Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhớ lại một thời Huấn Nhục

Collapse
X

Nhớ lại một thời Huấn Nhục

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhớ lại một thời Huấn Nhục

    Nhớ lại một thời Huấn Nhục!
    NT2 Bùi Ngọc Đáng / Đặc San Ức Trai 2014

    Thời gian HUẤN NHỤC hay đôi khi còn gọi khác đi là giai đoạn “hành xác“ đã diễn tả đúng những gì mà một thanh niên bước chân vào một quân trường phải chịu đựng về thể chất lẫn tâm lý. Tại các quân trường Hoa Kỳ đây là thời gian CBT (Combat Basic Trainning) áp dụng cho tất cả binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan.

    Bắt ngưồn từ truyền thống đào tạo của các quân trường Hải, Lục, Không Quân danh tiếng tại các nước Tây phương. Đặc biệt hai trường hiện dịch West Point và trừ Bị Fort Benning của Hoa kỳ mà Việt Nam chịu ảnh hưởng cũng như học tập kinh nghiệm và mang về áp dụng cho phù hợp với hoàn cảnh tại Viêt Nam.

    Mặc dù là một quân trường còn non trẻ, Trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị cũng áp dụng chương trình huấn luyện như các quân trường đào tạo Sĩ quan Không Quân, Hải Quân, Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và Thủ Đức. Một thanh niên muốn trở thành một SVSQ trường ĐH/CTCT phải qua dược giai đoạn thử thách của 8 tuần lễ Tân Khoá Sinh.

    Huấn Nhục Là Gì?

    Huấn nhục đuợc hiểu là sự rèn luyện THỂ XÁC và Ý CHÍ có sức khỏe và sự chiụ đưng dẻo dai, để thích ứng và đối phó với nhiều gian lao. Nếu không có sức khỏe người lính nhất là một
    cấp chỉ huy trong tương lai không thể đáp ứng đuợc những đòi hỏi khắt khe của môi trường hoạt đông trong nhiều tình huống khác nhau. Hơn thế nữa lại ở trong tình trạng môt quốc gia đang có chiến tranh như Việt Nam.

    Huấn nhục là một giai đoạn đặc biệt cần thiết để các thanh niên chuyển từ đời sống dân sự sang đời sống quân ngũ mà kỷ luật là điều quan trọng vì “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội".

    Nhục ngoài ý nghĩa là da thịt, còn mang một ý nghĩa khác là sư “nhẫn nhục“. Nhẫn là sự chịu đựng. Nhẫn nhục theo tự điển Hán Việt của Đào duy Anh là gắng chịu được điều sỉ nhục. Tiếng Hán có câu “Nhẫn nhục phụ trọng“, Người hay nhịn được nhục thì mới có thể gánh vác việc nặng được.

    Tuy nhiên trong quan niệm đương đại việc đào tạo các sĩ quan và cũng là những nhà lãnh đạo trong tương lai, ý nghĩa “nhục “ không mang một ý nghĩa nguyên thuỷ là chịu đựng điều sỉ nhục.

    Tân khóa sinh hoàn tất đựoc chương trình huấn nhục sau 8 tuần sẽ được làm lễ gắn Alpha để chính thức trở thành một SVSQ trường ĐH/CTCT Đà lạt.

    Tưởng cũng nên nói thêm là trong thời gian huấn luyện nếu có sự rủi ro cho Tân Khóa Sinh, Hệ thống cán bộ huấn nhục không bị truy cứu. Tỷ lệ rủi ro được chấp nhận ở tỷ lệ 5%.

