Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiếu Tướng NGUYỄN NGỌC LOAN Và Huế Trong Mậu Thân 1968.

Collapse
X

Thiếu Tướng NGUYỄN NGỌC LOAN Và Huế Trong Mậu Thân 1968.

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiếu Tướng NGUYỄN NGỌC LOAN Và Huế Trong Mậu Thân 1968.

    Thiếu Tướng NGUYỄN NGỌC LOAN Và Huế Trong Mậu Thân 1968.

    Liên Thành


    LTS: Người ta gọi ông là Thiếu Tướng Tổng Giám Đốc, Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, sau đổi là Thiếu Tướng Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Ông còn đảm nhiệm hai chức vụ quan trọng khác nữa là Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội và Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo......

    Nhưng những người quen biết ít khi gọi theo cấp bậc và chức vụ của ông. Họ gọi ông một cách thân thương, ngắn gọn là "Sáu Lèo", tùy theo tư thế của mỗi cá nhân mà thêm tiếng ông hay anh phía trước. Chúng tôi không rõ lý do tại sao mà ông có tên Sáu Lèo, chỉ biết rằng số người gọi ông bằng hỗn danh này nhiều hơn những người gọi ông theo cấp bậc, chức vụ.

    Thiếu Tướng Loan. Gọi Thiếu Tướng Tư Lệnh hay ông Sáu Lèo cũng chẳng có gì khác nhau - Người người đều hình dung ra ngay một ông Tướng... lè phè - Khi thì áo bỏ ngoài quần, khi thì mặc bộ combinaison không ủi và tứ thời bát tiết mang đôi dép lẹp xẹp...

    Có một điều rất đặc biệt về Tướng Loan, là bạn đừng thấy bề ngoài của ông như vậy mà nghĩ rằng ông là người "qua loa chủ nghĩa", rồi từ đó làm việc "tàn tàn". Như vậy là... tới số với ông ta đấy!

    Con người ông bề ngoài thấy xuề xòa, nhưng trong đó là một trái tim nồng cháy, luôn nhiệt tình với công vụ và chứa chan tình cảm với đồng đội, đồng bào... Khi tuyến đầu đụng giặc thì chiến đấu can đảm, luôn đi hàng đầu làm gương cho thuộc cấp. Lúc ở hậu phương thì đầy lòng nhân ái, coi anh em đồng đội như người thân trong gia đình. Bài viết dưới đây của tác giả Liên Thành mà kỳ này chúng tôi giới thiệu với quý vị sẽ nói lên điều đó.
    Những người thân cận với ông còn cho biết, ông là người rất nhạy cảm và mau... nước mắt. Họ đã từng thấy ông đổ lệ trước những đau thương của đồng bào và chiến hữu thuộc cấp. Ông không thể là người xấu, không thể là người sắt máu, vô tình.

    Việc ông xử tử tại chỗ một đặc công cộng sản, rõ ràng "thập mục sở thị". Trước ống kính của các phóng viên trong và ngoài nước, tất nhiên phải có nguyên do của nó... Nguyên do đó đơn giản thôi, vì y chính là quỷ đỏ khát máu, y đã sát hại dã man nhiều đàn bà, trẻ con, thân nhân của những quân nhân, cảnh sát, trong trại gia binh, những người chân yếu tay mềm, không một tấc sắt tự vệ. Tội lỗi của y lãnh án tử hình là phải - Mà đúng ra theo kiểu nói của dân gian ta, thì tội như y, chết một lần chắc chắn chưa đủ.


    ***

    Mời quý vị đọc một trích đoạn trong bài "Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa" của tác giả Cao Hồng Lê:

    " .... Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người bị Vc giết, nhiều xác người chưa được mang đi, còn quàn tại chỗ, Tướng Loan nói ông có người bạn cùng khóa là Đại Tá Tuấn, binh chủng Thiết Giáp, đã giải ngũ nhưng không có nhà riêng ngoài thành phố, nên cả gia đình vẫn ở trong Trại gia Binh này. Ông bảo ông Trung Úy Thiết Giáp đưa ông đến nhà Đại Tá Tuấn. Tôi đi theo đến một hầm trú ẩn. Hầm này vốn là cái xác của chiếc xe M.113 đã phế thải, Đại Tá Tuấn xin về đặt bên cạnh nhà, đắp thêm bao cát bên ngoài, cho vợ con ông làm hầm tránh pháo kích của bọn Vc.

    Khi mở cửa hầm ra thì... tôi rởn tóc gáy trước cảnh tôi nhìn thấy: Cả gia đình Đại Tá Tuấn vẫn còn nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu lìa khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với ông ngoại cũng bị Vc chặt đầu.

    Tướng NN Loan đứng nhìn thảm cảnh, ông lặng người không nói được lời nào! Rồi ông đứng nghiêm, giơ tay chào vĩnh biệt gia đình Đại Tá Tuấn.

    Trên trực thăng bay trở về Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan mặt tái xám, hai mắt ông đỏ ngầu. Ông chỉ nói một câu mà đến nay gần 40 năm, tôi còn nhớ:
    - Đ... Cụ thằng nào từ nay bắt được Việt cộng còn cho nó làm tù binh?
    (Trích "Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa" của Cao Hồng Lê-Con Ong, Houston, Texas - Số 179/tháng 2-2006.)
    Ngôn từ kiểu này đúng là của ông - Khi vui, khi buồn gì, ông cũng thường mở đầu bằng câu nói ấy - Ông đã dặn lòng như vậy rồi, nên ông không muốn có tên tù binh đã gây muôn vàn tội ác như tên Nguyễn văn Lém - Gia đình Đại Tá Tuấn, bạn ông, và những thân nhân binh sĩ, cảnh sát, bị giết hại trong trại gia binh không muốn, và chính những người cùng chung chiến tuyến với ông, chắc cũng không muốn như vậy...

    Ông đã làm một việc phải làm, dù sau này ông bị cả phe địch lẫn phe đồng minh phản chiến lên án, bêu xấu, thậm chí còn muốn triệt hạ, đạp ông xuống tận bùn đen nữa.

    Nhưng ông vẫn vững vàng, vì ông nghĩ việc ông làm là đúng, ông không thẹn với lương tâm - Ông can đảm đối diện mọi người, cả bạn lẫn thù, không oán than, không trách móc và cũng chẳng biện minh.

    Khi dư luận được giải tỏa, mọi người đã thay đổi thái độ đối với ông, vì họ đã nhìn ra sự thật, thì chính ông cũng vẫn cảm thấy... bình thường.

    Con người của ông là vậy, ông đã từng dặn dò thuộc cấp:
    "Họ nói gì thì kệ họ, trách nhiệm và bổn phận của mình, mình phải làm"
    Lòng ông vằng vặc như gương. Lúc còn tại thế ông chẳng ngại những lời đàm tiếu, thì khi đã thênh thang nơi miền cực lạc, ông cần gì đến những lời khen.

    Vì kính trọng một cấp chỉ huy tài đức của Quân Đội VNCH, một người được coi như nhân vật lịch sử, trong giai đoạn chống cộng của nhân dân miền Nam Việt Nam, tác giả Liên Thành và chúng tôi chỉ làm công việc góp nhặt những giai thoại về Tướng Nguyễn Ngọc Loan, ghi lại để sau này những thế hệ kế tiếp muốn tìm hiểu còn có chút tài liệu mà nghiên cứu.

    Một điều chúng tôi muốn thưa cùng quý vị - Chắc quý vị cũng đồng ý với chúng tôi là với tinh thần, tư cách, đức độ của Tướng Nguyễn Ngọc Loan như vậy, chúng tôi nghĩ rằng, sau năm vị Tướng tuẫn tiết ngày 30-4-75 - Ông là người xứng đáng nhất với câu: "Sinh vi Tướng, tử vi Thần". Tập San BĐQ Có quá nhiều kỷ niệm về Huế trong tôi. Tạ từ Huế đã lâu, lâu lắm rồi.... từ dạo quê hương bắt đầu chìm trong thảm họa. Hơn ba mươi ba năm, chưa một lần nào về thăm cảnh cũ người xưa, tìm lại những dấu vết thời gian của một Huế ngày tháng cũ.

    Nam Cali, vùng San Bernardino, nơi xứ lạ quê người, mùa này cuối năm, buổi sáng trời trở lạnh, sương mù mênh mông, mờ ảo, gợi nhớ những kỷ niệm Huế vào những ngày cuối năm, cũng sương mù dày đặc chắn lối đi. Hình ảnh những người đàn bà Huế với chiếc áo dài, khi ẩn, khi hiện trong sương sớm, quẩy đôi thúng cá, nặng trĩu đong đưa trên vai từ Chợ Dinh qua cầu Gia Hội, Chợ Nọ qua cầu Tràng Tiền đến chợ Đông Ba. Hay những gánh cơm hến từ vùng Cồn Hến băng qua Đập Đá lên đường Hàng Me, rồi thì nồi bún trâu từ lò trâu Vân Dương lên vùng An Cựu thơm lạ lùng và quyến rũ trong sương sớm. Ai đã là dân Huế mà chưa một lần ăn bún trâu Vân Dương thì quả là một thiếu sót lớn.

    Giờ này, thời gian cuối năm cũng đã gần kề. Từ chốn xa xôi biền biệt, chợt thấy nhớ quê hương, nhớ Huế một cách lạ lùng, nhớ da diết... nhớ lại những ngày cận Tết của năm 1968 tại Huế. Từ ngữ Mậu Thân 1968, tất cả đều làm cho người ta nhớ đến Huế. HUẾ, MẬU THÂN, 68, đã vĩnh viễn đi vào lịch sử với nỗi hãi hùng kinh sợ.... Đã hơn bốn mươi năm trôi qua vậy mà vết thương Mậu Thân như vẫn còn đau đớn trong lòng, cứ mỗi độ đông sang, vết thương lại tái phát, lại đau nhức trở lại, nhất là thế hệ chúng tôi, những kẻ suốt nửa cuộc đời tuổi trẻ sống trọn và dâng hiến cho "cầu Tràng tiền sáu vài mười hai nhịp", cho "sông An cựu nắng đục mưa trong", cho "tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương", và cho những ngày mưa bụi dăng đầy từ Văn Thánh, Thiên Mụ, xuống Kim Long về Bạch Hổ, qua Hoàng Cung của một thời: "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo". Mưa bụi mờ nhạt trên giòng sông Hương trôi về Đập Đá, Vỹ Dạ, dòng sông âm thầm lặng lẽ, như đời người dân Huế chịu đựng bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu nghịch cảnh của một thời chính chiến, tao loạn.

    Và khi đã ở lính, được phép về Huế, bất chợt đi ngang qua trường Đồng Khánh, ngang bến đò Thừa Phủ vào buổi chiều tan học khi mà "Áo em trắng quá nhìn không ra", nhìn theo mà lòng ngẩn ngơ buồn.

    Hồn lính vương qua vài sợi tóc
    Tôi thương em mà em đâu có hay

    (Thơ Quang Dũng)

    Phản chiến Mỹ Đó là Huế yêu dấu ngàn đời. Một nửa quãng đời tôi sống và lớn lên tại Huế, bây giờ tháng năm xa cách, thật nhớ khôn nguôi. Nhớ lại Mậu Thân 1968, sau 22 ngày bị VC chiếm giữ, đến ngày thứ 26 Huế hoàn toàn được cứu thoát khỏi cơn tai biến do chính QLVNCH, xin tạ ơn các anh, người lính VNCH.

    Thế nhưng sau tai ương thảm khốc đó, Huế còn lại gì?

    Thân thuộc gia đình, bạn xa, bạn gần, hàng xóm láng giềng gần, xa, bao nhiêu mất mát chia lìa, bao nhiêu tống biệt, bao nhiêu ngậm ngùi xót xa, Huế đều nhận lãnh sau ngày đó.

    Sau Mậu Thân Huế chẳng còn gì, có còn chăng là những đổ vỡ điêu tàn trong lòng người và trong lòng cố đô Huế.
    Việt Cộng tràn vào Huế khuya ngày mồng một rạng ngày mồng hai Tết Mậu Thân. Sau 22 ngày tàn sát dân Huế và gây tang tóc, điêu linh, đổ nát cho Huế, bọn chúng bắt đầu chạy trốn khỏi Huế vào khuya ngày 22/2/1968, khi bị QLVNCH tấn công và đẩy bọn chúng ra khỏi Huế, để lại cho Huế những đau thương cùng cực với 5327 nạn nhân mà chúng đã hạ sát và 1200 người mất tích không còn dấu vết tìm kiếm. Huế còn lại điêu tàn đổ nát, thành phố đầy rẫy xác người. Từ đường Lê Lợi, đến đường Nguyễn Huệ, trường Thiên Hựu, vùng Dòng Chúa Cứu Thế kéo về đường Duy Tân, qua đường Lý Thường Kiệt, Trần Cao Vân. Khu toà Đại Biểu, khu toà Hành Chánh Tỉnh, bệnh viện Trung ương Huế, khu Bưu Điện, Ngân Khố, bị tàn phá nặng nề, đâu đâu cũng thấy xác người, ngay vệ đường, trong lùm cây bụi cỏ, xác người đã sình thối và bắt đầu rữa nát.

    Dòng sông An Cựu "nắng đục mưa trong" có 6 cây cầu bắc ngang. Cầu An Cựu nối liền quốc lộ I ra Tỉnh Quảng Trị đã bị phá sập hoàn toàn. Cầu Kho Rèn, cầu Phủ cam, Cầu Bến Ngự. Ba cây cầu này loang lổ vết đạn pháo binh, đã hư hại đến hơn 70%, không thể xử dụng được nữa. Duy chỉ còn cầu Nam Giao nối thành phố lên vùng Từ Đàm Nam Giao, và cầu Ga, nối thành phố lên ga tàu lửa Huế Đà Nẵng, Huế Quảng Trị tương đối còn có thể xử dụng được. Và cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp ngay giưã lòng thành phố Huế chỉ còn lại năm vài, một đầu vài kia đã chìm xuống dưới dòng sông lạnh....

    Khu Quận 2, trung tâm thương mại Huế lại càng điêu tàn và tang thương hơn. Dãy phố nối dài từ bến xe Nguyễn Hoàng xuống đến đường Trần Hưng Đạo, qua đường Phan Bội Châu, đường Hàng Bè, đến khu Gia Hội đường Chi Lăng, khu Trung Bộ, đường Bạch Đằng, đến tận trường trung học Gia Hội, qua khu Bãi Dâu. Nhiều cửa tiệm đã xập đổ, nhiều cửa hàng có đến hằng ngàn vết đạn, và đầy những xác người và những mồ chôn tập thể.

    Trở vào quận I thành nội Huế, nơi đây trong 22 ngày trận chiến nặng nề nhất, cộng quân đã bị đã bị Quân lực VNCH vây chặt, bọn chúng không còn đường rút lui nên cố phá vòng vây của TQLC Việt Nam Cộng Hòa, Nhảy Dù, Sư Đoàn I BB. T rận chiến cam go và ác liệt, kéo dài nhiều ngày.

    Thành nội Huế với những cửa thành: Thượng Tứ, Chánh Tây, Đông Ba, Cửa Trài, khu Kỳ Đài tất cả đều bị tàn phá, sụp đổ nặng nề, có nơi không còn viên gạch nào chồng lên viên nào. Khu vực Tây Linh, Tây Lộc, đường Hòa Bình, Đinh Bộ Lĩnh cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba tất cả điêu tàn sụp đổ, xác người đã sinh thối. Tang thương và đau đớn nhất là khu vực Đại Nội, Tử Cấm Thành, một di tích lịch sử của triều đại nhà Nguyễn đã bị phá hủy nặng nề.

    Đã hơn 150 năm trước, trong triều đại Vua Minh Mạng Bà Huyện Thanh Quang hoài vọng nhà Lê đã viết trong bài 'Thăng Long hoài cổ':

    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Ngõ cũ lâu đài bóng tịch dương
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước còn cau mặt với tang thương.


    Thì năm 1968 cố đô Huế, Đại Nội, Tử Cấm Thành còn điêu tàn khủng khiếp, rùng rợn hơn Thăng Long ngày xưa ngàn lần. Và trong những ngày kinh hoàng cơ cực của năm Mậu Thân 1968, dân chúng Huế đã tỵ nạn trên chính ngay thành phố Huế, nơi chôn nhau cắt rốn của họ. Tất cả các trường Quốc Học, Đồng Khánh, Kiểu Mẫu, Lê Lợi, Thiên Hựu, Thượng Tứ, Hàm Nghi, Dòng Chúa Cứu Thế, nhà thờ Phủ Cam đã là những trại tỵ nạn. Hằng ngàn người cho mỗi nơi. Đàn bà, trẻ thơ, ông già, bà lão, họ kinh hoàng, thất thần, đói khát, ôm nhau để cùng chết, cùng sống trong những giờ phút bi thương đó, khổ nạn đã vút tận trời xanh, cùng cực đã xuống tận đáy sâu, kể sao cho hết, viết sao cho cùng. Ôi! Huế đau thương. Huế đọa đày. Huế địa ngục trần gian có thật của năm Mậu Thân 1968.

    Rồi những ngày tháng kế tiếp, Huế trong cảnh điêu tàn còn phải gánh chịu thêm tang tóc chia lìa. Có thể nói hầu như không có gia đình nào không có thân nhân bị VC sát hại hoặc bắt đi, vợ mất chồng, con mất cha, anh em mất nhau. Bạn gần, bạn xa, hàng xóm láng giềng vắng bóng. Huế đã sống trong nỗi hy vong mong manh, và niềm đớn đau tuyệt vọng tận cùng. Mọi người đã sống trong khắc khoải chờ đợi người thân trở về, và trong nghẹn ngào, đớn đau, xót xa khi đã tìm ra thân xác của thân nhân nằm chết co quắp bên vệ đường Lê Lợi, Duy Tân, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo Chi Lăng Nhà Bè, Đinh Bộ Lĩnh, Hòa Bình, Ngã tư Anh Danh, Miếu Âm Hồn, chết tức tưởi trong lùm cây bụi bỏ, dưới hố sâu hầm cạn, tại trường Trung học Gia Hội, Bãi Dâu, tại cửa Đông Ba, Thượng Tứ Nhà Đồ, bên bờ khe vực thẳm, dọc theo Khe Đá Mài, Khe Trái, Khe Lụ, tại vùng Lăng Xá Bàu, Lăng xá Cồn v...v...

    Và như như ông Tú Trần Tế Xương đã nói:
    "Bừng con mắt dậy, ngỡ mình chiêm bao"

    Quả đúng, buổi sáng thức giấc, chợt thấy thành phố Huế phủ một màu tang trắng, hằng đoàn người khăn tang áo chế, theo sau hằng trăm cổ quan tài, u buồn, chậm buớc dọc cầu Tràng Tiền theo đường Lê Lợi lên nghĩa trang Ba Đồn cạnh đàn Nam Giao, nơi mồ chôn tập thể của hàng ngàn nạn nhân vô tội bị bọn quỷ dữ Việt cộng tàn sát.

    Còn gì đau thương hơn hỡi trời, hỡi đất, hỡi sông Hương núi Ngự, hỡi Cung miếu triều xưa, hỡi hồn thiêng sống núi, hỡi anh linh tiền nhân sao nỡ đọa dày dân tộc đến tận cùng khổ đau. Có thể là một nghiệp báo chăng? Có thể ngày xưa trên đường Nam tiến mở mang bờ cõi, các vị Tiên Đế đã quá mạnh tay với dân tộc khác để ngày nay con cháu phải trả món nợ oan khiên này?

    Huế trong tình trạng gạo thiếu, nhu yếu phẩm thiếu, điện thiếu, nước thiếu, dân Huế đang quằn quại, cơ cực trong các trại tỵ nạn. Xác người sình thối trong thành phố, và hầu như trong các trại tỵ nạn không nơi nào có nhà vệ sinh cho đồng bào. Họ phải tùy cơ ứng biến vì thế không một trại ty nạn nào không toả mùi hôi thứ đó.

