Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xem Phim: ‘Last Days in Vietnam’

Collapse
X

Xem Phim: ‘Last Days in Vietnam’

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xem Phim: ‘Last Days in Vietnam’

    Xem Phim: ‘Last Days in Vietnam’: Những ngày cuối cùng ở Việt Nam sau 40 năm hay 400 năm vẫn mãi… nhớ đời



    * Phạm Kim (NVTB)
    Xem Phim: ‘Last Days in Vietnam’: Những ngày cuối cùng ở Việt Nam.
    Nhà sản xuất: Rory Kennedy; kịch bản/ câu chuyện: Mark Bailey và Keven McAlester; Giám đốc hình ảnh: Joan Churchill; biên tập: Don Kleszy; Giám đốc âm nhạc: Gary Lionelli; Giám đốc sản xuất: Rory Kennedy và McAlester; Phát hành: American Experience Films/PBS. Phim dài: 98 phút.

    “Ngày cuối cùng ở Việt Nam”, , tiêu đề của cuốn phim tài liệu của Rory Kennedy mở ra cho mọi người (đặc biệt là người Mỹ) một lần nhìn lại cái ngày SàiGòn mất vào cuối tháng 4 năm 1975: Cuộc ra đi của ông Đại Sứ Mỹ và những người lính TQLC Mỹ cuối cùng bảo vệ Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn.

    Hình ảnh nổi bật trên các trang báo Trong buổi chiếu thử ở Rainier Center,Seattle, vào thứ Bảy, Sept 06/ 2014


    Hình ảnh phi công Nguyễn Văn Ba CH-47 Chinook sau khi thả thân nhân và gia đình xuống chiến hạm Kirk, đã cho rơi máy bay xuống biển và lội nước để được cứu thoát lên chiến hạm. (ảnh: Craig Compiano.)


    Cựu phi công L19 Lý Bửng trước viện bảo tàng Hải Quân Florida


    Hình ảnh mọi người đồng loạt đứng dậy hát Quốc Ca VNCH sau khi hình ảnh cuối cùng của phim chấm dứt. (Photos: NVTB News).