    Mục Đích Huấn Nhục

    Nhìn chung là đa số các sinh viên, thanh niên ngoài đời không rèn luyện thân thể khỏe mạnh. Cuộc sống xã hội đa diện và phức tạp tác động lên quan niệm sống và suy nghĩ có tính cách cá nhân, tinh thần phe nhóm hoặc địa phương.
    Môi trường dân sự và cuộc sống quân ngũ có nhiều điểm khác biệt, đôi khi đối chọi gay gắt. Một bên là cuộc sống tư do cá nhân, phóng túng. Một bên kỷ luật, tinh thần tự giác, tinh thần đồng đội, quyền lợi tập thể.
    Như vậy thời gian huấn nhục 8 tuần lễ cho các Tân khóa sinh rất cấn thiết để rèn luyện thân thể, tăng cuờng sức khỏe và khả năng chiụ đựng những thử thách nguy hiểm. Nếu ở ngoài đời sống dân sự hành trang cuả một thanh niên nhẹ nhàng như quyển sách, cái cặp thì trong quân ngũ hành trang của một chiến binh là ba lô,
    súng đạn… Nếu là một cấp chỉ huy còn là sức nặng ngàn cân của trách nhiệm đối với sinh mạng thuộc cấp.
    Huấn nhục còn nhằm bào mòn nhưng góc cạnh của đời sống cá nhân thường có như: cái tôi, ích kỷ, phóng túng, tùy tiện, ngại khó ngại khổ, lánh nặng tìm nhẹ, thich lý luận và tranh cãi. Có như vậy mới hòa mình được vào đời sống quân ngũ.
    Tôn trong kỷ luật dựa trên tinh thần tự giác. Tinh thần đồng đội và quyền lơi tập thể quan trọng hơn cá nhân. Thi hành trước, khiếu nại sau. Tổ quốc. Danh dự, Trách nhiệm là những điều mới lạ nhưng là Tân khóa sinh phải triệt để tuân phục và thi hành.

    HỆ THỐNG CÁN BỘ HUẤN NHỤC (HTCBHN)

    1. Hệ thống cán bộ huấn nhục

    Phụ trách huấn nhục luôn luôn là các SVSQ khóa đàn anh được các sĩ quan cán bộ tuyển chọn. Những SVSQ này sau thời gian được các SQ cán bô hướng dẫn sẽ thành lập Hệ Thống Cán Bộ Huấn Nhục.
    Do những hoàn cảnh đặc biệt của truờng ĐH/CTCT như quân số, các thí sinh trúng tuyển được huấn luyện giai đoạn tân binh tại Trung tâm huấn luyện Quang Trung nên đôi khi trình diện trường làm nhiều đợt, do đó Hệ thống cán bộ huấn nhục chỉ tổ chức tới cấp Tiểu đoàn mà thôi.

    2. Quân phục.

    SVSQ cán bộ huấn nhục mặc quân phục tiểu lễ mùa hè, thắt dây TAB, tuy nhiên quần gom ống, đi giầy boot, đôi nón nhựa đánh bóng và đeo găng tay trắng.

    3. Cách xưng hô của các Tân Khóa Sinh.

    - Đối với các SVSQ/ CB huấn nhục. Tân Khóa Sinh phải hô to
    TKS (họ, tên), trình diện cán bộ.
    - Đối với các Niên trưởng (Không ở trong hệ thống CB huấn nhục).
    TKS (họ, tên), trình diện Niên trưởng.
    - Đối với các sĩ quan nhà trường.
    TKS (họ, tên) trình diện cấp bậc .. của người trước mặt. Tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra vì trong thời gian huấn
    nhục ít có TKS nào gặp được các cấp sĩ quan.
    Tân khóa sinh luôn luôn xưng “Tôi" với mọi giới chức, một điều khác với đời sống ngoài đời là theo phép lịch sự khi găp người lớn tuổi hoặc có địa vị hay xưng “Em“.

    PHƯƠNG THỨC HUẤN NHỤC

    1. Rèn luyện thể chất

    Hình thức chào đón đầu tiên của giai đọạn hành xác là TKS mang ba lô trên vai chạy chung quanh doanh trại hay vũ đình trường dưới sự kiểm soát của toàn HTCBHN. Những CB huấn nhục cũng phải tỏ bản lỉnh khi chạy chung với các TKS cho đến khi thường là 3/4 số TKS kiệt sức mới tạm ngưng để phân phối về dưới quyền các đại đội, trung đội.

