Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chuyện tình nơi xóm nghèo

Collapse
X

Chuyện tình nơi xóm nghèo

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chuyện tình nơi xóm nghèo

    CHUYÊN TÌNH NƠI XÓM NGHÈO

    Giới thiệu người viết: Nguyễn Trà sinh quán Triệu Phong, Quảng Trị, vào học ở Huế, gia nhập quân đội năm 1968, Thủ Đức khóa 9/68. Thặng dư sau vào khóa 3/69 đã có hồ sơ gia nhập không quân trước nên về không quân SVSQ, tốt nghiệp hoa tiêu trực thăng cuối năm 1970 tại Hoa Kỳ. Học bổ túc khóa quân sự tại SĐIKQ/ Đà Nẵng, tốt nghiệp cấp bậc thiếu úy, giữ chức Flight phó phi đội gunship của phi đoàn Hoàng Ưng 239/SĐIKQ Đà Nẵng. Cuối năm 1972 lên trung úy, năm 1975 đặc cách lên đaị úy nhiệm chức lúc 25 tuổi. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1975, vợ và 3 con đang hưu trí, tại Nam Florida, USA.


    Hình minh họa internet

    Trung sinh ra đời giữa thập niên bốn mươi vào thời gian này, văn hóa Việt Nam bị xâm nhập từ Tây Phương và tình yêu trai gái cũng bị ảnh hưởng của ngoại bang, đặc biệt vùng quê, ven miền biển cửa Việt, cửa Tùng là nơi tận cùng phía đông của tỉnh Quảng Trị vừa đựơc đổi mới, cởi mở, trai gái được tự do lựa chọn không bị ảnh hưởng và ràng buộc đến cha mẹ. Làng của Trung cách xa thành phố, thuộc quận Triệu Phong, cách thành phố Quảng Trị khoảng mười lăm cây số về hướng đông, gọi là làng, chỉ một xóm nhỏ không quá năm mươi gia đình toàn là người trong họ hàng bà con thân thuộc, chỉ một vài gia đình đến cư ngụ trong làng. Cảnh làng có lũy tre mươn mướt xanh tươi mọc trên mãnh đất màu mỡ phù sa tận cùng của sông Thạch Hản. Hàng năm cứ vào mùa tan trường Trung về quê giúp cho gia đình ba tháng hè, trong chuyến về quê nội, thăm quê cha đất tổ, tình duyên như đang hẹn hò đâu đó bởi định mệnh hay có sự sắp xếp của đấng tạo hóa.
    Mối tình đầu vào thời niên thiếu lúc cắp sách đến trường, là một cậu học trò từ miền quê nghèo khó xa xôi hẻo lánh, đã làm quen với chốn phồn hoa đô thị ồn ào tấp nập, được mấy tháng hè nghỉ học về thăm quê nội. Dù tuổi còn nhỏ nhưng mang tâm hồn đa cảm, biết yêu biết thương, gặp em gái miền quê hiền lành chất phát thả hồn ngây ngô lãng mạn với cậu học trò từ thành phố về nhưng cả hai người hai tâm hồn vẫn bị ràng buộc nơi chốn cha sinh mẹ đẻ, chuyện tình đầu câm lặng cùng niềm u oán, thời gian hơn nữa thế kỷ trôi qua mau. Mặc dù xã hội được cởi mở đổi mới, văn hóa Tây Phương đã xâm nhập vào Việt Nam, ban đầu nhập vào đời sống thị thành lần lần lan tràn đến thôn quê, đến khắp hang cùng ngõ hẻm. Những vùng quê nghèo khó, dân chúng sống lam lũ nơi đồng áng là những nơi đến muộn màng, bà con quê Trung vẫn còn mang nặng phong tục và tập quán theo nho giáo đạo đức của Khổng Tử, đã in sâu hàng trăm năm, ngược lại văn hóa thời phong kiến cuả Pháp không được bà con trọng dụng, cho nên nam nữ không được ăn bận hở hang lõa lồ, ra đường không được nắm tay nhau, ăn nói phải dùng danh từ địa phương không nên dùng những danh từ thành phố, đấy là coi như chuyện thông thường mà bất cứ nam nữ ở vùng quê thời đó đều lưu ý.