    Cuốn phim đánh dấu đậm nét những nhận định, những mặc cảm qua mối ân hận lâu dài vì “thua trận hay bỏ rơi, rút quân” của chính giới Mỹ mà nhiều cựu chiến binh HK luôn cảm thấy như bị bỏ rơi và bị đánh giá sai lạc, khi trở về đời sống thường nhật. Nó là câu chuyện đã diễn ra đầy cảm xúc về ngày triệt thoái đau buồn, chứ không hẳn là muốn bênh vực cho một đảng nào (Cộng Hòa- Dân Chủ) của chính giới Mỹ. Nhưng đồng thời, hơn tất cả, đây là cuốn phim tích cực nói lên bằng hành động, tình đồng minh ở vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến mà những chiến sĩ VNCH cũng như những người bạn Mỹ đã hợp tác chiến đấu đầy dũng cảm: Hình ảnh của cố Đại Sứ Martin cùng những toán TQLC Mỹ cố gắng giúp nhiều người được rời khỏi SàiGòn. Hoa Kỳ đã cố gắng làm hết mình trong các cuộc triệt thoái. Câu chuyện được gây sôi nổi lúc này, trong sự kiện rút khỏi Iraq và Afghanistan…
    Đó là những người có liên hệ chặt chẽ với Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ bao gồm cả một số tướng tá QLVNCH và khoảng 2500 người Việt lọt vào cổng (trong số này có nhân chứng Phó Bình góp mặt trong phim) để chờ được ra đi và có trên 80 lượt trực thăng bốc từng toán người đáp xuống chiến hạm Kirk lúc đó đang chờ ở ngoài khơi không xa Sài Gòn. Lúc bấy giờ những người đã ngồi chờ quanh hồ bơi bên trong Toà Đại Sứ luôn được nghe câu trấn an: Chúng tôi hứa sẽ mang mọi người ra đi được, đây (Toà Đại Sứ) là lãnh thổ” của Mỹ mọi người được bảo đảm. Nhưng rồi vẫn còn nhiều người từng chờ trong Tòa Đại Sứ bị bỏ lại, như văn bản Hòa Đàm Ba Lê cũng không được bảo đảm…
    Cuốn phim này cũng nêu rõ rằng: CSVN đã không tôn trọng việc thi hành những điều khoản của hiệp định Hoà Đàm Ba Lê mà họ đã ký kết. Cũng như nguyên TT Nixon không có khả năng thực hiện những lời cam kết bảo vệ chế độ VNCH. Hòa Đàm Ba Lê không được tôn trọng, hình ảnh Mồ Chôn Tập Thể Huế, cho đến các cuộc tàn sát tiếp diễn sau 1973 cho đến 1975…
    Ngòai ra, cuốn phim còn bao gồm 27 người trả lời phỏng vấn. Họ là những cựu chiến binh TQLC Mỹ canh giữ Tòa Đại Sứ đã phát biểu một cách thiết tha trong nỗ lực mang thêm những người Việt đã lọt vào Tòa Đại Sứ. Đó là tiếng nói của Henry A. Kissinger,ngoại trưởng kiêm cố vấn an ninh quốc gia vào thời điểm đó; cùng Richard L. Armitage,viên chức lúc ấy có nhiều liên hệ với HQ-VNCH, ông nguyên là Thứ Trưởng Ngoại giao trong chính quyền của George W. Bush, một nhân vật mà giới cựu viên chức và quân nhân VNCH tị nạn vùng Hoa Thịnh Đốn rất “quen mặt”.
    Những người Việt tham gia trả lời cuộc phỏng vấn này gồm cựu HQ Đại Tá Đỗ Kiểm, Trung Úy Phạm Hữu Đàm (sinh năm 1944), cựu Sinh viên Phó Bình tìm đường ra đi từ Tòa Đại Sứ nhưng bị kẹt lại, và anh Miki Nguyễn ( cư ngụ tại Seattle) con trai của cựu sĩ quan KQ lái CH-47 Chinook,Nguyễn Văn Ba.
    Tiếc rằng một nhân vật còn để lại những mến tiếc là cố đại sứ Mỹ Graham Martin, người đã qua đời vào năm 1990 không còn cơ hội lên tiếng nữa và nhiều người tị nạn, tướng lãnh VNCH. Về phía Hải Quân ngoài HQ Đại Tá Đỗ Kiểm rất được biết trong vai trò Hành Quân, còn phải nhớ đến các vị tướng HQ biết nhiều về ngày cuối cùng như: Cựu Đề Đốc Trần Văn Chơn, Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng, Đinh Mạnh Hùng, Đại Tá Lê Hữu Dõng, Đại Tá Nguyễn Văn Tấn… các tướng lãnh ở quanh SàiGòn và các vị bộ trưởng trong chính phủ VNCH, như Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng và các chiến sĩ thuộc Không Quân như Thiếu Tá Lý Bửng (Florida) , Sĩ Quan chỉ huy Binh Chủng Nhảy Dù như cựu Trung Tá Trần Đăng Khôi, cựu Trung Tá Bùi Quyền, hoặc các cấp chỉ huy binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và rất nhiều người Việt Tị Nạn tiêu biểu khác đã không có dịp lên tiếng nói… trong một cột mốc lịch sử này.
    Nhà sản xuất phim, Rory Kennedy, là cháu của cố Tổng Thống John F. Kennedy, người tăng cao cường độ tham chiến của Mỹ vào Việt Nam,là con gái của nguyên Tổng Trưởng Tư Pháp Robert F. Kennedy. Vốn bị mù mờ vì những sai lạc về lịch sử cuộc chiến Việt Nam, qua nội dung của cuốn phim này, Rory Kennedy được xem như người sau cuộc chiến đã đam mê tò mò tìm kiếm ra được nhiều tài liệu quý giá cũ để có thể hy vọng cống hiến niềm và sự cảm thông ngưỡng mộ của khán thíinh giả nhiều bên nhiều phía trái ngược hẳn nhau, bằng những hình ảnh thực.

    Chắc chắn cũng phải có nhiều thiếu sót chứ?