    Có thể nói giai đọan huấn nhục CBHN là những hung thần đối với các TKS. Luôn luôn bới lông tìm vết, cái tóc là cái tội. Lỗi cá nhân nhưng tập thể liên đới chịu trách nhiệm vì phạt tập thể là hình thức rèn luyện thể xác tốt nhất và tạo tinh thần trách nhiệm tập thể rất cần thiết trong đời sống quân ngũ.
    Những hình phạt căn bản thường áp dụng là: chạy, nhẩy xổm, đi thế chân vịt, hít đất, bò súng gác trên vai, ngón tay chống trên nón sắt chạy chung quanh, nhẩy xuống giao thông hào… Trong khi thi hành lệnh phạt luôn luôn kèm theo trang bị cá nhân súng, ba lô để tăng thêm sức chịu đựng.

    2. Hình phạt tập thể và hình phạt cá nhân

    Tùy theo mức độ vi phạm HTCBHN cho thi hành lệnh phạt tập thể ở cấp trung đội, đại đội hay tiểu đoàn. Phạt dã chiến là hình thức tổng hợp các hình phạt thường được áp dụng cộng với thời gian ấn đinh là phuơng pháp hành xác thường mang ra thi hành.
    Phạt dã chiến cá nhân dành cho những cá nhân bướng bỉnh, lì lợm không hòa mình với đồng đội mà thường khóa nào cũng có.
    3. Rèn luyện tâm lý và tinh thần

    Không chỉ mạnh về thể xác, Tân khóa sinh còn phải rèn luyện ý chí, nghị lưc qua những hình thức bị áp đảo, đe dọa tinh thần. Đôi khi bị mắng chửi hay lăng nhục, vì vây ở một góc độ nào đó huấn nhục cũng được hiểu theo nghĩa là chịu đựng sự nhục nhã là vậy.

    Một thân thể khỏe mạnh có sức chịu đựng dẻo dai, tự tin và chính bản thân mình không dựa dẫm vào người khác để vuợt mọi khó khăn gian khổ trong tinh thần tự thắng mình là mục đích của huấn nhục.

    4. Huấn luyện tác phong.

    TKS phải đươc chỉnh đốn tác phong thể hiện qua mọi hành động hàng ngày như:

    - ĐỨNG nghiêm phải gặp cằm, đầu ngẩng cao mắt nhìn thẳng, ưỡn ngực ra phía trước. Đây là động tác căn bản đơn giản. Tuy vậy không phải TKS nào cũng làm được như thay vì ưỡn ngực lại đưa bụng ra phía trước.

    - NGỒI chỉ được ngồi 1/3 ghế, lưng thẳng ngay ngắn. không được dựa vào lưng ghế, chân thẳng góc với mặt đất. hai tay buông thẳng bên thân mình.

    - ĐI : TKS khi ra một mình khỏi phòng là phải chạy, 2 người trở lên phải đếm nhịp đi đều bước, 3 người trở lên phải có người chỉ huy đi ngoài hàng đếm bước .

    Khi vào phạn xá giữ im lặng, và cơm không được qúa 3 cái. Không được vừa ăn vừa nói, hay nhai hở miệng. Ăn chuối phải bẻ trái chuối làm đôi trước.

    Súng đạn luôn luôn sạnh sẽ, quân phục chỉnh tề, giầy luôn luôn đánh bóng ngay cả đến giây dầy cũng phải xỏ theo một qui luật chung cho toàn đơn vị.

    THỜI KHÓA BIỂU CỦA TÂN KHOÁ SINH

    Trong thời gian huấn nhục TKS hầu như bị chi phối bởi một thời khóa biểu căng thẳng cũng vì vậy mà thời gian qua rất nhanh.. Sự huấn luyện cực khổ, tuy nhiên qua những hình phạt đôi khi đặc thù của một vài CBHN cũng gây một không khí đùa giỡn tươi vui thoải mái.
    Thời khóa biểu sinh hoạt của tiểu đoàn TKS ngoài những giờ học về “Công tác chiến tranh chính tri“ do các sĩ quan quân huấn phụ trách. Thời gian còn lại đều do HTCBHN đảm nhận. Điển hình thời khoá biểu một ngày của TKS là:
    1. Buổi sáng
    - Báo thức
    - Tập thể dục bưổi sáng.
    - Vệ sinh cá nhân, phòng ốc, doanh trại.
    - Ăn sáng.
    - Tập họp điểm danh, nhật lệnh.
    - HTCBHN thanh tra quân phục cá nhân và phòng ốc doanh trại.
    - Huấn luyện quân phong quân kỷ, cơ bản thao diễn,
    - Ôn lại những bài học về an toàn và bảo trì vũ khí cá nhân.
    - Giới thiệu hệ thống tự chỉ huy của Liên đoàn SVSQ,
    - Chào kính, cấp bậc và khái niệm về tổ chức QL/VNCH.

