Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nha Kỹ Thuật

Collapse
X

Nha Kỹ Thuật

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nha Kỹ Thuật

    Nha Kỹ Thuật
    SOG - The Secret Wars of America's Commandos in Vietnam', tác giả John L. Plaster.
    VÐH

    Trong chiến tranh Việt Nam, một đơn vị tối mật được ít người biết đến với danh hiệu Nha Kỹ Thuật thuộc bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt-Nam Cộng Hòa. Những quân nhân trong đơn vị bí mật này thường được gọi là Lôi Hổ hoặc xếp họ vào hàng lính Biệt Kích thuộc binh-chủng Lực Lượng Ðặc Biệt. Người Hoa Kỳ cho rằng Nha Kỹ Thuật là một huyền thoại trong cuộc chiến tranh Ðông Dương.Cả hai đơn vị NKT và LLÐB đều được Hoa Kỳ yểm trợ mạnh mẽ, NKT có tổ chức riêng biệt dựa theo cơ-cấu tổ chức của LLÐB. Các 'Sở' hoặc Bộ-Chỉ-Huy (CCN, CCC, CCS - Command & ControlNorth, Central, South) tương đương với các Bộ Chỉ Huy 'C' (C1, C2, C3, C4) của LLÐB. Các 'Căncứ Hành-Quân Tiền phương' (FOB - Forward Operation Base) tương đương với các BCH 'B' (B50, B52, B57, v.v...). Các toán 'Lôi-Hổ' tương đương với các toán 'A' biên phòng. Bài viết này theo tài liệu trong cuốn 'SOG - The Secret Wars of America's Commandos in Vietnam', tác giả John L. Plaster.

    Tháng Hai 1961, môt chiếc thuyền đóng theo kiểu những thuyền đánh cá khác ở Bắc Việt Nam trôi bềnh bồng ngoài khơi vịnh Bắc Việt, lặng lẽ hướng về Cẩm Phả, một thành phố nhỏ ven biển. Hai đêm trước, họ đã lướt qua hảicảng Hải Phòng một cách êm thấm. Ðêm nay lúc hoàng hôn, họ có thể thấy mờ mờ những rặng núi trong tỉnh Quảng Ðông của Trung Hoa vào khoảng 40 dặm về phiá bắc. Trường hợp không may xẩy ra, nếu họ bị bao vây, sẽ không có một chiếc tầu nào của phe ta đến tiếp cứu họ. Chiếc thuyền con không được đóng ở ngoài Bắc mà ở Vũng Tàu cách xa 800 dặm, những người lái tầu đã được cơ-quan tình báo CIA Hoa-Kỳ bí mật tuyển mộ và huấn luyện để đưa một người Việt Nam tuổi khoảng trung tuần đem theo máy truyền tin xâm nhập vào miền Bắc. Ðiệp viên bí danh Ares đã đặt chân lên miền Bắc thành công mỹ mãn. Dưới thời tổng-thống Kenedy, điều khoản số 52 trong Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia chấp thuận cho cơ quan CIA xử dụng quân Biệt Kích Mũ Xanh (Special Forces) và đơn vị Người Nhái Hải Quân (Navy SEALs) để huấn luyện, cố vấn quân nhân Việt Nam trong những nhiệm vụ bí mật do ông trùm Xịa CIA Colby tổ chức.
    Tại thành phố bờ biển Nha Trang, Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ huấn luyện cho Biệt Kích quân Việt Nam thuộc Liên-Ðoàn 1 Quan-Sát để dò thám đường mòn Hồ Chí Minh. Trong năm 1961-1962,Liên Ðoàn 1 Quan-Sát tổ chức 41 cuộc hành quân viễn thám, tìm kiếm dấu vết đường xâm nhập cuả địch qua ngã Lào.Trong khi đó, ngoài Ðà Nẵng, toán người nhái Hoa-Kỳ huấn luyện thủy thủ Việt Nam, chuyên chở người xâm nhập miền Bắc bằng đường biển. Ngoài ra tổ chức thêm những toán Biệt Hải với nhiệm vụ mở những cuộc tấn công bất ngờ các mục tiêu dọc theo bờ biển miền Bắc.