    Không gì đẹp bằng những kỷ niệm đậm tình trai gái với làng xưa xóm cũ, dấu yêu lưu luyến, hẹn hò thầm kín của tuổi thơ, những nơi hẹn hò là ngã ba đường nơi bụi tre xanh có giếng nước, nơi bờ sông bến cũ. Ban ngày người người bộ hành qua lại, ban đêm trở thành chỗ hẹn hò của những cặp trai gái cũng đã nhiều người nhiều lần giải sầu gợi cảm nơi đây đôi khi có những lời thề thủy chung trăm năm đã trở thành sự thật hoặc đưa đến những chuyện hoang đường đầy thú vị. Trung cùng nàng thường thả bộ dưới ánh trăng lấp lánh xuyên qua những cành tre lả lướt với luồng gió nồm thổi lác đác nhè nhẹ từ biển Thái Bình Dương vào làm tâm hồn thoải mái thiết tha với đời sống son trẻ tĩnh lặng nơi quê cũ.
    Quê hương thanh bình không tiếng súng những năm sáu mươi, sáu lăm thôn xóm yên tĩnh. Tiếng chó sủa, tiếng gà gáy sáng được bà con thôn xóm thưởng thức, thảnh thơi ngon giấc trong đêm khuya thanh bình tĩnh lặng. Ban ngày phụ giúp gia đình việc đồng áng, ban đêm rảnh rỗi thả bộ rong chơi dạo khắp thôn xóm, về khuya rủ nhau tập trung lại các nhà bà con ngủ, nhà quê thường đặt hai ba giường gần nhau khi ngủ xoay đầu lại với nhau. Nam một giường, nữ một giường, căn phòng tối tăm, không đèn ngủ, nói chuyện rì rào, tay nàng nắm lấy tay Trung đan nhau từng ngón một, rồi lần mò đếm từng lóng tay, kể chuyện ma, chuyện thủa xưa cho nhau nghe. Những lúc nàng sợ hãi rì chặt mấy ngón tay Trung trong những khoảnh khắc gay cấn và hoảng sợ, dần dần mắt nhắm thiu thỉu đưa giấc ngủ đi vào cơn mê, say sưa trong giấc ngủ bất động qua đêm, tình yêu trẻ thơ vô tư quên ăn dễ ngủ.
    Một hôm trời về khuya trăng sao trong sáng của một đêm nơi thôn dã ánh trăng chan hòa trên đầu cây ngọn cỏ, trăng tròn lơ lửng giữa bầu trời xanh ngắt, khí trời se se lạnh chuyển qua mùa thu, cành lá vàng úa, cây cỏ ngẩn ngơ, xơ xác sau mấy tháng hè hạn hán, nóng nực bởi những trận gió Lào nống bức gay gắt. Về đêm khí trời lại hạ xuống êm dịu, tươi mát, Trung cùng nàng dẫn nhau đi quanh xóm, dừng lại bên cạnh thành giếng, thấy nhành tre trơ trơ phẳng lặng với tay ra níu xuống ngứt một lá vô tình cánh tay đụng vào nhủ hoa của nàng, Trung chưa kịp xin lỗi, nàng không bằng lòng có vẽ giận dữ vùng vằng, cằn nhằn, Trung phải mất nhiều thì giờ để giải thích và nhận lỗi lầm của mình đã gây ra sự việc.
