Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sức Mạnh Hồn Việt: Đại cương Kinh Việt trong đại cuộc Dựng Nước ngày nay

Collapse
X

Sức Mạnh Hồn Việt: Đại cương Kinh Việt trong đại cuộc Dựng Nước ngày nay

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sức Mạnh Hồn Việt: Đại cương Kinh Việt trong đại cuộc Dựng Nước ngày nay

    Sức Mạnh Hồn Việt:
    Đại cương Kinh Việt trong đại cuộc Dựng Nước ngày nay


    Phạm Văn Bản


    Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam - VRNs (20.08.2010) – Sài Gòn – Yêu mến hồn Việt là nét nổi bật của tác giả Phạm Văn Bản. Trong các tác phẩm của ông đã được phát hành trên www.chuacuuthe.com đều mang một thao thức làm sao cho Dân Tộc Việt đứng vững trên hai chân của mình. Đừng ngụy tạo sức mạnh bằng những triết lý xa lạ, cũng đừng ngụy tạo lịch sử để tìm một sự vững bền ảo, nhưng hãy tìm về cội nguồn, đó mới là nội lực đích thực.
    Và trong chuyến thăm gặp Việt Nam 2014 vừa qua, nhiều bạn trẻ đã đọc bài viết này nhưng lại chưa hiểu rõ nội dung, cho nên bạn đọc đặt từng câu hỏi với người viết, để có sự trả lời trực tiếp sao cho thông suốt. Đại cuộc cách mạng Tiên Rồng đang khởi sự, và tiến trình dựng nước còn dài, dài như bao ngàn năm dựng nước giữ nước của Tổ Tiên và Tộc Việt!


    Phạm Văn Bản

    * * * *

    Đại Cương Kinh Việt

    Là người dòng giống Lạc Long
    Ðồng Bào ta nhớ thuộc lòng chín kinh
    Tiên Rồng thứ nhất xác minh
    Song Hiệp Hoàn Chỉnh trọn tình ai ơi
    Thứ hai Trầu Cau diễn lời
    Thân Thương nguyên lý làm đời sống chung
    Thứ ba hướng tới trùng phùng
    Chữ Ðồng: Bình Ðẳng Tột Cùng là đây
    Tiết Liêu thứ bốn dựng xây
    An Dân Thịnh Nước xum vầy ấm no
    An Tiêm kinh tiếp chăm lo
    Việc Làng Dân Chủ - đạo phò con dân
    Vọng Phu thứ sáu góp phần
    Chồng nào Vợ nấy chuyên cần tăng gia
    Trương Chi thứ bảy ấy là
    Căn nguyên hạnh phúc – tình ta sáng ngời
    Mỵ Châu thứ tám truyền lời
    Là Kinh Giữ Nước góp đời sĩ phu
    Kết Kinh Phù Ðổng diệt thù
    Dấn thân Cứu Nước cho dù gian nan
    Chín kinh tóm tắt chứa chan
    Tiên Rồng văn hóa bao ngàn năm qua


    (Huấn ca Kinh Việt, 1982)

    Kinh Việt là tinh hoa nền tảng Văn Hóa Việt, đúc kết nội dung của chín truyện tích truyền khẩu trong lòng dân tộc và trải qua bao ngàn năm lịch sử Dựng Nước và Giữ Nước. Khác biệt với Kinh Dịch, khai triển theo ý niệm âm dương hoặc Tam Tài Thiên Địa Nhân – Thiên hòang, Địa hòang, Nhân hòang là những ý niệm trừu tượng, được coi là thành quả của óc suy luận thuần túy. Đang khi Kinh Việt của Tổ Tiên lại căn cứ trên biểu tượng về Con Người Tiên Rồng – là kết tinh của nhận thức hiện thực, làm nền tảng cho Con Người – mỗi Con Người được tạo thành do Mẹ và Cha. Tiếp đến là sự xác tín cũng như qúy trọng, biểu tượng Tiên Rồng đã trở thành biểu hiệu cho Hai Vị Tổ khai sinh dòng giống Việt, Tộc Việt vào thời khởi đầu lịch sử, mà ngày nay người Việt Nam chúng ta hãnh diện và xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng.


    Hình minh hoạ

    Chín truyện tích có những đặc điểm làm nổi bật biểu tượng Tiên Rồng, tức là hai nhóm đặc tính được nhận diện nơi Cuộc Sống Con Người. Phần cốt truyện đều nhắc lại thời đại của các Vua Hùng, dù có nhiều chi tiết kỳ lạ nhưng vẫn lưu truyền nguyên vẹn tinh ròng cho tới hôm nay. Mỗi truyện tích lại nhắc nhớ bằng những biểu hiệu tôn quý trong các lễ tết của Dân Tộc Việt. Tất cả những truyện tích đó kết tinh quan niệm sống của dân tộc, và liên hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống biểu tượng chỉ đạo mạch lạc, sống động và hiện thực, làm nền tảng căn bản cho tòan thể kho tàng Văn Hóa Việt – sự tổng hợp và hệ thống hóa này được gọi là Hệ Tiên Rồng. Bởi thế chúng ta có được cái nhìn vào thực tế của Cuộc Sống Con Người, và căn cứ trên cuộc sống trọn vẹn Con Người, chúng ta có thể gọi là Hệ Tiên Rồng hay là Sinh Thức Hệ, tức là một hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực.

