Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phi Đoàn I Khu Trục - Phượng Hoàng Kim Cương

Collapse
X

Phi Đoàn I Khu Trục - Phượng Hoàng Kim Cương

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phi Đoàn I Khu Trục - Phượng Hoàng Kim Cương

    Last edited by khongquan2; 02-24-2014, 05:03 AM.

  • #2
    Xin thành thật cám ơn Cowboy72A rất nhiều . Đây là lần đầu tiên post trên Diễn Đàn Phi Dũng nên rất là lạng quạng, dù rằng có theo lời chỉ dẫn nhưng vẫn không biết là sai chổ nào.
    Tạ Thượng Tứ
    tuthuongta@gmail.com

    Comment


    • #3
      Kính thưa bác Phượng Hoàng Kim Cương , cháu xin cảm ơn bác rất nhiều đã bỏ công sức thời giờ để viết lại tiểu sử của PĐ514 .
      Đây là một tài liệu rất quí giá .

      Trong bài bác có nhắc đến những chiếc Texan T-6G mà phi đoàn 514 dùng để transition pilot qua AD-6 .

      Kính tặng bác hình ảnh một trong những chiếc T-6G của VNAF được hãnh diện mang huy hiệu của PĐ 514 .



      Last edited by Yankee-Caribou; 02-15-2014, 07:16 AM.

      Comment


      • #4
        Xin cám ơn Yankee-Caribou đã tặng 2 bức ảnh thật đẹp.

        Comment


        • #5

          Comment


          • #6
            Phi Đoàn Khu Trục (Phần I)

            Phi Đoàn I Khu Trục

            Phượng Hoàng Kim Cương



            Lời phi lộ: Viết về Phi Đoàn 1 Khu Trục trước đây NT Nguyễn Quang Tri đã có bài viết đăng trên trang báo điện tử “Cánh Chim Tự Do”. Cũng có 1 bài viết ngắn của NT Bồ Đại Kỳ đã được phổ biến trên ĐSKQ Bắc Cali tháng 6 năm 2012. NT Nguyễn Quang Tri đã bay vào miên viễn ngày 15 tháng 11 năm 2012. Ông ra đi trong sự vô vàn thương tiếc của bạn bè, của những người em KQ đã vô cùng kính phục ông. Dưới bút hiệu Tarin65 và Gman, ông đã để lại cho KQVNCH một nguồn tài liệu vô giá về những hoạt động của KQVN từ ngày thành lập, nhất là tài liệu về ngành Khu Trục lúc mới thành hình cho đến năm 1963. Bài viết nầy đã được đăng tải trên ĐSKQ Bắc Cali, xuất bản tháng 6 năm 2012 nhân dịp Đại Hội Khu Trục lần thứ II diễn ra tại San José (CA). Đây là một bài viết với sưu tầm khá công phu cộng thêm trí nhớ rất là “siêu” của NT DHB đã làm sống lại hoạt đông của phi đoàn 514 Phượng Hoàng với những chiến sĩ bay hào hùng và gan dạ trong nhiệm vụ “Bình Nam Phạt Bắc” từ năm 1963 cho đến ngày miền Nam VN lọt vào tay bọn Cộng Sản miền Bắc. Xin giới thiệu cùng bạn đọc Diễn Đàn Phi Dũng tác phẩm đặc biệt nầy của Phượng Hoàng Kim Cương.


            Lời cảm tạ: Được sự cho phép rộng rãi của NT Nguyễn Quang Tri để sử dụng tài liệu ‘Phiđoàn 514 (56-63), Gman’, ‘Ngựa Bất Kham F8F Bearcat, Tarin65’, ‘Phượng Hoàng Đen/Xám Một, Bằng Lăng’ cũng như sự nhiệt tình đóng góp nhiều chi tiết do các Phượng hoàng Nguyễn Thế Qui, Nguyễn Đại Điền, Trịnh Trọng Khang, Vĩnh Anh, Nguyễn Quan Vĩnh, Nguyễn Đình Lộc, những hình ảnh quí báu do Không quân Phạm Quang Khiêm, người em của Phượng hoàng Phạm Quang Minh, Phượng hoàng Lê Phước Cung, Ó đen Trần Mạnh Khôi, cùng những tin tức góp nhặt của nhiều bạn bè và gia đình trong Phi đoàn cũng như trong Không quân, kể cả nhiều dữ liệu đã thu lượm được trên các trang mạng ‘Cánh Thép’, ‘Quân sử/ Không quân VNCH của Liên hội Ái hữu Không Quân QLVNCH/ Úc châu’, ‘vnafmamn.com’, ‘wikipedia.org’, ‘huongduong.com’ với bài ‘Mộng viễn phương’ của tác giả Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, tôi xin mạn phép được ghi lại Tiểu Sử oai hùng của đơn vị hàng đầu trong QLVNCH nói chung cũng như trong KLVNCH nói riêng, hầu để lại cho hậu thế cái di sản hào hùng của những người đã từng liều thân để ‘Bảo Quốc, Trấn Không’.

            Tiểu sử Phi Đoàn I Khu Trục
            Phượng Hoàng Kim Cương


            Theo tài liệu của phòng Tham mưu phó Chương trình và Kế hoạch thuộc Bộ Tư Lệnh KQ thì Phi đoàn 514 là đơn vị tổng trừ bị của KLVNCH, hoạt động gần giống như các đơn vị Dù hay Thủy Quân Lục Chiến của Lục Quân vậy; nghĩa là biệt phái đi khắp nơi, tiếp ứng các đơn vị khu trục khác ở mọi vùng chiến thuật. PĐ514 là hiện thân của Phi đoàn I Khu trục (đọc là Đệ nhất Phi đoàn Khu trục), là phi đoàn khu trục kỳ cựu nhất của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa.

            Không quân Pháp chuyển giao.

            Phi đoàn I Khu trục bắt nguồn từ Premier Groupe de Chasse et de Reconnaissance (1er GCR), tạm dịch là Đệ nhất Phi đoàn Khu trục và Trinh sát, của Không quân Pháp, gồm có 25 chiếc F8F Bearcat, được mệnh danh là ‘Con Ngựa Bất Kham’, vì những tật khó lường của nó và 13 hạ sĩ quan phi công, đồn trú tại Căn cứ 2 Trợ lực Không quân Biên Hòa.

            Được biết Quốc gia Việt Nam được thành lập vào ngày 5-6-1948, và Quân đội QGVN được lần hồi tạo dựng lên. Sau khi Pháp thất thủ tại trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết vào ngày 20-7-1954 đòi Pháp phải triệt thoái mọi chánh quyền thuộc địa cùng toàn bộ các lực lượng viễn chinh ra khỏi Đông Dương. Họ hứa sẽ huấn luyện nhân viên và chuyển giao các phòng sở thiết bị lại cho Quân đội QGVN.

            Ngày 1-6-1956, Không quân Pháp chuyển giao phi đoàn nói trên lại cho KQVN, do Đ/úy Huỳnh Hữu Hiền tiếp nhận. Phi đoàn lấy danh hiệu là Phượng hoàng.

            Ban Chỉ huy Tham mưu:

            1. Đ/úy Huỳnh Hữu Hiền Chỉ huy trưởng
            2. Đ/úy Huỳnh Bá Tính Chỉ huy phó
            3. Đ/úy Nguyễn Kim Khánh Trưởng Phòng Hành quân
            4. Tr/úy Dương Thiệu Hùng Phi đội trưởng Phi đội 1
            5. Tr/úy Hà Xuân Vịnh Phi đội trưởng Phi đội 2

            Phù hiệu Trường Phi hành Không quân Pháp


            Hoa tiêu:

            6. Tr/úy Nguyễn Hữu Chẩn
            7. Tr/úy Nguyễn Quan Huy
            8. Ch/úy Nguyễn Ngọc Biện
            9. Ch/úy Trần Công Chấn
            10. Ch/úy Võ Văn Hội
            11. Ch/úy Hồ Xuân Đệ
            12. Ch/úy Nguyễn Thông

            Và 13 hạ sĩ quan hoa tiêu của đơn vị gốc, được thăng cấp Chuẩn úy:

            13. Ch/úy Phạm Phú Quốc
            14. Ch/úy Nguyễn Thế Long
            15. Ch/úy Võ Văn Sĩ
            16. Ch/úy Nguyễn Tấn Sĩ
            17. Ch/úy Mạc Kĩnh Dung
            18. Ch/úy Vũ Khắc Huề
            19. Ch/úy Trương Đăng Lượng
            20. Ch/úy Lê Ngọc Duệ
            21. Ch/úy Nguyễn Đình Nam
            22. Ch/úy Nguyễn Hữu Bách
            23. Ch/úy Thái Văn Dương
            24. Ch/úy Võ Văn Xuân
            25. Ch/úy Huỳnh Hữu Bạc

            Nhân viên không phi hành gồm có:

            1. Th/úy Dương Xuân Nhơn Trưởng Phòng Vật liệu
            2. Ch/úy Nguyễn Văn Tấn Trưởng Phòng Hành chánh
            3. Tr/úy Quảng Đức Phết Trưởng Ban Tiếp liệu
            4. Th/úy Nguyễn Minh Tiên Trưởng Ban Vô tuyến
            5. Tr/úy Phan Đàm Liệu Trưởng Ban Vũ khí
            6. Th/úy Bùi Quang Đài Trưởng Ban Bảo trì Phi đạo

            Th/tá Huỳnh Hữu Hiền CHT phi đoàn kiêm luôn CHT Căn cứ thay thế Đ/úy Lê Trung Trực về làm Tham Mưu trưởng KQ, cho Tr/tá Trần Văn Hổ, Tư lệnh KQ đầu tiên.

            Phái bộ Cố vấn Quân sự Pháp gồm có:
            1. Th/tá Commandant Marthy
            2. Tr/úy Lieutenant Gillote
            3. Tr/úy Lieutenant Ruelle

            Và một số hạ sĩ quan Pháp huấn luyện viên hoa tiêu, như Trung Sĩ Sergent Bùi và nhiều hạ sĩ quan cố vấn kỹ thuật khác.

            Th/tá Hiền xuất thân từ khóa 1 Lê Văn Duyệt Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức – Nam Định 1951, đã tốt nghiệp hoa tiêu vận tải qua các trường Ecole de Pilotage Marrakech ở Maroc 1952, BE 702 Avord, học lái máy bay 2 động cơ Marcel Dassault MD315, CIET (Centre d’Instruction des Equipages de Transport) ở Pháp, Blida ở Algérie để thụ huấn tác xạ, rồi qua Orléans để được xác định trưởng phi cơ vận tải trên C-47.

            Vì vấn đề tiếp nhận các đơn vị KQ quá cấp bách, cho nên sau khi hồi hương (1954), Tr/úy Hiền, cùng với các Tr/úy Tính (Khóa 1 Sĩ quan Trừ bị), Tr/úy Khánh, Hùng (Khóa I Hoa tiêu Quân sự), Th/úy Chẩn (Khóa 52 Marrakech), Th/úy Huy (Khóa 4 Cương Quyết Liên trường Võ khoa Thủ Đức 1954), và các Ch/úy Chấn, Biện, Hội, Đệ, Thông, vừa mới mãn Khóa II Hoa tiêu Quân sự trên phi cơ Morane Saulnier MS500 ở Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang, được gởi ngay qua trường bay École de Pilotage Marrakech ở Maroc, để học bay T-6 trong vòng 9 tháng.


            Từ trái sang phải,
            Hàng ngồi: HLV Pháp, Tr/úy Huỳnh Bá Tính, Tr/úy Dương Thiệu Hùng, Th/úy Nguyễn Hữu Chẩn, Th/úy Hà Xuân Vịnh,…
            Hàng đứng đầu: HLV Pháp, Tr/úy Huỳnh Hữu Hiền, HLV Pháp, Tr/úy Nguyễn Kim Khánh,…

            Chiếc phi cơ ở phía sau là loại F6F Hellcat của Trường bay Hải quân Pháp Base Ecole de l’Aéro- navale Française de Khouribga ở Maroc.


            Chiếc MD-450 Ouragan của Trường Ecole de Chasse ‘Christian Martell’ à Meknès, Maroc

            Còn Ch/úy KQ Pháp Hà Xuân Vịnh, xuất thân từ dân chính trúng tuyển vào Võ bị Không quân Pháp Ecole de l’Air à Salon-de-Provence khóa 1953, lấy tên là Brunschwig, đã có căn bản phi hành trên T-6 ở Marrakech, Maroc, hồi năm trước (1952), được qua Avord để học bay trong mây mù (entrainement au vol sans visibilité) và được gắn cánh bay hoa tiêu vận tải tại đây.

            Tất cả những người trên đây được chuyển qua Khouribga, Maroc, để xuyên huấn trên F6F Hellcat, trước khi về nước. Về đến đơn vị thì các anh Huy, Chấn, Biện, Hội, Đệ đều không lái F8F, nhưng vẫn được giữ lại để bay L-19 của đơn vị.

            Khóa đặc biệt 13 người, thoạt đầu có tất cả 50 người dân chính, được Không quân Pháp tuyển mộ vào năm 1952, để theo học căn bản phi hành tại Trường bay vở lòng Ecole de Début Aulnat (trên phi cơ Stampe SV4D) và về ngành khu trục tại Bordeaux (trên phi cơ Morane Saulnier MS475 VanneauV). Những người này ra trường mang cấp bậc hạ sĩ quan; sau khi về nước, được gởi đi xuyên huấn trên F8F Bearcat trong đơn vị Không quân Pháp ở Vũng Tàu.

            Khóa Brunschwig (1953) ở Salon-de-Provence còn có Tr/úy Nguyễn Ngọc Loan (Khóa 1 TĐ-NĐ) và 2 SVSQ Lưu Văn ĐứcNguyễn Quang Tri. Anh Loan đã có căn bản quân sự, nên sau một năm huấn luyện văn hóa, đã được qua Marrakech để học căn bản phi hành ngay. Còn các anh Đức và Tri, sau 2 năm huấn luyện quân sự và địa huấn, thì được học căn bản phi hành trên Sipa 12, là chương trình phi huấn đầu tiên tại VBKQ Pháp. Sau đó 3 anh được chuyển sang Meknès ở Maroc để học khu trục phản lực trên T-33 của Mỹ và VampireV (de Havilland) của Anh, trước khi được gắn cánh bay.

            Anh Loan và anh Đức trở về nước ngay sau khi được gắn cánh (tốt nghiệp). Nhưng khi về đến phi đoàn thì anh Loan không đủ sức khỏe, nên được chuyển qua Phi đoàn Quan sát. Còn anh Tri thì ở lại 6 tháng để qua Khouribga ở Maroc, là trường bay của Hải quân Pháp (Base Ecole de l’Aéronavale Française), xuyên huấn trên F6F Hellcat, sau 10 giờ quen tay trên SNJ (T-6 của US Navy). Rốt cuộc thì anh Tri, kể từ khi là một sinh viên dân chính trúng tuyễn vào VBKQ Pháp, đến lúc ra trường, trở thành một sĩ quan phi công khu trục phản lực, theo đúng tiêu chuẩn của Không quân Pháp, phải mất hơn 4 năm trời (1953-1957).

            Phi cơ thì có 25 chiếc khu trục cơ F8F Bearcat và 6 phi cơ quan sát L-19A Bird Dog. Mấy phi cơ quan sát màu nhà binh (cứt ngựa), có huy hiệu KQVN ở hai bên hông và lá cờ vàng 3 sọc đỏ to tướng nằm choán hết phần giữa của bánh lái đuôi. Còn mấy chiếc khu trục màu đen, được đánh số đuôi từ A đến Z trừ W. Huy hiệu của phi đoàn là ‘Đầu chim Đại bàng màu đen, nằm trên chữ V màu vàng, có viền nổi màu đỏ, tượng trưng cho chiến thắng của VNCH’ được vẻ lên hai bên má (cowling) của phi cơ. Hai bên hông phi cơ là huy hiệu KQVN. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ được vẻ ở phần trên của bánh lái đuôi. Loại phi cơ F là fighter aircraft tạm dịch là chiến đấu cơ, có khả năng không chiến, được trang bị 4 khẩu đại liên 12,7 ly/đại bác 20mm (mỗi khẩu 200 viên), 1 giá napalm dưới bụng, 2 giá bom 1,000 lbs ở dàn trong và 4 giá hỏa tiễn 5” ở dàn ngoài dưới cánh.

            Các phòng sở gồm có:

            1. Bộ Chỉ huy Phi đoàn, trong đó có:

            - Phòng Chỉ huy trưởng, có chổ tiếp khách, có để Quyển Tiểu sử Đệ nhất Phi đoàn Khu trục (Historique du Premier Groupe de Chasse et de Reconnaissance) do anh Nguyễn Thế Long viết bằng tiếng Pháp; giá cờ có Quốc kỳ bên trái, cờ Phi đoàn ở giữa và cờ Quân chủng Không quân bên mặt; tủ sắt để hồ sơ mật và tiền quỹ đen (caisse noire).
            - Phòng Hành chánh và Văn thư.
            - Phòng Cố vấn.


            - Phòng Hành quân có bàn cho Trưởng phòng Hành quân, trên đó có Quyển Huấn thị Điều hành Đơn vị (SOP - Squadron Operating Procedures), Quyển Huấn thị Khu trục (Règlements de Chasse), bảng Phi lệnh, bảng Notams, bàn Sĩ quan trực Phi đoàn, trên đó có Quyển Phi vụ, ghi lại các chi tiết của từng phi vụ trong từng ngày một.
            - Phòng thay đồ (vestiaire) của hoa tiêu có mấy tủ sắt (lockers) để đồ bay của hoa tiêu. Mỗi hoa tiêu ngoài áo bay (combinaison de vol), giày cao cổ, nón bay (helmet), áo phao và túi cấp cứu, súng lục và dao găm, còn có một sổ phi bạ để ghi giờ bay cá nhân được Phi đoàn trưởng ký nhận hằng tháng, bản đồ quân sự trong vùng, kneeboard (giống như cái clipboard có dây gài ngang đầu gối).

            2. Phòng Vật liệu là một hangar lớn có các Ban Tiếp liệu, Vô tuyến và Vũ khí.
            3. Phi đạo cũng có một hangar lớn, dành cho cơ khí viên và chuyên viên bảo trì phi cơ.

            Công việc của Phái bộ Cố vấn Quân sự Pháp, trong thời gian còn ở lại VN, là huấn luyện xác định hành quân cho hoa tiêu và cao huấn cho các ngành.

            Chỉ riêng công việc xác định hành quân cho hoa tiêu, để trở thành một phi tuần viên (équipier confirmé) không thôi, đã là một vấn đề cực kỳ vất vả lắm rồi, chưa nói đến việc cao huấn để nâng cấp chuyên môn cho họ lên hàng huấn luyện viên khu trục (moniteur de chasse), để họ vừa có khả năng vừa có thẩm quyền dẫn dắt một phi tuần nhẹ (patrouille légère) 2 chiếc. Mà đặc biệt ngành khu trục đòi hỏi phải ít nhất 2 phi cơ mới có thể hành quân được. Mỹ gọi phi tuần nhẹ là ‘element’, trong đó ‘lead’ là người dẫn phi tuần (phi tuần phó/phi tuần trưởng) và ‘wingman’ là phi tuần viên, chỉ số chuyên nghiệp là 1030.

            (In Air to Air Combat a fighter element is the smallest combat unit, it is the unit where the pilots are all directly tasked to look after each other. Members of the same element are called a lead and wingman. Fighter elements usually contain two or three aircraft with elements grouped into a flight, with a squadron being composed of several flights. US units prefer the two-plane element. During an engagement, the two planes will fly roughly parallel and or side by side. This orientation permits each pilot to check his wingman's belly and tail, spots not easily seen from the cockpit. Covering your wingman is a pilot's most important duty, even more so than the attack. During combat, the element is never supposed to separate, even when the larger subunit may choose to for tactical reasons), trích trong everything2.com của Transitional Man.

            Cho đến khi Phái bộ Quân sự Pháp rời VN, nghĩa là khoảng một năm sau ngày chuyển giao đơn vị, chỉ có 8 người được bằng Huấn luyện viên Khu trục. Đó là:

            - Thiếu Tá Huỳnh Hữu Hiền
            - Đại Úy Nguyễn Kim Khánh
            - Đại Úy Dương Thiệu Hùng
            - Trung Úy Hà Xuân Vịnh
            - Thiếu Úy Lưu Văn Đức
            - Thiếu úy Nguyễn Quang Tri
            - Chuẩn Úy Phạm Phú Quốc
            - Chuẩn Úy Nguyễn Thế Long


            Giai đoạn Tổ chức & Huấn luyện

            Tháng 6-1957 Phái bộ Cố vấn Pháp vừa rời khỏi đơn vị, thì trong vòng tháng 7, Phái bộ Cố vấn Hoa kỳ, dẫn đầu là Th/tá Maj. Parker, có mặt ngay tại phi đoàn.

            Phái bộ Cố vấn Pháp rút đi, các huấn luyện viên của họ cũng đi theo luôn. Với con số huấn luyện viên ít ỏi mà đơn vị hiện có, cộng với số tiếp liệu giới hạn trong thời bình về xăng nhớt và bom đạn, nhất là bộ phận rời (spare parts) của loại phi cơ F8F không còn sản xuất nữa, công việc đào tạo huấn luyện viên khu trục cho đơn vị, mặc dầu vẫn tiến hành liên tục, nhưng thời gian phải kéo dài ê chề. Mỗi tháng, người bay nhiều nhứt chỉ chừng trên dưới 15 giờ.

            Chương trình huấn luyện gồm có:
            - Nghệ thuật dẫn phi tuần nhẹ, phi tuần nặng
            - Truy cản (intercept) - Truy kích không địa (assault)
            - Tác xạ không địa: đại bác và napalm tại xạ trường Phú Lợi
            - Không hành xa: Biên Hòa - Đà Nẵng
            - Kiến thức hàng không tổng quát (CCAG: Certificat de Connaissances Aéronautiques Générales) và Quy luật Tác chiến Khu trục (Règlements de Chasse).

            Theo kỹ thuật khu trục của Pháp thì phải có khả năng bay hợp đoàn ở cao độ thấp, và tiến đánh từ cao độ 100 bộ, hay tốt hơn là sát mặt đất (rase-mottes). Khi còn 30 giây đến mục tiêu mới cho phi tuần lấy cao độ thích hợp để bắn súng, thả bom hay bắn hỏa tiễn. Khó nhất là đánh bằng bom napalm, vì phải đúng trục thả và vừa lên chừng 1,000 bộ là phải lấy trục tấn công và xuống cao độ, nên khóa sinh thường không hành lạc đường, và lấy trục không đúng, hay thả không chính xác mục tiêu vì chưa kịp nhận ra mục tiêu trên bản đồ tỷ lệ 1/100,000. Chiếc F8F lấy cao độ rất nhanh (gần 5,000 ft/pm), nên chỉ cần 30 giây là đủ để có cao độ thả bom hay bắn hỏa tiễn được. Hỏa tiễn dùng lúc đó là loại có đường kính 5”, mỗi lần chỉ mang được bốn hỏa tiễn lắp (load) trên bốn giá (accroche/ rack) dành riêng cho hỏa tiễn mà thôi. Thường thì huấn luyện viên chỉ cho biết các yếu tố sau đây trong một phi vụ truy kích:

            - Điểm chờ, thường chọn Nhà Bè, bay ở cao độ vừa phải để tiết kiệm xăng là 3,000 bộ.
            - Bom tuyến, thường là một con sông, hay một đường lộ dễ thấy, mà lúc nào bay qua bên kia là đất địch thì cao độ phải sát đất. Không hành phải tránh những nơi mà huấn luyện viên cho biết có cao xạ, thường chọn các quận lỵ có nhiều nhà, cấm bay qua.
            - Tọa độ mục tiêu sẽ cho trên trời trước khi xuất phát từ điểm chờ. Thường thì dùng một bản đồ tỷ lệ 1/100,000 cho một phi vụ, nhưng có khi phải dùng đến 4 bản đồ. Điểm thực tập khó nhất lại nằm ở ngay chỗ các bản đồ ráp với nhau. Nên nhớ là trên F8F, chỉ có một mình, vừa lái, không hành cho đúng trục và thời gian (axe et minutage), còn phải lo sắp xếp phi tuần để đánh, ban hành chỉ thị cho phi tuần viên rõ ràng, đúng lúc, không thiếu sót điều gì, đồng thời cũng bật lên các nút điện điều khiển tác xạ cho đúng, hay khóa an toàn vũ khí sau khi tấn công. Nhiều anh rất ngại nhìn lâu vào bản đồ, loạng quạng sẽ chúi đầu xuống đất vì tốc độ khá nhanh (7km/phút).

