Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tại Sao Người Mỹ Chiến Đấu Ở Việt Nam?

Collapse
X

Tại Sao Người Mỹ Chiến Đấu Ở Việt Nam?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tại Sao Người Mỹ Chiến Đấu Ở Việt Nam?

    Tại Sao Người Mỹ Chiến Đấu Ở Việt Nam?
    GS Mark Moyar

    Đây quả là một vinh dự và cũng là một niềm vui đối với tôi khi được nói chuyện trước một số đông đảo cử tọa cựu chiến binh, những người đã tham dự vào cuộc chiến đấu chống lại Cộng sản ở Việt nam trước đây. Tôi tin chắc là phần đông quý vị lúc ấy đều có cùng một quyết tâm là chống lại Cộng sản và đã phải hy sinh rất nhiều trong khi thực hiện quyết tâm này. Riêng tôi cũng đang theo đuổi một cuộc chiến nhằm trả lại sự thật cho lịch sử của Chiến Tranh Việt nam (CTVN).

    Cuộc chiến của tôi đang phải đương đầu chống lại những quan điềm xuyên tạc về CTVN của một số người Mỹ. Vì trong rất nhiều trường hợp, những người Mỹ này đã đưa ra các quan điểm hoàn toàn sai lạc, không khác gì luận điệu tuyên truyền của Cộng sản Việt nam. Trong cuộc chiến này, họ không dùng đến súng đạn mà chỉ sử dụng sách vở và tài nguyên của các trường đại học.

    Cho nên dù Chiến Tranh Việt Nam đã thật sự chấm dứt hơn 35 năm rồi, đối với chúng tôi nó vẫn còn tiếp diễn. Dĩ nhiên chúng tôi biết lúc đó quý vị đã bị bắt buộc phải lìa bỏ quê cha đất tổ. Nhưng đối với chúng tôi CTVN vẫn còn đây khi nhìn vào cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan hiện nay, ở đó những chàng trai trẻ Hoa Kỳ, bao gồm cả những chàng thanh niên mang dòng máu Việt Nam, đang hăng say tích cực chiến đấu. Tướng David Petraeus, người đã dẫn đầu cuộc tấn công Iraq, hiện nay là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung Ương của quân đội Hoa Kỳ, đã viết một luận án tiến sĩ về CTVN. Tướng George Casey, một vị Tư lệnh thâm niên của quân đội Hoa Kỳ tại Iraq từ 2004 đến 2006, là con trai của một sĩ quan Hoa Kỳ có nhiều thâm niên quân vụ nhất đã tử trận tại Việt Nam. Tướng Stanley Mc Christal, hiện thời là Tư lệnh của quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan, là con của một cựu chiến binh Hoa Kỳ trong CTVN. Tôi được biết rằng ông này vẫn ao ước tìm hiểu thêm về CTVN. Những vị Tư lệnh quân đội này đều muốn tìm hiểu để học hỏi từ CTVN, nhằm phát triển thêm các ưu điểm và tránh né những lỗi lầm mà họ đã mắc phải.

    Hiện nay hầu hết dân chúng Mỹ đều tỏ ra nghi ngờ cái lý do đã thúc đẩy Hoa Kỳ tấn công Iraq hồi năm 2003. Bởi vì người ta đã không tìm được bất cứ một loại vũ khí giết người tập thể nào ở Iraq. Mặt khác, hầu hết dân chúng Mỹ đều cho rằng lý do mà Hoa Kỳ chiến đấu tại Afghanistan rất chính đáng. Bởi vì Afghanistan nuôi dưỡng các tên khủng bố đã tham dự vào biến cố Ngày 11 Tháng 9. Còn đối với CTVN, dư luận của dân chúng Hoa Kỳ lúc đó chia làm đôi. Những người theo Phe Hữu đều tin rằng CTVN là một cuộc chiến cần thiết và với lý do rất chính đáng. Trong khi đó những người Mỹ theo Phe Tả thì cho rằng CTVN là một cuộc chiến không cần thiết và không chính đáng. Với tư cách là một người đã nhiều năm nghiên cứu về CTVN hôm nay tôi muốn trình bầy với quý vị câu hỏi, là “Thật sự là có cần thiết và chính đáng để Chính phủ Hoa Kỳ phải sát cánh với Chính phủ Ngô Đình Diệm và những người Việt quốc gia chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam không?”