    Là một phim tài liệu dài 1 giờ rưỡi, “Last Days In VietNam” gồm những hình ảnh sống thực riêng vài ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam thì rõ rệt là không đủ những chứng liệu nói lên được yếu tố công bằng đối với quân dân VNCH, cũng như quyết định tham chiến và triệt thoái của người Mỹ tại VN.
    Cuốn phim này chỉ mang lại được một điểm linh động cần soi sáng cuối cùng về tình người trong một giai đoạn lịch sử tăm tối của nước Mỹ thời chiến tranh Việt Nam.
    Những thiếu sót đuơng nhiên trong phim “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam” do đó cũng không làm giảm bớt giá trị và ý nghĩa cao đẹp đã hoàn thành của cô đạo diễn Kennedy. Theo lời một khán giả, một người trẻ trong ban chấp hành CĐNVQG tin rằng “bà là người thuộc thành phần đảng Dân Chủ Mỹ, nói không rành tiếng Việt.. và trong phim này, chủ ý của bà cũng không thiên vị gì CSVN…Trách nhiệm bổ sung hoặc làm sáng tỏ chính nghĩa của người Quốc Gia dĩ nhiên mãi mãi vẫn là sự quan tâm cần thiết trước hết cần phải cất lên tiếng nói của khối người gốc Việt Tị Nạn ở Mỹ và cộng đồng người gốc Việt Tị Nạn nói chung.”
    Đây cũng không phải là một câu chuyện trên phim ảnh để đưa ra một kết thúc nào mà có thể giúp quên đi những dấu vết thương đau ở những người thuộc chế độ VNCH bị thất thủ ở Miền Nam Việt Nam, nhưng ít nhất nó đã chính thức xác nhận tính cách tàn nhẫn của những kẻ bội ước, không tôn trọng Hiệp Định Ba Lê mà chính họ đã ký kết. Nó ít nhất đã trưng bày một thảm kịch lịch sử mang nhiều tính thuyết phục, như là một đóng góp trung thực cho một trang sử đáng nhớ, cho những thế hệ tương lai hiểu đúng đắn hơn khi muốn nhìn lại diễn tiến sử cận đại.
    Nhưng với sự xuất hiện của cuốn phim tài liệu này như gián tiếp nhắc nhớ người công dân Mỹ gốc Việt, đặc biệt là gốc Việt tị nạn, cần phải chính thức phát biểu tiếng nói của mình, cần phải có thêm nhiều đóng góp tích cực trên mọi phương diện truyền thông, văn học nghệ thuật, phim ảnh…về cuộc chiến Việt Nam.

    Những ý kiến tiêu biểu, và điểm nổi bật trong buổi Chiếu Ra Mắt tại Seattle:
    Ghi nhận Ưu điểm 1- Phần hát quốc ca của mọi người xem phim cùng đồng loạt đứng dậy hát trọn vẹn “Quốc Ca Việt Nam Cộng Hoà” đầy xúc động, rướm lệ… cùng với Thanh Tân, người điều hợp của buổi trình chiếu “Screening” thành công tốt đẹp trước một số khán giả, báo chí chọn lọc, hạn chế…

    Ghi nhận Ưu điểm 2- “Cuộc giải toả Toà Đại Sứ Hoa Kỳ toàn hảo, với sự hợp tác của quân nhân các cấp VNCH, hình ảnh Người Việt Nam tìm mọi cách tìm cách thoát thân chính là họ “đã bỏ phiếu bằng chân”- “xa lánh, trốn chạy khỏi Cộng Sản” được lớp lang phơi bày trên khắp thế giới. Toàn bộ cuốn phim rất cảm động, nói lên sự tốt đẹp nỗ lực của HK và tinh thần khao khát tự do, dũng cảm của VNCH…”, theo lời Cựu SVSQ Võ Bị Đà Lạt Trần Sinh Duyên.