            Sau khi đánh xong, phải tập họp phi tuần lại theo đội hình hành quân ở cao độ thấp và đường về phải khác hơn đường đi để bảo vệ phi tuần khỏi bị địch bắn từ dưới đất hay từ phi cơ nghênh cản.

            Nếu là phi vụ khảo sát để trở thành huấn luyện viên khu trục thì không thể sai một mục tiêu nào cả. Bạn còn được chấm điểm về chỉ huy, dẫn phi tuần từ đầu đến cuối. Bạn hướng dẫn phi tuần có an toàn không, chẳng hạn như bay sát đất mà bạn đổi hướng về phía có nhiều phi tuần viên (turn into echelon), hay bạn giải tỏa trái với lệnh mà bạn đã cho, là dứt khoát không được. Còn về kinh nghiệm thì nếu bạn cho thả bom ngược gió bạn cũng sẽ bị trừ điểm, bạn cho thả bom trên gió mà dưới gió là quân bạn, bạn cũng bị trừ điểm.


            Ch/úy Vũ Khắc Huề , Ch/úy Phạm Phú Quốc, Tr/úy Dương Thiệu Hùng, Ch/úy Nguyễn Đình Nam,
            và Ch/úy Nguyễn Thế Long, đứng trước Bộ Chỉ Huy Phi đoàn I Khu trục

            Quy chế cũ ấn định phải có 200 giờ bay khu trục đủ loại mới được đề nghị học huấn luyện viên khu trục. Sau khi khảo sát ra MC (moniteur de chasse) được một thời gian thì mới được Quyết định của Bộ Tư lệnh Không quân xác định Phi tuần phó Khu trục, chỉ số chuyên nghiệp 1034, chánh thức có quyền dẫn phi tuần 2 chiếc. Rồi phải chờ mãi đến khi có trên 500 giờ khu trục, mới được tiến cử theo học khóa Phi tuần trưởng Khu trục CP (chef de patrouille), chỉ số chuyên nghiệp 1035, với khả năng dẫn một phi tuần 4 chiếc trở lên, mà khó nhứt là phải có thể dẫn phi tuần bay trong mọi thời tiết, tất nhiên là phải có thẻ xanh (thẻ phi cụ màu lục/ carte verte).

            Về truy cản, Phi Đoàn I Khu Trục lúc ấy không có phương tiện huấn luyện tác xạ không/không (F8F không có trang bị máy nhắm với con quay hồi chuyển để bắn phi cơ (collimateur gyroscopique) và cũng không có máy gun camera để thu hình tác xạ không/không), nên không có ai có đủ khả năng để xác định khả năng không/không cho người khác được. Do đó chỉ có tập truy cản giữa các phi công có kiến thức căn bản về truy cản thu thập từ các trường bay khu trục bên Pháp mà thôi. Thường chúng tôi tổ chức thành ba phi tuần. Một phi tuần hai phi cơ làm oanh tạc cơ (plastron/foe/phe địch) bay theo một lộ trình nhất định: Thủ Dầu Một, Nhà Bè, Chứa Chan, ở cao độ 5,000 bộ. Một phi tuần bốn phi cơ làm hộ tống (escorte) cho oanh tạc cơ và đánh trả khi bị truy cản. Đó là nhiệm vụ phản không (counter air). Một phi tuần bốn phi cơ thực tập truy cản (intercepteur) bay lên vùng Trảng Bom, cao độ 7,000 bộ và chờ ở đó. Khi oanh tạc cơ báo cho biết rời một điểm nào đó để lấy hướng đến điểm kế tiếp, thì phi tuần truy cản cũng bấm đồng hồ lấy hướng đi truy cản. Cái khó ở đây vì không có radar hướng dẫn (lúc đó VNCH chưa có radar) nên chúng tôi phải lấy mắt nhìn. Bên nào thấy trước là có hy vọng thành công hơn, bên hộ tống cũng như bên truy cản. Người có cặp mắt nhìn xa nổi tiếng là anh Phạm Long Sửu. Một cuộc truy cản kết thúc bằng một cuộc không chiến (combat tournoyant/dogfight), ai thắng ai bại giữa anh em với nhau đều thấy rất rõ. Thành công của phe truy cản là làm sao đánh thủng đơn vị hộ tống mà tiến bắn được đoàn oanh tạc cơ, sử dụng passe de tir Cazaux. Còn hộ tống thành công là khi nào đánh đuổi được phe truy cản không cho vào phía sau của oanh tạc cơ.

            Tuy không mấy thực tế cho lắm, nhưng những sự dàn xếp đều cho ta có khái niệm phải làm gì, và làm thế nào thì đạt hiệu quả tốt. Sau này có radar, chúng tôi cũng đã có dịp phải đối diện với T-28 của Cao-Miên trên vùng Hạ Lào. Tuy không đến giai đoạn phải nổ súng vì địch né tránh, ra khỏi không phận của ta, nhưng mục đích hành quân cũng đã đạt được.

            Trên bản đồ truy cản có tỷ lệ 1/500,000, vẻ các đường thẳng nối liền 3 điểm xuất phát của oanh tạc cơ/plastron, Thủ Dầu Một (A) – Nhà Bè (B) – Chứa Chan (C). Các đường thẳng góc với 3 đường trên từ điểm chờ Trảng Bom (O) là hướng đi gần nhứt của phi tuần truy cản đến trục đi của plastron.

            Còn muốn có hướng đi gặp plastron sớm nhứt thì lấy khoảng cách đi 1 phút của plastron trên đoạn đường AB.

            AM = 180nm : 60 = 3nm (tốc độ bình phi ‘normal cruise’ là 180 kts) Từ tâm M, hình cung có bán kính MN = 260nm : 60 = 4⅓ nm (khoảng cách đi 1 phút của phi tuần truy cản với tốc độ 260 kts ở cơ chế chiến đấu ‘combat power’) cắt OA ở điểm N.

            Đường song song OI với MN là hướng đi của phi tuần truy cản để gặp plastron sớm nhứt trên đoạn đường Thủ Dầu Một – Nhà Bè .

            Về passe de tir Cazaux, thì khi bắt gặp plastron ở cách mình chừng 5 - 7km, chúng ta quẹo gắt vào hướng plastron, rồi đổi quặt ngược lại, giữ hơi cao hơn và nhắm vào phía trước mũi plastron như chận đầu họ, để rồi nhả cánh thăng bằng (0G’s) trên đà chúi xuống, nhắm vào ¾ phía sau plastron ở góc độ 15°(hướng 5 – 7giờ của plastron) chừng một giây, rồi lòn phía dưới plastron,


            qua phía bên kia và lấy cao độ để chuẩn bị cho vòng đánh kế tiếp. Xong rồi thì tập họp phi tuần và lấy hướng trở về điểm chờ Trảng Bom.

            Nếu plastron có 2 chiếc và truy cản có 4 chiếc, thì tách ra làm 2 elements, phi tuần thứ nhứt đánh plastron số 1, còn phi tuần thứ 2 đánh plastron số 2. Nhớ ra lệnh và nhận lệnh cho rõ ràng.

            Vẫn trong năm 1957, còn có một số sĩ quan hoa tiêu, xuất thân từ VBKQ Pháp Salon-de- Provence và tốt nghiệp Trường Khu trục Ecole de Chasse Christian Martell ở Mecknès, Maroc trên loại phản lực cơ T-33 T-Bird và Marcel Dassault MD450 Ouragan, về phi đoàn; đó là các anh:

            1. Trung Úy Nguyễn Thanh Tòng
            2. Trung Úy Phạm Long Sửu
            3. Trung Úy Vũ Thượng Văn
            4. Chuẩn Úy Nguyễn Đức Khánh
            5. Thiếu Úy Trần Duy Kỷ

            Đặc biệt, Tr/úy Sửu và Tòng xuất thân từ Khóa I Hoa tiêu Quân sự (1952) của Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang mà Tr/úy Sửu là vị Sĩ quan Khóa sinh tốt nghiệp Thủ khoa với Bằng Hoa tiêu Quân sự số 1 của KQVN, còn Tr/úy Văn xuất thân Khóa II HTQS (1953).

            Mấy sĩ quan có cấp bậc cao (gọi là sắp đụng plafond) bắt đầu rời đơn vị, trước tiên là Đ/úy Tính về Bộ Tư lệnh KQ trước năm 1957. Rồi vào 1958 thì Th/tá Hiền về làm Tham mưu trưởng KQ, bàn giao quyền chỉ huy phi đoàn và căn cứ lại cho Đ/úy Hà Xuân Vịnh. Đ/úy Nguyễn Kim Khánh ra làm Giám đốc Huấn luyện ở TTHLKQ Nha Trang. Vào năm 1959 thì Đ/úy Dương Thiệu Hùng cũng ra Nha Trang làm Trưởng Trường Phi hành.

            Rồi thì trong năm 1958, các Tr/úy Tô Minh ChánhPhan Thiện Tâm từ đơn vị vận tải và Ch/úy Nguyễn Văn Long từ đơn vị quan sát, chuyển về phi đoàn và được thả bay (checked out) trên F8F. Được biết là Tr/úy Chánh đã xuất thân từ SVSQ Khóa 55-57 VBKQ Pháp Salon-de- Provence. Trong lúc này Tr/úy Tri ra Nha Trang phụ giúp dạy Địa huấn cho Khóa Trần Duy Kỷ. Khóa 58A Trần Duy Kỷ mãn khóa phi công L-19A vào cuối năm 1959, về phi đoàn có 6 người:

            1. Ch/úy Chế Văn Nghĩa, thủ khoa
            2. Ch/úy Lê Xuân Lan, xuất sắc về phi huấn
            3. Ch/úy Đặng Thành Danh, xuất sắc về địa huấn
            4. Ch/úy Lê Bá Định
            5. Ch/úy Đinh Văn Chương
            6. Ch/úy Hà Ngọc Hạnh

            Trong năm 1959 này, Đ/úy Vịnh về BTLKQ và bàn giao phi đoàn lại cho:

            - Đ/úy Lưu Văn Đức Chỉ huy trưởng
            - Đ/úy Phạm Long Sửu Chỉ huy phó
            - Tr/úy Nguyễn Quang Tri Trưởng phòng hành quân
            - Cố vấn Mỹ: Maj. Kline?

            Trong thời gian này, phần nhiều tai nạn không phải do chiến tranh gây ra, mà vì con ngựa bất kham Bearcat. Phi công kinh nghiệm còn ít, về kỹ thuật cũng như về chiến thuật, nên số người ra đi vì tai nạn quá cao, có thể nói lên đến 10% hằng năm. Tổng số chúng tôi chưa đến 30 người mà cứ năm lẻ là mất 1 hoặc 3 người, còn năm chẳn là 2 hoặc 4 người.


            (Xem tiếp phần II - Phi Đoàn I Khu Trục)
            Last edited by khongquan2; 03-04-2014, 07:32 PM.

            Comment


            • #7
              Phi Đoàn I Khu Trục (Phần II)


              Ch/úy Long với chiếc Bearcat có Phù hiệu ‘Phượng hoàng’; hỏa tiển lắp trên phi cơ là lọai 5”


              Ch/úy Nam và Long đang ngồi trên xe Jeep của Căn cứ 2 Trợ lực KQ Biên Hòa

              Mở màn vào năm 1956:

              - Ch/úy Huỳnh Hữu Bạc, không biết vì lý do gì, đã rơi xuống nước, trong lúc phi diễn dọc theo bờ biển Nha Trang.
              - Ch/úy Võ Văn Xuân tử nạn vì bị vào snap roll/déclenché ở đầu phi đạo 27 lúc trình vòng chót tại sân nhà (Biên Hòa).
              - Vào 1957, Ch/úy Thông #1 đáp trước và còn đang di chuyển trên phi đạo thì Đ/úy Hùng #2 trình vòng chót quá dài, cỡi lên đầu #1, làm anh này chết ngay tại chỗ.
              - Rồi đến 1958, Ch/úy Mạc Kỉnh Dung cũng đã hy sinh trên Bearcat.
              - Cũng vào năm này, Th/úy Kỷ đã hy sinh trên Bearcat ở Tuy Hòa.

              Khoảng đầu 1958, trong một phi vụ hộ tống phi cơ chở Tổng thống Ngô-Đình-Diệm đi công du, Tr/úy Georges Tòng đã tách ra khỏi phi tuần 4 chiếc Bearcat và bay thẳng tới Căn cứ Séno bên Lào, là nơi tập trung Không quân Pháp, để xin tị nạn chánh trị.

              Mỗi lần sắp phi lệnh thì anh này bảo “không khỏe”, anh kia nói “có việc cần”, thi nhau thối thoát. Không biết mấy anh phi đội trưởng Hùng, Vịnh, rồi mấy phi tuần phó Đức, Quốc, Long, Tri, nghĩ gì khi đi bay mà không có phi tuần viên theo mình. Họ đã rủ nhau bài mưu tính kế ‘đập cho hết’ các con quạ đen này. Họ hạ cánh ép buộc lung tung, biểu diễn trên các sân cỏ, đồng ruộng, như:

              - Th/úy Duệ đáp bụng ép buộc (crash) ở rừng cao su Bình Ba.
              - Th/úy Long đáp xuống sông Nhà Bè (ditching). Có lần thì còn mang cái mạng về, nhưng cũng có lần bỏ mạng theo quạ, được nổi tiếng là Long Nhà Bè. Họ đặt cho ‘con quạ đen’ đủ thứ tên, nào là ‘cercueil volant’ (cái hòm bay) hay là ‘widow’s flier’ (lái phi cơ của quả phụ).

              Phi đoàn tiếp nhận thêm 9 chiếc T-6G từ TTHLKQ Nha Trang, để huấn luyện khu trục cho hoa tiêu các ngành khác mới về phi đoàn.

              Chương trình huấn luyện khu trục gồm có: bay căn bản, hợp đoàn, tác xạ, không hành.

              Vì nhu cầu đòi hỏi, nên phi đoàn phải cưu mang một lúc quá nhiều loại phi cơ khác nhau, gây nhiều khó khăn về bảo trì và tiếp liệu. Hơn thế nữa, rất nhiều sĩ quan bảo trì, chỉ đáo qua đơn vị trong một thời gian rất ngắn rồi chuyển sang đơn vị khác, như các anh Trần Doãn Hoành, Nguyễn Văn Trung, Bồ Đại Kỳ. Rất nhiều hạ sĩ quan như các anh Thiệu, Quang, Tăng, Nhàn, Nguyễn Văn Kính (Kính voi), Nguyễn Hoàng Minh, sau này được điều chỉnh thành những sĩ quan rất đắc lực trong ngành bảo trì, vũ khí, vô tuyến. Như anh Nguyễn Thành Văn coi phi đạo lúc đó, sau này là Th/tá Liên đoàn trưởng LĐ74BT&TL ….

              Ngày 11-11-1960, 3 tiểu đoàn Dù và một đơn vị Thủy quân Lục chiến do Tr/tá Vương Văn Đông và Đ/tá Nguyễn Chánh Thi chỉ huy, đã vây Dinh Độc Lập và yêu cầu Tổng Thống Diệm cải tổ chánh phủ. Ch/úy Võ Văn Sĩ được lệnh lái chiếc L-19 của phi đoàn, thả ngay trên Dinh Độc Lập, một công điện của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, đóng tại Biên Hòa, gửi cho Tổng Thống. Cuộc binh biến thất bại. Sau đó, Chuẩn Úy Võ Văn Sĩ được thăng cấp Thiếu Úy đặc cách. Trên chiến trường Đồng Tháp vào ngày 22 tháng 11 năm 1960, Đ/úy Đức xuống thấp đánh napalm, nhưng lại bấm nhầm nút hỏa tiển 5”, nên kéo lên gấp. Phi cơ bị gẩy cánh mặt và lật úp. Nhiều toán quân Dù đã được thả xuống trận địa, hy vọng cứu được phi công. Nhưng ngày hôm đó nước Đồng Tháp dâng lên cao như biển cả, toán Dù bị ngập, không làm được gì cả, chỉ còn ló cái đầu lên khỏi mặt nước. Và người tử nạn sau cùng trên chiếc F8F Bearcat là Đ/úy Lưu Văn Đức, vị Chỉ huy trưởng thứ 3 của Phi đoàn I Khu trục, và sau đó BTLKQ đình động vĩnh viễn loại phi cơ F8F Bearcat.




              Tr/úy Hà Xuân Vịnh trên chiếc Bearcat F8F của Phi đoàn I Khu trục


              Viện trợ Hoa kỳ:

              Sau 1957 thì không còn thấy có khóa huấn luyện phi hành nào ở Pháp nữa. Năm 1960 KQVNCH nhận được viện trợ quân sự Hoa kỳ. Phi đoàn bắt đầu gởi phi công đi xuyên huấn trên loại phi cơ AD-6, vào 1962 được cải danh là A-1H Skyraider. Loại phi cơ A là attack aircraft tạm dịch là xung kích cơ, có khả năng yểm trợ không địa, được trang bị 4 đại bác M-3 20mm (180 viên mỗi khẩu) và 15 giá bom dưới cánh và bụng. Ngoài ra, phi cơ Skyraider còn có speed brakes ở 2 bên hông, 1 dive brake ở dưới bụng và một tail hook ở sau đuôi để đáp hàng không mẫu hạm.

              Toán đầu tiên theo học bên Mỹ, ở căn cứ Hải quân Hoa kỳ NAS Corpus Christi, tiểu bang Texas, và phi đoàn Hải quân Hoa kỳ VA122 trong căn cứ NAS North Island, trên bán đảo Coronado Peninsula nằm trong vịnh San Diego Bay, tiểu bang California vào năm 1960, gồm có 6 người:

              - Tr/úy Nguyễn Quang Tri
              - Tr/úy Nguyễn Quan Huy
              - Tr/úy Tô Minh Chánh
              - Th/úy Phạm Phú Quốc
              - Ch/úy Nguyễn Ngọc Biện
              - Ch/úy Nguyễn Văn Long

              Khóa này kéo dài 3 tháng và về nước vào cuối năm 1960. Từ đó, hằng tháng phi đoàn tiếp nhận 6 phi cơ AD-6, và mấy người đã được xuyên huấn trên loại phi cơ này sẽ bay thử nó. Tuy vậy, phi đoàn vẫn giữ số phi cơ F8F còn lại để tiếp tục đi hành quân. Mỗi ba tháng, phi đoàn sẽ đưa một đợt sáu người, qua xuyên huấn AD-6, tại các trường US Navy nói trên.

              Vào năm 1960, BTLKQ đã chỉ định Đ/úy Nguyễn Quang Tri lên chỉ huy phi đoàn thay cho cố Th/tá Lưu Văn Đức, và Phi đoàn I Khu trục & Trinh sát đổi tên là Phi đoàn 1 Khu trục (đọc là phi đoàn một khu trục). Thành phần chỉ huy tham mưu như sau:

              - Đ/úy Nguyễn Quang Tri Chỉ huy trưởng
              - Đ/úy Nguyễn Quan Huy Chỉ huy phó
              - Tr/úy Phạm Phú Quốc Trưởng Phòng Hành quân
              - Th/úy Võ Văn Sĩ Sĩ quan An Phi
              - Tr/úy Nguyễn Đức Khánh Sĩ quan Huấn luyện

              Và 4 phi đội:

              - Phi Đội 1: danh hiệu Xa-tăng (Satan) Đ/úy Nguyễn Hữu Chẩn chỉ huy.
              - Phi Đội 2: danh hiệu Mãng Xà (King Cobra) Tr/úy Nguyễn Ngọc Biện chỉ huy.
              - Phi Đội 3: danh hiệu Thần Hổ (Tiger) Th/úy Trương Đăng Lượng chỉ huy.
              - Phi Đội 4: danh hiệu Thần Phong (Tornado) Tr/úy Tô Minh Chánh chỉ huy.
              - Cố vấn Mỹ: Maj. Gary Willar

              Đ/úy Phạm Long Sữu ra Nha Trang thành lập phi đoàn 2 Khu trục với các Th/úy Vũ Khắc Huề, Nguyễn Hữu Bách, Nguyễn Tấn Sĩ. Đ/úy Vũ Thượng Văn đã về BTLKQ trước đó. Th/úy Hồ Xuân Đệ cùng với Th/úy Thái Văn Dương ra TTHLKQ Nha Trang. Trong lúc vào năm 1960 có 3 người ra trường phản lực cơ T-33 bên Mỹ về phi đoàn:

              1. Tr/úy Huỳnh Minh Đường
              2. Tr/úy Nguyễn Hữu Hoài
              3. Ch/úy Nguyễn Văn Lê


              Đ/úy HLV Mỹ, Tr/úy Nguyễn Quan Huy, Th/úy Nguyễn Ngọc Biện, Tr/úy Tô Minh Chánh,
              Th/úy Phạm Phú Quốc, Tr/úy Nguyễn Quang Tri, Th/úy Nguyễn Văn Long ở Corpus Christi, TX

              Họ sẽ được lần lượt chuyển tiếp trên T-6G và AD-6 tại Biên Hòa, thì khóa 59 SVSQKQ, được đào tạo tại các trường phi hành của Không quân Hoa kỳ USAF và xuyên huấn trên AD-6 tại các căn cứ Hải quân Hoa kỳ US Navy, cũng về phi đoàn:

              1. Ch/úy Trần Văn Thiện
              2. Ch/úy Võ Thành Quang
              3. Ch/úy Vũ Thành Long
              4. Ch/úy Nguyễn Văn Trương
              5. Ch/úy Nguyễn Quốc Thành
              6. Ch/úy Nguyễn Kim
              7. Ch/úy Phạm Hy Kỳ (Khóa 60)
              8. Ch/úy Hoàng Hồng (Khóa 60)

              Tiếp theo đó, khóa 60 SVSQKQ được gởi sang Graham AB, cạnh thành phố Marianna, Florida, để theo học nguyên khóa Aviation Cadet Class của Không quân Hoa kỳ USAF, và xuyên huấn AD-6 ở VT-30, Corpus Christi, TX và thực tập với phi đoàn VA-122 tại căn cứ Hải quân Hoa kỳ NAS Fallon, NV và NAS Moffett Field, California. Phần lớn các hoa tiêu mới ra trường được thuyên chuyển về Phi đoàn 2 Khu trục mới được thành lập, một số ít về Phi đoàn Quan sát, như Ch/úy Lê Quốc Hùng, Ch/úy Lưu Tùng Cương.

              Rồi một số hoa tiêu HLV ở TTHLKQ lại về bổ sung quân số cho phi đoàn, như Th/úy Nguyễn Văn Cử, Th/úy Bùi Văn Trạch.

              Các phi cơ được sơn lại màu trắng hơi ngả qua xám tro (off-white), lấy cớ là để xổ xui. Mấy chiếc AD-6, mệnh danh là ‘Con Trâu Điên’, vì ngẫu lực của nó quá mạnh, được sơn thêm màu cờ của các phi đội ở thân sau (aft fuselage):

              1. Satan có nền đen và hình quỉ xa-tăng cầm cây đinh ba màu đỏ.
              2. Thanh Xà (King Cobra) hình da rắn mãng xà vương màu vàng có vẩy xanh lục.
              3. Thần Hổ (Tiger) hình da cọp vàng có rằn đen.
              4. Thần Phong (Tornado) nền đỏ có mũi tên trắng chỉ lên.

              Và chiếc có 4 màu cờ của các phi đội, chỉ dành cho chỉ huy trưởng, chỉ huy phó hay trưởng phòng hành quân bay, trong những phi vụ diễn hành hay thăm viếng đơn vị bạn ở nơi khác.