    Một lần Trung và nàng dạo chơi trên con đường đất ngòng nghèo, con đường mang nhiều kỹ niệm của thời thơ ấu, hơn năm năm về trước Trung cắp sách đến trường làng, đã từng qua lại nhiều lần. Vào một buổi chiều hoàng hôn mặt trời sắp khuất núi, bầy trâu cùng lũ mục đồng thong thả dắt dẫn nhau về chuồng, đôi uyên ương duyên dáng cùng rảo bước đều nhịp theo những bước chân êm ái nhẹ nhàng với mái tóc bồng bềnh uốn lượn phất phới, hòa nhập với luồng gió mát tinh khiết của không khí miền quê với dư âm mùi lúa mạ của đồng áng. Bỗng nhiên nhìn qua nàng thấy một con kiến bò nhanh ở mông , có lẽ con kiến đang săn tìm thức ăn hay đang tìm đường về tổ, bò chậm rãi ẩn hiện trên quần vải lụa màu trắng mỏng manh ôm sát người trông thấy da thịt bên trong của thân thể nàng, Trung dùng bàn tay vỗ vào đít nàng thật mạnh làm nàng dật mình đổi sắc mặt mắc cở, lần này Trung xin lỗi ngay và chỉ cho nàng con kiến lửa vừa nằm ngay trong bàn tay của Trung. Mắt nàng mở to trố nhìn, mặt mày cay cú, càu nhàu giận dữ mắng Trung một trận phủ đầu xối xả, Trung phải năn nỉ nhiều lần, mấy ngày liên tiếp cuối cùng nàng tha thứ và bỏ qua.
    Vào đầu xuân năm đó Trung về quê để ăn tết Nguyên Đán, khí hậu miền trung cay nghiệt, gió bắc lạnh buốt, thân xác tê tái làm da thịt nứt nẻ, các song lệch cá chết trắng phêu nỗi lành bành trên mặt nước, mọi nhà đóng cửa tắt đèn ngủ sớm. Trung và nàng hẹn hò để kể cho nhau nghe chuyện đầu xuân, hẹn gặp tại sân Chùa làng, bên hông Chùa là nhà ông Bộ Nghiêm, một điền chủ có tiếng giàu có trong làng, nên nhà ông xây một đụn rơm thật là to tròn trặn và cao đẹp, Trung và nàng dẫn vào đụn rơm núp gió, hai người ôm eo dẫn nhau vào bên trong, người nhà đã dùng rơm để nấu ăn và dùng thực phẫm cho súc vật trong những ngày mưa giá lạnh tạo thành buồng trống, cặp uyên ương lòn vào bên trong trời tối om, một căn phòng ấm áp, rơm được sởi ấm bởi thời tiết thiên nhiên, vừa khuất gió vừa tỏa nhiệt Trung và nàng nằm ngồi nghiêng ngã ngổn ngang, đôi lúc dùng hai chân tréo lên nhau để chơi trò vật chân, tâm sự kể cho nhau nghe những kỹ niệm vui buồn trong năm. Căn phòng được tạo dựng bằng rơm ấm áp và yên lặng đã lôi cuốn cho cặp lứa đôi đang đi tìm tổ ấm, mặc dù bên ngoài trời mưa phùn vẫn bay lưa thưa, gió bấc vẫn thổi ùn ụt, tiết trời mùa đông lạnh như dao cắt, đôi uyên ương ôm ấp giữa đêm khua thanh vắng, thảnh thơi vui thú nơi chốn điền viên tĩnh lặng.
    Một hôm trời vừa tối, trăng rằm vừa ló dạng Trung cùng nàng rủ nhau xuống xóm chợ ngắm trăng, trên đường đi gặp một trận mưa dông sấm chớp dữ dội, mưa to gió lớn, cơn mưa ụp tới bất ngờ nhạt nhòa cảnh vật, những giọt nước mưa mát lạnh hắt vào mặt làm tỉnh táo, mặc dù thân xác mệt mỏi rã rời sau công việc nhọc nhằn, lam lũ một ngày ngoài đồng áng. Trung cùng nàng nắm tay chạy nhanh vào hiên nhà ông Giáo Chương, gia đình đã khóa cửa kín mít chuẩn bị cho một đêm ngủ bình yên, Trung choàng hai tay qua eo nàng đưa mũi lên trán hôn nàng, nàng băn khoăn lo sợ, người nàng lạnh cứng, trân cả người không nói lên lời. Có lẽ lần đầu tiên nàng được Trung âu yếm ôm lấy và hôn nàng, nhìn ra ngoài, trời khi tối khi sáng bởi những tiếng sấm chớp vang dội từ phương xa vọng đến không ngừng nghĩ với những giọt mưa rào tiếp đuôi nhau tuôn chảy.