    Hệ thống này đã không phải do một người hay nhóm người nào sáng chế hoặc phát minh ra, mà là cả một nền văn hóa đang sống trong lòng Dân Tộc Việt, dù ý thức khác biệt ít nhiều tùy theo từng người, nhưng Văn Hóa Việt được phát hiện nơi đây là một hệ thống tòan bích, chỉ đạo cho tòan thể cuộc sống của Con Người. Văn Hóa Việt cũng không phát xuất từ một chủ nghĩa, một triết thuyết, hay một tôn giáo nào, mà đặt căn cứ từ việc nhận diện những sinh họat và tâm tư của Con Người đang thể hiện một cách sinh động trong cuộc sống trước mắt. Bởi thế, Văn Hóa Việt chẳng những trung thực và thích hợp cho mọi con người, mọi hoàn cảnh hay mọi thời đại, vì mở rộng cửa đón nhận tất cả những gì tốt đẹp, tinh hoa cho cuộc sống. Phần ứng dụng và khai triển Hệ Tiên Rồng trong chính nếp sống này được gọi là Đạo Sống Việt. Chính là thời đại mới mà nhân loại hiện nay đang bước vào, đó là Thời Đại Tín Liệu (Information Revolution), chớ không còn sống trong Thời Đại Kỹ Nghệ (Industrial Revolution) hoặc Thời Đại Nông Nghiệp (Agricultural Revolution) đã qua. (*1 - Đọc thêm bài The New Science: The Quantum View of TienRong của cùng một tác giả).

    Việc tìm hiểu, khảo cứu, áp dụng, ứng dụng của chúng ta để sống thích nghi với hiện cảnh trong Thời Tín Liệu ngày nay là cả một tiến trình dài, dài như bao ngàn năm Văn Hóa Việt vẫn còn tiếp nối, tiếp diễn, cao siêu, hiện thực mà còn là một đặc điểm của người Con Cháu Việt. Có thể nói mỗi câu, mỗi chữ hay mỗi mệnh đề đang trông chờ cả một thiên khảo cứu về lịch sử và văn hóa… Cho nên, đây cũng chính là phần mà mọi người chúng ta cần tìm hiểu, thảo luận và đừng quên đóng góp những khám phá mới vào kho tàng Văn Hóa Chính Trị của Tổ Tiên Việt Nam.

    Ðiểm đặc biệt gia tài Tổ Tiên truyền lại là một hệ thống biểu tượng chớ không phải hệ thống ngôn từ hay tư tưởng, vì ngôn từ hay tư tưởng có thể bị bóp méo, làm lệch lạc ý nghĩa bởi thời gian hay chế độ, thí dụ như chữ tự do dân chủ hay nhân quyền… đang bị diễn giảng theo quan điểm của nhà cầm quyền hiện hành… Nhưng biểu tượng trong Kinh Việt thì trước sau vẫn thế, cứ tùy theo thời đại mà chúng ta dùng ngôn từ thích hợp để diễn tả biểu tượng. Trong mỗi bài nêu ra phần Chính Kinh, là phần cố gắng ghi chép lại những điểm chủ yếu, cưu mang bài học của Tổ Tiên. Dĩ nhiên, với thời gian và qua sự phù độ của Đức Quốc Tổ và Hồn Thiêng Sông Núi… chúng ta sẽ nhận được sự đóng góp của nhiều người, để giúp cho bản Chính Kinh, ngày thêm đúng thực và trọn vẹn.

    Diễn Kinh, là phần có tham vọng đào sâu, diễn giải biểu tượng tới tận ý nghĩa, và cố gắng đạt đến những điểm tột cùng. Do đó phần Diễn Kinh này, đôi khi trở thành khó hiểu cho một số người đọc... Tuy nhiên bạn đọc có thể căn cứ vào lịch sử để rút ra những thí dụ, những gương sống thực của các vị Minh Quân, Văn Thánh Võ Thần… để giúp nhau tìm hiểu, học hỏi và thông tòan bài học Tổ Tiên.