              Cuộc chiến bắt đầu:

              Ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), đã tuyên bố chánh thức thành lập, để tiếp tay Cộng Sản Bắc Việt với ý đồ khuynh đảo và xâm lăng miền Nam. Từ đó nhiều trận chiến ác liệt đã xảy ra.

              Khả năng yểm trợ hành quân ngày của mọi hoa tiêu đều đạt đến độ chính xác cao. Súng đại bác 20mm có thể duy trì yểm trợ từ 30 phút trở lên, có khi chỉ bắn mỗi lần một khẩu để tiết kiệm đạn dược, mà chính xác thì rất cao, có thể nhắm bắn ngay mũi một xuồng ba lá để làm vỡ tung xuồng thay vì bắn thủng xuồng. Muốn đốt nhà thì chỉ bắn đạn lửa vào nhà bếp, chứ không cần thả napalm (bom xăng đặc). Sự chính xác này tức nhiên tùy thuộc công phu luyện tập của hoa tiêu, nhưng phải nói khả năng chỉnh súng và máy nhắm của Ban Vũ khí thật là tài tình. Tiếng tâm của PĐ1KT về yểm trợ tiếp cận (CAS = close air support) vang dội khắp nước, trong bốn vùng chiến thuật, nhất là trong vùng I và vùng IV.

              Ch/úy Vũ Thành Long (tức Long Chà) là người nhận Anh dũng Bội tinh với Nhành Dương liễu đầu tiên ở đơn vị. Lúc đó, Quân lực VNCH chỉ có 4 loại huy chương: Bảo quốc Huân chương, Quân công Bội tinh, Anh dũng Bội tinh và Chiến thương Bội tinh, mà ADBT được xem như huy chương có cấp đẳng thấp nhất. Nhưng đối với chuyên viên bảo trì thì không thể cấp cho họ ADBT. Phòng Hành chánh đơn vị phải tìm cách thảo các bản ‘Tuyên Dương Công Trạng’,


              theo chỉ thị của chỉ huy trưởng, thế nào để chuyên viên cơ khí cũng được ban thưởng ADBT. Vì thế có những câu như: “Chuyên viên cơ khí, năng lực chuyên môn xuất sắc, kỷ luật và thiện chí phục vụ cao. Khi phi cơ bị hỏng máy, Trung Sĩ X đã không màn sống chết, giữa lúc đạn địch bắn lên xối xả, mà trèo ra khỏi phi cơ, sửa chữa kịp thời, để công tác yểm trợ hành quân cho chiến dịch được hoàn thành mỹ mãn, giúp quân bạn đạt chiến thắng vẻ vang”. Ai mà biết được, AD-6 chỉ có một chổ ngồi cho người lái thôi, thì chắc đã phì cười.

              Biệt phái hành quân tệ nhất phải nói trên Pleiku. Phi đạo thì quá ngắn, lót vĩ sắt PSP (Perforated Steel Plate), lồi lõm nhiều nơi. Cất cánh thì xuống dốc, hạ cánh thì lên dốc. Đất đỏ quện vào dầu máy bám chặt vào thân tàu, nên mỗi tuần phải thay máy bay về Biên Hòa tắm rửa sạch sẽ. Cố vấn trưởng cũng theo chỉ huy trưởng biệt phái hành quân để biết sự tình. Ngày ngày đi bay chỉ có thì giờ ăn bánh mì (thường gọi là cơm tay cầm).

              Biệt phái hành quân dưới Sóc Trăng để yểm trợ cho Chiến dịch Bình Tây. Ở đây, phi đạo chỉ được 3,000 bộ, ở phi đạo lại có lỗ trủng chưa lấp. Hai bên phi đạo lại có trực thăng H-21 của Lục quân Hoa kỳ và phi cơ Hàng Không Việt Nam đậu lấy khách. Không khác gì hành quân trên hàng không mẫu hạm. Anh Long Chà có đạo Hồi (tên thật là Ali), cữ thịt heo, nên khi bộ chỉ huy chiến dịch dọn cơm lên, thì anh ra máy bay mà ăn dần nải chuối mà anh đã đem theo. Ở đây, các chuyên viên vũ khí của chúng tôi phải nạp đạn vào băng bằng tay, từng viên một cho phi vụ kế tiếp. Tối lại, anh em binh sĩ ngủ bên ngoài hành lang khách sạn được trưng dụng, còn sĩ quan được ngủ giường bên trong, cố vấn Mỹ cùng ngủ chung giường, rất bất tiện.

              Trong một phi vụ đặc biệt đánh Bắc, hai Tr/úy Chánh và Tâm đã mất tích trong vùng núi ở Hạ Lào vào 1961.

              Rồi cùng năm đó, Ch/úy Hoàng Hồng đã hy sinh trong phi vụ oanh kích ở Tân Hiệp, Định Tường, còn để tên đường trong căn cứ Biên Hòa.

              Qua năm sau, 1962, Ch/úy Trần Văn Thiện bay biểu diễn trên A-1H Skyraider, ở Phi trường Phú Bài gần Huế, đã rớt khi làm aileron roll ở cao độ thấp. Rồi Ch/úy Phạm Hy Kỳ hy sinh trong phi vụ hành quân tại Mộc Hóa, Kiến Tường.

              Vào sáng sớm ngày 27 tháng 2 năm 1962, Tr/úy Phạm Phú Quốc và Th/úy Nguyễn Văn Cử, cất cánh 2 chiếc A-1H từ Biên Hòa lấy hướng đi đánh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng đã quay lại đánh bom, napalm và hỏa tiễn vào Dinh Độc Lập, hy vọng sẽ có dân chúng ủng hộ lật đổ chánh quyền Ngô Đình Diệm. Nhưng sự việc không thành, anh Cử bay qua xin tị nạn chánh trị ở Nam Vang, còn anh Quốc hạ cánh ép buộc xuống sông Sài-Gòn và bị bắt giam.

              Sau vụ này thì Tr/úy Huỳnh Minh Đường thay thế Tr/úy Quốc trong chức vụ Trưởng Phòng Hành quân và khu trục không được trang bị bom hay hỏa tiễn, và chỉ đi hành quân với súng mà thôi. Tuy vậy, các trận mà ai cũng nghĩ rằng phe ta thất bại nặng nề, như Ấp Bắc, Mé Láng, thật ra thì thành tích của Phi Đoàn 514 trong các cuộc hành quân đó không ai tưởng tượng được. Tại Ấp Bắc, Đ/úy Huy và Tr/úy Biện chỉ dùng súng mà bao vây trên ruộng để bộ binh bắt sống gần 80 người. Còn thiệt hại về phía bạn thì do hướng dẫn pháo binh bắn sai vào các cánh quân của Bảo An Đoàn. Về phía trực thăng H-21 bị mất đến 5 chiếc là vì họ bị hiệu lực cộng hưởng ‘ground resonance’ mà lật úp, chứ không do địch bắn rơi. Chiếc này rớt, chiếc kia xuống cứu cũng rớt theo ngay một chỗ, chính mắt chúng tôi trông thấy máy bay vừa chạm đất là lật ngang chứ không phải rớt từ trên không.


              Chiếc A-1H Skyraider có hình 4 phi đội của PĐ1KT


              A-1 có màu rằn ri của PĐ518

              Tại Mé Láng, cũng chính Đ/úy Nguyễn Quan Huy, đã đánh chìm ba chiếc ghe máy, mỗi chiếc chở khoảng 50 người. Đ/úy Chỉ huy trưởng xuống tận nơi thám sát thấy trên bãi bùn, khi nước ròng rút xuống thấp, giống như trên sông có ai đóng cừ khắp nơi. Mùi thối không tả được. Có kẻ cấm xuống bằng chân nhưng không đầu. Có kẻ cấm đầu trên bùn, tay chân mất tiêu. Rất nhiều, thật là gớm ghiết.

              Từ 1961 đến 1963, đơn vị nhận được mỗi năm một Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương liễu. Năm 1962, đơn vị được mang dây biểu chương màu Anh Dũng (vàng có đốm đỏ).

              Từ những năm 1962 và 1963, Phi Đoàn 514 còn có khả năng hành quân đêm. Tại căn cứ Biên Hòa, ai đi xem chiếu bóng tại rạp chiếu bóng lộ thiên trong căn cứ, đều nghe tiếng A-1H tập làm xuyên mây (percée gonio/ADF approach) đêm bằng radiocompas. Hành quân đêm, chúng tôi còn trang bị bốn quả trái sáng ở giá hỏa tiễn ngoài cùng, để khi nào đến mục tiêu sớm hơn C-47 thì thả trái sáng, chúng tôi có thể tự túc làm nhiệm vụ tự soi sáng để yểm trợ. Phi cơ cũng được trang bị thêm máy vô tuyến ARC-44 dùng tần số FM để liên lạc với quân bạn, thường là những đồn bót ở vùng đồng bằng sông Cửu Long bị tấn công. Hành quân đêm có cái thú riêng của nó. Đạn địch bắn lên chỉ là một dịp để chúng tôi trả đũa, vì từ khi thấy đạn chớp đến khi đạn đến trúng mình có một khoảng thời gian đủ để xoay sở. Cái khó nhất về kỹ thuật tác xạ đêm là bị quá mê nhắm bắn mà kéo lên không kịp. Mỹ gọi đó là target fixation, và khi điều tra tai nạn, ta thấy phần đuôi của phi cơ chạm đất trước. Càng khó hơn khi có trăng sáng và đánh trên vùng gần mé biển hay sông rạch. Ta sẽ thấy trái sáng ở trên và hình ảnh phản chiếu ở dưới nước làm chóa mắt. Và sự ước lượng cao độ bằng mắt thường rất lầm lẫn. Nhưng đã hiểu được thì tránh được những tai nạn đáng tiếc. Kinh nghiệm hành quân đêm còn cho thấy Việt Cộng rất xảo quyệt, dã dạng quân bạn chen vào tần số FM, hướng dẫn ta đánh vào bạn, hoặc đuổi ta đi về và nói không cần nữa để chúng tha hồ hoành hành khi thiếu sự yểm trợ hỏa lực của khu trục cơ. Vì thế, trên tần số FM phải luôn thận trọng và trao đổi rất ít.

              Mỗi đêm có 2 phi tuần túc trực hành quân, bắt đầu từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng. Phi hành đoàn trực đêm được ngủ trong trailer có máy điều hòa không khí (air conditioner). Từ khi có chuông reo cho đến khi cất cánh là 15 phút. Chúng tôi vẫn ngủ như bình thường, nhưng máy bay đã được kiểm soát đầy đủ trước (theo sự tham khảo với quân y, chúng tôi biết được, con người hoàn toàn tỉnh ngủ sau 12 phút từ khi được đánh thức). Khi có chuông báo động, phi tuần trưởng nhận chỉ thị, thường gồm tọa độ mục tiêu, tần số và danh hiệu liên lạc với quân bạn. Trong khi đó thì phi tuần viên soạn bản đồ tỷ lệ 1/100,000 hai bộ, một cho mình và một cho phi tuần trưởng. Hai người mang vũ khí, túi cấp cứu và ra thẳng phi cơ đã cắp cho cá nhân mình từ đầu hôm. Mở máy và di chuyển ra phi đạo, cất cánh hợp đoàn. Bất cứ thời tiết nào, nếu còn thấy cuối phi đạo thì cất cánh, miễn sao thời tiết tốt trên mục tiêu. Mà dù phải không hành một giờ bay mới đến mục tiêu ở Cà Mau và dù có biết thời tiết sẽ không mấy tốt trên vùng, chúng tôi cũng vẫn bay, hy vọng khi tới vùng thì thời tiết sẽ thay đổi. Trung tâm Hành quân Không quân có quyết định cho cất cánh thì phải đoán chắc là trên vùng rất cần và thời tiết không xấu lắm. Nếu không tiêu thụ bom đạn được trên mục tiêu, chúng tôi ra biển giải tỏa. Trên đường đi, lúc này đã có radar hướng dẫn nên không ngại về không hành. Khi về đáp, trời tốt hay xấu gì cũng hạ cánh hợp đoàn vì phi đạo Biên Hòa quá dư dả đối với A-1. Ngoài ra, chúng tôi còn có hai phi tuần túc trực đêm trên không, một từ 7 giờ tối đến 12 giờ khuya, và một từ 12 giờ khuya đến 5 giờ sáng.

              Những phi vụ hành quân đêm rất nguy hiểm cho hoa tiêu, và hết sức cực nhọc cho cơ khí viên. Có lần, trong một đêm trời mưa lâm râm, phi tuần túc trực vừa ra phi cơ thì phi vụ bị hủy bỏ. Mà
              cứ như vậy đến lần thứ ba mới cất cánh được. Phượng hoàng Xám kể lại trong lúc ngồi trong phòng lái thấy kiếng mờ quá, mới yêu cầu anh Nhàn, cơ trưởng đêm đó, lau sạch kiếng giùm. Anh lấy tay quơ qua lại, vì tay lấm dầu nên kiếng càng mờ hơn. Xám1 phải chỉ cho anh ấy xem từ trong phòng lái. Anh gật đầu, trở ra lau lại trong khi Xám1 cắm cúi lo choàng dây nịch một mình. Khi nhìn lên thì kiếng đã sạch rồi. Ngay lúc đó Xám1 nhìn ra thấy anh Nhàn khum xuống mặc quần xà loỏng vào. Té ra, anh đã cởi quần xà loỏng để lau kiếng. Thế mới biết tiếp liệu quá kém, đến nỗi giẻ lau cũng không có đủ dùng.

              Trong một phi vụ thả bom napalm, chính Xám1 đã thả nhầm bom nổ 100 lbs ở cao độ 50 bộ nên phi cơ bị tất cả 70 vết bom, và từ đó phế thảy luôn, làm cho anh cơ trưởng rất buồn vì anh ấy rất cưng chiếc máy bay mà chính anh tự tay chăm sóc. Còn nhớ anh ấy tên Xuyên, người nhỏ thó dễ thương.

              Hành quân ngày, hành quân đêm, từ hậu cứ hay biệt phái hai nơi khác nhau, mỗi tháng một lần, chuyên viên cũng như hoa tiêu đều xài hết tiền, vì phụ cấp vãng phản rất giới hạn.


              Giai đoạn phát triển:

              Đầu năm 1963, tất cả các đơn vị KQVNCH đều phải đổi phiên hiệu (designation) lại theo từng ngành và Phi đoàn 1 Khu trục được cải danh là Phi đoàn 514.

              Danh hiệu (call sign) vẫn giữ là Phượng hoàng, nhưng phù hiệu (patch) thì có sửa đổi chút đỉnh. Phương châm (motto) “Tâm, Chí, Dũng” của phi đoàn là ý nghĩ của Phượng hoàng đỏ2 Lê Bá Định, biệt hiệu Đại bác 20ly. Lúc đó, anh Định phụ trách chiến tranh chính trị ở phi đoàn. Chúng tôi dùng quỹ đen do Căn cứ 2 Trợ lực Không quân cung cấp để in carte bristol có en-tête là huy hiệu (emblème/emblem) và phưong châm (devise/motto) của phi đoàn, bán rẻ cho nhân viên phi đoàn dùng để gởi thơ cho bạn bè. Tinh thần phi đoàn đang lên sau ba lần được tuyên dương công trạng trước Quân Đội. Lá cờ đơn vị được gắn 3 Anh Dũng Bội Tinh đính kèm Nhành Dương Liễu và mọi người, nhất là nhân viên không phi hành, đều được mang Dây Biểu Chương màu vàng có đốm đỏ.

              Do các khóa sinh học bên Mỹ thấy các trường bay đều có màu nón jockey (cap) riêng cho từng trường một, nên PĐ514 cũng có nón jockey màu rượu chát (bordeaux/maroon). Sau này khi thấy Biệt đoàn 83 có khăn quàng cổ (foulard) màu tím lợt quá đẹp nên phi đoàn cũng chọn lúc đầu màu vàng cho foulard phi đoàn vì danh hiệu Chi huy trưởng, Đ/úy Võ Văn Sĩ là Phượng hoàng vàng. Sau đó qua thời Đ/úy Chế Văn Nghĩa, Phượng hoàng Pha lê, chỉ huy thì đổi lại là màu cam lợt, đến thời Th/tá Nhã, Phượng hoàng trắng thì bằng soie trắng. Còn bây giờ với Phoenix Diamond đáng lẽ là màu trắng có hình con bài rô (diamond), nhưng không có vải nào có hình này, nên đã chọn màu trắng có đốm (petit-pois) đỏ.

              Cố vấn Hoa kỳ lúc bấy giờ là Maj. Fletcher và Capt. Joe S.Saueressig tự Tiger Joe (1963-1964).

              Vào mùa mưa năm này Đ/úy Huy cất cánh trong mây mù để yểm trợ cho đơn vị bạn đang đụng độ nặng với địch. Không may, phi cơ bị trục trặc, anh bị rớt ngay tại phía Bắc Biên Hòa. Trước đó Ch/úy Vũ Thành Long cũng đã hy sinh trong một phi vụ hành quân ở Bình Long.

              Vào tháng 8, có một toán 6 người của khóa 61 SVSQKQ về từ trường bay Hải quân Hoa kỳ Corpus Christi, Texas. Đó là các anh:

              1. Ch/úy Lê Phước Cung
              2. Ch/úy Nguyễn Thanh Dũng
              3. Ch/úy Lê Duy Chánh
              4. Ch/úy Nguyễn Duy Hoành
              5. Ch/úy Nguyễn Văn Mười
              6. Ch/úy Trịnh Bửu Quang

              Họ đã tốt nghiệp hoa tiêu và được gắn cánh bay bạc của Không quân Hoa kỳ ở trường bay Moody AFB, Georgia, rồi mới qua xuyên huấn A-1H ở NAS Corpus Christi, Texas.



              Từ trái qua phải.
              Hàng ngồi: Ch/úy Lê Phước Cung, Ch/úy Nguyễn Thanh Dũng, Ch/úy Lê Duy Chánh, Ch/úy Nguyễn V Lớn
              Hàng đứng phía trước: Huấn luyện viên A-1, Ch/úy Nguyễn Duy Hoành, Th/úy Lê v Thảo, Ch/úy Phạm Hữu Minh, Ch/úy Trịnh Bửu Quang.
              Đứng phía sau: Huấn luyện viên A-1, Ch/úy Đàm Thượng Vũ, Ch/úy Nguyễn Khắc Luyến, Th/úy Nguyễn Ngọc Tiến, Ch/úy Nguyễn v Mười, HLV A-1.



              (Xem tiếp phần III - Phi Đoàn I Khu Trục)
              Last edited by khongquan2; 03-03-2014, 05:56 AM.

              Comment


              • #8
                Phi Đoàn I Khu Trục (Phần III)

                Vào đêm 5-10-1963, Đ/úy Huỳnh Minh Đường, được điều động cất cánh với một bức mật lệnh mà chỉ được mở ra đọc sau khi hoàn toàn đang bay trên trời. Anh không hoàn thành sứ mạng mà lẫn trốn bay qua Nam Vang xin tị nạn.


                Đến kỳ đảo chánh 1-11-1963, Th/úy Võ Văn Sĩ lại được chỉ định dẫn một phi tuần 4 phi cơ A-1 túc trực trên không và đợi chỉ thị. Anh đã tham gia oanh kích vào thành Cộng Hòa sau các phi tuần T-28 của Phi Đoàn 716 đóng tại căn cứ Tân Sơn Nhất. Nhờ thế, anh lại được thăng cấp đặc cách một lần nữa.

                Sau kỳ đảo chánh, phi đoàn thay đổi cấp chỉ huy, Đ/úy Võ Xuân Lành về thay Đ/úy Nguyễn Quang Tri trong chức vụ Chỉ huy trưởng và người nào có công thì được thăng cấp. Trong số mấy người mới về có anh Lê Duy Chánh được thăng lên Thiếu úy trước cả các đàn anh luôn. Còn một số phi công khác thì được thuyên chuyển về từ PĐ716, như các anh:

                1. Th/úy Lê Văn Thảo
                2. Th/úy Phạm Văn Hòa
                3. Th/úy Nguyễn Ngọc Tiến
                4. Ch/ úy Nguyễn Khắc Luyến
                5. Ch/úy Đàm Thượng Vũ
                6. Ch/úy Phạm Hữu Minh
                7. Ch/úy Nguyễn Văn Lớn
                8. Ch/úy Nguyễn Văn Vui
                9. Ch/úy Huỳnh Văn Vui

                Ch/úy Lê Quốc Hùng và Lưu Tùng Cương cũng về bay khu trục với phi đoàn. Đầu 1964, các phi công thuộc khóa 61 Navy lần lượt về nước. Họ ra trường trể hơn các bạn cùng khóa 61 mà đã thụ huấn ở USAF, vì phải trải qua các giai đoạn huấn luyện quân sự, địa huấn, phi huấn, học nguyên một chương trình chung với các khóa sinh Hoa kỳ chánh cống, từ các trường US Naval Academy, Universities, Colleges, rồi mới được gắn cánh bay vàng của Hải quân Hoa kỳ. Khi họ về nước thì mỗi người họ đã có 300 giờ bay ngày đủ loại và gần 100 giờ bay đêm và phi cụ trên khu trục cơ T-28 và A-1H. Một số về PĐ514:

                1. Tr/úy Hoàng Thanh Nhã
                2. Ch/úy Nguyễn Văn Phong
                3. Ch/úy Lê Như Hoàn
                4. Ch/úy Phạm Đăng Cường
                5. Ch/úy Phạm Đình Anh
                6. Ch/úy Võ Văn Trương
                7. Ch/úy Phạm Xuân Thu
                8. Ch/úy Nguyễn Văn Bé
                9. Ch/úy Nguyễn Trí Kiên
                10. Ch/úy Thang Quất Phan

                Sau biến cố 1-11-63, Việt cộng hoành hành, chiến sự leo thang, quân số các đơn vị tác chiến của QLVNCH gia tăng gấp chục lần. Căn cứ 2 Trợ lực Biên Hòa với 1 phi đoàn khu trục, phi đạo, phòng vật liệu và phòng hành chánh trước đây, nay đã nở ra thành một không đoàn, KĐ23 với 3 liên đoàn. Liên đoàn 23 Tác chiến chánh thức có 2 phi đoàn khu trục PĐ514 và PĐ518 và 1 phi đoàn quan sát PĐ112. Phi đạo và phòng vật liệu thì qua Liên đoàn 23 Kỹ thuật, còn phòng hành chánh thì qua Liên đoàn 23 Yểm cứ mất rồi.

                Hình chụp các phi công đi đánh Bắc về:
                Phượng hoàng Rosa Lê Như Hoàn đứng ở góc trên bên trái, kế đến là Phượng hoàng Kaki Phạm Đăng Cường (có đội nón). Mặc áo bay đen là Đ/úy Nguyễn Quốc Phiên, Cao Minh Châu, Th/tướng Nguyễn Cao Kỳ; đồ vàng là Đ/tướng Nguyễn Khánh, Tr/tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồ civil là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh, Ch/tướng Bùi Đình Đạm, Đ/úy Nguyễn Văn Tường. Ngồi bên trái, giữa 2 Thần báo là Phượng hoàng Lê Xuân Lan, kế đến là Phượng hoàng Nguyễn Thanh Dũng (Dũng mặt đỏ), Phượng hoàng Nguyễn Văn Long (Long con).

                Cấp bậc của các cấp chỉ huy đơn vị cũng phải thăng theo cho tương xứng với cấp số. Thí dụ như một đơn vị có chừng 1000 người thì gọi là Tiểu đoàn, người chỉ huy phải ít nhứt là Thiếu tá. Bây giờ đơn vị đó có 3000 người thì cái tên cũng phải đổi là Trung đoàn, và người chỉ huy cũng phải thăng lên ít nhứt là cấp Trung tá. Đến khi đơn vị đó có 10 000 người thì tên nó phải đổi là Sư đoàn và người chỉ huy nó cũng phải có cấp bậc tương xứng, ít nhứt là Chuẩn tướng (còn nếu đúng hơn là Thiếu tướng, tạm dịch là général de division, vì sư đoàn dịch ra là division) gọi là theo bảng cấp số, rất là hợp lý. Có cái vô lý là cấp bậc chuẩn úy thì không được xem như là sĩ quan và không được hưởng những quy chế dành cho một sĩ quan. Chúng tôi cùng một khóa SVSQ mà vì chương trình huấn luyện của US Navy dài hơn gấp 3 lần nên ra trường sau các anh em học ở USAF và mang lon sau các anh em đó. Chúng tôi chẳng hề bực tức vì họ cũng cùng chung một số phận chuẩn úy như chúng tôi. Cái mà chúng tôi muốn nói lên ở đây là khi chúng tôi ra trường thì được giấy bổ nhiệm làm chuẩn úy giả định (aspirant fictif), mang lon chuẩn úy mà ăn lương trung sĩ. Khi về đơn vị thì được mang ch/úy tạm thời (aspirant temporaire), rồi ch/úy nhiệm chức (fonctionnel) trước khi được lên thực thụ (définitif). Khôi hài thật! Nhưng chuyện đó đã có xảy ra.