    Nguy cơ những cơn bệnh truyền nhiểm có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Những ngày này thời tiết lại quá xấu, bầu trời thật thấp, phủ một màu xám, từng cơn mưa phùn trải dài qua thành phố, ngày này sang ngày khác, lạnh cắt da. Ông già, bà lão, trẻ thơ, run rẩy trong chiếc áo mong manh, họ đang bị đói và lạnh trong các trại tỵ nạn.

    Huế trong đổ nát điêu tàn, trong đau thương quằn quại. Huế nằm bất động như người bệnh bán thân bất toại tưởng chừng như không bao giờ gượng dậy nổi. Một số ít người Huế đã nói: "Huế chỉ để mà nhớ, chứ không để mà ở..., và họ đã bỏ Huế ra đi"

    ***

    Thế nhưng, có một người, mặc dầu thân sinh là người Bắc, nhưng ông ta lại được sinh ra tại Huế, lớn lên tại Huế, rời khỏi Huế từ độ quê hương chìm đắêm trong binh lửa. Nhưng mỗi khi Huế gặp nạn, dân Huế gặp nạn, ông lại trở về Huế với tấm chân tình và lòng thiết tha cứu Huế và giúp đồng bào Huế.

    Sáng hôm nay ngồì viết những dòng chữ về ông mà lòng không nén nổi xúc động. Tưởng nhớ đến ông, một người anh cả trong lực lựợng CSQG, mà không những tôi, còn một số lớn anh em đồng đội trong lực lượng CSQG muôn đời thương tiếc và kính trọng ông.

    Hùm chết để da, người ta chết để tiếng. Bây giờ ông đã đi khuất, không còn trong cuộc đời phiền muộn này nữa, nhưng Ông đã để lại tiếng tốt muôn đời, để lại sự kính trọng, và lòng biết ơn của rất nhiều người dân Huế.

    Ông chính là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Lực Lượng CSQG (1966- tháng 5/1968).
    Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 1-2-1930 tại Huế. Tốt nghiệp khóa 1 trường Võ bị Thủ Đức.

    1953 Thiếu Tướng Loan thụ huấn khóa phi công tại trường Không quân Salon de Provencce tại Pháp, tốt nghiệp với bằng Kỹ Sư Hàng Không. Ông là một trong những phi công lái khu trục cơ đầu tiên của VNCH.
    1960 ông giữ chức vụ CHT Phi đoàn 2 Quan sát tại Nha Trang.
    1964, vinh thăng Đại Tá, Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH.

    Ngày 11-2-1965, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan đã dẫn đầu những phi đoàn A1 Skyraider vượt vỹ tuyến 17 oanh tạc miền Bắc Việt Nam trong chiến dịch Mũi Tên Lửa (Flamming Dart).

    Chưa bao giờ trong cuộc chiến đầy bi thảm của quê hương mà lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống Cộng sản của dân quân Trị Thiên lại lên cao như vậy. Dân chúng, học sinh, sinh viên Huế đã tổ chức biểu tình lớn để hoan hô, vinh danh những nguởi hùng Không Lực VNCH, những Kinh Kha của thời đại, đã vượt sông Gianh xông vào đất địch. Những tên tuổi Nguyễn cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan, Phạm Phú quốc, đã được đồng bào trân trọng vinh danh. Tôi bấy giờ chỉ là viên sĩ quan trẻ, cấp Thiếu úy, tôi được biết tên ông từ dạo đó. Sau cuộc hành quân Mũi Tên Lửa 11-2-65, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan được bổ nhiệm về làm Tổng Giám Đốc CSQG, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, Giám đốc Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.

    Tháng 3/1966 miền Trung Huế dậy sóng. Biến động lớn xẩy ra vì tham vọng, điên cuồng, bất chấp vận mệnh quốc gia, dân tộc, say mê quyền lực của Thích Trí Quang, một kẻ khao khát làm "Quốc Trưởng", "Quốc Phụ". Sau khi phá đổ được chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, qua phong trào Phật Giáo Tranh Đấu biểu tình làm tê liệt chính quyền, dẫn đến cuộc đảo chánh 1-11- 1963. Say men chiến thắng, ngỡ mình là "anh hùng cái thế", Trí Quang liên tiếp khống chế, gây bất ổn chính trị cho đất nước.

    Với sự nhượng bộ của Mỹ, Trí Quang liên tục thay đổi điều hành các "triều đại" theo ý hắn ta, qua quyền lực đen của các cuộc biểu tình, xuống đường của các Phật Tử tranh đấu. Từ triều đại Dương Văn Minh, đến Nguyễn Khánh, qua triều đại Khánh-Minh-Khiêm, đến triều đại Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, cho đến thời gian đầu của chính quyền Tướng Thiệu-Kỳ, tất cả đêu bị Trí Quang thao túng, sắp đặt nhân sự. Đến khi hành động của y vượt quá sự chịu đựng của chính quyền Johnson, và đất nước trên bờ vực thẳm để cho Cs thôn tính, các Tướng lãnh phẫn nộ thì Henry Cabot Logde không thể nào nghe lời và chiều chuộng Trí Quang được nữa. Bị phía Mỹ từ chối không ủng hộ, từ Saigòn, Thích Trí Quang bay ra Huế cùng đám cán bộ cộng sản nằm vùng quá lâu trong Phật giáo như: Đôn Hậu, Chánh Trực, Thiện Siêu, Nguyễn Khắc Từ, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Phan duy Nhân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, v..v..., và được sự hổ trợ mạnh mẽ của Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam qua tên Trung tá điệp viên Hoàng Kim Loan, bọn chúng mưu đồ muốn biến miền Trung thành một vùng trái độn, và âm mưu biến Kinh đô Huế ngày xưa sẽ là thủ đô của đám MTGP Miền Nam.

    Cuộc biến động xẩy ra từ tháng 3/1966 kéo dài trong 100 ngày. T ình hình rối lọan từng giờ, từng ngày, công sở của chính quyền bị đám phản loạn chiếm giữ. Cơ sở Ngoại giao đoàn bị đốt pha. Quân đội, Công chức, Cảnh sát, ngã theo đám tranh đấu. Thành phố không còn Chính quyền, không còn luật pháp quốc gia, đám tranh đấu muốn vu khống, muốn đánh đập, muốn bắt bớ ai tùy thích. Dân chúng Huế kinh hoàng hỗn loạn, đời sống mỗi ngày mỗi cơ cực, họ sống trong niềm tuyệt vọng, buồn thảm nhìn tương lai vô định...

    Chính phủ Trung Ương đã liên tục cử ra miền Trung bốn vị tướng lãnh với chức Tư Lệnh Quân Đoàn để ổn định tình hình miền Trung, nhưng tình hình vẫn mỗi ngày mỗi rối loạn thêm, họ bất lực bó tay. Từ Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi phải ngã theo ông Thích Trí Quang chống lại chính phủ Trung ương, đến Thiếu tướng Nguyễn văn Chuân, rồi đến Trung Tướng Tôn Thất Đính, Ông này hoảng sợ ông Trí Quang và phong trào tranh đấu phải chạy trốn vào BTL/Sư đoàn TQLC Hoa Kỳ tại Đà Nẵng xin tỵ nạn, rồi đến Thiếu tướng Huỳnh văn Cao. Thiếu Tướng Cao đã bị Viên Trung úy Sư Đoàn I BB ly khai Nguyễn Đại Thức bắn, cũng may ông không bị trúng đạn. Cuối cùng Thiếu Tướng Cao cũng vào xin tỵ nạn tại BTL/TQLC Hoa Kỳ tại Đà Nẵng.

    Tướng Walt Với một tình hình rối loạn và hầu như tuyệt vọng tại miền Trung như vậy, bốn Tướng đã bỏ chạy, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc CSQG được Chính phủ giao trọng trách ổn định và tái lập an ninh trật tự tại miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.

    Theo Đại tá Trần Minh Công, Viện Trưởng Học Viện CSQG/ VNCH, (vào thời điểm đó Đại Tá Công là một Sĩ quan trẻ của LL/CSQG cùng đi với Đại tá Loan ra Đà Nẵng) thì lực lượng của BCH/hành quân dẹp loạn của Đại Tá Loan gồm có Chiến Đoàn TQLC/VNCH, được tăng phái thêm một tiểu đoàn Nhảy Dù/VNCH. Lực lượng hành quân được không vận ra Đà Nẵng đã phải ở trong phi trường mất hai ngày mà không thể tung quân ra được vì Đại tá Loan muốn tránh một cuộc đổ máu xẩy ra, bởi lẽ Trung đoàn 51 BB/VNCH ly khai đang bố trí và sẵn sàng tấn công lực lượng của Đại Tá Loan. Đấy là chưa nói đến bên cạnh Trung Đoàn 51 BB ly khai còn có tiểu đoàn 11/BĐQ của Đại úy Nguyễn Thừa Dzu cũng đã hợp tác với lực lượng tranh đấu tại Đà Nẵng.

    Thiếu Tướng KQ Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương đã bay ra Đà Nẵng họp cùng Đại Tá Loan. Thiếu Tướng Kỳ có ý định cho chiến đấu cơ của Không Quân VNCH cất cánh nhắm vào BCH của Trung đoàn 51 BB ly khai, chỉ mục đích cảnh cáo, nhưng gặp ngay phản ứng về phía Chính Phủ Hoa Kỳ. Tư lệnh lực lượng TQLC/Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, Trung Tướng Waltz đã gởi một thông điệp cho Thiếu Tướng Kỳ:

    - Nếu chiến đấu cơ của Không quân VNCH cất cánh, ông ta sẽ cho chiến đấu cơ Hoa Kỳ cất cánh ngăn chận, bắn hạ ngay.

    Được hỏi lý do tại sao? Theo ông Trần Minh Công thì Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan cho rằng có lẽ Hoa Kỳ đã buộc Chính phủ VNCH phải chấp nhận một số điều kiện nào đó của họ thì họ mới chịu để yên cho Chính phủ VNCH ra tay dẹp đám phản loạn Thích Trí Quang, và câu kết luận chua xót của ông Trần Minh Công: "Thật tình không hiểu nổi, đây là loại Đồng Minh kiểu gì"

    Cũng theo ông Trần Minh Công, lúc bấy giờ tình hình tại Đà Nẵng rất căng thẳng, nguy hiểm, và đầy bất trắc. Có thể đánh nhau lớn trong thành phố Đà Nẵng giữa lực lượng hành quân dẹp loạn của Đại Tá Loan gồm TQLC, Nhảy Dù VNCH, và quân đội ly khai gồm có: Trung Đoàn 51 BB, Tiểu Đoàn 11/BĐQ của Đại úy Nguyễn Thừa Dzu, cùng với đám tranh đấu ô hợp, nhưng sắt máu, cuồng tín, mà đại đa số là cơ sở Việt Cộng thuộc 2 Đại Đội SV Phật Tử Quyết Tử do chính SV Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy, từ Huế vào Đà Nẵng tăng cuờng cho lực lượng tranh đấu tại chùa Tỉnh hội Đà Nẵng, bọn chúng đã được trang bị vũ khí.

    Để tránh đổ máu giữa phe mình đánh phe ta, Đại Tá Loan đã dùng những người bạn thân của Đại úy Nguyễn Thừa Dzu bí mật tiếp xúc và chiêu dụ đại úy Dzu trở về với chính phủ. BĐQ là một trong những binh chủng thiện chiến nhất của QLVNCH. Tiểu đoàn BĐQ của Đại úy Dzu lại đang chiếm giữ thành phố Đà Nẵng, không chiêu dụ được tiểu đoàn này thì đại họa sẽ xẩy ra. Người phụ trách công tác chiêu dụ Đại úy Nguyễn Thừa Du là Đại Úy Nguyễn Tự Cường.

    Đại úy Nguyễn Tự Cường xuất thân Khóa 7 Võ bị Đà Lạt. Ông là chuyên viên tình báo phụ trách tình báo hải ngọai vùng Bắc Lào. Sau đảo chánh 1963, ông bị bắt giữ và giam tại Cục An Ninh Quân Đội. Theo lời ông kể lại với tôi:
    - Sau đảo chánh 1963, anh bị bắt vì là người của Cậu Cẩn. Tù một năm được thả ra, đói quá, mấy thằng Mỹ trả tiền và xúi dại anh tham gia đảo chánh, chỉnh lý lung tung, lại bị An Ninh Quân đội bắt lại, lần này bị giam gần 2 năm.

    Đang ở tù thì bỗng cửa tù mở ra, được dẫn đi trình diện ông "Sáu Lèo". Anh đâu biết Sáu Lèo là ai, hỏi viên Sĩ quan đi theo thì mới biết là Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan Cục Trưởng Cục ANQĐ, và cuộc gặp mặt với anh Sáu Lèo xẩy ra như sau:
    - Đ... Cụ anh. Làm cái gì mà tham gia đảo chánh lung tung để phải ngồi tù?
    - Thưa Đại tá, em làm gì đâu. Sau đảo chánh 1963 em bị bắt vì tội người của Ông Cậu. Một năm sau được thả ra, đói quá tham gia chỉnh lý kiếm tí tiền còm.
    - Mày quen Nguyễn Thừa Dzu không?
    - Bạn thân.
    - Nó theo đám tranh đấu. Tiểu đoàn 11/BĐQ của nó đang chiếm thị xã Đà Nẵng. Mày ra Đà Nẵng dụ nó trở về được không?
    - Em làm được.
    - Làm được, cho làm lớn. Còn không thì về lại Cục ở tù tiếp.
    - Trình Đại tá, làm được nhưng phải có điều kiện.
    - Điều kiện gì?
    - Trước khi đi Đà Nẵng, Đại tá phải cho em truy lãnh 3 năm lương. "Có thực mới vực được đạo". Bạch hóa hồ sơ, không ghi vào quân bạ. Đại tá làm được hai chuyện đó thì em đi Đà Nẵng dụ thằng Dzu. Còn không em vào tù tiếp, không đi.
    - Được.
    Tỵ nạm Cộng Sản tại Quảng Trị, 1968 Đại úy Cường đã gặp Đại úy Nguyễn Thừa Dzu. Kết quả là Đại úy Dzu rút Tiểu Đoàn 11/BĐQ ra khỏi thành phố Đà Nẵng, tránh được cuộc đổ máu không cần thiết.

    Đại úy Nguyễn Tự Cường ngay sau đó đã được Đại tá Loan bổ nhiệm làm Trưởng ty An Ninh Quân đội thị xã Đà Nẵng (1966-1975). Ông và Đại tá Loan tính tình có nhiều điểm hợp nhau. Trung Tá Nguyễn Tự Cường cũng đã theo Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đi vào miền vĩnh cửu vào tháng 12/2007 tại Nam Cali. Phần Đại úy Nguyễn Thừa Dzu, ông theo Đại Tá Loan dẹp xong vụ biến động miền Trung, về Sàigòn và được Đại tá Loan bổ nhiệm đi làm Trưởng Ty CSQG một trong những quận tại Chợ Lớn.

    Tuy vậy, súng đã nổ và đã có người chết. Khi ông Trần Minh Công tiến quân vào Chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng, ông đã phát giác có mười mấy xác chết đã sình thối trong nhà kho của chùa, và chính ông cùng nhân viên thuộc quyền đã vác những thi hài sinh thối này ra xe đem chôn.

    Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã ổn định được tình hình tại Thị xã Đà Nẵng. Ông rời Đà nẵng ra Huế tiếp tục nhiệm vụ nặng nề đầy hiểm nguy là dẹp lọan tại Huế mà chính phủ đã giao trọng trách này cho ông. Người tiếp tục ổn định tình hình an ninh trật tự tại Đà Nẵng là Quận Trưởng Cảnh sát Trần minh Công, tân Trưởng Ty CSQG thị xã Đà Nẵng, người mà Đại Tá Loan tin cậy vào tài năng, và lòng dũng cảm. Quận Trưởng Cảnh Sát Trần Minh Công không phụ lòng của Đại tá Loan, ông ta đã hoàn tất nhiệm vụ mà Đại tá Loan giao phó cho ông. Đó là một nhiệm vụ nặng nề, tiếp tục ổn định tình hình rối loạn. Chỉ một năm sau, tình hình Đà Nẵng đã hoàn toàn ổn định. Đại Tá Loan lại thuyên chuyển ông vào SàiGòn giữ chức vụ Trưởng Ty CSQG Quận II Thủ đô Sàigòn. Để rồi Mậu Thân 1968, trong 2 đợt tổng công kích của VC vào Sàigòn, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và Quận Trưởng Trần minh Công lại sát cánh cùng nhau tung lực lượng CSQG phản công ngăn chận 2 đợt tấn công của VC vào Sàigòn ngay những giờ phút đầu tiên.

    ***

    Tôi trở lại vụ Tướng Loan dẹp lọan miền Trung:
    Ngày 8/6/1966 Biệt Đoàn 222 Cảnh sát Dã chiến thuộc BTL/CSQG do Trung tá Phan Huy Sảnh chỉ huy đổ quân chiếm ty CSQG Thị xã Huế.

    Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan và bộ tham mưu hành quân dẹp lọan đến Huế vào ngày 9/6/1966. Lực lượng hành quân chiếm lại Tòa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế. Đại Tá Loan đặt BCH hành quân tại đó. Tôi trình diện Đại tá Loan nhận công tác. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông. Huế lúc bấy giờ hoàn toàn nằm trong tay Thích Trí Quang và Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam qua tên Trung Tá điệp viên Hoàng Kim Loan, Thành ủy viên Thành ủy Huế. Bọn này định biến Huế thành vùng trái độn. Chiến trường Huế đã mở. Mặt trận Tri-Thiên-Huế vừa chính trị, vừa quân sự ,sẽ cam go, nguy hiểm và đầy bất trắc đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan nhảy vào thử lửa. Dọc dãy Trường Sơn, cạnh sườn Thừa Thiên-Huế, lực lượng quân sự của Hà Nội, Sư Đoàn 324B thuộc Quân Khu Trị Thiên đang ém quân chờ đợi biến cố lớn xẩy ra tại thành phố Huế là xua đại quân bôn tập tấn công và chiếm Huế. Nếu Đại tá Nguyễn Ngọc Loan không kịp thời cứu Huế, có lẽ Huế đã mất vào tay Cộng sản mà không cần phải đợi đến Mậu Thân 1968. Tại thành phố Huế, Sư Đoàn I/BB là một trong những đơn vị tinh nhuệ nhất của QLVNCH và dưới sự chỉ huy của Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận, có thể nói một số lớn các đơn vị của Sư Đoàn này cùng với Tư Lệnh. Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận đã ly khai với chính phủ trung ương, phục vụ cho mưu đồ đen tối và mộng tranh bá đồ vương của Thích Trí Quang đang chờ đợi Đại Tá Loan. Thích Trí Quang và lực lượng tranh đấu của hắn ta còn có 4 đại đội Sinh viên Quyết Tử do tên Nguyễn Đắc Xuân SV Sư phạm Hán Việt chỉ huy. Bốn đại đội này đã được Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận đưa vào TTHL Văn Thánh của Sư Đoàn I/BB huấn luyện quân sự, và trang bị vũ khí. Bọn chúng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quân đội ly khai cũng đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan. Và các liên đoàn Công chức Phật Tử, giáo chức Phật Tử, Tiểu thương Phật Tử của các chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu cũng đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, lực lượng này khoảng vài chục ngàn nguời.

    Hai phong trào quần chúng đấu tranh do tên Trung tá Điệp viên Hoàng Kim Loan thành lập cũng đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đó là:

    - Phong trào Sinh Viên Tranh Thủ Hòa Bình do sinh viên Y Khoa Đại học Huế Tôn Thất Kỳ Chỉ huy.
    - Phong trào SV Tranh thủ Dân Chủ do sinh Luật Khoa Nguyễn Hữu Giao Chỉ huy.