    Vì phần đông những người Mỹ và Việt Nam thuộc các thế hệ trẻ không hiểu biết nhiều về đề tài này, nên tôi đề nghị chúng ta hãy bắt đầu bài tham luận với vài nhận định về Phong trào quốc tế Cộng sản trong hai thập niên 40 và 50. Sau Thế chiến Thứ II, Liên bang Xô viết đã trở thành một trong hai Siêu cường của thế giới. Nhân danh Chủ nghĩa Marxist Leninist, Lãnh tụ Joseph Stalin đã tiêu diệt hàng chục triệu người dân Nga. Và sau khi Thế chiến II chấm dứt, ông ta còn nuôi tham vọng bành trướng ý thức hệ Cộng sản này trên toàn cầu. Trong giai đoạn từ giữa thập niên 40 đến những này cuối thập niên, ông Stalin bắt đầu ủng hộ quân đôì Cộng sản của Mao trạch Đông trong cuộc nội chiến ở Trung hoa trong khi siêu cường Hoa Kỳ ủng hộ phe Trung hoa Quốc gia do Tưởng giới Thạch lãnh đạo. Nhưng đến năm 1947 Hoa Kỳ lại quyết đinh cắt giảm viện trợ cho Tưởng giới Thạch vì sự thối nát và tham nhũng đang lan tràn trong hàng ngũ quân đội quốc gia. Nhờ vậy mà Cộng sản Trung hoa toàn thắng vào năm 1949.

    Dù đã biết có phải giết hại hàng chục triệu mạng người đi nữa nhưng Mao cũng nhất định đi theo bước chân của Stalin, là bành trướng Chủ nghĩa Cộng sản đến khắp nơi trên thế gtới. Cho nên sau khi củng cố được quyền lực tại Trung quốc Mao liền gởi viện trợ quân sự và cố vấn đến các đảng Cộng sản Á Châu, trong đó có đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ chí Minh lãnh đạo. Bắt đầu từ năm 1946, đảng Cộng sản Việt Nam phát động cuộc chiến tranh chống Pháp.

    Có rất nhiều sử liệu của Tây phương cho rằng Hồ chí Minh quả thực là một người quốc gia chân chính, lúc nào cũng đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết. Họ phủ nhận quan điểm của các nhà lãnh đạo Tây phương cáo buộc Hồ chí Minh là một phần tử của Tổ chức Quốc tế Cộng sản. Các sử gia này tin rằng nếu Hoa Kỳ đã thỏa mãn yêu cầu của Hồ chí Minh, cho ông ta lên nắm quyền cai trị Vỉệt Nam thì Hồ chí Minh chắc đã trở thành một Tito của Á Châu rồi và chắc hẳn ông ta đã không hợp tác với Trung cộng và Liên bang Xô viết.

    Luận điệu này của các sử gia Tây phương thật ra xuất phát từ chính miệng lưỡi của Hồ chí Minh. Ông Hồ lúc nào cũng lớn tiếng cho rằng mình và các đồng chí của ông ta đều là những người quốc gia chứ không phải là Cộng sản. Tuy nhiên khi điều tra một cách tỉ mỉ hơn thì mới biết rõ ràng là những lời tuyên bố này của Hồ chí Minh đều là những lời tuyên truyền lừa bịp nhằm mục đích dụ dỗ những người Việt yêu nước, nhưng lại “rất dễ tin”, gia nhập vào hàng ngũ của mình đồng thời ngăn ngừa những phản ứng bất lợi mà Hoa Kỳ có thể gây ra cho tổ chức của mình. Rất tiếc là có rất nhiều trí thức, Việt có, Mỹ có, đã tin vào những lời lừa bịp này của Hồ chí Minh, mà không hề có một thắc mắc nhỏ nào.