    Ba tháng hè vừa trôi qua nhanh, nàng mời Trung đến nhà dùng bữa cơm tối ngày mai từ giả tiễn đưa Trung vào nhập trường cho niên khóa tới. Trung ga lăng đến sớm để phụ giúp nàng và tâm sự miên man trong ba tháng hè, nàng đang ngồi nhồi bột làm bánh bột lộc, chuẩn bị cho một bửa ăn thịnh soạn để tiễn đưa, Trung kéo ghế ngồi đối diện tâm tình và kể cho nhau những kỹ niệm của những ngày lưu lại nơi thôn xóm. Nàng mặc bộ đồ hở cổ bằng vải sa tanh màu hồng, thường nhà quê thời bấy giờ áo quần may bằng tay, chưa có máy may công nghệ, đàn bà con gái tự may lấy để mặc, nên nàng chọn kiểu hở ngực, rộng rãi cho mát mẻ, nàng ngồi trên cái đòn bằng gỗ thấp độ vài lóng tay, hai chân mở rộng ra, trước mặt để một thau bột hai tay nặn và bóp đóng bột, khi nhồi cặp vú tròn vo trắng phêu, giống như hai quả vú sữa láng bóng thả lỏng di động lung lay, lủng lẵng bởi không có dây ràng buộc, từ trên nhìn xuống lọt vào trong tầm mắt của Trung, hôm đó có lẽ lo lắng dậy sớm nên nàng quên mặc yếm ngực, nàng cho Trung thưởng ngoạn một mình với đoạn phim mang một chữ X, ngắn và hấp dẫn tê mê ngây ngất, làm Trung chết trân cả người trong căn nhà nhỏ bé thiếu ánh sáng mặt trời lại không có đèn điện, đèn dầu với đôi mắt say đắm đam mê, với tuổi lứa đôi đã khắc sâu vào tâm hồn son trẻ, thật là “romantic” nơi căn bếp nhỏ bé của thôn dã.
    Mặc dù văn hóa mới, tình yêu mới đến với dân tộc Việt Nam, nhưng cha mẹ họ hàng thân thuộc vẫn mang nặng đầu óc thủ cựu, cổ hủ đã hấp thụ hàng trăm năm, văn hóa xưa đã xâm nhập vào tâm thức chìm sâu vào trong máu huyết nên khó mà gỡ bỏ, phải cần nhiều thời gian để làm quen với trào lưu tiến hóa, văn hoá của Tây Phương. Mặc dù đối với đời sống xã hội được chấp thuận nhưng đối với đạo đức gia đình, về phong tục và tập quán cần phải có nhiều thời gian để làm quen với đời sống như báo chí, phim ảnh được truyền bá và phát triển dần dần từ học đường, đến xã hội cần trải qua một thời gian thật dài mới mong hấp thụ một cách cụ thể. Xã hội thời bấy giờ cũng có một số người chống lại văn hoá Tây Phương , xâm nhập vào Việt Nam mang lại xã hội trở nên xấu xa như phòng trà nhảy nhót ăn chơi cát táng, phụ nữ dùng guốc cao gót … tạo đời sống xã hội bất ổn, gây ra cảnh trụy lạc.
