, nhấp nhấp từng bước xê dịch; em coi dễ sợ chưa?
                            - Nghĩa là...
                            - Anh nói vậy em có hiểu không? Ví dụ nè: khi em cầm cây kéo để cắt giấy vậy mà - Em ngồi lái phi cơ, tức là em ngồi ở ngay cái trục giữa của hai lưỡi kéo. Khi em nhấp cái kéo, thì cây đinh nó chỉ nhích một chút xíu, còn lưỡi kéo nó phải nhúc nhích liên tục, để giăng hai lưỡi kéo ra rộng ghê chưa.
                            - Vậy là em hiểu rồi, khi lái phi cơ thì mình ngồi chính xác ở cái thế rất cân bằng.
                            - Phải. Đó là lý do anh chưa dám đi cruise là vậy. Nếu mình đi mà cứ "thấp thỏm lo âu chập chờn lâng lâng lo lắng vì sợ ói mửa", thì còn ra thể thống gì mà vui vẻ gì với "trui triết" hả?
                            - Em nghĩ: không có sao đâu anh, vì trên tàu (Cruise) to đùng như một thành phố, ở đó giống như mình nằm trên giường, êm ru hà. Khi anh lên bờ, em đoán chắc có lẽ anh cũng có cảm giác “nhập tâm” mình hơi sàng sàng, nhẹ lâng lâng chao đảo một xí thôi. Còn riêng em đã đi cruise không hề hấn gì cả!
                            Có lần Hạnh tò mò hỏi anh trai:
                            - Tại sao người ta không dùng “Trưởng-phòng Hành Quân”, “Trưởng Phòng” v.v... mà lại dùng chữ “Sĩ Quan”? Thì họ chính là sĩ quan mà?
                            - À… Sau nầy chính phủ đổi danh xưng, chữ: “Trưởng Phòng” là để dành cho cấp lớn hơn. Thí dụ ngày xưa người ta dùng “Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn”. Nhưng sau nầy họ đổi lại là “Phi đoàn Trưởng”, “Phi đoàn Phó”, “Sĩ quan hành quân”, “Sĩ quan huấn luyện”, “Sĩ quan An phi”, và 3, (4) Phi đội, đứng đầu là “Phi-đội-trưởng”.
                            Hạnh đã mỉm cười:
                            - Cám ơn anh. Em đã thấu hiểu.
                            Không biết vì ai?! Vì NAS, vì chiếc lá B-k-n- dễ thương chao lượn bên bờ biển cát trắng soãi mình trong nắng hanh vàng, đã chôn chân mình ở nơi nầy? NAS Pensacola, NAAS Saufley Field VT-1 và Whiting Field VT-3 ư ?! khiến Hồng Hạnh gợi nhớ “người ấy” và mình đã nhớ rất nhiều kỷ niệm lãng đãng trôi đi trôi về tự thuở xa xưa. Hạnh thinh thích muốn trao tặng chàng bài thơ:

                            Ngày đó anh quang vinh.
                            Học xong bước đăng trình.
                            Con tàu vút trời xanh.
                            Lả lướt đường bay lính.
                            Trên phi đạo đa tình.
                            Cánh bay chói bình minh.
                            Dọc ngang đời phiêu lãng.
                            Bay bướm anh đời lính.
                            Em áo tím xinh xinh.
                            Ôm mộng mơ thật tình.
                            Ngày đó em lính quýnh.
                            Không dám tỏ lòng mình.
                            Chân thật và lặng thinh.
                            Mắt ướt lệ lung linh.
                            Vô tình trăng Tố Nữ.
                            Nên lặng lẽ một mình.
                            (2)
                            * * *
                            (1) do anh DHB cho tin.
                            (2) thơ Tình Hoài Hương
                            *
                            Tình Hoài Hương
                            Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
                            Last edited by Tinh Hoai Huong; 11-21-2019, 10:20 PM.
                            Bút trần nào tả được lưu luyến!
                            Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                            Tình Hoài Hương

                            Comment


                            • #29
                              Bài viết sai lạc , không giá trị.

                              Nguyên văn bởi Tinh Hoai Huong View Post
                              Huấn Luyện Phi Hành
                              Phần Thứ Ba
                              Chương 22


                              Xệ Cánh Bay


                              Phi Hành muốn thân thiện, trầm ngâm kể lại câu chuyện có thật trong “đời phi công hụt” cho các bạn & “cố nhân” lặng lẽ lắng nghe, mà bùi ngùi đồng cảm, ân cần ngồi lại chia sẻ với mình, như người bạn đường tri kỷ kỳ phùng. Chuyện đau buồn như sau:

                              Ngày 19 tháng 7 năm 1967, đúng 3 giờ chiều. Hành mặc chiếc áo bay, đội mũ bay, ôm cánh dù nặng trịch, tay cầm bản đồ, đèn bấm đi check mấy cục than dẫn điện coi có bị gì không, anh sợ rằng nếu bị mất lửa thì khi mở máy nó sẽ bị ngộp xăng. Kiểm soát cẩn thận xong xuôi đâu đó, Hành chờ giờ TOT (time on target) chính xác xong anh mở máy, cánh quạt quay, luồng khói xanh bùng lên khi động cơ nổ. Hanh rung đùi, dẫu sao thì mình vẫn khoan khoái vui vẻ hãnh diện, vì:

                              Lóp ngóp bơi trong áo rộng thùng thình
                              lại cứ tưởng rằng mình bảnh, mình chi rằng đích thực
                              mình giây
                              Cho nên nó mới ra cái nông nỗi này:
                              Nhác xem phi lệnh có tên đà run như cầy sấy
                              vừa mới thấy có mang: nào bom, nào hỏa tiễn,
                              nào đạn ca nông
                              không rét sao mà chưn lẩy bẩy
                              gặp ai cũng ỉ ôi năn nỉ: Mầy, mầy đi giùm tao
                              dù vẫn biết chẳng thằng nào nó khứng
                              đành nai lưng mũ vác mũ ra tàu
                              nhớ anh cơ trưởng ảnh bế ảnh bồng ảnh thả
                              vào trong cốc-pít
                              mặt nạ dưỡng khí mang vào thì hì hà hì hít
                              hít thật nhiều vì cảm thấy thiếu hơi.
                              (1)