    Sau vài chuyến thành công, Hải-Quân Bắc Việt đã đề phòng, ngăn chận đánh chìm một số hải thuyền. Sau khi nhận định lại tình hình, cơ quan CIA đổi hướng xâm nhập miền Bắc bằng đường hàng không qua sự tiếp tay của Không Lực Việt-Nam Cộng Hòa. Các nhân-viên (Trong giai đoạn này họ là dân-sự) xắp xâm nhập miền Bắc được huấn luyện trong căn cứ ở Long Thành, cách Saigon khoảng 20 dặm về hướng đông. Quân Mũ Xanh và nhân viên CIA huấn luyện họ về ngành tình báo, kỹ thuật phá hoại, xử dụng vũ khí, nhẩy dù, đánh morse và mưu sinh. Những khả năng để họ có thể hoạt động trong nhiều năm ngoài Bắc.
    Ðến cuối muà Xuân 1961, điệp-viên Ares vẫn thường gửi những điện văn morse đến trung tâm truyền tin viễn thông của CIA ở Phi Luật Tân để báo cáo. Không như điệp viên Ares, ra đi đơn độc.Bây giờ đến giai đoạn thả những toán biệt kích xâm-nhập từ 3 đến 8 người. Họ không được may mắn như điệp viên Ares. Chuyến đầu tiên thả toán Atlas, toán này không có cơ hội để gửi điện văn báo cáo là đã đến nơi, chiếc máy bay chở họ cũng biến mất luôn. Tướng Kỳ đích thân lái phi vụ thứ hai thả toán Castor sâu vào miền Bắc Việt Nam. Ba tháng sau, Hà-Nội làm rùm beng vụ đem xét xử ba người sống sót trong toán Atlas. Ít lâu sau toán Castor cũng mất liên-lạc, rồi đến hai toán Dido và Echo cũng nằm trong tay địch quân. Toán cuối cùng thả xuống miền Bắc trong năm 1961 là toán biệt kích Tarzan cũng mất tích. Trong mùa hè 1962, cơ-quan CIA đồng ý bàn giao các hoạtđộng trong vùng Ðông Nam Á cho quân đội trong vòng 18 tháng.
    Chương trình bàn giao có tên là Kế Hoạch Trở Lại (Operation Switchback). Rồi thì chính biến 1-11-1963 xẩy ra và nhiều biến đổi trong miền Nam Việt Nam làm cho kế-hoạch chậm trễ. Quân đội Hoa Kỳ vẫn chưa có một đơn vị đặc biệt nào để đảm nhận chương trình của CIA bàn giao. Hà-Nội gia tăng mức độ xâm nhập vào miền Nam làm cho bộ trưởng Quốc Phòng Mc Namara ra lệnh thả nhiều toán 'Biệt-Kích' ra ngoài Bắc phá hoại 'Giới lãnh-đạo miền Bắc nên biết rằng họ sẽ phải trả giá nếu còn tiếp tục nuôi dưỡng, cho quân xâm nhập vào miền Nam'. Kế-hoạch 34A (OPLAN-34A) ban hành ngàỵ 15 tháng 12 năm 1963 giới hạn cho một số mục tiêu.
    Mặc dầu Mc Namara thúc đẩy, kế-hoạch 34A bắt đầu từ ngày 1 tháng Hai 1964, Bộ-Chỉ-Huy Quân-Viện (MACV) mới lập xong một đơn vị cho các hoạt động bí mật của CIA.Ðơn vị này do một đại tá chỉ huy và bao gồm nhiều đơn vị, từ LLÐB, Người Nhái, Không Ðoàn Cảm Tử (Air Commando). Ðơn vị mới này lấy tên là SOG (Special Operation Group) Liên Ðoàn Hành Quân Ðặc Biệt. Sau đó đổi tên để bảo mật mặc dầu vẫn viết tắt là SOG (Study and Observation Group) Ðoàn Nghiên Cứu, Quan-Sát, tên mới nghe có vẻ chỉ gồm những chuyên-gia hoặc những nhà giáo.
