Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thuyết Âm Mưu (Conspiracy theory)

Collapse
X

Thuyết Âm Mưu (Conspiracy theory)

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thuyết Âm Mưu (Conspiracy theory)

    Thuyết âm mưu theo wikipedia :

    Thuyết âm mưu hay thuyết ngờ vực là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Một giả thuyết âm mưu là một giả thuyết mang tính giải thích theo đó buộc tội một nhóm người hay một tổ chức gây nên hay đứng đằng sau một sự kiện hoặc một hiện tượng gây ảnh hưởng lớn kinh tế chính trị xã hội.

    Thuyết âm mưu nghe qua rất hấp dẫn, ly kỳ nên được nhiều người tin theo, bàn tán, thêm các chi tiết. Đáp ứng nhu cầu tò mò, phức tạp hóa vấn đề của dư luận, báo chí thường xuyên đăng các câu chuyện do giới theo thuyết âm mưu kể hay phân tích. Nhiều phóng viên điều tra giỏi là những người theo thuyết âm mưu, và một số giả thuyết của họ đã được kiểm nghiệm phần nào đúng.

    Rất nhiều thuyết âm mưu vẫn là đề tài tranh cãi. Rất nhiều các giải thích được đưa ra để lý giải tại sao con người lại tin theo các thuyết âm mưu. Thuyết âm mưu khá phổ biến trong lịch sử, trên thị trường kinh doanh và trong chính trị.

    "Một số nhà sử học đưa ra ý kiến rằng gần đây Mỹ đã trở thành đất sống của các thuyết âm mưu vì rất nhiều thuyết âm mưu quan trọng đã được phơi bày hoặc chứng minh từ thập niên 1960". Sự tồn tại của các thuyết âm mưu có thực càng làm củng cố niềm tin vào các thuyết âm mưu.

    Một số ví dụ

    Danh sách những thuyết âm mưu hấp dẫn rất dài. Giới theo thuyết âm mưu cho rằng:

    - Các giả thuyết âm mưu về sự kiện 11 tháng 9,
    - Tổng thống Kennedy bị ám sát là do có bàn tay của CIA hay mafia Mỹ đứng đằng sau
    - Phi thuyền Apollo không hề đáp cánh trên Mặt Trăng,
    - Căn bệnh AIDS là do con người tạo ra,
    - Người ngoài hành tinh từng đến thăm Trái Đất nhưng chính phủ Mỹ giấu biệt,
    - Hệ thống tiền định danh và ngân hàng trung ương là kết quả của sự thao túng nhà nước của một/vài gia tộc tài chính lớn. IMF/WB cũng là những cánh tay nối dài của các triều đại ngân hàng này. Theo đó ngân hàng trung ương chỉ phục vụ cho một thiểu số một số giới chủ ngân hàng giàu có thông qua bóc lột đa số dân nghèo ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển,
    - Facebook được cho là công cụ của CIA,
    - Bin Laden đã làm việc cho CIA...
    Những thuyết âm mưu nổi tiếng nhất thế giới:

    Học thuyết âm mưu là sản phẩm trí tưởng tượng nhằm giải thích về những chuyện đã và đang diễn ra. Dù không có bằng chứng xác thực để chứng minh nhưng những nghi ngờ vẫn bao phủ khắp thế giới.

    1. Giả thuyết âm mưu về sự kiện 11 tháng 9:


    Các giả thuyết âm mưu về sự kiện 11 tháng 9 (tiếng Anh: 9/11 conspiracy theories) cho rằng cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 hoặc đã được cố tình được cho phép xảy ra hoặc là một chiến dịch đánh lừa công luận do chính phủ Hoa Kỳ tiến hành. Một cuộc thăm dò thực hiện trong năm 2006 của Scripps Howard và Đại học Ohio cho biết: "Hơn một phần ba công chúng Hoa Kỳ nghi ngờ rằng các quan chức liên bang hỗ trợ bọn khủng bố trong cuộc tấn công khủng bố 9/11 hoặc đã không có hành động để ngăn chặn chúng với chủ ý giúp Hoa Kỳ có cớ tiến hành chiến tranh tại Trung Đông." Giả thuyết nổi bật nhất là sự sụp đổ của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC1 và WTC2) và đặc biệt là Trung tâm Thương mại Quốc tế số 7 là kết quả của việc phá hủy có kiểm soát hơn là sự suy yếu cấu trúc của ba tòa nhà này do hai máy bay đâm vào và hỏa hoạn tại tòa nhà WTC7. Một giả thuyết đáng chú ý nữa là Lầu Năm Góc bị trúng một tên lửa do các yếu tố từ bên trong chính phủ Hoa Kỳ hay rằng một máy bay chở khách thương mại được phép làm như vậy sau khi quân đội Hoa Kỳ làm ngơ không hành động gì mặc dù có khả năng bắn rơi chiếc máy bay đó. Các giả thuyết đều cho rằng động cơ của âm mưu này là để biện minh cho cuộc xâm lược Afghanistan và Iraq, để mở rộng quyền kiểm soát của Hoa Kỳ đối với các nguồn tài nguyên dầu mỏ của Trung Đông, để tạo điều kiện tăng chi tiêu quân sự; và để hạn chế quyền tự do dân sự trong nước.