    Sau phần diễn kinh là phần Tìm Hiểu Kinh qua Văn Hóa Việt. Riêng Kinh Tiên Rồng vì là Kinh Nền Tảng, gọi là nền tảng vì trong đó chúng ta có nhận diện, hay định nghĩa về Con Người và Xã Hội Con Người một cách hoàn chỉnh, toàn diện, và đúng thực. Phần này được coi là đúc kết nét đặc thù của văn hóa Việt, khai thác hết nét đặc thù đó, chúng ta có một hệ thống chỉ đạo sống động và hiện thực, gọi chung là Hệ Tiên Rồng, qua nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp để áp dụng vào cơ cấu tổ chức xã hội con người, tức Bọc Mẹ Trăm Con.

    1. Kinh Tiên Rồng: Kinh nền tảng, chúng ta rút ra nguyên lý sinh hóa của vạn vật, đặc biệt căn cứ trên con người, tức nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp. Với Kinh Tiên Rồng, chúng ta có được định nghĩa về con người hoàn chỉnh toàn diện, đúng thực. Và nhận diện xã hội con người là Xã Hội Đồng Bào (Một Bọc Trăm Con), tức xã hội anh em bình đằng và thân thương tột cùng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đem con người thật của Văn Hóa Việt để nghiệm lại những thân phận con người trong các nền văn hóa khác: sinh vật kinh tế, con thú tiến bộ hay vật lao động…

    Kinh Tiên Rồng nêu ý niệm về các đặc tính của Tiên và của Rồng, qua mẹ Tiên cha Rồng. Qua việc phối hiệp tòan nhất và tương đồng, Tiên và Rồng kết tinh tòan vẹn mọi tương quan và sinh họat của Con Người.

    Trong Kinh Tiên Rồng, biểu tượng Một Bọc Trăm Con, khẳng định Đặc Tính Xã Hội Bẩm Sinh của con người, cũng do kinh nghiệm của cuộc sống gia đình, với mẹ với cha, với anh chị em. Trong cuộc sống, con người nhận ra mình không thể sống đơn độc. Ngay từ lúc bắt đầu sống, con người cần có mẹ có cha, có sự chăm sóc bảo bọc của tình thân ruột thịt. Khi sống đơn độc, con người không thể phát triển tòan vẹn một cuộc sống xứng đáng Làm Người. Do kinh nghiệm đó, con người nhận ra mình vừa là một hiệp thể cá biệt tòan vẹn, mà cũng vừa là một thành phần của cộng đồng anh em.
    Cũng do kinh nghiệm của cuộc sống trong tình thân với cha mẹ anh chị em, con người nhận ra mình cũng có cùng một nguồn gốc, cùng một sức sống, và cùng chia sẻ cuộc sống với nhau, cho nhau. Con người rút tỉa kinh nghiệm do cuộc sống bản thân quây quần trong gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống không đóng khung trong tập thể hạn hẹp, mà mở rộng tới nhiều con người khác. Vì vậy Kinh Chữ Đồng và Kinh Trầu Cau ghi nhận kinh nghiệm do cuộc sống đông người.

    2. Kinh Trầu Cau:
    Kinh Trầu Cau chia sẻ với Kinh Tiên Rồng, rút tỉa từ Bọc Mẹ Trăm Con (hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc, thương nhau rất mực và chưa hề lìa nhau) để áp dụng vào đời sống Con Người bằng Nếp Sống Tiên (Kinh Sống Tiên): Thân Thương Tột Cùng của Con Người! Kinh Trầu Cau đặt nền tảng tương quan giữa người với người. Nghĩa là “thương nhau trọn tình, sẵn sàng chết vì thương và dẫu có chết cũng vẫn còn thương.”

    Vì là nền tảng tương quan giữa người và người, nên cũng là nền tảng cho Xã Hội Con Người, được tổ chức từ gia đình, gia tộc… tới dân tộc, nhân loại. Lời linh huấn của Tổ Tiên quá thâm thúy diệu vời, khiến chúng ta nhìn lại xã hội Việt với bao tấm gương sống sáng ngời: nào là lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, thiếu phụ Nam Xương, Anh phải sống, nuôi chồng tù cải tạo… thành tín với vợ, chung thủy đợi chờ… tới chết cho gia đình, cho quê hương, “Tình nhà tình nước chết chưa hết tình.”

    Do kinh nghiệm cuộc sống thân thương của gia đình, con người nhận ra tình cảm giữa con người với con người đã phát xuất từ việc nhìn nhận nhau là Anh Em, Giống nhau như đúc, và từ thực tâm Quyết chẳng lìa nhau. Tình yêu thương ruột thịt đó lại nhận thêm nhiều kinh nghiệm khi gia đình có thêm những người xa lạ, như người Anh ở Kinh Trầu Cau cưới vợ.