    Ðơn vị mới SOG không trực thuộc cơ quan MACV hoặc cấp chỉ huy của MACV là tướng William Westmoreland, mà nhận lệnh thẳng từ bộ TTM/QLHK (JCS) trong Ngũ Giác Ðài và thường nhận lệnh từ tòa Bạch Ốc. Chỉ có 5 sĩ quan cao cấp Hoa-Kỳ ở Saigon được báo cáo về những hoạt động bí mật của SOG: Tướng Westmoreland, Tham Mưu Trưởng của ông ta,trưởng phòng Nhì, tư-lệnh Ðệ Thất Không Lực, và viên tư lệnh lực-lượng Hải-Quân HK tại Việt Nam.
    SOG được chấp thuận mở những cuộc hành quân phát xuất từ miền Nam Việt Nam, và Thái Lan vào đất Ai Lao, Miên, Bắc Việt và có thể ở phiá bắc Miến Ðiện, Quảng Ðông, Quảng Tây, Hồ Nam và đảo Hải-Nam bên Tầu. Ngân khoản dành cho SOG sẽ dấu trong ngân khoản dành cho Hải Quân Hoa Kỳ. Trùm SOG là một sĩ-quan thuộc binh chủng Nhẩy Dù trong trận Thế Chiến thứ Hai, sau đó chuyển qua Lực Lượng Ðặc Biệt trong thập niên 50. Ðại-Tá Clyde Russell đã từng theo sư đoàn 82 Dù nhẩy xuống Pháp, Hòa Lan, sau đó chỉ-huy Liên Ðoàn 10 LLÐB bên Âu-châu, sau đó là Liên Ðoàn 7 LLÐB trong căn-cứ Fort Bragg, North Carolina.
    Trong kế hoạch 34A, đại tá Russell và ban tham-mưu thay đổi cơ-cấu tổ chức của Liên-Ðoàn Nghiên Cứu Quan-Sát dựa theo tổ chức OSS xâm nhập với sở Không yểm, Hải yểm và một đơn-vị Tâm lý chiến. Cơ quan CIA cho SOG xử-dụng hệ thống tiếp liệu đặc biệt với những đồ chơi 'Xa-xỉ phẩm' như vũ khí tối tân, dụng cụ câu dây điện thoại để nghe lén. Ðồ tiếp liệu bí mật này có trong căn cứ Chinen ở Okinawa.Ngoài ra còn có thêm văn phòng chuyên lo việc tiếp liệu cho đơn vị SOG và LLÐB.
    CIA bàn giao thêm cho SOG một phi đội C-123 từ Ðài Loan do các phi công Ðài-Loan lái để thay thế các máy bay C-47 của Không-Lực VNCH. Phi-đội này có tên là Ðệ Nhất gồm bốn chiếc C123. Mỗi chiếc có một phi hành đoàn phụ Hoa-Kỳ để bay những phi vụ trong miềnNam, các phi công Ðài-Loan bay những phi vụ ra Bắc hoặc qua đất Miên. Những phi công Ðài-Loan này không biết tiếng Việt, có thẻ căn cước Việt Nam nhưng chỉ một số rất ít viên chức Việt-Nam mới biết họ là ai. CIA cũng bàn giao thành quả 3 năm hoạt-động của họ cho tới năm 1964. Tất cả 22 toán thả ra ngoài Bắc, chỉ còn liên lạc được 4 toán Bell, Remus, Easy, Tourbillon và Ares.
    Trong căn cứ Long Thành gần Saigon, SOG nhận được khoàng hơn 20 nhân viên đang thụ huấn. Các sĩ quan SOG không tin tuởng nơi họ và phải loại trừ những quân nhân đó. SOG cũng không thể trả họ về cho QL/VNCH vì họ đã biết những nhiệm-vụ, hoạt động bí mật của cơ-quan ở ngoài Bắc. Cách giải quyết dễ dàng nhất là... cứ thả họ ra ngoài Bắc (Bỏ rơi cho địch quân). Trong tháng Năm, Sáu, Bảy 1964, các toán Boone, Buffalo, Lotus và Scorpion nhẩy dù xuống miền Bắc và đều bị bắt hết.