    Đau lòng và nghiệt ngã nhất là những thằng con bất hiếu của Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan cũng đã nghe lời quyến rũ của Thích Trí Quang, Hoàng Kim Loan quay lại chống ông, đó là Lực Lượng CSQG Phật Tử thuộc Ty Cảnh Sát quốc Gia Thừa Thiên và Thị xã Huế. Lực lượng này gồm khoảng trên 5 ngàn Sĩ quan và Cảnh Sát viên. Con phản lại cha, theo giặc, làm lọan, thật bất hạnh cho Đại Tá Loan và lực lượng CSQG/VNCH. Và cuối cùng hai viên Tư Lệnh của Phong trào tranh đấu đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan trong trận thư hùng một còn một mất này là Thích Trí Quang và Điệp viên của Hà Nội Trung Tá Hoàng Kim Loan. Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, một anh hùng hào kiệt của binh chủng Không quân VNCH, một hiệp sĩ Kinh Kha của thời đại, đã vượt sông Gianh Bắc phạt, trong chiến dịch "Mũi Tên Lửa". Giờ đây tháng 6/1966, Kinh Kha đang trực diện với chiến trường cay nghiệt. Ông sẽ nhảy vào chiến trường này, chỉ huy trận đánh này, trận đánh sẽ còn cam go hơn khi dẫn đầu Phi Đoàn Không Quân VNCH lao mình vào đất giặc.

    Thích trí Quang và Hoàng Kim Loan đã dùng niềm tin tôn giáo của 80% dân chúng Huế để gài Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan vào chiếc bẫy sập này. Nỗi khó khăn của ông là một số lớn dân chúng Huế lúc bay giờ đã vì cuồng tín nghe theo lời Thích trí Quang, không phân biệt được lý lẽ đúng sai. Đau lòng thay, Đấng từ bi cũng đã bị hai tên này lợi dụng làm bẫy sập ngăn chận Đại Tá Loan:
    Bàn thờ Phật đã xuống đường.

    Thắng trận đánh này chưa hẳn là một vinh quang, nhưng bại trận đánh này là một báo hiệu đầu hàng sớm hơn ngày 30/4/75 của dân chúng miền Nam Việt Nam, của Chính phủ VNCH trước sự xâm lăng của Cộng Sản Hà Nội. Chính ngay bản thân ông, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, đời binh nghiệp của ông, sẽ giống như số phận của 5 tướng Thi, Nhuận, Chuân, Đính, Cao.

    Thế nhưng, thật không hổ danh anh "Sáu Lèo". Đại tá Loan đến Huế trực diện với một lực lượng phản loạn to lón và hùng hậu như vậy. O6ng thật can đảm, bình tĩnh nhảy vào chiến trường khắc nghiệt và cam go này, tung những đòn phản công lúc hư, lúc thực, y như Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo Giang Hồ của Kim Dung, nghiêng ngã thân người tung Tửu quyền chế ngự địch thủ.

    Và ông đã chế ngự được và dẹp tan đám phản lọan:

    Không có đổ máu xảy ra.
    Thu hồi Sư Đoàn I/BB lại cho quân lực. Giao Sư Đoàn I/BB cho Đại Tá Ngô Quang Trưởng Tham Mưu trưởng Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH chỉ huy và chỉnh đốn lại.
    Thâu hồi lại Huế cho chính Phủ Trung Ương từ tay Thích Trí Quang, và Trung tá Điệp viên Hà Nội Hoàng Kim Loan.
    Bắt giữ Thích Trí Quang
    Bắt giữ Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận
    Bắt giữ Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi
    Và khoảng trên một ngàn các thành phần tranh đấu chủ chốt, vừa dân sự và quân sự bị bắt đem vào Cục ANQĐ và BTL/CSQG xét sử.
    Thanh lý môn hộ và tái tổ chức gia đình CSQG tại BCH/CSQG Thừa Thiên Huế. Điều quan trọng nhất là đem lại bình yên và ổn định cho đời sống đồng bào Thừa Thiên-Huế.

    Bốn vị tướng lãnh đã chào thua với tình hình rối lọan, bỏ mặc dân chúng Huế sống trong cảnh kinh hoàng, lo sợ trong sự áp bức, khủng bố của đám Vệ binh đỏ Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ ngọc Tường, Hoàng Phủ ngọc Phan, những phần tử thân cận của Thích Trí Quang, những cơ sở nội thành nòng cốt của Thành ủy viên Việt Cộng Hoàng Kim Loan. Huế vô chính phủ, không còn luật pháp quốc gia, mà chỉ có luật rừng của đám giặc cỏ này. Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh CSQG, đã giải thoát đồng bào Huế khỏi cơn tai ương của đám giặc cỏ, tái lập lại luật pháp quốc gia, trật tự an ninh công cộng. Ngày tôi đưa ông và BTM/Hành quân của ông xuống phi trường Phú Bài về lại Sàigòn, tôi còn nhớ ông dặn tôi:
    - Mày cẩn thận lo giữ mình, bọn nó không tha mày đâu.
    - Dạ.
    - Bọn họ nói Đại tá và em là hai tên "Phản đạo" lật đổ bàn thờ Phật. Mày có buồn vì câu nói đó không? Ông nói tiếp.
    - Không Đại Tá.
    - Mình làm đúng, vì đó là bổn phận và trách nhiệm của minh. Ai muốn nói gì thì nói, để ý làm gì.

    Sau này, trong chín năm chịu trách nhiệm an ninh, tình báo, bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào, mỗi khi có biến động lớn xẩy ra tại Huế, buộc phải có những quyết định và hành động cứng rắn với những thành phần, những phong trào phá rối, tạo nguy cơ cho Huế và cho đồng bào Huế, tôi vẫn thường nhớ đến câu nói của Đại Tá Loan, như một lời nhắn nhủ của ông đối với tôi:
    "Mình phải hành động vì đó là bổn phận và trách nhiệm của mình. Ai muốn nói gì thì nói, để ý làm gì".

    Liên Thành
    Last edited by khongquan2; 11-20-2013, 04:43 PM.

  • #2
    Giới truyền thông Mỹ đã phản bội tổ quốc

    Giới truyển thông và bọn phản chiến Mỹ đã phản bội những người lính và đất nước Mỹ khi lên án tướng tư lệnh CSQG/VNCH Nguyễn Ngọc Loan đã vi phạm các công ước quốc tế về tù hàng binh khi bắn chết tên đặc công Việt Cộng Bảy Lém trên đường phố Sài Gòn trong trận đánh Tết Mậu Thân.



    Trước hết, các nhà báo Mỹ đều biết Bảy Lém là một tên khủng bố liều chết chứ không phải là một bộ đội chính quy để được hưởng các quy chế về tù binh theo các công ước quốc tế quy định (Convention relative to the Treatment of Prisoners of War. Geneva, 27 July 1929.)



    Trước đó không lâu, những kẻ tấn công liều chết như Bảy Lém mặc đồ dân thường nhưng sử dụng vũ khí của Liên Xô và Trung Cộng đã tấn công vào tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, đánh bom phá vỡ bờ tường tòa ĐS, đột nhập vào bên trong bắn chết nhiều Quân Cảnh Mỹ trước khi những tên đặc công VC này bị lính Mỹ giết sạch trong khuôn viên tòa Đại sứ.

    Nếu có một tên đặc công VC mặc thường phục nào bị bắn chết ngoài tòa Đại sứ, liệu giới truyền thông Mỹ có rêu rao là Quân Cảnh Mỹ đã bắn chết thường dân Việt Nam ngay trên đường phố Sài Gòn?










    _ Trong khi đó, tướng Nguyễn Ngọc Loan đang phải mặc giáp, mang súng trực tiếp chiến đấu trên đường phố Sài Gòn.



    Ông đã cho lực lượng CSQG tăng cường bảo vệ tòa Đại sứ Mỹ cũng như các cơ quan ngoại giao các nước tại Sài Gòn.

    Chỉ có lực lượng CSQG võ trang mới có thể đột nhập và chiếm giữ những tòa cao ốc thuộc sở hửu của thường dân ở chung quanh tòa Đại sứ Mỹ và các cơ sở ngoại giao các nước đóng tại thủ đô Sài Gòn. Nếu các đội đặc công mặc thường phục chiếm giữ các cao ốc này, chúng có thể nã những trận mưa pháo B-40 và B-41 vào các tòa Đại sứ mà không gặp trở ngại. MP và TQLC Mỹ không thể phản công vào các khu dân cư này nếu không muốn giới truyền thông và bọn phản chiến Mỹ rêu rao rằng "... một vụ Mỹ Lai khác đang diễn ra tại thủ đô Sài Gòn"?



    Tên khủng bố liều chết Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lém bị bắt tại trận sau khi toán biệt động thành cùa y đã tấn công vào một trại gia binh và tàn sát cả nhà vị sĩ quan đã giải ngủ là trung tá Nguyễn Tuấn gồm cả mẹ già và con thơ tất cả là 8 người.



    Bảy Lém sau đó đã bị Tướng Loan đích thân xử tử công khai trên đường phố Sài Gòn với sự có mặt của các phóng viên báo chí trong và ngoài nước. Đây không phải là một hành động trả thù, nhưng là một chiến thuật chống khủng bố. Vì nếu không bắn bỏ ngay lập tức tên cầm đầu toán khủng bố là Bảy Lém, thì các đồng đội của y sẽ ngay lập tức bắt cóc những gia đình thường dân vô tội làm con tin để trao đổi. Như thế máu sẽ đổ nhiều hơn... và tướng Loan không còn cách chọn lựa nào khác.

    Trong clip phim tài liệu dưới đây cho thấy một nhân viên công lực sẵn sàng bắn hạ một người mặc thường phục nếu y cố tình xâm phạm vào khu vực trách nhiệm của người cảnh sát này.
    http://www.youtube.com/watch?v=q1vJqTN-qVI

    Sau này, lịch sử nước Mỹ đã ghi nhận: Ngày 3 tháng 5 năm 2011, tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho Biệt kích Mỹ "đột nhập vào lãnh thổ Pakistan, bắt giữ, hạ sát và thủ tiêu xác chết của trùm khủng bố Bin Laden..."

    Hoạt động quân sự này có phù hợp với các công pháp quốc tế về chiến tranh không? Phải chăng tổng thống Mỹ Obama đã học "chiến thuật chống khủng bố" này từ thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan của Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa trong vụ xử bắn tên đội trưởng khủng bố liều chết Nguyễn Văn Lém?





    (Nguồn: http://edition.cnn.com/2011/WORLD/as...in.laden.raid/. How U.S. forces killed Osama bin Laden)

    Vụ xử bắn này cũng là thông điệp của chính phủ VNCH gửi cho toàn thế giới là sẽ không có một sự thỏa hiệp nào với quân khủng bố Việt Cộng vì những hoạt động tấn công vào các khu dân cư trong thành phố đã giết chết nhiều thường dân vô tội:















    Lịch sử nước Mỹ và những người còn biết tôn trọng sự thât chắc chắn sẽ phải hổ thẹn khi nhắc đến một người lính QLVNCH là thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, một con người chính trực đã bị bọn chính khách lưu manh láu cá chó của nước Mỹ bôi bác thanh danh để quân đội Mỹ có cớ rút chân ra khỏi vũng lầy Việt Nam...

    God shaves them all.
    ------------------------
    Tham khảo:
    https://www.flickr.com/photos/134764.../sets/?&page=2
    http://www.vietthuc.org/2013/02/21/s...-man-cua-csvn/
    http://chauxuannguyen.org/2013/10/17...-cua-cong-san/
    Last edited by TH-72G; 11-23-2013, 01:58 AM.

    Comment


    • #3
      Người Anh Hùng Thiếu Tướng KQ Nguyễn Ngọc Loan


      Người Anh Hùng Thiếu Tướng KQ Nguyễn Ngọc Loan
      Liên Thành

      Huế sau 26 ngày kinh hoàng đã có một số người Huế bỏ Huế mà đi, thế nhưng, có một người, mặc dầu thân sinh là người Bắc, nhưng ông ta lại được sinh ra tại Huế, lớn lên tại Huế, rời khỏi Huế từ độ quê hương chìm đắm trong binh lửa, nhưng mỗi khi Huế gặp nạn, dân Huế gặp khổ đau, thì ông lại trở về Huế với tấm chân tình và tình yêu của người con xứ Huế, thiết tha cứu Huế và chia sẻ bất hạnh với đồng bào Huế.

      Sáng hôm nay, ngồi viết những dòng này về ông mà lòng không nén được nỗi xúc động tưởng nhớ đến ông, người anh cả trong lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.

      Không những riêng tôi, mà một số lớn anh em đồng đội trong lực lượng CSQG đều thương tiếc và kính trọng ông.
      Hùm chết để da, người ta chết để tiếng, tiếng tốt và tiếng xấu. Bây giờ ông đã khuất, không còn trong cuộc đời phiền muộn này nữa, nhưng ông đã để lại tiếng tốt muôn đời, để lại sự kính trọng và lòng biết ơn của rất nhiều người dân Huế.
      Ông chính là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Lực Lượng CSQG (1966- tháng 5/1968).

      Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11-12-1930 tại Huế. Tốt nghiệp khóa 1 trường Võ Khoa Thủ Đức năm 1952.
      1953 Thiếu Tướng Loan thụ huấn khóa phi công tại trường Không Quân Salon de Provencce tại Pháp, tốt nghiệp với bằng Kỹ Sư Hàng Không. Ông là một trong những phi công lái khu trục cơ đầu tiên của VNCH.

      1960 ông giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 2 Quan Sát tại Nha Trang.
      1964, vinh thăng Đại Tá, Tư Lệnh Phó Không Quân VNCH.

      Ngày 11-2-1965, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã dẫn đầu những phi đoàn A1 Skyraider vượt vĩ tuyến 17, oanh tạc miền Bắc Việt Nam, trong chiến dịch Mũi Tên Lửa (Flamming Dart).

      Chưa bao giờ trong cuộc chiến đầy bi thảm của quê hương mà lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống cộng sản của dân quân Trị Thiên lại lên cao đến như vậy. Dân chúng, học sinh, sinh viên Huế đã tổ chức biểu tình lớn để hoan hô, vinh danh những người hùng Không Lực VNCH, những Kinh Kha của thời đại, đã vượt sông Gianh xông vào đất địch. Những tên tuổi Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan, Phạm Phú Quốc, lúc đó đã được đồng bào hết lòng trân quý.

      Tôi bấy giờ chỉ là viên sĩ quan trẻ cấp Thiếu úy, biết được tên ông vì danh tiếng đó

      Sau cuộc hành quân Mũi Tên Lửa 11-2-65, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan được bổ nhiệm về làm Tổng Giám Đốc CSQG, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, Giám đốc Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.

      Tháng 3/1966 Miền Trung Huế dậy sóng. Biến động lớn xảy ra chỉ vì tham vọng điên cuồng, bất chấp vận mệnh quốc gia dân tộc, say mê quyền lực của Thích Trí Quang, một kẻ khát khao giấc mộng làm “quốc trưởng”, “quốc phụ”. Sau khi phá đổ được thể chế đệ nhất Cộng Hòa, qua phong trào Phật giáo tranh đấu biểu tình làm tê liệt chính quyền, dẫn đến cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963, say men chiến thắng, ngỡ mình là anh hùng cái thế, Trí Quang liên tiếp khống chế chính quyền trung ương bằng các cuộc biểu tình kêu gọi chống đàn áp Phật giáo gây bất ổn chính trị cho đất nước. Với sự nhượng bộ của Mỹ, Trí Quang liên tục thay đổi điều hành các “triều đại” theo ý hắn ta, qua quyền lực đen của các cuộc biểu tình lên đường xuống đường của Phật tử tranh đấu. Từ “triều đại” Dương văn Minh, đến “triều đại” Nguyễn Khánh, đến “triều đại” Khánh –Minh - Khiêm, đến “triều đại” Trần Văn Hương, đến “triều đại” Phan Huy Quát. Rồi đến thời gian đầu của chính quyền hai tướng Thiệu-Kỳ, tất cả đều bị Trí Quang thao túng, xếp đặt nhân sự. Ngay cả chính y đã đề nghị Cabot Lodge phế bỏ tưởng Nguyễn Cao Kỳ để rồi chính tay hắn đưa ông Kỳ lên. Hành động này là gì nếu không phải là muốn thị oai mình là “quốc phụ”? Đến khi hành động của y vượt quá sự chịu đựng của chính quyền Johnson và Miền Nam trên bờ vực thẳm, cộng sản lăm le thôn tính, các tướng lãnh phẫn nộ, thì Henry Cabot Lodge mới không nghe lời và chiều chuộng Trí Quang thêm nữa. Bị phía Cabot Lodge từ chối không ủng hộ, từ Sài Gòn, Trí Quang bay ra Huế mưu đồ đại sự lần nữa. Với sự giúp sức và bày mưu tính kế của cộng sản Hà Nội, qua bàn tay điệp viên Hoàng Kim Loan, Trí Quang đã tạo nên “Biến Động Miền Trung”. Thích Trí Quang, hắn là ai? Hắn là một kẻ lừa bịp, mượn chiếc áo nâu sồng để đi buôn chính trị, một cán bộ cộng sản nằm vùng quá lâu trong Phật giáo. Trí Quang cùng với đám cơ sở Việt Cộng như, Đôn Hậu, Chánh Trực, Thiện Siêu, Nguyễn Khắc Từ, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Duy Nhân, Hoàng Phủ Ngọc Phan…v…v…, dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ, chỉ đạo và giật dây của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, qua tên Trung Tá điệp viên Hoàng Kim Loan, bọn chúng mưu đồ biến Miền Trung thành một vùng trái độn, và quyết tâm biến cố đô Huế thành thủ đô của đám MTGP Miền Nam.

      Cuộc biến động xảy ra từ tháng 3/1966 kéo dài trong 100 ngày. Tình hình rối loạn nặng nề từng giờ, từng ngày. Công sở của chính quyền bị đám phản loạn chiếm giữ. Cơ sở ngoại giao đoàn bị đốt phá. Quân đội, công chức, cảnh sát, ngả theo đám tranh đấu. Thành phố không còn chính quyền không còn luật pháp quốc gia. Đám tranh đấu muốn vu khống, muốn đánh đập, muốn bắt bớ, muốn giết ai tùy thích. Dân chúng Huế kinh hãi hỗn loạn. Đời sống mỗi ngày mỗi cạn kiệt vì thiếu cung cấp của thị truờng như thường nhật. Huế sống trong tuyệt vọng hoang mang nhìn tương lai vô định.

      Chính phủ trung ương liên tục cử ra bốn vị Tướng với chức Tư Lệnh Quân Đoàn để ổn định tình hình miền Trung, nhưng tình hình thì mỗi ngày một rối loạn thêm. Bốn Tướng đã bó tay đầu hàng. Từ Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, mà đã ngả theo Thích Trí Quang chống lại chính phủ trung ương đến Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân đến Trung Tướng Tôn Thất Đính, tất cả thể hiện sự bất tài bất lực. Tướng Tôn Thất Đính sợ hãi Trí Quang và phong trào tranh đấu, chạy trốn vào BTL/Sư đoàn TQLC Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, rồi cuối cùng đến Thiếu Tướng Huỳnh văn Cao. Thiếu Tướng Cao đã bị viên Trung Úy Sư Đoàn I BB ly khai Nguyễn Đại Thức bắn, cũng may ông không bị trúng đạn, và cuối cùng, Tướng Cao cũng trốn luôn vào BTL/TQLC Hoa Kỳ tại Đà Nẵng.

      Tình hình rối loạn và gần như tuyệt vọng tại Miền Trung sau khi bốn Tướng đã bỏ chạy.

      Trước sự thất bại của bốn Tướng Thi, Chuân, Đính, Hai, tình hình Miền Trung ngày càng tồi tệ, chính phủ Trung ương quyết định chọn Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc CSQG ra tay. Vị Đại Tá người con xứ Huế đã hoàn thành vẻ vang sứ mạng tái lập an ninh lãnh thổ và ổn định cuộc sống cho đồng bào toàn vùng Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng mà bốn vị tướng trước ông đã thất bại.