    Hồ chí Minh và những cán bộ trong tổ chức của ông ta lúc nào cũng là Cộng sản. Vì họ luôn luôn tin tưởng triệt để rằng công cuộc “cách mạng của Quốc tế Cộng sản” phải đứng trước mọi quyền lợi của quốc gia dân tộc. Niềm tin này đã được nhắc đi nhắc lại trong sách vở trong các bài diễn văn, và ngay cả trong hành động của ông Hồ. Hồ chí Minh và những người Cộng sản Việt Nam khác đồng nhất ủng hộ hành động của Liên bang Xô Viết đối với ông Tito ở Yugoslavia. Họ còn ca ngợi những người Xô Viết đã thẳng tay diệt trừ Đảng Cộng sản Hung-ga-ri khi đảng này đòi độc lập vào năm 1956. Ông Hồ đã có một thời gian làm việc cho Cộng sản Quốc tế, một tổ chức do người Xô Viết dựng lên để tiến hành cuộc cách mạng thế giới. Ông Hồ còn phục vụ trong quân đội của Trung hoa Cộng sản hồi Thế chiến thứ Hai. Cuối cùng, chính quyền mà ông Hồ dựng lên ở Miền Bắc Việt Nam giống hệt như các chế độ Cộng sản đã được thiết lập tại các quốc gia khác trên thế giới. Chính quyền của ông Hồ cũng rất tích cực trong việc tiêu diệt những tổ chức chính trị đối lập và những phần tử họ gọi là phản động nằm trong các tầng lớp xã hội.

    Có một điều chắc chắn là Hồ chí Minh đã không thể nào nắm được chính quyền nếu ông ta không có một mối quan hệ mật thiết với đảng Cộng sản Tầu. Chiến thắng của Cộng sản Việt Nam tại Điện Biên Phủ vào năm 1954 là nhờ vào sự hiên diện của các cố vấn quân sự Tầu. Nhờ vào một lực lượng khổng lồ quân tiếp vận Trung cộng, và vô số các chuyến hàng chở đầy vũ khí và tiếp liệu từ Trung hoa đến Điện biên Phủ. Sau năm 1954, các cố vấn Tầu còn giúp đảng Cộng sản Việt Nam thiết lập cơ cấu của chế độ và họ đã đóng một vai trò then chốt trong việc tổ chức và thực hiện chương trình Cải cách Ruộng Đất tại miền Bắc, giết hại khoảng 32,000 người Việt Nam. Trung cộng còn điều động bảy sư đoàn đến miền Bắc vào năm 1965 đề giúp đảng Cộng sản có thể rảnh tay, gởi thêm một số lớn bộ đội chính quy vào chiến đấu tại Miền Nam Việt Nam.

    Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp mạnh mẽ vào Việt Nam ngay khi Trung hoa bị rơi vào tay Cộng sản. Người Mỹ lo ngại Cộng sản sẽ bành trướng và Trung cộng sẽ kiểm soát toàn bộ Á Châu. Tổng thống Harry S. Truman, và các vị Tổng thống Mỹ kế tiếp, đều ủng hộ Lý thuyết Domino. Lý thuyết này cho rằng “Nếu Việt Nam rơi vào tay Cộng sản thì những nước Á Châu khác cũng sẽ bị rơi vào tay Cộng sản. Trung cộng đã hỗ trợ cho các lực lượng Cộng sản phiến loạn tại Mã Lai, Miến Điện, và Nam Dương, cũng như Đông Dương và sự sụp đổ của một quốc gia sẽ thành cái bàn đạp để Cộng sản tiến chiếm các quốc gia lân cận”.