    Điểm ghi nhận nổi bật 3- “Vai trò lá phiếu tại Hoa Kỳ rất quan trọng, để quyết định chánh sách… Điển hình dù chính phủ HK muốn cứu vãn VNCH, nhưng dân phản chiến và lá phiếu của một số lớn dân cử đã buộc HK phải triệt thoái khỏi Miền Nam. Bài học này áp dụng cho người công dân Mỹ gốc Việt ngày nay…” , lời một tham dự viên: ” hiểu được vai trò lá phiếu bầu cử quan trọng trong việc áp dụng chính sách của HK đối với các quốc gia, các cộng đồng các sắc dân…”

    Điểm ghi nhận nổi bật 4- Theo ý kiến của một tham dự viên trẻ, anh Phạm Trọng cho thấy bạn trẻ: ” cần học ở quá khứ lịch sử, từ phim ảnh trước đây và “Last Days in Vietnam” cho thấy lịch trình triệt thoát khỏi VN đã có sự thỏa thuận giữa HK và CS Bắc Việt. Tuy nhiên điểm son của cuốn phim là không có lời phát biểu hoặc đóng góp nào của phía Cộng Sản Bắc Việt đã chiếm được SàiGòn và toàn bộ miền Nam.”

    Điểm ghi nhận 5- Ý Kiến của một cựu chiến binh thuộc Binh Chủng Nhảy Dù, anh Tư Nguyễn “Tôi buồn muốn khóc, bỏ về, vì “mình đi tìm lại các chiến hữu Nhảy Dù của Lữ Đoàn 3 và 4 được trải mỏng, bao vùng bảo vệ sự an toàn của Sài Gòn, để cho người Mỹ và nhiều người được ra đi an ổn tìm tự do, đào thoát khỏi bàn tay CS.- Cuốn phim này chú trọng chính tới Toà Đại Sứ và một phần di tản bằng Tàu HQ Việt Nam…

    Rất nhiều hình ảnh hào hùng,nhiều tiếng nói tiêu biểu có cân lượng, giá trị lịch sử, thiết nghĩ không thể thiếu- không tìm thấy được qua 98 phút của cuốn phim.”
    Điểm ghi nhận 6- Hai đài truyền hình và vài tờ báo lớn Mỹ đã ca ngợi cuốn phim nói lên sự anh hùng của HK và VNCH. Một tờ báo Mỹ khác đánh giá cuốn phim xứng đáng được trao giải Oscar phim tài liệu cho “Last Days in Vietnam”.

    Lịch Trình chiếu Phim được thông báo tại: New York, Washington DC, Boston, LA, Philasdelphia, san Francisco, Berkeley, San Rafael, San Jose, San Diego, Irvine (CA), Chicago, Denver, Minneapolis , Phoenix , Atlanta Seattle.

    Ý kiến của CSVSQ Trần Sinh Duyên K30 / TVBQGVN
    Cuốn phim được bắt đầu từ Hiệp định Ba Lê năm 1973 cho đến chiếc trực thăng cuối cùng chở những người lính Mỹ canh gác Tòa Đại Sứ rời khỏi Sàigòn.
    Sau khi quân đội Mỹ đã rút về nước và cúp viện trợ do ảnh hưỡng của thành phần phản chiến Mỹ áp lực lên Quốc Hội năm 1973, Cộng Sản Bắc Việt đã phản bội lại những gì đã ký và tiến chiếm miền Nam. Cuốn phim cũng cho thấy sự tàn ác của Cộng Sản Bắc Việt qua hình ảnh của những mồ chôn tập thể.
    Cuốn phim tập trung vào những giờ phút hổn loạn cuối cùng của cuộc chiến, cho thấy sự hy sinh của những người lính Mỹ cho nhân dân Việt Nam, ngay cả Đại Sứ Mỹ tại Sai Gòn cũng từ chối lên trực thăng rút đi, mà nhường sự ưu tiên đó lại cho dân Việt Nam, cho đến khi xe tăng của Việt Cộng vào đến Saigon thì chiếc trực thăng cuối cùng chở những người lính gác Mỹ mới cất cánh.
    Hầu hết những người Việt Nam ở Mỹ hay những vùng đất tự do khác đều là người tị nạn Cộng Sản, đã từng trốn chạy khỏi Việt Nam bằng mọi cách. Điều này chứng tỏ cho thế giới thấy nguyện vọng của dân tộc Việt Nam qua cuộc bỏ phiếu bằng chân, tìm mọi cách chạy trốn khỏi ách thống trị tàn ác của Đảng Cộng Sản. Chúng ta mong mỏi chính quyền địa phương thấy được những hình ảnh trong cuốn phim này, mà có những quyết định có lợi cho Cộng Đồng Tị Nạn hơn là làm lợi cho chế độ độc tài Cộng Sản, để không phải hối tiếc về những gì đã không thể làm được để giúp cho dân tộc Việt Nam, như những người Mỹ trong phim.
    Qua bài học từ quá khứ đau buồn trong phim, chúng ta cũng thấy lá phiếu của người dân ở những quốc gia dân chủ rất mạnh và quyết định tất cả, ngay cả Tổng Thống cũng không thể làm gì khác hơn được, nên chúng ta phải biết tận dụng sức mạnh đó của chúng ta qua những lá phiếu, cho những việc có lợi ích cho Cộng Đồng Tị Nạn tại địa phương mình cư ngụ, hơn là làm lợi cho Cộng Sản. ( Kỹ Sư Quận Hạt Snohomish-WA: Trần Sinh Duyên)