    Hè đến, hè đi, nhiều năm với chuyện tình sâu đậm, Trung và nàng chuẩn bị hôn nhân. Chao ôi! quê hương trở nên sóng gió chiến tranh cay nghiệt xóm làng trở thành bãi chiến trường cho các thế lực xâm lược đã sử dụng. Quê hương lọt vào chế độ chủ nghĩa xã hội cộng sản, từ đó cắt đứt mối tình son trẻ ngây thơ, cắt đứt sợi dây tơ hồng và quê hương đắm chìm trong khói lửa. Trung và nàng sống trong cảnh phân ly nghiệt ngã của đất nước, chuyện tình bi thương lãng mạng chung thủy, tình yêu dang dở nặng lòng tiếc nối u sầu, đắm đuối lặn chìm trong niềm ai oán, con tim dày vò nhức nhối, trở nên điên khùng, khổ đau rồi phải buông xuôi lẵng lặng theo thời gian. Tình duyên đến muộn màng hay mất mát cũng do duyên nghiệp của chúng mình, chẳng trách trời gần trời xa ân oán, mà trách bởi chế độ cộng sản gây nên chiến tranh hận thù và biệt ly.
    Tết Mậu Thân năm sáu mươi tám, miền Nam Việt Nam gần như đã rơi vào tay cộng sản, quê hương lâm nguy, chiến tranh lan tràn, cộng sản cố ý thôn tính miền Nam rồi sẽ nhuộm đỏ quê hương theo Tàu cộng, xóm làng đã bị cộng sản chiếm đóng. Trung không còn tinh thần thiết tha và theo đuổi học đường, Trung theo tiếng gọi của tổ quốc, thanh niên độc thân hăng say, tình nguyện lên đường tòng quân nhập ngũ. Nàng mất liên lạc từ dạo đó, ôm mối hận thù đơn độc, sống với chế độ cộng sản, không ai hay tin về bà con thôn xóm ai còn ai mất. Lời nguyện cầu mỏng manh của người con xa quê hương, lúc nào cũng áy náy lương tâm chỉ biết cầu nguyện cho quê hương thanh bình không có tiếng súng, không có chết chóc, bà con tai qua nạn khỏi.
    Số mệnh hay nghiệp chướng chả ai biết được, chỉ có trời đất thánh thần mới hiểu nỗi cảnh chia ly hay hạnh phúc, nỗi khắc khoải của con người ẩn chứa trong tâm hồn được lộ diện và nuôi dưỡng trong đời sống hàng ngày. Hơn bốn thập niên vật đổi sao dời, Trung lúc nào cũng tưởng nhớ về nàng và những kỹ niệm ôm ấp đẹp đẽ của tuổi học trò, một thời nơi quê quán đường xưa lối cũ tạo thành những bức tranh trân quý gợi cảm và kỹ niệm mong đời thêm tươi sáng khi phải xa nàng cùng thôn xóm. Chuyện tình từ thủa ban đầu của tuổi thơ chân thật chất phát, không lừa dối, mĩa mai hay phô trương tài lực mà chỉ tăng thêm sức mạnh tình yêu, tình cảm của lứa đôi khi mới chập chững biết thương yêu, biết giận hờn.
    Trung rời quê hương từ dạo đó hơn bốn mươi năm không trở lại, biệt tăm tin tức về nàng và bà con thôn xóm sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa cộng sản như thế nào? Có còn những chuyến đò ngang , đò dọc cho khách bộ hành qua lại, lũy tre mườn mượt xanh biếc năm xưa có còn không ? Với nàng thôn nữ dịu hiền quyến rũ làm cho Trung một thời say đắm ngây ngất, con tim rung động gởi lại trong thôn xóm, ai gây ra cuộc bể dâu rồi lại làm cho lòng người ràn rụa bùi ngùi đau đớn cảm xúc nơi viễn xứ? Trùng khơi vĩnh biệt “ Cuộc đời là những gặp gỡ rối chia ly. Và mỗi thứ ta mang theo luôn có chút gì bỏ lại phía sau…”.Vào năm hai ngàn lẽ năm Trung gặp được người bà con tại Hoa Kỳ hỏi thăm về nàng, nàng vẫn bình an đã lập gia đình đời sống hạnh phúc, đấy là những tin vui mừng sung sướng mang lại hạnh phúc phần nào trong tuổi già nơi xứ lạ quê người. Trải nghiệm qua đời sống thực tế, người bạn đời đóng một vai trò quan trọng nhất, phải cảm thông, dìu dắt và làm bổn phận trên con đường đời, sống gặp gian nan khổ đau cũng có khi thăng hoa phú quý đấy là con đường đã và đang đi để mang lại hạnh phúc cho gia đình và chính mình.