    Ở vào cao điểm của cuộc chiến giữa Pháp và Cộng sản Việt Nam tại mặt trận Điện biên Phủ năm 1954, Tổng thống Eisenhower hy vọng có thể ngăn chận không cho Cộng sản Việt Nam chiến thắng vì tin tưởng vào Lý thuyết Domino. Ông đã cố gắng lôi kéo Anh Quốc nhập cuộc để giải cứu Pháp tại Điện biên Phủ. Nhưng khi Anh Quốc từ chối thì TT Eisenhower quyết định không can thiệp nữa. Rốt cuộc Cộng sản đã thắng. TT Eisenhower phải chọn lựa giải pháp chia đôi Việt Nam, để Cộng sản cai trị ở miền Bắc và phe không Cộng sản ở Miền Nam. Vì TT Eisenhower tin rằng chỉ có chủ nghĩa quốc gia mới có thể đương đầu được với Cộng sản nên ông muốn hỗ trợ chính quyền Nam Việt Nam, một chính quyền quốc gia thuần túy. Tuy nhiên Tổng thống Eisenhower không chắc chắn là mình sẽ có thể tìm được một chính phủ như ý hay không.

    Mặc dầu guồng máy tuyên truyền của Cộng sản và những người Tây phương cả tin luôn cho rằng Hoa Kỳ đã chọn lựa Ngô Đình Diệm để lãnh đạo một chính phủ mới ở Nam Việt Nam hồi năm 1954, sự thật là chính Bảo Đại đã bổ nhiệm Ngô Đình Diệm vào chức vị Thủ tướng chỉ vì uy tín của ông Diệm nổi bật trong hàng ngũ những người quốc gia. Lúc ấy người Mỹ không biết gì nhiều về ông Diệm. Nhưng buồn cười là trong số này lại có những người tin rằng Diệm không phải là người thích hợp cho trọng trách lãnh đạo một chính quyền theo ý của Tổng thống Eisenhower. Các viên chức thâm niên trong Bộ Ngoại Giao, bao gồm cả hai vị Đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam đều kịch liệt phản đối các biện pháp cai trị mà ông Diệm đã sử dụng đặc biệt đối với các giáo phái trong cuộc khủng hoảng 1955. Nhưng Tổng thống Eisenhower và Ngoại trưởng Foster Dulles lại cho rằng ông Diệm là người có một lòng yêu nước bất khoan nhượng. Nên họ đã đi đến quyết định ủng hộ Ông Diệm nhưng chỉ sau khi Ông ta chiến thắng Mặt trận Quốc gia Thống nhất các Giáo phái.

    Chỉ có bốn năm ngắn ngủi, từ năm 1955 đến năm 1959, mà lực lượng an ninh của Nam Việt Nam đã tiêu diệt hầu hết những tên Cộng sản nằm vùng được cài lại ở Miền Nam sau ngày ký kết Hiệp định Đình chiến Genève 1954. Hà Nội lo lắng các cơ sở cài lại đã bị phá vỡ, nên từ 1959, đã bắt đầu cho xâm nhập vào Nam hàng ngàn lính du kích võ trang. Sau đó, vào năm 1960 họ bắt đầu xúi giục các cuộc nổi loạn tại nông thôn Miền Nam. Quân đội Vệt Nam Cộng Hòa đã cắt đứt đường chuyển vận vũ khí và lương thực của Cộng sản Bắc Việt, xuyên qua vùng Phi Quân sự ngăn cách hai Miền Nam Bắc. Vì thế vào cuối năm 1960 bộ đội chính quy Bắc Việt phải xây dựng những đường tiếp vận mới nằm trong lãnh thổ Lào. Đó chính là Đường Mòn Hồ chí Minh. Năm 1961, nhiệm kỳ của Tống thống Eisenhower chấm dứt và ông đã khuyến cáo ông John F. Kenndy, vị Tổng thống kế nhiệm, rằng can thiệp vào Lào là một điều bắt buộc và nên làm, kể cả bằng quân sự nếu cần. Nếu không thì toàn bộ Viễn Đông sẽ mất vào tay Cộng sản.

    Nhưng TT Kennedy đã không nghe theo lời khuyên của Eisenhower.