    Ý kiến của quân nhân Nhẩy Dù nói về phim “Những ngày Cuối Cùng ở Việt Nam”
    Nếu phim nầy có điểm thêm chi tiết về quân lực VNCH thì hay biết bao: Trong đó có lực lượng Tổng Trừ Bị , Địa Phương Quân , Nghĩa Quân … ngăn chận bước tiến quân của cộng sản tôi muốn nói tầm pháo 130 ly của cộng sản (khoảng 30 km) thì cuộc di tản không hoàn toàn tốt đẹp như thế đâu … Tôi là một người lính Nhẩy Dù sống chết cho đến ngày 30-4-75, cùng đồng đội trong Lữ Đoàn 3 & Lữ Đoàn 4 mà chủ yếu là Lữ Đoàn 3 vì là Lữ Đoàn chủ lực đã giúp SàiGòn những giây phút cuối cùng tham chiến mặt trận Thường Đức (Đà Nẵng) rồi mặt trận Khánh Dương (Huấn Khu Dục Mỹ- Nha Trang ) Rồi về phi trường Thành Sơn (Phan Rang) sau đó Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù ra thay mới
    về Sài Gòn … Còn Lữ Đoàn 4 thì mới thành lập … Trong những giao tranh dũng cảm và bảo vệ vòng đai SàiGòn, không thể quên được sự điều động của Trung Tá Trần Đăng Khôi Lữ Đoàn trưởng và Trung Tá Bùi Quyền, Lữ Đoàn phó Nhẩy Dù đã đóng góp phần bảo vệ an ninh cho những ngày cuối cùng của Sài Gòn (Chiến sĩ Nhẩy Dù Nguyễn Tư)

    Ý kiến cựu Sĩ Quan Phi hành nói về “chiếc L-19 của Thiếu Tá Lý Bửng đáp trên Hàng Không Mẫu Hạm Mid-Way “
    Nếu phim nầy có điểm nói về chiếc Chinook của Sĩ Quan phi Hành Nguyễn Văn Ba, thì cũng klhông thể quên cựu Thiếu Tá Lý Bửng cựu sĩ quan hoa tiêu phi đoàn 114 , người đã đáp an toàn trên sàn bay Hàng Không Mẫu Hạm, mang tính vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Hiện chiếc máy bay này đã được trưng bày trong Bảo Tàng viện tại Hoa Kỳ. Khi chiếc L-19 của Thiếu Tá Lý Bửng không thể liên lạc bằng vô tuyến ông đá quăng chiếc giầy xuống sàn tầy cho biết tình trạng cần đáp (có mang theo vợ và 5 con). Đây là lần đầu tiên một máy bay cánh quạt đáp an toàn. Lòng dũng cảm vượt chết đã nói lên ý chí phi thường yêu chuộng tự do, hành động trong khả năng sinh tồn. (Cựu sĩ quan Phi Hành Phi Quang Quý cùng đơn vị với cựu Thiếu Tá Lý Bửng)

    Nhân dịp xem phim "Ngày Cuối Cùng Ở Việt Nam, liên tưởng đến một ca khúc mới nhất của Nhạc Sĩ Anh Bằng, tiếp nối" Nỗi Lòng Người Đi" -1956

    Giới thiệu Ca Khúc " Nhớ Đêm Mưa SàiGòn" tiếng hát Xuân Thanh
    (Anh Bằng phổ thơ B.H.)