                Mỗi lần có biến cố chính trị trong nước thì mấy sĩ quan đều có tên trên danh sách thăng thưởng, chuẩn úy không có. Mãi đến 1965, khi có Nội các Chiến tranh thì Th/tướng Nguyễn Cao Kỳ lúc đó còn kiêm nhiệm Tư lệnh KQ mới ra quyết định để cho các SVSQ khóa sinh nào học trên 2 năm thì được gắn lon thiếu úy ngay khi ra trường. Vậy thì cũng được đi, cho các khóa đàn em sau này, mặc dù trường hợp đó không có áp dụng cho chúng tôi chút nào hết vì đã quá trể rồi. Khoá 61 SVSQ chúng tôi được điều chỉnh lên Th/úy kể từ tháng 1, 1965.

                Các phi công kỳ cựu các ngành khác muốn nắm các chức vụ quan trọng trong KQ phải về PĐ514 hoặc 34th TAC ở Biên Hòa để checkout (xuyên huấn) khu trục. Mấy sĩ quan thăng cấp liên tiếp qua mấy lần đảo chánh thì đi tiếp nhận các nhiệm sở mới cao hơn, theo bảng cấp số. Mấy phi đoàn khu trục mới thành lập cũng cần một số hoa tiêu già dặn, kinh nghiệm để đào tạo thành phần trẻ của đơn vị. Cho nên PĐ514 thưa dần.

                Một số qua bổ sung quân số cho PĐ518 Phi long (Flying Dragon) ở Biên Hòa:

                1. Tr/úy Trần Công Chấn
                2. Th/úy Võ Thành Quang
                3. Th/úy Nguyễn Quốc Thành
                4. Th/úy Bùi Văn Trạch
                5. Ch/úy Trịnh Bửu Quang
                6. Ch/úy Nguyễn Văn Mười

                Hoặc về nằm ở Tân Sơn Nhứt thực tập các phi vụ vượt tuyến đặc biệt với Biệt đoàn 83:

                7. Tr/úy Nguyễn Văn Long
                8. Th/úy Lê Xuân Lan
                9. Th/úy Đặng Thành Danh
                10. Ch/úy Lê Phước Cung

                Một số qua thành lập PĐ520:

                1. Đ/úy Nguyễn Ngọc Biện
                2. Tr/úy Võ Văn Hội
                3. Th/úy Nguyễn Văn Trương
                4. Th/úy Nguyễn Kim
                5. Th/úy Lưu Tùng Cương
                6. Th/úy Huỳnh Văn Vui
                7. Th/úy Nguyễn Văn Lớn

                Đ/úy Nguyễn Hữu Chẩn, Tr/úy Nguyễn Đức Khánh qua Liên đoàn 23 Tác chiến, Tr/úy Lê Ngọc Duệ làm Trưởng Phòng Tác chiến, Tr/úy Nguyễn Văn Lê Trưởng Phòng An Phi.


                Vũng Rô 3 mặt đều có vách núi cao, luôn tấp nập tàu bè, nhấp nhô như bèo.

                Tr/úy Nguyễn Khắc Luyến qua Liên đoàn Yểm cứ.
                Trước đó, Tr/úy Nguyễn Đình Nam đã qua làm Kiến tạo ở Căn cứ.
                Tr/úy Trương Đăng Lượng ra làm Sĩ quan An ninh Căn cứ Biên Hòa.

                Th/tá Võ Xuân Lành về làm Chỉ huy trưởng Căn cứ 3 Trợ lực Tân Sơn Nhứt, bàn giao PĐ514 cho Đ/úy Võ văn Sĩ. Lúc bấy giờ Bộ chỉ huy PĐ514 như sau:

                - Đ/úy Võ Văn Sĩ Chỉ huy trưởng
                - Đ/úy Nguyễn Hữu Hoài Chỉ huy phó
                - Tr/úy Lê Văn Thảo Trưởng Phòng Hành quân
                - Cố vấn Mỹ là Maj. PlunkCapt. Al Bache (1964-1965)

                Phi đoàn dời trụ sở để chổ cho LĐ23TC. Trụ sở mới chia đôi với PĐ112. Đối diện là PĐ518 và PĐ520 Thần báo (Panther) đang thành lập.

                Mấy chiếc khu trục cơ được sơn lại màu rằn ri (camouflaged).

                Trong lúc chiến trận sôi động ở khắp nơi, PĐ514 phải gởi biệt đội đi khắp 4 vùng chiến thuật. Biệt đội Đà N ẳng yểm trợ hành quân cho trận Đỗ Xá ở vùng I; Biệt đội Pleiku trực hành quân thay thế biệt đội T-28 của PĐ516, ở vùng II; PĐ514 thay phiên nhau với PĐ518 biệt phái tại Bình Thủy, Cần Thơ, ở vùng IV.

                Khi chiến trận Đỗ Xá chấm dứt vào tháng 5 năm 1964, phi đoàn có gởi một biệt đội ra Vùng I để nhận lãnh Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu thứ tư và đồng thời Dây biểu chương màu Quân Công (xanh lục có chấm vàng) cho đơn vị.

                Bình Nam, Phạt Bắc:

                Sài-Gòn thay đổi chánh phủ liên miên: Nguyễn Khánh chỉnh lý lật đổ Dương văn Minh; Dương văn Đức biểu dương lực lượng; Lâm Văn Phát ép Nguyễn Khánh lưu vong; rồi đến Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và chính phủ dân sự Phan Huy Quát trao quyền lãnh đạo lại cho Hội đồng tướng lãnh; phong trào ly khai của tướng Nguyễn Chánh Thi cùng với phong trào Phật giáo miền Trung bùng nổ. Lúc nào PĐ514 cũng có mặt để dẹp yên, thật không hổ với câu phương châm ‘Bình Nam, Phạt Bắc’ của KĐ23 mà phi đoàn là một thành viên.

                Đêm 1-11-64, trong lúc Sài-gòn ăn mừng tưng bừng đệ nhất chu niên Cách mạng lật đổ Đệ nhất Cộng hòa, Việt cộng, lần đầu tiên, pháo kích bằng cối 82 ly vào phi trường Biên Hòa. Phi tuần trực đêm cùng một số phi công khác phải cất cánh trên sân vĩ sắt (PSP) để di tản phi cơ tránh pháo về Tân Sơn Nhứt. Họ phải tự tay tháo bao bọc ống pitot, gỡ mấy miếng sắt màu đỏ khóa aileron, elevator và rudder, và rút cale/chocks, mấy khúc gổ màu vàng chận bánh đáp.

                Sau đó Tr/tá Phạm Long Sửu dẫn đầu một dispositif, gồm 4 phi tuần nặng (patrouille lourde), 3 của PĐ514 và 1 của PĐ518. Mỗi phi tuần 4 chiếc Skyraider thả bom nổ và napalm ban đêm, phá nát và đốt trụi căn cứ hậu cần VC có bệnh xá, ở khu rừng Tân Phong thuộc Chiến khu D, dưới sự hướng dẫn bằng strobe light của Biệt kích. Sáng hôm sau, ông lại dẫn 12 chiếc của PĐ514 vừa mới đánh đêm hôm qua, bay hợp đoàn sát cánh, đội hình échelon refusé (12 chiếc cùng một bên cánh), phi diễn dưới bầu trời quang đãng của thành phố Biên hòa, gọi là để ăn mừng lễ Quốc Khánh.

                Sau trận này Tr/tá Sửu về BTLKQ làm Tham mưu trưởng. Th/tá Quốc lên thế làm Tư lệnh KĐ23.

                Mấy phi công mới về phi đoàn thay phiên nhau trực. Sĩ quan trực Phi đoàn mỗi buổi sáng lên Phòng Hành quân Chiến cuộc lấy Đoản lệnh Hành quân (Frag Order) rồi ghi lên Bảng Phi lệnh;


                Smoke billows forth from a North Vietnamese trawler run aground by the Market Time patrol forces.


                liên lạc với Base Ops (Không lưu Khí tượng / Đoàn Yểm trợ Hành quân) để lấy tình trạng phi trường và ghi lên bảng NOTAMS, ngoài ra còn phải cập nhật quyển Chỉ dẩn Kỷ thuật TO-1 (Tech Order Dash One) mô tả đặc điểm, phương thức thường và khẩn cấp sử dụng trên các loại phi cơ Skyraider, và nhiều Instrument Approach Plates khác liên quan đến Không hành trong Không phận ICAO.

                Đơn vị Chiến thuật 34 (34th Tactical Group) cùng với Phi đoàn Hải quân Hoa kỳ VA-152 mãn khóa lớp xuyên huấn A-1 Skyraider đầu tiên của họ. Các khóa sinh đã từng phục vụ PĐ516 bay T-28 ở Đà Nẳng và Biệt đội T-28 ở Pleiku. Số đông phi công ra trường được đưa về các phi đoàn khu trục mới thành lập. Số ít đã về bổ sung quân số cho PĐ514, trám chổ mấy phi công kỳ cựu đã đi thành lập mấy đơn vị mới.

                1. Tr/úy Quách Thanh Dzần
                2. Ch/úy Cao Minh Châu
                3. Ch/úy Nguyễn Tiến Thành
                4. Ch/úy Lê Thanh Hồng Vân
                5. Ch/úy Nguyễn Đình Lộc
                6. Ch/úy Nguyễn Quan Vĩnh
                7. Ch/úy Lê My
                8. Ch/úy Đào Giang Hải

                Đặc điểm của PĐ514 là có những người con ngoại quốc vẫn tình nguyện phục vụ cho Quốc Gia VN: Long Chà tên thật là Ali, cha là người Yémen; Trương đen, tên Sami, cha là người Pondichéry; Hùng lai có khai sanh Pháp hẳn hoi với tên Jean Boyer; Thang Quất Phan là người Tàu rặt, có 2 Tú tài Việt và Phổ thông Tàu….

                Ngày 8 tháng 2 năm 1965, phi đoàn khởi đầu các đợt tấn công Bắc phạt: lúc đầu đánh ở gần vùng phi quân sự với những mục tiêu: Đài ra-đa Hòn Cọp, Chấp Lễ; Vĩnh Linh, Đồng Hới; Xóm Roòn, Hà Tĩnh; lần lần đi xa ra đến thành phố Vinh, đánh phá căn cứ Hải quân Bắc Việt Quảng Khê, và đi sâu vào đến biên giới Lào, kho đạn ở Vit Thu Lu. Điều phấn khởi nhất là phi đoàn đi bao nhiêu về bấy nhiêu.

                Sau đó một tuần lễ, vào ngày 16 tháng 2, thì phi đoàn lại gởi một phi tuần nhẹ đi triệt hạ chiếc tàu không tên, chở vũ khí đạn dược và thuốc men, từ Bắc vào cảng Vũng Rô, Tuy Hòa, theo yêu cầu của Th/tá Nguyễn Huy Ánh, Tư lệnh KĐ62.

                Phi đoàn nhận thêm cái palme (ADBT nhành dương liễu) thứ năm và một Biệt công Bội tinh. Nhưng Th/tá Chẩn, Chỉ huy trưởng Liên đoàn 23 Tác chiến và Tr/tá Quốc, Tư lệnh Không đoàn 23, đã hy sinh. Tr/tá Võ Xuân Lành trở về Biên Hoà làm Tư lệnh KĐ, còn Th/tá Võ Văn Sĩ thì lên Liên đoàn Tác chiến, trao quyền chỉ huy Phi đoàn lại cho Tr/úy Chế Văn Nghĩa, với thành phần Bộ chỉ huy như sau:

                - Tr/úy Chế Văn Nghĩa Chỉ huy trưởng
                - Tr/úy Lê Bá Định Chỉ huy phó
                - Tr/úy Hoàng Thanh Nhã Trưởng phòng Hành quân
                - Th/úy Nguyễn Thanh Dũng Phụ tá Hành quân
                - Th/úy Phạm Hữu Minh Sĩ quan An ninh Phi hành
                - Th/úy Phạm Xuân Thu Sĩ quan Huấn luyện
                - Tr/úy Lê Quốc Hùng Trưởng Phi đội 1
                - Th/úy Võ Văn Trương Trưởng Phi đội 2
                - Tr/úy Nguyễn Văn Vui Trưởng Phi đội 3
                - Tr/úy Lê Duy Chánh Trưởng Phi đội 4
                - Cố vấn Mỹ là Maj. Johnny H. GodfreyCapt. Karem (1965-1966).


                Trước đó Đ/úy Thảo nâu đã qua nắm PĐ518 thế Th/tá Long (Long con) bị chết ngộp cùng với Th/tá Nguyễn Thế Anh, Chỉ huy trưởng Yểm cứ, trên một chiếc AD-5 hỏng hệ thống thủy điều, đáp ra cỏ, lọt sụp xuống vũng bùn ở phi trường Biên Hòa. Th/úy Phạm Đình Anh qua theo Đ/úy Thảo.

                Phi đoàn 520 rút về Bình Thủy, Cần Thơ với Đ/úy Võ Văn Hội. Phi đội Oanh tạc cơ phản lực Canberra B-57 được thành lập với Đ/úy Nguyễn Ngọc Biện làm Biệt đội trưởng. Đ/úy Nguyễn Hữu Hoài và Tr/úy Đàm Thượng Vũ cũng chuyển qua đó.

                Chỉ một thời gian ngắn thì Định qua làm phó cho mụ Luyến ở Liên đoàn Yểm cứ, Minh chè lên làm Trưởng phòng An Phi, Tr/úy Quách Thanh Dzần làm Trưởng phòng Huấn luyện, Dũng mặt đỏ làm Trưởng phòng Tác chiến, ở Liên đoàn Tác chiến, Hùng lai đi học phản lực T-33 ở Thái Lan, rồi qua làm Chỉ huy phó PĐ518. Tr/úy Lê Duy Chánh gặp rắc rối với những đồ quốc cấm nên bị đổi ra SĐ18 BB. Phi đoàn đôn quân lên:

                - Đ/úy Chế Văn Nghĩa Chỉ huy trưởng
                - Đ/úy Hoàng Thanh Nhã Chỉ huy phó
                - Th/úy Võ Văn Trương Trưởng Phòng Hành quân
                - Th/úy Phạm Xuân Thu Phụ tá Hành quân
                - Th/úy Dan Hoài Bữu Sĩ quan Huấn luyện & An Phi
                - Th/úy Phạm Đăng Cường Trưởng phi đội 1
                - Th/úy Lê Như Hoàn Trưởng Phi đội 2
                - Tr/úy Nguyễn Văn Vui Trưởng Phi đội 3
                -Th/úy Nguyễn Văn Phong Trưởng Phi đội 4
                - Cố vấn Mỹ là Maj. AikenCapt. Richard Marshall (1966-1967).

                Một số phi công đi xuyên huấn phản lực T-33 ở Thái Lan và B-57 ở Philippines, đi học Chỉ huy Tham mưu Trung cấp (SOS = Squadron Officers School) ở Mỹ; một số khác có cấp bậc cũng rời phi đoàn đi nhậm chức ở nhiều nơi khác.

                34th TAC mãn khóa đợt nhì. Về phi đoàn có:

                1. Tr/úy Lê Hoành Anh (Khóa17 Đà Lạt)
                2. Th/úy Nguyễn Mầu Yên Cảnh
                3. Th/úy Phạm Quang Minh
                4. Th/úy Bạch Diễn Sơn
                5. Th/úy Hồng Khắc San
                6. Th/úy Trịnh Thành Châu
                7. Th/úy Trịnh Hữu Trí
                8. Th/úy Lưu Thanh Điền
                9. Th/úy Nghê Thế Hưng
                10. Th/úy Phạm Văn Hưng
                11. Th/úy Phạm Gia Anh
                12. Th/úy Nguyễn Ánh
                13. Th/úy Mạc Đĩnh Tấn
                14. Th/úy Nguyễn Thái Bảo

                Vị chỉ huy trưởng mới lên, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, đã cùng với toán phi công trẻ từ Mỹ về, thực hiện đợt thi đua với PĐ518, lập được kỹ lục gần 12 000 giờ bay với trên 5 000 phi xuất trong thời gian 6 tháng mà không gây một tai nạn nhỏ nào.

                Cũng trong thời gian này, phi đoàn được tuyên dương lần thứ 6 trước quân đội, nhận thêm một ADBT Nhành Dương liễu. Trước đó vào thời gian 1/1/1964 – 28/2/1965, phi đoàn đã lập được thành tích 13 000 giờ bay với 6 000 phi xuất và được Tổng thống Hoa kỳ Lyndon Baines Johnson tuyên dương.


                Từ trái qua phải.
                Hàng ngồi: Chế v Nghĩa, Lê Thanh Hồng Vân, Dan Hoài Bữu, Cao Minh Châu, Hồng Khắc San.
                Hàng đứng: Nguyễn Quan Vĩnh, Nguyễn Đình Lộc, Võ v Trương, Hoàng Thanh Nhã, Thang Quất Phan, Nguyễn Tiến Thành, Phạm Đăng Cường.


                Ngày 8 tháng 6 1965, Phi đoàn tổ chức lễ tiếp nhận huy chương ‘Presidential Unit Citation’ và Dây Biểu chương màu Bảo Quốc (màu đỏ có đốm vàng).

                Đại sứ Hoa kỳ là Thống tướng Maxwell Taylor, đại diện Tổng thống Johnson, đích thân tiến đến gắn băng xanh dương lên cờ của Phi đoàn và cái ‘bàn billard’ (huy chương màu xanh có viền nhành dương liễu bằng vàng kim) lên ngực vị Chỉ huy trưởng Phi đoàn, Đại úy Chế Văn Nghĩa; có Phó Đại sứ Alexis Johnson và Đại tướng William Westmoreland, Tư lệnh Lực lượng Phái bộ Hoa kỳ tại Việt Nam (MACV) tháp tùng. Sau đó Quốc trưởng Phan Khắc Sửu tiến đến gắn dây Biểu chương màu đỏ, là màu Bảo Quốc, lên lá cờ của Phi đoàn và Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân Chương lên ngực vị chỉ huy đơn vị, sau khi Tổng Tư lệnh Quân Đội, Th/tướng Trần Văn Minh (Minh nhỏ / Minh Dù), gắn cái palme thứ 6 và Tư lệnh Không Quân, Thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ gắn Không Lực Huân Chương lên lá cờ đơn vị. Ngoài ra lá cờ của phi đoàn còn có Biệt Công Bội tinh, Chiến dịch Bội tinh.

                Đêm hôm đó, Phi đoàn mở tiệc dạ vũ để thết đãi các quan khách. Tất cả các sĩ quan thuộc phi đoàn đều mặc dạ lễ phục spencer với đầy đủ huy chương thòng thu nhỏ, PUC trên nắp túi áo mặt, dưới cánh bay, và dây biểu chương fourragère màu đỏ trên vai trái. Quang cảnh trông giống như một buổi lễ ở hoàng cung thời Đại đế Napoléon I.

                Nhưng một chuyện đáng buồn đã xảy ra vào chiều hôm đó. Ba Th/úy Phượng Hoàng Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Đức Chương và Nguyễn Quan Vĩnh, từ Sài-Gòn lên Biên-Hòa dự lễ, lái xe qua xóm đạo Tân Mai, bị đám họ đạo chận đường, lật đốt xe và hành hung, chỉ vì để đòi yêu sách gì đó với chánh phủ Phan Huy Quát; phải nhờ Tướng Nguyễn Ngọc Loan can thiệp để xin cha xứ họ đạo ở đó lãnh họ về vào sáng hôm sau.

                Hoa kỳ và Đồng minh tham chiến:

                Chiến tranh càng lúc càng khốc liệt. Quân đội Hoa kỳ đổ bộ khắp nơi. Không quân Mỹ lập căn cứ ngay trong phi trường Đà Nẳng, Nha Trang, Biên Hòa, Tân Sơn Nhứt. Đồng Minh như Úc , Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân cũng đưa binh qua tham chiến.

                Các quán cóc mọc lên như nấm, ở cùng hết, quanh căn cứ cũng như ngay trong căn cứ. Ngoài cổng căn cứ có thêm mấy anh quân cảnh Mỹ nữa.

                Địch áp dụng chiến thuật biển người tại Bình Giả và Đồng Xoài.

                Riêng trận Long Toàn ở Trà Vinh thôi đã nuốt trọn 2 chiếc F-100 SuperSabre của Không lực Hoa kỳ, một Chỉ huy trưởng Phi đoàn, Phi Long Chúa Trần Công Chấn của PĐ518 và Maj. Johnny H. Godfrey, cố vấn trưởng PĐ514.

                Vị này vừa mới đến nhiệm sở chẳng được bao lâu, đã bị phòng không địch hạ, mở đầu một loạt vận số đen cho đơn vị, sau gần hai năm yên ổn, đạt nhiều chiến công hiển hách và thoát khỏi nhiều tai nạn hiểm nghèo.

                Th/úy Phạm Gia Anh rớt trong một phi vụ tiền oanh kích (P/S = pre-strike) ở Cà-Mau, Tr/úy Lê Hoành Anh mất tích trong lúc xuyên mây trên vùng trời Vũng Liêm, Vĩnh Long, rồi đến Th/úy Nguyễn Ánh. Sau đó là các cố vấn Maj. Aiken rớt ở trận Pleime và Capt. Richard Marshall ở Hố Bò, được thay thế bởi Maj. George W. LoveMaj. Kenneth Nelle.

                Khóa 63A Navy mãn khóa 34th TAC về phi đoàn có:
                1. Th/úy Phạm Văn Thặng
                2. Th/úy Khổng Hữu Trí
                3. Th/úy Huỳnh Văn Châu
                4. Th/úy Mai Tiến Đạt
                5. Th/úy Bùi Đại Giang
                6. Th/úy Bùi Ngọc Bình
                7. Th/úy Nguyễn Trung


                Vừa xác định hành quân chẳng được bao lâu thì các anh Giang, Bình, Trung rủ nhau đi theo anh Quốc cả rồi. Còn 2 anh Trí và Châu thì qua phi đoàn Quan sát 112 bên cạnh, cùng với Th/úy Bảo.

                Bọn 61 Navy tụi này, mới tập tễnh ra trường, đã có xấp xỉ 400 giờ bay đủ loại, quá đủ tiêu chuẩn để học ‘lead’ rồi; thêm 6 tháng thi đua với nhau (PĐ514 & PĐ518), mỗi tháng mỗi đứa kiếm được trên dưới 100 giờ nữa. Vị chi, vào đầu 1966, tất cả đều có trên 1000 giờ bay đủ loại. Vì vậy mà phi đoàn mới tổ chức thi phi tuần trưởng với thành phần giám khảo như sau: Đ/tá Phạm Long Sửu, Tr/tá Võ Xuân Lành, Th/tá Vũ Thượng Văn, Th/tá Nguyễn Đức Khánh, Th/tá Lê Ngọc Duệ, Th/tá Nguyễn Tấn Sĩ. Thi xong, chúng tôi chọn màu cho danh hiệu phượng hoàng và làm đơn xin cấp chứng chỉ Phi tuần trưởng và Bằng Hoa tiêu Dẫn đạo (Command Pilot) để được mang cánh bay có ‘râu’.