      Nói sao cho hết công ơn của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đối với đất nước và đặc biệt là đối với người dân xứ Huế. Không có ông, Huế đã mất vào tay bọn cộng sản năm 1966 qua bàn tay của phong trào sinh viên tranh đấu, Phật tử tranh đấu, bàn thờ Phật xuống đường.

      Với một bản năng mạnh mẽ và một khả năng chỉ huy lãnh đạo thiên phú, thông minh về chính trị, biết chiêu hiền đãi sĩ, một tâm hồn bao dung trong tình nghĩa huynh đệ chi binh, một tấm lòng thương dân như con, tất cả vì dân vì nước, ông đã dẹp tan Phản Loạn Miền Trung, bắt nhốt Thích Trí Quang và một đám cộng sản nằm vùng.

      Đánh giá lại lịch sử, đã có nhiều ngộ nhận cho rằng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã dẹp được phong trào bàn thờ Phật xuống đường, điều này hoàn toàn sai.

      Tại Đà Nẵng, ông chiêu dụ tiểu đoàn BĐQ của Thiếu Tá Nguyễn Thừa Du bằng cách đại xá cho Đại Úy Nguyễn Tự Cường đang ở trong tù để Đại Úy Cường đi thương thuyết với Thiếu Tá Du, nhờ vậy mà tránh biết bao nhiêu máu đổ giữa các binh chủng tinh nhuệ của QLVNCH là Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến chống lại Tiểu Đoàn Biệt Động Quân và Trung Đoàn 56 BB đang đóng tại Đà Nẵng. Nếu sự việc này xảy ra, thì trang quân sử VNCH chắc hẳn sẽ đau đớn lắm và thậm chí có thể là ô nhục.

      Cảm ơn Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, một vị anh cả đáng kính trong QLVNCH.

      Còn việc chính phủ trung ương chọn Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, bạn của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ ra dẹp loạn, đâu có nghĩa là ông Kỳ có công dẹp loạn Miền Trung?

      Xin trả lại công đạo cho người anh hùng Biến Động miền Trung: dẹp bàn thờ Phật xuống đường, giải thoát dân chúng Miền Trung khỏi tay bọn Trí Quang tranh đấu, tái lập giao thông Quốc Lộ I và giao thông địa phương, tái lập trật tự xã hội, ổn định đời sống đồng bào Miền Trung, xin vinh danh cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan.

      Theo Đại Tá Trần Minh Công, Viện Trưởng Học Viện CSQG/ VNCH lúc đó là một sĩ quan trẻ của LL/CSQG đi cùng với Đại Tá Loan ra Đà Nẵng, thì lực lực lượng của Bộ Chỉ Huy /hành quân dẹp loạn của Đại Tá Loan gồm có Chiến Đoàn TQLC/VNCH, được tăng phái thêm một tiểu đoàn Nhảy Dù/VNCH. Lực lượng hành quân được không vận ra phi trường Đà Nẵng đã phải ở trong phi trường mất hai ngày mà không thể tung quân ra được. Đại Tá Loan muốn tránh một cuộc đổ máu xảy ra. Bởi lẽ, Trung đoàn 56 Bộ Binh/VNCH ly khai đang bố trí và sẵn sàng tấn công lực lượng của Đại Tá Loan. Ngoài ra còn có một tiểu đoàn BĐQ của Thiếu Tá Nguyễn Thừa Du cũng đã hợp tác với lực lượng tranh đấu tại Đà Nẵng.

      Thiếu Tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, đã bay ra Đà Nẵng họp cùng Đại Tá Loan. Thiếu Tướng Kỳ có ý định cho chiến đấu cơ của Không Quân VNCH cất cánh nhắm BCH của Trung Đoàn 56 BB ly khai chỉ với mục đích cảnh cáo, nhưng gặp ngay phản ứng về phía Chính Phủ Hoa Kỳ. Tư lệnh lực lượng TQLC/Hoa Kỳ tại Đà Nẵng, Trung Tướng Tướng Walt đã gởi một thông điệp cho Thiếu Tướng Kỳ:

      “Nếu chiến đấu cơ của KQ/VNCH cất cánh, ông ta sẽ cho chiến đấu cơ Hoa Kỳ ngăn chận, bắn hạ ngay”.

      Được hỏi lý do tại sao, Theo Đại Tá Trần Minh Công, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan cho rằng có lẽ Hoa Kỳ đã buộc Chính Phủ VNCH phải chấp nhận một số điều kiện nào đó của họ, thì họ mới chịu để yên cho Chính Phủ VNCH dẹp đám phản loạn Thích Trí Quang. Và kết luận cay đắng của Đại Tá Trần Minh Công về việc này: “Thật tình không hiểu nỗi, đây là đồng minh kiểu gì”.

      Cũng theo Đại Tá Trần Minh Công, lúc bấy giờ tình hình tại Đà Nẵng rất căng, rất nguy hiểm, và đầy bất trắc. Có thể đánh nhau lớn trong thành phố Đà Nẵng giữa lực lượng hành quân dẹp loạn của Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan gồm Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù VNCH, và quân đội ly khai gồm có Trung Đoàn 56 BB, tiểu đoàn Biệt Động Quân của Thiếu Tá Nguyễn Thừa Du, cộng với đám tranh đấu ô hợp nhưng vô cùng sắt máu cuồng tín mà đại đa số là cơ sở Việt Cộng, thuộc 2 đại đội sinh viên Phật tử Quyết Tử, do chính sinh viên Nguyễn Đắc Xuân chỉ huy, chúng từ Huế vào tăng cuờng cho lực lượng tranh đấu tại chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng. Bọn sinh viên Phật tử Quyết Tử này đã được trang bị vũ khí.

      Để tránh việc đổ máu do phe mình đánh phe ta, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã dùng những người bạn thân của Thiếu Tá Nguyễn Thừa Du, bí mật tiếp xúc và chiêu dụ Thiếu Tá Du trở lại với chính phủ. BĐQ là một trong những binh chủng thiện chiến nhất của QLVNCH, tiểu đoàn Biệt Động Quân của Thiếu Tá Du lại đang chiếm giữ thành phố Đà Nẵng, không chiêu dụ được tiểu đoàn này thì rất có thể Đà Nẵng sẽ bị nhuộm đỏ máu. Người phụ trách công tác chiêu dụ Thiếu Tá Nguyễn Thừa Du là Đại Úy Nguyễn Tự Cường.

      Đại Úy Nguyễn Tự Cường xuất thân Khóa 7 Võ bị Đà Lạt. Ông là chuyên viên tình báo, phụ trách tình báo hải ngoại vùng bắc Lào. Sau đảo chánh 1963, ông bị bắt giữ và giam tại Cục An Ninh Quân Đội.
      Theo lời ông kể lại với tôi:

      “Sau đảo chánh 1963, anh bị bắt vì bị cho là người của Cậu Cẩn. Tù một năm được thả ra, đói quá, mấy thằng Mỹ trả tiền và xúi dại anh tham gia đảo chánh chỉnh lý lung tung, lại bị An Ninh Quân Đội bắt nữa, lần này bị giam gần 2 năm.”

      “Đang trong tù thì cửa tù mở, dẫn đi trình diện ông “Sáu Lèo”. Anh đâu biết “Sáu Lèo’’ là ai, hỏi viên sĩ quan đi theo thì mới biết “Sáu Lèo’’ là Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội và cuộc gặp mặt với anh “Sáu Lèo’’ xẩy ra như sau:
      - Đ… Cụ anh, làm cái gì mà tham gia đảo chánh lung tung để phải ngồi tù?
      - Thưa Đại Tá, em có làm gì đâu, sau đảo chánh 1963 em bị bắt vì tội người của Ông Cậu. Một năm sau được thả ra, đói quá tham gia chỉnh lý kiếm tí tiền còm.
      - Mầy quen Nguyễn Thừa Du không?
      - Bạn thân.
      - Nó theo đám tranh đấu, tiểu đoàn BĐQ của nó đang chiếm thị xã Đà Nẵng. Mày ra Đà Nẵng dụ nó trở về được không?
      - Em làm được.
      - Làm được, cho làm lớn, còn không về lại Cục ở tù tiếp.
      - Trình Đại Tá, làm được nhưng phải có điều kiện.
      - Điều kiện gì?
      - Trước khi đi Đà Nẵng, Đại Tá phải cho em truy lãnh 3 năm lương. ‘’Có thực mới vực được đạo’’, bạch hóa hồ sơ không ghi vào quân bạ. Đại Tá làm được hai chuyện đó thì em đi Đà Nẵng dụ thằng Du, còn không em vào tù tiếp, không đi.
      - Được!”


      Và như thế, Đại Úy Cường đã gặp Thiếu Tá Nguyễn Thừa Du, và kết quả là Thiếu Tá Du rút Tiểu Đoàn BĐQ ra khỏi thành phố Đà Nẵng, tránh được việc nồi da xáo thịt giữa lính VNCH với lính VNCH.

      Đại Úy Nguyễn Tự Cường ngay sau đó đã được Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan bổ nhiệm làm Trưởng Ty An Ninh Quân Đội thị xã Đà Nẵng (1966-1975), Ông và Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan tính tình có nhiều điểm hợp nhau.

      Trung Tá Nguyễn Tự Cường nay cũng đã theo Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan về cõi vĩnh hằng. Ông đã mất vào tháng 12/2007 tại Nam Cali.

      Phần Thiếu Tá Nguyễn Thừa Du, ông theo Đại Tá Loan dẹp xong vụ biến động miền Trung về Sàigòn và được Đại Tá Loan bổ nhiệm đi làm Trưởng Ty CSQG một trong những quận tại Chợ Lớn.

      Dù vậy, súng cũng đã nổ, và đã có người chết. Khi Đại Tá Trần Minh Công tiến quân vào Chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng, ông đã tìm thấy có mười mấy xác chết đã sình thối trong nhà kho của chùa, và chính ông cho lệnh nhân viên thuộc quyền đưa những thi hài sình thối này ra xe để đi chôn.

      Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã ổn định được tình hình tại thị xã Đà Nẵng. Sau đó ông rời Đà Nẵng ra Huế, tiếp tục nhiệm vụ nặng nề đầy hiểm nguy mà chính phủ đã đặt lên vai ông đó là dẹp loạn tại Huế.

      Còn người tiếp tục ổn định tình hình an ninh trật tự tại Đà Nẵng là Quận Trưởng Cảnh Sát Trần Minh Công, tân Trưởng Ty CSQG thị xã Đà Nẵng, người mà Đại Tá Loan tin cậy vào tài năng, và lòng can đảm. Tân Trưởng Ty Cảnh Sát Trần Minh Công không phụ lòng của Đại Tá Loan, ông ta đã hoàn tất nhiệm vụ mà Đại Tá Loan giao phó, một nhiệm vụ nặng nề: tiếp tục ổn định tình hình rối loạn.

      Chỉ một năm sau, 1967, tình hình Đà Nẵng đã hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát, Đại Tá Loan lại thuyên chuyển ông vào SàiGòn giữ chức vụ Trưởng Ty CSQG Quận II, thành phố Sàigòn. Mậu Thân 1968, trong 2 đợt tổng công kích của Việt Cộng vào Thủ đô Sàigòn, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và Quận Trưởng Trần Minh Công cặp song kiếm này lại sát cánh cùng nhau, tung lực lượng CSQG phản công ngăn chận 2 đợt tấn công của VC vào Sàigòn ngay những giờ phút đầu tiên.

      Tôi trở lại vụ Tướng Loan dẹp loạn Miền Trung:

      Ngày 8/6/1966 Biệt Đoàn 222 Cảnh Sát Dã Chiến thuộc BTL/CSQG, do Trung Tá Phan Huy Sảnh chỉ huy, đổ quân chiếm ty CSQG Thị xã Huế.

      Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan và bộ tham mưu hành quân dẹp loạn đến Huế vào ngày 9/6/1966. Lực lượng hành quân chiếm lại Tòa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế. Đại Tá Loan đặt BCH hành quân tại đó. Tôi trình diện Đại Tá Loan nhận công tác. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông, và cũng chính là cơ duyên đưa đẩy tôi từ quân đội sang ngành tình báo cảnh sát.

      Huế lúc bấy giờ hoàn toàn nằm trong tay Thích Trí Quang và Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, qua tên Trung Tá điệp viên Hoàng Kim Loan, thành ủy viên Thành ủy Huế. Chúng định biến Huế thành vùng trái độn làm thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

      Chiến trường Huế đã mở. Mặt trận Trị-Thiên-Huế, vừa chính trị vùa quân sự sẽ rất cam go nguy hiểm và đầy bất trắc. Tất cả đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan nhảy vào thử lửa, thử tài.

      Dọc dãy Trường Sơn, cạnh sườn Thừa Thiên-Huế, lực luợng quân sự của Hà Nội, Sư Đoàn 324B, thuộc Quân Khu Trị Thiên đang ém quân chờ đợi biến cố lớn xảy ra tại thành phố Huế, khi Thích Trí Quang đại thắng là sẽ xua đại quân bôn tập tấn công chiếm Huế ngay lập tức

      Nếu Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan không kịp thời cứu Huế, có lẽ Huế đã mất vào tay Cộng sản năm 1966 mà không cần phải đợi đến Mậu Thân 1968.

      Tại thành phố Huế, Sư Đoàn I Bộ Binh là một trong những đơn vị tinh nhuệ nhất của QLVNCH, dưới sự chỉ huy của Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận. Có thể nói rằng một số lớn các đơn vị của Sư Đoàn này cùng với tư lệnh của mình Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận, ly khai với chính phủ trung ương mà phục vụ cho Trí Quang. Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận đã bất chấp quân pháp và luật pháp quốc gia, đem quân đội để phục vụ cho một tên Việt Cộng đại bịp đem giang sơn và lý tuởng tự do đặt dưới giấc mộng tranh bá đồ vương của riêng hắn. “Quốc Phụ” Thích Trí Quang đang chờ đợi Đại Tá Loan.

      Thích Trí Quang và lực lượng tranh đấu của hắn ta gồm có bốn đại đội Sinh viên Quyết Tử do tên Nguyễn Đắc Xuân, sinh viên sư phạm Hán Việt chỉ huy. Bốn đại đội này đã được Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận đưa vào Trung Tâm Huấn Luyện Văn Thánh của Sư Đoàn I.BB huấn luyện quân sự, trang bị vũ khí. Hành động này của Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận là một hành động có thể nói là phản loạn, quả là một vết nhơ cho danh dự của ông. Bọn giặc tranh đấu này khi có vũ khí trong tay và được huấn luyện quân sự, chúng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quân đội ly khai mà cũng đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan.


      Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan & Thích trí Quang (bên trái của tên che dù)

      Với chiếc áo cà sa Phật giáo, với chức vị Thượng Tọa, Thích Trí Quang đã mù quáng hóa các liên đoàn “Sinh Viên Học Sinh Phật tử”, “Quân Nhân Phật tử” “Cảnh Sát Phật tử” “Công Chức Phật tử”, “Giáo Chức Phật tử”, “Tiểu Thương Phật tử” của các chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu, có thể nói rằng thời kỳ đó là “nhà nhà Phật tử, người người Phật tử” đâu đâu cũng dùng nhãn hiệu Phật tử. Lực lượng khoảng vài chục ngàn người này theo lệnh của Thích Trí Quang cũng đang chờ đợi Đại Tá Loan.

      Hai phong trào quần chúng đấu tranh do tên Trung Tá điệp viên Hoàng Kim Loan thành lập cũng đang chờ đợi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan. Đó là Phong trào Sinh Viên Tranh Thủ Hòa Bình do sinh viên Y Khoa Đại Học Huế Tôn Thất Kỳ chỉ huy và phong trào Sinh Viên Tranh Thủ Dân Chủ do sinh viên Luật Khoa Nguyễn Hữu Giao chỉ huy.

      Đau lòng nhất là những thằng con bất hiếu của Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đó là Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia Phật tử thuộc Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên và Thị xã Huế. Lực lượng này gồm khoảng trên năm ngàn sĩ quan và cảnh sát. Chúng đã nghe lời quyến rũ của kẻ nội thù và ngoại thù bất lương Việt Cộng Thích Trí Quang, Việt Cộng Hoàng Kim Loan, quay lại chống ông tư lệnh của mình. Con phản lại cha, đệ tử phản thầy theo giặc làm loạn. Thật là đại bất hạnh cho Đại Tá Loan và lực lượng CSQG/VNCH.

      Và sau rốt là đại bất hạnh cho đất nước khi có những binh đoàn Chủ Lực Quân và lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia lại theo giặc quay lại chống chính phủ trung ương, không kể gì quân pháp quốc pháp. Khi hồi tưởng lại giai đoạn này của đất nước chúng ta không khỏi tức giận những kẻ chỉ biết đặt quyền lợi cá nhân mình lên trên vận mạng đất nước như Tướng Nguyễn Chánh Thi, Phan Xuân Nhuận và không khỏi bùi ngùi thương tiếc những vì tướng suốt đời chỉ biết quyền lợi đất nước đó là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan.

      Xin trở lại với hai viên Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Phong trào tranh đấu, đó là Thích Trí Quang và điệp viên Hà Nội Hoàng Kim Loan. Điểm những thành tích của Thích Trí Quang như sau: làm nên 3 “đại sự”.

      - Thứ nhất: làm sụp đổ nền đệ nhất cộng hòa dựa vào các thế lực của Phật giáo Ấn Quang qua các phong trào gọi là xuống đường chống “Phật giáo bị bách hại”.

      - Thứ hai: khống chế thao túng một loạt các chính quyền sau đó: giai đoạn cuối 1963 đến gần cuối 1966.

      - Thứ ba trực tiếp cùng với điệp viên cộng sản Hoàng Kim Loan điều hành tất cả các biến động miền trung, một khủng hoảng an ninh chính trị trầm trọng cũng dựa vào thế lực Phật giáo Ấn Quang, kéo dài từ sau ngày lật đổ và thảm sát Tổng Tống Ngô Đình Diệm và các bào đệ Ngô Đinh Nhu, Ngô Đình Cẩn cho đến cuối 1966.

      Với 3 thành tích “lẫy lừng” như thế, rõ ràng Tướng Loan đang đối đầu với một địch thủ, mà căn cứ theo “thành tích” và sức mạnh, thì rõ ràng là hơn ông nhiều. Cho nên, quả là nói không ngoa, trận thư hùng hứa hẹn một mất một còn, không những mất còn đối với tuớng Loan, mà còn mất còn ngay cả đối với vận mệnh Miền Nam bấy giờ.

      Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, một anh hùng hào kiệt của binh chủng Không quân VNCH, một Kinh Kha của thời đại, đã từng vượt sông Gianh Bắc phạt trong chiến dịch ‘Mũi Tên Lửa’. Giờ đây tháng 6/1966, Kinh Kha đang trực diện với một giai đoạn cay đắng và nguy hiểm của lịch sử. Đó là ông phải nhảy vào một chiến trường mà trong đó đầy dẫy những người con Huế như ông nhưng lại lại dùng cái vỏ tôn giáo để nối giáo cho giặc, giết hại thường dân vô tội Huế, những kẻ mượn áo tu hành để mưu cầu quyền lực chính trị. Trận đánh “Phong Trào Phật giáo Tranh Đấu” có lẽ gian nan và khó khăn hơn nhiều so với việc dẫn đầu Phi Đoàn Không Quân VNCH lao mình vào đất địch.

      Thích Trí Quang và Hoàng Kim Loan đã dùng niềm tin tôn giáo của 80% dân chúng Huế để gài Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan vào chiếc bẫy rập nguy hiểm mà không ai muốn dính líu tới đó là chiếc bẫy tôn giáo. Khó khăn lớn nhất của ông là một số lớn dân chúng Huế lúc bấy giờ vì quá cuồng tín mà đã không phân biệt được lý lẽ đúng sai, chỉ biết quý thầy như Thích Trí Quang Thích Đôn Hậu là cao cả trên hết.