    Với cuộc sống đầy biến chuyển và trắc trở, con người lại nhận ra rằng tình thân thương chỉ tồn tại khi con người sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống mình cho những người mình mến thương, Sẵn sàng chết cho nhau. Và rồi dù yêu thương nhau khắng khít, dù có vượt thắng mọi trở ngại để bảo vệ tình thân, con người cũng trải qua kinh nghiệm của sự chết, của việc người thân vĩnh viễn chia lìa. Nhưng cũng do chính kinh nghiệm đó, do lòng thương nhớ không nguôi, con người lại cảm nhận là sự chết chẳng những không chấm dứt hoặc ngăn cản, mà trái lại, còn giúp thể hiện trọn vẹn tình Thân Thương Tột Cùng, Mãi mãi có nhau, vì khi đó không còn bất cứ gì có thể ngăn cản con người kết hợp với nhau trong yêu thương.

    3. Kinh Chữ Ðồng:
    Nếu như Kinh Trầu Cau rút từ “Bọc Mẹ Trăm Con” ra hai anh em, hai con người để áp dụng nguyên lý “Thân Thương Tột Cùng” thì để dạy bài học “Bình Ðẳng Tột Cùng” tức Nếp Sống Rồng (Kinh Sống Rồng), Tổ Tiên ta lấy lại hình ảnh Tiên Rồng nơi nàng Công Chúa Tiên Dung (đẹp, sang, giầu, được yêu thương, kính trọng quyền thế cao cả… tột cùng trong xã hội. Chúng ta thường nói sướng như tiên, theo chữ nho, chữ nhân ghép với chữ sơn thành chữ tiên, tiên là người ở núi, núi của (vật chất).

    Nàng qủa là nàng tiên giáng trần đang khi chàng rồng Chữ Ðồng đói khổ lang thang bên bờ sông bãi sú để kiếm ăn. Chàng nghèo khổ đến nỗi chỉ có một cái khố, mà chàng vì hiếu đã cởi ra để liệm cho cha chàng lúc người lìa trần, rồi đành với cảnh sống tồng ngồng! Tổ Tiên muốn dạy điều gì? Vâng muốn sống với nhau, trước tiên phải thấy nhau bằng con người thật, con người tinh tuyền, con người không bị vật chất lụa là, vàng bạc che phủ… Mặt khác, chàng là rồng thì ẩn mình trong lòng đất (thủy phủ) để chờ đợi cho tới khi công chúa Tiên Dung vây màn tắm gội... Nàng từ trời xuống, chàng từ đáy huyệt lên... Nàng giầu sang tuyệt thế, chàng tệ hơn khố rách áo ôm! Xin hỏi, có ai hơn công chúa và ai thua chàng không khố… thế mà nên duyên, song hiệp… thì thử hỏi, xã hội này còn kẽ hở nào để mà phân cách, phân chia giai cấp?

    Chính nhờ sự Song Hiệp Tiên Rồng đó, con người mới được hạnh phúc. Tiên Dung Chữ Ðồng đã giúp dân. Họ có cả một chương trình phát triển xã hội: giáo hóa dân chúng (dạy dân phép tiên), phát triển kinh tế (lập phố xá), ngoại thương (ra biển đi buôn), phát triển giao dịch, lưu thông (gậy thần rút đất)… và rồi khi họ Về Trời, dân chúng cũng được về theo, nghĩa là tất cả cũng được thành tiên… đẹp như tiên và sướng như tiên, hạnh phúc, cực lạc!

    Nhìn lại cuộc sống càng kéo dài và càng có đông người, thì con người càng thêm kinh nghiệm về những khác biệt trong tài năng, trong sức lực, cũng như trong may rủi của cuộc đời… như kinh nghiệm của Tiên Dung và của Chữ Đồng. Do đó, do kinh nghiệm đối xử với nhau, và do tâm tình muốn bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho hết mọi người, con người nhận ra rằng mỗi người phải Nhận thực chính mình.

    Khi đã biết rõ thân phận Con Người của mình, mỗi người lại phải nhìn nhận và sống với những con người khác như những con người tinh vẹn, không để bất cứ ngọai vật nào làm sai lạc hình ảnh đích thực của con người. Chỉ thấy con người. Cũng do kinh nghiệm san sẻ trong tình thân, con người nhận ra cách xử dụng thích đáng tài năng và của cải. Tài và của chỉ là những phương tiện để gíup nhau cùng phát triển, Tài của giúp người, để tất cả Mọi người cùng hưởng hạnh phúc và thăng tiến, không trừ ai. Những kinh nghiệm sống đó, Tổ Tiên đã gói ghém tuyệt vời trong Kinh Chữ Đồng.
    Nhắc tới đây, chắc chắn có nhiều bạn đọc còn hiểu nhiều về chi tiết Văn Hóa Việt hơn cả người viết?… còn bao điều muốn nói nữa, nhưng mà làm sao mà nói cho hết được. Vì mỗi con cháu Việt – Con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt – thì với tâm hồn Việt, với máu huyết Việt đang luân lưu trong chính con người của bạn, đó là cả một kho tàng Văn Hóa Việt tiềm ẩn trong bạn, xin hãy tự khai thác lấy gia tài Tổ Tiên?