                Phi đoàn Skyraider thứ 6, PĐ524 Thiên Lôi (Thunder), ra đời ở Nha Trang. PĐ514 cũng đã đưa một số hoa tiêu ra phi đoàn mới:

                1. Th/úy Bạch Diễn Sơn
                2. Th/úy Lưu Thanh Điền
                3. Th/úy Phạm Quang Minh

                Một số khác ra Trường Phi hành ở Nha Trang:

                1. Th/úy Nguyễn Mầu Yên Cảnh
                2. Th/úy Phạm Văn Hưng
                3. Th/úy Nghê Thế Hưng

                Th/úy Nguyễn Văn Bé lên làm Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh KĐ23.

                Thêm nhiều loại vũ khí đạn dược mới lạ được sử dụng. KLVNCH đã phải đến thời kỳ hiện đại hóa với các loại phản lực cơ F-5A/B Freedom Fighter, F-5E Tiger II, và A-37 Dragonfly riêng cho ngành Khu trục. Trước đó chúng ta đã có Biệt đội 612 Oanh tạc cơ Phản lực B-57 Canberra rồi, nhưng không đầy một năm đã bị giải tán, có lẽ vì không phù hợp với nhu cầu chiến trường. Thật ra thì KQVN chỉ cung cấp phi hành đoàn để bay trên B-57 của USAF, vì họ không đủ nhân viên, chứ hoàn toàn Biệt Đội B-57 không có trong Bản Cấp Số của KQVN; Biệt Đoàn 83 cũng vậy.

                PĐ522 là phi đoàn đầu tiên đi F-5. Qua đợt nhì thì PĐ514 đưa một số hoa tiêu đi xuyên huấn:

                1. Th/úy Phạm Đăng Cường
                2. Th/úy Lê Như Hoàn
                3. Th/úy Phạm Xuân Thu
                4. Th/úy Nguyễn Trí kiên
                5. Th/úy Cao Minh Châu
                6. Tr/úy Nguyễn Văn Vui
                7. Th/úy Lê My
                8. Th/úy Trịnh Thành Châu
                9. Th/úy Trịnh Hữu Trí

                Tr/úy Hùng qua làm Chỉ huy phó PĐ518 cho Đ/úy Nguyễn Văn Lê .

                Th/úy Phong đi học Safety and Management ở University of South California.

                - Th/úy Dan Hoài Bữu………Phụ tá Hành quân,
                - Th/úy Nguyễn Tiến Thành...Sĩ quan An phi
                - Th/úy Nguyễn Quan Vĩnh...Sĩ quan Huấn luyện
                - Th/úy Lê Thanh Hồng Vân..Trưởng Phi đội 1
                - Th/úy Nguyễn Đình Lộc...Trưỏng Phi đội 2
                - Th/úy Đào Giang Hải……Trưởng Phi đội 3
                - Th/úy Hồng Khắc San…...Trưởng Phi đội 4


                Tr/úy Đàm Thượng Vũ, Capt. Rich. Marshall và Tr/úy Lê Quốc Hùng sau một phi vụ hành quân


                Cố vấn Capt Karem đang hỏi SQ Huấn Luyện Th/úy Dan H Bữu về chương trình huấn luyện của phi đoàn

                Biệt đoàn 83 bị giải tán. PĐ514 và 518 thay phiên nhau biệt phái ở Tân Sơn Nhứt. Rồi đến PĐ524 là phi đoàn đầu tiên đi A-37. Và cũng PĐ514 và 518 lại tiếp tục thay phiên nhau biệt phái ở Nha Trang.

                Trong lúc những hoa tiêu khu trục kỳ cựu được gởi đi xuyên huấn phản lực cơ thì các hoa tiêu quan sát và SVSQ được học bay Skyraider ở Hurlburt Field, Florida. Họ ra trường ào ạt về trám vào những chổ khiếm khuyết ở các phi đoàn khu trục.

                Khóa Hurlburt đầu tiên về phi đoàn có các anh:
                1. Th/úy Phạm Quang Trình
                2. Th/úy Lê Quang Đức

                Tiếp theo ngay sau đó là một loạt các sĩ quan thuộc ngành quan sát chuyển ngành qua khu trục và đã xuyên huấn A-1 ở các khóa 2, 3, 4 Hurlburt cũng về phi đoàn:

                1. Tr/úy Huỳnh Thông Thái
                2. Tr/úy Đinh Tấn Thao
                3. Tr/úy Nguyễn Văn Huynh
                4. Tr/úy Võ Quang Thẩm
                5. Tr/úy Lê Tấn Phát
                6. Tr/úy Tăng Nồng
                7. Tr/úy Lê Đức Châu
                8. Tr/úy Lương Ngọc Anh
                9. Tr/úy Nguyễn Thanh Nhựt
                10. Tr/úy Lê Quí Nẩm
                11. Tr/úy Nguyễn Đức Hiền
                12. Tr/úy Vũ Văn Thanh
                13. Tr/úy Hoàng mạnh Dũng
                14. Tr/úy Phan Anh Phát
                15. Tr/úy Nguyễn Long Đăng

                Rồi đến các SVSQ Khóa 64 Navy và 65 về phi đoàn:

                1. Th/úy Đinh Văn Sơn
                2. Th/úy Võ Ngọc Sơn
                3. Th/úy Nguyễn Thế Qui
                4. Th/úy Đàm Chí Dzũng
                5. Th/úy Trần Sĩ Công
                6. Th/úy Lưu Kim Thanh
                7. Th/úy Phạm Đình Phùng
                8. Th/úy Nguyễn Văn Chín
                9. Th/úy Trần Kim Long
                10. Th/úy Phan Quang Tuấn
                11. Th/úy Cao Đức Châu
                12. Th/úy Phạm Đình Khuông
                13. Th/úy Hoàng Hiệp
                14. Th/úy Vũ Việt Dũng

                Với gần cùng một lúc, trên ba chục người chân ướt chân ráo về đơn vị, phi đoàn sẽ rất bận rộn trong việc xác định hành quân cho họ. Và cũng chưa bao giờ thấy phi đoàn đông đúc, tấp nập, đầy đủ quân số theo cấp số như thế.

                Để chặn đứng CSBV xâm nhập qua Vùng phi quân sự DMZ, PĐ514 biệt phái một phi đội ra Đà Nẵng bao vùng (Air Cover) cho B-52 Mỹ rải thảm hàng rào điện tử McNamara Fence.

                Đ/úy Chế Văn Nghĩa tử nạn trong một phi vụ bay thử (test flight) trên không phận sân bắn của Trường Bộ Binh Thủ Đức, nhường quyền chỉ huy PĐ514 lại cho Đ/úy Hoàng Thanh Nhã, và việc thành lập phi đoàn F-5 thứ nhì bị hoãn lại. Cố vấn lúc bấy giờ là Maj. Frank B. Harrison. Kế đến, Th/úy Cao Đức Châu và Tr/úy Nguyễn Long Đăng tử nạn trong cùng một phi vụ xác định hành quân ở xạ trường Vũng Tàu.

                Tr/úy Trí, Th/úy Phùng, Th/úy Chín, Th/úy Tuấn, Th/úy Việt Dũng qua PĐ112.
                Tr/úy Huỳnh Thông Thái về PĐ716 ở Tân Sơn Nhứt.
                Tr/úy Mạc Đĩnh Tấn qua An ninh.


                (Xem phần IV - Phi Đoàn I Khu Trục)
                Last edited by khongquan2; 03-03-2014, 07:29 AM.

                Comment


                • #9
                  Phi Đoàn I Khu Trục (Phần IV)


                  Maj. Frank B. Harrison chụp chung với TPHQ Tr/úy Dan Hoài Bữu

                  Lúc này VC pháo kích vào phi trường Biên Hòa thường xuyên hơn và không những chỉ có cối 82 mà còn có hỏa tiển 122 ly nữa. Do đó BTLKQ ra lệnh cho 2 PĐ514 và PĐ518 bay túc trực đêm trên không (Night Air Alert) hằng đêm từ 7giờ tối đến 5giờ sáng. Đây là một đòn tâm lý để làm cho địch sợ thôi, nhưng phi tuần trực đêm không được tức thời phản ứng vì phải còn kiểm lại xem vị trí quân bạn dưới đất trước khi hành động. Thật là vất vả cho người dẫn phi tuần (lead), chỉ có một mình trên phi cơ, mà phải mở bản đồ trong đêm tối, để chấm tọa độ nơi xuất phát hỏa tiễn địch, rồi báo cáo cho phòng hành quân chiến cuộc. Phòng HQCC gọi qua QĐIII để xác định không có dân chúng và quân bạn ở gần đó. Thời gian làm tất cả thủ tục như thế thì địch đã cao bay xa chạy mất rồi. Lại nửa, ở trên tầng 4 Lầu Bắc Tiến (Khu cư xá phi công khu trục độc thân), có đặt một đài phát thanh ‘Đài Linh Phượng’ (Linh Phượng là tên của Căn cứ Không quân Biên Hòa), doTh/uý Phạm Quang Trọng, phi công PĐ514, xin phép Tư lệnh KĐ23. Hể mỗi lần có pháo kích thì đài lên tiếng cho gia đình binh sĩ và sĩ quan cư trú ở khu vực đó xuống hầm tránh đạn. Đài có tầng số FM, phát đi rất xa. Nhà ai ở Sài-Gòn vẫn bắt được. Mới nghe chuyện này thì mình nghĩ là người có ý đặt đài này phải là VC nằm vùng; nhưng anh Trọng bị mất tích trước 30-4-1975. Sau này có người đã gặp lại anh ấy trong trại tù cải tạo. Thật ra thì địch pháo kích để quấy nhiễu, khủng bố thôi, chớ không có mục tiêu rõ rệt; hỏa tiễn phần nhiều không phá hoại các nơi trọng yếu của căn cứ, và cũng không có nhiều thương vong. Vã lại, sau một đợt pháo thì gần như không có đợt pháo kế tiếp hoặc có điều chỉnh.

                  ‘Air alert’ như thế này chỉ tổn sức cho người phi công và còn gây rất nhiều mất mát oan uổng. Phần nhiều trực trên trời không có mục tiêu oanh kích, nên luôn về đáp với đầy đủ bom đạn. Phi công đã bay ngày rồi, còn phải trực đêm, nên có lúc quá mệt mõi, về đáp bụng với bom đạn vì quên thả bánh đáp, may mắn thì bom không kích hỏa. Nhiều hoa tiêu giỏi nhưng bị vertigo (chóng mặt, mất phương hướng) đã hy sinh một cách lãng phí như Phi đoàn phó Trương đen, Phi đội trưởng Đào Giang Hải….

                  Chiếc A-1 Skyraider là một loại chiến đấu cơ có độ bay vững (stability) cao và sải cánh (wing span) rộng, có thể chở vũ khí nhiều, nhưng không nhanh nhẹn, rất hạp cho nhiệm vụ xung kích (attack) và yểm trợ quân bạn dưới đất (ground support), chớ không có khả năng không chiến, khác với loại chiến đấu cơ F8F Bearcat mà phi đoàn có trước đây. Nhờ có độ stability cao nên phi cơ khó rơi vào xoáy vòng (vrille/ spin) và vì thế nên phi công khi vẫn còn điều khiển phi cơ được, thường có khuynh hướng làm crash (đáp bụng) hơn là nhảy dù. Có nhiều lần phi cơ chạm cây cối hoặc bị phòng không địch bắn mất cả ¼ cánh (wingtip) hay đuôi phi cơ (vertical stabilizer) chỉ còn thấy có ½ lá cờ vàng ba sọc đỏ thôi, mà phi công vẫn về đáp an toàn. Mãi đến 1967, hảng Stanley Aviation Inc. mới chế ra Yankee Seat cho A-1 Skyraider. Thật ra hệ thống Stanley Yankee System dùng hoả tiển để kéo phi hành đoàn (flight crew) ra khỏi phi cơ lâm nạn ở điều kiện 0-0 (cao độ 0ft, tốc độ 0kt). Hệ thống này được thử nghiệm và lấp ráp ngay tại chổ ở Công xưởng Không Quân Biên Hòa. Hệ thống Yankee Syst đã cứu được nhiều phi công bị trúng hỏa tiễn SA-7 của địch, nhưng chưa hẳn là hoàn hảo, nên cũng đã giết hại không ít hoa tiêu đã sử dụng nó. Do đó hoa tiêu không hoàn toàn tin tưởng vào nó, mà vẫn còn ngần ngại không dám thẳng tay dùng nó khi bị lâm nạn.


                  Đứng từ trái qua phải:
                  Th/úy Phạm Quang Trình, Tr/úy Thang Quất Phan, Tr/úy Lê Quí Nẩm, Tr/úy Đào Giang Hải, Th/úy Phan Quang Tuấn,
                  Ngồi: Th/úy Trần Sĩ Công

                  Thời sung mãn với những trận đánh khốc liệt:

                  Vị chỉ huy trưởng mới lên hoàn toàn thuộc thế hệ mới, 100% made in USA. Anh xuất thân khóa 14 Võ Bị Quốc Gia, tương đương với Saint-Cyr của Pháp hay West Point của Mỹ và được trường bay của Hải Quân Hoa kỳ đào tạo thành một Naval Aviator và một phi công khu trục.

                  Để hoa tiêu phi đoàn có chổ giải lao thoải mái trong lúc trực hành quân, ngày lẫn đêm, một căng- tin, ‘Quán 24 giờ’, sau này được đổi tên là ‘Câu lạc bộ Phạm Phú Quốc’, được mở ra ngay sau dãy nhà của phi đoàn, phục vụ 24/24, và cuối tuần có ca nhạc với ban nhạc sống nữa.Chưa bao giờ chúng tôi được chứng kiến tinh thần chiến đấu cực kỳ hăng say của các cánh chim Phượng Hoàng vào những đợt tổng công kích Mậu Thân 1968, hơn cả lúc thi đua vào năm 1965 trước kia nhiều. Có nhiều anh đã thi hành đến bốn phi vụ trong ngày rồi mà vẫn còn tĩnh táo túc trực quanh phòng hành quân, đợi xem coi mình còn có thể xen vào chổ trống nào trên bảng phi lệnh nữa không. Chẳng những chỉ có người hoa tiêu hăng say với nhiệm vụ cứu nước như thế mà mấy anh em phi đạo cũng vậy: hể mỗi lần phi cơ xong phi vụ vào bến đậu là họ lăng xăng lít xít, người thì lo châm xăng nhớt, người thì lo lắp (load) bom đạn, không ngớt (0 temps mort). Vì tình hình không cho phép xuất trại được, nên anh em chỉ quây quần trong căn cứ, dùng cơm hay giải khát ở các câu lạc bộ sẳn có mà thôi. Đồ ăn thức uống cũng rất hạn chế, vì không xuất trại đi chợ được: nội bất xuất, ngoại bất nhập. Ăn uống, dinh dưỡng mà thiếu thốn, làm việc quá độ, dẫn tới tình trạng thiếu đường trong máu (hypoglycemia), dễ gây ra vertigo, rất nguy hiểm cho người đi bay. Ở biệt đội 514 Tân Sơn Nhứt, ngay đêm đầu tiên Tr/úy Nguyễn Đình Lộc đã bị phòng không hạng nặng của địch bắn xối xả khi anh lao đầu chiếc Skyraider của anh xuống thả bom giải tỏa hảng dệt Vinatexco; máy bay phát hỏa, anh phải tắt máy ngay và quay đầu lại hạ cánh ép buộc (forced landing) ngược chiều phi đạo an toàn. Công nhận trong đợt 1 tổng công kích, Biệt đội có nhiều công hơn phi đoàn, vì quân số vốn đã ít rồi mà lại còn đi phép nữa, vì tưởng rằng thật sự có ngưng bắn trong 3 ngày Tết, tuy nhiên, ăn uống thì được thoải mái hơn, vì Tư lệnh KĐ33 ở TSN, Tr/tá Lưu Kim Cương đã ra lệnh cho Câu lạc bộ ‘Mây Bốn Phương Trời’ đề bảng ‘Dành riêng cho Khu Trục’ trên một bàn ăn, thức ăn do Nhà hàng Mỹ Lệ Hoa cung cấp. Giải tỏa thành Cổ Loa cho Pháo, thành Phù Đổng cho Thiết giáp, và Lục quân Công xưởng; có khi còn phải yểm trợ tiếp cận cho Dù, Biệt Động và Thủy quân Lục chiến, ngay giửa thành phố nữa. Gần suốt một tháng trời mới dẹp yên địch và lấy lại kiểm soát, sinh hoạt bình thường trở lại.

                  Sau đó thì đơn vị được thăng thưởng: Phi đoàn được thêm một ADBT Nhành Dương liễu, Chỉ huy trưởng Đ/úy Hoàng Thanh Nhã và Trưởng Phòng Hành Quân Tr/úy Dan Hoài Bữu được thăng mỗi người lên một cấp, đặc cách mặt trận. Biệt đội trưởng Tr/úy Nguyễn Đình Lộc được ADBT Nhành Dương Liễu, một số hoa tiêu khác cũng được ADBT, Phi dũng Bội tinh, đủ loại. Xả hơi được khoảng hơn một tháng thì VC mở cuộc tổng công kích đợt 2 vào tháng 5/1968, rồi đợt 3 vào tháng 8/1968. Mấy lần sau này phi đoàn đều biệt phái một phi đội đi Nha Trang, rồi Đà Nẳng và cuối cùng đi Bình Thủy, Cần Thơ, để yểm trợ cho vùng II, vùng I và vùng IV Chiến thuật, trong lúc các phi đoàn 524 Thiên Lôi, 516 Phi Hổ, 520 Thần Báo, đi Mỹ xuyên huấn A-37. Biệt đội TSN đã sử dụng bom nổ và rocket oanh kích VC ở khu Nghĩa địa Pháp gần trường Quốc gia Nghĩa tử và ngã tư Bảy Hiền.

                  Trong các đợt tổng công kích Mậu Thân của địch, PĐ514 đã mất đi Tr/úy Nguyễn Thanh Nhựt. Tr/úy Võ Văn Trương mới vừa từ lớp SOS / trường Air University, Maxwell AFB, AL về, trong lúc túc trực đêm trên không bị điều động đi đánh và rớt ở Tây-Nam TSN. Đào Giang Hải cũng bị nạn tương tự.


                  Hình chụp Villa Phi Vân do Ó đen 01 tặng


                  Đ/úy Bữu chuẩn bị phi vụ cross country

                  Rồi đến Th/úy Nguyễn Văn Tiến cất cánh từ Biên Hòa đi hành quân, vì thời tiết xấu, trở về đáp đường bay 09, hỏng vô tuyến, không ‘drop gears’ (thả bánh đáp). Phi cơ trang bị bom napalm cháy dữ dội trên phi đạo, phương tiện cấp cứu không dập tắt được, phi công tử nạn. Tr/úy Đàm Chí Dzũng thì rớt ở phi trường Bình-Thủy, Tr/úy Lưu Kim Thanh tử trận ở Phước Long, Bà Rá. Tr/úy Lê Thanh Hồng Vân yểm trợ cho Thủy quân Lục chiến gần Cai Lậy, bị phòng không 12 ly 8 của VC bắn lủng phổi, phi cơ bị cháy; anh nhảy dù ra, được trực thăng Mỹ vớt, đưa anh về Bệnh viện Cộng Hòa. Tại đây anh được thăng Đ/úy đặc cách mặt trận sau khi được mổ lấy đạn ra.

                  Trong một phi vụ giải tỏa áp lực địch đang bao vây tĩnh lỵ Phước Long, phi cơ của Tr/úy Lê Quang Đức bị trúng đạn phòng không địch, anh cố lết về phi trường Phước Bình, Phước Long, với ý định đáp bụng ép buộc tại đây, nhưng bị triệt nâng và rớt trong rừng già núi Bà Rá. Anh bị thương nặng, được trực thăng bạn giải cứu. Sau khi lành bệnh, không còn đủ sức khỏe phi hành, anh đã chuyển ngành qua An ninh Không quân.

                  Cũng trong năm này, Th/úy Võ Ngọc Sơn làm crash (đáp bụng) tại sân nhà sau một phi vụ hành quân ở Bình Dương.

                  Qua năm sau, 1969, Đ/úy Đinh Tấn Thao mất tích trong một phi vụ hành quân gần Long Khánh. Tr/úy Võ Ngọc Sơn lại một lần nữa đáp bụng bị thương ở Bắc Tây Ninh trong lúc leader là Đ/úy Phạm Văn Thặng nhảy dù an toàn. Sau trận này Tr/úy Sơn qua làm sĩ quan trực HQCC.

                  Sau những đợt tổng công kích Mậu Thân, thì đơn vị không còn gởi người đi dưỡng sức ở Biệt thự Phi Vân, số 3 đường Cô Bắc, Đà Lạt nữa. Lúc trước, cứ 6 tháng một lần là anh em được 15 ngày dưỡng sức. Về phòng Tài chánh lãnh tiền vãng phản, rồi lấy vận tải C-47 hoặc U-17 của đơn vị lên phi trường Cam Ly. Tại đây Th/sĩ Minh lái chiếc Dodge 4x4 lên phi trường đón anh em và đưa về Biêt thự Phi Vân. Đóng tiền cho Tr/úy Chu Bá Liêm để Th/sĩ Minh lo cho phần cơm ở tại đây.

                  Mấy phi công khu trục mà trước đây đã qua bay cho phi đoàn quan sát PĐ112 ở bên cạnh, nay trở về:

                  1. Đ/úy Khổng Hữu Trí
                  2. Đ/úy Nguyễn Thái Bảo
                  3. Đ/úy Phan Đắc Huề
                  4. Đ/úy Đinh Tuấn
                  5. Tr/úy Nguyễn Văn Hai
                  6. Tr/úy Phạm Quang Trọng
                  7. Tr/úy Vũ việt Dũng

                  Một số khác đã từ 4 vùng chiến thuật về bổ sung quân số. Từ vùng IV Cần Thơ có:

                  1. Đ/úy Nguyễn Văn Triết
                  2. Tr/úy Hồ Ngọc Ấn
                  3. Tr/úy Trần Văn Mười
                  4. Đ/úy Nguyễn Đăng Huấn
                  5. Tr/úy Huỳnh Văn Tưởng
                  6. Tr/úy Phạm Văn Huệ
                  7. Tr/úy Vĩnh Anh
                  8. Tr/úy Nguyễn Văn Sáng

                  Từ vùng II Nha Trang có:
                  1. Đ/úy Nguyễn Trung Hải
                  2. Đ/úy Vũ Công Hiệp
                  3. Th/úy Nguyễn Ngọc Ẩn


                  Th/tá Hùng và Đ/úy Bữu thuyết trình cho HLV Maj. Richard E. Dickensheets


                  Chiếc T-39 Sabreliner

                  Từ vùng I Đà Nẳng có:
                  1. Đ/úy Huỳnh Thanh Minh
                  2. Đ/úy Tạ Thượng Tứ
                  3. Đ/úy Trần ngọc Hà
                  4. Đ/úy Đoàn Toại
                  5. Đ/úy Hồ Văn Hiển
                  6. Đ/úy Lê Quốc Đức
                  7. Tr/úy Nguyễn Đại Điền
                  8. Tr/úy Ngô Giáp
                  9. Tr/úy Nguyễn Cao Hùng
                  10. Đ/úy Trương Ngọc Đính

                  Trong lúc đó thì khóa 66 SVSQKQ cũng về phi đoàn:

                  1. Th/úy Nguyễn Ngọc Ân
                  2. Th/úy Trần Toàn
                  3. Th/úy Nguyễn Văn Tiến

                  Lần lượt Phi đoàn gởi các hoa tiêu đi Kadena AFB, Okinawa, để khám Phòng cao độ (Altitude Chamber) và thực tập cứu vớt trên biển (Sea Rescue); hoặc đi Randolph AFB, Texas, học lớp IPIS Huấn luyện viên Phi cụ (Instrument Pilot Instructor School) trên phản lực cơ T -39 Sabreliner, tốt nghiệp được cấp thẻ phi cụ màu lục (Green Card); hoặc đi Đại học Không quân Hoa kỳ, ở Maxwell AFB, Alabama, học lớp SOS Chỉ huy Tham mưu Trung cấp Không Quân (Squadron Officers School), hoặc làm sĩ quan liên lạc tại các trường bay ở Hoa kỳ.