    Các báo cáo do Viện Quốc gia Tiêu chuẩn và Công nghệ công bố, Popular Mechanics và phương tiện truyền thông chính thống đều bác bỏ lý thuyết âm mưu 9/11. Cơ quan nghiên cứu về công trình dân dụng nói chung chấp nhận rằng các tác động của máy bay phản lực ở tốc độ cao kết hợp với các đám cháy tiếp theo, chứ không phải phá hủy có kiểm soát, dẫn đến sự sụp đổ của tòa tháp đôi.Sự sụp đổ của tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế số 7 không được nói đến trong bản tường trình của ủy ban quốc hội Mỹ điều tra về vụ 11 tháng 9. Mãi đến những ngày cuối cùng của chính quyền của tổng thống George W. Bush, vào tháng 11 năm 2008, sau hơn ba năm nghiên cứu,Viện Quốc gia Tiêu chuẩn và Công nghệ mới công bố lý giải của viện này về sự sụp đổ rất nhanh và đối xứng của tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế số 7 cao 186 mét, 47 tầng, vào 17h20 chiều ngày 11 tháng 9.[5] Theo cách giải thích chính thức này hỏa hoạn tại nhiều tầng làm cho các cột chịu lực của tòa nhà bị sụp vì sự nở nhiệt của các dầm sắt.
    Lược đồ hiển thị các cột bị oằn tại cột chịu lực thứ 79 của WTC7 (khu vực bị khoanh), được xác định là thời điểm bắt đầu của quá trình "sụp đổ tiến bộ" của tòa nhà.

    Những người chỉ trích các giả thuyết âm mưu cho rằng "chúng là một hình thức của chủ nghĩa âm mưu thường phổ biến trong lịch sử sau khi có xảy ra một biến cố đau thương, khi đó sẽ có những giả thuyết về âm mưu lộ diện giống như một điều hoang tưởng để giải thích biến cố.Thượng nghị sĩ Joe Lieberman, khi bị hỏi tại sao trong bản tường trình của Ủy ban quốc hội điều tra vụ 11 tháng 9 không hề có một lời nào về Trung tâm Thương mại Quốc tế số 7 một tòa nhà bị sụp đổ dù không bị máy bay đâm vào ngày 11/9, đã trả lời "Tôi không có bằng chứng là điều này đã xảy ra". Một chỉ trích khác có liên quan đã bàn luận đến hình thức nguyên cứu mà theo đó các giả thuyết này dựa vào. Thomas W. Eagar, một giáo sư khoa kỹ thuật tại Học viện Công nghệ Massachusetts, cho rằng những người theo chủ thuyết âm mưu "sử dụng phương pháp khoa học nghịch lý. Họ định đoạt những gì đã xảy ra, loại bỏ tất cả những dữ kiện nào mà họ thấy là không phù hợp với kết luận của họ, và rồi tung hô những gì họ tìm thấy là kết quả duy nhất có thể có."
    Một trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được dành chỗ để vạch trần các giả thuyết này vì tin rằng các lời tố cáo đó cần được bàn luận hơn là bác bỏ ngay.

    2. Mỹ che đậy sự kiện Roswell


    Nhiều người tin rằng quân đội Mỹ đã che giấu vụ một tàu vũ trụ của người ngoài hình tinh bị đâm ở Roswell, bang New Mexico ngày 8/7/1977 khi khẳng định "đĩa bay" chỉ là khí cầu đo thời tiết. Còn có thông tin cho rằng nhiều mảnh vỡ của con tàu và thậm chí các thi thể của người ngoài hành tinh đã được tìm thấy tại hiện trường. Không lực Mỹ, lực lượng được điều đến hiện trường sau vụ tai nạn, bị cáo buộc đã cố tình che đậy vụ việc khi giấu giếm và sửa chữa các tài liệu chính thức.

    3. Cái chết của Công nương Diana


    Có giả thuyết cho rằng cái chết của người vợ cũ của Thái tử Charles trong một tai nạn xe hơi ở Paris cách đây 12 năm là một vụ ám sát do gia đình Hoàng gia Anh thực hiện để ngăn cản Diana tái hôn. Sau khi Diana, người tình Dodi Fayed và tài xế thiệt mạng năm 1997, cả cha của Fayed - ông Mohamed al Fayed và cựu quản gia của Diana - Paul Burrell - đều tin Công nương xứ Wales đã bị ám sát. Tin đồn về những bức thư khẳng định Thái tử Charles đã âm mưu giết Diana và chuyện bà có mang cũng đã xuất hiện sau khi Diana qua đời.
    Các giả thuyết âm mưu quanh cái chết của Công nương Anh Diana vẫn dai dẳng đến ngày nay, khi Sở Cảnh sát London mở một cuộc điều tra về những thông tin mới xuất hiện rằng bà đã bị một thành viên quân đội Anh sát hại.
    Trước đó, kết luận của Chiến dịch Paget - cuộc điều tra các giả thuyết xung quanh vụ tai nạn hôm 31/8/1997 ở đường hầm Pont de l'Alma tại thủ đô Paris (Pháp) - đã không làm hài lòng nhiều người quan tâm.

    Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra kể từ đó đến nay và dưới đây là một số điển hình:

    Dodi Fayed
    Một vài trong số các giả thuyết phổ biến nhất bắt nguồn từ gợi ý rằng Diana đang mang thai con của bạn trai Dodi Fayed và cặp đôi này chuẩn bị đính hôn. Câu chuyện phát triển theo hướng Hoàng gia Anh không thể chịu được bê bối đó, chứ chưa nói đến ý niệm Công nương xứ Wales sắp cưới một người không theo đạo Thiên chúa. Một trong những kết luận khó tránh được rút ra từ giả thuyết này: cái chết của Diana do chính gia đình bà sắp đặt.

    MI6 dính líu
    Richard Tomlinson là một điệp vụ MI6 bị sa thải khỏi các cơ quan tình báo Anh và phải ngồi tù vì vi phạm Đạo luật Các bí mật chính quyền 1989. Thực tế này khiến những người chỉ trích nghi ngờ động cơ của Tomlinson khi ông cáo buộc MI6 có dính líu đến cái chết của Diana.
    Tuy nhiên, Tomlinson lớn tiếng tới mức cuộc điều tra Chiến dịch Paget đã được phép tiếp cận các văn phòng của MI5 và MI6 để điều tra về những gì ông này phát ngôn.
    Tomlinson cáo buộc các điệp vụ Anh giám sát Diana và rằng cái chết của "Bông hồng nước Anh" phản chiếu những kế hoạch nhằm ám sát Tổng thống Serbia mà ông này đã chứng kiến năm 1992.
    Cuộc điều tra rốt cuộc đã kết luận các tuyên bố của Tomlinson chỉ là tô vẽ.