    Tổng thống Kennedy chủ trương rằng khi Hoa Kỳ can thiệp vào nơi nào thì ở đó cần phải có một đồng minh mạnh, chứ không phải đám quân trói gà không chặt của Lào quốc. TT Kennedy chủ trương giữ vững phòng tuyến Nam Việt Nam, ông tuyên bố: “Nếu chúng ta cần phải chiến đấu ở Đông Nam Á vậy thì hãy chiến đấu ngay ở Vlệt Nam. Ít ra ở đó người Vìệt Nam còn có quyết tâm và ý chí chiến đấu để tiêu diệt Cộng sản. Có đến một triệu người tỵ nạn Cộng sản đang ở tại Miền Nam Việt Nam chính là nơi mà chúng ta muốn”. TT Kennedy lập tức gởi viện trợ ào ạt đến Nam Việt Nam và tăng thêm số lượng cố vấn từ khoảng gần 1,000 lên đến 16,000 người. Kennedy còn nhờ Nga làm áp lực buộc bộ đội chính quy Bắc Việt phải rút khỏi Lào; đổi lại Hoa Kỳ sẽ rút hết cố vấn ra khỏi Lào. Rồi TT Kennedy đơn phương rút hết cố vấn Mỹ ra khỏi Lào. Trong khi đó các lực lượng chính quy Bắc Việt vẫn án binh bất động.

    Mặc dù các lực lượng phiến loạn Cộng sản vào năm 1960 có gây được một số tiếng vang, nhưng vào năm 1962 Tổng Thống Diệm cũng đã thành công chấn chỉnh và làm hồi sinh lại tổ chức Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa; đồng thời ban hành Quốc sách Ấp Chiến Lược và cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong khi sưu tầm tài liệu để viết cuốn Triumph Forsaken, tôi đã phát giác một tài liệu của Cộng sản xác nhận rằng Chính phủ Ngô Đình Diệm liên tục chiến thắng Cộng sản trong các năm 1962 và năm 1963, cho đến khi Tổng Thống Diệm bị ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963.

    Cái thảm họa lật đổ chính quyền của Tổng Thống Diệm là lỗi lầm của một nhóm nhỏ người Mỹ có thể bắt đầu với ba tác giả viết về Chiến tranh Việt Nam, đó là David Halberstam, Neil Sheehan và Stanley Kamow. Là những ký giả trẻ làm việc ở Sài Gòn vào năm 1963, ba người này dầu cho rằng Diệm phải được thay thế vì lý do là đã nặng tay đàn áp đối lập chính trị, nhất là khi đối xử với những người Phật giáo đối lập. Những ký giả này hoàn toàn sai lầm khi nhận định rằng chính trị của Việt Nam cũng giống của Hoa Kỳ. Và vì ba người này đã căn cứ vào những nguồn tin sai lạc do hai gián điệp Cộng sản và các lãnh đạo trong phong trào Phật giáo đấu tranh. Sự thật là trong nhóm Phật giáo chống đối có rất nhiều cán bộ Cộng sản và những nhân vật thời cơ. Những người này chủ trương kéo dài các cuộc biểu tình và tung ra những lời cáo buộc vô căn cứ cho đến khi Diệm bị lật đổ. Báo chí Mỹ đã thuyết phục được Đại sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge khiến ông này phải xúi dục các tướng lãnh trong quân đội VNCH đứng ra làm đảo chánh.

    “Giả sử Tổng thống Diệm không bị đảo chánh và sát hại, tôi tin là hầu hết các thính giả ngồi đây đều đang ngồi ở Việt Nam ngay lúc này chứ không phải ngồi trên đất Mỹ.”

    Và chẳng có ai phải đặt câu hỏi là tại sao Hoa Kỳ phải gởi nửa triệu binh sĩ sang chiến đấu ở Việt Nam. Nếu không có cuộc ám sát phản phúc và cái hậu quả thảm khốc do cuộc đảo chánh đem lại, thì chắc chắn Bắc Việt sẽ không bao giờ dám leo thang cuộc chiến một cách vũ bão giống như họ đã làm, hồi năm 1965 và những năm sau đó. Và chắc cũng không có nhu cầu cấp thiết phải cần đến một số lượng khổng lồ binh sĩ Hoa Kỳ. Lý do đơn giản là vì dưới sự lãnh đạo của TT Diệm, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tỏ ra mạnh mẽ và hữu hiệu hơn là lúc quân Mỹ bắt đầu vào tham chiến năm 1965.