    Ngoài ra một số nhân viên khác cũng được gửi ra ngoài Bắc để tăng cường cho hai toán Remus và Tourbillon. Sau khi thanh toán xong các toán do CIA để lại, SOG bắt đầu tuyển mộ nhân viên mới cho một chương trình huấn luyện dài 21 tuần lễ. Danh từ 'LÔI-HỔ' có từ đây. Ðể yểm trợ cho kế-hoạch 34A tấn công bất ngờ bờ biển Bắc Việt, trong đêm 16 tháng 2 năm 1964, ba thủy thủ người Na Uy lái chiếc tầu Nasty (chạy rất nhanh, hỏa lực mạnh do Na-Uy chế tạo) chở theo người nhái Việt-Nam dự tính phá hủy một chiếc cầu, bị địch phát giác phải quay trở lại. Mấy đêm sau, một toán phá hoại người nhái khác xâm nhập miền Bắc bị thất bại, mất đi 8 quân nhân thuộc Lực-Lượng Người Nhái HQVN.
    Qua tháng 7, các tốc đỉnh Nasty và Biệt Hải dùng chiến thật tấn công bất ngờ rồi chạy, phá hủy được năm mục tiêu ngoài Bắc trong hai ngày 9 và 25 tháng Bảy. Ngày 30 tháng 7, SOG xử dụng 5 chiếc tốc đỉnh Nasty tấn công những dàn ra đa gần Hải Phòng gây nhiều tiếng nổ phụ. Trong tháng Tư 1964, bộ trưởng quốc-phòng Mc. Namara ra lệnh thám-thính phần đất bên Ai-Lao.
    Chương trình 'Leaping Lena' bắt đầu thả toán đầu tiên qua Lào ngày 24 tháng Sáu, đến 1 tháng Bảy, năm toán Biệt-Kích Việt Nam nhẩy dù qua biên giới Lào để dò thám các hoạt động của quân-đội Bắc Việt Chương trình 'Leaping Lena' tới tai cố vấn của tổng thống Hoa-Kỳ, ông William Bundy qua bản báo cáo 'Tất cả các toán đều bị địch tìm ra vị-trí, chỉ còn bốn người sống sót chạy thoát trở về'.
    Ðầu năm 1965, phi công Jim Ryan của Air America (CIA), chụp được một số hình ảnh, những con đường mới làm từ đèo Mụ Già qua phần đất Ai Lao, hệ thống đường mòn Hồ Chí-Minh gia tăng. Ngày 8 tháng Ba năm 1965, SOG có một cấp chỉ huy mới là Ðại-Tá Donald Blakburn, một huyền thoại trong ngành Lực Lượng Ðặc Biệt.

    SOG The Secret Wars Of America's Commandos in Vietnam, John L. Plaster.
    VÐH

    Năm 1957, chính quyền Eisenhower tài trợ cho một chương trình bí mật. Phối hợp giữa cơ quan Trung Ương Tình báo CIA và bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ giúp đỡ việc thành lập một đơn vị Lực Lượng Ðặc Biệt cho Nam Việt-Nam. Ðơn vị này tên là Liên Ðoàn Quan Sát số 1, âm-thầm xâm-nhập vào hàng ngũ quân du kích cộng-sản.Ðể bảo mật, Liên Ðoàn Quan Sát số 1 do một ban tình báo trong bộ quốc phòng, ban Nghiên Cứu điều hành. Ban này có hai thay đổi, thứ nhất đổi tên là Phòng Liên Lạc Phủ Tổng Thống, dưới sự theo dõi trực tiếp của tổng thống Diệm. Thứ hai, trung tá Lê Quang Tung được chỉ định làm trưởng phòng Liên-Lạc.
    Năm 1958, cơ quan CIA tại Sai Gòn, thành lập ban ngoại vụ để làm việc với phòng Liên Lạc Phủ Tổng Thống. Trưởng ban là Russell Miller dưới danh hiệu ngoại giao, ông ta để ý trung-tá Lê Quang Tung chọn mười hai nhân viên cho đơn vị mới. Mười một sĩ quan trẻ thiếu-úy hoặc trung-úy, dưới quyền đại úy Ngô Thế Linh, người đã làm việc 5 năm ngoài Ðà-Nẵng. Trong tháng Mười Một, mười hai người được đưa qua Saipan. Họ được cơ-quan CIA huấn Luyện hai tháng về nhiều môn, tình báo tác chiến, phương thức phá hoại và điều khiển đường giây tình báo. Trở về Saigon vào cuối năm, Đại-úy Ngô Thế Linh được chính thức bổ nhiệm làm trưởng phòng Bắc Việt (bí-danh phòng 45) trong phòng Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống.