    Sau ba Kinh Nền Tảng cho con người và cuộc sống con người trong xã hội, Tổ Tiên dạy về một cơ cấu quan trọng nhất, đã chi phối mạnh mẽ tới đời sống con người, đó là Nước, Quốc Gia.

    4. Kinh Tiết Liêu: Nếu như Kinh Chữ Ðồng đề ra nguyên tắc phát triển xã hội, thì Kinh Tiết Liêu dạy việc Trị Nước An Dân. Vua Cha muốn truyền ngôi dạy chúng ta dâng lễ vật thờ cúng tổ tiên, trong khi nhiều nền văn hóa khác lại dạy phải kiếm nhiều thủ cấp của dân láng giềng… Và Tiết Liêu vì hiếu, thà lo cho mẹ hơn là làm vua… nên chàng ở nhà, Cầu Tổ… và được Tổ chỉ dạy làm bánh dày bánh chưng… và rồi chàng lại được làm vua! Ðó không phải là nền tảng An Dân Trị Nước sao?

    Tiết Liêu có tinh thần dân tộc (thờ cúng Tổ Tiên), hiếu thảo (gia đình là gốc của nước, như trong Kinh Trầu Cau), không màng giầu sang, nhưng biết lo cho dân (lấy gạo làm căn bản sống của dân), có sáng kiến, phát triển kinh tế (gạo nấu cơm để lâu dễ bị thiu, nhưng làm thành bánh dày bánh chưng thì để được cả tháng trời)… lại đủ đạo Trời đạo Ðất (tròn, vuông)… Con người như thế không đáng trị nước an dân?

    Như vậy, Tiết Liêu được Tộc Tổ chỉ dạy, chính là người làm việc nước phải để Hồn Nước hướng dẫn, tức là phải học hỏi, phải thấm nhuần tinh thần và truyền thống dân tộc. Và do đó, làm việc nước cũng có nghĩa là làm cho người dân thể hiện Hồn Nước vào cuộc sống hằng ngày. Như thế cái tài của người làm việc nước là: Tài biết tin tưởng vào dân nước, tài giúp dân sống thực truyền thống dân tộc, tài thấu hiểu nhu cầu thực tế của dân, và tài cải tiến cuộc sống người dân. Trong những tài này, tài cải tiến cuộc sống người dân là công tác thực tiễn và đa đoan.

    5. Kinh An Tiêm: Chuyện qủa dưa đỏ cũng hình thành bài học tương tự! Thà bị Vua Cha đày oan còn hơn phải trốn theo tầu buôn mà về đất liền làm giặc… Nhưng khi có qủa dưa đỏ, dưa hấu, một loại của ngon vật lạ nơi hải đảo đã gởi về dâng vua, biếu nước! Và từ đó dân ta, đặc biệt nơi miền khô cháy nóng bỏng, được thêm món ăn tươi mát thơm ngon… Chàng chẳng đáng mặt trị nước an dân?

    Dưới khía cạnh kinh tế, chúng ta có thể nói, Kinh Tiết Liêu phát triển trên đất, nội địa… Kinh An Tiêm phát triển vùng biển, ngoại thương… và đừng quên Kinh Chữ Ðồng!

    Tất cả đều là kinh nghiệm sống, và tất cả đều phát xuất từ tình thân ruột thịt gia đình, từ mẹ, từ cha, từ anh chị em đối xử với nhau. Và cũng vì vậy, mọi cuộc sống mang vết tích con người, mọi cuộc sống xứng đáng con người, mọi cuộc sống tràn đầy ý nghĩa, mọi cuộc sống tòan vẹn đều là những cuộc bộc lộ và thể hiện tình thân giữa người và người. Bởi thế, Văn Hóa Việt bao gồm mọi con người trong tình thân của Gia Đình. Đối với nếp sống Việt, Làng, Nước và cả Nhân Lọai, cũng chỉ là một gia đình!

    6. Kinh Mỵ Châu:
    là Kinh Giữ Nước! Xây thành làm gì (Cổ Loa Thành), cậy vào khí giới có ích chi (nỏ thần), chờ đợi chi người xa lạ (thần Kim Quy)… Xây thành cho dân khổ. Phung phí làm dân cùng cực. Ỷ nỏ thần mà quên dân… Thành cao, khí giới tốt có ích chi khi chính người con gái yêu, con dân cuối cùng là nàng (tiên Việt) Mỵ Châu cũng còn đối nghịch?

    Tổ Tiên dùng câu chuyện thương tâm An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thủy, là câu chuyện công chúa làm mất nước để dạy chúng ta về bài học Giữ Nước, tức là phải giữ Hồn Nước, giữ Dân Nước, giữ Sức Nước, và giữ Đất Nước.