    Chiếc Fiat Uno trắng
    Phân tích xác chiếc Mercedes chở Diana và Dodi Fayed cho thấy xe có va chạm với một xe Fiat Uno màu trắng, để lại những vết sơn trên thân xe Mercedes.
    Mohammed Fayed, cha của Dodi, cho rằng chiếc xe này đã được "các cơ quan an ninh" sử dụng để chặn đường phía trước xe Mercedes, khiến nó đổi hướng và đâm vào vách đường hầm.
    Chiếc Fiat Uno "bí ẩn" chưa bao giờ được tìm thấy.

    Hình ảnh CCTV
    Mohammed Fayed tuyên bố năm 2003 rằng có khoảng 10 máy quay giám sát (CCTV) trên con đường mà chiếc Mercedes đã đi, trong đó có một máy quay ở lối vào đường hầm. Tuy nhiên, không có một băng ghi hình nào của những chiếc máy quay đó trong đêm định mệnh được nhắc đến.
    Báo The Independent cũng đưa tin năm 2006 rằng có hơn 14 CCTV trong đường hầm Pont de l'Alma song không máy quay nào ghi lại hình ảnh vụ đâm xe chết người.

    Dây an toàn
    Cả Diana và Dodi đều không thắt dây an toàn vào thời điểm xảy ra tai nạn, khiến một số người cho rằng chúng có thể đã bị làm hỏng. Năm 1998, các nhà điều tra Pháp kết luận tất cả các dây an toàn đều bình thường.
    Phân tích chiếc Mercedes sau khi xe được đưa về Anh năm 2005 cho thấy tất cả các dây an toàn đều trong tình trạng tốt mặc dù hư hại được cho là có xảy ra sau tai nạn.

    Henri Paul
    Thực tế Henry Paul chết trong vụ tai nạn dường như cung cấp một bằng chứng khá quyết định rằng ông không đứng sau vụ việc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về giả thuyết âm mưu, viên tài xế này ăn lương của một cơ quan an ninh quốc gia.
    Mảnh bằng chứng chính cho giả thuyết này là thực tế Henry Paul mang rất nhiều tiền mặt trong người vào thời điểm xảy ra tai nạn.
    Thanh Hảo(Theo Telegraph)

    4. Tam giác Quỷ


    Vài máy bay và con tàu được cho là đã mất tích một cách bí ẩn tại Tam giác Bermuda, hay còn gọi Tam giác Quỷ - vùng biển nằm về phía tây Đại Tây Dương. Những điều kỳ lạ vẫn xảy ra và các hiện tượng bí ẩn đã được ghi nhận kể từ năm 1950. Những vụ máy bay mất tích gần đây trong khu vực Tam giác Quỷ bao gồm: một chiếc máy bay của Puerto Rico chở 12 người mất tích tháng 12/2008 và một chiếc máy bay loại Piper đang thực hiện chuyến vận chuyển y tế bị mất tích khỏi màn hình radar tháng 4/2007.

    5. Apollo hạ cánh xuống mặt trăng


    Một số người nói rằng, vụ hạ cánh của con tàu Apollo 11 lên mặt trăng năm 1969 là một trò giả mạo công phu của chính phủ Mỹ nhằm đánh bại Nga trong cuộc đua lên mặt trăng. Họ nói những hình ảnh của NASA về hai nhà du hành Neil Armstrong và Buzz Aldrin xuất hiện trên bề mặt của Mặt Trăng là không có thật. Theo học thuyết này, những điều bất thường rành rành - như những cái bóng của các phi hành gia đổ xuống theo các hướng khác nhau và lá cờ Mỹ bay trong gió - đã chứng minh vụ hạ cánh xuống mặt trăng là giả.

    6. Virus HIV được tạo ra từ phòng thí nghiệm



    Dựa vào các giả thuyết của bác sĩ William Campbell Douglass, nhiều người cho rằng virus HIV do Tổ chức Y tế Thế giới tạo ra vào năm 1974. Ông Douglass tin có một âm mưu máu lạnh nhằm tạo ra một virus gây chết người, sau đó việc thử nghiệm virus này đã thành công ở châu Phi. Những người khác khẳng định, virus HIV do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) hoặc Uỷ ban An ninh quốc gia Nga (KGB) tạo nên để giảm dân số thế giới.

    7. Thảm hoạ sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004


    Một giả thuyết phổ biến trong thế giới Hồi giáo là trận sóng thần kinh hoàng ở Ấn Độ Dương năm 2004 có thể do một thí nghiệm hạt nhân của Ấn Độ gây ra, trong đó có sự tham gia của các chuyên gia Israel và Mỹ. Một số tờ báo ở Ai Cập và Trung Đông còn cáo buộc rằng Ấn Độ - đang trong cuộc đua hạt nhân nóng bỏng với Pakistan - đã nắm bắt được công nghệ hạt nhân tinh vi từ Mỹ và Israel. Các tờ báo còn nói, cả Mỹ và Israel đều tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với Ấn Độ trong các thí nghiệm nhằm huỷ diệt loài người, bắt đầu tại khu vực đông người Hồi giáo sinh sống ở Đông Nam Á, nơi trận sóng thần xảy ra.

    8. Cựu thủ tướng Anh Harold Wilson là một điệp viên Liên Xô


    Anatoliy Golitsyn, điệp viên Liên Xô đào thoát sang Mỹ, được cho là đã khẳng định rằng Harold Wilson là một điện viên KGB. Ông này thậm chí còn nói rằng Hugh Gaitskell - người đột tử vì bệnh tật - đã bị một điệp viên KGB ám sát để Harold Wilson có thể thế chân vào ghế lãnh đạo Công đảng Anh. Ngoài ra, một nhân viên của MI5 có tên Peter Wright cũng khẳng định trong Wilson trước khi đi đến kết luận ông này không phải là điệp viên Liên Xô. Ông Wilson nắm giữ cương vị thủ tướng Anh từ 1964-1970 và từ 1974-1976.