    1. Buổi trưa

    - Nhật lệnh.
    - Tập diễn hành trước khi vào phạn xá dùng cơm.
    - Nghỉ trưa.

    1. Buổi chiều và tối
    - Quân phong quân kỷ, cơ bản thao diễn.
    - Tạp dịch, tu bổ doanh trai, hệ thống phòng thủ.
    - Sinh hoạt nội bộ các trung đội, tập hát hùng ca.
    - Thi hành phạt dã chiến với các TKS hay đơn vị vi phạm kỷ luật trong ngày.
    - Tắt đèn ngủ.

    So với các quân trường khác của QLVNCH, trường ĐH/CTCT còn qúa non trẻ. Cơ sở vật chất từ Khóa 1 đến khóa 3 nghèo nàn và thiếu thốn vì nguyên là trường đào tạo Hiến Binh ngày trước được tu sửa lại. Việc huấn luyện bao gồm giai đoạn huấn nhục mặc dù trên nguyện tắc vẫn kỷ luật và khắt khe, nhưng các niên
    trưởng đã thể hiện tình cảm với đàn em âm thầm, kín đáo trong sự săn sóc đàn em trong giấc ngủ, nhường thức ăn ở phạn xá….
    Những hình phạt áp dụng trong tinh thần tự chế, cũng không có những hình phạt được tích lũy từ những kinh nghiệm chồng chất từ các đại niên trưởng để bị hiểu sai là mang một ý tưởng ức chế, thù hận. Nếu có một vài trường hợp sáng kiến đăc biệt chắc cũng chỉ là muộn gây một ấn tượng trong cuộc đời “xếp áo thư sinh “ mà thôi.

    Sau này tôi có đọc một vài bài viết của NT6 về giai đọan TKS nhưng lại dùng một danh từ khác là “Huấn Nhẫn" . Một vài cựu SVSQ giải thích có thay đổi danh xưng như vậy vì Bộ chỉ huy cho rằng chữ NHẪN (nhẫn nhịn) đúng hơn là chữ NHỤC (nhục nhã). Ý tưởng thay đổi này đến sau một vài hình phạt không đươc cho là chính thống trong khi huấn luyện cuả HTCBHN.

    Đầu năm 2008, chúng tôi trong một dip ghé thăm Đại tá Cựu CHT Nguyễn Quốc Quỳnh về thăm ái nữ tại Houston. Trong bữa cơm gia đình rất thân mật cởi mở, chúng tôi có dịp hỏi Đ/T về việc sửa đổi này thì Đ/T không giải thích ý nghĩa của hai tiếng trên nhưng ông có xác định là thực tế nhà trường có ý đinh muốn gọi là “huấn nhẫn“ nhưng chỉ dùng trong nội bộ thôi, vì muốn đổi chính thức phải có văn thư và sự chấp thuân của Tổng cục Quân Huấn, nhưng Trường ĐH/CTCT chưa làm chuyện này.
    Đây là một bài viết hoàn toàn dựa theo kinh nghiệm và kiến thức hạn hẹp của một người theo nghiệp lính từ lúc nhỏ tuổi - trường Thiếu sinh Quân - cùng học hỏi từ những người bạn là SVSQ tại các Trường VBQG, Hải Quân, Không Quân, mà không được tham khảo từ những tài liệu huấn luyện chính thức nào nên chắc chắc còn nhiều thiếu sót.
    Mong được sự đóng góp, bổ túc của các Niên Trưởng và đồng môn để Tổng Hội Cựu SVSQ/ĐH.CTCT có một tài liệu hoàn chỉnh hơn.

    NT2 Bùi Ngọc Đáng


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X