                  Một số hoa tiêu kỳ cựu của PĐ514 đi F-5 ở Williams AFB, Chandler, AZ, còn số lớn các sĩ quan thâm niên đi A-37 ở England AFB, Alexandria, LA:

                  1. Đ/úy Nguyễn Tiến Thành
                  2. Đ/úy Thang Quất Phan
                  3. Đ/úy Nguyễn Đình Lộc
                  4. Đ/úy Mai Tiến Đạt
                  5. Đ/úy Huỳnh Thanh Minh
                  6. Đ/úy Võ Quang Thẩm
                  7. Đ/úy Lương Ngọc Anh
                  8. Đ/úy Tạ Thượng Tứ
                  9. Đ/úy Nguyễn Đăng Huấn
                  10. Đ/úy Tăng Nồng
                  11. Đ/úy Nguyễn Đức Hiền
                  12. Đ/úy Lê Quí Nẩm
                  13. Đ/úy Lê Đức Châu

                  Giữa mùa hè năm 1969, Phượng hoàng nâu Th/tá Lê Văn Thảo, lúc bấy giờ làm Đặc trách Khu trục trực thuộc Tham mưu phó Hành quân/ Bộ Tư lệnh KQ, lên Biên Hòa cùng với Col. Adams, Phụ tá Cố vấn trưởng KQ, có đem theo sẵn Sự Vụ Lệnh và Công lệnh Ngoại giao của ông cùng với của Th/tá Lê Quốc Hùng PĐ518 và Đ/úy Dan Hoài Bửu PĐ514, để đem 4 chiếc phi cơ A-1 Skyraider đi kiểm kỳ tổng quát IRAN (Inspection & Repair As Necessary) tại Phi trường Đài Bắc, Đài Loan.

                  Chúng tôi phải qua Đoàn Yểm trợ Hành quân (Base Operation) để lập phi trình Flight Plan đúng theo luật lệ của Cơ quan Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (International Civil Aviation Organization).

                  Phi cơ chúng tôi trụi lủi, mấy giá bom và đại bác đã bị tháo gỡ, một bình xăng phụ được lắp vào ở dưới bụng. Phi tuần chúng tôi cất cánh từ Biên Hòa, báo cáo với Đài Kiểm Báo Paris Control, lấy hướng đi đã vạch sẵn trên Flight Plan, sử dụng hệ thống không hành VOR Tân Sơn Nhứt, check-in với C-130 Airborne Rescue and Recovery Service (ARRS) và đồng thời vặn mã số máy nhận dạng (squawk IFF (Identify Friend or Foe) Transponder code). Cao độ và hướng đi trong Hành lang Hàng không (Air Corridor) phải triệt để giữ đúng theo qui định của ICAO. Lên tới cao độ 11 000 bộ, tôi cho phi tuần bình phi và đổi sang bình xăng phụ.


                  Hình chụp lớp xuyên huấn Skyraider ở Hurlburt.
                  Người đứng thứ nhì từ phải qua (có mang kiếng mát) là Đ/úy Đoàn Toại
                  và người ngồi trước anh là Đ/úy Lê Quốc Đức, 2 người đã phục vụ PĐ514

                  Chúng tôi có đem theo ‘cơm Tây tay cầm’(bành mì thịt nguội) và coca lon do Đ/tá Adams cung cấp. Chung quanh chúng tôi không có gì khác hơn là một màu xanh biếc của biển cả. Sau 3 tiếng đồng hồ bay bổng thì chúng tôi thoải mái dùng bửa trên không trung mát mẻ này đây. Chúng tôi mới kéo cái Ouija Board ra (Ouija board dịch ra là cái bàn xây cơ, tụi US Navy Aviators hay dùng từ này để gọi cái Chartboard, bàn để bản đồ) để nào là bánh mì, nào là lon coca, và gói thuốc lá lên đó. Skyraider có cái hose ở dưới ghế bên trái để nhét cái óng của G-suit và một cái óng có cái quặn (phễu) ở đầu, nằm ở chính giữa dưới ghế ngồi của hoa tiêu, dùng để tiểu tiện. Khi dùng nó, nhớ phải làm từ từ và để cái óng hướng vào người mình. Nếu làm mạnh quá và để cái phễu ngửa lên thì nước tiểu sẽ văng tung tóe lên mặt, lên áo mình.

                  Sau 6 giờ bay, chúng tôi liên lạc với Đài Kiểm Báo Manila, Phi Luật Tân, để xin hạ cánh thì bị ngăn cản để xin phép ngoại giao (hold for diplomatic clearance). Đ/tá Adams liền ra tay can thiệp và gọi xin đáp tại phi trường Clark Field (Clark AFB, PI). Chúng tôi cho phi tuần đổi trở lại bình xăng chánh, để chuẩn bị đáp. Như đã thuyết trình trước khi cất cánh (Preflight Briefing), phương thức đầu tiên đổi bình xăng là phải tắt OFF Fuel Booster Pump, để tránh bị ‘air lock’(bọt không khí làm tắc nghẽn ống dẫn xăng). Ăn uống ở Officer Club và ngủ lại ở BOQ (Bachelor Officer Quarters) tại Clark AFB một đêm. Ở đây là nơi R&R (Rest and Recreation tạm dịch là Dưỡng quân) của Quân đội Mỹ. Sáng hôm sau chúng tôi cất cánh trở lại để lấy hướng đi Đài Bắc. Chuyến này mất thêm 5 giờ nửa. Sau khi chạm bánh, chúng tôi được hướng dẫn taxi vào bến đậu của Xưởng sửa chửa/ China Airline. Ở đây chúng tôi gặp lại Tiger Joe, đang làm test pilot cho xưởng này. Thay vì trở về VN ngay, chúng tôi được ở lại đây thêm 3 ngày liền vì thời tiết có bão to. Sau đó trở về bằng C-47 Dakota. Trên đường về chúng tôi ghé qua Hồng-Kông du hí rồi mỗi người đem về cho gia đình một con ngỗng quay. Đã đến nhà rồi mà ngỗng vẫn còn nóng hổi.

                  Vào một buổi trưa mùa thu cùng năm đó, Đ/tá Đoàn Văn Nu một mình lái chiếc xe Falcon màu đen của Ông ghé vào phi đoàn. Chúng tôi đã gặp Ông lúc Ông còn làm Tùy viên Quân sự cạnh Tòa Đại sứ VNCH tại Đài Loan. Bây giờ Ông làm Giám đốc Nha Kỹ thuật/ Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu/ QLVNCH. Ông xin đi bay một chuyến trên AD-5 để hiểu biết thêm về loại phi cơ này. Phượng hoàng Thiên thanh, Đ/úy Nguyễn Quan Vĩnh lái phi cơ đưa Ông đi một vòng quan sát và chụp hình địa thế bên dưới. Khi trở về, Ông đề nghị phi đoàn đảm nhận các phi vụ ‘Batman’ yểm trợ thả và bốc các toán Biệt kích Lôi Hổ. Mỗi phi xuất cất cánh (airborne element), không cần biết có hoàn thành hay không, đều được trả 3000 đồng, ngoài 650 đồng per diem (vãng phản hằng ngày) khởi sự ngay vào đầu tháng tới. Thế là cứ 15 ngày đầu tháng PĐ514 biệt phái một phi đội đi Pleiku thi hành các phi vụ ‘Batman’, 15 ngày cuối tháng là PĐ518 thay phiên nhau. Mỗi cuối tháng, Th/tá Dư Quốc Lương xách cả cặp tiền từ Nha Kỹ thuật lên phát cho biệt đội ‘Batman’. Cứ như thế, phi công thoải mái về tài chánh. Hằng tháng phi đoàn mở tiệc đãi cả Sư Đoàn.


                  LtCol. Douglas Johnson là người đứng hàng đầu, thứ nhì từ trái sang.

                  Việt Nam hóa chiến tranh:

                  Bắt đầu từ năm 1970, Hoa kỳ áp dụng chính sách ‘Việt Nam hóa Chiến tranh’ của Tổng thống Richard M.Nixon.

                  Trường Chỉ huy Tham mưu Trung cấp Không Quân chánh thức khai giảng khóa đầu tiên tại Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang. Để có một kiến thức căn bản về chỉ huy và tham mưu cấp đoàn, Th/tá Nhã cùng hầu hết các phi đoàn trưởng và đoàn trưởng khắp nơi đều ghi tên theo học.

                  Một phi đoàn A-1 Skyraider mới nữa PĐ530 Thái Dương (Jupiter), được thành lập tại Pleiku với Th/tá Lê Bá Định làm Chỉ huy trưởng. Đợt đầu tiên hết, PĐ514 và PĐ518 mỗi phi đoàn gởi 8 hoa tiêu. Các hoa tiêu PĐ514 đang nắm các chức vụ trong phi đoàn:

                  1. Th/tá Trưởng phòng Hành quân Lê Thanh Hồng Vân
                  2. Đ/úy Sĩ quan Huấn Luyện Nguyễn Văn Huynh
                  3. Đ/úy Sĩ quan An phi Phạm Văn Thặng
                  4. Đ/úy Phi đội trưởng Vũ Văn Thanh
                  5. Đ/úy Vũ Công Hiệp
                  6. Đ/úy Hoàng Mạnh Dũng
                  7. Đ/úy Trần ngọc Hà
                  8. Tr/úy Trần Kim Long
                  9. Tr/úy Nguyễn Văn Hai

                  Phi cơ thì chúng tôi lần lượt đưa hoa tiêu qua phi trường Nakhon Phanom, ở Bắc Thái, để tiếp nhận từ các Biệt đoàn 22nd Zorro và 602nd Sandy SOS (Special Operation Squadron) của Không lực Hoa kỳ bỏ lại.

                  Vấn đề gởi người lên Pleiku gặp phải nhiều phiền phức về phía nhân sự. Ai cũng biết là trong Quân đội, tác phong và kỷ luật rất khắt khe; ở trên xỉa xuống như thế nào là ở dưới cứ răm rắp thi hành mà không có ý kiến gì chống lại. Nhưng đối với anh em đã cùng nhiều năm sống chết có nhau trong một đơn vị chiến đấu, tình nghĩa quá sâu đậm, mà bây giờ cấp trên ra lệnh bảo mình phải chọn đưa người đi đơn vị khác, thật cũng như bảo mình phải tự cắt một cánh tay hay một khúc ruột. Thật là khổ tâm biết bao!!!.

                  Vậy mà khi có đợt gởi đi, là mấy người thâm niên, đã đóng góp nhiều công sức cho phi đoàn phải rời khỏi đơn vị, thử hỏi làm sao anh em không thắc mắc, bất mãn cho được chớ. Cho đến bây giờ mấy anh em ‘bị’ đi Pleiku cho rằng họ bị cấp trên đì. PĐ514 đã đưa một TPHQ để làm phó cho Th/tá PĐT Lê Bá Định, sau này Th/tá Phi đoàn Phó PĐ514 Nguyễn Văn Mười lên nắm quyền chỉ huy PĐ530 thay thế Tr/tá Định, rồi lên Tr/tá làm Không đoàn phó KĐ72CT, phải chăng là bị đì.

                  Quân số Không Quân một lần nữa được gia tăng. Ở Biên Hòa, Sư đoàn 3 Không quân được thành lập vào tháng 5 năm 1970 với Đ/tá Huỳnh Bá Tính làm Tư lệnh. SĐ3KQ gồm có 3 KĐ Chiến thuật: KĐ23CT có 2 phi đoàn khu trục A-1, mỗi phi đoàn có 6 phi đội và 2 phi đoàn quan sát, là không đoàn cánh quạt; KĐ43CT có 5 phi đoàn trực thăng võ trang UH-1, 1 phi đoàn trực thăng vận tải Chinook và 1 phi đội trực thăng tải thương, là không đoàn trực thăng; KĐ63CT có 5 phi đoàn F-5 là không đoàn phản lực; 1 KĐ Bảo trì & Tiếp liệu và 1 KĐ Yểm cứ. Th/tá Nhã lên làm Tham mưu phó Hành quân cho Sư đoàn, bàn giao PĐ514 lại cho Đ/úy Dan Hoài Bữu. Cố vấn là LtCol. Douglas Johnson, xuất thân từ U.S. Military Academy at West Point và có bằng Tiến sĩ Hàng không và Không gian (Doctorate in Aeronautics and Aerospace Science).

                  Đ/úy Vĩnh đi học IPIS rồi ở lại làm SQLL ở Keesler AFB, Biloxi, MS.; Tr/úy Phan Anh Phát qua Phòng An Phi Không đoàn; Th/úy Trình lên Phòng Kế hoạch Hành quân/TMPHQ/SĐ3KQ. Đ/úy Nguyễn Văn Mười từ SQLLKQ ở Keesler AFB, Biloxi, MS. về làm Phi đoàn phó.

                  Bộ Chỉ huy phi đoàn bây giờ như sau:

                  1- Đ/úy Dan Hoài Bữu Phi doàn trưởng
                  2- Đ/úy Nguyễn Văn Mười Phi đoàn phó kiêm Sĩ Quan Định Chuẩn
                  3- Đ/úy Hồng Khắc San Sĩ Quan hành Quân
                  4- Đ/úy Lê Tấn Phát Sĩ Quan Phi Lệnh
                  5- Đ/úy Nguyễn Văn Triết Sĩ Quan An Phi
                  6- Đ/úy Đoàn Toại Sĩ Quan Huấn Luyện
                  7- Đ/úy Lê Quốc Đức Sĩ Quan Chiến Tranh Chánh Trị

                  Sĩ Quan Định Chuẩn dịch từ Stand-Eval Officer (Standardization & Evaluation) phải có bằng IPIS (Instrument Pilot Instructor School) Huấn Luyện Hoa Tiêu bay trong mây mù.

                  Trưởng Ban Văn thư là Th/sĩ I Huỳnh Văn Sáng. Anh vẫn ở lại phi đoàn làm từ hồi Th/tá Sĩ chỉ huy. Khi anh giải ngũ vào năm 1973, muốn có một ADBT ngoài cái PUC của đơn vị, tôi mới trực nhớ hồi Tết Mậu Thân, tất cả bị cấm trại tại đơn vị và phải trực tác chiến như mọi quân nhân trong căn cứ. VC đã đột nhập vào căn cứ, nhưng không biết đường đi nước bước nên đã nhanh chóng bị tiêu diệt và bắt làm tù binh. Nhờ đó mà tôi đã đề nghị cho anh được ADBT ngôi sao đồng.Văn thư hành chánh thì có Tr/sĩ I Thạc, sau 1973 lên làm Trưởng ban thay thế anh Sáng, Tr/sĩ Nguyễn Văn Nhiệm và Hạ sĩ Tào Thanh có phòng ở phía sau phi đoàn. Văn thư hành quân thì có Tr/sĩ Hồng là một sinh viên Đại học Khoa học ban toán và Binh nhứt Thạch. Không biết phi đoàn có bao nhiêu việc làm mà bản cấp số của ban văn thư sao mà đông người như thế?!!! Cờ của phi đoàn bây giờ phải đưa lên trưng bày ở phòng khánh tiết sư đoàn bộ cùng với cờ của các đơn vị khác.

                  Chúng tôi tập trung gia đình hoa tiêu PĐ514 và PĐ518 lại với nhau để ở chung trong Cư xá Nguyễn Thông là trại cũ của TĐ7 Dù. Sau này còn xin Phó Tĩnh Lâm văn Thạnh tự Sáu Thạnh cấp cho 60 hoa tiêu của 2 phi đoàn mỗi người 10ha đất ở phía Bắc phi trường. Cắt đất, vẽ họa đồ thì do Th/tá Toại và Đ/úy Điền đi mua giấy Ozalid, rồi đem qua Base Operations nhờ Đ/úy Giáp dùng máy in blueprint đặc biệt. Th/tá Nguyễn Quan Vĩnh và Đ/úy Trần Văn Mười thì lên tại chổ, đào lấy mẫu đất sâu xuống tới 2 hoặc 3 gang tay, rồi đem xuống Nha Địa chất ở góc đường Nguyễn Bĩnh Khiêm và Phan Thanh Giản, để xin phân chất coi có thể trồng cây thầu dầu được không. Ý định trồng cây thầu dầu là vì lúc bấy giờ ngân hàng Đại Hàn có đăng trên báo kế hoạch đầu tư của họ làm dầu kỹ nghệ lấy từ cây thầu dầu. Phó Giám đốc Ngân hàng này chẳng phải ai xa lạ gì, đó là thân sinh của cố Th/tá Nguyễn Cao Hùng.

                  Hằng năm cứ vào dịp rầm tháng 7 âm lịch, là mùa cúng cô hồn các đẳng, phi đoàn có thỉnh thầy, thường là Đại Đức tuyên úy Phật giáo của SĐ3KQ, đến ngay tại phi đoàn, làm lễ cầu siêu cho các vong hồn phi công đã ra đi đền nợ nước. Cũng như vào ngày lễ Các Thánh Nam Nữ 1 tháng 11 dương lịch, các hoa tiêu Công giáo đều đến nhà nguyện của sư đoàn để dự thánh lễ cầu hồn cho các hoa tiêu quá cố do Cha tuyên úy Công giáo SD3KQ cử hành. Chúng tôi còn nhớ khi Th/tá Quách Thu Vinh mới về làm LĐT Liên đoàn Trợ lực/ KĐ Y ểm Cứ Biên Hòa có gọi qua phi đoàn để xin chi tiết về anh Xuân để cúng cho anh ấy. Th/tá Vinh kể lại, tối hôm trước, ngủ nằm chiêm bao, thấy có anh phi công xưng tên Xuân đã rớt ở đầu phi đạo, hiện đang rất lạnh lẽo.


                  Hình chụp trước KĐ23 ngày 8/6/1970, sau phi vụ hành quân bên Cambodia.
                  Đ/úy Ngô Giáp (vai phải còn phù hiệu Phi Hổ mà trước đây anh đã phục vụ) bay số 2 trên chiếc A-1H (J),
                  Tr/úy Qui và Paul (chuyên viên không ảnh USAF) bay chiếc A-1G (KWD), Nghĩa (cơ trưởng).



                  Hình chụp lớp 1971 ở Hurlburt, từ trái sang:
                  Đứng: Th/uý Nguyễn Tiến Thuỵ, Th/uý Đặng Ngọc Độ, Th/uý Phan Ngọc Hưởng, Th/uý Đinh Bá Hùng, Th/uý Võ Thành Thống và Đ/uý Hồng khắc San (SQLL)
                  Ngồi: Th/uý Lê Xuân Châu, Th/uý Trần Văn Phúc, Th/uý Nguyễn Văn Đặng, Th/uý Lê Hoàng Thống và Th/uý Nguyễn Ngọc Hùng.
                  Về Phi đoàn 514 có các anh: Thụy, Phúc, Võ Thành Thống, Độ, Hưởng, Đinh Bá Hùng và Lê Hoàng Thống.

                  Th/tá Vinh cùng phi đoàn ra tận đầu phi đạo làm lễ cúng và cầu vong linh về nhà nguyện sư đoàn để thường ngày được nghe kinh kệ.

                  Có người kể rằng ở Căn cứ Biên Hòa có vị Thần áo đỏ rất linh thiêng. Hể ai thấy Thần viếng thì hãy mau tìm cách đi khỏi Biên Hòa. Vào 1969, Th/úy Nguyễn Văn Tiến có kể cho bạn bè nghe, anh đã nằm mơ trong đêm hôm trước, thấy một người mặc áo bay đỏ đến rủ đi chơi. Sáng hôm sau anh đi bay với Tr/úy Trần Kim Long thì bị rớt ở đầu phi đạo 09 với 4 trái bom napalm và bị chết cháy. Sau đó anh Long lăng quăng đã đổi lên Pleiku.

                  Tháng 3/1970, Thủ tướng Lon Nol lật đỗ Quốc trưởng Sihanouk của Cao Miên, thành lập Cộng hòa Khmer, rồi yêu cầu Hoa kỳ và VNCH truy quét các lực lượng của Trung ương cục Miền Nam nằm trong lãnh thổ Khmer.

                  Ngay lập tức Bộ Tư lệnh QĐIII VNCH của Tr/tướng Đỗ Cao Trí phối hợp với Bộ Chỉ huy Lực lượng Hoa kỳ tại Vùng III Chiến thuật đưa quân tràn sang Cam Bốt nhằm triệt hạ các căn cứ cộng sản Bắc Việt trong 2 cuộc hành quân Toàn Thắng 42 vào cuối tháng 4/1970 và Toàn Thắng 43 vào đầu tháng 5/1970. Cuối tháng 6, lực lượng Hoa kỳ trở về Vùng III Chiến thuật, để các đơn vị VNCH ở lại tiếp tục truy kích địch trong chiến dịch qui mô và dài hạn này. SĐ3KQ đã dốc hết toàn lực của mình gồm có Khu trục cánh quạt A-1 và phản lực F-5, Quan sát và Trực thăng đủ loại, để yểm trợ cho 2 cuộc hành quân trên.

                  Mở màn, Đ/úy Hồng Khắc San bị phòng không địch hạ, nhảy dù an toàn, còn Tr/úy Nguyễn Thế Qui thì làm crash (đáp bụng) an toàn tại Mật khu Ba Thu, được thăng cấp Đ/úy đặc cách mặt trận. Ngoài ra, Đ/úy Lê Quí Nẫm cũng làm crash, bị thương nhẹ ở phi trường Tây Ninh West. Qua năm sau, Đ/úy Hồ Ngọc Ấn đáp bụng trong phi vụ hành quân vùng Long Khánh, Đ/úy Lê Tấn Phát đáp bụng trong phi vụ hành quân vùng Tây Ninh, Đ/úy Nguyễn Văn Triết nhảy dù an toàn trong phi vụ hành quân tại Tri Tôn, vùng núi Thất Sơn, Đ/úy Trần Văn Mười nhảy dù an toàn trong trận Snoul ở Cambodia, phi cơ bị bắn cháy, sau đó lại nhảy dù an toàn một lần nữa, trong phi vụ hành quân ở Châu Đốc, Tịnh Biên. Số 2, Tr/úy Lê Hoàng Thống về đáp một mình. Đặc biệt trong trận Snoul này, Đ/úy mới lên Nguyễn Thế Qui đã yểm trợ tiếp cận (CAS=Close Air Support) bằng bom nổ Mk81 250lbs và đại bác 20ly cho Bộ binh bạn đang bị biển người địch bao vây tấn công rất nặng. Số 2 của anh là Maj. Allen và một LtCol. Cố vấn KĐ23CT cùng bay trên một chiếc A-1G. Cứ mỗi lần nhào xuống thả bom (roll in hot) thì phòng không địch gồm trọng liên 14,5ly, cao xạ 23 và 37ly, đại bác Bofors 40ly, nã đạn xối xả, khói trắng, khói đen từng cụm đầy trời. Phi cơ quan sát FAC (Forward Air Controller= Điều không Tiền tuyến) là một OV-10 Bronco của USAF (Không lực Hoa kỳ) cũng nhào theo ‘ăn có’ sử dụng mini-gun của họ. Số 2 báo cáo đèn chip detector (mạt kim khí) ON vừa lúc hết bom đạn. Phi tuần của Qui phải chia tay với FAC để rời mục tiêu ngay. FAC từ giả và sẽ gởi kết quả BDA (battle damage assessment) về Biên Hoà sau. Qui lấy hướng về Biên Hòa, cho số 2 tiếp tục giữ hướng đó, để anh vào sát cánh kiểm soát thì thấy bụng phi cơ số 2 đầm đìa dầu nhớt. Áp suất nhớt (Oil pressure) bắt đầu xuống, máy bắt đầu rung. Qui gọi đài Biên Hòa cho #2 đáp khẩn cấp ép buộc (forced landing). Đáp xong Qui mới phát giác phi cơ của mình cũng bị 5 lỗ đạn ở bụng, elevator (cánh sau) và gần bánh đuôi, 2 lỗ gần ống thoát hơi (exhaust pipes) và 2 lỗ gần đầu cánh phải. Kết quả là 50 VC chết (KBA=killed by air), lấy được rất nhiều vũ khí bao gồm cả 3 ổ phòng không. Sau đó 2 Col. Cố vấn KQVN và SĐ3KQ lên gắn cho anh huy chương DFC (Distinguished Flying Cross tạm dịch là Phi dũng Bội tinh) tại văn phòng của Đ/tá Huỳnh Bá Tính Tư lệnh SĐ3KQ, dưới sự hiện diện của các SQ đại diện các phi đoàn thuộc Sư đoàn.