    9. Vụ ám sát John F. Kennedy

    Thời điểm nước Mỹ kỷ niệm nửa thế kỷ diễn ra vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy (22/11/1963), cũng là lúc hàng loạt giả thuyết mới về việc ai thực sự có đôi tay vấy máu nóng trở lại, bất chấp nhiều học giả, sử gia, nhà báo đã khẳng định thủ phạm duy nhất là tay súng Lee Harvey Oswald.

    Theo các cuộc thăm dò dư luận gần đây, 59% người Mỹ vẫn tin rằng Lee Harvey Oswald không hành động đơn độc. "Người ta đơn giản không tin một kẻ tầm thường như Oswald lại có thể giết một người có tầm vóc lớn như Tổng thống Mỹ" - sử gia Robert Dallek, tác giả cuốn hồi ký An Unfinished Life viết về Kennedy nhận xét :"Thuyết âm mưu nhiều như ruồi nhặng".

    Thành thực mà nói, giả thuyết một tay súng ám sát Kennedy khá buồn tẻ và khó tin nếu so với các nhân vật có liên quan tới vụ ám sát và bối cảnh khi đó. Ta có Jack Ruby, chủ một hộp đêm thoát y ở Dallas đã bắn chết Oswald; Jackie Kennedy, đệ nhất phu nhân nổi tiếng và Lyndon B. Johnson, Phó Tổng thống, đồng thời là chính trị gia quyền lực nhất ở Texas.



    Hình ảnh Kennedy (trái) chỉ vài phút trước khi bị Oswald bắn chết

    Bối cảnh của nước Mỹ khi đó là đang trong Chiến tranh lạnh với Liên Xô, nỗi sợ Cuba và "làn sóng đỏ" đã thấm đẫm văn hóa Mỹ trong những năm 1963. Cuộc xâm lược vịnh Con Lợn thất bại đã trở thành thảm họa trong năm 1961. Những người chống Chủ tịch Fidel Castro ở Cuba đổ lỗi cho Kennedy vì sự thất bại. Rồi còn phải kể tới cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962 và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân hoặc nỗi sợ Liên Xô tấn công chiếm Dallas...

    Hoàn cảnh như thế, kết hợp với chuyện đời của các nhân vật chính, đã tạo ra vô số giả thuyết về vụ ám sát, được mô tả trên nhiều tờ báo, tạp chí và sách. Vấn đề là khi các giả thuyết đi quá xa, người ta lại chẳng có chứng cứ gì để ủng hộ giả thuyết của mình. Câu hỏi "ai thực sự giết Kennedy", vì thế, đã tạo ra nhiều hướng đáp án, nhưng vô cùng hỗn loạn.

    Lawrence Wright, một nhà văn đoạt giải Pulitzer nằm trong nhóm tin tưởng Oswald là kẻ thủ ác duy nhất nhận xét: "Những thuyết âm mưu cũng giống như ruồi nhặng vậy, luôn bu quanh những thứ to lớn đã chết. Lee Harvey Oswald hành động một mình. Thật kỳ cục khi nghĩ rằng có sự giải thích nào khác".

    Ví dụ điển hình

    Lấy ví dụ như trường hợp của cựu Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson, người đã chết vào năm 1973 và không còn có thể tự vệ được nữa. Thập kỷ vừa qua, hàng loạt cuốn sách đã xuất hiện, cáo buộc ông nhúng tay điều khiển vụ ám sát Kennedy, hoặc ít nhất là có biết "gì đó".
    Các giả thuyết tập trung theo hướng sau: "Johnson và em Tổng thống là Robert F. Kennedy ghét nhau. Robert và anh đã có kế hoạch rò rỉ thông tin lên báo chí nhằm đẩy Johnson vào bê bối chính trị. Sau đó họ dùng kết quả bê bối để khiến ông không thể đại diện Đảng Dân chủ tranh cử trong năm 1964. Về phần mình, Johnson biết về các âm mưu này và sẽ được lợi nhất khi Kennedy bị giết".
    "Giả thuyết đó thật vô cùng trẻ con" - Vincent Bugliosi, tác giả cuốn Reclaiming History viết về vụ ám sát được đánh giá cao, nhận xét - "Trong đời thực, động cơ chỉ là điểm khởi đầu. Những kẻ theo thuyết âm mưu đã viết hàng trăm trang giấy để xác lập động cơ. Rồi sau đó họ nói rằng đã tìm thấy kẻ giết người thực. Nhưng anh chỉ có thể nói thế qua chứng cứ thật".
    Bugliosi, người dành nhiều năm để biên soạn cuốn sách dày 1.632 trang của mình, đã bác bỏ rất mạnh giả thuyết về việc có sát thủ khác ngoài Oswald. Sách của ông là cơ sở vững chắc nhất chống lại các giả thuyết như thế. Nó giống một văn bản luật hơn là một cuốn sách dành cho đại chúng, trong chỉ ra 53 điểm cho thấy Oswald là sát thủ duy nhất.
    Các điểm đáng chú ý gồm: Oswald là người mua và sở hữu khẩu súng trường dùng để sát hại Kennedy. Người ta đã không thể tìm thấy vũ khí nào khác liên quan tới vụ ám sát. Nhà chức trách cũng không thu hồi được viên đạn nào khác ngoài đạn bắn đi từ súng của Oswald. Ủy ban Warren thành lập năm 1964 và Ủy ban các vấn đề ám sát Hạ viện Mỹ thành lập trong những năm 1970 đã dành số thời gian tổng cộng tới 4 năm để điều tra vụ sát hại Kennedy và chưa từng tìm thấy chứng cứ liên quan tới mafia, lực lượng chống Cuba, Cục Tình báo trung ương Mỹ hay các nhóm bị nghi ngờ khác.
    "Bất kỳ ai khi đối diện với những sự thật như thế đều sẽ gói ghém đồ đạc và về nhà" - Bugliosi nói - "Nhưng những kẻ đó vẫn tiếp tục tung ra những giả thuyết điên rồ, những lời dối trá và cố tình bẻ cong thông tin đã được ghi lại".