    7. Kinh Phù Ðổng: Là Kinh Cứu Nước. Giặc chiếm đã ba (nhiều) năm, và trong ba năm đó, dân chúng sống như một đứa bé: không thể đi, không thể đứng, không thể nói, không thể cười! Nhưng Tổ hiện về (Cụ Gìa áo đỏ, múa nhảy với bọn trẻ ngoài đầu xóm!) như trong Kinh Tiên Rồng, khi Cha Rồng xác tín: “Khi nào cần thì gọi, ta về ngay!”

    Vâng lời Tổ, Vua Hùng sai sứ đi tìm người cứu nước. Cậu bé của làng Phù Ðổng lắng nghe sứ vua… vươn vai thành người cao lớn, nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt để đánh giặc Ân. Khi giặc thua thì cậu dùng tre làm roi mà đánh: Ôi! Bài học nhân thứ (từ roi sắt cậu chuyển sang roi tre để giặc bớt đau khi đã thua chạy).

    Toàn dân toàn diện (dân làng mang gạo, áo giúp cậu ăn mặc, rồi to lớn đến nỗi phải dùng hoa mà kết). Ngựa sắt cũng hét ra lửa! Gốc tre làng cũng hữu hiệu hơn gươm đao… Và lũy tre xanh, hệ thống làng mạc, chẳng những giúp chúng ta thắng giặc cứu nước, mà còn giúp toàn dân Phù Ðổng làm lại cuộc đời! Hạnh phúc như tiên, bay Về Trời!
    Kinh Phù Ðổng chẳng những chỉ phương cách cứu nước cho mỗi người, cho tổ chức, và cho cả một dân tộc, mà đồng thời, lồng trong đó còn có cả một kế hoạch vĩ đại cho việc Cải Hóa Con Người và Cải Hóa Xã Hội!

    Cũng như Vua Hùng, kinh xác định những đức tính thiết yếu của chúng ta là dám nhận thực hiện trạng phũ phàng, dám tin tưởng tuyệt đối vào sức sống, sức mạnh của dân tộc, dám “lột xác” để thích ứng với tình thế mới, dám quyết tâm dấn thân để làm đến thành công.

    Kinh khởi sự với việc nêu rõ những điều kiện, những đức tính cần thiết để cải hóa từng người, rồi từ một người tới một tổ chức, từ một tổ chức đến mọi người khác … Kinh duyệt qua từng giai đoạn, từng công tác, từng hành động… từ việc vận động tinh thần, tới các điều kiện đoàn kết, qua phương thức phát hiện tiềm năng, tới cách thể hiện điều hợp, ứng biến và tập trung sức mạnh.

    Kinh còn nêu rõ vấn đề vai trò của các chủ lực, cả những thái độ và những phương thức để khỏi rơi vào tròng độc tài, áp bức bất công. Tất cả được Tổ Tiên chỉ dẫn từng bước cụ thể, từng giai đoạn thực tế, để từng người, từng nhóm người và toàn thể nhân loại trở về với Con Người đích thực, và để Xã Hội cũng trở thành đích thực trọn vẹn là xã hội của loài người.

    Vạn vật, con người, xã hội, đất nước đều có, nhưng Tổ Tiên vẫn không quên cá nhân từng người.

    8. Kinh Trương Chi: Với Kinh Trương Chi, Tổ Tiên tả thẳng vào nỗi niềm thâm sâu nhất là trái tim Con Người, căn cội của hạnh phúc. Chuyện kể chàng lái đò xấu trai Trương Chi, với mối tình của người đẹp nhà giầu Mỵ Nương. Nhưng nàng tương tư qua tiếng sáo của chàng, để khi gặp nhau, thấy thực tế hình dáng chàng thì nàng lại bỗng dửng dưng…

    Và tiếng sét ái tình kia, đã làm chàng Trương chết trong tẻ lạnh… Ôi! Mối tình đầu! Tình lãng mạn, đẹp và buồn!
    Tình tuyệt vời và tuyệt vọng! Đã biến trái tim chàng thành chén ngọc, và chàng vẫn mãi chèo đò trong chén ngọc… Đợi chờ cho được một giọt nước mắt của người mình yêu, và chàng chết vì nàng! Chính lúc ấy chén mới tan! Tình mới trọn!
    Ai dám bảo Tổ Tiên ta khô cằn sỏi đá? Hay lìa xa tâm hồn con người?

    9. Kinh Vọng Phu: Chồng ra đi giúp nước, nàng ở nhà ôm con chờ chàng đến hóa đá! Nghe sao thật đơn sơ! Nhưng biết đến bao giờ chúng ta mới sống trọn bài học “bổn phận làm dân,” và bài học “người nào việc nấy” của Kinh Việt này! Vẫn biết mọi người bình đẳng. Nhưng Trời sinh ra mỗi người mỗi khác, và mọi người cũng phải tùy vào tài sức của riêng mình mà góp phần vào việc chung việc nước!