    Sau gần 40 năm Rời xa SàiGòn, Mời nghe một ca khúc của nhạc sĩ Anh Bằng sau khi rời xa Hà Nội Sinh Sống tại Sài Gòn cho đến "ngày Cuối Cùng Ở Sài Gòn Việt Nam". Trong những năm tháng định cư tại Cali, nhà thơ BH và nhạc sĩ Anh Bằng cùng có một niềm cảm xúc nhớ về Sài Gòn được trình bày qua tiếng hát Xuân Thanh.


    Trần Hòa (09/17/14)

  • #2
    Chuyến Bay Cuối Cùng


    Quân lực VNCH không thua và cũng không nhục, vì họ đã hoàn thành
    trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, tập trung phát triển đất nước
    trong thời kỳ họ nắm quyền, hơn hết họ biết tôn trọng sự thật, biết thế nào là tự do, dân chủ, độc lập, tự cường khiến cho cả dân tộc Việt Nam tự hào, ngạo nghễ, kiêu hùng dưới lá hoàng kỳ vĩ đại.
    Ngày 30-4-1975 đánh dấu một trang sử vô cùng đen tối của lịch sử dân tộc sau khi đảng Cộng sản Bắc Việt xua quân cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam Tự Do
    Đây là ngày sẽ được mãi mãi nhắc nhở để mọi thế hệ Việt Nam không bao giờ quên những thảm kịch tang tóc với hàng trăm ngàn quân dân cán chính VNCH
    bị đầy đọa, chết chóc trong ngục tù cải tạo, hàng triệu người phải lìa bỏ quê hương cha đất tổ tìm tự do, hàng trăm ngàn người phải bỏ mình trên biển Đông
    và rừng sâu biên giới. Nguyên nhân của thảm kịch này là những thủ đoạn cai trị
    tàn ác của tập đoàn lảnh đạo hèn nhát và ngu dốt của Cộng sản.
    Hèn với giặc, Ác với dân
    Last edited by SVSQKQ; 09-18-2014, 09:03 PM.

    Comment


    • #3
      Cám ơn SVSQKQ đã bổ túc 'Chuyến Bay Cuối Cùng', tuyệt vời. Trần Hoà.

      Comment


      • #4
        Maj Ly Bung Landing.....!

        Last edited by khongquan2; 09-20-2014, 06:55 AM.

        Comment


        • #5
          Incredible clip! Cám ơn khongquan2

          Comment


          • #6
            Cám ơn 'TAM73F' đã bổ túc thêm tài liệu Video thật quý giá.
            Những cảnh rời bỏ Sài Gòn thật hãi hùng qua đường Bộ, hoặc Máy Bay, hoặc Đường Thủy ..., cũng như những cảm giác ngậm ngùi sau khi rời xa thành phố Sài Gòn, đã không và sẽ không bao giờ đốt cháy thành tro được ! - Nhà thơ Kim Tuấn đã mở một dấu móc trong thời điểm lịch sử đó khi diển tả nổi nhớ nhung bùi ngùi qua bài thơ nỗi tiếng : "KHI XA SAI GÒN". Bài thơ đã được Lê Uyên Phương phổ nhạc, ghi đọng lại tâm tư ngậm ngùi thổn thức với tiếng hát Xuân Thanh...

            KHI XA SAI GỒN
            Kim Tuấn - Lê Uyên Phương
            Last edited by Trần Hòa; 10-02-2014, 06:32 AM.

            Comment


            • #7
              Last Days in Vietnam

              Last Days in Vietnam

              Comment


              • #8
                Ở Đây, Thôi Ở Đây Đành
                (Lê Uyên Phương, thơ Kim Tuấn)

                Trình bày Xuân Thanh


                Comment



                Hội Quán Phi Dũng ©
                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                website hit counter

                Working...
                X