                  Phi tuần 514 thả khói màu bay ngang trên hảng Sài Gòn Xe Hơi Công Ty, đối diện với khán đài.


                  Hình chụp phi tuần diễn hành với đội hình con thoi mở đầu cuộc diễn binh.

                  Sau chiến dịch Kampuchea, PĐ514 được tuyên dương trước Quân đội với ADBT Nhành Dương liễu thứ 8 và PĐT được thăng cấp đặc cách mặt trận.

                  Đ/úy San được đề cử làm Sĩ quan Liên lạc tại trường bay Hurlburt/ Eglin AFB, FL. Th/tá Nguyễn Trung Hải và Đ/úy Nguyễn Ngọc Ẩn đi học HLV Cessna T-37 Tweet.

                  Trong năm 1970, Tr/úy Nguyễn Ngọc Ân lâm nạn trong phi vụ Batman yểm trợ thả toán Biệt kích, về đáp rớt ở vòng đai phi trường Pleiku, Đ/úy Khổng Hữu Trí bay số 1 và Đ/úy Nguyễn Thế Qui bay số 3.

                  Vào năm 1971, đài BOBS (Beacon Only Bombing System) Biên Hòa được thiết lập cùng với các đài ở Pleiku và Sơn Chà (Đà Nẳng), để hướng dẫn phi cơ thả bom từ cao độ cao. Lần lượt PĐ514 lập chương trình huấn luyện cho hoa tiêu sử dụng phương tiện mới này. Vì phi cơ A-1 VN không có trang bị bình ô-xy cho hoa tiêu sử dụng ở cao độ cao, nên chỉ lên tới 14.000 bộ và khi gần tới 12.000 bộ thì hoa tiêu mở supercharger.

                  Cũng vào năm 1971 này, Chiến dịch Lam Sơn 719 được Không quân và Pháo binh Mỹ yểm trợ, nên PĐ514 được một năm khá rảnh rang. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử gần như độc diễn (không có đối thủ). Tình hình chiến sự và chánh trị tạm yên.

                  Lúc nào có phi diễn là phi tuần thả khói màu lá Quốc kỳ VNCH của PĐ514 cũng giựt giải nhứt cả. Đó không những là đơn vị đã chuẩn bị chu đáo, từ tình trạng phi cơ tốt, đồng hồ eight-day clock được điều chỉnh (calibrate) chính xác nhứt, khói màu được load đầy và lưu lượng nhả khói được chỉnh sao cho dầy đặc mà thời gian thì đủ dài, khoảng 1 phút (với tốc độ 240kts thì khói màu sẽ phủ khoảng 7.5km, nghĩa là từ cầu Xa lộ tới cầu chữY). Đó là công lao của các chuyên viên kỹ thuật, vũ khí và phi đạo.

                  Mà muốn đi cho đúng giờ là cả một kỹ thuật cao siêu. Ở trên trời làm sao biết lúc nào Tổng thống đến và làm lễ chào Quốc kỳ, thì có đài Cu-cu (Cuckcoo Control) do Đ/tá Vũ Văn Ước, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Hành quân Không quân, đích thân điểu khiển, từ trên chiếc U-17 của Ông ta. Ông phải tính xem xe Tổng thống rời Dinh Độc Lập đến khán đài để làm lễ là mấy phút, rồi Tổng thống xuống xe, bước tới trước Hàng quân Danh dự là mấy giây. Khi vị Chỉ huy Đội quân Danh dự hô to “Thượng kỳ!” là phi tuần thả khói màu phải có mặt ngay trên chổ hành lễ rồi, với lá cờ vàng 3 sọc đỏ bằng khói màu phủ ở cao độ 500 bộ. Ở cao độ này, phải bay trên đường Hồng Thập Tự, thì người ngồi trên khán đài ở Đại lộ Thống nhất mới nhìn thấy được.

                  Các khóa 70, 71, 72 Hurlburt lần lượt về phi đoàn:

                  1. Th/úy Đặng Minh Triết

                  1. Th/úy Nguyễn Tiến Thụy
                  2. Th/úy Đặng Ngọc Độ
                  3. Th/úy Phan Ngọc Hưởng
                  4. Th/úy Lê Hoàng Thống
                  5. Th/úy Đoàn Văn Út
                  6. Th/úy Nguyễn Hoàng Vân
                  7. Th/úy Trương Minh Khánh

                  1. Th/úy Đỗ Văn Dự
                  2. Th/úy Vũ Đức Lương
                  3. Th/úy Nguyễn Minh Hoàng
                  4. Th/úy Đặng Tuấn
                  5. Th/úy Trịnh Trọng Khang
                  6. Th/úy Thái Ngọc Tường Vân
                  7. Th/úy Trương Vĩnh Tân
                  8. Th/úy Hoàng Trọng Hoài
                  9. Th/úy Nguyễn Hữu Khâm
                  10. Th/úy Nguyễn Hoàng Dân


                  Hình chụp trước PĐ514 của phi hành đoàn phi tuần thả khói màu.
                  Từ phải sang Đứng: Tr/úy Huỳnh Văn Tưởng, Đ/úy Lê Tấn Phát, Th/Tá Dan Hoài Bữu, Đ/úy Hồ Ngọc Ấn, Đ/úy Nguyễn Đại Điền
                  Ngồi: Đ/úy Nguyễn Văn Triết, Đ/úy Trần Văn Mười.
                  Tấm plaque là của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thưởng cho phi tuần hạng nhất phi diễn


                  BTLKQ lại đòi phi đoàn đưa thêm người lên bổ sung cho PĐ530:

                  - Th/tá Nguyễn Văn Mười Phi đoàn phó
                  - Đ/úy Lê Quốc Đức…....Sĩ quan CTCT
                  - Đ/úy Trần Ngọc Hà
                  - Đ/úy Phan Đắc Huề
                  - Đ/úy Đinh Tuấn
                  - Th/úy Đặng Ngọc Độ
                  - Th/úy Nguyễn Tiến Thụy
                  - Th/úy Đỗ Văn Dự

                  - Đ/úy Ngô Giáp qua làm ở Đoàn Yểm trợ Hành quân Căn cứ (Base Operations).
                  - Đ/úy Khổng Hữu Trí qua làm ở HQCC.

                  Cộng sản Bắc Việt xâm lấn Miền Nam:

                  Vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, tất cả các mặt trận từ Bình Long anh dũng, Kontum kiêu hùng, đến Trị Thiên vùng dậy rồi đến giải tỏa Sa Huỳnh và đồn Bastogne năm 1973, đâu đâu cũng đều có in bóng các cánh chim Phượng Hoàng cả.

                  Ngay từ những ngày đầu tháng 4-72, CSBV đã xua đội quân chánh qui với xe tăng và pháo binh trên 3 mặt tràn qua sông Bến Hải tiến sâu vào đến Quảng Trị phía Bắc, lần mò theo Đường mòn HCM qua Tân Cảnh ở Cao Nguyên Trung phần, và Bình Long, An Lộc ở miền Đông Nam phần.Tại mặt trận Quảng Trị, vào mùa này, thời tiết rất tệ. Buổi sáng dầy đặc sương mù, trần mây rất thấp, nên A-37 bó tay. PĐ518 và PĐ514 thay phiên tăng phái ra Đà Nẳng hạ được 66 tăng T-34 và T-54, nhiều thiết giáp PT-76, vô số quân xa Molotova. PĐ514 do Phượng hoàng Thiên thanh Th/tá Nguyễn Quan Vĩnh dẫn đầu, đi bao nhiêu về bấy nhiêu.

                  Ở mặt trận An Lộc, Bình Long và Phước Long, chúng tôi yểm trợ quân bạn ngày lẫn đêm, tiêu diệt nhiều quân CSBV, phá hủy nhiều chiến xa và ổ phòng không. Vào ban đêm và lúc thời tiết xấu thì hoa tiêu liên lạc với đài BOBS để thả bom. Lần đầu tiên cộng quân sử dụng hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7.

                  Xa lánh Tử Sĩ Đường ở Tân Sơn Nhứt, nằm ở cuối đường vào cổng Phi Long, sát với Trại Hoàng Hoa Thám của Sư đoàn Dù, được 2 năm, anh em nhận thấy vị chỉ huy mới có vẻ mát tay. Nhưng không ngờ VC có vũ khí mới, còn Mỹ thì chỉ giúp chúng ta đến đây thôi. Cho nên chúng ta phải tự học thêm chiến thuật mới để tránh né loại hỏa tiển tầm nhiệt cầm tay này.

                  Loại hỏa tiển SA-7 có tầm sát hại 4,2km, lên cao đến 7500bộ, tốc độ 500m/s (Mach 1.75). Nhưng vì là hỏa tiển nên đổi hướng gắt không được và chi phối bởi ánh mặt trời và hơi nóng của mặt đất. Do đó nếu chúng ta bay cao hơn cao độ này hoặc rase-mottes sát ngọn cây, hoặc quẹo gắt thì có thể tránh được. Mỗi lần lấy cao độ hoặc xuống thấp thì phải làm vòng xoắn (spiral up/down). Cất cánh, làm vòng xoắn lên đến 8000 bộ, wingmen (phi tuần viên số 2 và số 3) dễ join up (tập hợp) hơn, rồi mới lấy hướng đến mục tiêu. Tới mục tiêu rồi thì vòng xuống cao độ thả bom. Đánh xong thì vòng trở lên 8000 bộ, rồi mới lấy hướng về đáp. Về tới trên sân nhà, xin đáp trong lúc spiral down xuống 1000 bộ initial (cận tiến). Sau này Mỹ mới chế thả flare (trái sáng/ hỏa châu) khi thấy SA-7. Thấy nó được thường là đã trể rồi. Nhưng rốt cuộc phi đoàn vẫn mất nhiều nhân tài.

                  Phi cơ Đ/úy Nguyễn Cao Hùng bị SA-7 bắn cháy, phi công nhảy dù ra, dù không bọc. Đám tang của anh có mặt của Đệ nhất Phu nhân TT Nguyễn Văn Thiệu đến dự, vì anh là con của Phụ tá Tổng thống, Nguyễn Văn Hướng. Đ/úy Phạm Văn Huệ cũng bị SA-7 bắn cháy, trong lúc yểm trợ cho Dù gần Đồi Gió, An Lộc, nhảy dù xuống, bị bắt làm tù binh.



                  (Xem tiếp phần V - Phi Đoàn I Khu Trục)
                  Last edited by khongquan2; 03-09-2014, 02:51 AM.

                  Comment


                  • #10
                    Phi Đoàn I Khu Trục (Phần V)


                    Hình chụp lớp 71-5A Hurlburt:
                    Ngồi bìa trái: Đoàn Văn Út, đứng thứ 2 từ phải: Trương Minh Khánh. 2 người này về phục vụ PĐ514


                    Hình chụp Lớp 72-1A Hurlburt:
                    Từ trái vào: Đỗ Văn Dự, thứ 3 Vũ Đức Lương. 2 người này về phục vụ PĐ514

                    Đ/úy Hoàng Hiệp bị phòng không địch bắn, nổ trên trời, trong lúc yểm trợ cho đồn Tống Lê Chân. Đ/úy Vĩnh Anh bị SA-7 bắn cháy, nhảy dù xuống Bình Dương, mình mẩy bị phỏng hết, phải nằm bệnh viện mấy tháng mới lành.

                    Đ/úy Hồ Văn Hiển trong phi vụ hành quân trên vùng Tây Ninh, bị bắn, nhảy dù, chân bị trúng đạn gãy. Vài phút sau, số 2 là Tr/úy Vũ Đức Lương cũng bị bắn rớt, nhảy dù. Cả hai đều được quân bạn cứu thoát.

                    Tr/úy Trương Minh Khánh, trong một phi vụ hành quân đêm ở Tống Lê Chân, sau đó Th/úy Hoàng Trọng Hoài ở An Lộc, rồi Th/úy Nguyễn Minh Hoàng ở Dầu Tiếng đều hy sinh, bỏ xác trên chiến địa.

                    Ở Cao nguyên Trung phần, Tr/tá Lê Bá Định, Không đoàn trưởng KĐ72CT, lục đục với Tr/tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân khu II và vùng II Chiến thuật. PĐ530 bị đình chỉ hoạt động (grounded). Tr/tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh KQVN hủy nhiệm PĐ514 ra Pleiku thay thế PĐ530 để tiếp tục hành quân. Th/tá Phi đoàn trưởng lấy nửa quân số phi đoàn bay ra Pleiku đợi lệnh. Nửa đêm có lệnh cất cánh khẩn cấp (scramble) 2 phi tuần. Phi tuần đầu vừa cất cánh không đầy 5 phút thì một trận mưa to trút xuống như thác đỗ. Chúng tôi báo cáo với TACC (Trung tâm Hành quân Không quân) về thời tiết trên vùng, trần mây quá thấp, không thể nào tiếp tục thi hành phi vụ. Quân đoàn cứ nằng nặc gọi điện thoại qua xin cất cánh gấp, phi đoàn trưởng phải đích thân giải thích về qui tắc an ninh phi hành (flight safety norms), dưới sự theo dõi của TACC về mọi điện đàm.

                    Sáng sớm hôm sau, TACC điều động chúng tôi ra Phù Cát gấp để tham dự buồi họp tham mưu của căn cứ. Quân báo cho biết, trong khu Gò Đá Trắng, thị trấn Đập Đá, ở ngay cách đầu phi đạo 33 khoảng 4km, VC đặt một ổ phòng không Bofors để bắn phi cơ cất cánh ở phi đạo 15 hoặc hạ cánh ở phi đạo 33. Quân bạn cứ tìm cách hạ cái chốt này cả tháng nay, nhưng vẫn vô hiệu quả. Căn cứ trưởng Đ/tá Nguyễn Hồng Tuyền ra lệnh cho 2 phi tuần chúng tôi đánh vào vị trí của ổ phòng không địch trên đường về Biên Hòa. Quân báo cấp bản đồ tỷ lệ 1/100 000 cho 2 phi tuần. Lẽ dĩ nhiên, chúng tôi cất cánh phi đạo 33, quẹo trái lấy hướng 150° lên cao độ 3000 bộ, vừa đủ để nhào xuống thả bom. Mục tiêu ở ngay đầu cánh trái. Như đã briefing, từng chiếc một, chúng tôi roll-in, giựt tay salvo bom ở 1800 bộ, rồi tiếp tục chúi mũi phi cơ đi thẳng ra biển. Ra tới biển, cao độ lúc bấy giờ khoảng 500 bộ, chúng tôi quẹo phải dọc theo bờ biển, lên cao độ, tập họp lại để kiểm soát cho nhau, rồi mới lấy hướng đi Ban Mê Thuột, rồi về Biên Hòa. Và con gà cồ đã mất tiếng gáy từ đấy. Đ/tá Tuyền gọi về Biên Hòa xin tên, cấp bậc và số quân của phi hành đoàn để đề nghị thăng thưởng, nhưng chúng tôi chỉ cám ơn Ông và xin nhường phần thưởng lại cho anh em ở chiến tuyến ngoài đó.

                    Hiệp định Ba-lê được ký vào tháng 1 năm 1973, Cố vấn Mỹ rút về nước, trước đó đã đề nghị cho phi đoàn được nâng cấp Presidential Unit Citation With Oak Leaf Cluster.

                    Ngày Không Lực 1-7-1973 nhằm ngày Chúa nhật, được tổ chức tại Căn cứ KQ Biên Hòa. Đích thân Tư lệnh KQ Tr/tướng Trần Văn Minh điều hành buổi lễ để đón tiếp Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu xuống gắn Bảo Quốc Huân Chương cho PĐ514, PĐ522 và PĐ124. Cờ phi đoàn được ADBT Nhành Dương Liễu thứ 9, Dây Biểu chương màu Tam hợp và Không lực I Huân chương. Phi đoàn trưởng một lần nữa được thăng cấp đặc cách mặt trận. Phi đoàn phó, Th/tá Nguyễn Quan Vĩnh qua chỉ huy PĐ518, trở thành Phi Long Chúa VII, trong lúc Th/tá Lê Quốc Hùng lên làm Liên đoàn trưởng LĐ23TC, rồi lên Tr/tá Không đoàn phó KĐ23CT.


                    Hình chụp Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính gắn cấp bậc Tr/tá cho Dan Hoài Bữu / PĐT514,
                    Võ Trung Nhơn / PĐT124 và Nguyễn Thành Dũng / PĐT522.


                    Hiệp định ngưng bắn Paris vừa ký vào ngày 27-1-1973 thì CSBV ngang ngược tung một lực lượng hùng hậu tiến chiếm Sa Huỳnh để thành lập cái gọi là cửa khẩu gì đó của họ, hầu xâm nhập thôn tính trọn cả miền Nam. Lập tức PĐ514 được điều động một phi đội ra nằm ở Đà Nẳng để yểm trợ các cuộc hành quân giải tỏa Sa Huỳnh ở ranh giới Quảng Ngãi - Bình Định và tái chiếm căn cứ Bastogne ở Tây Nam cố đô Huế. Ngay ngày đầu tiên hành quân giải tỏa Sa Huỳnh, phi cơ của Đ/úy Vũ Việt Dũng đã bị trúng đạn phòng không địch, nên phải hạ cánh ép buộc ở phi trường Chu Lai, mà VNAF vừa mới tiếp thu từ USMC chẳng được bao lâu.

                    Tr/úy Đặng Minh Triết trong một phi vụ hành quân, vừa mới cất cánh từ phi trường Biên Hòa, thì bị đèn đỏ báo hiệu có mạt kim khí trong máy, xin trở lại đáp. Chưa kịp vòng trở lại thì phòng lái có mùi khét, rồi tự dưng máy tắt. Phi công sử dụng Yankee System để thoát ra khỏi phi cơ, sau khi nhắm phi cơ vào đồi đất đỏ ở Tân Vạn. Phi cơ đâm thẳng vào đồi và nổ tung. Không có dân chúng quanh đó và cũng không có gì để thiệt hại. Chiếc dù màu cam sáng chói, lơ lửng trên không, treo tòn ten người phi công vừa thoát nạn còn đang ngơ ngác. Một chiếc quân vận đĩnh LCM rời bến ở cầu Đồng Nai từ từ chạy đến dưới chiếc dù. Phi công chạm mặt nước sông, chiếc dù rơi phủ lên trên boong tàu. Thủy thủ cứ việc kéo dây dù lên và nhặt lấy phi công; tàu trở về bến đậu. Trực thăng của SĐ3KQ ra đón phi công, đưa về Bệnh viện Cộng Hòa. Phi công không làm đúng phương thức khi vừa chạm nước, là phải lòn 2 bàn tay gỡ móc dù ở hai bên vai, để thoát ra khỏi dù. Khi người thủy thủ kéo dây dù lên, thì dây dù đã quấn choàng qua cổ và thắt nghẹt cổ phi công. Chết một cách oan uổng !!! Số 1 là Tr/tá PĐT chẳng giúp được gì.

                    Đ/úy Phạm Quang Trọng trong một phi vụ hành quân, cất cánh phi đạo 09, vừa mới xếp bánh lên thì máy tắt. Phi cơ rớt ngay tại đầu phi đạo 27, cát bụi tung bay mịt mù. Một chiếc trực thăng Mỹ vừa bay ngang, đáp xuống vớt lấy phi công, mang về Bệnh xá Long Bình cấp cứu. Anh em qua thăm, nhìn thấy anh đang nằm mê mang trên giường bệnh, mình mẩy tay chân bị tre trúc đâm xuyên qua. Bác sĩ đang gắp ra từng khúc. Sau khi lành bịnh và trong thời gian dưỡng sức, anh đi câu cá bị mất tích. Sau này có người gặp lại anh trong tù CS.

                    Qua đầu 1974, trong một phi vụ cuối trong ngày, sau khi đánh xong ở Đức Hòa-Đức Huệ, trên đường về, Th/tá Đoàn Toại cho phi tuần xuống cao độ để vào cận tiến đáp ở phi đạo 09 Biên Hòa, số 2 là Đ/úy Trần Toàn trông thấy có một vệt khói trắng bắn lên, báo cáo cho số 1, nhưng quá trể. Số 1 đã bị trúng SA-7, rớt ngay trên quận Củ Chi. Đang ở vị trí số 2 trong phi đoàn, anh được truy thăng Tr/tá đặc cách mặt trận và được Tổng thống truy tặng Đệ ngũ đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm ADBT Nhành Dương Liễu. Vì làm lễ truy điệu tại tang gia, nên chỉ hiện diện một trung đội danh dự dàn chào (thay vì một đại đội theo lễ nghi quân cách) với đầy đủ kèn trống và 3 phát súng bắn chỉ thiên. Phi đoàn trưởng, đại diện Tổng thống, đọc tuyên dương và trao lá cờ vàng 3 sọc đỏ cùng với BQHC và ADBT nhành DL cho góa phụ.

                    Sau đó chừng một tuần lễ, vào một buổi sáng đầy sương mù, Đ/úy Huỳnh Văn Tưởng đã bị phòng không địch hạ ở vùng Đức Hòa - Đức Huệ, nhảy dù ra nhưng mất dạng trong sương mù, trực thăng của Sư đoàn phó, Đ/tá Nguyễn Văn Tường, đang ở trên vùng, vào tìm nhưng không thấy xác. Số 2 là Th/úy Trịnh Trọng Khang về đáp một mình.


                    Hình chụp lớp 70 & 71 Hurlburt. Người đứng bìa bên trái là Th/úy Đặng Minh Triết về phi đoàn.


                    Hình chụp chiếc quân vận đĩnh LCM của Giang đoàn 24 Xung phong đóng ở cảng Long Bình.

                    Chừng một tháng sau thì A-1 bị đình động (đình chỉ hoạt động) với lý do thiếu nhiên liệu và không có phụ tùng thay thế.

                    Trước đó, trong một phi vụ huấn luyện tác xạ xác định hành quân cho phi tuần viên, Th/úy Trương Vĩnh Tân, trên đường về, chúng tôi phát hiện đồn Địa phương quân ở Rạch Bắp bị VC bao vây tấn công, đang xung phong leo qua rào để đột nhập vào đồn. Trong lúc trưởng đồn thống thiết kêu xin tiếp cứu, sẵn còn 2 trái napalm, chúng tôi mới sử dụng hỏa công đốt sống kẻ thù chết cháy thây còn dính trên rào. Một tuần sau đó, lễ ăn mừng chiến thắng Rạch Bắp được tổ chức ngay trước Dinh Độc Lập.

                    Tổ chức của phi đoàn lúc bấy giờ (1974) như sau:

                    1. Tr/tá Dan Hoài Bữu Phi đoàn trưởng
                    2. Th/tá Dương Bá Trát Phi đoàn phó
                    3. Th/tá Trần Văn Mười Sĩ quan Hành quân
                    4. Th/tá Nguyễn Thế Qui Sĩ quan An Phi
                    5. Th/tá Hồ Ngọc Ấn Sĩ quan Huấn luyện
                    6. Th/tá Vĩnh Anh Sĩ quan Chiến tranh Chánh trị
                    7. Th/tá Nguyễn Thái Bảo Sĩ quan Kỷ luật
                    8. Th/tá Hồ Văn Hiển Trưởng Phi đội 1
                    9. Th/tá Đinh Văn Sơn Trưởng Phi đội 2
                    10. Th/tá Nguyễn Đại Điền Trưởng Phi đội 3
                    11. Th/tá Trương Ngọc Đính Trưởng Phi đội 4
                    12. Th/tá Trần Sĩ Công Trưởng Phi đội 5
                    13. Th/tá Phạm Đình Khuông Trưởng Phi đội 6

                    Th/tá Phát đi học IPIS rồi lên làm SQ Huấn luyện KĐ, Th/tá Triết làm Phụ tá An phi KĐ, Th/tá Đính lên HQCC, Đ/úy Qui đi học SOS ở Maxwell AFB, AL., Th/tá Trần Văn Mười đi học Chỉ huy Tham mưu Trung cấp ở TSN. Phi công có gia đình ở vùng III thì được giấy giới thiệu qua xuyên huấn F-5 ở KĐ63CT, ở vùng I thì ra Đà Nẳng, vùng II thì ra Phan Rang, vùng IV thì về Bình Thủy, xuyên huấn A-37.