    Khó chống lại thuyết âm mưu

    Như để minh họa cho lời của Bugliosi, dịp kỷ niệm 50 năm vụ ám sát Kennedy đã chứng kiến sự xuất hiện mới hoặc trở lại thị trường của hàng loạt sách và tài liệu liên quan, hiển nhiên là đầy ắp các giả thuyết về hoạt động ám sát. Một trong những giả thuyết kỳ cục nhất và giờ đang được "hâm nóng" lại đã xuất hiện lần đầu trong cuốn Mortal Error: The Shot That Killed JFK ra mắt năm 1992.
    Cuốn sách do phóng viên Bonar Menninger của tờ Kansas City viết, dựa trên các phân tích đạn đạo của chuyên gia vũ khí Howard Donahue. Sách nói rằng trong cảnh hỗn loạn của vụ ám sát, nhân viên mật vụ Mỹ George Hickey, người đi trên một chiếc xe không mui ngay sau xe Kennedy, đã vô tình bắn trúng đầu ông bằng một khẩu súng trường AR-15. Hickey hiển nhiên đã bác bỏ thông tin này. Menninger phản pháo bằng tuyên bố mật vụ Mỹ đã cố tình che đạy vụ việc để bảo vệ danh tiếng.
    Bugliosi và những nhà phê bình khác gọi sách của Menninger là một thuyết âm mưu cổ điển. Sách chẳng có một chứng cứ nào để ủng hộ nó, nhưng việc này diễn ra là bởi chứng cứ đã bị các thế lực ngầm mạnh mẽ che giấu đi?!
    Trước khi qua đời vào năm 2011, Hickey đã khởi kiện St. Martin's Press, nhà xuất bản sách của Menninger, vì tội bôi nhọ. Các bên đã đạt được thỏa thuận dàn xếp ngoài tòa sau đó. Nhưng nay khi Hickey không còn, chẳng ai đứng ra bảo vệ danh tiếng ông và đó là cơ sở để một đài truyền hình phát phim tài liệu JFK: The Smoking Gun, nhắc lại giả thuyết mật vụ sát hại Tổng thống.
    Thực tế theo nhiều chuyên gia, Oswald rất giống các tay súng đơn độc thời hiện đại, đã tổ chức các vụ xả súng ở Aurora, Colorado hay tại Newtown, Connecticut. Nhưng vì sao người ta vẫn hứng thú với các tin đôn và phỏng đoán thay vì chấp nhận sự thật rằng Oswald ra tay một mình?
    "Điều gây kích thích luôn nằm ở việc tìm kiếm bằng chứng về sự dính líu của bàn tay vô hình" - Victoria Pagan, giáo sư văn học kinh điển tại Đại học Florida, đã có 15 năm nghiên cứu về thuyết âm mưu, nhận xét. Bà cho rằng đã tới lúc để người ta ngưng việc tạo ra các câu chuyện không có thực, từ một bi kịch thực tế, chính là cái chết của Kennedy: "Chúng ta cần phải chấp nhận sự thực như một phần lịch sử của mình. Cãi vã quanh chuyện này giờ chẳng có ích gì. Tiếp tục cãi vã trong năm 2013 là hành động vô cùng trống rỗng".

    5 thuyết âm mưu nổi tiếng nhất quanh vụ ám sát Kennedy:

    1. Giả thuyết mafia: Công tố viên trưởng Robert F. Kennedy, em trai Tổng thống, đang tiến hành một loạt các hoạt động trấn áp mạnh tay, trong đó các thành viên mafia sẽ bị khởi tố và trục xuất. Giết hại anh trai của ông có thể là đòn cảnh cáo hiệu quả.

    2. Giả thuyết Johnson: Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson được lợi nhiều nhất từ cái chết của Kennedy. Ông và Robert Kennedy không ưa nhau. Ông sợ anh em Kennedy sẽ ra tay loại mình nên hành động trước.

    3. Giả thuyết lực lượng chống Cuba:
    Nhiều kẻ chống chính quyền Cuba đã chết trong vụ vịnh Con Lợn 1961. Những người Cuba sống lưu vong ở Mỹ vì thế không bao giờ tha thứ cho Kennedy và đã lên kế hoạch giết ông.

    4. Giả thuyết CIA: Kennedy và Cục Tình báo trung ương có quá nhiều khác biệt trong thời gian ông cầm quyền. Giới lãnh đạo CIA sợ Tổng thống có thể giải tán cơ quan này, nhất là sau vụ vịnh Con Lợn do CIA hỗ trợ. Vì thế họ ám sát ông.

    5. Giả thuyết Israel: Kennedy không đồng tình với việc để Israel chế tạo vũ khí hạt nhân. Người Israel biết cha của Kennedy là người bài Do Thái và có gây ảnh hưởng tới con trai. Việc Johnson đảo ngược thái độ của Mỹ với Israel về vũ khí hạt nhân sau khi lên cầm quyền đã củng cố thêm hướng giả thuyết này.
    Tường Linh (theo Dallas Morning News)

    10. Franklin Roosevelt biết trước về vụ Trân Châu Cảng


    Những người nghi ngờ cho rằng chính Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã kích động Nhật Bản tấn công vào căn cứ quân sự của Mỹ tại Hawaii tháng 12/1941. Họ còn nói ông Franklin đã biết trước về cuộc tấn công nhưng che giấu sự thất bại trong việc cảnh báo các tư lệnh Mỹ. Theo học thuyết này, Franklin dường như muốn cuộc tấn công để khiêu khích Hitler tuyên chiến với Mỹ vì công chúng và quốc hội vốn phản đối Mỹ tham gia vào thế chiến 2. Những người nghi ngờ cho rằng chính phủ các nước như Anh, Hà Lan, Australia, Hàn Quốc, Liên Xô đã cảnh báo Mỹ về cuộc tấn công này.