    Chuyện trai gái miền quê giữa lúc giao thời và ảnh hưởng văn hóa Tây Phương, đặc biệt miền quê ít người viết hay kể lại chuyện tình nghèo khó nhưng chân tình, đôi khi không dám kể, e rằng những lời dèm pha, hổ thẹn tuổi thơ, và có khi laị nghĩ tủi nhục cho kiếp lầm than nghèo khổ nơi chốn bùn lầy, nước đục của miền thôn dã. Nhưng trong hoàn cảnh hy hữu người viết muốn giới thiệu chuyện tình đơn sơ, trung thực của người dân miền quê chất phát, hiền hòa trữ tình yêu thương nhưng luôn dè dặt, lo sợ về luật lệ gia đình và bà con lối xóm. Hầu như những ngòi bút sắc bén của Việt Nam ít viết chuyện tình cảm, luân lý gia đình… xưa nay ảnh hưởng đến văn hóa cổ truyền Trung Hoa. Hoặc là những người sinh trưởng từ thành thị đã có cơ hội xuất ngoại ra nước ngoài học hỏi, ảnh hưởng văn hóa và thuần phong mỹ tục của các quốc gia khác, sưu tầm những chuyện hợp với xã hội, mọi lứa tuổi và đôi khi chịu ảnh hưởng về đời sống và kinh tế. Ở đây người viết chuyện tình về quê hương, nghèo khó nơi góc nhà quê xa xôi hẻo lánh “Hương đồng gió nội” và muốn nói lên tình cảm thật của con người khi đã hấp thụ nền văn hoá nước nhà, mang lại lợi ích cảm thông xây dựng hạnh phúc cho gia đình và xã hội.
    Gần nữa thế kỷ ấp ủ, lưu luyến thương thầm nơi viễn xứ, tuổi già bóng xế, mái tóc bắt đầu điểm sương, ai cũng đã trở thành ông nội, ông ngoaị, cháu chắt đầy đàn, hồi tưởng về chuyện tình dang dỡ, éo le dẫn đến tuyệt vọng, xa cách hơn nữa vòng trái đất. Cái khổ đau ray rức, nồng nàn tha thiết, hôm nay ngõ lời chân tình thân thiết ôm ấp hàng chục năm nhớ lại những lời ngọt ngào thương nhớ ấp ủ của tuổi thơ. Những lời nguyện ước hay những hy vọng của người tình năm xưa quặn thắt và đau nhức, đắm đuối lòng mình trong niềm ai oán bởi trò chơi nghiệt ngã của định mệnh, mang tâm hồn bơi ngược dòng đời day dứt niềm thương trong tuổi già được lắng động phiêu lưu cuộc đời nơi xứ lạ quê người. Trải qua năm tháng biến động lịch sử, mặc dù chiến tranh ý thức hệ của Việt Nam kết thúc, quê hương bây giờ đã hoà bình không còn tiếng súng, bom đạn không còn rơi, chết chóc kêu than không còn nữa, nhưng văn hóa và tình yêu cũng bị lệ thuộc vào xã hội chủ nghĩa cộng sản quốc tế, lệ thuộc và cai trị của cường quốc huynh đệ chủ nghĩa xã hội, bởi những kẻ ham danh lợị cho cá nhân và đảng phái bỏ quên tổ quốc và quê hương, đã bán tổ quốc cho ngoại bang đổi lấy chiến thắng, văn hoá cổ truyền tinh hoa bốn ngàn năm Văn Hiến của dân tộc không còn nữa, ôi quê hương và tình yêu của Việt Nam ngàn đời vẫn là thương đau.
    Đầu xuân Giáp Ngọ năm 2014
    Nguyễn Trà


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X