                              Hành lái phi cơ đến đầu sân và standby để xin phép rời phi đạo. Đèn phi trường nhấp nháy trong phòng lái đèn lân tinh quay qua quay lại long lanh. Hành trang bị đủ mọi thứ cần thiết xong, anh hân hoan vui vẻ cất cánh bay cùng với ông thầy. Bay được vài ba giờ, thầy kêu Hành quay trở về sân bay. Lúc đó có hai chiếc A.1.E khác đang chờ. Thầy bảo:
                              - Anh cứ tiếp tục làm phi-đội-trưởng, hướng dẫn hai chiếc phi cơ kia đi ra Range, để thực tập. Anh bay solo! Chúc may mắn và bình an.
                              - Cám ơn thầy.

                              Thế là thầy xuống khỏi phi cơ. Khi tay lái đã được điều chỉnh chính xác, ấy là lúc phi cơ bình phi, là người phi công được thảnh thơi nhàn hạ khoan khoái tí chút. Cùng bay với Hành hôm đó có bạn Linh, và Hạ, cả nhóm sắp hàng chờ anh. Khi cất cánh xong, Hành nghe số 2 và số 3 báo là họ đang bay sát theo Hành. Anh yên trí dẫn họ ra đi làm các thao tác được qui định. Sau khi Hành ném hết bom, bắn hết đạn. Phi cơ của Hành xăng còn ít thôi, thì anh báo cho hai bạn biết, và dẫn họ về. Đến gần sân bay, anh báo tin cho Hạ đáp xuống trước, phi cơ Hạ đang tà tà rề rề… rẽ về đường Taxiway. Bấy giờ đến phiên Linh đáp xuống phi đạo, nhưng anh ta đáp thật gần, và chậm quá sức.

                              Phần Hành đang bay sà sà trên đầu phi cơ của Linh. Nhìn bao quát anh thấy rõ những ngôi nhà to, những loạt đèn lung linh lóng lánh đủ màu sắc nhấp nhô, những con đường sóng lượn quanh thành phố, kể cả vô vàn chiếc xe hơi đủ màu đang ùn ùn chạy đi chạy về, khiến anh rợn người toát mồ hôi, hoa cả mắt. Bỗng dưng anh chợt nhớ tới bài thơ “Phi Đạo”:
                              Có nhiều cậu học trò còn luống cuống
                              Mới “sô lô” thấy phi đạo đã run
                              Tháo mồ hôi trống ngực đập lung tung
                              Mới va chạm đã bung ào một cái!!

                              Lắm bạn bỏ bay lâu thì cũng vậy
                              Đáp bị bung khi mình chẳng muốn bung
                              Mới đầu thì nghe tức tối quá chừng
                              Đáp vài cái lấy lại ngay phong độ

                              Những anh Mẽo lái tàu to quá cỡ
                              Đáp cái nào cũng tóe lửa thấy ghê!!
                              Tạo tiếng kêu kít kít đến phát ê
                              Thân phi đạo rung rinh như muốn vỡ

                              Các bạn ơi! đừng bực mình nhăn nhó
                              Những khi sân có đèn đỏ xi nhan
                              Phải chờ cho cờ lia chớ vội vàng
                              Đừng đáp đại ắc xi đăng đấy bạn!
                              Nếu kẹt quá thấy mình cần rất khẩn
                              (2)

                              Hành làm autorotation (tự động quay) đáp ép buộc khi máy của phi cơ đã bị tắt, thì bây giờ coi như chiếc phi cơ chỉ là thứ đồ vô ích vất đi, không còn xử dụng được. Tuy nhờ cánh quạt (rotor) lúc đó vẫn quay, nên chiếc phi cơ rớt lài lài 45/o. Phi cơ cũng không thể vọt lên cao. Nhưng lúc đó do quá bất thần, lúng túng, bàng hoàng và sợ hãi, lạnh người từ trên gáy kéo dài xuống toàn sống lưng mình; vì những điều không may. Thiệt là quá căng thẳng! Phen nầy chắc là toi mạng thiệt rồi.

                              Hành không nhớ control cánh quạt, vì thế phi cơ rớt xuống quá nhanh. Hành không thể liên lạc với đài Air traffic control, cũng không thể liên lạc với hai tần số UHF và VHF. Máy bộ đàm Motorola cà giựt rè rè rột rạt, bực mình hết sức. Hành nhớ hình như mình đã kéo cần lái để flare, nhưng chẳng hiểu sao kim RPM của rotor và engine cứ dính chặt, cứng đơ không chịu split, nó cứ nằm ù lì một chỗ, chẳng hề nhúc nhích cụ cựa. Kim đồng hồ RPM thì rung giật nhảy không ngừng.

                              Hành tính làm môt cú đáp autotouchdown trên taxiway, nhưng suy nghĩ cho cùng thì không thể được, vì sẽ gây nguy hiểm chết người cho rất nhiều từ phi cơ đang đậu trên parking, và những phi công, những nhân viên khác đang ở dưới đất. Trong tích tắc ấy, Hành thầm nghĩ:
                              - “Nếu mình bớt ga để đáp xuống. Thế nào cũng đáp ngay trên đầu phi cơ của Linh. Chắc chắn mình và cả mấy phi cơ gần đấy sẽ nổ tung banh xác”, càng chết hết cả đám Không-quân đang đứng ở dưới đất, họ lóng ngóng xôn xao nhìn lên, lo lắng chỉ chỏ kia kìa.