    Chàng là rồng thì chàng phải làm mây, làm mưa với đời. Còn phận thiếp là tiên, lý đâu lại đòi làm sấm, làm sét? Biết thế, thiếp đã lo ôm con gánh vác giang sơn nhà chồng… để giúp chàng an tâm mà đem tài năng ra giúp dân cứu nước! Và rồi biết bao hình ảnh, như mẹ gìa cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc… vợ hiền ôm con, gồng gánh thăm nuôi chồng đang bị tù cải tạo... và Tổ Tiên đã thưởng công cho nàng, bằng cách cho nàng hóa đá!

    Trong Kinh Mỵ Châu, Tổ Tiên chém chết nàng công chúa làm mất nước! Nàng có tội với nước thì bị xử phạt thích đáng, hầu răn dạy những người khác tránh tội. Làm mất nước là tội không thể tha thứ!

    Nhưng tình nhà, nàng đã chung thủy với chồng, thương chông và nghe chồng đến nỗi làm mất nước! Tổ Tiên ta xét đoán phân minh: Làm mất nước là tội tử hình! Nhưng trọn tình nhà thì cho nàng thăng hoa thành ngọc (Máu Mỵ Châu chảy xuống biển, trai ăn thành ngọc). Và ngọc đó chỉ được rửa bóng khi lấy nước trong giếng sâu nơi chồng nàng, Trọng Thủy tự tử để đền tội với vợ! Ðừng quên Kinh Tiên Rồng: Nước và Nhà! Và cũng đừng quên Kinh Trầu Cau: Thương nhau trọn tình, chết vì người mình thương, và dẫu có chết cũng vẫn còn thương!

    - Ở cấp Tình Nước, những người An Dân Trị Nước như Tiên Dung Chữ Ðồng thành Tiên, Phù Ðổng thành Thần… Tiên, Thần là phần thưởng công, phần thăng hoa hay tinh túy của linh thiêng.

    - Ở cấp Tình Nhà, Kinh Trầu Cau qua chuyện người em hóa đá, máu Mỵ Châu trọn tín thác chồng thì hóa ngọc, trái tim Trương Chi ôm mối tình câm, chỉ vì con người phân chia đẹp xấu, giầu nghèo… thì cũng hóa ngọc. Ðá, ngọc là kết tinh, tinh túy của vật chất!

    Và nói đến cả hai phần vật chất và tinh thần (siêu linh), Tiên Rồng trong mỗi Con Người, đều được thăng hoa thành đá, thành ngọc, thành Tiên, thành Thần… thì chúng ta đã trở về với Kinh Tiên Rồng gồm linh thiêng và vật chất của Con Người.

    Vậy có sự an ủi, và niềm hãnh diện nào hơn, được làm Con Cháu Tiên Rồng?

    * * * *

    Ghi chú (*1)

    The New Science: The Quantum View of TienRong

    By Vincent Pham, MEd (Western Washington University, 2000)


    We have seen that the new science of Y2K has a very different philosophical and conceptual basic. Quantum science tells us that the world is all of a piece, holistic. We human being are in and of nature, we help to make reality happen, we are free agents with a responsibility for cocreation. More than that, quantum science shows us that we are, in our essential physical and spiritual makeup, extensions, and “excitations,” of the underlying ground state of being. Quantum View of TienRong, for Wheatley (1995), is “thoughts in the mind of God.”

    For the Western model:

    The Newtonian universe is that they can be efficient and reliable. Their clear boundaries make membership unambiguous. Every procedure and every role is specified and pinned down in its place. Every employee knows exactly what is expected every day or what is not. So long as procedure is followed and proper channels used, information can flow smoothly to those parts of the organization where it is directed. But there are disadvantages. Just as rules don’t accommodate exceptions easily, these organizations are inflexible. For example, serial thinking cannot deal with complex data or rapid changes – computer can deal only with a few inputs and outputs at any one time but cannot deal with pattern recognition – because patterns are too complex.

    For the Eastern model:

    Nobel Prize-winning Japanese physicist Leo Esaki said, “The Japanese don’t have a specific word for ‘self.’ We are concerned with relationships, and what Westerners call the ‘self’ is, for us, a matter of who is related to whom and in what larger social context.” He compares Japanese society to a state of superfluid helium. Every particle is related to every other to such an extent that boundaries don’t exist and the parts share the identity of the whole.

    The Chinese sociologist Fei Xiaotong compares Confucian society to a complex pattern of interlocking waves, each fanning outward from some stone (individual) dropped in one of the many centers, but all so intricately involved that no clear boundary can be discerned between the waves caused by one stone and those of another. He said, “Everyone stands at the center of the circles produced by his or her own social influence. Everyone’s circles are interrelated. One touches different circles at different times and places.”

