Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Câu ....Heo Rừng

Collapse
X

Câu ....Heo Rừng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Câu ....Heo Rừng

    Câu...Heo Rừng

    Câu heo rừng.

    Từ nhỏ tôi thường theo dõi những cách bắt cá tôm, chim chóc và thú rừng. Ngày qua trại ở Bataan Philippine, tôi rất hứng thú khi thấy người Lào vào rừng gần Subic Bay, với cái ống bương rất đơn giản mà bắt được cả chồn, kỳ đà thiệt lớn...
    Bây giờ đọc bài này của tác giả Lâm Chương (trích trong truyện ngắn Lên Rừng Thăm Bạn), mới thấy người Thượng còn giỏi hơn cả người Lào. Họ câu heo rừng.
    TN

    -Một ngày, sau bữa cơm chiều, có hai gã người Thượng ghé rẫy của anh Khan. Anh giới thiệu, một người tên Y Nôm, người kia tên SõLum. Cả hai đều nước da ngăm đen, thân hình rắn rỏi. Họ dắt theo một con chó, loại chó săn, cao giò, bụng thon, tai vểnh, lông có vằn như cọp. Và mang theo những cái rế đan bằng mây rừng, giống cái rế lót nồi ở những vùng quê.
    Như đã hẹn trước, anh Khan đưa họ đi quan sát dấu chân heo rừng. Dài theo những lối heo thường ra vào phá rẫy, họ đặt những cái rế lật ngửa lên. Giữa rế để một miếng mồi bằng loại thịt đã có mùi hôi, được móc với một chùm lưỡi câu. Mỗi lưỡi câu cột dính với vành tròn phía trong của cái rế, bằng sợi cước dài khoảng gang taỵ
    Tôi hỏi: ” Làm thế mà có thể bắt heo rừng được sao?”
    Y Nôm hỏi lại: “Chứ ông cán bộ nghĩ phải làm thế nào?”
    “Tôi nghe người ta nói, dùng một thân cây níu quằn xuống làm cần bẫy, cột sợi dây làm thòng lọng, đặt trên mặt đất. Khi heo dẵm phải, cần bẫy bật, và cái thòng lọng siết giò heo treo lên.”
    “Ông cán bộ chỉ nghe người ta nói, chứ ông không có để cái tay làm công việc. Làm cái bẫy như thế cũng được, nhưng không tốt và có hại cho con người.”
    “Tại sao không tốt mà lại có hại cho người?”
    Y Nôm cười, lắc đầu.




    Anh Khan nói: “Nó không đủ lời giải thích đâu. Này nhé, trên đường heo đi, không dễ tìm được cây nào thích hợp để làm bẫy. Và khi đã làm bẫy rồi, không dễ gì con heo dẵm chân phải cái vòng thòng lọng. Giả dụ, heo đã dẵm vào thòng lọng, cần cây bật siết giò heo treo lên. Nó có thể cắn đứt dây, hoặc cắn đứt lìa một cái giò bỏ lại để thoát thân.”
    “Trời đất! Nó dám tự cắn đứt cái giò à?” Tôi kêu lên kinh ngạc.
    “Có nhìn thấy cái giò bỏ lại, mới biết loài heo rừng gan dạ phi thường. Làm cái bẫy như trên, đã khó lại tốn nhiều công, nhưng kết quả rất ít. Và chừng nào heo chưa mắc bẫy thì còn duy trì cái bẫy. Nếu lỡ có ai ngang qua, vô tình dụng phải, sức bật của cần bẫy có thể gây nguy hiểm.”
    “Thế còn cái rế kia, bắt heo cách nào?”
    “Cách nào thì chờ xem. Có thể ngày mai, ngày mốt. Không lâu đâu.”
    “Nếu trong vài ngày, heo không đi qua lối đặt những cái rế, thì có cần phải thay mồi không?”
    “Không cần. Heo là loài ăn tạp, mồi càng bốc mùi càng hấp dẫn.”
    Khi hai gã người Thượng đi khỏi, tôi hỏi anh Khan, tại sao Y Nôm gọi tôi là cán bộ? Anh nói, tất cả những ai đến với buôn bản vùng cao, mang cái dáng dấp phi lao động, chỉ biết đứng nhìn, hỏi những câu ngớ ngẩn, và chỉ trích phê bình, lý thuyết suông mà chẳng làm được gì, họ đều gọi là cán bộ.

    Sáng hôm sau, anh Khan và tôi đang ăn khoai lang lót dạ, nghe có tiếng chó sủa, và tiếng kêu ơi ới ngoài rừng.
    Anh Khan nói: “Y Nôm, SõLum gọi.”
    Tôi theo anh ra nơi đặt bẫy. Hai gã người Thượng, mỗi người cầm một cây lao, đầu có bịt sắt nhọn, đứng vây một lùm cây rậm. Con chó sủa, nhiều lần dọm mình muốn chồm vô, nhưng không dám.
    SõLum ngoắc tôi: “Ông cán bộ lại đây coị”.
    Theo ngón tay chỉ của SõLum, một con heo rừng lông xám, hai bên mép có nanh dài và cong. Loại heo độc chiếc, đủ khả năng tách bầy, đi kiếm ăn một mình riêng lẻ.
    Nhìn cái tư thế mắc bẫy của con heo, tôi hiểu được tất cả những gì hôm qua còn thắc mắc. Heo táp miếng mồi, nuốt tới cổ, không trôi được vì đã mắc phải những lưỡi câu, cột bởi những sợi cước dính vào lòng chiếc rế. Vì sợi cước ngắn nên cái rế áp sát vào mõm. Heo dùng chân trước đẩy chiếc rế ra, nhưng không dám đẩy mạnh vì sợ sợi cước căng, làm lưỡi câu móc đau cuống họng. Đẩy một hồi, chân trước vô tình lọt vào một cái lỗ của chiếc rế. Coi như một cái chân đã bị trói. Cái chân trước còn lại, sẽ tiếp tục đẩy nữa, rồi cũng sẽ lọt vô cái lỗ khác, không rút ra được. Thế là cái mõm heo và hai chân trước hoàn toàn bị khoá bằng chiếc rế. Heo không dám làm động mạnh chiếc rế, sợ lưỡi câu móc đau cuống họng.
    Khi đã mắc bẫy, heo chỉ có thể lê lết xa nơi đặt bẫy một khoảng mười thước không hơn. Và, người thợ săn chỉ còn một việc phải làm sau cùng, là phóng lao đâm vào những chỗ nhược của con heo mà không sợ bị nó tấn công ngược lại.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X