                              Vì thế anh vội vàng tống ga để có thể vút bay lên trời tiếp, (như mình đã từng làm việc tương tự trước đây). Nhưng, vì do Hành quá quen tay lái với các loại T-28 rồi. Khổ một điều rất quan trọng là: hồi trưa nay, anh đã từng bay lên cao độ 5.000 bộ, để thử nghiệm nó rồi. Vì, khi đang bay bình phi mà mình muốn hạ cánh cản, và bánh xe xuống rồi, thì chiếc máy bay sẽ trở thành khá nặng nề, coi như vô dụng giống đống sắt vụn, không thể dễ dàng điều khiển máy bay nữa.

                              Nhưng nếu anh tống ga vút phọt lên trời lúc đó, thì sức quay của cánh quạt sẽ tạo nên một lực đẫy rất mạnh. Khiến chiếc phi cơ có thể lật ngửa ra tức khắc. Hoặc phi cơ sẽ chúi mũi đâm sầm đầu cắm phụp xuống đất, là nổ liền lập tức. Còn nếu như phi cơ đang ở độ cao chuẩn mực, mình có thể dễ dàng “go” được. Nghĩa là trên không trung rộng thênh thang đó, mình sẽ kéo phi cơ trở lại vị trí bình thường. Dĩ nhiên là mình phải cần có ít nhất là 200 bộ, mới có thể cứu chữa một tình huống vô cùng gay cấn hiểm nghèo phức tạp ấy. Đằng nầy, Hành đang ở tư thế chuẩn bị sẵn sàng đáp, nên phi cơ chỉ ở cao độ chừng hơn 100 bộ thôi. Cho nên Hành vội tống ga rất mạnh, là do vậy.

                              Hậu quả là chiếc phi cơ chập chờn chao đảo, rung giật tưng bừng. Phi cơ nghiêng hẳn qua một bên. Hiện tượng đó gọi là: Torque Roll. Thế là điều cuối cùng Hành chỉ kịp nhìn thấy bầu trời lăn lộn quay cuồng chao đảo, ngả nghiêng, chới với quay vun vút bay tùng phèo. Hành nghe một tiếng nổ rất to rất dữ dội, long trời lở đất bùng lên, nghe choáng váng đinh tai nhức óc. Cánh phi cơ đã chạm xuống bãi cỏ, sát bên phi đạo. Cánh quạt bị bứt ra bay đi khá xa. Phi cơ lật qua bên phải. Rồi lật ngửa. Cuối cùng chỉ dừng lại ở điểm “tiếp đất”. Cách nơi anh đáp xuống chừng 2 kilomets.
                              (Anh biết điều nầy, là khi Hành đã nằm ở bệnh viện, thì Uỷ-ban điều tra tai nạn phải dùng một chiếc trực thăng, bay lên cao độ 3.000 bộ, họ chụp lại toàn cảnh tai nạn lúc bấy giờ. Hành thấy chiếc máy bay cuả mình vừa ngồi lái, giống như những miếng vỏ cây đại thụ nhăn nhúm vỡ vụn, chúng bay lả tả rải rác khắp nơi từ phía đầu đến phía cuối phi đạo). Thật quá kinh hoàng. Đường phi đạo rộng thênh thang lo gì đáp vội, để tự mang hoạ vô thân thế nầy!?

                              Riêng về phần Hành đang bị buộc cứng vào ghế ngồi bởi sợi dây nịt an toàn. Nhưng anh chả hiểu làm sao cái ghế tự động văng ra ngoài bãi cỏ? “nó ngồi” thẳng đứng? Hành ngồi y nguyên trên ghế còn đầy đủ cả mũ bay, cái mũ đội hơi chúi xuống mắt. Có dù đeo sau lưng. Sau cú đáp khiếp đảm “kinh hoàng dị tộc chẳng giống con giáp nào” đó, mắt Hành dường như toé lửa, trăm ngàn ông sao bung ra ở khoé mi. Hành cảm thấy đau nhói kinh khủng cùng khắp thân thể, nhưng anh vẫn còn tỉnh táo trước sự việc chớp nhoáng xảy ra trong tích tắc. Hành nghe thoang thoảng mùi cỏ ẩm. Mùi khét, và làn gió nhẹ phe phẩy thổi mơn man trên mặt mình. Hành nhắm mắt lại, chỉ kịp kêu:
                              - Chúa ơi!

                              Gió vẫn thổi man mác vào mặt mình lành lạnh, anh lại mở mắt ra dáo dác nhìn chung quanh, Hành mới biết mình còn sống. Anh chỉ thấy toàn các mãnh sắt vụn. Những đám khói nho nhỏ đang bập bùng bốc lửa trong buổi hoàng hôn. Đó là những ống dẫn dầu thủy điều bị cháy. Anh ngồi ở ghế bay, một mình chơ vơ lạc loài trên bãi cỏ có nhiều vệt lửa cháy bập bùng. Máu trào ra góc đầu bên thái dương dưới mũ bay, Hành cảm thấy một cánh tay bên phải cuả mình đã tê buốt đang nằm ở tư thế khác thường. Hành nghĩ nó đã gãy nát rồi.

                              Những tiếng nổ chát chúa và to như tràng cà nông đại bác bắn vô núi để lấy đá, kèm theo những luồng lửa đỏ, và khói đen xám cuồn cuộn từ đằng sau đuôi phi cơ xịt tới. Hành thấy hai xe chữa lửa hú còi inh ỏi, chớp đèn liên tục, hai xe police và xe cứu thương emergency landing đồng loạt cặp song song gần đường phi đạo. Các xe ấy ập sát vào chỗ xảy ra tai nạn. Hành còn thấy hai y tá Mỹ (Corpsmans) vội vàng lui cui chạy nhanh vào chỗ anh đang ngồi. Mấy người Mỹ khác vừa chạy, vừa dập tắt các đám cháy nhỏ. Một người Mỹ rối rít hỏi to:
                              - Phi công ở đâu rồi? Phi công ở đâu rồi?
                              - Tôi ở đây. Đây!
                              - Are you OK?
                              - Okay.