    Now we understand The Quantum View of Tien Rong as the Western particle-like model of the self and the Eastern wave-like model have thus given rise to quite different organizational structures, each with their own strengths and weakness.

    The Quantum View of Tien-Rong, we may define as the famous character in quantum lore who express the both nature of quantum reality; like Schrodinger’s Cat – the mascot of “the New Science.” Schrodinger’s Cat has been put into an opaque box along with a fiendish device, a radioactive source that can trigger the release of either food or poison. Common sense would tell us that if device releases food the cat will live, and if it release poison the cat will die. But radioactive sources are quantum devices, and Schrodinger’s Cat is a quantum cat, existing separately and simultaneously in several places. So device releases both food and poison, and the cat is both alive and dead.

    The Quantum View of Tien-Rong is also a metaphor for the way that quantum systems evolve. When a quantum bit wants to get from Tien to Rong, it doesn’t follow just one path. On the contrary, it throws out an infinite number of possible paths – those are called virtual transition. Each path represents one possibly best path from Tien to Rong, a feeler toward the future. In fact, in quantum reality, Rong itself is not yet sharply defined. Rong is still part of a future scenario yet to emerge. So infinite possible paths strike out from Tien toward an uncertain or ambiguous Rong, mutually defining the future as they interfere with or get into dialogue with each other. This allows the whole system to be creative in responding to its own uncertain future. In the end, Rong will emerge, and one of the infinite paths from Tien to Rong will emerge as the right path.

    A member would cultivate his or her own inner light and individual potential, but at the same time be always aware that a truly creative member draws a great deal of insight and inspiration from unexpressed qualities of the group being led.

    In the Eastern model, the wave description of selfhood is at its most extreme opposite from the Western – particle model of the self. For example, in our culture, we are defined by the relationships what describe as “Tien gave ‘a birth with a hundred children.’ And Rong said, I am Rong and you are Tien. We cannot live together. You bring fifty children to go up the mountain, and I will take fifty children to down the sea. When you need, you call me and I will be back.”

    We are defined by the view of relationships, but we have many different kinds and circles of relationship and thus the boundaries of our own identity are quite ambiguous and contextual. With the parents we will have one way of conducting the self, with the children another, with the wider kinsfolk still another, with the neighbors, members of the community, the village or the state still more. We cannot state the set of moral principles, each applicable in its context, and the Western notion of university moral codes makes no sense to us in such societies. We think that these elastic networks make up the society; there is always the self at the center of each web. But this notion of the self amounts to egocentrism, not individualism.

    In individualist, Western society, the whole is made up of its parts and each part has its tightly defined identity circumscribed by boundaries. In its public aspects at least, every part (every individual) is equal to every other. Every individual has the same rights and obligations within an organization as anyone else with the same organizational status or function.

    In the society: “50 up the mountain, 50 down the sea,” and “a birth of 100 persons,” the self is always at the center of the circle, but we have a hundred circles and the characteristics, obligations, and codes of each circle define who we are and how we should be have. We have no universal rights, only contextual obligations. The boundary between public and private spheres is relative: “A birth of 100,” one for all or all in one.
    Leadership and the New Science is the great book because that book makes us thinking and learning about an organization and the new leadership that must nurture at least three kinds of intelligence: mental intelligence, emotional intelligence and spiritual intelligence.

    Ironically, it is these very qualities of emotional and spiritual intelligence that many corporate transformation program strike to develop. At least they try to tap into the “net result” of their employees having such qualities. Most corporate leaders today would like to have a workforce, or at least a managerial team, that can think on its feet, be creative, thrive on complexity, take responsibility, and give it all to the firm. This is why they are spending millions on so-called change agents, consultants who specialize in managing transformation.

    But most change agents are themselves mechanistic and have not clue what deep transformation means and never mind what it requires. Most don’t know where to begin, so they satisfy themselves with downsizing or restructuring, with introducing a change vocabulary, with charts that say vision and value and leadership. They give two-day or two-week seminars on creativity. But they don’t change the room – they work within the existing structures. Communists Party is an example. Lenin spoke for many managers: “Freedom is good, but control is better.” If an organization is a machine, control makes sense. If an organization is the process structure, then seeking to impose control permanent structure is suicide.

    The Quantum View of Tien-Rong may define as a participatory universe. The observer is part of the observed reality. The observer is a cocreator who helps to make that reality happen. Life wants to discover itself. Individuals explore possibilities and systems emerge. They self-transcend into new forms of being. Newness appears out of nowhere. We can never predict what will emerge; and we never go back. Life is on a one-way street to novelty and always surprises us. For instance, emergence is the surprising capacity we discover only when we join together. New systems have properties that appear suddenly and mysteriously: relationships change us, reveal us, and evoke more from us – because once individuals link together they become something different. It is Vietnamese Liberal and Democratic Organization.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X