    11.Thuyết âm mưu và Facebook


    Chuyện Facebook được cho là công cụ của CIA thì đầy ở trên mạng từ nhiều năm nay. Đây là loại chuyện theo thuyết âm mưu nên nó chỉ lưu truyền trong giới thích các âm mưu ly kỳ, ít khi xuất hiện trên báo chí chính thống. Thỉnh thoảng nó lại được báo chí nghiêm túc đề cập, theo kiểu tường thuật những dư luận âm ỉ trên mạng, chứ không phải họ cổ súy cho lối biện giải này.

    Bài “Facebook – the CIA Conspiracy” trên tờ New Zealand Herald là thuộc loại đó, viết từ năm 2007. Đây là thời điểm thiên hạ đang quan tâm đến chuyện hai anh em Winklevoss kiện Mark Zuckerberg vì cho rằng anh chàng sinh viên Harvard này ăn cắp ý tưởng Facebook của họ. (Xem thêm bài “Kiện tụng quanh việc ra đời Facebook” tôi viết vào năm ngoái). Khai thác quanh chuyện kiện thì hết chi tiết mới rồi nên New Zealand Herald mới quay qua khai thác thuyết âm mưu về Facebook và CIA, viết theo kiểu nửa đùa nửa thật, cho ly kỳ, theo đúng phong cách thuyết âm mưu.

    Vậy mà Tạp chí Cộng sản lại trích dịch bài này như một chuyện sự thật hiển nhiên với cái tít “Facebook-Công cụ bí mật của Cục tình báo trung ương Mỹ”. Chỉ mấy ngày sau, bài báo này đã bị gỡ xuống, chắc Tạp chí Cộng sản đã thấy sự vội vàng (dân gian gọi là nhanh nhẩu đoản) trong xử lý thông tin rồi.

    (http://nguyenvanphu.blogspot.de/2011...-facebook.html)

    12. Thuyết âm mưu kỳ lạ nhất về Bin Laden


    Hoàng tử William và người vợ mới cưới Kate Middleton đã biết trước về cuộc đột kích của Mỹ vào sào huyệt của Bin Laden nên đã hoãn kỳ nghỉ trăng mật. Osama Bin Laden làm việc cho CIA. Bin Laden chưa chết hoặc đã chết lâu rồi... Đó là vài trong số những giả thuyết điên rồ nhất, kỳ lạ nhất về tên trùm khủng bố khét tiếng thế giới.

    Việc chính tổ chức khủng bố Al Qaeda lên tiếng xác nhận về cái chết của thủ lĩnh Bin Laden có thể dập tắt nhiều thuyết âm mưu bùng lên sau khi Nhà Trắng thông báo tiêu diệt được Bin Laden.

    Tuy vậy, những thuyết âm mưu xoay quanh Bin Laden và cái chết của hắn vẫn tiếp tục nở rộ lên trên các trang blog và nhiều các bản tin. Với bản chất là thuyết âm mưu thì có thể chúng sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Trên thực tế, nhiều giả thuyết chỉ đơn giản là nhắc lại những giả thuyết đã từng được đặt ra từ sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Dưới đây là 5 thuyết âm mưu kỳ lạ nhất và có thể nói là điên rồ nhất về Bin Laden.

    1, Hoàng tử William và Kate được thông báo trước về chiến dịch tiêu diệt Bin Laden

    Cái chết của Bin Laden diễn ra đúng thời điểm đám cưới Hoàng gia lớn nhất Vương quốc Anh trong vòng 30 năm trở lại đây. Và sau khi Hoàng tử và vợ mới cưới quyết định hoãn kỳ nghỉ trăng mật thì ngay lập tức có người tin rằng, nguyên nhân là do Hoàng tử đã được thông báo trước về chiến dịch đột kích và tiêu diệt Bin Laden của Mỹ. Liệu có thể nào có sự liên quan giữa hai thông tin nóng nhất thời điểm đó không? Tờ Dailymail nghĩ như vậy và cố gắng thuyết phục độc giả bằng lời nói của một giáo sư thuộc trường Đại học Buckingham. Vị giáo sư này đã nói, ông “sẽ không ngạc nhiên” nếu Hoàng tử William và vợ mới cưới được thông báo trước về cuộc đột kích tối mật của Mỹ nhằm vào nơi ẩn náu của Bin Laden. Tờ Dailymai thậm chí còn hỏi cả phát ngôn viên Cung điện Buckingham nhưng câu trả lời mà tờ báo này nhận được là hoàn toàn không có điều đó. Trên thực tế, Mỹ đã giữ bí mật chiến dịch của họ ở mức cao nhất chỉ giới hạn trong các quan chức hàng đầu và lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Ngay cả Pakistan, nước đồng minh thân cận và là nước mà Mỹ sẽ tiến hành chiến dịch đột kích ở đó, cũng chẳng được biết tí thông tin gì về chiến dịch của họ.

    2, Bin Laden làm việc cho CIA

    Phóng viên độc lập James Corbett đã gọi tin tức về cái chết của Bin Laden là một “bữa tiệc về hưu cho một điệp viên của CIA.” Giống như giả thuyết về việc Bin Laden đã chết từ lâu, giả thuyết Bin Laden làm việc cho CIA đã được nói đến kể từ sau loạt vụ tấn công khủng bố Tòa tháp đôi của Mỹ ngày 11/9/2001. Theo thuyết âm mưu này, Bin Laden chỉ là một “kẻ giơ đầu chịu báng” cho các vụ tấn công ngày 11/9 và bởi vì bây giờ, hắn ta không còn hữu ích nữa nên CIA quyết định kết thúc câu chuyện về Bin Laden tại đây.