    Chỉ có hơn chục người, trong những tháng kế tiếp, phòng 45 lo việc huấn luyện thêm nhân viên. Ðến giữa năm 1959 một nhóm năm sĩ quan khác được đưa qua Saipan thụ huấn khóa huấn luyện ngắn sáu tuần lễ. Sau đó ít lâu, cơ-quan CIA cử nhân viên qua Saigon huấn luyện hai lần, mỗi lần khoá huấn luyện kéo dài mười hai tuần lễ. Lần này chương trình huấn luyện nhằm vào những sĩ quan trẻ sinh quán nơi miền Bắc và gốc người thiểu-số.
    Trong khi việc huấn luyện kéo dài đến cuối năm 1959. Phòng 45 phác họa kế hoạch đầu tiên, họ tìm cách xâm nhập vào một hậu phương mà địch kiểm soát rất chặt chẽ gần năm năm. Cơ quan CIA biết rõ trở ngại của phòng 45. Trước đó năm 1951-1953, họ cho xâm nhập 212 điệp viên Tầu vào Hoa-Lục, một nửa bị giết, nửa khác bị bắt. Trên đất Đại Hàn , kết quả cũng tương tự.
    Phòng Liên Lạc phủ Tổng Thống trao trách nhiệm cho trung-úy Ðỗ-Văn-Tiên bí danh Francois gửi một điệp viên đơn độc (singleton) ra ngoài Bắc. Francois tìm được một người có khả năng là Phạm-Chuyên, đã từng là đảng viên trong tỉnh Quảng-Ninh bị vợ bỏ, ông ta di cư vào miền nam. Mới đầu Phạm-Chuyên từ chối làm việc, mặc dầu trung-tá Lê Quang Tung đã cho đàn em theo dõi, dụ dỗ sáu tháng. Trung-úy Tiên (Francois) cộng tác với một nhân viên CIA là Edward Reagan tìm cách thuyết phục Chuyên, sau hơn sáu tháng Phạm Chuyên nhận lời.
    Người điệp viên mới được đưa ra Nha Trang để qua kỳ trắc nghiệm tâm lý. Chuyên đạt được điểm xuất sắc, sau đó qua hai kỳ khảo nghiệm (test) nữa, một ở Saigon và ở Nha-Trang. Tiếp theo là phần huấn luyện cho Chuyên sáu tháng về ngành truyền tin. Trong khi Chuyên được huấn luyện, trung úy Tiên và Reagan bận rộn phác hoạt kế hoạch gửi người điệp viên trở ra ngoài bắc. Chuyên sẽ nằm vùng dài hạn trong tỉnh Quảng-Ninh, một tỉnh ngay bờ biển, nơi Chuyên rất rành-rẽ, cho Chuyên xâm nhập bằng đường biển là điều hợp lý. Hai chuyên viên tình báo bay ra Ðà-Nẵng tìm địa điểm phát xuất, họ thuê một biệt thự có tường cao bao quanh làm căn cứ. Tất cả những hoạt động của họ từ đó trở về sau có mật hiệu là Pacific (Thái-Bình-Dương).
    Trước khi Chuyên được gửi đi, Phòng 45 quyết định kế hoạch ngắn hạn, thả điệp viên qua vùng phi quân sự, dọc theo vĩ tuyến 17. Người được tuyển chọn cho kế hoạch này là một người theo đạo công giáo, quê ở Hà Tĩnh tên là Vũ Công Hồng. Hồng được huấn luyện nhanh chóng và đưa ra Huế sống trong một căn nhà an toàn. Trong nhà có thêm hai sĩ-quan trẻ thuộc phòng Liên Lạc Phủ Tổng Thống là Phạm Văn Minh và Trần Bá Tuấn, cả hai đều đã được huấn luyện ở Saipan. Hai người có bí danh là Michael và Brad. Họ làm việc với nhân viên CIA David Zogbaum. Cũng như Francois (tr/u Tiên), Reagan trong Ðà-Nẵng, các hoạt động phát xuất từ Huế có mật hiệu là Atlantic (Ðại-Tây-Dương).