                              Họ chạy vào. Mặt Hành lúc đó đầy dầu nhớt, máu me. Họ vội tháo dây an toàn rồi nhẹ nhàng cẩn thận
                              đỡ anh ra khỏi chiếc ghế. Hành cố gắng đứng lên, nhưng bị đau thấu tim, toàn thân sụm xuống không thể bước đi được! Như vậy Hành mới biết là mình đã bị gãy luôn chân bên phải. Họ vội vàng lấy cái dù mở rộng ra mà lót trên cỏ. Họ dìu Hành từ từ ngả mình nằm tạm xuống trên đám cỏ xanh.

                              Khi vào đến nơi có thể tạm cấp cứu, ngay lập tức có một “đạo quân” bác sĩ, y tá vây quanh bên mình. Họ lanh lẹ cắt hết quần áo bay, nhưng có chiếc giày bên chân phải của Hành là không cởi ra được, vì đã bị một khúc ống inox dài đâm xuyên thủng: từ bên nầy qua thấu bên kia gót bàn chân cuả anh. Bỗng nhiên anh thấy có bốn ông Mỹ lực lưỡng tiến đến. Họ đè anh ra rõ mạnh. Ông bác sĩ lấy cái kềm, kẹp cứng cây inox, rút ra. Chao ơi! Lúc đó Hành cảm thấy đau đớn thấu trời xanh, rợn tóc gáy, Hành muốn đứng tim, óc muốn phọt ra mà chết tươi. Sau đó, họ cấp tốc lo cứu thương cho anh.

                              Hành vẫn nằm trên nền gạch ở góc phi trường. Anh thấy Hạ và Linh đứng nhìn xuống. Hành còn mỉm cười hơi gật gật nháy mắt nheo mày với “tụi nó”. Hành thấy “hai ông tướng” thân mến cùng bay của mình thì lắc đầu lia lịa, muốn gãy cổ. Mặt họ xanh mét lộ vẻ thất vọng, ngậm ngùi, bồn chồn, lo lắng, buồn thiu. Hạ thì lấy hai tay bụm mặt lại quay đi. Anh nghĩ:
                              - “Chắc là mình bị thương nặng lắm. Hay sao đây”, nhưng mà cổ nhân đã có câu:
                              “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
                              Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
                              (Người ta sinh ra, ai mà không chết.
                              Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).

                              Thây kệ cha nó, đến nước đứt đuôi con nòng nọc rồi, tới đâu thì tới. Họ đã tiêm vào người Hành hai mũi thuốc morphine giảm đau. Thế mà anh cưỡng lại, vì sợ nếu Hành ngủ đi, mình sẽ không còn sức lực để thức dậy nữa. Sau khi thấy Hành còn tỉnh táo, ông bác sĩ trực hỏi:
                              - Anh có muốn đi bằng trực thăng không?
                              - Tùy ông.
                              Thấy Hành còn “tỉnh queo”, thế là ông ta cho chiếc xe cứu thương đến, họ nhẹ nhàng cẩn thận đặt Hành nằm lên cán thương, hai y tá khiêng cáng thương leo lên xe. Xe hụ còi inh ỏi trong suốt lộ trình, xe chạy rất nhanh trên freeway đến Eglin AF Hospital, cách nơi xảy ra tai nạn độ chừng nửa giờ. Lúc đó là 19giờ 55’. Họ cấp tốc mang Hành vào phòng cấp cứu đặc biệt. Màu drap trải giường trắng, bộ quần áo trắng, trong phòng sơn màu trắng, tất cả mọi thứ ở đây đều mang màu sắc trắng bong, khiến Hành có cảm tưởng như mình sẽ nằm liệt trong bệnh viện toàn màu trắng tinh lạnh lẽo, mà hãi hùng.

                              Một lô bác sĩ chuyên khoa khác xúm lại bên anh cùng nhau chẩn đoán, tốp nầy tiến tới khám thì tốp kia lui ra góc phòng biên chép. Tốp thì xem: Tai. Mũi. Họng. Răng. Hàm. Mặt. Tốp khác lo khám nội khoa. Ngoại khoa. Tóm lại là họ khám chu đáo, tỉ mỉ chăm chú rất lâu, rất kỹ; nhưng tháo vát nhanh nhen và nhịp nhàng. Vì thấy sức đề kháng của Hành quá mạnh, nên bác sĩ lại tiêm cho anh mũi thuốc thứ ba, mà bác sĩ thấy anh còn tỉnh táo, họ kinh ngạc trợn mắt nhìn nhau. Tất cả đều lui ra, nhường chỗ cho các bác sĩ chấn thương chỉnh hình ở lại. Họ chụp ảnh. Hành biết chắc mình đã bị gãy cánh tay phải, & gãy từ xương đùi xuống mắt cá bên chân phải.
                              ***

                              Chừng khoảng 21:30’ hôm sau Hành chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt (speccial Care Unit). Chung quanh có nhiều bác sĩ, y tá. Họ khá mừng rỡ vỗ tay reo lên. Bác sĩ hỏi:
                              - How are you?
                              A ha! Ai cũng hỏi Hành có thoải mái không? Ui cha! Nhìn xuống thân thể lúc đó, thấy mình hoàn toàn như một cái “xác ướp Mummy” vậy. Bên cạnh có đủ thứ dụng cụ máy móc, phát khiếp. Lâu lâu có y-tá đến hút đàm, dịch truyền, dây truyền máy giăng mắc chi chít. Vân vân... Bị thương chảy rất nhiều máu, Hành thường khát khô cổ họng, thèm uống nước vô cùng. Họ chỉ lấy miếng bông gòn thấm chút nước trong cái ly thủy tinh, mà thấm thấm trên đôi môi nức nẻ khô lông lốc, anh tức bực ghê lắm, nhưng đành chịu. Ước gì lúc nầy mình được nốc một ly cối nước đá lạnh ừng ực xuống cổ, thì khoái khẩu biết chừng nào!