                    Phi đoàn một lần nữa dời trụ sở qua với PĐ518 ở tòa nhà hành chánh cũ của Bộ Chỉ huy Kỷ thuật Tiếp vận, nhường chổ cho 2 phi đoàn quan sát PĐ112 và PĐ124. Bây giờ thì 2 phi đoàn khu trục có chung một phòng họp ở trên lầu và một phòng giải trí ở dưới tầng trệt, có quày giải khát, bàn billard và bàn banh đá.

                    Có những lúc xẩy ra nhiều chuyện không hay mà chúng tôi tưởng không bao giờ giải quyết được:

                    - Phượng hoàng út Nguyễn Hữu Khâm biệt phái ở TSN trong lúc có cấm trại nên vào cổng Huỳnh Hữu Bạc bị xét hỏi rất gắt gao. Quân cảnh lục trong túi helmet bag thấy có cây súng lục, bảo anh lấy ra. Không biết anh làm thế nào mà súng bị cướp cò, nổ đùng. Không may, đạn bay trúng đầu một sinh viên đi đường bên ngoài; sinh viên chết tốt. Gia đình Khâm điều đình với gia đình anh sinh viên để chịu bồi thường. Trong lúc Phượng hoàng Đặng Ngọc Độ có bà con làm thẩm phán đã dàn xếp để Phượng hoàng út khỏi tù.

                    - Anh Sơn Đ., Công râu và Thống có bạn là một Tr/úy BĐQ đi chơi ngoài phố Biên Hòa ẩu đả thế nào mà bị cảnh sát dã chiến đưa về bót, lại sử dụng vũ khí đến nỗi anh BĐQ bị thương gẫy giò. Đồn trưởng là bạn học với em của PĐT lúc xưa ở lycée, mới gọi vào phi đoàn cho biết sự tình và xin cho người ra lãnh mấy anh ấy vào mà không đưa qua quân cảnh tư pháp lập biên bản.

                    - Mấy Phượng hoàng thường đi chơi ở Sài Gòn bị quân cảnh bắt đưa về quân trấn. Mà lần nào chúng tôi cũng xuống lãnh, không quên đem theo sự vụ lệnh cho mấy anh ấy biệt phái về TSN, diện cớ là mấy anh ấy đi biệt phái mà quên lấy theo. Nhiều lần riết rồi mấy quân trấn trưởng từ Đ/tá Tư đến Đ/tá Vĩnh rồi Tr/Tá Thuấn, phó quân trấn đều biết mặt.

                    - Binh I Thạch, văn thư hành quân, có chiếc Honda 90, chạy như thế nào mà bị cảnh sát bắt giữ chiếc xe. PĐT chỉ viết cho anh ấy cái thơ gởi cho trưởng trạm để xin lại chiếc xe, lấy lý do là đó là phương tiện duy nhứt để anh ấy di chuyển vì nhu cầu công vụ. Vậy mà anh ấy chẳng những lấy lại được chiếc xe, mà còn làm quen được với mấy anh cảnh sát ở trạm đó.

                    - Tây già Hiễn có chiếc xe T-bird décapotable màu đen. Hể hôm sau off, thì chiều hôm nay anh vọt về SG, còn mặc cả đồ bay, không kịp thay ra, mà lần nào cũng lạn qua lại trên các đường phố Tự do, Nguyễn Huệ…, trước khi về nhà. Một hôm vô ý vượt đèn đỏ, bị cảnh sát huýt lại ở trước tòa nhà Quốc hội. Anh cảnh sát định hỏi giấy thì nhận ra cái phù hiệu PĐ514 trên ngực của anh, mới hỏi: “Th/tá ở phi đoàn của anh Bửu hả? Thôi Th/tá cẩn thận nhe”, rồi chào và khoát tay cho đi.


                    Từ trái sang phải:
                    Hàng đứng: SVSQNguyễn Minh Hoàng, Th/úy Đặng Tuấn, Th/úy Đinh Văn Đức, Th/úy Trịnh Trọng Khang,
                    SVSQ Trần Văn Hiệp, SVSQ Thái Ngọc Tường Vân, SVSQ Trương Vĩnh Tân, SVSQ Trần Văn Khiến,
                    Hàng ngồi: Th/úy Phạm Đăng Toàn, SVSQ Hoàng Ngọc Hữu, SVSQ Hoàng Trọng Hoài, SVSQ Nguyễn Thanh Sơn,
                    SVSQ Nguyễn Hữu Khâm, Th/úy Nguyễn Văn Chuyên.

                    Từ khi mở màn chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa, truyền thanh và truyền hình không ngớt ca tụng các chiến tích của QLVNCH ngoài mặt trận. Ở hậu phương thì các thương gia, kỹ nghệ gia, những nhà xuất nhập cảng, tìm cách ủy lạo, đở đầu các đơn vị mình thích. Phi đoàn được thân phụ của cố Th/tá Nguyễn Cao Hùng giúp trang trí và đặt một quày giải khát ngay trong Phòng Hành quân của phi đoàn.

                    Phi đoàn còn được Bà Lâm Hoàng, chủ nhân của Thương xá Tạ Thu Thâu, đở đầu. Hằng tháng Bà lên phi đoàn tổ chức tiệc, cuối tuần có Happy Hour, nhậu xả láng. Lúc rảnh rỗi, chẳng hạn như trong lúc phi đoàn bị đình động, thì Bà tổ chức đi tắm biển ở Vũng Tàu. Bà có nhà nghỉ mát ở Bãi Dâu.

                    Tr/tá Nhã qua Long Bình học Chỉ huy Tham mưu Liên quân rồi lên Đ/tá, Tr/tá Bửu qua thay thế quyền KĐT, trao phi đoàn lại cho Th/tá Trát chỉ huy. Một số Thái Dương về với Phượng Hoàng: Th/tá Lê Thuận Lợi, Đ/úy Lê Bình Liêu, Đ/úy Trần Kim Long, Tr/úy Trương minh Ẩn.

                    Chiến thắng Rạch Bắp đã đem lại cho phi đoàn cái palme thứ 10 và Trát được thăng Trung tá đặc cách mặt trận cùng với 2 Phượng hoàng Đặng Tuấn và Trịnh Trọng Khang lên Tr/úy. Cuối cùng thì phi đoàn kỳ cựu nhứt trong ngành khu trục KLVNCH có thể nói là có nhân viên già nhứt trong các đơn vị chiến đấu căn bản của cả QLVNCH gồm 1 Tr/tá, 12 Th/tá mà không có Th/úy.

                    Đầu 4/1975, PĐ514 và PĐ518 tái hoạt động, biệt phái ra yểm trợ cho phòng tuyến Phan Rang vì CSBV đang tiến vào Nha Trang. Th/tá Trần Sĩ Công, cánh chim Phượng hoàng cuối cùng hy sinh trên chiến trường Việt Nam, đã bỏ xác lại đây. Sau đó PĐ514 rút về BH, TSN, rồi Cần Thơ, và tiếp tục chiến đấu đến trưa 30/4.

                    Trong lúc di tản, Th/tá Hồ Văn Hiển đã chất hăm mấy người đầy nghẹt blue room của một chiếc A1-G, cất cánh qua U-Tapao Air Base, Thái lan. PĐ514 đã đi trọn, không ở lại một móng nào hết. Hiện tại các Phượng Hoàng sống rải rác trên khắp đất Mỹ.

                    Phượng Hoàng Kim Cương



                    Sau 1970 các phi đoàn chỉ còn dùng một phù hiệu đồng nhứt; ngành khu trục thì giống như hình PĐ522 trên đây và chỉ đổi con số mà thôi. Các không đoàn chiến thuật cũng có một phù hiệu giống như KĐ41 và các sư đoàn không quân cũng vậy.

                    Phần phụ trang




                    Từ trái qua phải: Th/úy Phạm Phú Quốc, Đ/úy Nguyễn Kim Khánh, Tr/úy Đặng Hữu Hiệp,
                    Tr/úy Nguyễn Quang Tri, Tr/úy Phạm Long Sữu
                    Thăm viếng Trường Chỉ huy Tham mưu / Đại học Không quân Hoa kỳ
                    ở Căn cứ KQ Maxwell AFB, Tiểu bang Alabama vào ngày 11-12-1959


                    Đ/úy Nguyễn Hữu Hoài trong buổi lễ trao ‘Presidential Unit Citation’


                    Beer Call ở PĐ514 có đủ mặt hoa tiêu của các phi đoàn lân cận.
                    Từ trái sang phải: Đào Công Trực (518), Nguyễn Thành Dũng (522),
                    Lê Quốc Hùng(518), Lưu Tùng Cương (520), Phạm Đình Anh,
                    Dan Hoài Bữu, Lê Như Hoàn, Hoàng Thanh Nhã, Võ Văn Trương


                    Buổi lễ tiếp nhận ‘Bảo Quốc Huân Chương’ và Dây Biểu Chương màu đỏ của PĐ514


                    Lễ thăng cấp đặc cách mặt trận sau khi triệt hạ các đợt Tổng Công kích Mậu Thân của VC.
                    Từ trái sang phải:Th/tá Nguyễn Khắc Luyến, Th/tá Hoàng Thanh Nhã, Đ/úy Nguyễn Văn Mười,
                    Đ/úy Dan Hoài Bữu,Đ/úy Phạm Hữu Minh (An Phi), Đ/úy Phạm Hữu Minh (PĐ112)


                    Phụ tá Cố vấn trưởng KQ Col. Raebel hỏi về cách sử dụng loại hỏa tiễn 2.75” FFARs
                    gắn trong ống phóng LAU-68 trước khi hành quân. Loại hỏa tiễn này có đầu đạn khác nhau:
                    - HE (high exlosive = xuyên phá): dùng để phá mục tiêu bằn gổ / thép như thuyền bè, xe cộ
                    - HEAT (high explosive anti-tank = chống tăng): đánh phá tăng và xe bọc thép
                    - WP (white phosphorus = lân tinh): đánh dấu mục tiêu hoặc đốt nhà, kho


                    Tr/úy Bữu đang thuyết trình hậu phi cho Đ/tá Raebel


                    Trái sang phải: Tr/tá Dan Hoài Bữu PĐ514, Th/tá Đặng Thái Nguyên PĐ112,
                    Th/tá Nguyễn Quan Vĩnh PĐ518, Tr/tá Võ Trung Nhơn PĐ124.
                    Thăm viếng Hảng Sữa và Kem Foremost ở Thủ-Đức. Ở đó phu nhân Tr/tá Nguyễn Huy Cương Không trợ 3,
                    đặc trách phòng Lab và Kỷ sư chánh Trần Bửu Chánh là bạn học cùng lớp với Tr/tá Lê Bá Định.





                    Huy chương và Huân chương trên lá cờ PĐ514



                    01-06-1960: PĐ1KT được ân thưởng Chiến Dịch Bội Tinh (1960-)

                    01-01-1961: PĐ1KT được tuyên dương trước Quân đội với ADBT nhành Dương Liễu, sau Chiến trận Đồng Tháp

                    01-01-1962: PĐ1KT được tuyên dương trước Quân đội với ADBT nhành Dương Liễu, sau Chiến dịch Bình Tây

                    PĐ1KT được ân thuởng Dây Biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh

                    01-07-1963: PĐ514 được tuyên dương trước Quân đội với ADBT nhành Dương Liễu, sau trận Ấp Bắc, Tiền Giang và trận Mé Láng, Trà Vinh

                    27-05-1964: PĐ514 được tuyên dương trước Quân đội với ADBT nhành Dương Liễu, sau Chiến dịch Đỗ Xá, hành quân Quyết thắng 202, vùng II CT

                    PĐ514 được ân thưởng Dây Biểu chương màu Quân Công Bội Tinh

                    08-02-1965: PĐ514 được tuyên dương trước Quân đội với ADBT nhành Dương Liễu, sau phi vụ Bắc phạt đầu tiên, chiến dịch Flaming Dart I

                    03-03-1965: PĐ514 được ân thưởng Biệt công Bội tinh, sau phi vụ Bắc phạt Oanh kích Căn cứ Tiếp liệu Xóm Bàng, Xóm Roòn, Quảng Khê, Vinh, Hà Tĩnh, Chiến dịch Rolling Thunder

                    PĐ514 được Tổng thống Hoa kỳ Lyndon Baines Johnson tuyên dương ‘Presidential Unit Citation’ ngày 26-04-1965

                    PĐ514 được Quốc trưởng VNCH Phan Khắc Sửu ân thưởng Bảo Quốc V Huân Chương, Dây Biểu chương màu Bảo Quốc 08-06-1965, Bộ Quốc phòng đăng bộ ngày 22-06-1966

                    PĐ514 được ân thưởng Không Lực Huân Chương ngày 01-06-1966

                    01-07-1968: PĐ514 được tuyên dương trước Quân đội với ADBT nhành Dương Liễu, sau cuộc hành quân Quyết thắng chống trả vụ Tổng công kích Mậu Thân

                    01-07-1971: PĐ514 được tuyên dương trước Quân đội với ADBT nhành Dương Liễu, sau Chiến dịch toàn thắng xâm nhập Kampuchea

                    PĐ514 được đề nghị ‘Presidential Unit Citation’ Oakleaf Cluster

                    01-07-1973: PĐ514 được tuyên dương trước Quân đội với ADBT nhành Dương Liễu, sau các mặt trận Mùa Hè Đỏ Lửa

                    PĐ514 được ân thưởng Không Lực I Huân Chương

                    01-07-1974: PĐ514 được tuyên dương trước Quân đội với ADBT nhành Dương Liễu, sau Chiến thắng Rạch Bắp

                    PĐ514 được ân thuởng Dây Biểu chương màu Bảo Quốc I Huân Chương, tam hợp



                    (Xem tiếp phần VI - Phi Đoàn I Khu Trục)
                    Last edited by khongquan2; 03-04-2014, 07:09 PM.

                    Comment


                    • #11
                      Phi Đoàn I Khu Trục (Phần VI)



                      Dây Biểu Chương trên lá cờ PĐ514





                      Các Chiến Trận PĐ514 Tham Dự

                      1. Tuy Hòa 1958
                      2. Đồng Tháp 11/1960, được ân thưởng ADBT nhành dương liễu đầu tiên
                      3. Tân Hiệp, Định Tường 1961, ADBT nhành dương liễu thứ 2 và dây biểu chương màu anh dũng (vàng có đốm đỏ)
                      4. Ấp Bắc 1/1963, ADBT nhành dương liễu thứ 3
                      5. Mé Láng
                      6. Chiến dịch Bình Tây (biệt phái ở Sóc Trăng)
                      7. Đỗ Xá 4-5/1964 (Quyết Thắng 202), ADBT nhành dương liễu thứ 4 và dây biểu chương màu quân công (xanh lá cây có đốm vàng)
                      8. Rừng Tân Phong (chiến khu D) 11/1964
                      9. Bình Giả 12/1964
                      10. Chiến dịch Flaming Dart I 8/2/65 / Bắc phạt Oanh kích Đài ra-đa Hòn Cọp, Chấp Lễ, ADBT nhành dương liễu thứ 5
                      11. Chiến dịch Flaming Dart II 12/2/65 / Bắc phạt Oanh kích Vĩnh Linh, Đồng Hới
                      12. Vũng Rô 16 tháng 2 1965,
                      13. Presidential Unit Citation 1/1/1964 – 28/2/1965
                      14. Chiến dịch Rolling Thunder 3/3/65 / Bắc phạt Oanh kích Căn cứ Tiếp liệu Xóm Bàng, Xóm Roòn, Quảng Khê, Vinh, Hà Tĩnh, Biệt công Bội tinh
                      15. Chiến dịch Rolling Thunder 4/65 / Bắc phạt Tuần thám võ trang, dọc Quốc lộ và Oanh kích Kho đạn Vịt Thu Lu, sát biên giới Lào, ADBT nhành dương liễu thứ 6 và dây biểu chương màu bảo quốc (đỏ có đốm vàng)
                      16. Đồng Xoài 6/1965
                      17. Pleime 10/1965, vùng thung lũng Chu Prong
                      18. LongToàn, Trà Vinh 6/1966
                      19. Operation A bao vùng cho B-52 thả Mc Namara Fence ở DMZ 1967-1968
                      20. Tổng công kích Mậu Thân đợt 1 Tết (31-1-1968), đợt 2 (5/1968), đợt 3 (8/1968), ADBT nhành dương liễu thứ 7
                      21. Oanh kích mật khu Bời Lời, Khiêm Hạnh, Tây Ninh
                      22. Tổng công kích 1969
                      23. Chiến dịch Toàn thắng 42 4/1970: Mõ Vẹt , Svay Rieng, Đồn điền Chup
                      24. Toàn Thắng 43 5/1970, mật khu Ba Thu
                      25. Xâm nhập Campuchea 7/1970 Toàn Thắng 46, vùng Lưỡi Câu, Bắc Lộc Ninh ADBT nhành dương liễu thứ 8
                      26. Yểm trợ Batman, dọc theo đường mòn HCM từ 1970
                      27. Trận Snoul, Cambodia 1/1971 Toàn Thắng 8/B/5
                      28. Bình Long anh dũng 4/1972: An Lộc, Tống Lê Chân, đề nghị Presidential Unit Citation, Oakleaf Cluster
                      29. Kontum kiêu hùng: Thượng Đức 1972
                      30. Trị Thiên vùng dậy: Quảng Trị 4/1972, ADBT nhành dương liễu thứ 9
                      31. Đập Đá (Bình Định) 1972
                      32. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) 1/1973
                      33. Tái chiếm Bastogne 1973
                      34. Chiến dịch Svay Rieng, 1974, vùng Mỏ Vẹt (Đức Huệ)
                      35. Rạch Bắp 1974, ADBT nhành dương liễu thứ 10, đề nghị dây biểu chương màu tam hợp (đỏ đốm vàng và xanh lá cây)
                      36. Giải vây Phan Rang 4/1975

                      Chỉ Huy Trưởng PĐ514

                      1- Đ/úy Huỳnh Hữu Hiền 1956-1958 => Th/tá Huỳnh Hữu Hiền
                      2- Đ/úy Hà Xuân Vịnh 1958-1959
                      3- Đ/úy Lưu Văn Đức 1959-1960 => cố Th/tá Lưu Văn Đức
                      4- Đ/úy Nguyễn Quang Tri 1960-1963 => Th/tá Nguyễn Quang Tri
                      5- Đ/úy Võ Xuân Lành 1963-1964 => Th/tá Võ Xuân Lành
                      6- Đ/úy Võ Văn Sĩ 1964-1965 => Th/tá Võ Văn Sĩ
                      7- Tr/úy Chế Văn Nghĩa 1965-1967 => cố Th/tá Chế Văn Nghĩa
                      8- Đ/úy Hoàng Thanh Nhã 1968-1969 => Th/tá Hoàng Thanh Nhã
                      9- Đ/úy Dan Hoài Bữu 1970-1974 => Tr/tá Dan Hoài Bữu
                      10- Th/tá Dương Bá Trát 1974-1975 => Tr/tá Dương Bá Trát

                      Cố Vấn PĐ514
                      Phái bộ Cố vấn quân sự Pháp, từ ngày thành lập đến 1957:

                      1- Th/tá Commandant Marthy hoa tiêu Chỉ huy
                      2- Tr/úy Lieutenant Gillote hoa tiêu tốt nghiệp Salon-de-Provence (Võ bị KQ Pháp)
                      3- Tr/úy Lieutenant Ruelle hoa tiêu xuất thân HSQ tốt nghiệp Salon-de-Provence.

                      Một số hạ sĩ quan Pháp trong nhóm huấn luyện viên hoa tiêu như anh Trung Sĩ Sergent Bùi và nhiều hạ sĩ quan cố vấn kỹ thuật.

                      Phái bộ Cố vấn Mỹ có mặt ở phi đoàn từ tháng 7, 1957

                      US Navy có:
                      Cmdr Shea 1963-1964

                      USAF có:
                      1- Maj. Parker 1957-1958
                      2- Maj. Kline 1961-1962
                      3- Maj. Gary Willar 1962-1963
                      4- Capt. Joe S. Saueressig 1963-1964
                      5- Maj. Fletcher 1963-1964
                      6- Capt. Al Bache 1964-1965 Fresno, CA AFBridge@aol.com
                      7- Maj. Plunk 1964-1965
                      8- Maj. Johnny Godfrey 1965- †
                      9- Capt. Karem 1965-1966
                      10- Capt. Richard Marshall 1966- †
                      11- Maj. Aiken 1966- †
                      12- Maj. George W. Love 1967-1968 Glendale, AZ
                      13- Maj. Kenneth Nelle 1967-1968 Santa Barbara, CA
                      14- Maj. Frank B. Harrison 1968-1970 Chicago, IL.
                      15- LtCol. Doug. Johnson 1970-1972

                      Còn một anh cố vấn cuối cùng, một Capt. vừa mới đến nhiệm sở, chưa kịp nhớ tên, xuất quân lần đầu tiên ở mặt trận An Lộc, Bình Long, thì bị phòng không địch hạ, được trực thăng bạn cứu vớt ra khỏi vùng hỏa tuyến, không có thương tích. Ngay hôm sau, anh được đưa qua an dưỡng ở bệnh viện bên Phi Luật Tân, có lẽ vì quá sợ hãi.



                      Phượng Hoàng Kim Cương
                      Last edited by khongquan2; 03-04-2014, 07:15 PM.

                      Comment


                      • #12
                        Xin Bổ Túc


                        Hình chụp lớp 1971 ở Hurlburt, từ trái sang:
                        Đứng: Th/úy Thụy, Th/úy Đặng Ngọc Độ, Th/úy Phan Ngọc Hưởng, 4-, Th/úy Thống,

                        Xin bổ túc: Hình chụp tại Hurlburt Field- Florida vào khoảng giữa năm 1970.
                        Đứng: Th/uý Nguyễn Tiến Thuỵ, Th/uý Đặng Ngọc Độ, Th/uý Phan Ngọc Hưởng, Th/uý Đinh Bá Hùng, Th/uý Võ Thành Thống và Đ/uý Hồng khắc San (SQLL)
                        Ngồi: Th/uý Lê Xuân Châu, Th/uý Trần Văn Phúc, Th/uý Nguyễn Văn Đặng, Th/uý Lê Hoàng Thống và Th/uý Nguyễn Ngọc Hùng.

                        Vào tháng 10 năm 1970, khoá 10 người chúng tôi trở về nước và được phân phối: 3 người (Đặng, Châu và Hùng Nguyễn) về PĐ 518 và 7 đứa còn lại về PĐ 514. Nhưng 2 tháng sau Đ/uý Dan Hoài Bữu, PĐT không muốn bị "nhức đầu" nên ra lịnh 7 đứa mới về PĐ tự dàn xếp lấy vì 5 người phải đi Pleiku để bổ sung quân số cho PĐ 530 tân lập. Cùng với Lê Xuân Châu, Nguyễn Ngọc Hùng ( Hùng hy sinh tại chân đồi Chu Pao - Pleiku ngày 21/5/1972) của PĐ 518 năm đứa độc thân (Độ, Hùng Đinh, Thống Võ, Thuỵ và Phúc) đi Pleiku để Phan Ngọc Hưởng và Lê Hoàng Thống đã có gia đình ở lại Biên Hoà.
                        Last edited by philong51; 03-09-2014, 05:25 AM.

                        Comment


                        • #13
                          Đọc lại bài nầy cảm thấy rất nhớ những người anh, những người em năm xưa và những người sống sót trở về từ ngục tù của việt cộng mà một vài người nay không còn nữa, xin thêm 1 hình ảnh:

                          Thêm tên: Nguyễn văn Minh ngồi giữa Lê Quốc Hùng và Nguyễn Hữu Xuân.
                          Last edited by Apilot; 10-05-2015, 06:54 PM.

                          Comment



                          Hội Quán Phi Dũng ©
                          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                          website hit counter

                          Working...
                          X