      Hai tên Thích Trí Quang và Hoàng Kim Loan chúng không chừa một thủ đoạn đê hèn nào, cái gì chúng cũng dùng nhãn hiệu Phật giáo. Ngay cả đấng từ bi cũng đã bị hai tên này lấy ra sử dụng, đó là chúng đã đem bàn thờ Phật xuống đường.

      Thắng trận này chưa hẳn là một vinh quang, nhưng nếu thất bại thì đó là một yếu tố chắc chắn dẫn đến đầu hàng sớm hơn ngày 30/4/75 của dân chúng và chính phủ miền Nam Việt Nam. Và ngay chính bản thân ông, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, đời binh nghiệp của ông cũng sẽ giống như số phận của 5 Tướng Thi, Nhuận, Chuân, Đính, Cao.

      Thế nhưng, thật không hổ danh anh “Sáu Lèo”. Đại Tá Loan đến Huế để đối đầu với một lực lượng phản loạn to lớn, hùng hậu và nguy hiểm còn hơn Việt Cộng chính hiệu, vì chúng cũng bổn cũ soạn lại đó là núp bóng chùa chiền sử dụng chiêu bài đàn áp Phật giáo mà đã lật đổ được cả một chính thể cộng hòa. Chiêu bài đàn áp Phật giáo là một chiêu rất cũ, được sử dụng từ năm 1963 nhưng luôn hiệu nghiệm ngay cả đến hôm nay, vì sự mù quáng thái quá của các tín đồ, hoành hành bên cạnh sự trùm chăn của một số chính trị gia cũng như các viên chức chính quyền muốn được an thân và an vị. Tính nguy hiểm của cuộc chiến “tôn giáo” này đó là nó mang tính nhạy cảm của một sự việc mà dễ đưa đến mầm mống khiêu khích đối đầu với Phật giáo, mà sức mạnh của nó đã được khẳng định qua việc làm sụp đổ chính quyền đệ nhất cộng hòa và làm suy yếu các chính quyền kế tiếp. Điều này được thực hiện theo kế hoạch rất chu đáo mà Hà Nội đã dự tính, qua bàn tay khao khát quyền lực của Trí Quang, nhóm “sư” cộng sản nằm vùng trá hình khác như Thích Thiện Siêu, Thích Chánh Trực, Thích Như Ý và sự điều động giật dây rất tài tình của điệp viên Hoàng Kim Loan.

      Can đảm, bình tĩnh nhảy vào chiến trường cam go đầy cạm bẫy, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã chứng tỏ tư chất thiên phú của một nhà lãnh đạo tài ba: mạnh mẽ, thông minh khéo léo, tung những đòn phản công lúc hư lúc thực, cuối cùng ông đã chế ngự và dẹp tan được đám phản loạn mà không có đổ máu xảy ra, những thắng lợi quan trọng mà ông đã đạt được trong cuộc chiến này như sau:

      - Thu hồi Sư Đoàn I. BB lại cho quân lực VNCH. Giao Sư Đoàn I Bộ Binh lại cho Đại Tá Ngô Quang Trưởng, Tham Mưu trưởng Sư Đoàn Nhảy Dù VNCH chỉ huy và chỉnh đốn lại.
      - Thu hồi lại Huế cho chính Phủ Trung Ương từ tay Thích Trí Quang và Trung Tá điệp viên Hà Nội Hoàng Kim Loan.
      - Bắt giữ thủ phạm chính Thích Trí Quang.
      - Bắt giữ Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận.
      - Bắt giữ Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi.
      - Và khoảng trên một ngàn các thành phần tranh đấu chủ chốt vừa dân sự và quân sự bị bắt đem vào Cục An Ninh Quân Đội và BTL/CSQG xét xử.
      - Thanh lý môn hộ và tái tổ chức gia đình CSQG tại BCH/CSQG Thừa Thiên Huế.
      - Sự khéo léo tuyệt vời và tài tình nhất của ông đó dẹp tan đám phản loạn mà không có đổ máu.

      Và điều quan trọng nhất là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã đem lại bình yên và ổn định cho đời sống đồng bào Thừa Thiên-Huế sau những tháng ngày triền miên bị tê liệt bởi biểu tình tranh đấu và bàn thờ Phật xuống đường.

      Trước ông, bốn vị Tướng lãnh đã hoàn toàn thất bại với tình hình rối loạn ngày càng trầm trọng mà nếu không dập tắt được thì hậu quả là có thể dẫn tới mất luôn Miền Nam. Họ đã bó tay rồi bỏ mặc dân chúng Huế sống trong cảnh kinh hoàng lo sợ căng thẳng từng ngày. Huế sống dưới sự trấn áp, đe dọa, khủng bố của đám vệ binh đỏ là những phần tử thân cận dày đặc của Thích Trí Quang, những cơ sở nội thành nòng cốt của thành ủy viên Việt Cộng Hoàng Kim Loan. Huế trước khi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đến là một Huế vô chính phủ, không còn luật pháp quốc gia, Huế bại liệt trong luật rừng của đám giặc cỏ này.

      Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh CSQG, ông đã giải thoát đồng bào Huế khỏi cơn tai ương của đám thổ phỉ nằm vùng, tái lập lại luật pháp quốc gia, an ninh và trật tự công cộng.

      Ngày tôi đưa ông và Bộ Tham Mưu /Hành quân của ông xuống phi trường Phú Bài về lại Sàigòn, tôi còn nhớ ông dặn tôi:
      - Mày cẩn thận lo giữ mình, bọn nó không tha mày đâu!

      Tôi trả lời ông:

      - “Dạ, Đại Tá!”. “Bọn họ nói Đại Tá và em là hai tên “phản đạo’’ đổ bàn thờ Phật!
      - Mày buồn vì câu nói đó?
      - Không Đại Tá.
      - Mình làm đúng, vì đó là bổn phận và trách nhiệm của mình. Ai muốn nói gì thì nói, để ý làm gì.


      Sau này, trong chín năm chịu trách nhiệm an ninh tình báo bảo vệ sinh mang và tài sản của đồng bào, mỗi khi có biến động lớn xảy ra tại Huế khi mà tình thế đòi hỏi buộc phải có những quyết định và hành động cứng rắn với những thành phần, những phong trào phá rối tạo nguy cơ cho Huế và cho đồng bào Huế, tôi vẫn thường nhớ đến câu nói của Đại Tá Loan như một “mệnh lệnh” một huấn dụ và một tấm gương mà tôi phải soi:
      “Mình phải hành động vì đó là bổn phận và trách nhiệm của mình, ai muốn nói gì thì nói, để ý làm gì”.

      Câu nói này của ông tôi nhớ mãi và dùng nó như một viên thuốc trợ lực, một sức mạnh tinh thần cho tôi khi phải đương đầu với những quyết định khó khăn, những đụng chạm chính trị một mất một còn. Thiếu Tướng! Ông chính là tấm gương sáng của QLVNCH.

      Trở lại hai đợt “tổng công kích, tổng nổi dậy”, đợt I vào Tết Mậu Thân 1968, và đợt II vào tháng 5/1968 của lực lượng Việt Cộng vào Thủ đô Sàigòn và Huế cùng với hầu hết các đô thị lớn của Chính phủ VNCH gồm 36 tỉnh, trong số 44 tỉnh lỵ và 6 thành phố lớn của Miền Nam Việt Nam.

      Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh CSQG/ VNCH, ông đã làm gì để bảo vệ Thủ đô Sàigòn và đã làm gì để giúp đỡ đồng bào Huế đang trong cảnh khốn cùng tuyệt vọng, đau thương tang tóc, điêu tàn đổ nát? Rồi đến đợt II tổng công kích của bọn chúng vào thành phố Sàigòn, Thiếu Tướng Loan đã làm gì để bảo vệ Thủ Đô VNCH?

      Thưa, ông đã làm tất cả mà một vị tướng có thể làm để bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào tại Sàigòn, Chợ Lớn, và rồi cũng từ trách nhiệm đó, ông lại phải nhận lãnh một định mệnh đau thương khắc nghiệt, oan trái cho đời ông và cho gia đình ông.

      Tôi không thể nói gì và viết gì về Thiếu Tướng Loan trong thời gian VC tấn công Sàigòn. Vì nếu tôi viết, tôi sẽ là một kẻ nói dóc, ba hoa về sự thật của lịch sử. Tôi sẽ mang tội với chính tôi, với tất cả mọi người, và nhất là đối với Thiếu Tướng Loan. Thời gian đó tôi đang ở Huế, đang cùng với các chiến sĩ anh hùng của QLVNCH và CSQG Thừa Thiên-Huế phản lại các đợt tấn công của Việt Cộng vào Huế. Nhưng về phần Thiếu Tướng Loan tại Huế, sau khi trận đánh Mậu Thân 1968 chấm dứt, tôi sẽ viết rõ.

      Phần đầu, tôi xin mượn lời của tiến sĩ luật khoa, Thẩm Phán Trần An Bài, sau này là giảng sư của Học Viện CSQG/Việt Nam Cộng Hòa, và của Đại Tá Trần Minh Công Viện Trưởng Học Viện CSQG/VNCH mà trước đó, Mậu Thân 1968, ông là chỉ huy trưởng CSQG/Quận II Thủ Đô Sàigòn. Trong những giờ phút đầu Việt Cộng tấn công Sàigòn, ông đã cùng sát cánh với Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan tung lực lượng CSQG và đích thân chỉ huy ngăn chận các đợt tấn công của VC.

      Đêm 30 rạng ngày 31 tháng năm 1968 Dương Lịch, tức đêm Mồng Một rạng ngày 2 Tết, thủ đô Sàigòn bị VC tấn công tại một số địa điểm như: phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH, đài phát thanh Sàigòn, Tòa Đại sứ Mỹ, Dinh Dộc Lập, phía đường Nguyễn Du, BTL/Hải Quân. Thật sự thì đài Phát Thanh Sàigòn đã bị VC chiếm giữ, nhưng ngay tức thì, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã đích thân điều động lực lượng CSQG và cùng với đơn vị quân đội, ông đã chiếm lại Đài Phát Thanh Sàigòn ngay lập tức, không để cho VC có cơ hội phát đi bất kỳ một lời tuyên truyền nào của chúng.

      Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan hành xử Luật Pháp Quốc Gia
      Sáng ngày mồng 2 Tết Mậu Thân, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đang chỉ huy trận đánh khốc liệt tại khu vực Chợ Lớn, đường Sư Vạn Hạnh và Ngô văn Tự, thì một Sĩ Quan thuộc Chiến Đoàn TQLC/VNCH giải giao đến ông tên Đại Úy Việt Cộng, Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp, mà Chiến đoàn TQLC vừa bắt được.

      Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp chỉ huy đơn vị đặc công, trước đó vài giờ, đã giết toàn bộ gia đình của một sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia gồm mẹ, vợ, con và thân nhân của vị sĩ quan này. Sau đó y chỉ huy tấn công và kiểm soát trại Phù Đổng của binh chủng Thiết giáp. Bảy Lốp bắt giữ gia đình của Trung Tá Nguyễn Tuấn, dùng vợ con của Trung Tá Tuấn làm con tin, bắt Trung Tá Tuấn chỉ dẫn cách sử dụng xe tăng còn lại trong trại. Trung Tá Nguyễn Tuấn từ chối, Bảy Lốp đã giết sạch gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn, gồm cả bà mẹ già của Trung Tá Tuấn đã 80 tuổi, chỉ có một bé trai bị thương nặng và sau đó đã được cứu sống.

      Tang Lễ của gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn đã bị tên đặt công Bảy Lốp giết tại Sài Gòn, Mậu Thân 1968
      Trước đó, y là thủ phạm đã giết chết 34 thường dân vô tội và cũng là tác giả mồ chôn tập thể của 34 đồng bào này. Y khai y rất hãnh diện về thành tích đó.

      Nhân chứng Nguyễn Trường Toại, một thường dân đã kể lại rằng: “Tôi biết hắn đã làm những gì. Trong cuộc chạm súng với QLVNCH, hắn sử dụng trẻ em làm lá chắn, đẩy trẻ thơ vô tội làm bia đỡ đạn làm QLVNCH không thể nổ súng để cho đồng đội hắn tẩu thoát”.

      Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được báo cáo đầy đủ về tội trạng và hành động man rợ của tên Việt Cộng này, và khi nhìn xác chết thê thảm của trẻ các thơ vô tội tại hiện trường, nghẹn ngào căm phẫn, ông đã hỏi:
      - "Tại sao, chuyện gì vậy?”

      Khi biết được đầu đuôi tự sự ai là hung thủ của việc giết người man rợ tàn bạo này, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, không ngăn được cảm xúc của sự phẫn nộ, đã nổ súng, hạ sát tên thủ phạm, Đại Úy Đặc công Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp.

      Bám sát theo theo BCH hành quân của Thiếu Tướng Loan lúc đó là đám ký giả chiến trường ngoại quốc, trong đó có nhiếp ảnh gia Eddie Adams của hãng thông tấn AP, và phóng viên quay phim cho hàng tin NBC người Việt Nam là ông Võ Sửu.

      Tất cả diễn biến về việc Thiếu Tướng Loan xử bắn tên đặc công Bảy Lốp đã được Võ Sửu và Eddie Adams thâu hết vào ống kính. Tướng Loan thấy rõ chuyện thu hình này, cho nên, nếu muốn, ông có thể ra lệnh tịch thu hết các các cuốn phim. Nhưng không, ông không làm như vậy. Và ông đã quân tử nói với Eddie Adams cùng các ký giả ngoại quốc cũng như ông Võ Sửu lúc đó:
      - Tên Việt Cộng này đã giết vô số đồng bào của tôi và người Hoa Kỳ.

      Eddie Adams kể lại:
      - Lúc đầu tôi tưởng Lém được dẫn đến để Tướng Loan thẩm vấn. Khi ông rút súng chĩa vào Lém, tôi vẫn còn tưởng ông chỉ dọa thôi, hóa ra, ông bắn thật.


      Ngay tối hôm đó, Mồng 2 Tết Mậu Thân, Eddie Adams đã chuyển bức hình Thiếu Tướng Loan xử bắn tên đặc công Bảy Lốp từ Sàigòn đi khắp thế giới.

      Cả thế giới rúng động, đám ký giả ngoại quốc, các phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ, Việt Nam, Âu Châu, và nhiều quốc gia khác, tận tình khai thác bức hình này.

      Nó chính là bức hình oan nghiệt, đã đưa cuộc đời của Thiếu Tướng Loan vào khúc quanh nghiệt ngã, và cũng đã góp phần tạo nên những dư luận sai trái bất lợi về chính nghĩa của VNCH trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản…Và cuối cùng, cộng với nhiều yếu tố khác, đã tạo nên một kết cục đau thương cho Miền Nam và cho đất nước.

      Tranh luận về bức hình, và hành động của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan: Đúng hay Sai?

      Theo thẩm phán Trần An Bài, giảng sư Học Viện CSQG/VNCH:

      Nhóm phản chiến Hoa Kỳ lý luận rằng: Đại Úy đặc công VC đã bị bắt, hai tay bị trói quặt sau lưng, tức Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp đã thật sự trở thành tù binh chiến tranh. Tướng Loan không có quyền hành quyết một kẻ thù đã trở thành tù binh chiến tranh, không còn phương tiện tấn công. Hành động này trái với Điều 3 Quy Ước Genève ngày 12-8-1949 về tù binh.

      Phóng viên chiến trường của Úc Đại Lợi, ký giả Neil Davids trong cuốn “In the Frontline” đã bênh vực Thiếu Tướng Loan, cho rằng:

      - Tên đặc công mặc áo dân sự, tức không phải quân nhân địch như đã qui định trong quy ước Genève về tù binh. Bảy Lém đã phạm tội quá rõ ràng là giết nhiều đàn bà con nít, và ngoan cố không chịu đầu hàng, Tướng Loan xử bắn một tên phản loạn trong thời gian Thiết Quân Luật thì cũng không có gì gọi là quá đáng.

      Tướng William Westmoreland, Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, đã nhận định về hành động của Thiếu Tướng Loan:

      - Không khôn ngoan, nhưng Tướng Loan đã làm dưới áp lực. Vấn đề này liên quan đến pháp lý mà ông không thể phán đoán được. Ông chỉ muốn nhấn mạnh áp lực vào thời điểm đó, tức là sự giận dữ về những hành động khủng bố của cộng sản.

      Và Eddie Adams, tác giả của tấm hình đã đem lại oan nghiệt cay đắng cho Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan và cho cuộc chiến VN, đã nói bức hình của ông chỉ nói lên được một nửa sự thật. Ông đã ân hận, đã phân bua, đã gào thét trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, để cảnh giác thế giới rằng, họ đã hiểu lầm ý nghĩa bức hình của ông. Bức hình không giống cái bánh, một nửa cái bánh vẫn là cái bánh, một nửa sự thật không thể là sự thật. Sự thật là gì? Đó là sự sai, sự gian xảo, sự lừa phỉnh, sự lừa lọc và lầm lẫn. Thế mà cả thế giới nhắm mắt bịt tai và im lặng để cho Tướng Loan chết trong nỗi oan khiên, VNCH chết tức tưởi, và lịch sử VN thì viết nên những trang đầy thảm họa.

      Vậy nửa sự thực kia là gì?

      1. Adams đã không ghi lại được những hình ảnh mà Bảy Lốp đã bắn giết và chôn sống dã man những người dân vô tội mà Tướng Loan có trách nhiệm phải bảo vệ. Họ là đàn bà, con nít không có phương tiện tự vệ trong tay. Sự việc này cũng đã được Điều 4 Qui Ước Genève ngăn cấm các quân nhân tham dự chiến tranh không được làm như vậy.

      2. Adams cũng không diễn tả được cảnh Bắc Việt đã lợi dụng hưu chiến ngày Tết, tấn công VNCH, gieo bao nhiêu đau thương chết chóc cho dân chúng Nam Việt Nam.

      3. Adams đã không ghi lại được cảnh hàng ngàn dân lành bị chôn sống tại Huế trong tết Mậu Thân, do tay các đồng chí của Bảy Lốp gây ra.

      Tóm lại, nửa sự thật mà Adams đã không trình bày được là nguyên nhân dẫn đến nửa sự thật kia mà Adams đã diễn tả trong bức hình, đó là cảnh bắn một tên súc sanh man rợ, Đại Úy đặc cộng Việt Cộng Bảy Lốp.

      Xin hỏi bắn một tên Việt Cộng tàn ác mà có tội sao?

      Nói cách khác, việc Tướng Loan nổ súng kết liễu đời Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp là hậu quả tất nhiên từ chính việc làm của Bảy Lốp, đó là đã giết hại dã man nhiều dân lành và trẻ em vô tội.

      Tranh luận về pháp Lý

      1- Trong bốn phe tham chiến tại Việt Nam, chỉ có VNCH đã không hề ký kết vào bất cứ phần nào của Quy Ước Genève về tù binh và còn công khai bác bỏ vào ngày 18-2-1974.

      Trong khi đó thì Hoa Kỳ ký vào ngày 2-8-1955.
      Bắc Việt ký vào các năm 1953, 1957 và 1976.
      Mặt trận Giải Phóng Miền Nam ký vào 1973, 1974.
      Như vậy thì làm sao có thể quy kết cho Chính Phủ VNCH và Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã vi phạm Quy Ước này được.

      2- Dù có phê chuẩn quy ước, nhưng mỗi quốc gia lại tự giải thích quy ước theo quan niệm và quyền lợi riêng tư của mình.

      Hãy lấy ngay Bắc Việt và Hoa Kỳ làm bằng chứng:
      Bắc Việt không tuân thủ quy ước dành cho tù binh Hoa Kỳ với lý do Hoa Kỳ đã mở cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược Việt Nam, tức là cuộc chiến không có chính nghĩa, cho nên tù binh Mỹ không đáng hưởng được những đặc ân của quy chế tù binh.