                              Thế là xong! Tàn kiếp giang hồ, thoả chí tang bồng hồ thỉ chí nam nhi mà bấy lâu nay Hành hằng vọng tưởng ước ao nhe! Hết lướt mây cỡi gió rồi, hết tự do "lả lướt bay bướm" trên nền trời bao la bát ngát thênh thang. Tự dưng Hành nghĩ tới má với những hàng nước mắt khi trước, má đã tiễn đưa mình lên đường "tòng quân", nay má ơi... có lẽ má đang mỉm cười:
                              - Hết thời trai rồi cu tí ơi! Từ nay con ở yên bên má hen.
                              Hành phì cười vì những ý nghĩ đó, đến nước nầy rồi mà trong đầu óc lãng mạn nầy còn "dệt ra" những lời vu vơ đó sao? Cũng có thể lắm chứ... Hành không còn thú tự do vẫy vùng đôi cánh tung bay trong gió bạt ngàn. Mất hết rồi niềm tự hào sãng khoái, khi anh vi vút bay vào không gian trò chuyện với chị hằng nga xinh đẹp, với muôn vì sao khuya lấp lánh! Còn đâu nữa lúc bay trong bầu trời đêm huyễn hoặc, thân thiết và mê đắm bao la, mênh mông!? Chao ôi là tủi hờn biết bao! Nhưng: Cái buổi hậu phi mới biết đá vàng
                              bước xuống thang là anh muốn té
                              ngũ chi ê ẩm, mặt mày xây xẩm, đầu gối lỏng le
                              không phải xì-ke mà cứ như anh xì-ke thiếu thuốc
                              mắt hoa đầu buốt trời đất cuồng quay
                              đi khám định kỳ ắt phen này i-náp
                              (1)

                              Sau một tuần vật lộn với nhiều phen đau thể xác, Hành bàn giao chức vụ Trưởng-đoàn Khóa-sinh cho Hạ điều hành. Bác sĩ Mỹ đứng bên cạnh theo dõi. Luôn miệng hỏi:
                              - Are you comfortable?
                              - Are you OK?
                              Ôi! Lại hỏi mình có thoải mái không hoài à? Trên thái dương và mí mắt Hành bị rách một đường, họ phải may mấy mũi. Gãy tay. Nhìn thân hình bị bó bột trắng xoá, từ bàn chân phải lên tới bụng, tràn qua đùi bên trái. Họ chỉ chừa cho một cái lỗ khoét ở giữa, để anh cần “làm việc” vệ sinh cá nhân. Phía nơi háng của anh bị thương nặng, do dây và móc dù đã kéo bên tinh hoàn phải ra. Thì ra Hành giống Adolf Hitler (là một người ăn kiêng và chỉ duy nhất có một… tinh hoàn). Hô hô hô… Thú thật vào giờ phút nầy Hành quá ngao ngán, chẳng nhớ gì về việc thèm... kiêng ăn, uống, hoặc có cử... cử chỉ thèm thuồng rục rịch nhúc nhích sờ mó gì đến ai. Ui xà, nếu có mười nàng tiên lượn quanh, thì anh cũng chắp hai tay mà vái lia lị như tế... tế sao.

                              Có thể ông Trời tàn nhẫn “bắt vạ” Hành chỉ sót lại "nửa quả tẻo teo", thì còn phong độ gì để “làm ăn cái giống chi đây” hử Trời! Chân phải Hành bị treo lên cục tạ to, dùng làm cán cân. Nghĩa là người ta định kéo giãn khúc xương gãy bên chân nầy, cho bằng với chân bên kia. Chắc là bây giờ anh “muối mặt mo” như: Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất I, tự coi mình là người mẫu mực trong chuyện vệ sinh thân thể. Bà từng tuyên bố rằng: “cho dù bẩn hay sạch, thì cứ mỗi ba tháng, bà mới tắm một lần”... cho “phỉ nhổ đời trai tráng” hết thời, rũ liệt teo tóp như mình sao ta!?

                              Lẽ ra theo chế độ sĩ quan, Hành được xếp nằm ở trong phòng chăm sóc riêng. Một phòng chỉ có một người nằm. Nhưng bác sĩ thấy nếu cho anh nằm trong đó, thì quá vắng lặng rất buồn. Không có phương tiện giải trí gì, sợ Hành sẽ bị trầm cảm nặng chăng. Bác sĩ mới ra lệnh cho y tá đẫy Hành ra nằm chung với nhiều bệnh nhân ở phòng công cộng. Ngoài nầy, có hai dãy giường của Hạ-sĩ quan và Binh-sĩ. Rộng rãi, đầy đủ tiện nghi giải trí vui vẻ và nhộn nhịp! Mà bây giờ anh cần phải vui vẻ náo nhiệt, chứ nếu Hành chìm trong bóng tối và sự im lặng triền miên, có lẽ không sớm thì muộn, anh sẽ tress, bị điên mất.

                              Ngoài phòng rộng và đông vui nầy có những người đi lại được (ambulatory). Có một ti vi rất to, cỡ 50”, để cho anh em toàn phòng xem chung. Bên cạnh Hành có đủ thứ tiện nghi dụng cụ máy móc. Mỗi giường đều có gắn tấm ri đô khi mình cần sử dụng vệ sinh riêng tư. Hành bấm chuông gọi y-tá đến. Cô ta mang “bô” Bed Pan tới, cô ta bỏ ra ngoài kéo màn lại. Mình “tự do thao tác” làm trời làm đất gì sau tấm màn ấy, thì làm. Khi xong việc, Hành bấm chuông, cô y tá mở tấm màn kéo về một góc, cô đến toilet dọn dẹp ngăn nắp, rồi mang bao đựng cái “bô”, đem đi. Buổi sáng, buổi chiều, đều có bác sĩ đến thăm, họ khám bệnh nhân kỹ càng, cho thuốc uống đều đặn, chăm sóc chí tình, chu đáo.