    Vũ Công Hồng mang bí danh là Hirondelle đã sẵn sàng ra đi. Thiếu tá Trần Khắc Kính nhân vật thứ hai trong phòng Liên Lạc PTT, có mặt trong lúc thả điệp viên Hirondelle qua sông Bến-Hải. Qua sông, Hirondelle biến mất vào màn đêm và trở lại miền nam vài tuần sau. Mặc dầu chỉ cho biết tin tức về đường đi nước bước, hệ thống an ninh nơi miền Bắc, người điệp viên làm cho phòng 45 phấn khởi.
    Hai tháng sau chuyến đi của Hirondelle, Chuyên đã sẵn sàng sau một năm huấn luyện. Sứ mạng của Chuyên khác với Hirondelle. Chuyên sẽ thu thập tin tức tình báo, tuyển mộ thêm điệp viên và sẽ nằm vùng trong nhiều năm. Theo kế hoạch (vỏ bọc / ngụy trang) Chuyên sẽ trở nên một người đánh cá ở Cẩm Phả, một làng nhỏ gần vịnh Hạ Long. Ðó cũng là quê của Chuyên trước năm 1958, sự trở về của Chuyên có thể bị lộ, tuy nhiên ông ta còn có gia đình, anh em, vẫn hy vọng được che chở.Phạm-Chuyên đã sẵng sàng rađi với bí danh Ares. Ðầu tháng Tư năm 1961, Ares lên tầu Nautilus I rời Ðà-Nẵng theo chuyến hải hành hai ngày về phiá bắc. Gặp thời tiết xấu, chiếc Nautilus I phải quay trở về bến. Vài hôm sau, thời tiết trở nên tốt, điệp viên Ares lại lên đường. Cả hai Francois và Reagan ra bến tầu tiễn Ares, Francois nhớ lại 'Tôi chúc anh ta đi may mắn'. Ðiệp viên Ares không nói một lời nào.
    Bầu trời xanh, biển lặng, chiếc Nautilus I lặng lẽ xâm nhập vào vùng biển Quảng Ninh, sau đó Ares chèo xuồng nhỏ đổ bộ lênbờ. Ðịa điểm đổ bộ gần Cẩm-Phả, Ares đem đồ tiếp vận lên bờ rồi dấu hai máy truyền tin. Nhiệm vụ đầu tiên, anh ta phải tuyển mộ thêm một người để giúp đỡ trong việc xử dụng máy truyền tin. Phòng 45 đã rõ điều này nên sẽ chờ tín hiệu của Ares trong vòng nhiều tuần hoặc nếu không vài tháng. Không bị phát giác, có người trông thấy, người điệp viên lẻn về làng cũ, và vào thẳng căn nhà xưa của mình. Xum họp với gia đình, Ares thuyết phục người em Phạm Ðộ. Miễn cưỡng, anh ta đi theo Ares ra bờ biển thâu hồi hai máy truyền tin. Họ đào hố chôn hai cái máy ở trong nhà.
    Chuyến xâm nhập của Ares coi như thành công. Ngày 9 tháng Tư, mấy ngư dân khám phá ra chiếc xuồng nhỏ của Ares. Tiếp theo sau là những cuộc khám xét làng đánh cá do lực lượng an ninh. Sau khi xác định không ai làm chủ chiếc xuồng nhỏ, cuộc khám xét lan tràn ra bãi biển, và công-an tìm ra hố chôn dấu hai máy truyền tin.Nghi ngờ điệp viên địch (miền nam) xâm nhập, viên chỉ huy lực lượng công an tỉnh Quảng Ninh thảo kế hoạch khám xét từng nhà, đặc biệt những nhà có người di cư vào nam, và những gia đình có liên hệ với chế độ thực dân trước đây.Không biết chuyện đó, Ares vẫn trốn trong một cánh rừng gần đó. Anh ta đem theo một máy truyền tin, nhờ người em quay máy (crank), điệp viên Ares gửi đi bức điện văn đầu tiên. Ðể tránh làn sóng bị giao thoa, Ares đánh tín hiệu từ bờ biển miền bắc Việt Nam, vượt đại dương đến trạm Bugs, mật hiệu do cơ-quan CIA đặt cho trạm viễn thông ở Phi Luật Tân. Từ đó bản điện văn sẽ được tiếp vận, truyền đi đến cơ quan CIA tại Saigon. Robert Kennedy, nhân viên CIA bước vào phòng
    45 với bức điện văn trên tay vẫy vẫy mừng rỡ nói lớn 'Thành công!'.