      Hoa Kỳ lại cũng không cho binh lính Bắc Việt và MTGPMN được hưởng quy ước viện lý do là Bắc Việt và Mặt Trận đã áp dụng những chiến thuật du kích quá dã man không thích hợp cho một cuộc chiến quân sự chính quy. Binh lính Bắc Việt và Mặt Trận bị bắt thật sự chỉ là những can phạm hình sự, chứ không phải đúng nghĩa là tù binh.

      Giả như VNCH có ký vào Quy Ước Genève, thì chúng ta có thể giải thích rằng Nguyễn Văn Lém không phải là tù binh chiến tranh, không mặc quân phục, và khi bị bắt, y không đang giao tranh với QLVNCH, mà lại đang lùng kiếm giết hại dân lành vô tội. Rõ ràng y là tội nhân hình sự chứ không phải là tù binh.

      Cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được khai sinh vào ngày 20-12-1960, với mục đích lật đổ chế độ chính trị Miền Nam bằng bạo lực. Còn Bắc Việt thì luôn luôn chối bỏ là không hề tham dự vào các trận đánh ở Miền Nam, đó chỉ là chuyện riêng tư giữa nhân dân Miền Nam nổi dậy qua tổ chức MTGPMN chống nhà cầm quyền của họ mà thôi

      Nếu lập luận này đúng, thì hai hậu quả được đặt ra cho vụ Tướng Loan:

      - Thứ nhất, Nguyễn Văn Lém là một phần tử trong tổ chức nổi loạn chống chính phủ Miền Nam, nên không phải áp dụng quy chế Genève, mà là áp dụng luật lệ của VNCH dành cho phần tử nổi loạn

      - Thứ hai, luật pháp của VNCH thời đó đã đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, nghĩa là các cán binh cộng sản chống lại VNCH bằng vũ lực không thể được luật pháp bảo vệ như một công dân thường.

      Nguyễn Văn Lém là một phần tử trong tổ chức phản loạn bị luật pháp đặt ra ngoài vòng pháp luật, y lại còn bị bắt quả tang trong lúc phạm tội hình sự nguy hiểm. Vậy thì Tướng Loan, vị chỉ huy cao cấp nhất của ngành CSQG/VNCH, đang có mặt trên phạm trường có quyền thụ lý nội vụ và quyết định những biện pháp thích nghi.

      Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã hành xử đúng quyền hạn của ông khi quyết định xử tử Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường, để chấm dứt tội ác của y. Quyết định của Tướng Loan phải được gọi là đúng luật.

      Và sau cùng, luận về việc Thiếu Tướng Loan xử tử Bảy Lốp có đúng thủ tục pháp lý và nhân đạo hay không? Theo Giảng Sư Trần An Bài thì lý lẽ quan trọng nhất người ta thường nêu lên để trách cứ Tướng Loan là đã xử tử Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp mà không có án lệnh của tòa án Không, nguời ta đã lầm. Lầm hoàn toàn.

      Người ta đòi hỏi Nguyễn Văn Lém phải được bắt giữ đúng thủ tục tư pháp? Và ai có quyền bắt giữ kẻ phạm pháp? Đó là cảnh sát. Nhưng chính cảnh sát lại là những người đang bị Bảy Lốp tìm giết. Chẳng những giết sảnh sát, mà Bảy Lốp còn giết cả vợ con gia đình cảnh sát. Người ta còn đòi hỏi phải đem Bảy Lốp ra tòa án xét xử, còn tòa đâu mà xử? tòa án và các cơ sở công quyền là mục tiêu của Bảy Lốp và các đồng chí của y đang quyết tâm phá hoại cho kỳ hết, giết cho kỳ sạch. Còn thẩm phán là những người mà Bảy Lốp đang tìm bắt để chôn sống. Trong hoàn cảnh chiến tranh, chết chóc lửa đạn như vậy, và trước một hiện trường kinh hoàng của tội ác mà y đã làm, sao còn đòi hỏi nào quy ước, nào là Cảnh Sát Tư Pháp, nào là tòa án, nào là thẩm phán?. Tất cả những thứ đó Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp không có quyền được hưởng như một tội phạm thông thường. Điều mà y đáng bị, là chấm dứt tội ác và đền tội.

      Nguyễn Văn Lém đã không mặc quân phục đội nón cối đi dép râu để giao tranh với quân đội VNCH như các bộ đội Bắc Việt khác. Nguyễn Văn Lém mặc thưòng phục, đi khủng bố giết hại đàn bà con nít để bắt họ làm bia đỡ đạn. Lém chẳng những đã không phủ nhận mà còn hãnh diện về các vụ giết và chôn sống đàn bà con nít đầy man rợ của y.

      Hành vi này kết thành tội sát nhân với trường hợp gia trọng, bắt buộc phải bị tử hình.
      Phương cách thi hành bản án tử hình vẫn được áp dụng vào thời đó tại Việt Nam là tử tội bị trói vào cột, và một tiểu đội hành quyết nổ súng, sau đó viên tiểu đội trưởng đến gần bắn một phát súng ân huệ vào đầu tử tội để chắc chắn y đã chết.

      Nguyễn Văn Lém đã bị hành quyết đúng theo thủ tục:
      Tử tội bị trói đem ra pháp trường, và hưởng phát súng hành quyết cũng chính là phát súng ân huệ của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc CSQG/VNCH.

      Và sau đây là những lời nói muộn màng của Eddie Adams
      “Càng tìm hiểu về Tưởng Loan tôi càng ngưỡng mộ tài đức của ông đã bảo vệ quê hương, được đồng bào Việt Nam thương yêu. Ngay khi cộng sản tấn công SàiGòn, ông là vị tướng duy nhất trên khắp đường phố Sàigòn để trực tiếp chỉ huy các lực lượng cảnh sát.

      Nếu không có tướng Loan thì không biết số phận Sàigon sẽ ra sao?
      Vậy mà bức hình này đã gây nên sự ngộ nhân và phản đối của cộng luận lên án tướng Loan là tàn bạo”.

      Vâng, nếu không có Tướng Loan thì không biết số phận Saigon sẽ ra sao? Một Huế Mậu Thân thứ hai?

      Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đến Huế
      Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Cảnh Sát Quốc Gia đã tiêu diệt hầu như toàn bộ các lực lượng Việt Cộng tấn công Sàigòn thủ đô miền Nam Việt Nam. Sàigòn tạm yên nhưng Huế mặt trận vẫn còn khốc liệt. Cộng quân chiếm Huế 22 ngày, kể từ 2 giờ 32 phút đêm mồng một Tết rạng ngày Mồng 2 Tết, đến khuya ngày 22 Tết Mậu Thân, bọn chúng mới bắt đầu tháo chạy, và Huế thật sự ngưng tiếng súng vào sáng ngày 26 tháng Giêng Âm Lịch.

      Huế trong cảnh đổ nát điêu tàn đầy xác người đã sình thối, Huế nhiều mồ chôn tập thể trong thành phố, Huế đói, Huế lạnh, Huế cơ cực, Huế có quá nhiều người Huế tỵ nạn ngay trong thành phố Huế. Huế với những trại tỵ nạn, trong đó, đầy những trẻ thơ, góa phụ, ông bà già đang đói, đang run rẩy vì trời Huế quá lạnh. Huế với những tiếng khóc tức tưởi, Huế với những tiếng nấc và giòng nước mắt nghẹn ngào của thiếu phụ, của cha, của mẹ, của anh, của em, của bạn bè gần xa. Huế với những tiếng thét kinh hoàng, thất thanh, vút tận trời xanh mỗi khi tìm ra thân xác thân nhân mình đã sình thối.

      Huế sau 26 ngày bị VC chiếm đóng là thế đó. 5327 thường dân vô tội bị tên sát nhân tàn bạo nhất thế kỷ là Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam của y sát hại, cùng với 1200 thường dân bị chúng bắt dẫn đi mất tích.

      Huế đang trong tuyệt vọng thì Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan Tư Lệnh CSQG đến Huế cùng với những chiếc phi cơ C130 của Không Quân VNCH chất đầy những phẩm vật tiếp cứu khẩn cấp cho đồng bào Huế.

      Tôi đón ông tại Phi trường Phú Bài, vừa bước xuống cầu thang máy bay, ông đã nói:
      - Tưởng mày bị bọn nó chôn sống rồi!

      - Đâu dễ vậy Thiếu Tướng, em lính mà!

      Trong khi chờ đợi bốc hàng khỏi máy bay, tại phòng khách danh dự của phi trường Phú Bài, tôi trình với ông tất cả những diễn biến xảy ra trong suốt 26 ngày qua. Ông nắm tình hình Huế rất vững, chính xác. Ngoài việc hằng ngày tôi báo trình vào Bộ Tư Lệnh, ông còn hai hệ thống an ninh báo cáo cho ông, đó là Cục An Ninh Quân Đội và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.

      Ông hỏi tôi:
      - Hai thằng Cán, và Đoàn Công Lập mày bắt chúng nó chưa?

      - Quận Cán thì đã bắt rồi, nhưng Đoàn Công Lập thì chưa, vì ông ta đang còn là Chief của em, và cũng chưa có lệnh của Thiếu Tướng làm sao bắt được. Hơn nữa, chuyện ông ta làm nội tuyến em đang bám sát, có bắt bây giờ cũng chưa đủ dữ kiện để truy tố ra tòa.

      - Bao nhiêu anh em tử trận, bị thương?

      - Trình Thiếu Tướng, 150 người tử trận, bị thương nặng nhẹ gần 60 người.

      - Số bị thương nằm ở đâu?

      - Trình Thiếu Tướng ở tại Bệnh viên Trung Ương Huế.

      - Ngày mai đi thăm họ.


      Tại BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, Thiếu Tướng Loan quyết định giao quận trưởng Nguyễn Văn Cán nguyên Trưởng Ty CSQG Thị xã Huế cho Trung Tá Nguyễn Tự Cường, Trưởng Ty ANQĐ Thị xã Đà Nẵng thụ lý, hoàn tất hồ sơ nội vụ trong thời hạn sớm nhất. Truy tố Tòa Án Quân sự Mặt Trận Vùng I với tội danh hoạt động cho cho địch, tiếp tay với kẻ thù sát hại đồng bào và đồng đội trong thời gian Tết Mậu Thân, với bản án đề nghị: Tử hình - Và sẽ đem ra Huế hành quyết.

      Về phía ông Đoàn Công lập Trưởng Ty CSQG Thừa Thiên-Huế, Tướng Loan giải nhiệm chức vụ trưởng ty tại chỗ, bắt giữ đương sự với tội danh: Hèn nhát trước địch quân, bỏ trốn đơn vị khi tác chiến và tẩu tán tài sản quốc gia (hơn 400 vũ khí trong kho đã bị thất thoát một cách mờ ám) Ông Lập bị giải vào BTL/CSQG ngày 27/2/1968.

      Ngày 27/2/1968 khi đến thăm viếng và trao tặng một số phẩm vật cứu trợ như chăn mền, thực phẩm, cho đồng bào tại các trại tỵ nạn ở các trường trung, tiểu học trong thành phố Huế. Nhìn cảnh sống quá cơ cực hôi hám và thiếu thốn phương tiện vệ sinh tối thiểu, nét mặt đăm chiêu buồn bã, bất chợt ông nói với tôi:

      - Thật quá tội! Tình hình đã tạm ổn sao họ chưa về nhà?

      - Trình Thiếu Tướng, những nguời còn nhà họ đã về từ hôm qua, những người này nhà cửa đã bị bọn Việt Cộng đốt cháy rụi rồi, còn nhà đâu nữa mà về!


      Nghe tôi nói xong, ông im lặng, chẳng nói năng gì.

      Sau khi thăm một số anh em cảnh sát bị thương đang nằm tại Bệnh viện Trung Ương Huế, trên đường trở về lại BCH/CSQG, ông nói với tôi:

      - Tao đã có cách giúp họ! Đi gặp Tỉnh Trưởng, xin thằng này một khu đất, mình xây nhà cho họ ở.

      Hóa ra từ nãy giờ ông đang miên man suy nghĩ về cảnh cơ cực của đồng bào tỵ nạn. Tôi thật ngạc nhiên, chẳng nói gì, nhưng thầm nghĩ: Vật dụng đâu mà xây?

      Nhân đi gặp ông Tỉnh Trưởng, tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để Thiếu Tướng Loan có thể can thiệp với ông ta giúp tôi về việc một mình kiêm hai chức vụ: Phó Ty Cảnh Sát Đặc Biệt và Quận Trưởng Quận III Thị xã Huế:

      - Thiếu Tướng, em kiêm hai chức vụ, trọng trách quá nặng, sợ không chu toàn nổi. Bây giờ tình hình quân sự đã tạm ổn, Thiếu Tướng nói với ông ta cho em giao lại, về lo việc tình báo bên Cảnh Sát Đặc Biệt.

      - Đúng rồi, đó là điều tao muốn nói với ông tỉnh trưởng, trả mày lại cho tao! Mày còn nhiều việc phải làm.


      Ba hôm sau tôi bàn giao Quận III Thị xã Huế cho một Thiếu Tá và trở lại thuần túy lo công việc của ngành CSĐB.

      Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan và trại tỵ nạn Tình Thương cho đồng bào Huế
      Theo yêu cầu của Thiếu Tướng Loan, ông Tỉnh Trưởng đã cấp một khu đất rộng và dài tại đường Hòa Bình, thuộc Quận I thành nội Huế. Khu đất rộng mênh mông này nằm sát Tử Cấm Thành của Hoàng Cung.

      Cầu không vận của binh chủng Không Quân VNCH đã được thiết lập giữa Sàigòn-Huế, hàng tấn vật liệu xây cất như tôn, xi măng đã được chở ra Huế. Với hơn 100 nhân viên Cảnh sát do tôi tuyển chọn, và khoảng 200 đồng bào tình nguyện, như vậy là 300 nhân công, loại có tay nghề cũng có, và loại tay mơ trời ơi đất hỡi như tôi cũng có, do ông cai thầu cũng thuộc loại trời ơi đất hỡi là “Anh Sáu Lèo” tức Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan tức chỉ huy, phó cai thầu là Trung Úy Liên Thành. Chỉ trong 16 ngày, chúng tôi hoàn tất khoảng 500 căn nhà, mái lợp tôn, vách bằng đủ mọi thứ có được, hầu hết là ván ép. Như vậy có chỗ cho 500 gia đình trú ngụ tạm thời, không phân biết họ là ai. Gia đình quân đội, cảnh sát, công chức, thường dân, những ai mất nhà mất cửa đều được mời vào trú ngụ.

      Trong suốt 16 ngày xây cất. ngoại trừ những lúc phải giải quyết công việc khẩn cấp, ngoài ra, hầu hết thì giờ Thiếu Tướng Loan đều có mặt, ông cũng xắn tay áo, tay cầm búa cầm đinh, miệng la hét đốc thúc y như là ông cai thứ thiệt. Có một lần tôi cũng như ông, tay búa tay đinh cùng đám đệ tử đứng gần, bất chợt, nhìn dáng dấp của ông, tôi nín cười không được quay qua nói với đám đệ tử:

      - Bọn bây nhìn ông Tướng mình giống anh cai thầu quá phải không?

      Cả bọn cùng cười, bị ông bắt gặp, ông hỏi chúng tôi:
      - Đ … cụ chúng mày cười gì đó?.

      Tôi trả lời ông tỉnh bơ:
      - Thì cười Thiếu Tướng đó, trông ông giống y chang ông cai thầu.

      Ông cũng cười theo, nụ cười thật hiền lành.
      - Thôi làm việc đi, làm nhanh lên cho đồng bào có chỗ ở.

      Mười sáu ngày sau, ngày khánh thành khu Trại Tình Thương cho đồng bào tỵ nạn Huế, Thiếu Tướng Loan đứng vòng tay ngay cửa chính nhìn đồng bào nhập trại với nụ cười thỏa nguyện, mọi người đi ngang trước mặt ông đều cất tiếng:
      - Cám ơn Thiếu Tướng.
      - Cám ơn Ông Tướng.
      - Cám ơn Ôn.


      Ông vẫn đứng vòng tay im lặng, ngắm nhìn họ bằng ánh mắt trìu mến, không nói năng chi.

      Trong các Tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa, và có lẽ ngay cả trong lịch sử, hình như chỉ có mỗi ông Tướng Nguyễn Ngọc Loan là chính tay ông lao động cực nhọc xây chỗ ở cho dân chúng và xả thân chiến đấu như những khinh binh. Thiếu Tướng! Trong trăm ngàn nỗi khổ đau khốn cùng mà dân Huế đã cắn răng gồng mình chịu đựng suốt 26 ngày VC tàn sát thân nhân họ, và chính bản thân họ, trong kinh hoàng, trong run rẩy đói lạnh tại các trại tỵ nạn, ông đã tìm về với họ, về với Huế, về với thành phố đầy ắp những kỷ niệm thời niên thiếu của ông, với một tấm lòng, một vòng tay, và một trái tim mở rộng che chở họ.

      Thiếu Tướng, những giọt nuớc mắt và tiếng thét lớn của cụ già là những lời cám ơn chân thành nhất của họ, là tình yêu của người dân Huế đối với ông, mà họ đã ấp ủ trong lòng từ lâu lắm rồi đối với ân nhân của họ.

      Dân Huế ghi lòng tạc dạ ân tình đó, để rồi 5 tháng sau, khi VC tấn công vào Sàigon trong đợt II, tôi sang trại tị nạn Tình Thương của ông báo cho họ biết Thiếu Tướng Loan đã bị trọng thương, ông đã bị địch bắn gãy hai chân trong một trận giao tranh với chúng tại cầu Phan Thanh Giản Sàigòn.

      Thiếu Tướng! Ông biết không, những nguời đó, những kẻ khốn cùng mà ông đã cứu giúp, cả mấy trăm người trong trại tỵ nạn đã bật khóc thành tiếng. Những dòng nước mắt ràn rụa của góa phụ, của ông già, của bà lão đã tuôn trào ra tiếc thương ông. Lẫn trong những tiếng khóc nghẹn ngào đó chợt có tiếng la lớn của một cụ già, rất già:

      Sau Trại Tình Thương, những ngày kế tiếp, Thiếu Tướng Loan hỏi lại tôi:
      - Bao nhiêu anh em tử trận?

      - 150 người, Thiếu Tướng.

      - Quá nặng!

      - Mày nói thằng Trưởng Phòng Hành Chánh của mày lập thủ tục khẩn cấp, tuyển dụng vợ của 150 anh em tử trận vào nữ cảnh sát, ngành Đặc Biệt của mày để họ có lương tiền nuôi nấng con cái của họ. Tao không có tiền giúp họ, chỉ còn cách này thôi, phải làm gấp. Tao ký lệnh tuyển dụng, và muốn gặp mặt họ truớc khi về lại Sàigòn.

      Tôi hiểu và thi hành ngay. Tôi may mắn có được Đại Úy Hoàng Thanh Tùng, một sĩ quan cảnh sát trẻ năng động và nhiệt tình. Chỉ vỏn vẹn bốn năm ngày sau, vừa hồ sơ tuyển mộ, vừa hồ sơ xin trợ cấp tử tuất, đã làm xong.

      Thật tình đây là một cuộc tuyển mộ độc nhất vô nhị khó thấy trong chế độ VNCH! Hoàn toàn phi hành chánh, không hợp với điều lệ tuyển mộ, mà chỉ có anh “Sáu Lèo” mới dám tuyển mà thôi, vì hầu hết các bà quả phụ đều không biết đọc mà cũng chẳng biết viết một chữ nào cả. Nó rất là sái luật, bất hợp pháp nhưng lại hợp với lòng nhân đạo, thương người, và nhất là cá tính yêu mến và lo lắng cho thuộc cấp, cho dân chúng của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.

      Độc nhất chỉ có Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan là người tuyển mộ nữ nhân viên cảnh sát kiểu như thế này. Ngày những “nữ cảnh sát viên” nhận việc, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đích thân đến gặp họ trong một hội trường lớn của BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế.