                              Mỗi ngày, vào buổi sáng họ đưa cho bệnh nhân một tờ thực đơn có ghi ba món ăn và nước uống. Mình thích phần ăn nào, thì check V vào đó. Ngày mai họ nấu cho ăn. Nói chung họ cho ăn khá ngon. Bệnh nhân cứ ăn, ngủ, và xem Ti vi riết. Phát chán! Mấy lần sau ngày Hành bị tai nạn, ông thầy dạy bay của Hành vào thăm. Thầy mang nguyên một thùng carton lớn, đựng toàn những cuốn Play Boy. Thầy nói:
                              - Tôi thương anh lắm! Gửi tặng anh. Những thứ nầy tôi đã “sưu tầm” hơn mười năm rồi.

                              Thế là Hành cứ nằm đó, mà “nghiên cứu” hết mấy trăm tập play boy. Nhờ thế vốn liếng sinh ngữ trong anh ngày càng khá hơn. Mỗi tuần các bạn đến an ủi, giúp đỡ, thăm "thương binh" một lần. Đám bạn sinh viên sĩ quan Việt Nam như: Trần Thế Vinh, Phan Quang Tuấn, Trương Công Thành, Trần Quốc Trung, Vũ Tùng, Trương Đông Đình, Hoàng Quốc Huấn, Huỳnh Lô, Trần Văn Bời v.v… đều đến thăm bạn. Ngay cả ông đại úy sĩ quan liên lạc từ Mississippi cũng bay qua thăm Hành. Khi trước còn nằm ở trong phòng kín, đầy oxy, Hành đã bỏ hút thuốc lá một thời gian khá lâu. Nhưng cũng do mấy “ông bạn hiền” thương xót anh bị gãy cánh bay ưa đến thăm, họ đã tạo cho anh có dịp tha hồ hút với hít.

                              Họ đẫy băng ca đưa Hành ra nằm ngoài sân phơi nắng mà “nghiên cứu, nghiền ngẫm” cái sự đời cu tí nha ta. Rồi họ đưa thuốc lá, biểu Hành nằm đó ngắm trời, ngắm cây cỏ hoa lá… mà hút hít, để viết thư tình, làm thơ tình, cho vui. Dĩ nhiên! Còn thú vui nào bằng thú vui “hút hít” chứ! Sau đó ui cha! Hành đâm ra ghiền hút thuốc nặng, anh hút ngày một gói thuốc lá “con lạc đà”. Đúng là cỡi trên con lạc đà thì quá đã! Thời gian Hành ra ở phòng ngoài (phòng bệnh nhân điều trị) anh nhờ mấy bà thiện nguyện mua dùm thuốc lá và hút liên miên, hút đã đời... mà bây giờ chẳng có ai gần bên cằn nhằn, cấm đoán như người yêu cũ thuở xa xưa ở Đà Lạt, nàng phụng phịu, ưa hờn dỗi nhăn mặt nhíu mày!

                              Ở đây có bà Louise thích “chăm sóc đặc biệt” cho các anh chàng "độc thân vui tính và đào hoa" như Hành nhất. Lâu lâu, bà ta đẫy anh vào phòng tắm gội đầu, lau mình, rồi dần dần bà thân mật vui vẻ phừng phưng “tắm rửa” kỳ cọ kỹ lưỡng, tay bà mân mê kích thích đủ thứ nơi, đủ thứ chỗ kín đáo rất nhột nhạt phừng phưng và nhúc nhích cụ cựa kia. Đám sinh viên sĩ quan rất sợ vì cái tính dâm kinh khủng của bà. Bà hỏi Hành:
                              - Thích “massage therapy” ở chỗ đó đó hoài không?
                              - Ô lá là... Ai... ái!

                              Hành mệt mỏi nằm ở bệnh viện Hurlburt hơn ba tháng. Một hôm, từ ở bệnh viện mới (cũng gọi là Hurlburt Hospital # 2). Người ta dời Hành về đó. Ở đây sướng lắm! Phòng ốc cao ráo, có một cửa lớn, một cửa sổ thoáng mát. Hành có thể đứng ngắm rặng núi mờ mờ xa xa, góc kia anh nhìn mặt trời lặn xuống đường chân trời, mà không sợ làm phiền ai. Mỗi phòng hai người, đầy đủ tiện nghi, trang bị tối tân. Giường loại mới có nút bấm tự động, để mình tự điều khiển giường cho mình ngồi lên cao, hoặc nằm xuống thấp an toàn theo ý thích. Khỏi cần nhờ trợ y giúp đỡ. Có chuông điện ngay trên góc giường. Có ti vi và toilet ngay kế trong phòng sát bên chiếc bàn nhỏ, có tủ quần áo, đồ dùng sạch ơi là sạch.

                              Hành nằm dưỡng thương riết, khổ sở nhất là sự ngứa ngáy da non từ bên trong lớp băng bột dày cui, không biết làm sao để gải cho đã ngứa, và anh nằm dài thân một bên muốn tê bại người như thế quá ê ẩm. Nhiều tháng sau họ đã cắt bột chung quanh bụng Hành, và chân phải, chỉ còn bó bột ở trên cánh tay phải. Thế nên, mỗi lần muốn di chuyển đi dâu, Hành chỉ cần tựa người trên chiếc xe lăn, hoặc cây nạng và thong thả đi một mình. Vã chăng, cái số kiếp Trời gieo trong đời mình phải cưu mang cái “định mệnh sầu đắng” rồi hay sao!? Vì chiều hôm đó như thường lệ, Hành từ giường của mình đang nằm, anh
                              ngồi dậy rồi đứng lên nhảy cò cò, để vào toilet, do yếu bên chân trái và cũng ỷ y hoặc vô ý, nên anh đã bị trượt té. Chân phải đang bị thương lại đập rất mạnh vào bồn cầu, khiến nó sưng tấy lên liền, đến nỗi chật cứng ống quần pirama của nhà thương. Nguyên cái chân phình to và "nẩy nở" nhanh đến khiếp!