    Tiếp theo sau cuộc lật đổ TT Diệm, lãnh đạo Miền Nam chẳng làm được gì ngoài việc thanh trừng những viên chức và sĩ quan tài giỏi. Guồng máy của chính phủ chống lại âm mưu nổi dậy của Cộng sản cũng bị sụp đổ hoàn toàn. Trong năm 1964, sự yếu kém của các chính phủ mới trong Miền Nam và sự nhút nhát của TT Lyndon B. Johnson đã khuyến khích Hà Nội đi đến quyết định mở cuộc tổng công kích xâm chiếm Miền Nam. Một sư đoàn Bắc việt với trang bị đầy đủ đã xâm nhập vào Miền Nam hồi đầu năm 1965, và đến giữa năm thì tình hình quân sự đã trở nên nghiêm trọng đến nỗi Tống thống Lyndon Johnson phải chọn lựa giữa việc gởi quân tác chiến vào chiến trường hoặc là để Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản. Vì TT Johnson tin vào Lý thuyết Domino nên Ông quyết định chọn giải pháp đem quân vào Nam Việt Nam.

    Có vô số các giáo sư và ký giả lập luận rằng Lý thuyết Domino Hoàn toàn sai lầm vào năm 1965. Họ cho rằng Cộng sản Tầu và Việt Nam không có tham vọng nhuộm đỏ toàn bộ các quốc gia Á Châu và các quốc gia Á Châu khác cũng không muốn người Mỹ can thiệp vào Việt Nam. Nhưng những tiết lộ mới đây cho thấy Mao và Hồ chí Minh đã coi việc chiếm đóng Miền Nam sẽ là bàn đạp để tiến chiếm toàn vùng Đông Nam Á. Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng tìm thấy chứng cớ cụ thể là các chính phủ không Cộng sản của các quốc gia trong vùng, vì lo sợ sự bành trướng của Cộng sản, đều muốn Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam. Rất nhiều chính phủ trong vùng mong mỏi được Hoa Kỳ yêu cầu đem quân vào giúp đồng minh. Một số nước như Nam Hàn, Úc Đại Lợi, và Thái Lan, đã gởi quân đến tham chiến tại Việt Nam. Những nước khác như Đài Loan và Phi luật Tân, có đề nghị gởi quân nhưng Hoa Kỳ đã từ chối. Ngoài ra trong năm 1965, lãnh đạo quân sự Nam dương đã khẩn khoản yêu cầu Hoa Kỳ tấn công mạnh mẽ Bắc Việt. Họ tin rằng khi Hoa Kỳ làm như vậy thì cán cân quyền lực trong quân lực Nam dương sẽ nghiêng hẳn về phe chống Cộng sản, vào đúng lúc Tổng thống Sukarno của Nam dương muốn đưa đất nước vào tay Cộng sản. Nhờ Hoa Kỳ cứu vãn Nam Việt Nam vào năm 1965, mà các vị tướng lãnh chống Cộng sản đã tiêu diệt được toàn bộ Đảng Cộng sản Nam Dương vào cuối năm 1965 và dần dần đẩy Tổng thống Sukarno ra ngoài chính quyền.

    Nhưng thật không may mắn, vì Tống thống Johnson quá mềm yếu, không chịu chấp nhận một chiến lược quân sự mạnh mẽ đã được các tướng lãnh Hoa Kỳ đề nghị. Trong số các khuyến cáo tối quan trọng, TT Johnson từ chối can thiệp vào Lào để chận đứng các hoạt động của Bắc Việt trên đường mòn Hồ chí Minh.