    Một phó bản bức điện văn của Ares được trình lên tổng thống Diệm. Sau đó Ares gửi thêm hai mươi hai bản báo cáo nữa trong một thời gian gấp rút. Trong khi đó tại Quảng-Ninh, nhân viên phản-gián Bắc Việt dò làn sóng viễn thông để lấy những bản điện văn. Một cụ già cũng báo cáo cho công an rằng có người lạ tìm cách dấu mặt đang sống trong một căn chòi gần bãi biển. Cụ già nói thêm, có người trong nhà khoe một cây viết nguyêntử, vật ít thấy nơi miền bắc.Với những điều thâu thập, công-an theo dõi nhà của gia đình Phạm Chuyên. Ngày 11 tháng Sáu, giới thẩm quyền bắt giữ Phạm Ðộ trong khi anh ta đem đồ tiếp tế vào rừng cho anh mình. Sáu ngày sau, họ khám phá ra máy truyền tin thứ hai chôn dấu trong nhà cùng với bản mật mã. (số phận người điệp viên Ares Phạm Chuyên ra sao???).
    Hà Nội có hai lựa chọn. Công bố vụ bắt được điệp viên Aresrồi đưa ra toà như nhóm Ðại Việt trước đây, hoặc dùng Ares làm gián điệp đôi ép buộc Ares phải liên lạc thường xuyên với Saigon.Ðúng 9 giờ sáng ngày 8 tháng Tám, Saigon nhận được điện văn của Ares sau gần hai tháng mất liên lạc. Với sĩ quan an ninh Bắc Việt bên cạnh, người điệp viên cắt nghĩa về sự vắng mặt của mình. Mẹ và em gái anh ta không đủ tiền nạp thuế nông nghiệp, do đó anh ta phải lánh mặt lên Hà-Nội tạm thời. Saigon tạm tin vào những điều báo cáo của Ares và đồng ý gửi tiếp tế cho Ares theo lời yêu-cầu của anh ta. Chiếc Nautilus I lại rời Ðà-Nẵng ngày 12 tháng Giêng năm 1962 đem đồ tiếp tế cho Ares. Chiếc này đến vịnh Hạ Long không gặp trở ngại, sau đó tự nhiên mất liên lạc vô tuyến một cách bí mật.Phòng 45 lo ngại cho số phận chiếc Nautilus I cùng với thủy thủ đoàn, mặc dầu có sự nghi ngờ điệp viên Ares... Có lẽ chiếc tầu gặp tầu tuần duyên của Bắc Việt khi đến gần bãi biển. Phòng 45 cho đóng chiếc tầu khác lấy tên là Nautilus 2. Chiếc này sẵng sàng vào tháng Tư cùng với thủy thủ đoàn tuyển mộ từ những người Bắc di cư và huấn luyện tại Ðà Nẵng.Ngày 11 tháng Tư, chiếc Nautilus 2 rời Ðà Nẵng ra Bắc hướng về vịnh Hạ Long. Hai ngày sau ra đến ngoài khơi Quảng Ninh. Sáu người trong nhóm mười bốn thủy thủ đoàn, xuống xuồng cao su chở theo đồ tiếp vận cho Ares gồm bẩy hộp thiếc, và hai mươi ba hộp carton bọc trong bao plastic. Họ chèo xuồng đến một đảo nhỏ trong vịnh Hạ Long, chất hàng lên đảo và lấy cây che đi.Khi chiếc Nautilus 2 về đến Ðà Nẵng an toàn, phòng 45 ăn mừng sự thành công của chuyến tiếp tế đầu tiên cho điệp viên Ares. Sau đó ngày 2 tháng Năm, họ gửi tín hiệu chỉ chỗ dấu hàng cho điệp viên Ares. Ít lâu sau, Ares báo cáo đã thâu hồi đồ tiếp vận kể cả máy truyền tin cùng với máy chụp ảnh 35mm.

    Kenneth Conboy, Dale Andradé.
    Carrollton, Cọp Khánh-Hòa


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X