                              Nghe tiếng động mạnh, mọi người chung quanh gần phòng Hành liền hớt hãi chạy vào. Họ đỡ Hành nằm lên giường. Y tá, bác sĩ, bu quanh anh khám nghiệm. Họ mang Hành đi chụp X Ray, chích cho mấy mũi thuốc gì đó khiến anh đã ngủ vùi. Vài ngày sau, bác sĩ trưởng khoa điều trị đến. Ông nói:
                              - Tôi thấy cái đùi của anh vừa chớm lành. Nay đã bị gãy tung ra hết rồi. Cả cánh tay của anh nữa. Anh sẽ không đi đứng bình thường. Sẽ bị tật. Sau nầy anh có muốn đi bay lại không?
                              - Sure!
                              - Vậy thì anh phải mổ lại. Để tôi làm việc với anh chu đáo tỉ mỉ, nhưng anh phải cẩn thận hon. Sau nầy về quê nhà, tôi nghĩ anh vẫn còn khả năng đi bay được. Anh nghĩ sao?
                              Một liều, ba bảy cũng liều thôi, cái mạng nầy cùi từ khuya rồi, cần chi sợ lở nữa, nên Hành vội vã gật đầu cái rụp.
                              - Nếu anh đồng ý. Hãy ký tên vào tờ cam kết.
                              Không ngại ngần anh cầm bút ký cái rẹt. Thế là sau khi cho thử nghiệm lại đủ mọi thứ, họ chở Hành đến trung tâm chỉnh hình. Y tá lột hết quần áo, làm vệ sinh, xoa thuốc tím lên những nơi sắp mổ. Họ đắp lên người Hành tấm drap trắng tinh, thơm thơm mùi thuốc sát trùng. Họ cột đầu tóc Hành bằng chiếc khăn trùm kín mít. Họ cho anh nằm lên bàn mổ. Hành nằm ngửa nhìn sửng sốt năm cái đèn sáng choang. Hai bên toàn những dụng cụ mổ bằng loại inốc bóng loáng, đủ thứ máy móc tối tân với kéo, kềm, búa, cưa, kim chỉ... Y như là một xưởng kim khí, hay xưởng hàn gì đó. Chứ không phải là bệnh viện. Nhìn mấy miếng bạch kim (platinum) cùng một hàng ốc vít (jewett screw). Toàn thân anh bây giờ đã có giá trị kim tiền (platinum), mình an toàn về sự giàu có để giữ của quý trong người, mà không sợ ai phát hiện, mà ăn trộm ăn cướp những miếng bạch kim nầy, là cái chắc! Một tuần sau, đến phiên mổ cánh tay phải của anh, họ cũng làm tương tự như trên. Tuy thân anh bây giờ đã giàu xụ, nhưng anh cảm thấy chán nãn tột cùng cho cái thân thể phiền muộn của mình!
                              * * *

                              Thời gian nằm ở mấy bệnh viện Hành đọc nhiều bài, nghe cũng quá nhiều chuyện tiếu lâm, vui hết biết. Nhưng có chuyện tiếu lâm nầy, khiến Hành ngao ngán phì cười, sao nhân vật chính trong truyện ấy không phải là tôi nhỉ: “Có một ông đang đi máy bay thì mắc mót ỉa đái gì, chả biết! Ông liền bần thần chạy tới chạy lui, nhưng toilet Nam đều có người dùng. Một nữ tiếp viên cảm thấy hơi ngại cho cha này, cô sợ ông ta “vãi” ra đấy những bãi mìn, thì thúi um cả làng, làm sao mà nữ tiếp viên bốc hốt dọn dẹp cho xuễ! Thế nên nữ tiếp viên thương “tình cảnh I e” của ông ta, cô bèn cho ông ta vào nhà vệ sinh nữ, tiếp viên mỉm cười, kèm theo lời dặn dò cẩn thận:
                              -- Ông đừng nhấn nút bậy bạ nha.
                              Ông bạn không nhớ nghe lời vàng ngọc. Ông khách sau khi thoải mái làm nhiệm vụ thải chất xú uế ra ngoài xong, ông liền nhấn nút W W (viết tắt của chữ Warm Water là nước ấm). Thế rồi một làn nước ấm áp dễ chịu liền xịt vào chỗ ông vừa bài tiết.
                              Ông này bèn thì thầm:
                              - Đàn bà sao sướng thế…
                              Ông bèn nhấn tiếp nút thứ 2 có chữ W A (viết tắt của chữ Warm Air nghĩa là khí ấm) thế rồi một làn khí ấm áp sấy khô, chỗ cần làm khô của ông ta.
                              Ông ta huýt gió vui vẻ:
                              - Trời ạ! thế giới này còn có những chuyện thế à?
                              Ông ta nhấn tiếp cái nút có chữ P P (viết tắt của chữ Powder Puff nghĩa là xịt bột thơm). Thế rồi một làn bột nhẹ nhàng bắn ra, làm thơm tho cái chỗ đó của ông ta. Cuối cùng, không ngăn được tò mò, ông ta nhấn vào nút có chữ A T R!!!
                              Tỉnh dậy thấy nằm trong bệnh viện, cha nội ấy hét tướng lên.
                              - Sao tui ở đây? Tui nhớ là tui đang ở trên máy bay mà?
                              Cô y tá trả lời:
                              - Thì đúng vậy! Sau khi ông hưởng hết những hạnh phúc trong phòng vệ sinh đó, thì ông đã táy máy nhấn lầm cái nút ATR (viết tắt chữ Automatic Tampon Remover) nghĩa là: gắp băng vệ sinh tự động ra. Thế nên bây giờ ông đã làm cho “của qúy của ông” đang ngao du ở dưới bốn cầu, ông đau đớn nằm chóc ngóc nơi đây, và sẽ hiu quạnh đời trai buồn bã mà thôi! Tôi đã cẩn thận dặn dò ông trước rồi, nhưng ông không nghe lời. Xin lỗi!
                              ***

                              Hạnh vẫn sống âm thầm, buồn lặng và đầy nhớ nhung trường cũ, nhớ về những ngày tự do, còn khoẻ mạnh. Khi mà anh có thể lái “con chim sắt” để cùng mình chắp đôi cánh, tự do vẫy vùng trong bầu trời thênh thang. Cuộc sống hào hùng nầy luôn vẫy gọi, níu kéo mình muốn quay về bến mơ, từ thời vàng son hoài hương xưa cũ ấy. Hành siêng viết mỗi ngày một lá thư, gởi nhiều quà cáp và hình ảnh từ khi anh mới sang Mỹ, lúc trở về USAF. Tiếp sau khi anh bị thương đến Trân Thư. Nhưng, ở đời luôn có những cái “nhưng, bị, tại, vì, do...” đầy bất nhân bám riết đời anh, tại sao thế nhỉ!? Dạo trước khi bị “xệ cánh”, thì ít nhất mỗi tuần anh nhận được hai lá thư của Trân Thư từ Việt Nam gởi sang Mỹ, nàng kể biết bao chuyện vui, và liên tục rền rĩ cam kết hứa hẹn đủ thứ chuyện yêu đương đầy ứ.