      Hội trường đông kín với khăn áo sô của 150 quả phụ, với trẻ thơ theo mẹ, nhỏ nhất là hai tháng tuổi, lớn nhất là năm, mười tuổi. Quang cảnh đượm màu tang chế u buồn. Tất cả im lặng và chờ đợi Thiếu Tướng Loan lên tiếng. Với giọng nói Bắc pha Huế, ông chia buồn cùng họ, giọng nói nhỏ nhẹ nghẹn ngào. Trong hội trường chợt có những tiếng khóc thút thít. Tôi nhìn ông, bất chợt ông quay mặt đi, tôi kịp thấy có chút ngấn lệ trong mắt ông.

      Cuối cùng ông cất tiếng nói to hơn:
      - Ngày hôm nay tôi tuyển quý bà vào lực lượng cảnh sát, để các bà các cô có đồng lương nuôi nấng các cháu. Kể từ ngày hôm nay, các cô, các bà là “nữ cảnh sát viên của Ty Thừa Thiên-Huế”.

      Nhiều tiếng cám ơn Ôn trong đám đông cùng với tiếng khóc, có lẽ họ đã quá xúc động trước tấm lòng nhân hậu của ông.

      Ông chợt đến gần một quả phụ đang bồng một hài nhi khoảng hơn 1 tháng tuổi và hỏi cô ta:
      - Bây giờ bà là “Nữ Cảnh Sát” rồi đó, bà muốn làm gì?
      - Thưa ôn, cho em làm chi cũng được, em đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa.


      Ông cười và nói lớn để mọi người cùng nghe:
      - Cảnh sát không có việc đi chợ nấu ăn, thôi, các bà về, hằng tháng đến gặp cái ông Trung Úy trẻ Liên Thành này mà lãnh lương. Chẳng có việc gì cho các bà, các cô cả.

      Quá hoảng, tôi lắp bắp với ông:
      - Thiếu Tướng, chết em! chết em!... 150 bà đó! Thiếu Tướng! Không phải ít đâu. Em chết chắc!

      - Thì Đ… cụ mày, cho mày chết.


      Mọi người ra về, ông nói riêng với tôi:
      - Mày cố gắng lo cho họ đàng hoàng, sức tao chỉ có thể giúp họ ngang đó.

      Thiếu Tướng! Hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày đó, đã bao nhiêu đổi thay cho thân phận và nỗi oan khiên nghiệt ngã của ông. Nhưng 150 quả phụ và hơn 300 trẻ thơ lúc đó, mà nay đã hơn 40 tuổi, một số đã may mắn định cư tại Hoa Kỳ. Họ đã nên người, là kỹ sư, là bác sĩ, là luật sư. Tôi đã có dịp gặp lại một số họ, cả mẹ lẫn con đều nhắc tên ông, tên Thiếu Tướng Loan với sự kính trọng và lòng biết ơn vô vàn tấm lòng nhân đức của ông.

      - “Không có Thiếu Tướng Loan cứu mẹ con tôi, chúng tôi đã không có cơm ăn, áo mặc’’ -- Đó là lời nói của những cô nhi quả phụ năm xưa, những người mà ông tuyển họ vào “nữ cảnh sát tại gia”, không hề có một luật lệ thủ tục nào cả!

      Ngoài ra, cũng phải nói thêm về việc Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan thành lập Trung Tâm Phượng Hoàng tại BCH/CSQG Thừa Thiên Huế.

      Vừa khánh thành xong trại tỵ nạn Tình Thương khoảng 12 tiếng, chưa kịp thở, ông lại bày trò chơi khác. Lần này là Trung Tâm Phượng Hoàng, một danh từ nghe quá xa lạ với chúng tôi.

      Đầu tiên, ông bắt dời Trung Tâm Văn Khố đã có từ thời Mật thám Pháp cho đến Mậu Thân 1968, ông muốn dùng phòng này làm Trung Tâm Phượng Hoàng. Thế là phải mất một ngày dời đi chỗ khác. Hồ sơ văn khố vừa dời đi, thì ván ép, gỗ, đinh búa, máy lạnh ập vào, và ông Tướng lại làm cai thợ. Hai mươi tay cảnh sát viên có tay nghề là thợ mộc, còn tôi là thứ 21 thứ thợ dỏm, dưới quyền chỉ đạo của cai thầu dỏm “Sáu Lèo”, bắt đầu cưa, đục, đóng, nghe điếc tai suốt ngày. Đã thế, thêm anh “Sáu Lèo” vừa đóng đinh vừa thét, la lối chỉ trỏ lung tung... Cuối cùng, sau một đêm một ngày không ngủ lao động vinh quang, căn phòng rộng mênh mông đã bọc phủ ván ép, máy lạnh chuyên viên điện cũng đã bắt xong.

      Tôi nói với anh em:
      - Sắp chết, sắp chết, mệt quá…

      - Đ…Cụ thằng Trung Úy con, nói gì đó?

      - Thì nói gì nữa, bóc lột sức lao động quá xá, gần một ngày, một đêm làm hộc hơi mà ông cai không cho ăn.
      - Chúng mày chưa ăn sao? Đi ăn đi.


      Ông thọc tay vào túi quần rồi rút tay ra, y như trò chơi năm lớp tư lớp ba, túi rỗng, ông chẳng có đồng nào. Thấy vậy viên sĩ quan cấp Tá trong ban Tham Mưu của ông dúi cho chúng tôi khoảng bảy tám ngàn gì đó. Thật ra chúng tôi đã thay nhau đi ăn rồi, nhưng muốn tống tiền anh cai “Sáu Lèo” để tích trữ, tối kéo nhau đi nhậu.

      Chiến Dịch Phượng Hoàng Thừa Thiên - Huế
      Thế là Trung Tâm Phượng Hoàng cấp tỉnh, có lẽ là đầu tiên được thành lập từ Mậu Thân 1968, do tôi làm Tổng Thư Ký điều hành Trung tâm Phượng Hoàng Thừa Thiên-Huế từ cuối tháng 2/1968 cho đến 1975.

      Có một điều mà những ai gần gũi và làm việc trực tiếp với Thiếu Tướng Loan mới thấy rõ được bản chất thật sự của ông. Ông là một người rất giàu tình cảm, dễ xúc động, bản chất nhân hậu thương người, và điểm đặc biệt khi làm việc rất tận tụy, chi tiết, và thông minh lạ thường.

      Trung Tâm Phượng Hoàng vừa thành lập xong, ngày hôm sau tôi đã phải ngồi nguyên ngày với ông để nghe ông giảng bài, để nghe ông nói về mục đính, về điều hành, về phối hợp với các cơ quan tình báo bạn của VNCH và phối hợp với cơ quan tình báo đồng minh như thế nào, trong chương trình Phượng Hoàng. Rồi thì cách thức thiết lập hồ sơ hạ tầng cơ sở địch v.v. và v.v. Ông giảng giải cho tôi như là một ông thầy trong trường Tình báo.
      [Sẽ nói chi tiết về chương trình Phượng Hoàng này sau]

      Sau gần một tháng ở Huế, Thiếu Tướng Loan và toàn bộ tham mưu của ông về lại Sàigòn. Còn nhớ ngày tôi đưa ông xuống phi trường Phú Bài, ông dặn tôi hai việc:

      1- Trại Tình Thương là cố gắng của lực lượng CSQG chúng ta nhằm giúp đỡ đồng bào tỵ nạn Huế. Giao lại cho mày, nhớ lo an ninh giúp đỡ đồng bào cho chu đáo.

      2- Đám 150 quả phụ đó và đám trẻ, mày gắng lo cho họ.

      - Dạ Thiếu Tướng, em sẽ lo chu toàn, Thiếu Tướng an tâm.

      Tâm tư ông chỉ dành cho đồng bào Huế và các cô nhi quả phụ, trước giờ chia tay ông băn khoăn và bịn rịn không đành. Tại sân bay Phú Bài, tôi và ông đứng cạnh máy bay đợi anh em cảnh sát chất hàng lên. Tất cả là những vật dụng ông đem ra từ Sàigòn, trong đó có 4 xe Jeep của các sĩ quan trong bộ tham mưu và một chiếc của ông.

      Chiếc xe của ông là chiếc chót được đưa lên máy bay thì bỗng ông cho lệnh đem xe đó xuống lại, và tài xế lái xe đậu gần ông. Ông lấy chìa khóa xe trong tay viên tài xế và giao cho tôi:

      - Cho mày, chiếc xe này đầy đủ mọi thứ trên đó, mày cần để làm việc. Chỉ có chiếc máy truyền tin Motorola trên xe thì trả lại cho tao vì khác tần số ở đây.

      Tôi chưa kịp nói câu gì, cho dù là hai tiếng cám ơn thì ông vỗ vai tôi và đi thẳng lên máy bay, chẳng thèm nhìn lại.

      Ngày 5 tháng 5 năm 1968, VC mở đợt II Tổng Công Kích vào Thủ Đô Sàigòn Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cùng với các đơn vị cảnh sát can trường của ông lại xông pha trận mạc, chiến đấu ngày đêm trên đường phố Sàigòn-Chợ Lớn. Ở đâu có hình bóng ông là ở đó tinh thần anh em cảnh sát dậy sóng theo bước chân ông.

      Oan khiên thay, lần này ‘hùm thiêng’ đã bị sa cơ, Thiếu Tướng Loan đang cầm súng chiến đấu bên cạnh những nguời lính cảnh sát của ông y như một khinh binh thì ông bị địch bắn trọng thượng vào cả hai chân tại ngay trên cầu Phan Thanh Giản Sàigon. Ông ngã quỵ.

      Một anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã ngã quỵ!

      Ông đã gục ngã, cả thân xác lẫn cuộc đời của một Anh Hùng Hào Kiệt của một tướng lãnh Không Quân VNCH và CSQG.

      Những cay đắng, nghiệt ngã nhất của cuộc đời bắt đầu đến với ông ngay ngày đó cũng chỉ vì tấm hình. Tấm hình oan nghiệt mà gã thợ ảnh Eddie Adams phóng viên của hãng AP đã chụp vào trước đó trong đợt I Tổng Công Kích của Việt Cộng tại Sàigòn.

      Eddie Adams và tấm hình của anh ta đã đốn ngã đời của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan một cách tàn bạo. Sau này anh ta gào thét phân trần hối hận, vì hành động tung ra bức hình oan nghiệt đó, nhưng tất cả đã muộn.

      Ngày ông bị trọng thương, ông được chở sang Úc để chữa trị, nhưng công luận Úc phản đối. Người ta xem sinh mạng của một tên Việt Cộng giết người tàn bạo lớn hơn một vị tướng lãnh đem cả cuộc đời bảo vệ dân tộc đất nước. Người ta hành hạ ông trên nỗi đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn. Người ta lại chở ông sang bệnh viện Walter Reed Army Medical Center tại Washington DC, Hoa Kỳ, ông cũng lại gặp sự quay lưng ngoảnh mặt của những kẻ mà mà trước đó ông đã từng xả thân cứu họ. Những công dân của một quốc gia dân chủ và công bằng nhất thế giới là Hoa Kỳ mà lại đối xử với ông như những kẻ man rợ, như những người đã cạn lòng nhân đạo, thấy chết vẫn không cứu. Ngu xuẩn và vô lương tâm nhất chính là những dân biểu trong quốc hội. Họ cũng chống đối một kẻ đang bị thương trầm trọng, cần được chữa trị cấp thời, họ cũng xem sinh mạng của tên đặc công Việt Cộng là quý giá hơn người bạn đồng minh của họ. Thật phủ phàng, chính Tướng Loan lại là bạn bè đồng minh và là ân nhân của công dân của họ đã cứu nhiều sinh mạng người Mỹ trong trận đánh Mậu Thân.

      Lần nữa, Thiếu Tướng Loan bị từ chối chữa trị. Ông trở về với đôi chân tật nguyền khập khiễng.
      Ông giải ngũ, rời khỏi đời sống quân đội, nơi mà ông đã suốt đời tận tụy với tấm lòng ái quốc mà không một ai có thể phủ nhận.

      Ngày tháng còn lại ông để hết thì giờ giúp trẻ mồ côi.

      Tôi đã viết và biết gì về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan?

      Những gì tôi biết về ông quá ít và quá hạn hẹp, vì thời gian gần ông và làm việc cạnh ông không bao nhiêu. Có một người rất thân cận với ông và cùng sát cánh với ông trong những giờ phút điêu linh và nguy nan nhất của của tổ quốc và dân tộc như biến động Miền Trung 1966, Mậu Thân năm 1968, đó là Đại Tá Trần Minh Công, nguyên trưởng ty CSQG Thị xã Đà Nẵng 1966. Trưởng Ty CSQG Quận II Thủ đô Sàigòn 1968, và sau đó là Viện Trưởng Học Viện CSQG/VNCH. Xin nhường lời để Đại Tá Trần Minh Công nói về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan:

      Nhìn phong cách và diện mạo của Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, nhiều người cứ tưởng lầm ông là một bạo Tướng. Nhưng nhiều lần tôi đã chứng kiến ông ngồi khóc một mình. Hiểu ra mới biết ông là một người rất giầu tình cảm. Ông thương yêu thuộc cấp và sống chết với họ. Kể cả khi ông bắt gặp đàn em làm bậy, ông cũng không nỡ trừng phạt mà chỉ răn đe để họ cải sửa. Mỗi khi thuộc cấp hy sinh tử trận, ông khóc thương nước mắt đầm đìa. Khi thượng cấp hiểu lầm ông, ông cũng khóc. Ông kể lể:

      ‘Tao phục vụ Quốc gia, Dân tộc, chứ tao đâu phục vụ cho cá nhân nào”.

      - Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một vị Tướng trí thức trong hàng ngũ Tướng lãnh VNCH. Tướng Loan là một người rất can đảm, một cấp chỉ huy tài ba và là một vị anh hùng dân tộc. Ít có một vị Tướng nào lại cùng cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận như một người lính bình thường bên cạnh những người lính khác. Nếu không có Tướng Loan xông pha bảo vệ Thủ Đô Sàigòn trong dịp Tết Mậu Thân, tôi nghĩ Sàigòn sẽ không khác gì Huế.

      Và đây là những nhận xét và hối hận của Eddie Adams, thợ nhiếp ảnh của Hãng thông tấn AP, kẻ đã đưa cuộc đời của một anh hùng quân lực VNCH vào khúc quanh u uất, nghiệt ngã:

      - "Tôi mặc đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại hội nhiếp ảnh tại Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn còn làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi. Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận…. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con nguời này!!!"

      Sau này, khi Adams đến thăm Tướng Loan tại thành phố Springfield, VA, khi nhắc đến tấm hình oan nghiệt năm xưa, Thiếu Tướng Loan không hề nói một lời oán trách Edie Adams, mà ngược lại ông còn an ủi Adams:

      - "Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi!"

      Khổng Phu Tử sống lại cũng chỉ có thể nói được câu đó.

      Ông đúng là một người luôn sống với một tấm lòng, một tâm hồn quân tử. Adams xúc động trước lời nói cao thượng đó của tướng Loan, kể từ đó, họ trở thành hai người bạn thân.

      Trong cuốn Chiến Sử QLVNCH, tác giả Phạm Phong Dinh đã viết về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan:

      - “Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng lực lượng CSQG trong đó có Cảnh Sát Dã Chiến, chịu trách nhiệm đánh địch tại lãnh thổ các Quận I,2,3,4,5. Các chiến hữu Cảnh Sát liên tục mở các cuộc hành quân loại địch ra khỏi dân chúng. Tuy nhiên, khi mặt trận Hàng Xanh nổ lớn, Thiếu Tướng Loan đã điều động Cảnh Sát Dã Chiến và đích thân ông chiến đấu sát cánh với các chiến sĩ Mũ Nâu Tiểu Đoàn 30 BĐQ của Liên Đoàn 5 BĐQ. Các thám thính xa V100 của Cảnh Sát cũng đã được gởi tăng viện mặt trận. Quân ta tiến vất vả và bị chận trên khắp mặt trận là bởi vì bọn Việt Cộng man rợ lưu manh chúng lùa thường dân, đàn bà, người già và trẻ em làm bia đỡ đạn, hoặc dùng súng bắn chận không cho đồng bào di tản ra khỏi khu vực giao tranh. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia đã được Thiếu Tướng Loan điều động đến càn quét Việt Cộng khu vực Thị Nghè. Gia đình của một Đại Úy Cảnh sát trong khu vực này chạy không kịp, đã bị Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp Đại Úy Đặc Công VC tàn sát man rợ."

      Những Dòng Lệ Khóc Thương Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan

      Ngày 14-07-1998 lúc 20 giờ, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan vĩnh biệt mọi người, vĩnh viễn ra đi, để lại phu nhân, 5 người con và 9 cháu nội ngoại. Ông hưởng thọ 68 tuổi.

      Kính Thiếu Tướng,

      Thiếu Tướng ra đi vào ngày 14-7-1998, mãi đến ngày hôm sau chúng tôi mới nhận được tin Thiếu Tướng mất.

      Hùm chết để da, người chết để tiếng.

      Ông đã để lại sự kính trọng và lòng biết ơn của rất nhiều anh em chúng tôi, những kẻ đã một thời phục vụ dưới quyền ông. Ông đã để lại những ân tình, ân nghĩa trong lòng người dân Huế, trong lòng xứ Huế, nơi mà ông đã sinh ra và lớn lên. Ông đã để lại nỗi xúc động và những ân nghĩa khắc sâu trong lòng 150 quả phụ và trên 300 cô nhi, khi chồng, cha của những người này, những chiến hữu thuộc cấp của ông, đã hy sinh vì bổn phận và trách nhiệm của một nhân viên công lực tại Huế vào Mậu Thân 1968. Ông đã để lại những tiếng khóc nức nở nghẹn ngào của nhiều ngàn người Huế trong Trại Tỵ Nạn Tình Thương, ngôi trại mà chính ông đứng ra xây cất cho đồng bào tỵ nạn vào Mậu Thân tại Huế, khi mà tháng 5 Mậu Thân 1968 tôi báo cho họ biết là Thiếu Tướng Loan đã bị trọng thương trong một trận đánh với VC tại Sàigòn.

      Tôi nhớ và nhớ rất rõ đã bắt gặp những giọt nước mắt của ông khi ông nhìn thấy nỗi cơ cực của đồng bào trong các trại tỵ nạn thành phố Huế. Mắt đỏ, mặt thật u buồn, khi ông gặp 150 quả phụ và hơn 300 trẻ thơ tại hội trường BCH/CSQG Thừa thiên-Huế, trong ngày đầu ông tuyển họ làm ‘nữ cảnh sát tại gia’, để những người đó có cơm ăn áo mặc, để trên 300 cô nhi kia cũng nhờ tấm lòng nhân đức của ông mà chúng đã lớn khôn, thành người lương hảo. Ngày chia tay Huế tại phi trường ông chỉ dặn dò tôi chăm sớc đồng bào và các cô nhi quả phụ CSQG, ngoài ra không có lời nào khác.

      Có ai yêu nước thương dân hơn ông không tôi không biết, nhưng tôi biết chắc rằng khi điểm lại lịch sử ông quả là bậc hào kiệt trí thức khí phách quân tử can trường, thương dân thương lính hơn cả bản thân mình.

      Một điều nữa, bên cạnh sự dũng mãnh tự tin hiếm có, Thiếu Tướng còn là một người quá giàu tình cảm, dễ xúc động, lệ ông đã rơi không biết bao nhiêu lần cho Mậu Thân Huế, cho người dân và cho cuộc chiến bi thảm này!

      Thiếu Tướng, cõi đời này, có mấy ai nhận được những dòng lệ tiếc thương từ trái tim những người không phải là thân nhân của mình, khi mình nằm xuống? Chỉ có ông, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh CSQG /VNCH, 1966-1968.

      Ông đã đem sinh mạng và danh dự của đời ông, hy sinh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sinh mạng cho đồng bào, để rồi ông phải gánh chịu những đau đớn về thể xác và những oan khiên, nghiệt ngã về tinh thần. Đời thật quá bất công, vô ơn và phũ phàng. Tôi vẫn nhớ ông dặn tôi:

      “Họ nói gì thì kệ họ, trách nhiệm và bổn phận của mình, mình phải làm”.