    Còn có một thuyết âm mưu khác khá giống với thuyết âm mưu trên. Đó là, có người tin rằng, Bin Laden chỉ là một phần trong âm mưu được dựng lên của Mỹ nhằm tạo ra hình ảnh người Hồi giáo bạo lực và công việc của Bin Laden giờ đã xong nên hắn phải bị tiêu diệt.

    3, CIA làm giả những cuốn băng video mới

    Nếu có câu hỏi nào được đặt ra về việc liệu những bức ảnh thi thể Bin Laden được công bố có thuyết phục được những người hoài nghi hay không thì hãy xem phản ứng của mọi người với những cuốn băng video được quay tại nhà Bin Laden và vừa được Mỹ công bố. Trong một bài viết có tựa đề “Trò lừa đảo,” một tác giả đã viết rằng, những cuốn băng vừa được Mỹ công bố “trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm củng cố cho những thông tin không đáng tin của họ” gần giống với những cuốn băng được một nhóm Lầu Năm Góc công bố từ năm 2007. Theo tác giả trên, Lầu Năm Góc từ lâu đã có thói quen công bố những cuốn băng video cũ của Bin Laden và tuyên bố đó là những cuốn băng mới. CIA còn được tin là đã tự tạo ra những cuốn băng về Bin Laden.

    4, Osama bin Laden không chết

    Thuyết âm mưu này chắc chắn phổ biến trong lực lượng Taliban nhiều hơn là ở Mỹ. Tuy nhiên, thậm chí ở Mỹ, một số người vẫn còn tỏ ra hoài nghi không biết liệu Bin Laden đã thực sự bị tiêu diệt chưa. Tờ tin tức Kinh doanh Fox đã đặt câu hỏi: “Liệu chính phủ Mỹ có đang nói thật cho chúng ta hay đang tìm cách cứu vãn sự nghiệp cho Obama?”. Trên Facebook, có khoảng 2.000 đã mập mờ ám chỉ Osama bin Laden chưa chết và nghĩ rằng đó là một âm mưu của Obama nhằm tái đắc cử nhiệm kỳ tới.

    5, Osama bin Laden đã chết từ lâu trước cuộc đột kích của Mỹ

    Một giả thuyết được nhiều người chấp nhận hơn và tin hơn là Bin Laden đã chết từ lâu trước khi Mỹ tiến hành cuộc đột kích hồi tuần trước. Có vẻ đây là giả thuyết của những người muốn tin rằng Bin Laden đã chết. Theo giả thuyết này, người ta tin Bin Laden đã chết vì bệnh thận hoặc bị lính Mỹ tiêu diệt ở Tora Bora và thi thể của tên trùm khủng bố này đã được ướp lạnh trong suốt cả một thập kỷ qua để làm lá bài chiến thắng mà hai chính quyền Bush và Obama chờ đợi để đưa ra vào một thời điểm thích hợp. Mỗi người lại có một quan điểm, một lý do khác nhau để tin là tại sao Tổng thống Obama lại đưa ra lá bài quan trọng này 17 tháng trước cuộc bầu cử vào năm tới. Một số cho rằng, ông Obama làm thế để cứu vãn uy tín đang xuống quá thấp của ông, người khác lại cho rằng, tin về cái chết của Bin Laden được tung ra để nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi vấn đề nơi sinh của ông Obama. Trong khi đó, có người lại khẳng định, cái chết của Bin Laden được làm giả để thu hút sự chú ý của dư luận trong lúc ông Obama lấy lương hưu của mọi người đi trả cho các khoản nợ quốc gia. Ngay Bộ trưởng Tình báo Iran mới đây cũng tuyên bố có bằng chứng chứng minh Bin Laden đã chết từ lâu.

    13. Tại sao vụ nổ bom Boston khơi dậy 'thuyết âm mưu'


    HOA KỲ (LiveScience) - Cũng như vụ tấn công “9-11,” Sandy Hook và các vụ thảm sát khác, vụ nổ bom Boston Marathon mới đây làm dấy lên nhiều thuyết âm mưu. Một số lý thuyết gia về thuyết âm mưu yếm thế, làm vậy không ngoài mục đích để gây sự chú ý và để được đánh giá, hoặc để quảng bá sách vở, DVD, các cuộc hội thảo của họ nhằm tiết lộ cái sự thật mà không mấy ai dám lên tiếng.


    Hình 26 nạn nhân vụ thảm sát Sandy Hook được dán ở gần trường tiểu học nơi vụ nổ súng xảy ra.
    Người chủ trương thuyết âm mưu cho rằng vụ này không có thật mà do dàn dựng để vận động cho luật hạn chế súng.
    (Hình: John Moore/Getty Images)

    Hiện nay, hầu hết các thuyết âm mưu chỉ được một hay hai người có tiếng tăm cổ súy. Một người tên Alex Jones, kẻ tiên phong của thuyết âm mưu xoay quanh về vụ tấn công ở trường tiểu học Sandy Hook hồi năm ngoái, trong đó khẳng định rằng vụ nổ súng thực ra không hề xảy ra.

    Lần này, Glen Beck, người từng tường thuật tin tức cho Fox News, nằm trong số những người hàng đầu, cho rằng có sự âm mưu trong vụ nổ bom ở Boston. Ông Beck không phủ nhận vụ Boston vì hằng ngàn người đã chứng kiến, với chứng cớ cụ thể tại hiện trường lẫn hình ảnh được ghi lại trên video, quá rõ ràng không thể chối cãi được. Thay vì vậy, thuyết âm mưu của ông nhắm vào việc xử lý một cách đáng nghi ngờ của chính phủ đối với một công dân Saudi Arabia tên Abdul Rahman Ali Alharbi, người được cho đã được điều tra (nhưng kết luận không có gì khả nghi) đối với vụ nổ bom ở Boston. Chiếu khán du học của người này tuy đã hết hạn nhưng đương sự có thể hoặc có thể không ở trong tiến trình bị trục xuất về nước.