    Các tài liệu của Cộng sản thời hậu chiến xác nhận rằng Việt cộng (MTGPMN) và quân chính quy Bắc Việt không thể sống sót ở trong Miền Nam nếu không có tiếp liệu đến từ đường mòn Hồ Chí Minh. Các nguồn tài liệu của Nga sô, Bắc việt và Hoa Kỳ đều đồng ý với nhau rằng Hoa Kỳ chỉ cần từ ba đến năm sư đoàn là có thể ngăn chận mọi con đường xâm nhập vào Nam một số lượng quân quá nhỏ nhoi so với số lượng quân đội mà cuối cùng Hoa kỷ đã phải gởi đến Việt Nam.

    Mặc dầu các ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ nắm được chính quyền vào tháng Năm năm 1965 và chấm dứt được các cuộc tranh giành quyền lực giữa các lãnh tụ của Nam Việt Nam, chính phủ của Nam việt Nam không thể tìm lại sức mạnh của nó như những năm trước kia cho đến những năm cuối của thập niên 60. Từ 1969 đến 1971, chính phủ Nam Việt Nam đã giành lại được quyền kiểm soát hầu hết miền quê và quét sạch phiến loạn Việt cộng. Vào năm 1972, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã đẩy lui đợt tấn công qui mô của Bắc Việt vào mùa Phục Sinh với sự trợ giúp của không lực Hoa Kỳ. Nhưng vào lúc đó một số chính trị gia thiển cận của Hoa Kỳ đã cắt đứt viện trợ cho Nam Việt Nam vào đúng lúc mà tình hình có nhiều hứa hẹn nhất. Tôi và hàng triệu người Mỹ khác coi đây là một nỗi tủi nhục khi chính phủ của chúng tôi đã cắt đứt viện trợ quân sự và yểm trợ không lực cho Nam Việt Nam trong năm 1974 và 1975. Việc này vi phạm những gì mà TT Nixon đã hứa hẹn và cũng chính vì thế đã cướp đi cái cơ hội giúp Nam Việt Nam đầy lui cuộc tổng tấn công xâm lược của Cộng sản Bắc Việt vào năm 1975.

    Trong những năm gần đây Việt Nam đã đi theo nền kinh tế thị trường. Vì thế có một số người Mỹ sáng giá đã lập luận rằng việc Việt Nam đi theo nền kinh tế tư bản là một cái “duyên tiền định” dù đang bị cai trị bởi Cộng sản. Như vậy cuộc chiến tranh trong những năm của thập niên 1960 rõ ràng là không cần thiết. Lập luận này đã bỏ quên thực tế là chính cuộc chiến tranh đã làm cho Việt Nam dễ dàng lôi cuốn vào nền kinh tế tư bản vì chiến tranh Việt Nam đã ngăn chận Cộng sản chiếm đóng các nước láng giềng và phá vỡ liên minh giữa Trung cộng với Việt Nam.

    Lập luận này cũng quên cả những tội phạm và sự nghèo đói do Cộng sản Việt Nam gây ra, và hàng trăm ngàn thường dân cũng đã bị sát hại bởi chính quyền Cộng sản. Cuối cùng, lập luận này còn bỏ qua tất cả những bất công xã hội do chế độ Cộng sản hiện thời gây ra. Nếu so với các chính phủ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Vản Thiệu trước đó thì chế độ này đàn áp dân chúng hơn nhiều và về mặt nhân đạo cũng không thể sánh kịp.

    Không phải Hoa Kỳ cũng không phải Nam Việt Nam mà chính là Bắc Việt Nam đã khởi đầu cuộc chiến tranh không cần thiết này. Người Cộng sản Bắc Việt đã xâm lăng Miền Nam Việt Nam với mục đích diệt trừ chủ nghĩa tư bản để áp đặt chủ nghĩa Cộng sản, một loại ý thức hệ phi nhân. Vào thời đó, họ đã giết hại hàng triệu người. Nam Việt Nam và Hoa Kỳ đã hành động rất chính đáng khi đứng lên chống lại bạo quyền chuyên chế. Cho nên hôm nay chúng ta long trọng vinh danh những người chiến binh trong cuộc chiến này. Đây là một nghĩa cử không những hoàn toàn đúng đắn mà còn cao đẹp nữa.

    GS Mark Moyar (Giảng Sư tại Đại Học Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ)


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X