      Kính Thiếu Tướng, tôi không thể để “họ nói gì kệ họ” về Thiếu Tướng.

      Xin ông an nghĩ! Cõi đời phiền muộn này ông đã dứt áo ra đi. Cái mà ông không thể đem theo được là lòng thương tiếc, sự kính trọng của rất nhiều chiến hữu và đồng bào đối với ông. Lịch sử kính trọng ông, đó là điều vĩnh cửu.

      Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan.
      Vĩnh biệt Thiếu Tướng!

      Lời cuối, xin được viết lại lời nói của Eddie Adams, người phóng viên đã gieo oan nghiệt cho đời ông
      “Càng tìm hiểu về Tưởng Loan tôi càng ngưỡng mộ tài đức của ông đã bảo vệ quê hương, được đồng bào Việt Nam thương yêu. Ngay khi cộng sản tấn công Sàigòn, ông là vị Tướng duy nhất trên khắp đường phố Sàigòn để trực tiếp chỉ huy các lực lượng cảnh sát.
      Nếu không có Tướng Loan thì không biết số phận Sàigòn sẽ ra sao?...”


      Eddie Adam

      Liên Thành

      Comment


      • #4
        Khủng Bố là gì?

        Không ai đủ tư cách để phê phán một người lính mặc bộ quân phục bắn hạ địch quân và bị địch quân bắn hạ trên chiến trường. Tuy nhiên có những kẻ 'phản chiến' vẫn còn đổ lỗi cho rằng thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã bắn hạ 'tù binh', là vi phạm công ước Geneva... Vậy đâu là sự thật? Hãy nhìn lại vấn đề:

        I_ The Geneva Conventions of 1949 and their Additional Protocols
        https://www.icrc.org/eng/war-and-law...onventions.htm

        - The first Geneva Convention protects wounded and sick soldiers on land during war.
        https://ihl-databases.icrc.org/appli...5?OpenDocument

        - The second Geneva Convention protects wounded, sick and shipwrecked military personnel at sea during war.
        https://ihl-databases.icrc.org/appli...0?OpenDocument

        - The third Geneva Convention applies to prisoners of war.
        https://ihl-databases.icrc.org/appli...5?OpenDocument

        - The fourth Geneva Convention affords protection to civilians, including in occupied territory.
        https://ihl-databases.icrc.org/appli...0?OpenDocument

        Ở đây nói về vấn đề tù binh mà công ước Geneva thứ 3 quy định:
        CÔNG ƯỚC GENEVA VỀ VIỆC ĐỐI XỬ VỚI TÙ BINH 1949
        http://ambn.vn/guide/2810/cong-uoc-g...-nam-1949.html
        http://www.hocday.com/cc-ti-phm-chin...ng.html?page=8

        Điều 4. Tù binh
        A. Theo tinh thần của Công ước này, tù binh là những người đã sa vào tay đối phương và thuộc vào một trong những nhóm đối tượng sau:

        1. Những người thuộc các lực lượng vũ trang của một Bên xung đột cũng như dân quân hay những người trong các đội tình nguyện quân thuộc các lực lượng vũ trang đó.

        2. Những người của các đội dân quân khác hay đội tình nguyện quân khác, kể cả những người thuộc các phong trào kháng chiến có tổ chức của một Bên xung đột và đang hoạt động ở trong hay ở ngoài lãnh thổ của họ, dù lãnh thổ đó bị chiếm đóng, miễn là những đội dân quân hay đội tình nguyện quân đó, kể cả những người thuộc các phong trào kháng chiến có tổ chức, hội tụ đủ những điều kiện sau:
        a. Có một người chỉ huy đứng đấu phụ trách những người dưới quyền.
        b. Có một dấu hiệu phân biệt ổn định và có thể nhận biết được từ xa.
        c. Công khai mang vũ khí.
        d. Tuân thủ luật pháp và tập quán chiến tranh trong khi hoạt động.

        Qua bức hình chụp Bảy Lốp, người ta thấy bộ quân phục áo ca-rô quần xà-lõn của đương sự không cho thấy y là một người lính có thể nhận biết từ xa theo điều 4, khoản b mà Công ước Geneva 3 đòi hỏi.

        II. BẢY LỐP CÓ PHẢI LÀ QUÂN KHỦNG BỐ?

        KHỦNG BỐ LÀ GÌ?


        Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc vào, "khủng bố" có nghĩa là:
        "Criminal acts intended or calculated to provoke a state of terror in the general public, a group of persons or particular persons for political purposes are in any circumstance unjustifiable, whatever the considerations of a political, philosophical, ideological, racial, ethnic, religious or any other nature that may be invoked to justify them."
        Tạm dịch:
        Những hành động tội phạm có chủ đích hoặc tính toán nhằm kích động sự hoảng sợ của công chúng ở một quốc gia, đến một nhóm người hoặc những cá nhân cụ thể với những mục đích chính trị trong hoàn cảnh phi lý, dựa trên bất cứ lý do chính trị, triết học, tư tưởng, phân biệt chủng tộc, dân tộc, tôn giáo hay bất kỳ lý do nào khác có thể được viện dẫn để biện minh cho họ.

        - Theo cơ sở dữ liệu của trường Đại Học Maryland, Hoa Kỳ, bộ phận nghiên cứu khủng bố thuộc Terrorism Consortium [1] thì từ 1970 đến nay có 2665 tổ chức khủng bố toàn cầu. Trong số đó có hơn 1000 tổ chức cánh tả, 13 tổ chức cụ thể theo chủ nghĩa Mao, 11 tổ chức cụ thể theo chủ nghĩa Marx và hơn 200 tổ chức cụ thể mang tên cộng sản, 165 tổ chức cụ thể của Hồi Giáo (Islamic), 30 tổ chức cụ thể của Jihad, 14 tổ chức cụ thể của Al-Qaida, 16 tổ chức cụ thể của Do Thái (Jewish). Số còn lại là các nhóm "cách mạng" và "phiến quân" ở Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi và các tổ chức kỳ thị chủng tộc ở nhiều nơi trên thế giới.

        - Riêng ở Việt Nam, theo sử gia Douglas Pike trong tài liệu "The Viet Cong strategy of terror" thì từ 1962 đến 1969, Việt Cộng (bao gồm Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và lực lượng bộ đội chính quy miền Bắc) đã tạo ra 142,746 vụ khủng bố. Từ 1957 đến 1960, lực lượng VC đã khủng bố và giết hại 21,934 thường dân, bắt cóc 33,020 người.
        http://www.faculty.virginia.edu/jnmo...tcongstrat.pdf

        Báo chí CS xác nhận đội viên Biệt Động Thành là quân khủng bố:
        [I]
        Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành cây cầu Công Lý. Anh khai đánh bom nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Anh bị bắt và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình, và đã trở nên nổi tiếng với những lời tuyên bố yêu nước nảy lửa trước tòa án và khi ra pháp trường. Anh được quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tôn vinh là một người thanh niên anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam. Và anh Nguyễn Văn Trỗi được trao tặng danh hiệu anh hùng.

        Nguyễn Văn Trỗi là con thứ ba (do đó anh còn có tên là Tư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, Việt Nam.Sau Hiệp ước Genève, gia đình anh vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, anh làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.

        Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An).Ngày 2 tháng 5 năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho một đồng đội của Trỗi, nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.

        Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình. Nhóm du kích quân chống chế độ thân Mỹ tại Venezuela sau khi nghe tin đã tổ chức bắt sống trung tá Mỹ Micheal Smolen để ra điều kiện đổi mạng với Nguyễn Văn Trỗi, bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều. Chính quyền do Nguyễn Khánh đứng đầu ở Sài Gòn ngay lập tức phải dừng lại việc xử tử biệt động Nguyễn Văn Trỗi. Hai bên đồng ý sẽ trao đổi tù binh, nhưng sau khi Micheal Smolen được thả, Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi xử bắn bí mật ngay lập tức.

        http://lazi.vn/fun_qa/d/tren-cau-con...o-ban-oi-la-ai

        (Để có tính khách quan người ta thường trích tin VC từ báo Việt Cộng. Nhưng VC xạo tổ sư chuyên nói là Mỹ và Sài Gòn đã đưa Nguyễn Văn Trỗi đi... 'xử bắn bí mật'. Thật ra thì cả 2 vụ Nguyễn Văn Trỗi và Nguyễn Văn Lém đều bị xử bắn công khai trước ống kính của phóng viên quốc tế. Như thế mới có tác dụng chống khủng bố.)

        _ Việt Cộng có liên hệ với các tổ chức khủng bố thế giới:

        Vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, nhân dân Venezuela rên xiết dưới sự cai trị của chế độ độc tài thân Mỹ của Tổng thống Raul Leoni. Chính vì thế mà phong trào đấu tranh du kích phát triển khắp mọi nơi. Có nhiều nhóm du kích nhưng nổi lên mạnh nhất là nhóm UTC (Unidad Tartien de conpale) mang tên Livia Gouverneur và thuộc Binh đoàn hoạt động nội thành số 1 (Brigada Urbana N01), do Lui Correa làm Tư lệnh. (Ông Lui Correa cũng là một trong 10 người Venezuela đầu tiên sang Việt Nam từ năm 1965 để học kinh nghiệm đánh Mỹ). Toàn bộ lực lượng này trực thuộc tổ chức Các lực lượng Vũ trang giải phóng Quốc gia ( FALN). Với những du kích quân Venezuela, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều.

        Vào một ngày đầu tháng 8/1964, Tư lệnh Luis Correa thông báo cho mọi người biết là ở Việt Nam có một người thợ điện tên là Nguyễn Văn Trỗi đã mưu sát tên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mc. Namara. Cuộc ám sát không thành và anh Trỗi bị bắt. Chính quyền Sài Gòn sẽ mang anh ra xử bắn. Ông Luis Correa giao cho tổ chức hành động của UTC có 12 người phải tổ chức bắt cóc một tên Mỹ nào đó để đổi lấy anh Trỗi.

        Nhận được lệnh, tổ hành động họp bàn và lên danh sách những tên Mỹ có thể bắt được. Bắt bọn lính Mỹ thì không khó, nhưng vấn đề là phải chọn được một tên nào có giá trị, để đủ "kilô" đổi lấy anh Trỗi. Sau khi lựa chọn, nhóm hành động quyết định tập trung vào tên trung tá Mỹ Michael Smolen, đang là Phó trưởng Cơ quan quân sự Mỹ tại Venezuela.

        Smolen là phi công tiêm kích trong Đại chiến thế giới lần thứ II, đã lập nhiều chiến công trong các cuộc không chiến với không quân Nhật trên vùng trời Thái Bình Dương. Smolen đã được thưởng nhiều huân, huy chương và được coi là người hùng trong quân đội Mỹ. Smolen cùng với vợ và hai con ở một căn biệt thự nhỏ nằm trong dãy biệt thự dành cho những người giàu có tại Bello Monte.

        Tổ hành động chia 12 người ra làm 4 nhóm. Một nhóm đi bắt, một nhóm áp giải chuyển đi, nhóm giam giữ và nhóm trao đổi. Do hoạt động bí mật nên nhóm nào biết việc nhóm ấy, thậm chí còn không biết cả tên những người của nhóm khác. Ông Martinez được giao nhiệm vụ đi bắt tên Smolen cùng với 3 người khác là Noel Quintero, chỉ huy cả nhóm, Raul Rodique và Carlos Rey; chỉ nhận nhiệm vụ, ông Martinez tổ chức đi trinh sát và tìm hiểu quy luật hoạt động của Smolen.

        Sáng nào cũng vậy, Smolen dậy từ 6h sáng, tập thể dục đến 7h và sau đó là đi ăn sáng. Đúng 8h thì Smolen ra khỏi nhà và tự lái xe đến Cơ quan đại diện quân sự Mỹ. Sau một tuần điều tra và nắm vững quy luật đi lại của Smolen, các ông quyết định hành động. Nhưng muốn đưa Smolen ra khỏi Caracas giao cho nhóm áp giải thì phải có ôtô, mà điều ấy đối với du kích là không thể vì họ không có xe.

        Trong quá trình đi trinh sát, họ đã phát hiện thấy ở một khu chung cư cách Bello Monte không xa lắm có nhiều xe ôtô đỗ ở đường và thế là họ bàn nhau phải lấy cắp một chiếc. Nhưng cả 4 người đều không biết lái xe nên phải xin thêm một người lái xe là Davis Salazan. Đêm hôm đó, cả nhóm tới ngủ trong một căn lều bỏ hoang tại khu rừng thuộc quận Los Chaguaramos.

        Mờ sáng hôm sau, họ đến khu chung cư và thật may mắn khi thấy một viên cảnh sát đang lúi húi lau chùi một chiếc xe con, nhãn hiệu Chevrolet. Trong vai những người lao động nghèo khổ, họ tới và hỏi viên cảnh sát đường nào đi đến Bello Monte. Lừa khi viên cảnh sát mất cảnh giác. Raul Rodique dùng báng súng đập vào đầu làm hắn ngã quay ra, bất tỉnh. Họ nhét luôn hắn vào một chiếc bao tải, buộc chặt lại rồi ném vào thùng xe và phóng xe đến khu biệt thự của Smolen.

        Ông Salazan ở lại trông xe còn ông Noel Quintero và Carlos Rey đi ra sân sau nhà Smolen; ông Martinez và Raul Rodique thì vòng ra phía đầu hồi. Tất cả chờ khi Smolen xuất hiện là xông vào bắt. Nhưng đã đến 8h mà không thấy Smolen xuất hiện. Thời gian cứ chậm chạp trôi qua và nhóm du kích tưởng kế hoạch bị lộ nên Smolen thay đổi giờ... (về sau, họ mới biết rằng, hôm đó Smolen mời một nhân vật trong chính quyền Caracas đến ăn sáng vì thế ra muộn). Đến 9h sáng, đúng lúc ông Noel Quintero ra hiệu cho cả nhóm rút lui thì bỗng cánh cửa nhà Smolen mở, người phục vụ xuất hiện và cung kính đứng chờ. Động thái này cho thấy Smolen sẽ ra.

        Ngay lập tức cả nhóm áp sát ngôi nhà và khi Smolen vừa bước xuống thềm thì ông Martinez xông tới gí súng vào đầu... Vì quá bất ngờ, Smolen không kịp kêu tiếng nào. Cả nhóm lôi Smolen ấn vào chiếc xe do Davis Salazan lái và họ lột luôn quân phục của Smolen. Chiếc xe chạy theo đường tắt và đi đến một vùng rừng cách Caracas khoảng 50 cây số. Tại đây, có một khu căn cứ của UTC. Smolen được giao cho tổ áp giải và giam giữ do ông Casado chỉ huy, còn ông Martinez và cả nhóm lại lên một chiếc xe khác trở về Caracas.

        Bàn giao Smolen xong, ông Martinez mới nhớ đến viên cảnh sát bị nhét trong bao ở "cốp" sau của xe. Họ vội vàng mở ra thì hắn đã chết ngạt từ khi nào. Trên đường về, thấy một bầu không khí căng thẳng tột độ bao trùm Caracas. Cảnh sát, quân đội đứng đầy đường và kiểm tra kỹ từng chiếc xe. Ông Martinez không về nhà mình mà đến nhà ông Noel để cất vũ khí...

        Khi ông trở về nhà, người chị gái hỏi ngay: "Em vừa bắt thằng Mỹ phải không?". Giật mình trước câu hỏi của chị, nhưng ông vẫn bình tĩnh trả lời: "Thằng Mỹ nào? Sao chị lại hỏi tôi thế?". "Chị vừa nghe đài, thông báo có một thằng Mỹ bị quân khủng bố bắt cóc. Quân chính phủ đang truy lùng... chị đoán là tổ chức của em bắt nó. Mấy hôm nay, chị thấy em khác lạ lắm".

        Đến nước này thì Martinez cũng đành thú thật và nói rõ mục đích của cuộc bắt cóc. Bà chị lập tức khen ngợi việc làm của cậu em và khuyên Martinez nên đi thật xa khỏi Caracas vì thế nào quân chính phủ cũng lùng bắt.

        Trong lúc Smolen bị giam giữ tại khu căn cứ thì một nhóm khác đã gửi thư cho Cơ quan đại diện quân sự Mỹ, Tổng thống Raul Leoni và một số tờ báo lớn, đặt điều kiện: Phải thả ngay Nguyễn Văn Trỗi ở Việt Nam và nếu chính quyền Sài Gòn thân Mỹ xử bắn anh Trỗi thì 3 giờ sau, họ sẽ hành quyết Smolen. Ngay sáng hôm sau, thông tin về cuộc "mạng đổi mạng" này tràn ngập các báo. Hồi ấy, các tờ báo ở Venezuela bị chính quyền độc tài Leoni kiểm duyệt cực kỳ gắt gao. Cho nên, các tờ báo đều có một giọng điệu giống nhau. Các du kích quân thì bị gọi là "bọn khủng bố" và đám bồi bút vẽ lên hình ảnh của họ là những tên chuyên đi cướp của, giết người...

        http://petrotimes.vn/bi-mat-ve-cuoc-...oi-219436.html

        III. HỒ CHÍ MINH VÀ CỘNG SẢN BẮC VIỆT ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN KHỦNG BỐ CHỐNG LẠI NGƯỜI DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM BẰNG TRẬN TỔNG CÔNG KÍCH TẾT MẬU THÂN 1968.

        Trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân đã để lộ ra chính sách khủng bố của Cộng Sản Bắc Việt. Bất chấp công ước Geneva 1949 của Liên Hiệp Quốc, bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng đã được đảng CSVN ra lệnh mặc 'quân phục' áo ca-rô quần xà-lõn giả dạng thường dân để tấn công khủng bố vào các thành phố miền Nam trong ngày Tết cổ truyền. Việc giết hại hơn 14.000 thường dân trong các thành phố bị VC chiếm đóng đã gieo rắc sự sợ hãi trong dân chúng khắp miền Nam.
        https://www.youtube.com/watch?v=Adeq6tKaXTM
        https://www.youtube.com/watch?v=-zU14iXBphk

        IV. CUỘC CHIẾN CHỐNG CHIẾN TRANH KHỦNG BỐ CỦA MIỀN NAM:

        Các dẩn chứng kể trên cho thấy miền Nam đã bị Việt Cộng tấn công khủng bố trong Tết Mậu Thân. Với cương vị là tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã áp dụng các biện pháp chống tấn công khủng bố để bảo vệ thủ đô Sài Gòn. Việc tướng Loan bắn chết tên khủng bố Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp công khai trên đường phố Sài Gòn trước ống kính của các phóng viên quốc tế là một thông điệp gửi đến các tổ chức khủng bố thế giới thân Cộng rằng mọi hoạt động bắt cóc con tin để đánh đổi những tên khủng bố tại Việt Nam đều vô tác dụng.

        Tòa đại sứ Mỹ cũng bị những tên biệt động thành mặc thường phục dùng một chiếc xe dân sự đánh bom phá vở bờ tường làm chết 5 quân cảnh Mỹ, sau đó tấn công đánh chiếm tòa Đại sứ. Có 18 tên khủng bố bị TQLC Mỹ bắn chết trong khuôn viên tòa đại sứ Mỹ. Một tên bị bắt. Sau đó Quân Cảnh Mỹ đã cho tên này cởi quần dài mặc xà-lõn và dẫn ra ngoài vòng đai tòa Đại sứ. Sau vài tiếng nổ, không ai còn thấy tên Việt Cộng bất hạnh này.

        Các biện pháp chống chiến tranh khủng bố ngày nay có lẽ đã được người Mỹ học hỏi từ tướng Nguyễn Ngọc Loan từ năm 1968. Những người phản chiến chống lại tướng Loan là phản bội nước Mỹ.




        Last edited by TH-72G; 02-16-2018, 11:28 PM.

        Comment



        Hội Quán Phi Dũng ©
        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




        website hit counter

        Working...
        X