                              Nhưng mà... sau khi Trân Thư xem nhiều hình ảnh Hành bị thương... bị gãy tay, gãy chân nằm bệnh viện, mất một ít “của quý” đến ngày nay… một năm rồi, thì hầu như sự liên lạc thưa thớt dần dần, và mất hút tăm hơi. Trân Thư ít liên lạc thư từ với người tình, lời thư của Trân Thư viết đã tỏ lộ sự nhạt nhẽo, hững hờ, trống vắng. Chẳng còn tha thiết đậm đà thăm hỏi, Thư có vẻ như đã “trở mặt làm ngơ” xa cách, vô duyên sao đâu.

                              Hành thật buồn. Người ta nói: “xa mặt cách lòng” cũng đúng. Và, càng đúng hơn khi “con người ấy” đã hững hờ tàn nhẫn quay lưng, vô nhân đạp trên đớn đau của người khác, mà xéo bước... “Ai mà phụ nghĩa quên công. Thì đeo trăm cánh hoa hồng, chẳng thơm”. Hành hiểu tình đời thường trắng trợn và bạc bẽo đến thế! Mém chút nữa thì anh “ca” bài thơ hát nói cho Trân Thư nghe:
                              Mưa thu vần vũ hiên lầu.
                              Đôi ta thấm lệ nỗi sầu hoen mi.
                              Kẻ Nam người Bắc làm chi.
                              Buồn trêu ngọn cỏ tình si hỡi chàng.

                              Tình yêu đã chết
                              Nhớ thương về tôi viết một đôi hàng.
                              Lưng tròng mắt lệ nhỏ giọt đường trăng.
                              Tàn mộng ước băn khoăn nơi đất tạm.
                              Bước giang hồ gập ghềnh muôn dặm.
                              Kẻ lữ hành gian khổ khắp nơi.
                              Lặng lẽ tim đau không thốt nên lời.
                              Chàng lãng tử bị phụ rồi hôm đó.
                              Vẳng nghe tiếng âm vang trong gió.
                              Những đêm dài than thở thương đau.
                              Tình ơi đã chết từ lâu...
                              (3)

                              (1) Trần Văn Minh
                              (2) Kha Lang Da
                              (3) Tinh Hoai Huong
                              (4) Câu chuyện có thật, nhưng tên của các anh trong truyện chỉ là: "tên giả".
                              ***


                              Tình Hoài Hương
                              Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
                              Trân trọng
                              Bài đầu ngô mình sở lúc đi là A1 lúc về là trực thăng , . Tác giả nói là dùng tên giả nhưng lại trưng toàn nhân vật có that . Đề nghị HQPD xoá bài này.

                              Comment


                              • #30
                                v/v tên & phi cơ

                                Cám ơn anh thuynguyen530.

                                Thưa anh, nếu không lầm thì ngay ở đoạn đầu truyện dài, tôi đã có ghi v/v nhân vật chính xin đề nghị dấu tên: Cám ơn “bạn đường” (bởi vì bạn ấy không hề ưa đi Hoa Kỳ ở, mà bạn ấy chỉ thích sống chết với “thành hồ” (nên bạn ấy xin đề nghị dấu tên).
                                * * Chuyện thật tên giả = Tôi không ghi rõ ba anh: (có lý do riêng, ý của nhân vật chính: dè dặt, không muốn phiền hà đụng chạm đến ai khi cùng lái ba phi cơ lúc ấy. Vậy nên tôi phải tôn trọng).
                                * - Đọc lại đoạn trước : Hành quay trở về sân bay. Lúc đó có hai chiếc A.1.E khác đang chờ. Thầy bảo:
                                - Anh cứ tiếp tục làm phi-đội-trưởng, hướng dẫn hai chiếc phi cơ kia đi ra Range, để thực tập. Anh bay solo! Chúc may mắn và bình an.
                                - Cám ơn thầy.

                                * - & đoạn sau : Cánh phi cơ đã chạm xuống bãi cỏ, sát bên phi đạo. Cánh quạt bị bứt ra bay đi khá xa. Phi cơ lật qua bên phải. Rồi lật ngửa. Cuối cùng chỉ dừng lại ở điểm “tiếp đất”. Cách nơi anh đáp xuống chừng 2 kilomets.
                                (Anh biết điều nầy, là khi Hành đã nằm ở bệnh viện, thì Uỷ-ban điều tra tai nạn phải dùng một chiếc trực thăng, bay lên cao độ 3.000 bộ, họ chụp lại toàn cảnh tai nạn lúc bấy giờ.

                                Thưa anh, tôi thiết nghĩ hai đoạn nầy: do người lái & hai loại phi cơ khác nhau, không có gì sai anh ạ .
                                Vậy, mong anh thuynguyen530 thấu tình đạt lý về những điều người ấy đã yêu cầu, mà thông cảm nhé !
                                Kính báo

                                THH
                                Last edited by Tinh Hoai Huong; 07-26-2019, 09:49 PM.
                                Bút trần nào tả được lưu luyến!
                                Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
                                Tình Hoài Hương

                                Comment



                                Hội Quán Phi Dũng ©
                                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                                website hit counter

                                Working...
                                X