    Ông Beck khẳng định mình có được những thông tin mật do một số người cung cấp, trong đó nói rằng Ali Alharbi có liên hệ đến vụ tấn công, mặc dù không rõ tại sao ông Beck và nguồn nặc danh của ông lại có được tin tức nóng sốt hơn của FBI và Bộ Nội An. Trong khi đó một giới chức của Bộ Nội An gọi lời khẳng định của ông Beck là “một trăm phần trăm ngụy tạo.”

    Vậy thì lời khẳng định của ông Beck muốn nói lên điều gì? Phải chăng ông muốn cho thấy Ali Alharbi chính là kẻ sát thủ thực sự, và rằng anh em nhà Tsarnaev chỉ là những kẻ ngây thơ vô tội? Và phải chăng cả ba đã cùng hợp tác để thực hiện kế hoạch (mặc dù Dzhokhar đã khai với cảnh sát rằng đương sự và người anh hoạt động một mình)? Hay đây cũng là lời khai dối luôn? Có thể một trong những bác sĩ hoặc y tá săn sóc cho Dzhokhar ở bệnh viện là một nhân viên tình báo của Saudi, phải chăng họ đã thuốc cho Dzhokhar hoặc đã dọa dẫm buộc Dzhokhar phải khai là hai người hoạt động hoàn toàn riêng biệt, để tách rời vai trò của Alharbi ra ngoài?

    Nói chung thì ai muốn nghĩ sao cũng được. Trong thế giới của thuyết âm mưu, một thuyết vô lý hay không cũng đều có người tin. Các lý thuyết gia về thuyết âm mưu chỉ có nêu nghi vấn chứ không mang đến câu giải đáp cho một ai.

    Tại sao có một số người lại quá dễ tin các thuyết âm mưu? Đúng ra các lý thuyết gia về thuyết âm mưu không xem mình là nhà chủ trương thuyết âm mưu, mà xem mình như là kẻ yêu nước và nhà tư tưởng độc lập, có đủ thông minh để thấy rõ những sự dối trá do chính quyền và đám a dua truyền thông đưa ra.

    Những người tung ra thuyết âm mưu cho rằng họ chỉ nêu lên những nghi vấn hợp pháp, ai có quyền phủ nhận rằng, mọi người đều có quyền nêu thắc mắc với chính quyền và giới truyền thông? Vấn đề là những thắc mắc họ nêu lên thường không thuộc loại nghi vấn mà có thể đưa ra câu trả lời một cách dễ dàng. Các lý thuyết gia về âm mưu thích chọn những bí ẩn rắc rối thay vì những sự thật đơn giản.

    Những biến cố lớn như tấn công khủng bố thường sản sinh ra nhiều thuyết âm mưu vì chúng chuyển tải vấn đề xã hội lẫn chính trị có ý nghĩa nào đó đối với công chúng. Thuyết âm mưu thường không sinh ra từ những biến cố nhỏ có tính cách địa phương mà chẳng mấy ai quan tâm. Thay vì vậy, những biến cố lôi kéo được sự chú ý của quốc tế là mồi ngon của thuyết âm mưu, như vụ đổ bộ lên mặt trăng, cái chết của Tổng Thống John F Kennedy và Công Nương Diana.

    Người chủ trương thuyết âm mưu thường để bênh vực cho quan điểm của họ chống lại những nghị trình chính trị và xã hội của chính phủ. Thuyết âm mưu không phải tự nhiên mà có, thay vì vậy có người chờ khi có thảm kịch xảy ra, mới gán ghép sự kiện làm sao thích ứng với mục đích của họ. Ví dụ, nhiều người xem vụ thảm sát Sandy Hook như là một biến cố ngụy tạo để vận động quần chúng ủng hộ luật kiểm soát súng gắt gao hơn.

    Đối với thuyết âm mưu, bất kỳ chứng cớ mâu thuẫn nào cũng có thể bị bác bỏ bằng cách khẳng định rằng đó là một phần của âm mưu che đậy. Thuyết âm mưu từng sống với chúng ta trong suốt cả ngàn năm nên không dễ dầu gì chúng sẽ ra đi trong một sớm một chiều. (TP)
    (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...2#.UpyujCeQOe4)

    14. Thí nghiệm Philadelphia là trò lừa bịp


    Cuộc thí nghiệm Philadelphia là một cuộc thí nghiệm của Hải quân Mỹ diễn ra vào ngày 28/10/1943 tại Xưởng đóng tàu hải quân tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ mà tại đó tàu khu trục hộ tống USS Eldridge được cho là đã tàng hình trong một khoảng thời gian ngắn. Thí nghiệm được thực hiện dựa trên một ứng dụng quân sự của Lý thuyết Vùng hợp nhất (Unified Field Theory) của tiến sĩ Franklin Reno. Hiểu một cách ngắn gọn, lý thuyết bức xạ điện từ và trọng lực nếu được triển khai cùng với một số thiết bị đặc biệt và năng lượng cần thiết có thể bẻ cong ánh sáng xung quanh và làm cho vật thể trở thành “vô hình”. Trong bối cảnh Thế chiến thứ hai lúc đó, Lực lượng Hải quân Mỹ đã ủng hộ và tài trợ cho thí nghiệm này.

    Nhiều chuyên gia cho rằng đây chỉ là một trò lừa bịp của Hải quân Mỹ nhằm phô trương sức mạnh quân sự của mình. Trên thực tế, chi tiết của câu chuyện trái ngược với những gì đã được xác nhận về tàu Eldridge. Thậm chí đến năm 1999, 15 thủy thủ từng phục vụ trên khu trục hạm Eldridge đã phải họp mặt tại thành phố Atlantic City để chính thức bác bỏ hoàn toàn về vụ thử nghiệm với con tàu của họ.
    (http://luuquangthaibd.blogspot.de/20...ieng-gioi.html)


    (Sưu tầm tổng hợp)
    Last edited by tieuchuy; 12-03-2013, 12:42 AM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X